tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014
Những Mùa Trăng Tháng Tám
Tôi về lại một mùa trăng tháng tám
má tôi buồn đôi mắt ướt bên song
hàng bông bụp trước nhà tôi xanh ngắt
nở đôi bông vừa đủ nhớ âm thầm
con sông nhỏ mừng tôi con nước đứng
vườn cây xanh hoa bưởi gọi hương về
tôi đứng ngó cuối con đường thanh vắng
những ngôi nhà đau phổi ở thôn quê
ôi chế độ bây giờ ưu việt quá
em bỏ trường theo chúng bạn đi xa
thương thằng út quê mùa như cỏ dại
nên chút mây giăng trên mắt mẹ già
tôi về lại một mùa trăng tháng tám
em đi rồi hoa cúc nở nhà ai
mơ nhãn chín thương bầy dơi lãng mạn
lượn quanh tôi ngàn cánh nhớ ưu hoài
tôi về lại một mùa trăng tháng tám
bếp cũ chiều nghiêng hoa khế bay
mẹ tôi mắt đỏ buồn trong khói
cười để mênh mông tiếng thở dài
Lâm Hảo Khôi
Chữ Hiếu Qua Ca Dao Của Người Đất Vĩnh
Nhân Mùa Báo Hiếu, chúng ta cùng đọc lại những câu ca dao đậm tình hiếu nghĩa có nguồn gốc từ Vĩnh Long
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
Không gì bằng cơm với cá
Không gì bằng má với con
Anh hiếu bao nhiêu gọi rằng hiếu nghĩa?
Em hiếu thế nào được gọi Hiếu – Ân?
Chớ qua đây Trung Hiếu vẹn toàn
Như sông Cổ Chiên ngày đêm xuôi chảy chẳng màng lợi danh!
Không gì bằng má với con
Anh hiếu bao nhiêu gọi rằng hiếu nghĩa?
Em hiếu thế nào được gọi Hiếu – Ân?
Chớ qua đây Trung Hiếu vẹn toàn
Như sông Cổ Chiên ngày đêm xuôi chảy chẳng màng lợi danh!
Công cha nghĩa mẹ chưa đền
Hiếu trung chưa trả sao em ôm mùng mền theo trai?
Hiếu trung chưa trả sao em ôm mùng mền theo trai?
Cái ngủ con ngủ cho lâu
Mẹ con đi cấy ruộng sâu chưa về
Cái ngủ con ngủ cho say
Mẹ con vất vả chân tay tối ngày
Anh thương nàng hết bảy, còn ba
Để thương cha mẹ già cùng với hai em
Bông ngâu rụng xuống gốc ngâu,
Em còn phụ mẫu dám đâu tư tình.
Bớ người khăn trắng hồ dương,
Lại đây kết nghĩa tình thương cho rồi.
Con ơi con ngủ cho lâu
Má còn nhiều việc bù đầu sớm khuya
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ (bạn) chín chiều ruột đau.
Bâng khuâng nhớ mẹ (bạn) chín chiều ruột đau.
Thà tôi mặc rách, để cha mẹ mặc lành
Công cha mẹ sinh thành mới có con vợ của tôi
Công cha mẹ sinh thành mới có con vợ của tôi
Chiều nay đi ra sông cái
Em tự ải cho rồi
Chớ sống làm chi biệt ly quân tử
Thà thác cho rồi được chữ hiếu trung
Em tự ải cho rồi
Chớ sống làm chi biệt ly quân tử
Thà thác cho rồi được chữ hiếu trung
Tre già che bóng măng non
Tình sâu nghĩa nặng mãi còn ngàn nam
Tình sâu nghĩa nặng mãi còn ngàn nam
Chiều chiều ra ngõ hái rau
Thương cha nhớ mẹ ruột đau như dần
Thương cha nhớ mẹ ruột đau như dần
Có con, nghĩ mẹ thương thay
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau
Đạo mẹ cha mất đà khó kiếm
Nghĩa can thường chẳng hiếm chi nơi!
Lên non khấn vái Phật trời
Cầu mong cha mẹ sống đời với con
Cầu mong cha mẹ sống đời với con
Lưu ly nửa nước, nửa dầu
Nửa thương cha mẹ nửa sầu lỡ duyên
Nửa thương cha mẹ nửa sầu lỡ duyên
Má ơi đừng đánh con hoài
Để con kho cá bầm xoài má ăn
Để con kho cá bầm xoài má ăn
Má ơi! đừng đánh con
đau
Để con bắt ốc hái rau má nhờ
Má ơi đừng đánh con hoài
Để con bắt ốc gọt xoài má ăn.
