Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

Thơ Tranh: Một Đời Phó Thác


Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh

Giáng Sinh Xa


Chiều xa ngồi đợi gió Đông
Tha phương bao nỗi nhớ trong lòng đầy
Kinh đêm lời Thánh còn đây
Tuyết nhanh phũ kín thân gầy hàng thông

Thiên thần đua thắp nến hồng
Cùng sao lấp lánh đôi dòng truyền rao
Chúa đang ngự tận trên cao
Hoa trời rơi rụng dịp vào Giáng Sinh

Không gian bừng dậy lặng thinh
Từng hồi chuông đỗ vạn nghìn ước mơ
Quỳ bên Thánh Giá nguyện chờ
Nhiệm màu cứu rỗi bơ vơ địa đàng

Chúng con hồn những đi hoang
Cầu xin Chúa chuộc bình an nhân từ
Giáng Sinh tràn ngập phong thư
Chúc mừng rộn rã tiếng dư nụ cười

Merry Christmas!
CA.USA 12-2007 - VĩnhLong 25-11-2009

Lê Kim Hiệp

Chúc Giáng Sinh




Chúc người đêm Giáng Sinh vui
Đèn hoa đón chúa rạng ngời bình an
Chúa thương ban rải lời vàng
Ban cho nhân loại muôn ngàn yêu thương

Hồng ân trải khắp nẻo đường
Triêm ân nhiệm ý thánh vương nhân từ
Tình người lấp lánh mãi dư
Trải về muôn xứ tâm tư sáng ngời

Trên cao rạng rỡ nụ cười
Vinh danh Thiên Chúa đất trời giáng sinh
Thế nhân nhận được muôn lành
Chúa ban phúc đến Kim Oanh hưởng phần

Hương Thềm Mây
17.12.2019
***
Anh Hương Thềm Mây kính mến.
Với lời thơ chúc lành anh gửi, Kim Oanh rất cảm động và cũng với tâm tình này.
Xin gửi đến anh và gia đình đôi lời anh nhé:

Cảm ơn anh Hương Thềm Mây
Với lời chúc đẹp vui vầy Giáng Sinh
Cùng chung hiệp ý tâm tình
Nguyện cầu gia đạo yên bình Chúa ban
Đời sống hạnh phúc thanh nhàn
Ơn mưa móc đổ tràn lan quê nhà!

Kim Oanh
Noel 2010

Tiếc Ngọc



Bài Xướng:

Tiếc Ngọc


U hoài tâm sự gửi về đâu?
Lắng đọng thời gian xuống lũng sầu
Em có nguôi ngoai niềm nhớ cũ
Ta còn khắc khoải nỗi buồn sâu
Thương hoa rũ rượi tàn xuân sắc
Nuốt lệ âm thầm tiếc ngọc châu
Đôi ngả mong gì câu tái ngộ
Đành thôi, lỗi hẹn giấc mơ đầu


Nguyễn Kinh Bắc
***
Bài Họa:

Lưu Luyến Mộng Đầu


Luyến tiếc mà chi có được đâu
Hồng nhan phận mỏng vướng u sầu
Bén duyên tơ tưởng duyên chưa trọn
Vỗ giấc tìm quên giấc chẳng sâu
Những tưởng ông tơ se mối chỉ
Nào hay mắt biếc cạn dòng châu
Đàn lòng tuy điệu còn da diết
Nhưng đã chùng dây lỡ mộng đầu


Kim Phượng

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Dâng Chúa Hài Nhi - Sáng Tác Tuấn Kim - Ca Sĩ Việt Tuấn



Sáng Tác: Tuấn Kim  
Ca Sĩ: Việt Tuấn 
Video: DuyQuang45 

Giáng Sinh



Giáng Sinh nào cũng lạnh thâu đêm
Những giọt sương rơi buốt mặt thềm
Chúa đã quên mình cho khổ hết
Người hằng ban phúc để vui thêm
Tâm an ắt hẳn là tính định
Máu chảy đương nhiên khiến ruột mềm
Vọng tiếng thánh ca bên máng cỏ
Muôn ngàn tiếng nguyện dưới trời êm

Huy Vụ 
Noel 2019


Mừng Chúc Giáng Sinh 2019





Chúc Kim Oanh Giáng Sinh vui
Cây thông thắp sáng nụ cười hân hoan
Tiếng đồng ca lượn ngân vang
Giáo đường chuông đổ muôn ngàn ánh sao

Hồng ân rải xuống ngọt ngào
Chúa trên thánh giá trời cao mỉm cười
Sóng mơn man vỗ trùng khơi
Giáng Sinh ngày muôn người vui chan

Bầu trời gió mát thênh thang
Đóa hoa bác ái nở vàng Giáng Sinh
Pháo hoa thắp sáng an lành
Yêu thương giăng võng nghĩa tình đong đưa


Trầm Vân

***
Thầy Trầm Vân kính mến.

Em cảm ơn thầy lời chúc đẹp, an lành cho gia đình em vào dịp Giáng Sinh
Trong tâm tình ấy em xin cảm xúc đôi câu kính chúc Thầy:

Lời Thầy chúc đẹp và vui
Học trò nhận được tươi cười hỷ hoan
Nhà Thờ chuông đổ vang vang
Trên Trời lấp lánh với ngàn vì sao
Lung linh trong ánh nhiệm mầu
Đấng cứu chuộc đến từ cao giáng trần
Ban phát ân đức muôn dân
Mong hồng phúc Thầy Trầm Vân hưởng phần.

Kim Oanh
Noel 2019

Một Đời Phó Thác



Ngước trông thập giá thọ hình
Giáng trần cứu rỗi uy linh ngôi trời
Tim rày phó thác Chúa ơi
Thuận theo thánh ý một lời xin vâng
Thuyền đời trôi giạt bao lần
Bàn tay cứu vớt đỡ nâng con nhiều
Giữ lòng thắm thiết tin yêu
Nến trầm kinh nguyện chuông chiều hòa vang 


Kim Phượng


Điệp Khúc Giáng Sinh



Xướng:
Điệp Khúc Giáng Sinh

Chiều đông giá lạnh quyện màn sương,
Rảo bước co ro đến giáo đường.
Đất khách mịt mờ vầng khuyết nguyệt,
Quê người hiu hắt ánh tà dương.
Giáng Sinh vọng tiếng chuông mừng đón,
Đêm Thánh vang lời nhạc mến thương.
Lặng lẽ con quỳ cầu nguyện Chúa:
Thái Bình cho nước Việt miên trường...

Duy Anh

(Florida- Christmas 2019)
***
Các Bài Họa:
Tan Lễ Nửa Đêm

Nửa đêm tan lễ đẫm trời sương
Nhớ bạn tìm thăm ở cuối đường
Ánh lửa chân mây vàng chiến địa
Lời ca thánh vịnh đẹp trùng dương
Ngày xưa tóc xoã vương chân Chúa
Giờ lại hoa bay quyện suối Thương
Đèn nến lung linh mừng Jesus
Ngôi Hai rực rỡ sáng canh trường ...

Hawthorne 8 - 12 - 2019

Cao Mỵ Nhân
***
Khát Vọng Mùa Giáng Sinh


Tóc nhuộm phong trần đẫm tuyết sương
Chân quen sỏi đá viễn phương đường
Rời quê lúc biển loang màu huyết
Bỏ nước khi miền lặn sắc dương
Lắng đọng tâm hồn ôn niệm khúc
Thì thầm thánh nhạc trỗi niềm thương
Hài Nhi đến giữa mùa sao sáng
Hãy xoá màn đêm cảnh đoạn trường

Bửu Tùng
8/12/2019
***
Lưu Luyến Giáng Sinh Xưa

Buồn nhớ chiều đông điểm chút sương,
Giáng Sinh hoa nở rộ ven đường.
Trời xanh tơ liễu nghiêng màu nắng
Dáng đẹp hoàng hôn toả ánh dương.
Chúa Thánh ra đời đầy phước ngộ,
Cha Lành giáng thế rọi tình thương!
Xa rồi thưở ấy bên chân Chúa…
Con lạy quỳ xin dứt chiến trường!

Liêu Xuyên
***
Nguyện Xin Thiên Chúa

Đất khách chiểu đông lạnh phủ sương
Cô đơn lặng đếm bước trên đường
Bao năm tạm trú nơi an địa
Mấy độ nương nhờ chốn lạc dương
Đêm Thánh vô cùng Tin Giáng thế
Trần gian hạn hữu đón tình thương
Nguyện xin Thiên Chúa xin ban phép
Cứu Nước Việt con thoát đoạn trường!

Camthành, Dec 8 2019
Tha Nhân
***
Noel Điệp Khúc 

Tuyết trắng rơi đầy tựa giáng sương
Ngày Đông lạnh buốt mọi con đường
Giáo Đường giăng mắc đèn sao chiếu
Tượng Chúa phủ đầy ánh sáng dương
Vang tiếng chuông ngân mừng Thánh lễ
Đọc lời cầu nguyện khấn niềm thương
Noel điệp khúc rền cung nhạc
Mùa Vọng,con chiên niệm cu trường

songquang
( Mùa Vọng chuẩn bị cho Giáng Sinh năm 2019)
***
Điệp Khúc Giáng Sinh

Gió lạnh chiều đông quyện khói sương,
Cao cao tòa thánh sửng bên đường.
Tháp chuông đậm dáng trời xanh thẳm,
Thập tự in hình bóng tịch dương.
Bất tận chuông ngân ngàn nỗi nhớ,
Vô cùng đêm thánh vạn niềm thương.
Giáng sinh đất khách lòng xao xuyến,
Nguyện Chúa hồng ân mãi cửu trường!

Đỗ Chiêu Đức

***
Sứ Điệp Giáng Sinh

“Thtk”
Giáng sinh kết nối tình duyên thắm
Cứu thế ban ơn phúc lộc trường…

GIÁNG hạ đông mùa phủ tuyết sương
SINH trong máng cỏ khổ bao đường
KẾT giao nhiệm thể (1) ngời chân lý
NỐI lại tâm hồn tỏa ánh dương
TÌNH chúa nhân lành trao sự thật(2)
DUYÊN Người nghĩa cả đọng niềm thương
THẮM tươi Sứ điệp lời hằng sống
CỨU THẾ BAN ƠN PHÚC LỘC TRƯỜNG…

Đức Hạnh
08 12 2019
(1) “..Ngài giúp chúng ta luôn luôn sống như là nhiệm thể của Chúa Kitô, được liên kết như một gia đình, như nhiệm thể Chúa Kitô và như một dấu chỉ hữu hình và tuyệt vời của tình yêu của Chúa Kitô.- Tông Đồ Phaolô
(2) “Thầy là con đường và là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Cha mà không qua Thầy.” - Chúa Giêsu

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Chuông Chiều - Sáng Tác Lm. Thành Tâm


Sáng Tác: Lm. Thành Tâm
Ca Sĩ: Khánh Hà
Thực Hiện: Khánh Hà


Hà Nội Ngày Trở Về Sau 65 năm

(Ảnh của Tác Giả)
Vò võ một thân nơi xứ lạ
Vẫn còn đôi lúc nhớ về nhà
Làm người khách lạ trên quê cũ
Nước mắt còn không cho xót xa

Phố xưa nay đã đâu còn nữa
Không biết người xưa lạc chốn nào 
Có phải lá xưa vàng lối cũ 
Hồ xưa liễu rủ gió lao xao 

Thôi nhé từ đây đành phận vậy
Chốn nào chẳng phải là tha hương 
Đêm đêm hồn gửi vầng trăng bạc 
Mượn chút tơ trời dệt mộng vương 

(Khúc Hát Tha Hương - Mây Tần)
Phạm Khắc Trí

Nắng Trải Đường Hoa



Là người thơ mang dòng tình lãng mạn
Nên yêu em từ độ chớm thu vàng
Yêu Cúc hoa từng đoá đẹp cao sang
Vào mùa nhớ cho thơ hồng bừng nở

Anh thương em cho tim đời rộng mở
Cuộc tình mình phân tỏ cũng khó khăn
Gió thiên nhiên đưa đẩy đẹp căn phần
Nhạc em cho hồn thơ anh lửa ấm

Đường hoa mưa nay trở thành hoa nắng
Từ khi em hiện hữu cõi thơ này
Em cho anh tình đôi chút men say
Yêu em mãi vì cuộc tình bất tử

Nói thương em lòng anh không do dự
Bởi tình mình chân thật đến vô cùng
Tình sáng trong và còn mãi sáng trong
Anh đã nói những gì anh cần nói

Trái tim thơ đầy tiếng lòng réo gọi
Tâm hồn này lại nở những hoa thơ
Nàng thơ ơi tình đẹp chẳng mơ hồ
Đã ghi dấu không bao giờ mai một

Đêm thơ hoa bốn phương tình mù mịt
Bởi hương đời lên bát ngát niềm vui
Nàng thơ ơi em đến thật tuyệt vời
Vì cho anh tâm hồn tha thiết mới.

Hoa Văn

Will There Really Be A Morning? - Rồi Sẽ Có Buổi Sáng Thật Sao?



Will There Really Be A Morning?

Will there really be a "Morning"?
Is there such a thing as "Day"?
Could I see it from the mountains
If I were as tall as they?
Has it feet like Water lilies?
Has it feathers like a Bird?
Is it brought from famous countries
Of which I have never heard?
Oh some Scholar! Oh some Sailor!
Oh some Wise Men from the skies!
Please to tell a little Pilgrim
Where the place called "Morning" lies!

Emily Dickinson
***
Bài Dịch:
Rồi Sẽ Có Buổi Sáng Thật Sao?

Buổi Sáng là gì nhỉ?
Và cái chi là Ngày?
Nếu em cao bằng núi
Có thấy Nó không đây?

Chân Nó như hoa súng?
Lông Nó như lông chim?
Đến từ đâu viễn xứ
Em chưa từng nghe tên?

