tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018
Tôn Sư Trọng Đạo
Lịch sử cận kim của nước nhà
Cao Đài thấm thoát chín mươi ba (1)
Ai người tiên khởi vun nền Đạo
Hộ Pháp chơn truyền tướng soái Cha
Tôn chỉ sơ khai thờ Thượng Đế
Phương châm chánh niệm kính ông bà
Tôn Sư Tòa Thánh Tây Ninh tọa
Ngự Mã Thiên Quân cõi Phật Đà
Bính Dần khai Đạo rạng danh Ngài
Sứ mạng Thiêng Liêng nắm Lưỡng Đài (2)
Pháp Chánh, Cữu Trùng đều chưởng quản
Môn qui luật lệ giữ không sai
Dựng xây hoàn thiện ngôi thờ phượng
Viên mãn khánh thành chức sắc khai
Phép tắc trấn Thần thêm trọng thể
Kỷ cương hoàn chỉnh bậc anh tài
Mai Xuân Thanh
Ngày 02 tháng 02 năm 2018
(1) năm thứ 93
(2) Hiệp Thiên Đài và Cữu Trùng Đài
Dòng Thơ Nguyện Ước
Định Mệnh
Phần số ta buồn ta đi trước
Bạn vui nên lần lửa theo sau
Dù sau trước - sao mà biết được
Vì trước sau - rồi sẽ gặp nhau.
Thầy Về
Thầy về tóc bạc sân trường cũ
Ngõ ngách rong rêu cũng mượt mà
Giọt nắng bên hàng sao nhảy múa
Rộn ràng liếp cỏ cũng đơm hoa.
Tiếng Cuốc
Nửa đêm tiếng cuốc gọi trên cây
Vọng đến vầng trăng liễu yếu gầy
Tổ quốc chuyển mình Đông sắp đến
Làm sao yên dạ - ấm lòng nầy !
Xuân Cũ
Tôi nhớ xuân xưa Tết ngọt ngào
Xuân nay chộn rộn bởi phong bao
Xuân ơi hãy vực hồn xuân dậy
Cho mọi người dân nếp sống cao...
Bạn Thân
Hai đứa trước đây là bạn thân
Bây giờ gặp lại gọi tri âm
Cố nhân chờ dịp mong người đến
Thuốc lá trà thơm đãi trước sân.
Con Bướm Trắng
Con bướm nhẹ nhàng bên cánh hoa
Vênh râu khều nhẹ cánh hoa già
Hoa cười nhụy khép trong e thẹn
Nắng cũng rùng mình nỗi xót xa.
Vĩnh Biệt
Em đã xa tôi thật sự rồi
Âm dương cách biệt quá xa xôi
Em về chốn ấy tôi chưa biết
Gắng đợi vài năm anh đến chơi !
Mơ
Sông núi tang thương bóng nguyệt mờ
Mây bay đầu ngõ cũng bơ vơ
Chợt thương mình quá - buồn quay quắt
Không biết bao giờ tôi hết mơ.
Trăng Soi
Trăng soi bến nước ánh trăng suông
Lấp lánh lung linh khắp bốn phương
Bỗng gió dưa về hương thoang thoảng
Ngàn hoa khiêu vũ khúc nghê thường.
Đời Tôi
Xuống ghe tam bản để chèo chơi
Mặt nước bình yên sóng nước trôi
Bão tố bất ngờ đâu ập đến
Sông thành biển dữ nhốt đời tôi.
Khổ Tâm
Xin cho tôi từng bước âm thầm
Vào rừng mót củi ngộ cao thâm
Giúp người lam lũ ngoài mưa gió
Phố chợ, miền quê quá khổ tâm.
Sợi Nắng Nghiêng
Nhìn lại mùa Thu sợi nắng nghiêng
Chợt nghe bừng tỉnh giấc mơ thiền
Quê hương còn đó nhiều oan trái
Có thấu trời cao Phật - Thánh - Tiên!
Dương hồng Thủy
22/12/2017
Xuân Hy Vọng
Xuân Hy Vọng
Nhắp chén trà nồng đêm tất niên
Bên đàn con cháu rất ngoan hiền
Mừng gia đình bớt lo và lắng
Buồn xã hội còn oan với khiên
Mong nắng mới về xua bóng tối
Ước công bằng đến xóa ưu phiền
Hai Ngàn Mười Tám tràn hy vọng
Cuộc sống nhà nhà khấm khá lên.
Phương Hà
( 03/01/2018 )
***
Tân Niên 2018
Rượu khui pháo nổ đón tân niên
Bên có gia thân với bạn hiền
Cốc cạn tâm tư đầy cảm khái
Ly vơi đầu óc nhẹ oan khiên
Bỏ đi quá khứ dù thương nhớ
Hướng tới tương lai chẳng sợ phiền
Công việc nay mai rồi tốt đẹp
Cũng như sức khỏe mãi tăng lên.
Thái Huy
***
Tiễn Đinh Dậu
Rót rượu khơi mào tiệc tất niên
Thấy năm Đinh Dậu tưởng đâu hiền
Không ngờ gà dữ bươi tan nát
Rúng động khắp nơi nỗi oán khiên
Cả ngược đến xuôi đều hoảng sợ
Từ nam chí bắc lắm ưu phiền
Suốt năm giông bão thay nhau quậy
Hy vọng chó về sẽ khá lên.
Tân Niên 2018
Rượu khui pháo nổ đón tân niên
Bên có gia thân với bạn hiền
Cốc cạn tâm tư đầy cảm khái
Ly vơi đầu óc nhẹ oan khiên
Bỏ đi quá khứ dù thương nhớ
Hướng tới tương lai chẳng sợ phiền
Công việc nay mai rồi tốt đẹp
Cũng như sức khỏe mãi tăng lên.
Thái Huy
***
Tiễn Đinh Dậu
Rót rượu khơi mào tiệc tất niên
Thấy năm Đinh Dậu tưởng đâu hiền
Không ngờ gà dữ bươi tan nát
Rúng động khắp nơi nỗi oán khiên
Cả ngược đến xuôi đều hoảng sợ
Từ nam chí bắc lắm ưu phiền
Suốt năm giông bão thay nhau quậy
Hy vọng chó về sẽ khá lên.
Quên Đi
Nhớ Mẹ
Mẹ của Bích Huyền, một người mẹ nhân từ phúc hậu, chỉ quán xuyến việc nhà, yêu thương chồng con, các cháu nội ngoại vô bờ bến. Nhưng ngày nay nhớ lại, tôi mới nhận thấy vai trò quan trọng của mẹ trong gia đình rất ảnh hưởng tới đời sống tương lai của đàn con cháu. Đó là chỉ một chuyện quyết định của mẹ thôi là cuộc đời các con thay đổi: di cư vào Nam 1954 Và 1975, tiếp nối hàng chục năm sau đó, không ngừng thúc giục các con tìm đường rời khỏi đất nước…
Thương nhớ mẹ vô cùng và ghi ơn Mẹ.
Bích Huyền
***
Nếu mẹ bỗng tan thành ánh trăng
Thì con ơi, con hãy là đồng lúa
Ánh trăng mơn man đồng lúa rì rào
Mẹ con mình cùng hát
Những bài ca không lời đẫm hương
Nếu mẹ bỗng biến thành đồng cỏ
Thì con ơi, con hãy là một con bê con
Đồng cỏ mẹ mênh mông tơ non
Cho con tha hồ ăn, tha hồ bay nhảy
Nếu mẹ bỗng chảy thành dòng sông
Thì con ơi, con hãy là ánh sáng
Bởi những dòng sông trong đêm buồn lắm
Mẹ sợ những con thuyền nằm ngủ không yên
Nếu mẹ bỗng hóa thành cánh buồm
Thì con ơi, con hãy là ngọn gió
Mẹ con mình đi khắp bốn phương
Thấm hết bao mặn mòi, ngọt mát của nhân gian
Nếu mẹ là..nếu… mẹ là…
Thôi mẹ ơi, mẹ đừng là gì nữa
Con muốn mẹ là Mẹ mãi thôi
Để con được ngồi trong hai vòng tay mát êm của mẹ…
Đó là bài thơ Nếu Mẹ Là của Lâm Thị Vỹ Dạ với bao mhiêu hình ảnh về mẹ, rất bình yên và mang một vẻ mềm mại thơ mộng.
Vâng, đã có bao nhiêu thơ ca ngợi về người mẹ, từ ngàn xưa cho đến ngày nay và mãi mãi mai sau. Viết về mẹ vẫn là vô cùng.
Cho dù ở đâu, bất cứ một xứ sở, xã hội nào, văn minh hay lạc hậu, người Mẹ cũng vẫn là thần tượng vĩ đại nhất của con người. Mẹ là người sáng tạo ra nhân loại, ban phát tình yêu, ân sủng cho con người.
Mẹ bao giờ cũng nhận về mình những nỗi bất hạnh, sự đau khổ, điều oan nghiệt và bất công có khi do chính những người con của mẹ gây nên.
Thiên chức làm mẹ từ nghìn xưa là niềm tự hào cao cả, kiêu hãnh và vinh quang mà mẹ cảm thấy hạnh phúc.
Niềm sung sướng hạnh phúc nhất của mẹ phải chăng là cái khoảnh khắc nghe thấy tiếng khóc đầu tiên của đứa con vừa chào đời, thấy gương mặt con với cái nhìn đầu tiên. Mẹ quên cả sự đau đớn thể xác chỉ còn biết đứa con yêu, một thiên thần bé bỏng…
Khi con biết ăn
Mẹ là người mới cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Nếu có đi một vòng trái đất
Người mong con mòn mỏi chờ mong
vẫn không ai ngoài Mẹ.
Mẹ!
Tiếng gọi Mẹ mà khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ, có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc …
Mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Nếu có một vòng trái đất
Người mong con mòn mỏi vẫn không ai ngoài Mẹ.
Mẹ!
Tiếng gọi Mẹ mà khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ, có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc …
( Ngày Xưa Có Mẹ của Khuyết danh)
Lòng mẹ ấm, lòng mẹ thơm, lòng mẹ là nơi an toàn nhất cho con trú ngụ. Bao nhiêu tiếng cười, nước mắt rơi mà vẫn không đầy, không vơi.
