Trình Bày:Thụy Long
tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2024
Nỗi Buồn Cách Xa - Nhạc Và Lời:Nguyễn Tuấn - Trình Bày:Thụy Long
Trình Bày:Thụy Long
Hồi Ức Đời Tôi
Nhìn bóng đêm gẫm lại cuộc đời tôi
Một cuộc đời đã gặp nhiều phong vũ
Rời bỏ quê hương đất khách nổi trôi.
Khi còn trong nước như trên Mỹ quốc
Tôi đã từng lang bạt khắp đó đây
Đôi giày giang hồ mòn gần hết gót
Chiếc áo phong sương sờn cả đôi vai.
Đời tôi lắm cảnh thăng trầm vinh nhục.
Đã từng ngồi tù, có lúc làm quan
Đã có một thời nhà cao cửa rộng
Cuộc đổi đời làm sự nghiệp tiêu tan!
Cuối đời trắng tay, thành kẻ không nhà
Phải nương thân trên gác trọ Nhà Già
Cho đến ngày từ giã cõi trần gian
Rồi, thân cát bụi sẽ trở về cát bụi.
Hoa Đô (Lockwood House)2024
Trần Công/Lão Mã Sơn
Ngày Mới
Bài Thơ Xướng:
Đêm tàn bóng tối cũng dần xa
Ánh sáng ban mai toả mọi nhà
Vọng tưởng vườn xưa thay đổi sắc
Mơ nhìn bướm cũ ghé tầm hoa
Một thời chữ nghĩa buồn hiu hắt
Cái thuở tình thơ hết mặn mà
Cũng bởi sân si kia chẳng thấu
Nên gây vướng mắc ở lòng ta.
Quên Đi
***
Bài Thơ Hoạ
Học Đòi
Ngủ say giấc điệp mộng còn xa
Tia nắng bình minh rọi xó nhà
“Thơ Thẩn Vườn” xưa lai vãng cảnh
Chạnh niềm cố cựu ghé xem hoa
Nhớ thời chữ nghĩa người vui vẻ
Thương thuở thầy cô bục giảng mà
Xướng họa nhiều thơ hay thể hiện
Bên cây cổ thụ nặng tình ta…!
Mai Xuân Thanh
Chanson D'automne (Paul Verlaine) - Bài Ca Thu Ca (Trần Việt Long, Đức Hùng, Đèo Văn Trấn, Hiền ĐS16)
Les sanglots longs
Des violons
De l’automne
Blessent mon coeur
D’une langueur
Monotone.
Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l’heure,
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure;
Et je m’en vais
Au vent mauvais
Qui m’emporte
Deçà, delà,
Pareil à la
Feuille morte.
Paul Verlaine
(1844 – 1896)
***
Autumn Song
The long sobs
Of autumn violins
Make my heart throb
With chagrin
And a monotonous
Languor.
All choked up
And pale, when
The hour sounds,
I remember with a sigh
Days long gone
And I cry.
And I let myself go
With the ill winds that blow
Which carry me
Hither, thither
Similar
To a dead leaf.
(Translated by Jayshree – Literary Gitane)
***
Bài Ca Mùa Thu
Tiếng nức nở dài
Của những cây vĩ cầm mùa thu
Làm trái tim tôi u uất
Với sự muộn phiền
Và sự
Mệt mỏi cô đơn.
Tất cả đều nghẹn ngào
Và nhợt nhạt, khi
Giờ vang lên,
Tôi nhớ lại với một tiếng thở dài
Những ngày đã qua lâu rồi
Và tôi khóc.
Rồi tôi buông thả mình
Với những cơn gió dữ thổi qua
Đưa tôi
Đến đây, đến đó
Giống như
một chiếc lá rơi.
Thu Ca
(Bài Hát Nói cảm ơn và đáp lễ Nhà Thơ Song Ngữ Trần Việt Long đã giới thiệu và chuyển đến danh tác “Chanson D’Automne” (“Bài Ca Mùa Thu” bản dịch của Trần Việt Long và “Autumn Song”, bản dịch của Jayshree – Literary Gitane) của Nhà thơ Paul Verlaine (1844 – 1896, hưởng dương 52 tuổi!).
Đàn Vĩ Cầm đang khóc!
Thu về đây làm ngất ngây, lăn lóc cuộc đời!
Vàng rơi rơi! Tâm Hồn Nghệ Sĩ lên khơi!
Và gió rít, mưa tuôn! Muôn lời Nhạc,Thơ trào ói!
Rừng Thu âm thầm hoài réo gọi!
Mây Thu thảng thốt mãi kêu thương!
Mầu lam! Đẹp man mác tuyệt vời! Màn sương!
Lá khô ngập ghế đá công viên! Một mình! Tình yêu vấn vương, vắng lạnh!
Thu về cho trái tim vỡ tan trong cô quạnh!
Biết bao giờ Nguồn Thu mới tạnh được buồn đau?
Khóc đi! Nước mắt nhiệm mầu!
