Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Nhỏ Ơi! - Sáng Tác Quang Nhật - Tiếng Hát Chí Tài

Bản nhạc là một gợi nhớ về thuở đi học,những lần theo đuổi rồi hẹn hò,vui buồn tuổi mới lớn.Những kỹ niệm một thời khó quên ,của những ai đã có thời đi học như thế,để bắt gặp hình dung lại hình ảnh của chính mình ngày xưa...


Sáng Tác: Quang Nhật
Tiếng Hát: Chí Tài
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Vô Thường



Đời người tịnh thể vô tâm
Sáng soi bờ giác, trăng rằm tỏa hương
Hồn len vào ngõ vô thường
Qua rồi mê đắm, hoàn lương trở về..

Bùi Thanh Tiên

Ngày Xưa Thân Ái



(Tưởng nhớ chị Lệ Thu quán cafe Bắc Hương Pleiku 1970-1973)

Em về đây bao nỗi nhớ nhung
Đường cũ nhà xưa mòn in dấu
Bóng Lệ Thu biền biệt nơi đâu

Ngỏ câu tâm sự khó vơi sầu
22 tháng 8 đầu mưa ấy
Quẳng thương lòng, lấy gánh nặng vai
Buồn diệu vợi,hoài công xuất giá

Người toan tính bằng lời dối trá
Cả phũ phàng bão táp ập lên
Đôi vai nhỏ bên bờ vực thẳm
Nấm mồ xanh con đẵm lệ rơi

Đời chị đó có gì hạnh phúc
Hy sinh mình lo lúc còn thơ
Đàn em nhò ngu ngơ khờ dại
Mãi xa rồi làm ai tiếc nuối

Mong đất lành suối ngọt ngang qua
Hoa Cúc nở dấu màu em biết
Chị em mình viết lại chuyện xưa
Ngày thân ái mưa vừa kỷ niệm

Trà Bắc Hương tiết kiệm quá trời! *

Đêm Pleiku 9-8-2010
Lê Kim Hiệp
* Mỗi tách cafe chỉ được một tách trà Bắc Hương

Mơ Thu


Thơ: Tuyết Nga
Thơ Tranh: KimOanh

Những Vầng Thơ Nối Tiếp:

Như xưa đẹp mối duyên đầu
Khắc tên lên lá đẹp màu sắc son (Kim Oanh)

Nhưng tình em đã nhạt mòn
Riêng ta tàn mộng héo hon lòng này
Nỗi lòng biết tỏ cùng ai
Kẻ nơi gác nhỏ người ngoài chân mây (Quên Đi)

Đêm đêm ngắm ánh trăng gầy
Mơ về nơi ấy lòng đầy nhớ thương... (Tuyết Nga)

Tinh mơ xác lá ngập đường
Cây trơ tình trụi tỏ tường thu hay?(Kim Oanh)

Lá rơi xuống cõi mộng nầy
Phơi trong vạt nắng hình hài phù sinh (Du Tử Huỳnh) 

(Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp-Vĩnh Long& Cựu Học SinhVị Thanh-Hậu Giang)

Bâng Khuâng



Bâng Khuâng

Sao em rũ bỏ ngày xuân mộng!
Dẫu biết tình riêng chẳng nhuộm hồng
Đã trải bao chiều say ngóng đợi
Đang còn nỗi nhớ gửi chờ trông
Hờn chi những mảnh màu phai sắc
Nỡ để hôn hoàng tuyết lạnh đông
Mở ngõ lòng ta chào gió lạ
Chờ nghe rộn rã trái tim nồng!

Nguyễn Đắc Thắng
***
Tình Vẫn Như Xưa

Thuở nhỏ hồn nhiên trong tuổi mộng,
Vào đời năng động sớm mai hồng.
Thanh niên hăng hái bầu tâm huyết,
Thiếu nữ nhiệt tình cũng đợi trông.
Đôi bạn thân nhau từ dạo ấy,
Cặp bồ hỏi cưới cuối mùa đông.
Thoi đưa mấy chốc đầu đà bạc,
Tình vẫn như xưa sưởi ấm nồng!

Mai Xuân Thanh
Ngày 04 tháng 05 năm 2016
***
Lưu Luyến
(Liên Hoàn Đảo Vận)

Chờ nghe rộn rã trái tim nồng
Sưởi ấm những ngày rét cuối đông
Gió bấc lạnh lùng ào ạt đến
Nắng xuân ấm áp mỏi mòn trông
Lòng sao luyến tiếc thời son trẻ
Dạ mãi in sâu tuổi dại hồng
Chẳng biết người đi giờ có nhớ
Hay là kỷ niệm chỉ bằng không.

Quên Đi
***
Thăm Mãi Tình Già
Tặng các đôi vợ chồng già

Tuổi lão tràn đầy bao ước mộng
Dù đời đã bớt sắc tươi hồng
Tình yêu chung thuỷ cùng chia sẻ
Hạnh phúc êm đềm vẫn ngóng trông
Quạt mát chuyền tay trong buổi hạ
Chăn nồng chia ấm giữa đêm đông
Thời gian càng ít càng trân quý
Giây phút bên nhau mãi mặn nồng

Phương Hà


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Có Những Niềm Riêng - Nhạc Sĩ Lê Tín Hương - Nguyễn Toàn


Thơ & Thơ Tranh: Kim Oanh


 Sáng Tác:Nhạc Sĩ Lê Tín Hương 
Tiếng Hát:Nguyễn Toàn
Thực Hiện PPs: Đặng Hùng

Vùng Đất Biển Quê Tôi


Em ơi nhớ buổi chiều tàn,
Ngỡ ngàng nắng gắt lang thang ưu phiền.
Núi xanh triền dốc bóng nghiêng,
Khóc thầm se thắt nỗi niềm hoang mang.
Quê hương non nước mây ngàn,
Tim đau biển chết muôn vàn tiếc thương.
Tình làng nghĩa xóm vấn vương,
Còn đâu mộng đẹp uyên ương năm nào!
Hè nay xúc động nghẹn ngào,
Thuyền không bắt cá dâng trào tâm cang.
Nỗi niềm trống vắng mênh mang,
Đêm về lẻ bóng lỡ làng duyên tơ...
Mong sao mạch sống ven bờ,
Thái Bình Dương lặng giấc mơ an lành!
Hạ về phượng vĩ chờ anh,
Cá tôm chài lưới biển xanh mõi mòn!
Bà con nước mặn héo hon,
Hết đường sinh lộ sống còn làm thuê...
Áo cơm khăn gói bỏ quê,
Ly hương đất khách ủ ê tấc lòng...
Đêm ngày cầu nguyện ước mong,
An ninh, gạn đục khơi trong vẹn tình...

Mai Xuân Thanh
Ngày 16 tháng 05 năm 2016

Thu Biệt



Sáng nay mưa tạt qua thành phố
Còn đọng cửa gương mấy giọt dài
Lá vàng sót lại dăm ba chiếc
Lạnh lùng gió cuốn sắc thu phai

Mưa tự phương nào mưa đến đây
Bàn tay khôn vén được chân mây
Trời thu ai nhuốm màu hiu hắt
Khản cổ trong sương quạ gọi bầy

Nếu mưa có ghé qua vườn cũ
Xin chở giùm theo những ngậm ngùi
Con sông từ độ chia nguồn nước
Lặng lờ năm tháng một dòng xuôi

Nước xuôi qua mấy bờ lau lách
Lòng vẫn xanh hoài bóng núi xưa
Mặt nước êm đềm ngày nắng hạ
Là lòng đau buốt buổi thu mưa

Thu nhuốm u buồn tự cổ sơ
Lá vàng tan tác rụng trong thơ
Quan san ai vẽ màu chia cách
Mưa thu giăng mắc lạnh đôi bờ.

Khánh Hà

Cách Tự Làm Nước Mắm Tại Nhà

Vì tình hình sức khoẻ chung, Thu Hà mới nấu nước mắm xong rất ngon.
Đưa lên Internet cho bà con ai cần thì dùng.
Đừng mua nước mắm nữa,



Cách làm 1:

- 300ml nước
. 50 g đường ( khoảng 3 muỗng canh) em xài 1 muỗng đường dark Brown như trong hình cho có màu như nước mắm
- 10g muối. ( 1 muỗng cafe đầy)
- 2 muỗng canh giấm táo

Nấu sôi bỏ vô keo cất. Chừng nào muốn ăn bỏ thêm tỏi ớt

Gia giảm tuỳ theo bà con ai muốn ăn đậm đà hơn

Cách Làm 2:

Ai muốn ăn đậm mùi cá mắm thì nấu
- 2 cái đầu tôm với 350ml nước,
- xong lấy phần nước trong 300ml nấu với muối đường như công thức trên.