Bao nhiêu nỗi buồn, bao nhiêu nỗi âu lo mẹ chịu để con có niềm vui , mỗi lần ngồi bên mẹ, con như được ngồi trong vùng kỷ niệm, nguyên vẹn, yêu thương tràn đầy.
Mẹ nuôi con không kể nhọc nhằn bao ngày tháng.
Mẹ, có nghĩa là mãi mãi
Là cho đi không đòi lại bao giờ
Mùa xuân đến với trần gian tươi đẹp nhưng mùa xuân mỗi lần đến với mẹ là mỗi lần tóc mẹ, mắt mẹ lại nhạt phai…
Hãy yêu thương mẹ, tận hưởng những giây phút có mẹ trong đời, các bạn nhé!
Bích Huyền
Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018
Chợ Bông Tết Cuối Năm Đinh Dậu, Vĩnh Long.
Vào rằm chạp năm nay, khu vực các nước thuộc đông bắc bán cầu, được thiên nhiên tặng một đóa hồng thắm giữa trời, dành cho đôi lứa hẹn hò nhau ngồi dưới trăng sang sáng dịu dàng mát lạnh vào tiết cuối năm, nắm tay mà không nói lời nào, lời của con tim không phải nói ra, họ chờ trăng hồng lên, trời tối lại, trao cho nhau nụ hôn dịu dàng…
Nhưng chiều rằm âm lịch năm nay, trời nổi mây dầy, từ đông bắc, rồi lan kín bầu trời cùng cơn sấm vang rền trong mây, 5 giờ chiều cơn mưa ngập đường. hai ngày trước tôi đi lùng các nơi có thể chụp ảnh toàn thực của trăng, chuẩn bị máy ảnh, năm này không may, mưa đã dứt, bầu trời vẫn đầy mây, tôi tiếc quá cố chạy đến những nơi mình định trước xem có chút ánh sáng le lói nào từ đám mây mắc dịch, không chịu tan. Thất vọng, tôi về nhà, leo lên sân thượng xem có vớt vát được chút nào không. Ráng chờ hơn tiếng đồng hồ vẫn đen đủi, tôi thua…
Chợ hoa tết nhà vườn đã đưa vào đường hoa sớm vào 12 âm lịch, khoảng vài nơi bày hàng nhưng cũng báo tin sớm đến cùng cư dân. Hôm nay 17 âm, đêm rạng sáng, nước ngập đường, con gái tôi nói - Ủa sao đã tháng Chạp rồi nước còn lên đường vậy ba.
Tôi trả lời con gái
- Theo tích xưa, chú Cuội bay lên cung quảng mang theo cây si, khi trồng mà không có nước tưới, cô Hằng Nga nói chừng khi cây tươi tốt em cho chàng nắm tay em. Năm nay Hằng Nga lái cung trăng đến thật gần hạ giới, nước dâng lên cao cho chú Cuội vói xuống múc nước tưới cây si….Rồi được nắm tay, rồi…..
Hôm nay 17 âm lịch, hoa đã lên kha khá, hai gian hàng hoa dentro và Hồ điệp đã an vị, tôi ghi lại và mời các bạn xa quê đã lâu cùng xem.
Đưa tin và Hình ảnh: Trương Văn Phú
Vài hình ảnh chọ hoa cạnh bờ sông Vĩnh Long
Cuối Năm Ngồi Ôn Lại
Cuối năm ngồi ôn lại
Ta còn, mất những ai?
Một năm đã trôi qua
Tình ta có đậm đà?
Cuối năm ngồi ôn lạiTình bằng hữu ắp đầy
Bao năm qua tưởng mất
Tìm lại được gần đây
Cuối năm ngồi làm thơ
Thơ chơ vơ, chếch vếch
Vách tình cao chênh vênh
Thơ tình sao chếnh choáng
Đừng tiếc những ngày qua
Đừng lo toan, ân hận
Em ơi, đừng chấp nhất
Cái chết quả rất gần
Ngày qua lại qua ngày
Dẫu ngày một tàn phai
Ta vẫn vui hiện tại
Chấp nhận chuyện bi, hài
Cuối năm ngồi ôn lại
Ta ngồi thiền thư thái
Vẫy tay chào năm cũ
Hân hoan đón tương lai
Như Nguyệt
29 tháng 12, 2017
Tiễn Tờ Lịch Cuối
Tay buồn bã buông rơi tờ lịch cuối
Nghe như lời trăn trối của một năm
Thời gian ơi ngươi cứ bước vô tâm
Chẳng chờ đợi, chẳng cần ai nhắc nhở
Nghe Tết đến có người vui hớn hở
Sầu trong ta lại kén tổ trĩu lòng
Tâm quặn vò trong nhăn nhíu đợi mong
Đời sao mãi long đong dài kiếp nạn
Lời kinh khổ như không hề hữu hạn
Bấy nhiêu năm như bạn hữu … chung tình
Lúc tàn niên nhìn lại vẫn ta mình
Cười thay mếu toàn bóng hình sứt mẻ
Đâu hạnh phúc ắp một thời trai trẻ
Xót Chạnh lòng thương lũ trẻ hôm nay
Mải đắm chìm trong ảo mộng cơn say
Quên đạo đức, lẽ luân thường chẳng biết
Hùa theo thói sống cuồng điên bạo liệt
Đời xô nghiêng như thế xiết bao người
Buồn hay vui thử đáp hỡi ai ơi !
Đời chất tuổi như chơi trò rượt đuổi
Nhất niên khứ thu chi lòng tự hỏi
Như Dã tràng xe cát bãi biển Đông
Tựa ao bèo chịu nước vỗ long bong
Môi mặn đắng khi Xuân hồi dương thế
Mi chợt ướt, thôi cũng đành theo lệ
Ngắm Mai Đào đua hé nở xinh tươi
Cạn ly bôi cũng mừng chúc theo người.
Quên năm cũ, Tân niên ngời hy vọng.
Cao Bồi Già
Tờ Lịch Cuối Năm
Lần lượt từng em cứ rụng rời
Lui về quá khứ cuốn dòng trôi
Vùi chôn vạn mộng dầm mưa dẫy
Khóa lại ngàn mơ giữa sóng giồi
Đã nhớ chẳng đành nương thế mệnh
Từng ghi nào dám cậy duyên tài
Khắc vô tâm khảm ngày mai cũng ...
Muôn sự ngẫm hay bởi ý trời.
Phan Tự Trí
Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018
Xuân... Xuân ... Xuân
Thời khắc qua có bao giờ trở lại
Xin nhớ cho là xuân bất tái lai
Xuân đứng đầu lạnh lùng trôi đi mãi
Thiện căn mùa xuân sắc một bông mai
Mỏi gối tam cấp chùa mùng một Tết
Đạo ở đời hoa nở đẹp nhiệm mầu
Quỳ khấn nguyện... hương thiền hết khổ đau
Đường phúc huệ vào cửa tu thấm mệt
Bể tình đây sương khói tỏa mịt mù
Sắc sắc không không nghìn thu ngờ nghệch
Vào " chân như " tâm niệm mở lòng buông
Nghiệp trần trả nợ thôi hết tai ương
Nơi đài sen sẽ đoạn đứt hồng trần
Tu tiên sửa tánh ngày xuân trở về
Bỏ đi sân hận xa rời bến mê
Tìm nơi thanh tịnh nghĩ bề an cư
Hơn thất thập ưu phiền ta dẹp bỏ
Tự xác định mình vàng võ tấm thân
Câu kinh tiếng kệ Đạo tràng nghỉ chân
Xuân nay đổi mới trong ngần thế gian ...
Mai Xuân Thanh
Ngày 26 tháng 01 năm 2018
Phiên Khúc Ưu Tư
Bài Xướng: Phiên Khúc Ưu Tư
1
Bạn hỡi! sông nao chảy ngược dòng?
Đò xưa bến củ vẫn hoài mong
Tri âm giờ cách chia ngàn dậm
Tri kỷ bao lâu mới hiểu lòng?
Đêm ngắm sao trời bên gối mộng
Ngày nhìn năng nhạt khiến sầu đong
Chiều Thu đất khách buồn tê tái
Người ở quê nhà có thấu không??
2
Người ở quê nhà có thấu không?
Dạ nầy trĩu nặng nỗi chờ mong
Câu thơ xướng họa tình chưa đủ
Giọng nói thân thương mới ấm lòng
Bến củ đò neo chờ đợi khách
Thuyền xưa ngóng nước chảy xuôi dòng
Nhớ thương giờ chỉ là hư ảnh
Bạn nhé ! nổi niềm cứ mãi đong
3
Bạn nhé ! nổi niềm cứ mãi đong
Có làm vơi cạn dạ sầu không ?
Tình thơ níu kéo người cô lữ
Xướng họa mua vui được mấy dòng
Lặng lẻ bên trời Thu viễn xứ
Âm thầm góc biển Hạ xa mong
Nửa vòng trái đất đường bao ngã
Níu bước thời gian tím cả lòng
4
Níu bước thời gian tím cả lòng
Đường đời thì cứ mãi đầy đong
Cánh chim phiêu bạc mòn đôi cánh
Vó ngựa tang bồng mỏi gót không?
Trang giấy nhạt nhoà bao vết tích
Vần thơ lem luốt mực thành dòng
Hồn say giàn giuạ ngùi tâm sự
Hiu hắt Thu tàn chạnh nhớ mong
5
Hiu hắt Thu tàn chạnh nhớ mong
Ai đi có nghĩ nghĩ gì không?
Bến xưa chờ đợi người quay gót
Quê cũ thầm trông lệ não lòng
Lối mộng khôn tròn yên giấc ngủ
Niềm mơ chẳng vẹn khó lường đong
Bâng khuâng nuối tiếc thời hoa bướm
Một chút tình thơ thảo mấy dòng
Song Quang
11/25/17
***
Bài Họa: Liên Khúc Tương Tư
1-
Có những đoạn sông nước đổi dòng
Mang đi, nhận lại những chờ mong
Triều lên, biển gởi niềm đau dạ
Triều xuống, đồng trao nỗi thắt lòng
Sợi nhớ hai đầu đâu xiết kể
Giọt thương đôi bạn lấy gì đong
Lục bình lui tới làm liên lạc
Mà lại im lìm, có giận không?
