Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Nhân Hình Phụ Bản "Sao Dám Hẹn"

      Bài thơ ngắn của Chs Nguyễn Trường Tộ, tên khai sanh là "Sao Dám Hẹn" có hình phụ bản. Ảnh tả như sau, đóa hoa lục bình tím đẹp mênh mang, rất mỏng manh, và người con gái áo dài trắng cũng đẹp lắm, mắt không nhìn ngay mà liếc, tôi mở trang xem có gì mới không, thì y như rằng tôi vào ảnh minh họa này, cứ như bị "vũ vô cương tỏa năng lưu khách" vậy, chỉ bởi cú nhìn liếc mà ra, phải đổ thừa mới được, lý do đáng là chính lắm chứ.


      Này nghen!- người xưa nói chớ không phải tui nói (Nhất kiến khuynh nhân thành phố, tái kiến khuynh đa huynh đệ.. thiên kiến thì chết thiên hạ…hè ). Thử nghĩ xem, người đã đẹp rồi, thay vì dợm bước đi, thì đi luôn cớ gì ngoái cổ nghiêng đầu, mắt liếc có đuôi đính kèm nụ cười như hoa hàm tiếu có thêm chút tình lưu lại…có anh tài nào mà không xỉu, chí ít cũng hồi hộp bủn rủn rồi đăng ký xin gởi tấm thân bồ tượng..
Tui cũng có người bạn, cứ có nụ cười thêm cú liếc là rớt cái đuội, mà rớt hoài mới lạ, rồi ham rớt nhiều nhiều thêm thêm, để khi buồn buồn nằm võng toong ten đàn thâu đêm suốt sáng.


Cũng có chàng vốn trên bờ lại sắm thuyền lang thang sông nước cũng vì nụ cười rơi rớt ghi mãi trong lòng đẩy anh vào sông nước lênh đênh, mà cảnh này lại là men sống hùng sống mạnh.. tôi ngắm mà thương…

Rồi gia đình quá đông bởi cái nhìn xưa còn đeo đẳng mà phải ngày ngày hai con nước cùng chiếc xuồng hết xuôi rồi ngược tìm thêm chút sống cho đại gia đình
Hai năm trước ông này không còn chày nữa, hỏi thăm mới biết lao khổ đã rảnh nợ rồi gánh đời trao lại cho con trai cũng lại xuống sông, nhưng chiếc xuồng lành lặn hơn, thì cũng là xuồng với chày
Nếu như ngày xưa đôi bên đều (chù ụ - chầm dầm ) thì tui cũng chẵng có ảnh để mời bà con xem.







Trương Văn Phú

Bài Thơ Cùng Khổ


Đừng than thở ưu phiền vì số phận
Hay trách mình lận đận giữa trần gian
Chớ bi quán hãy tìm Chúa nương nhờ
Tình yêu Chúa vô bờ không kể siết

Thơ tôi viết tặng riêng người cùng khổ
Như mùa hè đang đổ những giọt mưa
Như buổi trưa có gió mát lượn vòng
Để xoa diệu nỗi lòng ai rên siết

Thơ tôi viết hiền hòa tình nhân loại
Mỗi một lời mời gọi yêu thương nhau
Nén đớn đau hiệp nhất lời kinh cầu
Chúa ban sức đương đầu cùng khúc chiết

Thơ tôi viết không cầu kỳ văn vẻ
Nhưng đong đầy lời lẽ nghĩa Tình Thân
Bạn băn khoăn... tôi rối rắm nỗi niềm
Ta dâng Chúa để tìm Tình Thương Chúa

Thơ tôi viết còn lắm điều ngượng ngập
Bạn nơi nào có gặp được ý thơ?
Lúc bơ vơ xin nhớ ở góc trời
Tôi đây cũng dâng lời trong kinh nguyện

Thôi chào nhé! Bạn đồng hành cùng khổ
Con đường dài gian khổ sẽ đi qua
Chớ kêu ca ta tìm Chúa van nài
Xin che chở những ngày theo chân Chúa

Đỗ Hữu Tài


Cầu Lầu - Vĩnh Long

Rời cầu Phạm thái Bường (Khưu Văn Ba) rẽ phải đi theo đường 2-9 (Đồng Khánh cũ) đến cuối đường là nơi giao nhau của hai cầu đó là Cầu Lầu và Cầu Thiềng Đức. Quẹo phải là Cầu Lầu.

Cầu Lầu
Đường Tống Phước Hiệp Cũ nhìn từ cầu Lầu
Đường Tống Phước Hiệp Cũ nhìn từ cầu Lầu
Nhìn về hướng kho dầu Văn Thánh

Huỳnh Hữu Đức

Còn Nỗi Ngậm Ngùi


Tình đã hằn trên đỉnh đời nhau
Người vẫn xa xôi lòng vẫn sầu
Duyên quá trễ tràng duyên dứt đoạn
Thôi đành lỡ dở chuyện trăng sao

Nẻo về bóng đổ mưa chiều bay
Thân mềm thấm lạnh lệ nồng cay
Buồn ươm môi mắt buồn giăng kín
Tình thoắt rời xa giữa mộng ngày

Người đi kẻ ở xót đau chăng
Một chút hương xưa dẫm nát lòng
Dõi mắt trông về nơi thăm thẳm
Mây đùn ngàn phiến nhớ long đong

Thôi thế đành thôi giã biệt rồi
Một thời ước hẹn một thời vui
Đời vơi nửa cuộc hồn mù lối
Tình chỉ còn trong nỗi ngậm ngùi 
Vĩnh Trinh

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Ai Buồn Hơn Ai? - Hoàng Thi Thơ - Kiều Nga

      Những người đang yêu nhau thấm thiết nhưng phải chia lìa, thì nỗi buồn đó không đo không đếm được để mà so sánh xem trong hai người, ai buồn hơn ai ?.
       Chỉ khi lúc xa nhau chợt nhớ về kỹ niệm nồng ấm thời xa xưa.Chính những lúc ấy nỗi buồn mới làm cho con người ta buồn nhất mà thôi!