Đức Hùng
Sydney, Úc Châu, 17/08/2024
***
Mùa Thu tiếng hát lạc loài
Vĩ cầm nức nở ngân dài tiếng tơ
cuộc tình từ đó bơ vơ
Trái tim uể oải bất ngờ nhói đau
Nỗi buồn đơn điệu xanh xao.
Một vùng ngột ngạt nhạt màu mắt môi
Khi giờ ly biệt điểm rồi
Ngậm ngùi tôi nhớ lại thời xa xưa
Và tôi như khóc trong mơ
Và tôi đang bỏ xa bờ bến mê
Cuồng phong sẽ cuốn tôi đi
tung bay đây đó khác gì lá khô
Đèo Văn Trấn
Des Moines, IA- USA 8/17/2024
Âm dài nức nở ưu trầm tim tôi
Rã rời, u uất , đơn côi
Thời gian vang vọng nghẹn lời khóc thương
Thở dài ngày cũ vấn vương
Thả mình cho gió dại cuồng cuốn trôi
Đi đây đi đó mặc đời
Ta như chiếc lá rụng rồi tiếc chi!
Hiền ĐS16
Góc Đường Thi: Cung Từ 宮詞 - Đỗ Mục
Người Trí Và Kẻ Kém Trí
Tôi Nằm Gác Tay Lên Trán
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2024
Trời Đã Sang Mùa - Thơ: Hồng Vân(Virginia)-Nhạc: Trần Đại Bản - Ca Sĩ: Duyên Quỳnh
Nhạc: Trần Đại Bản
Ca Sĩ: Duyên Quỳnh
Đời Phi Công - Tổ Quốc Không Gian
Đời Phi Công
Lướt gió vờn mây, sớm hửng sương
Áo bay còn ủ dạ tình hương.
Tung hoành Bảo Quốc nơi biên giới
Ngang dọc Trấn Không chốn chiến trường.
Cánh thép tung lên, lằn đạn réo
Chim bằng trút xuống, khói bom vương.
Chiều về căn cứ tròn phi vụ
Giấc ngủ mơ màng bé hậu phương!
Duy Anh
O8/21/2024
Đường mây lướt gió sáng mờ sương
Khăn ấm em đan ấp ủ hương.
Ngang dọc Trấn Không nơi trận tuyến
Tung hoành Bảo Quốc chốn sa trường.
Chim bằng trút xuống tràng bom nổ
Cánh thép tung lên vết đạn vương.
Phi vụ thành công, địch tổn thất
Góp phần chiến thắng ở tiền phương!
Duy Anh
08/21/2024
Prends Cette Rose(Pierre De Ronsard) - Hãy Nhận Đóa Hồng Nầy(Phí Minh Tâm, Mỹ Ngọc)
Prends Cette Rose
Prends cette rose aimable comme toi,
Qui sers de rose aux roses les plus belles,
Qui sera de fleur aux fleurs les plus nouvelles,
Dont la senteur me ravit tout de moi.
Prends cette rose, et ensemble reçois
Dedans ton sein mon coeur qui n'a point d'ailes.
Il est constant, et cent plaies cruelles
N'ont empêché qu'il ne gardait sa foi.
La rose et moi différons d'une chose :
Un soleil voit naître et mourir la rose,
Mille soleils ont vu naître mon amour.
Dont l'action jamais ne se repose
Que plût à Dieu, que telle amour enclose,
Comme une fleur, ne m'eût duré qu'un jour.
Pierre De Ronsard
***
Hãy Nhận Đóa Hồng Nầy
Hoa hồng xinh xắn giống em yêu
Đẹp nhất vườn hoa nét diễm kiều
Trong giữa muôn hoa ôi mới lạ
Hương thơm say đắm kẻ cô liêu.
Hoa hồng em nhận tình chân thật
Để lại lòng em thêm một điều
Không cánh tim anh dừng chốn đó
Dù bao thử thách một tình yêu.
Hoa hồng người tặng có điều khác
Hoa nở ban mai nhưng buổi chiều
Hoa héo. Tình anh chưa nở hết
Mỗi giây mỗi phút lại thêm nhiều.
Thượng đế giúp ta tình rạng rỡ
Không như hoa nở để tàn chiều
Phí Minh Tâm
***
Hãy Nhận Đóa Hồng Này
Hãy nhận bông hoa thật dễ thương
Như em, hồng đẹp nhất trong vườn.
Là hoa mới nở, hoa tươi nhất
Ngao ngát, anh say cả sắc hương.
Nhận đóa hồng tình nghĩa của nhau
Đặt trong tim chẳng để bay mau
Thậ́t chung thủy dẫu trăm cay đắng
Chả có gì ngăn cách được đâu.
Hồng với ta thì thật khác xa
Một ngày , sớm nở tối tàn hoa
Ngàn ngày tình vẫn không thay đổi
Yêu mãi không ngừng thật thiết tha.
Xin Thượng Đế tình đừng vội khép
Như đời hoa thoáng một ngày qua.