Để con bắt ốc hái rau má nhờ
Má ơi đừng đánh con hoài
Để con bắt ốc gọt xoài má ăn.
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Ngồi buồn nhớ mẹ thuở xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
Thơ Tranh:Giọt Buồn
Nỗi buồn từng giọt nhẹ rơi...
* * *
Chào bạn Suối Dâu,Bạn cho ăn ké với. nhưng ké với bài Giọt Tình
Giọt Tình
Giọt tình rơi nhẹ bên hiên
Gợi buồn kỷ niệm triền miên ngập lòng
Trăng chơi vơi giữa dòng sông
Trong ta sương tỏa mênh mông nghẹn lời.
Thu sang vàng úa ngập trời
Để cho hoa nắng trùng khơi kéo về
Một mình bóng lẻ bên hè
Dòng sông nghe mõi lê thê đầu nguồn.
Hoa tàn sõi đá cũng buồn
Em đi cây lá con đường ngẩn ngơ
Ta về chép vội vần thơ
Gởi theo con sóng sang bờ bến xưa.
Nhìn màu nắng nhạt lưa thưa
Mà sao nghe lạnh như vừa mất em
Gió buồn gọi hạt mưa đêm
Nhớ em từng lúc bên thềm trăng khuya.
Dương Hồng Thủy
15/08/2014
***
Giọt Nhớ
Giọt Nhớ, chút cảm xúc khi đến Quebec trong một buổi chiều vàng rơi trên dòng sông, một mình .... đẹp và thơ mộng lắm.
Quebec một chiều nắng đẹp
Dòng sông mỉm cười con nước hồn nhiên
Nghe hơi thở thì thầm trò chuyện
Sóng trong lòng cũng chợt bình yên
Ly cà phê say hương gió quyện
Từ nơi nào lưu luyến đưa sang
Một chút chao nghiêng chút ngỡ ngàng
Hớp giọt cuối hồn mênh mang nhớ
Kim Oanh
Quebec2012
***
Chào Suối Dâu thương mến với vài câu tâm tình mộc mạcDòng sông mỉm cười con nước hồn nhiên
Nghe hơi thở thì thầm trò chuyện
Sóng trong lòng cũng chợt bình yên
Ly cà phê say hương gió quyện
Từ nơi nào lưu luyến đưa sang
Một chút chao nghiêng chút ngỡ ngàng
Hớp giọt cuối hồn mênh mang nhớ
Kim Oanh
Quebec2012
***
Từ xưa suối vẫn một màu mộng mơ
Suối ơi! Kẻ đợi người chờ
Chảy đi biền biệt bao giờ gặp nhau
Ngàn dâu xanh biếc một màu
Suối ơi! Từ ấy xa nhau nghìn trùng
Ngô Quang Diệp
***
Giọt Buồn Không Tên
***
Giọt Buồn Không Tên
(Cảm tác từ “Giọt buồn” của Suối Dâu)
Nỗi buồn gặm nhấm phủ phê
Xót xa chìm đắm sầu tê tái về
Đâu rồi ngày tháng si mê
Lối mòn xưa cũ tìm về dấu yêu
Cuộc tình nắng sớm mưa chiều
Hắt hiu giọt đắng lặng thiu ru tình
Bóng đi còn lại mỗi hình
Tìm về kỷ niệm khắc in cuộc đời
Ngậm ngùi chiếc lá thu rơi
Cuốn theo chiều gió mộng ơi vỡ rồi
Còn chăng tiếc nuối mà thôi
Đò tình lỡ chuyến sầu rơi giọt buồn
8/2014
Thiên Thu
Túc Kiến Đức Giang - 宿建德江
宿建德江 Túc Kiến Đức giang
Mạnh Hạo Nhiên (689 - 740)
移舟泊煙渚, Di chu bạc yên chử
日暮客愁新。 Nhật mộ khách sầu tân
野曠天低樹, Dã khoáng thiên đê thụ
江清月近人。 Giang thanh nguyệt cận nhân
Mạnh Hạo Nhiên
移舟泊煙渚, Di chu bạc yên chử
日暮客愁新。 Nhật mộ khách sầu tân
野曠天低樹, Dã khoáng thiên đê thụ
江清月近人。 Giang thanh nguyệt cận nhân
Mạnh Hạo Nhiên
Dời thuyền đến neo ở bến sông mịt mờ sương khói
Chiều xuống khơi dậy nỗi buồn xa nhà
Đồng vắng mênh mông, trời như sà xuống thấp đến ngọn cây
Dòng sông trong xanh , ánh trăng lấp lánh quẩn quanh bên người
Chú Thích : Sông Kiến Đức ở tỉnh Chiết Giang bên Tàu
Chiều xuống khơi dậy nỗi buồn xa nhà
Đồng vắng mênh mông, trời như sà xuống thấp đến ngọn cây
Dòng sông trong xanh , ánh trăng lấp lánh quẩn quanh bên người
Chú Thích : Sông Kiến Đức ở tỉnh Chiết Giang bên Tàu
Dịch: Ngủ Đò Một Đêm Trăng
Bài 1
Dời thuyền tìm bến đỗ
Sương khói chiều xa nhà.
