Thơ Tranh: Kim Oanh
tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020
Nỗi Buồn Hoa Phượng
Sáng buồn lên giọt nắng rơi
Ngả nghiêng cánh phượng đỏ trời nhớ thương
Lá rung tiếng gió dỗi hờn
Hay là phương ấy người buồn . xót xa
Lòng vương nỗi nhớ quê nhà
Nhớ giàn hoa tím vườn cà nẻo quê
Nhớ con phố nhỏ đi về
Con đường hò hẹn gió mê mẩn chiều
Sáng buồn rối tiếng chim reo
Nhớ run rẩy nụ hôn liều ngày nao
Bờ môi còn lịm ngọt ngào
Ly cà phê khuấy lời trao nồng nàn
Tiếng ve nức nở hạ sang
" Nỗi Buồn Hoa Phượng" rơi ngàn tiếng thơ
Người đi bỏ lại bơ vơ
Hàng cây con phố đợi chờ xanh xao
Mây chùng cánh nhớ trên cao
Thiên đàng xưa lỡ lạc vào. đắm say
Tình tôi đi suốt tháng ngày
Vẫn vòng quanh nẻo khờ ngây mắt huyền
Trầm Vân
Nhớ Màu Hoa
Xướng:
Nhớ Màu Hoa
Nhớ thời tuổi phượng đã đi qua
Một thuở đan thanh đẹp quá mà
Thu đến sân trường ươm cánh mộng
Hạ về lưu bút ngập tình hoa
Trường xưa còn đó bao lưu luyến
Bạn cũ ai về lắm xót xa
Vọng tiếng ve sầu nghiêng nỗi nhớ
Bao niềm xao xuyến quyện hồn ta
Huỳnh Giải
22/05/2020
***
Các Bài Họa:
Mộng Ngày Về
Tiếc thuở vàng son đã lướt qua!
Không Gian Tổ Quốc dũng uy mà!
Oai phong lẫm liệt nơi tiền tuyến
Phong nhã hào hùng bên cánh hoa
Ly loạn tan hàng đành cách biệt
Thanh bình hội tụ mộng còn xa
Ngày về không lẽ thành hư vọng?
Đất khách tìm nguồn bạn với ta!!!
Lâm Hoài Vũ
22/05/2020
***
Nhớ Nụ Tình Xưa
Một thời hoa mộng đã trôi qua
Ngày ấy em tôi đẹp mặn mà
Hồ mắt long lanh như cánh bướm
Bờ môi thơm ngọt tựa hương hoa
Nợ duyên tan tác thôi đành mất
Tình nghĩa nhạt phai phải chịu xa
Ân ái một thời nay vĩnh biệt
Còn đâu ngày hạnh phúc đôi ta.
Toronto chiều chúa nhật buồn 23/5/2020
Nguyên Trần
Lưu Hương
(Ảnh: Tác giả gửi)
Lưu HươngĐập cổ kính mong tìm thấy bóng
Giữ tàn y để ngóng mùi hương
Người xưa về cõi vô thường
Dẫu hoa héo úa vẫn thương tiếc hoài
Yên Nhiên
***
Hương xưa
Hương xưa một cõi tình nồng
Mùi hoa dù cũ như trông thấy người
Đêm mơ dáng nhỏ ai cười
Một thiên tình sử chưa nguôi lòng thành
Locphuc
Hương xưa
Hương xưa một cõi tình nồng
Mùi hoa dù cũ như trông thấy người
Đêm mơ dáng nhỏ ai cười
Một thiên tình sử chưa nguôi lòng thành
Locphuc
10 Sĩ Quan Gốc Việt Tốt Nghiệp Học Viện Hải Quân Mỹ
ANNAPOLIS, Maryland (NV) – Có 10 tân sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ năm nay, theo thông cáo báo chí từ học viện ở thành phố Annapolis, Maryland, hôm 11 Tháng Năm.
Đó là Kevin Duy Nguyễn, Justin Hùng Nguyễn, Miahnna Nguyễn, James Trương, Bryant Phan, Christopher Phạm, Prescillia Tạ Trương, Joachim Anh Hoàng Phạm Hà, Brian Tất, và Emily Feng (mẹ gốc Việt, cha gốc Hoa).
Đặc biệt, cô Emily Feng hiện có một em gái đang học tại học viện đầy uy tín này, và một cô em khác sẽ vào trường này vào mùa Hè năm nay.
Cả hai chị em đều là thành viên đội tuyển bơi lội của Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ.
Lễ ra trường sẽ được thực hiện trong Tháng Năm, và được chia ra làm năm đợt, trong vòng 10 ngày, từ 11 đến 21 Tháng Năm, mỗi đợt 210 tân sĩ quan, theo Trung Tá Alana Garas, phát ngôn viên học viên, nói với báo Navy Times.
Lý do phải chia ra làm nhiều đợt vì nhà trường phải bảo đảm lệnh cách ly vì COVID-19.
Lễ tốt nghiệp cũng được thực hiện qua Internet một lần vào ngày 22 Tháng Năm để cha mẹ và người thân có thể xem trực tuyến.
Các biện pháp thực hiện lễ tốt nghiệp tại Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ năm nay được thực hiện sau khi có ý kiến của Thống Đốc Larry Hogan và các giới chức địa phương trong việc phối hợp chống COVID-19.
Các biện pháp cũng giống như lễ ra trường của Học Viện Không Quân và Học Viện Tuần Duyên.
Năm nay, có khoảng 1,000 tân sĩ quan tốt nghiệp Học Viện Không Quân, và lễ tốt nghiệp được tổ chức hôm 18 Tháng Tư tại sân vận động Falcon ở thành phố Colorado Springs, Colorado.
Trong khi đó, Học Viện Tuần Duyên sẽ làm lễ tốt nghiệp cho 258 khóa sinh, trong đó có 102 nữ. Lễ tốt nghiệp của trường này sẽ được tổ chức qua Internet vào ngày 20 Tháng Năm.
(Đ.D.)
Ao Bà Om
Chùa Vàm Rây
Hàng năm chú Uy về thăm quê mỗi lần như thế đều có đi thăm quan một vài nơi là thắng cảnh hay di tích lịch sữ, ở Miền Nam chỉ còn vài tỉnh chưa đến trong đó có Trà Vinh (Tỉnh Vĩnh Bình cũ trước năm 1975).
Cô con gái nuôi Ngọc Bích, con trên tinh thần thôi chứ không có nuôi ngày nào nay đã trưởng thành vừa lập gia đình, cô là một Họa sĩ, Thư Pháp, hiện là Giám đốc ArtLight Cần Thơ là trường dạy vẽ cho mấy em nhỏ. Cô đề nghị:
- Bố, kỳ này con mời Bố về thăm quê con nha, Bố chưa đi Trà Vinh mà, con ở thị trấn Duyên Hải là vùng biển Ba Động đó.
Nghe nhắc đến Ba Động nơi mà sau năm 75 chú Uy đi ghe đốn cây gía làm cừ bán cho mấy vựa vật liệu xây cất, anh nhớ ra là từ xã An Thạnh 3, huyện Long Phú, cuối cù lao Dung nhìn qua phía bên kia sông Hậu thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Bình (Trà Vinh ngày nay):
- Bố có đến đây lâu lắm rồi, ở mé biển Long Toàn, Long Vĩnh toàn cây giá, cây mắm, cây chà là và ô rô, cóc kèn, … mọc nhóc nhoi dầy đặc hết.
- Bây giờ ở dưới thị trấn Duyên Hải phát triển lắm! Đi đi Bố! Xuống dưới con sẽ đãi Bố hải sản tươi sống, nhiều món đặc sản ngon ghê đi, trên đường đi có nhiều chùa Miên cổ kính phong cảnh chung quanh thanh tịnh, rất đẹp, nhất là Ao Bà Om là nỗi tiếng nhất. Tỉnh Trà Vinh có 140 ngôi chùa, rất nhiều chùa cổ từ thế kỷ 15 của người Khmer, còn Công Giáo của người Việt cũng vậy nhiều nhà thờ họ Đạo lập từ đời vua Minh Mạng hơn 150 năm.
- Okay, vậy vợ chồng con sắp xếp chuyến đi, có thể Bố mời thêm gia đình bác Ba cùng đi để ổng thăm lại chốn xưa nơi nhiều kỷ niệm ở đó, quận Cầu Ngang và Càng Long. Mình đi trong ngày được không?
- Được Bố, nhưng phải đi sớm mình mới đủ thời gian đi thăm quan nhiều nơi, nếu không uổng chuyến đi.
- Thì con làm hướng dẫn viên mà, cứ sắp xếp chương trình đi.
- Con tính đi như vầy nè, thăm quan thứ tự theo tuyến đường ghé chùa Vàm Rây ở Trà Cú trước, rồi đi xuống biển Ba Động và Thiền Viện Trúc Lâm ở Duyên Hải. Sau đó đi Trà Vinh ghé qua nhà thờ Vĩnh Kim và Ao Bà Om rồi trở về Cần Thơ.
- Okay, vậy đi.
Thấy chuyến đi có thể tìm hiểu thêm về một địa danh của đất nước, Ao Bà Om nghe thiên hạ đồn đẹp lắm. Trà Vinh còn nhiều di tích cổ và đặc biệt là văn hóa người dân tộc Khmer (Vietnamese-Cambodian). Chú Uy có nhiều bạn thân người dân tộc này như Nghệ sĩ Khánh Minh (Thạch Chính), cô con gái nuôi (tinh thần) Stapany Pich (American-Cambodian, trưởng nhóm Arizona Cambodian Dancer Group), các anh Tia Dinh, Thạch Khen, … nên anh thấy mình có cảm tình với vùng đất Trà Vinh có nhiều người Khmer, hứa hẹn chuyến đi sẽ có nhiều lý thú.
Sáu giờ sáng chúa nhật khởi hành từ Cần thơ, theo quốc lộ 54 đến quận Cầu Kè ăn sáng rồi tiếp tục đi ngang qua quận Tiểu Cần. Đến quận Trà Cú nơi có ngôi chùa cổ Vàm Rây.
Chùa cổ Vàm Rây
Chùa Vàm Rây tọa lạc tại ấp Vàm Rây, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Chùa được trùng tu toàn diện chính thức khánh thành vào năm 2010. Đây là ngôi chùa Khmer Phật Giáo Nam Tông lớn nhất Việt Nam. Cổng uy nghi to lớn, ngôi chánh điện và các dãy điện khác sơn vàng hoặc mạ vàng rực rở. Ông Trầm Bê một thương gia giàu có người Việt gốc Hoa lâu đời ở Trà Vinh tài trợ phục chế và cải tạo trong 3 năm với kinh phí lên đến hơn 20 tỷ VNĐ (khoảng 1 triệu USD) để nâng cấp và bảo tồn di tích có hơn 600 năm này. Điểm đặc biệt trong nghệ thuật kiến trúc của Angkor Khmer như tượng Kabil Mohaprum (tượng thần 4 mặt tiền thân của Brahma, vị thần sáng tạo thế giới). Nữ thần Kayno nửa người nửa chim, hay chim thần Marakrit là những tượng chống đở mái chùa mà ta thường thấy ở các chùa Khmer.
Trong khung viên rộng lớn đó còn có tượng Phật nằm ngoài trời lớn nhất Việt Nam, dài 50m, đặt trên bệ và cao bằng ngôi nhà 2 tầng. Ông Trầm Bê cũng đã tài trợ trùng tu cho gần 10 ngôi chùa cổ khác như thế tại tỉnh Trà Vinh.
Rời chùa Vàm Rây, tiếp tục đi qua phà kinh Láng Sắt. Đây là con kinh Quan Bố Chánh củ được nạo vét và mở rộng từ sông Hậu ra biển để tàu hàng 20,000 tấn lưu thông dễ dàng từ biển vào giang cảng Cần Thơ. Sau đó chúng tôi đổi qua quốc lộ 53 để đến Thị trấn Duyên Hải.
Biển Ba Động
Có hàng bờ kè chắn sóng dài 1600 m, dọc theo bờ biển có hàng dương luôn rì rào reo vui trong gió. Nơi đây là điểm du lịch của nhiều quan khách trong nước và có cả người ngoại quốc. Biển cát có lẫn bùn nên nước không trong như Vũng Tàu hay Nha Trang.
Chúng tôi ghé khu Resort Ba Động ăn trưa với mấy món đặc sản mà cô con gái Ngọc Bích giới thiệu như:
- Mực và bạch tuộc tươi nướng.
- Tôm xú Cồn Cù hấp bia cuốn bánh tráng. Cồn Cù là nơi nổi tiếng với tôm xú.
- Con “chù ụ” rang me, con chù ụ là loại như con cua nhưng có hình dáng rất đặc trưng. Nghe tiếng “cái mặt chù ụ” thì bây giờ mới biết nó xuất xứ từ đâu.
- Cá kèo lẫu chua với rau đắng và kho gợt. (Cá kèo làm nhiều món như nướng, kho tộ, kho lạt rau răm, nấu lẫu chua, nấu cháo rau ngò om, v.v… nhưng kho gợt lại là một món chưa từng biết, chắc cũng có nhiều người chưa biết luôn! Kho gợt phải là cá kèo tươi kho với nước dừa xiêm. Đun lữa riu riu hớt bọt cho đến khi nước trong, nêm nếm cho vừa ăn thêm gia vị gồm lá gừng, hành lá, vài lát ớt và tiêu xay. Cá kèo vào mùa có rất nhiều, giá tại chợ lại rẻ mạt nên người ta ví vé coi hát hạng bét là “hạng cá kèo” là vậy!
- Lẫu chua hay canh chua là chấm với nước mắm không pha chế, kỳ này biết thêm được nước mắm rươi là ngon như thế nào!
- Ngoài ra còn món đuôn chà là, nhưng thấy ghê quá nên không chọn món này.
Có cô con gái nuôi là “thổ địa” trước đây sinh sống tại địa phương hướng dẫn nên không sợ lạc đường, đi tiếp tục.
Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh
Cổng Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh
Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh tại xã Trường Long Hòa, thị trấn Duyên Hải, là một Thiền viện mới lập gần đây khánh thành năm 2016, cũng có kết cấu tương tự như các Thiền viện khác, tuy nhiên có cái cổng phong cách đời Lý Trần khác với cổng của hầu hết Thiền viện Trúc Lâm nhiều nơi. Mặt hướng ra biển khơi lồng lộng gió, chung quanh trồng nhiều hàng cây dương.
Nhà thờ họ đạo Vĩnh Kim
Đến khoảng 2 giờ chiều chúng tôi trở lên theo quốc lộ 53, còn cách thành phố Trà Vinh 17 km, ghé qua chiêm ngưỡng nhà thờ Vĩnh Kim, di tích có tuổi hơn 150 năm. Đây là nhà thờ cổ xưa nhất vùng Trà Vinh, nghe người trong họ đạo kể rằng từ khi vua nhà Nguyễn bách hại giáo dân khắc nghiệt nên họ từ miền Trung lên ghe bầu theo biển xuôi nam đến đây lập nghiệp. Họ đạo Vĩnh Kim có từ trước năm 1852, vào khoảng năm 1870-1875 ngôi thánh đường được dựng lên bằng tre lá, đầu tiên là cha sở Jean Favier, đến năm 1920 ngôi thánh đường được xây dựng tôn nghiêm, nguy nga theo phong cách Tây phương và còn đến như ngày nay.
Nhà thờ Vĩnh Kim
Quần thể khu di tích dân tộc Khmer Nam Bộ: chùa Âng, viện bảo tàng dân tộc Khmer và di tích Ao Bà Om.
Chùa Âng, tên Khmer đầy đủ là Angkorajaborey, Phật Giáo Nam Tông, nằm cách thành phố Trà Vinh 5 km. Chùa Âng là ngôi chùa tiêu biểu nhất cho hơn 140 ngôi chùa trong tỉnh Trà Vinh, có từ năm 990, đến năm 1695 tu sửa lại. Năm 1842 chùa được xây cất lại cột bằng gổ quý, xây tường và trùng tu vài lần nữa nên mới được như ngày nay. Chùa có kiến trúc đặc trưng của người Khmer trên mái có thần rắn Naga đuôi dài cong vút, đầu cột có tượng người chim thần Krũd hai tay chống đở mái nhà, chung quanh có rào và có các tượng đầu người 4 mặt thần Kabil Mohaprum và tượng chằng Yeak mặt áo giáp dữ dằn.
Bên cạnh đó là Bảo tàng dân tộc Khmer, là 1 trong 2 nhà bảo tàng ở Nam Bộ, một cái khác ở Sóc Trăng. Chưng bày vật dụng trong sinh hoạt phát triển đời sống của người Khmer. Các hiện vật thể hiện văn hóa riêng của dân tộc Khmer như nhạc cụ, nghi lễ và y phục truyền thống.
Chùa Angkorajaborey
Ao Bà Om là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh
Nhắc đến Trà Vinh người ta sẽ nghĩ đến thắng cảnh Ao Bà Om, cũng là một di tích nổi tiếng. Một cái ao, đúng ra là một cái hồ ngang 300m dài 500m. Chung quanh ao có giồng đất thịt pha cát, trồng nhiều cây sao và cây dầu trong số đó có hàng trăm cây cổ thụ trên trăm năm tuổi tạo nên khung cảnh mát mẻ, thanh tịnh. Độc đáo nhất là những gốc cây cổ thụ trồi lên khỏi mặt đất có đến 1m – 1,5m, tạo hình dáng kỳ lạ, ngoạn mục.
Khi xưa đào ao nhằm mục đích tích lũy nước ngọt để sinh hoạt và tưới tiêu cho dân. Truyền thuyết nói rằng khi đào ao nam nữ chia thành 2 nhóm để thi đua, nhóm nữ bà Om thắng nên mới có tên ao Bà Om.
Ao Bà Om - Gốc cây cổ thụ rể nổi lên cao
Lễ hội dân gian đồng bào dân tộc Khmer
Khu di tích Ao Bà Om là nơi đồng bào Khmer tổ chức các lễ hội truyền thống đặc biệt:
. Mừng Tết, người Khmer gọi là ngày Chol Chnăm Thmay, vào giửa tháng 3 âm lịch (khoảng tháng 4 DL, dựa theo trăng Lễ diễn ra vào các ngày 12, 13, 14 tháng 3 âm lịch, nếu tính theo dương lịch thì không có năm nào giống nhau). Có ca, nhạc, múa, trò chơi dân gian, không thể thiếu các điệu múa Răm Vong, Lăm Leo, Saravan gọi chung là múa Lâm Thôn. Thả đèn trời, đèn nước, ở các nơi có điều kiện còn có tổ chức đua ghe Ngo.
. Lễ Ok Om Bok, gọi là Lễ cúng Trăng vào ngày rằm tháng 10 âm lịch. Lễ cúng tạ ơn thần mặt trăng bảo hộ mùa màng trong năm sung túc và cầu mong phù hộ sang năm mới. Cũng giống như lễ Thượng điền của người Việt xuất phát từ nền văn minh lúa nước. Có ca, nhạc, múa chằng, múa Lâm Thôn và các trò chơi dân gian.
Tỉnh Trà Vinh nằm giửa hai bờ sông Tiền và sông Hậu, mé biển có những giồng đất cao ráo, từ xưa đã có người Thủy Chân Lạp (Khmer Krôm) sinh sống. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1757) giúp vua Chân Lạp là Ang Tong phục hồi vương quyền nên nhà vua nhượng đất Tầm Phong Long (trong đó có Trà Vinh) để đền ơn.
Nhà Nguyễn có chính sách khuyến khích dân Miền Trung vào Nam khai quang lập ấp. Thời Gia Long lập quốc, nhà vua cũng từng đến Trà Vinh để lại nhiều địa danh do Người ban. Món đặc sản nước mắm rươi dâng lên nhà vua nên còn có tên là “nước mắm ngự”.
Đến năm 1680 sau khi triều đình nhà Thanh sụp đổ, Dương Ngạn Địch được chúa Nguyễn cho phép khai thác vùng trấn Đinh Tường (Mỹ Tho) từ đó người Hoa cũng có mặt tại Trà Vinh.
Đồng bào dân tộc Khmer ở Việt Nam có khoảng 1,6 triệu dân, sinh sống khắp nơi tại các tỉnh miền đồng bằng sông Cữu Long, sống tập trung đông đảo ở tỉnh Sóc Trăng (khoảng 350 ngàn người) và Trà Vinh (có hơn 320 ngàn người), chiếm trên dưới 30% dân số toàn tỉnh.
Người Khmer rất tôn sùng đạo Phật, thuộc hệ phái Nam Tông. Theo tục lệ trai tráng phải đến chùa tu học 2 năm trước khi vào đời, thấm nhuần triết lý nhà Phật nên họ thường rất hiền hòa, chân thật.
Chuyến đi thăm quan tỉnh Trà Vinh thật thú vị, mặc dù thời gian có hạn, đi trong ngày, chỉ đến tìm hiểu một vài địa điểm tiêu biểu nhưng cũng có thể hình dung được vùng đất Trà Vinh qua một số di tích cổ kính tại các Chùa, Thiền viện, Nhà thờ, thắng cảnh Ba Động và Ao Bà Om. Biết thêm một vài món ăn đặc sản mà từ trước chưa biết.
Và với ba nền văn hóa Việt (người Kinh), Khmer và người Hoa hài hòa sau mấy trăm năm tạo nên nét văn hóa đặc thù Nam Bộ, để mỗi khi người con xa quê luôn luyến lưu, man mát nhớ về!
Trà Vinh
Trà Vinh ngày ấy anh đi
Em che vành nón thầm thì bên nhau
Nụ hôn say đắm ngọt ngào
Hành trang anh mãi cất vào trong tim
Nhớ về vùng đất êm đềm
Trăng khuya soi bóng bên thềm vấn vương
(…)
(Bài thơ trích từ tác phẩm “Diễn ca Việt Nam quê hương tôi” của KLG – Võ Văn Hải)
Lê Hữu Uy
Arizona, May 17, 2020
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020
Hương Sắc Thu!
Muộn màng cũng một sắc hương
Rộn ràng nắng mới sau vườn góc riêng
Ước mơ tình thắm dịu êm
Tiếng chim hòa khúc an nhiên ...ru đời
Mộng hiền ngày tháng dần trôi...
Thu ơi! Chậm lại khoan rơi lá mùa
Gió ơi! Lay chút hương xưa
Vuốt ve hôn khẽ cho vừa... ngọt môi!
Thơ & Ảnh: Kim Oanh
(Góc Thu sau nhà 16/5/2020)Mùa Thu Và Tôi
Mùa thu đến rũ buồn lên chiếc lá
Nắng thu vàng buông xuống bóng cô liêu
Phơ phớt thoáng sương mờ trong gió cuốn
Níu trời xanh cành khóc lá thương chiều
Mùa thu chạm tiếng chân xào xạc lá
Và hồn tôi đau đáu bước chân xa
Tôi ngồi đợi em một thời ròng rã
Đếm bâng khuâng qua chiếc lá thu già
Mùa thu cớm nắng vàng lên lối nhớ
Rắc hương lòng theo những thoáng heo may
Tôi lảo đảo theo vòng quay lá cuốn
Xoáy bóng mình rơi xuống nẻo phôi pha
Mùa thu đến tiếng thu về trong gió
Tiếng lá rơi nào rụng xuống đường chiều
Thời gian ngóng trên ngón buồn tay phủi
Giữa vô thường tôi gọi tiếng thu ơi.!
Bằng Bùi Nguyên
Hạ Vàng Nỗi Nhớ
Người đi lạc bước về đâu
Nhìn chùm phượng đỏ nhớ màu môi em
Tiếng ve ran rất dịu êm
Nắng rơi như thể ánh đèn phiêu du
Cho con đường bắc võng mơ
Gió bay lướt thướt đôi bờ chiêm bao
Líu lo chim hót ngọt ngào
Gọi em phương ấy lời trao nồng nàn
Lẽ nào lỡ chuyến đò ngang
Em đi bỏ lại hạ sang muộn phiền
Đâu rồi mái tóc xõa mềm
Hương bay ngan ngát nắng lên đỉnh trời
Phố buồn ngồi nhớ xa xôi
Ly cà phê khuấy tiếng cười thiết tha
Khuấy lên làn tóc mượt mà
Nghiêng qua vai kéo tình xa về gần
Hạ vàng góc phố tình nhân
Lòng anh vàng cả trăm lần nhớ thương
Xa vời tiếng sóng trùng dương
Se tình anh lượn căng buồm lãng du
Trầm Vân
Ô Mai Cam Thảo Sao Còn Đắng Cay?
Ta từ nhận gói Ô Mai
Lòng sinh trăm mối u hoài ngổn ngang:
Phải đâu duyên nợ cũ càng
Để lìa ngó ý còn vương tơ lòng ...(*)
Người ta trọn đạo tam tòng:
Công dung ngôn hạnh trắng trong ngọc ngà
Còn ta ta tự biết ta:
Linh hồn Phạm Lãi, xương da Chu Thần...
Tiền thân dù có nợ nần
Thì duyên tao ngộ chỉ ngần ấy thôi.
Giờ đây xin tặng cho người
Một trời kỷ niệm ,nửa đời tóc xanh,
Mười lăm năm lẻ đơn hành,
Con tim hóa thạch long lanh nỗi hờn...
Ô Mai mơ mận thơm ngon
Lại thêm cam thảo sao còn vị cay?
Giai không tứ đại thân này
Vùi sâu lòng đất si ngây nẩy mầm
viết lại 1975
LạcThủyÐỗQuýBái
Viễn Mộng
Bài Xướng:
Viễn Mộng
Làm sao thấu nghiệm cả trời sao
Mắt thịt, người trần những ước ao
Hòng nắm thiên cơ, dò bác Đẩu
Mạo soi dương số, hỏi anh Tào
Tài hèn ngạo vói, liều khôn xiết
Trí mọn ngông đòi, lộng biết bao
Đến chết nhân gian còn chửa … tỉnh
Mê bay, đắm chạy tận vời cao…
Cao Bồi Già
***
Các Bài Họa:
Cuối Đời Nhìn Lại
Ước như chim lượn tận trăng sao
Tựa cá vẫy vùng ở dưới ao
Quyền phép cao vời so Bắc Đẩu
Trí tài lừng lẫy sánh Nam Tào
Tiếc thân gò bó trong khuôn khép
Tủi phận chôn vùi sau cổng bao
Gần hết đời người còn lẹt đẹt
Mong gì với được đến trời cao!
Sông Thu***
Ngẫm
Mộng mơ huyễn tưởng chạm ngàn sao
Rốn bể nông sâu khó định, ao
Hoạn lộ đua đòi gờm Cụ Đẩu
Duyên cơ chờn trợ ngại ông Tào
Thấp cao mải tính tiền căng đẫy
No đói khôn lường bạc rỗng bao
Dở mạ má sưng đời mới thấm
Quê mùa một cục vẫn vời cao(?)
07-7-2019
Nguyễn Huy Khôi
***
Dùng Người
(Phỏng theo giai thoại Nam Tào, Bắc Đẩu)
Đẻ con nào dám ước cùng ao
Bỗng chốc chúng làm trọng trách cao
Chấm sổ lìa đời giao Bắc Đẩu
Ghi danh sinh hạ phó Nam Tào
Tào nền tu tỉnh không mang tiếng
Đẩu ác tâu bừa rụng uổng sao (*)
Tội của Ngọc Hoàng cao quá núi:
Người khùng phong Thánh (**) hại nhường bao!
(*) - Mỗi người cõi thế chết ứng với một ngôi sao đổi ngôi.
Bắc Đẩu ngại việc, tâu ẩu làm bao người chết oan.
(**) - Trong truyện là Ngọc Hoàng phong Thần cho hai người, nhưng đưa từ Thần vào câu này bị lỗi bằng trắc.
Đoàn Đình Sáng
***
Gắng Tới Đích Xa
Ngày này viễn mộng quý làm sao
Tuổi trẻ bước rời khỏi vũng ao.
