Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Thu Lặng Lẽ


Thơ & Thơ Tranh: Kim Oanh

Thơ Cho Người Nằm Xuống

Kính 2 chị em:Cô 6 Chọt (KP)và cô 9 Đông(KO) thân
Anh SQ ngày qua có đọc trang Long Hồ Vĩnh Long và có mấy vần thơ họa và một bài thơ, cảm xúc khi đọc tuỳ bút ngắn của KP. Xin gởi đến Cô 6 và cô 9 nhân tưởng nhớ 49 ngày mất của nhà thơ Lê kim Hiệp



Bài Xướng: Thơ Cho Người Nằm Xuống

(Tưởng nhớ 49 ngày mất của nhà thơ LêKimHiệp)

Người về cát bụi để bao thương
Bao nhớ, gia đình mãi vấn vương
Nghĩa Chị sầu dâng bao nước mắt
Tình em lệ đổ nói sao tường
Trần gian người bỏ, vui thanh thản
Nơi cõi vô thường lắm gió sương
Nhà cũ còn hằn bao ký ức
Bao giờ tìm được chút dư hương??!

Song Quang

Riêng cho Kim Phượng và Kim Oanh
***
Bài Họa: Tưởng Nhớ Nhà Thơ Lê Kim Hiệp

(Kỷ niệm 49 ngày mất của nhà thơ Lê Kim Hiệp)

Từ giã đi luôn nhớ tiếc thương,
Gia đình quyến thuộc mãi tơ vương.
Thi nhân quá cố miền sanh vãng,
Cát bụi phản hồi đất tỏ tường.
Lưu luyến thâm tình huynh tỷ muội,
Thương hoài kỷ niệm với phong sương.
Đôi lời tưởng nhớ Em Kim Hiệp,
Thoát tục qui tiên phản phất hương.

Mai Xuân Thanh

Sài Gòn Nỗi Nhớ Khôn Nguôi


Sài Gòn ngày tháng đậm tình quê
Ba mốt năm qua đã lỗi thề
Quê cũ giờ đây xa lạ quá
Ru lòng lữ khách vấn vương ghê

Ta viết Sài Gòn hai chữ Hoa
Bởi tình lưu luyến những ngày qua
Sân trường bóng điệp còn che nắng
Thì mối duyên xưa chẳng nhạt nhòa

Sài Gòn còn đó những niềm thương
Kỷ niệm thơ ngây dưới mái trường
Từng buổi hẹn hò bao mộng ước
Cho lòng ngơ ngẩn vạn tơ vương

Ta giữ Sài Gòn thuở mộng mơ
Để còn tha thiết những mong chờ
Mai nầy thăm lại trời quê cũ
Và kết lời nồng trong nét thơ

Hoàng Dũng

Bâng Khuâng



Bàng hoàng sân trước lá đầy sân,
Cỏ biếc sương thu hạt trắng ngần 
Xột xoạt bên hè ai quét lá?
Chạnh lòng lữ khách kiếp chinh nhân 

Đường trưa lặng bước nỗi sầu dâng,
Lựu đỏ hè đi sắc nhạt dần 
Con bướm chập chờn rung rẩy cánh,
Tháng ngày ngao ngán cảnh phù vân 

Chiều về theo gió áng mây Tần 
Man mác lòng ai cứ mỗi lần 
Hai mái đầu già nhìn không nói
Giáo đường xa vắng tiếng chuông ngân 

Hoàng hôn hoi hóp nắng thu phân 
Vòi vọi trời trong lửng thửng Hằng
Đất khách trăng xưa tìm chẳng thấy 
Ngang đầu tiếng hạc bỗng bâng khuâng!

Mailoc
Trung Thu Cali
9-15-2016

Cần Thơ, Em Và Chiếc Ghe Tam Bản


Cần Thơ Em và chiếc ghe tam bản
Chèo chống ngược xuôi trên vạn nẽo đường
Dù cơn mưa chiều hay con nắng sáng
Em dịu dàng đẩy mái thấy mà thương.

Cần Thơ hôm nào nhịp chèo xa lắc
Bến bờ quen sao đậm chất hồn thơ
Nón em che nghiêng tóc bay ngào ngạt
Thoáng hương thừa mùi nước xả ngẩn ngơ.

Cần Thơ ơi em về đây mở hội
Giề lục bình trôi muôn lối cung đường
Chầu chực mãi bến xưa người đứng đợi
Đón chờ em trao lời ngỏ yêu thương.

Cần Thơ xưa em chèo tha thướt quá
Nhún nhẩy bàn chân lắc nhịp đuôi gà
Còn đâu nữa khăn rằn tà áo tím
Tình bồng bềnh đã trôi biệt miền xa.

Cần Thơ nay âm thầm bên bến mới
Nhớ dáng người xưa phơ phới trắng ngần
Tự giận mình biết bao điều chưa nói
Không gian buồn hơi thở cũng băn khoăn…

Dương hồng Thủy

Suy Ngẫm 2 Chữ Bạn Và Bè...

Image result for bạn bè

Bạn bè cũng như tiền:
Có tờ ... thật
Có tờ ... giả
Có tờ ... lành
Có tờ ... rách
Chỉ tiếc vì mình không phải là máy soi tiền nên không thể biết được... AI LÀ BẠN và BẠN LÀ AI?
* Hai chữ BẠN THÂN có nghiã là:
B: bao dung
A: an toàn
N: nhường nhịn

T: thương yêu
H: hiền hòa
Â: ấm áp
N: ngọt ngào

* Tình bạn trong đời
Nếu một ngày nào đó, bạn cảm thấy thật buồn và muốn khóc...
Hãy gọi cho tôi!
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười, nhưng biết đâu tôi sẽ khóc cùng bạn!
Nếu một ngày nào đó, bạn cảm thấy vô cùng đơn độc..
Hãy gọi cho tôi!
Tôi sẽ đến bên bạn, chỉ để im lặng không nói một lời, nhưng tôi muốn bạn biết rằng luôn có tôi bên cạnh.
Nếu một ngày nào đó, bạn phân vân trước những quyết định của mình.
Hãy gọi cho tôi!
Tôi sẽ không quyết định thay bạn, nhưng có thể giúp bạn vững tâm hơn trước sự chọn lựa của mình.

Nếu một ngày nào đó, bạn gặp thất bại trong công việc.
Hãy gọi cho tôi!
Tôi sẽ không đem lại cho bạn một công việc mới, nhưng tôi sẽ giúp bạn tìm thấy một cánh cửa khác của sự thành công.
Nếu một ngày nào đó, bạn vô cùng đau khổ vì phạm phải sai lầm.
Hãy gọi cho tôi!
Tôi không thể sửa chữa sai lầm đó, nhưng tôi có thể giúp bạn nhận ra rằng những sai lầm sẽ giúp bạn trưởng thành và tự tin hơn.
Nếu một ngày nào đó, bạn lo sợ những điều tốt đẹp sẽ qua đi.
Hãy gọi cho tôi!
Toi sẽ không níu giữ chúng lại, nhưng tôi giúp bạn hiểu rằng mọi việc đều có những điểm khởi đầu và kết thúc.

Nếu một ngày nào đó, bạn trở nên bế tắc và tuyệt vọng.
Hãy gọi cho tôi!
Tôi không hứa sẽ làm bạn quên đi tất cả, nhưng tôi có thể giúp bạn tìm niềm tin trong cuộc sống.

Nhưng một ngày nào đó, bạn gọi mà không thấy tôi trả lời.
Bạn hãy đến bên tôi, vì lúc đó tôi đang cần bạn!

Trong cuộc đời dù hai tiếng BẠN & BÈ thật rất ư khác biệt nhưng hai tiếng "bạn bè" vẫn thường được ghép đôi !

-Khi đắc thời đâu biết... AI là BẠN
-Lúc thất thời mới biết ... BẠN là AI
-Trong cuộc vui vẫn coi ... BÈ là BẠN
- Khi hoạn nạn mới biết ... BẠN là BÈ.

Trần Ngọc sưu tầm

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Thơ Tranh: Ngập Ngừng Thu

Kính tặng anh Hoành Trần món quà nhỏ nhân ngày Sinh Nhật 9/2016, 
Em chúc anh hạnh phúc trọn vẹn bên gia đình thương yêu và thật dồi dào sức khoẻ. 
( Kim Oanh)


Thơ: Hoành Trần
Thơ Tranh: Kim Oanh

Ngắm Quỳnh


Ngó quỳnh rực rỡ giữa đêm mưa,
Không biết hương nồng có nhạt đưa?
Phải rụng rời cành khi mới sớm
Hoặc lìa khỏi cuống lúc vừa trưa?
Trang đài ấp ủ bao năm tháng.
Quí phái khai hoa mỗi một mùa.
Mưa nắng đâu hề chi nét đẹp.
Xòe môi tròn nở khoái nhìn chưa!

Hoành Trần
17/9/16

Gởi Người Cõi Hư Linh


Gởi Người Cõi Hư Linh 

Hồn thiêng quanh quẩn ở trần gian
Hay đã định cư chốn suối vàng?
Giỗ chạp cúng bày dăm món thịt
Tiệc tùng đợi cháy nửa cây nhang
Ba tuần rót rượu chưa đầy cốc
Một tiếng dzô lon chật cả bàn
Con cháu thời nay không lễ bái
Ông bà quở trách hãy khoan khoan...

Cao Linh Tử
15/9/2016
***
Như Một Lời Nhắc Nhở


Ngày nay nhân mãn nạn dương gian,
Xuất thê đi tu ước được vàng...
Chết chóc hồn tìm về địa phủ,
Ma chay, cúng kiến đốt trầm nhang.
Đông người rậm đám chờ ăn nhậu,
Lễ bái rùm beng đợi chật bàn.
Hậu bối ham chơi, ai giỗ quảy,

Cữu huyền thất tổ chẳng dung khoan...