Mỹ Ngọc phỏng dịch
Thương Và Ghét
* Khi bạn im lặng,
- Những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn biết lắng nghe,
- Những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn khinh người.
* Khi bạn nói,
- Những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn biết chia sẻ,
- Những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn nói nhiều.
* Khi bạn nói về những điều to lớn,
- Những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn đang truyền cho họ cảm hứng.
- Những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn đang “nổ”.
* Khi bạn nói về những điều rất đời thường,
- Những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn giản dị,
- Những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn tầm thường.
* Khi bạn hy sinh,
- Những người yêu thương bạn sẽ nói “cảm ơn”,
- Những kẻ ghét bạn sẽ nói “đạo đức giả”.
* Khi bạn sống thật,
- Những người yêu thương bạn sẽ tha thứ và yêu thương bạn nhiều hơn,
- Những kẻ ghét bạn sẽ lại càng căm ghét bạn hơn.
* Vậy bạn:
- Hãy đơn giản sống theo cách của chính mình.
- Hãy sống với chân tâm, sống tử tế và biết người, biết ta.
- Đừng cố uốn mình theo ''những con mắt trần gian'', đeo cặp kính màu, điều đó sẽ làm cho bạn không còn là bạn nữa.
“ Khi thương nước đục cũng trong,
Khi ghét nước sạch giữa dòng cũng dơ. “
Mà đôi khi chính bạn cũng có thể là người có lòng thương, ghét đó.
Ngọc Hạnh sưu tầm
Bắc Vàm Cống
Thiểu Cơ (Mất Cơ) Với Lão Hóa - Mary Anne Dunkin ( Nguyễn Tối Thiện Sưu Tầm)
Thứ Năm, 22 tháng 8, 2024
Nhớ Anh - Thơ: Phạm Phan Lang - Nhạc: Thái Phạm - Ca sĩ: Diệu Hiền
Nhạc: Thái Phạm
Ca sĩ: Diệu Hiền
Mưa Nhớ Chàng
“Let bygones be bygones” (Hãy để quá khứ là quá khứ!)
Thiếu gì người, đường lẻ bước một mình
Sao em dư phiền trược nỗi nhớ anh?
Chiều dần buông… dần buông,
Mấy ngày mưa tầm tã,
Song cửa nước vương…vương,
Trôi… trôi… giọt chầm chậm.
Không nắng, ngày như đêm
Ôm mênh mông nỗi nhớ
Lệ cũng rơi… rơi… thầm
Sao mà em lạ lẫm?
Cỏ hoa nhận được quà
Bừng xanh khơi sự sống
Ba mùa hạ trôi qua
Mưa về sao buồn quá?
Thương nhớ ngày dần tăng
Em vẫn riêng một cõi
Bao sách báo ngổn ngang
Ôm làm bùa hộ mạng!
Thương anh luôn an ủi
Mỗi khi gia cảnh buồn
Cả đời cùng cặm cụi
Em cuối đời, lệ tuôn!
Cầu anh được an nghỉ
Mà cứ nhớ anh hoài
Tâm hồn sao bi lụy?
Chữ tình chưa hề phai!
Á Nghi,
Ngày Hiền Mẫu
Vạn nẽo nhân sinh tấm lòng Hiền Mẫu
Mẹ dìu con đi chập chững vào đời
Tiếng ầu...ơ...con ngủ tuổi nằm nôi
Con khôn lớn trong vòng tay ấp ủ
Mẹ lo cho con không bao giờ đủ...
Thương bầy cháu nhỏ thời buỗi can qua
Khói lửa, chiến binh sống chết xa nhà
Mắt Mẹ mờ nhớ con, thương bầy cháu...
Vẹn tiết nghĩa bao tấm gương Hiền Nội
Lặn lội tìm chồng núi thẳm rừng sâu
Gởi Mẹ bầy con khuya sớm dãi dầu
Vạn dậm tầm phu thân cò gió bụi....
Buỗi chiến chinh lâm nguy cùng vận nước
Phận làm trai sống chết chẳng ngày mai
Để Hiền Thê tiều tuỵ tấm hình hài
Gian khổ tìm chồng, nuôi con nhỏ dại....
Ngày Hiền Mẫu, vinh danh bậc hiền phụ..!
Trãi hy sinh lao khổ buỗi cơ hàn
Thờ mẹ, nuôi con sớm tối tão tần
Vạn dậm nuôi chồng trung trinh tiết phụ....