Cóc tía kiện trời lờ Bắc Đẩu
Vũ môn cá vượt phớt Nam Tào.
Vươn theo đích cả từ nơi thấp
Tỏa sáng tâm hồng tỏ chí cao.
Vũ trụ bay lên tiên tổ ước
Hậu đời dâng lễ có là bao
Trần Như Tùng***
Vọng Tưởng
Đêm vắng ngồi nhìn đếm ánh sao
Để rồi lòng mãi ước và ao....
Phải chi...gặp mặt cùng ông Đẩu
Giá được...cầm tay với bác Tào
Lên đến Thiên Đình thăm Thượng Uyển
Bước vào Nguyệt Điện viếng Trời cao
Giật mình đụng gối cơn mơ...tỉnh
Mới thấy đời mình...chẳng có bao!
songquang
***
Đã Thế
Đêm đông gió thổi lạnh làm sao
Áo ấm khăn quàng thơ thẩn ao
Trong sáng hoa sen chờ cúng Phật
Mập mờ phần số đợi xinTào
Đường trần vất vả lao xao lắm
Thượng giới an nhàn tĩnh lặng bao
Đã thế sân si đeo bám mãi
Khi nào mới với được trên cao!
Phượng Hồng
***
Mộng Hão Huyền
Mắt gởi xa vời những ánh Sao
Ngồi thầm tưởng tượng việc hằng ao
Hồn mơ chức trọng như ông Đẩu
Dạ ước quyền uy giống chú
TàoBởi kiếp thua bề rầu lắm thể
Vì đời kém cạnh khổ dường bao
Trên trời dưới đất vui khùng vậy
Bút dốc không cùng nói chuyện cao
Minh Thuý
Cuối Mùa Dịch - Bác Sĩ Minh Ngọc - NYU Winthrop Hospital
Có vẻ như bọn Coronavirus tạm hưu chiến ở NY, những con số tuột xuống mỗi ngày. Thống đốc Cuomo và các thống đốc Đông Bắc cho phép mở bãi biển trở lại cùng một số hoạt động kinh doanh, dĩ nhiên vẫn theo đúng luật cách 6 feet và mang khẩu trang, rửa tay sát trùng...
Hai tuần nay, các khoa phòng bệnh viện không còn bệnh nhân COVID-19, dọn dẹp tẩy rửa, trở về trật tự cũ: khoa nội soi, cath lab, các khoa Nội Ngoại. Suốt hai tháng chống dịch, toàn bệnh viện biến thành trại COVID-19, trước mỗi khoa, cánh cửa đóng kín có người gác, những ngăn kệ chất đầy các bao đựng đồ bảo hộ của nhân viên đề tên từng người, chiếc bàn dài sắp ngăn nắp những hộp khẩu trang đủ loại, găng tay, áo choàng, kính che mặt, nhân viên ra vào rộn ràng, che trùm kín mít. Bây giờ đi ngang hành lang trống trải, không khí thanh bình quang đãng như chưa từng có mấy tuần xáo động, tự nhiên lòng thấy bâng khuâng. Số bệnh nhân COVID-19 nặng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, đủ nằm trong ICU, không cần mượn thêm khoa khác, bệnh nhẹ đủ nằm trong một khoa. Khu phòng mổ và hậu phẫu trước đây là COVID-19 ICU giờ trống trơn, cả tuần nay không có bệnh nhân COVID-19 nào cần lên bàn mổ, toàn khu dọn dẹp tẩy trùng, sắp đặt lại thiết bị phẫu thuật để tuần sau mở lại mổ chương trình. Theo đúng chỉ thị của Thống đốc, phòng mổ và các khoa chỉ được hoạt động 70-75%, để dành giường và phòng trống chuẩn bị dịch tái phát đợt hai. Các nhân viên tình nguyện đã rời NY từ hai tuần trước.
Còn nhớ, lúc dịch mới phát, nhân viên xôn xao căng thẳng, chỉ biết là con virus có thể gây chết người nhưng chưa biết sẽ phải đối phó ra sao, cứ nhào vô cấp cứu chủ yếu về hô hấp, xin tiểu bang viện trợ máy thở liên tục, may mà đủ dùng. Bệnh nhân mới đầu bị suy hô hấp, đặt máy thở vẫn không cứu được hết - bệnh nhân nào hồi phục cũng mất 3-4 tuần, nhiều bệnh nhân tử vong, ECMO cũng không hiệu quả, khi phổi đã đông cứng thì không sao trở lại bình thường được nữa. Về sau, phát hiện thêm rối loạn đông máu gây suy đa cơ quan, nhiều người có bệnh cảnh DIC (disseminated intravascular coagulation) vốn chỉ thấy trong những trường hợp nhiễm trùng huyết nặng. Nhiều bệnh nhân suy thận, một số suy gan và suy tim. Chữa bệnh này chủ yếu vừa làm vừa rút kinh nghiệm lâm sàng để chữa tiếp, vì như đã nói, Trung Quốc có kinh nghiệm chống dịch 3 tháng nhưng chẳng tiết lộ thông tin gì giúp ích thế giới, giữ kín như bưng, để mặc mọi người loay hoay tự tìm hiểu. Hậu quả là bệnh nhân nhập viện hồi tháng 3 tử vong ào ào vì toàn mày mò chữa triệu chứng. Từ cuối tháng 3, các bác sĩ bắt đầu hình thành kế hoạch cụ thể hơn căn cứ vào những kinh nghiệm bước đầu - không chữa theo phác đồ ARDS nữa mà hỗ trợ hô hấp bẳng BiPAP hay CPAP, chỉ đặt nội khí quản khi bệnh nhân thực sự suy hô hấp nặng cần thở máy, cho xét nghiệm chức năng đông máu thường xuyên để phát hiện sớm và chữa kịp thời bằng thuốc kháng đông alteplase (tPA).
Các thuốc thử nghiệm hydroxychloroquine, remdesivir, leronlimab được áp dụng, có còn hơn không. Chưa bao giờ thấy FDA duyệt nhanh và nhiều như vậy, phê chuẩn ào ào đủ loại thuốc và xét nghiệm. Nhiều chương trình nghiên cứu thử luôn thuốc kẽm, pepcid, sinh tố D... nói chung nghĩ ra được món gì khả dĩ chống được con virus này là thử hết. Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân được đề nghị thử thuốc gì cũng gật đầu, biết đâu công hiệu thì sao! Rốt cuộc chẳng biết nhờ các biện pháp phòng ngừa, nhờ thay đổi cách điều trị hay nhờ các thứ thuốc chữa bá bệnh mà các bệnh nhân tháng 4 hồi phục nhanh chóng, xuất viện ào ào, tinh thần làm việc của bác sĩ, điều dưỡng phấn chấn hẳn, thừa thắng xông lên. Trên tường bệnh viện xuất hiện tấm bảng đen ghi bằng phấn, mỗi ngày thay đổi con số xuất viện, lên tới trên con số ngàn. Hai trại cấp cứu dã chiến trong sân bệnh viện đã dỡ bỏ bớt một, còn giữ một trại tuy trống nhưng để phòng đợt dịch thứ hai. Đội cấp cứu đường thở đâm ra "thất nghiệp", nhiều ngày ngồi ngáp ruồi chẳng ai gọi, bèn phân vào phòng mổ. Phòng mổ "sạch" (COVID-19 âm tính) ngày càng bận rộn, làm việc toàn thời gian.
Tuần qua là tuần đầu tiên phòng mổ "sạch" đạt 75% số phòng hoạt động. Các anh chị BS Ngoại khoa và điều dưỡng phòng mổ chính thức không còn làm việc ở Cấp cứu và ICU nữa, trở lại với áo mũ dao kéo, BS Gây mê thôi không còn chạy đi cấp cứu đường thở, trở lại với máy móc thuốc men. Mọi người gặp lại nhau trong phòng mổ, mừng mừng tủi tủi nhưng không ôm nhau được (vì còn phải cách 6 feet), điểm danh ai còn ai mất. Trong phòng mổ robotic, tuy tránh không nhắc tới, nhưng ai nấy đều ngậm ngùi cảm thấy sự thiếu vắng. Ken Whitney, anh phụ tá phẫu thuật robotic còn trẻ, khoẻ mạnh, thường xuyên chơi thể thao và chạy bộ mỗi ngày, lại nhiễm bệnh nặng vì con Corona chỉ sau 1 tuần chống dịch. Anh bị khó thở, đau ngực, nhập viện đặt ống thở không hiệu quả, chuyển sang ECMO 3 tuần nhưng cứ nặng dần, suy gan thận, trụy mạch. Lúc bệnh viện có huyết tương, đem chữa cho anh đầu tiên nhưng anh vẫn không qua khỏi. Trong bệnh viện, đồng nghiệp đều yêu mến anh vì tính tình vui vẻ, hào hiệp, dễ dãi. Hôm anh mất, nhân viên túm tụm ngồi khóc với nhau. Không có tang lễ, họ hẹn nhau trưa thứ bảy tuần đó đến khu nhà anh diễu hành bằng xe.
Một trường hợp kỳ diệu đã cứu bệnh viện khỏi một cái tang nữa, là BS. Shubach. Ngoại lồng ngực. Ông lớn tuổi, nhỏ người, ốm yếu, nhiễm COVID-19 nặng nằm ICU. Tuy bị suy hô hấp, ông từ chối không cho đặt ống thở mà nhất định dùng BiPAP thôi vì kinh nghiệm chống dịch ông thấy bệnh nhân không cải thiện với máy thở. Cuối cùng ông cũng bình phục, xuất viện, đi làm trở lại ngay lập tức mặc dù được cho nghỉ thêm đến khi khoẻ hẳn, nghĩa là tiếp tục trực ICU chống dịch vì Ngoại lồng ngực không được mổ thường quy trong mùa dịch. Buổi sáng hôm đó tôi đi thang bộ lên lầu 4 (lầu mổ) để vào locker thay đồng phục, gặp ông đi trở xuống (ông già gân không thèm đi thang máy!), mừng quá reo lên "Ôi, ông trở lại rồi!", ông cười hiền không nói chi cả.
Trở lại với hoạt động bình thường trong bệnh viện, là điều vẫn ao ước hàng ngày khi đang vất vả đối phó với bệnh nhân la liệt khắp nơi, vậy mà lại bùi ngùi tiếc nuối! Nhớ không khí căng thẳng, mọi người tất bật làm việc trong trang phục kín mít, những ánh mắt trao đổi thầm lặng qua kính bảo hộ - lo lắng, hy vọng - khi các chỉ số nhảy lên xuống trên màn hình, gương mặt thất thần của bệnh nhân dán mắt vào các nhân viên như cầu cứu. Từ chỗ hoang mang lo sợ những ngày đầu, mọi người trở nên thuần thục, hăng hái, quên cả nguy hiểm dốc sức cứu chữa từng sinh mạng, tự nhiên cảm thấy những ngày giờ làm việc của mình có một ý nghĩa nào đó, không chỉ là một công việc lãnh lương hai tuần một lần. Có những cô điều dưỡng phòng mổ nhỏ nhắn mảnh mai mà xung phong vào đội "proning" (xoay bệnh nhân nằm sấp nhiều lần một ngày vì tư thế này giúp phổi hồi phục nhanh hơn) trực cả thứ bảy chủ nhật, mặc dù hầu hết bệnh nhân nặng đều to béo quá khổ.
Một điều tôi biết chắc, khi dịch tái phát, đội ngũ y tế nay đã dày dạn kinh nghiệm, sẵn sàng đương đầu với con virus ghê gớm, các trang bị bảo hộ tích trữ đủ dùng nhiều tháng, máy thở và thiết bị hô hấp được cung cấp quá số lượng cần dùng nằm trong kho chờ sẵn. Chúng tôi không còn sợ nó.
Xông pha như vậy mà xét nghiệm tôi vẫn âm tính mới hay! Bệnh viện có chương trình thử kháng thể cho toàn bộ nhân viên, ngày mai đi thử coi sao nè!
Tháng 5/2020
Bác Sĩ Minh Ngọc - NYU Winthrop Hospital
Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020
Đi Trên Lối Trắng
Mình về, áo tím trời sương
Chưa chi mình đã hẹn hò
Chưa chi mình đã dặn dò chờ nhau
Đắng cay như thuở biết sầu
Môi trinh tê tái ngăn câu tự tình
Sông tâm sự giữa kinh thành
Vượt cầu, ta đến tặng mình bài thơ
Tóc xanh xoã xuống lòng đò
Tay vơi vớt bóng trăng đùa lên khoang
Chuỗi cười dắt díu tang thương
Qua sông, hoa lại trắng đường mình đi ...
Tân Sơn Nhứt mùa hè 1956.
Cao Mỵ Nhân
Nhớ Về Trường Xưa
Vẫn nhớ và thương chuyện thuở qua
Sân trường bóng mát vấn vương mà
Bông hồng xinh lá, lao xao nụ
Phượng đỏ tươi cành, rực rỡ hoa
Lớp học thân yêu chừ đã vắng
Bạn bè quý mến thoáng nay xa
Ngồi đây đếm lại bao hương cũ
Kỷ niệm chợt về nhắc nhở ta
Hoàng Dũng
Vịnh Hoa Mẫu Đơn
(Ảnh: Tác Giả gửi)
Khẽ uốn cành theo gió cuốn trôi
Chớ lầm cô độc sẽ tàn đời
Phu thê nghĩa nặng đôi khi cạn
Mẫu tử tình thâm mãi chẳng vơi
Đủ cặp nhiều khi buồn biết mấy
Đơn thân lắm lúc sướng thì thôi
Không màng miệng thế gian đàm tiếu
Gạt hết ngoài tai lời ỉ ôi
Nông gia hai lúa NJ USA
Spring 2020
***
Các Bài Họa:
Hoa Lẻ Bóng
Buồn nhìn gió đẩy cánh hoa trôi,
Cô độc làm sao chống chõi đời,
Xót phận duyên đưa thân chiếc bóng,
May phần tình mẫu tử không vơi.
Có đôi có lứa khoan vui vội,
Bóng lẽ đơn phòng vẫn sướng thôi.
Xóa bỏ thói đời vô tích sự,
Tâm bình sung sướng nhứt ai ôi!
