Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2023

Phật Đản Sanh Cứu Khổ - Thơ: Lê Nguyễn Nga - Nhạc: Cao Minh Hưng - Ca Sĩ: Tú Uyên


Thơ: Lê Nguyễn Nga
 Nhạc: Cao Minh Hưng 
Ca Sĩ: Tú Uyên

Tạ Ơn Đức Phật

 

Thơ & Trình Bày: Minh Lương

Lễ Phật Đản Chùa Phổ Từ


Phật Đản khung trời say quyện nắng 
Phổ Từ rực rỡ sắc hoa tươi 
Trụ Trì hoan hỷ nụ cười 
Phật tử thanh tịnh tuệ ngời đuốc sao

Tứ chúng hân hoan chào lễ hội 
Cha lành dẫn pháp gội bờ mê
Từ bi bác ái hướng về 
Thiền sâu thở nhẹ lối lề nghiêm trang 

Gót bước bông rơi vàng trước gió 
Xoá niềm tục lụy ngõ bình an
Chim chuyền nhảy múa hót vang
Nụ hồng tím đỏ tỏa giàn đẹp xinh 

Từ phụ Đản sanh nghinh đón bậc
Thế Tôn thị hiện Phật tâm bừng 
Cha lành che chở tán xưng
Thế gian vui khắp đón mừng Bổn Sư 

Minh Thuý (Quảng Thuỳ)
Rằm Tháng Tư 

Đi Chùa Lễ Phật Cầu An

 

Lên chùa lễ Phật cúng rằm
Ở trên chánh điện hương trầm ngút bay
Tu tâm sửa tánh từng ngày
Từ bi, hỷ xả sao bay mất rồi
Nhủ lòng rủ bỏ cái tôi
Nương theo Phật Pháp sao rồi lại quên
Tưởng ta như miếu với đền
Gieo lòng ích kỷ cho nên thế này
Nguyện lòng buông bỏ từ đây
A Di Ðà Phật phước đầy mai sau
Vô thường gạt bớt u sầu
Ðường đời trăm ngã muôn màu nơi nơi
Tây Phương Cực Lạc rạng ngời
Mong lòng nhẹ nhõm thảnh thơi an bình
Không còn ở cõi u minh
Nam Mô khấn lạy niệm kinh sớm chiều.

050723
Võ Phú

Tâm Vô Trụ. Chân Và Vọng


Kính Thầy,

Nhân mùa PHẬT ĐẢN năm nay, để chào mừng đức Như Lai giáng sinh để trải nghiệm cuộc đời Sinh, Lão, Bênh, Tử, mà giác ngộ để độ hóa chúng sinh vượt qua khổ hải trầm luân đồng đăng bỉ ngạn...

Sau đây, xin góp Ý về 4 chữ " THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG " trong bài viết " TÂM VÔ TRỤ. CHÂN VÀ VỌNG 心無住,真與妄 " trong trang nhất của Thầy như sau...
* THÀNH 成: Ở đây là Thành Hình, Thành tựu, Thành đạt, chỉ giai đoạn từ Tiên Thiên (trong bụng mẹ) cho đến khi được sanh ra và lớn lên (Hậu Thiên).
THÀNH là sự HÌNH THÀNH đời sống của một con người.
* TRỤ 住 : Chữ thuộc dạng Hài Thanh : gồm Bộ NHÂN 人 chỉ Ý và chữ CHỦ 主 chỉ ÂM. Chữ nầy vốn đọc là TRÚ nghĩa là : Ở, chỉ sự CƯ TRÚ của con người. Nghĩa phát sinh dùng để chỉ những gì đã được ỔN ĐỊNH hoặc DỪNG LẠI, và với nghĩa nầy thì TRÚ được đọc là TRỤ. Ví dụ :
TRỤ KHẨU 住口 : là Ngừng nói. Nếu là câu Mệnh Lệnh Cách thì có nghĩa : Câm Miệng lại ! 住口 !. Tương tự ta có từ TRỤ THỦ 住手 : Dừng tay, Dừng tay lại ! 住手 !.
TRÚ BẤT TRỤ 住不住 : là Không thể Ở Yên được nữa !
TRỤ ở sau chữ THÀNH, có nghĩa là giai đoạn đã Trưởng Thành, đã khôn lớn, đã TRỤ được trong cuộc sống ! Không bị chết yểu.
* HOẠI 壞: Chữ thuộc dạng Hài thanh, bộ Thổ bên trái chỉ Ý, chữ Hoài bên phải chỉ Âm. HOẠI vốn nghĩa Bức tường hoặc Vách bằng đất đã bị mục rã, nên có nghĩa là HƯ, MỤC, THỐI, RÃ, XẤU...
BẠI HOẠI là Xấu Xa hết mức, Thất bại đến cùng.
HỦ HOẠI là Mục rữa đến không còn xài được nữa.
HOẠI là giai đoạn tàn lụi, già nua, vô dụng của đời người.
* KHÔNG 空 : Thuộc Hài Thanh, bộ HUYỆT ( là Hang Động, là Cái Lổ, là Hang Ổ ) ở trên chỉ Ý, chữ Công ở dưới chỉ Âm.
KHÔNG 空: là Trống lỏng trống trơn, là Không có gì cả. Cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. như THIÊN KHÔNG là Bầu trời ( trống không ). KHÔNG THOẠI : lời nói trống không, lời nói suông ( Chỉ nói cho sướng miệng mà không có làm gì cả ! ).
VẠN NIỆM GIAI KHÔNG : Muôn vàn Ý niệm rốt cuộc rồi cũng chẳng có gì cả !
TỨ ĐẠI GIAI KHÔNG : Tứ Đại là ĐẤT GIÓ NƯỚC LỬA, theo quan niệm của Phật Giáo thì Vạn Vật đều do TỨ ĐẠI kết hợp mà thành, nên khi chết rồi thì " Thân Tứ Đại trả về Tứ Đại ", nên TỨ ĐẠI GIAI KHÔNG có nghĩa là TỨ ĐẠI rốt cuộc cũng ĐỀU là không không, KHÔNG có gì cả !

THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG là 4 giai đoạn trong cuộc sống của MỘT ĐỜI NGƯỜI. Nói theo Nho Giáo là SINH LÃO BỆNH TỬ đó.

Trang 2: Câu " ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM " theo nghĩa đen thui của nó thì như sau :
ƯNG là Phải, VÔ là Không có, SỞ là Cái gì đó, TRỤ là Được giữ lại, NHI là Mà, SANH là Sinh ra, KỲ là Cái đó(đó), TÂM là Cái Tâm, Cái Lòng, Cái Ý niệm.
SỞ và KỲ là 2 Phiếm Chỉ Đại Từ ( pronoun indefinite ), nên nghĩa của câu trên là :
" Phải không có CÁI GÌ ĐÓ được giữ lại ở trong lòng mà sanh ra cái tâm ĐÓ ĐÓ." Nói cho xuôi tai là:

" Khi Cái tâm được sanh ra mà trong lòng không có giữ lại một thiên kiến nào cả !".

Chữ SỞ ở đây là Phiếm Chỉ Đại Từ, chỉ CÁI GÌ ĐÓ. Chứ không phải chỉ Nơi Chốn hay Cơ Sở gì cả !

Về Chữ NIỆM và Chữ NHIỄM ở trang 3.

NIỆM 念: Chữ thuộc dạng Hội Ý : Phần trên là chữ KIM 今 là Hiện nay, là Bây giờ. Phần dưới là chữ TÂM 心 là Lòng dạ.
NIỆM là Lòng dạ trước mắt, nên có nghĩa là NHỚ, NHẮC NHỞ, NHỦ... như Tưởng Niệm, Hoài Niệm, Tâm Niệm, Ý Niệm ... NIỆM còn có nghĩa là Đọc thầm hoặc Đọc Nhỏ Tiếng, như NIỆM PHẬT, NIỆM KINH, NIỆM THẦN CHÚ... Cho nên, hễ...
NIỆM là phải có CÁI GÌ ĐÓ hiện diện ở trong Tim, trong Lòng. Nên...
VÔ NIỆM là giữ được lòng thanh thản trong sáng, không nhớ thương luyến tiếc vui buồn gì cả !
NHIỄM 染 : là NHUỘM, là NHUỐM, là NHÚNG. Như :
NHIỄM SẮC 染色 là Nhuộm Màu, NHIỄM BỆNH 染病 là Nhuốm Bệnh. NHIỄM CHỈ 染指 là Nhúng Tay Vào.
NHIỄM có nghĩa phát sinh là Vây Vào, Vướng Vào. Như trong câu kệ của Lục Tổ Huệ Năng :
Bổn lai vô nhất vật,

Hà xứ NHIỄM trần ai ?!

Có nghĩa:

Vốn không có một vật nào cả, thì lấy chỗ nào để mà NHUỐM bụi trần đây ?!

Vậy nên...

NIỆM chỉ là cái Ý mới phát sinh ở trong lòng. Còn...
NHIỄM là đã Nhuốm rồi, Ý niệm đã hình thành rồi. Nên...

Có VÔ NIỆM thì mới VÔ NHIỄM được!

Về chữ 惹 trong 2 bài kệ, một của Thần Tú Đại Sư, một của Lục Tổ Huệ Năng, chữ nầy được đọc thành rất nhiều âm...
惹 đọc là NHÁ, NHÃ, NHẠ, các Tự Điển mạnh ai nấy phiên âm. Nhưng theo Hài Thanh thì chữ nầy nên đọc là NHẠ, vì chữ

惹 NHẠ được ghép bởi 2 phần : Phần trên là chữ NHƯỢC chỉ Âm, phần dưới là bộ TÂM chỉ Ý. Trong 2 bài kệ chữ NHẠ đều có nghĩa là : VÂY ĐẾN, VƯỚNG VÀO, NHUỐM, như 2 câu của ngài Thần Tú:

Thời thời thường phất thức, 時時常拂拭,
Vật sử NHẠ trần ai ! 莫使惹塵埃 !

Có nghĩa:

Luôn luôn phải lau phủi,
Đừng để NHUỐM bụi trần.

