Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Cơn Mưa Hạ - Trầm Tử Thiêng & Trúc Hồ - Đàn Hát: Nguyễn Đức Tri Ân



Sáng Tác:Trầm Tử Thiêng & Trúc Hồ
Đàn Hát: Nguyễn Đức Tri Ân

Tháng Mười Chưa Cười Đã Tối - Tháng Năm Chưa Nằm Đã Sáng


Tháng Mười Chưa Cười Đã Tối

Tháng mười chưa kịp cười trời đã tối
Như em bỏ tôi khi… được mươi năm
Trẻ thơ đang vui gục đầu bối rối
Anh ngơ ngác buồn dõi mắt xa xăm.

Giáp chu kỳ, thu đất trời trở lại
Em trôi giạt về đâu mất biệt tăm
Em lẽ sống ngàn con tim chờ đợi
Hãy về đi! cùng xây lại tình thâm.

Không có em cuộc đời nầy cằn cỗi
Chờ ngày về dù có đến ngàn năm
Không riêng anh mà cỏ cây cũng thế
Ước mơ nầy có là mộng xa xăm?

Trong em tiềm tàng muôn ngàn sức mạnh
Ban cho đời hạnh phúc lẫn huyết tâm
Nỗi nhớ đã muồi… mươi năm xa vắng
Em hỡi em! Đừng chối bỏ tình thâm!

Anh Tú
Oct 8, 2015
*** 
(Cảm xúc từ bài của Anh Tú)

 Tháng Năm Chưa Nằm Đã Sáng

Tháng năm chưa nằm mơ - trời đã sáng
Không kịp nhớ em - ráng rực bình minh
Em bỏ đi vào chiều mưa chạng vạng
Anh ngẩn ngơ côi cút bạn chung tình.

Mười bảy năm - hương lửa nồng sưởi ấm
Chia ngọt xẻ bùi cay đắng cho nhau
Bỗng phút chốc em về miền tiên cảnh
Để tim anh rỉ máu vạn niềm đau.

Bây giờ, hai mươi năm - ngày cách biệt
Con lớn khôn – anh da diết âm thầm
Muốn thủ thỉ lời ngọt ngào tha thiết
Rằng tình anh vẫn nặng nghĩa trăm năm!

Em hỡi em! ban cho anh sức mạnh
Và cho con hạnh phúc suốt cuộc đời
Đêm tháng mười giữa sao khuya yên lặng
Nhớ về em! ngấn lệ nhẹ nhàng rơi!

Dương hồng Thủy
October15, 2015

Điệp Luyến Hoa Tô Thức - Tô Đông Pha (1037 - 1101)

Đây là một bản Tình Ca nổi tiếng đời Tống. Tiếc là vẫn chưa đủ tài tìm kiếm chữ nghĩa thích hợp để làm nổi bật được âm thanh trầm bổng của điệu nhạc. Xin mời đọc tạm cho vui cùng tôi mà thôi.
PKT 09/13/2015

Điệp Luyến Hoa Từ
Tô Đông Pha (1037 - 1101)


Hoa thốn tàn hồng thanh hạnh tiểu
Yến tử phi thời
Lục thủy nhân gian nhiễu
Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu
Thiên nhai hà xứ vô phương thảo
Tường lý thu thiên tường ngoại đạo
Tường ngoại hành nhân
Tường lý giai nhân tiếu
Tiếu tiệm bất văn thanh tiệm tiểu
Đa tình khước bị vô tình não

Chú Thích:
(1) Liễu miên= bông liễu
(2) Phương thảo= một loại cỏ hương
(3) Thu thiên= cây đu dây, một trò chơi dân gian cho con gái trong các ngày lễ hội đầu xuân.

Dịch Xuôi: Một Từ Khúc Theo Điệu Điệp Luyến Hoa Của Tô Đông Pha
PKT 09/13/2015

Hồng đà tàn,hoa đã héo úa, mà hạnh đương còn xanh non
Vào lúc một con én bay liệng lưng trời
Dòng suối màu xanh lục lặng lờ trôi quanh xóm
Trên cành liễu, bông như tơ trắng vấn vương, gió thổi bay gần hết
Dù ở ven trời, đâu có chốn nào, mà không có cỏ hương thơm?
Trong tường là cây đu chơi xuân , ngoài tường là con đường thiên lý
Ngoài tường, bóng một người đi lầm lũi
Bên trong tường, ròn rã tiếng cười vui đùa của người con gái đang chơi đu dây
Âm vọng xa dần, nhỏ dần, rồi không còn nghe thấy nữa
Đâu hay tiếng cười vô tình ấy vẫn còn mãi trong lòng ai
Đa Tình Khước Bị Vô Tình Não
PKT 09/13/2015
***
Hoa rụng hồng tàn, hạnh đương nụ
Cánh én chao nghiêng
Suối biếc trôi quanh xóm
Bông liễu gió tung bay lả tả
Ven trời đâu chốn không cỏ dại
Ngăn cách trong ngoài một thành lũy
Ngoài lũy người đi
Trong giá đu đùa rỡn
Cười, tiếng nhỏ dần, rồi mất hẳn
Ai hay theo mãi ai ngàn dặm

Lời Thêm:
Hồng tàn hạnh nở, cánh én chao nghiêng, suối trôi quanh xóm nhỏ , lả tả bông liễu bay trắng trời , đất trích nơi nào không có cỏ dại ? Hỏi người xa xứ, cuối đời luân lạc ,còn nghe được chăng, tiếng ai cười ròn rã , năm nào, trong một ngày xuân ?
PKT 09/13/2015
***
Điệp Luyến Hoa Từ