Hồ Nguyễn
(22-5-2020)
***
Tên Em Hoa Mẫu Đơn
Thân phận em đây sống nổi trôi
Hồng nhan bạc phận tính thường đời
Cành hồng ưu tú giai nhân thể
Nữ tú trang đài cảnh chẳng vơi
Khoe sắc thiên hương hồng nguyệt thẹn
Khai hoa nhụy nở bóng trăng thôi
Vương công quý phái bông hàm tiếu
Tài tử khen đây nhất nhật ôi!
Trần Đông Thành
Hoa Mẫu Đơn Đỏ
Mưa bão điên cuồng thả nước trôi
Nên cơn lũ mạnh dọa dân đời
Đá lăn sỏi chạy dường không tận
Suối ngập dòng tràn mãi mới vơi
Trong cảnh tan hoang đầy xót đó
Giữa tràng bề bộn những buồn thôi
Mẫu đơn trỗi dậy hoa tươi đỏ
ÔI! thật kiên cường, tuyệt quá. Ôi!
Trần Như Tùng
***
Hoa Quỳnh
Chăm sóc chậu quỳnh bấy tháng trôi
Xinh mơ cánh lụa nở mừng đời
Ngắm say đỏ thẫm cây đà tặng
Xem đắm mê nhìn dạ chẳng vơi.
Lá mẹ tủa tua hoa nhuỵ trỗ
Mụn bông dần lớn nhuỵ đài khơi
Với trần rạng rỡ thanh hương mộng.
Thể hiện tấm lòng đẹp thế ôi.
Đặng Xuân Linh***
Hoa Tím Lục Bình
Theo dòng lặng nở kiếp hoa trôi
Lộng giữa chiều hoang ngát tím đời
Khép vội khi bờ xa nước lớn
Bung dần lúc gió nhẹ triều vơi
Thủy chung vạn kỷ màu thương ấy
Côi cút riêng mình sắc nhớ thôi
Duyên nợ vì đâu rong ruổi mãi?
Vô thường sóng vỡ tiếng chao ôi!
Lý Đức Quỳnh
22/5/2020
***
Hoa Mẫu Đơn
Một lần sông nước lặng lờ trôi
Có mấy bông trang lạc xuống đời
Người khách biên đình vương khổ luỵ
Tiên nương thượng giới hận sầu vơi
Mẫu đơn " Bất Khuất " hoa tên gọi
Thủ Đức luyện rèn khoá học thôi
Nét đẹp thao trường vương vấn mãi
Lưu vong thân phận xót thương ôi...
Hawthorne 23 - 5 - 2020
Cao Mỵ Nhân
Chú thích:
Vào khoảng mùa hè đỏ lửa 1972, quân trường Võ Khoa Thủ Đức
có một khoá học được đặt tên là " Bất Khuất " với biểu tượng
" Hoa Mẫu Đơn ", chuyện 2 cô tiên nữ bị đày xuống hạ giới:
Bông trang trắng là Bạch Mẫu Đơn
Bông trang đỏ là Hồng Mẫu Đơn.
U Hoài
(U Hoài - Họa Sĩ Mùi Quý Bồng)
U Hoài
Từ buổi xa anh, em cố quên.
Cố làm quen với nỗi cô miên.
Cố nhủ lòng thôi đừng tiếc nuối.
Còn mơ gì nữa, đã vô duyên!
Nhưng biết làm sao vợi nhớ thương,
Khi lòng mình đã trót tơ vương,
Khi tâm tư đã in hình bóng,
Dù biết rằng yêu rất đoạn trường?
...
Mùi Quý Bồng
(Trích trong Mưa Lạnh Chiều Nay)
***
Y Đề:
Em ngồi suy nghĩ chuyện mình
Yêu nhau tha thiết vớitình đắm say
Luôn ôm ấp trong vòng tay
Ngày đêm ấm áp quen lay động lòng
Anh đi xa để em mong
Hàng giờ chờ đợi mà trông anh về
Sáu mươi phút dài lê thê
Buồn sao rã rượi hồn mê ân tình
Đồ Cóc
***
Sao ngồi buồn vậy hả cô em?
Ắt có chuyện chi chẳng ấm êm?
"Không, sắc..". chuyện đời đừng để bụng
"Từ bi hỉ xả" nhớ không em?
Nguyễn Tích Lai
***
Dáng liễu nét trầm tư,
Rũ buồn tà áo lụa,
Chìm sâu trong nỗi nhớ,
Giữa cô quạnh mông lung.
Nguyễn Minh Châu
***
U Hoài
Trăng khuya dần khuất sầu buông
Nỗi niềm cô quạnh giọt tuôn ngậm ngùi
Nơi xa xuân lạ tình vui?
Cõi riêng thu chạm sao vơi u hoài...
Kim Oanh
Thu Melbourne2020
***
Nét mặt trầm tư thấy não lòng,
Mi sầu khép kín những chờ mong,
Vai nhỏ run run,lòng tê tái,
Chờ người nào biết đến hay không.
Bát Sách
Bài Thơ Tình
Cuối thế kỷ trước có một thi sĩ tặng tôi tập thơ và muốn tôi có đôi dòng cảm nhận. Tập thơ in đẹp lời thơ lãng mạn ý thơ sâu sắc. Ngôn ngữ thơ nhẹ nhàng đầy hình tượng cất lên từ đáy tim nên thật thà không dùng sáo ngữ thường thấy trong lời tán tụng tình yêu như loài bướm lượn cành hoa. Thi sĩ đắm hồn như loài ong đang hút nhụy, mật ngọt của tình yêu đầy màu sắc quyến rũ tạo không gian trong thơ bồng bềnh mờ ảo. Đây là những bài thơ tình nửa hư nửa thật dẫn người đọc bước vào một thế giới mộng mị nơi đó có hai mảnh hồn yêu nhau say đắm. Đọc những bài thơ tình nồng thắm của thi tập lòng tôi xao xuyến thương cảm cho cuộc tình lãng mạn yêu nhau bằng tâm tưởng nhưng lại gặp nhau rất muộn màn nên tôi đã làm một bài thơ: “Tình Chỉ Là Mơ” để chia sẻ hồn thơ của thi sĩ.
Từ ngàn xưa Thơ là ngôn ngữ thật thà của con tim nên tác giả không thể che dấu được khi diễn tả nỗi lòng của mình. Ở đây, trong trang thơ những con chữ đã bộc bạch lời của kẻ lỡ vướng vào lưới tình tình nên trăn trở viết thành những vần thơ. Thi sĩ và nàng thơ cả hai tâm hồn đầy lãng mạn yêu nhau qua thơ nên lạc vào cõi tình oan trái vì hai người đều đã có gia đình! Tôi chưa hề quen biết người trong thơ nhưng lại thương cảm cho nàng qua cách diễn đạt tài tình của thi sĩ, phải chăng nàng cũng biết làm thơ nên đã yêu thi nhân?
Vì cảm hồn thơ của thi nhân tôi đã trân trọng giới thiệu thi tập với các bạn văn nghệ ở Paris, và có nhờ vài người bạn là nhạc sĩ phổ nhạc giúp vì hiếm gặp được những bài thơ tình hay và độc đáo như thế. Nhưng thuở ấy những trận bút chiến hãi hùng trên văn đàn mà tác giả những bài thơ đó là khuôn mặt nổi trong làng thơ hải ngoại, do đó những tâm hồn đồng cảm muốn phổ nhạc cũng ngần ngại!
Mang thi tập về nhà lòng tôi cứ bâng khuâng chẳng biết làm sao để những vần thơ hay được nương cánh nhạc bay cao lan toả đến công chúng. Nhưng có lẽ tôi đang làm một công việc thừa, thật ra bản thân một bài thơ hay, tự nó đã có giá trị lâu dài. Còn thơ được phổ nhạc là muốn đem thêm chút nghệ thuật âm thanh vào trong thơ làm nổi bật hình ảnh ý thơ đầy sắc màu tính nhạc theo nhiều giai điệu trầm bổng.
Một bài thơ phổ thành ca khúc hoàn hảo rất khó, vì bài thơ được phổ sẽ không bị cắt những chữ làm mất hình ảnh câu, hụt ý nghĩa của tứ thơ. Nhưng đâu phải bài thơ nào cũng chuẩn luật, hoặc cũng có tính nhạc! Có những bài thơ câu chữ thừa, hoặc trùng ý ở những đoạn trên, hoặc trùng nghĩa. Do đó nhạc sĩ cần phải cắt xén câu chữ, sắp xếp lại cấu trúc giai điệu để hình nốt vút theo từng cung bậc của ngữ nghĩa thành tác phẩm.
Những ca khúc Việt Nam được gọi là hay thường có “lời” hay “ý ca từ” đẹp như thơ. Tuy nhiên, trong số đó cũng có những bài thơ ngôn ngữ mộc mạc tứ thơ bình thường nhưng được người nhạc sĩ có tài phổ sẽ làm tăng giá trị bài thơ trở thành ca khúc hay vì nhạc sĩ đã cắt xén, ráp nối câu chữ lời thơ thành ca từ nương theo tính nhạc của bài thơ để phổ. Nhưng cũng không ít những bài thơ rất hay “bị phổ” cho lấy có, tác giả chẳng để ý đến lời thơ, ẩn ý trong thơ mà phổ quá nhanh, vội vã để thành bản nên thiếu chất nghệ thuật làm giảm giá trị bài thơ!
Trong kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng qua một vài bài thơ, ít ca khúc nhưng những sáng tác đó đã để cho đời những áng thơ hay những giai điệu tuyệt vời: Thi sĩ Vũ Đình Liên, Thi sĩ T.T.K.H, Thi sĩ Hữu Loan, Thi sĩ Linh Phương…, phía âm nhạc: Nhạc sĩ Đặng Thế Phong, Lê Trạch Lựu, Đoàn Chuẩn & Từ Linh, Nguyễn Văn Khánh, Lê Hoàng Long, Hiếu Nghĩa, Dzũng Chinh, Nguyễn Mỹ Ca, La Hối, Nguyễn Ánh 9 ...vv… Họ là những nhạc sĩ sáng tác thực tài mà trời đã ban cho một năng khiếu âm nhạc đặc biệt để thẩm thấu những nét độc đáo của âm thanh kết thành giai điệu đẹp. Sáng tác một ca khúc, nhạc sĩ không cần vận dụng những lý thuyết hàn lâm quá phức tạp trong âm nhạc, trời đã cho họ những ưu điểm từ trong vô thức đã có một giác quan rất bén nhạy chứa sẵn lý thuyết âm nhạc trong cảm hứng khi sáng tác.
Đối với những nhạc sĩ đã sáng tác hàng trăm ca khúc và có nhiều bài hay thì đó là những người có tài, và tâm hồn phải thật phong phú mới làm nổi nhiều nhạc phẩm hay, nếu không chỉ là số lượng dù viết hàng trăm ca khúc. Có những thi sĩ làm hàng trăm bài thơ mà người đời cũng chẳng biết đến, hoặc chỉ nhớ vài bài. Cũng có những ca khúc nghe qua chẳng gợi lại trong lòng người thưởng thức một chút ấn tượng thì ca khúc đó sẽ bị chóng quên! Phải chăng giá trị đích thực của nghệ thuật vẫn là tâm hồn nghệ sĩ hướng về chân thiện mỹ.
Thời gian trôi đi, người nghệ sĩ dù có bị người đời vô tình quên tên tác giả hay “cố tình quên” thì họ vẫn cống hiến cho đời những sáng tác bằng cả tâm hồn. Những tâm hồn nào hướng về nghệ thuật mà chẳng tuyệt vời?
Trong cuộc sống đầy bon chen vội vã của thế giới vật chất hôm nay, có lẽ chỉ có Tình Yêu là đáng quý, trong đó có tình lứa đôi. Khi đọc những trang thơ tình hồn tôi bỗng dạt dào cảm xúc, những tưởng nó đã chìm theo thời tuổi xanh lúc tâm hồn còn đầy hương thơm mộng mị của nhữngbài thơ tình sướt mướt!
Nhân dịp có người bạn là Nhà báo, Nhà Biên khảo GS Đặng Văn Nhâm ở Đan Mạch qua thăm Paris và ở chơi với tôi. GS Đặng Văn Nhâm là tác giả nhiều bộ sách biên khảo về Từ Điển Đan Việt, Báo Chí, Chính Trị, và Văn Học..vv…Anh còn là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa trên các tạp chí Sài Gòn năm xưa vào cuối thập niên 50 đầu 60. GS Đặng Văn Nhâm kiến thức rất uyên bác, anh có khả năng viết trong ngày cho nhiều tờ báo với nhiều đề tài khác nhau mà vẫn giữ được chất lượng.
Chúng tôi tổ chức đêm họp bạn văn nghệ quy tụ nhiều khuôn mặt trong giới trí thức văn nghệ sĩ ở Paris. Mở đầu, một số bằng hữu đã giới thiệu những sáng tác mới của mình hoặc trình bày một đề tài văn học. Để tham gia trong chương trình tôi đem tập thơ của người bạn phương xa gởi tặng ra giới thiệu về tác phẩm, và trích đọc vài bài thơ trong thi tập. Mọi người đều lắng nghe và khen thơ hay, nhưng có lẽ ít ai hiểu những ẩn tình ngang trái của những bài thơ.
Để kết thúc phần giới thiệu về thi tập, tôi đã đọc bài thơ “Tình Chỉ Là Mơ ” viết tặng tác giả thi tập. Khi ra về, GS Đặng Văn Nhâm mới cho tôi biết chuyện tình trong thơ tác giả không vết hư cấu mà là chuyện thật! Tôi chợt nghĩ có lẽ họ đang chống nhau trên lãnh vực văn bút nên khắt khe chăng? Và Tôi tự nhủ: Ở trên đời có nhiều điều nhìn thấy cũng chưa chắc đúng, huống chi chỉ nghe đồn. Làm sao có thể hiểu hết sự bí ẩn trong tâm hồn con người, nhất là tâm hồn thi sĩ là một cõi vô tận!