Sáng tác: Hoàng Thi Thơ
Tiếng Hát Kiều Nga
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Thơ Tranh: Mùa Đông Chia Xa


Trích Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Suối Dâu

Mùa Đông Chia Xa - Thơ Kim Phượng - Hương Nam Diễn Ngâm



 Thơ: Kim Phượng 
 Diễn Ngâm: Hương Nam

Mùa Đông Chia Xa


Hồn em treo lững ngoài song cửa
Đón lấy hương lồng trong gió đông
***
Những ngày tháng Sáu vẫn mưa rơi
Mưa tiễn chân đi chẳng hết đời!
Chiếc lá thu phai về chốn cũ
Như người ru mộng tìm biển khơi
Thôi người đi
Cứ hẹn nhau trong ngỡ ngàng
Đưa lần tách bến một chuyến sang
Bằng hương hoa ngát len trong gió
Phủ trắng đầy hoa nắp áo quan
Áo tím đêm nay đến
Ôi lạ thường!

Rưng rưng lệ vướng mắt người thương
Chìm sâu khoảnh khắc ngày xưa ấy
Khơi tro tìm lại mộng tình đầy
Người đi
Cành hoa trắng
Gửi người trong áo quan
Mùa đông còn đây
Hồn bạc trắng mây ngàn

Những ngày tháng Sáu mưa rơi rơi
Nhớ nhung lòng dậy sóng tơi bời
Nghìn thu vọng tiếng hồn tượng đá
Giữ lại cho người kẻ khuất xa
Những ngày tháng Sáu mưa rơi nhanh
Trong làn mưa lạnh nước mắt quanh
Chuyến đi dài mãi
Không về nữa
Rèm tựa đêm này ánh sao thưa
Những ngày tháng Sáu mưa không thôi
Lời cuối bên nhau thoáng bồi hồi
Bóng ai ẩn khuất màn sương đục
Mưa bên đời
Tuôn
Chẳng trôi hết tình tôi

Kim Phượng

Melbourne 06/06


Ba Lần Khóc


(Viết cho một cuộc tình)

Hồn thơ thẩn với cơn mưa tháng sáu
Những giọt buồn gợi nhớ chuyện ngày xưa
Có thiếu phụ lệ mờ tim thổn thức
Thấy quanh mình dĩ vãng hiện đong đưa.

Nàng đã khóc mừng vui tình ái đến
Trong vòng tay âu yếm của người thương
Mắt và mắt nhìn tương lai trước mặt
Cả đường hoa nở rộ ngát trầm hương.

Nức nở khóc khi yêu đương trắc trở
Không thể nào níu kéo kẻ vong tình
Những hy sinh thiết tha và âu yếm
Dành cho anh vẫn ngoảnh mặt làm thinh.

Ai biết được cuộc đời nhiều bất trắc
Lại mùa mưa tháng sáu chuyện không ngờ
Rơi nước mắt tiển anh về với đất
Đời vô thường mờ ảo tựa cơn mơ.

Ba lần khóc vì anh, anh có biết?
Một… vì vui với mật ngọt tình yêu
Hai… vì khổ bởi phũ phàng phụ bạc
Ba… tiển anh về thế giới phiêu diêu!

Anh Tú
June 5, 2010


Em Đến Chiều Mưa


Em đến một chiều - mưa lất phất bay
tóc em từng giọt - ướt sũng chảy dài
tim quặn thắt – thấy thương em nhiều quá
nhưng vẫn ngại ngùng sợ… nắm bàn tay.

Ước gì trời mưa – mưa mãi thật lâu
để được nhìn nhau giã biệt u sầu
tháng Mười đêm đến chừ sao nhanh quá
giận cơn gió lùa… thời gian qua mau.

Anh đưa em về… cùng chung áo mưa
áo nhỏ che chung sao vẫn thấy vừa
nửa đường bất chợt – trời không mưa nữa
áo bỗng thênh thang trống trải dư thừa.

Lối cũ quay về phố đã lên đèn
co ro trên đường ngập gió đêm đen
bước vào phòng vắng ngổn ngang tâm sự
vương vấn mắt huyền tình tứ của em !

Bóng tối kinh hoàng đơn độc ngẩn ngơ
cửa sổ xa trông ngàn ánh sao mờ
phân nửa hồn chiều tràn đầy hạnh phúc
một nửa giờ đây thao thức dật dờ!

Dương Hồng Thủy

Sinh Nhật Phan Văn Huệ Kết Hợp Du Ngoạn Biển Thạnh Phú Phần 3

Sau khi các cháu tắm xong, chúng tôi bắt đầu mừng sinh nhật Huệ

Chiếc bánh được chúng tôi mang từ Vĩnh Long đến để mừng Sinh Nhật người Bạn cũ Phan Văn Huệ.



Đứng : Vân (Bến Tre), Chí Thanh, Liên, Sanh, Duyên, Điệp Lê, Anh (Bến Tre), Sương, Thơ
Ngồi : Xuân, Huệ (nhân vật chánh), Đức.


Điệp Lê, Huệ
Bàn tiệc của các cháu nhỏ ưu tiên don trước vì sau khi tắm biển các cháu đã đói



Hết phần 3

Huỳnh Hữu Đức

Sinh Nhật Phan Văn Huệ Kết Hợp Du Ngoạn Biển Thạnh Phú Phần 4

Buổi Tiệc đã bắt đầu






Sanh, Đức, Thơ, Vân, Anh, và các con của Chí Thanh

Hải sản tại biển Thạnh Phú

Sanh, Duyên, Thơ.

Vân, Liên, Anh, Xuân.



Hết Phần 4

Huỳnh Hữu Đức

Sinh Nhật Phan Văn Huệ Kết Hợp Du Ngoạn Biển Thạnh Phú Phần Cuối

Lúc đi, chúng tôi theo lộ trình từ Vĩnh Long qua phà Đình Khao => Huyện Chợ Lách (Bến Tre)=> Huyện Mỏ Cày (Bến Tre) => Bãi Biển Thạnh Phú.
Chuyến về chúng theo lộ trình Thạnh Phú => Mỏ Cày => Bến Tre => Mỹ Tho => Vĩnh Long.





