Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Đuổi Theo Thơ - Thơ Rượu Đuổi Tuổi Hoa


Thơ: Chân Diện Mục
Thơ Tranh: Kim Quang
***
Mới đây, nhận được bài nhan đề "Đuổi Theo Thơ" của một người bạn quý gửi cho từ bên nhà, tôi cảm động lắm ̣ Rồi mấy ngày này,đầu óc cứ nghĩ ngợi lan man về hai chữ "đuổi theo" ̣Sao lại phải đuổi theo? Qua rồi không biết nắm giữ, hay không thể, hay thật ra chỉ còn là một ảo ảnh? Hôm nay, tôi ngồi chuyển dịch lại bài Vọng Giang Nam của Tô Đông Pha trong bài có câu "thi tửu sấn niên hoa ",thơ rượu "đuổi" tuổi hoa, để thân quen đọc cho vui và cũng là một cách riêng để tạ ơn tri kỷ Những mong còn dịp, giữ được lễ xưa, ngồi gầy lửa mới, nấu ấm trà mới, đãi nhau, để cùng nhớ về những ngày tháng cũ, đã qua, đã xa, đã không còn nữa ̣ PKT 08/18/2017

Một Bài Từ Theo Điệu Vọng Giang Nam
Tô Đông Pha (1037 - 1101)

Xuân vị lão 
Phong tế liễu tà tà
Thí thướng Siêu Nhiên đài thượng vọng
Bán hào xuân thủy nhất thành hoa
Yên vũ ám thiên gia
Hàn Thực hậu
Tửu tỉnh khước tư ta
Hưu đối cố nhân tư cố quốc
Thả tương tân hoả thí tân trà
Thi tửu sấn niên hoa

Thơ Rượu Đưổi Tuổi Hoa

Xuân còn đang độ chưa già 
Gió đưa liễu rủ la đà 
Gắng bước lên cao,từ trên nhìn xuống vùng trời dưới thấp 
Nửa hào nước trong lóng lánh bên một thành hoa 
Lững lờ khói mưa lan toả vấn vương trên khắp xóm nhà 
Sau ngày Hàn Thực vừa qua
Tỉnh say than thở chi mà 
Cố nhân gặp lại, thêm tội nỗi nhớ đất tổ quê cha 
Thì thôi, ngồi gầy lửa mới nấu ấm trà mới ,
Một mình thơ rượu, nhớ về thuở nào, đã qua,đã xa 

Phạm Khắc Trí
Phụ Chú: Tục xưa, lễ Hàn Thực vào ngày 3 tháng 3 âm lịch , nhà nhà kiêng nhóm lửa nên phải ăn lạnh với đồ ăn nấu từ mấy hôm trước.
    

Hạnh Phúc



Càng lớn tuổi càng thấy đời thật đẹp
Vì “ngộ” rằng vui khổ cũng do ta
Rồi tất cả cũng chìm vào quên lãng
Chẳng có gì quan trọng phải lo xa

Chuyện buồn phiền tôi quên mau, hỉ xã
Chấp nhận mà có gì phải kêu ca
Phản bội à, thật ra cũng thường mà
Ganh ghét hả, đâu có gì là lạ

Đời đẹp quá y như là cổ tích
Chuyện thần tiên tưởng chẳng có trên đời
Có sức khỏe, an hưởng nhiều sở thích
Còn gì bằng, du lịch khắp nơi nơi

Càng lớn tuổi càng thấy mình hạnh phúc
Muốn sẻ chia, mong bạn cũng như tôi
Càng buông bỏ càng đỡ nhiều vướng rối
Rồi một ngày, cũng phải bỏ lại thôi…

Bạn và tôi cùng yêu cuộc đời này
Mấy mươi năm không dài đâu bạn ạ
Ta trân quý từng phút giây hiện tại
Chuẩn bị ngày… qua thế giới phương xa 

Như Nguyệt
12 tháng Bẩy, 2017

Già Cuối Tuần



Bài Xướng:
Già Cuối Tuần

Cuối tuần, thế lại một tuần qua
Khoảnh khắc già nua chẳng mặn mà
Sáng sớm cà phê thì lẻ bóng
Chiều tà rượu nhạt chỉ mình ta
Cuộc đời đoạn cuối, gam màu nhạt
Cửa bể chiều hôm, bóng xế tà
Mãi chuốc vần thơ câu xướng họa
Để lòng thanh thản, chóng ngày qua.

Thanh Trương
***
Ng
ẫm Già

Tháng rồi lại tháng lạnh lùng qua
Chép miệng ngày trôi quả chóng mà…
Tênh dạ cô ngâm thơ với phú
Sầu lòng độc ẩm tớ cùng ta
Trăm năm thoảng đấy đà lên …lão
Một kiếp , vèo thôi đã nhuốm tà
Ngó tới , ngoảnh lui còn mấy đốt
Rồi hôm nao nhỉ, khói sương …qua?

Cao Bồi Già
30-07-2017
***
Chặng Sau Cùng

Thấm thoắt nay đà mấy tháng qua
Đầu thêm tóc bạc có chi mà...
Vườn khuya mây phủ chừng trêu nguyệt
Gối chiếc tay quờ dám diễu ta
Lái thả ngậm ngùi tia bọt sủi
Chèo buông ngơ ngác ánh dương tà
Đành say bầu bạn vùi trao bút
Để chặng sau cùng dễ bước qua.

Phan Tự Trí
***
 Ng
ắm Thu Qua

Ngày lui tháng tới thoắt dần qua
Lão giả ai ai cũng vậy mà
Tửu tự tạc-thù sầu đối bóng,
Trà châm độc ẩm ngán riêng ta!
Chiều sa nhợt nhạt rơi sương lạnh,
Thân oải tong teo xế bóng tà!
Ngâm xổng ngao ngao thơ chuốc bạn
Bắt chân chữ ngũ ngắm thu qua!

hạ 2017
Nguyễn Huy Khôi
***
Tu
ổi Già

Thời gian thấm thoát cứ trôi qua
Mỗi lúc mỗi nơi cũng vậy mà...
Quá ngắn những ngày vui với bạn
Thật dài từng buổi chỉ riêng ta
Đêm buồn dõi mãi vầng trăng úa
Chiều muộn nhìn ngây ánh nắng tà
Trà uống một mình thêm mất ngủ
Làm thơ xướng họa để mau qua...

Sông Thu
***
Gi
à Cô Đơn

Cuộc đời đơn độc tháng năm qua
Số phận trời cho đã vậy mà
Cứ ngỡ chung đôi hoài trọn kiếp
Đâu ngờ trơ trọi chỉ riêng ta
Ra vườn dạo bước bên hình bóng
Ngắm cảnh xem hoa dưới nắng tà
Lủi thủi một mình trên gác vắng
Thời gian đằng đẳng cũng trôi qua!

NS
***
Gìa Buồn Phận

Về hưu bỏ mặc để ngày qua
Ngỡ tưởng thanh nhàn ấy vậy mà
Sống vẫn vui buồn trăm mối bận
Quên còn hệ lụy một đời ta
Quê hương khắc khoải sầu tâm mị
Thân lão liu xiu xót bóng tà
Phận cũng là người chung cõi đến
Ai đâu thoát khỏi chốn đưa qua

Hải Rừng
***
Cho Ai...

Thân tặng chị Suối Kiết

Cứ tưởng nàng qua nhưng chẳng qua!
Tại ai? ai hiểu? Tội ghê mà...
Êm đềm...trước ngõ đôi chim nhạn
Vò võ...bên đời một bóng ta
Chốn đó hững hờ vầng nguyệt khuyết
Nơi đây khắc khoải ánh dương tà
Thời gian còn lại mong manh lắm
Hạnh phúc xin đừng để vuột qua!

Thy Lệ Trang
***
Tim N
ồng Gửi Trọn

Cách trở đường dài khó thể qua
Anh xin khất lại dỗi chi mà!
Bao lần ngỏ ý hay chiều bậu
Đôi lúc trao lời chắc hiểu ta
Xứ lạ bơ vơ tìm dáng nhỏ
Trời khuya quạnh quẽ ngắm trăng tà
Nhớ nhung da diết làn môi mọng
Gửi trọn tim nồng…chớ giận qua!

Như Thu
***
Tu
ổi Già Đến

Tựa cánh chim trời thoáng vụt qua
Buồn vui đắp đổi,rứa thôi mà
Bình minh hồ hởi còn soi bóng
Chạng vạng ơ thờ đã viếng ta
Đứng giữa thênh thang nhìn nguyệt tỏ
Ngồi nơi tịch lặng ngắm dương tà
Câu thơ mắc võng đời giao cảm
Thả tiếng tiêu đồng gửi gió qua…

Lý Đức Quỳnh
***
An Lão

Tháng cạn ngày cùng cứ vụt qua
Mệnh trời sinh,lão,....lẽ thường mà
Se se gió trở giần lưng khọm
Mỏng mảnh sương giăng liệm bóng tà!
Thơ quán ríu ran mời thiếu lão
Hội làng nô nức bỏ thừa ta?
Ngày vui đôi bữa kiêm tề phụ...
Nha nhẩn nhàn du ngắm hạc qua.

Hạ 2017
Nguyễn Huy Khôi

***
Nhắn Cùng Khôi Nguyên

Này này thi hữu hãy nghe qua
Tìm mỗ ngày suông khó gặp mà
Khách sảnh thì không nào tiếp bạn
Thư phòng cũng chẳng kiếm đâu ta.
Lên chùa chùa rộng vườn che lối
Hỏi tiểu tiểu run kiểu trúng tà.
Chủ nhật xin tha đừng có tới
Già cùng con cháu thứ cho qua 

Trần Như Tùng
***
Già Ngâm Cuối Tuần

Qua buổi xem tuần đã bước qua
Mà soi tóc trắng vẫn thương mà
Bóng say khói ảo vờn duyên bóng
Ta nhặt gió chiều chuốt phận ta
Nhạt ảnh mơ chìm uy sắc nhạt
Tà huy lướt dõi ánh dương tà
Họa vần thơ xướng tâm lòng họa
Qua buổi nghe buồn vội bước qua

Uyên Du 
170801
***
Bài Cảm Tác:
Nuối Tiếc..!