Thu Hà
Australia 20-5-2016

Xế Chiều Giọt Nắng Lung Linh...Để Tàn



Bất ngờ gặp lại người xưa
Như cơn nắng hạn gặp mưa rào rào
Cầm bàn tay ấm ngọt ngào
Thương em ngày tháng gầy hao nụ cười

Nhớ ly xí muội chia đôi
Trái me chia nửa chua bồi hồi chua
Tóc bay gió nhớ thương lùa
Thu vàng lá hẹn vừa nghiêng qua

Nhớ khi ly biệt tình xa
Khăn nào lau hết lệ nhòa gió trăng
Nụ hôn lần cuối ăn năn
Môi còn thơm mãi son dầm tình em

Nhìn nhau rớm giọt lệ mềm
Gặp nhau tình biết đáp đền chi đây
Đắng cay đã trót đắng cay
Trái ngang đã biết bao ngày trái ngang

Qua sông lỡ chuyến đò sang
Chồng con em đã...lỡ làng đành thôi
Thương em buồn bạc bờ môi
Đau con sóng vỗ ngậm ngùi vần thơ

Gặp em một buổi bất ngờ
Con tim thức giấc ngu ngơ nhịp tình
Vẫn là say ánh mắt nhìn
Xế chiều giọt nắng lung linh...để tàn

Trầm Vân

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Dáng Thu Xưa


         (Thu Melbourne)

Em Dáng Xưa

Ai vẫn âm thầm mơ dáng xưa!?
Chiều thu lối cũ gió giao mùa
Phương trời cách biệt hồn thu chết
Từ độ thu về một nỗi riêng

Lỗi hẹn đôi tim chuyện chúng mình
Chôn vùi hồi ức bụi thời gian
Ngổn ngang nhung nhớ dần phai nhạt
Tiếng khóc bạc lòng vơi đớn đau

Bước vội tìm nhau để mất nhau
Bài thơ dĩ vãng của hôm nào
Hương thu áo não tình thu chết
Mộng dệt khung sầu những tái tê

Mỗi độ thu về một nỗi riêng
Làm sao chôn chặt lấp ưu phiền
Chiều thu lối cũ còn mong mỏi!?
Thầm hỏi ai chờ em dáng xưa

Kim Phượng
***
Dáng Thu Xưa

(Từ Em Dáng Xưa của Kim Phượng)

Bất chợt em về trong giấc mơ
Mưa Thu chết lặng ánh sao mờ
Giang tay chào đón người quen cũ
Hớn hở tâm hồn ngập ý thơ.

Buổi sáng rừng Thu lá chuyển mình
Đêm qua mưa lạnh vành môi xinh
Hóa ra giấc mộng từng đêm đó
Ảo ảnh anh ôm một đóa quỳnh.


Từ thuở em đi ta mất nhau
Dãi dầu mưa nắng úa hoa đào
Dáng em thon thả trong chiều vắng
Có còn ẻo lả bước đi mau ?

Cảnh Thu bên đó chắc em buồn
Nơi chốn quê nhà đang cuối Xuân
Mong lắm gió về mang em đến
Hình hài mềm mại dáng Thu xưa.

Dương Hồng Thủy

Một Sáng Sương Thu Sau Vườn

           Sáng sớm sương thu đìu hiu sắc
           Lá vàng không giữ chặc mùa rơi
             Tiếng dương cầm trầm bỗng xa xôi
         Như thầm gọi mùa đừng... vội vã
Để thu em rộn rã hương đời
Nhưng ...........
lá vẫn rơi ... chậm chạp.. im lời
Mùa............ 
vẫn lạnh sương rơi ...vai gầy guộc nhỏ
(KimOanh)











Kim Oanh
Thu Melbourne 5/2014

Luận: Thân-Thể!



Thân với Thể gọi là Thân-Thể
Thân-xác người, ta gọi xác-Thân
Thế nên Thân chính là Thần
Thể là Thể xác, thuộc phần cân đo

Có sự sống! Thân do trú Thể
Thân xuất rồi thì Thể trống không
Thân vào một cõi mông lung
Thể ra nghĩa địa, xác cùng rữa tan

Buông tay trắng, đâu bàn thế sự
Bả vinh hoa cũng tự thả trôi
Tiếc cho Thân bỗng chơi vơi
Cõi mông lung ấy chẳng nơi bến bờ!

Trong thể xác Thân là Thần trí
Tạo tinh thần, khí phách buồn vui
Quý Thân thì phải luyện tôi
Biết yêu xác Thể phải rời độc Tham

Sân, Si vốn chứa toàn độc tố
Khiến xác Thân nhiễm khổ trần ai
Thương Thân phải biết đúng sai
Tu Thân tránh nhiễm nghiệp tai ác này

Thân vô nhiễm Thể-Thân tươi sáng
Khí tinh thần phát sáng hào quang
Sống đời thanh thản an nhàn
Hồi hương có chốn, có đàng trú Thân

Phần Thể xác hư không đại thể
Cõi khởi đầu vô thủy, vô chung
Vô thường, vô ngã không cùng
Thân rời cõi tạm, thủy chung viên hoàn.

Nguyên Khang.
Nhân lễ Phật Đản
11/04 Bính Thân


Vị Trí Của Đồng Nai Cửu Long Trong Lục Địa Đông Nam Á


Ngày nay khi nói “Đông Nam Á” (Southeast Asia) là người ta nghĩ đến vùng địa lý bao gồm các nước: Miến Điện (Myanmar), Thái Lan, Mả Lai, Miên (Cambodia), Lào, Việt Nam, Nam Dương, Phi Luật Tân, Singapore, và Brunei. Trong 10 nước vừa kể có một quốc gia rất quan trọng nhưng có diện tích rất nhỏ, không hơn một thành phố lớn, đó là Singapore, và một quốc gia khác rất ít được biết đến, nằm trong Nam Dương quần đảo, với dân số không hơn nửa triệu đó là Brunei Darussalam. Rồi sau năm 1999 lại có thêm quốc gia East Timor cũng thuộc Nam Dương quần đảo, vừa được tách ra sau một cuộc trưng cầu dân ý, với một dân số chưa tới một triệu (khoảng 800 ngàn dân). Người ta thường phân biệt hai khu vực khác biệt của cả vùng Đông Nam Á: khu vực lục địa (đất liền), và khu vực quần đảo hay đại dương. Phần lục địa bao gồm các nước Miến Điện, Thái Lan, một phần của Mả Lai, Singapore, Miên, Lào và Việt Nam. Vùng đại dương bao gồm Nam Dương, Phi Luật Tân, một phần khác của Mả Lai, East Timor và Brunei. Hai khu vực này, trên 10 ngàn năm trước khi còn thời băng giá, lúc nước biển còn thấp, đều cùng nằm trên một dãy đất liền với nhau cho nên các loại cây cỏ, muông thú đều giống nhau. Hết thời băng giá, nước biển dâng lên cao dần, tách rời vùng quần đảo ra khỏi vùng đất liền làm thành hai khu vực khác nhau như ngày nay.