Đồng vắng ôm trời ngủ
Riêng trăng thức với ta.
Sương khói chiều xa nhà.
Đồng vắng ôm trời ngủ
Riêng trăng thức với ta.
Bài 2 -
Thuyền ngủ bên sông vắng
Chiều buông mờ khói sương.
Đồng hoang trời xuống thấp
Trăng nước cũng tha phương.
Chiều buông mờ khói sương.
Đồng hoang trời xuống thấp
Trăng nước cũng tha phương.
Phạm Khắc Trí
07/22/2014
07/22/2014
* * *
Các Bài Thơ Dịch:
Ngủ Đò Trên Sông Trăng
Thuyền neo đậu ở bến sông
Mịt mờ sương khói mênh mông khoảng trời
Chiều buông chầm chậm xa khơi
Lòng buồn man mác trông vời cố hương
Bao la đồng vắng sầu vương
Bầu trời sà thấp ngang đường ngọn cây
Trong xanh dòng nước dâng đầy
Tơ
trăng lấp lánh vàng xoay quanh người.
Phương Hà phỏng dịch
* * *
Đêm Trên Sông Kiến Đức
Thuyền neo bến lạnh khói sương
Chiều buông khơi dậy nỗi buồn xa quê
Mênh mông đồng vắng bốn bề
Trời như xuống thấp lè tè ngọn cây
Sông xanh trăng sáng chan đầy
Cô đơn treo ánh trăng vây quanh người
Trầm Vân
* * *
Trọ Sông Kiến Đức
1/
Ghé thuyền bên đảo vắng,
Chiều xuống khách sầu vương.
Đồng rộng trời như thấp,
Nước trong trăng tựa gương.
2/
Buộc thuyền trong khói sóng mờ,
Trời chiều lòng khách ơ hờ quạnh hiu.
Cây cao trời thấp xuống nhiều,
Trăng soi mặt nước xiêu xiêu cạnh người.
Chiều xuống khách sầu vương.
Đồng rộng trời như thấp,
Nước trong trăng tựa gương.
2/
Buộc thuyền trong khói sóng mờ,
Trời chiều lòng khách ơ hờ quạnh hiu.
Cây cao trời thấp xuống nhiều,
Trăng soi mặt nước xiêu xiêu cạnh người.
Đỗ Chiêu Đức.
* * *
Đêm Trên Sông Kiến Đức
Sương khói mờ thuyền neo đỗ bến
Chiều dần buông khách dậy sầu lên
Đồng mông quạnh vắng trời như thấp
Trăng ngập quanh ta nước một dòng Chiều dần buông khách dậy sầu lên
Đồng mông quạnh vắng trời như thấp
Kim Phượng
* * *
Ở Lại Sông Kiến Đức
Nơi bến sương thuyền đỗ
Chiều rơi khách não nề
Đồng hoang trời tiếp đất
Sóng nước khách trăng kề
Quên Đi
Ở Lại Sông Kiến Đức
Nơi bến sương thuyền đỗ
Chiều rơi khách não nề
Đồng hoang trời tiếp đất
Sóng nước khách trăng kề
Quên Đi
Tâm Hương - Nguyễn Tất Nhiên
Giữ cho nhau một chút tình
Giữ cho nhau một ánh nhìn thiên thu
Giữ long lanh, giữ sa mù
Giữ phai nhạt, giữ đền bù nhạt phai
Giữ hương cho thở ngây ngây
Giữ hiu hiu gió đượm dài luyến lưu
Giữ sương mai, giữ sương chiều
Giữ sông trong giọt lệ sầu xưa, sau
Giữ cho nhau một chút nào
Giữ duyên đáp nghĩa đền câu phụ lòng
Giữ thơm không khí phiêu bồng
Giữ mây cho khói mang hồn sông theo…
Nguyễn Tất Nhiên
Suối Dâu sưu tầm
Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014
Về Với Má
Con cũng muốn về thăm lại má
Thăm dòng sông Hậu nắng lưa thưa
Có cây dừa lão thân gầy quá
đứng khóc theo mùa con nước đưa
thấy nhớ làm sao mùa luá chín
má ngồi khâu áo ở đầu sân
thương thằng hai đã nằm trong đất
thằng út mơ màng tính vượt biên
con gởi buồn theo mấy góc bần
mấy giàn mướp khía mới đơm bong
mấy dây bình bát dây me đất
và đám ô rô lũ mái dầm
má biết con yêu thích cúc tần
cái hương sao-nháy rất thanh tân
từ khi con bỏ quên đời lính
lòng chết còn thương những lá vang
ai cắt lìa chi từng núm ruột
mà kinh Xáng múc cạn khô dòng
mà chim bìm bịp chim tu hú
cũng trốn bay về chốn biển đông