Ngoài song vó ngựa vút băng qua...
Bóng xế hoàng hôn hết mượt mà.
Độc ẩm chung trà đơn vắng bạn.
Lữ hành con phố lẻ riêng ta.
Hoa phai sắc thắm...vầng dương lặn
Liễu lạt màu tươi...ánh nguyệt tà.
Bút lạnh nghiên sầu trang giấy trắng.
Âm thầm nuối tiếc những năm xa..!

Trần Lệ Khánh
29-7-2017
 ***
Già Ngày Chúa

Chầu mong năm thứ chóng đi qua
Ngày chúa thiêng liêng đến để mà . . .
Con được nghỉ làm vui với bếp
Cháu ngừng đi học tếu cùng ta.
Bát canh cua ngọt nâng dài thiện
Chén rượu vang thơm giãn bớt tà.
Ngũ nhật lên chùa ăn ghẹ tiểu
Bên sư xướng họa nũng Di Đà

Trần Như Tùng
 ***
Già!

Mỏi gối ai rồi cũng phải qua
Thản nhiên chấp nhận cớ chi mà…
Tầm vông chín tất làm cây gậy
Thể dục mình ênh bóp cẳng ta
Nghiền ngẩm chuyện đời ly rượu thuốc
Lắng nghe nhạc điệu khúc huy tà
Sanh già bệnh chết nhìn như thị
Đã biết vô thường …nhẹ bước qua.

Cao Linh Tử
21/8/2017

Thăm Vườn Hoa Keukenhof (Hoà Lan) - 17- 5 -2017


Keukenhof là vườn hoa tulip lớn nhất thế gìới. Ai cũng biết Hoà Lan nổi tiếng với loại hoa nầy. Mỗi năm họ xuất cảng hàng triệu củ hoa tulip đi khắp thế giới. Hoa tulip chỉ nở vào vào muà Xuân nên Keukenhof chỉ mở cửa cho công chúng vào xem có 2 tháng, năm nay từ 23/3 tới 21/5./2017. 

Do đó muốn thăm Keukenhof thì phải đến Amsterdam vào khoảng thời gian nầy. Keukenhof nằm ở vùng ngoại ô ,thuộc làng Lisse. Muốn thăm Keukenhof thì phải tới Schiphol airport, lây xe bus # 858 Keukenhof Express , chạy chừng 35 phút là tới nơi.  


Chúng tôi mua vé Region Travel Ticket đi trọn ngày, dùng cho tất cả bus, metro, train ra tới ngoại ô, giá 18.5 Euro ( mắc hơn ở Paris nhiều, ở Paris cũng cùng một loại vé bao luôn 1 tuần Navigo decouverte chỉ có 22.5 Euro , trung bình 3.2 Euro/ngày ). 

Vé vào cửa Keukenhof là 16 Euro / người. Phong cảnh Keukenhof rất nên thơ, với hàng trăm loại hoa tulip, đủ màu trắng, đỏ, tím, vàng khoe sắc, với nhiều sông, suối bao quanh. Đi chơi ngoài vườn xong, bạn vô thăm nhà kiếng trưng bày hoa tươi trong chậu. 

Họ có làm một áo cưới khổng lồ kết hoa tươi, để cho mấy bà xếp hàng vô đứng chụp hình. Bên cạnh vườn hoa là một cánh đồng rộng bát ngát, có lẽ trồng lấy củ để bán. Phải mất 3 - 4 giờ mới có thể thăm viếng hết vườn hoa nầy.. Chúng tôi đến đây là cuối muà, hoa đã nở rộ và sắp tàn, và chỉ còn vài ngày nữa là vườn hoa đóng cửa, tuy nhiên vẫn còn kịp để thưởng lãm một vườn hoa đẹp.






Kinh Luân

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Thơ Tranh: Trần Nhân Tông


Thơ: Quên Đi
Thơ Tranh: Kim Oanh

Đỉnh Chiều


Leo lên cao những đỉnh chiều
để xem đời đẹp giữa phiêu linh bồng
hằng hà sóng gợn dòng Ngân
du dương trầm khúc vượt tầng phù sinh

Ta không ta. Mình không mình
chỉ hình đối bóng bồng bềnh hoát nhiên
Địa vô địa . Thiên vô thiên
trung dung hảo hợp từ nguyên duyên đời

Lời giòn tan. Ý chơi vơi
tấu hòa vọng khúc tỏa vời vợi xa
điệu buồn trầm mặc quan hà
Có không. Không có. Theo tà huy bay

Tỉnh không tỉnh. Say không say
Thân lay đỉnh thức. Tâm ngây chiều vàng
chợt hồn chạm nụ vông vang
của ngày xưa nở trên trang sử tình!

Cao Nguyên

Ngày Mai Tôi Về


Ngày mai tôi về ghé lại Cái Răng
Thăm lại trường xưa bên bờ sông Bé
Rạch Cần Thơ chảy qua hai lối rẽ
Hướng Mỹ Khánh và phía ngã ba Đình.

Tôi lang thang trên đường nhựa một mình
Phố sá liền kề chạy dài lớp lớp
Trời nắng chang chang giữa trưa oi bức
Hàng bã đậu xưa mất biệt đâu rồi.

Những thằng bạn thời thơ ấu tôi ơi
Nay xa cách trên đường đời muôn ngã
Thuở ngày nào chúng mình cười rôm rã
Mà bây giờ lụm cụm mỗi mùa sang.

Những cô bạn tôi tóc kẹp dịu dàng
Chắc đã theo chồng dặm ngàn biệt xứ
Ghé nhà lồng xưa thoáng cao, khung sắt
Người ta phá đi - xây lại nặng nề.

Ngày mai tôi về thăm lại vùng quê
Ruộng lúa không còn như thời đi học
Nhà cửa mọc đầy thấp cao choáng ngợp
Những dấu chân quen mờ nhạt tháng năm.

Ký ức nào khi về lại Cái răng
Kỷ niệm nào vui tháng ngày dĩ vãng
Tuổi thơ nào quay về con rạch cạn
Mai tôi về - bạn bè chẳng ai hay!

Ngày mai tôi về ghé lại Cái Nai
Thăm chiến hữu Ngũ Hài lò tương cũ
Lính ra đa gác trời Tân sơn Nhất
Mà bây giờ tóc bạc trắng đầy vai.

Ngày mai tôi về - chiều xuống cuối ngày
Viếng chùa ông Một đầu vàm Ba Láng
Vườn sa bô rộng hoàng hôn chợt mát
Nhớ dáng thầy đạo mạo mãi chưa quên...

Dương hồng Thủy


Cá Lóc Nướng Trui



Bài Xướng:
Cá Lóc Nướng Trui

Hãy về Cao Lãnh mặc lòng "trui"
Cá lóc lửa rơm nhất ngọt bùi
Cuốn tụm bún rau cùng lúi húi
Nâng mời mồi rượu khích vui vui
Mùi sen thoảng mũi lâu tàn rụi
Vị mắm vương môi khẽ tiếc chùi
Chén tạc thân tình say chúi nhủi
Hương nhà đất mẹ dưỡng thằng tui

Mai Thắng 
170726

***
Các Bài họa: 

Quên Món Cá Lóc Nướng Trui
Tui đã quên rồi món cá trui
Nhưng còn mãi nhớ vị năn bùi
Lửa rơm bốc ngọn nay tàn lụi
Tàu hủ chiên dầu đủ thấy vui
Kiếm củ heo rừng ra sức ủi
Trau gương bụi bậm bỏ công chùi
Rót ly rượu mít thêm gần gủi
Vẫn nhắc nhau hoài bạn của tui.

Cao Linh Tử
30/7/2017
***
Cá Trê Nướng Trui

Lục tỉnh dân quê thích nướng trui,
Cá trê vàng ngậy thật là bùi !
Rau thơm bánh tráng cùng thêm vị,
Chuối chát dưa leo cũng góp vui.
Tỏi ớt hít hà mồm vẫn há,
Mắm nêm ngốn ngám mép quên chùi.
Đưa cay sáu xị còn chưa đã ...
Nước mắt quê hương của xứ tui!

Đỗ Chiêu Đức
***
Cá Lóc Nướng Trui


Đệ nhất Miền Tây món nướng trui
Về đây thưởng thức vị thơm bùi
Vót tre xiên cá cùng nhau lụi
Rơm đốt lửa tàn xúm lại vui
Nước mắt quê hương say đến chúi
Hương miền dân dã dính chưa chùi
Đơn sơ mộc mạc thêm gần gũi
Độc đáo bao đời ở xứ tui

Quên Đi
***
Cá Lóc Nướng Trui

Mồi Ngon Xin Cạn Chén
Nhìn chị ra tay nướng cá trui
Em lo phụ giúp cứ lui cui
Mùi nghe hấp dẫn rơm con cúi
Gia vị ngon thơm ai nấy vui
Bánh tráng, rau tươi cây húng lũi
Mắm nêm ớt tỏi quẹt tay chùi
Ăn no cạn chém say ngồi dũi
Mộc mạc đơn sơ níu kéo tui !