Về phương diện địa lý và văn hóa, Đông Nam Á trên đất liền hay Đông Nam Á Lục Địa, nằm giữa hai nước lớn, và giữa hai nền văn hóa xuất phát từ hai nước đó là Trung Hoa và Ấn Độ. Đây là hai cái nôi văn hóa lớn của Á Châu và khu vực Đông Nam Á Lục Địa nằm giữa hai cái nôi văn hóa lớn đó. Địa danh đúng của khu vực này là Indo-China (Ấn-Trung) hay Indochinese Peninsula (Bán Đảo Ấn Trung), nghĩa là vùng bán đảo nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Nhưng vì người Pháp đã dùng chữ Indochina (mà người Việt thường dịch là Đông Dương) thu hẹp để chỉ ba nước Việt, Miên, Lào, dưới sự đô hộ của họ thành ra các nhà văn hóa học đã không dùng lai địa danh này cho cả vùng mà phải dùng chữ Đông Nam Á để tránh lầm lẫn. Thời xưa người ta còn gọi vùng này là “Golden Peninsula” (Bán Đảo Hoàng Kim) và bao gồm các nước Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cambodia, và Việt Nam, không có Mả Lai trong đó, vì Mả Lai được xem là thuộc về khu vực quần đảo. Các nước nằm trong khu vực Bán Đảo Hoàng Kim hay Bán Đảo Ấn Trung này đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của một trong hai nền văn hóa lớn ở đây là Ấn Độ và Trung Hoa. Theo nhiều nhà văn hóa học Tây phương thì các nước Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cambodia nhận ảnh hưởng Ấn Độ trong khi Việt Nam nhân ảnh hưởng Trung Hoa nhiều hơn. Các nước chịu ảnh hưởng Ấn Độ thường được gọi là “Indianized States”(các nước Ấn Hóa).

Ấn Trung (Indochina) theo đúng nghĩa Bán Đảo Ấn Trung (Indochinese Peninsula) là điểm gặp gỡ của nhiều giống dân khác nhau, va chạm nhau, pha trộn nhau, và từ xa xưa là nơi hai nền văn hóa chính của Á Châu đụng đầu nhau. Ở khu vực Ấn Trung hai nền văn hóa này biến đổi ít nhiều khi chúng tiếp xúc với xã hội bản địa. Văn hóa kết quả của những biến đổi đó sau này lại được biến cải thêm do những ảnh hưởng ngoại lai như Phật giáo từ Tích Lan, và văn minh Âu châu. [“. . . Indochina, in the sense of the Indochinese Peninsula. . . is a crossroads where the most diverse racial groups came into contact with each other and mixed with each other, and where since ancient times the two main civilizations of Asia have confronted each other. In Indochina these civilizations were transformed, in varying degrees, through contact with the indegenous societies, and the civilizatins resulting from this contact reacted upon each other and were subsequently enriched or changed by later influence from abroad, such as Buddhism from Ceylon, and European civilization.”, Georges Coedès, The Making of South East Asia.] 

Bán Đảo Ấn Trung hay Lục Địa Đông Nam Á là vùng đất phức tạp, có nhiều quốc gia khác biệt về địa hình, đất đai, dân tộc và văn hóa. Tuy nhiên dưới bề ngoài nhiều khác biệt đó, khi ngược dòng lịch sử người ta có thể tìm thấy ở bề sâu có sự tương cận giữa các quốc gia này về địa lý và văn hóa. Hầu hết các nước này( Miến Điện, Thái Lan, Miên, Lào, Việt Nam) đều nằm trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng nặng nề của Châu Á gió mùa. Phần đông dân chúng ở các nước này đều sống về nghề nông và chia thành hai nhóm, nhóm trồng lúa nước ở những ruộng thấp (thảo điền), và nhóm dân tộc thiểu số làm ruộng rẩy trên vùng đất cao (sơn điền). Về tín ngưởng phần đông dân chúng ở vùng đất thấp theo Phật giáo. Đời sống của con người ở đây tùy thuộc rất nhiều ở mùa mưa lủ và những sông rạch chằng chịt. Những con sông lớn như sông Irrawady và Salween ở Miến Điện, sông Chao Phraya ở Thái Lan, sông Hồng ở Bắc Việt, và sông Mekong ở đất Lào, Miên và Việt Nam, cùng với bao nhiêu kinh rạch khác là những hệ thống giao thông vô cùng tiện lợi, lại là hệ thống cung cấp nước đầy đủ cho các cánh đồng ruộng cũng như vườn tượt quanh năm, và hơn nữa còn là nguồn cung cấp tôm cá thật phong phú cho đời sống con ngưới. Có thể nói sông nước là mạch sống của người dân Bán Đảo Ấn Trung ở vùng đất thấp. Đi đâu người ta cũng gặp được những ruộng lúa xinh tươi, những khu vườn cây trái dủ loại của vùng nhiệt đới, những bửa ăn có cơm làm món chánh với đồ ăn nhiều gia vị.

Bán Đảo Ấn Trung là vùng gặp gỡ qua lại của những đường giao thương quốc tế ngay từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất, giữa Ấn Độ và Trung Hoa, và sau này trong các thế kỷ gần đây giữa nhiều nước Âu Tây, và Á Châu. Các tôn giáo lớn trên thế giới đều có dấu ấn ở trong vùng: Phật giáo Tiểu Thừa ảnh hưởng xuống phía Nam qua các nước Ấn hóa. Phật giáo Đại Thừa ảnh hưởng ở phía Bắc đến Việt Nam, pha trộn với Lão giáo và Khổng giáo. (Hồi giáo chỉ có mặt nhiều ở bán đảo Mả Lai). Thiên Chúa giáo có mặt sau này ở nhiều nước (nhưng là tôn giáo số một của Phi Luật Tân). Bên cạnh các tôn giáo lớn, tín ngưởng bình dân và sự thờ cúng ông bà vẫn được nhiều người theo đuổi. Người Đông Nam Á có cách xưng hô đặc biệt gắn liền với địa vị của mỗi cá nhân trong gia đình hay ngoài xã hội, chớ không dùng những đại danh từ tổng quát như người Âu Tây. Địa vị của người phụ nữ ở đây cũng có phần quan trọng không kém đàn ông. Họ có nhiều tự do, có quyền sở hữu, có thể tham gia trong các ngành hoạt động và có thể làm vua (ở thời xưa). Bà con hai bên nội ngoại được xem như nhau, không có sự khinh trọng giữa bên ngoại và bên nội.

Vị trí đặc biệt của cả vùng Đông Nam Á cũng như một số sản phẩm hiếm có của nó và nhất là tình trạng chậm tiến của các nước trong vùng hồi thế kỷ XVIII – XIX so với các nước Tây phương, đã làm cho vùng này trở thành miếng mồi ngon cho các nước tư bản tiến bộ trên thế giới. Công cuộc đánh chiếm và đô hộ cả vùng, ngoại trừ Thái Lan, của các nước tiền tiến Tây phương như, Anh, Pháp, Y Pha Nho, Hà Lan, Mỹ khởi sự từ thế kỷ XVI kéo dài đến hết đại chiến Thế Giới Thứ Hai, để lại nhiều vết tích và ảnh hưởng văn hóa ở đây. Phi Luật Tân, Nam Dương và bán đảo Mả Lai đã bị Y Pha Nho (rồi Mỹ), Hà Lan, và Anh xăm chiếm từ thế kỷ XVIII. Riêng các nước trong Bán Đảo Ấn Trung thì Anh và Pháp tấn công, đô hộ từ giữa thế kỷ XIX. Phần lớn những đường ranh giới phân chia các nước trong Bán Đảo Ấn Trung là những đường ranh giới do các nước đô hộ ấn định mới đây sau khi họ đặt xong nền đô hộ của họ. Việc ấn định ranh giới này chỉ tựa trên quyền lợi và tình trạng hiện hữu của chính quyền đô hộ hồi lúc đó chớ không tựa trên những yếu tố lịch sử, hay địa lý gì cả của các nước liên hệ. Thật sự thì trước đó đường ranh giới giữa các nước trong vùng rất mơ hồ, co giản, không có một ấn định rõ ràng nào.