Hỡi chàng Thủy Thủ, bậc Học Giả
Hỡi nhà Thông Thái tự trời cao
Bảo cho em biết - người lữ khách
Buổi Sáng nằm nơi nao!


Yên Nhiên
***
Cảm Đề:
Buổi Sáng Ở Nơi Nao?

Buổi sáng là gì nhỉ ?
Là tâm trí sáng ngời
Là tia nhìn ấm áp
Là nụ cười trên môi

Khi giấc ngủ đầy đặn
Em thừa hưởng của trời
Những điều đã kể đó
Còn nhiều chưa nói thôi

Hỡi nhà thơ ẩn ức
Đóa vương giả lan đời
Cách tôi nửa trái đất
Sao tưởng gần bên tôi

Người yêu cầu được biết
Buồi sáng nằm nơi nao?
Tôi thiết tưởng vừa nói
Nơi con tim ngọt ngào!

Locphuc

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Đêm Giáng Sinh Nhớ Mẹ - Soạn Giả Loan Thảo - Giọng Ca Tịnh Đế Liên Hoa


Soạn Giả: Loan Thảo 
Giọng Ca: Tịnh Đế Liên Hoa




Đắp Mền Cơn Mơ


Tháng Mười Hai lạnh se se
Xít xoa nỗi nhớ bay về phương xa
Câu thơ gửi chút nắng qua
Cho em mái tóc mượt mà hong xanh

Thơ nghiêng kỷ niệm dỗ dành
Em về êm ả long lanh nụ cười
Nắng hồng thoa nhẹ bờ môi
Tiếng chim ríu rít hót lời yêu thương

Sáng ngồi quán nhỏ lặng buồn
Ly cà phê khuấy làn hương nồng nàn
Làn hương tóc xõa vai ngoan
Ngỡ em bên cạnh thiên đàng cạnh bên

Xuân về trên cánh môi mềm
Nụ cười hoa nở bừng lên nụ cười
Rồi em tóc lệch đường ngôi
Tình chia đôi ngả phương trời xa xăm

Nô En ngày ấy lỡ lầm
Em đi với tiếng chuông ngân giã từ
Cây thông lặng đứng bơ vơ
Tiếng đồng ca lượn vỡ bờ đêm đau

Những lời môi nhẩm nguyện cầu
Giờ em bỏ lạc nơi đâu mất rồi
Bóng đêm rẽ nhánh chia đôi
Nô En phiêu lạc mùa trôi phương nào

Chỉ còn nỗi nhớ khát khao
Và em với má đỏ au xuân tình
Tháng Mười Hai lạnh mông mênh
Câu thơ xin được đắp mền mơ em


Trầm Vân

Tấm Ảnh Ngày Xưa


Những người đi qua, chiếc ảnh ở lại
Lưu giữ thân hình cho những đời sau
Lưu giữ chúng mình như một chứng tích
Đã có một thời hai đứa thương nhau

Ơi tấm ảnh xưa đen trắng trang trọng
Được ngự trên cao giữa bức tường nhà
Bàn thờ gia tiên khói hương nghi ngút
Ngắm nhìn lễ vật con cháu bầy ra

Đội mũ cánh chuồn cụ Tổ hồi đó
Bệ vệ ngồi trên ghế chạm long, ly
Tổ phụ phu nhân răng đen nhưng nhức
Xòe đủ ngón tay gương mặt nhu mì

Chúng kể cho nhau những chuyện vui vẻ
Cả thời ly loạn bao cảnh nhiễu nhương
Cái năm Ất Dậu sinh linh chết đói
Ôi biết bao nhiêu là nỗi đoạn trường

Chú chó ki-ki vẫy đuôi đón chủ
Nhà ngang ngói đỏ, sân lá thu vàng
Bố mẹ anh em chúng mình thuở nhỏ
Tấm ảnh nhiệm mầu lưu giữ thời gian

Locphuc

Anh Ơi, Buồn Có Thật!



Anh ơi buồn có thật
Là thật đó chẳng chơi
Không buồn sao nhỏ lệ?
Không buồn sao sầu rơi

Vui sao thuở hẹn hò
Buồn sao giờ chia phôi
Hai ta giờ đôi ngã
Hối tiếc cũng muộn rồi!

Em là người sống thật
Chẳng rắc rối quanh co
Nói thẳng và nói rõ
Còn anh thì im lặng
Tâm tư khó lòng dò

Buồn này buồn có thật!
Buồn này buồn dây dưa
Sợ quá rồi, sợ quá!
Từ nay em xin chừa!

Buồn này là thật đó
Em chẳng phải giả đò
Khóc như mưa, như gió
Khóc như ngày mất mẹ
Nấc nghẹn ngào, buồn xo

Buồn này là có thật
Em vật vã, buồn nhiều!
Buồn dẳng dai, ghê gớm!
Buồn kéo dài lê thê!

Đời lắm nỗi ê chề
Sao lạnh lùng quá thế?
Em đang rất chán đời
Chia tay, buồn vời vợi

Anh ơi, buồn có thật
Không như ngày còn bé
Khi đó buồn vớ vẩn
Những nỗi buồn lẩn thẩn,
buồn không tên, vu vơ

Nỗi buồn chả nên thơ
Có tên gọi đàng hoàng
Tên nó là thất tình
Tên nó là phản bội
Nó như mũi tên đâm
Vào trái tim đẫm máu

Buồn não nề, thương đau!
Buồn lần này buồn quá!
Anh ơi, buồn có thật
Anh ơi, buồn đậm đà

Buồn này buồn quay quắt
…chưa bao giờ buồn hơn!

Quách Như Nguyệt
May 18th, 2014
***
Cảm Tác: Anh Biết Em Buồn

 Em hỡi tình buồn có thật không?
Mà sao nhen nhúm ở trong lòng
Đôi lời kể lể anh tin thật
Nghe nặng nề vào lúc gió Đông!

Em buồn khi nghĩ lúc chia xa
Như kẻ tha hương mãi nhớ nhà
Gió thốc chiều phai màu lữ thứ
Đêm đêm gợi lại mối tình ta.

Em bảo rằng mình sống thật sao?
Còn anh là chỉ chuyện mưa rào
Bên nhau hai đứa cùng im lặng
Bến vắng triều dâng sóng lao xao...

Em không có muốn buồn dây dưa
Nhớ lúc nao ngồi dưới liếp dừa
Âu yếm bên nhau mình khẻ nói
Yêu nhiều nhé ! giống thuở xa xưa!

Em bảo rằng em chẳng giả đò
Chuyện này tình thật, vẫn âu lo
Buồn sao da diết, tim sầu héo
Thổn thức từng đêm khiến mắt mờ!

Nỗi buồn u uẩn kéo dài dài
Cứ bám theo em trên cánh tay
Thử hất thử quăng mà vẫn vậy
Nó to và lớn tựa lâu đài !

Cái buồn vơ vẩn nó không tên
Như cánh hoa rơi lạnh trước thềm
Ong bướm trong vườn tìm nắng ấm
Thu mình trong ánh nắng chiều lên.

Buồn kia nó vốn chẳng nên thơ
Vóc dáng hình ai dưới bóng mờ
Nét đắng trào lên đôi mí mắt
Tình yêu nghiệt ngã thấy trong mơ!

Cơn buồn hiu hắt đã từ lâu
Một kiếp gian truân, một nỗi sầu
Có phải đời em toàn khổ hận,
Mà rồi phải chịu cảnh thương đau?

Em ạ, anh vừa biết cõi lòng
Rằng em buồn thật, chẳng là không!

Trịnh Cơ 
Paris 28/09/2018

Đất Phương Nam I - Danh Lam Thắng Cảnh Trong Tỉnh Tây Ninh (Phần Cuối)



Danh Lam Thắng Cảnh Trong Tỉnh Tây Ninh:

Về thắng cảnh, Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng và núi Bà Đen. Hồ Dầu Tiếng nằm cách thị xã Tây Ninh khoảng 20 cây số, có diện tích trên 27 ngàn mẫu tây, với sức chứa trên 1,58 tỷ mét khối nước, đủ sức dẫn thủy nhập điền cho các vùng phụ cận Tây Ninh. Hồ Dầu Tiếng bao la với rất nhiều ốc đảo thiên nhiên trông rất đẹp, không khí ở đây rất trong lành và mát mẻ, đây là một trong những địa điểm du lịch và nghỉ mát rất tốt. Người dân địa phương ở đây kể lại trước kia nơi đây đã từng có suối Bà Chiêm, một trong những con suối rất đẹp trong vùng, tuy nhiên, có lúc con suối ấy khô cạn, và ngày nay con suối ấy đã vĩnh viễn chìm sâu trong lòng hồ. Tây Ninh thuộc vùng đất phù sa cũ nên đất đai đã cằn cỗi, hết 10 phần trăm là đá đỏ, một loại nham thạch lâu đời. Ngoài lớp mỏng đất mùn trên mặt, bên dưới là sạn sỏi, nếu có đất cũng chỉ là đất phèn. Hồ Dầu Tiếng nằm trong địa phận của nhiều xã, thuộc ba tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước. Đây là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất của Việt Nam, chỉ đứng sau hồ thủy điện Hòa Bình với dung tích 9 tỷ mét khối và hồ Thác Bà với dung tích khoảng 3 tỷ mét khối. Tuy nhiên, thắng cảnh Hồ Dầu Tiếng mang một vẻ đẹp tự nhiên như thắng cảnh thiên nhiên. Năm 1981, người ta đã đào một con kinh chính dài khoảng 45 cây số bên phía Đông Hồ, cùng với một hệ thống kinh phụ dài trên 200 cây số, đưa nước Hồ Dầu Tiếng vào những cánh đồng khô cạn từ Tây Ninh về đến Củ Chi. Về phía Tây của hồ, người ta cũng đào một con kinh chính dài khoảng 39 cây số và hệ thống kinh phụ dài khoảng 145 cây số, đưa nước Hồ Dầu Tiếng vào những cánh đồng khô cạn ở phía Tây, tưới tẩm cho trên 83 ngàn mẫu ruộng. Ngày nay khu Hồ Dầu Tiếng là khu du lịch thu hút rất nhiều du khách khắp cả miền Nam. chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang, cùng một số hang động khác được chư Tăng Ni và những đạo sĩ dùng làm nơi thờ tự hoặc tu tập như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Thiên Thai và động Ông Tà, vân vân. Hằng năm cứ vào dịp đầu năm âm lịch, dân chúng địa phương thường tổ chức Lễ Hội Xuân trên Núi Bà. Lễ hội nầy thường thu hút hàng triệu khách thập phương, không chỉ dân Tây Ninh hay miền Nam, mà còn cả dân tứ xứ nữa. Sau khi chiến tranh chấm dứt (sau 1975), người ta thiết lập hệ thống dây cáp treo cho khách hành hương dễ dàng lên đỉnh Núi Bà vãng cảnh. Từ tỉnh lỵ Tây Ninh, theo tỉnh lộ số 4 về phía đông bắc khoảng 3 cây số, ngang qua suối Lâm Vồ, hết đoạn nầy rẽ sang tỉnh lộ 785, đi thêm khoảng 7 cây số nữa thì đến chân núi Bà Đen. Núi nằm bên phải và cách con lộ khoảng 2 cây số. Kỳ thật, núi Bà Đen không phải chỉ đơn thuần một ngọn núi, mà là một dãy gồm có ba ngọn, đó là ngọn Chơn Bà Đen, ở phía đông nam, cao 986 mét; ngọn núi Đất ở phía tây và ngọn núi Cậu ở phía bắc, thấp hơn. Giữa Núi cậu và Núi Đất có một dòng suối, gọi là suối Vàng, có lẽ bên dưới dòng suối có những thỏi đá nhỏ, có sắc màu óng ánh như vàng, mà từ trên nhìn xuống người ta có cảm tưởng như đó là những thoi vàng thật. Núi Bà ở Tây Ninh nổi tiếng không thua gì Núi Sam ở Châu Đốc. Đại Nam Nhất Thống Chí thì ghi là núi Bà Đinh hay Linh Sơn. Người dân địa phương còn gọi là núi ‘Điện Bà’. Núi nầy nằm trên phần đất của ba xã: NinhThành, Phước Hội và Tân Hưng. Theo Gia Định Thành Thông Chí, núi Bà Đinh là núi đá gập ghềnh, cây cối xanh tốt, trên có chùa Vân Sơn ngó xuống hồ nước, đường lên đỉnh quanh co với nhiều cảnh thiên nhiên. Nước trong hồ trong trẻo và phẳng lặng, thường có rùa vàng nổi lên, nhưng khi người ta đến gần thì chúng biến mất. Nhiều đêm thanh vắng, người ta còn thấy thuyền rồng bơi lượn trong hồ, cũng là do khí thiêng kết thành. Đường lên Núi Bà Đen là những bậc đá liên tiếp nhau, trừ những đoạn không dốc lắm thì không có bậc. Trên suốt quãng đường lên núi, đa phần hai bên là bóng mát của các rừng cây. Lên cao khoảng 700 mét thì có một khoảng đất bằng phẳng, có Linh Sơn Tự với tường thành bao quanh, như một khoảng sân rộng. Tại đây nổi tiếng nhất vẫn là Miễu Bà, nơi mà người dân địa phương thờ một pho tượng một người đàn bà có nước da đen, mặc áo đỏ, được dân chúng sùng bái vì rất linh thiêng. Xung quanh bàn thờ Bà, người ta còn thờ nhiều vị thần khác, như ông Địa, ông Tà, cậu Tài, cậu Quí, cô Hồng, cô Hạnh, vân vân. Núi Bà Đen có nhiều truyền thuyết về tín ngưỡng dân gian nên ngày nay cư dân ở đây vẫn theo đó mà tổ chức những ngày lễ hội truyền thống. Hàng năm lễ Vía Bà(43) được tổ chức làm 3 lần: đây thờ phượng. Kỳ thật, vùng núi Bà Đen không phải là một ngọn duy nhất, mà khi lên cao có nhiều ngọn núi nhỏ như về phía Đông là núi Cậu, về phía Tây Bắc là núi Heo và núi Phụng. Trong các núi này có nhiều hang động thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành, cùng với vẻ đẹp tuyệt mỹ của các hang động và môi trường gần như nguyên sinh của những khu rừng trên núi... đã làm cho chẳng những cư dân địa phương, mà cả những cư dân Nam Kỳ đều muốn về đây một lần để được thờ phượng sự linh thiêng của Núi Bà và thưởng lãm vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên. 