Mai Xuân Thanh
Ngày 30 tháng 07 năm 2017
***
Bài Cảm Tác
Văn Thơ Trui Rèn


Văn thơ cầu tiến phải rèn trui!
Đừng nghĩ rằng hay chả gọt bùi
Sách vỡ đọc nhiều đâu mệt lũi
Bạn ,Thầy học hỏi thấy cũng vui
Để long mặc cảm đầu thêm chúi
Cho dạ tự ti óc khó chùi
Lên mạng vụng về tay lúi húi
Bởi già long cọng hại than tui

Song Quang

Về Miền Tây - Phần 6



Về phía phía Nam của Định Tường và phía Đông của Vĩnh Long là tỉnh Bến Tre, một tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với Biển Đông. Dưới thời Pháp thuộc, tỉnh lỵ Bến Tre được đặt tại Mỏ Cày. Tỉnh Bến Tre được thành lập chủ yếu do 3 cù lao lớn là cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Đất đai trên ba cù lao này hoàn toàn được bồi đắp bởi phù sa của ba nhánh sông Cửu Long. Vì nằm sát biển nên đất phù sa bị gió biển thổi đùn lên thành những giồng đất cao, giữa các giồng là đất đai canh tác, rất phì nhiêu mầu mỡ. Tuy trước đây Bến Tre trực thuộc Dinh Long Hồ (Vĩnh Long ngày nay), nhưng lịch sử phát triển của Bến Tre lại gắn liền với lịch sử của tỉnh Định Tường. Như trên đã nói, trước năm 1679, cả vùng đồng bằng sông Cửu Long mà bây giờ chúng ta gọi là Nam kỳ, chưa có dấu vết của chính quyền Nam triều. Tuy nhiên, chưa có bằng cớ gì đích xác là không có lưu dân Việt Nam tại đây vào thời kỳ này. 

Đến khi nhà Minh bên Tàu sụp đổ, những quan quân của nhà Minh trong hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây không phục nhà Thanh nên dong buồm đi về phương Nam tìm đất mới để dung thân. Nhân cơ hội đó mà chúa Hiền cho phép họ vào vùng Thủy Chân Lạp khai khẩn đất hoang. Thoạt tiên, họ tập trung ở những vùng Đồng Nai, Gia Định và Mỹ Tho, dần dần họ tiến xa về những vùng Bến Tre và Gò Công. Dưới thời Gia Long, Bến Tre là một trong ba tổng của phủ Kiến An (Kiến Hưng hay Cái Bè, Kiến Hòa hay Bến Tre và Gò Công và Kiến Đăng hay Đồng Tháp Mười) thuộc dinh Trấn Định (Định Tường). Đến đời Minh Mạng thì nhà vua đổi dinh và trấn ra làm tỉnh, Bến Tre và Gò Công được tách ra làm huyện Tân Hòa. Đến đời Thiệu Trị thì Gò Công được sáp nhập vào Gia Định, và Bến Tre được nhập vào Định Tường. Khi Pháp chiếm Nam kỳ, chúng lần lượt phân lục tỉnh ra làm 20 tỉnh và một phần của huyện Kiến Hòa được tách ra làm tỉnh Bến Tre vào năm 1907. 

Tổng diện tích là 170.000 mẫu Tây và tổng dân số thời đó (theo thống kê của La Cochinchine) là 257.216 người, đa số là người Việt. Hiện nay diện tích của tỉnh Bến Tre là 2.287 cây số vuông, và tổng dân số là 1.319.000 người. Có nhiều giả thuyết về cái tên Bến Tre, co người cho rằng vì người Miên gọi là Kompong Ruusei hay Sóc Tre nên dân Nam ta gọi là Bến Tre. Về vị trí thì Bắc giáp Định Tường, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, và phía Nam giáp Trà Vinh, Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Hiện tại Bến Tre gồm có 9 quận: Trúc Giang, Hàm Long, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Mỏ Cày, Hương Mỹ và Thạnh Phú. Sau năm 1975, Chợ Lách dược sáp nhập vào Bến Tre, tuy tuy nhiên, quận Đôn Nhơn được sáp nhập vào Mỏ Cày, Hương Mỹ được sáp nhập vào Thạnh Phú, và Hàm Long được sáp nhập vào Ba Tri nên Bến Tre chỉ còn có 7 quận. Bến Tre là một vùng đất phù sa màu mỡ, gồm ba cù lao lớn là cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Tuy mang tên Bến Tre, nhưng đây chính là quê hương xứ dừa với những vườn dừa ngút ngàn. 
Ngoài ra, Bến Tre còn trồng lúa, mía, thuốc lá, dưa, bông vải và đủ loại trái cây. Bến Tre còn là vựa muối biển của cả vùng. Bến Tre tuy là một tỉnh nhỏ với bờ biển chỉ dài khoảng 60 cây số nhưng c hỉ riêng một mình Bến Tre đã chiếm 5 cửa biển của sông Cửu Long (Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên) nên hải sản của Bến Tre thật là phong phú và đặc sắc không thua bất kỳ nơi nào. Dù Việt Nam chịu ảnh hưởng gió mùa vùng nhiệt đới, nhưng nhờ gần biển, địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen lẫn với những cánh đồng ngút ngàn, lại được bao bọc xung quanh bởi một mạng nhện sông, kinh và rạch, nên khí hậu Bến Tre luôn dễ chịu, chỉ trừ một vài vùng có đất giồng cao như Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú nên về mùa nắng hơi có phần oi bức. Còn các nơi khác như Mỏ Cày, Giồng Trôm, Trúc Giang và Hàm Long thì bốn bề được sông nước bao bọc nên luôn mát mẻ và rất thuận tiện cho việc giao thông vận tải, cũng như thủy lợi. Ngoài 4 con sông lớn chảy qua Bến Tre là Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, Bến Tre còn hai nhánh sông lớn của sông Hàm Luông là sông Sóc Sải và sông Cái Gấm. Ngoài ra, Bến Tre còn có kinh Chẹt hay kinh An Hóa nối sông Mỹ Tho, sông Ba Lai và rạch Trúc Giang; kinh Song Mã nối sông Hàm Luông, Ba Lai và rạch Trúc Giang; kinh Hương Điểm chạy từ cù lao Bảo qua rạch Sơn Đốc. 

Bến Tre còn có rất nhiều rạch quan trọng như bên cù lao Bảo có các rạch Trúc Giang, rạch Lương Phú, Ngã Con, Phú Hữu, Ba Tri, Mỹ Nhiên, Bà Hiền, Cái Bông, Sơn Đốc, Cái Mít và Thủ Cửu. Bên cù lao Minh có các rạch Cái Mơn, Mỏ Cày, Cái Quao, Băng Cung, Con Ốc, Hồ Cỏ. Bên cù lao An Hóa có rạch Vũng Luông. Ngoài ra, Bến Tre còn trên một trăm rạch nhỏ khác trong toàn tỉnh. Chính vì thế mà từ trên phi cơ nhìn xuống, toàn tỉnh Bến Tre giống như là một mạng nhện sông, kinh và rạch, cắt ngang cắt dọc, cắt xiên, cắt xéo, trông rất đẹp mắt. Tuy đất Bến Tre phù sa màu mở, nhưng hãy còn những vùng hoang dã, chỉ có cây bần, mắm, chà là hay giá mọc được mà thôi... rất nhiều vùng hãy còn giữ được nét nguyên sơ của một thời cha anh ta đi khai mở đất nước và không khí cũng như môi trường thiên nhiên ở những nơi này rất trong lành như vùng bờ biển Bình Đại, An Thạnh và Thạnh Phú...Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp thuở hoang sơ ấy, những nơi này vẫn có vẻ đẹp thuần hậu của những thôn ấp với những đồng rẫy, vườn dừa và những vườn cây ăn trái rộng lớn. 

Chính vì thế mà ngoài chuyện rất nổi tiếng về dừa và lúa ra Bến Tre còn sản xuất nhiều sản vật và hoa quả khác như ngô, khoai, dứa, thơm, chôm chôm, mãng cầu, vú sữa, sầu riêng, vân vân. Ngoài những nơi hoang sơ ấy, Bến Tre vẫn có một diện tích ruộng canh tác đáng kể, nhờ đất đai mầu mỡ nên tổng số diện tích ruộng lên tới 113.000 mẫu nằm trong đất liền của các quận Ba Tri, Thạnh Phú, Hương Mỹ và Bình Đại... nên Bến Tre trở thành một vựa lúa lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì có một bờ biển quan trọng nên ngư nghiệp tại Bến Tre cũng rất khả quan, chẳng những ven biển, mà còn trong những con sông lớn nữa nên ngành thủy và hải sản của Bến Tre cũng rất nổi tiếng với đủ loại cá, tôm, cua, sò, ốc, hến, đặc biệt là cá thiều, cá cơm, và cá mối. Về thổ sản thì Bến Tre là nơi nổi tiếng nhất về dừa, mía, cam, quít. Diện tích trồng dừa của Bến Tre lên đến 40.000 mẫu, vượt trội hơn các tỉnh khác trong Nam, gấp 5 lần Vĩnh Long và Mỹ Tho, gấp 7 lần Bình Định, gấp 20 lần Quảng Ngãi. Dừa là sản phẩm chẳng những chỉ cho cây và trái, mà lá dừa tươi được dùng để gói bánh, lá dừa khô dùng để nhóm lửa hay làm đuốc soi ban đêm, gáo dừa dùng làm củi rất tốt, nhưng người ta còn dùng để múc nước và làm những đồ thủ công rất đẹp, củ hủ dừa là một món ăn tuyệt hảo của dân miền Nam, vỏ dừa dùng se dây hay dệt thảm, dầu dừa dùng chế xà bông rất tốt. 