Sự đô hộ của Tây phương là yếu tố khá quan trọng góp phần vào việc chia cách các quốc gia Đông Nam Á bởi ảnh hưởng khác nhau của các nước đô hộ. Miến Điện và Mả Lai chịu ảnh hưởng văn minh Anh trong khi Việt Miên Lào học hỏi văn minh Pháp, Phi Luật Tân bị ảnh hưởng Y Pha Nho và Mỹ trong khi Nam Dương phần nhiều chịu ảnh hưởng Hà Lan. Trước khi có ảnh hưởng Tây phương ở vùng này chỉ có ảnh hưởng Ấn Độ trên các nước Ấn hóa và ảnh hưởng Trung Hoa trên phần đất Việt Nam. Riêng trường hợp Việt Nam thì đặc biệt hơn cả. Các nhà văn hóa nhân loại học nhận thấy dân tộc Việt, trên đà phát triển văn hóa, đã đi theo một con đường khác hẳn con đường mà các nước khác ở Lục Địa Đông Nam Á đã đi. Trong khi các nước khác theo văn minh Ấn Độ (Indianized States) thì Việt Nam lại theo truyền thống văn hóa Trung Hoa (Sinicized State). Nhưng, tuy là (từ xưa) Việt Nam thuộc hệ thống văn hóa Á Đông (East Asia) hơn là hệ thống văn hóa Đông Nam Á (Southeast Asia), người Việt Nam đã thích nghi vào môi trường Đông Nam Á (từ thế kỷ XVII) – không phải chỉ thích nghi vào môi trường tự nhiên vùng nhiệt đới và ảnh hưởng gió mùa mà còn thích nghi vào cả môi trường xã hội nữa. Trải qua bao nhiêu thế kỷ người Việt Nam đã có nhiều liên hệ với các sắc tộc thiểu số miền núi ở Đông Nam Á, với dân tộc Chàm, và dân Khmer, và nhiều dân tộc Thái. Chính sự thích nghi của cái văn hóa chịu ảnh hưởng truyền thống Trung Hoa vào môi trường văn hóa Đông Nam Á làm cho văn hóa Việt Nam có màu sắc đặc thù của nó. [“The course of cultural development followed by the Vietnamese has been markedly different from that of their neighbors in mainland Southeast Asia. Whereas the other civilizations of Southeast Asia drew their inspiration from India, the Vietnamese have drawn theirs from the great tradition of China. Yet, while belonging culturally to the East Asian rather than the Southeast Asian world, the Vietnamese have adapted themselves to a Southeast Asian environment – not only the natural one with its tropical and monsoonal features, but also a social one. Over the centuries, the Vietnamese have had intensive relations with Southeast Asian hill peoples, with the Chams and the Khmer, and with various Tai peoples. It is the adaptation of a Chinese-derived cultural tradition to a Southeast Asian environment that has given the Vietnamese tradition its didtinctive cast.” Charles F. Keyes, The Golden Peninsula, Culture and Adaptation in Mainland Southeast Asia.] 

Càng đến gần thế kỷ XX và càng đi xa về phía Nam người ta càng thấy văn hóa Việt Nam xa dần truyền thống văn hóa Việt-Trung để đến gần văn hóa Lục Địa Đông Nam Á, bởi vị trí đặc biệt về địa lý, lịch sử và xã hội của nó. Vị trí địa lý cho thấy Việt Nam một mặt thuộc về khu vực Á Đông (bao gồm các nước Trung Hoa, Triều Tiên , Nhật Bản) và mặt khác thuộc khu vực Nam Á (gồm các các quần đảo Nam Dương, Phi Luật Tân, bán đảo Mả Lai, Thái Lan, Miến điện, Ấn Độ, Tích Lan, v v . . ). Về phương diện lịch sử Việt Nam có thể chia thành hai khu vực khác nhau. Một khu vực cũ đã có từ mấy ngàn năm trước, và một khu vực mới chỉ mới thành hình từ thế kỷ XVII trở đi. Tên dành cho hai khu vực này là Đàng Ngoài (hay phía Bắc của sông Gianh) và Đàng Trong (hay phía Nam của sông Gianh) kể từ lúc có sự tách rời và trở thành độc lập của Chúa Nguyễn ở Phương Nam ra khỏi sự chuyên quyền của Chúa Trịnh ở Phương Bắc. Về phương diện văn hóa người ta cũng có thể thấy sự khác biệt giữa văn hóa Việt cổ truyền ở Miền Bắc với văn hóa mới ở Miền Nam. Sự khác biệt về văn hóa giữa Phương Bắc (Đàng Ngoài) và Phương Nam (Đàng Trong) cho thấy có sự biến đổi trong văn hóa Việt Nam từ Thăng Long hay Hà Nội vào Sài Gòn. Làng xã không ranh giới của Miền Nam gần với xã thôn của các quốc gia trong Bán Đảo Ấn Trung hơn làng xã ở Bắc Việt. Tôn giáo, tín ngưởng ở Miền Nam thu nhận nhiều yếu tố mới của tôn giáo tín ngưởng của các xứ Ấn Hóa (Chàm, Miên, Thái Lan) khác hơn tôn giáo tín ngưởng chịu nhiều ảnh hưởng Trung Hoa của Miền Bắc. Đời sống kinh tế, xã hội của người Việt ở vùng Đồng Nai Cửu Long mang tính cách Đông Nam Á nhiều hơn đời sống kinh tế xã hội của người dân Bắc Việt. Môi trường sinh sống mới và sự tiếp xúc với những nền văn hóa khác là những điều kiện cần yếu đưa đến những biến đổi đó. Trước hết là môi trường thiên nhiên vật lý: đất đai, khí hậu, ruộng nương, vườn tượt ở đây cùng một loại với đất đai, khí hậu, ruộng nương vườn tượt ở Kampuchia, Thái Lan, Mả Lai, thành ra các loại cây trái giống nhau, kỷ thuật làm ruộng, làm vườn, trồng cây trái cũng giống nhau. Cuộc sống vật chất ở nhà quê do đó cũng rất giống nhau. Người lưu dân Việt vào môi trường sinh sống này không thể không linh động thay đổi để thích ứng với môi trường sinh sống mới. Mặt khác ở trong hoàn cảnh sinh sống mới này họ lại gần gũi với những dân tộc khác với nền văn hóa khác mà lâu dần, quen dần, họ không thể không vay mượn một số nét đặc thù nào đó mà họ thấy cần yếu hay thích hợp với họ trong hoàn cảnh sinh sống mới. Thành ra từ khi Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa và các chúa Nguyễn nối tiếp, xây dựng nên Đàng Trong thì bắt đầu có một nhánh văn hóa Việt biến dạng dần dần trở thành một chi nhánh văn hóa có phần khác biệt với văn hóa cổ truyền ở miền Bắc. Sự cắt đứt liên hệ chính trị giữa Đàng Trong (Chúa Nguyễn) và Đàng Ngoài (Chúa Trịnh), sự phân tranh Nam Bắc và chia đôi lãnh thổ đã là cơ hội để tạo nên một chi nhánh văn hóa mới xa dần văn hóa cổ truyền. Đến thế kỷ XVII khi Họ Nguyễn chiếm hết cả miền Trung và rồi một số người miền Trung vào khai phá miền Nam khẩn hoang lập ấp xây dựng nên miền Nam thì một chi nhánh văn hóa khác nữa lại thành hình. Chi nhánh văn hóa mới này lại càng cách biệt với văn hóa gốc ở miền Bắc để đến gần văn hóa Đông Nam Á hơn.

Một nhà văn hóa gần đây viết: Sự thành hình của Đàng Trong là một biến đổi cơ bản mạnh mẽ trong lịch sử Việt Nam . . . Những thành công của họ Nguyễn đã sản xuất ra một xã hội mới, một nền văn hóa mới. Yếu tố kinh tế đã đóng vai trò quyết định: trong vài thập kỷ ngắn ngủi, Đàng Trong đã giàu hơn và mạnh hơn Miền Bắc. . . Cả hai điều kiện kinh tế của dân chúng và xã hội mở rộng của Đàng Trong đều đối nghịch một cách ưu thế với cái gọi là trung ương tập quyền của triều đình nhà Lê. . . . Đàng Trong trở thành bộ máy lịch sử của biến đổi, và chuyển trọng tâm của quốc gia Việt Nam về phương diện chính trị, kinh tế và cả văn hóa nữa vào phía Nam từ thế kỷ XVII cho đến ngày người Pháp thiết lập chính quyền đô hộ của họ. (“The formation of Dang Trong was a dramatic and fundamental change in Vietnamese history. . . Nguyen successes produced a new society and a new culture. Economic factors played a decisive role: within a few short decades, Dang Trong became richer and stronger than the north. . . Both the economic condition of the people and the comparative openness of societ in Dang Trong contrasted favorably with the so-called “central government” of the royal Le kingdom.. . . Dang Trong became the historical engine of change, and pulled the national Vietnamese centre of gravity – whether sên in political, economic or even cultural terms – southwards from the seventeenth century until the imposition of French rule.”) (An Alternative Vietnam? The Nguyen kingdom in the seventeenth and eighteenth centuries, Journal of Southeast Asian Studies, 3/1/1998, Tana, Li). 