Mai Xuân Thanh

Ngày 24 tháng 09 năm 2016
***
Cúng Cô Hồn Tháng Bảy

Bao người từ giã chốn nhân gian
Đâu đã yên vui ở suối vàng
Hồn mãi vật vờ nơi cõi thế
Dạ còn lưu luyến bát hương nhang
Trước làn khói tỏa tâm thành kính
Trong tiếng nguyện cầu giọng nhặt khoan
Xin các cô hồn về nhận lễ
An nhiên thanh thản tụ quanh bàn.

Phương Hà

Những Năm Lìa Xứ


Ba mươi tám năm lìa xứ.
Thời gian định cư nơi quê người dài hơn sống trên đất mẹ. Đời lưu vong, còn, được, mất những gì!?

Úc châu, nơi đến, không cùng màu da, khác tiếng nói. Nhưng với lòng bao dung, đôi tay tay rộng mở, tôi được tự do sống, tự do thở. Bổn phận của người công dân như tôi, biết yêu tổ quốc, gìn giữ từng tấc đất này, bằng khả năng có thể.

Đã là người Việt Nam, dù lưu vong, bằng cách nào, thời gian bao lâu, không thể xóa bỏ nguồn gốc mình. Điều tối quan trọng, để người nhìn vào tấm hình hài này, người ta hiểu ít nhiều thế nào về người Việt Nam từ tôi và hãnh diện với cái nhìn của họ.
Làm sao khi tóc ta thay màu lòng ta vẫn *

Ba mươi tám năm lìa xứ.
Một quê hương nghìn trùng xa cách.
Người thương người nhớ, còn, mất.
Từ khi ta bước đi mới hay mình đã mất *
Trông ra nơi nào cũng thấy quê hương lượn quanh.

Kim Phượng
27.9.2016


* Lời nhạc Quê Hương Thu Nhỏ của Nguyễn Đình Toàn

Hỏi Lá Mùa Thu


Tháng chín hè đi thu về vội
Xác lá khô mòn mỏi trên cành
Tháng chín con đường mưa lầy lội
Tan trường về bao nỗi nhớ nhung
Tháng chín mùa Thu ta cách biệt
Em có còn thương tiếc tình xưa
Lối hẹn hò còn nắng đong đưa
Hay lá đã theo mùa rơi rụng?

Biện Công Danh
17/9/14

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Thơ Tranh: Hoa Mai Hồng


Thơ: Dương Hồng Thủy
Thơ Tranh: Kim Oanh

Giao Mùa


(Ảnh chụp của NCKhải)
Nhìn Ảnh Đề Thơ: Giao Mùa

Thu bên nầy gió vờn mây
Xuân bên ấy má hây hây thắm hoài
Giao mùa vàng lá lượn bay
Người tươi ta héo như ngày với đêm!

Nguyễn Cao Khải
***
Bài Họa:

Thu bên người lá ghẹo mây
Xuân đây hoa cợt má hây thẹn hoài
Đôi tâm hồn lững lơ bay
Giao mùa xao xuyến thương ngày nhớ đêm

Kim Oanh
***
Các Bài Cảm Tác:
Giao Mùa

Thương nhớ làm sao lúc Giao Mùa,
Lá vàng chiếc rụng, chiếc đong đưa.
Đong đưa cho đến bao giờ rụng,
Để lá cùng bay lên cõi không!

Phương Lan
***
Giao Mùa

Giao mùa trời đất bâng khuâng
Lá vàng nhớ thuở có lần xuân xanh
Một mai lá sẽ lìa cành
Xuân thu rồi cũng quẩn quanh đi về

Khánh Hà
***
Giao Mùa

Lay hồn thơ chiếc lá thu phai
Dìu bước thi nhân động gót hài
Mưa giọt giao mùa rơi bất chợt
Trên cây tiếng lá buồn ai hay

Kim Phượng
***
(Họa Y Đề của Kim Phượng)

Sắc thắm môi hồng đã nhạt phai
Tàn thu giữ lại chút hình hài
Tiếc thương chi bấy đời cô quạnh
Giọt nhớ mưa buồn ai có hay!

Cao Linh Tử
***
(Họa Y Đề của Kim Phượng)

Mắt biếc môi hồng lúc nhạt, phai,
Hồn thơ lãng mạn gót son hài.
Giao mùa rắt hạt mưa bay nhẹ,
Gởi gió mây ngàn, thế mới hay!

Mai Xuân Thanh
***
Giao Mùa
(Cảm tác từ bài Kim Oanh)

Nơi nầy, Thu ghẹo tầng mây 
Xuân về phương ấy hây hây má người
Giao mùa trời đất tình phơi
Tâm hồn xao xuyến ngọt lời ngày đêm

Song Quang


Bài Học Rút Từ Bữa Ăn

Mỗi ngày chúng ta ăn ba bữa cơm; mỗi bữa, trừ ăn sáng, thường có ba món: món mặn, món xào và món canh. Nếu chúng ta dành một ít thì giờ suy nghĩ khi ăn, chúng ta sẽ rút ra được nhiều điều hay để học hỏi, tu tập vì ăn uống và tu tập bổ xung, tương tức với nhau nên mới có câu «có thực mới vực được đạo».

Trên thế giới và ở quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta, biết bao nhiêu người lâm vào cảnh nghèo khó, thiếu ăn, thiếu mặc! Được ăn no, mặc ấm là cả một sự may mắn, một hạnh phúc to lớn! Vậy khi ăn, chúng ta phải nghĩ đến công ơn của những người đã tạo ra cơm gạo như câu ca dao: « Ai ơi nâng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần ». Người ăn với tâm chánh niệm còn thấy trong bát cơm tất cả vũ trụ như trời, đất, nắng, mưa, gió…đóng góp trong quá trình sinh trưởng từ lúc còn là cây mạ, cây lúa đến khi trở thành hạt gạo, hạt cơm nên chúng ta phải có bổn phận bảo vệ gìn giữ để đất mẹ, môi sinh, không cho bị ô nhiễm. 

Chúng ta cũng biết ơn công lao khó nhọc của người nông dân vất vả « một nắng, hai sương » để sản xuất ra lúa gạo, ý thức tài nội trợ của người bạn đời làm bếp, nấu nướng cho chồng con ăn, cảm phục người phụ nữ Việt Nam đảm đang buôn bán tảo tần, kiếm sống cho gia đình như bà vợ của Tú Xương: « Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi nổi năm con với một chồng » Bữa ăn là lúc cả gia đình cùng đoàn tụ bên nhau, nhiều khi phải chờ đến cuối tuần hoặc lễ lớn, cả nhà mới có cơ hội gặp gỡ nhau, truyền thông với nhau. Đó cũng là giây phút mà mình phải trân quý, tránh để các việc không vui xảy ra. «Trời đánh còn tránh bữa ăn » mà ! Bữa ăn cũng cho chúng ta bài học về cách hành xử ở đời vì «ăn trông nồi, ngồi trông hướng». Người ăn phải ý thức lượng cơm trong nồi và thức ăn trên bàn mà lấy vào bát, để cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau. Khi đang dùng bữa, nếu có người quen tới, chúng ta có thể mời ngồi cùng ăn vì người mình rất hiếu khách, quan niệm là«thêm người, thêm đũa», khác hẳn với người Tây phương, khẩu phần đã được dự định trước nên khi khách đến không đúng lúc thì không được mời ăn. 

Tôi có dịp giải thích nét đẹp văn hóa này của dân tộc ta cho người nước ngoài hiểu đây là mình muốn chia sẻ niềm vui, tình bạn với khách, chớ không phải vì lo thiếu đủ phần ăn, nên họ rất ngưỡng mộ. Người Việt mình thường nói «ăn uống», nghĩa là sau khi ăn hoặc trong khi ăn thì có uống. Bạn chỉ cần uống một ly nước lạnh hoặc một tách nước trà với chánh niệm cũng là tu tập vì khi bạn quán chiếu hoặc tưởng tượng mình là một người đi giữa sa mạc hoặc trên một chiếc ghe nhỏ trôi dạt giữa biển cả thì khi uống được một ngụm nước, bạn sẽ hạnh phúc biết chừng nào! Một cư sĩ hoặc một tu sĩ cũng vậy, vẫn có thể bị trôi dạt lênh lênh trên biển đời mênh mông, nếu không hạ thủ công phu tu tập hằng ngày để chuẩn bị cho mình một số hành trang tâm linh, thì chẳng khác gì một thuyền nhân ra khơi mà không dự trù sẵn nước uống, sẽ chết khát giữa lòng đại dương! Uống nước còn là tiếng chuông cảnh tỉnh như tôi đã áp dụng khi tôi dạy học cách nay hơn ba chục năm. 