Tất cả đã lên xe.


Trên Đường về, Chúng tôi ghé vào một cửa hàng tại Thành phố Bến Tre mua vài đặc Sản:
"Bánh Tráng Mỹ Lồng" - "Bánh Phồng Sơn Đốc".









Những sản phẩm Thủ công mỹ nghệ từ cây dừa Bến Tre.
Sau khi mua những đặc sản của Bến Tre và vật lưu niệm. Chúng tôi lên xe về đến Vĩnh Long vào lúc 16 giờ, sau một ngày thật vui vẻ trong tình cảm thân thiết bạn bè.
Hết 

Huỳnh Hữu Đức


Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Biết Bao Giờ...


Tỉnh giấc nửa đêm nhớ chiều lộng gió
Lưng eo thon áo em xanh màu cỏ
Dáng dịu dàng muôn thuở vẫn thơ ngây
Lọn tóc chảy dài mỏng mảnh như mây

Bàn tay em ngón tay suôn mềm mại
Mắt đen huyền trắng trong đời con gái
Vừa gặp nhau vẫn còn chưa biết tên
Nhưng bao lần say khướt dậy hơi men

Ta có yêu em? Cũng không biết nữa
Bởi với ta em chưa bao giờ hứa
Thế mà tình yêu rực lửa trong lòng
Chẳng biết rằng em có hiểu hay không?

Nửa ánh trăng khuya mang hồn đi mất
Sương giăng tràn ngọt ngào như ướp mật
Bỏ lại bóng người mặt đất đêm đen
Biết bao giờ được gọi tiếng: Yêu Em?!

Dương Hồng Thủy


Đôi Mắt Một Thời


Về móc cần câu một chùm lục bát
Thả mấy câu hò còn ấm hơi em
Đổ lục huyền cầm vài xị nếp than
Ngồi xếp bằng trên manh đệm cũ

Em lén cười tôi cầm chai rót rượu
Đôi mắt một thời giết chết bọn con trai
Tôi cũng có lần hò hát đêm say
Câu vọng cổ cắm sào.Em rơi nước mắt

Mấy mươi năm bỏ xuồng ghe nằm cúi mặt
Em cũng lên bờ quên bến sông
Tôi lơ mơ để ghe lủi biết bao lần
Tội nghiệp chiếc dầm em bơi lái

Về vác cần câu hỏi người ở lại
Cắm nỗi buồn biết cá nào ăn
Rau ngổ sau hè một đám bâng khuâng
Con mắt đó đi nhìn trời hiu quạnh

Câu vọng cổ chờ nhau.Sầu rớt nhịp
Em cắm hình ai trong vũng mắt sâu
Cháy cạn dầu leo lét ngọn đèn câu
Đôi mắt có một thời như phù thủy!

Lâm Hảo Khôi
(Tháng 3-2014)

Chiều Thu -(2)




Lá từ hàng xóm lá bay sang
Là biết Thu qua quá rỏ ràng!
Nắng ngã chiều tà vờn khóm cỏ
Gió đưa mưa tạt chốn vườn hoang
Cành cây trụi lá : chim ngơ ngác
Chậu Cúc đơm hoa trổ sắc vàng
Rộn rã chút lòng người viễn xứ
Làm sao níu kéo được thời gian??


Song Quang



Thơ Tranh: Bến Chiều


Thơ: Quên Đi
Thơ Tranh:Hữu Đức

Nếu Bạn Muốn Thay Đổi Thế Giới - Đô Đốc Bill McRaven


Mỗi năm đến kỳ tốt nghiệp ra trường, các trường trung học và đại học Mỹ có thông lệ mời những vị khách có địa vị, tiếng tăm đến nói chuyện với học sinh, sinh viên. Các vị khách này có thể là 1 chính khách như tổng thống Obama, 1 nghệ sĩ tài tử nổi tiếng, hay những người thành đạt như Bill Gate, Steve Jobs, v.v…Những bài nói chuyện có ý nghĩa thường được các báo in, trích dẫn lại.

Năm nay, có 1 bài diễn văn từ 1 vị khách mời đặc biệt đã được mọi người và giới truyền thông chú ý, được đăng tải trên nhiều tờ báo. Đó là bài nói chuyện của đô đốc Bill McRaven, người đứng đầu lực lượng đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ (Navy SEAL), người trực tiếp chỉ huy biệt đội SEAL Team Six nổi tiếng, người giám sát việc lập kế hoạch và thực hiện cuộc tấn công tiêu diệt Osama bin Laden.

Ông là tướng Hải quân bốn sao bí ẩn nhất và luôn được bảo vệ cẩn mật. Trong khi các Đô đốc như Greenert , Gortney , Locklear thường xuyên xuất hiện trong các phương tiện truyền thông và trước Quốc hội, McRaven thì lại bí mật và tránh né mọi sự chú ý về mình.

Tuần rồi, sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Texas ở Austin lại nhận được 1 sự “chiêu đãi” hiếm có, đó là bài nói chuyện đầy ý nghĩa và hóm hỉnh của Đô đốc Bill McRaven.

Dưới đây là bài nói chuyện của ông:

Kính thưa Viện Trưởng Powers, Phó Viện Trưởng Fenves , các vị Trưởng khoa, các vị giáo sư, cùng gia đình và bạn bè, và quan trọng nhất là các tân sinh viên tốt nghiệp niên khoá 2014. Xin chúc mừng thành tích của các bạn.
Đã gần 37 năm từ ngày mà tôi tốt nghiệp UT.
Tôi nhớ rất nhiều điều về ngày hôm đó.

Tôi nhớ tôi đã bị nhức đầu từ một buổi tiệc nhậu (nguyên văn: “party”) đêm trước. Tôi chỉ nhớ là tôi đã có một bạn gái nghiêm túc, người mà tôi kết hôn sau này - đó là chuyện quan trọng cần nhớ - và tôi nhớ rằng tôi đã được nhận vào Hải quân ngày hôm đó.