Xã hội Đồng Nai Cửu Long là xã hội mới của người Việt, rộng rãi, cởi mở, giàu có, tiếp nhận rất nhiều đồng bào ở các Miền khác vào đây lập nghiệp sinh sống trong các thế kỷ gần đây, và về sau. Đây là nơi đất lành chim đậu của rất nhiều đồng bào từ Bắc vào Nam, từ xưa tới giờ. Văn hóa của Đồng Nai Cửu Long cũng là văn hóa mới, biến đổi theo thời gian và môi trường sinh sống mới, môi trường Đông Nam Á Lục Địa hay Bán Đảo Ấn Trung. Văn hóa Đông Nam Á luôn biến đổi và đó là điều kiện của tiến bộ.

Nguyễn Thanh Liêm 

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Hương Yêu


Thơ: Quý Denver
Thơ Tranh:KimOanh


Thơ: Miên Du Dalat
Phổ Nhạc: Nguyễn Tiến Dũng
Tiếng Hát: Quỳnh Lan
PPS: Quý Denver

Cảm Thu Melbourne


( Mùa Thu Bright - Melbourne)

Vĩnh Long mới vào hè
Còn vắng tiếng sầu ve
Phượng hồng chưa hiện diện
Sao ray rức triền miên
Thu về trên phố biển
Nhìn lá úa ngoài hiên
Ta nghe lòng nhung nhớ
Người em của Melbourne
Từng chiếc vàng úa rũ
Tình em cõi hoang vu
Ta nô lệ bên đường
Mộng về một chữ thương
Khi chiều vừa tắt nắng
Thả hồn vào tĩnh lặng
Mơ đến một chân trời
Cùng ngắm lá thu rơi
Ước vọng sẽ có ngày
Sắc lá chuyển vàng phai
Bước chân ta tìm đến
"Melbourne" thầm gọi tên.

Quên Đi

Cảm Thu - Tuỳ Bút Của Thi Sĩ Đinh Hùng

LGT:Tùy bút cảm Thu của Đinh Hùng được đăng trong giai phẩm "Mùa Gặt Mới" xuất bản tại Hà Nội năm 1940. Đây cũng là sáng tác đầu tiên của Thi sĩ được đăng trên báo, đồng thời cũng được in trong cuốn " Việt Nam Văn Học Giảng Bình" của Phạm Văn Diêu.


Thu năm nay, tôi lại đi trên con đường vắng này nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ… Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu xanh đứng buồn như những nàng Cung nữ thời xưa, và trong vườn nhà ai thấp thoáng, hoa phù dung nở trắng như một linh hồn còn trẻ?
Nắng ở đây vẫn là nắng vàng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm trước. Tôi vẫn ngờ như không sự thay đổi, vì lại thấy mình đi trên con đường này, thu năm nay, giữa lúc cây vàng rơi lá. Đường này hiu hắt, tôi đem lòng về để gặp mùa thu thương nhớ cũ, và nay cũng thấy thu về để nước hồ xanh. Chân ai đi xa vắng đằng kia, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh? Và gió nào vương vấn hồn tôi, hay cũng chỉ là dư thanh của một ngày xưa cũ? Chao ôi! Buồn lại nhiều rồi, nhưng chỉ buồn như năm trước. Lòng tôi chẳng biết tìm ai mà nhớ, hôm nay nhớ lại buồn qua mới thấy nắng kia nhiều dĩ vãng.
Tôi nhớ một người lữ khách nào xưa, ra đi từ một mùa thu… Thế rồi cũng một mùa thu trở lại những bước đầu tiên trên con đường bạn, mắt buồn như nước, mảng tìm hồn mình hiu hắt trong hồn thu mới… Thu đã về đây, tôi làm lữ khách đi hết sông này, sông khác, cả núi, cả đèo và lại cả rừng cả suối, bây giờ tôi cũng về đây để buồn thêm một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều.
… Từ hôm rời chân ở bến sông vàng.
Từ biệt con thuyền phiêu bạt, tôi đã hết nhớ dãy núi xanh phơn phớt đằng xa và bâng khuâng trở lại con đường quê thân mật.
Đi trên đất đó, giữa hai ruộng ngô thơm nghe ngào ngạt… Hương này có phải hương xưa? Ôi! Những dây đậu vẫn còn non mà luống khoai lang đã xanh tươi rồi nhỉ? Đi trên đất đỏ, bên những luống rau cải cúc và dẫm lên cỏ may vàng. Đây là những con bướm cũ, những cánh hoa xưa. Và này đây tất cả Ngày xưa: từng cơn gió nhỏ, từng sợi dây buồn…
Thôi! Thôi! Tôi không còn trẻ thơ nữa để say sưa đuổi bắt bướm đồng, và chẳng ngắm gió sầu mây, chỉ hoa lòng nở cũng nhiều bông trắng!
Thương nhớ vì sao! Tôi sớm giã từ hồn niên thiếu, hôm nay đi giữa cánh đồng lại thấy tuổi nhỏ của mình tản mạn trên từng cánh bướm, sắc hoa, và chân bước đi những bước ngậm ngùi, bởi chưng lòng tưởng con đường tan tác cánh hương của đóa xuân hồng thuở cũ.

Đinh Hùng
(Trích trong VNVHGB của Phạm Văn Diêu)
(Đỗ Đức Viên sưu tầm)

*Đây là phần đầu một bài tùy bút vốn không đề của thi sĩ Đinh Hùng (1920 – 1967), nói lên nỗi cảm hoài trong một mùa thu sang. Một áng văn “cảm thu” đặc sắc cả về tình ý lẫn điệu văn.

Buồn Đêm Thu


(Đêm Thu New zealand)

Mùa thu có lá vàng rơi
Đưa người em nhỏ một đời sang ngang!
***
Em hỡi giờ đây xa cách rồi
Có buồn chi nữa cũng qua thôi
Mây thu giăng thấp mờ chân núi
Bóng nhạn bay xa khuất sau đồi
Vẫn biết đời ta không xum họp
Rượu mừng chưa cạn đã chia phôi
Người đi kẻ ở tình dang dở
Chiếc lá xa cành bỏ cuộc chơi
Đường vắng xưa còn chung bóng đôi
Âm thầm anh đếm bước đơn côi
Sương thu mờ ảo người năm cũ
Thoáng thấy em cười qua nét môi

Biện Công Danh

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Nha Trang Ngày Về - Phạm Duy - Thiên Kim

Nha trang đẹp ai đã từng có một tình yêu nơi này, chắc không thể nào quên những đêm cùng người mình thương tay trong tay đi dọc theo bờ cát trắng. Rồi qua thời gian khi trở lại Nha Trang chỉ còn một mình trên bờ biển năm xưa mới thấy lòng mình cô đơn buồn thương và tiếc nuối cho những kỷ niệm đã qua...


Sáng Tác: Phạm Duy
Ca Sĩ: Thiên Kim
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Tình Đời


Thơ ngây là tuổi mộng mơ
Em anh nay đã làm thơ tình đời
Xót xa cánh bướm rã rời
Lao đao số phận tơ trời phương xa
Tưởng chừng mới đến hôm qua
Ai ngờ thấm thoát sắp qua hết thời
Trái ngang số phận bởi Trời
Se duyên đúng lúc tuổi đời ngây thơ
Cành xuân, ai bảo không mơ?
Ước sao duyên thắm như tơ cành hồng
Ngờ đâu phận gái long đong
Tơ duyên chia cắt ai mong trong đời?

Về Chiều

Nhận Định Về Các Thể Loại Ngâm(Bình) Kể Truyện(Lẩy), Nói Thơ, Hò Thai Trong Dân Ca Việt Nam

Dân ca Việt Nam được hình thành từ những bài thơ bốn hay năm chữ, lục bát hay song thất lục bát, và tùy theo sự khác biệt nhau về xuất xứ, nhịp điệu mà chia ra nhiều thể loại như ca, hò, lý… 


Khi cần đọc những lời thơ cho có âm điệu, người miền Bắc và miền Trung gọi là ngâm, còn người Nam Bộ gọi là nói thơ. Ngâm (hay nói thơ) có nghĩa là đọc lên những lời thơ mà chưa cần tạo ra tiết điệu. Người ngâm (hay nói thơ) chỉ cần dựa theo vận tiết của thơ, tức là thơ có bao nhiêu chữ thì ngâm bấy nhiêu, không cần phải thêm vào tiếng lót hay tiếng đệm. Riêng đối với những bài phú là một thể loại văn vần, khi đọc lên cho có âm điệu, người ta không gọi là ngâm mà gọi tên là bình.