Ngư Sĩ
Trăng Rằm Vu Lan
Nhị Thủ
TRĂNG xưa hạnh phúc có còn đâu
TRĂNG rực vầng quang dưới bến cầu
TRĂNG đợi Ngưu Lang hồn trống vắng
TRĂNG chờ Chức Nữ mắt thâm sâu
TRĂNG vàng nhớ Mẹ môi phai sắc
TRĂNG sáng thương Cha tóc ngã màu
TRĂNG chở dùm con ngàn tưởng niệm
TRĂNG Vu Lan chiếu chỉ thêm sầu
-/-
TRĂNG Rằm Tháng Bảy sáng nơi đâu
TRĂNG dõi duyên xưa lại vọng cầu
TRĂNG chứng tình Cha như biển rộng
TRĂNG lồng nghĩa Mẹ tợ sông sâu
TRĂNG soi rọi thức thêm huyền diệu
TRĂNG giữ gìn tâm tựa phép mầu
TRĂNG lắng nghe lời con khẩn nguyện
TRĂNG đang khuyên nhủ dứt ưu sầu
ThanhSong ntkp
My Mother’s Garden(Alice E. Allen) - Khu Vườn Của Mẹ Tôi (Tâm Minh Ngô Tằng Giao)
My Mother’s Garden
Her heart is like her garden,
Old-fashioned, quaint and sweet,
With here a wealth of blossoms,
And there a still retreat.
Sweet violets are hiding,
We know as we pass by,
And lilies, pure as angel thoughts,
Are opening somewhere nigh.
Forget-me-nots there linger,
To full perfection brought,
And there bloom purple pansies
In many a tender thought.
There love’s own roses blossom,
As from enchanted ground,
And lavish perfume exquisite
The whole glad year around.
As in that quiet garden –
The garden of her heart –
Songbirds are always singing
Their songs of cheer apart.
And from it floats forever,
O’ercoming sin and strife,
Sweet as the breath of roses blown,
The fragrance of her life.
Alice E. Allen
***
Khu Vườn Của Mẹ Tôi
Cõi lòng Mẹ tựa khu vườn
Lạ lùng, cổ kính lại luôn dịu dàng
Chỗ này hoa lá rộn ràng
Chỗ kia yên tịnh ẩn hàng cây cao
Muôn cây hoa tím khuất vào
Chúng ta nhận biết khi nào đi ngang.
Gần bên huệ nở hương lan
Huệ tinh khiết tựa thiên thần tư duy.
Lưu ly nở rộ thầm thì;
“Đừng quên tôi nhé!” rất chi nồng nàn
Và hoa bướm tím giăng hàng
Màu hoa-tưởng-nhớ gợi thương, gợi sầu.
Hoa hồng tình ái trước sau
Như vùng đất hứa khoe mầu đê mê
Mùi thơm ngan ngát tràn trề
Quanh năm vui thú, bốn bề dâng hương.
Tâm hồn Mẹ tựa khu vườn
Nơi đây yên tĩnh, tình thương dạt dào
Muôn chim đua hót ngọt ngào
Bài ca hoan lạc vọng vào muôn phương.
Từ vườn dâng nhẹ tầng không
Vượt điều tội lỗi, thoát vòng đua tranh
Như muôn hồng tỏa thơm lành
Hương thơm đời Mẹ ngát quanh bốn mùa.
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Diệt Sợ Hãi
Đọc hồi ký của Lý Quang Diệu, một mẫu người diệt sợ hãi:
Vào buổi sáng thứ Hai, tháng 2, năm 1942 khi đoàn chiến xa Nhật Bản lăn bánh trên đường phố Tân Gia Ba, nghiền nát mộng xâm lăng của thực dân Anh trên đảo quốc sư tử này, và sau đó từng đoàn người dân bị bắt, tải lên xe với bao nỗi kinh hoàng than khóc, trong số ấy có người thanh niên Lý Quang Diệu.
Ông nghĩ rằng, nếu mình không “diệt sợ hãi” mà lại tòng phục quân Nhật thì sẽ không còn cơ hội mà trở lại phục vụ quê hương! Chợt nảy sinh ý định trốn giặc, ông đã vượt thoát thành công. Cũng buổi chiều hôm ấy, tất cả mọi người đã bị bắt lên xe, đều bị lính Nhật tàn sát, ngoại trừ thanh niên họ Lý sống sót.
Lý Quang Diệu thoát chết, và ông không bao giờ quên cuộc thảm sát những người đồng hương trước họng súng bạo hành của chế độ quân phiệt Nhật Bản. Sau chiến tranh ông vào trường đại học Cambridge, Anh Quốc và tốt nghiệp luật sư; về nước năm 1950, ông là thành viên trong đảng Quốc Gia (Nationalist Party), ông nhiệt tình hăng say hoạt động và tạo cho mình vị trí lãnh đạo và trở thành một người danh tiếng.
Lý Quang Diệu tự tin vào khả năng biện luận của mình, ông đứng ra tố cáo những người theo khuynh hướng chế độ chủ nghĩa xã hội (socialism) và chủ nghĩa thực dân (colonialism) đã làm cho nước Tân Gia Ba của ông, chịu nghèo nàn lạc hậu và chậm tiến. Sau 9 năm tranh đấu cho độc lập của dân nước, năm 1959 Lý Quang Diệu chiếm chức Thủ Tướng và thành lập đảng Nhân Dân Hành Động (People’s Action Party), từ đó ông thành công trong vai trò của nhà lãnh đạo Tân Gia Ba, làm cho đất nước này trở thành giàu đẹp và danh tiếng vang vọng khắp thế giới.