Hồng tàn rơi rụng, hạnh đang độ
Mùa én tung trời
Suối biếc quanh đầu ngõ
Tơ liễu tả tơi cành quyện gió
Khắp trời ngây ngất hương hoa cỏ
Trong vách giá đu, ngoài vách lộ
Khách bộ đường ngoài
Trong , mỹ nhân cười rõ
Càng lúc nhỏ dần thôi rộn rã
Vô tình khách lụy sầu vương dạ 


Mailoc phỏng dịch
***       
1. Nguyên bản tiếng Hán của bài " TỪ ":

蘇東坡 <蝶戀花>
Tô Đông Pha " Điệp luyến Hoa "

花退殘紅青杏小, Hoa thối tàn hồng thanh hạnh tiểu,
燕子飛時,             Yến tử phi thời,
綠水人家繞。         Lục thủy nhân gia nhiễu.
枝上柳棉吹又少, Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu,
天涯何處無芳草。 Thiên nhai hà xứ vô phương thảo.
牆裡鞦韆牆外道, Tường lý thu thiên tường ngoại đạo,
牆外行人,             Tường ngoại hành nhân,
牆裡佳人笑。         Tường lý giai nhân tiếu.
笑漸不聞聲漸悄, Tiếu tiệm bất văn thanh tiệm tiểu,
多情卻被無情惱。 Đa tình khước bị vô tình não!

2. Đây là một bài TỪ, không phải bài THƠ. Bài từ nầy có tên là " ĐIỆP LUYẾN HOA " , nên phía sau tựa ĐIỆP LUYẾN HOA khỏi phải viết thêm chữ TỪ nữa.
3. Điệp Luyến Hoa: LUYẾN là Luyến ái, là Yêu, nhưng ta không thể dịch là " Bướm Yêu Hoa " được, mà phải dịch là " BƯỚM VỜN HOA " . Môt thể loại từ phát xuất từ đời Trung Đương và Thịnh hành ở Tàn đường. Đây là bài từ vừa tả cảnh vừa tả tình và đặc biệt là có những câu rất nổi tiếng và thịnh hành cho đến hiện nay, như những câu sau...
" Hoa thối tàn hồng, thanh hạnh tiểu ": Hoa xuân đã tàn úa trong khi trái hạnh xanh còn nhỏ, cảnh giao mùa giữa cuối xuân đầu hạ, một kết thúc một bắt đầu. Hiện tượng tự nhiên thường thấy trong thi từ ca cổ, nhưng cũng gây cho người đọc cái ý nghĩ thương cảm trong cảnh xuân tàn.
" Yến tử phi thời, lục thủy nhân gia nhiễu ": Khi chim én bay lượn trên những nóc gia có dòng nước xanh vây quanh. Hình ảnh chim én là biểu tượng còn xuân, chim én chỉ làm tổ ở những nơi có người ở, nên Nhân Gia và Dòng nước xanh ở đây là biểu tượng của đầm ấm hạnh phúc, của lạc quan trong cảnh xuân tàn với" Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu ": Càng ngày trên cành những hoa liễu trắng xóa bay như tuyết rơi lại ngày càng it đi. Và đây là câu nổi tiềng nhất của bài từ:
" Thiên nhai hà xứ vô phương thảo " .
( Chân trời góc bể ) Thiên hạ nơi nào mà chẳng có cỏ non. Câu nầy được nhân gian sử dụng rộng rãi để khuyên những thanh niên nam nữ thất tình : Nơi nào mà chả có cỏ non, bị người tình phụ bạc, biết đâu ta sẽ lại gặp được người tình khác tuyệt vời hơn !... và một câu nữa cũng rất nổi tiếng là câu kết của bài từ nầy:
" Đa tình khước bị vô tình não "!
Người đa tình thường bị những người vô tình làm cho phiền não !. Giai nhân trong tường đánh đu, vui đùa một cách vô tư thoải mái, đâu biết rằng tiếng cười vui của mình đã vô tình làm cho kẻ đa tình đứng ngoài tường tương tư tự chuốc lấy phiền não cho riêng mình!

4. Diễn nôm:

Bướm Vờn Hoa

Hoa tàn rả cánh, hạnh non cành,
Khi én lượn quanh,
Quê người nước chảy lòng thêm chạnh.
Dương liễu đầu cành gió cuốn nhanh,
Cỏ non xanh rợn chân trời xanh.
Kín cổng cao tường,
Ngoài tường kẻ qua đường,
Trong tường người đẹp,
Tiếng cười dòn tan dần dần khép.
Ngoài tường hành nhân ngỏ hẹp
Vô tình người đẹp trong tường
Đa tình thường bị vô tình vấn vương!


Lục bát :

Hoa xuân nay đã tàn hồng,
Trái xanh vừa nhú, én không lượn cành.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Lơ thơ tơ liễu trên cành nóc gia
Cỏ non xanh ngát bao la,
Trong tường ngoài ngỏ la đà hai nơi.
Người đi xa tận chân trời,
Lòng còn vướng bận tiếng cười đông lân.
Tiếng đu tiếng nói nhỏ dần,
Vô tình làm chết người dưng bên ngoài .
Khéo đa tình khổ vì ai?!


Đỗ Chiêu Đức
***
Xin góp ý thêm về "Từ" (Ca Từ 歌詞) trong thơ ca của người Trung Hoa. Từ là các bài thơ được viết theo các điệu hát trong dân gian, có luật bằng trắc. Không có giới hạn về số câu cũng như số chữ trong câu. Chúng ta có thể hiểu đại khái như các bài hát dân ca của Việt Nam; như các điệu lý: Lý cây bông, Lý qua cầu, Lý con sáo, Lý ngựa ô, Lý tình tang...hay gần hơn là các điệu Nam ai, Xuân tình, Sơn đông hướng mã, Văn thiên tường, Lưu thuỷ...trong ca cổ Miền Nam.