Hồi đó, tôi phụ trách hướng dẫn các thiếu niên nam, nữ tỵ nạn vị thành niên do hội Hồng Thập Tự Pháp bảo trợ. Các thiếu niên này, tuổi từ 6 đến 17, đã sống ở đảo nhiều năm  không cha mẹ, nên đa số hễ mở miệng là chửi thề. Tôi cảm thấy khó chịu, tìm cách chuyển hóa các em nên đề nghị lấy một ly nước uống để cho sạch miệng mỗi khi chửi thề. Biện pháp này được các em vui vẻ chấp nhận và tự nguyện áp dụng triệt để vì coi đó cũng là một trò chơi nữa nên sau đó «bịnh chửi thề» từ từ biến mất. Nếu quán chiếu, nhìn sâu vào nước trong ly nước lạnh hoặc trong tách nước trà bạn uống, bạn sẽ hình dung được những sự chuyển đổi từ thể lỏng như nước sông, nước hồ, thể đặc như băng, tuyết hoặc thể hơi như hơi nước trước khi trở thành mây, nhận rõ hình tướng của nước tuy thay đổi, nhưng nước vẫn là nước « bất sinh,bất diệt», giống như nhà hóa học Lavoisier đã tư duy «không có gì sinh, không có gì diệt, chỉ có chuyển hóa mà thôi » (rien ne se crée, rien ne se perd, tout se transforme). Con người cũng chuyển đổi theo «quy trình sinh diệt» như nước, nên khi hiểu thấu triệt điều này, bạn sẽ từ từ bớt âu lo về vấn đề sinh tử! 
Khi mình hành xử đúng trong bữa ăn thì mình cũng học được cách hành xử đúng ở ngoài đời vì gia đình là một đoàn thể nhỏ, một xã hội thu gọn. Trong bữa ăn, mình « liệu cơm gắp mắm » thì ở ngoài đời, mình cũng lựa lời nói cũng như biết sử dụng ái ngữ để không làm mất lòng người khác vì « lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau ». Hơn nữa, người mình có câu « ăn nhai, nói nghĩ », nên khi ăn thì cần nhai kỹ, nhai nhiều lần để thấm thía, thưởng thức mùi vị thức ăn ; còn khi nói thì phải suy nghĩ, uốn lưỡi bảy lần, để tránh làm phiền lòng người khác vì «bịnh hay họa cũng do cách ăn uống hay cách ăn nói mà ra » (Bịnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất). Nói hay, nói giỏi, nói đúng cũng chưa đủ, mà cần phải là biết lắng nghe. Theo lời một nhà hiền triết Hy lạp Zénon d'Élée, «trời cho chúng ta hai lỗ tai nhưng chỉ một cái miệng nên mình phải nghe gấp hai lần nói», một bác sĩ người Pháp cũng cho rằng là «mọi tai họa trên cõi đời này xảy ra là do mình không biết lắng nghe», nhưng lắng nghe như thế nào nhỉ? Điển hình là khi bạn nghe một người quen than là «Tôi cảm thấy mệt quá! » thì bạn liền phản ứng: «Chị hoặc anh nên đi nằm nghỉ đi! » như vậy không phải là lắng nghe mà là khuyên hoặc tệ hơn nữa là gặn hỏi như muốn điều tra: «Chị hoặc anh bịnh bao lâu rồi? Đã đi bác sĩ chưa?». Bạn nên nói một cách tích cực «Không sao đâu, chút nữa sẽ hết mà! », người ta đang lo lắng thì mình đừng làm họ lo lắng thêm! Một khi người ta có nhiều tâm sự đau thương, mình chỉ cần lắng nghe cũng đủ làm người kia bớt khổ!


Nhiều khi không chỉ nghe bằng lỗ tai mà bằng cả trái tim nữa như nhà văn Saint Exupéry diễn tả: «người ta chỉ thấy, đây tức là nghe, với trái tim» (On ne voit bien qu'avec le coeur). Khi mình không khỏe, không có nhiều năng lượng thì chớ lắng nghe nhiều, sẽ không giúp được người mà còn tự hại mình! Bây giờ ở Việt Nam, người ta thường dùng từ "sạch" như trái cây sạch, rau sạch, cà phê sạch… có nghĩa là "lành mạnh" hay "bio" theo người Tây phương. Ngược lại là các loại thực phẩm không sạch, "bẩn", thiếu chất dinh dưỡng, gây nhiều tác hại, trong đó phải kể cả phim ảnh khiêu dâm, sách báo đồi trụy, chuyện trò nói xấu, bôi lọ cá nhân hay tập thể …nên mình phải biết lựa chọn thực phẩm để tránh bị ô nhiễm, gây nguy hiểm cho thân lẫn tâm, dầu là tu sĩ cũng có thể bị ngộ độc phải bỏ lỡ dở đường tu! Hơn nữa, tôi thấy trên internet có nhiều thông tin kém chất lượng, chỉ nói lên một phần sự thật như thầy bói mù đi xem voi vì tác giả có lẽ bị ảnh hưởng bởi lòng ganh tỵ hoặc lửa hận thù khiến cho sự phê phán, cái nhìn của mình thiếu tánh cách vô tư. 

Chúng ta cần thận trọng chế tác hoặc phổ biến loại thực phẩm này, đặc biệt là khi đưa lên mạng. Đó là những mũi tên bắn đi, mà không thể thu hồi lại được, giống như «đinh đóng cột, dù khi đinh đã nhổ rồi nhưng vết hằn vẫn còn ». Một thành ngữ la tinh cũng diễn tả cùng một ý là « lời nói trôi qua nhưng chữ viết vẫn tồn tại»(verba volant, scripta manent ). Nếu ăn với chánh niệm, bữa ăn sẽ là “một bài pháp không lời”, từ đó chúng ta có thể học ăn, học uống, học nói… học được những gì liên quan đến ba nghiệp “thân, khẩu, ý”, tóm lại là học tu. 
Chỉ cần dành năm, ba phút để quán niệm trước khi ăn, mình có thể tự tu tập, từ từ chuyển hóa những tật xấu, phát huy đức tính tốt! Hơn nữa, ăn uống còn là một nghệ thuật, nghệ thuật ẩm thực. Nêm nếm sao cho hợp khẩu vị nhiều người, không mặn quá cũng không lạt quá; nấu cơm thì không có tình trạng « trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhét » như xưa nấu cơm bằng rơm rạ hay củi than, khác hẳn với bây giờ nấu bằng nồi cơm điện. Nhiều món ăn thịnh soạn được người phụ trách nấu nướng với hết cả tấm lòng, trình bày rất thẩm mỹ với nhiều màu sắc rất hấp dẫn như chúng ta đã từng thấy trong một số tiệc tùng hay đám hỏi, đám cưới. 
Mọi người đều muốn ăn toàn diện với tất cả năm giác quan. Chỉ cần tai nghe nói là đã thích, mắt nhìn thì ưa, mũi ngửi phát thèm, lưỡi chưa nếm mà nước miếng chảy ra rồi, tay táy máy muốn bốc bỏ vào miệng ngay! 

Hẳn nhiều người trong chúng ta đã đọc sách « Nam Hải Dị Nhân » nên cũng biết câu chuyện Trạng Hiền ứng đối với sứ giả nhà vua khi vị này thấy quan Trạng đang lúi cúi làm bếp, sứ giả đã có lời chọc ghẹo như sau: - Ngô văn quân tử viễn bào trù, hà tu mị táo (Tôi nghe người quân tử lánh xa bếp núc, sao ngài lại nịnh vua bếp). 
Trạng Hiền liền đáp: - Ngã bản hữu quan cư đỉnh nại, khả tạm điều canh (Ta vốn ở ngôi khanh tướng nhưng nay tạm nêm nếm nồi canh) Thần đồng trạng nguyên Nguyễn Hiền, lúc đó mới 13 tuổi, mà đã có tuệ giác thấy nét tương đồng giữa khả năng làm quan cai trị dân cũng như việc nấu canh lạt hay mặn. 

Ngày nay, cũng vậy, biết bao công việc làm ăn lớn hoặc thỏa thuận chính trị được giải quyết tốt đẹp sau những giờ đàm đạo, truyền thông với nhau chung quanh bàn ăn, bữa tiệc. Nếu hằng ngày chúng ta chịu khó để một ít thì giờ quán chiếu về các bữa ăn chung với sự có mặt của người thân để rút ra những bài học, chắc chắn cuộc sống của chúng ta có phẩm chất tốt đẹp hơn. Đó cũng là điều tôi muốn chia sẻ với thân hữu, đặc biệt là các bạn trẻ trong qua bài viết này. 

Hoài Việt (DHĐ)

Tình Đất



Mấy mươi năm trước trở về đây
Quán gió cầu sương bám đất nầy
Chẳng quản nắng mưa đầy rét lạnh
Sá gì gian khó gánh trên vai

Lũ ngập tràn sông nước trắng đồng
Người về đất mới giữa mênh mông
Mơ chòi tranh nhỏ bên bờ vắng
Thả khói chiều lên ấm nỗi lòng

Ta đến cùng em đón đợi mùa
Tảo tần gieo hạt xuống hoang sơ
Thầm mong đất hẹn đầy hoa trái
Trả nợ ân tình thỏa ước mơ

Ta đến buồn vui với xóm làng
Trao tình quê mới mặc gian nan
Đói no gồng gánh đời trôi dạt
Quên cả mùa xuân mấy độ tàn

Em đã chung lòng nuôi ước mơ
Cần lao khuya sớm trỉu vai gầy
Gương đời thầm lặng soi hờn tủi
Gởi nổi buồn trôi theo gió mây

Tình cũng đầy vơi với tháng ngày
Mưa hòa gió thuận ngất ngây say
Được mùa rộn rã vần thơ mới
Mùa thất hồn ta lệ ngắn dài

Chầm chậm thời gian lặng lẽ trôi
Áo tơi sương nắng lẫn mưa vùi
Dưới chân tình đất nâng ta bước
Gian khó dần xa mỗi chặng đời

Em đã cười lên với mộng thường
Men đời thắm đượm nụ yêu thương
Cảm ơn tình đất thầm dung chứa
Những hạt mầm vui tỏa ngát hương

Du Tử Huỳnh
06/09/2016

Chiều - Hồ Dzếnh




Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chết trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách
Mây chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây

Hồ Dzếnh
(An Nguyen sưu tầm)

Cảm Ơn Mùa Thu

Ngày 49 em vay hình ảnh
Dán bài thơ để tưởng nhớ về
Người anh hiền đậm nét hồn quê
Tình son sắt câu thề ước vọng...
Vòm Pleiku gió quang mây lộng
"Cánh Đại Bàng" mơ mộng ngủ yên....
28/9/2016
(Chín Oanh)

 

Thơ: Lê Kim Hiệp
Thơ Tranh: Kim Oanh

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Ừ Em Đi



Đời thuyền cuối bến biệt ly
Thoáng như giấc mộng nẽo đi cõi bồng
Đường trần vướng lắm bụi hồng
Trở về bên cát lượn vòng hóa thân
Ừ em đi cũng một lần
Nhìn theo bóng chiếc bâng khuâng nhớ về

Kim Phượng
28.9.2016, Ngày ra đi thứ 49 của em Lê Kim Hiệp


Mãi Thu Xưa




Nàng thu lén bước vào hạ giới
Mang yêu thương lơ lững khắp nơi
Anh dìu em đi khắp vùng trời
Tận hưởng màu thu dần rạo rực

Con đường đầy lá mình song bước
Buổi hẹn xưa em nói những gì
Dưới lá thu vàng bay lũ lượt
Cùng giăng tơ chặng lá thu đi

Vẫn ngây thơ như còn thuở nhỏ
Vẫn nụ cười khoé mắt vành môi
Vẫn tung tăng hoa lòng mở ngõ
Tóc mượt mà nắng nhẹ tinh khôi

Ta phụ thu cùng nhau bủa lưới
Ngược lên trời chống tiết đông sang
Mang bướm hoa trở lại thiên đàng
Khe khẻ nhỏ lời xưa hẹn ước.