Và 2 câu của Lục Tổ Huệ Năng là:

Bổn lai vô nhất vật, 本來無一物,
Hà Xứ NHẠ trần ai ?! 何處惹塵埃?

Có nghĩa:

Vốn không có vật gì cả, thì
Lấy chỗ nào để NHUỐM bụi trần?!

Có bản dùng chữ NHIỄM 染 là NHUỘM, NHUỐM, mà không có dùng chữ NHẠ 惹 , nhưng dùng chữ nào thì nghĩa cũng như nhau mà thôi !

Về từ TIÊN THIÊN và HẬU THIÊN ở trang 5...

TIÊN THIÊN: Nghĩa đen thui là TRƯỚC TRỜI, có nghĩa là : Trước khi thấy được ánh sáng mặt trời, cũng có nghĩa là Trước khi được sanh ra, tức là KHI CÒN NẰM TRONG BỤNG MẸ.
Ta thường nói " Nhân chi sơ, tánh bản thiện ". Còn nằm trong bụng mẹ nên như tờ giấy trắng, chưa bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng, chi phối... bởi cuộc sống và hoàn cảnh chung quanh, rất thuần khiết trong trắng không gợn chút...bụi trần nào cả, nên Phật giáo gọi là CHÂN NHƯ.
Tương tự...

HẬU THIÊN: là Sau Trời, là Sau khi đã thấy được ánh mặt trời, có nghĩa là SAU KHI ĐÃ ĐƯỢC SANH RA. Cất tiếng KHÓC chào đời thì đã bắt đầu có DỤC VỌNG, muốn được săn sóc, ẵm bồng, bú mớm... Càng lớn thì những đòi hỏi đó càng nhiều hơn. Phật giáo gọi đó là VỌNG.
Trong Y LÝ Đông Y có câu : " Tiên thiên bất túc, Hậu thiên tất bổ ". Có nghĩa : Khi còn trong bụng mẹ mà không có được đầy đủ dinh dưỡng, thai nhi èo ọt, phát triển không bình thường, thì khi sanh ra rồi cần phải bồi bổ lại những dinh dưỡng thiếu sót đó để bé sơ sinh được phát triển bình thường. Nhưng nếu " Tiên thiên đã Bất túc, thì Hậu Thiên có Bồi Bổ thế nào thì cũng không bằng được ! Đây chỉ nói theo Y LÝ Đông Phương nghe chơi mà thôi!

Về từ GIÁC NGỘ ở trang 6...

GIÁC 覺 : Ta đọc trại ra thành GIẤC, là GIẤC NGỦ, mà cũng là TỈNH GIẤC nữa, là...
...Xuân miên bất GIÁC hiểu ...của Mạnh Hạo NHiên...
GIÁC 覺 có phần trên là đầu của chữ HỌC, phần dưới là chữ KIẾN, nếu hiểu theo nghĩa Hội Ý thì GIÁC là : Thấy được việc gì đó thông qua học tập. GIÁC là Phát Giác là Vỡ Lẽ ra...điều gì hoặc việc gì đó. Nên...
GIÁC là Hiểu ra, Tỉnh ra ( Vì trước đây còn U Mê, còn Mê Muội chưa Hiểu, chưa Tỉnh ).

Còn...

NGỘ 悟: thuộc dạng Hài Thanh với bộ TÂM được viết đứng để chỉ Ý ở bên Trái, và chữ NGÔ ở bên phải để chỉ ÂM, nên...
NGỘ 悟: là Chợt hiểu ra, Bất Thình Lình hiểu ra, Hiểu ra một cách Bất Ngờ. Từ kép là ĐỐN NGỘ để chỉ Bỗng nhiên Giác Ngộ ra điều gì đó mà trước đó bị che khuất.
THẬP BÁT LA HÁN tiền thân là mười tám tên cướp núi, chỉ trong một lúc ĐỐN NGỘ mà đều thành Phật cả, điều nầy trong kinh Phật gọi là " Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật " 放下屠刀,立地成佛。

Có nghĩa:

Vừa buông con dao giết người xuống, thì thành Phật ngay tại chỗ đó luôn ! Ý muốn nói : Chỉ cần trong một cơ duyên tích tắc nào đó, con người ta chợt hiểu ra, tỉnh ra, chợt giác ngộ bất thình lình là có thể thành PHẬT ngay!

Vì thế, nên..

GIÁC hay NGỘ gì đều có nghĩa là : HIỂU ra, VỠ LẼ ra, TỈNH ra. Nhưng...
GIÁC phải qua quá trình tu tập, tìm hiểu nghiền ngẫm... rồi mới Hiểu ra. Còn...
NGỘ là do CƠ DUYÊN bất ngờ đưa đến mà Hiểu ra, Tỉnh ra...Nên :

GIÁC có thể do bản thân rán CẦU HỌC mà có được, còn NGỘ thì không phải ai cũng CẦU mà có được, CƠ DUYÊN đến với người nầy mà không đến với người kia, đến với trường hợp nầy mà không đến với trường hợp khác !

Về từ TỈNH THỨC và VỌNG NGÃ ở trang 7.

TỈNH 省 : Chữ thuộc dạng Hội Ý, phần trên là chữ Thiểu là Thiếu, phần dưới chữ Mục là Mắt. Thiếu mất con Mắt mà vẫn NHÌN ra được sự việc, đó là TỈNH, cho nên...
TỈNH 省 là Hiểu được sự vật sự việc bằng Ý Thức, Hiểu ra sau một quá trình suy gẫm và từng trãi. Vì vậy, TỈNH là Hiểu sự việc một cách Tỉnh Táo Vững Chắc. Từ ta thường hay gặp là TỈNH NGỘ. Còn...
THỨC 識 : là Quen, Biết, Nhận ra... là Nhận Thức, có bộ NGÔN là Lời Nói bên trái, nên THỨC là thông qua lời nói, giải thích mà Hiểu được sự việc một cách thấu đáo chắc chắn, THỨC là Kiến Thức, là sự Hiểu biết. Cho nên...
TỈNH THỨC là Suy Nghiệm một cách Tỉnh Táo, Hiểu biết một cách thấu đáo về cuộc sống của mình và chung quanh. Không bị dao động lung lay bởi những luận điệu khác, không bị chi phối bởi hoàn cảnh chung quanh...
Nhận thức Tỉnh Táo, sống Tự Tin vào niềm tin và sự giác ngộ của mình, đó là Đời sống TỈNH THỨC.

Còn VỌNG NGÃ,
VỌNG 妄: Chữ thuộc dạng Hài Thanh, với chữ VONG là Chết ở phần trên để chỉ Âm, và bộ Nữ ở phần dưới để chỉ Ý. Vì nữ giới ngày xưa bị xem thường xem khinh, nên hay có những Ý nghĩ bức phá, vượt lên trên, nên ...
VỌNG có nghĩa là NGÔNG CUỒNG, XẰNG BẬY, như VỌNG TƯỞNG là những ước muốn ngông cuồng, muốn những cái mà mình không thể có được. VỌNG NGÔN là những lời nói lớn lối, nói những cái không có thật,hoặc không thể thực hiện được. VỌNG VI là làm bậy làm càn. Cho nên...
VỌNG NGÃ 妄我 là Cái Tôi Ngông Cuồng, là Cái Tôi Buông Thả, Phóng Túng, không có gì kềm chế.

Đời sống VỌNG NGÃ là Đời sống buông thả theo những dục vọng của Bản Ngã, đời sống của " Liệt Mã Vô Cương " của con Ngựa chứng mà không có giây cương để kìm hãm bớt lại !

Thưa Thầy,

Đây chỉ là những góp Ý về các Từ trong bài viết TÂM VÔ TRỤ của Thầy, chỉ lạm bàn về Từ chớ không dám... Đụng chạm gì tới Ý của bài viết cả!

Chúc Thầy Cô và Gia Đình cuối tuần được An Khang, Vui Vẻ!

Nay kính,
Đỗ Chiêu Đức

Mơ Một Mùa Phật Đản


Ngày nay Đại Lễ Vesak (Hợp nhất của ba ngày Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Diệt) của Đức Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Trong ngày lễ này, Tổng Thư Ký LHQ, các vị nguyên thủ quốc gia, các giới chức chính quyền cao cấp tại những quốc gia Phật Giáo, hoặc tham dự hoặc gửi điện văn chúc mừng, chiêm bái tự viện, viếng thăm hoặc dâng hoa cúng dường chư tăng ni và Lễ Hội Phật Đản đã được quần chúng tổ chức trang nghiêm, cung kính.


Tuy nhiên theo thiển ý nó vẫn chưa cân xứng với tầm vóc của một tôn giáo hiện diện trên 2500 năm mà vị giáo chủ là một bậc thầy vĩ đại của nhân lọai mà giáo pháp của Ngài đang dần dần trở thành Lương Tâm Của Nhân Lọai. Một tôn giáo mà quá trình phát triển của nó không làm tổn hại tới một sinh linh, không hủy diệt văn hóa, truyền thống bản địa, không bị kết tội diệt chủng, không gây thánh chiến, không khủng bố, không tiến hành những cuộc chinh phạt đẫm máu. Một tôn giáo Tối Thiện, Tối Lành, Thực Tiễn nhưng vô cùng Khiêm Tốn. Một tôn giáo như thế thì ngày đản sanh của đức giáo chủ phải được tổ chức như thế nào- không ngòai mục đích làm sáng tỏ những đức tính ưu thắng của Phật Giáo, đồng thời cũng là dịp để chúng sinh được tắm gội trong “pháp vũ”, hiển lộ Phật tánh có sẵn trong Tâm mình, để từng chúng sinh, từng bộ tộc, từng quốc gia hoặc toàn thế giới, ít ra có một ngày sống trong Thanh  Tịnh, Giải Thóat, Yêu Vui, Thương Yêu, Cảm Thông với nhau. Trong tinh thần đó, tôi đã mơ một Mùa Phật Đản trong đó những gì chúng ta không nên làm và những gì chúng ta cần phải làm. Những điều đó như sau:


1) Không nên mua sắm ồn ào, tiệc tùng hoang phí, đốt pháo bông (pháo hoa). Thanh niên, thiếu nữ không nên lái xe đua lượn trên đường phố để biến ngày linh thiêng thánh thiện thành một ngày gây chết chóc vì tại nạn lưu thông, ăn nhậu thỏa thích, là một dịp để chào hàng, quảng cáo, bán buôn, tiêu thụ.