Quên Đi xin góp bài Dịch:Điệu Điệp Luyến Hoa

Si Tình

1/
Cánh hồng tàn lụn hạnh tơ xanh
Qua rồi mùa chim én
Cạnh nhà nước chảy quanh
Gió vờn hoa liễu trên cành
Buồn chi cỏ thơm đâu chẳng có
Trong tường đánh đu riêng ngoài ngõ
Khách đa tình tới lui
Còn giai nhân cười vui
Tiếng nàng đâu nữa đã lặng thinh
Lòng thêm đau xót bởi đa tình.

Quên Đi

2/
Hồng tàn rụng hạnh đang tơ
Qua xuân bóng én khuất mờ trong mây
Dòng trong uốn lượn nhà ai
Gió vờn hoa liễu lung lay trên cành
Đâu đâu cũng có cỏ xanh
Nơi sân đu xích cạnh tường người trông
Tới lui ngoài ngõ chờ mong
Giai nhân nào thiết khiến lòng thêm đau
Nàng vui thú kẻ xuyến xao
Đa tình chi hỡi nghẹn ngào riêng mang.


Quên Đi

Thèm



Em thèm nghe lời yêu đương âu yếm
Nói với em, anh luôn quí yêu em
Lời ngọt ấm anh nói bằng ánh mắt
Hiểu và thương, chớ hiu hắt lạnh lùng!

Em thèm đọc những bài thơ anh viết
Thơ ngọc ngà toàn những chữ ươm hoa
Nào là nhớ, nào là yêu, anh yêu em mãi miết
Nào là thương, thơ óng ả chói lòa

Em thèm nghe những bài ca anh phổ
Nhạc êm đềm, nhạc bay bổng không gian
Nghe anh hát chợt thấy đời hết khổ
Thế gian này bỗng mất hết gian nan

Em thèm nghe anh viết lời khuyến khích
Ngợi khen em… rằng thơ đọc trữ tình
Anh để ý biết nhạc gì em thích
Gửi em nghe, tim cảm động rung rinh

Em thèm được nhìn anh yêu ngây dại
Lịm trong tay, ước thời gian ngừng lại
Tay trong tay, nhìn sóng gầm quằn quại
Biển vắng người hoàng hôn đẹp liêu trai

Đừng trách em không thiếu vẫn cứ thèm?
Đừng trách em sao đa tình, lãng mạn?
Đừng than thở… em mê làm thơ thế?
Thi sĩ mà, nên đầy ắp đam mê…

Tình không thiếu nhưng chẳng thừa anh ạ
Chưa ai than tình yêu quá dư thừa…
Tình mộng mơ qua bài thơ em tả
Anh đọc rồi, có cảm động hay chưa?

Như Nguyệt
13 tháng Mười, 2015

Thể Dục Cải Thiện Lãng Tai


Lãng TaiLãng tai là sự giảm hoặc mất sức nghe, thường xảy ra với những người cao tuổi. Khi ở vào tình trạng lãng tai thì thật là khổ, không nghe ai nói được lời nào. Rồi sanh ra nhiều chuyện nghe nhầm, hiểu không đúng, xảy ra nhiều tình huống buồn cười như câu chuyện ” Điếc cả làng ” . Ngoài ra người lãng tai không thể giao tiếp với mọi người nên họ không trả lời đối đáp được với ai. Riết rồi đành sống trong thế giới riêng mình. Đó là chưa kể người lãng tai đi ra đường, không nghe tiếng xe cộ để tránh thật là nguy hiễm… 

Khi bước vào tuổi 50, loa tai bị lão hoá kém khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài. Màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dày đục, xuất hiện các mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương con ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp ) nằm trong tai giữa bị loãng xương và vôi hóa khiến việc dẫn truyền âm thanh suy giảm đi 

Dây thần kinh thính giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, làm giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh ở cơ quan thính giác. 

Sau một thời gian dài không được can thiệp, người bệnh sẽ bị suy giảm thính lực 

Theo ý kiến các nhà chuyên môn thì tình trạng lãng tai của người già ( suy giảm thính lực ) là tình trạng lão hoá, không thể hồi phục được 

Qua sự tiếp xúc với những bệnh nhân cao tuổi, tôi thấy rất nhiều người già bị lãng tai. Và qua kinh nghiệm điều trị tôi rất ngạc nhiên khi thấy một số lớn các cô bác đã cải thiện sức nghe của mình chỉ bằng 5 động tác tập thể dục đơn giản cho đôi tai trong một thời gian trung bình khoảng 02 tháng 

Hình ảnh sau đây là 1 trong nhiều bệnh nhân đã nhận được lợi ích từ bài tập thể dục đơn giản để hồi phục sức nghe của mình. Tôi xin giới thiệu với các bạn, bác H..66 tuổi, lãng tai hơn 10 năm. Sức nghe của bác đã được cải thiện tốt sau khi tập những động tác đơn giản chỉ trong vòng 2 tháng: 

Vô giá vì không phải tốn tiền nhưng vô cùng quý giá vì có thể hồi phục sức nghe ở người cao tuổi 

Trước khi bước vào bài tập xin mời các bạn lướt sơ qua phần giải phẩu tai: 

Tai được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong. 

– Tai ngoài gồm loa tai, ống tai. 

– Tai giữa ( phía trong màng nhĩ ) gồm 3 xương con là xương búa, xương đe, xương bàn đạp và vòi Eustaches nối liền tai giữa và thành sau họng. 

– Tai trong gồm ốc tai, các ống bán khuyên và thần kinh tiền đình, thần kinh thính giác.

tai
Tai nghe âm thanh như thế nào ? 

