Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2024

Còn Lại Em Với Mùa Thu - Thơ: Ngô Huy Khánh Trân - Nhạc: Nguyên Bích -Ca Sĩ: Vân Châu


Thơ: Ngô Huy Khánh Trân
Nhạc: Nguyên Bích
Ca Sĩ: Vân Châu

Mưa Paris

 

Mưa Paris giọt buồn rơi thánh thót
Cơn mây chiều giăng nỗi nhớ quê hương.
Thu đến sớm lá hôm qua vàng vọt,
Gió nửa khuya rụng nhiều chiếc bên đường!

Mưa mãi dột trên phận nghèo rách tả,

Lên mảnh đời phiêu bạt trắng ước mơ!
Tháp Effel lặng yên hồn ta ngả,
Khải Hoàn Môn quen những gót ơ thờ!

Mưa trút nước Paris nhòa phong cảnh,

Trời vào thu gía buốt tiết mùa đông.
Trong quán ấm điếu thuốc tàn vẫn lạnh
Ngoài công viên rét mướt mấy nụ hồng!

Mưa thổn thức ôm nỗi lòng phố Huế

Nhìn sông Seine mà ngỡ nưuớc sông Hương
Đây thành quách vết thời gian trầm phế,
Thời hoàng kim ôi một thoáng vô thường!

Mưa Hà Nội bỗng chợp chờn lối ngõ

Phố cổ xưa màu sắc lẫn Paris.
Đã lâu lắm quên mùa xuân tuổi nhỏ,
Chưa một lần về lại chốn ra đi!

Mưa rả rích Paris càng thơ mộng

Thương Sài Gòn mưa ngập lối nhà em.
Lá me rơi con dường tình gió lộng,
Áo em bay thơ một thuở say mèm!

Rượu không uống mà hồn ta bỏng cháy

Chút tình quê nào ai hiểu lòng ta!
Sông uấn khúc ngược hai dòng vẫn chảy,
Đời quanh co, mưa vỡ trên phím ngà!

Đỗ Bình


Mùa Thu nào, ta về

 

Mùa Thu nào, ta về thăm Quê Mẹ ?
Nhìn nắng vàng với đồng lúa phì nhiêu
Đàn trẻ thơ tung tăng thả cánh diều
Hò vĩ dạ, tiếng reo hò gặt lúa

Đã bao Thu, lòng tôi đầy chan chứa
Mơ ngày về thăm lại chốn Quê hương
Tiếng đùa vui bên mái ấm sân trường
Hàng phượng vĩ bên đường reo trong gió

Mùa Thu nào, ta về thăm phố chợ ?
Nhộn nhịp người qua ngỏ buổi hoàng hôn
Đoàn người đi lũ lượt gánh, đèo bồng
Cảnh tấp nập như vui ngày mở hội

Mùa Thu nào, ta hằng đêm mong đợi ?
Ngày thanh bình trở lại trên Quê hương
Tiếng pháo Xuân nở rộn khắp phố phường
Chào nắng mới đón Xuân về đoàn tụ

Mùa Thu nào, ta quay về chốn cũ ?
Mái trường xưa trang sách vở học trò
Nét môi cười rạng rỡ tuổi ngây thơ
Miền Quê Mẹ vẫn hằng đêm ôm ấp ...

Mùa Thu nào, để ta còn được gặp ?
Bến hẹn hò thương kỷ niệm ngày xưa
Đi bên nhau từng câu nói vui đùa
Anh mơ ước ...ngày về thăm Quê Mẹ

Mùa Thu nào, bên nhau lời thỏ thẻ?
Đi bên em tà áo trắng nữ sinh
Bên công viên hai đứa tỏ lời tình
Lời em nói dịu dàng anh vẫn nhớ

Mùa Thu nào, ra thơ lời bày tỏ
Khi nắng vàng chiếc rọi trên lối đi
Để tình ta dệt mộng cuộc tình si
Và hạnh phúc lại về trên quê Mẹ...

Nguyễn Vạn Thắng

Lời Trần Tình

 

Tuổi hoang dại ta nằm trên ngọn cỏ
Nghe trăng sao khuya ấp ủ hình hài
Hồn nẩy lộc và tim hồng mở ngõ
Ta yêu người thuở trời đất man khai

Em sương khói hóa thân thành tượng đá

Đem nhân duyên vò xé mảnh hồn sầu
Chân dẫm nát vườn xuân tươi hoa lá
Loài côn trùng trăn trở tiếng thương đau

Buổi sáng em đi mang hồn thiên cổ
Chiều em về tơi tả dáng tương lai
Ta nấp sau em uống từng hơi thở
Rơi rụng đời chim trăm mảnh hình hài

Cùng nỗi chết một lần yêu hóa dại
Tim si mê lạc mất dấu thiên đường
Mong hóa kiếp làm thân con sóng bãi
Nằm vỗ về chân cát nhớ đại dương…

Phong Châu

Mãi Mãi Là Bao Lâu - Một Giây Là Mãi Mãi

 

Mãi Mãi Là Bao Lâu

Mãi mãi là bao lâu
trong lòng con ốc nhỏ
qua bao miền cát gió
hồn về đâu, về đâu..?

Mãi mãi là bao lâu
treo trên màu mắt ngó
những thơ dại tình đầu
thời gian trôi từ đó

Mãi mãi là bao lâu
tận cùng trong nỗi nhớ
hay chiều dài hơi thở
giữa bờ môi tìm nhau

Mãi mãi là bao lâu
ta hẹn nhau lần nữa
trong ba sinh hương lửa
như thể mới hôm nào...

Durham, North Carolina
Nguyễn Vĩnh Long

Cm Tác:

Một Giây Là Mãi Mãi

Đôi khi…
Một đời thoảng bóng câu
Một giây là mãi mãi
Mắt chìm trong mắt nhau
Đâu cần lời yêu ái
Cũng hoá thành thiên thâu

Đôi khi…
Một đời thoảng giấc mơ
Một giây là mãi mãi
Nhớ nét môi ai cười
Nhớ nụ hôn vụng dại
Hoài thơm ngọt bờ môi

Đôi khi…
Một đời thoảng gió đưa
Một giây là mãi mãi
Dẫu cách biệt mây ngàn
Dẫu dặm trùng quan tái
Bóng hình còn ở lại

Thanh Hà

LCDF, 20/10/2024

Cây Sung Am Bà


Ba tôi lên Pleiku lập nghiệp cuối thập niên 50. Đây là vùng rừng thiêng, nước độc, khỉ ho cò gáy. Sương mù dày đặc, lạnh và mưa nhiều. Đường xá đa số là đường đất đang được qui hoạch và tráng nhựa. Trưởng ty Công chánh Nguyễn Xuân Mộng là một Huynh Trưởng Hướng đạo kỳ cựu đã có công rất lớn trong việc tái thiết và xây dựng thành phố. Am Bà nằm cuối đường Phó Đức Chính và Trịnh Minh Thế nhìn từ phố lên. Đến cuối đường có một cây sung thật lớn, cành lá xum xuê và rẽ làm đôi. Quẹo trái ra Trịnh Minh Thế đi về đường Hoàng Diệu gặp Ty Cảnh sát, Ty Bưu điện v.v…

Quẹo phải ra Trịnh Minh Thế về hướng Pleime có Ty Công chánh, Ty Điền địa, Ty Ngân khố, Sở Học chánh v.v… Ba tôi nghe kể rằng thời đó ở đây không có nhà cửa nhiều, toàn là rừng rậm. Thường có một con cọp màu trắng xuất hiện ban đêm và nằm dưới gốc sung. Người ta đã làm một cái Am nhỏ để thờ. Am Bà có tên từ đó. Từ khi có Am thờ, cọp không còn về nữa.

Ba tôi còn nghe kể rằng ở nhánh ba của cây sung cách mặt đất độ ba thước có một bộ xương người gói trong bọc ny-lông màu xanh đặt ở đó (do công nhân Ty Công chánh đào được). Mỗi lần đi ngang đây tôi đều nhìn lên cây sung với những chùm quả chín mọng. Có nhiều lúc tò mò tôi dừng xe lại. Đứng dưới gốc cây nhìn lên, muốn leo lên nhưng vừa sợ, vừa lo người đi đường tưởng mình điên nên thôi…

Có cái gì linh thiêng (theo tôi nghĩ) và huyền bí… Có thể tôi quá mê tín dị đoan… Người ta xây lớn hơn và thường tổ chức lên đồng. Cái Am nhỏ vẫn nằm đó, sát gốc cây, khói nhang nghi ngút.

Nguyễn Đức Tri Ân

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2024

Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm - Thơ: Lão Mã Sơn - Nhạc: Trần Chương Lương - Hoà Âm: Phan Dê - Ca Sĩ: Hà Thảo


Thơ: Lão Mã Sơn
Nhạc: Trần Chương Lương
Hoà Âm: Phan Dê
Ca Sĩ: Hà Thảo
----------
Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm

Nín khóc đi Em, dù tình đã lỡ
Hai ta vẫn là đôi bạn tri âm
Ngồi xuống đây lắng nghe Anh kể chuyện
Có những cuộc tình không là trăm Năm:

Có chi buồn bằng cuộc tình tan vỡ
Cảnh chia tay nào mà chẳng đau lòng
Vừa mới yêu, Thúy Kiều xa Kim Trọng
Khóc mối tình đầu, đàn đứt giây tơ.

Bến Ô Giang, Hạng Võ biệt Ngu Cơ
Người dũng tướng khôn ngăn dòng lệ đổ
Tỉễn Chiêu Quân rời Hớn quốc cống Hồ
Vua nước Hớn đau lòng rơi nước mắt.

Gái nước Việt, Tây Thi sang phương Bắc
Trai anh hùng, Phạm Lãi lệ lưng tròng
Bởi Mộng Cầm đã thay dạ đổi lòng
Hàn Mạc Tử ôm mối sầu vạn cổ.

Tình tan vỡ , ai không buồn không khổ
Dù có khóc than, cũng đã mất nhau
Hãy cố quên đi cuộc tình đã lở
Thuốc thời gian sẽ hàn gắn nỗi đau.

Trần Công/ Lão Mã Sơn.


Đêm Đọc Thơ Cao Mỵ Nhân

 

Sau Cuộc Chiến chinh, lắm đổi dời
Tháng Ngày Còn Lại Quán Thơ thôi
Khi xem Thơ Mỵ mùa vong quốc
Lại nhớ Hoa Sao buổi thiếu thời
Chốn Bụi Hồng: còn đi khắp nẻo
Áo Màu Xanh: đã khuất trùng khơi
Hôm nay Lãng Đãng Vào Thu nữa
Lắng Nhịp Tim Thơ ở cuối trời ....

Nguyễn Kinh Bắc
Cape Cod May - 4 - 2024
* Những chữ in nghiêng trong bài là tựa đề những tác phẩm 
đã xuất bản của nữ sĩ Cao Mỵ Nhân.

Có Phải Hôm Nay Mùa Lá Vàng Rơi?

 

(Thương nhớ Mùa Thu Ottawa)

Có phải hôm nay mùa thu tới
Bồi hồi tôi nhớ là vàng xưa
Vẫn biết thu này là thu mới
Lá úa lòng tôi đã thay chưa?