2-
Mà lại im lìm, có giận không?
Biết còn đau đáu nỗi hoài mong
Hay vì năm tháng làm thay dạ
Hoặc bởi không gian khiến đổi lòng
Đò vẫn ngược xuôi đâu thấy bạn
Bèo hoài trôi nổi chẳng xa dòng
Mỗi ngày dõi bóng nhìn con nước
Nỗi nhớ dâng tràn khó đếm đong.
3-
Nỗi nhớ dâng tràn khó đếm đong
Người nơi chốn ấy biết hay không?
Có nghe tiếng sáo theo làn gió
Có ngắm vầng trăng ẩn giữa dòng
Sao chẳng một lần trao ý đợi
Không màng đôi lúc ngỏ lời mong
Quãng đường dẫu cách xa vời vợi
Nếu muốn, ai ngăn ngỏ tiếng lòng?
4-
Nếu muốn, ai ngăn ngỏ tiếng lòng?
Nỗi sầu năm tháng lệ dần đong
Bóng hình yêu dấu sao quên được
Ánh mắt nồng nàn có nhớ không?
Phác họa người xưa, màu nhạt sắc
Làm thơ chuyện cũ, mực hoen dòng
Thu qua đông đến, trời se lạnh
Hồn vẫn quay cuồng với đợi mong.
5-
Hồn vẫn quay cuồng với đợi mong
Biết người còn nhớ đến ta không?
Đò xưa mãi đậu chờ trên bến
Tâm sự luôn mang nặng giữa lòng
Nắng cứ chiếu tràn, cây cứ đón
Mưa hoài rơi mãi, giọt hoài đong
Lục bình hãy chuyển giùm ta nhé
Một mảnh tâm tư lệ thấm dòng.
Phương Hà
( 26/11/2017 )
Le temps.... - Thời Gian
Le temps....
Le temps va te voler des amis, des amis qui vont t'oublier, qui vont peut-être tellement changer que tu auras l'impression de ne plus les connaître. Le temps va te voler des souvenirs, qui petit à petit, s'échapperont de ta mémoire et deviendront de plus en plus flous. Le temps va te voler des centaines de moments, des moments que tu voudras mettre sur pause mais qui défileront tellement vite que tu auras l'impression d'essayer d'attraper de l'air avec tes doigts. Le temps va te prendre ton enfance, tes rêves, tes illusions, tes projets. Il va te presser, te faire faire de mauvais choix. Il va te prendre des tas de gens qu'il ne te rendra sans doute jamais, même si tu les pensais si proches, même si tu pensais que "pour toujours" existait. Le temps va te faire comprendre que rien n'est éternel et que beaucoup de personnes que tu aimes aujourd'hui s'en iront un jour. Le temps va te faire changer, il va tout faire pour que tu te perdes, pour que tu ne saches plus exactement qui tu es. Il va te faire grandir, il va peut-être faire de toi quelqu'un de différent. Le temps va bouleverser ta façon de penser, d'aimer, de rire. Le temps va te laisser des cicatrices qui ne partiront jamais, il va te faire pleurer, il va te faire verser des larmes de rage, il laissera un paquet d'amertume, de souvenirs et de déceptions. Mais le temps te fera aussi mûrir et il t'apprendra à profiter du moment présent pour que jamais tu ne regrettes de ne pas l'avoir fait à temps.
Auteur inconnu
***
Bài Dịch:
Thời Gian
Thời gian hỡi có phải mi thủ phạm?
Khiến hình hài biến dạng nhận không ra
Mới ngày nào má thắm dáng kiêu sa
Nay gậy chống mặt già hằn nét gấp.
Thời gian hỡi chính mi đà cướp mất
Bao vui buồn ta cất giử tâng tiu.
Đã mờ dần tan loảng tuổi xế chiều,
Làm lẫn lộ bao điều hư với thực.
Ôi ngắn ngủi những ngày xanh hạnh phúc
Ta muốn dừng mi lén lút lấy đi.
Rồi lạnh lùng nước đại vó câu phi
Ta cố níu được gi đôi tay với.
Vi vút mãi thời gian bao giờ đợi,
Thời vàng son mấy chốc đã phôi phai.
Khi đã già suy nghĩ cũng đổi thay
Trong đau khổ dạn dày niềm tục lụy.
Mi cướp lấy những gì ta trân qúi
Người thân thương cứ nghĩ mãi bên ta
Đã lạnh lùng bước xuống những sân ga
Để ghế trống xót xa người còn lại.
Ta đã biết vô thường, sắc không mãi
Sống từng ngày hiện tại với yêu thương
Khi chuông reo thúc giục phút lên đường
Bỏ lại hết hành trang thênh thang bước.
Mailoc
8-16-17
***
Thời Gian
Thời gian là thủ phạm?
Khiến biến dạng hình hài.
Mới ngày nao má thắm,
Giờ tóc đã bạc phai.
Thời gian đà cướp mất,
Bao vui buồn tâng tiu.
Tàn như buổi xế chiều,
Lẫn lộn đời hư thực.
Ngắn ngủi ngày hạnh phúc,
Như lén lút ra đi.
Lạnh lùng tợ ngựa phi,
Cố níu, ôi, bất lực!
Đã đi là biền biệt,
Thời oanh liệt vàng son.
Nay già héo cõi còm,
Dạn dày niềm tục lụy.
Cướp hết điều trân quý,
Người thân ở quanh ta.
Đã xuống hết sân ga,
Lạnh lùng ta ở lại...
Sắc không đeo đẳng mãi,
Dẫu biết đấy vô thường.
Ta đợi phút lên đường,
Nhẹ nhàng thênh thang bước!
Thời gian thoáng chốc đi về,
Tử sinh một kiếp không hề chuyển lay.
Bận lòng chi cõi trần ai,
***
Thời Gian
Thời gian là thủ phạm?
Khiến biến dạng hình hài.
Mới ngày nao má thắm,
Giờ tóc đã bạc phai.
Thời gian đà cướp mất,
Bao vui buồn tâng tiu.
Tàn như buổi xế chiều,
Lẫn lộn đời hư thực.
Ngắn ngủi ngày hạnh phúc,
Như lén lút ra đi.
Lạnh lùng tợ ngựa phi,
Cố níu, ôi, bất lực!
Đã đi là biền biệt,
Thời oanh liệt vàng son.
Nay già héo cõi còm,
Dạn dày niềm tục lụy.
Cướp hết điều trân quý,
Người thân ở quanh ta.
Đã xuống hết sân ga,
Lạnh lùng ta ở lại...
Sắc không đeo đẳng mãi,
Dẫu biết đấy vô thường.
Ta đợi phút lên đường,
Nhẹ nhàng thênh thang bước!
Thời gian thoáng chốc đi về,
Tử sinh một kiếp không hề chuyển lay.
Bận lòng chi cõi trần ai,
Thác về sống gởi xưa nay lẽ thường!!!
Đỗ Chiêu Đức
Đỗ Chiêu Đức
Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018
Nếu Mùa Xuân Vắng Anh - Thơ: Minh Thúy - Nhạc: Mai Hoài Thu
Thơ: Minh Thúy
Nhạc: Mai Hoài Thu
Ca sĩ: Diệu Hiền
Thực Hiện: Hồn Việt Thi Ca
Quân Tử Như Mai Trong Tuyết
Chính nhân như tùng bách
Quân tử tợ hoa mai
Một đời trang khí phách
Tang bồng thoả chí trai
Vào rừng gươm núi giáo
Thần tỉnh...sắc an nhiên
Đời thị phi! Giữ đạo
Ba mối nhân địa-thiên
Hoa mai trong tuyết lạnh
Tùng bách dưới sương sa
Như chính nhân rạng ánh
Tợ quân tử âm ba
Nhị(Cố Quận)
Rét Giêng Xuân!
(Ảnh của Tác giả Lê Đăng Mành)
Bài Xướng: Rét Giêng Xuân!
Tiết tiêu chưa hết nửa mùa
Xuân sao bỏ nắng rước mưa rét về
Tội tình chi đóa hoa quê
Để phàm phu rét hôn toe hương màu
Bờ tre gió rúc rên đau
Đàn trâu ớn cỏ đê nhàu rét xuân
Quê nhà lạnh táp đất trân
Mẹ lẩy bẩy vịn cơ hàn đong giêng!
Mái chiều tước sợi khói nghiêng
Mùi rơm rạ tỏa bồng viên mãn về
Phùn đông bắc bện tỉ tê
Thì xuân mãi ngự giữa quê quán mình
Lê Đăng Mành
***
Bài Họa: Chạnh Lòng
Phương người gió chuyển sang mùa
Nơi ta đồng cảm chịu mưa gió về
Chạnh lòng xót cảnh tình quê
Cầu ơn mưa mốc nắng toe hoa màu
Nhân sinh hết cảnh thương đau
Vạn vật bừng sống không nhàu sắc xuân
Chẳng cần châu báu bát trân(*)
Chia nhau vui Tết bần hàn rét giêng
Mái tranh vách lá kèo nghiêng
San sẻ chật vật đoàn viên xuân về
Trở trăn tấc dạ tái tê
Hạnh phúc nhân bản mong quê hương mình.
Kim Oanh
(*)Bát trân xưa là 8 món ăn quý nhất của người Việt Nam
Xuân sao bỏ nắng rước mưa rét về
Tội tình chi đóa hoa quê
Để phàm phu rét hôn toe hương màu
Bờ tre gió rúc rên đau
Đàn trâu ớn cỏ đê nhàu rét xuân
Quê nhà lạnh táp đất trân
Mẹ lẩy bẩy vịn cơ hàn đong giêng!