con mộng đêm nay dưới ánh đèn
hồn già sống lại thuở hoa niên
chờ con xuôi bước miền châu thổ
cho cát bồi hạt giống xanh thêm
Lâm Hảo Dũng
(Những Bài Thơ Của Tôi)
Tháng Tám Hoa Vàng Nỗi Nhớ
Đã lâu lắm mới về qua phố
Con đường mòn lộng gió xôn xao
Trời tháng tám hoa vàng nỗi nhớ
Mùa hạ ru lá ngủ trên cao
Hàng phượng rủ chân qua lối cũ
Gót son hồng một thưở đón đưa
Khoang hạnh phúc trong miền quá khứ
Bỗng trở mình gợi giấc mơ xưa
Lòng khao khát chạm vào điều ước
Gọi thời gian yêu dấu đã xa
Quay trở lại cho ta xin được
Hôn môi người tình dẫu phôi pha
Gom tất cả tơ vương sót lại
Thả vào mưa tan giữa không trung
Bay đi nhé chút si mê dại
Đề hồn ta thôi hết rưng rưng
Vĩnh Trinh
Hình phụ bản của tác giả ghi lại
Chiếc Áo Bà Ba
Nét
đẹp duyên dáng của cô gái miền Nam sông nước Việt.
Tôi
ngắm bức tranh có cô gái mặc chiếc áo bà ba mầu tím hoa cà, cô gái trông vui
tươi duyên dáng chèo thuyền trên sông nước. Trong ánh mắt tôi cả một quê hương
vùng dậy. Những hình ảnh thân thương, quen thuộc lại hiện về tiếng khua nước ghe
chèo trên bến sông, chốn chợ nghèo cuối thôn, hay chiếc cầu tre lắt lẻo gập
ghềnh khó đi đều thắm đượm hồn quê trong từng ánh nhìn, sắc áo bà ba ẩn hiện.
Như thể người thôn nữ ấy chưa từng rời xa chốn miệt vườn, miệt ruộng biền biệt
những tháng năm dài xa xăm đằng đẳng...
Áo
bà ba vốn không có cổ, thân áo phía sau may từ một mảnh vải nguyên, thân trước
gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống, chiết eo và xẻ
tả vừa phải ở bên hông. Cùng kết hợp với áo bà ba là chiếc quần đen satin dài
chấm gót, làm tăng thêm nét đẹp mềm mại, thanh thoát của người phụ nữ.
Trải
qua bao nhiêu năm tháng, chiếc áo bà ba ngày nay vẫn gắn bó với biết bao người
con gái miền Nam và trở thành một nét văn hóa truyền thống dân tộc hết sức có
giá trị. Đây chính là nét đẹp văn hóa ngàn đời khó quên của dân tộc Việt Nam,
một đất nước có truyền thống văn hóa đầy tính sáng tạo, chuộng nét thẩm mỹ, luôn
đổi mới để tồn tại vượt qua thời gian và không gian...
Ngược
dòng lịch sử, chiếc áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở miền Nam vào thời kỳ Hậu Lê.
Áo bà ba vốn là áo không cổ, được may bằng loại vải một, vải ú, vải sơn đầm vốn
mau khô và dễ giặt. Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba được xẻ ở hai bên hông tạo sự
thoải mái cho người mặc, gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc
đựng những vật dụng nhỏ như cặp tóc, khăn tay, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ
tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng
miền Nam mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi. Riêng lúc đi chơi, họ thường chọn
màu sắc nhẹ hơn như màu trắng, màu xám tro. Còn các cô, các bà thì chọn màu mạ
non, xanh lơ nhạt... với chất liệu vải đắt tiền hơn như the, lụa. Sau này áo bà
ba truyền thống được phụ nữ thành thị cải tiến, vừa phổ thông hòa theo tinh thần
văn hóa dân tộc, vừa đẹp vừa có nét mỹ thuật hiện đại hơn. Áo bà ba hiện nay
không thẳng và rộng như xưa, mà được may hẹp, nhấn thêm eo bụng cho ôm sát lấy
thân hình. Ngoài ra, người at còn sáng tạo các kiểu cổ lá sen, cánh én, đan tôn.