Đầu tiên là âm thanh từ ngoài chạm đến loa tai, đi vào trong ống tai ngoài và tác động trên màng nhỉ. Rung động này truyền đến nhóm xương con ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp ). Sau đó, rung động âm thanh lan đến ốc tai rồi được dẩn đến dây thần kinh thính giác truyền lên não. Lúc bấy giờ chúng ta nghe được âm thanh 

Ở TUỔI GIÀ, tất cả bộ phận thính giác ( loa tai, màng nhỉ, nhóm xương con, dịch trong ốc tai… ) đều bị ảnh hưởng bởi sự lão hoá. 

Những động tác tập sau đây thực tế đã cải thiện tốt sức nghe của một số lớn người già.

Bài tập thể dục cho tai gồm 5 động tác

MỖI NGÀY TẬP 2 LƯỢT: SÁNG TẬP 1 LƯỢT, CHIỀU 1 LƯỢT 

1 – Kéo Loa tai: dùng 2 ngón tay cái và trỏ kéo loa tai xuống 20 lần, kéo ngang 20 lần, kéo lên 20 lần. Mục đích làm tăng sự tiếp nhận âm thanh vào loa tai

taixuong

taingang
tailen
2 – Xoay tròn Loa tai: Áp sát và kín lòng bàn tay vào tai + xoay tròn 30 vòng rồi xoay ngược lại 30 vòng: Động tác này giúp giảm xơ cứng các xương đe, búa, bàn đạp

xoaytai1
xoaytai2
3 – Bịt kín 2 tai rồi buông: Áp kín 2 lòng bàn tay vào 2 tai rồi buông ra đột ngột 30 lần, giúp màng nhĩ căng giãn tốt

bittai1
bittai2
4 – Vổ vào xương chẩm ( sau đầu ) : Lòng bàn tai áp kín tai rồi dùng các lòng ngón 2,3,4,5 ( ngón trỏ, giữa, áp út và ngón tay út ) vổ vào vùng xương chẩm ( phía sau đầu ) 30 lần

xcham1
xcham2
5 – Xoa Loa tai: Lòng ngón cái đặt dọc sau tai, lòng bàn tay đặt tại loa tai. Xoa lên xoa xuống 30 lần, tập cho thần kinh của loa tai nhạy cảm với âm thanh hơn

xoatai

TranNgoc sưu tầm

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Chanson D'automne - Thu Ca

Thầy kính mến!
Thành kính phân ưu cùng Thầy và Tang quyến trong nỗi đau mất mát người thân.
Nguyện cầu Hương Linh Chị thầy sớm tiêu diêu nơi Miền Tiên Cảnh.
(Biên tập viên longhovinhlong.blogspot.com)


Thơ Pháp: Paul Verlaine
Phỏng Dịch: Mailoc
Thơ Tranh: Kim Oanh

Vĩnh Biệt Chị


Nay tháng mười mùa thu lại đến
Được hung tin chị bệnh ngặt nghèo
Tim em se thắt ruột bào
Những ngày còn lại nghẹn ngào lệ rơi

Ngồi bên chị không ngơi cầu nguyện
Ánh đèn mờ xao xuyến hồn em
Tay người mỗi lúc lạnh thêm
Gió thu hiu hắt ngoài thềm lá rơi

Như chiếc lá chị tôi lìa thế
Thật nhẹ nhàng thoát bể trần gian
Đau thương ruột xé lệ tràn
Hồn ai phảng phất giữa màn sương đêm

Vĩnh biệt chị về bên chân Phật
Kiếp nhân sinh quả thật mong manh
Chấp tay khẩn nguyện lòng thành
Chị cười trên ấy Vĩnh Hằng em mong 

Mailoc
***
Thưa thầy Mailoc, Mai Xuân Thanh xin phép được chia buồn cùng thầy qua bài thơ sau đây đê tỏ lòng thành kính phân ưu:

Cảm tác bài thơ "Vĩnh Biệt Chị" 

Giữa mùa thu độ tháng mười,
Chi nằm bệnh viện bao người lo âu.
Em trai thương chị nặng sầu,
Tâm cang se thắt buồn rầu ghé thăm.
Giọt châu lả chả ngồi chăm,
Chị sao im lặng lạnh căm tư bề,
Dưới đèn mờ ảo não nề,
Gió lay vàng rụng bay về hư không.
Chị đi như lá ngoài song,
Hồn siêu thanh thoát xa vòng trầm luân.
Gan bào ruột xé lệ rưng,
Nhìn ra sương khói như rừng hoang sơ
Gia đình bỏ lại xa mờ,
Xin chào vĩnh việt, trẻ thơ khóc gào.
Sắc, không nào biết nghẹn ngào,
Nhân sinh một kiếp nay vào chân như.
Nguyện cầu Địa Tạng ưu tư,
Chị lên cõi Phật tâm từ siêu thăng...
Nương mây đến cõi Vĩnh Hằng.
Hồn bay phảng phất Cung Trăng đón chào!

Mai Xuân Thanh
Ngày 15 tháng 10 năm 2015
***
Đỗ Chiêu Đức xin được kính viết lại bài thơ của Thầy thay cho lời chia buồn của mình, gởi đến Thầy với tất cả lòng cảm thông chân thành nhất !...

Vĩnh Biệt Chị

Tháng mười thu lại đến,
Tin chị bệnh ngặt nghèo.
Tim em dường se thắt,
Khôn ngăn nỗi nghẹn ngào!

Bên chị em cầu nguyện,
Ánh đèn mờ xao xuyến.
Tay mỗi lúc lạnh thêm,
Lá rơi, còn lưu luyến!