Nhưng trong tất cả những điều tôi nhớ, thì tôi lại chẳng nhớ những ai là khách mời lên phát biểu trong buổi tối đó và tôi chắc chắn không nhớ bất cứ điều gì họ nói.
Vì vậy, phải thừa nhận 1 thực tế là nếu tôi không có thể làm cho bài phát biểu này đáng nhớ - thì ít nhất tôi sẽ cố gắng để làm cho nó ngăn ngắn.
Khẩu hiệu của Đại học UT là "Những gì bắt đầu ở đây sẽ làm thay đổi thế giới" (nguyên văn: “What starts here changes the world”).

Tôi phải thừa nhận, là tôi rất thích cái khẩu hiệu đó.

Tối nay có gần 8.000 sinh viên tốt nghiệp UT.
Trong 1 bảng phân tích khá chặt chẽ, mẫu mực của website "Ask.Com", họ nói rằng trung bình 1 người Mỹ sẽ giao tiếp với khoảng 10.000 người khác trong suốt cuộc đời của mình.

      Đó là con số rất lớn, rất nhiều người.
      Nhưng, nếu mỗi người trong các bạn thay đổi cuộc sống của chỉ mười người và mỗi một người này làm thay đổi cuộc sống của mười người khác - vâng, chỉ mười mà thôi - thì sau đó trong năm thế hệ - tức là sau 125 năm - lớp sinh viên tốt nghiệp năm 2014 sẽ làm thay đổi cuộc sống của 800 triệu người.
800 triệu người - các bạn hãy suy nghĩ về con số này đi - nó nhiều hơn gấp đôi so với dân số Hoa Kỳ. Đi tiếp thêm một thế hệ nữa và bạn có thể thay đổi toàn bộ dân số thế giới - 8 tỷ người.
      Nếu bạn cho rằng rất khó để thay đổi cuộc sống của mười người - tức là thay đổi cuộc sống của họ mãi mãi - thì bạn đã sai.

Tôi thấy nó xảy ra hàng ngày ở Iraq và Afghanistan.
Một sĩ quan bộ binh trẻ ra quyết định rẽ trái thay vì rẽ phải xuống một con đường ở Baghdad và mười quân nhân trong toán của anh đã được an toàn, tránh khỏi 1 cuộc phục kích.

Tại tỉnh Kandahar, Afghanistan, một nữ hạ sĩ quan cảm nhận điều gì đó khác lạ và đã chỉ đạo trung đội của cô ấy tránh thoát được khối chất nổ 500 cân gài bẫy họ, cứu được cuộc sống của hàng chục chiến sĩ.
Nhưng, không chỉ những người lính được cứu thoát bởi các quyết định từ một người, con cái của họ (chưa ra đời), cũng được cứu. Và con cái của con cái họ cũng được cứu.

Nhiều thế hệ đã được cứu bởi một quyết định từ một người.

Nhưng, thay đổi thế giới có thể xảy ra bất cứ nơi nào và bất cứ ai cũng đều có thể làm được điều đó.

Vì vậy, những gì bắt đầu ở đây đích thực có thể thay đổi thế giới, nhưng câu hỏi là ...lúc đó thế giới sẽ trông giống như thế nào, sau khi bạn thay đổi nó?
  
Tôi tin tưởng rằng nó sẽ tốt hơn rất nhiều, và nếu các bạn làm cho tên thủy thủ già này vui vẻ trong chốc lát bằng cách giả bộ như đang chăm chú lắng nghe những gì mà tôi sẽ nói, một vài gợi ý có thể giúp các bạn trên con đường đi đến một thế giới tốt hơn.
      Và trong khi những bài học này được rút ra trong thời gian tôi phục vụ quân đội, tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng nó sẽ hữu ích, cho dù các bạn chưa từng một ngày mặc bộ quân phục.

Điều quan trọng không phải ở giới tính, dân tộc hay tôn giáo, hoặc địa vị xã hội của các bạn.

Cuộc đấu tranh của chúng ta trong thế giới này là tương tự nhau và những bài học để vượt qua những trở ngại để tiến lên - để thay đổi bản thân và thế giới xung quanh chúng ta, đều áp dụng chung được cho tất cả mọi người.

Tôi đã là một thành viên của Navy SEAL trong 36 năm (chú thích: Navy SEAL là lượng lực đặc nhiệm tinh nhuệ của Hải quân Mỹ - SEAL: Sea-Air-Land). Nhưng tất cả chỉ bắt đầu sau khi tôi tốt nghiệp UT để tham gia khoá đào tạo SEAL cơ bản ở Coronado, California.

Khoá đào tạo SEAL cơ bản trong sáu tháng, bao gồm những màn "tra tấn dai dẳng" (nguyên văn: “long torturous”) như chạy trên cát lún, nửa đêm bơi trong nước lạnh ở bờ biển San Diego, những cuộc rèn luyện vượt chướng ngại vật, những buổi tập thể dục thể hình dài vô tận, là những ngày không được ngủ, luôn bị lạnh, bị ướt và khổ sở.

Đó là sáu tháng liên tục bị quấy rối bởi các huấn luyện viên chuyên nghiệp, họ luôn tìm kiếm những điểm khiếm khuyết về tâm lý và thể chất của các học viên để loại bỏ họ ra khỏi Navy SEAL.
Nhưng, khoá huấn luyện cũng nhằm tìm kiếm những học viên có tư chất chỉ huy, có thể dẫn dắt đồng đội trong một môi trường căng thẳng liên tục, hỗn loạn, trong những thời điểm gặp thất bại và khó khăn.
Với tôi khoá đào tạo cơ bản SEAL chính là những thử thách trong cả đời người được nhồi nhét vào trong sáu tháng.

Vì vậy, đây là 10 bài học mà tôi đã học được từ khoá huấn luyện cơ bản SEAL, hy vọng sẽ có giá trị cho các bạn khi dấn bước trên đường đời.