Mái chiều tước sợi khói nghiêng
Mùi rơm rạ tỏa bồng viên mãn về
Phùn đông bắc bện tỉ tê
Thì xuân mãi ngự giữa quê quán mình
Lê Đăng Mành
***
Bài Họa: Chạnh Lòng
Phương người gió chuyển sang mùa
Nơi ta đồng cảm chịu mưa gió về
Chạnh lòng xót cảnh tình quê
Cầu ơn mưa mốc nắng toe hoa màu
Nhân sinh hết cảnh thương đau
Vạn vật bừng sống không nhàu sắc xuân
Chẳng cần châu báu bát trân(*)
Chia nhau vui Tết bần hàn rét giêng
Mái tranh vách lá kèo nghiêng
San sẻ chật vật đoàn viên xuân về
Trở trăn tấc dạ tái tê
Hạnh phúc nhân bản mong quê hương mình.
Kim Oanh
(*)Bát trân xưa là 8 món ăn quý nhất của người Việt Nam
Tỉnh Giấc - Nửa Đêm Trở Giấc
Tỉnh giấc! Ngồi thơ lối hạ vàng
Xưa cành phượng vĩ sắc mùa sang
Đêm mơ lụa trắng người chân lối
Sáng tưởng hài nâu gót kẻ đàng
Đó thủa đi về phân cửa lớp
Kia thời đón đợi hội hành lang
Nay ta viễn khách vần thương tiếc
Phượng vỹ mùa hoa áo hạ nàng
Nhị (Cố Quân)
***
Nửa Đêm Trở Giấc
Nửa đêm trở giấc lộng trăng vàng
Trong vắt trời thu chút lạnh sang
Lóng lánh đường tơ thơm cánh phượng
Lơ mơ ngõ nhện ngát cành lan
Bao xuân gắn bó tình chung lối
Mấy hạ mang trao mộng hợp đàn
Mãi để đời trôi muôn dặm nhớ
Quê người hạt bụi gió mua xang.
Hương Thềm Mây
(GM.Nguyễn Đình Diệm).
22.01.2018.
Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc
Xuân Di Lặc,
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào dòng tâm tưởng của tuyệt đại đa số những người đệ tử Phật, và cả những con người trong nhân gian một khi mưu cầu hạnh phúc, sự bình yên an lành trong cuộc sống giữa đời thường nầy.
Điều mà mọi người chúng ta có thể cảm nhận được rằng : mỗi lúc, mỗi nơi khắp cả hành tinh địa cầu mà chúng ta đang có mặt, càng chuyên chở nhiều hơn, càng nặng nề hơn, phức tạp hơn… từ số lượng dâng cao của con người, thì mọi nhu cầu cung ứng cho sự sống cũng phải được lo toan dàn trải về mọi việc, mọi phía để nhằm phục vụ cho sự phát triển mật độ ấy.
Thế nhưng, phải đâu chỉ chừng bấy nhiêu chuyện, qua đó nó còn phát sinh không ít những nỗi bất an khác, mà đầu nguồn do từ lòng gian tham, ích kỷ “ta và của ta” để rồi được thua, còn mất, rồi bất mãn, ý tưởng đồng dị, rồi sân giận, phiền muộn, rồi cạnh tranh đưa đến đấu tranh tàn hại khốc liệt… tạo nhiều nỗi quan tâm cho cả cộng đồng xã hội con người như ngày hôm nay, phải chăng đó là một diễn biến hiện tượng tất yếu đã hay sẽ phát sinh? Nhìn chung, mọi việc cũng không ngoài bao thủ đoạn thế lực, và quyền lợi chính trị, chủ nghĩa, ý thức hệ ttư tưởng, kinh tế kể cả những manh nha khác biệt hình thức tôn giáo.v.v…
Trong thế giới bất an, con người bất an, muôn thú bất an, cây cỏ bất an.v.v…, chính những nỗi bất an ấy, đều được nói lên từ phía con người và do con người. Con người có khả năng làm nên sự bình yên, an hòa, thịnh vượng, nhưng cũng từ phía con người lại gây ra không biết bao đổ nát, thảm họa và khổ đau. Điều ấy đã cho chúng ta thấy, không phải ngay bây giờ mà cả tự ngàn xưa, rồi dẫn đến tận ngàn sau. Nếu như nguồn mạch đạo đức chơn thiện không được tuyên thuyết, giáo dục rộng rãi, tưới tẩm, thắp sáng vào tâm trí con người từ phía đại nguyện Bi- Trí đã thị hiện vào đời của những bậc Thánh Đức, những bậc đạo sư khả kính.
Do đó, Giáo lý hay Đạo lý của bậc Thánh luôn được hiện hữu, lại còn siêu vượt và bất tận đến với thời gian và không gian vô cùng. Từ ý nghĩa ấy, mà hình ảnh Đại bi Bồ tát Quán Thế Âm, Đại nguyện Bồ tát Địa Tạng Vương, hùng lực Bồ tát Đại Thế Chí hay Bồ tát A Dật Da Từ thị Di Lặc.v.v… vẫn hằng cao thượng, và giúp người hướng thượng, luôn được biểu thị sự hiện hóa đại hạnh nguyện vào mọi lúc, mọi nơi trong thế giới loài người.
Năm nào, lại không bắt đầu từ tháng 1, tháng nào lại không bắt đầu từ ngày mùng 1, và ngày nào lại không bắt đầu từ lúc sơ bình minh ? Thế nên, sự giao tiếp giữa thời khắc, của tiết mùa, của sự chuyển mình trong đất trời muôn trùng, vẫn luôn ấn vào tâm lý con người một cảm nhận sâu sắc trước đây và bây giờ.
Như vậy, năm mới, tháng mới, ngày mới, giờ phút mới, mùa tiết mới, ước nguyện mới.v.v… Sự đổi thay “cũ, mới” ấy, vẫn không ngừng luân chuyển, tuần tự tiếp nối liên tục của mọi sự vật hiện tượng trong không gian và thời gian. Phải chăng, đó là những khái niệm lâu nay của con người ? Và cứ như thế, ý niệm ấy nó vẫn mãi mãi duy trì, truyền đi truyền lại từ thế hệ nầy đến thế hệ khác, ngàn đời không thay đổi.
Thế nên, Thi sĩ Xuân Diệu lại một phen than thở:
“ Xuân đang đến, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.
Mà Xuân hết, thì đời tôi cũng hết”.
Nhưng rồi thi nhân cũng kịp thấy ra rằng :
“Xuân của đất trời nay mới đến,
Trong tôi xuân đến đã lâu rồi…”
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.
Mà Xuân hết, thì đời tôi cũng hết”.
Nhưng rồi thi nhân cũng kịp thấy ra rằng :
“Xuân của đất trời nay mới đến,
Trong tôi xuân đến đã lâu rồi…”
Mùa xuân nào lại có ở trong tôi, sự vận hành lưu xuất của nó như thế nào, phải chăng đó là mùa xuân Di Lặc ? mà lâu nay trong nhân gian đã được truyền tụng, đã được ca ngợi giữa cuộc tang điền thương hải nầy !
Trở lại vấn đề “Mùa Xuân Di Lặc”, một pháp ý được chuyển tải từ nguồn mạch đạo lý uyên áo thâm diệu tự ngàn xưa. Qua cụm từ “Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời. Cùng khi ấy, mùa xuân là sự báo hiệu thanh khí của đất trời, với bao hình ảnh xinh đẹp, tươi mát, dâng đầy nhựa sống của muôn cây và hoa cỏ…Nếu như có sự kết hợp qua hai nội dung, tính chất ấy, thì mùa xuân đó mới thật đến trong tôi !
Với con người ấy, phải đâu chỉ ở một nơi, đến một chỗ hay một hình thức sơ cứng nào đó thôi. Bao nhiêu đặc thù chủng tánh tốt đẹp thanh cao ấy, nó được biến hiện mầu nhiệm muôn trùng vào trong cuộc sống, và sự sống vô cùng của thế giới bao la nầy, với bao nhiêu việc làm, tư duy để đem lại nhiều lợi lạc cho số đông con người, nếu không phải đó là sự hóa thân của “Từ thị Di Lặc? hay “Mùa Xuân Di Lặc” trong mỗi tâm hồn lành mạnh trong sáng, đích thực của con người.
Phải đâu chỉ ngang qua từng ấy lời chúc tụng suông trong 3 ngày Tết, hay chỉ được mươi bữa trong mùa xuân, rồi lại bị quên lãng bởi theo bao việc ; cơm áo, còn mất, thị phi, tranh chấp, phải quấy, hơn thua… thì có gì là mùa xuân Di Lặc, mùa xuân đến tự trong tôi !? Thế nhưng, nghĩ cho cùng, dù chừng ấy việc làm, chừng ấy nghĩ suy một thoáng đến sự ước mơ, cầu nguyện, cho dù chỉ là một thoáng thôi !, nó cũng đem lại một ít bình an, lắng đọng một ít trần tâm giữa thế đời vui ít, khổ nhiều, mà sự hiểm nguy lại càng nhiều hơn của dòng chảy vui buồn, thành bại của thời gian, từ sự cảm nhận ấy, có một nhà tu thi sĩ đã mô tả nỗi niềm:
“…Tâm linh một thoáng bừng giao cảm,
lặng hết bao nhiêu lớp sóng cồn”.
Đến đây, chúng ta cùng chiêm nghiệm qua lời của Đức Phật:
“…Đối kẻ sống thanh tịnh, ngày nào cũng ngày tốt.
Với kẻ sống thanh tịnh, ngày nào cũng ngày lành.
Các tịnh nghiệp thanh tịnh, luôn thành tựu thiện hạnh…”.
Đồng thời, Đức Phật cũng cho biết thêm về tính nhân bản trong giáo nghĩa của Ngài, như, với ai :
“… Khiến mọi loài chúng sanh,
Được sống trong an ổn,
nếu không nói dối trá,
nếu không hại chúng sanh,
không lấy của không cho,
có lòng tin, không tham…”
(Majjhima Nikaya 1, 7).
Được sống trong an ổn,
nếu không nói dối trá,
nếu không hại chúng sanh,
không lấy của không cho,
có lòng tin, không tham…”
(Majjhima Nikaya 1, 7).