Lê Kim Hiệp
Austin USA 15/11/07

Em Tôi

Chị viết cho em trai nhân ngày mừng Sinh Nhật 2009, 
2016 buồn tưởng nhớ tiễn em 49 ngày đã chia xa) 
(Lê Kim Hiệp, Lê Kim Phượng - Văn Thánh Miếu) 

“Xa mặt cách lòng!” Điều này có thể đúng, nhưng với em tôi thì không.
“Chín người mười ý”! Nhưng tôi không ngại quá lời, khi đảo ngược “Mười người chín ý”. Bởi vì, trong gia đình mười người con, em và tôi có rất nhiều điểm tương đồng.

Suốt thời niên thiếu, thời gian chung sống bên nhau của em và tôi dài hơn các anh chị em khác. Cả hai chúng tôi, đong đầy kỷ niệm vui buồn, giận hờn trong cuộc sống hàng ngày. Mọi việc, từ hành động, lời nói cho đến lối suy nghĩ của em và tôi khá giống nhau.
Em nhỏ hơn tôi những hai tuổi chứ ít gì, nhưng chưa một lần cung kính gọi tôi bằng “chị”, có chăng chỉ là “ông bạn” hay đôi khi đổi tong, dựa theo số thứ tự trong gia đình, em kêu tôi bằng tiếng “ sáu” cộc lốc.

Em là đứa “trù trừ” lắm! Má thường bảo thế. Khi còn bé, sáng nào em cũng quấy má. Buổi chợ mai, má bận rộn chào đón khách hàng vào ra tiệm buôn. Vậy mà, hôm nào cũng thế, vừa thức giấc, đưa tay dụi mắt, là em vội ngồi thụp xuống nơi thu ngân và bắt đầu “kéo đờn cò”. Em khóc! Cái tiếng khóc hị hị như tiếng mèo con kêu. Em khóc dài…dai dẳng đến đổi như quen thuộc quá với khách hàng. Lâu dần, tiếng khóc của em như bản đàn đơn điệu và người nhạc sĩ tí hon này cũng tự mình chấm dứt bản nhạc nhè khi biết chán khóc.

Lớn thêm một chút, em gần gũi với tôi hơn, sự gần gũi… lưu lại trong tôi những hình ảnh khá quen thuộc. Tôi đã quá quen với cậu bé mang chiếc quần đùi, quai tréo, màu tím... Vào tuổi đó, em nào biết ngại ngùng gì với cái màu tím xa xăm ấy. Những hôm chiếc quần tím bị vấy ướt, em khóc nhè và trách tôi “tại sáu”. Ừa, thì tại tôi, tôi không đủ nhanh tay vì những chiếc khuy nút má làm quá nhỏ lại chặt, chẳng dễ dàng gì cho một đứa trẻ như tôi có thể giúp em cởi ra đúng lúc.Tôi cũng vất vả với em không ít, nhất là trong việc giặt giũ. Em và cậu em kế là đầu đàn lũ trẻ trong xóm. Thừa lúc má ngủ trưa, em dẫn đám con nít ra đồng bắt dế trong những trưa hè nắng chang chang, đầm mình dưới mương bắt cá hoặc chặt bập dừa tập bơi, thả trôi nổi, lặn ngụp trên sông Giồng Ké. Em là một trong hai đứa mà cậu tôi gọi là “lục lạc lăn lục lạc lửa”.

Với những trò chơi dễ vương vãi vết bẩn trên quần áo như thế, bằng đôi bàn tay bé nhỏ của tôi, làm gì giặt sạch cho hết. Thương con gái, ba tôi đóng một thớt cây to, mua bàn chải lớn, giúp tôi dễ dàng hơn trong việc giặt giũ. Thớt to, bàn chải lớn tiện lợi thế đó, nhưng giặt hoài bàn tay nào chịu nỗi. Ngồi đến còng lưng, sinh mỏi, nên “nhất cử lưỡng tiện”, tôi cho tất cả đồ giặt vào thau, đưa chân trần mà giẫm cho sạch.

Phiền trách em đó rồi tôi lại quên đó, những khi em bày trò vui chơi. Thời chúng tôi, lúc chiều đến, đêm về, sau giờ học, làm gì có những phương tiện giải trí như ngày nay. Hai chị em tôi với trò chơi tự sáng tạo. Chúng tôi thay phiên nhau, đứa này đưa ra một vần, đứa kia phải tìm cho được một người nào đó trong xóm, mà tên họ ráp đúng với vần vừa nêu ra. Trong cuộc chơi, ai thua sẽ chịu phạt bằng cách bị búng vào tay, đến đau điếng chứ chẳng vừa. Em luôn giữ tinh thần thượng võ dù rằng nhỏ tuổi hơn. Hai đứa cùng oẳn tù tì để vào cuộc :

- Ò …ò…
- Ba Cò.
- Ìa…ìa..
- Năm Chìa
- Ọ…ọ…
- Hai Lọ
- Ông…ông…
- Chín Đông

Sau trò chơi ấy, tất cả anh chị em trong gia đình đều mang một bí danh, được lấy tên từ những người hàng xóm. Nói nhỏ nghe thôi, Chín Đông chính là Kim Oanh, người chủ nhà trang Blog Long Hồ Vĩnh Longlonghovinhlong.blogspot.com.au

Tôi với biệt danh sáu Chọt. Đó là tên bác Sáu sống cách gia đình tôi vài căn phố. Sau này có người cắc cớ hỏi, phải chăng lúc nhỏ tôi hay ăn cắp lắm nên mang biệt danh ấy. Chỉ có trời mà biết!
Còn em, nhà thơ Phố Núi, được gọi là Bảy Hí, vì theo lời Ba tôi, em mà gặp các cô gái, cười một cái, mở mắt ra con gái đi mất.

Những đêm chị em quay quần…như bất tận, những cuộc vui cũng đến lúc tàn, tuổi thơ cũng vội qua. Tôi vào Đệ Thất, rời gia đình, xa em. Chỉ cần một năm xa nhà thôi, tôi như lớn hẳn, mà là người lớn thật vì tôi thay ba đưa em đi dự thi Đệ Thất. Ngày nay, ở tuổi em, các học sinh vẫn còn tay trong tay theo mẹ đến trường. Một đêm trước ngày thi, chúng tôi đến ngủ tạm nhà bạn ở Vĩnh Bình. Chính cái đêm ấy, lần đầu tôi cảm nhận được sự uy nghi, đỉnh đạt của mình khi được em rụt rè, khép nép đi bên cạnh, dắt đâu, em theo đó, chỉ bảo điều gì, em răm rắp nghe theo. Đúng thật là dân quê lên tỉnh! Tôi đưa em đi ăn hủ tiếu, trong khu chợ Vĩnh Bình. Chưa lúc nào em hiền như lúc này. Trước cảnh tượng lạ lùng, em im lặng nhìn người qua lại, nếu cần hỏi chuyện, em vẫn cố hữu dùng tiếng “sáu” cộc lốc hoặc nói trổng.

Sáng hôm sau, trên đường đưa em đến phòng thi, không quên dặn dò những kinh nghiệm tôi đã trải qua. Khi bóng em đã khuất dần sau cửa phòng thi, tôi bước vội, lăng xăng theo nhóm người giải đáp đề thi toán, do ai đó từ bên trong phòng thi ném ra. Ngồi đợi chờ em, tôi với bao nhiêu suy nghĩ mông lung và ước mơ đến vội. Tôi nguyện cầu em được trúng tuyển. Nếu em trúng tuyển, đó là cơ hội duy nhất tôi không bị lẻ loi trong căn nhà trọ, nơi chỉ có tôi là đứa con nít độc nhất. Thời gian như chậm lại, dòng suy tư bé bỏng của tôi trôi theo, đến khi tiếng chuông reo vang, báo hết giờ thi, tôi hấp tấp đến đón em.

Kết quả thi không như mong muốn. Em lên Vĩnh Long và trở thành học sinh trường bán công Nguyễn Thông. Còn tôi ở lại Vĩnh Bình, niềm hy vọng được bầu bạn cùng em đã tan theo mây khói. Ở đây, những ngày đầu tuần dài lê thê, bước chân như nặng nề hơn trên con đường dẫn đến trường Công Lập Vĩnh Bình. Nỗi u uẩn của đứa trẻ xa nhà nơi tôi không vơi, đêm về buồn không ai biết, âm thầm khóc chẳng ai hay. Đến lúc ba má biết được, người xin thuyên chuyển cho tôi về Vĩnh Long, ở chung với anh chị em. Thật là một điều nghịch lý lẫn bất công cho tôi. Tôi thừa khả năng, đã trúng tuyển vào trường công, nhưng người điều hành của trường Tống Phước Hiệp chối từ và chẳng đặng đừng tôi trở thành học sinh Nguyễn Thông, cùng trường với em.

Ngày đầu em chở tôi đi học bằng xe đạp, em lạn qua lượn lại, mặc tình cho tôi ra sức giữ chặt yên xe nếu muốn an toàn. Theo lộ trình… sáng em đi đường này, trưa về ngõ khác. Mỗi ngày em mỗi đổi hướng đi, cộng thêm tính tối dạ của tôi, như người mù lối, tôi chỉ còn cách méc ông anh:
- Anh tư coi thằng Hiệp kìa, chở em mà nó cứ thay đổi lối đi hoài làm sao em biết đường đi học.
Méc để thị oai, thật ra tôi thương em, vì mang danh nam nhi chi chí nên phải nai lưng đèo tôi đi học. Đã vậy sau giờ tan trường, bánh xe bị xì hơi hoài thì cũng chính em là người đi mượn ống bơm của bác bán cà rem cạnh sân trường. Nhớ hoài, thương mãi hình ảnh đứng lom khom, hì hục với ống bơm, bên chiếc xe xì bánh.