2) Là ngày mà các nhà máy nghỉ ngơi, tạm ngưng nhả khói lên trời để tòan dân được thở hít không khí trong lành. Mùa Phật Đản cũng là mùa bảo vệ môi trường.

3) Ngày mà các lò sát sinh ngưng họat động để chúng ta không tạo thêm nghiệp dữ, và cũng để cho trâu, bò, lợn, gà… có thể sống thêm một ngày, vì lòai vật cũng có tình cảm và yêu mến cuộc sống như chúng ta. Ngày Phật Đản là ngày không giết hại và bảo vệ thú vật.

4) Ngày mà các trò chơi săn bắn, đua ngựa, đấu bò, chọi gà, câu cá...cũng tạm ngưng để cho lòai thú được nghỉ ngơi, chúng nó được rong chơi, chúng nó được nhởn nhơ, bơi lội, bay lượn.

5) Ngày mà nhà nhà, người người đều ăn chay, không cần những món ăn cầu kỳ …vừa bảo vệ sức khỏe, hơi thở nhẹ nhàng thơm tho, vừa nhắc nhở mình trau giồi đạo đức.

6) Ngày mà phụ nữ không đeo nữ trang, không mặc áo lông thú, không xức nước hoa bởi vì người phụ nữ không phải chỉ đẹp vì kim cương, vàng bạc, lụa là mà còn đẹp vì phẩm hạnh nữa.

7) Ngày mà các các quán nhậu, bia ôm, tắm hơi, đấm bóp, phòng trà, ca vũ, sòng bài cũng tạm đóng cửa để tâm hồn được thanh thản, để có dịp lắng đọng tâm tư, giống như những giây phút nghỉ ngơi cho một một chiếc xe, một con tàu trong cuộc hành trình dài.

8) Ngày mà các pháp đình ngưng xét xử, án tử hình cũng khoan thi hành để các quan tòa bớt đau đầu nhức óc, để các luật sư bớt chộn rộn lo toan, để tử tội được hưởng thêm một ngày sống sót.

9) Ngày mà chúng ta bảo nhau đi thăm viếng các trại giam, an ủi các phạm nhân bởi xét cho cùng họ đều là những người đáng thương, là nạn nhân của nguồn tam độc Tham-Sân-Si giống như Vua Lý Thánh Tông ngồi xử án ở Điện Thiên Khánh năm 1064 đã chỉ vào Động Thiên Công Chúa đang đứng bên cạnh mình và phán với triều thần “ Trẫm yêu thương thần dân của trẫm cùng nhiều như yêu thương con gái trẫm. Họ phạm tội vì họ không biết (luật) và trẫm có nhiều tình thương cho họ. Từ nay trở đi, trẫm muốn tất cả các tội phạm, nặng hay nhẹ, đều phải được xét xử với sự khoan hồng.” Làm được như thế thì chúng ta đã thể hiện đúng lời nguyện của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát và làm sống lại thời đại huy hòang Đinh- Lê-Lý-Trần.

10) Ngày mà chúng ta bảo nhau đi thăm các cô nhi viện, cho các em ăn, cho các em tắm, cho các em đồ chơi, an ủi người già trong các viện dưỡng lão, tặng những đóa hoa cho những người côi cút. Sự thăm viếng, ủi an…dù chỉ là trong đôi phút nhưng quý gía vô vàn bởi vì chúng ta không quên nhau.

11) Ngày mà mọi người khi ra đường chào nhau bằng tiếng “A Di Đà Phật” hoặc “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. Thái Tử Tất Đạt Đa là Phật đã thành, tất cả chúng ta đều là Phật sẽ thành.

12) Ngày mà tâm ý mọi người thật nhẹ nhàng, bao dung, cử chỉ khoan thai. Không vội vàng. Không hấp tấp. Không nóng giận. Ngày mà mọi tranh chấp đều có thể bỏ qua, vui mà xả bỏ do đó mà cảnh sát, an ninh, tòa án, chính quyền cũng bớt đau đầu, căng thẳng. Ngày không có lời đay nghiến, nguyền rủa, kết tội, nhục mạ, đánh đập, tra tấn. Một ngày thật thanh tịnh, an lành. Làm được như thế là chúng ta đã “đồng cư Tịnh Độ” với các bậc hiền thánh.

13) Ngày mà khắp nơi treo đèn kết hoa, người người bảo nhau thăm viếng chùa chiền, cúng dường chư tăng ni. Còn đối với chư tăng ni, đây là dịp để quán xét lại mình, xem mình có xứng đáng là bậc “Ứng Cúng”, theo đúng lời dạy của Thế Tôn? Có xứng đáng là đấng “trưởng tử của Như Lai” không?

14) Ngày mà quê hương đất nước không có một tiếng khóc, không tiếng oán than. Ngày tặng quà, thực phẩm, thuốc men, tài vật cho người nghèo khó. Ngày mà không một ai bị bỏ rơi. Mọi người đều được quan tâm, được an ủi, được giúp đỡ.

15) Ngày mà chúng ta gửi những tấm thiệp chúc lành tới bằng hữu, thầy cô, gọi là Thiệp Phật Đản. Ở xa nếu không thể về thăm, thì cũng gọi điện thọai, gửi điện thư chúc mừng cha mẹ, anh chị em được tăng tuổi thọ và “thân tâm thường an lạc”. 16) Nhưng dù sao, tất cả những gì nói ở trên vẫn thuộc “hình, danh, sắc, tướng”. Chúng ta phải làm sao để tất cả cùng được hưởng những giây phút bình an “thân tâm vắng lặng” và đó cũng chính là chỗ an trú của Chư Phật và Chư Bồ Tát. Thiết nghĩ, sau khi đã làm tất cả những gì nói ở trên, chúng ta nên tổ chức một cuộc tọa thiền vĩ đại tại một trung tâm, một quảng trường, một đạo tràng giống như Đạo Tràng Dhammakaya Cetiya ở Thái Lan với sức chứa khoảng 1 triệu người. Trong cuộc tọa thiền vĩ đại này, sau lễ cầu cho Quốc Thái Dân An, dưới sự hướng dẫn của chư tăng, ni tất cả sẽ ngồi trong tư thế kiết già, lắng đọng tâm tư, nhập chánh định. Tôi nghĩ rằng trong giờ phút linh thiêng, màu nhiệm này đây, các vầng mây ấm áp, vầng mây kiết tường, các vầng mây hỉ xả, các vầng mây giải thóat sẽ theo gió mà bay tới, chư Thiên, Trời Đế Thích, Thiên Long Bát Bộ sẽ trải hoa tán tán ở trên không và “Chư Phật Hải Hội Tất Dao Văn”. Chỗ chúng ta đang ngồi là Đất Phật, là Quốc Độ là Tịnh Độ, là Tòa Sen tỏa ngát hương thơm, còn gì hoan hỉ cho bằng?


Trải qua hơn 2000 năm, con người đã quỳ lạy, van vái, cầu nguyện thần linh nhưng thế giới ngày hôm nay quá nhiều hận thù (hatred), quá nhiều bạo lực (violence), quá nhiều căng thẳng (stress), quá nhiều thúc ép (pressure), quá nhiều thuốc ngủ, thuốc an thần và dĩ nhiên quá nhiều đau khổ. Đã đến lúc chúng ta phải “tự thắp đuốc lên mà đi” như lời Phật dạy. Bằng nỗ lực và trí tuệ con người đã khám phá ra trái đất quay chung quanh mặt trời. Bằng bằng nghiên cứu con người đã có thể bay trên trời bằng chiếc máy bay, thám hiểm và bước ra ngòai không gian bằng chiếc phi thuyền. Bằng khoa học, con người đã có thể đi dưới nước bằng chiếc tàu ngầm, có thể chế ra thuốc men để chữa bệnh. Vậy thì cũng bằng nỗ lực và trí tuệ con người có thể tự kiến tạo hạnh phúc cho chính mình. Với tinh thần Bi-Trí-Dũng con người có thể hoàn thiện cuộc sống này và từ từ biến nó thành “niết bàn tại thếmà không cần phải tìm kiếm Thiên Đường ảo vọng ở bất cứ nơi nào khác. Ngày Phật Đản là một thuận duyên tốt lành nhất để làm điều đó và chúng ta có thể làm được. Trong tinh thần Bi-Trí-Dũng, thì Dũng là điều quan trọng nhất. Dũng ở đây không có nghĩa là dũng cảm tiến lên tiêu diệt quân thù, hoặc tiến lên để giành chiến thắng. Mà Dũng có nghĩa là dũng cảm làm điều thiện, dũng cảm chiến đấu với những điều bất thiện, dũng cảm đương đầu với những cám dỗ không chính đáng, dũng cảm chiến đấu chống lại sự kiêu căng, ngã mạn trong con người mình. Cuộc chiến đấu này rất cam go mà nếu không chiến thắng được thì Bạo Lực, Tham Tàn, Kiêu Căng, Cuồng Điên, Vô Minh sẽ lên ngôi thống trị. Lúc đó con người sẽ trở  thành một sức mạnh để hủy diệt chính nó và hủy diệt đồng lọai. Ý nghĩa của Đại Hùng, Đại Lực của nhà Phật là như thế đó.