Hồ Dầu Tiếng

Vùng Đất Một Thời Mang Tên Hậu Nghĩa:

Vì nhu cầu an ninh lãnh thổ, vào ngày 15 tháng 10 năm 1963 (trước ngày bị lật đổ có nửa tháng), Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ban hành sắc luật thành lập tỉnh Hậu Nghĩa mà tỉnh lỵ là Khiêm Cương. Về vị trí của tỉnh Hậu Nghĩa, Bắc giáp Tây Ninh, Nam giáp Tân An và Chợ Lớn, Đông giáp Bình Dương, và Tây giáp Mộc Hóa. Lúc đó tỉnh Hậu Nghĩa gồm các quận Đức Huệ, Đức Hòa(44), Củ Chi(45) và Trảng Bàng(46).
Mục đích thành lập tỉnh Hậu Nghĩa là vừa ngăn chặn sự xâm nhập của địch từ vùng mật khu Mỏ Vẹt và Ba Thu mà cũng vừa tăng cường vòng đai an ninh cho thủ đô Sài Gòn. Vì tính theo đường chim bay, quận Đức Hòa chỉ cách thủ đô Sài Gòn có 20 cây số mà thôi. Trong thời Pháp thuộc, các quận Trảng Bàng và Củ Chi thuộc tỉnh Tây Ninh, còn Đức Hòa thuộc tỉnh Tân An, về sau này được cho sáp nhập vào Chợ Lớn. Như vậy những quận này không phải là những vùng hoang vu mới khai khẩn, mà là những vùng đất thuộc, đã có dân cư từ lâu đời. Dù đất đai Hậu Nghĩa không phì nhiêu mầu mỡ như các vùng Lái Thiêu, Bình Dương, hay các tỉnh miền Tây, nhưng cây trái ở đây cũng rất sung túc, thường thì dư dùng cho dân trong tỉnh, còn dư lại thường được dân chúng vận chuyển qua ngã Phú Lâm vô Chợ Lớn hay ra Sài Gòn để phân phối cho các quận nội thành. Trong thời chiến tranh Nam Bắc thì Đức Hòa, Đức Huệ, Trảng Bàng, Củ Chi là những điểm nóng của chiến tranh gần thủ đô Sài Gòn nhất vì vùng này tương đối gần các mật khu Hố Bò, Bời Lời, Lào Táo và vùng địa đạo Củ Chi của Việt Cộng. Trong địa phận tỉnh Hậu Nghĩa, thì Đức Hòa là quận nhộn nhịp nhất vì nó là điểm giao tiếp giữa Chợ Lớn Sài Gòn và các vùng khác trong tỉnh. Ngã tư Đức Hòa còn là giao điểm của các con đường tỏa đi Bàu Trai(47), Hựu,Trảng Bàng, Củ Chi và Hốc Môn. Liên tỉnh lộ 10 đi từ Sài Gòn lên Đức Hòa, Hậu Nghĩa, sau đó nó trở thành tỉnh lộ 825 đi biên giới Việt Miên. Ngoài ra, liên tỉnh lộ 10 và 19 còn nối liền Hậu Nghĩa với các tỉnh xung quanh và sang Cao Miên. Hậu Nghĩa không có non xanh nước biếc như những vùng ven biển, nhưng Hậu Nghĩa cũng có những cánh đồng bát ngát bao la và đó đây những cụm rừng tràm, tuy không lớn lắm nhưng cũng đủ biến Hậu Nghĩa thành những căn cứ địa cho quân Bắc Việt trong thời chiến tranh.

Tây Ninh Sau Năm 1975:



Sau năm 1975, chánh quyền mới sắp xếp lại các tỉnh miền Nam. Về vị trí của tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Campuchia, phía tây và tây nam cũng giáp Campuchia, phía đông bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía đông nam giáp tỉnh Bình Dương, và phía nam giáp tỉnh Long An. Theo Tập Bản Đồ Hành Chánh Việt Nam năm 2003, tỉnh Tây Ninh có diện tích khoảng 4.127 cây số vuông và tổng dân số khoảng 965.000 người, gồm thị xã Tây Ninh và 8 huyện: Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Hòa Thành, Tân Biên, Tân Châu, và Trảng Bàng. Tuy nhiên, theo thống kê năm 2009 của Tấp Bản Đồ Hành Chánh Việt Nam, Tây Ninh vẫn gồm thị xã Tây Ninh và 8 huyện như theo thống kê năm 2003, nhưng tổng dân số đã tăng lên 1.043.100 người. Thị xã Tây Ninh có diện tích gần 137,4 cây số vuông và dân số 126.400 người, mật độ trung bình khoảng 920 người trên một cây số vuông. Huyện Bến Cầu có diện tích hơn 233,3 cây số vuông và dân số 62.700 người, mật độ trung bình khoảng 269 người trên một cây số vuông. Huyện Châu Thành có diện tích hơn 571 cây số vuông và dân số 126.500 người, mật độ trung bình khoảng 221 người trên một cây số vuông. Huyện Dương Minh Châu có diện tích hơn 452,8 cây số vuông và dân số 99.500 người, mật độ trung bình khoảng 220 người trên một cây số vuông. Huyện Gò Dầu có diện tích hơn 250,5 cây số vuông và dân số 140.700 người, mật độ trung bình khoảng 562 người trên một cây số vuông. Huyện Hòa Thành có diện tích hơn 81,8 cây số vuông và dân số 146.400 người, mật độ trung bình khoảng 1.790 người trên một cây số vuông. Huyện Tân Biên có diện tích hơn 853 cây số vuông và dân số 82.600 người, mật độ trung bình khoảng 97 người trên một cây số vuông. Huyện Tân Châu có diện tích hơn 1.110,4 cây số vuông và dân số 107.600 người, mật độ trung bình khoảng 97 người trên một cây số vuông. Huyện Trảng Bàng có diện tích hơn 338 cây số vuông và dân số 150.700 người, mật độ trung bình khoảng 446 người trên một cây số vuông.

Chú Thích:
(1) Tầng phù sa mới có đất màu xám và tầng phù sa cũ có đất màu đỏ.
(2) Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVII.
(3) Tiếng Khmer là Romdum Ray. đó, đến rạng sáng ngày mồng 4, người ta sẽ làm lễ tắm bà với cửa điện đóng kín, trong đó chỉ có 3 vị ni sư và 3 vị nữ Phật tử tại gia. Trước tiên, người ta thắp nhang cúng vái nhằm xin phép Bà để được tắm và thay áo cho Bà. Sau đó, vị ni sư lớn tuổi hạ nhất sẽ cởi áo khoát của Bà, rồi họ chuyền tay những gáo nước thanh sạch nhất đã được nấu bằng lá thơm để dội và kỳ cọ trên tượng Bà, rồi lau tượng cho thật khô, cuối cùng họ thay cho Bà một bộ áo khoát mới. Có người tin rằng nước vừa được dùng để tắm cho Bà và ngay cả những tấm khăn mới vừa lau thân tượng, cũng như chiếc áo khoát cũ của Bà đều có công năng trị được bá bệnh??? Theo thiển ý, người ta có thể tin tưởng vào sự thiêng liêng của Bà, chứ không nên quá mù quáng về những công năng của những thứ vừa kể. Sau khi lễ ‘Tắm Bà’ xong là lễ ‘Trình Thập Cúng’, tức lễ trình lên Bà 10 món: hương, đèn, hoa quả, trà, bánh, rượu, vân vân. Sau đó cư dân bắt đầu vào lễ bái. Dân chúng các nơi lũ lượt kéo nhau vào bên trong điện để lễ bái. Theo thống kê của chánh quyền địa phương, hàng năm có khoảng gần một triệu người qui tụ về đây trong dịp lễ Vía Bà.
(44) Tách ra từ tỉnh Long An.
(45) Tách ra từ tỉnh Bình Dương.
(46) Tách ra từ tỉnh Tây Ninh.
(47) Thời VNCH là tỉnh lỵ Khiêm Cương.

Người Long Hồ
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Tình Ngài Thập Giá - Sáng Tác Huỳnh Minh Kỳ - Đinh Công Huỳnh - Hòa Âm: Martino


Sáng Tác: Huỳnh Minh Kỳ - Đinh Công Huỳnh 
Hòa Âm: Martino 
Ca Sĩ: Hoàng Hiệp

Tạ Ơn



Ra mà xem, dấu yêu ơi
mặt trời trong tuyết, tuyệt vời sáng nay
long lanh từng sợi nắng đầy
nối trời với đất trong ngày Tạ Ơn

Tạ Ơn đời xóa căm hờn
gieo hoa nhân ái ngát vườn nhân sinh
Tạ Ơn cha mẹ sinh thành
nuôi con lớn giữa ngọn ngành quê hương
Tạ Ơn người gởi yêu thương
trong dòng ân nghĩa trên đường tình đi
Tạ Ơn dòng thác lương tri
vẫn nồng nhịp chảy giữa nghi vấn đời
Tạ Ơn bằng hữu quanh tôi
chung chia vinh nhục buồn vui cõi người

Tạ Ơn đất, Tạ Ơn trời
cho tôi còn đứng giữa đời hôm nay
xuyên qua hạt tuyết hồng bay
gởi lời chân tín trong ngày Tạ Ơn!

Cao Nguyên

Mơ Tưởng Này Người



Mơ hình tưởng bóng bóng hình ai
Ngàn dặm xa xôi mỗi dặm dài
Còn giữ hương đưa hương dạ lý
Hay theo gió thoảng gió heo may
Nẽo chờ chờ mãi từ muôn nẽo
Ngày đợi đợi trông đến vạn ngày
Mắt lệ rưng rưng dòng lệ đổ
Mơ hình tưởng bóng bóng hình ai


Kim Phượng

Xin Tạ Ơn Người



* Gửi người - của những tháng năm xa

Người chia sẻ cùng anh
Tháng ngày đen tối nhất
Từ những tờ thư xanh
Nói bao điều rất thật

Tâm hồn người: lộng gió
Cuộc đời anh: đắng cay
Người như vầng trăng tỏ
Soi bóng tối lưu đày

Giữa rừng núi mù sương
Lòng anh dường ấm lại
Lời người tràn yêu thương
Tạ ơn người mãi mãi

Đêm nay trên đất lạ
Chao ơi là nhớ nhiều
Có gì da diết quá!
Cô phòng thêm hắt hiu

Nguyễn Kinh Bắc
Philadelphia 1994

Ngỏ Ý



Xướng
Ngỏ Ý


Ngỏ ý cùng ai nói mấy lời,
Quyết liều theo đuổi chẳng buông trôi.
Thương thầm người ấy từ lâu lắm,
Bày tỏ lòng mình chẳng chịu thôi.
Tình cảm ngọt ngào như đã rõ,
Êm đềm lý trí mãi nào vơi.
Thôi thì đã thốt lời yêu dấu,
Giữ vững keo sơn dạ chẳng dời.

Hương Lệ Oanh (VA)
***
Họa: 

Yêu Là Khổ

Ngóng đợi bao năm chẳng ngỏ lời,
Tình yêu đơn độc tợ bèo trôi.
Khi buồn đứng đón mây kêu gởi,
Lúc nhớ ngồi trông gió gọi thôi.
Sao bỗng người đâu in dáng hiện,
Thì ra ai đó khiến hồn vơi.
Tim run lập cập như ai kéo,
Mới biết yêu chi khó đổi dời!

Hồ Nguyễn
(02-12-2019)
***
Tiếc Thầm

Cháy bỏng yêu em, cứ ngượng lời,
Lần lần, lữa lữa, vụt xuân trôi...
Toan liều mấy bận,...sang...còn ngại,
Định ngỏ đôi lần,...ướm...lại thôi...
Sớm sớm nôn nao lòng thổn thức,
Đêm đêm thắc thỏm dạ đầy vơi...
Giá ngày ấy nói câu...gì nhỉ,
Chắc hẳn lương duyên phận khó dời!

Nguyễn Huy Khôi 
(29-11-2019)

Đất Phương Nam I - Di Tích Lịch Sử Trong Tỉnh Tây Ninh( Phần 3)


Di Tích Lịch Sử Trong Tỉnh Tây Ninh:

Về di tích lịch sử thì Tây Ninh hãy còn rất nhiều dấu tích của người Miên, cách Gò Dầu Hạ chừng 10 cây số có tháp Prey Prasath Onkong (Ông Công), tại 2 xã Long Khánh và Long Thuận còn 4 ngôi tháp cổ, tại Hiệp Ninh có một nền tháp cổ, tại Phước Thành còn dấu vết của thành phố Miên. Ngoài ra, rải rác khắp nơi trong tỉnh Tây Ninh hãy còn rất nhiều di tích khác. Tây Ninh còn là nơi chứng kiến cảnh hàng năm quan quân Cao Miên mang phẩm vật sang triều cống chúa Nguyễn, nên dân địa phương còn gọi con đường từ Soài Riêng qua Tây Ninh là “Con Đường Sứ.” Hiện nay con đường này vẫn còn lại một vài đoạn đường đất với nhiều cây cổ thụ hai bên. Tại Châu Thành Tây Ninh bây giờ hãy còn ngôi chùa Ông Gia Ninh là nơi mà chúa Nguyễn phúc Thuần và cháu là Nguyễn Ánh đã từng bôn tẩu trốn lánh quân Tây Sơn. Trên núi Bà Đen trong xã Hiệp Ninh có một mạch giếng thiên nhiên, chảy mãi không cạn, dân trong vùng thường tới đây lấy nước vào mùa nắng hạn, khi các vùng khác đã cạn nguồn nước.