Đã thế, đi học về chúng tôi còn tự nấu ăn, vì không có ba má sống chung. Các chị em tôi thay nhau trong vai trò hỏa đầu quân và mỗi người có toàn quyền định đoạt món ăn khi đến phiên mình. Mỗi lần em làm bếp, bà chị thứ Ba khóc hoài hoài, vì theo chị món hủ tiếu xào mà em nấu có bổ gì đâu mà ăn hoặc khi bà chị Năm làm em phiền lòng, thì y như rằng nồi cà ry hôm đó sẽ cay hơn.

Bản tính em là thế đó, nhưng lại hiền hậu và độ lượng trong cách sống. Tính em tiện tặn khác hẳn sự tiêu pha của chị Năm, nên việc em cho chị vay nợ, không lấy gì làm ngạc nhiên. Em rất dễ dàng khi cho đi, nhưng lúc cần đến, chị khất hoài không trả lại tiền, nếu em tiếp tục đòi, thì thế nào cũng…
- Ai biểu ngu cho mượn chi.
Bị mắng, nhưng em tiếp tục “ngu” hoài.
Em tôi ngoài tài nấu ăn, lại có khiếu văn chương. Em thích đọc sách báo lắm, phong lưu trong việc bỏ tiền mua báo Thời Nay và Văn Nghệ Tiền Phong. Ban đầu em rủ rê chúng tôi cùng đóng góp mua báo, nhưng ai dại gì mà bỏ tiền cho kẻ đam mê như em.
- Thôi tụi chị không thích coi. Chị Năm và tôi đồng trả lời.
Thế là em tự “phung phí” tiền và dĩ nhiên là em xem một mình, sau đó đem giấu mất. Bà chị Năm và tôi thừa lúc vắng em, tìm tòi lục lạo khắp nơi, nhưng nào tìm đâu ra. “Quyết chí thì nên!”, chúng tôi rình rập, đợi chờ tìm cho được nơi chốn bí mật đó. À, thì ra, quyển sách được đặt bên dưới chiếc rương cây.

Chị và tôi thiệt tình! Đã xem lén mà còn lém và lối. Trên bàn ăn, chúng tôi giả đò trò chuyện, nhưng nói toàn là những chuyện đăng trong số báo em vừa mua. Đôi mắt hí của em càng nhỏ hơn khi em nhìn chúng tôi, rồi em cười cười mà chẳng nói lời nào. Đến số báo kế tiếp, theo thói quen, chúng tôi đưa tay tìm báo dưới đáy rương. Chẳng có!
- Vậy thằng Hiệp nó giấu ở đâu? Chị tôi hỏi như gắt.
Chúng tôi không nản lòng. Lần này em giấu tận trên mái nhà. Tôi làm sao quên được cái hình ảnh em, hình ảnh…mắt em đảo qua, ngó lại và nhanh chóng trèo lên cao, cất quyển báo, theo em có lẽ đó là nơi an toàn. Nhất cử nhất động của em làm sao tránh khỏi sự cố tình của chị Năm và tôi.
Ngoại hình của em rất “cù lần”. Trong khi các học sinh tĩnh lẻ đã biết chưng diện, chạy theo thời trang, thì em tôi chỉ “lượt là” với quần kaki xanh, ngắn cũn cỡn, để lộ đôi vớ đỏ chói. Thầy Nghĩa dạy Anh văn, thầy cho rằng em cao bồi, nên trù dập, “dợt” bài em hoài. Có lẽ nhờ thế nên môn Anh văn em được điểm cao. Đến năm Đệ Tam, em chọn Pháp văn cho sinh ngữ thứ hai. Em siêng năng lắm, sang sáng thức sớm “gạo” bài, trong thanh vắng tiếng em lồng lộng:
- É ni mô…é ni mô…cọp vật.
Tôi bị đánh thức bởi bài học dị kỳ và giọng đọc quá to của em. Càng lắng nghe, tôi càng thắc mắc, chẳng chịu đựng được tôi vội bước ra:
- Hiệp học cái gì vậy?
- Pháp văn.
Sau một phút suy tư, à…thì ra… animal, nhưng vì em viết chữ quá tháu, từ chữ “con vật” biến thành “cọp vật” và môn học tiếng Pháp, nhưng lối em phát âm lại là tiếng Anh.

Bảy năm dài của bậc Trung học hoàn tất, em và tôi mỗi người một phương trời. Chúng tôi như bầy chim đủ lông cánh bay xa, ít dịp gặp lại ngoại trừ những ngày lễ trọng. Đến 75, đàn chim lại tất bật, bất đắc dĩ tìm về tổ ấm. Dưới mái nhà xưa, chúng tôi cùng chung sống, êm ấm đó, nhưng đàn chim sống trong đợi chờ lo âu thường nhựt. Có những hôm, em, tôi cùng vác cuốc trồng khoai sắn trên mảnh đất của người anh rễ, cách nhà không xa. Chúng tôi có dịp nhắc lại trăm ngàn chuyện cũ, cười rũ rượi, nhưng rồi buồn đó, mất hết vô tư. Từ sau năm 1975, em trở về Vĩnh Long và cùng tôi, sống lại trong căn nhà xưa. Tôi “cô giáo hippy tỉnh lẻ”, đã đổi đời … ngày hai lượt “đeo” theo xe đò làm cô giáo miền...quận lỵ Tam Bình. Năm ấy, chiếc bàn ăn cũng là nơi tôi ngồi chấm điểm thi cuối năm cho học sinh, em đi phớt ngang qua …
- “Ông bạn”cứ lo dạy hoài. Tôi thầm hiểu được điều em muốn nhắc nhở.
Lời em là cánh buồm đưa tôi ra khơi. Trong chia tay bằng lời hứa chắc chắn, em sẽ ở lại lo cho ba má trước, rồi mới quyết định cho riêng mình.

Đến năm 1984, ba má tôi sang Úc châu định cư. Em đã chu tất và trọn giữ lời lo cho ba má. Những ngày xa quê hương, nhớ về căn nhà em đang sinh sống, tôi áy náy hoài và nghĩ về em, về hoàn cảnh và cuộc sống của người ở lại. Lắm lúc viết thư cho em, tôi khuyên em hãy lo cho tương lai, sau đó thì đoàn tụ vợ con khi khả năng cho phép. Em hồi âm với lời rất khẳng khái:
- Bao giờ đầy đủ hết vợ con em mới đi.
Hiện nay, em vẫn ở lại quê nhà. Em không còn gọi tôi bằng tiếng “ông bạn” mà chỉ cộc lốc tiếng gọi “sáu” và qua điện thoại viễn liên, cũng hoài câu nói… “Sáu, nói nghe nè…”.

Mấy mươi năm trôi qua, mới ngày nào còn là cậu bé húi cua mà giờ đây em đã là ông nội, ông ngoại người ta. Dù là đứa em thứ bảy trong gia đình, dù sống trong môi trường vất vả với miếng ăn, cái mặc, nhưng nơi em, em trưởng thành trong hành xử với anh em, người thân và bạn bè. Tính trẻ trung vẫn còn đó. Tấm lòng nhân hậu, độ lượng, nhường nhịn của một Hướng đạo sinh ngày nào, em chưa quên ... Ở tuổi đời không còn trẻ nữa, nhưng em luôn trao ban cho người xung quanh sự hồn nhiên, yêu đời dù rằng đời sống của em có nhiều lo âu và chịu lắm thiệt thòi.

“ Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh!” . Cái nòi thương yêu lo lắng cho anh em đôi bên, phe mình, phe ta rất tròn nên được bên vợ rất mực yêu thương. Em quá giống ba ở điểm này. Với bạn bè, em rất chí tình, những người bạn thân từ những ngày còn trong quân ngũ, đến nay mỗi người một phương cách biệt, nhưng tình thâm vẫn đậm đà.

Ngày Mười Hai, tháng Mười Hai, mấy mươi năm trước…

Trót sinh là Cánh Đại Bàng
Thả đôi chân xuống trần gian làm người

Hôm nay…

Sinh nhật đầy ấp nụ cười
Mười Hai tháng Mười Hai tươi thêm tình

Mấy mươi năm xa nhau, hai chị em, mỗi người một phương trời. Nhờ mây đưa, gió chuyển giùm…đến tận bên kia bờ đại dương, trao đến em những lời chân thành, mộc mạc này, làm quà trong ngày sinh nhật…rằng
Chị rất nhớ em! Hiệp ơi. 

Kim Phượng
12.12.2009

Một Thoáng Cảm Hoài



Chưa chín nồi kê đầu đã bạc
Xem qua tâm sự buồn man mác
Hững hờ năm tháng nọ phù vân
Dày dạn phong sương kìa tuổi hạc
Nhớ quá ngày xưa một mái nhà
Thương hoài thuở khó không lầu các
Sinh ly tử biệt buốt lòng ta
Khẩn nguyện bạn hiền an phúc lạc!