Nói về hạnh phúc và an vui chung, chúng ta đừng tưởng rằng chúng ta có thể sống thản nhiên trước

sự nghèo đói, khổ đau và ngu dốt của người khác. Chúng ta đang sống trên hành tinh này, ẩn dụ như tất cả cùng ngồi trên một con tàu. Giả sử trên con tàu có một ngàn người mà chỉ có khoảng 100 người được ăn uống no đủ, trang phục đẹp đẽ và học hành tới nơi tới chốn. Chín trăm con người còn lại đều là những người thiếu ăn, thiếu mặc, không được học hành chi cả …thì số phận con tàu sẽ như thế nào? Ý niệm cộng nghiệp của nhà Phật cho thấy chúng ta không những chỉ chết vì nghiệp dữ của mình gây tạo trong quá khứ mà còn chết vì cộng nghiệp. Cứ nhìn vào lịch sử lòai người khoảng một thế kỷ nay thôi chúng ta thấy sự Nghèo ĐóiNgu Dốt là vũ khí hủy diệt còn ghê gớm hơn bom nguyên tử.

Ngay tại Hoa Kỳ là quốc gia giàu mạnh nhất thế giới, có những khu gần như bỏ hoang, ít ai dám cư ngụ chỉ vì dân ở đây nghèo quá và không được học hành. Cho nên để thế giới này yên vui và cũng là để bảo vệ hạnh phúc của chính mình, chúng ta phải quan tâm đến người khác. Sau khi đã phấn đấu với đời để ngoi lên, chúng ta cần san sẻ bớt thực phẩm, quần áo cho người nghèo khó. Hãy cho họ ăn no như chúng ta được ăn no. Hãy cho những người kém may mắn được học hành, mở mang trí tuệ như chúng ta đã được học hành, mở mang trí tuệ. Chúng ta đã có tình thương rồi thì san sẻ một chút tình thương cho đồng lọai. Chư vị Bồ Tát là những vị đã vượt qua nỗi bất hạnh của chúng sinh, quay trở lại nhìn chúng sinh, xót thương mà phát nguyện cứu độ. Chúng ta thờ phượng chư vị Bồ Tát là thờ phượng cái hạnh nguyện “cứu đời, cứu khổ” của các ngài, và chúng ta sẽ trở thành Bồ Tát khi chúng ta làm đúng những gì chư vị Bồ Tát đã làm.


Tinh hoa của Đạo Phật, sự linh thiêng, thánh thiện, sự trường tồn trong gian khổ của Đạo Phật là ở chỗ đó. Làm như thế là chúng ta sẽ thể hiện đúng tinh thần của Ngài Phổ Hiển Bồ Tát trong Pháp Hội Hoa Nghiêm “Hằng thuận lợi ích của chúng sinh là cúng dường chư Phật.

Ngày Phật Đản là một thuận duyên lớn để thể hiện hạnh nguyện này. Xin trình bày với tất cả tấm lòng để những bậc thiện tri thức cùng chia xẻ.


Đào Văn Bình

 

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Mới Hay!



Đưa tay bắt chiếc lá thu
Chiếc vừa rơi rụng chiếc mù mù bay
Đưa tay bắt lá mới hay
Tuổi xuân đánh mất trên tay lá vàng.









Thơ Và Ảnh: Kim Phượng
 
 

Chanson d’Automne - P. Verlaine(1844-1896) -Thu Ca (ChinhNguyen/H.N.T.)



Chanson d’Automne

Les sanglots longs
Des violons
De l’automne
Blessent mon coeur
D’une langueur
Monotone.

Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l’heure,
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure;

Et je m’en vais
Au vent mauvais
Qui m’emporte
Deçà, delà,
Pareil à la
Feuille morte.

P. Verlaine(1844-1896)
***
Phỏng dịch thơ:

Thu Ca


1-
Nghe vĩ cầm nức nở
Tiếng Thu dài lê thê
Với điệu trầm buồn bã
Tim tôi sao tái tê!

Tím ngắt và ngột ngạt
Tới lúc chuông điểm giờ
Tôi mới chợt nhớ lại
Những ngày tháng xa xưa

Tôi khóc và bước đi
Trong cơn gió tồi tệ
Gió cuốn tôi đây đó
Như chiếc lá chết khô.

2-
Vĩ cầm rên rỉ thanh âm
Tiếng thu nức nở cung trầm lê thê
Lòng ta cảm thấy tái tê
Xanh xao ngột ngạt như mê bất ngờ
Tới khi chuông điểm báo giờ
Ta chợt nhớ lại một thời xa xưa
Lệ tràn mi, khóc như mưa
Ta đi mặc gió đẩy đưa phũ phàng
Cuốn ta trong cảnh điêu tàn
Như chiếc lá chết nát tan...lìa cành

ChinhNguyen/H.N.T.
Sept.5.22 (550)


Chung Tình

  

Nhốt con chim sáo vào lồng
để cho nó hót một mình tôi nghe
để cho sáo khỏi sang sông
tôi là của sáo -sáo là của tôi

Sáo đừng tham phú phụ bần
bên bờ sông ấy có gì vui đâu
sáo ơi sáo ở lại đây
có tôi có sáo -quen nhau lâu rồi

Thôi rôi Sáo đã sổ lồng
đoạn tình -dứt nghĩa-sáo sang sông rồi!
sáo đi không nói nửa lời
bạn bè trách móc -còn tôi -thì buồn!

Sáo ơi! sáo bỏ đi luôn
bây giờ"băng rúp"-sáo buồn hay không?
giờ đây - sáo hiểu tình người
có ai thương sáo cho bằng tôi đâu

Sáo ơi!sáo muốn về không?
tôi thì không trách -Vẫn mong sáo về


Hoàng Long

Tình Bay Như Lá Thu - Lời:Thanh Lan - Nhạc:Phạm Anh Dũng - Trình Bày: Thanh Lan


Lời:Thanh Lan
Nhạc:Phạm Anh Dũng
Trình Bày: Thanh Lan

Ước Ao

 

Ước gì anh nắm lấy tay em
Một lần thôi em sẽ không quên
Chắc hẳn là bàn tay anh ấm?
Em sẽ run những ngón tay mềm

Một lần thôi, dù chỉ vài giây
Anh hãy hôn lên tóc em đây
Khi anh hờ hững không trở lại
Theo bước anh tóc em là mây

Ước gì anh cùng đi với em
Một đoạn đường thôi, trong hoàng hôn
Em sẽ bảo thời gian dừng lại
Để anh nhìn thấy mắt em buồn

Em sẽ vì anh, em làm thơ
Lòng em sẽ ướt lúc trời mưa
Lòng em sẽ nhạt theo màu nắng
Sẽ ngậm ngùi theo ánh trăng mờ

Ước gì anh đến tìm gặp em
Một hôm thế giới bỗng lặng im
Một hôm em thấy mình hạnh phúc
Nghe tim mình mơ chuyện nhân duyên

Kim Loan

Xuân Nhật Tuý Khởi Ngôn Chí 春日醉起言志 - Lý Bạch


Đọc một bài thơ Đường tả một thi nhân nốc rượu như nước lã, ca hát như điên khùng rồi nằm lăn trên lan can mà ngủ thì đoán ngay thi nhân đó là Lý Bạch. Đỗ Phủ cũng nốc rượu như điên nhưng khi say thì rên rỉ, than thở, chửi đời. Lý Thương Ẩn cũng nốc rượu không kém nhưng khi say thì chỉ muốn liều mình như gục mặt xuống đường mương. Bạch Cư Dị thì chỉ chuốc rượu người khác, còn mình thì uống cầm chừng. Tác phong say rượu của những thi sĩ khác cùng thời thì không có gì đáng nói: chỉ uống sơ sơ khi thù tiếp bạn bè hoặc để giải khuây.

Bài Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn Chí dưới đây là một con ma men đã vô tình tố cáo tung tích của chủ nó (Lý Bạch).

Nguyên tác       Dịch âm

春日醉起言志 Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn Chí

處世若大夢 Xử thế nhược đại mộng
胡為勞其生 Hồ vi lao kỳ sinh
所以終日醉 Sở dĩ chung nhật túy
頹然臥前楹 Đồi nhiên ngoạ tiền doanh
覺來眄庭前 Giác lai miện đình tiền
一鳥花間鳴 Nhất điểu hoa gian minh
借問此何時 Tá vấn thử hà nhật
春風語流鶯 Xuân phong ngữ lưu oanh
戚之欲歎息 Cảm chi dục thán tức
對酒還自傾 Đối tửu hoàn tự khuynh
浩歌待明月 Hạo ca đãi minh nguyệt
曲盡己忘情 Khúc tận dĩ vong tình

Chú giải:

Hồ vi: làm chi.
Đồi nhiên: lăn ra.
Doanh: hiên nhà.
Miên, miến: ngó nhìn.
Tả vấn: hỏi thầm.
Cảm chi: xúc động trước cảnh ấy.
Đãi: chờ, đợi.

Dịch thơ

Ngày Xuân Say Nói Chí Mình

Thế sự như mộng lớn
Hơi đâu mà nhọc thân
Say cho ngày tiêu hết
Ra hiên mái ngủ lăn
Tỉnh dậy nghe sân trước
Khóm hoa chim hót vang
Tự hỏi ngày mấy nhỉ?
Lời oanh trong gió xuân
Tức cảnh sinh cảm khái
Nghiêng bình rót đầy tràn
Hát vang chờ trăng tỏ
Bài dứt phiền tiêu tan

Lời bàn:

Tất cả những bài thơ say của Lý Bạch đều tuyệt tác. Tương Tiến Tửu đứng riêng một cõi như đã nói lần trước.
Những bài thơ say kế tiếp cũng thuộc hàng siêu việt (chỉ thua Tương Tiến Tửu). Chúng bạt mạng, bất cần hư danh, bất cần đời. Âm điệu lè nhè mà không nhảm nhí. Lý luận một chiều mà vẫn thâm thúy. Đúng là luận điệu của một nho sĩ trong cơn say. Thật là tuyệt diệu.