Cũng chính từ dừa mà Bến Tre rất nổi tiếng về món kẹo dừa, chẳng những xuất cảng đi các tỉnh khác, mà còn được bán ra ngoại quốc nữa. Ngoài ra, Bến Tre còn nổi tiếng về ngành dệt chiếu. Trong thời Gia Long bôn tẩu lẩn trốn quân Tây Sơn, ông đã nhiều lần lưu lại Bến Tre tại các nơi như cồn Đất, Đa Phước Hội, vân vân. Tỉnh Bến Tre hãy còn nhiều di tích lịch sử như lăng miếu, đền, chùa cổ kính, Hồ Cỏ thiên nhiên là một trong những thắng cảnh của tỉnh Bến Tre. Kỳ thật đây là một cánh đồng cỏ xanh tươi bát ngát, mặt đồng lại thấp, bằng phẳng và xanh rì như mặt hồ không một gợn sóng, có lẽ vì thế mà dân chúng trong vùng gọi đây là hồ cỏ, chứ không gọi là đồng cỏ. Ngoài ra còn có chùa thờ Năm vị Cổ Phật ở Phú An Hòa. Về nhân vật lịch sử thì Bến Tre có ông Chưởng cơ Phạm văn An, theo phò Nguyễn Ánh, ông Hoàng văn Tứ từng theo hầu cận Nguyễn Ánh, ông Nguyễn hoài Quỳnh từng làm tới chức Hình Bộ Tả Tham Tri ở Bắc Thành dưới thời Gia Long. Ngoài ra, Bến Tre còn có ông Trương tấn Bửu, di dân từ Gia Định, nhưng đã sống suốt đời ở Bến Tre, theo phò tá Gia Long tới chức Tiền quân Phó tướng. Đời Minh Mạng, Trương tấn Bửu đã vâng lệnh Lê văn Duyệt nạo vét kinh Vĩnh Tế. Nói đến Bến Tre là phải nói về cụ Phan thanh Giản. nội tổ gốc Trung Hoa nhưng di cư sang lập nghiệp tại vùng gảnh Mù U, nên cụ Phan sanh ra và lớn lên tại đất Bến Tre này. Cụ đậu thi Hương năm 1825, và Tiến Sĩ năm 1826. 

Trong suốt thời gian hoạn lộ dù thăng hay dù trầm, cụ vẫn một mực cần chánh thanh liêm. Trải qua ba triều, cụ đã phục vụ khắp các miền đất nước, tuy nhiên, vào cuối đời thì cụ làm Kinh Lược Sứ 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên và tuẫn tiết khi thành Vĩnh Long thất thủ năm 1867. Cụ quả là một tấm gương cả đời hy sinh cho dân cho nước, thật đáng cho chúng ta noi theo. Hiện không có đền thờ cụ Phan tại Bến Tre vì những thế lực và xu thế chính trị đang thống trị đất nước muốn triệt hạ uy danh của cụ, nhưng trong lòng con dân Nam Kỳ, đâu đâu cũng là đền thờ của cụ, từ gảnh Mù U đến khắp các hang cùng ngõ hẻm của Nam Kỳ Lục Tỉnh người dân hồi trước và người dân bây giờ vẫn xem cụ là một dũng tướng đã hết lòng vì dân vì nước. Hiện trong xã Bảo Thạnh, quận ba Tri vẫn còn mộ cụ Phan được xây bằng đá ong, với một tấm bia bằng chữ Hán rất sơ sài trong khuôn đất hương quả, do một người cháu 7 đời của cụ trông coi. Bến Tre còn là quê hương của Chánh Lãnh binh Nguyễn ngọc Thăng, người đã cố thủ trong trận tử thủ đồn Thủ Thiêm, rồi sau đó kéo quân về hợp cùng Trương Công Định tiếp tục đánh Pháp tại Gò Công. Lãnh binh Thăng tử trận năm 1866. 

Sau Lãnh binh Thăng, có các ông Phan Tôn và Phan Liêm (con của cụ Phan thanh Giản) cũng nổi lên đánh Pháp tại Bến Tre. Sau khi cụ Phan tuẫn tiết và để lại di chúc cho các con đừng ra hợp tác với Pháp thì 2 ông Phan Tôn và Phan Liêm chiêu mộ hào kiệt ở các vùng Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc nổi lên đánh Pháp, nhưng vì thế cô sức yếu nên cuộc khởi nghĩa thất bại. Ngoài ra, cụ Nguyễn đình Chiểu cũng là một tấm gương yêu nước hiếm có trong thời tao loạn. Tổ tiên cụ đồ Chiểu quê ở Huế, cha cụ làm quan dưới quyền Tả quân Lê văn Duyệt, nên sau vụ Lê văn Khôi, ông bèn đem cả nhà về miền Trung, nhưng bị vua Minh Mạng kết tội xử tử, nhưng nhờ triều thần can thiệp, cha ông được miễn tội. Sau đó ông đem Nguyễn đình Chiểu và các con khác vào Gia Định lập nghiệp. Năm 22 tuổi Nguyễn đình Chiểu đậu Tú tài, đến năm 1849 khi vừa ra Huế ứng thí thi Hương thì hay tin mẹ mất, cụ bỏ thi trở về miền Nam. Dọc đường vì buồn rầu than khóc mẹ mà cụ mang bệnh đến nỗi mù cả đôi mắt. Sau khi thành Gia Định thất thủ, cụ mang cả gia quyến về Cần Giuộc lánh nạn, sau đó cụ lại dời về Ba Tri. Tại đây cụ tiếp tục dạy học và liên lạc với nghĩa binh. Chủ tỉnh Bến Tre 4 lần xin ra mắt để chiêu dụ cụ, nhưng đều thất bại. Thơ văn cụ để lại hãy còn rất nhiều bài thơ chẳng những nói lên tâm trạng bất hợp tác với Pháp, mà còn khuyến tấn sĩ dân nếu không chống Pháp được bằng súng đạn nên dùng ngòi bút mà chống và khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân cho đến vân vân.

 Ngoài những nơi hoang sơ ấy, Bến Tre vẫn có một diện tích ruộng canh tác đáng kể, nhờ đất đai mầu mỡ nên tổng số diện tích ruộng lên tới 113.000 mẫu nằm trong đất liền của các quận Ba Tri, Thạnh Phú, Hương Mỹ và Bình Đại... nên Bến Tre trở thành một vựa lúa lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì có một bờ biển quan trọng nên ngư nghiệp tại Bến Tre cũng rất khả quan, chẳng những ven biển, mà còn trong những con sông lớn nữa nên ngành thủy và hải sản của Bến Tre cũng rất nổi tiếng với đủ loại cá, tôm, cua, sò, ốc, hến, đặc biệt là cá thiều, cá cơm, và cá mối. Về thổ sản thì Bến Tre là nơi nổi tiếng nhất về dừa, mía, cam, quít. Diện tích trồng dừa của Bến Tre lên đến 40.000 mẫu, vượt trội hơn các tỉnh khác trong Nam, gấp 5 lần Vĩnh Long và Mỹ Tho, gấp 7 lần Bình Định, gấp 20 lần Quảng Ngãi. Dừa là sản phẩm chẳng những chỉ cho cây và trái, mà lá dừa tươi được dùng để gói bánh, lá dừa khô dùng để nhóm lửa hay làm đuốc soi ban đêm, gáo dừa dùng làm củi rất tốt, nhưng người ta còn dùng để múc nước và làm những đồ thủ công rất đẹp, củ hủ dừa là một món ăn tuyệt hảo của dân miền Nam, vỏ dừa dùng se dây hay dệt thảm, dầu dừa dùng chế xà bông rất tốt. Cũng chính từ dừa mà Bến Tre rất nổi tiếng về món kẹo dừa, chẳng những xuất cảng đi các tỉnh khác, mà còn được bán ra ngoại quốc nữa. Ngoài ra, Bến Tre còn nổi tiếng về ngành dệt chiếu. Trong thời Gia Long bôn tẩu lẩn trốn quân Tây Sơn, ông đã nhiều lần lưu lại Bến Tre tại các nơi như cồn Đất, Đa Phước Hội, vân vân. Tỉnh Bến Tre hãy còn nhiều di tích lịch sử như lăng miếu, đền, chùa cổ kính, Hồ Cỏ thiên nhiên là một trong những thắng cảnh của tỉnh Bến Tre. Kỳ thật đây là một cánh đồng cỏ xanh tươi bát ngát, mặt đồng lại thấp, bằng phẳng và xanh rì như mặt hồ không một gợn sóng, có lẽ vì thế mà dân chúng trong vùng gọi đây là hồ cỏ, chứ không gọi là đồng cỏ. 

Ngoài ra còn có chùa thờ Năm vị Cổ Phật ở Phú An Hòa. Về nhân vật lịch sử thì Bến Tre có ông Chưởng cơ Phạm văn An, theo phò Nguyễn Ánh, ông Hoàng văn Tứ từng theo hầu cận Nguyễn Ánh, ông Nguyễn hoài Quỳnh từng làm tới chức Hình Bộ Tả Tham Tri ở Bắc Thành dưới thời Gia Long. Ngoài ra, Bến Tre còn có ông Trương tấn Bửu, di dân từ Gia Định, nhưng đã sống suốt đời ở Bến Tre, theo phò tá Gia Long tới chức Tiền quân Phó tướng. Đời Minh Mạng, Trương tấn Bửu đã vâng lệnh Lê văn Duyệt nạo vét kinh Vĩnh Tế. Nói đến Bến Tre là phải nói về cụ Phan thanh Giản. nội tổ gốc Trung Hoa nhưng di cư sang lập nghiệp tại vùng gảnh Mù U, nên cụ Phan sanh ra và lớn lên tại đất Bến Tre này. Cụ đậu thi Hương năm 1825, và Tiến Sĩ năm 1826. Trong suốt thời gian hoạn lộ dù thăng hay dù trầm, cụ vẫn một mực cần chánh thanh liêm. Trải qua ba triều, cụ đã phục vụ khắp các miền đất nước, tuy nhiên, vào cuối đời thì cụ làm Kinh Lược Sứ 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên và tuẫn tiết khi thành Vĩnh Long thất thủ năm 1867. Cụ quả là một tấm gương cả đời hy sinh cho dân cho nước, thật đáng cho chúng ta noi theo. Hiện không có đền thờ cụ Phan tại Bến Tre vì những thế lực và xu thế chính trị đang thống trị đất nước muốn triệt hạ uy danh của cụ, nhưng trong lòng con dân Nam Kỳ, đâu đâu cũng là đền thờ của cụ, từ gảnh Mù U đến khắp các hang cùng ngõ hẻm của Nam Kỳ Lục Tỉnh người dân hồi trước và người dân bây giờ vẫn xem cụ là một dũng tướng đã hết lòng vì dân vì nước. Hiện trong xã Bảo Thạnh, quận ba Tri vẫn còn mộ cụ Phan được xây bằng đá ong, với một tấm bia bằng chữ Hán rất sơ sài trong khuôn đất hương quả, do một người cháu 7 đời của cụ trông coi. Bến Tre còn là quê hương của Chánh Lãnh binh Nguyễn ngọc Thăng, người đã cố thủ trong trận tử thủ đồn Thủ Thiêm, rồi sau đó kéo quân về hợp cùng Trương Công Định tiếp tục đánh Pháp tại Gò Công. Lãnh binh Thăng tử trận năm 1866. 