Cao Linh Tử

28/9/2016
(Sau khi đọc bài Em Tôi của Kim Phượng - Tưởng Nhớ 49 ngày của Lê Kim Hiệp) 

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Một Dòng Sông



Tôi nằm đó im lìm như cây cỏ
Nguời tiển tôi đặt xuống một cành hoa
Đừng lưu luyến nữa chi cõi ta bà
Hãy yên nghĩ, một linh hồn tội nghiệp

Suốt cuộc đời tôi đã từng tha thiết
Đã tận cùng hạnh phúc lẫn khổ đau
Tấm lòng tôi bát ngát tựa trăng sao
Nay thanh thản hòa tan vào vũ trụ

Thơ của tôi như nỗi sầu tích tụ
Sẽ tan tành vào cát bui thời gian
Môt mai kia ai nhặt chút tro tàn
Xin hóa kiếp cho sầu tan vĩnh viễn

Tên tôi đó như dòng sông miên viễn
Tặng cho nguời những giọt nước mát trong
Mỗi sớm mai xin hãy uống vào lòng
Chút kỷ niệm tôi âm thầm gởi lại

Khánh Hà

Hương Thầm - Phan Thị Thanh Nhàn


Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ
Ðôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa
Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi
Nào ai đã một lần dám nói ?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin
cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không giấu được cứ bay dịu nhẹ
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấỵ..)
Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường hương sẽ theo đi khắp
Họ chia tay
vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.

Phan Thị Thanh Nhàn
(An Nguyen sưu tầm)

Tảo Thu - Hứa Hồn (Đời Đường)

Một Ngày Ở Thành Phố Lần Ðầu Tiên Từ Bắc Vào Nam Ðặt Chân Ðến Hơn 62 Năm Về Trước 
Thao thức dậy mở cửa sổ  hứng gió đêm, ngọn đèn khuya cô đơn ngoài góc phố, im lìm.


Trời đã vào thu rồi đấy em 
Dáng xưa, gió gác với trăng thềm 
Hồn thơ ngơ ngẩn dòng năm tháng 
Còn ngỡ người về trong bóng đêm 

Ừ nhỉ, cũng đã một đời bèo giạt ,năm  tháng  đẩy đưa lạc lõng, và một khối u tình khôn tỏ.
Tảo Thu 
Dao da, phiếm thanh sắt
Tây phong sinh thúy la
Tàn huỳnh thê ngọc lộ
Tảo nhạn phất kim hà 
Cao thụ hiểu hoàn mật
Viễn sơn tình cánh đa 
Hoài Nam nhất diệp lạc
Tự giác Ðộng Ðình ba  

Hứa Hồn - Ðời Ðường
***

Ðêm thâu thanh vắng hiu hắt 
Gió vàng vờn bãi thúy la 
Ðóm khuya lập loè sương ngọc 
Nhạn sớm ruổi cánh thiên hà 
Nắng ửng rừng xưa u mặc 
Núi xa mây tạnh rỡ ràng 
Hoài Nam một chiếc lá rụng 
Ðộng Ðình sóng nổi lăn tăn 

Ôi chao,  vẫn  muốn hỏi sao, vào lúc một chiếc lá thu rơi ở  một góc trời đâu đó, mặt nước hồ xưa giữa phố cũ năm nào,bây giờ, còn không và không biết có còn vì nhau mà  nổi sóng cảm thông?

Phạm Khắc Trí
08/26/2016 

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Thơ Tranh: Dạ Quỳnh


Photo & Thơ: Lê Đăng Mành
Thơ Tranh: Kim Oanh

Những Đóa Sen



Cạnh xác mai vàng đầy lối nhỏ
Tinh anh sen trắng độc vươn cao
Động lòng mấy cảnh đời bên đó
Sóng dập lênh đênh khách má đào.

Từ dưới bùn nhơ với giá trong
Vượt lên đứng thẳng ngắm trời đông
Hương thơm ngát tỏa mà thanh khiết
Tòa ngự tâm hồn với pháp không.

Nhăn mày nhấp chén mùi tân khổ
Chớ trách cao xanh lắm phũ phàng
Về với tâm mình tìm phúc lạc
Vô thường giả tạm phút truy hoan.

Cao Linh Tử
Ảnh phụ bản của tác giả chụp

Vĩnh Long - Văn Thánh Miếu

Cổng Tam quan của Văn Thánh Miếu -Vĩnh Long

Trong kho tàng văn hoá, sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hoá rất đặc trưng ở Việt Nam. có mặt khắp mọi miền đất nước, giúp con người nhớ về cội nguồn, hướng thiện, tạo dựng cho mỗi người chúng tamột cuộc sống yên vui, nhất là về mặt tinh thần được an lành , lạc quan. Lễ hội đem đến cho con người sự thanh thản tâm linh, loại bỏ hay quên đi những lo toan thường nhật để hướng về cội nguồn, nhớ ơn các bậc tiền nhân có công với tổ quốc, các bậc tiền hiền khai khẩn nơi mình đang sống, Thành hoàng bổn cảnh…

Chúng tôi xin nhắc đến Văn Thánh Miếu -Vĩnh Long.

Vàì nét về lịch sử tỉnh Vĩnh Long: là vùng đất đa dạng màu mỡ và trù phú do hai sông lớn Tiền Giang và Hậu Giang bù đắp phù sa hằng năm,với hệ thống sông rạch chằng chịt, thuận tiện giao thông, có thể nói Vĩnh Long là trung tâm và là hĩnh ảnh thu nhỏ của của đồng bằng sông Cửu Long.

A-VỊ TRÍ TỈNH VĨNH LONG
Bản đồ Vĩnh Long năm 1911

Phía bắc giáp tỉnh Tiển Giang (Định Tường), tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía đông giáp Bến Tre, đông nam giáp Trà Vinh , phía nam giáp, Sóc Trăng và Cần Thơ.

Thị xã Vĩnh Long cách thành phố Sài Gòn 136km , có quốc lộ 1 và quốc lộ 53 đi ngang qua, nơi đây là cầu nối giao thông quan trọng giữa Sài Gòn -Cần Thơ và các tỉnh miền Tây.

Nhắc lại trước kia, năm 1732, chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Trú đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chánh mới là dinh Long Hồ, châu Định Viễn (tỉnh Vĩnh Long ngày nay). Thủ phủ của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là dinh Cái Bè.

Đến năm Đinh Sửu (1757) (a) thì chuyển đến xứ Tầm Bao (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là thành phố Vĩnh Long).

Nhờ đất đai phì nhiêu, giao thông thuận lợi, cư dân đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt … dinh Long Hồ trở thành trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Chúa Nguyễn đã thiết lập nơi vùng đất nầynhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn…

Đến năm 1813, thời vua Gia Long, dinh Lonh Hồ được đổi là Vĩnh Trấn. Năm 1832, tỉnh Vĩnh Long được chính thức thành lập.

Vĩnh Long là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá như: thành xưa Long Hồ, miếu Công thần, đình Long Thanh (được xây dựng năm 1720), chùa Phước Hậu (được xây dựng vào nữa cuối thế kỷ 18 ) chùa Kỳ Sơn (được xây dựng khoảng năm 1812)… Đặc biệt là là Đền Văn Thánh hay Văn Thánh Miếu..

B-VĂN THÁNH MIẾU
Ông Phan Thanh Giản

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long cùng với Văn Thánh Miếu Biên Hòa (thuộc tỉnh Đồng Nai), Văn Thánh Miếu Gia Định thành, là ba Văn Thánh Miếu của vùng đất Nam Kỳ có từ thế kỷ 19 được xây dựngnhằm đề cao Nho giáo.

Theo sử liệu , dưới triều vua Tự Đức có nhiều cuộc nổi dậy đánh phá dữ dội ở Bắc Kỳ mà trong Nam Kỳ thì thực dân Pháp đã đánh chiếm nhiều nơi :

Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã kéo chiến hạm đến dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng. Sáng ngày 1-9-1858, chúng cho tàu chiến bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải … mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta.
Thành Gia Định thất thủ ngày 17-2-1859Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Định Tường và Vĩnh Long

Thực dân Pháp đã dùng áp lực quân sự buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng với hiệp ước bất bình đẳng năm Nhâm Tuất (1862). Vua Tự Đức cử Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn giảng hoà với thực dân, để triều đình có thể đem quân dẹp an các cuộc nổi dậy ở đất Bắc.

Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đành phải cầu hoà ký hiệp ước bất bình đẳng , hoà ước năm Nhâm Tuất ký tại Sài Gòn ngày 5-6-1862 cắt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp : Biên Hoà, Gia Định , Định Tường và các đảo Côn Lôn .

Hoà ước Nhâm Tuất được ký trên chiến hạm Duperré của Pháp đậu trên sông Sài Gòn. (Có ý kiến cho rằng trên chiến hạm Duperré chỉ là trao đổi ủy nhiệm thư, còn việc ký hoà ước của hai phái đoàn đượcthực hiện tại Trường Thi – nay là Nhà Văn Hoá Thanh Niên, số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1 Sài Gòn).

Hoà ước có 12 điều khoản , trừ các điều khoản có tính cách ngoại giao, thì 8 điều khoản được coi là quan trọng, trong đó có khoản 11 có liên hệ đến tỉnh Vĩnh Long .:

Khoản 11: Thành Vĩnh Long sẽ được binh lính (Pháp) canh gác cho đến khi có lệnh mới mà không ngăn cản bất cứ cách nào hoạt động của các quan Đại Nam. Thành nầy sẽ được trao trả cho Hoàng đế nước Đại Nam ngay khi Ngài đình chỉ cuộc khởi nghĩa do lệnh Ngài ra tại các tỉnh Gia Định và Định Tường và những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa nầy ra đi và xứ sở được yên tĩnh và qui phục như một xứ bình yên. (Wikipedia)

Năm Tự Đức thứ 14 (1862), ba tỉnh miền Đông đã lọt vào tay thực dân Pháp. Lúc bấy giờ tỉnh Vĩnh Long cũng đã nằm trong tay quân viễn chinh Pháp, nhưng theo điều 11 của hoà ước Nhâm Tuất (1862), thì Pháp phải trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế . Do đó, các sĩ phu ở các tỉnh Biên Hoà, Gia định và Định Tường đã phải “vượt biên”, “vượt tuyến “ về “tỵ địa” tại Vĩnh Long. Quan đốc học là Nguyễn Thông đã chọn nơi rộng rãi an toàn gần thành Vĩnh Long xây dựng nơi cư ngụ để tập hợp họ lại ôn nhuần kinh sử để chờ ngày ứng thí

Xây dựng Văn Thánh Miếu
Ông Nguyễn Thông

Mặc dầu đang trong cảnh chiến tranh dầu sôi lửa bỏng nhưng giới sĩ phu thời bấy giờ với tinh thần yêu nước tôn sư trọng đạo đã gấp rút vận động và xây dựng Văn Thánh miếu bên cạnh nơi ôn tập. Người chủ xứơng xây dựng công trình nầy là Kinh lược sứ Nam Kỳ Phan Thanh Giản và quan Đốc Học Vĩnh Long Nguyễn Thông.Tuy danh nghĩa là đề cao Nho giáo nhưng thực chất là xây dựng một nơi hoạt động văn hóa đề cao các bậc tiền hiền, các gương anh hùng chiến đấu chóng ngoại xâm và giáo dục lòng yêu nước cho người dân. Công trình khởi công từ mùa đông năm Giáp Tý (1864) và hoàn thànhvào mùa thu năm Bính Dần (1866).