Áo bà ba kết hợp với chiếc quần đen bằng vải Satin dài chấm cổ chân hoặc gót
chân đã tôn lên vẻ đẹp, hình hài vóc dáng của người phụ nữ với chiếc lưng ong
nhẹ nhàng, thanh thoát, mềm mại.
Nói
tới chiếc áo bà ba, chúng ta không thể không đề cập tới ca khúc tôn vinh “Chiếc
áo bà ba” của Nhạc Si Trần
Thiện Thanh.
Chiếc áo bà ba trên giòng sông thăm thẳm
Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh
Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ
Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời
Nhớ chiếc xuồng xưa năm nào trên bến cũ
Thương lắm câu hò kêu gọi khách sang sông
Áo trắng xuồng đưa mắt cười em khẽ gọi
Người thương ơi em vẫn đợi chờ.
Đẹp quá quê hương hôm nay đẹp vô ngần
Về Sóc Trăng một ngày ca điệu lâm thôn
Đàn én chao nghiêng xôn xao mùa lúa nhiều
Về bến Ninh Kiều thấy nàng đợi người yêu
Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba
Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm
Qua bến Bắc Cần Thơ
Nhớ kỷ niệm xưa nông xuồng đêm trăng tỏ
Em gái Ninh Kiều tóc dài chấm lưng thon
Đất nước mình đây dẫu xuồng ghe bé bỏng
Mà không thôi nhớ thương nên đầy vơi.
Dẫu qua đây một lần
Nói sao cho vừa lòng
Nói sao cho vừa thương.
Nét
đẹp nhu mì, dịu dàng, giản dị và duyên dáng của chiếc áo bà ba đã là nguồn cảm
hứng cho bao nhiêu ngòi bút trong những áng thi ca và những nốt nhạc ca ngợi vẻ
đoan trang thẩm mỹ của chiếc áo bà ba.
Vào
thập niên 70, các thành phố miền Nam phổ biến kiểu ráp tay raglan, đã tạo nên vẻ
đẹp hiện đại cho chiếc áo bà ba truyền thống. Hai thân áo trước và sau tách rời
khỏi vai và tay áo, trong khi tay và áo lại liền từ cổ tới nách. Áo bà ba vai
raglan được may rất khít, vừa vặn với eo lưng, không quá thắt như kiểu áo trước
đó. Tay áo dài hơn, hơi loe, hai túi ở vạt trước được bỏ đi để tạo cho thân áo
nhẹ nhõm, mềm mại hơn.
* * *
Trải
qua bao thăng trầm của đất nước, chiếc áo bà ba vẫn tồn tại và chiếm được trơn
vẹn tình cảm yêu mến của tất cả các tầng lớp trong xã hội. Chiếc áo bà ba, chiếc
khăn rằn hay với chiếc nón lá nghiêng nghiêng khuôn mặt vẫn mang đậm nét đặc
trưng truyền thống của người con gái vùng đồng bằng sông nước Cửu
Long.
Trải
qua bao biến cố đổi thay của lịch
sử, những thăng trầm của đời sống, áo bà ba vẫn là bộ trang phục bình dị,
đơn giản, và phải nói là rất phù hợp với người dân chân chất, thật thà ở những
nơi vùng sông nước này như miền Tây Đô. Những người con dù có xa xứ đến nay khi
nhìn lại chiếc áo bà ba quê hương, không khỏi chạnh lòng.
Cái
đơn giản, mộc mạc của chiếc áo cho thấy cả một nền văn hóa quê hương gồm những
thứ thật hiền hòa, nhu mì và lại gần gũi dễ thương. Vẫn áo bà ba thấp thoáng bên
dòng nước xanh, hay trên chiếc xuồng ba lá. Áo bà ba vương mùi bếp khói, thơm
mùi lúa mới trổ bông. Áo bà ba len lỏi giữa chợ nổi ven sông, vắt vẻo trên cây
cầu nối hai đầu thương nhớ. Áo bà ba được dãi nắng dầm mưa quê hương, trong
những vụ mùa bội thu còn rộn rã hân hoan tiếng vui cười. Áo bà ba lung linh trên
sông nước có ánh trăng cho đôi lứa hẹn hò.