Kể truyện là tên gọi khi người ta “ngâm” cả một truyện thơ, chẳng hạn như truyện Kiều. Truyện Kiều đã tạo riêng một lối ngâm hay kể Kiều. Và khi không ngâm cả một truyện thơ mà chỉ kể lại một vài đoạn, người ta gọi lối trích truyện thơ ra để ngâm như vậy là lẩy. Còn ở Nam Bộ, khi đọc truyện Lục Vân Tiên của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, người ta sáng tác ra một lối hát kể truyện gọi là nói thơ Vân Tiên. Đồng thời, một trò chơi dân gian có tên gọi là đánh lô tô cũng đã tạo ra một lối ngâm những câu thơ chỉ định các con số gọi là nói lô tô.

Hò thai là tên gọi của lối ngâm những câu đố chữ ở Trung Bộ.

Những bài Đường thi thường được ngâm theo lối cổ phong, với giai điệu nằm trong ngũ cung RE FA SOL LA DO, nét nhạc dựa vào ba cung chính LA RE FA.
Ngâm Kiều (kể Kiều hay lẩy Kiều) cũng sử dụng ngũ cung, nhưng với hai nét nhạc: một dùng ngũ cung DO RE FA SOL LA và một dùng ngũ cung RE FA SOL LA DO.

Khi ngâm những bài thơ lục bát hay song thất lục bát, người ta dùng lối ngâm sa mạc hoặc bồng mạc. Nếu những câu lục bát được ngâm theo giọng sa mạc, thì dùng ngũ cung RE FA SOL LA DO. Còn đối với những câu thơ song thất lục bát hay một bài thơ nào đó được ngâm theo giọng bồng mạc, thì nét nhạc sẽ chuyển sang ngũ cung RE MI SOL LA SI.
Khi nói thơ theo lối Nam Bộ, người ta dùng ngũ cung có giai điệu hơi Nam giọng Oán, khác hẳn với ngũ cung miền Bắc: DO MI FA(già) SOL LA. Nói lô tô cũng dùng ngũ cung Oán này!

Vùng Quảng Trị, Thừa Thiên có lối ngâm Huế, và với lối ngâm những câu hò thai (tức thơ đố) dùng ngũ cung hơi Nam giọng Ai. Ngũ cung này cũng thay đổi, không giống ngũ cung Bắc và ngũ cung Oán: DO RE(non) FA(rung) SOL LA(non).

Ngày nay, các nghệ sĩ khi ngâm thơ đã tổng hợp nhiều lối ngâm gọi là ngâm thơ Tao đàn để diễn đạt một bài thơ. Họ dùng tất cả những lối ngâm: cổ phong, ngâm Kiều, ngâm sa mạc, bồng mạc, ngâm theo hơi Nam giọng Oán… Các nghệ sĩ: Thu Hiền, Khắc Tư, Thúy Mùi, Hồng Vân… là những người có giọng ngâm thơ xuất sắc ở nước ta!

Tại thành phố Vĩnh Long, trong số đội ngũ những người ngâm thơ, nổi trội nhất là cô Ánh Thoa. Được đào tạo bài bản từ trường Nghệ thuật Sân khấu II, với chất giọng ngâm thơ cao vút, cô đã thể hiện thành công nhiều bài thơ của các tác giả tỉnh nhà! Tiếp đến là cô Thy Cúc, mặc dù chỉ là nghệ nhân dân gian, nhưng do là gốc người miền Bắc cộng với năng khiếu bẩm sinh, cô đã kết hợp các lối ngâm cổ phong, sa mạc và bồng mạc để thể hiện một số bài thơ, trong đó có bài “Núi đôi” của thi sĩ Vũ Cao.

(16/5/2016)
Tín Đức

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Tục ngữ phong dao của Ôn như Nguyễn Văn Ngọc.
- Loạt bài dân ca dẫn giải của Phạm Duy.

Lặng Lẽ Nơi Nầy



Bài Xướng:
Lặng Lẽ Nơi Nầy

Bao năm đất khách biệt quê nhà,
Nối gót bốn mùa cứ vụt qua.
Cư xá êm đềm đường phố vắng,
Hoàng hôn lặng lẽ ánh dương tà.
Con tim lữ thứ hồn tê dại,
Vận nước cơ trời nỗi xót xa.
Nắng nhạt ráng hồng trời sắp tắt,
Lầu cao lừng lửng bóng trăng ngà.

Trăng ngà mỗi độ gợi trong ta,
Hình ảnh làng xưa chửa xóa nhòa.
Thôn xóm buồn tênh trưa nắng đỗ,
Nhà tranh ủ dột tối sương sa
Tỉ tê dế lạnh đêm trường vắng,
Lanh lảnh vạc khuya bóng nguyệt tà.
Lặng lẽ nơi nầy quay quắc nhớ,
Tình quê đất khách chẳng phôi pha!

Mailoc
Cali 5-5-16
***
Các Bài Họa:

Xót Xa

Quên bẵng bao năm chuyện nước nhà
Mặc cho thế sự cứ dần qua
Lên voi xuống chó đành cam phận
Thanh hải điền tang chí đã tà
Ngựa tốt gươm thiêng còn bỏ phế
Bảng đen phấn trắng buộc lìa xa
Bao đêm trăn trở cùng trăng khuyết
Bên rượu hoà thơ tiếc ánh tà

Ánh tà có lẽ cũng rời ta
Hy vọng giờ đây quá nhạt nhoà
Nhớ lúc vào đời mang mộng ước
Để giờ tan cuộc lệ lòng sa
Dưới trên đâu phải tài hay dở
Đươc mất nào do lẽ chính tà
Thế chẳng thời không thôi chớ trách
Tiếc đầu xanh thoáng đã sương pha

Quên Đi
***
Ngậm Ngùi


Ngậm ngùi thương cảnh nước non nhà
Đau khổ bao ngày đã trải qua
Chinh chiến vừa xong còn dấu tích
Bình minh chớm đến vội chiều tà
Rẽ chia dân tộc khôn hàn gắn
Lý tưởng cuộc đời mãi cách xa
Bốn chục mùa xuân qua lặng lẽ
Vầng trăng không thoát khỏi mây ngà.

Mây ngà vần vũ ở quanh ta
Non nước thân yêu đẫm lệ nhoà
Cá chết phơi thây tràn độc nhiễm
Đất trơ phèn mặn thiếu mưa sa
Quê hương uất hận phường lang sói
Dân tộc hờn căm bọn ác tà
Chờ đợi bao giờ qua cảnh khổ
Mái đầu bạc trắng tựa vôi pha.

Phương Hà
***
Ta Đã Làm Chi?


Ba mươi năm chẵn, biệt quê nhà,
Ta đã làm chi thời gian qua?
Mỗi sáng bên ly, nhìn khói tỏa,
Thường đêm cạnh sổ, ngắm trăng tà.
Quê cha ngày ấy, ra sao nhỉ?
Đất mẹ giờ đây, thật đã xa.
Hơn bát tuần rồi, đâu trẻ nữa,
Rượu đôi ba hớp đã say ngà.

Tháng năm đối diện, ta và ta.
Ký ức, thời gian dễ xóa nhòa!
Những lúc toan, lên cầu Thượng Đế,
Đôi khi định, đến khấn Hằng Sa. *
Lòng thành mong muốn, an thiên hạ,
Thời thế chưa cho, vạch chính tà.
Quyết chí, đương nhiên rồi sẽ đạt,
Đạo trời, tặng kẻ dám xông pha.

Danh Hữu
***
Lặng Lẽ Nơi Này


Khắc khoải niềm đau nỗi nước nhà
Theo dòng lịch sử lắm can qua
Chiến tranh, lệ thuộc đầy đau xót
Dân chủ, tự do định chính tà
Chân bước ngập ngừng bờ vực thẳm
Đường mê tái lập dấu mù xa
Biết bao thân phận chìm ai oán
Huyễn vọng cuồng điên diệt ánh ngà!