Thủ tướng Lý Quang Diệu về hưu năm 1990, sau 31 năm cầm quyền lãnh đạo đất nước, ông còn đó để chứng kiến một tương lai rực rỡ với niềm tự tin tự hào của người hành xử bài học diệt sợ hãi trong cuộc đời của mình.
I. Vấn Đề Sợ Hãi
Tại sao người lại sợ người?
– Vì thiếu tự chủ. Tại sao người sợ khả năng?
– Vì thiếu tự tin. Sợ là đối lực của tự tin. Sợ là kẻ thù của thành công. Sợ là chướng ngại trong sứ mệnh giúp dân cứu nước của những người thanh niên Việt Nam chúng ta thời nay. Sợ làm ta bỏ lỡ cơ hội.
Sợ khiến ta mệt mỏi chán chường. Sợ nhắc ta im lặng khi muốn nói. Sợ ru ta an phận thủ thường, và chấp nhận làm thân nô lệ phục vụ cho nhóm bạo quyền. Sợ làm ta liệt kháng trước bất công.
Tất cả các nỗi sợ hãi đều bắt nguồn từ khi chúng ta lo lắng, hốt hoảng mà tưởng tượng ra. Sợ khởi đầu bắt nguồn từ trí óc, sợ lan dần ra chân tay, sợ giết chết niềm tự tin và tự hào của chính mình.
Vậy, muốn thành công chúng ta phải diệt sợ hãi để xây dựng niềm tin của chính mình. Và muốn diệt sợ hãi, chúng ta cũng phải truy tầm ra căn nguyên lo sợ và tìm phương pháp trị liệu.
II. Xây Đắp Niềm Tin
Để diệt trừ sợ hãi, xây đắp niềm tin chúng ta cần thực hành hai bước như sau:
– Phân loại sợ, tìm hiểu đích xác xem chúng ta đang sợ cái gì.
– Tìm hành động chữa trị, và hoạt động thích ứng với loại sợ đó.
Khi chạm trán với thử thách, khi đối diện với khó khăn, khi đứng trước những công việc lớn nhỏ mỗi người thường có một phản ứng riêng. Có người nhìn sự việc đó với vẻ ung dung nhàn hạ, họ bước tới trả lời “Tôi làm được!”
Có người nhìn công việc với một thoáng do dự suy tư rồi đứng yên bất động. Có người vừa chưa thấy rõ sự kiện thì họ đã hoảng hốt và lo lắng sợ hãi.
Như thế, những người ung dung nhàn hạ, niềm tin tỏa rạng ở bất cứ nơi đâu hay bất cứ lúc nào kia, phải chăng họ sinh ra là có sẵn niềm tin?
Không. Chắc chắn là không ai sinh ra mà đã có sẵn niềm tin.
Những người ấy, họ đã chinh phục lo âu, xóa tan sợ hãi, thu đạt tự tin mỗi lần một ít, và từ từ mà có nhiều để tới lúc họ tràn đầy tự tin.
Mọi người trong chúng ta cũng có cùng tiến trình phát triển, có khác chăng là ở môi trường thuận lợi hoặc bất lợi.
Ví dụ, hai em bé cùng vóc dáng và cùng lứa tuổi được mẹ chở tới trường học. Một em vừa tới lớp là nhập bọn và vui vẻ nô đùa, nhưng em kia thì ôm chặt chân mẹ và sợ hãi khóc thét lên, mặc cho mẹ vỗ về: “Không sao đâu con, có gì mà sợ?”
Và người mẹ cố tách em đứng ra xa chừng nào, thì em lại càng níu áo mẹ ghì chặt vì sợ hãi. Mặc cho mẹ em nhắc nhở rằng đừng sợ, thì em lại càng sợ hãi hơn. Nỗi sợ hãi càng tăng, càng tồn tại và hiện hữu nơi em, trong em.
Vậy có phải vì bẩm sinh mà một em dạn dĩ, và một em nhút nhát không? Chắc chắn là không.
Em dạn dĩ thì cũng đã phải trải qua những nỗi sợ hãi như em kia. Giờ này, sở dĩ em có được sự can đảm và tự tin để làm bạn với các bạn cùng trường bởi em đã đi chơi nhiều lần. Những trò chơi gặp mặt, tiếp xúc với chúng bạn đã làm cho em quen thuộc, em không còn sợ nữa.
Để phân loại bệnh sợ hãi, chúng ta có thể xem bộ óc con người như một ngân hàng. Mỗi ngày thu thập dữ kiện từ những điều tai nghe mắt thấy, điển hình: các em bé ốm yếu chìa xương, các cụ già rách rưới lang thang, các thiếu phụ bơ vơ trong nỗi đau mất chồng do chiến tranh gây ra.
Các cảnh tượng này càng ngày càng lớn dần trong ngân hàng trí nhớ, rồi khi phải suy nghĩ hoặc phải đối diện với trở ngại, thì ngân hàng trí nhớ sẽ hỏi, “Có gặp trở ngại này chưa?