Thiển nghĩ, đây mới là mùa Xuân Di Lặc, thật sự xuân đến trong tôi, và ngoài kia xuân đã về…!
Chùa Kỳ Viên, South Dakota 2018.
Mặc Phương Tử
Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018
Lời Ca Xuân Của Người Già
Xướng: Lời Ca Xuân Của Người Già
Hát lên một khúc xuân xanh
Niềm đau còn lại trên vành môi em
Từ xa đôi cánh tay mềm
Lời ru đại bác từng đêm vọng về
Hát lên một khúc xuân tình
Dáng yêu từ thưở phiêu linh cõi nào
Tả tơi mấy cánh hoa đào
Nhìn qua khói thuốc trăng sao võ vàng
Hát lên một khúc xuân sầu
Đoá lê trắng nõn mái đầu hoa râm
Hỏa châu lơ lững trăng rằm
Lắng nghe từng bước tháng năm xa dần
Hát lên một khúc xuân già
Phiêu bồng nếp trán la đà dấu chân
Buồn cho xuân lại sắp tàn
Đầy trong ánh mắt muôn vàn nhớ thương.
Tạ Ký (Cựu Giáo Sư Pétrus Ký)
***
***
Họa: Khúc Hát Tình Xa
Hát lên khúc hát bình minh
Sao nghe lòng lạnh nép mình hoàng hôn
Nhớ qua lối hẹn bồn chồn
Hàng cây nghiêng ngả chập chờn dáng xưa
Hát lên khúc hát xuân đưa
Chợt nghe tiếng pháo giao thừa òa vang
Như là tiếng pháo sang ngang
Xác hoa tan tác lỡ làng bóng xuân
Hát lên khúc hát tình nhân
Câu ca lầm lỡ ngại ngần bờ môi
Nửa vầng trăng khuyết chia đôi
Đôi bờ sóng vỗ nghẹn lời nhớ nhau
Hát lên khúc hát u sầu
Cơn mưa rưng rức bạc màu má em
Ướt dầm những sợi tóc mềm
Khăn nào lau hết từng đêm mưa nhòa
Hát lên khúc hát xuân qua
Xuân vừa mới trẻ đã gìa rồi sao
Đóa hoa trắng bạc mái đầu
Tình ơi đôi ngả về đâu, chia lìa
Trầm Vân
Thiên Nhiên
Tạo Công tưởng thưởng cho người đời,
Thắng cảnh, danh lam rải khắp nơi,
Sa mạc, rừng sâu, ngay đáy biển,
Hoa thơm, cỏ lạ vẫn sinh sôi.
Đàn nai ngơ ngác bên bờ suối,
Cánh hạc bay cao vút tận trời.
Thạch động, lâu đài in đáy nước,
Thiên nhiên đẹp quá! Thiên Nhiên ơi!
Nguyên Khôi
Cầm Kỳ Thi Họa & Mai Lan Cúc Trúc
Cầm Kỳ Thi Họa & Mai Lan Cúc Trúc
Nhà ai buông tiếng nguyệt Cầm
Thiên duyên Kỳ ngộ thương thầm tiếng tơ
Đường Thi nhã mấy vần thơ
Ước chi người ấy trông chờ Họa theo
Nữa Mai duyên nợ bọt bèo
Ngoài vườn Lan tím phận nghèo có đôi
Xuân về Cúc trổ vàng tươi
Bờ xanh Trúc mọc cuộc đời vẫn vui
Song Quang
2/17/2017
***
Cầm Kỳ Thi Họa & Mai Lan Cúc Trúc***
Cầm đàn ai khảy khúc nên duyên,
Kỳ ngộ thuyền quyên đẹp tựa tiên.
Thi tứ tao nhân cùng mặc khách,
Họa người thôn nữ với sông Tiền.
Mai còn nở rộ vàng sau Tết,
Lan vẫn đơm hoa nắng dịu hiền.
Cúc giữ được bông lâu trước gió,
Trúc xanh liễu rũ sống đoàn viên.
Mai Xuân Thanh
Ngày 18 tháng 02 năm 2017
Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018
Tháng Giêng, Hồn Ngập Đầy Trăng
Đêm tháng giêng. hồn. ngập. đầy trăng.
những mảnh trăng. cứa. từng phân vuông ký ức.
thứ ký ức. một thời cơ cực.
sâu quắm như vết cứa một đường gươm.
Đêm tháng giêng. thơ. phất phới. buồm.
tung gió. giữa. biển tim. hồn thẳm.
ảo giác vẽ. chân dung em. tươi thắm.
một tình yêu. ngất ngưởng. giữa tâm kinh.
Đêm tháng giêng. soi. ngắm bóng hình.
những vết nhăn. tả tơi. tuổi tác.
những lằn roi đời. quất trên lưng. ran rát.
nát theo ta. từ khắp hố đời.
Đêm tháng giêng. ta thử rong chơi.
trèo ngược gió. lật từng trang kinh ước.
ước đêm thành ngày. ước tình thành nước.
ngập hồn ta. cho ngôn ngữ thơ bơi…
(1.hiên thư các.4.2018)
Phạm Hồng Ân
Huế Thuỷ Chung
Xướng: Huế Thuỷ Chung
Huế vẫn chung tình, vẫn nhớ ai
Người đi Thành Nội luyến thương hoài
Trường Tiền gió lộng mơ chiều xế
Gia Hội đò đưa mộng sớm mai
Nguyệt hẹn bên song nàng thục nữ
Sương chờ đầu ngõ bóng hùng trai
Trời xa có giữ hồn quê cũ
Góc Tịnh Tâm bèo, cỏ úa phai
Minh Thuý
Tháng 1_2018
***
Các Bài Họa:
Huế Buồn
Huế đẹp nhưng buồn như nhớ ai
Hương Giang lặng lẽ vẻ u hoài
Phước Duyên tháp cổ mờ sương sớm
Thiên Mụ chùa xưa nhạt ánh mai
Thánh Miếu bia danh đâu võ tướng
Ngự Bình thông réo hỡi tài trai
Thần Kinh in dấu tiền nhân đó
Nghĩa nước tình nhà há nhạt phai
Phương Hoa
Jan 5th 2018
***
Huế Ơi
Lững lờ xuôi ngược mái Nam ai
Hương, Ngự Huyền Trân vạn cổ hoài
Văng vẳng chùa thông buồn mõ tối
La đà gió trúc động chuông mai
Rêu thành tức tưởi hồn quân tướng
Máu đất căm hờn tiếng gái trai
Bao cuộc thịnh suy phong cảnh ấy
Ngậm ngùi thương cảm lẽ nào phai
Ngô Đình Chương
Tìm Vui Cuối Đời
Người đàn ông tuổi xế chiều có nhà cửa và tài chính vững vàng đương nhiên là người khá gỉa lại thêm tấm lòng bao dung vị tha. Bà thú vị hào hứng nhất điều này.
Ông chắc là người chồng tốt luôn thương yêu vợ. Bà ước gì sau này bà qua đời có một người đàn ông nào sẽ vì bà hàng tuần mang hoa đến viếng mộ vợ như thế. Vừa thắm thiết tình vừa lãng mạn biết bao.
Bà Phượng đang cần tìm một người đàn ông có đủ hai điều kiện tình cảm và tiền bạc.
Bà hài lòng lời rao tìm bạn vì mình đúng tiêu chuẩn ông ta mong muốn và ngược lại ông ta cũng là mẫu người bà đang tìm kiếm.
Hai người đã email qua lại và gọi phone để tìm hiểu về nhau. Ông Năng góa vợ hai năm nay, các con thì ở xa. Ông muốn tìm người phụ nữ khác để bù đắp cho bao lâu nay phải chăm sóc và chiều chuộng người vợ suốt mấy năm trời nằm liệt giường sống đời thực vật sau cơn stroke rồi mới chịu ra đi.
Bà Phượng thì khác hoàn cảnh. Chồng bà mê bồ trẻ, bỏ bê bà. Hai vợ chồng li dị và không con cái....
Bà muốn tìm người đàn ông tử tế, rộng lượng, cùng nhau vui hưởng hạnh phúc sau mấy năm trời cuộc sống gia đình sóng gió làm bà tiêu điều héo hon và có thêm người cùng bà trả cho hết gánh nợ nhà cửa bà đang cưu mang.
Hai tâm hồn cô đơn khắc khoải bỗng gặp nhau cuối đường.
Sau những hình ảnh gởi trao họ hẹn ngày gặp mặt.
Bà Phượng ở nam California, ông Năng ở tiểu bang khác sẽ bay đến Cali. và ở nhà đứa con trai. California của cộng đồng người Việt không xa lạ gì với ông.
Địa điểm hẹn thơ mộng, là một bờ biển đẹp của thành phố Newport Beach .
Bà Phượng đã chuẩn bị kỹ cho lần đầu hội ngộ, mái tóc nhuộm màu hung tươi trẻ, bộ váy aó gọn xinh, cái áo khóac buông lơi trên bờ vai, dĩ nhiên không thể thiếu mùi nước hoa thơm nhẹ nhàng quyến rũ. Không ai có thể tin người phụ nữ này đã 65 tuổi.
Ông Năng đầu đội chiếc mũ kiểu Scotland cổ điển nhưng không bao giờ lỗi thời, cổ quàng khăn màu xám bên chiếc áo sơ mi màu mận chín, ông trẻ trung thanh lịch và tao nhã như một văn nhân đúng như bà Phượng đã hình dung và mơ ước.
Nàng thơ và chàng văn cùng sánh vai đi bộ dọc theo bãi biển, gió biển lồng lộng, tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá rì rào, mùi hương thơm từ hai phía trao nhau theo mỗi cơn gió càng làm hai trái tim thêm mơ màng say sóng dù sóng biển kia chỉ chạm nhẹ theo bước chân họ trên bãi cát mềm.
Chàng đã cầm tay nàng âu yếm hỏi:
- Mình về với nhau nhé?
Nàng dịu dàng ngoan ngoãn như cô gái mới mười bảy tuổi:
- Vâng ạ.