Chiếc áo bà ba trên giòng sông thăm thẳmThấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh
Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ
Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời
Lý Tòng Tôn
11/2013
Ngàn Thu Áo Tím - Hoàng Trọng&VĩnhPhúc - Quỳnh Giao& Nguyễn Thành Vân
Thơ Tranh & Youtube: Kim Oanh
Song Ca: Quỳnh Giao & Nguyễn Thàng Vân
Hoà Âm: Lê Ngọc Chân & Cung Tiến
Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014
Trở Về Mái Nhà Xưa
(Nhân ngày Father’s Day)
Con trở lại ngôi nhà xưa lạnh lẽo
Nhìn dòng sông in bóng nước phù vân
Ba thật sự trở thành người thiên cổ
Bình hương tro nằm đựng xác thân tan.
Con đứng giữa gian từ đường hoang phế
Lòng sắt se tưởng nhớ thuở vàng son
Ba đã sống trọn niềm đau thế hệ
Và bạc đầu theo từng bước chân con.
Ba để lại bình trà vàng sĩ khí
Sùng sục sôi tiết tháo một nhà nho
Mùi trà bay thơm tận cùng ý chí
Sáu mươi năm con giữ vẹn từng giờ.
Ba như gốc bách tùng cổ thụ
Che đời con khỏi nắng dữ mưa thâm
Cây bao giờ cũng vươn cành hy vọng
Làm bóng râm cho thành tựu nẩy mầm.
Ba là gió cho tình con lồng lộng
Là mây xanh cho ước mộng con bay
Là dòng sông cho thuyền con xuôi sóng
Là núi cao cho ngất ngưỡng thân trai.
Ba là sách gối đầu con vinh hiển
Là nước nguồn làm trong sạch đời con
Là ca dao đưa con về nguồn cội
Là quê hương vang dội tiếng hò khoan.
Con trở về ngôi nhà xưa dột nát
Bới tàn tro để tìm lại dư hương
Chỉ còn đây di ảnh ba nhòa nhạt
Ôi mất rồi một mái ấm yêu thương.
(Escondido, 18/06/2011)
Phạm Hồng Ân
Chút Kinh Nghiệm Trồng Thanh Long Ở Melbourne
Chào các bạn,
Thật ra tôi trồng
Thanh Long chẳng có bài bản gì duy có chút kinh nghiệm của con nhà vườn
rồi làm đại thôi Tuy nhiên tôi thấy kết quả không tệ.
Trước khi bắt tay trồng Thanh Long phải có một vài chuẩn bị, đầu tiên chọn hom, có hai cách chọn hom là cây giống hoặc trồng bằng hạt giống.
Chọn hạt thì thời gian ra trái sẽ lâu hơn. Đối với cây giống (hom) ở Việt Nam, khí hậu nóng có thể trồng từ 8 tháng đến 18 tháng cho trái đầu tiên.
Riêng tại Melbourne khí hậu lạnh tôi trồng đến 3 năm mới ra trái.
Chọn hom
lấy cành có tuổi độ 1 năm, theo sách vở thì cắt
từ 50 cm đến 70 cm.
Riêng tôi cắt từ 30 - 50 cm là lý tưởng rồi (vì thật ra hiện tại giống còn ít cắt dài làm sao có đủ tặng bạn bè)
Kế
đến chuẩn bị đất sau khi trồng trụ tôi chọn cây red gum
- Cao 2.4 m chôn
khoảng 0.6 m cao còn 1.8 m .
- Cuốc đất chung quanh trụ đường kính từ 1 -
1.5 m sâu khoảng 20 cm ,
- Đổ top soil
loại trồng cỏ cho có nhiều cát (Thanh Long thích đất cát trái ngon hơn
đất phù sa ).
- Rải một lớp phân dynamic từ 0.5-1 kí hay Super lân,
- Một
ít phân lạnh urê và một bao phân chuồng gà hay bò, phân gà Thanh Long
thích hơn.
Hom có thể trồng liền hay ươm trước cho ra rể. Nên ốp sát vào bề mặt của trụ từ 2-4 hom mỗi trụ . Khi cắm trồng không sâu quá 5 cm, nếu sâu
quá cây giống dễ bị thúi.
Khi cây đã đâm chồi mình có thể pha phân
lạnh tưới dưới gốc cả thân cây để cây phát triển nhanh.
Thỉnh thoảng
pha phân cá tưới cũng rất tốt.Mỗi năm mình cho phân khoảng 3 lần, riêng
phân chuồng 1 lần trong năm là đủ.