Có một mùa thu của kỷ niệm
Người đến chiều nao mây giăng cao
Lá vàng rơi ngoài sân rất đẹp
Cho người về lá gọi lao xao

Tôi đón tình người với mộng mơ
Chiều Ottawa đẹp như thơ
Con đường về Byward Market
Quán vắng nào bên dốc sương mờ

Đồi Parliaments, đường Wellington
Những nơi nào còn in dấu chân
Mùa thu chiều đại lộ Sussex
Màu lá trên hàng cây bâng khuâng

Gió heo may lạnh vào Starbucks
Người gọi ly Cappuccino
Mây trời hôm ấy trôi vương vấn
Tôi uống mùi vị đắng cà phê

Mùa thu đi, người cũng đi xa
Ottawa tình có phôi pha?
Lá vàng héo úa từ dạo ấy
Mây xám buồn vương lối tôi qua

Hôm nay thu về gieo thương nhớ
Lá rơi theo gió chiều chơi vơi
Nắng phai cuối chân trời màu tím
Xao xuyến hồn tôi, mùa thu ơi!

Có phải hôm nay mùa thu tới
Có phải hôm nay lá vàng rơi ??...

Kim Loan

Hơi Thở Châu Âu



(Nhân dịp Nguyên Nhung du lịch Châu Âu)

Bạn đi Châu Âu mùa này vui không?
Kể cho tôi nghe những điều xa lạ,
Tôi chỉ biết qua thơ văn sách vở,
Thuở mới lớn lên như mối tình đầu.

Tôi không cần biết sông Seine từ đâu,
Trong thơ Nguyên Sa dòng sông lãng mạn,
Nên tôi đã mơ một lần hò hẹn,
Dòng sông Seine sẽ soi bóng hai người.

Paris có những cuộc tình chia phôi,
Cung Trầm Tưởng “Tiễn Em” nghe nức nở,
Ga Lyon đèn vàng, ly rượu đỏ,
Người xa người đưa tiễn một sân ga.

Bạn hãy kể tôi nghe nhà thờ Đức Bà,
Những đường phố của Paris lộng lẫy,
Và những vỉa hè bình dân tăm tối,
Dáng ai về khắc khỏai dưới đèn khuya.

Đáp chuyến xe lửa tạm biệt Paris,
Bạn tiếp tục qua những vùng biên giới,
Những đất nước nằm cạnh nhau tiếp nối,
Pháp, Bỉ, Hà Lan hay Thụy Sĩ, Áo, Anh…

Có lẽ bạn đang dừng chân ở Hà Lan,
Ngắm hoa Tulip đủ màu đang nở,
Thành phố Amsterdam mùa hè rực rỡ,
Như khi mình cháy bỏng một tình yêu.

Hãy thức dậy sớm, đi hết buổi chiều,
Ở bất cứ nơi nào bạn thăm viếng,
Vì không dễ có hai lần bạn đến,
Một đời người bao nhiêu chuyện nắng mưa.

Bạn đi Châu Âu đã sắp về chưa?
Qùa kỷ niệm chất đầy trong hành lý,
Mang về giùm tôi bụi đường xa nhé,
Vẫn còn nguyên hơi thở của Châu Âu.

Nguyễn Thị Thanh Dương


Được Mùa


Xướng:

Được Mùa


Dưới trời cuối hạ nắng chang chang
Bát ngát rung rinh cánh lúa vàng
No ấm khơi nguồn chung đất nước
An vui khởi sắc khắp thôn trang
Tiếng hò giã gạo rân ran vọng
Trăng sáng vờn mây xao xuyến căng…
Một thuở thanh bình nay thiếu vắng,
Nỗi lòng lữ khách hiểu cho chăng?

Thái Huy 
9/26/24
***
c Bài Họa:

Chớm Thu

Đã cuối mùa hè nắng chói chang
Vòm cây lác đác lá thu vàng
Trong vườn, hoa trái đang mùa rộ
Ngoài ruộng, cánh diều lộng gió căng
Trai gái hẹn hò vui mỗi tối
Thơ tình nắn nót viết từng trang
Vườn trầu chăm sóc cho ngày cưới
Hẹn tiết đông về, em nhớ chăng ?

Sông Thu
( 01/10/2024)
***
Cảnh Cũ

Đúng rồi bạn ạ, cảnh y chang
Thủa đó vui ca hát nhạc vàng
Cả một trời hoa còn chấm điểm
Thêm nhiều mộng đẹp vẫn tô trang
Đôi khi xuân trẻ về hơi muộn
Có lúc tuổi già đến quá căng
Đời cứ đầy thêm năm tháng rộng
Con đường trước mặt kéo dài chăng ...

Rancho Palos Verdes 2 - 9 - 2024
Cao Mỵ Nhân
***
Vui Mùa Gặt

Tháng sáu trưa hè nắng chói chang,
Cánh đồng tươi rói một màu vàng.
Mau đem tãi lúa mà phơi phóng!
Dũi lẹ vòng sân còn phải trang!
Thấy thóc người người lòng khấp khởi,
Được mùa ai nấy bụng no căng.
Dân sinh hạnh phúc chưa từng thấy,
Khắp xóm thôn buôn hoa kết chăng!

Đỗ Quang Vinh
02-10- 2024
***
Ngày Mùa Nơi Thôn Dã

Nắng đã lên rồi! Rất chói chang
Nông gia đem lúa chín hoe vàng
Ra phơi trước cổng nơi điền dã
Đem trải sau hè chốn thảo trang
Con nghé ăn rơm phình bụng ỏng
Sáo diều lộng gió kéo dây căng
Cầu mong mùa tới ruộng đồng tốt
Không biết nước về …có kịp chăng ?

songquang

20241002
***
Cánh Đồng Lúa Chín

Mái tóc buông dài ánh nắng chang
Tuôn rơi màu áo chợt như vàng
Cánh đồng lúa chín chưa thu hoạch
Cô gái quê mùa chẳng điểm trang
Nón lá xế trưa trời óng ánh
Cánh diều đầu xóm gió phồng căng
Khói lam chiều thẫm trên vòm lá
Một cõi xa vời mộng thực chăng.

Lê Mỹ Hoàn
9/2024


Thứ Năm, 24 tháng 10, 2024

Lá Thu Vàng ( Lời ViệtL Lữ Liên) - Autumn Leaves (Johnny Mercer) - Tiếng Hát: Pham Cao Tung


Lời ViệtL Lữ Liên
Nguyên Tác:Johnny Mercer
Tiếng Hát: Pham Cao Tung

Dáng Ai

 

Thuở ấy…anh mơ dáng ai
Một thời hương sắc chẳng tàn phai !
Đã ngự vào tim anh nóng bỏng…
Cầu xin mây gió…khó phai nhòa !

Muôn loài …hòa hợp yêu thương
Dìu nhau đi khắp nẻo đường…
Rớt rơi…những điều gian dối…
Lời lẽ con tim…nẽo vấn vương!

Vấn vương…ngọt lịm mãi cho đời
Khúc ân tình xao xuyến hồn tôi
Thì thầm…cho trời yên, bể lặng…
Khơi dậy tâm linh…bến tuyệt vời !

Tuyệt vời…vì đã có em
Suốt đời anh thỏa mãn mong thèm
Quấn quýt hồn nhau khung trời mộng
Thuyền tình lữ khách mãi ấm êm

Tô Đình Đài

Cảnh Đời Giá Lạnh

 

Thơ & Trình Bày: Minh Lương


Ottawa Mùa Thu Và Bánh Táo Nướng

Lệ bước xuống xe bus, quyết định đi bộ trên con đường lá vàng mà không cần đợi chuyến bus kế tiếp. Mới từ trại tỵ nạn qua định cư Canada được hai năm, ở đâu thì Lệ không chắc, nhưng Lệ vẫn nghĩ mùa Thu ở Ottawa là mùa Thu đẹp nhất Canada, nơi có những con đường lá đủ màu rực rỡ, như con đường dẫn đến nhà Sarah hôm nay.

Vào College khóa học Pharmacy Technician, năm nay là năm thứ hai cũng là năm cuối, Lệ mới được cho vào chung nhóm Lab với Sarah. Thực ra từ năm trước, hai người đã quen nhau vì nhận ra cùng lứa tuổi và thuộc nhóm “già” nhất lớp trong khi đa số các sinh viên khác chỉ vừa mười tám đôi mươi .
Hồi cuối khóa học vừa rồi, Lệ đã đến nhà Sarah lần đầu khi có “Lab Assignment”. Vừa bước vào nhà, mùi nồng nặc từ nhà bếp làm Lệ khó chịu, Sarah vui vẻ hiền hòa:
- Bạn chưa quen với mùi này phải không? Đó là mùi của cheese, mẹ của tớ đang làm “Maccaroni & Cheese” đấy, chút nữa bạn thử chút xíu nha.

Nhớ lời ông anh bên Mỹ dặn dò, muốn thực tập “English mau chóng thì làm quen nói chuyện với người bản xứ, đến nhà họ chơi, ăn các món ăn của họ, để học hỏi thêm về văn hóa phong tục của họ, nên Lệ mạnh dạn xông xáo kết thân với Sarah từ trong lớp cho đến ngoài giờ học. Lần đầu tiên, Sarah cho Lệ thử món pizza, còn Lệ cho nó thử món phở. Trong khi Sarah tự nhiên húp nước phở, ăn hết cả tô thì Lệ không ăn hết mấy miếng Pizza, mà chỉ ăn phần rìa của miếng bánh vì đó là phần bột mì nướng, còn phần giữa với pepperoni, pizza sauce, mushroom, olive slices thì hoàn toàn mới mẻ, Lệ không thể cố gắng dù rất muốn.
Sarah tế nhị, hiểu Lệ cần nhiều thời gian để làm quen với món ăn mới, nên nhiều lần ở giờ lunch hoặc break time ở cafeteria của trường, Sarah đều nói sơ qua các thành phần, cách chế biến, rồi tùy Lệ quyết định thử hay không, chứ Sarah không mời mọc ép uổng.

Vừa đi vừa ngắm lá vàng vừa suy nghĩ chuyện cũ mà đến nhà Sarah hồi nào hổng hay. Sarah mở cửa với nụ cười thật tươi, Lệ thấy ngay phòng khách những giỏ táo đầy ắp, Sarah giải thích:
- Hễ cuối hè đầu thu là nhà tớ hái toàn bộ các trái táo ngoài vườn sau, một phần để sên mứt, phần sấy khô, và phần làm bánh táo nướng.
Lệ kêu lên thích thú:
- Bánh táo nướng? Nghe hấp dẫn đấy!
- Yên chí nhé, bạn sẽ được thưởng thức những ổ bánh mới ra lò thơm ngất ngây.

Bước vào gian bếp, mẹ Sarah đang đứng sên mứt trong chiếc chảo lớn, ba Sarah đang xắt những trái táo nơi chiếc bàn, Sarah thông báo:
- Bánh táo nướng này phải do chính tay anh chef Noah nướng nhé, anh ấy đang bận nói chuyện phone trên lầu.