Nhẹ nhàng như chiếc lá,
Chị thoát bể trần gian!
Đau thương xót lệ tràn,
Sương đêm hồn phảng phất!

Trở về bên chân Phật,
Lòng rũ sạch băn khoăn.
Chấp tay em khấn nguyện,
Mong chị vui Vĩnh Hằng!

Đỗ Chiêu Đức
Houston, 10-15-2015
***
Nhân mail anh Chiêu Đức viết lại bài thơ Vĩnh Biệt Chị của Thầy Nguyễn Hữu Lộc. Tôi đọc lại bài thơ và nhớ lại cái cảm giác ngày vĩnh biệt Mẹ mình. Tôi thật sự xúc cảm viết ra bài thơ này. Kính dâng Thầy với tất cả tấm lòng của một đứa học trò đối với người Thầy đáng kính.

Lời Vĩnh Biệt
Tháng Mười lại đến đã tàn thu
Khúc cuối chu kỳ giấc mộng du
Những ánh sao rơi trời viễn xứ
Điệu buồn man mác tiếng hò ru!

Bước đi thanh thản bước an nhiên
Qua cõi phàm phu đến cõi tiên
Một chút ngập ngừng tình quyến luyến
Cuộc đời còn lại cõi nhân duyên!

Dặn lòng cố giữ tiễn đưa nhau
Bỗng thấy con tim chợt nghẹn ngào
Lệ nhớ tháng ngày trôi gắn bó
Thâm tình trao nhận xót lòng bao!

Niết bàn cõi ấy chắc không xa
Mà vẫn mênh mông chốn hải hà
Nhân thế mơ màng thân cát bụi
Sắc không liên tưởng chạnh lòng ta!


Nguyễn Đắc Thắng
20151016

Thu Ca - Quên Đi Dịch

Thầy Mai Lộc kính mến,
Em xin gởi bài thơ dịch Thu Ca như lời chia buồn cùng Thầy.


Chanson  D’automne

Les sanglots longs des violons de l’ automne
Blessent mon coeur d’ une langueur monotone
Tout suffocant et blême quand sonne l heure
Je me souviens des jours anciens et je pleure
Et je m’ en vais au vent mauvais
Qui m’ emporte decà, delà
Pareil à la feuille morte.

Paul Verlaine (1844-1896)
***
Thu Ca

Tiếng nấc buông dài
Vỹ cầm buồn thay
Ôi mùa thu tới
Lòng tôi đau nhói
Gặm nhấm cơn sầu
Dằn vặt không thôi

Giây phút nghẹn ngào
Vàng vọt xanh xao
Khi thời khắc đến
Kỷ niệm hiện lên
Ơi ngày tháng cũ

Xui lệ tuôn tràn
Và tôi lang thang
Ngọn gió vô tình
Cuốn đi cuốn mãi
Như lá khô bay.

Quên Đi

Thu Ca - Quang Tuấn Dịch



Chanson  D’automne

Les sanglots longs des violons de l’ automne
Blessent mon coeur d’ une langueur monotone
Tout suffocant et blême quand sonne l heure
Je me souviens des jours anciens et je pleure
Et je m’ en vais au vent mauvais
Qui m’ emporte decà, delà
Pareil à la feuille morte.

Paul Verlaine (1844-1896)
***
Thu Ca (bài dịch)

Nỉ non tiếng vĩ cầm Thu
Khiến tim quặn thắt nỗi đau thương dài
Võ vàng, lúc Thu về đây
Khôn ngăn giọt lệ nhớ ngày xa xưa
Ra đi trong gió hững hờ
Cuốn ta đây đó tựa hồ lá rơi!

Quang Tuấn

Phân Ưu


(Phân Ưu Chị của Mailoc vừa qua đời)

Lá đã rơi,bay khắp mọi nơi
Hương linh của chị hướng lên trời
Niết bàn vui hưởng niềm an lạc
Cõi thế chia buồn Mai Lộc, tôi...

Thái Huy

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Nét Vẽ Lưu Niệm - Trần Bá Xử












Nét Vẽ: Trần Bá Xử


Bài Học Thành Bại Từ Hươu Cao Cổ

 

Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng.
Mỗi lần một chú hươu con ra đời đều là một bài học. Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người con mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi.

Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Cho đến khi thực sự đúng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để hươu con phải nỗ lực tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non nớt.
Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con bởi chúng phải tự đúng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không sẽ bị trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.

Con người chúng ta cũng vậy, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.
Đừng bao giờ để thất bại quật ngã mà hãy để nó trở thành "thầy" của chúng ta. Đây chính là bí quyết để thành công. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng."Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ"

Tiểu Thu sưu tầm

Xướng Họa: U Hoài



Bài Thơ Xướng:
U Hoài

Có những lúc buồn, tâm ngổn ngang

Cuộc đời như thể đã phai tàn
Nói năng ngơ ngẩn, hồn lơ đãng
Suy nghĩ quanh co , dạ hỗn mang
Tuổi trẻ, niềm tin dần vuột mất
Họ hàng, bạn hữu thoắt ly tan
Nhủ lòng ráng sống, không lâu nữa
Mà nỗi sầu tư cứ ngập tràn.
Phương Hà
***
Các Bài Thơ Họa:
Tình Muộn

Xin em hãy đợi bến đò ngang,
Trà Khúc trường giang ánh nắng tàn.
Tình muộn trời xanh lơ thoáng đãng,
Duyên đầu đất lạnh tối hoang mang...
Biết bao đôi lứa người yêu mất,
Nhiều cặp uyên ương mộng vỡ tan.
May mắn nửa đời không sợ nữa,
Trời ban hạnh phúc sẽ dâng tràn.
Mai Xuân Thanh kính họa
Ngày 28 tháng 09 năm 2015
***
Chấp Nhận
Vốn dĩ cuộc đời lắm trái ngang
Khuyên người chớ vội thán hoa tàn.
Xuân sang hồng thắm thêm khoe sắc,
Bỉ cực thái lai lại mở mang.
Tri túc tri nhàn luôn thanh thản,
Đa ưu đa hận mãi ly tan.
An bày hiện hữu xin vui hưởng,
Chớ để sầu tư lấn lướt tràn!
Đỗ Chiêu Đức
***
U Hoài 