Dù được nghe chính anh Đặng Văn Nhâm nói nhưng tôi lại nghĩ, có lẽ cái nhìn của anh rất nghiêm khắc, không thơ thẩn mơ mộng như tôi! Chẳng thế mà ngòi bút của anh sắc hơn gươm đao nên dễ làm người bật máu? Cho dù anh thích giao du bằng hữu nhưng tính tình rất khó đoán nên những bạn quanh tôi đều quý trọng kiến thức uyên bác và tài năng sáng tác của anh nhưng chẳng ai dám lại gần, vẫn cảm thấy ngần ngại cây bút lành lạnh của anh! Anh rất quý tôi, xem tôi như một người em nên tặng cho tôi cây bút Mont Blanc, anh nói: “cây bút này như tấm lòng của tôi để viết những điều tử tế.”
Nhưng từ khi anh trở về thăm quê hương, vì bận rộn viết lách anh ít liên lạc với tôi!
Ngày đó tôi chuẩn bị in thơ, tập thơ Bóng Quê được hai vợ chồng người bạn thân là thi họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật và Nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh ở Nauy chăm sóc, trình bày và in ấn. Nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật cùng nhóm văn bút với người thi sĩ tặng tôi tập thơ, cả hai đều làm thơ rất hay.
Bài thơ “Tình Chỉ Là Mơ “ tôi chọn in trong thi tập với lòng yêu thơ. Tôi cũng muốn ghi lại trên sách vài bài thơ ở một giai đoạn bút chiến, dù rằng tôi không hề tham gia cuộc bút chiến. Thuở ấy tôi đứng bên ngoài những phán xét, tranh chấp của bằng hữu về nhau, nên tôn trọng những suy tư, khoảng riêng của mỗi người. Khi tập thơ được in xong, các bạn vì cảm mến tôi nên đã giới thiệu ở Paris và khắp nơi. Ngày ra mắt sách tôi có gởi thơ mời GS Đặng Văn Nhâm nhưng vì ở xa xa nên không qua dự được, tôi gởi sách tặng, nhận được anh gọi phôn chúc mừng.
Thuở ấy tôi đứng giữa trận bút chiến, chọn lựa một thái độ đứng giữa đúng nghĩa là không nghiêng ngả quả thật rất khó khăn! Tôi đã ngưng gởi bài cộng tác với các báo nhiều năm để tránh bị hiểu lầm phe phái. Biết bao bạn văn của tôi ở hai phía đã phải tạm gác bút bị vướng mực vì ngộ nhận!Tâm hồn tôi lúc đó chỉ hướng về quê hương và chân thiện mỹ nên không để ý đến trận bút chiến. Họ đều là các bạn của tôi, chỉ vì quan niệm muốn bảo vệ giá trị đích thực của một nhà văn mà họ tiến ra tuyến đầu xung khắc nhau kịch liệt! Thuở đó, bên nào cũng mạnh cũng tài giỏi và sắc bén như nhau, tôi ở giữa hai làn đạn nên chỉ biết thở dài sau đó lánh xa chốn tranh chấp. Tôi đến với các bạn bằng một trái tim chân tình, có lẽ thế sau bao năm dù đời có nhiều thay đổi, bằng hữu cũ có người mất người còn nhưng tình bạn xưa vẫn khắn khít còn mãi đến hôm nay.
Gần hai mươi năm sau trong một lần họp bạn văn nghệ ở Paris, có người yêu cầu tôi đọc bài thơ cũ, để đẹp lòng người bạn tôi đã đọc. Khán phòng ấm cúng, yên lặng vì sự tôn trọng nhau bỗng có một giọng trầm buồn của một nhà thơ, nhà biên khảo nổi tiếng có mặt hôm đó, anh chậm rãi kể lại một câu chuyện buồn, cho biết bài thơ này đã từ lâu làm anh xúc động vì người đàn bà trong thơ có một thời là chị dâu của anh. Đó là một người rất yêu thơ văn nên thích sống bằng mộng! Thực tế ngoài đời họ chỉ là đôi bạn ngưỡng mộ nhau qua thơ văn. Trên đời có cái gì tồn tại mãi chẳng tàn phai theo thời gian? Cuộc tình nào rồi cũng phải qua đi nhưng tình thơ vẫn còn đọng lại trang sách. Dù hư cấu hay chuyện thật thì sáng tác của thi nhân vẫn góp cho đời những những vần thơ hay, áng thơ đẹp làm xao xuyến lòng. Ngàn năm sau những người yêu thơ đọc lại trang thơ cũ có ai thương cảm nỗi lòng thi nhân?
Người thi sĩ ngày đó nay tóc đã bạc phơ, cuôc tình trong thơ năm xưa đã bay theo gió. Nhưng tình yêu vẫn là nguồn cảm hứng bất tận của người làm thơ, đó còn là nơi chỗ trú ngụ để tâm hồn thi nhân bay bổng vào cõi diễm tuyệt trước khi là phu du. Những vần thơ say đắm tình vẫn cô đơn nằm trên trang sách, cho dù nhà thơ có muốn quên nàng thơ nhưng hồn thi nhân vẫn nhớ mãi nụ cười của người tình năm đó? Những mối tình lứa đôi dù dang dở hay trọn vẹn thì vẫn giúp cho thi nhân có thêm nguồn cảm hứng dệt cho đời những áng thơ tình muôn sắc.
Chỉ Là Mơ
Thơ thẩn vì đóa hoa* thiếu nắng
Khép mi cho lòng đỡ ngất ngây*
Bỗng dưng ta thấy đời im lặng
Như mất nửa hồn theo áng mây!
nếu lỡ đã say mà quên lối ?
Thì đành ôm chút mộng hờ thôi.
Tình chỉ là mơ sao bối rối ?
Quay đi …hồn vướng mãi nụ cười.!
Đỗ Bình
Ngày cuối năm Paris 2012
* Ghi Chú:
Hoa: Nàng thơ
Mây: Thi sĩ
GS Đặng Văn Nhâm qua đời 2017
Thi, Họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật qua đời 2014
Nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh người cuối cùng của Nhóm Tự Lực Văn Đoàn, qua đời 8.1. 2020
Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020
Cửa Tim
Cánh hoa ươm mộng ngát yêu thương
Cuối đầu bối rối em im lặng
Ngơ ngẩn hồn tình lạ... vấn vương.
Có phải chọn tim mà gỏ cửa?
Thật lòng hay chỉ chuyện đùa chơi?
Ơn quà món nợ lời... chưa ngõ
Nếu giởn đùa em hận suốt đời.
Chiều đi sáng đến mong cùng đợi
Mong gì ? Không biết! Hỏi ai đây?
Có lẽ nắng mai vờn tóc, má?
Êm ái vòng tay ai ngất ngây?
Anh Tú
May 14, 2020
Duyên Thơ
Đường Luật thi vào Việt Nam, được hưởng ứng nhiệt liệt. Do tinh thần dân tộc, Tiền nhân đã thể hiện sự tự chủ qua dạng thơ Đường Luật Thất Ngôn xen Lục Ngôn. Người khởi xướng là Ức Trai Tiên Sinh Nguyễn Trãi. Dạng này thường nhiều Thi gia danh tiếng hưởng ứng như Lê Thánh Tôn và thi đàn Nhị Thập Bát Tú, Nguyễn Bỉnh Khiên, Nguyễn Hữu Chỉnh...Vì thế dạng này được các học giả Việt xếp vào dạng thơ Đường Luật Chính thể như các dạng Thủ Vỹ Ngâm, Liên Hoàn (Liên Châu), Thuận Nghịch Độc... đăc biệt là Nữ sĩ Hồ Xuân Hương với bài tứ tuyệt xướng họa rất độc đáo với thi sĩ Chiêu Hổ: Trách Chiêu Hổ
Xướng:
Ông đồ tỉnh, ông đồ say,
Sao ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này chị bảo cho mà biết.
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.(Hồ Xuân Hương)
Sao ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này chị bảo cho mà biết.
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.(Hồ Xuân Hương)
Họa:
Này ông tỉnh! Này ông say!
Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày!
Hang hùm ví bẵng(2) không ai mó,
Sao có hùm con bỗng(3) trốc tay? (Chiêu Hổ)
Này ông tỉnh! Này ông say!
Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày!
Hang hùm ví bẵng(2) không ai mó,
Sao có hùm con bỗng(3) trốc tay? (Chiêu Hổ)
***
Bài Xướng:
Duyên Thơ
(Dạng thơ Đường Luật Thất Ngôn xen Lục Ngôn)
Long Hồ vẫn mực nghiên bày
Đây Blog bao năm đã miệt mài
Đại vũ không che mờ trí dũng
Cuồng phong khó cản bước danh tài
Thi đàn hội tụ ngàn hương tỏa
Văn các tương giao vạn sắc khai
Ai đó tao nhân mời góp bút
Vườn Thơ hoa rực sáng tương lai
Quên Đi
Hawthorne. 9 - 5 - 2020
Cao Mỵ Nhân
***
Duyên Thơ
Nghiên mực nơi đây đã bày
Đề thơ động bút gắng dùi mài
Dạt dào cảm xúc mong trao đổi
Mộc mạc đôi câu thử trổ tài
Xuất hiện Thi đàn trăm kẻ đến
Vườn thơ đua nở vạn hoa khai
Long Hồ giữ lửa tình tri kỷ
Đừng phụ lòng đây khách vãng lai
Kim Phượng
***
Ẩn Sĩ
Đau lòng vận nước an bày
Ẩn sĩ bâng khuâng bảo kiếm mài.
Tóc dựng đường gươm phô dũng khí
Thơ ngâm nét bút rõ thi tài.
Thu về hiu hắt sen tàn tạ
Sương xuống lờ mờ cúc triển khai.
Lướt khướt bên rừng buông xả mộng
Trăng tà tỉnh giấc nửa giường lai!
MaiLoc
5-10-2020
***
Nợ Thơ
Long Hồ Blog Vĩnh sẵn bày
Theo chân học hỏi cố công mài
Chọn lời cảm bút cùng thi hữu
Lựa chữ đề thơ với bậc tài
Lục Bát Cước Yêu vần thật khó
Đường Thi Bằng Trắc luật vừa khai
Lâu lâu xướng họa bài ưng ý
Bĩ cực qua rồi mới thới lai.
Kim Oanh
***
Dệt Mối Duyên Thơ
Bĩ cực qua rồi chuyển thái lai
Buồn vui nóng lạnh chẳng tranh tài
Thi đàn vạch hướng cài tâm điểm
Mạng nét chia luồng mở ngưỡng khai
Tuổi hạc trầm ngâm vùng cám dỗ
Lòng quê khắc khoải chuỗi an bài
Hanh vàng nắng tỏa chiều thanh đạm
Gió thoảng chen đùa những cội mai.
Mai Thắng
Long Hồ vẫn mực nghiên bày
Đây Blog bao năm đã miệt mài
Đại vũ không che mờ trí dũng
Cuồng phong khó cản bước danh tài
Thi đàn hội tụ ngàn hương tỏa
Văn các tương giao vạn sắc khai
Ai đó tao nhân mời góp bút
Vườn Thơ hoa rực sáng tương lai
Quên Đi
***
Các Bài Họa:
Tình Xưa, Nghĩa Cũ, Tùy Duyên!
Sĩ khí Vĩnh Long hẳn bày
Bút nghiên đổ đạt ắt dồi mài
Quê hương nổi tiếng đây hùng dũng
Đất nước vang danh đó thiện tài
Mặc khách Diễn Đàn nơi hội tụ
Tao nhân Văn Bút chốn công khai
Bốn phương xướng họa cùng thi hữu
Bĩ cực qua rồi tới thái lai...
Mai Xuân Thanh
Ngày 09/05/2020
***
Bút Hoa
Thiên nga đan cánh chao bày
Các Bài Họa:
Tình Xưa, Nghĩa Cũ, Tùy Duyên!
Sĩ khí Vĩnh Long hẳn bày
Bút nghiên đổ đạt ắt dồi mài
Quê hương nổi tiếng đây hùng dũng
Đất nước vang danh đó thiện tài
Mặc khách Diễn Đàn nơi hội tụ
Tao nhân Văn Bút chốn công khai
Bốn phương xướng họa cùng thi hữu
Bĩ cực qua rồi tới thái lai...
Mai Xuân Thanh
Ngày 09/05/2020
***
Bút Hoa
Thiên nga đan cánh chao bày
Hoa bút tô trên vạt đá mài
Từng nét đan thanh xanh biếc tóc
Từng nét đan thanh xanh biếc tóc
Bao câu diễm tuyệt mực son tài
Thơ như bạch tuyết vờn mây trắng
Chữ tựa trăng vàng chiếu nguyệt khai
Thi khách chập chờn nghe sáo trổi
Ngữ ngôn văn học đẹp thời lai...
Thơ như bạch tuyết vờn mây trắng
Chữ tựa trăng vàng chiếu nguyệt khai
Thi khách chập chờn nghe sáo trổi
Ngữ ngôn văn học đẹp thời lai...
Hawthorne. 9 - 5 - 2020
Cao Mỵ Nhân
***
Duyên Thơ
Nghiên mực nơi đây đã bày
Đề thơ động bút gắng dùi mài
Dạt dào cảm xúc mong trao đổi
Mộc mạc đôi câu thử trổ tài
Xuất hiện Thi đàn trăm kẻ đến
Vườn thơ đua nở vạn hoa khai
Long Hồ giữ lửa tình tri kỷ
Đừng phụ lòng đây khách vãng lai
Kim Phượng
***
Ẩn Sĩ
Đau lòng vận nước an bày
Ẩn sĩ bâng khuâng bảo kiếm mài.
Tóc dựng đường gươm phô dũng khí
Thơ ngâm nét bút rõ thi tài.
Thu về hiu hắt sen tàn tạ
Sương xuống lờ mờ cúc triển khai.
Lướt khướt bên rừng buông xả mộng
Trăng tà tỉnh giấc nửa giường lai!
MaiLoc
5-10-2020
***
Nợ Thơ
Long Hồ Blog Vĩnh sẵn bày
Theo chân học hỏi cố công mài
Chọn lời cảm bút cùng thi hữu
Lựa chữ đề thơ với bậc tài
Lục Bát Cước Yêu vần thật khó
Đường Thi Bằng Trắc luật vừa khai
Lâu lâu xướng họa bài ưng ý
Bĩ cực qua rồi mới thới lai.