Phụ bản

(Nhái bài Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn Chí Chí của Lý Bạch)

Ngày Xuân Say Khướt
Thế sự như ác mộng
Hơi đâu mà thở than
Say cho ngày tiêu hết
Nằm xuống thảm ngủ lăn
Tỉnh dậy nghe chim hót
Xuân lấp ló ngoài sân
Hỏi: Việt Tàu hữu nghị?
Hay giành giựt biển Nam?
Nhìn cuộc cờ xoay hướng
Nghiêng bình rót đầy tràn
Hát vang chờ cơ hội
Bài dứt sầu tiêu tan

Con Cò
***
Ngày Xuân Say Tỏ Chí Mình

Cõi đời như mộng lớn.
Sao lại khổ tồn sinh?
Cả ngày luôn say khướt
Nằm lăn trước hiên đình

Tỉnh dậy nhìn ra sân
Giữa hoa hót một mình
Xin hỏi ngày nào vậy,
Xuân gió líu lo oanh?

Cám cảnh muốn than thở
Trước cảnh tự nghiêng bình
Hát lớn chờ trăng sáng
Ca xong cũng cạn tình!

Lộc Bắc
***
Nguyên Tác:   Phiên Âm: Dịch Thơ:

春日醉起言志 Xuân Nhật Tuý Khởi Ngôn Chí Nói Chí Mình
李白                 Lý Bạch

處世若大夢 Xử thế nhược đại mộng Nếu đời giấc mộng to
胡為勞其生 Hồ vi lao kỳ sinh? Vì sao nhọc lắng lo
所以終日醉 Sở dĩ chung nhật túy Cả ngày say be bét
頹然臥前楹 Đồi nhiên ngọa tiền doanh Trước hiên ngủ lăn bò
覺來盼庭前 Giác lai miện đình tiền Thức dậy nhìn ra cổng
一鳥花間鳴 Nhất điểu hoa gian minh Giữa hoa chim líu lo
借問此何時 Tá vấn thử hà thì? Tự hỏi ngày nào đó
春風語流鶯 Xuân phong ngữ lưu oanh Gió xuân tiếng oanh hò
感之欲嘆息 Cảm chi dục thán tức Cảm xúc thở dài vắn
對酒還自傾 Đối tửu hoàn tự khuynh Rót thêm một chén to
浩歌待明月 Hạo ca đãi minh nguyệt Hát vang chờ trăng sáng
曲盡已忘情 Khúc tận dĩ vong tình Quên hết nỗi dày vò.

Vài sách có mộc bản bài thơ:

Lý Thái Bạch Văn Tập - Đường - Lý Bạch 李太白文集-唐-李白
Lý Thái Bạch Tập Chú - Đường – Lý Bạch 李太白集注-唐-李白
Lý Thái Bạch Tập Phân Loại Bổ Chú - Đường - Lý Bạch 李太白集分類補註-唐-李白
Đường Văn Túy - Tống - Diêu Huyễn 唐文粹-宋-姚鉉
Thạch Thương Lịch Đại Thi Tuyển - Minh - Tào Học Thuyên 石倉歷代詩選-明-曹學佺
Ngự Định Toàn Đường Thi Lục - Thanh - Từ Trác 御定全唐詩錄-清-徐倬
Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定 全唐詩-清-聖祖玄燁
Ngự Tuyển Đường Tống Thi Thuần - Thanh - Cao Tông Hoằng Lịch 御選唐宋詩醇-清-高宗弘曆

Ghi chú:

Xử thế: Sống trong thế giới loài người, tham gia vào các hoạt động chính trị hoặc xã hội.
Đại mộng: chỉ cuộc sống
Hồ vi: là gì và tại sao
Sở dĩ: nguyên nhân và lý do
Chung nhật: cả ngày, thời gian dài
Đồi nhiên: một cách tự nhiên, ngang tàng, phóng túng
Tá vấn: câu hỏi giả thiết
Hà thì: khi nào bày tỏ sự nghi ngờ
Phong ngữ: tiếng động của gió
Lưu oanh: loại chim oanh; chữ lưu流 gồm 3 chữ thủy氵, khứ去 và xuyên川, lưu là chảy xuyên như nước, uyển chuyển
Thán tức: thở dài

Đối tửu: đối mặt với rượ
Hạo ca: hát to
Khúc tận: kiệt sức
Vô tình: không có cảm xúc vui, giận, buồn, vui.


Dịch Nghĩa:

Ngày xuân say rượu tỉnh dậy nói chí mình
Nếu cõi đời giống như giấc mộng lớn
Thì sao lại mệt nhọc trong cuộc sống?
Vì vậy cả ngày ta say sưa
Nằm ngủ ì ngoài hiên
Khi tỉnh dậy nhìn qua sân
Thấy một con chim hót trong đám bông
Tự hỏi hôm nay là ngày nào?
Chim oanh lại hót trong gió xuân
Cảnh làm cảm xúc muốn thở than
Lại rót thêm rượu
Hát lớn tiếng chờ trăng lên
Hát xong quên hết nỗi ưu phiền.

The Best of Life Is But by Li Bai Translation by H.A. Giles

What is life after all but a dream ?
And why should such bother be made ?
Better far to be tipsy, I deem,
And doze all day long in the shade.
When I wake and look out on the lawn,
I hear midst the flowers a bird sing;
I ask "Is it evening or dawn ?"
The mango-bird whistles, "'Tis spring."
Overpowered with the beautiful sight,
Another full goblet I pour,
And would sing till the moon rises bright,
But soon I'm as drunk as before.

Phí Minh Tâm
***
Ngày Xuân Tỉnh Rượu Nói Chí Mình.

Đời tựa giấc chiêm bao,
Cần chi chuốc khổ vào.
Suốt ngày say bởi thế,
Ngoài cửa ngủ lăn nhào.
Tỉnh rượu nhìn sân trước,
Trong hoa chim sốn sao.
Hỏi thầm ngày tháng mấy?
Oanh đón xuân ồn ào.
Cám cảnh buồn day dứt,
Rượu ngon dốc cạn bàu.
Ca vang chờ nguyệt tỏ,
Hết hát, tình quyên mau.

Lục Bát:

Cuộc đời như giấc chiêm bao,
Hơi đâu đem khổ buộc vào tấm thân.
Suốt ngày rượu chẳng ngại ngần,
Dưới hiên say ngủ nằm lăn trước nhà.
Trên thềm tỉnh rượu nhìn ra,
Có con chim hót trong hoa ồn ào,
Hôm nay tự hỏi ngày nào?
Tiếng oanh sao lại lẫn vào gió xuân.
Cảnh làm cảm xúc thương thân,
Sẵn đây có rượu ân cần tận vui.
Hát to chờ ánh trăng soi,
Vừa xong khúc nhạc là vơi nỗi lòng.

Mỹ Ngọc.
May 6/2023.
***
Ngất Ngưởng Trời Xuân 

Nếu như thế tục cõi trần,
Đời như giấc mộng bần thần lớn lao.
Tội chi vất vả xiết bao ?
Mặc thây cuộc sống đảo chao khôn dừng.
Suốt ngày ta xỉn vô chừng,
Hàng hiên ngủ kỷ, không mùng gối chăn.
Khi choàng tỉnh giấc mê man,
Hoa viên nhìn thấy chim vàng líu lo.
Tự mình thắc mắc vẩn vơ:
Hôm nay đích thật là vô ngày nào ?
Xuân phong làn gió lao xao,
Tiếng oanh thánh thót giọng cao vút dài.
Cảnh quan vạn vật ai hoài,
Khiến ta xúc cảm thở dài ỉ ôi.
Chén quỳnh tay rót đầy vơi,
Giọng ca hào sảng mọc mời nguyệt lên.
Hát xong, phiền muộn vội quên,
Chí mình nhất quyết - chả nên trù trừ...

Khánh-Hưng
***
Ngày Xuân Say Rượu ... Quên Tình.

Trần gian như mộng ảo
Sao phải sống nhọc nhằn?
Thôi thì ta cứ xỉn
Lăn quay ngủ ngoài sân
Tỉnh dậy nhìn sau/trước
Nghe chim hót hoa chào
Giật mình hôm nay mấy ?
Oanh non ríu rít… nhào
Cảm xúc toan ngâm vịnh
Lại thèm rượu… nghiêng bình
Nghêu ngao chờ trăng sáng
Hát đoản khúc… quên tình

Lục Bát

Cuộc đời có khác cơn mơ
Nửa say nửa tỉnh ơ hờ mà vui
Nhìn kia! Ngày rụng tháng rơi
Sao không say khướt bên đồi ngủ say
Giật mình chim hót bên tai
Mai vừa rộ nở đắm say đất trời
Bình minh vừa mở cửa mời
Oanh non tập hót gió cời cành xao
Nắng xuân hồng thắm má đào
Bồ đào mỹ tửu nhấp vào ngất ngây
Nghêu ngao hát khúc trăng đầy
“Điệu Thanh Bình” dứt… tình này cũng buông

Kiều Mộng Hà
May10th2023
***
Xuân Nhật Tuý Khởi Ngôn Chí 

Bài này thuộc loại Ngũ Ngôn Cổ Phong, thay vì tứ tuyệt hay bát cú thì lại có tới 12 câu. Chữ thứ 2 trong câu 10, ÔC và anh Tâm viết chữ TỬU, nhưng những sách của Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Nguyễn Đức Lân thì viết chữ CHI như câu 9. Anh Tâm có thấy dị bản này không.?

Bài thơ cũng vui, tỏ được quan niệm sống của Lý, nhưng BS tự hỏi, nếu quanh năm say xỉn như vậy thì lấy tiền đâu mua rượu và nuôi vợ con? Hồ vi lao kỳ sinh thì ai chả muốn vậy: uống say khướt, tỉnh dậy nghe chim hót, không biết là ngày nào, lại rót rượu ra uống nữa, ca hát om sòm… đúng là sướng thật! BS vốn méo mó nghề nghiệp, thắc mắc sao Lý không bị bệnh chai gan? Lý thường uống rượu một mình: Nguyệt Hạ Độc Chước 4 bài, Xuân Nhật Độc Chước, và bài này nữa chỉ có Tương Tiến Tửu thì mới uống với bạn. BS thì lâu lâu mới say khi có dịp vui gặp bạn bè, một mình thì chưa bao giờ say cả.

 Ngày Xuân Tỉnh Rượu Tỏ Ý Mình.