Thu la đà lá rụng bay ngang 
Nhìn cảnh thương ta tuổi xế tàn 
Ngán ngẩn trò đời nhiều trắc ẩn 
Thức thao cuộc sống lắm đa mang 
Còn chi lạc thú toàn vui gượng 
Mất cả niềm tin rặt thấy tan… 
Từ nước tới dân nghiêng ngả cả 
Buồn riêng đất khách rượu tu tràn 
Thái Huy
9-28-15
***
U Hoài

Thời giờ như bóng ngựa phi ngang
Ước vọng ngày xưa lũ lượt tàn
Danh lợi một thời còn bỏ dở
Tình yêu ngày trước vẫn đeo mang
Mộng đầu thường mấy khi tròn vẹn
Kỷ niệm cũng đành chịu vỡ tan
Những lúc một mình nghe luyến nhớ
Lòng như bao đợt sóng dâng tràn.
Quên Đi
***
Một Câu Hỏi Cho Ch P.H

Cứ ngỡ,chị P.Hà chẳng trái ngang
Cuộc đời đẹp đẻ chẳng hề tan
Vần thơ lúc trước yêu thơ lắm
Tứ,Ý khi xưa đẹp ý mang
Bạn hữu đều khen khi gặp mặt
Thầy Cô cảm mến nết đoan trang
Hôm nay,có vẻ u hoài thế ???
Có chuyện không vui đã ngập tràn ?!
                 &    &    &
Nghĩ chuyện phần tôi cũng ngổn ngang
Từ khi vợ bệnh chắc đời tàn !
Câu thơ cạn hứng thơ thôi viết
Tứ ý quên dần ý hết mang
Bạn hữu lời khuyên trên "net" hết
Email cầu nguyện cũng dần tan
Vô thường lẻ sống là như thế!
Thôi chớ sầu tư lệ chảy tràn
Song Quang
***
U Hoài

Nhiều khi sự thể bước quay ngang
Thấu suốt lòng đau cảnh sắc tàn
Rối rắm dòng đời trôi lẩn thẩn
Mơ hồ cảm giác gợi mênh mang
Niềm tin đánh mất còn xâu xé
Nỗi hận đeo hoài chẳng vỡ tan
Đáp lỡ con thuyền sai lạc hướng
Trùng khơi sóng cả nước dâng tràn!
Nguyễn Đắc Thắng
20150930
***
D m
Nửa đêm khó ngủ ngắm trời sao
Lũ muỗi làm quen ngón nhẹ cào
Rượu mít đầy ly không gấp gáp
Tình trường mấy nỗi bỗng nao nao
Âm thầm điệp khúc buồn ly biệt
Nhiều ít  lòng tin chịu hớt hao
Độc ẩm chưa ghiền nhưng cố hữu
Đâu làm khíu chọ phải không nào?
Cao Linh Tử

Chuối Chín Mùi Và Đặc Tính Chống Ung Thư

Chuối thật chín (fully ripe banana) có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), chất này có khả nang chống lại các tế bào bất bình thường. Khi trái chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen(dark patches). Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao. 

Theo một nghiên cứu tại Nhật, trái chuối chứa chất TNF có những tính chất chống ung thư. Mức độ chống ung thư này tương xứng với độ chín của trái chuối, tức là trái chuối càng chín thì tính chất chống ung thư của nó càng cao. Trong một cuộc khảo cứu trên loài vật, một giáo sư tại Đại học Tokyo đã so sánh phúc lợi đối với sức khoẻ của nhiều loại trái cây khác nhau (chuối, nho, táo, dưa hấu, dứa, lê, hồng ) và đã phát hiện là chuối cho kết quả tốt nhất. 

Chuối làm tăng số lượng tế bào máu trắng, đẩy mạnh sức miễn dịch của cơ thể và sản xuất ra chất chống ung thư TNF. Vị giáo sư Nhật khuyên mỗi ngày chúng ta nên ăn 1 tới 2 trái chuối đễ tăng sức miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh như cảm lanh, cúm và những bệnh khác.Theo ông ta thì vỏ chuối có đốm đen có tác dụng tăng cường tính chất của các tế bào máu trắng lên gấp 8 lần so với vỏ chuối xanh.

Chất TNF tiêu diệt các tế bào ung thư ra sao?

Các chất TNF (hay họ TNF) bao gồm một nhóm những chất thuộc họ cytokine có thể gây tử vong cho các tế bào. 

TNF hành động qua “thụ thể TNF” (TNF Receptor gọi tắt làTNF-R) và là một phần của tíến trình bên ngoài dẫn đến việc khởi động vụ “ tế bào tự sát” (apoptosis). TNF-R liên hợp với các procaspases nhờ vào các protein nối tiếp (FADD,TRADD, v,v…), các protein nối tiếp này (adaptor proteins) có thể phân cắt (cleave) những procaspases không có hoạt tính (inactive procaspases) khác và tạo nên một “thác đổ” procaspase đẩy các tế bào đi đến chỗ tự sát ( apoptosis) không thB B tránh được. 