Sau Lãnh binh Thăng, có các ông Phan Tôn và Phan Liêm (con của cụ Phan thanh Giản) cũng nổi lên đánh Pháp tại Bến Tre. Sau khi cụ Phan tuẫn tiết và để lại di chúc cho các con đừng ra hợp tác với Pháp thì 2 ông Phan Tôn và Phan Liêm chiêu mộ hào kiệt ở các vùng Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc nổi lên đánh Pháp, nhưng vì thế cô sức yếu nên cuộc khởi nghĩa thất bại. Ngoài ra, cụ Nguyễn đình Chiểu cũng là một tấm gương yêu nước hiếm có trong thời tao loạn. Tổ tiên cụ đồ Chiểu quê ở Huế, cha cụ làm quan dưới quyền Tả quân Lê văn Duyệt, nên sau vụ Lê văn Khôi, ông bèn đem cả nhà về miền Trung, nhưng bị vua Minh Mạng kết tội xử tử, nhưng nhờ triều thần can thiệp, cha ông được miễn tội. Sau đó ông đem Nguyễn đình Chiểu và các con khác vào Gia Định lập nghiệp. Năm 22 tuổi Nguyễn đình Chiểu đậu Tú tài, đến năm 1849 khi vừa ra Huế ứng thí thi Hương thì hay tin mẹ mất, cụ bỏ thi trở về miền Nam. Dọc đường vì buồn rầu than khóc mẹ mà cụ mang bệnh đến nỗi mù cả đôi mắt. Sau khi thành Gia Định thất thủ, cụ mang cả gia quyến về Cần Giuộc lánh nạn, sau đó cụ lại dời về Ba Tri. Tại đây cụ tiếp tục dạy học và liên lạc với nghĩa binh.Chủ tỉnh Bến Tre 4 lần xin ra mắt để chiêu dụ cụ, nhưng đều thất bại. Thơ văn cụ để lại hãy còn rất nhiều bài thơ chẳng những nói lên tâm trạng bất hợp tác với Pháp, mà còn khuyến tấn sĩ dân nếu không chống Pháp được bằng súng đạn nên dùng ngòi bút mà chống và khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân cho đến khi không còn bóng dáng quân thù. 

Cụ mất năm 1888 tại Bến Tre. Ngoài ra tại xã Bảo Thạnh, quận Ba Tri còn có mộ cụ Võ Trường Toản. Cụ là một nhà nho lớn của Việt Nam vào thế kỷ thứ 18, với kiến thức uyên bác và chí khí thanh cao, dù quê quán của cụ ở Bình Dương, nhưng khi cụ mất, học trò của cụ là những quan chức thời danh lúc ấy đã dời lăng mộ của cụ về Bến Tre để cải táng sau khi ba tỉnh miền Đông mất vào tay giặc Pháp. Cụ Võ trường Toản là thầy của các cụ đồ Chiểu, Trịnh hoài Đức, Lê quang Định, Ngô nhân Tịnh và Phan thanh Giản. Cụ mất năm 1792 trong khi đất nước đang hồi suy mạt vì Nguyễn Ánh đang rong ruổi đó đây hết rước Xiêm rồi rước Tây về dày xéo mả tổ với ý đồ giành giựt lại chiếc ngai vàng cho dòng họ. Bến Tre cũng là quê hương của nhà thơ nữ Sương nguyệt Ánh (con của cụ đồ Chiểu). Bà từng làm chủ bút tờ “Nữ Giới Chung,” tờ báo đầu tiê n cho phụ nữ Việt Nam. Có thể nói, bà là một nữ sĩ tài ba, ngòi bút sắt thép không kém gì cha mình.


Ngày trước khi cha anh chúng ta đi khai mở đất đai về phương Nam, thì đi đâu đến đâu quý ngài cũng xây dựng đình chùa đến đấy. Chính vì thế không riêng gì Bến Tre mà cả miền nam, thấp thoáng đâu đâu chúng ta cũng thấy những kiến trúc mái cong của đình chùa. Riêng tại Bến Tre, đa số dân chúng theo đạo Phật và thờ ông bà, tuy nhiên, cũng có một ít theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài và Hòa Hảo. Tại Bến Tre hiện còn rất nhiều ngôi cổ tự được xếp vào hàng di tích như chùa Hội Tôn ở xã Quới Sơn, được Thiền sư Long Thiền xây từ thời vua Lê Hiển Tông (1740). 

Tại ấp Tân Quới Đông B, xã Minh Đức, quận Mõ Cày, có chùa Tuyên Linh, được xây dựng vào năm 1861. Ngay tại thị xã Bến Tre có chùa Viên Minh, đöôc xây dựng từ thế kỷ thứ 18. Đến năm 1951, chùa được trùng tu lại, trước khuôn viên chùa có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát rất lớn. Hiện tại, hệ phái Tăng Già Khất Sĩ phát triển rất mạnh tại Bến Tre với hàng chục ngôi tịnh xá, mỗi tuần đều có thuyết giảng Phật pháp cho nhân dân trong vùng. Tại quận Ba Tri, xã Phú Lễ còn ngôi Đình Phú Lễ, đã được xây dựng từ những ngày đầu cư dân Việt Nam đến chung sống với người Khmer tại đây. Hiện nay dân chúng vẫn thường xuyên lai vãng lễ bái, đặc biệt là vào hai kỳ lễ, lễ Kỳ Yên vào hai ngày 18 và 19 tháng 3 âm lịch, cũng như lễ Cầu Bông vào ngày mồng 9 và 10 tháng 11 âm lịch. 

Tại các đình thần trong hai quận Bình Đại và Ba Tri, hàng năm đến ngày 16 tháng 6 âm lịch còn có lễ hội tế thần cá Ông rất linh đình. Ngoài ra, tại Bầu Dơi thuộc quận Giồng Trôm hiện còn một ngôi nhà thờ cổ tên La Mã rất lớn. Rãi rác khắp nơi trong tỉnh Bến Tre cũng có nhiều thánh thất Cao Đài với lối kiến trúc thật đặc sắc. Nói đến Bến Tre, không ai không liên tưởng đến giai thoại “Ông Già Ba Tri” của tỉnh này. Theo các bô lão, thời vua Tự Đức, có một ông lão đã dám đi bộ hơn một ngàn cây số từ Bến Tre ra đến kinh đô Huế để kêu oan. Dù đây chỉ là một giai thoại, nhưng nó cũng nói lên tánh khí kiên cường của người dân Bến Tre. Ngày nay chẳng những người Bến Tre cảm thấy hãnh diện về quê hương xứ dừa của mình, mà dân Nam Kỳ Lục Tỉnh cũng hãnh diện về vùng đất với sông nước cuồn cuộn, sóng vỗ dạt dào cũng như tánh tình hiền hòa nhưng bất khuất của đồng bào Bến Tre.

Đất Cái Mơn, nay thuộc Bến Tre còn là quê hương của cụ Trương Vĩnh Ký, một người hiếu học thông minh, và nói được nhiều thứ tiếng. Gát qua chuyện cụ đã hợp tác chặt chẽ với Pháp tại Sài Gòn, cụ có công rất lớn với sự phát triển của chữ Quốc ngữ tại Việt Nam. Cụ chủ trương canh tân cải cách và mang văn hóa Âu Tây về truyền bá cho dân Việt. Hiện tại hãy còn rất nhiều tác phẩm có giá trị của cụ như bộ Văn Phạm Việt Nam viết bằng chữ Pháp, Truyện Đời Xưa viết bằng quốc ngữ, Học Vỡ Lòng Tiếng Việt viết bằng chữ Pháp. Cụ mất năm 1889 tại Sài Gòn. Ông là người đã biên soạn bộ Tự Điển Pháp Việt đầu tiên. Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền chữ quốc ngữ trong toàn cõi Việt Nam. Thuở nhỏ vì cha mất sớm nên mẹ cho ông theo Cụ Tám để học chữ quốc ngữ, rồi sau ông theo Cố Long và được đưa sang du học tại Penang (nhượng địa của Mã Lai cho Anh quốc). 