Noah là anh trai của Sarah, đang dạy học ở một Elementary School thành phố Montreal cách Ottawa gần 2 giờ lái xe . Sarah thường kể cho Lệ nghe về Noah nhưng Lệ chưa có dịp gặp gỡ.
Lệ ngạc nhiên:
- Hôm nay anh Noah về thăm nhà? Anh làm món bánh táo nướng ư?
Mẹ Sarah bật cười:
- Thực ra đó chỉ là cách nói vui, mọi công đoạn đều do tôi đảm trách, tuy nhiên đây là món yêu thích của Noah, nên mỗi khi làm món này nếu Noah có mặt thì sẽ giành phần cuối, là nặn bánh vào khuôn rồi bỏ vào lò.

Hai đứa lên lầu, vào phòng Sarah bắt đầu làm Lab Project. Gần một tiếng sau, mùi thơm lan tỏa khắp nhà, bay lên lầu làm Lệ không cưỡng nổi, hít hà. Sarah nghiêng đầu hỏi Lệ:
- Bạn có cảm nhận được mùi gì không?
Lệ chịu thua, Sarah đáp đầy tự hào:
- Đó là mùi bột nướng, quyện với mùi bơ, mùi ngọt ngào của mứt táo, và đặc biệt là mùi quyến rũ của cinnamon, tuyệt quá phải không? Tụi mình xuống bếp cho bữa trà chiều thôi nào.

Lệ theo Sarah bước xuống nhà, nơi chân cầu thang là một chàng trai cao ráo, mái tóc nâu và đôi mắt xanh lơ đang ngước nhìn Lệ, rồi anh mở lời:
- Lee ?
Lệ hơi mắc cở, mỉm cười:
- Noah?
Sarah đùa:
- Vậy là hai người biết nhau rồi nha, tớ khỏi cần giới thiệu, bắt tay nhau đi!

Sau vài câu chào hỏi ban đầu, mọi người ngồi vào bàn, ba Sarah đưa Noah đôi găng tay vải để mở lò, mang bánh ra bàn, cẩn thận đặt trên tấm thớt gỗ giữa bàn. Ai cũng trầm trồ ngắm nhìn ổ bánh. Noah rắc trên mặt bánh một lớp bột trắng mỏng khi bánh còn nghi ngút khói. Sarah nói nhỏ bên tai Lệ:
- Đó là “icing sugar”, không phải bột nhe bạn, còn màu nâu kia là bột quế đó.

Trên bề mặt là lớp bột bánh ngả màu nâu lấp lánh những hạt đường vàng trộn lẫn bột quế và mùi bơ thơm béo. Sarah đứng lên lấy dao cắt bánh, những miếng bánh hình tam giác óng ánh màu vàng nâu làm kích thích vị giác thực khách, nhưng Noah bảo còn thiếu mục cuối cùng. Anh mở tủ lạnh, lấy whipping cream, điểm trên mỗi miếng bánh hình một bông hoa trắng bắt mắt, ngọt ngào, và tiếp đến là caramel drizzle lướt trên miếng bánh theo kiểu zic zac rất điệu nghệ . Dĩa bánh táo nướng đẹp như một bức tranh hoàn hảo.

Lệ ngẩn ngơ trầm trồ ngắm từng miếng bánh trên dĩa mới thấy bên trong là những miếng táo be bé trong hỗn hợp nước đường trong veo sền sệt. Mẹ Sarah hỏi:
- Chúng ta nên uống trà gì nhỉ?
Ba Sarah đề nghị:
- Có lẽ là Chamomile vì nó không có caffeine, chúng ta sẽ đễ ngủ hơn.

Từng tách trà được đặt bên cạnh dĩa bánh, mọi người vừa ăn bánh táo, vừa nhâm nhi trà nóng, nhìn bên ngoài cửa sổ ra mảnh vườn sau nhà, những chiếc lá vàng lay động trên cây, rồi rơi rụng lao xao xuống thảm lá khô, như một bản tình ca Mùa Thu vời vợị . Thấy Lệ ăn hết dĩa bánh ngon lành, Noah thân thiện:
- Chút nữa tôi gói một phần cho cô đem về, sáng mai cô hâm lại trong oven rồi dùng với cafe ngon lắm .
Xong bữa trà chiều, Sarah rủ Lệ:
- Bạn có muốn đi dạo một vòng xóm này không? Đây là một trong những khu nhà đẹp nhất vào mùa Thu đấy.
- Tôi biết chớ! Nên hồi nãy tôi đã đi bộ gần 10 blocks đường chỉ để tận hưởng cảm giác đi giữa mùa thu đầy lá vàng.
Noah đứng lên rời khỏi bàn:
- Cho tôi đi theo làm bodyguard cho hai nàng luôn nha!

Ba người tản bộ trên vỉa hè, tiếng lá khô xào xạc dưới chân như reo vui theo từng tiếng cười và những câu chuyện rộn ràng. Noah hỏi thăm chuyện học hành của Lệ và Sarah, rồi kể về những đứa học trò lớp 6 của chàng thật dễ thương hồn nhiên, đó là lứa tuổi chưa lớn nhưng không còn bé bỏng nữa . Lệ cũng kể cho Noah và Sarah về người anh ruột đang ở Mỹ cũng như gia đình còn kẹt lại Việt Nam đang chờ giấy tờ bảo lãnh.

Đi xong một vòng, quay trở về thì trời sẫm tối, mùa Thu là thế đấy, mặt trời đi ngủ sớm. Sarah nhìn Lệ lo lắng:
- Giờ này mà chờ xe buýt hơi lâu đấy, vì là Thứ Bảy và là buổi chiều, cỡ nửa tiếng mới có một chuyến.
Noah đồng tình:
- Vậy thì chúng ta nên đưa Lee về.
Lệ tính lên tiếng từ chối, thì Sarah quyết định:
- Sẵn xe của anh Noah đậu ngay trước nhà, thôi chúng ta đi mau kẻo muộn.


Trên xe, Noah lại bắt chuyện:
- Lee này, tôi nghe nói cô có đạo Catholic, cô đi lễ nhà thờ nào?
- Tôi đi nhà thờ Việt Nam dưới phố, ngay đường Argyl.
- Vậy ngày mai cô có muốn dự lễ ở nhà thờ chúng tôi, nới góc đường Cumberland chúng ta vừa đi qua đó?
Sarah nhanh nhẩu:
- Em đã mời Lee vài lần nhưng Lee phải đi lễ nhà thờ Việt vì cô ấy là ca viên trong ca đoàn nhà thờ.
Lệ vội vàng ngắt lời Sarah:
- Oh không sao đâu, ngày mai tôi sẽ dự lễ với gia đình bạn.
Noah reo lên:
- Vậy thì vui quá, lễ bắt đầu 10 giờ sáng, chúng tôi đến đón cô.
- Dạ khỏi, tôi đi bus tiện lắm.

Sáng hôm sau, xe buýt đưa Lệ đến sân nhà thờ đúng lúc buổi lễ đang bắt đầu, mọi người đã vào chỗ ngồi, tiếng hát nhập lễ vang lên, Lệ rón rén vào hàng ghế cuối cùng . Vừa liếc qua bên ca đoàn phía hàng ghế bên kia, Lệ bất ngờ vì Noah là người đang đệm đàn piano và bên cạnh đó là hai người, một nam một nữ đang hòa giọng theo bài Thánh Ca. Lệ chợt so sánh với ca đoàn của Lệ tại nhà thờ người Việt, ca viên mấy chục người, hát có khi còn bị “bể”, còn ở đây chỉ có hai người nhưng giọng ca xuất sắc.

Đến phần dâng lễ, ba má Sarah cùng một cặp trung niên khác, cầm mỗi người một cái rổ đi vòng quanh các hàng ghế trong nhà thờ để collect tiền hoặc phong bì đóng góp từ giáo dân. Lệ cảm phục tinh thần phục vụ và sùng đạo của gia đình Sarah, rồi chợt nhớ, tên Sarah và Noah của hai anh em đều là tên trong Kinh Thánh Cựu Ước.

Cuối lễ, vị linh mục hỏi những ai có birthdays trong tháng này xin giơ tay lên, rồi Noah đệm bài Happy Birthday cùng hai giọng ca “ca đoàn” và cả nhà thờ vỗ tay theo nhịp hát. Lễ tan, nơi cuối nhà thờ đã bày sẵn bánh ngọt, sandwiches, cookies, trà, cafe, mọi người ríu rít chào hỏi nhau. Sarah chạy đến bên Lệ:
- Vào Lễ chúa nhật đầu tháng luôn có tiệc nhẹ mừng sinh nhật trong tháng, cũng là dịp cho cộng đoàn gặp gỡ thân tình.
Lệ cười cười:
- Ủa, gia đình bạn làm chủ cái nhà thờ này hay sao á, anh Noah thì chơi đàn trong ca đoàn, ba má bạn thì trong thành phần xin của lễ.
Sarah cười lớn hơn:
- Ôi, anh Noah từ thời niên thiếu đã ở trong ban giúp lễ (altar boy) rồi nhe, lớn lên anh đánh đàn cho ca đoàn. Tớ cũng được Cha xứ dạy đàn chung với anh Noah đấy chớ, nhưng rồi tớ bị mắc bệnh nguy kịch, thời gian chữa bệnh và dưỡng bệnh hơn năm năm trời, nên tớ bỏ ngang, và đó cũng là lý do tớ vào College trễ tuổi.

Lúc ấy, anh Noah cùng một cô gái bước đến, Sarah giới thiệu:
- Đây là chị Maria, người bạn cùng xóm, cùng học với anh Noah từ tiểu học cho đến trung học, chị là giọng ca solo của ca đoàn.
Lệ khen thật lòng:
- Chị hát hay lắm, tôi tên là Lee, bạn học với Sarah.

Sau lần đó, Lệ không còn dịp nào gặp lại Noah, kể cả ngày hai đứa ra trường vì trùng thời gian anh đi tu nghiệp ở Halifax. Lệ được người chị họ ở Toronto giới thiệu vào làm cho một hãng sản xuất dược phẩm. Dù chẳng muốn rời bỏ Ottawa, nhưng vì công việc và vì sẽ được ở gần anh chị họ hàng, Lệ dọn về Toronto. Lúc bấy giờ, người ta chỉ liên lạc với nhau bằng những lá thư, và thỉnh thoảng gọi phone. Lệ và Sarah gửi thư qua lại, được một năm đầu, cuộc sống bận rộn, thư từ và những cú phone cũng thưa dần.

Một hôm, Sarah gọi phone, hai đứa mừng vui kể cho nhau nghe cuộc sống hiện tại, rồi Sarah nói:
- Lee ơi, anh Noah sắp cưới vợ rồi.
- Thật ư? Anh và chị Maria thật là đẹp đôi.
- Không bạn ơi, anh ấy lấy cô giáo cùng trường.
- Ủa, còn chị Maria?
- Chị ấy đang khóc hết nước mắt tại nhà tớ đây. Chị yêu anh Noah đơn phương.
- Đơn phương? Vậy sao không nói, người ta mới biết chớ!
- Chị Maria là cô gái thông minh, chị đã nhiều lần khéo léo bày tỏ tình cảm nhưng anh Noah vẫn bình thường, xem chị như bạn .Chị hiểu, khi người đàn ông yêu mình thì họ sẽ chủ động, hoặc khi mình bật đèn xanh thì họ lao tới ngay.
- Ừ! Tội chị ấy quá.
- Tớ cũng thương chị lắm. Chị bảo, khi anh ấy chưa thuộc về ai, chị hạnh phúc mỗi khi anh ấy về thằm nhà, và hy vọng một ngày nào đó “nước chảy đá mòn”, nhưng nay anh đã có người con gái khác, tim chị tan vỡ .