Ông Năng sẽ thu xếp nhà cửa để dọn về California ở chung với bà Phượng vì bà không muốn rời khỏi nơi đây. Thương yêu vợ cách mấy ông cũng đành để bà ở lại rồi thỉnh thoảng về thăm mộ phần chắc bà ấy cũng thông cảm cho.
Bà Phượng muốn ông Năng về ở chung là có ý đồ riêng, hy vọng ông Năng sẽ giúp bà trả góp tiền nhà hàng tháng hay biết đâu ông hào hoa lịch sự móc tiền túi ra trả hết nợ cho bà thì bà sẽ hoàn toàn làm chủ căn nhà này.
Bà Phượng nôn nao chờ đợi người mới, cuộc sống mới với bao hi vọng tràn trề. Mấy bà bạn thân của bà Phượng bàn tán:
- Phượng muốn tìm lại hạnh phúc đánh mất từ người chồng phản bội trước kia đấy
Bà khác thì thực tế:
- Nghe đâu ông này giàu có lắm, chắc Phượng vừa tìm người chồng, vừa tìm người phụ trả tiền nhà.
- Ừ nhỉ, sau khi li dị Phượng lấy căn nhà, tiếp tục trả mortgage, một mình làm sao trả cho nổi.
Một bà khác lại thực tế hơn:
- Tôi như Phượng cứ ở một mình, hoa mộng gì, tình yêu gì ở cái tuổi cuối mùa, ai cũng trở tính trở nết rồi thành “hoa cẩm chướng” của đời nhau.
Ông Năng đã dọn đến ở với bà Phượng sau một buổi tiệc ra mắt họ hàng, con cái và bạn bè đôi bên.
Chẳng biết nhà cửa tiền bạc ông đã tính toán và để nơi đâu, bà Phượng chưa tiện hỏi, ông đến với bà cùng chiếc xe hơi cũ mèm, ông giải thích:
- Chiếc xe mua từ lúc mới tinh đến giờ, là kỷ niệm yêu qúy của vợ chồng anh nên dù cũ anh cũng chẳng nỡ rời.
Ông ăn ở thật có tình có nghĩa.
Bà Phượng cũng khéo léo “khoe” căn nhà tình nghĩa của mình:
- Căn nhà của em cũng thế, mua từ lúc hai vợ chồng hạnh phúc ấm êm, nay dù tình duyên gãy đổ nhưng em vẫn muốn giữ làm kỷ niệm trong đời dù hàng tháng trả mortgage cũng vất vả lắm.
Bà nhấn mạnh:
- Nay có anh về căn nhà càng có ý nghĩa đối với em.
Khi về ở với nhau ông Năng không thể cả ngày đội chiếc mũ flat cap điệu đàng. Thì ra đầu ông bị hói nặng, từ phía trước tới đỉnh đầu không còn lấy một sợi tóc để gió có cớ thổi bay.
Bà Phượng thất vọng nhưng nhìn ngày này qua ngày nọ thành quen và bà tự an ủi thì mái tóc mình cũng bạc và xác xơ dần. Vấn đề chính là ông Năng giàu có và bao dung kìa.
Bà vẫn cố giữ gìn hình ảnh đẹp trước mắt ông, mỗi tháng nhuộm tóc một lần khi màu tóc bạc chớm hiện ra nơi chân tóc đường ngôi.
Khi đã được chồng yêu thì nói gì chồng chẳng nghe theo.
Họ xứng đôi vừa lứa, hai người cùng cảm thấy đủ yên vui hạnh phúc trong thời gian đầu cuộc tình còn mới mẻ.
Chiếc xe cũ của ông Năng từ ngày về California nó thường xuyên dở chứng, nay hư cái này mai hỏng cái khác nằm ì một chỗ, lại thấy ông Năng mang ra tiệm sửa.
Bà Phượng thăm dò góp ý:
- Anh bán xe cũ mua xe mới mà đi cho khỏe thân. Anh thấy xe của em từ ngày anh về đây có hư hỏng gì đâu. Đi gần hay đi xa em đều an tâm.
Ông trả lời cho xong:
- Ừ.. ừ.. để anh tính ..
Nhưng ông vẫn cố xài cái xe cũ cho bằng được dù mấy lần công sửa chắc cũng bằng gía trị rẻ mạt của chiếc xe đã lỗi thời và cũ kỹ. Có khi ông Năng phải mượn xe bà Phượng.
Bà tò mò và thắc mắc nghĩ thầm, tiền bạc của cải ông để dành làm gì mà không lấy ra xài cho những chuyện hợp lý như mua xe? con cái ông đều khá gỉa chúng đâu cần ông để của hồi môn. Hay là ông Năng chưa tin cậy bà nên vẫn giữ của phòng thân?
Sau một năm đời bỗng chẳng bình yên, tai họa ập đến, bà Phượng bị té ngã từ thang lầu xuống đất, vào nằm bệnh viện và về nhà với cái chân bó bột phải nằm trên giường dài hạn...
Ông Năng chăm sóc từ miếng ăn giấc ngủ, từ thay quần áo đến giúp đỡ bà vệ sinh cá nhân.
Trưa nay ông Năng vừa nấu xong nồi cháo thịt, đang lúi húi lục trong rổ bát tìm cái môi để múc ra một bát cháo cho nguội thì bà Phượng nũng nịu nhờ vả:
- Anh ơi trong lúc chờ cháo nguội anh pha cho em ly trà chanh với lại thay cho em cái khăn lau tay khác đi và anh giặt nốt..…..
Chắc lục đục trong bếp nãy giờ mới nấu xong nồi cháo, lại chưa tìm thấy cái môi nên ông Năng bực mình sỗ sàng ngắt ngang:
- Nấu xong nồi cháo đi tìm gia vị hành ngò tiêu ớt đã mệt cả người, chưa kịp xong bà lại sai tiếp. Muốn có ly trà chanh thì bà phải nói hộp trà bà cất nơi nào, chanh bà để nơi đâu và đợi tôi nấu nước sôi pha trà. Bà hành tôi vừa vừa chứ.
Bà hờn mát đổi cách xưng hô:
- Thế mà ông đã hứa sẽ yêu tôi, chiều chuộng tôi đến ngàn đời.
Ông Năng chưa hết bực, quát lên:
- Phải, Nhưng nếu bà không nằm ăn vạ một đống như thế này..
Bà Phượng kinh ngạc và tức tưởi:
- Ối giời ôi, ông ăn nói thô lỗ với tôi thế hả…
Nỗi lòng ông được dịp tuôn ra:
- Tôi thế đấy. Nói thật với bà nhé, suốt năm qua chung sống với bà tôi cố giữ hình ảnh người đàn ông tao nhã, mỗi lần chúng ta sánh đôi ra ngoài đường tôi phải ăn mặc chỉnh tề, quàng khăn lên cổ, đội mũ lên đầu và ăn nói văn hoa cho bà vừa lòng, tôi ngao ngán đến tận cổ rồi.
Bà Phượng bẽ bàng:
- Tôi đang định sau khi khỏi bệnh sẽ thưởng công ông chăm sóc tôi, mua tặng ông mấy cái khăn quàng nữa cho ông tha hồ chưng diện ...
- Thôi khỏi…người ta làm diễn viên lên sân khấu chốc lát là xong vai, còn tôi diễn cả năm trời oải lắm rồi.
- Vậy mà tôi cứ tưởng ông mãi là người trong mộng của đời tôi.
- Thực tế đi bà ơi, ban đầu tôi cũng nghĩ bà là nàng thơ mà tôi may mắn bắt gặp giữa đường đời. Nhìn kìa, bà nằm trên giường bệnh hơn tháng nay tóc tai xác xơ bạc thếch chưa nhuộm và khuôn mặt bơ phờ với những vết nhăn nơi khóe môi, khóe mắt…
Bà Phượng giật mình nhớ ra mái tóc đã qúa hạn chưa nhuộm. Bà cố bào chữa:
- Thì ai gìa mặt không có vết nhăn, đừng có thấy mấy bà tuổi từ 50, 60 trở đi mặt không có vết nhăn mà tưởng họ trẻ lâu, thẩm mỹ viện căng da cả đấy. Còn mái tóc này ư, mai mốt khỏi bệnh tôi sẽ nhuộm lại…
- Thôi khỏi. Điều ấy không quan trọng với tôi nữa.
Bà Phượng mai mỉa:
- Ông nhìn lại ông đi, những lần gặp gỡ đầu tiên ông đội mũ tôi nào biết ông cố tình che đi cái đầu hói. Tôi còn có tóc để chải để nhuộm đỡ hơn ông đấy.
Ông Năng thẳng thừng:
- Ván bài lật ngửa rồi, tôi với bà bất phân thắng bại nghe.
Bà Phượng tủi thân ôm mặt khóc, ông Năng đe dọa:
- Bà có thôi khóc đi không, đừng làm tôi điên máu thêm thì khỏi có trà chanh gì nữa, nước lạnh cũng không luôn…
- Này… này…ông đừng có ….khoe thói vũ phu, chồng tôi khi xưa tuy có bồ bịch lăng nhăng nhưng chưa đối xử vô văn hoá với tôi đâu nhé..
- Này..này..bà nói ai vô văn hoá, hả?hả? vợ tôi khi xưa tuy ốm đau nằm liệt giường nhưng chưa hành hạ tôi tàn khốc như bà nhé…
Bà Phượng giảm tốc độ nức nở, không dám trách ông Năng, dù sao ông cũng đã chăm sóc bà cả tháng nay và còn tiếp tục sau mấy lần tái khám nữa. Bà vẫn cần ông, đang chiêu dụ ông một ngày nào đó sẽ cảm thông và giúp đỡ bà trả tiền nhà. Bà dịu giọng nói như an ủi ông:
- Tôi bệnh rồi sẽ khỏi mà. Chỉ còn một tuần nữa là đủ hai tháng để tháo băng.