Sau ông về nước làm thông ngôn cho Pháp, rồi phụ trách trường thông ngôn ở Gia Định, cũng như tờ Gia Định Báo. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm chữ quốc ngữ và chữ Pháp, trong đó có bộ Văn Phạm Việt Nam (viết bằng chữ Pháp cho người Pháp dùng), Truyện Đời Xưa (viết bằng quốc ngữ), và Học Vỡ Lòng Tiếng Việt (viết bằng chữ Pháp). Trước khi về hưu ông đã từng làm cố vấn cho vua Đồng Khánh. Ông mất năm 1899 tại Gia Định. Trương Vĩnh Ký chẳng những là một trong thế giới thập bát tú (18 người thông thái) vào thế kỷ thứ 19, đã để lại cho nền văn chương chữ quốc ngữ của chúng ta một kho báu văn chương, mà ông còn là người đã giúp thay đổi hẳn bộ mặt những vườn cây ăn trái của Cái Mơn nói riêng và của toàn quốc về sau này nói chung. Chính ông đã mang từ Mã Lai những cây giống sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bòn bon, li-cu-ma về trồng tại Cái Mơn. Từ đó đến nay dù mới chỉ hơn 150 năm, nhưng người bản địa cứ ngỡ là loại cây trái ấy là của dân mình, vì những đặc sản ấy vừa ngon vừa tốt trái hơn nơi đã sản sanh ra nó. Ngoài những cây ăn trái nổi tiếng của miền nhiệt đới, Cái Mơn hiện nay còn là xứ của các loài hoa, từ hoa bản xứ như cúc, vạn thọ, hồng... đến những loại hoa được đưa vào từ miền Bắc hay từ Thái Lan sang với muôn màu muôn sắc làm cho Cái Mơn trở thành một khuôn viên cây ăn trái, cây kiểng và vườn hoa dọc theo hai bên bờ sông.

Vì được bao bọc bởi sông nước nên Bến Tre mang một nét đặc thù của miệt vườn miền Nam. Ngày trước và ngay cả bây giờ, dù đường giao thông trên bộ đã được xây dựng nhưng phương tiện di chuyển chính của người dân Bến Tre vẫn là thuyền bè. Nhiều khi cả gia đình dong ruổi đó đây trên một chiếc ghe suốt từ năm này qua tháng nọ nên tình cảm người dân Bến Tre thật gắn bó với sông nước, họ sống thật giản dị hài hòa với ruộng đồng và với những người quanh họ. Cũng chính vì vậy mà mãi cho đến bây giờ, những ai có dịp đi trên vùng sông nước Bến Tre, vẫn còn nghe được những câu hát điệu hò trên sông nước, những lời ca, điệu hát, giọng hò, hoặc những bản cải lương mà âm hưởng và ý nghĩa vẫn còn hướng về một thời cha anh chúng ta đi khai mở đất nước về phương Nam. Nhắc đến Bến Tre mà không nhắc về những cồn và những sân chim hay làng trái cây tại đây quả là một thiếu sót lớn. Ngay trong quận Châu Thành tỉnh Bến Tre, giữa sông Tiền Giang, thuộc xã Tân Thạch, tức là ngay cửa ngõ từ Mỹ Tho qua Bến Tre, có một cái cồn rất nổi tiếng mang tên Cồn Phụng, quê hương của ông Đạo Dừa. Cồn nằm cách thị xã Bến Tre 12 cây số, diện tích toàn cồn vào khoảng 50 mẫu tây. Dân cư ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái và làm đồ thủ công nghệ từ cây dừa. 

Hiện trên cồn còn ngôi tòa tháp của ông Đạo Dừa được xây trên một khu đất rộng khoảng 1.500 mét vuông. Tòa tháp có lối kiến trúc rất độc đáo với những mảng đắp chạm rồng phượng bằng những miếng miễng vỡ của tô, chén, dĩa. Chiếc cầu thang lên đỉnh tháp uốn lượn theo hình trôn ốc trông rất đẹp mắt. Cách thị xã Bến Tre chừng 20 cây số, có Cồn Qui (giống như hình con rùa), nằm trên sông Tiền, giữa hai xã Tân Thạch và Quới Sơn thuộc quận Châu Thành. Tòan cồn nổi tiếng với những vườn cây ăn trái và cá tôm đủ loại. Cách thị xã Bến Tre khoảng 10 cây số, tại xã Hưng Phong, quận Giồng Trôm có cồn Ốc hay còn gọi là cồn Hưng Phong. Cồn dài trên 8 cây số và diện tích trên 1 cây số vuông với những vườn cây ăn trái xanh tươi cũng giống như cù lao An Thành ở Vĩnh Long hay cù lao Thới Sơn ở Mỹ Tho. Trong xã Tiên Long thuộc quân Châu Thành, ngang với làng Cái Mơn trên sông Tiền còn có cồn Tiên. Cồn rộng chỉ khoảng 7 mẫu tây, nằm cách thị xã Bến Tre khoảng 23 cây số, đây là một bãi tắm trên sông rất đẹp, hàng năm vào ngày 5 tháng 5 có hàng vạn người từ các nơi đổ xô về đây trên những chiếc tam bản hay tắc rán để tham dự lễ hội tắm sông ném bùn thật vui nhộn. Giữa hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân thuộc quận Ba Tri, gần cửa Ba Lai, hiện còn có một sân chim rất rộng, khoảng trên 50 mẫu tây, trong đó có khoảng trên 15 mẫu rừng chà là và khoảng 7 mẫu rừng đước chưa khai phá, đó là sân chim Vàm Hồ. 

Từ thị xã Bến Tre đến sân chim Vàm Hồ khoảng trên 50 cây số, người ta có thể đi đường bộ hay đường sông đến đây. Đây là nơi trú ngụ của hàng triệu chim đủ loại từ cò ngà, cò trắng, cò ruồi, vạc, sếu, le le, cồng cộc, dòng dọc, diệc xám, quắm trắng, dơi, cũng như các loại thú hoang vùng đồng bằng như chồn, rắn, rùa, cua đinh, càng đước, vân vân. Trên đường vào sân chim, dọc hai bên bờ sông Ba Lai là một thảm thực vật xanh mát với đủ loại cây trái từ cây ăn quả đến cây tạp như xoài, ổi, mận, mít, chôm chôm, dừa, cam, quít... đến so đũa, bình bát, điên điển, vân vân. Trong sân chim nhiều nhất là các loại cây đước, tra, chà là,mắm, giá, vẹt, ô rô, cốc kèn, rau muống biển... Tuy nhiên, đa phần chim chỉ làm tổ trên các cây chà là đầy gai (có lẽ đây là bản năng tự vệ của chúng). Vào khoảng từ 4 đến 5 giờ chiều hàng triệu con chim từ khắp nơi bay về Vàm Hồ biến nơi đây trắng xóa tương tự như một cảnh tuyết phủ miền Bắc cực. Dưới đây là một số hình chụp tại tỉnh Bến Tre của một số nhiếp ảnh gia người Pháp từ năm 1925 đến năm 1945 sưu tập được từ các Công Báo Hành Chánh Nam Kỳ từ năm 1862 đến năm 1945 (Bulletin Administratif de la Cochinchine 1862-1945).



(Từ trang 26 - 32)
Người Long Hồ

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Chờ Một Kiếp Mai - Nhạc sĩ Ngọc Bích & Xuân Tiên


Nhạc sĩ Ngọc Bích & Xuân Tiên 
Tiếng Hát: Lưu Hồng
Thực Hiện: Đặng Hùng


Hình Ảnh: Biện Công Danh
Thơ & Thơ Tranh; Kim Oanh

Không Tên 4



Buồn làm sao, nỗi buồn tình nhân lắm,
Bổng tự dưng về đây nghiêng ngữa nằm,
Rồi là bạn những đêm dài thao thức,
Nghe tâm sự trổi mình cùng gối chăn.

Buồn ra sao, từ khi là phận người,
Nhìn cuộc đời không chung được tiếng cười,
Không cùng là tri kỷ những niềm vui,
Để cùng buồn những ngày vui chợt nguôi.

Buồn cớ sao, từ trong một tâm hồn,
Để biết mình hạnh phúc với cô đơn,
Với tự do là niềm vui thầm kín,
Bởi cô đơn mà tâm hồn thanh thản.

Ai lang thang giữa giòng đời phiêu lãng,
Có phải là ta đi giữa thời gian,
Nghe tiếng buồn trong thơ tình dang dở,
Bởi cuộc đời tình yêu còn lảng vảng.

Ai vẫn còn mơ mộng một tuổi hồng,
Đón chờ em mưa nắng cổng sân trường,
Nhìn hồn nhiên trôi ngược về dĩ vãng,
Đem mùa thu mây tím ướp vào lòng.

Buồn ôi buồn, nhưng sao là hạnh phúc,
Buồn với ta hơi men vào nhan sắc,
Ta cùng em buồn vui một tình yêu,
Nhìn thời gian qua mùa thu đẹp nhất.

Buồn làm sao, nỗi buồn tình nhân lắm,
Ôm vào lòng nghe tình yêu say đắm,
Rồi là bạn những đêm dài thao thức,
Nhớ thương nhau cùng buồn với gối chăn.


Hải Rừng
Oakland, 04 Nov 2011.
Tặng cho người biết đem cái buồn để thi vị
cuộc đời mà ta chỉ tưởng có vui là hạnh phúc.