Hiện nay tại rạch Sóc Om, cách Tây Ninh chừng 25 cây số, hãy còn ngôi mộ của ông Huỳnh công Nghệ, người đã có công đánh Miên để bảo vệ dân địa phương. Theo sử liệu triều Nguyễn, vào khoảng năm Kỷ Tỵ 1749, chúa Nguyễn phái các quan đại thần là ba anh em họ Huỳnh là Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng và Huỳnh Công Nghệ vào trấn nhậm vùng đất Tây Ninh. Chính ba vị đại quan nầy đã đi tiên phong trong việc chiêu mộ lưu dân đến Tây Ninh để khẩn hoang lập ấp và trấn giữ vùng biên cương hiểm yếu nầy của đất nước. Sau khi mất, quan lớn Huỳnh Công Giản, tức Quan Lớn Trà Vông, được dân chúng an táng tại ấp Trà Hiệp, xã Trà Vông, huyện Tân Biên. Về sau, nhân dân khắp nơi trong tỉnh Tây Ninh đã lập đền thờ thờ ba quan lớn nầy để tưởng nhớ công ơn của các ngài đối với vùng đất nầy. Dân địa phương quen gọi là ‘Đền Thờ Quan Lớn Trà Vông’. Hiện nay, đền thờ ‘Đền Thờ Quan Lớn Trà Vông’ được xây dựng ở nhiều nơi như Tân Phong, Trà Vông nằm trong huyện Tân Biên, Cầy Xiêng và Đồng Khởi thuộc huyện Châu Thành, Thái Vĩnh Đông và phường 1 thuộc thị xã Tây Ninh, và Thạnh Tân thuộc huyện Hòa Thạnh. Riêng tại xã Thái Vĩnh Đông, thuộc thị xã Tây Ninh, đền thờ quan lớn được xây dựng trên một gò đất cao, có nhiều cây dầu cổ thụ. Tại xã Mõ Công, đền thờ quan lớn được dân chúng gọi là ‘Dinh Ông Lớn Trà Vông’, được xây dựng trên xây dựng cạnh quốc lộ 22B, gần trung tâm xã Mõ Công. Bên trong đền có bức hoành phi viết bằng chữ Hán: ‘Quan Lớn Trà Vông’, ‘Long Phi Niên Đinh Dậu’, ‘Quan Đại Thần Chuyển Binh’. Tại xã Thái Bình, thuộc huyện Châu Thành, cũng cập quốc lộ 22B, cách thị xã Tây Ninh chừng 5 cây số về hướng Tây Bắc, ngôi đền ‘Quan Lớn Trà Vông’ được xây dựng cách nay trên 100 năm. Bên trong đền có pho tượng đứng của quan lớn, cao khoảng 1 mét, đeo gươm trận, trông rất uy nghi lẫm liệt. Sát cạnh Núi Bà Đen cũng có một ngôi đền của ‘Quan Lớn Trà Vông’, được xây dựng dưới chân núi Bà Đen từ lâu lắm, tương truyền chính nơi đây ngày trước quan lớn đã luyện tập binh mã. Đến năm 1995, dân chúng địa phương đã trùng tu lại ngôi đền và trở thành ngôi đền ‘Quan Lớn Trà Vông’ lớn nhất trong tỉnh Tây Ninh. Tập tục thờ cúng ‘Quan Lớn Trà Vông’ đã trở thành một trong những lễ hội dân gian của cư dân Tây Ninh. Hàng năm vào các ngày 16 và 17 tháng 3 âm lịch, tại các đền người ta tổ chức lễ cúng tưởng nhớ Quan Lớn Trà Vông rất trang trọng. Ngoài ra, khắp nơi trong tỉnh Tây Ninh còn có đền thờ của các quan Huỳnh Công Thắng và Huỳnh Công Nghệ. Tại khu Vàm Bảo, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, có ngôi mộ và đền thờ của quan lớn Huỳnh Công Nghệ. Tại Gò Dầu, thuộc xã Cẩm Quang có đền thờ quan lớn Huỳnh Công Thắng.

Tại vùng Ấp Bàu, xã Long Giang, huyện Bến Cầu, cách tỉnh lỵ Tây Ninh khoảng 10 cây số về hướng Tây Nam có ngôi đình Long Giang. Đình được người dân địa phương xây dựng cách nay trên 150 năm để tưởng nhớ đến quan Lãnh Binh Két, người đã tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp vào năm 1862. Theo chánh sử triều Nguyễn, khoảng năm 1852, Lãnh Binh Két được triều đình Huế bổ nhậm đi trấn giữ và bảo vệ dân chúng vùng Tây Ninh. Sau năm 1862, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông, Lãnh Binh Két và nghĩa sĩ cùng dân chúng trong vùng lập căn cứ chống Pháp. Ông đã cho xây đắp nhiều thành lũy bằng đất chạy dài từ Bến Cầu, Gò Dầu đến Trảng Bàng, và nghĩa binh đã tổ chức nhiều cuộc phục kích lính Tây trong khu vực sông Vàm Cỏ Đông. Hiện tại, cách ngôi đình khoảng 500 mét, vẫn còn một đoạn thành lũy gần như nguyên vẹn. Sau khi quan Lãnh Binh qua đời, nhân dân đã xây dựng ngôi đền để tưởng nhớ đến ơn đức của ngài. Trong ấp Phước Hội, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu có một ngôi đình cổ tên là Đình Phước Hội(32). Đình được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 19, có lẽ dưới thời vua Thiệu Trị nguyên niên (1840).

Thời kỳ ngôi đình được xây dựng thì địa phương nầy trực thuộc xã Phước Hội, tổng Hàm Ninh Thượng, sau năm 1975, xã Phước Hội được đổi tên thành xã Suối Đá, nên dân chúng trong vùng còn gọi là Đình Suối Đá. Đình được dân chúng trong vùng xây dựng từ khoảng năm 1842, thời vua Thiệu Trị, để thờ một vị quan chức do triều đình bổ nhiệm tới là ông Phạm văn Điển và một vị hậu hiền khai cơ tên Đào văn Chữ, người đã kế tục ông Phạm văn Điển trong công cuộc khai hoang lập ấp và bảo vệ sự an cư của dân chúng trong vùng. Theo chánh sử nhà Nguyễn, quan Võ Tín Hầu Phạm văn Điển quê ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên (Huế ngày nay), làm quan trải qua ba đời vua(33). Đức Tả Quân Phạm văn Điển chẳng những là một võ quan tài ba với nhiều chiến công hiển hách, mà còn là một quan văn với tài kinh bang tế thế tuyệt luân. Dưới thời vua Minh Mạng, vào năm 1838, ông được bổ làm Tổng Đốc Thanh Hóa. Ngay sau khi vua Thiệu Trị lên ngôi, năm 1841, nhà vua cử ông vào Nam làm Tổng Đốc An Hà(34). Có sách nói là vào năm 1820, vua Minh Mạng đã bổ nhậm Tả Tướng Quân Võ Tín Hầu Phạm văn Điển vào trấn nhậm vùng biên thùy Tây Ninh, sau đó ít lâu Võ Tín Hầu qua đời tại đây (?). Sau khi đức Tả Quân Phạm văn Điển qua đời thì ông Đào văn Chữ kế tục công việc bảo vệ vùng biên địa Tây Ninh. Dân chúng địa phương nhớ ơn ông nên lập miếu thờ hai ông Phạm văn Điển và Đào văn Chữ, vì cả hai đều có công trong việc bảo vệ biên cương và chiêu mộ dân chúng khai hoang lập ấp trong vùng. Năm 1842, vua Thiệu Trị sắc phong cho Võ Tín Hầu làm Thành Hoàng Bổn Cảnh tại Phước Hội. Như vậy, đình Phước Hội đã có trên 150 năm tuổi, là một trong những ngôi đình cổ nhất trong tỉnh Tây Ninh. Hiện nay hậu duệ của ngài Võ Tín Hầu Tả Quân Phạm văn Điển vẫn còn nhiều ở Huế, Tây Ninh và Nha Trang. Được biết quan Tả Quân Phạm văn Điển có gả một người con gái cho Tuy Lý Vương Miên Trinh, như vậy gia đình của ông ở Huế phải là một trong những gia đình có uy thế thuộc hàng hoàng thân-quốc thích. Sau khi Đức Tả Quân Phạm văn Điển qua đời, ông được vua Thiệu Trị sắc phong làm Thành Hoàng Bổn Cảnh tại đình Suối Đá. Hiện tại, linh vị của đức Tả Quân Phạm văn Điển đang được khắc trên bia đá ngay trước Võ Miếu Huế, chung với 20 vị võ tướng nổi tiếng khác của triều Nguyễn.

Tại thị trấn Gò Dầu có ngôi đình cổ mà dân địa phương quen gọi là đình Gò Dầu, kỳ thật đây là đình Thanh Phước. Theo các bô lão địa phương kể lại thì trung tâm Thanh Phước ngày trước là cả một vùng đất bao la rộng lớn, nằm cả hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông, trên các gò đất cao với vô số cây dầu cổ thụ. Về sau, vùng nầy chia làm hai khu vực: Gò Dầu Thượng(35), và Gò Dầu Hạ(36). Hiện nay, trong huyện Gò Dầu có một ngôi đình rất cổ tên là đình Thanh Phước, còn có tên là đình Gò Dầu. Đây là một trong những ngôi đình cổ nhất trong tỉnh Tây Ninh. Đình được xây dựng trên một gò đất cao có nhiều cây dầu cổ thụ, trên một khuôn viên rộng trên 10.000 mét vuông, với diện tích đình khoảng 820 mét vuông, gồm tiền đình, chánh đình và hậu đình. Có lẽ đình được khởi xây từ thời những lưu dân Việt nam đầu tiên đến khai khẩn vùng đất Gò Dầu, Bình Tịnh, Phước Lộc, An Hòa và Gia Bình, chạy dài xuống Thanh Phước.

Thời đó vùng Thanh Phước nằm cả hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông và có nhiều gò cao, trên những gò nầy có rất nhiều cây dầu cổ thụ, có lẽ vì vậy mà dân chúng còn gọi vùng nầy là Gò Dầu. Về sau, khu vực An Thạnh và Bến Cầu được gọi là Gò Dầu Thượng, và khu vực Thanh Phước được gọi là Gò Dầu Hạ. Theo các bô lão trong vùng, các linh thần đã được thờ trong miếu Thanh Phước từ bao đời nay, về sau được chuyển đến ngôi đình ở cặp bờ sông Vàm Cỏ Đông, lâu ngày bờ sông bị sạt lở nên người ta dời ngôi đình vào vị trí ngày nay để xây dựng một ngôi đình khang trang hơn. Hiện đình Thanh Phước được xây dựng trên một gò đất cao với những hàng cây dầu cổ thụ. Chính vì vậy mà đình còn có tên là đình ‘Gò Dầu’. Đình có một khuôn viên rộng với tổng diện tích trên 10 ngàn mét vuông, và diện tích bên trong ngôi đình vào khoảng 820 mét vuông, với lối kiến trúc hình chữ Tam, mặt chánh qua ra hướng Tây, nhìn ra sông Vàm Cỏ.

Bên trong có tiền đình, chánh điện và hậu đình. Đây là một trong những ngôi đình cổ nhất tại tỉnh Tây Ninh. Phải nói Tây Ninh là vùng đất rất phong phú về tín ngưỡng dân gian, có lẽ vào thời những người tiên phong đi mở cõi, rừng thiêng nước độc đã giết chết quá nhiều lưu dân, nên họ phải hướng tâm linh của mình về một đấng thiêng liêng nào đó để được bớt đi những lo âu trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy mà những cư dân người Việt đến khai khẩn vùng đất Tây Ninh từ những thế kỷ xa xưa đã tụ tập lại thành những làng, xóm, hay thôn ấp. Phần nhiều trong mỗi thôn ấp và làng xã đều có ít nhất là một ngôi đình hay ngôi miếu. Miếu thì thờ những vị thần mà dân chúng cho là linh thiêng, còn đình thì thờ những vị thành hoàng bổn cảnh hay những bậc tiền hiền khai hoang và hậu hiền khai cơ. Khi thực dân Pháp đánh chiếm miền Nam, ông Đặng văn Châu đã tổ chức nghĩa binh Gò Dầu kháng chiến chống Pháp, nhưng sau đó ông bị Pháp bắt và đày đi Côn đảo. Sau khi được thả về ông vẫn tiếp tục tổ chức kháng chiến chống Pháp, sau khi ông qua đời dân chúng nhớ ơn đem linh vị của ông thờ trong đình. Về sau vua Tự Đức sắc phong cho ông làm thành hoàng bổn cảnh Thanh Phước và được dân chúng tiếp tục thờ phụng trong đình Gò Dầu cho đến ngày nay. Hàng năm dân chúng trong vùng qui tụ về đây tổ chức những ngày lễ vía hay kỳ yên rất trang nghiêm và long trọng, và ngay cả đến ngày nay hàng năm những ngôi miếu và đình trong tỉnh vẫn luôn qui tụ rất nhiều khách thập phương đến lễ bái và thờ phượng. Trong nghi lễ, ngoài việc tín ngưỡng người ta luôn tỏ lòng nhớ ơn và ca tụng công lao của những thành hoàng bổn cảnh được thờ trong các đình miếu. Ngoài ra, tại những đình làng còn lưu giữ được sắc phong của vua vẫn còn tập tục rước sắc thần, như tại các đình Gia Lộc và Hiệp Ninh.