Ông Năng vẫn hậm hực:
- Người gìa té ngã gãy xương chưa chết là may. Với lại ai dám bảo đảm là bà sẽ không xớn xác té ngã cầu thang hay trong phòng tắm lần nữa chứ? Tôi lại phải hầu…
- Trời ơi, ông trù ẻo tôi đấy hả? Ông biết chiều chuộng vợ lắm mà, người đàn ông mỗi tuần mang hoa đến mộ phần vợ từng làm tôi cảm động đâu rồi?
Ông Năng cười khan:
- Ai rảnh mà mỗi tuần đi thăm mộ vợ và tốn tiền mua hoa chứ, tiền mua bó hoa tôi ăn tô phở cho sướng thân. Thoát được cảnh hầu hạ bà vợ nằm liệt giường, ai ngờ nay lại phải hầu hạ bà.. .
Bà Phượng được dịp vỡ òa những ấm ức bấy lâu:
- Bây giờ tôi mới hiểu vì sao ông vẫn đi cái xe cà tàng cũ rích, chắc chắn không phải vì nhớ thương hình bóng người vợ cũ, mà vì ông hà tiện, tiền bạc để dành cho nó mục nát ra à, để về bên kia thế giới tiêu xài với ma à?
Bà hăng máu gào thêm:
- Về ở với tôi cái gì ông cũng xài chung xài ké. Hôm nọ mượn tiền tôi mấy trăm đồng sửa xe còn chưa trả đấy nhé
- Nợ tôi sẽ trả, hàng tháng tôi đều đưa bà mấy trăm đồng chứ có ăn nhờ ở đậu nhà bà đâu
Bà Phượng cười khinh khỉnh:
- Vài trăm đồng một tháng của ông chưa đủ tiền một đứa share phòng trong khi căn nhà này mỗi tháng tôi trả mortgage gần ba ngàn đồng bạc.Thế mà đăng lời rao tìm bạn vừa hoa mỹ vừa oai phong lẫm liệt nào ôm hoa đến mộ vợ, nào nhà cửa ổn định, tài chính vững vàng, tinh thần thảnh thơi, bao dung vị tha.…
Ông Năng giải thích:
- Tôi đăng ôm hoa đến mộ vợ cho thơ mộng với cuộc đời, ý tôi muốn nói vẫn thương người vợ cũ, những điều còn lại tôi dí dỏm cho vui chứ không có ý lừa dối ai cả. Tôi nghèo mạt rệp, nhà cửa ổn định là ở diện housing đấy, tài chính vững vàng là tiền gìa lãnh hàng tháng cho đến chết đấy, có bảo hiểm sức khỏe chẳng tốn đồng nào là tinh thần thảnh thơi vô lo đấy. Ở tuổi già không phải lệ thuộc nhờ vả con cái, với tôi thế là qúa sung sướng. Tôi chỉ nói lên sự thật tại bà qúa giàu tưởng tượng mà thôi..
- Thế sao ông không nói huỵch toẹc ra cho tôi biết sớm.
- Tôi tưởng sẽ gặp người tình tri kỷ, ở với nhau sẽ hiểu nhau, nhưng bà chỉ dòm ngó tìm hiểu “gia tài” của tôi làm tôi càng ngại ngùng khó nói. Thôi thì tôi với bà chắp nối không có gì ràng buộc, bây giờ không hợp nhau thì chia tay.
Bà Phượng lại gào lên:
- À, thì ra thế, đằng nào cũng rút lui nên ông không cần che đậy sự giả dối thêm nữa. Ông thách thức tôi đấy hả? Mời ông ra khỏi nhà tôi. Mời ông ra khỏi cuộc đời tôi...
- Bà khỏi phải đuổi tôi cũng chạy bà luôn, tôi tưởng bà là một phụ nữ đã nếm mùi khổ đau sẽ cùng tôi tìm niềm vui cuối đời, nhưng tôi đã lầm và tiếc lắm. Bà biết tôi tiếc gì không?...
- Cuối cùng ông cũng phải tiếc tôi thôi…..
- Tôi tiếc….. đã từ bỏ diện housing ổn định để dọn về đây ở với bà, trở về thành phố cũ tôi phải làm giấy tờ xin lại từ đầu mất nhiều công sức lắm. Bà rõ chưa…
Ông Năng trở về thành phố cũ của ông. Vài tháng sau bà Phượng đọc thấy lời rao tìm bạn bốn phương của ông lại xuất hiện trên báo, lần này ông kinh nghiệm đăng rất thực tế rõ ràng : “Người đàn ông nghèo và cô đơn luôn mơ ước có tiền để mua hoa mỗi tuần đến thăm mộ vợ, 70 tuổi, nhà ở housing, tiền gìa, medicaid đầy đủ. Muốn tìm một phụ nữ để tri kỷ, để yêu thương nhau suốt quãng đời còn lại” .
Thôi thì bà cũng cầu mong ông Năng tìm được một người tình tri kỷ, nếu không thì cũng vớ được một bà gìa handicap hay bà nhà quê chán con chán cháu đang ăn welfare muốn tìm chồng ra ở riêng, may ra sẽ ở với nhau lâu dài.
Còn bà, bà sẽ cho share phòng để có thêm lợi tức trả tiền nhà và yên phận sống một mình. Tìm được một tình yêu đã khó bà không mong gì tìm một lúc được cả tình lẫn tiền ở cái tuổi gìa này nữa.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( November, 16, 2017 )
Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018
Gợi Giấc Mơ Xuân
(Những bài thơ cảm xúc từ Ảnh của Paulle Minh)
Bài Xướng: Gợi Giấc Mơ Xuân
Gợi giấc mơ xuân đỏ nhánh đào
Hương ngày đuổi gió thoảng trên cao
Tơ rơi ngõ trước vàng hiên nắng
Mộng áo ai xưa thắm sắc đào
Mùa nay đã rụng cánh về đâu
Nước cuốn hoa trôi khuất bóng mầu
Bến cũ! Hai tà thêu đoá nở
Đào xuân vạt tím lụa giờ đâu
Gợi giấc mơ xuân nhớ một người
Nhị (Cố Quận)
***
Các Bài Họa:
Gợi Giấc Mơ Xuân
Gợi giấc mơ chi tủi má đào
Tan tành hy vọng vẽ vời cao
Bên song một bóng soi nhân ảnh
Lặng lẽ sầu riêng bạc phận đào
Ngày đi lữ khách nhớ gì đâu
Tan tác hoa rơi úa sắc màu
Hiên vắng nửa vầng trăng héo hắt
Xuân về cánh nhạn biết tìm đâu
Gợi giấc mơ xuân nhắc nhớ nguời
Kim Oanh
***
Giấc Mơ Xuân***
Giấc mơ xuân, đỏ thắm cành đào
Thoảng gió theo về tự dốc cao
Rơi rụng tả tơi hoa héo nụ
Xui ta chạnh nhớ...má hồng đào
Những cánh đào mơ, giờ ở đâu??
Hoa xưa tan tác có phai màu ?
Bên hiên trăng sáng soi bàng bạc
Chợt hỏi tình xuân giạt chốn đâu?
Giấc mơ Xuân nhớ gọi tên người
Song Quang
Mưa Đêm Cuối Năm
Đêm Gặp Hồn Thơ
Nghe hồn sương lạnh ngấm vào thơ
Lung linh mấy vận lòng xao xuyến
Đắm đuối đôi câu bút dật dờ
Thấp thoáng tiên nga tìm đến mộng
Chập chờn tục sĩ lạc vào mơ
Nàng thơ kia hỡi đâu là thực
Quyến rũ xui ta khó hững hờ.
Quên Đi
***
Thơ thẩn đêm mưa
Trắng đêm thao thức bởi nàng thơ
Tí tách mưa khuya ,khó hững hờ
Kiếm vận năm vần gieo ý mộng
Tìm câu tám chữ dắt tình mơ
Đôi dòng tâm sự còn vương vấn
Mấy nẻo phiêu linh đã mịt mờ
Thầm nhắc khi nào ta sẽ gặp
Được người thương ấy ...đến bao giờ ??
Song Quang
***
Nàng Thơ Liêu Trai
Nhớ em lạnh lẽo dưới trăng mờ
Trằn trọc thâu đêm cảm tác thơ
Người ở Đô Thành sao quạnh quẽ
Mình đi Đà Nẵng lại bơ vơ
"Liêu Trai" thấp thoáng nàng tiên ảo
"Chí Dị" mơ hồ bóng dáng mơ
Đêm tối cô đơn mưa rả rích
Năm cùng tháng tận Tết ai ngờ !
Mai Xuân Thanh
Ngày 18 tháng 01 năm 2018
Bà Cóc Nội
Trong gia đình, cha tôi thứ tư. Tôi còn có một bác trai thứ hai đang định cư tại Mỹ. Bác ấy có vợ là một du học sinh người Nga. Vợ chồng bác có 2 con, một gái và một trai, đã đi học. Ngoài ra, tôi còn có ông bà Nội và 4 bà cô, đã có gia đình ổn định. Đa số các bà cô là giáo viên.
Ba tôi có vợ hơi trễ. Tôi chào đời trong sự tưng tiu của cả một đại gia đình. Vì tôi là cháu nội trai đích tôn đầu tiên, nên ông nội rất thương yêu tôi. Ông chụp cho tôi không biết cơ man nào là hình ảnh từ ăn đầy tháng đến các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, người thương tôi nhất không phải ông Nội, không phải Ba Mẹ mà lại là bà Cóc của tôi. Có lẽ tại vì hoàn cảnh : Ba hành nghề tài xế, Mẹ buôn bán ở chợ suốt ngày, nên mọi sự săn sóc ở nhà do một tay bà Cóc chu toàn. Từ đút cơm khi còn bé đến tắm rửa cho tôi mỗi ngày.
Bà Cóc là người đàn bà lao động ruộng đồng sau khi có chồng. Sống trong lam lũ và vất vả của việc đồng áng thường xuyên. Hai bàn tay bà chai sần. Nước da rám nắng, phong trần pha lẫn với những đốm đen đồi mồi trên hai tay của người già.