Nhìn ánh ngà rơi ta khóc ta
Khóc đời vô cảm vết đau nhòa
Ngu si hiệu báo màu tàn hủy
Giả dối phơi bày thảm trạng sa
Vấn nạn chìm theo dòng độc tố
Nguy cơ bộc lộ thói gian tà
Người dân sẽ chịu bao mầm bệnh
Đẩy tiếng căm hờn đỏ ráng pha!

Mai Thắng
***
Quê Cha Đất Tổ


Kẻ sống lưu vong vẫn nhớ nhà,
Thời gian thấm thoát cũng mau qua.
Trông về đất Tổ buồn vô hạn,
Ngắm lại quê Cha bóng xế tà.
Giặc giả hết rồi sao đói kém!
Chiến tranh kết thúc lại chia xa.
Anh em ly tán chưa đoàn tụ!
Chớ tưởng lầu cao với tháp ngà...

Tháp ngà rỗng tuếch khổ dân ta,
Bốn mốt năm dài đổ lệ nhòa.
Cuốc bẫm cày sâu không đủ sống,
Cần cù sông cạn hết phù sa!
Ly hương cám cảnh bà con nhớ,
Lữ thứ bâng khuâng xế nắng tà.
Đất khách nhìn về quê quán cũ,
Đau lòng xót dạ tóc sương pha!

Mai Xuân Thanh
Ngày 07 tháng 05 năm 2016
***
Bừng Sáng Ráng Chiều Pha

Hoài mong mòn mõi nước non nhà
Xum họp cùng nhau… chỉ thoáng qua
Cũng đủ tinh thần vui mở hội
Bêu danh kẻ sĩ chính hay tà!
Giật mình tỉnh mộng ngàn đau đớn
Tự chủ bồi hồi nghe xót xa
Thắp đuốc tìm người đi mở lối
Cho đêm soi sáng ánh trăng ngà.

Trăng ngà rơi rụng khóc mình ta
Lệ ứa trào mi vết xước nhòa
Máu thịt bao đời xây chất ngất
Hồn thiêng còn đọng mãi Trường sa.
Giận người hổ mặt hùa theo giặc
Thương cảnh dân đen chống kẻ tà
Đất nước còn chờ người mẫn cán
Vung tay bừng sáng ráng chiều pha!

Dương Hồng Thủy
***
Xôn Xao Xứ Lạ


Xứ lạ xôn xao hẳn nước nhà
Lòng nào có thản mấy năm qua! 
Ánh trăng mờ nhạt hơn trăng cũ 
Bóng nắng sao hanh lúc nắng tà?? 
Xe cộ ngược xuôi giòng thác đổ
Người đi xuôi ngược lúc chơi xa 
Làng thôn mình trước an bình quá! 
Mới đó mà nay....nước mặn pha

Tóc muối pha sương nhắc đến ta 
Biết bao kỷ niệm vẫn chưa nhòa 
Vào đời áo trận vì non nước 
Tan cuộc quê người trót lỡ sa 
Nhớ nắng sân trường hoa phượng nở 
Thương mưa gác nhỏ lúc chiều tà
Xôn xao xứ lạ buồn man mác
Nghĩ đến ngày về cứ trộn pha ...!

Song Quang
***
Lễ Mẹ Quê Người


Lễ Mẹ Mỹ, nên ... nhớ Mẹ Nhà,
Mấy mươi năm cũ thoáng trôi qua.
Xưa còn quán xuyến gia phong vượng,
Giờ đã khẳng khiu bóng xế tà.
Con trẻ xứ người luôn khoắc khoải,
Mẹ già quê cũ những trông xa!
Ngày nao, biết đến ngày nao nhỉ?
Lắng tiếng mẹ ru giữa tháp ngà.

Tháp ngà tiếng mẹ ấm lòng ta,
Bảy chục xuân thu mãi chẳng nhòa.
Bỗng chốc nhớ quê lòng trĩu nặng,
Chạnh niềm thương mẹ lệ tuôn sa.
Đâu rồi tiếng võng... Ầu ơ ... vẳng,
Còn đó nắng nghiêng... Ví dẩu ... tà.
Mẹ hỡi Mẹ ơi ... ơi hỡi Mẹ!
Xứ người con đã tóc sương pha!!!

Đỗ Chiêu Đức
***
Lặng Lẽ Nơi Nầy


Nơi nầy lặng lẽ kẻ không nhà
Bốn chục năm hơn đã trải qua
Thơ thẩn một mình trong gác trọ
Lang thang riêng bóng dưới trăng tà
Đâu người ruột thịt chừng thưa thớt
Nọ kẻ đồng tâm sao vắng xa
Cốc rượu mền môi chớ đối ẩm
Thêm ly nữa hẳn hết ngà ngà

Ngà ngà chiếu cuốn phủ thân ta
Bôi xóa lien tu cũng chẳng nhòa
Nỗi nước khôn cần dòng lệ chảy
Tình mình khó giữ giọt châu sa
Bên trời lận đận lời ly biệt
Cuối nèo chông chênh cảnh ác tà
Xin được sẻ chia lòng trắc ẩn
Nơi nầy lặng lẽ chút sương pha.

Thái Huy
***

Thao Thức

Ai cùng chia sẻ nỗi xa nhà
Cho tháng năm dài chẳng vội qua
Lặng ngắm trăng vàng trên biển vắng
Thầm thì mộng ước lúc chiều tà
Đưa nhau trở lại con đường cũ
Nhắc nhớ tìm về kỷ niệm xa
Hát khúc dân ca mùa hội lớn
Cỏ xanh thảm mượt gối tay ngà

Tay ngà hợp sức mạnh đôi ta
Nợ nước tình non chửa nhạt nhòa
Đất tổ mỏi mòn hoa rụng trắng
Mẹ quê thương nhớ lệ mưa sa
Ngậm ngùi đất khách thân đơn lẻ
Man mác chiều quê chiếc bóng tà
Thao thức hẹn ngày về cố quốc
Tóc xanh dù đã tuyết sương pha

Kim Phượng

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Chân Sáo Ngày Xưa - Mừng Sinh Nhật Cô Em 2016


(Trường Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long -1973)

Này cô em gái chích chòe
Mini tà vạt quần loe một thời
Sân trường chân sáo giờ chơi
Vô tư tuổi ngọc vui đời học sinh
Cổng trường ai đó trộm nhìn
Lời chưa dám ngỏ lặng thinh đợi chờ
Trên cành phượng vỹ ngẩn ngơ
Tiếc chàng Kỹ Thuật dại khờ chôn chân

Kim Phượng
Chúc mừng sinh nhật cô em, Người một thời đã làm cho học trò Áo xanh của chị khôn đốn...

Quên Đi Mừng Sinh Nhật Kim Oanh 2016



Tháng năm mười sáu hân hoan
Anh mừng sinh nhật cô nàng Kim Oanh
Chúc em vui khoẻ an lành
Tuy thêm một tuổi ngày xanh vẫn còn
Cùng hạnh phúc với cháu con
Nâng ly mời muội tiếng dòn cười vang. 

Quên Đi

Khúc Giang & Yên Dạ Thảo Mừng Sinh Nhật Kim Oanh 2016


Khúc Giang&Yên Dạ Thảo

Mai Xuân Thanh Mừng Sinh Nhật Kim Oanh 2016



Mười sáu cũng vui, sinh nhật ngày,
Kim Oanh Thư Ký, tháng năm này.
Cô em sốt sắn, thơ tranh đẹp,
Thi hữu ân cần, đáp ứng ngay.
Quẩn lại mừng em tròn tuổi mới,
Quanh đi nâng cốc cạn ly đầy...
Thông tin đúng lúc, tình huynh muội,
Thơ Thẩn Trang Nhà lưu luyến thay!

Mai Xuân Thanh
Ngày 10 tháng 05 năm 2016


Nguyễn Đắc Thắng Mừng Sinh Nhật Kim Oanh 2016



Tôi nhớ về em những Tháng Năm
Ngày mười sáu tỏ ánh trăng rằm
Tuổi thơ một mảnh say hồn nghịch
Áo trắng đôi tà guộn vết nhăm
Cuộc sống tha hương nhiều uẩn khúc
Thời gian vui thú kiếp con tằm
Ươm tơ dệt lại hương đời mới
Gửi tấm chân tình theo tháng năm!