Kim Oanh
***
Chí Khí
Tấm lòng son khó phân bày
Chí khí hiên ngang vẫn giũa mài
Thất thế khôn tàn phai bản sắc
Sa cơ chẳng lụn bại anh tài
Đang khi ẩn nhẫn, lòng kiên định
Đến lúc rộn ràng, ý mãn khai
Truyền thống Lạc Hồng luôn vững chắc
Tiên Rồng dòng giống giữ không lai.
Phương Hà
***
Tấm lòng son khó phân bày
Chí khí hiên ngang vẫn giũa mài
Thất thế khôn tàn phai bản sắc
Sa cơ chẳng lụn bại anh tài
Đang khi ẩn nhẫn, lòng kiên định
Đến lúc rộn ràng, ý mãn khai
Truyền thống Lạc Hồng luôn vững chắc
Tiên Rồng dòng giống giữ không lai.
Phương Hà
***
Lạc Điệu(*)
Duyên Thơ đẹp nét phô bày
Khó chối từ nên kiếm bút mài
Họa với Quên Đi bậc hảo thủ
Se cùng Mai Lộc đấng anh tài
Cộng thêm Kim Phượng như ngô “pop” (*)
Lấn tới Kim Oanh thể pháo khai
Chiêu Đức,Xuân Thanh và Sỏi Đá(**)
Song Quang Đắc Thăng cũng lai lai…
(*) Xin lỗi,mắt kém nên bài trườc sai cách ở câu 1
(**) Oan cho Kim Phượng khi tui dùng từ này
(***) Tựa một bài của Chị Phương Hà
Thái Huy
Duyên Thơ đẹp nét phô bày
Khó chối từ nên kiếm bút mài
Họa với Quên Đi bậc hảo thủ
Se cùng Mai Lộc đấng anh tài
Cộng thêm Kim Phượng như ngô “pop” (*)
Lấn tới Kim Oanh thể pháo khai
Chiêu Đức,Xuân Thanh và Sỏi Đá(**)
Song Quang Đắc Thăng cũng lai lai…
(*) Xin lỗi,mắt kém nên bài trườc sai cách ở câu 1
(**) Oan cho Kim Phượng khi tui dùng từ này
(***) Tựa một bài của Chị Phương Hà
Thái Huy
5/11/20
***
Cam Tâm
Nợ thơ giờ ráng phơi bày
Từ chối e người lại trách lai
Số kiếp con tằm đành nhả kén
Tấm thân sĩ tử phải dùi mài
Gặp thời xuân đến hoa khoe sắc
Đúng tiết hè sang nụ mãn khai
Nào dám học đòi trang hảo hán
Cam tâm lép vế chẳng đua tài
Songquang
20200512
***
Bài Cảm Tác:
***
Cam Tâm
Nợ thơ giờ ráng phơi bày
Từ chối e người lại trách lai
Số kiếp con tằm đành nhả kén
Tấm thân sĩ tử phải dùi mài
Gặp thời xuân đến hoa khoe sắc
Đúng tiết hè sang nụ mãn khai
Nào dám học đòi trang hảo hán
Cam tâm lép vế chẳng đua tài
Songquang
20200512
***
Bài Cảm Tác:
Dệt Mối Duyên Thơ
Bĩ cực qua rồi chuyển thái lai
Buồn vui nóng lạnh chẳng tranh tài
Thi đàn vạch hướng cài tâm điểm
Mạng nét chia luồng mở ngưỡng khai
Tuổi hạc trầm ngâm vùng cám dỗ
Lòng quê khắc khoải chuỗi an bài
Hanh vàng nắng tỏa chiều thanh đạm
Gió thoảng chen đùa những cội mai.
Mai Thắng
200511
Y Học Thường Thức - Điều Cần Biết Về Da (Bác Sĩ Đinh Đại Kha)
Y HỌC THƯỜNG THỨC
Các Điều Cần Biết Về Da
Chức năng
Da là cơ quan của xúc giác nghĩa là của sự sờ mó khiến cho chúng ta cảm nhận được hình thể và trạng thái của mọi vật tiếp xúc với làn da. Trong cơ thể loài người, da là cơ quan lớn hơn hết. Ngoài chức năng về sờ mó, da còn có nhiều nhiệm vụ quan trọng khác đối với thân thể con người: Nhiệm vụ che chở chống chấn thương, Nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ cơ thể, Da là nơi tiếp nhận cảm giác đau đớn hoặc thoải mái, Da là nơi tổng hợp sinh tố D. Da giữ cho các hóa chất quan trọng trong máu không bị thất thoát ra ngoài cơ thể, đồng thời che chở không cho các chất độc hại xâm nhập vào máu. Da còn che chở cơ thể chống tác hại của tia tử ngoại. Mọi rối loạn chức năng hoặc thay đổi hình thể của làn da đều có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của con người kể cả về thể chất lẫn tâm thần.
Cấu tạo
Làn da chia ra làm 3 lớp, mỗi lớp đều có chức năng riêng biệt. Phía ngoài cùng là lớp biểu bì, rồi tới lớp bì và lớp mỡ, theo hình ảnh ở bên cạnh đây. Lớp biểu bì mỏng hơn hết nhưng đủ cứng mạnh để che chở cơ thể chống chấn thương. Biểu bì gồm nhiều tế bào sừng sinh ra chất kê-ra-tin cứng như sừng động vật. Các tế bào sừng khởi đầu xuất hiện tại đáy biểu bì và liên tục sinh sản tại đó. Các tế bào mới sẽ đẩy tế bào cũ di chuyển dần dần lên tới mặt da. Những tế bào sừng mới sinh ra có rất ít kê-ra-tin, càng lên gần tới mặt da lượng kê-ra-tin càng tăng. Ngay trên mặt da, các tế bào sừng kết hợp lại thành lớp sừng, vừa cứng vừa không ngấm nước.
Trên bề mặt của lớp sừng liên tục có nhiều tế bào chết bị tróc và rớt ra ngoài rồi được thay thế bằng tế bào khác từ đáy biểu bì đưa lên. Lớp sừng cứng và không ngấm nước nên có chức năng chống chấn thương và ngăn chặn không để cho vi trùng và hóa chất lạ xâm nhập cơ thể. Trong thân thể người ta, lớp sừng của da bàn tay và bàn chân đặc biệt dày thêm lên để che chở những nơi này vì là nơi thường tiếp xúc với ngoại vật nên dễ bị chấn thương. Tại phần sâu nhất của biểu bì có một lớp tế bào sinh ra sắc tố. Lượng sắc tố trong các tế bào này có nhiều hay ít tùy theo tính di truyền của mỗi người khiến cho màu da có đủ loại, từ đen đậm tới trắng bóc.
Chức năng của sắc tố là lọc bớt các tia tử ngoại để phòng bệnh ung thư da. Lớp bì: ngay dưới lớp biểu bì là lớp bì. Bì dày hơn biểu bì, mô biểu bì có chất xơ và có tính đàn hồi nên vừa mềm dẻo vừa vững chắc. Lớp bì chứa các bộ phận phụ thuộc của da gồm có: chùm cuối dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, chân lông và mao quản. Chùm cuối dây thần kinh có chức năng về xúc giác và cũng là nơi tiếp nhận cảm giác đau đớn. Các chùm cuối dây thần kinh tụ lại nhiều nhất tại các múp đầu ngón tay và đầu ngón chân. Tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi khi thân thể bị nóng hoặc khi thần kinh bị căng thẳng, có chức năng làm giảm thân nhiệt. Mồ hôi chứa nước, chất Nat-ri và chất Ka-li. Mồ hôi tại nách và chung quanh bộ sinh dục gặp vi trùng ở các nơi đó sẽ bị phân hóa rồi phát ra mùi đặc biệt của mỗi người. Tuyến bã nhờn tiết ra chất nhờn chạy vào chân lông và lan tràn ra ngoài da giữ cho da ẩm và mềm. Chất nhờn này không ngấm nước khiến cho các hóa chất tại môi trường không thể ngấm qua làn da mà xâm nhập cơ thể được. Chân lông giống như một ống dài, sinh ra lông và tóc. Chức năng của lông và tóc là điều hòa thân nhiệt và làm thành một lớp đệm để tránh bớt chấn thương. Chân lông cũng còn chứa một số tế bào gốc để sinh ra biểu bì mới trong trường hợp biểu bì bị hư hại. Mao quản có 2 chức năng: mang ô-xi tới nuôi dưỡng da và điều hòa thân nhiệt. Khi trời nóng, mao quản nở lớn hơn, máu chạy lên gần mặt da để tỏa nhiệt ra ngoài. Trái lại, khi trời lạnh thì mao quản co lại, máu chạy sâu hơn để giữ nhiệt lại trong cơ thể. Lớp mỡ: dưới lớp bì là tới lớp mỡ có đặc tính cách nhiệt và làm đệm để tránh bớt chấn thương. Lớp này bao gồm các tế bào mỡ và mô xơ. Trong cơ thể, lớp mỡ của làn da có chỗ rất mỏng như tại mí mắt và có chỗ rất dày như tại bụng và mông.
Bệnh lý thông thường về da
Làn da có thể tổn hại vì nhiều lý do. Các bệnh thông thường ngoài da mà người không ở trong nghề y khoa cũng có thể nhận xét được gồm có: Bệnh viêm da do dị ứng (chàm) khiến cho da bị ngứa và nổi đỏ hoặc biến đổi khi tiếp xúc với những tác nhân cảm ứng, Nhiễm trùng da do vi trùng hoặc vi khuẩn gây ra, Chấn thương da do tai nạn hoặc bạo lực, U và nang sẽ mô tả trong đoạn dưới, Ung thư da là những khối u có hình dạng khác thường. Nguyên nhân thông thường gây ung thư da là tác dụng của tia tử ngoại. Da lão hóa nhăn nheo và nổi vết nám.
Phòng bệnh
Phòng ngừa bớt viêm da do dị ứng: hạn chế dùng xà bông và nước. Giữ vệ sinh ngoài da để tránh bớt nhiễm trùng. Không cần dùng hóa chất gì đặc biệt khi tắm rửa, nước và xà bông đủ để giết vi trùng trên mặt da kể cả vi trùng bệnh cùi (hủi). Chấn thương do bạo lực không đề phòng được. Đề phòng chấn thương do tai nạn: chú ý khi làm công việc về chân tay, nhất là khi dùng dụng cụ cơ khí, dùng bao tay dày hoặc giầy có lót kim loại dưới mũi giầy. U là một khối tế bào dày đặc nổi lên ngoài da, nang cũng nổi ngoài da nhưng giống hình một cái túi trong đựng chất lỏng hoặc chất nhờn. U và nang không đề phòng được nhưng cần theo dõi. Ung thư da đề phòng bằng cách bớt tiếp xúc với tia tử ngoại: hạn chế ra nắng, đội mũ rộng vành, thoa kem chống nắng, không dùng dịch vụ gây rám nắng nhân tạo vì loại dịch vụ này dùng đèn chiếu tia tử ngoại lên da khách hàng. Lão hóa do thiên nhiên không tránh được. Tuy nhiên tia tử ngoại có tính cách làm làn da lão hóa mau hơn. Vậy nên tránh đừng phơi nắng để đề phòng da lão hóa quá sớm do tia tử ngoại của ánh nắng gây ra. Cũng nên tránh sử dụng dịch vụ gây rám nắng nhân tạo.
Tóm tắt
Ngoài phần việc là cơ quan về xúc giác, làn da còn có nhiều chức năng quan trọng khác.
Da gồm có 3 lớp là biểu bì, lớp bì và lớp mỡ. Biểu bì có lớp sừng để che chở thân thể. Biểu bì thường xuyên thải bớt tế bào chết và sinh ra tế bào mới. Lớp bì có chức năng về cảm giác, điều hòa thân nhiệt, chống hóa chất lạ xâm nhập và nuôi dưỡng da. Lớp mỡ có chức năng cách nhiệt và có tác dụng như một thứ đệm để tránh bớt chấn thương. Các bệnh ngoài da thông thường liên quan tới dị ứng, chấn thương, nhiễm trùng, u và nang, ung thư da, lão hóa quá sớm. Các bệnh ngoài da khó đề phòng. Các điều cần chú ý là giữ vệ sinh ngoài da, đề phòng chấn thương khi làm việc chân tay (dùng bao tay, giầy đặc biệt), theo dõi các triệu chứng bất thường của làn da và tránh bớt tia tử ngoại. Giữ gìn da: dùng chất giữ ẩm khi da khô, hạn chế dùng nước và xà bông khi bị viêm da do dị ứng. Các bệnh ngoài da không cần điều trị khẩn cấp.