Năm 1886, hội Nghiên Cứu Đông Dương phát hiện tại xã Bình Thạnh, quận Trảng Bàng, một ngôi Tháp cổ, tháp được xây bên dòng sông Vàm Cỏ Đông, vào thế kỷ thứ 8, theo kiến trúc Ấn Độ với tên Khmer là Parasatongkong. Đây là ngôi tháp còn khá nguyên vẹn khi được khám phá, và được chánh phủ xếp vào di tích lịch sử. Với hàng trăm di chỉ khảo cổ khai quật được, cho thấy đây là dấu tích của sự chuyển tiếp từ văn hóa Đồng Nai tới văn hóa Óc Eo của người Phù Nam. Tây Ninh còn là cái nôi đã khai sanh ra đạo Cao Đài, còn được gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Cách thị xã Tây Ninh khoảng 4 cây số về phía Đông, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc, được xây dựng trên một khu đất rộng trên 1 cây số vuông. Kiến trúc Tòa Thánh là sự kết hợp giữa Đông và Tây, thoạt nhìn thì đây là kiến trúc của một ngôi giáo đường, nhưng quan sát kỹ từ bên trong thì rõ ràng là kiến trúc Á Đông với những hàng cột hình rồng rực rỡ với các mái vòm và hoa văn trang trí rất khéo léo và tinh xảo. Tuy thờ “Thiên Nhãn” (Một Mắt), nhưng giáo lý Cao Đài rất hài hòa trong tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên. Lễ lớn nhất ở Tòa Thánh là lễ Vía Đức Chí Tôn vào ngày mồng 9 Tết âm lịch. Đạo Cao Đài thờ phượng cả Thượng đế, Phật, chúa Giê Su, và Mahomet; đồng thời họ cũng thờ những bậc hiền triết như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Victor Hugo, Tôn Dật Tiên, vân vân. Khách quan mà nhận xét, thì sau khi Đức hộ pháp Phạm Công Tắc khai sáng nền đạo Cao Đài vào năm 1926 thì rất nhiều dân địa phương ở đây theo đạo này. Và khi nói đến Tây Ninh mà không nói về tòa thánh Tây Ninh với lối kiến trúc thật đặc sắc của nơi này quả là điều thiếu sót, vì Tòa Thánh Tây Ninh không chỉ là một Thánh thất lớn của một tôn giáo, mà nó còn là một công trình kiến trúc uy nghi với nhiều màu sắc tôn giáo và mỹ thuật. Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng vào năm 1933(37), trên một khoảnh đất rộng trên 1 cây số vuông, thuộc huyện Hòa Thành, các thị xã Tây Ninh chừng 5 cây số. Mãi đến năm 1955 mới khánh thành. Đây là một trong những kiến trúc độc đáo nhất chẳng những trong lịch sử Việt Nam, mà còn cả thế giới nữa, vì nó không do một kiến trúc sư nào thiết kế, mà chỉ là tác phẩm tập thể do giáo chủ Phạm Công Tắc thiết kế và xây dựng trong ròng rã trên 20 năm dài(38). Nhìn từ xa, chúng ta đã thấy hai cột tháp đồ sộ của Thánh Thất. Từ xa nhìn lại, Tòa Thánh Tây Ninh trông giống như một tòa lâu đài lộng lẫy, uy nghi với những sắc màu rực rỡ, với những đỉnh đài cao, được trang trí với những hình thể đặc sắc như Đài Bạch Ngọc Chung, Đài Lôi Âm Cổ, Đài Bát Quái, Đài Nghinh Phong, vân vân. Càng đến gần chúng ta sẽ nhận ra Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh quả là một kiến trúc vô cùng độc đáo, có một không hai của Việt Nam, với sự kết hợp hài hòa giữa hai nền kiến trúc Đông và Tây. Phía trước Tòa Thánh là pho tượng Xa Nặc đang theo Đức Phật Thích Ca và cây Bồ Đề có tuổi trên trăm năm và có nguồn gốc từ Ấn Độ. Khách hành hương thường qui tụ dưới gốc cây Bồ Đề để cầu nguyện. Hai bên Tòa Thánh là hai khu rừng với những cây cổ thụ, cành lá xum xuê, và nhiều loại bông hoa ngát hương cả một góc trời. Bước vào bên trong, chúng ta sẽ thấy Thánh Thất là một tòa nhà có hai tầng, với hai cầu thang lên xuống, chính giữa là khoảng không lên đến tận mái. Có hai dãy lan can chạy dọc theo tường. Bên trong Thánh Thất có hàng chục trụ cột màu hồng, trên đó là những thân rồng vàng uốn khúc. Từ ngoài vào trong, nền Thánh Thất nổi lên từng đợt, mỗi đợt là một khoảng vuông rộng, cao hơn nhau chừng vài tấc. Trước khu nội điện, có một bức rèm vàng rực rỡ buông xuống. Tại đây có bàn thờ, bên trên có quả địa cầu thật lớn, mang ‘Thiên Nhãn’. Trên bệ thờ còn có nhiều tượng, như tượng Phật Thích Ca, tượng đức Chúa Trời, tượng Thái Thượng Lão Quân, tượng Quan Thánh Đế Quân, vân vân, cũng như nhiều bài vị, nhiều đồ thờ, trông giống như một ngôi chùa chứ không giống cung điện. Trên tường Thánh Thất, ngay cửa vào có rất nhiều chân dung lộng kiến của văn hào Victor Hugo, nhà thơ Lý Bạch, cụ Trạng Trình... Đứng bên trong Thánh Thất, người ta có cảm giác như toàn thể nội điện đều được làm bằng pha lê, xa cừ, mã não, hay vàng bạc, kim cương vậy. Quả là một cảnh tượng trang nghiêm Theo thống kê của chánh quyền Đệ Nhất Cộng Hòa vào năm 1956, lúc nầy tín đồ đạo Cao Đài lên tới 2 triệu người. Theo truyền thống, các tín hữu Cao Đài hội tụ về Tòa Thánh Tây Ninh để thường tổ chức những ngày lễ lớn, như ngày lễ Vía Đức Chí Tôn, nhằm ngày mồng 8 tháng giêng, lễ Vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu vào ngày rằm tháng tám âm lịch, vân vân. Ngày nay Tòa Thánh uy nghi sừng sững ngay tại trung tâm thành phố và hiện hữu qua nhiều thập kỷ và nhiều chế độ như một thách thức của sự tự do tín ngưỡng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Hàng năm Tòa Thánh Tây Ninh tổ chức lễ Vía Đấng Chí Tôn vào ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch, và lễ Vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch.

Hiệp Long Cổ Tự(39) là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong tỉnh Tây Ninh, nằm trong phường 3, cạnh quốc lộ 22B, tọa lạc trên một khu gò cao, với một diện tích trên 10.000 mét vuông. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, gồm 3 gian, mặt tiền chạy suốt 3 lớp nhà được xây bằng gạch, mái lợp ngói âm dương, với những cột gỗ tròn. Bên trong chùa hãy còn lưu giữ nhiều bức tượng cổ và đồ thờ tự quí hiếm, cùng những bức hoành phi và những câu đối sơn son thếp vàng, chạm khắc rất tinh xảo.
Cách thị xã Tây Ninh chừng 15 cây số, tại ấp Cẩm Thắng, xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, cạnh quốc lộ 22B có ngôi chùa cổ tên Cẩm Phong Tự (thuộc hệ Nam Truyền, phái Cổ Sơn Môn. Vào cuối thế kỷ thứ 18, Cẩm Giang là lỵ sở của Tây Ninh, lúc đó có hai huyện là Quang Hóa, tức Cẩm Giang và Tân Ninh, tức thị xã Tây Ninh ngày nay). Chùa đã được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 2 (1848), còn có tên là chùa Quan Huế, vì chùa được một trong những vị quan của triều đình Huế được nhà vua bổ về trấn nhậm vùng đất nầy, sau khi nghỉ hưu đã xây dựng lên để tịnh tâm tu hành. Sau nầy người ta còn gọi là chùa Cẩm Phong, vì chùa nằm ven sông Vàm Cỏ Đông, nơi có những dề lục bình bông tím thẳm nở quanh năm. Hiện nay khuôn viên chùa rộng khoảng 2.000 mét vuông, mặt ngó về hướng Đông Nam, phía sau giáp sông Vàm Cỏ Đông. Trong khuôn viên nhà chùa có 3 tháp thờ tro cốt của những vị tổ như Quan Huế, Minh Lộc, và Cửu An...

Tại trung tâm thị trấn Trảng Bàng, cạnh quốc lộ 22A, đối diện với sân vận động Trảng Bàng, có ngôi chùa Phước Lưu. Chùa được xây dựng lên từ giữa thế kỷ thứ 19, ban đầu chỉ là một cái am nhỏ gọi là Am Bà Đồng. Về sau, do nhu cầu tín ngưỡng của dân chúng địa phương, người ta cất lên tại đây một ngôi chùa lớn gọi là Chùa Bà Đồng. Năm 1900, Hòa Thượng Trường Lục(40) đã vận động dân chúng trong vùng trùng tu, sửa chữa và mở rộng, rồi đổi tên thành chùa Phước Lưu. Hiện nay, trong chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng Phật cổ và những đồ thờ quí hiếm. Ngoài tượng Phật Di Lặc, còn có tượng Di Đà Tam Tôn bằng gốm sứ nung thếp vàng, cùng với 15 tượng Phật khác cũng bằng đồ gốm sứ thếp vàng(41). Chùa Phước Lưu được xếp vào danh sách những ‘Danh Lam Cổ Tự’ của Việt Nam. Ngay tại ‘Gò Kén’, cạnh quốc lộ 22B, thuộc xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành, có ngôi Từ Lâm Tự, mà dân địa phương quen gọi là Chùa Gò Kén (cách thị xã Tây Ninh chừng 5 cây số trên đường đi về hướng Sài Gòn). Chùa được Hòa Thượng Giác Hải xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 19. Từ quốc lộ 22B có con đường đất đỏ dẫn vào chùa với hai hàng cây xanh mát. Chùa được xây dựng trên một khuôn viên rộng trên 20 ngàn mét vuông với nhiều cây ăn trái. Chánh điện, ngoài đức Phật Thích Ca, còn có bệ thờ đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Ca Diếp, A Nan. Hai bên vách thờ Thập Bát La Hán, Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Địa Tạng cùng cảnh Thập Điện. Mặc dầu chùa cũng có 3 gian với hai dãy Đông Lang và Tây Lang, nhưng có lẽ đây là ngôi chùa duy nhất ở Tây Ninh có lối kiến trúc mang dáng dấp Tây phương.

Trên Núi Bà Đen còn có ngôi chùa có tên là Linh Sơn Tiên Thạch, hay Linh Sơn Thánh Mẫu, mà người địa phương quen gọi là Chùa Bà. Chùa nằm trong phạm vi xã Ninh Sơn, huyện Hòa Thành. Khoảng năm 1793, thiền sư Thiện Hiếu, phái Liễu Quán đã đến đây xây dựng lên ngôi chùa nhỏ để tu hành. Chùa Bà ở cao độ khoảng 600 mét, cùng với các chùa khác tại đây như Chùa Hang hay Linh Sơn An Phước Tự, Chùa Trung hay Linh Sơn Phước Trung Tự... là những ngôi chùa nổi tiếng nhất trên núi Bà Đen. Về sau nầy, trải qua nhiều đời trụ trì, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, hàng năm có hàng trăm ngàn Phật tử khắp nơi đến đây hành hương vãng cảnh.