Sau khi hoàn thành, giới quan lại, sĩ phu đã thành lập hội Văn Thánh Miếu để trông nom việc tế lễ hằng năm. Hội cũng lo tạo cơ sở lâu dài, ruộng đất hương hỏa cho văn miếu nầy. Thế nhưng tấm lòng yêunước của giới sĩ phu không qua được con mắt mật thám của bọn Việt gian tay sai đế quốc xâm lược, chỉ ít lâu sau thì quân viễn chinh Pháp lại đem chiến thuyền uy hiếp thành Vĩnh Long lần thứ hai.

Kinh lược sứ Phan Thanh Giản tuẫn tiết

Những tưởng một lời an bốn cõi, 
Nào hay ba tỉnh lại chầu ba! (PTG).

Kinh lược sứ Phan Thanh Giản trấn nhậm Vĩnh Long chẳng được bao lâu, vào trung tuần tháng 6, nhận được tối hậu thơ của De Lagrandière buộc phải nhượng luôn cho họ 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Phan Thanh Giản trả lời :” Tôi có quyền giữ đất, chớ không có quyền nhượng đất”. Ngày 20-6-1867, Phan tiên sinh cùng quan Án sát Vĩnh Long tìm gặp De Lagrandière để hội đàm. Pháp yêu sách quá đáng, phái đoàn ta yêu cầu chờ thỉnh ý triều đình Huế; De Lagrandière cũng chấp thuận. Nhưng khi Phan Thanh Giản trở về thành thì thấy quân đội Pháp đã chiếm đóng thành Vĩnh Long. Tiếp theo là Châu Đốc thất thủ vào lúc nửa đêm 21 rạng ngày 22, Hà Tiên mất sáng ngày 24-6-1867. Năm ngày mất 3 tỉnh ! Toàn thể lãnh thổ Nam Kỳ Lục tỉnh đã lọt vào tay quân cướp nước. Sứ mạng không thành, Phan Thanh Giản đành chịu chết để đền nợ nước.

Sau khi viết một tờ sớ lời lẽ cực kỳ lâm ly thống thiết, Phan Thanh Giản xếp đồ triều phục và các đạo sắc phong, cho người đem về Kinh, rồi tuyệt thực. Nhịn ăn 17 ngày mà không chết, Phan tiên sinh uống thuốc độc để kết liễu đời mình , ông mất ngày mùng 5 tháng7 năm Đinh mão (4-8-1867) . Khi Nam Kỳ Lục tỉnh lọt vào tay quân cướp nước, Nguyễn Thông đang giữ chức Đốc Học Vĩnh Long, để tỏ ý bất khuất phục, liền dời cả gia quyến đến “tỵ địa” tại Bình Thuận (Trung Phần).

Bảo vệ Văn Thánh Miếu



Sau khi chiếm Vĩnh Long, bọn thực dân Pháp lấy cớ thiếu gỗ xây dựng dinh tham biện (dinh tỉnh trưởng) định phá Văn Thánh Miếu để lấy gỗ. Bá tánh, đồng bào bàn nhau đề cử ông Trương Ngọc Lang (tức Bá hộ Non) đứng ra thương lượng với quân viễn chinh giữ lại công trình văn hoá nầy. Và từ ngày đó đến nay Văn Thánh Miếu được trùng tu nhiều lần và xây dựng thêm các công trình phụ.

Văn Thánh Miếu tọa lạc tại phường 4, thị xã Vĩnh Long, ngày trước thuộc làng Long Hồ, tổng Long An, tuy đã trãi qua các lần trùng tu , nhiều giai đoạn lịch sử nhưng vẫn giữ được nét cổ kính rợp bóng câyxanh bên cạnh bờ sông Long Hồ. Phía trước,mặt tiền là cổng tam quan xây theo lối cổ lâu có ba tầng mái, nằm sát vệ đường lớn. Qua cổng tam quan là.thần đạo đi thẳng vào điện Đại Thành. Mặt trước chánh điện là ba tấm bia đá. Đáng chú ý nhất là tấm bia do Phan Thanh Giản viết trước khi tuẩn tiết. do ông Trương Ngọc Lang lập năm 1874 . Tấm bia thứ hai kỷ niệm ông Tống Hữu Định và giới trí thứctrùng tu ngôi miếu năm 1903. Tấm bia thứ ba ca ngợi lòng hảo tâm của bà Trương thị Loan (con gái của ông Trương Ngọc Lang) đã hiến đất làm hoa lợi hương hoả. Hai tấm bia sau do ông Nguyễn Liên Phong thành lập.

Tuỵ Văn lâu

Văn Xương Các - Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Trong khuôn viên miếu có hai cái ao (hồ) trồng sen gọi là hồ Nhật Tinh và hồ Nguyệt Anh. Trong văn bia do Phan Thanh Giản viết có nói đến “Thơ lầu” (lầu sách) ở bên tả Văn Thánh Miếu (từ trong nhìn ra). Do đó, sau khi Phan Tiên sinh tuẩn tiết, các con của ông hưởng ứng phong trào kháng chiến chống Pháp, những người trong giới sĩ phu, trong đó có người Minh hương, đứng đầu là ông Trương Ngọc Lang đã lập sổ lạc quyên kêu gọi mọi người đóng góp hiện kim, hiện vật để xây dựng một “Tân Đình” phía tả Văn Thánh Miếu để thờ Phan Thanh Giản. Công trình bắt đầu xây dựng năm 1869 và hoàn thành vào năm 1872, Trương Ngọc Lang dựng bia đặt tên là Tuỵ Văn Lâu (b) (lầu nhóm họp văn nhân tài tử). Tuỵ Văn Lâu được trùng tu năm 1914 và khoảng năm 1920 – 1923 được đổi tên là Văn Xương Các . Trên gác là Thơ lầu, nơi cất giữ sách và thờ Văn Xương Đế Quân -vị tinh quân chủ quản việc thi cử học hành (c). Nhưng từng dưới Văn Xương Các mới là nơi quan trọng nhất. Gian giữa là nơi các văn nhân thi si nhóm họp đàm đạo. Phía trong là khánh thờ Gia Định Sử sĩ Sùng Đức Tiên sinh Võ Trường Toản ( danh hiệu được Nguyễn Vương ban cho) và Khâm sai Kinh Lược sứ Phan Thanh Giản.Khánh thờ chạm trỗ tinh vi, trong đặt hai bài vị, có câu đối ca tụng hai bậc sĩ phu đứng đầu đất Gia Định:

Hoàng phong “Sử sĩ ” thanh cao lão, 
Tự hiệu “thư sinh” tiết liệt thần. (d)

Súng đồng - Văn Thánh Miếu

Đến khoảng năm 1933, Tiên sinh Phan Thanh Giản được vua Bảo Đại nhà Nguyễn phong thần. Từ đó tại khánh thờ nầy có thêm một hòm sắc phong và một bức chân dung của Phan Thanh Giản dohoạ sĩ Philippe Trần vẽ rât công phu. Và các nhân sĩ đã hiến tặng nhiều câu đối ca tung công đức của Phan Tiên sinh.

Bên tả khánh thờ chính là khánh thờ các quan đại thần có công khởi xướng xây dựng Văn Thánh Miếu:
Tổng đốc Vĩnh Long Trương văn Uyển
Bố chánh Vĩnh Long Nguyễn văn Nhã
Án sát Vĩnh Long Võ Doãn Thanh
Bố chánh Quảng Ngãi Nguyễn Thông (nguyên đốc học Vĩnh Long)

Gian bên hữu thờ các quan đại thần:
Tuần phủ Hà Tiên Lê Quang Nguyên
Án sát Hà Tiên Nguyễn Toán
Án sát An Giang Phạm Hữu Chánh
Tri phủ Định Viễn Lê văn Khiêm
Tri phủ Định Viễn Nguyễn Tống Minh
Giáo thọ Hoằng tự Nguyễn Tu Mẫn
Tổng đốc Thuận Khánh Nguyễn Mục Như (Nguyễn văn Phong)
Bá hộ Trương Trọng Tiên (Trương Ngọc Lang)

Nguyễn Mục Như người Vĩnh Long, là cha chồng bà Trương Thị Loan, hai ông Trương Ngọc Lang và Nguyễn Mục Như được thờ tại Văn Thánh Miếu là do bà Trương thị Loan gởi hậu. Riêng ông Trương Ngọc Lang là người có công lớn trong việc trùng tu và bảo vệ Văn Thánh Miếu. (Sách di tích lịch sử văn hoá tỉnh Vĩnh Long).