Lệ bồi hồi nhớ lại thời gian mới dọn về Toronto, có những buổi chiều cuối tuần, Lệ đã mong chờ (dẫu biết là mong đợi... vu vơ) một cú điện thoại hoặc lá thư của Noah. Dẫu chẳng có thư cũng chẳng có cú điện thoại nào, kỷ niệm với Noah một buổi chiều thu thưởng thức bánh táo nướng vẫn êm ái theo Lệ suốt thời gian dài.

Cúp điện thoại Sarah xong, Lệ nói thầm: “Sarah ơi, tớ chỉ gặp anh Noah có hai lần, mà nay nghe tin anh cưới vợ, lòng tớ cũng gợn buồn, bâng khuâng, huống chi chị Maria!”
.....................................................................

Đã lâu lắm Lệ chưa trở về thăm chốn xưa. Bao nhiêu mùa thu đã trôi qua, nay Lệ đã có mái gia đình hạnh phúc, nhưng chẳng nhớ tự bao giờ, Lệ biết mình đã yêu tha thiết Ottawa, Mùa Thu và Bánh Táo Nướng.


Edmonton, Mùa Thu 2024
Kim Loan

 

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2024

Tự Mừng Sinh Nhật

 Chị Tư Ngọc Hạnh kính mến! 
Út thương tặng chị món quà nhỏ mừng Sinh Nhật và chúc chị luôn tươi vui, dồi dào sức khoẻ nha chị.
Út Kim Oanh

Thơ: Ngọc Hạnh
Thơ Tranh: Kim Oanh

Hoa Trắng - Thơ: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II - Chuyển Ngữ: Lê Đình Thông - Nhạc: Văn Duy Tùng Ca Sĩ: Hiền Thục


Thơ: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Chuyển Ngữ: Lê Đình Thông
Nhạc: Văn Duy Tùng Ca Sĩ: Hiền Thục

Món Nợ Ân Tình

 

Món nợ Ân Tình...sao trả nỗi?
Nợ kiếp này mãi đến kiếp sau
Nợ một đời cơm hẩm cháo rau
Thuở gió bụi thân Cò lặn lội....

Vai gánh nặng mẹ già con trẻ
Gia đình chồng tần tảo sớm trưa
"Cấm chợ ngăn sông" nói sao vừa...
Bầy con đói nào ai cam cảnh...!

Cha mẹ già trên ai một gánh
Gánh bầy con nheo nhóc đói no
Đường tầm phu biền biệt xa mù...
Thân cô lữ vượt rừng đói lạnh...!

Ta đã nợ Ân Tình nặng nghĩa
Nợ tấm lòng "vạn dặm tầm phu"
Vượt sơn khê rừng núi hoang vu
Tròn tiết nghĩa một đời tiết phụ

Ngư Sĩ


Quà Tặng Mùa Thu

 

Anh tặng em những chiếc lá vàng,
Như tín hiệu, mùa thu đã tới,
Ôi mùa thu Đông Bắc đẹp như tranh tĩnh vật,
Rừng thu, nội cỏ, ngàn cây,
Rực rỡ những màu thu chói lọi,
Lá muôn sắc, rừng muôn hương, mây muôn phương,
Tình một cõi,
Em trong anh.
Anh trong em.
Em hãy đến với mùa thu Đông Bắc,
Để cùng nhau nghĩ về mùa thu Hà Nội,
Của Tự Lực Văn Đoàn,
Với Hương Cốm Xanh, Cổ Ngư Hồng, Hồ Gươm Trắng, Một Cột Nâu…
Của ba mươi sáu phố phường lượt là lụa bạch,
Để nhớ tới những năm tháng học trò,
gối đầu lên Thạch Lam, Nhất Linh
Hoàng Đạo, Khái Hưng:
Hồn Bướm Mơ Tiên, Đôi Bạn, Đoạn Tuyệt,
Sợi Tóc,
Bùn Lầy Nước Đọng.
Trong phong thư lá vàng gởi tặng em,
quà mùa thu,

Anh đã gởi kèm theo tấm vé máy bay, one way,
Nghĩa là, em sang mà không về,
Em tới mà không lui.
Em sẽ an giấc ngàn thu cũng thi sĩ:
Đồi Thông Hai Mộ.
Nếu em còn yêu đời, chưa muốn tới giờ lâm chung,
Chưa muốn chọn cho mình phút lâm chung,
Em hãy ở lại bên nớ.
Anh bên ni, sẽ chôn em trong núi lá vàng,
Anh tưởng tượng như thế.
Và mỗi ngày, anh ra huyệt mộ, lạnh không em?
Anh sẽ đọc thơ ru em ngủ.
Tiếng thơ anh,
Có thể là âm thanh của loài chó sói,
mùa động tình,
Tiếng thơ anh,
Có thể là tiếng vi vu của mây lang thang,
gió phiêu du,
Tiếng thơ anh,
Có thể là dư âm cuồng nộ của một gã tình si.
Tiếng thơ anh,
Có thể là lời tuyệt vọng cuối đời của thi sĩ,
đam mê tình ái.
Tiếng thơ anh,
Tiếng thơ anh.

Em,

Nàng thơ,
Em có thể đến mà cũng có thể không,
Nhưng mùa thu và lá vàng Đông Bắc luôn chờ đợi và mong em đến.
Em hãy bình tĩnh, bình thản, bình tâm,
Mở lòng Bác Ái, Từ Bi,
Không kém phần Hỷ Xả,
Mà lên đường.
Từ hôm nay,
24/24
7/7
30/30
12/12
100/100
Anh có mặt tại phòng đợi,
Em, nàng thơ.

Lê Mai Lĩnh
***
Bài Thơ Cảm Tác:

Vâng,em sẽ đến vùng Đông Bắc
Ngay bây giờ
Làm sao em có thể chối từ
Món quà tặng
Một mùa Thu
Một tâm tình chất ngất mộng mơ
Để nghe anh làm thơ
Thơ anh sẽ làm lá vàng thêm vàng
Lá đỏ thêm đỏ
Lá nâu thêm sầu
Anh sẽ chết lịm trong mùa Thu sắc màu
Nhặt chiếc lá rơi
Và nhặt câu thơ bất chợt rụng rơi....
.....
Anh và mùa Thu Đông Bắc
Hãy đón em
Hãy xách giùm em chiếc va ly hành lý
Nặng tình tri kỷ
Chất chứa đầy tâm hồn đồng điệu
Lá khô trải thảm đón bước em đi

Mây trời nẻo xa kia
Gió góc phố gần này
Nơi nào cũng có mùa Thu
Có anh và có em

Nguyễn Thị Thanh Dương

Để Giữ Cho Tiếng Việt Được Trong Sáng


Chủ nhật 29-9-2024 vừa qua, anh chị em văn nghệ sĩ Paris đã có sáng kiến tổ chức một buổi họp mặt thân hữu để bàn thảo về chủ đề Làm sao giữ cho tiếng Việt được trong sáng. Do tính quan trọng của nó, buổi hội thảo đã thu hút được đông đảo quan khách, trong số có nhiều vị không quản ngại đường xa từ nước ngoài hay từ các tỉnh về tham dự. Ý kiến đóng góp thì nhiều mà thời gian lại có hạn, nên xin được đúc kết những ý kiến đóng góp và thêm phần giải thích để phần nào làm sáng tỏ.

Trước hết xin được nêu lên một vài ưu điểm của tiếng Việt. Tiếng Việt, theo tôi nghĩ, là một ngôn ngữ đơn âm, nhưng lại được phát biểu hay diễn tả bằng từ đa âm do nhiều chữ khác nhau ghép lại thành từ để làm nên chữ nôm. Đặc tính này tạo điều kiện cho Tiếng Việt được là một ngôn ngữ sáng tạo đáp ứng được nhu cầu diễn đạt về mặt âm hưởng, sắc thái hay hình tượng. Thí dụ chỉ với chữ tâm ta có thể ghép với một số chữ khác nhau để tạo ra nhiều từ khác với ý nghĩa riêng biệt. (td: tâm lý, tâm tình, tâm tư, tâm cảm, tâm sự, tâm trạng, tâm tính, tâm thức, tâm thần v.v... Đặc tính này của tiếng Việt cũng chính là yếu tố giúp cho nền văn hóa của ta dễ hội nhập các trào lưu văn học thế để phát triển và trưởng thành. Băng chứng là trong gần một ngàn năm xâm chiếm nước ta, người Trung Hoa đã tìm mọi cách để biến nước ta thành một phần lãnh thổ của họ. Nhưng nhân dân ta với một lòng yêu nước đã biểu lộ một sức mạnh đề kháng cao, nên vẫn giữ được bản sắc dân tộc và không để bị đồng hóa. Trái lại, nhờ được giao tiếp với nước ngoài, nhân dân ta đã không bỏ lỡ cơ học hỏi cái hay cái đẹp nơi người giúp cho nền văn hóa ta phát triển và thêm phong phú. Ta có thể nêu bốn câu thơ dưới đây mở đầu cho bài Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan: 

 Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa, tiếng trống đồn. 
 Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn chương đài người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.

Ngay câu mở đầu, chữ Chiều đặt trước trời là có dụng ý hẳn hoi. Ở vị thế đảo ngữ này, chữ chiều hẳn muốn lưu ý ta chính khoảnh khắc vào lúc chiều tàn mới là tác nhân làm sống dậy nỗi nhớ nhà nơi tác giả, chứ không phải quang cảnh trời đất vào buổi chiều. Tiếp đến hai chữ bảng lảng thay vì thoi thóp quen thuộc, mới gợi cho ta khung cảnh ánh sáng chập chờn huyền ảo của buổi chiều càng làm sống dậy nỗi niềm nhung nhớ nơi lữ khách.

Từ toàn cảnh thời gian, không gian trải rộng, ống kính sáp lại gần hơn trong câu ba và bốn để đưa ta trở về với cái không khí an lạc hài hòa của đời sống thôn dã. Gác mái (c.3), gõ sừng (c.4) là những nhóm từ chỉ động tác; nhưng phần năm chữ còn lại của mỗi câu thơ lại gợi cho ta dáng đi thư thái an nhàn của ông lão đánh cá, cũng như hành động hồn nhiên của đứa bé chăn trâu. Thêm vào đó, cách phân bố cân xứng hài hòa từ lời, từ âm tới mạch điệu (2/5) cũng như hình ảnh, đã gợi cho ta hình ảnh đẹp của của một cuộc sống an lạc hài hòa thôn dã khiến ta nao nao muốn được, như Proust, làm cuộc hành trình "đi tìm thời gian đã mất "(A la recherche du temps perdu).