Tiếp đến ngân hàng trí nhớ sẽ cung cấp những tin tức liên quan đến vấn đề đang gặp phải, rồi đào sâu, phân tích, lượng định, tổng hợp, đúc kết và đề ra biện pháp giải quyết trở ngại theo chiều hướng tốt, xấu, can đảm, tự tin hay yếu hèn, sợ hãi. Tất cả cũng do bởi ngân hàng trí nhớ tích lũy mà ra.
III. Diệt Trừ Sợ Hãi
Vì thế, chúng ta muốn diệt trừ sợ hãi để xây dựng tự tin, thì cần thực hiện hai điều:
– Thu vào ngân hàng trí nhớ của mình những hình ảnh tốt đẹp, hăng hái, thành công.
– Loại bỏ ngân hàng trí nhớ những hình ảnh xấu xí, ỉ lại, thất bại.
Hãy tập thành thói quen, mỗi đêm trước khi đi vào giấc ngủ, chúng ta ôn lại trong trí nhớ về những điều tốt việc đẹp mà mình đã thấy, đã làm trong ngày. Và từ đó, chúng ta tìm kiếm ra nguyên nhân giúp mình vui sống và làm việc theo cách thoải mái tự tin; đừng để cho những mầm mống bi quan, ý tưởng đen tối có cơ hội xâm nhập và tồn tại trong tâm trí của mình.
Vẫn biết sợ hãi phát sinh là do tâm lý, và muốn chữa trị thì ta phải dùng tâm lý mới trị liệu được. Nhưng nhà tâm lý học cũng phải đành bó tay, nếu người nhiễm bịnh không chịu thực hiện một điều mà chỉ có chính người nhiễm bịnh sợ hãi đó mới có khả năng làm được. Đó là diệt trừ tư tưởng bi quan, chán nản, tuyệt vọng.
Hầu hết những con bịnh sợ bắt nguồn từ tư tưởng bi quan, chán nản, tuyệt vọng, và những cuộc thất bại đã thường khởi đầu từ bịnh sợ.
Có nhiều gia đình phải đổ vỡ vì do con bịnh sợ mà ra. Họ sợ nên không dám đối diện với sự thật. Họ sợ nên không dám nói ra những điều mình không vừa ý. Họ sợ nên họ bị rơi xuống vực thẳm của tuyệt vọng.
Và cũng bởi chính bịnh sợ, mà nó đã tạo nên những thiên tình sử đẫm lệ, những khúc bi ai khôn tả, những “đoạn trường tân thanh!” Cũng vì sợ, mà khi ta yêu mà không dám tỏ tình.
Cũng vì sợ, mà để cho người yêu bước lên xe hoa về nhà chồng. Tới lúc đó ta mới âm thầm đau khổ, ôm mối tình si, tình sầu mà oán trách đất trời sao nỡ gây cảnh chia ly, éo le, phũ phàng vì đánh mất người yêu. Tất cả vì sợ mà không dám nói!
Có nhiều người sợ nên đã bỏ lỡ cơ hội tiến thân. Trong nghề nghiệp hoặc ngoài xã hội, có nhiều người sợ rằng mình kém khả năng, không dám đương đầu với vai trò được giao phó. Có nhiều người sợ bạo quyền ở Việt Nam đến nỗi khi gặp mặt, tôi vừa chào hỏi thì họ đã vội vàng từ bỏ cả bạn bè thân thiết, không dám tiến đến tiếp xúc, không dám nghe bất cứ lời nói nào!
Tại sao người lại phải sợ người? Có phải vì ta mắc cỡ, thiếu tự tin, thiếu tự chủ khi trước đám đông?
Ta cũng không thể từ chối những hiện tượng sợ người xảy ra nhan nhản trước mắt. Muốn chinh phục, muốn điều trị căn bệnh này, thiết tưởng có cách là người ấy đặt mình vào trường hợp như câu chuyện như người cháu trai dưới đây:
Cháu cũng Diệt Sợ Hãi. Nhớ lại ngày mới đi nghĩa vụ, cháu rất nhút nhát và mắc cỡ. Cháu sợ người, sợ hết mọi người, sợ cán bộ cấp trên, vì cháu sinh ra trong nghịch cảnh thất trận của cha bác. Bởi thế sau năm 1975 cháu không được phép theo học như lớp bạn cùng tuổi, con cháu cán bộ.
Và cái học của cháu, cháu được bố cháu cho chuyển sang học nghề, nhưng lớp thợ tiện của cháu lại chỉ học chính trị, học về chủ nghĩa Mác-Lê, hay học tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhìn vào thế giới bao quanh, cháu cảm nhận cháu vô cùng nhục nhã, cháu thua thiệt mọi người. Cháu thấy ai cũng thông minh, ai cũng giỏi hơn cháu về mọi mặt. Cháu sợ người, cháu sinh ra trong thất bại!
Một hôm cơ duyên may đến với cháu, giúp cháu giảm bớt nỗi sợ. Cháu được chuyển về làm một cấp nhỏ trong Viện Quân Y 121, nơi đây cháu gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người: người cấp cao, người cấp thấp, người hàm to hàm bé đủ loại.