Cuộc đời như giấc mộng,
Sao vất vả triền miên?
Cứ cả ngày say khướt,
Hồn nhiên khểnh trước hiên.
Tỉnh dậy thấy trước nhà,
Chim hót trong khóm hoa,
Thử hỏi ngày nào vậy?
Oanh trong gió xuân ca,
Cảm thương muốn than thở,
Chán chường rót rượu ra,
Hát vang chờ trăng sáng,
Hết khúc, tình bay xa.

Bát Sách.
***
Góp ý của Lộc Bắc:

Bàn thêm về dị tự chi 之 thay vì tửu 酒 của câu thứ mười trong các sách của Trần Trọng Kim, Trần Trọng San và Nguyễn Đức Lân.

Lộc Bắc tìm đọc trong sách Đường thi của thầy Trần Trọng San thì thấy ghi như sau:

戚之欲歎息, Cảm chi dục thán tức (9)
對之還自傾 Đối chi hoàn tự khuynh (10)

Trần Trọng San dịch nghĩa 2 câu này như sau:

Cảm xúc trước cảnh ấy ta muốn thở than.
Ở trước cảnh ấy ta vẫn còn rót rượu.

Và dịch vần như nhau:

Buồn lòng những muốn thở than
Thuận tay, vẫn cứ rót tràn mãi thôi

Ngẫm lại chữ chi 之 trong câu (10) cũng có lý vì phù hợp với tính phóng khoáng của Lý Bạch, lại vừa liền lạc về ý với câu thứ 9; câu 9 cảm xúc của tác giả là “muốn” (dục =欲) thở than, nhưng hành động lại theo bản tính của mình là rót rượu uống cho tiêu nỗi sầu.

Bèn đọc lại bài phỏng dịch của mình và sửa lại lời theo bản dẫn của Trần Trọng San:

Cám cảnh muốn than thở
Trước cảnh rượu nghiêng bình (LB)
***
Bài Cảm Tác:

Xứ mình trong tay nước người
Gì đây xoay sở một thời nhiễu nhương?
Chẳng ai thiết, chẳng ai thương
Cuộc đời khốn nạn còn đường nào đi
Bao năm nô lệ có ra gì!
Tương tàn huynh đệ đường đi tối mò
Rượu vò tiêu tán nỗi lo
Say mềm, say khướt mặc trò thế gian.

Đồ Cóc



Thứ Năm, 18 tháng 5, 2023

Phố Đêm Tân Cổ - Tâm Anh - Viễn Châu - Kim Trúc - Ngọc Trắng



Sáng Tác:
Tân Nhạc: Tâm Anh
Cổ Nhạc: Viễn Châu
Trình Bàt: Kim Trúc & Ngọc Trắng


Đồng Khánh Ngày Xưa - Mường Mán

 

Răng mờ cứ theo tui hoài rứa
Cái ông ni mới dị chưa tề
Sáng chiều trưa hai buổi đi về
Đưa với đón làm chi không biết

Ôi đôi mắt răng mờ tha thiết
Đừng nhìn làm ngượng bước tui đi
Lá thơ tình ông gởi làm chi
Chú mạ biết rầy la tui tội nghiệp

Ông tán tỉnh làm chi không biết
Tui như ma quỷ dưới âm ty
Nói hoài lời hoa mỹ làm chi
Tui còn nhỏ chuyện tình răng biết được

Tội tui lắm cách cho vài bước
Đừng đi gần hai bóng chung đôi
Xa xa cho kẻo bạn tui cười
Mai vào lớp cả trường dị nghị

Theo chi rứa răng mà không biết dị
Thôi được rồi đưa lá thơ đây
Mai tan trường đợi ở gốc cây
Tui sẽ tới trả lời cho biết.


Mường Mán


Vào Hạ - Hạ Buồn

  

Bài xướng:

Vào Hạ

Mùa mi va sang rn tiếng ve

Em ơi, quyên khản ging kêu hè

Làng xưa nắng trắng còn vương vấn

Xóm cũ phượng hồng đã tái tê

Tng git thời gian theo nước chy

Bao năm kinh sử đợi tin v

Chắt chiu hoài bão người Kinh Bc

Ánh lửa chan hòa sưởi m quê.

Cao M Nhân 
(Hawthorne, 2011)
***
Bài ha:

Hạ Buồn

Nng vàng hiu hắt để su ve

Va mi sang xuân lại đến hè

Mi hn non sông nào đã dứt

Vết hằn năm tháng vẫn còn tê

Từng trang lưu bút khơi niềm nh

Một cõi ly hương khuất no v

Đỏ mắt tìm đâu hoa phượng vỹ

Ép vào trong v gi tình quê

Nguyn Kinh Bc 
(PA)


Mùa Thu Trong Mơ


(Tùy bút)

Có những mùa Thu không bao giờ quên trong ký ức. Hết Mùa Thu Chết đến Mùa Thu Lá Vàng Rơi, rồi Mùa Thu Buồn Tê Tái, Mùa Thu Bất Tận và Mùa Thu Đời Tôi.

Hôm nay đang mùa Thu. Hoàng nhớ về giấc mơ đã gặp với một người và đã để lại cho chàng nhiều kỷ niệm buồn:

Mùa Thu Chết bis
(Về giấc mơ đêm qua)

Mùa Thu Chết hiện trong mơ
Dáng Thu chưa bị phai mờ bao nhiêu
Thân mignol,yểu điệu nhiều
Mắt môi giọng nói yêu kiều như xưa
Mùa Thu Chết hiện bên tôi
Mang theo kỷ niệm bồi hồi nhớ nhung
Lúc chia tay thật não nùng
Duyên sau gặp lại mịt mùng tăm hơi.

Mar.....2016 (43bis2)

Quên sao được những ngày Hoàng với nàng ngồi trong quán Mộng ở đường Ng.Phi.Khanh,Tân Định, uống nước và nghe nhạc. Tại đây bài ca Mùa Thu Chết của P.Duy,qua giọng ca July Quang đã ru tâm hồn hai đứa vào viễn mộng tuyệt vời, để từ đó chàng mệnh danh cho nàng cái tên <Mùa Thu Chết> và về sau Thanh âm Quán Mộng khơi sầu hồn anh mãi mãi vang vọng trong trái tim chàng. Nàng đã tặng Hoàng một tấm ảnh rất đẹp, hai bản nhạc Nước Mắt Mùa Thu và Mùa Thu Cho Em, trên đó nàng ghi mấy dòng kỷ niệm mà hiện nay,sau hơn nửa thế kỷ chàng vẫn còn lưu giữ. Còn bản Mùa Thu Chết thì Hoàng đã có từ lâu. Về phần chàng, chưa có gì tặng lại cả.

Quên làm sao được những ngày Hoàng với Mùa Thu Chết tay trong tay đi trên hè phố Sài Gòn, vào Eden, Mini Rex xem ciné rồi ghé Givral, Mai Hương...vừa giải khát vừa ngắm cảnh qua lại của trai thanh gái lịch thị thành. Có một lần chàng mời em đi dự một buổi dạ vũ (boom)tổ chức trên sân thượng Eden, nhưng em bận việc gì không đến, làm chàng kém vui vì mất cái cơ duyên được cùng em vui chơi trong đám bạn trẻ sinh viên ít tuổi hơn mình. Một lần khác,trường VKĐHSG và LKĐHSG mở dạ hội tất niên vào tối 26 và 27 gần Tết,em đã cùng chàng ghé xem qua cả hai nơi một lát rồi bỏ đi dạo phố chợ hoa.

Quên sao được mấy lần đến quán Thuỳ-dương bên bờ xa lộ SG hưởng gió mát hương đồng cỏ nội vừa thủ thỉ chuyện trò. Lần chót tại đây,Hoàng đã đặt nhẹ lên môi Mùa Thu Chết một nụ chớm hôn đầu,và chỉ có lần duy nhất đó thôi, một cử chỉ rất e dè của một chàng trai chưa từng biết đan vòng tay với phái nữ.

Rồi cuộc tình hai đứa thơ mộng đến thế nhưng lại không đưa đến hôn nhân.Mấy lần MTC gởi thư cho Hoàng,ngay cả thư vĩnh biệt và còn cho chàng xem nhật ký có những dòng chữ đỏ...trách chàng chẳng khác gì ông Lã Vọng chỉ biết ngồi câu cá (trong khi tuổi Xuân của một người con gái sẽ qua mau).Còn Hoàng thì vẫn âm thầm giữ kín mối hoài nghi về quá khứ mang nhiều dấu lãng mạn của MTC qua lời chính em đã kể lại.Không biết có phải em đã cố ý cường điệu hóa cho chàng phải tôn thờ? Ngược lại không biết em có biết rằng chàng là một kẻ không bao giờ phải cúi đầu trước vẻ đẹp giai nhân?.Trước thái độ lững lờ ấy của Hoàng,chắc em buồn và hận chàng lắm, cho đến một ngày kia tình cờ gặp em trong hành lang trường VK. Em nói đến để xem kết quả thi cử cho <một người trăm năm> đang ở trong quân ngũ.

Thế là hết! Còn gì nữa đâu cuộc tình đôi ta!

Lần cuối cùng gặp em vẫn là tình cờ ở gần nhà em tại ngã tư Hàng Xanh.Bước chân nào vô tình đưa 2 đứa gặp nhau lần nữa,và là lấn cuối! Lúc đó ai nấy đều có vẻ buồn buồn pha trộn với thái độ nửa hững hờ, coi như cuộc tình là chuyện đã qua.Hoàng lén quét cái nhìn xem thân hình MTC đã có gì biến đổi rồi ngập ngừng từ giã.Lúc này,chàng không còn có quyền gì níu kéo em lại, hãy để cho đường ai nấy đi. Thế là hết thật rồi. Nhớ lại trong bài ca Mùa Thu Chết,tác giả P.Duy đã viết một câu phỏng theo thơ Apollinaire:"Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,em nhớ cho mùa Thu đã chết rồi"với giọng ca J.Quang buồn da diết,não nề như trời sầu đất thảm, Hoàng cảm thấy buồn man mác, lòng hơi tiếc nuối,nghĩ rằng câu thơ đã linh ứng vào cuộc tình hai đứa, nhất là khi chàng đã đặt tên cho nàng cái tên Mùa Thu Chết. Em chết thật rồi sao? Không,em còn đó, hình ảnh sẽ tồn tại mãi trong hồn Hoàng,xen với một chút ân hận: phải chi trước đây chàng không âm thầm mang mối hoài nghi về quá khứ của em đồng thời hạ bớt tính tự tôn thì chàng đã ngỏ lời yêu để đáp lại tình yêu tha thiết nàng đã dành cho?