Bốn câu thơ trên đây, như chúng ta đều biết, là khổ đầu của bài thơ tuyệt tác theo thể thất ngôn bát cú Đường Thi. Đây là một thể thơ Trung Hoa kinh điển với niêm luật khắt khe, chỉ những bậc thi nhân tài hoa mới làm ra những bài thơ để đời. Sự thành công của bài Chiều hôm nhớ nhà cũng không thoát khỏi qui luật này. Xin được dẫn chứng bằng hai câu thơ dưới đây :

(3) Gác mái,/ ngư ông về viễn phố
(4) Gõ sừng,/ mục tử lại cô thôn)

Có thể nói đây là hai câu thơ thuộc loại tuyệt tác nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Tuyệt tác, trước hết bởi vì nó đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe của niêm luật cổ thi về mặt đối xứng : nhịp đối nhịp (2/5) ; động tác đối động tác (Gác mái / gõ sừng), từ ngữ đối từ ngữ (ngư ông/ mục tử), hình tượng đối hình tượng (về viễn phố/lại cô thôn)… Tiếp đến là thành tựu của bài thơ về mặt niêm luật cổ thi như vậy không chỉ dành cho các cụ đồ sinh nho vừa ngâm nga vừa nhấp ngụm trà thưởng thức. Nó còn được lưu truyền và phổ biến rộng rãi trong dân gian do bài thơ là bức họa một khung cảnh thôn dã đậm đà bản sắc dân tộc với dáng đi thư thái an nhàn của ông lão đánh cá cũng như động tác hồn nhiên vô tư của đứa bé chăn trâu. Hình ảnh gợi lên quá bình dân gần gũi dến độ các từ ngữ Hán ngày một trở nên quen thuộc để cuối cùng được sử dụng như một thành phần ngôn ngữ Việt (viễn du, viễn khách, viễn xứ, viễn chinh…). Ta có thể nói bài thơ trên đây là thành tựu của sự hội nhập một nền văn hóa cao, nhưng không để bị đồng hóa. Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu đã vậy. Thế còn một trăm năm nô lệ giặc Tây thì sao?

Dù người Pháp đặt chân tới Việt Nam là nhằm mục đích xâm lược, nhưng nhân dân ta đã không bỏ lỡ cơ hội được tiếp xúc với nền văn hóa Tây phương để gia tăng nhận thức và mở rộng cảm quan thưởng ngoạn của mình. Khỏi cần nhắc tới Tự Lực Văn Đoàn, hẳn ai cũng biết cả rồi. Tôi chỉ xin trích dẫn mấy câu thơ dưới đây trong bài Hổ Nhớ Rừng của Thế Lữ để có cơ sở kiểm chứng:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi uống ánh trăng tan?...
…………………………………………
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Cũng là bài thơ nói lên nỗi niềm tiếc nhớ, nhưng bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan gợi lên cho ta một bức tranh êm đẹp hài hòa bao nhiêu, thi mấy câu thơ của Thế Lữ lại bày ra trước mắt ta một cảnh tượng man rợ, hung bạo bấy nhiêu. Không chỉ bằng từ ngữ lênh láng máu sau

Thí dụ như câu: Ta đợi chết / mảnh mặt trời gay gắt. Câu thơ tám chữ, thì năm chữ lại thuộc âm trắc (đợi, chết, mảnh, mặt, gắt); hơn thế hai chữ chết và gắt lại được đặt ở vị trí nghỉ hay ngắt nhịp. Cách bố trí mạch điệu này càng làm sống dậy nơi ta cái cảm giác hung bạo mang bản chất dã thú man rợ..

Hai bài thơ trên được sáng tác vào hai thời điểm khác nhau trong hai giai đoạn thăng trầm lịch sử khác nhau, Và mặc dù bị đặt dưới sự thống trị và áp lực của ngoại bang, nhân dân ta với sức đề kháng cao, vẫn giữ được bản sắc dân tộc, Không những thế, lợi dụng cơ hội được tiếp xúc với các nền văn hóa nước ngoài, nhân dân ta với tinh thần cầu tiến, đã học hỏi và tiếp thu những tinh hoa của người để đóng góp và làm giàu cho nền văn học đất nước những sáng tác có giá trị như nêu trên. Điều này có thể kiếm chứng dễ dàng qua đánh giá sự khác biệt giữa hai bài thơ trên về nguồn cảm hứng, về nội dung và về phong cách diễn tả

Nhưng không phải chỉ có giới kiến thức biết sử dụng từ ngữ hoa mỹ hay uyên bác mới sáng tác ra được những tác phẩm sáng giá. Ngay trong giới bình dân đại chúng, tiếng Việt của đời sống hàng ngày cũng có thể cống hiến cho ta những bản văn có giá trị. Thí dụ như bài học thuộc lòng Trâu cày trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư bậc Tiểu học trước đây tôi còn nhớ được;

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Cả ba bài thơ trên đều nói lên nỗi niềm tâm sự riêng trong hoàn cảnh khác nhau với những cảm xúc khác nhau. Ta có thể coi bài Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan là một bài thơ tâm cảm hay tâm cảnh để nói lên nỗi nhớ nhà của người lữ khách trước cảnh vật về buổi chiều, hoặc cảnh vật đó đã tác động tới lòng người như thế nào. Bài Hổ Nhớ Rừng của Thế Lữ, trái lại, là một sự trải bày tâm trạng uất ức của một con hổ nay bị giam cầm trong chuồng thú đồng thời tiếc nhớ cái thời tung hoành oanh liệt khi mình còn được là chúa tể sơn lâm. Nếu hai bài thơ trên đều là sản phẩm của các thi sĩ tài hoa thì bài thơ ca dao bình dân Trâu cày, theo tôi, cũng có thể được coi là một bài thơ tuyệt tác. Tuyệt tác, vì chất thơ toát ra từ những lời tâm tình mộc mạc chất phát của bác nông phu với con trâu được bác coi như người bạn đồng hành. Giả dụ có ai đó, khi đọc bài Trâu cày cho là lời lẽ quá bình dân quê kệch và, để khoe chữ, đem thay thế chữ trâu bằng chữ ngưu và gật gù cho rằng có sử dụng chữ nghĩa như thế, bài Trâu cày mới xứng đáng được coi là thơ. Vậy ta hãy xét mấy câu đầu của bài thơ ca dao được ông đồ gàn sửa lại xem sao:

Ngưu ơi ta bảo ngưu này,
Ngưu ra ngoài ruộng ngưu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây ngưu đấy, ai mà quản công …

Đọc lên, bất cứ ai bình thường đều cảm thấy sự thay thế này là lố bịch, khoe trương chữ nghĩa không phải lối, làm mất đi thi tính của bài thơ chủ yếu nằm trong những lời lẽ chân tình mộc mạc của bác nông phu với con vật cũng hiền lành chất phác như bác. Thơ đích thực là gi nếu không phải là hơi thở nồng ấm của tâm hồn, là tiếng nói của đời sống chân thật. Ta xúc động trước những tiếng nói bi bô đầu đời của đứa trẻ vì sự bộc lộ chân tình mộc mạc của nó. Bởi vậy ta mới gọi những tiếng nói đầu đời là lời trẻ thơ. Chỉ có người lớn mới học làm thơ, đôi khi với những sáo ngữ rỗng tuếch. Tiếc thay, đó lại là hiện tượng của tình trạng sử dụng chữ nghĩa ngày một bừa bãi hiện nay, khi ta thấy xuất hiện ngày một nhiều, đặc biệt trong nước, một số từ ngữ lạ hoắc phần đông không nói lên được cái gì, ngoại trừ chỉ để khoe khoang hợm hĩnh.

Về điểm này, đã có nhiều bài viết của người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại lên tiếng than phiền rồi. Tôi chỉ xin đơn cử một vài thí dụ cụ thể như sau:
- Tới thăm Paris, ít ai không muốn tới thăm cung điện Versailles để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc hoành tráng của nó. (thay vì nguy nga tráng lệ)

- Anh rất yêu em nên sẽ xin cười em để được quyền sở hữu em. (Người ta chỉ sử dụng từ sở hữu để nói về một đồ vật hay một vật liệu như sở hữu một tài sản khổng lồ, chứ đâu để nói về con người được. Nếu tôi là cô gái tôi sẽ cho anh chàng một cú đá đít rồi tống ra khỏi nhà liền)

- Hôm nay trời có khả năng mưa, thay vì trời có thể mưa. (Khả năng chỉ nên dùng để nói về trình độ hay mức độ, chứ không để nói về một hiện tượng có thể xảy ra hay không có thể xảy ra.)

Mấy thí dụ kể trên tưởng cũng đủ cho thấy ở trong nước hiện đang có hiện tượng một số người đua đòi sử dụng chữ nghĩa một cách tùy tiện bừa bãi cốt để khoe khoe khoang hợm hĩnh, mà không ý thức được rằng cách sử dụng chữ nghĩa như vậy chỉ để lộ sự kém hiểu biết của mình.

Thế còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại thì sao? Mặc dù sống ở nước ngoài đã lâu, chúng ta vẫn nặng lòng với quê hương đất nước nơi chúng ta đã sinh ra. Và chúng ta vẫn mong ước ngày được tìm lại một đất nước Việt Nam an bình với cuộc sống hài hòa như qua bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan hay Trâu Cày. Tâm trạng chung này của người Việt hải ngoại đã được nhà thơ Đỗ Bình nói lên qua mấy lời thơ dưới đây;

Hà Nội Xưa

Ta nhớ trời xuân hoa rực rỡ
Thuở thanh bình hồn nhẹ như thơ.
Nắng tà ngả chiếu giàn thiên lý .
Ly loạn cuốn đi tuổi dại khờ.

Chiều thu gió thoảng mùi hoa sữa
Hà Nội trong mơ thoáng nét xưa.
Người cũ gặp nhau lời nhả ngọc.
Quán hàng nhộn nhịp bước chân đưa.

Chớp mắt tuổi hồng đi lặng lẽ
Trôi ngày thoáng đẹp tựa cơn mê
Hồ gươm cổ thụ cành soi bóng
Lối vẫn cây xanh rợp nắng hè.

Hà nội thời nay nhiều phố mới
Người sang kẻ khó khắp nơi nơi
Những lời thanh lịch đâu còn nữa
Ngôn ngữ trộn pha rất lạ đời!

Ngõ ngách chìm sâu trong phố cổ
Mưa phùn lất phất bụi hư vô,
Người xưa đã hóa thành mây trắng
Dấu tích rồng bay cũng mơ hồ.