Mỗi buổi sáng trong khoá đào tạo SEAL cơ bản, người huấn luyện viên - vào thời điểm đó tất cả các Huấn Luyện Viên đều là cựu chiến binh Việt Nam - sẽ đến các doanh trại và điều đầu tiên họ sẽ kiểm tra là giường của học viên.

Nếu học viên làm đúng, các góc giường sẽ vuông cạnh (ý tác giả muốn nói đến tấm drap trải giường), các bao gối được kéo thẳng, phẵng phiu, cái gối đầu phải được đặt ngay dưới trung tâm của 2 thanh đầu giường, và cái mền phụ (chú thích: mỗi học viên được cấp 2 cái mền) gấp gọn gàng dưới chân của rack – rack là từ của Hải quân dùng để chỉ cái giường.

Đó là một nhiệm vụ rất đơn giản, rất trần tục. Thế nhưng mỗi buổi sáng chúng tôi ai nấy cũng phải dọp dẹp giường của mình 1 cách gọn gàng, hoàn hảo. Chuyện này có vẻ hơi ngây ngô vào thời điểm đó, nhất là dưới ánh sáng của 1 thực tế hiển nhiên là các học viên đang ước vọng trở thành những chiến binh SEAL thực sự, được tham dự những trận chiến khó khăn đầy chông gai - nhưng, sự "trí tuệ" (nguyên văn: “wisdom”) của hành động tưởng như đơn giản này đã được minh chứng với tôi nhiều lần.

Nếu bạn dọn dẹp giường của bạn mỗi buổi sáng, tức là bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên trong ngày. Nó sẽ mang lại cho bạn một niềm tự hào nhỏ, nó sẽ khuyến khích bạn làm tốt nhiệm vụ kế và các nhiệm vụ khác tiếp theo sau.

      Đến cuối ngày, từ một nhiệm vụ đầu tiên hoàn thành sẽ biến thành nhiều nhiệm vụ hoàn thành. Hành động dọn dẹp giường của các bạn cũng sẽ làm cũng cố cho 1 thực tế là những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống rất đáng được quan tâm.

Nếu các bạn không thể làm tốt những việc nhỏ nhặt, các bạn sẽ không bao giờ làm tốt được những điều lớn.
Và, nếu như bạn có một ngày không như ý, bạn trở về nhà và thấy một chiếc giường đã gọn gàng, ngăn nắp - do chính tay bạn làm - điều đó sẽ cho bạn niềm động viên là ngày mai sẽ tốt hơn.
Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng cách dọn dẹp ngăn nắp giường của các bạn.
  
Trong khoá đào tạo SEAL các học viên được chia thành nhiều toán. Mỗi toán gồm bảy học viên - chia ra ba người ngồi mỗi bên của một chiếc xuồng cao su nhỏ, và một người điều khiển hướng đi cho xuồng.
Mỗi ngày các toán mang xuồng ra bãi biển và được hướng dẫn cách vượt qua các con sóng và chèo vài dặm dọc theo bờ biển.

Vào mùa đông, những con sóng ở bờ biển San Diego có thể cao từ 8 đến 10 feet (chú thích: 2,4m - 3 m), cực kỳ khó khăn để lướt qua chúng, trừ khi tất cả mọi người cùng chèo.
Tất cả nhịp chèo phải đồng bộ theo nhịp đếm của người điều khiển. Mọi người phải nổ lực hết sức, bằng không xuồng sẽ bị các làn sóng xô ngược lại và sẽ bị ném thô bạo lên trên bãi biển.

Để làm cho xuồng đến đích, thì tất cả mọi người phải cùng nhau chèo.

Một mình bạn không thể thay đổi thế giới - bạn sẽ phải cần những sự trợ giúp - và thật sự để đi được từ điểm khởi đầu đến đích cần phải có bạn bè, đồng nghiệp, sự nhã ý của những người không quen và một trưởng nhóm có năng lực để hướng dẫn mọi người.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy tìm thấy một người nào đó để trợ giúp bạn chèo chống.
Sau một vài tuần luyện tập khó khăn, khoá đào tạo SEAL mà tôi tham gia bắt đầu với 150 người đã giảm xuống chỉ còn 35. Bây giờ còn lại sáu 6 toán với 7 người trên mỗi xuồng.
Tôi được xếp chung toán với những học viên cao to, nhưng toán giỏi nhất lại toàn là những học viên nhỏ con - chúng tôi gọi họ là toán Munchkin (chú thích: nhỏ bé, xinh xắn) - không có ai trong toán này cao hơn 5,5 foot (chú thích: 1.67m).
Toán Munchkin gồm có một người Mỹ gốc da đỏ, một người Mỹ gốc châu Phi, một người Mỹ gốc Ba Lan, một người Mỹ gốc Hy Lạp, một người Mỹ gốc Ý, và hai thanh niên trẻ nhưng gan lỳ đến từ miền Trung Tây nước Mỹ.
Họ chèo xuồng, chạy bộ và bơi lội nhanh hơn tất cả các toán khác.

Những học viên cao lớn trong các toán khác thường cười cợt, trêu chọc khi thấy các thành viên của toán Munchkin xỏ những bàn chân nhỏ nhắn của họ vào những đôi chân vịt cũng... nhỏ nhắn trước khi bơi lội.
Nhưng bằng cách nào đó, những học viên nhỏ con này, họ đến từ mọi ngóc ngách của nước Mỹ và thế giới, luôn luôn là những người có tiếng cười sau cùng – (nguyên văn: "had the last laugh" đây là 1 thành ngữ Mỹ, tương tự như 1 thành ngữ VN "Cười người hôm trước, hôm sau người cười") - họ bơi nhanh hơn so với tất cả mọi người và đến bờ trước chúng tôi rất lâu.
Khoá đào tạo SEAL là một sự bình đẵng tuyệt vời. Không có gì có thể giúp bạn đạt được thành công ngoài ý chí của bạn, chứ không phải đó là màu da, chủng tộc, học thức, hay địa vị xã hội của bạn đâu.
Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hãy đo lường con người bởi kích thước của trái tim của họ, chứ không phải là kích thước cái chân vịt của họ.

