Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2024

Bài Ca Xuất Hành(Mừng Chúa Phục Sinh) - Sáng Tác: LM. Hoàng Kim


Sáng Tác: LM. Hoàng Kim
Nguồn: Vu Manh Cuong




Hồng Phúc Phục Sinh


Trong làn sương lạnh buổi ban mai
Thấp thoáng xa trông rõ dáng Ngài
Người sống lại như lời đã phán
Sau ba hôm thống khổ u hoài

Dang tay gánh trọn Chúa hy sinh
Cứu rỗi đàn chiên nhận thập hình
Quyền phép thượng thiên hồn nhập thể
Hào quang rạng sáng Đấng tôn vinh

Chan hòa trao thánh hiến hồng ân
Bát ngát hương yêu tỏa mộ phần
Nương bóng đời đời ơn tạc dạ
Tình con nhỏ bé nguyện xin vâng

Kim Phượng
Phục sinh 2024

Mừng Chúa Phục Sinh!

 

Niềm vui đón Chúa Phục Sinh
Nguyện lòng theo Chúa hết tình thương yêu
Nhìn lại lịch sử giáo triều
Qua bao khốn khó lắm điều gian nan
Luôn luôn có Chúa sẵn sàng
Song hành cứu độ vững vàng vượt qua. 

Dù đời lặn hụp phong ba
Con đường thương khó Chúa đà gánh thay
Bao nhiêu đau đớn oằn vai
Muôn người hưởng phúc tình Ngài trao ban
Ánh sáng chiếu rọi trần gian
Kính mừng Thiên Chúa khải hoàng Phục Sinh! 

Amen!

Kim Oanh
Phục Sinh 30.3.2024


Đại Lễ Phục Sinh

 

Thế gian mừng Chúa Phục Sinh
Từ nơi cõi chết quang vinh lên trời
Tôi mừng tìm lại cuộc đời
Từ lâu mê muội một thời đi hoang
Tâm hồn nguội lạnh khô khan
Nhờ ơn Chúa đến đã mang nắng hồng
Trái tim tha thiết ấm nồng
Tôi nhìn Thánh Giá nghe lòng xót xa

Thế gian mừng lễ hát ca
Thành tâm tôi khấn vượt qua tủi sầu
Không còn ngọn sóng bạc đầu
Bão giông xô đẩy con tầu ngả nghiêng
Sống đời an lạc bình yên
Đi đến nhà Chúa con chiên trở về
Bên Cha hạnh phúc tràn trề
Có tình yêu Chúa vẹn thề niềm tin

Thế gian mừng Chúa Phục Sinh
Hân hoan chúc tụng tôn vinh danh Ngài
Tôi mừng vì hết thở dài
Vì được tình Chúa đoái hoài thương tôi
Cuộc đời thôi hết nổi trôi
Đường đi có Chúa sáng soi dẫn đường
Từ nay tôi sống kiên cường
Những ngày còn lại dặm trường theo Cha

Thế gian được Chúa thứ tha
Tôi mừng được Chúa cho qua tuổi sầu


Thế Thôi( Đỗ Hữu Tài)

Sun Mar 31, 2013

Ngày Phục Sinh Của Một Hành Tinh



Thanh nhạc reo vui vang lừng khắp ngả
Ngàn hoa bừng nở rực rỡ thắm tươi
Người người mở tung cửa nhà hớn hở
Nhìn ánh hào quang xuất hiện chân trời

Dường như có sự huyền nhiệm đổi đời
Một ngày đầu tiên thuộc kỷ nguyên mới
Thời kỳ hành tinh hoang phế qua rồi
Nay sống lại huy hoàng và hạnh phúc

Thế giới mới không còn kẻ ác độc
Ta hân hoan hưởng cuộc sống an bình
Ta tự do làm việc để mưu sinh
Chẳng lo lắng bị ganh đua chèn ép

Chùa chiền giáo đường lung linh ánh nến
Cầu nguyện ơn trên ban xuống phước lành
Phố xá nhộn nhịp buôn bán phồn vinh
Trường học rộn ràng học hành thi cử

Những chàng trai tay trong tay thiều nữ
Trên đường hoa thủ thỉ chuyện tâm tình
Những cụ già bên đàn cháu xinh xinh
Trên bãi cỏ xanh tha hồ chạy nhảy

Bọn quỷ-ma-ngầm phản tĩnh bén nhạy
Nhẹ tay hơn trò bẻ gẫy cán cân
_Cân công lý_ khi xử một công dân
Vốn yêu nước dám tranh đua ứng cử

Trời cứu hành tinh thoát vòng cửa tử
Và phục sinh tính thiện cho loài người
Hy vọng thế giới tràn ngập tình thương
Thành một hành tinh tuyệt vời trong vũ trụ.