Từ thuở xa quê hồn phố cũ
Ta như cánh hạc mãi phiêu du
Thời gian biền biệt không trở lại,
Hà Nội trong mơ vẫn mịt mù.
(Đỗ Bình)

Trong một chừng mực nào đó, ta có thể coi Hà Nội xưa như một Thăng Long thành hoài cổ của thời đại chúng ta. Duy có điều khác biệt : Với Thăng Long thành hoài cổ, Bà Huyện Thanh Quan chỉ nói lên nỗi tiếc nhớ một cảnh vật người xưa không còn nữa. Đỗ Bình, trái lại, bày tỏ khát vọng được làm cuộc hành hương về nguồn để được sống lại những kỷ niệm đẹp của một thời vang bóng. Nào là thơm mùi hoa sữa, nào là Hồ gươm cổ thụ cành soi bóng, và đặc biệt là con người thanh lịch thời đó, mỗi lần gặp nhau đều mừng rỡ bằng những lời chào hỏi thanh lịch. Nhưng nhà thơ đã phải thất vọng trước những đổi thay, không chỉ nơi cảnh vật, mà còn nơi con người qua biểu hiện những lời thanh lịch đâu còn nữa, Ngôn ngữ trộn pha rất lạ đời, Rất lạ đời do việc sử dụng chữ nghĩa bừa bãi, vô ý thức như đã nói ở trên. Phải chăng đó chính là lý do khiến đã có cuộc hội bàn góp ý vừa qua về chủ đề Để giữ cho tiếng Việt được trong sáng.

Cả hai bài Thăng Long thành hoài cổ và Hà Nội xưa đều là những bài thơ tuyệt tác tuy với hai phong cách diễn tả khác nhau. Một đàng là uyên bác với những từ nôm xen lẫn từ hán-việt, một đàng toàn những từ quen thuộc, bình dị thuộc về đời sống hàng ngày. Nhưng cả hai bài đều giàu thi tính và sử dụng chữ nghĩa trong sáng như nhau. Do đó ta không nên phân tiếng Việt ra thành từ ngữ uyên bác thanh cao hay đại chúng dung tục. Điều quan trọng là ta có biết sử dụng chúng trong sáng đúng với công dụng hay tinh thần ý nghĩa của nó hay không.

Bên cạnh tính trong sang, tiếng Việt còn thêm một ưu điểm khác. Do tính đa âm đa nghĩa của nó, tiếng Việt còn là một ngôn ngữ sáng tạo, dồi dào khả năng diễn đạt. Thí dụ:

a ) để nói về sự khác biệt giữa các động tác của bàn tay: cầm,nắm, nâng niu, mân mê, vuốt ve, sờ soạng ...
- cầm tay em anh khẽ nói…
- nâng niu cánh tay ngà...
- mân mê vuốt ve ( sáng mồng một Tết, nhận được tiền mừng tuổi, thằng bé cứ vuốt ve mân mê mãi tấm giấy bạc mới tinh.)
- Mày mò, sờ soạng… (Nửa đêm thức giấc, ông lão sờ soạng lần theo bức tường đi về phía bàn, mày mò kiếm cái điếu cày để đánh một hơi thuốc lào)

b) để biểu lộ thái độ

- Biết có khách phương xa tới ghé thăm, ông bà chủ nhà niềm nở ra tiếp đón.
- Cô hàng nước đon đả mời chào khách qua sông

c) Dáng đi;

- Thằng bé mới ngày nào chập chững bước đi, nay đã lon ton chạy, khiến bà mẹ vội le te đuổi theo sợ con ngã.
- Ông già lập cập đi vấp ngã…
- Rồi còn nào là; ánh sáng lung linh, đốm lửa bập bùng, nước đổ tung tóe, hoàng hôn thấp thoáng, hoa lá xôn xao, ân cần vồn vã, ăn nói linh tinh

Vậy đó, Cái tinh hoa của tiếng Việt nằm trong khả năng diễn đạt đa tầng, đa nghĩa, hàm súc ý vị của nó. Ta có thể sánh tiếng Việt như một mảnh đất phì nhiêu có nhiều loại đá quí. Vấn đề là ta có biết tìm kiếm và khai thác những viên đá đó để biến chúng thành những viên ngọc quí giá ra sao. Bằng không, chữ nghĩa trong tiếng Việt chẳng khác chi như trong câu ca dao dân gian : “Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài, cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc di.”. Bởi vậy ta cần có thái độ trân trọng với mọi loại từ ngữ, không nên phân loại thành từ ngữ hoa mỹ thanh cao hay từ ngữ dung tục thấp hèn. Từ ngữ cũng như con người. Không nên đánh giá qua hình thức, cái vỏ ngoài. Không phải trong giới đại gia tọa lạc các ngôi biệt thự xa hoa hoành tráng, ngồi trên những chiếc xe thuộc loại xịn mới toanh láng cóong là không có phần tử bất lương. Và cũng không hề trong đám người phải tất bật làm ăn, quần áo lam lũ lại không có những tấm lòng vàng. Lương thiện, chân chính hay không là do phong cách sử sự mà thôi. Từ ngữ cũng vậy. Điều quan trọng là ta phải biết sử dụng chúng ra sao, có đúng nghĩa, đúng cách, đúng hoàn cảnh, đúng nhân vật hay không. Thí dụ như trong câu nêu trên: Nửa đêm thức giấc, ông lão sờ soạng lần theo bức tường đi về phía cái bàn để mò mẫm kiếm chiếc điếu cày, đánh một hơi thuốc lào. Các từ sờ soạng hay mò mẫm ở đây đều được sử dụng một cách trong sáng. Trái lại, những ai quen thói dùng mấy từ này một cách tùy tiện, tùy hứng là có vấn đề đấy. Hãy nên coi chừng. Có thể đó là triệu chứng cái đầu đã đầy sạn đấy. Nên xin hẹn gặp bác sĩ tâm thần để được khám bịnh là vừa.

Trên đây chính là lý do khiến tôi không coi những lời lẽ thuộc loại bình dân đại chúng đều tầm thường, phàm tục. Thực ra, đó chỉ là những lời lẽ châm biếm, hóm hỉnh có tính cách đùa giỡn giữa bạn bè, nhưng đôi khi lại là yếu tố giúp cho bản văn của ta thêm ý vi. Bởi vậy trong bài biên khảo mang tựa đề “ Albert Camus, nhà văn chuyên luận về triết học phi lý và cây bút gắn bó với cõi sông thế gian”, tôi đã không ngần ngại viết em nào nom cũng đều thơm như múi mít cả, để chi các cô gái đẹp. Nhóm từ này vốn là từ ngữ của dân bụi đời Sài Gòn trước 1975, những lúc ngồi đấu láo với nhau tại các quán cà phê con cóc vỉa hè. Cũng vậy, trong bài viết mang tựa đề “ Paris với Ernest Hemingway”, đề cập tới giai đoạn văn hào Mỹ, tới Paris để khởi đầu sự nghiệp viết văn của mình, tôi có câu viết ở phần kết “ Tới Paris mà chỉ để được một mình tự sướng hay hai đứa được cùng sướng trước tháp Eiffel hay trên đại lộ Champs-Elysées…”. Tự sướng hay cùng sướng tức selfies, đều là những từ dân Hà Nội cũng khoái dùng để chỉ hành động tự chụp hình cho mình. Albert Camus và Ernest Hemingway, như chúng ta được biết, là hai nhà văn Pháp và Mỹ giữa thế kỷ trước, đều được trao tặng giải thưởng văn học Nobel. Vậy mà khi gửi đi hai bài nhận định văn học có tính cách nghiêm túc này, tôi không nhận được lời phản nào. Riêng chỉ có anh bạn nối khố, nghĩa là chơi với nhau từ thuở còn mặc quần thủng đít tóc để chỏm trái đào, mới viết thư nêu thắc mắc : “ Ở Pháp bây giờ sống tự do phóng túng thế sao? Vậy kỳ này tao qua Pháp chơi, mày bày tao cách nào có thể đến tự sướng hay cùng sướng (selfies) trước Khải Hoàn Môn mà không bị cảnh sát lôi về Bót”. Trước câu hỏi cắc cớ đó, tôi đành chỉ biết ngậm miệng ăn tiền. Còn anh bạn tôi, chắc cũng mỉm cười gật gù khoái trá với câu hỏi móc họng của mình.

Hơn nữa, theo tôi nghĩ, cái tinh hoa của tiếng Việt không chỉ nằm trong những lời lẽ trong sáng bình dị như trong bài Trâu cày. đôi khi còn trong khả năng dùng ẩn dụ để gợi hình, gợi ý gây liên tưởng. Để minh chứng, xin cùng tôi đọc lại bài thơ Vịnh quả mít của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, cùng thời với Bà Huyện Thanh Quan;

Em như quả mít chín trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có thương xin đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

Nếu như bài Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan, lời lẽ và phong cách diễn tả uyên bác và thi tính bao nhiêu, thì bài thơ mô tả quả mít của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, vỏn vẹn chỉ có bốn câu thế thôi, lời lẽ lại bình dân dễ hiểu bấy nhiêu. Nếu đưa cho chú bé chăn trâu hay bác nông phu chất phát đọc, thì cả hai đều nói bài thơ này chỉ để nói về quả mít. Vậy mà khi chia cho một anh bạn đã từng du học ở Pháp coi, thì anh ta cứ đọc đi đọc lại, rồi gật gù tum tim cười nói; “ Đây đúng là một bài thơ tuyệt tác thuộc trường phái biểu tượng mà chưa chắc các nhà thơ tài hoa Pháp như Baudelaire, Verlaine hay Rimbaud...đã diễn tả bằng” . Về phần tôi, của đáng tội, hồi còn ở trung học, tôi cũng đã từng nghe nói về mấy nhà thơ này cũng như mỹ học biểu tượng chủ trương phương pháp ám chỉ thay cho chữ nghĩa cổ điển để tả chân. Theo phương pháp mới này, ta không nên chữ nghĩa để mô tả những gì ta thấy hiện sờ sờ ra trước mắt. Trái lại ta chỉ dựa vào phương pháp ám chỉ, nghĩa là dùng lời, dùng hình ảnh, để gợi cảm, gợi ý gây liên tưởng. Hồi đó, của đáng tội, tôi có chịu khó nghe lời thầy giảng như vậy đó. Nhưng nghe thì có nghe, là để thuộc bài chuẩn bị thi cử mà thôi. Với thời gian và nay đầu đã hai thứ tóc, bao nhiêu chữ nghĩa hầu như đã trả lại hết cho thầy. Bởi vậy nay đọc lại, tôi chỉ thấy bài thơ này đúng là quả mít như Bà Hồ Xuân Hương mô tả, chứ có hình dung ra được cái quái gì đâu theo trí tưởng tượng của anh bạn làm anh ta cứ gật gù cái đầu mỉm cười khoái trá.

Vậy đó, tôi cho rằng để giữ cho tiếng Việt được trong sáng, ta không nên chỉ chọn lọc những từ uyên bác hay hoa mỹ. Mà cũng không nhất thiết luôn luôn phải theo đúng nghĩa từ điển. Sử dụng chữ nghĩa đúng theo từ điển chỉ nên dành cho các học sinh bậc trung học đang chuẩn bị thi tú tài mà thôi. Chỉ khi nào chịu khó tìm hiểu ngọn ngành ý nghĩa của mỗi từ và công dụng của nó trong những ngữ cảnh, hoàn cảnh khác nhau, ta mới nói lên được cái tinh hoa, cái ý vị hàm xúc của tiếng Việt. Để kết thúc, tôi xin được tóm tắt thành vài hàng như sau. Tiếng Việt là mà ngôn ngữ bình dị, trong sáng nhưng dồi dào khả năng sáng tạo. Còn trong sáng và sáng tạo ra sao là do khả năng động não nơi người viết và óc tưởng tượng phong phú nơi người đọc. Hay, để mượn cách nói quen miệng của mấy ông tây mắt xanh mũi lõ xứ phú lăng xa:
Tout c’ est dans la tête, docteur.