Thanh long tuy chịu khô hạn được nhưng không phát triển tốt, vì thế nên giữ đất hơi ẩm nhưng không bị đọng nước.
Khi
Thanh Long có trái, khô quá hay nước đọng dễ bị rụng. Trong thời kỳ
Thanh Long mang trái nên bón thêm phân NPK, KCL cho trái thêm hương vị
ngon ngọt.
Nên dùng dây cột hom vào trụ để giữ cho hom không bị lung lay và rể non mau bắt đất. Ở Việt Nam người ta dùng đèn kích thích
cho trái theo ý muốn, nơi nầy mình trồng mua vui nên đâu cần tốn điện.
Nhưng Thanh Long ra trái lủc chưa mưa bao giờ cũng ngon ngọt hơn lúc
mùa mưa.
Các bạn thân mến,
Tôi
chỉ có chút hiểu biết ít ỏi về Thanh Long mà thôi, đối với những người
chuyên nghiệp như ếch ngồi đáy giếng
Giàn Thanh long này có trái mùa thứ nhất sau khi
trồng được 3 năm. Thanh long ngoài cách trồng xuống đất cũng có thể
trồng trong chậu bằng những
thùng rượu vang cắt đôi
Thanh Long trồng trong chậu năng suất không thua gì trồng
dưới
đất mà có ưu điểm :
- Đở choáng chỗ, dễ chăm sóc, cho trái nhiều.
Mời các bạn ngắm nhìn các chậu Thanh Long đã trưởng
thành và những chậu vừa trồng 1 năm tuổi
Phong Điền
Melbourne, Australia
Vịnh Bốn Mùa
Xuân
Chim én ríu-rít về
Mơn-mởn lá sum-sê
Ngàn hoa khoe sắc thắm
Liễu rũ cành lê-thê
Hạ
Hồ sen xanh bát ngát
Lựu đỏ rực lá cành
Ve sầu kêu ra-rả
Nắng đổ khắp đồng xanh
Thu
Hiu-hắt gió heo may
Sông nước nhuộm màu mây
Vịt trời lanh-lãnh gọi
Lá đổ từng lớp dầy
Đông
Trắng xóa khắp đồng hoang
Ngấn lệ tuyết vương cành
Rừng cây trơ-trụi lá
Đào cười gió đông sang
MaiLoc
12-12-11
Một Mai Em Đi - Trường Sa -Thùy Dương
Bài hát Một Mai Em Đi nói về cuộc chia tay sắp xảy ra làm cho người ở lại ,người sắp ra đi biết trước lần chia tay này sẽ khó mong gặp lại và họ cũng biết rằng rồi sau này sẽ có ngày hối tiếc..
Giọng ca Thùy Dương hơi lạ ,nhưng nó cũng có sức truyền cảm,và phần phối âm cũng rất hay,dễ cho chúng ta thấy thích bản nhạc này..Sau này Thùy Dương cũng hát lai bài này nhưng trên nền phối âm mới,theo tôi bản phối âm cũ cách nay khoảng 20 năm nó vẫn rất hay
Sáng Tác: Trường Sa
Tiếng Hát: Thùy Dương
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình
Ánh Mắt Còn Đây
(Từ thơ tranh “Nụ Cười Còn Đó” của Hoàng Dũng)
Ánh mắt người trao ngời sáng tươi
Theo ta trên khắp nẻo đường đời
Mỗi khi đêm xuống luôn hoài nhớ
Hay lúc ngày lên lại ghé chơi
Tâm sự đầy vơi, sầu mắt biếc
Nỗi niềm sâu lắng, tái tê người
Dòng đời xuôi ngược lòng lưu luyến
Ánh mắt còn đây tri kỷ ơi…
Thiên Thu
Sự Tích Cái chân Sau Của Chó
Ngày
xưa có một người đàn bà tên là Thanh Đề rất sùng đạo Phật. Bà ta sùng
Phật đến nỗi cho rằng những cơm bánh do lúa gạo người ta trồng ra ở đồng
ruộng thì không thể nào tinh khiết được, nên không một thứ nào đáng đem
lễ Phật. Vì thế, hằng năm bà ta trồng lúa nếp trong những cái gáo dừa
đựng đất sạch. Luôn luôn bà treo cái gáo đó lên một chỗ cao vì sợ có
người bước qua. Khi lúa chín, bà thận trọng rứt từng hạt một, giã nó
bằng một cán dao mới tinh, rồi mới đưa nắm gạo đó đựng vào bát thờ mà
dâng lên chùa.