CN-HNT, 
Easter 2024 (644)


Tình Tuyệt Đối

  

Khi tôi vui, say đắm với tình đời

Người mỉm cười cùng tôi đầy trìu mến
Không ngại tình tôi nhạt nhoà, phai lãng
Người yêu tôi không tính toán phân vân

Khi tôi buồn vì vết dấu bụi trần
Người ủi an, cho tôi thêm sức mạnh
Vết thương kia bỗng biến tan, lành lặn
Mắt Người vui, chan chứa tình vô biên

Khi tôi đau, vương vấn sầu thế nhân
Người cũng hiểu, vì Người yêu nhiều lắm
Người rộng mở đôi bàn tay nồng ấm
Tôi nhẹ nhàng nắm lấy, chẳng ghĩ suy

Khi yếu đuối, uỷ mị tình sầu bi
Người ôm tôi, vỗ về lau nước mắt
Giúp tôi qua cơn mê lòng hiu hắt
Dù Người biết tôi vẫn sẽ dại khờ

Người luôn yêu tôi, vô bến vô bờ
Âm thầm đỡ nâng, nào tôi hay biết
Đã bao lần tôi quên tình tha thiết
Rỉ máu tim Người, Người vẫn bao dung

Người ở bên tôi, mọi lúc mọi nơi
Cho đi bao la, chẳng đợi đáp tình
Cũng vì yêu, Người đã chịu hy sinh
Nhưng tôi cứ vẫn vô tâm, hờ hững

Hôm nay đây, Người đớn đau sầu khổ
Thập giá nhục hình chiều tím Can Vê
Mão gai đâm, lời sỉ nhục ê chề
Máu đào loang, Người gục đầu thổn thức

Khi tôi cô đơn, Người cùng chung bước
Khi tôi lạc đường, Người vẫn thứ tha
Tình tuyệt đối, chưa một lần đền đáp
Thêm một lần tôi thèm khóc, xót xa

Edmonton,
Thứ Tư Tuần Thánh, 2016
Kim Loan

How Would You Like To Be Remembered? - Bạn Muốn Mọi Người Nhớ Đến Bạn Như Thế Nào? (Thái Lan )


How Would You Like To Be Remembered?

About a hundred years ago, a man looked at the morning newspaper and to his surprise and horror, read his name in the obituary column. The newspapers had reported the death of the wrong person by mistake. His first response was shock. Am I here or there? When he regained his composure, his second thought was to find out what people had said about him. The obituary read, “Dynamite King Dies.” And also “He was the merchant of death.” This man was the inventor of dynamite and when he read the words “merchant of death,” he asked himself a question, “Is this how I am going to be remembered?” He got in touch with his feelings and decided that this was not the way he wanted to be remembered. From that day on, he started working toward peace. His name was Alfred Nobel and he is remembered today by the great Nobel Prize.

Just as Alfred Nobel got in touch with his feelings and redefined his values,
We should step back and do the same.

What is your legacy?
How would you like to be remembered?
Will you be spoken well of?
Will you be remembered with love and respect?
Will you be missed?

(anecdotes-history)

***
Bạn Muốn Mọi Người Nhớ Đến Bạn Như Thế Nào? 

Khoảng hơn trăm năm trước, vào một buổi sáng, người đàn ông đọc báo và ngạc nhiên xen lẫn kinh hoàng khi thấy tên mình trong mục cáo phó. Các tờ báo đã đưa tin nhầm người về cái chết của ông. Phản ứng đầu tiên của ông là bị sốc. Tôi đang ở đây hay ở nơi nào rất xa vậy? Khi được bình tĩnh trở lại, bây giờ ông muốn tìm hiểu xem mọi người đã nói gì về mình. Cáo phó ghi: Người chế tạo mìn nổ vừa qua đời. Và: ông ấy là người buôn bán cái chết.

Người ấy là kỹ sư phát minh ra thuốc nổ và khi đọc dòng chữ “người buôn bán cái chết”, ông tự đặt câu hỏi: “đây có phải là cách mà tôi muốn mọi người sẽ nhớ đến mình khi tôi không còn trên cõi đời nữa không?

Ông suy nghĩ thật sâu về cảm xúc của mình và quyết định rằng đây không phải là cách ông muốn được nhớ đến. Kể từ ngày đó, ông bắt đầu những việc làm hướng về hòa bình. Tên ông là Alfred Nobel và ngày nay người ta nhớ đến ông với giải thưởng Nobel vĩ đại.

Ta có thể làm như Alfred Nobel khi suy nghĩ về cảm xúc của ông và xác định lại giá trị của mình,
Chúng ta nên suy nghĩ thật kỹ và làm như ông ấy, bạn nhé.

"Di sản" của bạn là gì?
Bạn muốn được mọi người nhớ đến mình như thế nào?
Những ưu điểm của bạn trong lòng người khác là điều gì?
Mọi người có nhớ đến bạn một cách yêu thương và trân trọng không?
Hay là không một ai sẽ nghĩ đến bạn, không biết bạn là ai?