Viết xong ngày 20 – 10- 2024
Nguyễn Bảo Hưng

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

Thơ Tranh: Vì Anh Là Lính

 

Thơ: Tường Thúy
Hoạ Sĩ: Nguyễn Minh Định
Thơ Tranh: Kim Oanh


Hạnh Phúc

 

Càng lớn tuổi càng thấy đời thật đẹp
Vì “ngộ” rằng vui khổ cũng do ta
Rồi tất cả cũng chìm vào quên lãng
Chẳng có gì quan trọng phải lo xa

Chuyện buồn phiền tôi quên mau, hỉ xã
Chấp nhận mà có gì phải kêu ca
Phản bội à, thật ra cũng thường mà
Ganh ghét hả, đâu có gì là lạ?

Đời đẹp quá y như là cổ tích
Chuyện thần tiên tưởng chẳng có trên đời
Có sức khỏe, an hưởng nhiều sở thích
Còn gì bằng, du lịch khắp nơi nơi

Càng lớn tuổi càng thấy mình hạnh phúc
Muốn sẻ chia, mong bạn cũng như tôi
Càng buông bỏ càng đỡ nhiều vướng rối
Rồi một ngày, bỏ lại tất cả thôi!

Bạn và tôi cùng yêu cuộc đời này
Mấy mươi năm không dài đâu bạn ạ
Ta trân quý từng phút giây hiện tại
Chuẩn bị ngày… qua thế giới phương xa

Như Nguyệt

Dòng Thơ Ngụ Ngôn

 

NGIÊNG

Quán chiều nghiêng sóng bụi
Sông chiều nghiêng khói sương.
Đò chiều nghiêng mây nổi,
Ta chiều nghiêng vô thường.

NẮNG THA PHƯƠNG

Như ta đi bao thuở
Qua điếm cỏ cầu sương.
Mấy trời mây vụn vỡ,
Đời đọng nắng tha phương.

BÓNG NÀO.

Bóng mấy cùng bóng nước
Bóng ảo khói sương mù.
Bóng vô thường thoáng trước,
Bóng ta - người
Thực-Hư.!

DÂU BỂ

Trải bao mưa nguồn chớp bể
Người về mấy nẽo phong vân.
Lối cũ ngiêng chiều diễm lệ.
Đá còn tạc dấu trầm luân.

CHỚP BỂ MƯA NGUỒN.

Bỏ quên phía sau giấc ngủ
Mắt đời trút cạn hoàng hôn.
Vẫn ta, dấu hài xưa cũ.
Qua bao chớp bể mưa nguồn.

BẾN ĐỔ

Bình an sau cơn sóng gió
Thuyền về với ánh trăng khuya.
Mái chèo thôi chao nhịp nước,
Trong ngần nỗi nọ niềm kia.!

CUỘC TÌNH

Giữa ngàn phương ảo hoá
Vi diệu lời bình yên.
Mây trắng về muôn ngã,
Thắp sáng trời Hoa Nghiêm.

Mặc Phương Tử

Nhớ

 
 
Nhớ chiều dạo phố dưới mưa
Nhớ trưa nắng hạ -hàng Sao bên trường
Nhớ lời nũng nịu dễ thương
Sao anh không bước vào trường đón em
Nhớ em vành nón nghiêng nghiêng
Nhớ bờ vai nhỏ tóc huyền ngang lưng
Nhớ em câu nói ngập ngừng
Anh ơi anh hỡi anh đừng giận em
Nhớ lần hai đứa ăn kem
Làm bẩn áo trắng-bắt đền anh đây-
Nhớ em như rồng nhớ mây
Thương em cũng giống như thương đời mình

Hoàng Long

Phải Thế Không EM

 

Bài Xướng:

Phải Thế Không Em!

Phải thế không EM, những chuyện buồn 
Tựa cơn gió thoảng giọt mưa tuôn 
Chợt đi chợt đến như đùa cợt 
Để ý làm chi hãy bỏ buông .!

Phải thế không EM, những đắng cay 
Chỉ là gia vị cuộc đời nầy 
Giúp ta trân quý gì ta có 
Hạnh phúc nhỏ nhoi nhưng đủ đầy!

Phải thế không EM , chuyện …chúng mình
Ngày nao hai đứa mộng tươi xinh 
Đường đi tuy lắm nhiều gai góc 
Ta vẫn bên nhau tựa bóng hình!

Phải thế không EM, bao muộn phiền 
Những điều trái ý chẳng hòa duyên 
Thôi thì…hỷ xả và vui sống 
Để thấy mỗi ngày đẹp cảnh tiên!


Phải thế không EM , hãy mỉm cười 
Tình thương san sẻ đến bao người 
Cho đi để thấy lòng an lạc 
Nhận lại niềm vui với cuộc đời!

Hoàng Dũng
06/06/2021
***
Các Bài Họa:

Xin Hiểu Vì Sao


Xin hiểu vì sao mang nỗi buồn 
Từ ngày ly xứ lệ trào tuôn!
Quê hương chừ đã xa muôn dặm 
Hoài niệm dâng tràn không thể buông!

Xin hiểu vì sao đẫm lệ cay 
Tháng năm cô lẻ ở phương nầy!
Mong sao quê Mẹ bình minh dậy 
Để thoát nơi đây cõi đọa đầy !

Xin hiểu vì sao chẳng lỗi mình 
Cách ly vẫn nhớ dáng em xinh!
Bao năm chờ đợi ngày xum họp 
Thao thức hằng đêm chỉ ngắm hình!

Xin hiểu vì sao lắm chuyện phiền ,
Đều do nghiệp tạo mới thành duyên!
Ta nên hỷ xả, từ bi đức 
Để cõi hồng trần như giới Tiên!

Xin hiểu vì sao mỗi nụ cười 
Mang niềm thương mến đến muôn người!
Hài hòa , trung tín, khiêm cung tánh 
Là nét tinh anh sáng cõi đời!

Lâm Hoài Vũ
06/06/2021
***
Thôi Nhắc Làm Chi!


Thôi nhắc làm chi kỷ niệm buồn
Xa người thổn thức lệ sầu tuôn
Đêm đêm thầm nhớ hoài mong đợi
Cố níu càng lơi thôi hãy buông!

Thôi nhắc làm chi vị rượu cay
Một lần cạn chén biệt tình nầy
Nguyệt tàn trăn trở niềm tâm sự
Đông buốt năm canh giá lạnh đầy!

Thôi nhắc làm chi xót chuyện mình
Còn đâu hương thắm đóa hoa xinh
Bài thơ ai viết lời tha thiết
Ta mãi bên nhau bóng với hình!

Thôi nhắc làm chi bao nỗi phiền
Cuộc đời chẳng nợ cũng không duyên
Xếp ngăn tim lại chờ kiếp khác
Thái lai hội ngộ ấy cõi tiên!

Thôi nhắc làm chi cố gắng cười
Hương xưa nhờ gió quyện bên người
Ươm tình lưu luyến luôn kề cận
Ai biết yêu ai... trọn cả đời…!

Kim Oanh

22.10.2024


Nghe Nhạc Phạm Anh Dũng

 
 
Năm 1993, giới ưa chuộng ca nhạc Việt Nam vừa khám phá ra một nhân tài, vừa là nhạc sĩ sáng tác tình ca vừa là ca sĩ có giọng truyền cảm tựa như Duy Trác thập niên 60-70. Đó là Phạm Anh Dũng với hai tác phẩm đầu tay, tập nhạc Tình Khúc Hồi Hương do Phạm Duy đề tựa, Duy Cường soạn hòa âm tây ban cầm, Mùi Quý Bồng minh họa, và CD Đưa Người Về Phương Đông do Duy Cường hòa âm phối khí với các ca sĩ thượng thặng trình bày. Ngoài những bản nhạc trong hai tác phẩm này, Phạm Anh Dũng còn viết khoảng 30 tình ca nữa.
Viết nhạc và ca hát chỉ là nghề tay trái của họ Phạm, nghề tay phải là y khoa. Anh còn trẻ sinh năm 1949 tại Duyên Hà, Thái Bình, là một bác sĩ chuyên khoa gia đình ở Santa Maria, California. Nhưng chính nhờ nghề tay trái mà Phạm Anh Dũng thành công, đưa tên tuổi mình đến với quần chúng thưởng ngoạn nghệ thuật.

Ngoài những tình khúc anh sáng tác cả nhạc lẫn lời, Phạm Anh Dũng phổ nhạc vào thơ của nhiều thi sĩ như Nguyên Sa, Du Tử Lê, Cung Vũ, Trần Vấn Lệ, Y Dịch, Bích Huyền, Đinh Tuấn, Mùi Quý Bồng, Phạm Thế Trường, Trang Châu... Phổ nhạc vào thơ, như chúng ta rõ, rất khó. Khó ở chỗ làm thế nào diễn tả được cái ý thầm kín của tác giả bài thơ. Đưa nhạc vào thơ cũng có thể ví như mang tiểu thuyết ra làm thành phim truyện.
Chúng ta cũng hiểu rằng có kiến thức thấu đáo về âm nhạc, có tay nghề sử dụng nhạc khí, chưa chắc đã thành nhạc sĩ sáng tác. Theo nhận định của tôi, những bản nhạc tình do Phạm Anh Dũng tự viết nhạc và lời, những bản do anh phổ nhạc vào thơ đều hay đến xuất sắc.

Tôi đã nghe nhiều lần nhạc của Phạm Anh Dũng qua nghệ thuật trình diễn của Thiên Phượng, Duy Trác, Mai Hương, Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Thái Hiền, Trọng Nghĩa, Quỳnh Giao và chính tác giả. Tôi có thể khẳng định rằng Phạm Anh Dũng là một nhạc sĩ sáng tác có tài, một ca sĩ có giọng ca trầm ấm, truyền cảm như Duy Trác thập niên 60-70.


Những bản nhac của Phạm Anh Dũng sáng tác đủ mọi thể loại, đa số giản dị và mạch lạc. Duy Cường đã phụ trách phần hòa âm phối khí cho CD Đưa Người Về Phương Đông, với lối hòa âm phối khí nhẹ nhàng, uyển chuyển quen thuộc. Đây cũng là một thành công tiếp theo nhiều thành công khác của Duy Cường. Nhạc Phạm Anh Dũng là nhạc tình cảm. Thứ tình cảm trung hậu, bình thường giản dị của người yêu, của tình lỡ, của mất quê hương, của cõi lòng chợt se sắt khi hè qua thu tới với gió heo may, lá vàng rơi, với ngõ vắng, vườn thưa.... Nhiều khi cõi lòng người nghệ sĩ cũng rung động nhẹ nhàng như dây tơ khi nhìn là thư tình đã hoen ố, đổi màu theo thời gian. Vọng về quá khứ là tiếng hát xanh xao, là mười ngón tay ngà, là mùi hương mái tóc ngậm ngùi. Và có em xinh nhỏ, khiến người anh vấn vương, để lệ đá ngàn thu phai nhòa bóng dáng... Tình cảm Phạm Anh Dũng cứ lâng lâng dạt dào như thế. Đằm thắm nhưng không xót xa. Nhớ thương nhưng chẳng oán hờn.