Gia đình bà Cóc tôi ở một vùng quê chỉ cách chợ Cái răng ( Cần Thơ ) khoảng 2 cây số. Chung quanh nhà là 8 công vườn xưa đủ loại cây trái tạp nham như : xoài, dừa, cau, nhản, chuối, tre, dâu, cóc, ổi, bưởi, sầu riêng và nhất là tre.…Bà luôn nói rằng không gì bằng trồng tre. Dễ trồng. Bán tre người mua tự đốn. Trồng tre không sợ mọi người ăn cắp và nó cho mụt măng ăn rất ngon.
Tối ngày bà Cóc ở ngoài vườn và rất chịu khó. Chỉ cần thấy một trái dừa bị sóc ăn rơi xuống mương vườn là bà Cóc nhảy xuống quăng lên bờ. Đợi khi rảnh gom về chặt làm tư, phơi khô làm củi. Nếu vô tình thấy một con cá bóng dừa trong trái dừa lủng là y như rằng Nội lấy rổ ào xuống mương đi bắt cá. Chính những hành động ham thích lao động của bà Cóc làm cho bà thấy già đi trước tuổi…
Khi tôi bắt đầu đi học và có em, Ba Mẹ tôi xin ra riêng về sống tại xã An Bình để cho Mẹ có điều kiện buôn bán, chạy hàng cung cấp cho bạn hàng ở chợ. Ba cũng nói thêm là để chúng tôi có điều kiện đi học gần nhà. Lúc đã chuyển nhà đi, người bị hụt hẩng không phải ai khác mà là bà Cóc. Bà luôn tìm nguyên nhân nào đó như : đi bán vài nãi chuối sẵn qua thăm cháu cóc, và nói Cóc nhức mõi quá lên chợ mua thuốc sẵn qua đây thăm con… Bà luôn cầm theo vài trái ổi hoặc khi là vài cái bánh lá dừa để tận tay trao cho tôi.
Lúc đầu, khi xa bà tôi cũng thấy nhớ bà Cóc nhưng dần dần tôi như quên đi khi được tiếp xúc với nhiều bạn mới, hoàn cảnh mới nhất là khi được hưởng những trò chơi lạ, hấp dẫn trên Internet…
Thỉnh thoảng, tôi rủ vài thằng bạn cùng lớp đạp xe về thăm bà Cóc. Gặp tôi, bà mừng lắm. Bà luôn bắt ở lại ăn cơm và lăn xăn cho những ý tưởng chuẩn bị của mình. Có cái lạ là khi về bên bà Cóc, tôi với chúng bạn ăn cơm nhiều lắm và rất ngon.
Chúng tôi thường tắm sông, hái dừa, bẻ cóc và đôi khi tát cá trong các mương vườn. Bữa cơm bà Cóc dọn ra luôn là mắm chưng cá lóc bầm đôi khi với ít miếng thịt heo nhưng thường là trứng vịt, canh bông sua đủa hoặc rau dền. Đôi khi có cá ròng ròng kho tiêu mà bà Cóc phát hiện chúng ngớp ngoài mương vườn. Nhiều lúc tụi tôi quậy mương bắt tép vào bà Cóc chấy khô rất mặn nhưng ăn rất ngon… Có lần bà Cóc dọn lên 1 nồi cháo gà. Tội nghiệp con gà trống tơ trong bầy phải hy sinh vì chúng tôi hôm đó. Nhưng rồi tôi cũng quên con gà đi vì nồi cháo ngon quá…
Tuần nào chúng tôi không về thăm bà Cóc là y như rằng trưa hoặc chiều hôm đó bà Cóc lội bộ qua thăm tôi. Và lúc nào cũng như lúc nào tôi luôn có quà của bà Cóc…
Nghe nói trước tháng 4/75. bà Cóc là thành viên của nhóm Hưng Cỗ Văn Đàn tại Cần Thơ với bút hiệu Bạch Liên nữ sĩ. Dù bà Cóc chỉ học hết tiểu học thời Pháp nhưng bà Cóc rất thông minh, giỏi làm thơ và nói rành tiếng Pháp, tiếng Quảng, tiếng Tiều. Vì ông Cóc Ngoại là người Quảng, bà Dì lấy chồng Tiều ở chung nhà nên bà Cóc nói chuyện rất lưu loát.
Bà Cóc thường kể rất buồn phải nghỉ học vì bà Cóc Ngoại mất. Bà phải ở nhà – con gái mà – học nhiều cũng phải lấy chồng. Đó là quan niệm xưa cháu ạ. bà Cóc kết luận…Bà Cóc ở nhà lảnh đồ thêu cho đến khi lấy chồng…
Bà Cóc làm thơ hay và nhanh nhất trong nhóm đến nỗi các cụ như Nguyễn văn Đối, Nguyễn tài Năng, Nguyễn sanh Kim phải bái phục.
Có một lần, nhân dịp xây dựng xong trường Trung Học Cái răng tại Đầu Sấu (bây giờ là PTTH Nguyễn việt Hồng) được ông Đại tá Mã sanh Nhơn, tỉnh trưỡng tỉnh Phong Dinh đến cắt băng khánh thành. Lúc đang nói chuyện với Thầy cô giáo , cha mẹ học sinh đột nhiên ông đọc một bài thơ thất ngôn bát cú và mời các cô giáo dạy Văn họa lại. Không ai dám lên. Ông đại tá thách cả hội trường. Bà Cóc xin phép lên máy vi âm đọc lại y chang bài thơ ông đại tá xướng và đọc bài thơ mình vừa họa vận. Quá ngạc nhiên ông đại tá và bà Cóc xướng họa bằng cách viết lên bảng đen gần 2 tiếng đồng hồ. Cuối cùng ông đại tá xin thua. Vào bàn tiệc, ông đại tá mời bà Cóc ngồi một bên và hỏi bà là ai ? Bà Cóc hỏi lại phải đại tá họ Mã không ? Ông nói đúng rồi. Bà Cóc cho biết lúc còn tiểu học bà là bạn cùng lớp với ông đốc Mã sanh Long ở Cái Răng. Ông đại tá đứng dậy nghiêng mình :” Mã sanh Long là anh trai của tôi, tôi chỉ là đứa em út bất tài của người. Tôi quấy quá, không biết bà là bạn của ông anh tôi. Xin bà thứ lỗi !“...
Những năm gần đây bà Cóc bị tai biến và không còn qua thăm tôi nữa. Hàng tuần, gần 2 năm nay, ông Nội tôi hẹn vào Chủ nhật lúc 10 giờ sáng đến 11 giờ là tổ chức bữa cơm cùng ăn chung với bà Cóc. Tất cả 4 bà cô và nếu có các ông dượng càng tốt không được viện lý do gì vắng mặt. Lệnh của ông Nội tôi được các bà cô tôi chấp hành rất nghiêm chỉnh.
Ông Nội tôi bế bà Cóc ngồi đầu bàn, có chêm gối chung quanh. Bốn bề là các bà cô cùng ăn cơm. Bà Cóc vui lắm. Nhưng tiệc vui rồi cũng có lúc tàn. Đến gần chiều, Nội tôi và các bà cô ra về, bà khóc.
Những ngày đầu khi bà Cóc dự buổi cơm đầu tiên, bà Cóc kêu tôi lại và đọc cho tôi chép một bài thơ, như sau:
Tự Thán
Thà thác còn hơn sống thảm phiền
Đau sầu căn bệnh cứ triền miên
Trung quân hiếu phụ ghi thành sử
Tứ đức tam tòng vẫn chính chuyên
Con cháu ngày nay đều hiển đạt
Cũng nhờ đức mẫu được bình yên
Mặc ai mưu sĩ trời soi xét
Hưởng lộc an vui phỉ ước nguyền.
Đau sầu căn bệnh cứ triền miên
Trung quân hiếu phụ ghi thành sử
Tứ đức tam tòng vẫn chính chuyên
Con cháu ngày nay đều hiển đạt
Cũng nhờ đức mẫu được bình yên
Mặc ai mưu sĩ trời soi xét
Hưởng lộc an vui phỉ ước nguyền.
Bà Cóc Nội
Đây là bài thơ cuối cùng bà Cóc đọc cho tôi chép. Mấy lúc sau này, bà Cóc cũng kêu chép nhưng câu thơ đứt khúc, không tròn ý và thường bỏ lửng giữa chừng vì chứng quên đột ngột làm bà Cóc ngồi ngơ ngẩn, như không còn nhớ chuyện đang đọc cho tôi chép một bài thơ.
Năm rồi, tôi lên Sài Gòn học. Cố gắng lắm 2 tháng tôi về thăm Ba Mẹ một lần. Lần nào cũng vậy, tôi dành gần hết thời gian qua thăm bà Cóc của tôi.
Tuần rồi, tôi về thăm bà Cóc, bà lúc nầy nằm một chỗ. Không còn phát âm được. Tôi đến. Bà Cóc dùng bàn tay đập đập dưới chiếu cạnh bên như ý bảo tôi ngồi xuống. Cặp mắt Nội long lanh nước mắt. Miệng ú ớ, bàn tay bà Cóc túm chặt lấy tay tôi. Bà Cóc chỉ còn biểu lộ tình cãm với tôi bằng đôi mắt còn tôi thì nấc nghẹn, nước mắt lưng tròng...
Tôi trở về Sài Gòn với một tâm trạng bi thãm như vừa mất bà Cóc. Nhưng không, bà Cóc tôi vẫn còn đó. Chỉ có từ đây, tôi không còn nhận quà đơn sơ của bà Cóc mà thôi. Không còn ăn những bữa cơm với mấm chưng do bà Cóc tự làm. Hoặc tôi không còn ngồi cạnh trò chuyện với bà Cóc... Nhưng có điều, tôi chắc chắn là tôi sẽ luôn về thăm bà Cóc nhưng không biết được mấy lần nữa đây. Có ai dám quả quyết rằng lần sau tôi về còn gặp lại bà Cóc của tôi... ?! Thật tình tôi không dám nghĩ tới khi về mà không có bà.
Bà Cóc ơi! Bà Cóc hãy ráng sống thêm vài năm nữa nghe bà Cóc. Con thương bà Cóc nhiều lắm.
Dương Hồng Thủy
(18/01/1995)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)