Quanh khu vực Núi Bà Đen, nhất là các vùng thuộc xã Tân Thành, huyện Hòa Thành, hãy còn rất nhiều phum sóc của người Khmer, mặc dầu không đông cư dân như các vùng của người Việt, nhưng người Khmer tại đây vẫn còn giữ riêng cho mình bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời từ cha anh để lại. Riêng tại ấp Khe Đon có một ngôi chùa Miên rất khang trang. Điểm đặc biệt của người Khmer là nhà cửa của họ có thể sơ sài nhưng ngôi chùa của họ là nơi che chở hồn dân tộc, nên phải là nơi khang trang và uy nghiêm. Chùa Khmer ở Khe Đon bị chiến tranh tàn phá trước năm 1975. Sau khi chiến tranh chấm dứt, người ta xây dựng ngôi chùa lại ngay trên nền cũ. Cũng như các chùa Khmer khác ở miền Nam, được xây cất bằng gạch, lợp ngói, với lối kiến trúc có nhiều lớp mái dốc. Tuy nhiên, nó không cầu kỳ như những ngôi chùa Miên ở Trà Vinh và Sóc Trăng, ngược lại nó đơn giản. Hàng năm từ ngày 13 đến 15 tháng 4 âm lịch, người ta tổ chức lễ Chôl Thnam Thmây rất long trọng. Đây là một trong những lễ hội lớn của người Khmer, cầu nguyện cho phong vũ điều hòa, cây cối xanh tươi, và con người khỏe mạnh. Tại khu phố 4, phường 2, thị xã Tây Ninh có ngôi Miếu Quan Đế hay Chùa Ông, do người Hoa xây dựng từ lâu đời. Tương truyền, sau khi mặt trận cù lao Phố giữa nghĩa binh Tây Sơn và Nguyễn Ánh đến hồi khốc liệt vào những năm từ 1773 đến 1776, những người Hoa tại cù lao Phố do ngả theo Nguyễn Ánh đánh lại Tây Sơn nên bị Nguyễn Nhạc giết hại và đánh đuổi ra khỏi vùng nầy. Những người còn sống sót, đa số chạy về vùng Bến Nghé để xây dựng lên khu Chợ Lớn ngày nay, một số nhỏ chạy qua những vùng rừng rậm của Bình Dương và Tây Ninh để lẩn trốn. Riêng tại Tây Ninh, cộng đồng người Hoa không dám sống co cụm như cha ông của họ trước đây tại vùng cù lao Phố nữa, mà họ sống rải rác khắp các vùng rừng núi Tân Biên, qua Tân Châu, xuống Hòa Thành, Gò Dầu Bến Cầu, Trảng Bàng và thị xã Tây Ninh. Tại thị xã Tây Ninh, người Hoa đã xây dựng ngôi Chùa Ông để thờ Quan Công. Quan Công tức là Quan Thánh Đế, một nhân vật biết trọng chữ tín và trọng nhân nghĩa dưới thời Tam Quốc bên Trung Hoa, tượng trưng cho ‘Đức-Trí-Dũng’, được hầu hết người Hoa xem như là người ‘Vạn cổ nhất nhân’, nghĩa là từ xưa đến nay chỉ có một. Chùa Ông tại thị xã Tây Ninh được xây dựng theo kiến trúc cổ truyền Trung Hoa. Chính giữa miếu là bàn thờ đức Quan Công, một tay vuốt râu, một tay cầm quyển sách. Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng giêng và ngày 26 tháng 4 âm lịch, dân chúng khắp nơi đổ xô về đây dự lễ cúng bái Quan Công rất trọng thể. Tại huyện Bến Cầu còn có ngôi đình rất cổ có tên là Đình Long Giang. Đình tọa lạc trong Ấp Bàu, xã Long Giang, được xây dựng từ khi những lưu dân Việt Nam đầu tiên vào khai phá hai phủ Phước Long và Tân Bình.
Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, vùng Long Giang bên bờ phía Tây sông Vàm Cỏ Đông được cụ Trần văn Thiện khai phá. Người đời sau lập đình để thờ ông. Tuy nhiên, dân địa phương lại cho rằng ngôi đình nầy được dựng lên để thờ lãnh binh Két, người được triều đình cử đi trấn nhậm vùng nầy để chăm lo và bảo vệ cư dân cũng như khai hoang lập ấp. Sau năm 1862, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Lãnh Binh Két tập hợp nghĩa binh địa phương lập nên căn cứ chống Pháp tại đây. Ông đã cho xây đắp thành lũy, hiện tại cách ngôi đình khoảng 500 mét vẫn còn dấu tích của một đoạn bờ thành gần như nguyên vẹn. Sau khi Lãnh Binh Két qua đời, nhân dân trong vùng nhớ ơn nên lập miếu thờ ông. Đình Long Giang được xây dựng 3 lớp: tiền đình, chánh đình và hậu đình, nhưng đã bị chiến tranh tàn phá, ngày nay chỉ còn lại phần hậu đình mà thôi, riêng phần tiền đình và chánh đình chỉ còn trơ lại nền đất và những đá tảng dùng để kê cột. Hiện trong đình vẫn còn những đồ thờ như trang thờ, bát bửu, rùa, hạt, chiêng trống. Dầu đình Long Giang đã được triều đình Huế sắc phong, nhưng đã bị thất lạc trong chiến tranh.

Phạm văn Điển là Tả Tướng Quân Võ Tín Hầu, được vua Minh Mạng cử vào trấn nhậm Phước Hội, sau khi qua đời, được vua Thiệu Trị phong làm thành hoàng bổn cảnh(42). Đình được xây dựng trên một khu đất rộng trên 5.000 mét vuông, diện tích ngôi đình khoảng 300 mét vuông, gồm 3 dãy tiền đình, chánh đình và hậu đình. Trải qua hơn 150 năm tuổi, ngôi đình đã nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, nhưng cũng được nhân dân địa phương trùng tu lại nhiều lần. 
Ngoài ra, Tây Ninh còn rất nhiều đình cổ, thường trên một trăm năm như đình Thái Bình, đình Hiệp Ninh, đình Thạnh Đức (quận Hiếu Thiện), đình Gia Lộc (quận Trảng Bàng). Tây Ninh còn là quê hương của họ đạo Tha La của Thiên Chúa giáo. Tưởng cũng nên nhắc lại, một nhạc sĩ thời VNCH đã sáng tác tại đây một bài hát mang tựa đề “Tha La Xóm Đạo” rất nổi tiếng. Hiện tại Tây Ninh hãy còn rất nhiều ngôi chùa cổ như Phước Lâm Cổ Tự ở châu thành Tây Ninh, Thiền Lâm Cổ Tự ở xóm Chùa, Cao Sơn Cổ Tự (Phước Trạch), Chùa Ông Phước Kiến.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

Đặng Hùng Chúc Mừng Giáng Sinh 2019


Thực Hiện:Đặng Hùng 

Vắng Nàng Thơ



Nàng Thơ đi vắng, nhớ về em
Rượu uống miên man chẳng đã thèm
Thiếu bậu, phun châu vần lảo đảo
Xa người, nhả ngọc ý say mèm
Câu văn bóng bẩy, văn khôn tả
Nét chữ xiên xiêu, chữ khó xem
Quẳng bút không cần ngồi viết nữa
Bàn tay cẩu thả, mực nhòe lem...

Duy Anh
28/11/2018

Bút Lòng



Ta mót về vài hạt nắng hanh hao
Sưởi rét đông len vào tim buốt giá
Xua lạnh lẽo quẳng đôi chân vội vã
Bước độc hành hối hả giữa trần gian


Có gì đâu những tiếc nuối muộn màng
Đời lãng tử hành trang là cô quạnh
Liêu trai mộng xua buồn vào chóng vánh
Ngắm cô phòng trống vắng lại bơ vơ

Có hay không hậu phương chốn đợi chờ
Hay hoang hoải thờ ơ cùng mây gió
Ném vào góc dăm tí hờn nho nhỏ
Rót men tình cạn tỏ vấn vương ai

Cuộc đời qua bao tháng rộng năm dài
Hồn lữ thứ mong ngày mai mãn nguyện
Tìm hoài bão xoá đi thời choáng chuếnh
Gói sông hồ neo bến đậu uyên ương

Đăm mắt nhìn chiều lá đổ muôn phương
Gợn thổn thức sầu vương ôm dĩ vãng
Gom từng chút ái ân thời phiêu lãng
Đặt bút lòng ta cán ép thành thơ.

Phan Thanh Xuân
22/11/2018

Cây Si Hồi Đó


Hồi đó chung trường chắc em còn nhớ?
Chân sáo hồn nhiên lứa tuổi mộng mơ
Trắng trong như làn khói thuốc anh chờ
Giờ tan học ngóng em về qua ngỏ

Anh kiên nhẫn cầu mong trời nắng gió
Áo trắng tan trường bướm nhỏ tung tăng
Sao mắt nai hành anh cứ trở trăn
Theo Ai mãi mà tình chưa dám nói

Cây si anh trồng trưa chiều sáng tối
Làm cái đuôi theo miết Người Ta
Ngày nào anh cũng làm bộ (đi) ngang nhà
thầm mong được thấy dáng hoa người ngọc

Thơ viết nhiều... đọc , xé lại tự đọc
Rồi bậm gan nơi góc phố anh trao
Chờ hồi âm đến thần trí lao đao
Em im bặt chẳng lời nào ... ác thiệt

Rồi biến cuộc phải xa quê biền biệt
Mối tình đầu anh luyến tiếc ngẫn ngơ
Hội ngộ liên trường (mình) gặp lại tình cờ
Hai ta đã dệt đường tơ bến khác

Giờ chúng mình tóc sương pha môi nhạt
Nhắc cây si ôi man mác chơi vơi
Kỷ niệm đầu nhớ mãi cả một đời
Ai cũng có cây si thời áo trắng

Trúc Lan KTP 
 11/19


Đề Đào Hoa Phu Nhân Miếu 題桃花夫人廟 - Đỗ Mục



Nguyên tác          Dịch âm

題桃花夫人廟     Đề Đào Hoa Phu Nhân Miếu
細腰宮裡露桃新 Tế yêu cung lý lộ đào tân,
脈脈無言幾度春 Mạch mạch vô ngôn kỷ độ xuân.
至竟息亡緣底事 Chí cánh Tức vong duyên để sự?
可憐金谷墜樓人 Khả liên Kim Cốc truỵ lâu nhân.

杜牧                     Đỗ Mục 

Chú thích: 

Kim Cốc viên ở huyện Lạc Dương, tỉnh Hà Nam. Đời Tấn, nhà hào phú Thạch Sùng có người thiếp xinh đẹp và thổi sáo hay tên là Lục Châu. Tôn Tú yêu cầu Thạch Sùng tặng cho người thiếp này, Thạch Sùng khước từ và nói với Lục Châu rằng: "ta có lỗi với nàng.". Lục Châu nhảy lầu tự tử. Vì việc này Thạch Sùng bị Tôn Tú gièm pha với Triệu Vương Luân và bị giết chết.

Dịch nghĩa:

Vịnh Miếu Đào Hoa Phu Nhân
Người đẹp lưng ong cấm cung nhỏ lệ
Biết bao nhiêu mùa xuân không nói năng gì (với chồng)
Vì sao mà nước Tức mất?
Thương xót cho ai nhẩy lầu tự sát ở Kim Cốc!

Dịch thơ:

Vịnh Miếu Đào Hoa Phu Nhân
Cấm cung bồ liễu lệ âm thầm
Tịnh khẩu nhìn chồng mấy độ xuân
Nước Tức bại vong vì sao vậy?
Xót ai Kim Cốc nhảy lầu trầm

Con Cò
***
Dịch nghĩa:

Trong cung eo nhỏ, đào tơ mơn mởn ngậm sương.
Lặng lẽ không nói đã biết bao mùa xuân.
Rốt cuộc vì sao mà nước Tức bị mất?
Đáng thương cho người gieo lầu ở vườn Kim Cốc.

Dịch thơ:

Đề Miếu Bà Đào Hoa

Eo nhỏ cung sâu, đào mởn sương
Đăm đăm nín lặng bấy xuân trường
Vì đâu nước Tức tiêu vong nhỉ?
Kim Cốc gieo lầu chết xót thương!

Lộc Bắc 
***
Bản dịch:

Người đẹp lưng ong lệ đẫm khăn
Cam tâm không nói đã bao xuân
Nước Tức vì sao mà vong quốc?
Chỉ thương nàng Lục đã liều thân.

Bát Sách
***

Nguyên Tác:                               Phiên Âm:

題桃花夫人廟     Đề Đào Hoa Phu Nhân Miếu
細腰宮裡露桃新 Tế yêu cung lý lộ đào tân,
脈脈無言幾度春 Mạch mạch vô ngôn kỷ độ xuân.
至竟息亡緣底事 Chí cánh Tức vong duyên để sự?
可憐金谷墜樓人 Khả liên Kim Cốc trụy lâu nhân.
杜牧                     Đỗ Mục 


Ghi Chú:

Đào Hoa Phu Nhân: là con gái của Quy Trần Hầu, là vợ vua nước Tức đời Xuân Thu. Vua nước Sở diệt nước Tức và chiếm đoạt Tức phu nhân. Nàng phải lấy vua nước Sở, sinh được hai con, nhưng suốt đời không nói một lời nào với vua. Người đời sau thương cảm nàng nên lập miếu thờ tại huyện Hoàng Pha, nay tỉnh Hồ Bắc.

- Tế yêu cung: cung Eo Nhỏ của vua Sở. Theo Hậu Hán Thư 後漢書, vua nước Sở thích những người eo nhỏ lưng ong, cung nữ dưới triều đại ông phải nhịn hoặc bớt ăn cho có eo nhỏ, có nhiều người chết vì đói. 
- Mạch mạch: nhìn nhau đăm đăm.
- Vô ngôn: không nói một lời. Đào Hoa phu nhân bị vua Sở bắt ép làm vợ, nên quyết định không nói một lời trong suốt đời còn lại.
- Chí cánh: cứu cánh.
- Tức vong: nước Tức bị tiêu diệt.
- Duyên: do hành động con người.
- Để sự: thập ma sự, việc gì vậy?
- Kim Cốc: Gia trang ở Thung Lũng Núi Vàng phía Tây huyện Lạc Dương, tỉnh Hà Nam.

Kim Cốc trụy lâu nhân: Người rớt lầu ở vườn Kim Cốc. Sự tích nói về nàng Lục Châu đời Tây Tấn. Lục Châu là ái thiếp của Thạch Sùng, một người giàu, có nhiều ca kỹ, sống trong vườn Kim Cốc, phụ cận Lạc Dương. Tôn Tú, một cận thần của Triệu Vương, muốn lấy Lục Châu, Thạch Sùng cự tuyệt, Tôn Tú liền giả chiếu vua bắt Thạch Sùng. Bấy giờ Thạch Sùng đang cùng Lục Châu yến tiệc trên lầu trong vườn Kim Cốc. Thạch Sùng nói với Lục Châu: "Ta vì nàng mà mắc tội". Lục Châu khóc, nói: "Xin chết trước mặt chàng để đáp đền" rồi gieo mình xuống lầu tự tử.

Một truyền thuyết khác cũng nói về nàng Lục Châu trong bài Kim Cốc Viên 金谷園 của Đỗ Mục. Ca kỹ trẻ xinh đẹp tên Lục Châu đời Tấn nhảy lầu tử vì không muốn bị Bạch Châu Nhân ép về sống ở Kim Cốc Viên.

Đỗ Mục so sánh Đào Hoa Phu Nhân với Lục Châu theo đạo lý thời bấy giờ nói chung là lấy tam tòng tứ đức làm nền tảng. Ông bà ta có nói ăn theo thuở ở theo thì. Không thể theo đạo lý ngày nay mà xét chuyện xưa, lại càng không thể lấy đạo lý xưa mà xét chuyện ngày nay nếu không muốn bị cho là cổ hủ.

Dịch Nghĩa:  Vịnh Miếu Đào Hoa Phu Nhân

Trong cấm cung Eo Nhỏ, đào tơ còn ngậm sương
Đã biết bao xuân qua mà chỉ nhìn đăm đăm mà không nói một lời
Xét cho cùng, vì sao mà nước Tức bị mất?
Thương xót cho người nhẩy lầu tự sát ở vườn Kim Cốc!