Một
hôm, ở một ngôi chùa lớn trong vùng có mở hội đón tiếp khách thập
phương. Vị hòa thượng chùa ấy cắt đặt một số sư tiếp nhận những lễ vật
của thiện nam tín nữ đem đến cúng Phật. Bà nghe tin không quản đường xa,
vội đưa nắm gạo nếp tinh khiết của mình tìm đến cúng ở chùa đó. Không
ngờ mấy vị sư kia chỉ chú ý đến lễ vật hậu hỷ của những người khác, mà
chả ai tưởng đến bà và nắm gạo của bà. Chờ suốt một ngày không thấy ai
nhận, người đàn bà nọ tức mình, ném nắm gạo xuống đất rồi bỏ ra về.
Ít
lâu sau, bà ta sửa một lễ cúng Phật tại nhà mình rồi mời hòa thượng và
các sư chùa đó đến tụng kinh. Theo lệ thường, trước khi ra về chủ nhân
phải làm bánh tặng họ ăn đường. Để làm nhục bọn sư bất lương, bà ta giết
một con chó lấy thịt băm nhỏ với các thứ rau thơm làm nhân bánh. Sau
bữa cơm chay, bà ta đem bánh do tặng mỗi người một chiếc. Đoán được mưu
mẹo của người đàn bà, vị hòa thượng dặn các nhà sư cầm bánh về chứ đừng
ăn. Họ đều vâng lời, duy chỉ có một nhà sư là quên mất. Dọc đường thấy
bánh thom ngon, sư ta bèn bóc ăn kỳ hết. Những người khác khi đưa bánh
về biết là nhân thịt chó đều quẳng cả vào gốc cây bồ đề ở trước chùa.
Tất
cả những việc đó đều thấu tai đức Phật. Trước hết, đức Phật trị tội bọn
sư bất lương và tham lam. Bọn họ bị bắt xuống địa ngục. Con chó chết
oan được sống lại. Nhưng vì nó đã bị nhà sư kia ăn mất một chân nên lúc
trở về cõi thế chỉ còn có ba chân. Đức Phật thấy thế chắp cho nó một
chân giả khác để nó tiện đi lại[1].
Những thứ rau thơm làm nhân bánh bị vứt dưới gốc bồ đề cũng như phép
Phật mọc lại xanh tốt. Đó là ba cây rau om, hành và sả. Vì những loại
cây ấy bị nhà chùa coi là đã uế tạp cho nên sau này những người xuất gia
đều kiêng không dùng. Vê phần người đàn bà cũng bị tội nặng: Phật bắt
bà ta bỏ vào tầng ngục thứ mười. Có người bảo đó là bà mẹ ông Mục Liên,
sau này ông ta từng xuống dưới đó thăm mẹ.
Truyện bà mẹ Mục Liên đại khái như sau :
Xưa có ông La Bốc mồ côi cha rất có hiếu với mẹ... Nhưng
mẹ ông ta lại tham lam quỷ quyệt. Ông chịu khó làm ăn được nhiều tiền
gửi cho mẹ. Mẹ phung phí hết nhưng lại nói dối với con là đem cúng Phật.
Mẹ chết, La Bốc theo đức Phật tu hành, lấy tên là Đại Mục Kiên Liên
(hay Mục Liên). Trong một chuyến đi vào nơi âm hồn ở, Mục Liên chỉ gặp bố không thấy mẹ, hỏi Phật
thì Phật cho biết vì gian tham nên bị đày xuống địa ngục. Mục Liên xin
phép xuống thăm. Qua ngục Hung-giao, ngục Khôi-hà, hết ngục này đến ngục
khác, được xem hàng nghìn cách hành hạ tội nhân, nhưng ông vẫn chưa gặp
mẹ. Mãi sau một tên quỷ đưa đến ngục A-tỳ mới gặp. Thấy mẹ kêu cứu, ông
thương quá toan đưa mẹ đi nhưng quỷ không cho. Sau xin mãi với Phật,
Phật biến người mẹ thành chó cái đi theo Mục Liên. Sau đó, Mục Liên hóa
phép cho mẹ thành người và khuyên phải sửa đổi tính xấu. Bà mẹ nghe lời
và nhờ đó, một hôm, vào ngày rằm tháng Bảy được Phật cho lên trời. Từ đó
vào ngày rằm tháng Bảy, người ta quen cụng lễ người chết, nhà chùa
thường làm chay "phá ngục cho tội nhân, cũng gọi là ngày "vong nhân xá
tội"
Theo http://maxreading.com/
Huỳnh Hữu Đức sưu tầm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)