Vài lần trong tuần, các giảng viên sẽ cho cả lớp xếp hàng để kiểm tra quân phục. Việc kiểm tra này luôn luôn được tiến hành 1 cách kỹ lưỡng khác thường.
Mũ đội phải được hồ cứng 1 cách hoàn hảo, quân phục phải ủi thẳng nếp, khóa thắt lưng phải sáng bóng và không được có bất kỳ 1 vết tì ố nào.
Nhưng, bất kể bao nhiêu nỗ lực mà bạn đã dùng để hồ cứng chiếc mũ, ủi kỷ càng bộ quân phục, hoặc đánh bóng loáng cái khóa thắt lưng - cũng vẫn chưa đạt.
Các giảng viên sẽ tìm ra "1 sai phạm gì đó" để phạt bạn.
Và vì kiểm tra quân phục không đạt, các học viên phải chạy, với nguyên quần áo, lao vào sóng biển, và sau đó, ướt từ đầu đến chân, lăn trên bãi biển cho đến khi tất cả toàn thân bị bao phủ bởi cát.

Tên gọi của vụ này là "bánh tẩm đường" (nguyên văn: “sugar cookie”). Bạn phải vận bộ quân phục đó cho đến hết ngày - lạnh, ẩm ướt và đầy cát biển.

Có rất nhiều học viên không thể chấp nhận 1 thực tế là tất cả các nỗ lực của họ đều là vô ích. Bất kể là họ đã cố gắng đến cỡ nào - để những bộ quân phục trông chỉnh tề, đúng quân cách - đều bị đánh giá thấp.

Những học viên đó đã không vượt qua nổi khoá huấn luyện.
Những học viên đó không hiểu mục đích của sự huấn luyện. Bạn sẽ không bao giờ thành công. Bạn sẽ không bao giờ có một bộ đồng phục hoàn hảo.
Đôi khi, cho dù bạn đã chuẩn bị hay thực hiện 1 kế hoạch kỹ càng đến mấy đi chăng nữa, thì kết quả vẫn cho ra một cái "bánh tẩm đường".

Đôi khi, cuộc sống là như vậy.
Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hãy vượt qua thân phận của một cái "bánh tẩm đường" và tiếp tục tiến về phía trước.

Mỗi ngày, trong thời gian đào tạo, bạn phải đương đầu với nhiều thử thách thể chất khác nhau - chạy, bơi, các khóa học vượt chướng ngại vật, thể dục thể hình - Những thứ đó được sắp đặt ra để thử thách dũng khí của bạn.

Mỗi sự kiện có những tiêu chuẩn - thời gian mà bạn phải đáp ứng. Nếu bạn thất bại trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn đó, tên của bạn sẽ được đăng trên một danh sách và vào cuối ngày, những người có tên trên danh sách sẽ được mời đến một "rạp xiếc" (nguyên văn: “circus”).

"Rạp xiếc": đó là phải tập thêm hai giờ thể dục - nó làm bạn kiệt sức, phá vỡ tinh thần của bạn để buộc bạn phải bỏ cuộc.

Không ai muốn đến "Rạp xiếc".

Đến "Rạp xiếc" có nghĩa là ngày đó bạn không đạt tiêu chuẩn. Đến "Rạp xiếc" có nghĩa là nhiều mệt mỏi hơn, và mệt mỏi hơn có nghĩa là ngày hôm sau sẽ khó khăn hơn - và có khả năng sẽ phải đến viếng "Rạp xiếc" thường xuyên hơn nữa.

Trong quá trình đào tạo SEAL, tất cả mọi học viên không ai thoát khỏi bảng phong thần này, mọi người đều có tên trong danh sách đến "Rạp xiếc".
  
Nhưng, một điều thú vị đã xảy ra với những người thường xuyên có tên trong danh sách "Rạp xiếc" - Những người phải chịu thêm hai giờ tập thể dục - đã càng ngày càng cứng cáp, mạnh mẽ hơn.

Nỗi "thống khổ" khi phải đến "Rạp xiếc" đã bồi đắp nên 1 sức mạnh tinh thần - và xây dựng khả năng phục hồi thể chất.

Cuộc sống đầy những "Gánh xiếc".

Các bạn sẽ thất bại. Các bạn có thể sẽ phải chịu thất bại thường xuyên. Thất bại sẽ làm các bạn đau đớn. Thất bại sẽ làm các bạn chán nản, thất vọng. Nhưng thất bại là liều thuốc thử để kiểm tra cốt lõi giá trị của các bạn.

Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đừng sợ "Rạp xiếc".

Ít nhất hai lần mỗi tuần, các học viên phải tham gia chạy vượt qua các chướng ngại vật. Tất cả gồm có 25 chướng ngại vật khác nhau, trong đó có 1 bức tường cao 10 foot, 1 tấm lưới cao 30 foot, và một hang rào dây thép gai dùng cho việc tập luyện bò trườn.

Nhưng chướng ngại vật khó khăn nhất là "cú trượt sinh tồn" (nguyên văn: “the slide for life”). Nó gồm 2 cái tháp, một tháp 3 tầng, cao 30 foot nằm một phía và một cái tháp một tầng nằm ở đầu kia. Hai toà tháp được nối liền bởi một dây thừng dài 200 foot.

Bạn phải leo lên tầng ba của tháp và khi lên đến đỉnh tháp, bạn nắm lấy sợi dây thừng, đong đưa bên dưới sợi dây thừng và dùng tay kéo thân hình, di chuyển đến đầu bên kia.

Kỷ lục vượt chướng ngại vật này đã đứng vững trong nhiều năm qua cho đến khoá đào tạo của chúng tôi vào năm 1977.

Kỷ lục này dường như “bất khả chiến bại” (nguyên văn: “unbeatable”), cho đến một ngày, một học viên đã quyết định thử thách chướng ngại vật "Cú trượt sinh tồn" này bằng cách trượt với tư thế cho đầu xuống trước.