Dịch Thơ: 

Đào Hoa Phu Nhân

Cấm cung Eo Nhỏ nhiều đào tân
Không nói bao xuân dù một lần
Nước Tức vì đâu bị tận diệt
Xót thương nàng Lục chẳng an phần.

***
Lady Plum Flower by Du Mu

In the Xi Yao Palace, there are many young innocent maidens.
Many years have gone by and she spoke not one word.
What is the ultimate cause of the destruction of Xi land?
Sorrow for the lady who jumped from the Jin Gu tower.

Phí Minh Tâm

Đất Phương Nam I - Tây Ninh Dưới Thời Pháp Thuộc (Phần 2)



Tây Ninh Dưới Thời Pháp Thuộc:

Ngày 1 tháng 11 năm 1859, liên quân Pháp-Y Pha Nho từ Đà Nẳng kéo vào đánh thành Gia Định. Đến năm 1861, giặc Pháp hoàn toàn làm chủ tỉnh Gia Định, sau đó chúng tiến lên chiếm luôn các vùng Biên Hòa, Trảng Bàng và Tây Ninh. Sau hòa ước Nhâm Tuất 1862, triều đình Huế nhường đứt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ(9) cho Pháp. Năm năm sau, giặc Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây. Như vậy, sau ngày 23 tháng 6 năm 1867, Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp. Khi quân Pháp tiến chiếm phủ lỵ Tây Ninh, quan Tham Tán quân Vụ tên là Tường, đã quyết chống cự đến cùng, nhưng sau đó vì yếu thế, nên phải rút quân vào xóm An Cơ tiếp tục kháng chiến. Pháp quân phải nhờ viện binh ở Sài Gòn lên đánh, cuối cùng quan tham tán tử trận, nghĩa quân tan rã. Tuy nhiên, từ đó về sau, thỉnh thoảng nghĩa quân vẫn kéo về đánh phá các đồn binh Pháp.
Sau khi chiếm Tây Ninh, người Pháp vẫn lấy hai quận Tân Ninh và Quang Hóa để thành lập phủ Tây Ninh, trực thuộc Sài Gòn. Tại mỗi phủ, Pháp đặt ra một đoàn quân sự. Đến năm 1868, hai đoàn quân sự tại Tân Ninh và Quang Hóa bị bãi bỏ, và thay vào đó là hai ty hành chánh, một đặt tại Tây Ninh và một đặt tại Trảng Bàng. Đến ngày 5 tháng 6 năm 1871, Thống Đốc Nam Kỳ ký sắc lệnh thành lập tỉnh Tây Ninh, tỉnh lỵ đặt tại Tây Ninh, và quyết định bãi bỏ ty hành chánh Trảng Bàng(10). Năm 1890, nhân danh là chủ nhân ông của Nam kỳ, thực dân Pháp đã cắt phần đất dọc theo rạch Ngã Bát nhượng cho Cao Miên. Đây là phần đất rất quan trọng cho nền kinh tế của Tây Ninh. Thời bấy giờ, Tây Ninh gồm có hai thị trấn Tây Ninh và Gò Dầu Hạ, và hai quận Thái Bình(11) và Trảng Bàng(12). Năm 1942, quận Thái Bình được đổi tên làm quận Châu Thành. Ngày 12 tháng 8 năm 1948, quận Gò Dầu được thành lập, nhưng đến năm 1954 lại bị sáp nhập vào quận Trảng Bàng.

Tây Ninh Dưới Thời Việt Nam Cộng Hòa:

Năm 1948, chánh phủ lâm thời Việt Nam thành lập quận Gò Dầu Hạ, nhưng đến năm 1954, quận nầy bị bãi bỏ để sáp nhập vào quận Trảng Bàng. Ngày 9 tháng 3 năm 1955, do nghị định của Tòa Đại Biểu Chánh Phủ tại Việt Nam, quận Gò Dầu hạ được tái lập kể từ ngày 25 tháng 3 năm 1955. Như vậy, dưới đầu thời đệ nhứt Cộng Hòa, Tây Ninh có 3 quận là Châu Thành, Gò Dầu Hạ và Trảng Bàng. Năm 1956, ấp Phước Mỹ, thuộc xã Phước Chỉ trong quận Trảng Bàng bị cắt ra cho sáp nhập vào tỉnh Long An. Năm 1959, quận Trảng Bàng và Gò Dầu Hạ được đổi tên là Phú Đức(13) và Hiếu Thiện(14). Ngày 23 tháng 7 năm 1961, hai quận Trảng Bàng và Gò Dầu Hạ trước đây, nay được chia làm 3 quận: Phú Đức(15), Hiếu Thiện(16) và Khiêm Hanh(17). Đến năm 1963, xã Bến Củi của quận Khiêm Hanh được nhập vào tỉnh Bình Dương. Sau đó, vào ngày 15 tháng 10 năm 1963, quận Phú Đức trực thuộc tỉnh Hậu Nghĩa. Tây Ninh lúc nầy có 4 quận là Phú Khương(18), Phước Ninh(19), Hiếu Thiện(20) và Khiêm Hanh(21).
Về vị trí, tỉnh Tây Ninh Bắc giáp Cao Miên với đường biên giới dài trên 240 cây số, Đông Bắc giáp Bình Long, Đông Nam giáp Bình Dương, Tây giáp Cao Miên, và phía Nam giáp Sài Gòn và Long An. Tổng diện tích Tây Ninh khoảng 4.028 cây số vuông, và dân số trên 1.000.000 người, đa số là người Việt, một số ít là người Stiêng và người Khmer. Địa thế đất đai Tây Ninh tương đối cao so với các vùng khác ở miền Đông Nam Phần và phần lớn là đất đỏ và đất xám, tuy nhiên nhờ đất đai bằng phẳng và nhờ có ba con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và sông Sài Gòn chảy qua, rồi lưu lượng nước được trữ lại trong hồ Dầu Tiếng, nên đất đai Tây Ninh tương đối khá trù phú.
Về mặt cư dân, vào thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ XX, dân số Tây Ninh thưa thớt, trong khắp tỉnh chỉ có khoảng chưa đầy 100.000 dân, đa số là người Việt, kế đến là người gốc Khmer, rồi đến người Việt gốc Hoa... Hiện tại, theo thống kê năm 2007, Tây Ninh có diện tích khoảng 4.028 cây số vuông và tổng dân số khoảng 967.900 người.
Về mặt tôn giáo, cũng như đa số dân chúng Nam kỳ, dân Tây Ninh tính tình thuần lương hiền hòa, đa số theo đạo Phật, một số khác theo Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài, và Hòa Hảo. Phật giáo đã có cơ sở vững chắc tại Tây Ninh, với một số ngôi chùa đã xây dựng trên 200 năm nay. Theo thống kê của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1960, thì lúc đó Tây Ninh có trên 60 phần trăm người theo đạo Phật và thờ ông bà, khoảng từ 2 đến 3 phần trăm theo đạo Thiên Chúa, 25 phần trăm theo đạo Cao Đài, và số còn lại theo các tôn giáo khác như Hồi giáo, Ấn giáo, và Phật giáo Hòa Hảo, vân vân.

Sự Quan Trọng Của Sông Ngòi Đối Với Nền Kinh Tế Của Tây Ninh:
Tây Ninh có 2 con sông lớn là sông Sài Gòn chảy theo biên giới Tây Ninh và Bình Dương, rồi chảy vào Tây Ninh qua ngã rạch Sanh Đôi. Sông Vàm Cỏ Đông, phát nguyên từ vùng biên giới Việt-Miên, chảy ngang qua Tây Ninh và có lưu lượng lớn hơn sông Sài Gòn, chảy vào Tây Ninh bằng ngã rạch Cái Bác, rạch Sóc Om, rạch Tây Ninh. Trước khi chảy vào địa phận quận Gò Dầu, sông Vàm Cỏ Đông chảy dọc theo các xã Thạnh Đức, Hiệp Thạnh, Phước Trạch, rồi chảy vào Gò Dầu Hạ, sau đó nó chảy qua vùng Thanh Phước rồi chảy vào rạch Trảng Bàng, mỗi ngày đều có thủy triều lên (nước lớn) và thủy triều xuống (nước ròng), rất thuận tiện cho việc giao thông đường thủy. Nhờ vậy mà đường thủy của Tây Ninh chiếm địa vị trọng yếu trong giao thông vận chuyển. Bên cạnh đó, sông Vàm Cỏ Đông đã đem đến cho cả vùng Tây Ninh một số lượng thủy sản đáng kể để nuôi dân chúng trong vùng. Tuy nhiên, về sau nầy thì số lượng cá tôm giảm dần, nên người ta phải nuôi cá tôm nước ngọt để thay thế cho nguồn thủy sản tự nhiên. Tây Ninh có khí hậu nóng và ẩm hơn các nơi khác ở Nam kỳ, tuy nhiên cũng có 2 mùa mưa nắng như các nơi khác (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4). Cũng như bao nhiêu vùng khác ở Nam kỳ trước đây đều thuộc vương quốc Phù Nam, sau khi vương quốc Phù Nam diệt vong thì Chân Lạp làm chủ.

Về kinh tế, Tây Ninh có nhiều sông ngòi khá lớn, như các sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn; bên cạnh đó, Tây Ninh còn có hồ Dầu Tiếng, vừa là một trong những công trình thủy lợi lớn trên toàn quốc, vừa có thể giúp dẫn thủy nhập điền cho trên 20.000 mẫu tây ruộng rẫy. Tuy nhiên, Tây Ninh là vùng đất cao, nối tiếp với vùng đất đỏ Biên Hòa nên không thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Ngược lại, đất đai Tây Ninh rất thích hợp cho việc trồng cây cao su, cà phê, trà. Mãi đến ngày nay, rừng rậm Tây Ninh vẫn còn là quê hương của những loại danh mộc như cẩm lai, gõ, trắc... và những loại hoang thú như cọp, tê giác, voi và chim các loại. Tuy nhiên, những năm sau này vì bị người ta săn đuổi ráo riết nên hoang thú đã rút dần lên miền biên giới Miên Lào. Ngoài ra, với những rừng sinh thái và hồ thiên nhiên, Tây Ninh đã trở thành một trong những điểm du lịch hay nghỉ ngơi cuối tuần cho thị dân vùng Sài Gòn và Chợ Lớn sau những ngày làm việc mệt nhọc. Tuy là vùng đất cao, nhưng những vùng đất hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn cũng rất phì nhiêu màu mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa nước. Hiện nay dân chúng Tây Ninh đang cố gắng phát triển nông nghiệp bằng cách làm 2 hoặc 3 mùa vụ trong một năm, và có thể thâu hoạch từ 4 đến 5 tấn lúa cho mỗi mẫu trong một vụ mùa. Bên cạnh đó, người dân Tây Ninh cũng khai thác triệt để ưu điểm của tỉnh mình bằng cách gia tăng trồng cây công nghiệp như các loại cây cao su, cà phê, mía, hồ tiêu, hạt điều, đậu phộng, và trà, vân vân. Từ trước đến nay đối với người miền Nam, hễ nghe nói đến Tây Ninh là họ liên tưởng ngay đến những vùng rừng núi với nhiều loại gỗ khác nhau như, sao, dầu, bằng lăng, gõ, liêm, trắc, vân vân, nên kỹ nghệ về ngành mộc của Tây Ninh rất phát triển. Bên cạnh rừng núi, Tây Ninh cũng có nhiều sông-kinh-rạch khắp nơi, lại thêm giao thông đường bộ rất hạn chế, nên đa số cư dân trong vùng đều sử dụng ghe xuồng làm phương tiện chính trong giao thông hằng ngày. Chính vì thế mà nghề đóng ghe xuồng ở Tây Ninh đã phát triển rất sớm. Khắp nơi từ Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, xuống Gò Dầu, Bến Cầu và Trảng Bàng, đi đâu đến đâu người ta cũng thấy các cơ sở đóng ghe xuồng như tại Trảng Bàng có những xưởng lớn ở các xã An Hòa và Phước Chỉ, tại Gò Dầu có xưởng ở xã Cẩm Giang, và tại Hòa Thành có xưởng ở xã Long Thành Nam, vân vân. 



Những Nghề Truyền Thống Và Đặc Sản Tây Ninh:
Ngoài những nguồn lợi quan trọng từ những cây công nghệ như cây cao su, cà phê, mía, hồ tiêu, hạt điều, đậu phộng, và trà, vân vân, Tây Ninh còn có nhiều nghề truyền thống lâu đời cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế trong toàn tỉnh Tây Ninh ngày nay như nghề đóng ghe xuồng, nghề chằm nón lá, và nghề bánh tráng phơi sương, vân vân. Từ lâu, Tây Ninh vẫn nổi tiếng với các loại ghe ô và ghe lê(22), ghe tam bản(23), ghe mũi chài(24), và ghe chài(25). Trong thời các chúa Nguyễn mới mở cõi về phương Nam, tức vào khoảng thế kỷ thứ XVII thì nguyên liệu để đóng ghe xuồng hãy còn dồi dào vì những khu rừng sao, dầu, vên vên, căm xe, cà chắc, trắc, vân vân, hãy còn rất nhiều. Ngày nay, nguồn rừng tại địa phương đã từ từ cạn kiệt nên các xưởng đóng ghe xuồng phải nhập cảng gỗ từ Campuchia hay Lào. Tuy giá thành ngày nay có mắc hơn ngày trước, nhưng nhờ phẩm chất tốt nên kỹ nghệ đóng xuồng Tây Ninh vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Ghe xuồng Tây Ninh nổi tiếng từ bao đời nay nhờ tính chắc, bền, nhẹ, nổi trên nước và lâu hư.