Nguồn gốc nghề nghiệp cũng khác biệt, người sinh viên, người làm nông, người buôn bán… Cháu thấy họ ai cũng giống nhau. Ai mà chẳng thích ăn ngon mặc đẹp, ai mà chẳng muốn học hành, ai mà chẳng nhớ vợ nhớ con.
Nhìn chung, họ cũng giống cháu, chẳng có điểm nào khác lạ làm cháu phải sợ họ. Nếu thất học thì cháu tự học, cháu mất dần cảm giác sợ người, lúc đó cháu mới nhớ ra lời Bác Hai khuyên cháu, “Tự học, tự thắng để chỉ huy, cháu ạ!” Cháu cảm nghiệm câu chuyện Diệt Sợ Hãi này mà bố cháu thường kể về Bác Hai và gia đình xuống thuyền tam bản vượt biên năm xưa.
Bởi đó, cháu khám phá ra, truy cứu ra nguồn gốc của căn bệnh sợ người, cháu sợ vì thiếu văn hóa trường lớp. Và diệt sợ hãi, cháu tự học, học lớp bổ túc, học được chút nào hay chút ấy.
Cháu học thuộc lòng và luôn suy nghĩ về những ý tưởng trong bài viết của Bác Hai. Sau ngày phục viên, cháu về làm việc ở xã nhà, cháu muốn có cơ hội phục vụ cho bà con họ hàng nhà mình, và được bầu làm chủ tịch xã như hôm nay.
Tương tự diệt sợ hãi của người cháu, để chữa trị ta cần khởi đầu với hai nguyên tắc căn bản là (1) tự đặt mình vào hoàn cảnh, vào cùng vị trí ngang hàng với người tiếp xúc. Khi tiếp xúc, ta nghĩ họ (người tiếp xúc) là quan trọng, thì ta cũng là người quan trọng.
Ta và họ là hai con người, hai nhân vật quan trọng gặp nhau để bàn bạc, thảo luận những gì mà hai bên cùng có lợi, hữu ích. (2) phát huy phong cách hiểu biết đúng đắn của mình. Trong thảo luận ta cần biểu lộ một thái độ biết lắng nghe, thành thật lắng nghe những ý kiến đúng.
Tuyệt đối tránh ý tưởng rằng người ta đang là kẻ đối diện mình, họ không biết gì.
IV. Điều Trị Sợ Hãi
Ngoài bệnh sợ người, ta còn nỗi sợ hãi tiềm ẩn từ trong tâm khảm, từ trong trạng huống bất an như trường hợp của người cháu. Từ tinh thần bất hạnh trong cuộc sống, suy nhược bởi thời thế, thất bại nơi trường ốc, thua thiệt ngoài trường đời… làm gia tăng bệnh sợ hãi. Những nỗi sợ hãi ấy đã hình thành do tâm lý, phương pháp chữa trị cũng cần có một nhà tâm lý học như trong câu chuyện xảy ra sau đây:
Có người mẹ trẻ 30 tuổi với hai đứa con, bà đang rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Bà nhìn lại cuộc sống đã qua, chỉ thấy những điều đau khổ và bất hạnh.
Những năm tháng cắp sách đi học, những tháng năm lo gánh vác giang sơn nhà chồng… rồi nhu cầu các con với những tháng năm ở nơi mà bà cư ngụ, thì bà chẳng thấy niềm vui mà chỉ tràn ngập bóng tối, khiếm khuyết hạnh phúc.
Những sự kiện buồn nản đã in sâu vào trong ký ức của bà, nhà tâm lý học không thể xóa hết những hình ảnh đau khổ trong thâm tâm của bà ngay cùng một lúc. Ông phân ra từng phần nhỏ, do kinh nghiệm của ông, để chữa trị cho bệnh nhân này.
Ông chứng minh cho bà thấy cơ hội chuyển mình vươn lên thay vì ngồi than thở, ngắm nhìn bóng tối tuyệt vọng. Ông yêu cầu bà mỗi ngày viết xuống giấy ba việc làm cho bà vui, và đến ngày hẹn, ông đọc lại hết những điều bà vừa ý.
Ông giữ phương pháp chữa trị đó liên tiếp ba tháng thì có kết quả. Bà đã loại bỏ tư tưởng bi quan trong trí óc và bà đã thấy được niềm vui, từ đó bà ngẩng cao đầu đi tới với nếp sống có niềm tin mãnh liệt.
Xem xét câu chuyện trên, ta thấy nhà tâm lý học đã giúp bà mẹ trẻ kia xóa tan sợ hãi, làm lại cuộc đời bằng cách thay thế dần những hình ảnh bi quan, đen tối, tuyệt vọng bằng những hình ảnh lạc quan, tươi sáng, tràn đầy hy vọng và ông đã thành công.