Tôi chúc mừng em những Tháng Năm
Niềm vui sáng đẹp tựa trăng rằm
Thơ lồng tiếng nhạc tình hoa bướm
Ảnh lộng hồn thu ánh thiện tâm
Đất khách mượn đường vươn trí huệ
Quê nghèo mở lối kết tình thâm
Hồng ân Thiên Chúa truyền lan khắp
Vệt ráng hoàng hôn tỏa ấm ngầm!

Nguyễn Đắc Thắng

Cao Linh Tử Chúc Mừng Sinh Nhật Kim Oanh 2016



Mừng ngày sinh nhật Chín Kim Oanh,
Soạn sẵn mồi chay chúc phước lành
Đầy dĩa mì căn khìa ngũ vị
Cả đòn bánh tét gói tam thanh*
Rót tràn rượu mít tình quê mẹ
Ướp trọn vần thơ ruột củ hành
Gió Thái Bình Dương mang tới Úc
Mừng ngày sinh nhật Chín Kim Oanh!

* Bánh tét chữ gói nhân 3 màu vàng xanh đỏ
Cao Linh Tử
11/5/2016

Thầy Phạm Khắc Trí, Lý Tòng Tôn&Kim Mừng Sinh Nhật Kim Oanh


Kim Oanh
Vừa độ Trăng tròn lẽ
Có bánh, có rượu nhớ chia cho Thầy cô và bạn bè nghen
Happy Birthday KimOanh!

Lý Tòng Tôn & Kim
***

Lúc này cữ ngọt, cữ rượu nhưng thấy quà sinh nhật bánh và rượu Tôn & Kim gứi biếu Kim Oanh,trông thèm quá, tuổi già tôi lại muốn được chia phần.
Happy Birthday Kim Oanh! Cám ơn Tôn & Kim.
Cầu chúc an lành cho mọi người

Phạm Khắc Trí

Biện Công Danh Mừng Sinh Nhật Kim Oanh 2016



Hình Ảnh: Biện Công Danh

Thầy Mai Lộc Mừng Sinh Nhật Kim Oanh 2016



Cali trời trong xanh
Phượng tím nở trĩu cành
Tháng Năm nhìn cánh phượng
Biết tới sinh nhật Oanh

Khắp nơi Vườn Thơ Thẩn
Ríu rít bóng dáng Oanh
Ngoài tài một nữ sĩ
Còn cả tấm lòng thành

Ai ai cũng quí mến
Dịu hiền con chim Oanh
Sinh nhật lại sắp đến
Chúc em Vạn Sự lành

Mailoc
Cali 5-11-16

Phương Hà Mừng Sinh Nhật Kim Oanh 2016


Chúc mừng sinh nhật của Kim Oanh
Đời thắm như hoa nở ngọn cành
Xinh đẹp, đa tài, tâm rộng mở
Giữ Vườn Thơ Thẩn mãi tươi xanh

Bài vở đăng liền hết sức nhanh
Trang nhà đằm thắm nét đan thanh
Dịu dàng tính cách người em nhỏ
Cầu nối các Thầy, các chị anh

Chúc Oanh thêm tuổi lại thêm tươi
Môi thắm luôn luôn nở nụ cười
Hồn mộng lâng lâng tràn sức sống
Mỗi ngày lại có một niềm vui.

Phương Hà
(12/05/2016)

Đỗ Chiêu Đức Mừng Sinh Nhật Kim Oanh


(Nét Thư Pháp của Đỗ Chiêu Đức)

Chúc mừng sinh nhật Kim Oanh,
Oanh Vàng ríu rít trên cành thẩn thơ.
Vàng Oanh tô điểm Vườn thơ,
Thẩn thơ... thơ thẩn đều nhờ... KIM OANH!

Đỗ Chiêu Đức

Thái Huy Mừng Sinh Nhật Kim Oanh



Nay chúc birthday Chín Nút Oanh
Tâm thân an lạc với công thành
Cứ luôn Thơ Thẩn cùng liền chị
Và mãi Thẩn Thơ với quí anh
Giải tỏa tấm lòng nhiều trắc ẩn
Sẻ chia cuộc sống quá mong manh
Do bao biến cố trên quê mẹ
Gắng gượng tìm quên cũng chẳng đành…

Thái Huy
5-16-2016

Đỗ Đức Viên Chúc Mừng Sinh Nhật Kim Oanh 2016


Đỗ Đức Viên

Cảm Ơn Hạnh Phúc!

Melbourne 16/5/2016
Kính gửi Thầy anh chị, 
Chỉ một ngày sinh nhật rồi sẽ qua nhưng với tất cả những dòng thơ, tình thương mến của Thầy và anh chị, bạn hữu sẽ cho Kim Oanh hạnh phúc trọn đời. Kính chúc Thầy, anh chị, bạn hữu luôn dồi dào sức khoẻ và an vui.
Lòng quý mến này không nói hết bằng lời với hạnh phúc nghĩa tình  và KimOanh xin..........
Cảm Ơn Hạnh phúc! 

Sinh Nhật 16 tháng 5
Vào Vườn Thơ Thẩn se tằm dệt mơ
Ý hay tình đến bất ngờ
Lời thương dạ mến đôi bờ xa xôi
Men rượu nồng ấm bờ môi
Mâm ngon, bánh ngọt, phá mồi một phen
Hương hoa trong gió vừa len
Kỷ niệm thơ dại mon men bồi hồi
Mấy ai hạnh phúc một thời
Riêng đây ôm trọn cả đời dấu yêu
Cảm ơn Thầy, anh chị nhiều
"Món Quà" trân quý  tuổi chiều hoàng hôn

Kim Oanh
16/5/2015





Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Chùa Dơi ở Sóc Trăng


 Chùa Dơi - Sóc Trăng
Dơi trong kẻ lá
  Bóng mát sau chùa
Bình Yên Trân Cao

Lê Hữu Uy


Khúc Tango Trắng -Thơ Hồng Thúy - Phổ Nhạc Nguyễn Tuấn


Thơ: Hồng Thúy
Nhạc: Nguyễn Tuấn
Ca sĩ: Tâm Thư
Hoà âm: Đặng Vương Quân
PPS: Đặng 
Hùng 

Em Gái Hậu Giang


Đừng quên mình Cao Lãnh nghe em
Anh thương em chất phác hiền hoà
Cầu tre lắc lẻo anh qua lại
Em hẹn hoài mà thẹn chẳng qua 

Giữ chút gì Cao Lãnh hiền ngoan
Hãy để nguyên mái tóc em dài
Đừng uốn làm chi hư tóc mướt
Không còn gì Cao Lãnh thơ ngây 

Em mộc mạc nhưng dáng trang đài
Vành nón nghiêng che nét thơ ngây
Khi gặp ai em dừng ngó xuống
Cho họ nhìn mắt đen mày dài 

Em nhà quê nhưng nét mặn mà
Dạ thưa thỏ thẻ khi gặp lại
Chân em bước nhẹ trên đồng cỏ
Dấu chân mềm như bước chân hài 

Giữ chút gì Cao Lãnh đi em
Bà ba áo trắng ngắn hai tà
Tung bay lả lướt theo chiều gió
Nhẹ nhàng em lái chiếc thuyền nang 

Em là Cao Lãnh tự bao giờ
Đừng thay lòng đổi dạ gái quê
Anh hãnh diện em người Cao Lãnh
Đoan trang thật thà anh khó quên 

Nguyễn Minh Châu 
TD3 Soibien

Lâu Rồi...


Lâu rồi mới trở lại vườn xưa*
Câu thơ rượi mát như hiên dừa
Bên sông lả ngọn màu hoa phượng
Râm rả ve sầu gọi nắng trưa

Lâu rồi mới về lại vườn xưa
Nhớ ai tóc thả, áo hương đưa
Môi phượng hình tim, buồn vương mắt
Áo trắng tình trong buổi nắng mưa

Lâu rồi mới trở lại vườn thơ
Tựa lưng gốc phượng thuở xưa chờ
Em từ cửa lớp lên bờ gió
Tóc áo bay làm ta ngẩn ngơ

Lâu rồi mùa hạ như mùa đông
Sầu ta ôm bóng, nhốt phiêu bồng
Bơi trong thương nhớ...hè năm trước
Kỷ niệm trôi, sóng nước ngập lòng

Phạm Tương Như
vào hạ 2016
* lời email của Kim Oanh