Một khi cuộc tình đã mất, thật khó quên được người xưa, hình ảnh nàng luôn luôn theo bước chân chàng trên khắp nẻo đường: Mùa Thu đã chết nơi đâu......./Tìm em khắp nẻo kinh thành/Đợi em....

Thời gian qua mau, mấy chục năm sau Hoàng đã an cư lạc nghiệp trên xứ sở của Giấc Mơ. Hoàng thường mượn thi ca để trải những nỗi vui buồn nhân thế.Trong website CTT chàng đã đăng lại bài thơ Mùa Thu Chết kèm theo mấy lời ân cần nhắn nhủ:

Những Đoản Khúc Tình Xa

Dù lãng mạn,uỷ mị, những tình thơ mang tên gọi thơ mộng của một mùa trong năm,một loài hoa,một cảnh thiên nhiên... vẫn được giữ gìn một cách trân quý như những kỷ niệm đẹp của thời đã qua.
TB.-Tác giả vô cùng hân hạnh nếu nhận được tin của:
Người mang danh hiệu Mùa-Thu-Chết vào năm 70.
Người mang tên gọi Mùa-Đông-Trên-Đỉnh-Tuyết-Kilimanjaro vào năm 73.
Dù tuổi tác đã cao và mỗi đối tượng trong thơ đều đã có cuộc sống an lành,việc nhắc lại Kỷ niệm đẹp giữa những người Bạn ngày xưa thật vô cùng quý báu.
Hoàng, USA/2011 (#57)

1- Mùa-Thu-Chết* đã chết rồi!
Cho tôi tưởng nhớ một người ra đi
Môi em kết nụ xuân thì
Mắt em phản ánh tình si tuyệt vời.
Mùa thu đã chết nơi đâu
Thanh âm Quán Mộng* khơi sầu hồn anh
Tìm em khắp nẻo kinh thành
Đợi em đến kiếp đầu xanh phai màu.

*Quán Mộng=một quán cà phê rất thơ mộng trên đường Ng.p.Khanh,Tân Định/SG. MTC=ca khúc của Ph.D với giọng ca rất ngọt của J.Quang.
(SG/70 ,43bis1)

2- Mùa-Đông-Trên-Đỉnh-Tuyết-.................. (#328)
....................................................................
Tất nhiên niềm hy vọng tiêu tan nhưng đôi khi sự hồi tưởng kỷ niệm những ngày xưa thơ mộng ấy đã đi vào giấc mơ Hoàng:
Mùa Thu Chết hiện trong mơ................

Trong giấc mơ Hoàng mơ thấy MTC hiện về, dáng vẻ vẫn mignol, rất yêu kiều dịu dàng như cử chỉ của một một người vợ hiền âu yếm bên chồng. Nhưng rồi nàng lại ra đi để lòng chàng buồn tê tái:

Lúc chia tay thật não nùng.............
Duyên sau........................................
Thôi tiếc nuối làm chi, nhắc nhở làm chi duyên sau chắp lại cuộc tình hai đứa!

Mơ chỉ là giấc mơ. Mùa Thu Trong Mơ sẽ lại hiện về nữa hay chỉ là mộng ảo. Đời là hư không. Hy vọng để rồi thất vọng, lưu lại mối buồn thiên thu./.

ChinhNguyên/H.N.T., 
 May.2023 (593bis)
Ghi chú: web lhvl
.Đã đăng Mùa Thu Buồn Tê Tái (#43) Nov.7.14 , Mùa Thu Bất Tận (#230) Nov.18.16
.Chưa đăng: Mùa Thu Đời Tôi (#559)/CN-HNT,2023 , Mùa Thu Lá Vàng Rơi (#43ter)/CN-HNT SG 1071

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2023

Bóng Hoàng Thành - Thơ: Minh Thúy - Nhạc: Trần Đại Bản - Hòa Âm: Quang Đạt - Ca Sĩ: Vân Khánh


Thơ: Minh Thúy
Nhạc: Trần Đại Bản
Hòa Âm: Quang Đạt
Ca Sĩ: Vân Khánh
Video: Minh Hoàng


Quê Hương Ơi Ta Nhớ

 

Quê hương xa diệu vợi
Đắm chìm trong màn đêm
Lòng đau mắt rơi lệ
Nhìn nước nhà ngả nghiêng

Biển ơi có còn rộng
Chuyên chở cả vầng trăng?
Mẹ cha giờ vắng bóng
Nấm mồ còn ven sông?

Ngày về là ảo vọng
Mơ ước chết lưng đồi
Tiếng cười vang vỡ vụn
Ôi đớn đau phận người

Soi gương nhìn tóc bạc
Mệt mỏi chốn phong trần
Bôn ba đời lẻ bóng
Quê nhà trong mù sương

Ngày về mơ ước mãi
Vẫn chỉ là trong mơ
Biết bao giờ trở lại
Cứ chờ đợi dại khờ?

Quê hương ơi ta nhớ
Dù trôi nổi dòng đời
Dù có là cổ tích
Vẫn nhớ hoài không thôi...

phamphanlang

Bài Thơ Gởi "Bcc"

 

Nơi những bức điện thư
của quý vị thân quen gởi thiên hạ
Tôi là người được " Bcc " nhiều quá
Cũng không phải của một người đâu
Mà rất nhiều bạn mới, mau, lâu...

Nhưng tôi rất thích là người nhận " Bcc "
Trước nhất, để không phải trả lời
Về " from to..."
Bởi chỉ là " Blind carbon copy "
Có là chi mà sợ, ngại ngùng...

Anh nói vì lẽ muốn thuỷ chung
Anh thông báo cho em mọi điều, mọi chuyện
Dẫu bức thư tình gởi người nào anh yêu mến
Vẫn " Bcc " cho em
Để làm tin ...

Em đang ghi lại tác giả gởi quý " Bcc "
Lý, Lê, Trần , Nguyễn vv... để có lúc buồn
Nghĩ tình thân không muốn thổ lộ
Chỉ một người thương nhớ một người
" Bcc " với tôi thật tuyệt vời quá độ...

Hawthorne 16 - 8 - 2022
Cao Mỵ Nhân

Tôi Là Con Mồ Côi


Vâng, tôi mất cả cha lẫn mẹ. Thế là hai chữ ”mồ côi” gắn liền thêm vào một thân phận lưu lạc của một đời người như chính tôi .

Ngày ba tôi mất, cũng lâu lắm rồi. Nhớ ngày đó, có những cơn gíó lạnh của đầu xuân, hoa lá tưng bừng nở, khắp nhân gian vui mừng đón tết, và ba tôi lại từ giã để đi về cõi âm. Gia đình tôi cũng có một mùa xuân, nhưng là một mùa xuân đoàn tụ bên chiếc áo quan và cả một bầu trời trắng xoá của khăn tang bao quanh căn nhà, ngoài sân, trong bếp và ngay cả những bụi hoa trong chậu trước nhà cũng nghiêng mình như héo dần, tôi cũng đã cột cho thân cây hoa một sợi dây vải trắng để tang cho cho chủ. Lúc đó tôi còn ở lại Huế, chồng và hai con dại, khó khăn, túng bấn, quay quắt... vì không làm được gì và cũng không biết có việc gì để làm, và ... chỉ khóc. Nhớ thương ba mình như không còn cái chi trên đời này để nhớ để thương nữa. May mà tôi đã được ở cạnh ba tôi trong những ngày ba bị bệnh, 6 tháng tê liệt một nửa thân mình. Và tôi cũng may được ở bên cạnh ba tôi trong giây phút cuốí đời của người.

Rồi 20 năm sau, mẹ tôi lại từ giã cõi trần để về với ba, tuy cũng trễ với cái hẹn cùng chồng nhưng rồi cũng được bên nhau lại cho đến thiên thu. Nghĩ cho cùng, nếu bên nhau mãi cho đên thiên thu thì chuyện từ giã cõi trần thì có chi mà buồn mà khóc hỉ. Thế mà ai cũng khóc than thương tiếc, vật vã đau thương, có người lại còn đòi nhảy xuống huyệt đất đã đào sẵn để đi theo.
Được tin mẹ bị té, hình như còn vỡ mạch máu não. Hôn mê chỉ ba ngày, rồì đi. Mẹ đã không biết gì để khi đi sẽ để lại những gì và mang theo những gì .

Tôi cấp tốc làm giấy tờ tại sở làm và vé máy bay để về quê thăm mẹ bịnh. Chỉ đang chuẩn bị lên chuyến bay chuyển tiếp của phi trường quốc tế, tôi đã quỵ té ngay trong khoang của chiếc cầu thang máy tại phi trường khi nhận cú phone xuyên lục điạ từ cậu em tôi. Vâng, mẹ tôi mất rồi, tại VN. VN đã cho tôi một khoảng cách xa vượt đại dương, tôi vẫn về thăm mẹ được vài lần. Nhưng lần này, VN đã cho tôi một khoảng cách thiên thu để không còn nói chuyện thăm mẹ, mỗi sáng mai vấn an mẹ qua phone, để về lại Huế thấy mẹ ngồi mẹ cười mẹ nói mẹ ăn mẹ ngủ, thậm chí nhìn mẹ như một con búp bê chỉ biết nhìn con mình bằng một tia mắt vô hồn hay ánh mắt biểu cảm một thương nhớ con âm thầm.