Bác Sĩ Đinh Đại Kha
Đối chiếu danh từ y học Việt-Anh
Biểu bì Epidermis
Lớp bì Dermis
Lớp mỡ Fat layer
Tế bào sừng Keratinocyte Kê-ra-tin Keratin
Lớp sừng Stratum corneum
Tuyến bã nhờn Sebaceous gland
Tế bào tạo sắc tố Melanocytes
Chân lông Hair follicle
Tuyến mồ hôi Sweat gland
Bệnh viêm da do dị ứng (chàm) Eczema (atopic dermatitis)
Bệnh cùi (hủi) Leprosy
Lão hóa Aging
Linh Sơn Tạp Hứng 靈 山 雜 興
靈 山 雜 興
萬 疊 青 山 簇 畫 屏
斜 陽 淡 抹 半 溪 明
翠 蘿 徑 裏 無 人 到
山 鵲 啼 煙 時 一 聲
朱 文 安
Linh Sơn Tạp Hứng
Vạn điệp thanh sơn thốc họa bình
Tà dương đạm mạt bán khê minh
Thúy la kính lý vô nhân đáo
Sơn thước đề yên thời nhất thinh
Thúy la kính lý vô nhân đáo
Sơn thước đề yên thời nhất thinh
Chu Văn An (*)
***
Bản dịch:
Hứng Bút Đề Thơ
tại Núi Chí Linh (**)
Núi biếc chập chùng tựa bức tranh
Nắng chiều dọi sáng nửa khe xanh
Rừng hoang cỏ dại không người tới
Tiếng quạ chìm trong khói mỏng manh
Rừng hoang cỏ dại không người tới
Tiếng quạ chìm trong khói mỏng manh
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
(*) Chu Văn An (1292-1370) tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, biệt hiệu là Linh Triệt. Quê quán ở Văn Thôn, làng Quang Liệt, huyện Thanh Đàn. Nay là Thanh Trì, Hà nội. Đậu Thái Học sĩ (nay là Tiến sĩ) đời vua Trần Minh Tông (1314-1340) . -
Ông là vị Quan Văn tài giỏi, tiết tháo, nổi tiếng liêm khiết, đức độ, sung chức Tư nghiệp Quốc Tử Gíám (Thày dậy học cho Thái Tử -là Thái tử Vượng sau lên ngôi vua, là Trần Hiến Tông, niên hiệu Khai Hữu 1329-1341), được phong tước Văn Trinh Công. Nên thường gọi ông là Chu Văn An. Đến đời Trần Dụ Tông (1341-1368), Ông dâng Sớ lên vua xin trảm quyết 7 tham quan nịnh thần trong triều (gọi là “Thất trảm Sớ”) , vua không thuận ý, nên ông cáo lão, từ quan, lui về quê, dạy học và bốc thuốc cứu nhân độ thế, ẩn dật cuối cuộc đời. -
(**) Linh Sơn, là núi Chí Linh, thuộc địa giới huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Núi cao có vách đá, hang sâu, đia thế hiểm trở. - Quần thể núi non thuộc vùng thượng du sông Chu, gồm các núi: Chí Linh, Lam Sơn, Lạc Thủy. Khu vực hiểm yếu này từng là căn cứ đia, nơi dấy binh khởi nghĩa, của Bình Định Vượng Lê Lợi (1384-1433) chống quân nhà Minh, bên Tầu sang xâm lấn Nước ta.
Ghi chú: Mới đây, có kẻ giả bộ tỉnh say, buông lời hỗn hào, xúc phạm đến tôn danh Cụ Chu Văn An. Chính những lời lẽ rất mất dạy của tên súc sinh ấy đã tự chôn tên tuổi hắn..
Sự việc nói trên, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến lòng tôn kính ngưỡng mộ của tầng lớp sĩ phu đương thời, đối với vị Sư Biểu Tiền bối Chu Văn An cả. Nhân phẩm và đức độ của Ngài luôn sáng ngời như vầng nhật nguyệt trên khung trời văn học Việt Nam vậy.
Chuyện Tình Hoa Mộc Lan
(Ảnh của Tác giả)
Tháng Năm mùa hoa đẹp của Nàng
Trước nhà rực rở gốc Mộc Lan
Ngát cành hồng thắm màu thương nhớ
Xao xuyến lòng ta đến thẫn thờ
Ngày đó chúng mình thầm ước trao
Tôi anh lính trận áo bạc màu
Hậu phương em gái thư cho lính
Kể chuyện học sinh, chuyện xóm làng
Lửa binh tàn, tình cũng ly tan
Theo tàu di tản quốc hận mang
Thân làm viễn xứ hồn rách nát
Buồn đi lặng lẽ, chẳng biệt nàng
Tháng năm hoa trổ búp hương nồng
Đẹp hoa nhưng tình mộng dở dang
Ta hẹn tương phùng nơi đất khách
Mấy mùa xuân đến vẫn cách xa
Vượt biển tháng năm lệ chan hoà
Lạy biệt song thân con ra khơi
Thuyền vào giông bão, đời dâu bể
Âm cảnh em đi lỡ ước thề
Bạn kể em đã bỏ thân rồi
Xác vùi biển lạnh chết đơn côi
Hãi tặc đoạ đày rồi quăng xác
Máu hờn biển thắm đỏ màu hoa
Tôi trồng mộc Lan trước sân nhà
Như kỷ niệm buồn một kiếp hoa
Mỗi mùa Xuân đến cây đỏ thắm
Gợi nhớ tim đau lệ trực trào
Trúc Lan KTP
Tháng Năm mùa hoa đẹp của Nàng
Trước nhà rực rở gốc Mộc Lan
Ngát cành hồng thắm màu thương nhớ
Xao xuyến lòng ta đến thẫn thờ
Ngày đó chúng mình thầm ước trao
Tôi anh lính trận áo bạc màu
Hậu phương em gái thư cho lính
Kể chuyện học sinh, chuyện xóm làng
Lửa binh tàn, tình cũng ly tan
Theo tàu di tản quốc hận mang
Thân làm viễn xứ hồn rách nát
Buồn đi lặng lẽ, chẳng biệt nàng
Tháng năm hoa trổ búp hương nồng
Đẹp hoa nhưng tình mộng dở dang
Ta hẹn tương phùng nơi đất khách
Mấy mùa xuân đến vẫn cách xa
Vượt biển tháng năm lệ chan hoà
Lạy biệt song thân con ra khơi
Thuyền vào giông bão, đời dâu bể
Âm cảnh em đi lỡ ước thề
Bạn kể em đã bỏ thân rồi
Xác vùi biển lạnh chết đơn côi
Hãi tặc đoạ đày rồi quăng xác
Máu hờn biển thắm đỏ màu hoa
Tôi trồng mộc Lan trước sân nhà
Như kỷ niệm buồn một kiếp hoa
Mỗi mùa Xuân đến cây đỏ thắm
Gợi nhớ tim đau lệ trực trào
Trúc Lan KTP
05/2020
Có Dòng Sông Ở Lại
- Xong rồi nhỏ. Chuồn lẹ đi !
Oanh ôm một gói bọc giấy, kéo tay tôi đi nhanh. Nhìn khuôn mặt xương dài, mái tóc cắt ngắn láo lỉnh, tôi cảm phục nó vô cùng. Bằng tuổi tôi, không hiểu sao Oanh “chì” đến như vậy. Chuyện gì nó cũng đương đầu, giải quyết một cách dễ dàng. Chớ không như tôi, lúc nào cũng dễ mắc cở, dễ mũi lòng như bánh tráng nhúng nước. Nhớ lần thằng Hải học cùng lớp, viết thư tỏ tình với tôi. Vừa sợ lại vừa mắc cở, không biết phải làm sao, tôi đem thư Hải đến nhờ Oanh giúp ý kiến. Nó đọc hết thư, lấy viết đỏ sửa lổi chính tả, chấm câu, gạch đích phê bình đầy kín bức thư, rồi cho ba điểm rưởi. Chưa hết, giờ chơi hôm sau, Oanh đem lá thư đọc cho cả lớp nghe kèm với lời phân tích của nó. Đến nổi Hải phải lấy cớ bệnh, nghỉ học cả tuần lễ. Từ đó chẳng còn đứa con trai nào dám léo lánh, viết thư tỏ tình với tôi nữa. Và cứ thế mà thời gian trôi qua, tôi cùng Oanh lớn lên suốt một thời con gái...
***
- Tóc nhỏ thơm nức mùi chanh.
- Mới gội đầu hồi chiều. Tôi nói không quay đầu lại, mặc cho Oanh ve vuốt, hít hà với mái tóc dài mượt của tôi mà trong trường, ngoài phố ai đi ngang cũng phải trầm trồ, chiêm ngưỡng. Oanh thường nịnh tôi rằng, “Dinh có mái tóc đẹp nhất huyện mình”.
- Nhỏ à, mai mốt lở nhỏ có thất tình đi tu, hứa cho ta mái tóc làm đầu tóc mượn nghen.
- Con quỷ !
- Quỷ yêu hả... “Tóc mai sợi ngắn sợi dài. Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm”, nhỏ à.
Tôi yên lặng, không hưởng ứng làm Oanh cụt hứng. Đầu óc tôi đang đeo đuổi buổi hẹn hò với Qúi hồi chiều. Thư qua thư lại mấy tháng nay, đây là lần thứ nhì tôi và Qúi gặp riêng. Lần đầu trong đêm lửa trại liên hoan của trường cuối năm. Lần đó, hai đứa chỉ hỏi thăm nói chuyện vớ vẩn, chẳng đâu vào đâu. Tôi thất vọng vô cùng, mặc dù có rất nhiều tình cảm với Qúi. Trong thư Qúi tình tứ, mơ mộng bao nhiêu thì khi gặp mặt, Qúi vụng về, ngớ ngẩn bấy nhiêu. Từ đó, tôi muốn giữ tình cảm mình cho Qúi ở những bức thư, nên từ chối bao lần hẹn hò của Qúi... Nhưng lần nầy qua thư, Qúi bảo có chuyện rất hệ trọng cần gặp. Tôi đành phá lệ. Qúi báo tin sẽ nhập ngũ khóa trừ bị Thủ Đức vào tuần tới. Quá đột ngột trước tin giả từ, tôi tê lặng cả lòng. Bất chợt, Qúi cầm tay và hôn thật nhanh trên môi tôi. Toàn thân tôi rung rẩy, nóng bừng với nụ hôn đầu đời con gái. Tự dưng tôi chợt khóc nhẹ nhàng và xót xa cho mối tình của Qúi. Hốt hoảng khi thấy tôi khóc, Qúi xin lỗi, nếu hành động đó có làm tôi tổn thương. Tôi gượng cười, nhìn Qúi lắc đầu. Qúi hẹn sẽ viết thư cho tôi mỗi tuần và bắt tôi hứa sẽ chờ đợi ngày Qúi trở về. Nhưng Qúi không nói trở về để làm gì ? Rồi từ đó trở đi hai đứa ngồi yên lặng, nhìn từng cụm lục bình trôi hững hờ trên dòng sông chiều, chảy buồn quanh huyện lỵ.
- Đang tưởng nhớ đến chàng Qúi khùng của mi phải không.
- Đụng ai mi cũng chê, cũng gọi khùng gọi điên hết.
- Chớ hổng khùng, sao cứ mỗi ngày cứ đi qua đi lại nhà em cả chục lần, mặt bờ phờ, thiếu ngủ. Chừng gặp em thì cứ thộn mặt ra, miệng ú ớ nói năng lập bập như người á khẩu.
Tôi không nhịn cười được nữa, thua nó. Được nước Oanh ôm chặc lấy tôi, thủ thỉ:
- Lại nay mai, em hậu phương anh tiền tuyến, mùi quá cở. Cho tao ké với, nghe.
Chịu. Không có gì mà dấu được với Oanh và không gì mà nó không diễu được. Cũng may mà còn có Oanh, còn được nụ cười trước bao nhiêu cảnh trái lòng tang thương ở thời buổi nầy. Nhưng, miệng Oanh thì cứ rành mọi chuyện như “sáu câu vọng cổ”, vậy mà đến nay Oanh chưa có được một cuộc tình nào. Năm nay lại là năm cuối cùng của bậc trung học, chiến tranh thì đang lan tràn khốc liệt trên mọi nẽo đường, ngõ ngách của quê hương. Không ai trong đám con gái lớp tôi lại không muốn có một cuộc tình, một người yêu cho cuộc sống bấp bênh nầy. Tiếng bom đạn vây quanh, vang dội mỗi đêm. Biết bao nhiêu hình ảnh những người thiếu phụ trẻ khóc chồng, tuổi vừa mới đôi mươi. Cuộc chiến tranh đẩy thế hệ chúng tôi vào cảnh biệt ly quá vội. Từng lớp thanh niên trong xã, trong huyện đã ra đi và đã trở về vĩnh viển với lòng đất quê hương. Vậy mà không hiểu sao Oanh lại hững hờ với những người đeo đuổi nó ? Vậy mà không hiểu sao tôi lại chẳng thiết tha với mối tình của Qúi ? Một phần của tôi thì ước mơ đến trằn trọc, phần khác lại dững dưng đến khó hiểu. Hai ngực đã nở căng và tôi đã không còn sợ hải, mắc cở những lần có kinh mỗi tháng. Tôi đã là con gái. Một người con gái đẹp của xã, của huyện như lời Oanh thường nửa thật nửa đùa. Những ánh mắt của đám con trai cùng trường, trong huyện là tấm gương lớn cho tôi soi từng vẻ đẹp của mình...Năm gần đây, Oanh thường rủ tôi xuống nhà nó ngủ đêm, để ăn vặt và tâm sự. Nhà tôi chật lại nằm trong trại gia binh, nên tôi ít khi rủ rê bạn bè đến chơi. Ngược lại, nhà Oanh rộng thênh thang nằm trên đường lộ cái, lúc nào cũng nhộn nhịp người qua lại.
- Ê, bộ ngủ thiệt hả nhỏ. Người xưa đốt đuốc đi chơi, đời ngắn ngủi, uổng lắm.
- Còn chuyện mi với ông Sanh tới đâu rồi ? Tôi quay đầu lại, chọc nó.
- Ông “Sanh vồ” đó hả. Trung úy gì đâu mà gặp gái như gà mái mắc đẻ. Mày hổng nghe người ta nói sao, “Em ơi đừng lấy pháo binh, đêm đêm nó thụt rung rinh cái nhà”. Chết ta nhỏ à..!
Hai đứa ôm nhau cười đến chảy nước mắt. Sanh là trung úy pháo binh ở tiểu khu, đã ba mươi hai tuổi mà nghe đâu chưa “sang ngang” lần nào. Chàng pháo binh có cái trán vồ bướng bỉnh đó, theo đuổi Oanh hơn mấy tháng nay, và có lần đã nhờ người đến ngõ lời với má Oanh xin được hỏi cưới. Oanh mắc cở, nổi giận bỏ qua nhà tôi ở lỳ mấy bửa. Nó còn nói, ở đây thiếu gì con gái, sao ổng lại nhằm tao mà thương. Con quỷ, tôi chưa thấy ai như nó. Con gái mới lớn, được người ta đeo đuổi lại còn đường hoàng xin cưới hỏi, không mừng không hãnh diện, lại còn nổi giận bỏ đi, thì thiệt là hết nước nói.
- Dinh à, nếu có bà tiên hiện ra cho mi một điều ước, thì nhỏ ước gì ?