Riêng tại vùng Trảng Bàng, dù nằm sát nách Sài Gòn, lại là địa phương nổi tiếng rừng rậm hoang vu trong thời chiến tranh, nhưng cũng sớm nổi tiếng với những món ăn dân giã từ thời xa xưa, như bánh canh Trảng Bàng, bánh ú lá tre, bánh tráng phơi sương cuốn rau với thịt luộc, vân vân. Huyện Trảng Bàng nằm trên quốc lộ 22, cách Sài Gòn chỉ khoảng 40 cây số. Đây là một trong những địa phương có nhiều làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt nhất là tại ấp Lộc Du trong huyện Trảng Bàng có xóm bánh tráng chuyên làm nghề ‘Bánh tráng phơi sương’. Điểm đặc biệt là bột gạo làm bánh tráng chỉ làm từ một loại gạo duy nhất, đó là gạo “Nàng Miên”, một loại lúa chỉ trồng được ở vùng biên giới Miên-Việt mà thôi. Kỹ thuật tráng bánh cũng rất đặc biệt, sau khi tráng và phơi bánh xong, người ta đem nướng rồi phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc vào lúc ban đêm. Những lúc có nhiều sương, người ta chỉ cần phơi ngoài sương khoảng từ 15 đến 20 phút, rồi đem bọc kín trong lá chuối tươi để giữ cho bánh vừa mềm vừa xốp. Theo các bô lão địa phương, sở dĩ bánh được đem phơi sương vì ông bà mình muốn tiếp thêm tinh lực của đất trời cho bánh tráng. Người ta thường dùng bánh tráng phơi sương để cuốn với thịt, tép, tôm, và đủ loại rau như rau cần nước, rau răm, rau dắp cá, tía tô, rau húng, hẹ, vân vân. Bên cạnh đó, người Trảng Bàng còn thêm vào bánh tráng cuốn một số rau mà chỉ ở Nam Kỳ mới có như rau cóc, lá lụa, lá săng máu, lá vừng, lá bứa, lá trâm ổi, lá mặt trăng, lá ô dước, lá quế, vân vân. Đây quả là một món ăn thật đặc sắc của vùng Trảng Bàng. Ngoài ra, phải nói bánh canh Trảng Bàng không còn bị co cụm trong phạm vi Tây Ninh nữa, mà tiếng tăm của nó đã lan đến Sài Gòn và khắp Nam Kỳ. Thường thì người ta dùng loại gạo ngon để xay bột làm bánh canh như gạo Nàng Thơm Chợ Đào hay gạo Nàng Hương, vân vân. Tinh bộ được đem hấp chín trước khi ép thành những lọn bánh canh. Ngày nay, bánh canh tươi đã được phân phối không chỉ trong phạm vi Trảng Bàng hay Tây Ninh, mà còn đến các quận huyện tại Sài Gòn nữa. Ngày nay, ai đến Trảng Bàng hầu như cũng đều nghe nhắc đến hai món ăn đặc thù là bánh canh giò heo và bánh tráng phơi sương cuốn rau với thịt luộc. Mà thật vậy, hai món ăn đặc thù nầy không những là niềm tự hào của người dân Trảng Bàng, mà chúng cũng góp phần không nhỏ cho ngân quỹ trong đời sống hằng ngày của cư dân tại đây.
Tỉnh Tây Ninh còn nổi tiếng với nghề chằm nón lá truyền thống đã có từ rất lâu đời. Tại những vùng An Phú và An Hòa trong huyện Trảng Bàng thì có các ‘Xóm Nón Lá’, và trong thị xã Tây Ninh có ‘Làng Nón Lá Ninh Sơn’, vân vân. Tại Tây Ninh không có lá buông và dây thao để làm nón là bài thơ như nón Huế, nhưng lại có rất nhiều lá ‘mật cật’ cũng tốt không kém lá buông. Dầu không đẹp như lá buông, nhưng lá ‘mật cật’ có đặc tính là khi gặp mưa lá vẫn thẳng chứ không bị dúm lại. Chính vì vậy mà nón lá ‘mật cật’ ở đây rất thông dụng cho những người lao động. Và mặc dầu người dân ở đây không thể làm giàu với nghề chằm nón lá, nhưng chính nghề nầy đã giúp ích không nhỏ cho cuộc sống của người dân Trảng Bàng từ bao đời nay. Bên cạnh những nghề thủ công truyền thống vừa kể, sau các mùa vụ người dân Tây Ninh còn làm nhiều ngành nghề khác như đan lát, mây, tre, nứa... cũng như ngành mộc chuyên đóng những loại tủ hàng, bàn, ghế, giường... để cung cấp cho địa phương cũng như các vùng lân cận. 


Về đặc sản, phải nói núi Bà Đen ở Tây Ninh là nơi có rất nhiều loại động vật quí hiếm, tuy nhiên, hai loại động vật chỉ sinh trưởng được ở vùng nầy là thằn lằn và ốc núi. Thường thì chỉ cần lên lưng chừng núi ở khoảng độ cao 100 mét là người ta có thể tìm thấy những con ốc núi, nhưng phải lên tới khoảng giữa triền núi người ta mới tìm được những con thằn lằn núi. Ngày trước thì người dân địa phương tự do lên núi để tìm bắt hai loại động vật nầy, nhưng bây giờ thì chánh phủ đã có lệnh cấm bắt vì chúng được xếp vào loại động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ốc núi thường ăn lá vông, lá nàng hai, lá mã tiền. Điểm đặc biệt là loại ốc núi nầy thường ăn nhiều để tích trữ đầy đủ chất dinh dưỡng vào cuối mùa mưa, để kịp đến mùa khô thì chúng rút sâu vào các hóc núi chứ không ra đi ăn bên ngoài. Theo các nhà chuyên môn về đông y, vì thực phẩm của ốc núi là những loại dược thảo tốt nên thịt ốc cũng cho chúng ta nhiều vị thuốc. Ngày nay, một số cư dân Tây Ninh cố gắng chăn nuôi tại nhà hai loại động vật nầy, nhưng kết quả không mấy khả quan. Bên cạnh đó, trên triền núi Bà Đen có rất nhiều mãng cầu (quả na) rất thơm và ngon. Người ta đã cố gắng đem những cây con về trồng tại vườn nhà và kết quả rất tốt. Hiện tại, mãng cầu núi Bà Đen chẳng những nổi tiếng tại Tây Ninh, Sài Gòn hay Nam Kỳ, mà nó còn được xuất khẩu sang các nước Âu Mỹ, và Trung quốc nữa. Nói đến Tây Ninh mà không nói đến muối ớt Tây Ninh quả là thiếu sót lớn, vì ngày nay loại muối ớt nầy chẳng những phổ biến ở Nam Kỳ mà hầu như nó cũng rất phổ biến với các cộng đồng người Việt ở hải ngoại nữa. Phổ biến nhất là hai loại muối ớt tôm và muối ớt chay. Để làm được muối ớt ngon, không phải chỉ pha muối với ớt và tôm là đủ, mà người ta phải lựa muối thật kỷ trước khi đem rang, và chỉ rang đến khi muối vừa độ chín chứ không bị biến thành bột, sau đó phải phơi sao cho đúng thời gian và đúng bao nhiêu nắng thì phải vô keo. Hiện nay tại tỉnh Tây Ninh đã có hàng trăm cơ sở sản xuất muối ớt, nhất là tại các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Hòa Thành.

Giao Thông Thủy-Bộ Trong Tỉnh Tây Ninh:


Về đường bộ, nhờ thế đất cao ráo nên Tây Ninh có một hệ thống đường bộ phát triển ngay từ thời khai khẩn miền Nam của các chúa Nguyễn. Hiện nay, liên tỉnh lộ 22(26) đi ngang qua quốc lộ số 1 nối liền Tây Ninh-Sài Gòn dài 99 cây số. Liên tỉnh lộ này đi từ Sài Gòn lên Trảng Bàng, đến Gò Dầu, chia làm hai ngã, quốc lộ 22 A từ ngã ba Gò Dầu đi về hướng tây qua Bến cầu, đến biên giới Việt-Miên tại Mộc Bài(27); con đường này trở thành quốc lộ số 1 của Cao Miên, tiếp tục chạy lên Soài Riêng rồi sau đó qua phà Neak Luong để đi về Nam Vang. Trong khi quốc lộ 22B từ ngã ba Gò Dầu đi về phía Tây Bắc đến thị xã Tây Ninh, Tân Biên, và đến vùng biên giới Việt-Miên tại Xa Mát. Tại biên giới liên tỉnh lộ này cũng qua Soài Riêng rồi nối liền với quốc lộ 1 đi Nam Vang. Lộ 19 từ Trảng Bàng chạy vào ranh giới Gò Dầu Hạ tại cầu Cây Trường, đến ngã ba Bàu Đồn gặp lộ 26 chạy lên Truông Mít, Dương Minh Châu, và Dầu Tiếng. Sau năm 1975, chánh quyền mới xây dựng đường Xuyên Á(28), chạy đến cửa khẩu Mộc Bài, rồi qua đất Cao Miên. Tỉnh lộ nối liền Tây Ninh- Katum dài 36 cây số. Ngoài ra, Tây Ninh còn có tỉnh lộ 787, từ Trảng Bàng đi theo hướng đông bắc, sau khi qua khỏi Cầu Xe thì đổi hướng theo tây bắc, đến ấp 2 của Bến Củi sẽ gặp tỉnh lộ 790(29) đi Dầu Tiếng, rồi tiếp tục đi Thủ Dầu Một. Từ Trảng Bàng có tỉnh lộ 784 đi Tây Ninh (ngang qua Tòa Thánh Tây Ninh). Từ thị xã Tây Ninh có tỉnh lộ 785 đi Tân Châu, tỉnh lộ 788 đi Tua Hai đến tận biên giới Việt Miên, tỉnh lộ 781 đi Phước Tân, tỉnh lộ 786 đi Bến Cầu và biên giới Mộc Bài. Từ Tân Biên qua Tân Châu có tỉnh lộ 795, sau đó nhập vào tỉnh lộ 785 tại Tân Châu, đến Kà Tum lại có thêm tỉnh lộ 794, chạy theo hướng đông-nam đi Bố Túc, Suối Ngô, đến ấp 4 Tân Hòa, rồi chạy theo hướng tây-đông đi Bình Phước. Biên giới Tây Ninh là vùng đất mà 2 dân tộc Việt Miên hãy còn tranh chấp cho đến bây giờ. Trên quốc lộ 22B, giữa đường từ Tân Biên đi Xa Mát, khoảng Thiện Ngôn-Tân Thanh, có tỉnh lộ 783 chạy theo hướng tây-nam đi Lò Gò. Từ Lò Gò có tỉnh lộ 791, chạy dọc theo biên giới Việt-Miên đến tận vùng Tân Lập-Xa Mát. Từ Xa Mát có tỉnh lộ 792 chạy dọc theo biên giới hình chữ U ngược đi về vùng Tân Hà (huyện Tân Châu). Từ Lò Gò lại có tỉnh lộ 788, chạy theo hướng đông-nam, qua các xã Hòa Hiệp (Tân Biên), Phước Vinh, Hảo Đước, Thái Bình (huyện Châu Thành), gặp quốc lộ 22B tại Chòm Dừa. Từ thị xã Tây Ninh có tỉnh lộ 781 đi huyện Châu Thành, qua Bến Sỏi, đến tận biên giới Việt-Miên tại vùng Phước Tân. Tại Bến Sỏi có tỉnh lộ 786, chạy theo hướng đông-nam đi Long Giao và Bến Cầu, cắt quốc lộ 22A, rồi chạy theo hướng bắc-nam xuống Bình Hòa, Phước Đông, rồi cắt tỉnh lộ 822 bên Đức Huệ, thuộc tỉnh Long An.

Về giao thông đường thủy, nhờ hai con sông Sài Gòn và Vàm Cỏ cũng như rất nhiều rạch lớn trong tỉnh, nên sự lưu thông đường thủy trong địa phận cũng như từ Tây Ninh đến các tỉnh thành lân cận rất thuận tiện. Ngoài ra, từ năm 1958, nhờ công trình thủy lợi nên Tây Ninh còn có thêm những con kinh rất tiện cho việc dẫn thủy nhập điền và lưu thông như kinh số 1 dài 1,3 cây số; kinh số 2 dài 4,7 cây số; kinh số 3 dài 2,6 cây số; kinh số 4 dài 4,5 cây số; và kinh Séville. Hồ Dầu Tiếng của Tây Ninh ngoài việc cung cấp nước và thủy sản, còn là tuyến giao thông thủy quan trọng giữa các huyện Tân Châu, Dương Minh Châu, và Dầu Tiếng của tỉnh Bình Dương. Các nguồn nước chảy từ suối Nước Đục(30), và suối Krai(31), cả hai con suối nầy nhập vào sông Tha La, chảy theo hướng bắc-nam vào hồ Dầu Tiếng. Nguồn nước khác bắt đầu từ Suối Ngô chảy theo hướng bắc-nam đến Hang Đá rồi đổ vào hồ Dầu Tiếng. Một nguồn nước khác, đó là rạch Chàm (Tonlé Chàm), bắt nguồn từ biên giới Cao Miên, chảy dọc theo biên giới trong huyện Lộc Ninh, xuống An Lộc, rồi đổ vào hồ Dầu Tiếng. ngoài ra, còn rất nhiều sông rạch nhỏ khác cũng đổ vào hồ Dầu Tiếng từ phía Bình Long-Phước Long như sông Xa Cát và Suối Lấp, vân vân, và ngay cả sông Sài Gòn cũng bắt nguồn từ hồ Dầu Tiếng. Sông Vàm Cỏ Đông phát nguyên từ bên đất Cao Miên, khi vào Việt Nam nó chảy dọc theo biên giới huyện Tân Biên và Cao Miên khoảng 28 cây số, với các chi lưu như rạch Bến Đá được kết hợp bởi ba con rạch chảy từ đất Cao Miên, theo hướng bắc-nam qua Suối Cho, Suối Mây, gặp rạch Bến Đá tại Tân Biên, rồi đổ vào sông Vàm Cỏ Đông tại vùng Phước Lợi (huyện Châu Thành).