Khánh thờ Phan Thanh Giản và Võ Trường Toản

Khu vực chánh của Văn Thánh Miếu gồm Đại Thành Điện và hai ngôi miếu trước sân đâu mặt nhau gọi là Tả vu và Hữu vu. Khu vực nầy có tường hoa bao bọc, chỉ có thể vào bằng cửa Kim Thanh và Ngọc Chấn. Chánh điện xây theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Bên trong bài trí trang trọng, giữa khánh thờ bài vị “Đại Thành Chí Thánh Tiên sư Khổng Tử ” và bài vị bốn vị đứng vào hàng đệ tử của ngài gọi là “Tứ Phối” . Sau nầy , khi họa sĩ Philippe Trần hoạ chân dung Phan Thanh Giản có vẽ chân dung bán thân của Khổng Tử. Bức chân dung nầy thay thế bức tượng cũ. Cũng trong chánh điện hai bên tả ban và Hữu ban là khánh thờ “Thập nhị hiền triết”. Còn hai bên nhà Tả và Hữu vu thờ “Thất thập nhị hiền “, mỗi bên ba mươi sáu vị. Đồ tự khí trong ba gian thờ phượng nầy bằng gỗ, bàng sành sứ hay đồng thau, tuy được chạm trỗ, sơn son thếp vàng nhưng mỹ thuật đơn giản .

Trong Văn Miếu có rất nhiều hoành phi, câu đối do các nhân sĩ, các nhà hảo tâm ở khắp nơi hiến cúng,

Đời vua Duy Tân, năm 1913, Thượng thư bộ Học Cao Xuân Dục có đến viếng Văn Thánh Miếu và đã đề hai đôi liễn:

Xuân thu hà đẳng càn khôn, đạo tại ngũ kinh song nhật nguyệt; 
Thù, Tứ biết thành võ trụ, đồ qua lục tỉnh nhất cung tường.

Nghĩa:

Đời Xuân Thu trời đất bậc nào, đạo ở năm kinh đôi nhật nguyệt; 
Sông Thù, Tứ, cõi bờ riêng đó, đường qua sáu tỉnh một cung trường.

Mỗi năm tại Văn Thanh Miếu có các ngày lễ lớn:
Tế Khổng Tử và các vị Thánh hiền vào ngày Xuân Đinh và Thu Đinh (ngày Đinh đầu tháng hai và ngày Đinh cuối tháng tám).
Tại Văn Xương Các có lễ giỗ Phan Thanh Giản (mùng 4 và mùng 5 tháng bảy, ngày giỗ các quan đại thần (ngày 12 và 13 tháng mười ) tất cả các ngày lễ giỗ đều tính theo ngày âm lịch. Nếu so sánh lễ hộivới các đình miếu khác ở Vĩnh Long thì lễ hội tai Văn Thánh Miếu thu hút khách hành hương chưa đông lắm nhưng khách đến đây đều với tấm lòng nhiệt thành với văn hoá và yêu kính các bậc tiền nhân.
Tụy Văn Lâu trong Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
Kề bên Văn Xương Các vẫn còn hai khẩu súng thần công đại bác, tương truyền là súng đã dùng để bảo vệ thành Vĩnh Long từ năm 1860.

C -THAY LỜI KẾT LUẬN

Đến đây xin kết lại, nơi cổng chánh, trên cao có ba chữ Hán đại tự Văn Thánh Miếu: 文聖廟, hai cột hai bên có đôi câu đối cũng chữ Hán, đấp nổi thể chân phương:

Khổng môn truyền đạo thiên ban thưởng 
Thánh miếu sùng văn vạn đại tôn

Tạm dịch:

Cửa Khổng truyền đạo, ngàn lớp quý chuộng 
Miếu Thánh trọng văn , muôn đời tôn sùng.

Nguyễn Bá Hoa
(Website Nam kỳ Lục tỉnh)
Ngô Minh Trí sưu  tầm

Ghi chú:
(a) -Năm 1757 , chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát phong cho Nặc-Tôn làm vua xứ Chân Lạp. Nặc-Tôn dâng đất Tầm Phong Long (Sa đéc) để đáp lễ.
(b)-Tụy Văn Lâu hay Văn Xương Các là một công trình nhỏ đẹp nằm bên phải lối thần đạo, trong khuôn viên rộng rãi của Văn Thánh miếu Vĩnh Long.
Lúc xây Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, ý của Phan Thanh Giản đã muốn xây thêm một thơ lầu phía bên trong Văn Thánh Miếu. Nhưng vì Pháp đến đánh chiếm và Phan tiên sinh tử tiết, nên công việc đành bị dở dang. Năm 1869, Trương Ngọc Lang đứng ra quyên tiền để xây một cái lầu, theo ý định của Phan Tiên sinh.
(c) -Văn Xương Các có nghĩa là một tòa lầu gác thờ Văn Xương Đế quân, các vị thần trông nom về văn học, cũng như đền Ngọc Sơn, Hà Nội đã có thờ.
(d) -Câu trên nói về cụ Võ Trường Toản, là một người thanh cao, ở ẩn dạy học, không chịu ra làm quan, được vua Gia Long cho là "Sùng Đức sử sĩ". Câu dưới nói về cụ Phan Thanh Giản, vốn là bề tôi tiết liệt, khi sắp chết, dặn ghi trong tấm triện là "lão thư sinh" mà thôi.

Nén Nhang Thắp Nhớ Đức Trần


Lại về ngày giỗ đức Trần
Nén nhang lòng thắp muôn phần rưng rưng
Nhớ người tài trí anh hùng
Ba lần thắng giặc Nguyên Mông hung tàn

Lấy dân làm gốc rễ vàng
Dùng người tài đức giữ an nước nhà
Vượt bao bão táp phong ba
Chống chèo non nước vượt qua hiểm nghèo

Bạch Đằng giang tiếng sóng reo
Phá tan thuyền giặc chìm theo nước tràn
Diên Hồng hội nghị danh vang
Tiếng hô quyết chiến lời toàn dân rung

Vua tôi đoàn kết một lòng
Quyết tâm chống kẻ thù chung ngàn đời
Biết bao trận thắng tuyệt vời
Vân Đồn Vạn Kiếp...sáng ngời uy danh

Chiến công ghi khắc sử xanh
Giỗ Người nhang khói chòng chành tiếc thương
" Dân làm gốc giữ quê hương
Mất dân tổ quốc trăm đường nguy nan "
Lời Người căn dặn rõ ràng
Bóng Người mãi đứng hiên ngang giữa trời

Trầm Vân

Nhớ Ơn Đức Trần Hưng Đạo


Nhớ Ơn Đức Trần Hưng Đạo

Nước ta lịch sử quá oai hùng
Quyết chống xâm lăng diệt bạo hung
Giặc Bắc Nguyên Mông tràn đất tổ
Tướng Nam Hưng Đạo trả thù chung
Đánh tan bọn ác không khoan nhượng
Bảo vệ giang sơn đến tận cùng
Nhân cách, tài năng ghi sử sách
Ngàn năm vằng vặc đức kiên trung.

Phương Hà
( 20/8 ÂL năm Bính Thân 2016 )
***
Các Bài Họa:
Ngày Giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Hưng Đạo Vương truyền tụng tướng hùng,
Đánh tan giặc dữ bọn gian hung.
Toa Đô tử trận, quân phơi xác,
Ô Mã Nhi đầu nợ nước chung.
Công đức Thánh Trần, yên vạn đại,
Lưu danh Thủy chiến vững vô cùng.
Tài năng thao lược đầy nhân cách,
Sử sách ngàn thu bậc hiếu trung.

Mai Xuân Thanh
Ngày 24 tháng 09 năm 2016
***
Nhớ Về Đức Thánh


Nhớ Đức Thánh xưa, non nước hùng;
Uy danh lẫm liệt, diệt cường hung.
Trăm dân đoàn kết, lời vang vọng;
Một hội Diên Hồng, tiếng nói chung.
Mấy thuở dương danh, non nước vững;
Ba phen Sát Thác, giặc đường cùng.
Sử xưa đọc lại, tai còn vẳng :
Nghìn thuở nêu gương : một chữ "Trung". (**)

Danh Hữu
(*) Đức Thánh Trần Hưng Đạo, húy là Trần Quốc Tuấn, sinh vào
khoảng năm 1226/1227. Ông được phong tước Hưng đạo đại vươngdo đó mà dân gian gọi ông là Đức Trần Hưng Đạo.
Ông mất vào ngày 20 tháng 8 năm Kỷ hợi (1300) tại tư gia ở Vạn Kiếp.
(**) Đức Trần Hưng Đạo đã gát qua bên mối thù nhà để hết lòng lo việc nước. Ba lần cùng với anh là Tuệ Trung Thượng Sĩ đánh thắng quân Nguyên Mông một đế quốc hùng cường nhất thế giời thời ấy, trong thế trận trường kỳ 30 năm dài (1258,1285,1288). Cuốn Vietnam của Karen Wills do Lucent Books xuất bản tại San Diego năm 2000, đã có nhận xét: Ba trăm nghìn quân Mông cổ đã không thắng nổi chiến thuật du kích của người Việt (tr 30).
***
Trang Sử Vàng


Bảo vệ giang san tỏ chí hùng
Đức Trần ba lượt đuổi Nguyên hung
Diên Hồng bô lão lòng như một
Sĩ tốt Bình Than tỏ ý chung
Thái tử Thoát Hoan tìm nẻo trốn
Toa Đô đại tướng bước đường cùng
Gương ngời sử sách Trần Hưng Đạo
Gác bỏ tư thù bậc nghĩa trung


Quên Đi

***
Nén Hương Kính Dâng Đức Thánh

Địa linh Trời Đất sản anh hùng
Vận nước bao lần gặp cát hung .
Giặc Bắc xăm lăng gây oán hận
Quân Nam quyết chẳng đội trời chung.
Lạc Hồng dòng máu lưu không dứt
Tổ Quốc non sông giữ đến cùng .
Kính cẩn nén hương dâng Đức Thánh
Ngàn năm hậu thế tấm gương "Trung"

Mailoc
***
Noi Gương Tiền Nhân
Mượn vận bài thơ của chị Phương Hà

Lịch sử Việt Nam chí quá hùng
Nhiều phen phá giặc diệt tàn hung
Diên Hồng hội nghị vang lời quyết
Sát Đát toàn dân vọng tiếng chung
Bại Tướng Toa Đô tìm lối trốn
Đức Trần Hưng Đạo đánh đến cùng
Noi gương người trước mau đoàn kết
Gìn giữ sơn hà đáp nghĩa trung

Song Quang