Vẫn Giòng Sông

          

Ðâu đây vẫn giòng sông           Ðâu đây vẫn giòng sông xưa thời tuổi trẻ
Chẻ đôi một cánh đồng             Chẻ đôi một cánh đồng mát mẻ mạ non
Bên đây và bên đó                     Bên đây và bên đó rộn tiếng cười dòn
Bào đệ cũng như không            Bào đệ cũng như không mòn ân nghĩa cũ

Ðâu đây vẫn giòng sông           Ðâu đây vẫn giòng sông tràn cơn mưa lũ
Phù sa cũng vẫn nồng               Phù sa cũng vẫn nồng bồi đấp cho nhau
Tượng mẹ còn lóng ngóng       Tượng mẹ còn lóng ngóng  từ lúc bắt  đầu
Con cháu đã phai lòng              Con cháu đã phai lòng sao không trở lại

Ðâu đây vẫn giòng sông           Ðâu đây vẫn giòng sông  đầy sợ hải
Kẽ cúi đầu, kẽ không                Kẻ cúi đầu, kẻ không soi rõ hình hài
Thủy triều chôn hai bóng         Thủy triều chôn hai bóng hằn hoài ray rức
Hai bờ ở trong lòng                  Hai bờ ở trong lòng day dứt nào nguôi

Ðâu đây vẫn giòng sông           Ðâu đây vẫn giòng sông tuôn đầy hận tủi
Chừng nào hết đợi mong          Chừng nào hết đợi mong cạn những ngậm ngùi
Con đò mái chèo mụt               Con đò mái chèo mụt hòa thành tro bụi
Làm sao đưa sang sông            Làm sao đưa sang sông trở lại quê nhà

Ðâu đây vẫn giòng sông           Ðâu đây vẫn giòng sông hiền thuở mẹ cha
Con nước hay máu hồng          Con nước hay máu hồng thấm đỏ thịt da
Những ngày xưa lồng lộng       Những ngày xưa lồng lộng đậm đà thủ túc
Chảy ùa màu đặc công             Chảy ùa màu đặc công dâng lụt lạc đàn

Ðâu đây vẫn giòng sông           Ðâu đây vẫn giòng sông buồn mênh  mang
Phân chia ở trong lòng              Phân chia ở trong lòng bản án lưu vong
Ðò già tàn vắng bóng                Ðò già tàn vắng bóng neo bến ngóng trông
Chẳng người muốn qua sông    Chẳng người muốn qua sông …lặng lẽ xa giòng

Tịnh                                           Kim Oanh

Du Lịch Amsterdam Hoà Lan 16 May – 21 Jul -2017



Vợ chồng tôi và vợ chồng người bạn khởi hành tại Toronto lúc 11 giờ đêm ngày 15/5/2017, bay mất 8 giờ thi đến Amsterdam trưa ngày 16/5 (vì Amsterdam đi trước 6 giờ so với Toronto). 

Amsterdam là điểm viếng thăm đầu tiên trong chuyến du hành Châu Âu cuả chúng tôi qua 3 nước Hoà Lan, Bỉ và Pháp. Tại Schiphol airport , việc đầu tiên phải làm là mua vé xe để chuẩn bị đi chơi ngày mai. Công dân mang passport Mỹ, Canada đi du lịch Châu Âu có lợi thế là đi vô bất cứ nước nào thuộc các nươc Liên minh Châu Âu mà không cần phải xin Visa, chỉ trình passport có một lần,ở phi trường cuả nước mình đến đầu tiên rồi tha hồ đi xe lửa, xe hơi qua 26 nước có ký thoả ước Schengen (trừ Anh và Ireland) mà chẳng ai xét hỏi giấy tờ gì.


Lợi dụng chính sách mở cửa biên giới, các "thuyên nhân" vượt biên qua biển Điạ trung hải từ các nước Á rập và Phi châu như Syria, Lybia chỉ cần được tị nạn ở các nước phía Nam Châu Âu như Ý, Hy Lạp, Thổ nhỉ kỳ, họ không chịu ở yên nơi đó mà lên xe lửa đến các nước giàu có ở Châu Âu như Pháp, Đức, Áo để tị nạn (tức là tự chọn nước mình thích để xin tị nạn, thật là ngược đời, khác với thuyền nhân VN ngày xưa) khiến chính phủ các nước nầy điên đầu với hàng triệu dân tị nạn đổ xô vào mà không có cách gi ngăn cản nỗi. 

Từ airport, lấy xe bus #69 đi về hotel nằm ở vùng ngoại ô . Tôi đã soạn kế hoạch đi Châu Âu từ 3 tháng trước: xin nghỉ vacation , book vé máy bay, vé xe lửa, đến khi book hotel ở Amsterdam thì hơi trở ngại, vì những hotel tốt nằm ở trung tâm đã hết phòng, chỉ có những hotel mắc tiền là còn trống, đành phải "di tản" ra ngoại ô, tuy có hơi xa trung tâm nhưng được cái là gía rẻ hơn mà lại được ở hotel sang hơn, phòng rộng rãi. Giá sinh hoạt, hotel, xe bus, metro ở Amsterdam mắc hơn ở Bruxelles và Paris rất nhiều, chẳng hạn bạn muốn ăn sáng kiểu buffet ở hotel thì phải trả 12 Euro, ăn tối 30 EuroThăm vườn hoa Keukenhof (17/5) Keukenhof là vườn hoa tulip lớn nhất thế gìới. 


Ai cũng biết Hoà Lan nổi tiếng với loại hoa nầy. Mỗi năm họ xuất cảng hàng triệu củ hoa tulip đi khắp thế giới. Hoa tulip chỉ nở vào vào muà Xuân nên Keukenhof chỉ mở cửa cho công chúng vào xem có 2 tháng, năm nay từ 23/3 tới 21/5./2017. Do đó muốn thăm Keukenhof thì phải đến Amsterdam vào khoảng thời gian nầy. Keukenhof nằm ở vùng ngoại ô,thuộc làng Lisse. Muốn thăm Keukenhof thì phải tới Schiphol airport, lây xe bus # 858 Keukenhof Express, chạy chừng 35 phút là tới nơi. Chúng tôi mua vé Region Travel Ticket đi trọn ngày, dùng cho tất cả bus, metro, train ra tới ngoại ô, giá 18.5 Euro ( mắc hơn ở Paris nhiều, ở Paris cũng cùng một loại vé bao luôn 1 tuần Navigo decouverte chỉ có 22.5 Euro , trung bình 3.2 Euro/ngày ). 


Vé vào cửa Keukenhof là 16 Euro / người. Phong cảnh Keukenhof rất nên thơ, với hàng trăm loại hoa tulip, đủ màu trắng, đỏ, tím, vàng khoe sắc, với nhiều sông, suối bao quanh. Đi chơi ngoài vườn xong, bạn vô thăm nhà kiếng trưng bày hoa tươi trong chậu. Họ có làm một áo cưới khổng lồ kết hoa tươi, để cho mấy bà xếp hàng vô đứng chụp hình. Bên cạnh vườn hoa là một cánh đồng rộng bát ngát, có lẽ trồng lấy củ để bán. 

Phải mất 3 - 4 giờ mới có thể thăm viếng hết vườn hoa nầy.. Chúng tôi đến đây là cuối muà, hoa đã nở rộ và sắp tàn, và chỉ còn vài ngày nữa là vườn hoa đóng cửa, tuy nhiên vẫn còn kịp để thưởng lãm một vườn hoa đẹp.




Kinh Luân

Trần Tình



Bài Xướng:Trần Tình

Trần tình lại độc bóng cùng tôi
Rượu nhạt, men cay cái lẽ đời
Nợ chả hề vay sao quản gánh…
Lợi đâu dưng nhận vẫn lo đòi…
Trời cao, tay với xa trùng quá
Đất rộng, chân nhoài ngắn cũn ôi
Chẳng bỏ rơi ta, thân nhất: Bóng
Đêm buồn, tớ lại … đốt đèn soi!

Cao Bồi Già
***
Các Bài Họa:

Nghèo Tự Thuật


Nghĩ mà ngán ngẩm số phần tôi
Nghèo xác nghèo xơ cả cuộc đời
Cố gắng chưa qua thân ở đợ
Miệt mài chửa thoát kiếp tôi đòi
Không hờn đất thấp không thương tưởng
Chẳng trách trời cao chẳng rọi soi
Để mặc thằng bần đeo bám mãi
Khổ ơi là khổ, ối chao ôi !

Thục Nguyên
***
Trách Bóng


Gắn bó ai bằng bóng với tôi
Tưởng như đủ cặp mãi trên đời
Ngồi gần, chật ghế mà luôn muốn
Đi kế, chen chân vẫn cứ đòi
Đã ngỡ thủy chung, tình... quá tuyệt !
Nào ngờ bạc bẽo, nghĩa...than ôi !
Còn nguồn sáng rọi, còn thân thiết
Đêm đến rời xa khi hết soi.

Sông Thu
***
Bạn Và Tôi
Sáng chiều hai đứa bạn và tôi
Quấn quít bên nhau suốt cuộc đời
Ngoài ngõ trong nhà chưa thắp sáng
Trên trăng dưới bóng chẳng đua đòi
Đường xa chân mỏi nào than vãn
Đêm vắng canh tàn vẫn lặng soi
Tình nghĩa đôi ta luôn gắn bó
Tắt đèn nhớ bậu lắm ai ôi!

Thiên Hậu
  ***
Kìếp Oái Oăm

Trần tình thiên hạ kiếp thằng tôi
Vay chiếm oái oăm của sự đời.
Chiếm nắng chiếm sương trời để mặc
Vay rau vay cỏ đất không đòi
Vậy mà cũng lớn “thừa tâm” , hí
Rồi lại thêm oai “thiếu tướng” , ôi.
Chống nhũng công dân bàn việc nước
Lòng này vui dưới ánh dương soi .

Trần Như Tùng
***
Đổi thay vận thế cái thằng tôi 
Mang nợ trần gian phải chịu thôi 
Khô cạn tình người, không chỗ giúp 
Mập mờ công lý, chẳng nơi đòi 
Ao sâu cá quậy, luôn nhơ nhớp 
Nước đục lòng tham, mãi bẩn ôi 
Cho dẫu rằng ai chưa lấm bụi 
Gương đời ô uế khó mà soi..!

Thanh Trương
***
Gửi Huynh Thục Nguyên

Ô hay ! mở miệng mãi than đời
Thượng đế trên trời cũng hỡi ôi !
Hạnh phúc- sao hoài lo dĩ vãng ?
Tự do- lại cứ nghĩ tôi đòi ?
Ngày ngày...lắm bữa cần câu thả
Tối tối...đôi vần bóng điện soi
Ông Cử, ông Nghè xưa có được
Làm thơ, câu cá ...giống huynh tôi???