TNF tương tác với các tế bào khối u để khơi động sự tiêu (hay chết) của tế bào (cytolisis). TNF tượng tác với các thụ thể (receptor) trên các tế bào nội mô (endothelial cells) ,làm tăng tính thẩm thấu của mạch máu giúp cho các bạch cầu (leukocyte) xâm nhập vào được vùng bị nhiễm khuẩn. Đây là một dạng đáp ứng khu trú viêm (localized inflammatory response), mặc dầu một sự phóng thích toàn thân (systemic release) có thể dẫn đến “sốc nhiễm khuẩn" (septic shock) và tử vong. 

Chuối chín mùi và đặc tính chống ung thư



1- Tumor Necrosis Factor or TNF là một cytokine có liên quan với tiến trình viêm. Các cytokine là những hóa chất truyền thông điệp giữa các tế bào trong cơ thể. 

2- Tế bào tự sát (Apoptosis) 
Đây là một dạng chết của tế bào trong đó một trình tự sự cố đã được chương trình hóa dẫn đến việc loại bỏ các tế bào mà không phóng thích những chất độc có hại cho vùng chung quanh. Viêc tế bào tự sát đóng một vai trò chủ yếu trong sự phát triển và duy trì sức khoẻ bằng cách loại bỏ những tế bào già, không cần thiết hoặc kh ông lành mạnh. Cơ thễ con người loại bỏ có lẽ tới một triệu t bào mỗi giây. Các tế bào “tự sát” ít quá hoặc nhiểu quá đểu là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật. Khi mà sự chết chương trình hóa của tế bào (programmed cell death) bị trục trặc thì những tế bào đáng lẽ bị loại bỏ lại vẫn “luẩn quất đâu đó” và trở thành “bất diệt “ tỉ như trong trường hợp bệnh ung thư hay bạch cầu (leukemia).. Nhưng khi mà sự chết này quá mức thì quá nhiều tế bào sẽ bị chết làm tổn thương nghiêm trọng tới các mô. Điều này dẫn đến đột qụy hay những bệnh suy thoái thẩn kinh như Alzheimer, Huntington và Parkinson. 

3- Sốc nhiễm khuẩn (septic shock) gây ra bởi sự giảm huyết áp do sự hiện diện của vi khuần trong máu. Tình trạng này ngăn chặn sự chuyển vận máu tới các bộ phận cơ thể và có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong .
Mỗi ngày một trái chuối….khỏi cần gặp bác sĩ 

Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc họ chuối (Musacae)Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhu ận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. 

Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng potassium rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể.. Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già.

Thành phần dinh dưỡng của chuối 

100 gram thịt chuối cung cấp: 92 kcal – 1,03g protein – 396 mg K. – 1 mg NA – 6 mg Calcium – 0,31 mg Fe – 29 mg Mg – 20 mg P. – 0,16 mg ZN – 0,104 mg Cu – 0,152 mg Mn – 1,1 mcg Se – 9,1 mg Vit. C – 0,045 mg Thiamin – 0,1 mg Riboflavin – 0,54 mg Niacin – 0,26 mg Pantothenic Acid – 0,578 mg Pyridoxin – 19 mcg Folate – 0,012 g Tryptophan – 0,034 g Threonine – 0,033 g Isoleucine – 0,071 g Leucine – 0,048 g Lysine – 0,011 g Methionine – 0,038 g Phenylalanine – 0,047 g Valine – 0,047 g Arginine – 0,081 g Histidine 

Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê. Bắp chuối có thể làm rau sống, ngam giấm hoặc làm gỏi trộn. Chuối chát là một món ăn kèm với thịt luộc hoặc cá nướng chấm mắm nêm rất hấp dẫn. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật. 

Sau đây là một vài công dụng khác cua chuối, quý giá và dễ áp dụng nhưng còn ít được quan tâm. 

1- Bổ sung năng lượng

Theo Tiến sĩ Douglas N... Graham, chuối là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Một tài liệu nghiên cứu cho thấy chỉ hai quả chuối là đủ cho một lần tập luyện 90 phút.

Trong chuối có gồm đủ vừa carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Trong những hoạt động thể lực kéo dài khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Vào những trường hợp này, đường glucoz trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức th ời lượng đường bị hao hụt, giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi. Đường fructoz trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ và như vậy có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó.. 

Đặc biệt tỷ lệ potassium cao trong chuoi còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập.

2-Bệnh trẩm cảm (depression) 

Theo một nghiên cứu gần đây của hội MIND ( Association for Mental Health) thì nhiều người bị bệnh trẩm càm thấy dễ chiụ hơn sau khi ăn một trái chuối. Đó là vì trong chuối có chất trytophan, một loại protein mà cơ thể chuyển hoá thành chất serotonin có tính chất làm thư giãn, tăng cường hưng phấn, và làm cho con người ta cảm thấy hạnh p húc hơn. 

3-Hội chứng trước kỳ kinh nguyệt (premenstrual syndromes- PMS) 

Bạn quên uống thuốc ư? Hãy ăn một trái chuối. Vitamin B6 trong chuối giúp điều hoà mức glucoz- huyết (đường trong máu), làm bạn cảm thấy khoan khoái dễ chịu hơn. 

4-Bệnh thiếu máu (anemia) 

Chuối chứa nhiều chất sắt nên có thể kích thích sự sản xuất huyết cầu tố trong máu và do đó giúp trị bệnh thiếu máu. 