Ở Hải Ngoại, Tình Ca Phạm Anh Dũng là một đóa hoa rừng hiếm quý. Chúng ta đang nói tới một Phạm Anh Dũng có tài, còn trẻ, có sẵn lưa âm nhạc trong người, được xác nhận bởi Tập Nhạc Tình Khúc Hồi Hương và CD Đưa Người Về Phương Đông.

Tập Nhạc Tình Khúc Hồi Hương (click vào từng hình cho lớn ra và download nếu muốn)
https://phamanhdung1.blogspot.com/2024/05/tap-nhac-tinh-khuc-hoi-huong-tinh-ca.html

Nguyễn Đức An
Florida, tháng Giêng 1994
BS Nguyễn Đức An (1938-2024)


--

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2024

Mơ Duyên Thề - Nhạc& Lời: Khanh Phương (Trần Văn Khang) - Tiếng Hát: Bảo Yến & Tấn Đạt


Nhạc& Lời: Khanh Phương (Trần Văn Khang)
Tiếng Hát: Bảo Yến & Tấn Đạt

Tình Ta

 

Tạ ơn đời…anh đã có em
Mùa Xuân đất khách…ánh trăng mềm
Ru ngủ hồn anh…vòng tay ngọc
Trời mơ, đất mộng…chiếc thuyền êm !

Thuyền mơ…rộn rã con tim
Thỏa mãn bao lâu… đã kiếm tìm
Em ơi… đây là ơn phước!
Con tim…xin trao cả về em!

Chẳng cần biết em từ đâu
Dòng sông đưa lối…bắt cầu
Sóng tình…rung cùng nhịp điệu
Gió mây quấn quýt…mãi gần nhau

Dìu nhau…đi suốt cuộc đời
Tình đầu …là tình cuối em ơi
Đốm lửa lòng luôn sưởi ấm…
Dù cho…vạn vật đổi dời…

Thời gian…rồi sẽ qua nhanh
Chúng ta là khách lữ hành…
Cho đời hoa thơm, trái ngọt
Đường về vinh hiển…mãi long lanh!

Tô Đình Đài

Tiếc Đã Gặp Nhau Quá Muộn Màng



Tiếc đã gập nhau quá muộn màng 
Tháng qua vừa chịu đội khăn tang: (*)
Mới hay đã mất nguồn vui sướng,
Mà chỉ còn trơ nỗi bẽ bàng
Xá Lợi (*) trong xương nào biết trọng
Tóc Xanh (*) ngoài mặt cố khoe khoang
Tu,Tề, Bình, Trị không tìm học
Tiếc đã gập nhau quá muộn màng!

LạcThủy Ðỗ Quý Bái

(*) chú Thích:
1 xương bóng còn lại sau hoả táng Sư tổ
2 tóc tơ con trẻ mới sinh
3 Hiền thê mới khuất bóng Sept./5/2020


Gối Mộng Mơ Hoa



Em nằm gối mộng mơ hoa
Cho anh bướm trắng cắn tà áo xanh
Buồn thương xa xót sao đành
Gần như gót ngọc liên thành thật thơm

Anh ngồi câu cá dỗi hờn
Cho em tiên nhỏ dạo đờn ru thơ
Sầu riêng chín đợi mười chờ
Trà say rượu tỉnh còn ngờ chân như

Em nằm nghiêng võng đưa thư
Cho anh lạc phách còn dư hương nhìn
Căng vòng tay sử chân kinh
Hoàng hoa tâm động cùng mình ca dao

Anh ngồi vọc nước cầu ao
Cho em nhõng nhẽo đường vào tình ca
Thuyền hoa xe hoa kiệu hoa
Hoa đào nguyên điệu về nhà tranh thơ ...

MD.02/07/18
Luân Tâm
 

Lá Thư Đi Lạc



Lá điện thư gửi người năm cũ
Mười lăm năm đã bặt tăm hơi
Lòng hồi hộp như tình mới chớm
Nàng nơi đâu hỡi đóa hoa đời?

Ta sống gấp chạy theo thiên hạ
Như thú đông miên ngủ rừng cây
Ngày tỉnh giấc nghe hồn lạc lõng
Người đi chân, kẻ bay trong mây

Để hoảng hốt vào cuộc đuổi bắt
Rồi lạc nhau cách trở bấy nay
Ta thành thứ người Vùng Cao mới
Bước vật vờ như choáng men say

Lá điện thư bay vào cõi vắng
Ôi, cố nhân đã tếch non Tây
Có ngậm cười khi về miên viễn
Chiều vàng thu còn mỗi chim gầy!


Locphuc
(Đăng thơ tưởng nhớ Tác Giả)

The Invitation (Oriah Mountain Dreamer) - Sự Thôi Thúc(Thái Lan Dịch)

(Oriah Mountain Dreamer)

The Invitation

It doesn’t interest me what you do for a living. I want to know what you ache for, and if you dare to dream of meeting your heart’s longing.

It doesn’t interest me how old you are. I want to know if you will risk looking like a fool for love, for your dream, for the adventure of being alive.

It doesn’t interest me what planets are squaring your moon. I want to know if you have touched the centre of your own sorrow, if you have been opened by life’s betrayals or have become shrivelled and closed from fear of further pain!

I want to know if you can sit with pain, mine or your own, without moving to hide it or fade it, or fix it.

I want to know if you can be with joy, mine or your own, if you can dance with wildness and let the ecstasy fill you to the tips of your fingers and toes without cautioning us to be careful, be realistic, or to remember the limitations of being human.

It doesn’t interest me if the story you are telling me is true. I want to know if you can disappoint another to be true to yourself; if you can bear the accusation of betrayal and not betray your own soul.

I want to know if you can be faithful and therefore be trustworthy.

I want to know if you can see beauty even when it is not pretty every day, and if you can source your life from the Goddess’s presence.

I want to know if you can live with failure, yours and mine, and still stand on the edge of the lake and shout to the silver of the full Moon.

It doesn’t interest me to know where you live or how much money you have.

I want to know if you can get up after a night of grief and despair, weary and bruised to the bone, and do what needs to be done for the children.

It doesn’t interest me who you know or how you came to be here. I want to know if you will stand in the center of the fire with me and not shrink back.

It doesn’t interest me where or what or with whom you have studied. I want to know what sustains you from the inside when all else falls away.

I want to know if you can be alone with yourself and if you truly like the company you keep in the empty moments.

Oriah Mountain Dreamer

***

Bài Dịch:

Sự Thôi Thúc

(Cuộc sống nhân loại sẽ được thi vị hóa) 

Tôi không quan tâm đến việc bạn kiếm sống bằng cách nào,
Tôi muốn biết bạn khao khát điều gì,
Và nếu bạn dám mơ ước thực hiện được khát khao cháy bỏng từ tâm huyết.

Tôi không quan tâm đến tuổi đời của bạn.
Tôi muốn biết, nếu để tìm kiếm tình yêu và ước mơ của bạn,
Đối với cuộc phiêu lưu để cảm thấy việc sống còn của mình,
Bạn có liều lĩnh mạo hiểm để bị cho là điên rồ hay không.

Tôi không quan tâm đến những thiên thể bay ngang qua mặt trăng của bạn***1/--.
Tôi muốn biết liệu bạn đã chạm tới tâm điểm đau khổ của chính mình chưa,
lieu những sự phản bội mà bạn nếm qua đã giúp bạn có một cái nhìn rộng mở về cuộc sống,
Hay là bạn đã héo mòn và thu vào vỏ ốc vì sợ bị tổn thương thêm trong tương lai-


Tôi muốn biết liệu bạn vẫn có thể sống cho dù thất bại, xảy đến cho bạn hay cho tôi,
Không khuấy động mọi việc để che giấu, làm cho nhẹ đi hoặc chỉnh sửa lai.
Tôi muốn biết liệu bạn có thể sống với niềm vui, của bạn hay của tôi,
bạn có dám nhảy múa, ngớ ngẩn đến tận cùng mà không thận trọng, không thực tế và không ghi nhớ những giới hạn của loài người.

Tôi không quan tâm đến tính xác thực của câu chuyện bạn kể
Tôi muốn biết liệu bạn có khả năng làm một người nào đó thất vọng chỉ để thành thật với chính mình không,
Liệu bạn có chịu đựng lời buộc tội từ một sự phản bội mà không vì thế trở nên không trung thành với chính mình hay không.

Tôi muốn biết liệu bạn có thể tín nhiệm vào người nào được không, và liệu bạn có đáng tin cậy hay không.

Tôi muốn biết liệu bạn có thể nhìn thấy vẻ đẹp ngay cả trong những ngày đen tối không
Và bạn có thể tìm thấy nguồn sống của mình khi nhìn thấy vẻ đẹp này từ bàn tay Nữ Thần hay không.
===
Tôi muốn biết liệu bạn vẫn có thể sống cho dù thất bại, xảy đến cho bạn hay cho tôi,
Và mặc dù với tình thế đó, bạn vẫn đứng bên bờ hồ
Và hét to lên: "Ôi Đẹp quá! " khi ngắm nhìn vầng trăng vằng vặc sáng.
===
Tôi không muốn biết nơi bạn sinh sống ra sao, bạn có giàu hay không.
Tôi muốn biết liệu sau một đêm đầy đau khổ và tuyệt vọng,
Bạn có thể gượng đứng dậy và thực hiện được những việc cần thiết cho con bạn hay không.

Tôi không muốn biết bạn là ai, bạn quen ai, hay bạn đến đây bằng cách nào.
Tôi muốn biết liệu bạn có thể đối đầu với hiểm nguy cùng tôi mà không lùi bước hay không.

Tôi không quan tâm đến việc bạn học gì, ở đâu, hoặc với ai.
Tôi muốn biết điều gì đã trợ lực cho bạn ở bên trong tâm hồn bạn, khi tất cả đều sụp đổ.
Tôi muốn biết liệu bạn có thể chống chọi một mình, cô đơn mình thôi,
Và bạn có thể thực sự yêu thích khi chỉ có những khoảnh khắc trống rỗng của mình.

Thái Lan Dịch
-----------
Ghi chú:
***1/- Thành ngữ “những ngôi sao băng qua mặt trăng của bạn” xuất phát từ một bài thơ khám phá các chủ đề về đời sống nội tâm và những cảm xúc sâu sắc.
Trong bối cảnh này, “ngôi sao” tượng trưng cho những ảnh hưởng bên ngoài hoặc các sự kiện trong cuộc sống, trong khi “mặt trăng” tượng trưng cho tâm hồn hoặc cảm xúc cá nhân.
Tác giả sử dụng hình ảnh này để nhấn mạnh rằng điều thực sự quan trọng không phải là những tác động từ bên ngoài mà là cách một người đối mặt với những đau khổ và niềm vui của chính mình.