Khi tôi về, aó trắng đầy nhà, áo trắng chạy ra đón tôi, những cặp mắt đỏ sưng cả mi, những đầu tóc rũ rượi quàng chiếc khăn vải thô trắng. Tôi lại thêm một lần quỵ té xuống, lần này là trên nền đất của mẹ. Khóc thì đã hết nước mắt rồi, tôi như chết lịm cả hồn để muốn hồn mình đi theo mẹ, mẹ con sẽ vui vầy với nhau ở một cõi thiên thu.

Mẹ tôi mất vào ngày cuối của tháng Tết ta. Xuân đã tàn trên những cánh hoa Mai vàng. Trời vẫn còn lạnh. Mưa vẫn còn mưa. Đám tang đưa từ Đà Nẳng ra Huế, rồi điểm cuối là sườn núi bên chùa Linh Mụ. Nhà mới của Mẹ ở cạnh nhà của Ba tôi, gần nhà của bà Nội tôi. Thế là họ có nhau, chạy qua chạy lại trong vài giây. Họ hơn tôi, tôi nay chỉ mình tôi và chồng, đợi cho đến ngày ký vào sổ thiên thu. Còn chừ hai đứa thì cứ vẫn là tư tưởng chạy qua chạy lại.

Từng cơn mưa rơi nhẹ trong suốt ngày đưa tiễn mẹ, gió mạnh thổi khi qua đèo, chiếc xe tang xơ xác như từng vòng hoa phúng điếu đi theo xe bị gió quật, thân nhân con cháu lặng mình trong nỗi đau thương cùng những điều kiện khắc nghiệt của trời đất. Chúng tôi gần như mệt rã người, nhưng cũng ráng gượng dậy để đưa mẹ tới bến đợi của mẹ. Xe tang đưa mẹ đến nhà của mẹ ở Huế, mẹ mất tại nhà con trai út của mẹ tại Đà nẳng, tang lễ, rồi đưa tang ra Huế, chôn. Đi qua những con đường phố nơi nhà mẹ ở, nhiều bạn hàng xóm của mẹ, áo quần nghiêm chỉnh đã xếp ghế ngồi đợi xe tang với những kiên nhẫn chờ xem một lần cuối thấy mẹ qua tấm ảnh phủ quan tài. Vị thầy cao tăng cũng đang đợi mẹ tại bàn thờ của mẹ ngoài ngõ để làm lễ cho mẹ. Nhìn sâu hơn thì cũng đủ thấy mẹ đã sống cùng và sống tận với tha nhân như thế nào. Làm vợ và làm mẹ một bầy con của chồng và hai con của mình, 7 đứa, lại thêm 3 người cháu bên chồng ra Huế ăn học. Mẹ chu toàn cho đến khi họ thành nhân rồi thành thân, không một lời than van. Rồi sau này là 3 mẹ con tôi. Kể sao cho hết. Tôi chỉ biết âm thầm luôn nghĩ về mẹ, lặng nhớ, khâm phục, tôn vinh, cố học theo cách sống của mẹ, và nhắc nhở mẹ cùng hai con của tôi và cháu. Những đêm tan sở về, đường phố đêm đèn sáng như soi thấu một kiếp người đang sống trong cô đơn, bơ vơ, lạc lõng của đứa con mồ côi, tôi lại khóc, khóc mờ cả mắt phải nép xe vào lề đường ...và khóc một trận xối xả như cơn mưa đổ ào xuống trong đêm đen. Và, nay tôi vẫn còn khóc trong những đêm khuya tan sở, lái xe về nhà một mình.

Cho dù thế nào, bé con, thiếu nữ, phu nhân, giám đốc, bà lão ... tôi vẫn là đứa con ngoan của ba mẹ tôi. Tôi vẫn luôn mong mỏi được nép vào vòng tay của ba của mẹ ôm mình vào lòng và hôn lên má lên tóc của mình rồi tôi sẽ nói: “ Ba ơi, Mạ ơi, con thương cả hai người “ Nhưng tôi đã mất cả hai, và tôi là “ Con mồ côi “.

Phoenix AZ
Võ Hương Phố
 

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

Giọt Nhớ - Thơ: Quýdenver, Kim Oanh, Song Quang - Nhạc Đệm: Trần Văn Lương


Thơ: Quýdenver, Kim Oanh, Song Quang
Nhạc Đệm: Trần Văn Lương

Git Nhớ

Ơn em cho nhớ tôi tròn
Nhớ sông biển cạn, nhớ mòn thiên thu
Tôi như sương khói mịt mù
Em như một nét tương tư gọi mời
Thơ em dìu dặt vàng rơi
Nhạc tôi niệm kín nửa đời vụng tu
Cái gì thì cũng phù du
Chỉ riêng cái nhớ thiên thu vẫn tròn...

Quýdenver
***
Bài Họa: 
Vòng Yêu Ái


Quả đất muôn mãi mãi tròn
Đi quanh vẫn phải mỏi mòn đợi thu
Mong manh hứng giọt sương mù
Lá mùa nhung nhớ sầu tư đón mời
Khúc tình vang nhẹ nhàng rơi
Đêm cô tịch thoát áo đời tịnh tu
Giao lòng yêu ái chu du
Vòng quay son sắt ngàn thu vuông tròn...

Kim Oanh
***
Bài Cảm Tác: 
Vo Tròn Nỗi Nhớ

Vì em, nỗi nhớ vo tròn
Cho tôi cuộn lại để còn ngàn thu
Đừng như sương khói mây mù
Dễ tan vào chốn ưu tư chào mời
Tình thơ góp nhặt cánh rơi
Đem về ấp ủ cho lời dưởng tu
Thế rồi thanh thản ngao du
Mặc cho thế sự nghìn thu méo tròn

Song Quang


Nhóm VBVNHGVDBHK và CGV/MCTD họp mặt nhà anh chị Viên - Hồng Thủy, Gaithersburg, MD, 3/4/2023

Ngày 3 April, một ngày trước khi bọn PL chia tay anh chị V-HT ra về, chị Hồng Thủy đã tổ chúc buổi họp mặt VBMDHK, CGV/MCTD ở nhà anh chị để mọi người có dịp gặp nhau.
Trong buổi họp mặt này, ngoài niềm vui bất ngờ cõ Ngọc Thúy từ Đức sang còn có sự tham dự của chị Ngọc Hạnh, chị LTNhị, chị LT Ý, chị Kim Phú, Hoàng Dung, Bình An, BB Phương Thúy & Khánh Hà, Thúy M, chị Mỹ Hoàn, anh Lê Tuấn, Phạm Thái & Hương, Tina, Phương Hoa & Khoa, PL, 4 chị em GS Hồng Ngọc và dĩ nhiên khổ chủ anh chị Viên & Hồng Thủy, tất cả 25 người.
Buổi họp mặt thật vui vẻ, thân tình, tay bắt mặt mừng cười nói râm ran, nhất là được gặp cô bạn trẻ Ngọc Thúy dịu dàng, khả ái mà từ lâu PL vẫn mến mộ văn tài.

Anh Viên hôm đó tuy không được khỏe lắm nhưng cũng lăng xăng dọn dẹp nhà cửa, niềm nở tiếp khách và còn tình nguyện giúp PL chụp hình một số hình cho mọi người. Khi PL ngỏ ý muốn chụp hình anh với bạn bè thì anh xua tay nói nhỏ, "Tôi không khỏe lắm nên không muốn chụp hình". Giờ nhớ lại, lại thấy lòng thật xúc động và nhớ thương anh vô cùng.
Thật thương chị Hồng Thủy đã bận rộn chuẩn bị hai món "signature" tuyệt hảo của chị Mì Xào Thịt Bò và Bún Riêu Cua từ đêm hôm trước và cả ngày hôm sau. Hai món này của chị được mọi người thưởng thức tận tình và khen nức nở. Ngoài ra còn có những món ngon độc đáo khác như Tôm Xòe của Thúy M, Gỏi Bắp Chuối Tôm của chị Mỹ Hoàn...

Đêm về khuya, một số khách về trước, còn lại Dung Dị, Ngọc Thúy và nhóm khách tại gia. Chị HT, PH và PL yêu cầu Dung Dị kể chuyện tiếu lâm, thế là cả bọn ôm nhau cười chảy nước mắt, đau cả bụng...
Ngày vui mới đó mà như đã quá xa...

Xin cám ơn chị Hồng Thủy đã tổ chức và tạo cơ hội cho mọi người gặp nhau, thắt chặt tình thân và cám ơn tất cả quí anh chị, các bạn đã đến họp mặt, gó phần tạo nên kỷ niệm đẹp khó quên.

Xin mời xem photo album buổi họp mặt với những hình ảnh cuối cùngcủa anh Viên.
Thương chúc an ành ̣đến với tất cả.

PLang

EM Huyền Thoại

 

EM lặng lẽ rời đi không ngoảnh lại
Để nơi nầy hoang vắng mãi buồn thêm
Gió vi vu ru lá ngủ êm đềm
Vùi dưới nắng góc vườn thơ hoang lạnh

EM huyền thoại tan dần theo ảo ảnh
Còn lại đây một góc mảnh vườn hoa
Nhớ bâng khuâng bao dấu ái hiền hòa
Gom mưa nắng vấn vương vào nét chữ

EM có thấy những đêm trăng chiếm ngự
Soi sáng đường cho lữ khách yêu thơ
Để đêm buồn sót lại chút vần mơ
Ru cuộc sống nhạt nhòa trên xứ lạ

EM chợt đến, rồi đi không từ giã
Góc trọ buồn nay vắng cả tiếng cười
Giọt mưa khuya như nốt nhạc không lời
Đang gậm nhấm nỗi sầu buồn hoang vắng

EM tan biến như sương mờ dưới nắng
Tháng ngày qua còn trĩu nặng bâng khuâng
Kỷ niệm hồng rạng rỡ tựa mùa xuân
Chừ thấp thoáng trong lời thơ dấu ái

Tay gom vội những vần mơ sót lại
Chắt chiu lòng để có mãi chút say
Đếm nỗi sầu trong nét chữ hôm nay
Đêm tĩnh lặng giọt mưa buồn chợt đến

Hoàng Dũng