5- Bệnh cao huyết áp:

Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuố i để làm hạ áp huyết cao. Gần đây, nhiề u cuộc thí nghiệm khác nhau ở trường đại học Kasturba, Ấn Độ, cũng như trường đại học John Hopskin, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận kết qủa này. Ăn chuối chín có thể làm hạ cao huyết áp mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp. 
Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong một 100gram thịt chuối có 1ến 396 mg khoáng chất potassium trong khi chỉ có 1mg Sodium... Sự tương quan giữa muối sodium và potassium có liên quan đến việc duy trì độ pH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi sodium – thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày – có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất đBnh tạo gánh nặng cho hệ tim mạch thì potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng áp huyết. 
Cơ quan Quản trị Thực Phẩm và Dươc phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép kỹ nghệ chuối được chính thức loan báo tiềm năng chống cao huyết áp và đột quỵ của chuối. 
6-Sức mạnh trí óc:

200 học sinh tại trường Twickenham (Middlesex) đã được thử nghiệm cho ăn chuối vào buổi sáng, buổi nghỉ giữa lớp và buổi trưa để kích thích hoạt động của não Kết quả cho thấy chuối đã giúp học sinh tỉnh táo linh hoạt hơn. 

7-Bệnh táo bón 

Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất sợi không hoà tan. Chất sợi không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đB Ay nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc cB Ba các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất sợi còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già 

8-Váng uất sau khi uống quá nhiều rượu

Một trong những phương pháp trị nhanh chóng cơn váng uất vì ruợu là làm một ly sữa lA 1nh đánh sốp lên với chuối và mật ong. Chuối sẽ làm cho dBu dạ dày, và với sự trợ giúp của mật ong sẽ nâng mức đường giảm trong máu, trong khi sữa vừa làm bớt cơn đau vừa tái tạo nước cho cơ thể. 

9- Chứng ợ nóng (heartburn) 

Chuối có tác dụng chống acít tự nhiên trong cơ thể, nên nếu bạn bị lên cơn ợ nóng thì bạn hãy cố ăn một trái chuối để dịu đau. 

10- Chứng nôn nghén (morning sickness)

Ăn chuối giữa các bữa ăn giúp đường trong máu ở mức cao và tránh được chứng nôn nghén (vào buổi sáng) 

11-Muỗi cắn (mosquito bites) 

Trước khi dùng kem bôi chống muỗi cắn, hãy thử chà nhẹ phần trong của vỏ chuối vào chỗ muỗi cắn bạn sẽ thấy da bớt sưng và bớt ngứa 

12-Suy yếu thần kinh 

Chuối có nhiều vitamin B nên có thể giúp làm dịu hệ thần kinh. 

13-Bệnh mập phì vì áp lực công việc

Nghiên cứu tại Viện Tâm Lý học Úc cho thấy là áp lực của công việc thường làm cho người ta ăn quá nhiều xô-cô-la và khoai tây chiên giòn. Theo dõi hơn 5000 bệnh nhân ở bệnh viện, các chuyên gia thấy rằng đa số người bị b8 7nh mập phì là vì sức ép của công việc. Báo cáo kết luận rằng để tránh việc ăn quá nhiều vỉ lo lắng công việc người ta phải giữ cho mA 9c đường trong máu đều đều bằng cách ăn những thức =C 4n có nhiều chất carbohydrate (như chuối chẳng hạn)mỗi hai giờ 

14-Loét dạ dày, tá tràng

Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận
giống nhau về tác động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loại chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp (phơi trong bóng râm )có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối được phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tính năng này. 

15-Kiểm soát thân nhiệt 

Nhiều nền văn hóa cho rằng chuối là một loại trái cây có thể làm giảm bớt thân nhiệt và sự căng thẳng của phụ nữ=2 0đang mang thai. Chẳng hạn như ở Thái Lan, người ta cho người mang thai ăn chuối để lúc sanh người đứa bé mát mẻ 

16- Những căn bệnh do thời tiết thay đổi (seasonal affective disorder-SAD)

Chuối có thể hỗ trợ các người bị SAD vì có chứa chất tryptophan là chất gia tăng khí sắc thien nhiên

17- Cai thuốc lá

Chuối có thể giúp những người cai thuốc lá. Các vitamin B 6, B 12 cũng như các chất potassium và magnesium có trong chuối giúp cho cơ thể hồi phục sau những phản ứng của sự thiếu nicotine. 

18-Căng thẳng tâm thẩn (stress):

Potassium là một chB At khoáng giúp điều hòa nhịp tim, đưa oxygen lên óc và điều chỉnh sự quân bình của nước trong cơ thể. Khi chúng ta bị căng thẳng mức độ chuyển hóa (metabolism) tăng làm cho lượng potassium giảm. Chất potassium trong chuối sẽ giúp lập lại quân bình. 

19- Đột quỵ (stroke)

Theo nghiên cứu đăng trên tập san The New England =2 0 Journal of Medicine, một chế độ ăn uống có thêm chuối giảm tỉ lệ tử vong vì đột quỵ xuống 40 phẩn trăm 

20- Mụn cóc (warts) 

Đắp mặt trong vỏ chuối lên chỗ mụn cóc, rồi dùng băng keo dán lại , sau một thời gian mụn cóc sẽ mất! 

KẾT LUẬN

Tóm lại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá ,lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn cE1a mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ă n chính cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn. Ngoài ra chuối đươc sắp vào loai thực phẩm có hàm lương đường 20 cao, nên người bị bệnh tiểu đường nên tham khảo bác sĩ 

So sánh với táo, chuối có 4 lần protein nhiều hơn, 2 lần carbohydrate, 3 lần phospho, 5 lần vitamin A và sắt, 2 lần các vitamin và khoáng chất khác.. Chuối cũng giầu potassium và là một trong những trái cây tốt nhất cho con người. Vì vậy có lẽ đã tới lúc ta phải thay câu châm ngôn “An apple a day, keeps the doctor away” bằng câu “ A banana a day, keeps the doctor away

Trích : “Coconut Water for Health ang Healing” by Dr. Bruce Fife 
Dịch bài: Kim Tuyến
Yên Đỗ – Sưu tầm