Thay vì đong đưa cơ thể của mình dưới sợi dây thừng và nhích cả thân hình xuống, anh nằm lên trên sợi dây và đẩy thân mình về phía trước.

Đó là 1 cách di chuyển nguy hiểm - dường như điên cuồng, và đầy rủi ro. Nếu thất bại có nghĩa là chấn thương và bị loại khỏi khoá huấn luyện.

Không chút do dự - người học viên trượt theo sợi dây thừng xuống - nhanh 1 cách nguy hiểm, và thay vì vài phút, anh ta chỉ mất một nửa thời gian, anh đã phá được kỷ lục.
Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, đôi khi các bạn phải lao xuống để đương đầu với trở ngại.

Đến giai đoạn huấn luyện cách chiến đấu trên bộ, các học viên được máy bay đưa ra đảo San Clemente nằm ngoài khơi của San Diego.

Vùng biển ở San Clemente là một nơi có rất nhiều cá mập trắng lớn. Để được tốt nghiệp khóa huấn luyện SEAL, các học viên phải hoàn thành các loạt các bơi đường trường. Bơi đêm là một trong các loạt bơi đó.

Trước khi xuất phát, các giảng viên thông báo cho học viên với vẻ “hân hoan” (nguyên văn: “joyfully”) về tất cả các loài cá mập sinh sống ở vùng biển ngoài khơi San Clemente.

Tuy nhiên, họ cũng đảm bảo là chưa từng có học viên nào bị cá mập làm thịt cả, ít nhất là trong thời gian gần đây.

Nhưng, các học viên cũng được dạy rằng nếu một con cá mập bắt đầu lượn lờ quanh vị trí của bạn theo vòng tròn – hãy giữ vững vị trí của bạn. Không bơi đi. Không tỏ ra sợ hãi.

Và nếu những con cá mập đang đói, cần một bữa ăn nhẹ nửa đêm (nguyên văn: “a midnight snack”), phóng về phía bạn – thì hãy dồn hết sức mạnh đấm vào mõm cá, tất sẽ làm nó bỏ cuộc.

Có rất nhiều cá mập trên thế giới này. Nếu các bạn hy vọng sẽ hoàn tất 1 cuộc bơi lội, thì các bạn sẽ phải đối phó với chúng.
Vì vậy, nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, đừng lùi bước trước những con cá mập.
Một trong những công việc của Navy SEALs là tiến hành các cuộc tấn công dưới nước vào tàu chiến của địch. Chúng tôi thực hành kỹ thuật này 1 cách rất phổ biến trong quá trình huấn luyện cơ bản.

Nhiệm vụ tấn công tàu là nơi mà 2 Navy SEAL sẽ được thả xuống ở ngoài xa một bến cảng của đối phương và sau đó lặn hơn hai dặm (chú thích: hơn 3km) - dưới mặt nước – không sử dụng bất cứ dụng cụ gì, ngoài một cái thước đo độ sâu và một la bàn để định hướng mục tiêu.

Trong toàn bộ quá trình bơi lặn, thậm chí sâu dưới nước nhưng vẫn có một số ánh sáng xuyên qua được. Học viên vẫn còn chút ít cảm giác thoải mái khi biết rằng có 1 mặt nước rộng mở ở trên đầu của họ (nguyên văn: “open water”).

Nhưng khi bạn tiếp cận đến con tàu đang cập cảng, thì ánh sáng bắt đầu mờ dần. Các kết cấu thép của con tàu chận mất ánh trăng – che mất các ánh đèn đường - cùng tất cả ánh sáng xung quanh.

Để thành công trong nhiệm vụ, bạn phải lặn dưới con tàu và tìm ra cho được lườn tàu – tức là đường trung tâm và phần sâu nhất của con tàu.

Đây là mục tiêu của bạn. Nhưng lườn tàu cũng là nơi tăm tối nhất của con tàu, là nơi bạn không thể nhìn thấy bàn tay của mình dù có để nó ngay trước mặt, nơi mà tiếng ồn từ máy móc của con tàu làm chói tai, rất dễ dàng làm cho bạn bị mất phương hướng và bỏ cuộc.

Mỗi thành viên Navy SEAL đều biết rằng dưới lườn tàu, tại thời điểm đen tối nhất của nhiệm vụ - là thời điểm bạn phải bình tĩnh, tập trung - là khi tất cả các kỹ năng chiến thuật, sức mạnh thể chất và tất cả sức mạnh nội tâm của bạn đều phải mang ra hết để chống đỡ.
Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, các bạn phải đem ra những tốt nhất trong con người bạn để đương đầu ở thời điểm đen tối nhất.

Tuần thứ chín của khóa huấn luyện được gọi là "tuần lể địa ngục” (nguyên văn: “Hell Week”). Đó là sáu ngày không ngủ, liên tục bị quấy rối về thể chất và tinh thần và một ngày đặc biệt tại “bãi bồi” (nguyên văn: “mud flats”) – “bãi bồi” là 1 vùng nằm giữa San Diego và Tijuana, nơi nước chảy đi và tạo ra các vũng bùn Tijuana – đó là một khu vực có địa hình đầm lầy, nơi mà bùn sình sẽ nhấn chìm bạn.

Đó là vào ngày thứ tư (Wednesday) của “tuần lể địa ngục”, bạn phải chèo đến “bãi bồi” và trong 15 giờ tiếp theo phải cố gắng để tồn tại dưới lớp bùn lạnh cóng, trong tiếng gió hú và áp lực không ngừng từ các huấn luyện viên luôn thúc giục, kêu gọi các học viên bỏ cuộc.

Thứ tư, khi mặt trời bắt đầu lặn thì lớp của tôi bị cho là đã "vi phạm nghiêm trọng các quy tắc" (nguyên văn:”egregious infraction of the rules”)được lệnh phải dầm mình dưới bùn.

Bùn “nuốt chững” các học viên cho đến khi không có gì có thể nhìn thấy được ngoài những cái đầu của chúng tôi. Các giảng viên nói với chúng tôi là mọi người sẽ được lên bờ nếu có năm người chịu bỏ cuộc - chỉ cần năm người thôi là chúng tôi có thể thoát ra khỏi cái lạnh đầy ức chế này.