Ở đời có một nỗi sợ đã giết dần giết mòn niềm tự tin, đó là việc làm sai trái. Và làm sao mà ta phân định được việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Khách quan mà xét, thì không ai có thể khẳng định được việc làm đúng hoặc sai, trừ khi đương sự có tham dự, có nhìn nhận, có tự xét việc làm đó khi hoàn tất.
– Một gia đình đang sống hạnh phúc, bỗng dưng một trong hai người vợ hoặc chồng đã tạo cuộc tình bí mật với người khác. Mặc dù hành động phản bội chưa ai biết, nhưng người gây ra trong một lúc nào đó cũng ân hận và cảm thấy mình có lỗi, khiến cho họ thường hốt hoảng, mất dần mất mòn niềm tự tin.
– Vì tham vọng cá nhân bất chính, có người dùng thủ đoạn gian manh, tàn ác mà ám hại người ngay thẳng liêm chính. Cho tới khi đạt được mục đích thì lương tâm của họ lại bị cắn rứt, khiến cho họ tinh thần căng thẳng và giảm dần niềm tự tin.
– Trong thương trường có người dùng mưu kế mà lường gạt kẻ khác, tiền hậu bất nhất (trước sau không giống nhau) rồi dần dà không còn ai tin nữa. Từ đó họ trở thành kẻ cô đơn, kiêu ngạo và mất tự tin.
Bởi thế trong việc xây dựng niềm tự tin cho Thanh Niên Việt là, “Suy nghĩ đúng, hành động đúng giúp ta thêm tự tin.”
Ngoài việc diệt trừ sợ hãi chúng ta cần phải hành xử đúng đắn, vì chính việc hành xử đúng đắn mới giúp cho tâm của chúng ta bình, trí của chúng ta thảnh thơi, người của chúng ta không động; bình tâm – sáng tạo là vậy. Ngược lại, người làm sai thường bị lương tâm cắn rứt, và họ tự giết chết niềm tự tin, hơn thế nữa, kẻ gian dối lường gạt, sớm muộn thì người ta cũng sẽ phát giác, và không còn ai tin tưởng người ấy nữa.
V. Kết Luận
Nguyên tắc xây dựng niềm tự tin:
1. Ngồi phía trước
Trong các cuộc hội họp, lớp học, cơ quan, hãng xưởng, nhà thờ, chùa chiền, và muốn tạo được sự tự tin Thanh Niên Việt nên hiên ngang bước vào những hàng ghế đầu, bởi vì những người ngồi ở hàng ghế sau thường là những người có sẵn tâm lý sợ diễn giả, sợ chủ tọa hay sợ thuyết trình đoàn chú ý, thấy mặt, đặt câu hỏi.
Họ thiếu tự tin.
2. Nhìn thẳng
“Mắt là cửa sổ tâm hồn.” Khi chúng ta nhìn thẳng vào con mắt của người đối diện, ánh mắt của chúng ta sẽ cho họ biết con người của chúng ta, và ngược lại.
Nếu chúng ta không dám nhìn thẳng, tức là chúng ta vẫn còn cảm thấy mình nhỏ bé, thua kém và sợ người. Nhìn thẳng là tự tin, là chúng ta chinh phục được sợ người.
3. Bước nhanh hơn bình thường
Tôi về Việt Nam thấy mọi người đều chậm chạp, và chúng ta cần sửa lại. Bước nhanh khiến chúng ta cảm nhận rằng mình tự tin, bước nhanh để nói với thế giới bao quanh: “Tôi có việc quan trọng phải làm, tôi có chỗ quan trọng phải tới.”
Tôi sẽ thành công và tôi bắt đầu sống và làm việc ngay từ bây giờ.”
4. Tập phát biểu ý kiến
Chúng ta cần tập góp ý, phê bình, đặt câu hỏi trong mỗi cuộc hội họp ở bất cứ nơi đâu. Đừng sợ người khác ganh tị, ghen ghét, hay chê bai… vì nếu họ không đồng ý với lập luận đúng đắn mà chúng ta đề ra, thì cũng còn nhiều người muốn nghe và đồng ý với chúng ta.
Phát biểu là điều kiện xây dựng niềm tự tin.
5. Cười lớn
Chúng ta cảm thấy như thế nào khi mình cười lớn trong lúc thất bại. Cười lớn giúp chúng ta thêm tự tin, cười lớn phá tan sợ hãi, cuốn trôi bận tâm thất bại, để ta xắn tay áo lên mà làm tiếp, dựng lại cuộc sống an lạc thanh bình hạnh phúc.
Cười là liều thuốc tuyệt hảo của tự tin. Ngược lại vẫn có ít người cố gắng cười trong lúc mình gặp sợ hãi hay thất bại.
Bạn hãy cười để thấy sức mạnh nụ cười của bạn!
Tóm lại Thanh Niên Việt chúng ta hãy diệt trừ sợ hãi, và xây dựng niềm tin hôm nay để thành công ngày mai trên hành trình Giúp Dân Cứu Nước được khai sáng. Bình minh dân tộc Việt Nam rạng ngời!
Phạm Văn Bản