Thy Lệ Trang

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Quên Nhau Chẳng Đành - Nhạc Sĩ Nhật Ngân Tiếng Hát Ngọc Lan


Nhạc Sĩ Nhật Ngân 
Tiếng Hát Ngọc Lan
Thực Hiện: Đặng Hùng

Áo Trắng



(Riêng tặng cho người có bút hiệu Áo Trắng trong tuỳ bút "Tuổi Mơ)

Áo trắng ngày xưa, cách biệt trường
Lòng còn lưu luyến lúc xa phương
Nhớ hè Phượng đỏ khoe màu thắm
Thương tiếng ve sầu nên vấn vương!

Áo trắng hồn nhiên tuổi học trò
Buồn vui chen lấn mấy vần thơ
Hạ về háo hức chuyền lưu bút
Ôm ấp trong hồn lắm ước mơ!

Áo trắng bây chừ biệt cố hương
Lòng luôn ghi nhớ mãi sân trường
Bâng khuâng nuối tiếc thời hoa mộng
Ký ức đầu đời bao luyến thương!

Áo trắng một thời, áo trắng xinh
Làm bao trai trẻ muốn trao tình
Chao nghiêng vành nón cười e ấp
Ánh mắt then thùng, cứ lặng thinh!

Áo trắng thơ ngây, tóc thả dài
mắt nai ngơ ngác, đắm hồn ai
Đôi tà áo lượn bay theo gió
Cuốn cả người thơ mối cảm hoài!

Song Quang
8/8/2017

Xa Vời


Bài Xướng: Xa Vời

Em như trái thị trên cây
Tuy thèm nhưng phải đứng đây ngước nhìn
Em như ảo ảnh hoá hình
Chẳng âu yếm được chữ tình lại mang

Quên Đi
***
Các Bài Họa:

Ước Chi


Ngạt ngào thị chín thơm cây
Anh bao lần ghé qua đây, đứng nhìn
Ước chi cô Tấm hiện hình
Anh thành hoàng tử duyên tình nặng mang.

Phương Hà
***
Oan Tình


Nhẩn tâm đốn sạch rừng cây
Lũ tràn đói khổ về đây… trố nhìn
Ai phán bản án tử hình
Dân xơ xác gánh oan tình đeo mang

Kim Oanh
***
Xa Vời


Trót thân trái thị rời cây
Hỡi người quân tử thương đây ghé nhìn
Chẳng mơ mượn bóng tưởng hình
Kẽo mai ân hận nợ tình đeo mang

Kim Phượng
***
Cảm Tác:
Thị Chín


Ô kìa trái thị chín cây
Bà tiên hú gọi rớt đây, lại nhìn
Duyên may "Tấm" hiện nguyên hình
Ta là Hoàng Tử nghĩa tình cưu mang.

Mai Xuân Thanh

Điểu Thú Vị Các Tiểu Bang Mỹ

Tiểu bang hoặc lãnh thổBưu điệnNhững điều thú vị về tiểu bang
1AlabamaALBang này gắn với tên tuổi của nhà khoa học George Washington Carver. Ông chính là người đã phát hiện ra hơn 300 công dụng khác nhau của hạt lạc
2AlaskaAKLà bang cuối cùng của nước Mỹ được mua lại từ Nga nhưng là bang có đường bờ biển dài nhất tại Mỹ, hơn 6640 dặm, dài hơn tất cả những bang khác cộng lại
3ArizonaAZLà một trong 4 tiểu bang hợp thành “Bốn Góc” (Four Corners). Đây là nơi duy nhất ở Mỹ 4 tiểu bang gặp nhau ở một góc, nên gọi là 4 góc. Vùng 4 góc này là điểm gặp gỡ của 4 tiểu bang Colorado, New Mexico, Arizona và Utah
4ArkansasARNơi duy nhất trên nước Mỹ có mỏ Kim Cương quý giá
5CaliforniaCATự hào có cây cổ thụ "General Sherman" – cây hơn 3500 năm tuổi, cây thông 4000 tuổi cổ nhất trên thế giới còn tồn tại
6ColoradoCO Điều thú vị là quặng bạc lớn nhất trên thế giới
7ConnecticutCTLà nơi sách dạy nấu ăn đầu tiên tại Mỹ xuất bản tại Hartford 1796 mang tên "Nấu ăn Mỹ"của Amelia Simmons
8DelawareDENhà gỗ ghép đầu tiên tại Bắc Mỹ được xây dựng bởi những người nhập cư Swedish
9Washington D.C.DCLà một trong những địa điểm du lịch được ưa chuộng nhất nước Mỹ vì nơi lưu dấu lịch sử với nhiều nhà bảo tàng, đài kỷ niệm quốc gia và những kiến trúc to lớn là cơ quan chính quyền Hoa Kỳ như tòa nhà lập pháp Capitol, Bạch Cung
10FloridaFLLà nơi khởi hành tàu vũ trụ của Mỹ từ Cape Canaveral
11GeorgiaGATự hào là nơi có đội hướng đạo sinh nữ được thành lập ở Savannah bởi Juliette Gordon Low vào năm 1912
12HawaiiHIĐược biết đến với tư cách là nơi sở hữu Cung điện hoàng gia duy nhất tại Mỹ 
13IdahoIDĐây là bang có quốc lộ dài nhất tại Mỹ, gồm 33 làn đường ở Island Park của bang này
14IllinoisILTòa nhà cao nhất nước Mỹ ở Chicago thuộc sở hữu của bang Illinois
15IndianaINLà bang có cuộc đua xe nổi tiếng Indy 500
16IowaIAlà bang có đường sắt ngắn nhất và nhanh nhất tại Mỹ
17KansasKSNgười ta đã tìm ra khí hê li, khí này được phát hiện ra lần đầu tiên tại đại học Kansas
18KentuckyKYLà bang có động ngầm lớn nhất trên thế giới
19LouisianaLANơi có nhiều tôm nhất trên thế giới – chiếm tới 98% lượng tôm trên toàn cầu
20MaineMElà điểm cực đông của nước Mỹ
21MarylandMDLà bang đầu tiên sản suất ô tại Mỹ
22MassachusettsMALà bang sở hữu bộ series đầu tiên trên thế giới năm 1903 tại Boston, đó là bộ "Người Mỹ"
23MichiganMIĐây là bang được gắn với danh xưng "Bát ngũ cốc của nước Mỹ". Cụ thể là tại Battle Creek-  nơi sản suất hầu hết ngũ cốc cho xứ sở này.
24MinnesotaMNLà bang có tảng đá lâu đời nhất trên thế giới 3,8 triệu năm được tìm thấy tại thung lũng Minnesota River
25MississippiMSLà địa danh mà Coca-Cola đầu tiên được đóng chai năm 1894 ở Vickburg
26MissouriMONơi nhà văn tên tuổi Mark Twain và những nhân vật của ông như Tom Sawyer và Huckleberry Finn được ra đời
27MontanaMTLà quê hương của sông băng châu chấu, tên của những con châu chấu vẫn được nhìn thấy khi đóng băng
28NebraskaNELà nơi có Bảo tàng những con lăn trượt băng nghệ thuật duy nhất trên thế giới tại Lincon
29NevadaNVđây là bang khô nhất tại Mỹ
30New HampshireNHBang của mưa nhân tạo, được sử dụng lần đầu tiên tại Concord năm 1947 để dập cháy rừng
31New JerseyNJLà bang có rạp chiếu bóng đầu tiên tại Mỹ được xây dựng năm 1933 gần Camden
32New MexicoNMNơi sở hữu "Cầu thang của Chúa" là cầu thang gỗ không có trụ đỡ duy nhất ở Mỹ
33New YorkNYThành phố “quả táo lớn” và là nơiTổng thống đầu tiên nhận chức, đó là George Washington tuyên thệ tại New York ngày 30/4/1789
34Bắc CarolinaNCVirginia Dare, đứa trẻ Anh đầu tiên được sinh ra tại Mỹ trên đảo Roanoake năm 1587
35Bắc DakotaNDCó trung tâm địa lý của Bắc Mỹ tại Pierce County, gần Balta
36OhioOHCó cột đèn giao thông đầu tiên được phát minh ra và lắp đặt tại thành phố Cleveland năm 1914
37OklahomaOKCông tơ đậu xe đầu tiên được lắp đặt tại thành phố Oklahoma năm 1935
38OregonORlà nơi có công viên nhỏ nhất thế giới chỉ 452 inch tại Portland vào ngày Thánh Patrick cho ma quỷ và cuộc đua ốc sên
39PennsylvaniaPANơi tạp chí đầu tiên của Mỹ có tên Tờ tạp chí Mỹ được suất bản tại Philadelphia trong vòng 3 tháng năm 1741
40Rhode IslandRINơi có giống gà đỏ tại Rhode đầu tiên được lai tạo năm 1854 và trở thành nền công nghiệp gia cầm chính tại Mỹ
41Nam CarolinaSCBang của nông trại trà đầu tiên tại Mỹ được tạo ra năm 1890 gần Summerville
42Nam DakotaSDLà nơi có bể nước khoáng nóng thiên nhiên trong nhà lớn nhất trên thế giới
43TennesseeTNLà bang chứa Graceland, những di sản và lăng mộ của Elvis Presley
44TexasTXLà bang đặt trụ sở của NASA, trụ sở chính của tất cả những vật thể bay của Mỹ
45UtahUTQuê hương của cầu Rainbow, cây cầu đá tự nhiên lớn nhất trên thế giới cao 290feet, rộng 275 feet
46VermontVTnơi sản suất siro cây phong lớn nhất của Mỹ
47VirginiaVAQuê nhà của tượng có kích thước người thật duy nhất của George Washington đặt ở trung tâm của bang năm 1796
48WashingtonWALà bang sở hữu Lunar Rover, phương tiện được dùng bởi những phi hành gia để đi trên mặt trăng
49Tây VirginiaWVLà nơi có Bi Marbles, một loại bi thủy tinh được sản suất tại Parkersburg
50WisconsinWINơi máy đánh chữ được phát minh tại Milwaukee năm 1867

LM.Peter Dương Bá Hoạt Sưu tầm