Nhìn xung quanh bãi bồi thì rõ ràng là có một số học viên gần như muốn đầu hàng. Vẫn còn hơn tám tiếng đồng hồ nữa cho đến khi mặt trời lên – hơn tám giờ với cái lạnh thấu xương (nguyên văn: “bone chilling cold”).

Tiếng của các hàm răng va vào nhau lập cập và tiếng run rẩy rên rỉ của các học viên lớn đến nỗi rất khó để nghe bất cứ tiếng động nào khác. Nhưng sau đó, có một âm thanh bắt đầu vang vọng trong đêm - một giọng hát được cất lên.

Một giọng hát trật nhịp “khủng khiếp” (nguyên văn: “terribly out of tune”), nhưng được hát với sự nhiệt tình.

Một giọng hát đã trở thành hai và từ hai trở thành ba và không lâu sau đó, tất cả mọi người trong lớp đều hát.

Chúng tôi biết rằng nếu một người có thể vượt lên trên những đau khổ thì những người khác cũng có thể làm được.

Các giảng viên bị đe dọa chúng tôi sẽ phải bị ở lâu hơn trong bùn nếu còn tiếp tục hát, nhưng chúng tôi vẫn cứ hát.

Và không hiểu tại sao – bùn có vẻ như ấm áp hơn một ít, gió như trở nên “thuần tính” (nguyên văn: “a little tamer”), và bình minh thì không còn quá xa.

Nếu như tôi đã học được bất cứ điều gì trong cuộc đời tôi khi bôn ba trên thế giới, thì đó chính là sức mạnh của niềm hy vọng. Sức mạnh của một người - Washington, Lincoln, King, Mandela và thậm chí một cô gái trẻ từ Pakistan - Malala - một người có thể thay đổi thế giới bằng cách trao niềm hy vọng cho mọi người.
Vì vậy, nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu cất tiếng hát ngay cả khi các bạn đang bị lún lên đến tận cổ trong bùn lầy.

Cuối cùng, trong khóa huấn luyện SEAL có một cái chuông. Đó là 1 cái chuông đồng được treo ở trung tâm của doanh trại để tất cả các học viên đều nhìn thấy.

Khi bạn muốn bỏ cuộc – Tất cả những gì bạn phải làm là chỉ cần rung chuông. Rung chuông và bạn không còn phải thức dậy lúc 5 giờ sáng. Rung chuông và bạn không còn phải bơi lội trong cái lạnh băng giá.

Rung chuông và bạn không còn phải chạy, phải vượt các chướng ngại vật, tập thể lực (PT) - và bạn không còn phải chịu đựng những cuộc huấn luyện, thử thách cam go.
Chỉ cần rung chuông.
Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, đừng bao giờ rung chuông.

Khóa tốt nghiệp năm 2014, các bạn đang ở những giây phút sau cùng trước lúc nhận bằng tốt nghiệp. Những giây phút ngắn ngủi trước khi các bạn bắt đầu bước vào hành trình cuộc sống. Đây là thời khắc để các bạn bắt đầu thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn.

Nó sẽ không dễ dàng đâu.
Nhưng, các bạn là những sinh viên tốt nghiệp niên khóa 2014 – một niên khóa có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của 800 triệu người trong thế kỷ tới.

Hãy bắt đầu mỗi ngày với một nhiệm vụ hoàn thành.
Hãy tìm một người nào đó để giúp bạn trong cuộc đời.
Hãy tôn trọng tất cả mọi người.

Biết rằng cuộc sống là không công bằng và rằng bạn sẽ thường xuyên vấp ngã, nhưng nếu các bạn dám chấp nhận rủi ro, dám tiến lên trong những thời điểm khó khăn nhất, dám đối mặt với những kẻ bắt nạt, nâng đỡ những người bị áp bức và không bao giờ…không bao giờ bỏ cuộc - nếu các bạn làm được những việc này, thế hệ tiếp theo và các thế hệ nối tiếp sẽ sống trong một thế giới tốt hơn nhiều so với thế giới của chúng ta ngày hôm nay, và những gì được bắt đầu ở đây sẽ thực sự thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn.

Cám ơn các bạn rất nhiều. Xin chào. Hook 'em horns."

Tác Giả: Đô Đốc William H. McRaven
(Lê Quan Vinh sưu tầm)

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Tập Thơ:Tình Yêu Và Biển Nhớ,Tống Ngọc Nhan - Phần 2

  Lời Giới Thiệu: Cựu Học Sinh Tống Ngọc Nhan
      Tống Ngọc Nhan là cháu nội của Ông Tống Hữu Định, cựu nữ học sinh lớp 6/7, trường Tống Phước Hiệp, niên khóa 1973 -1974 Vĩnh Long, Việt Nam.
      Từ khi còn đi học, Ngọc Nhan đã sưu tầm, chép lại những bài thơ xưa. Trong những tài liệu ấy, Ngọc Nhan đã lưu giữ một Tập Thơ:
Tình Yêu Và Biển Nhớ của các cựu học sinh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long chép tay.
- Do Nguyên Thảo xuất bản Trung Tuần Tháng Tư, năm 1971.
- Phụ bản 
T.Đức
- Bià và trình bày : LTĐ
     Quyển thơ nằm trong tiệm bán ve chai được 20 năm, Ngọc Nhan mang về ấp ủ 20 năm nữa.Thế là quyển thơ nay đã tròn 40 tuổi.  Ngọc Nhan đã gìn giữ một gia tài vô giá này trong suốt những năm qua.
      Chị Kim Oanh thay mặt longhovinhlong.blogspot.com chân thành cảm ơn Ngọc Nhan đã lưu giữ những bài thơ hiếm quý từ xa xưa để lưu truyền mãi về sau,
 một gia tài quý báu mà Ngọc Nhan đã trân quý.

Thương mến
Chị Kim Oanh

1/ Trang 4
2/ Trang 5
3/Trang 6
4/Trang 7

Tống Ngọc Nhan