- Một thôi hả. Ít quá.
- Một thôi. Đừng tham lam con ạ !
- Để coi... Tôi chớp mắt nhìn lên trần nhà, tay vuốt nhẹ lọn tóc, đưa lên môi cắn nhè nhẹ:
- Tao ước sẽ trở thành công chúa diệu hiền, kêu gọi con người hãy chấm dứt chiến tranh, đừng dùng bom đạn giết hại lẫn nhau nữa... Còn mi, mi mơ ước điều gì ?
- Tao ước được trở thành hoàng tử để theo bảo vệ công chúa diệu hiền suốt đời.
Oanh đáp thật nhanh, giọng nó trầm lắng, mơ hồ. Bàn tay xương dài của Oanh ôm chặc lấy vòng ngực tôi đến nghẹt thở. Đêm chợt như hụt hẫng, chìm sâu. Tự dưng tôi thấy lòng mình lo sợ. Lo sợ cho những bất trắc đang rình rập chung quanh của đêm tối và của cả ngày mai. Tôi nghe tim mình đập mạnh, thổn thức. Co người trong vòng tay Oanh, tôi muốn giây phút nầy được tồn tại mãi mãi. Để mãi mãi tôi và Oanh nằm cạnh bên nhau. Để mãi mãi cuộc đời không chia cắt chúng tôi như bao nhiêu người khác. Ôi tuổi trẻ chúng tôi, mà mỗi ánh mắt, vòng tay cho tình yêu đã đâu đó đợi sẵn nỗi chia lià, ly biệt... Tôi nghe rõ từng tiếng thở dài của Oanh và mùi hương chanh thoang thoảng từ mái tóc tôi. Tiếng gió thổi từ con sông nhỏ chạy quanh huyện, da diết nỗi nghẹn ngào quen thuộc.
Huyện lỵ đã nhỏ, nay càng vắng vẻ và buồn hơn. Từng lớp người bỏ ra đi, ở một nơi nào đó hoặc vĩnh viễn về với lòng đất quê hương. Còn lại chăng là nỗi quặn đau của con sông nhỏ, cố bồi đấp một bên bờ, từ bờ lở của bên kia. Bãi đấp sông càng rộng, những chuyến đò chở ly biệt càng nhiều. Đất nước tôi sao quá ít niềm vui và tràn đầy nước mắt. Những cây tre già ủ rũ nắng gió, rạp mình khóc cho bao nụ măng non... Qúi cũng đã trở về trên chuyến đò biệt ly đó. Tôi đã khóc, khóc đến không còn nước mắt để trãi hết tiếc thương cho một mối tình thơ đẹp. Từ đó, tôi sợ nhiều nơi chốn, nhiều con đường của chợ huyện. Tôi cố tránh để không phải đi qua, để không phải nhìn lại những bóng hình của quá khứ. Ông trung úy pháo binh, “Sanh vồ” của Oanh, cũng vĩnh viễn ra đi mang theo cả lời cưới hỏi dở dang... Chừng như trong huyện lỵ bé nhỏ nầy chỉ còn lại đám con gái chúng tôi. Chừng như chỉ còn tôi và Oanh trong những ngày chiến tranh thật buồn. Hai đứa càng thương và quấn quít nhau hơn. Oanh đã xa rời sách vở của trường lớp để đi vào tần tảo với trường đời. Tôi thì trở lại ngôi trường lớp học tuổi thơ, để làm cô giáo trẻ với phấn trắng bảng đen. Sạp tạp-hóa của Oanh mỗi ngày một khá. Nhiều đám khác đánh tiếng dạm hỏi nó, cũng chỉ đem lại cho hai đứa những trận chọc cười ra nước mắt. Tôi càng lớn càng có da có ngực, mái tóc thêm dài phủ kín cả lưng. Oanh thì ngược lại, càng ngày càng ốm, cao lêu nghêu thiếu ngực và tóc lúc nào cũng cắt cao khỏi ót. Mỗi ngày sau giờ dạy, tôi thường ghé Oanh tán dóc, ăn vặt hoặc phụ giúp chút tay khi đông khách và ngủ đêm nhà Oanh nhiều hơn. Đêm nào cũng vậy, câu chuyện luôn bắt đầu bằng một khuôn mặt, một cái tên, một kỷ niệm để rồi đi đến hiện tại đang trôi qua lặng lẽ, buồn tênh. Tôi và Oanh không còn nhắc đến chuyện ước mơ của bà tiên có phép nữa, mà cứ thẩn thờ khi nghĩ đến ngày mai. Những đêm đó, nhất là những đêm mưa, Oanh ôm chặc lấy tôi và hai đứa luôn có những giấc ngũ yên lành bên nhau. Tôi thường có nhiều cơn ác mộng. Khuôn mặt u buồn của Qúi; khuôn mặt của xác người lính bên kia kéo về nằm dọc bên hông chợ. Khuôn mặt của những người vợ trẻ, đôi mắt vô hồn, đưa tay dở từng xác người để nhận mặt người thương... Vậy mà bên Oanh, tôi luôn có được những giấc ngũ an lành, không mộng dữ. Lâu thành quen, quen thành nhớ. Thỉnh thoảng những đêm khó ngủ hay bừng dậy sau cơn ác mộng tôi thèm vòng tay ôm và cái chân dài gác ngang người tôi của Oanh.
Từng ngày lặng lẽ trôi qua tưởng chừng như vô tận. Đến mùa mưa, Oanh mua được căn nhà cuối chợ, dọn ra ở riêng. Nó nằng nặc đòi tôi ra ở chung, vừa có bạn có bè vừa gần trường gần chợ. Tôi đang chần chừ, chưa kịp quyết định thì gặp Khải. Khác với những đứa con trai, những ngườI đàn ông tôi đã gặp, Khải hiện ra như kết tụ tận cùng trong tôi bao nỗi đợI chờ. Lần đầu tiên nhìn vào mắt Khải, tôi biết ngay anh là định mệnh của đời mình. Tôi yêu Khải tha thiết. Đáp lại, Khải cũng rơi vào tình tôi say đắm. Anh đến trường, đến nhà đưa đón, gặp gỡ tôi bất cứ cơ hội nào cho phép. Những buổi hẹn hò và nụ hôn anh đã mở cho tôi tất cả cánh cửa cảm xúc, rung động đầu đời. Bên anh tôi không còn là tôi nữa. Tôi thuộc về anh hoàn toàn. Ngay cả tên tôi, “Mỗi lần đọc tên em là anh nhìn thấy cả tỉnh lỵ của mình: Nguyễn Thị Phong Dinh”. Đúng như vậy, trong giấy khai sinh ghi rõ: tôi sinh ra ở xã Thới Thạnh, huyện Ô Môn, tỉnh Phong Dinh… Khải cho tôi biết giá trị thiêng liêng của từng phần cơ thể. Từ đôi môi, bờ ngực đến phần tận cùng kín đáo nhất của cơ thể tôi. Một ngày vắng anh là tôi trăn trở nhớ thương. Mỗi lần bên anh là tôi khám phá thêm bao niềm hạnh phúc mới. Những đêm anh cấm trại, hành quân là tôi sợ hãi, thù ghét bóng đen và tiếng bom đạn của chiến tranh. Tôi biết nếu mất anh tôi sẽ không còn một lý do, ước nguyện nào để tồn tại đời nầy. Và, cũng vì chính anh, tôi mất đi một phần của chính tôi, là Oanh. Như bao nhiêu lần khác, Oanh luôn trêu chọc, gọi Khải là “chàng ngốc bán than”. Cái mặt anh chàng ngó, vừa ngốc lại vừa đen. Nhưng lần nầy, Oanh không còn được tôi hưởng ứng nữa, cụt hứng và còn giận lây cả tôi lẫn Khải. Đến lúc Oanh biết chắc tôi và Khải yêu nhau tha thiết thì nó thay đổi thái độ hoàn toàn. Oanh thường buồn bực, dễ cáu và tìm cách lánh gặp mặt tôi. Những đêm ngũ chung thưa dần và Oanh không còn nhắc đến chuyện tôi dọn về ở chung nữa. Ngược lại, mối tình của Khải phủ vây nên tôi cũng không quan tâm lắm đến những bất thường của nó... Khải bàn với tôi về chuyện hôn nhân. Vài tháng sau là đám hỏi và chúng tôi dự định ngày cưới vào đầu mùa xuân. Trước những ngày trọng đại nầy, tự dưng tôi chợt nhớ nhiều đến Oanh. Tôi thấy mình có nhiều lỗi với bạn. Có những đêm, tôi nhớ và thương Oanh trằn trọc. Nếu thật sự có một người đàn ông nào đó, đến với đời Oanh và chiếm đoạt hết mọi quan hệ tình cảm của Oanh, chắc chắn tôi cũng sẽ buồn vô cùng. Tôi làm lành và đem kể hết nỗi lòng với Oanh. Hai đứa ôm chầm lấy nhau, tôi lại được dịp khóc ngon lành. Oanh trở lại chăm sóc, chìu chuộng tôi nhiều hơn trước. Nhiều lần gặp gỡ, chuyện trò Oanh không ưa Khải ra mặt. Đến nổi có lần Khải phải than phiền, nửa đùa nửa thật:
- Chắc là Oanh ghen với anh.
- Anh đừng nói bậy. Tại tính tình anh và Oanh không hợp với nhau.
Tôi giẩy nẩy. Khải chỉ cười, lắc đầu không nói gì thêm. Tôi tự thấy mình cũng khó hiểu. Gần Khải thì tôi thấy ái ngại, xót xa cho Oanh. Bên Oanh thì tôi thương nhớ Khải vô cùng. Cuộc sống thật trớ trêu trước những lựa chọn. Mà, có lựa chọn nào không mất mát bao giờ. Tôi không muốn sự mất mát, tại sao tôi phải chọn giữa Khải và Oanh. Hơn nửa trái tim tôi cúi đầu chọn Khải, phần còn lại là đầy ấp bóng hình Oanh.
Trước ngày cưới hai hôm, tôi nhận được gói quà và bức thư ngắn của Oanh.
"Phong Dinh thương,
Khi nhỏ đọc những giòng chữ này thì Oanh đã đi xa. Thật xa. Dinh ơi, nhỏ biết đó, Oanh có thể đương đầu, chịu đựng mọi nghịch cảnh, mọi đớn đau trên cuộc đời này. Nhưng, Oanh không thể nào chịu đựng sự mất Dinh. Sự mất mát khi Dinh sẽ hoàn toàn thuộc về người khác.
Chúc Dinh hạnh phúc bên chồng và sẽ quên Oanh đi mãi mãi.
Người thương yêu nhỏ suốt đời,
Kiều Oanh. "
Gió đêm mang hơi nước từ dòng sông nhỏ trở mình se sắt lạnh. Ngày thật ngắn và đêm cuối năm chợt thăm thẳm hơn nhiều. Ngọn đèn vàng vọt, yếu ớt không đủ ánh sáng soi hết trang giấy học trò. Đôi mắt tôi hoa lên, mệt mõi. Tôi buông cây viết đỏ chấm bài, đưa tay tắt bóng đèn trơ trụi giữa bàn. Lần từng bước về phiá giường ngủ, tôi đã nghe tiếng ngáy nặng nề, đứt khoảngcủa Khải. Vậy mà đã hơn ba mươi năm vụt qua cửa sổ. Hơn ba mươi năm, cuộc đời đã xô đẩy tôi vào nhiều ngõ ngoặc, nhiều nghịch cảnh để phải quen dần. Sau hai năm cải tạo, Khải và tôi dọn về ở căn nhà sàn dọc theo con sông Ô Môn. Căn nhà cha mẹ Khải để lại cho hai đứa và dọn về tận vàm Thới An. Khải làm vườn giăng câu, còn tôi vẫn được tiếp tục dạy trường tiểu học của xã. Căn nhà sàn nhỏ thô sơ, lộng gió hằng đêm luôn nằm trên bờ hạnh phúc chênh vênh. Tình yêu của tôi và Khải như tách trà nguội dần, mờ nhạt hương thơm. Chiếc lồng của chúng tôi đến nay vẫn trống. Tôi và Khải vẫn không có được mụn con nào. Những cố gắng, hy vọng ban đầu lụi tàn dần chỉ còn lại là sự chấp nhận. Tôi và Khải vẫn là vợ chồng, vẫn có với nhau bao điều hạnh phúc. Nhưng bao điều hạnh phúc đó không thể lấp đầy trong tôi và Khải khoảng trống trải vô cùng. Với Khải là những cơn say, những cuộc rượu mà tôi thấy anh uống trọn biết bao điều cay đắng. Còn với tôi thì không chỉ vậy. Không. Không phải. Mà là Oanh. Tôi nhớ và thèm da diết được một lần nằm cạnh bên Oanh, nghe lại giọng nói, tiếng cười và bàn tay xương dài ve vuốt từng sợi tóc tôi tỏa mùi hương cũ.
Oanh biệt tin từ đó đến nay. Tôi không nói với Khải về bức thư. Buổi chiều, trước ngày rước dâu, tôi đã đốt nó vì tôi đã thuộc lòng từng nét, từng chữ của Oanh. Tôi đã tìm kiếm, nhắn tin Oanh khắp nơi. Không một dấu vết, không một tăm hơi. Có lúc nghe tin Oanh ở Cờ Đỏ. Có khi được tin Oanh dọn về buôn bán ở Thới Lai. Tôi cố tìm đến nơi, thì lại có tin Oanh đã vượt biên và đang sống ở Mỹ. Không hiểu bây giờ Oanh đang ở đâu, với ai và có còn nhớ đến tình tôi hay không? Có còn nhớ đến dòng sông quê, dòng sông ở lại, chảy thiết tha suốt những kiếp đời nghiệt ngã... Nhưng đêm đêm trong vòng tay của Khải, hay như đêm nay nằm lặng lẽ bên tiếng ngáy khó nhọc của chồng, tôi luôn nghe trong lòng từng tiếng nấc nghẹn ngào, khẻ gọi: Oanh ơi, Oanh ơi ..!
Nguyễn Thị Phong Dinh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)