Thái Lan


Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

Mảnh Vỡ Trái Tim - Thơ Đăng Nguyên - Nhạc: Trần Đại Bản - Ca Sĩ: Kana Ngọc Thúy



Thơ: Đăng Nguyên
Nhạc: Trần Đại Bản
Ca Sĩ: Kana Ngọc Thúy

Tình Chúa Cao Vời

Có những lúc vấp ngã
Mới biết vất vã trăm bề
Có những lúc u mê
Mới rõ nhiêu khê muôn lối 

Có những khi trong tối
Cần tia sáng cuối đường
Có bàn tay vươn tới
Thay đổi mới cuộc đời!

Tạ ơn Chúa cao vời
Dìu con rời khổ lụy
Xóa hết nỗi sầu bi
Giúp con rèn tâm ý!

Amen!

Kim Oanh


Thứ Tư Phản Bội


Tranh: Juda phản bội Chúa Giêsu bằng một cái hôn, tk14 fresco trong Collegiata of San Gimignano, Italy.- Credit: jorisvo/Shutterstock.

Tại sao lại gọi là “thứ tư phản bội” và điều đó có ý nghĩa gì? Danh xưng đó là từ bài Tin Mừng Phúc Âm hôm nay -cũng gọi là Thứ Tư Tuần Thánh- Judas Ischariot phản bội Chúa bằng 30 đồng tiền bạc: “Một người trong nhóm 12 môn đệ tên là Giu-đa It-ca-ri-ốt đi gặp các thượng tế và nói: Quí vị muốn cho tôi bao nhiêu? Tôi đây sẽ nộp cho quí vị.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng tiền bằng bạc. Từ đó hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Chúa Giêsu.” (Mt 26:14-16).

Đến giờ đó Juda bắt đầu âm thầm lặng lẽ dò xét tìm cơ hội thuận lợi nhất để trao nộp Chúa Giêsu hội đồng các bô lão người Do Thái đang tìm cách kết án Chúa Giêsu.

Bài đọc hôm nay tiếp theo câu truyện tin mừng thánh Gioan hôm qua trong đó Chúa Giêsu đã nói: “Amen, amen, thầy nói thật cho anh em, có một người trong anh em sẽ nộp thầy” (Ga 13:21). Simon Phêro hỏi Gioan -người mà Chúa yêu thương- để xem ý Chúa muốn nói gì thì chúa Giêsu trả lời:

-Thầy chấm bánh đưa cho ai thì chính là kẻ ấy. Rồi Người chấm một miếng bánh trao cho Juda, con ông Simon Iscariot. Juda vừa ăn xong miếng bánh thì quỷ Satan nhập vào y. Chúa Giêsu biểu Juda: anh định làm gì thì đi làm lẹ lên” (Ga 13:26-27).

Lúc đó mản bi kịch đã mở, những biến cố của đêm tiệc ly cuối cùng xẩy đến với cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu vào thứ Sáu Tuần Thánh Chúa chịu nạn.

Danh xưng “Thứ Tư Phản Bội” hiện giờ dùng là có nguồn gốc từ Anh quốc và Ái nhĩ Lan vào những thập niên 1800, theo WorldHistory.net. Mạng lưới cũng dùng danh xưng này nhiều lần trong suốt thế kỷ với một định nghĩa rõ ràng như vậy vào năm 1881.

Giáo hoàng Phanxico dùng danh từ này trong bài giảng của ngài khi cử hành Thánh Lễ vào ngày 8 tháng 4 năm 2020.

Rất nhiều người ngày nay cũng dùng từ này để bình luận về sự phản bội của Juda để đặt vấn đề thế nào và tại sao có những người rất thân cận với Chúa Giêsu mà lại có tư tưởng và hành động giống như Juda Iscariot?

Juda đã vất bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu trong 3 năm...tại sao anh ta lại phản bội Chúa? -Bác sĩ Edward Sri trong một buổi truyền thanh vào tháng 3 năm 2021 đã đặt câu hỏi như vậy và ông đặt câu hỏi tiếp, vậy tôi có thể ngoảnh mặt quay đi bỏ Chúa không?

Giám mục Robert Barron trong giờ chiêm nghiệm ngày 4 tháng 4 năm 2023 đã có những suy tư như sau: “Những ai đã từng tụ họp thường xuyên nơi bàn thánh thiết thân với Chúa Kito và đã bền bỉ gắn bó với những Lời Chúa trong bóng tối mà lại có thể có lòng dạ tâm tư như của một kẻ phản bội?”

Trong một cuộc diện kiến chung năm 2006 có giảng huấn giáo lý nói về 12 tông đồ, ĐGH Benedict XVI đã nói Thiên Chúa dùng sự phản bội của Juda như là một phần của chương trình cứu độ loài người.

Danh từ ‘phản bội/betrayal’ là dịch từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘consign=trao phó, giao nộp cho.’ Đôi khi chủ thể là Thiên Chúa là con người. Chính Người vì yêu thương nên đã trao phó Chúa Giêsu cho tất cả chúng ta (Rm 8:32).

Trong kế hoạch huyền diệu ấy về cứu chuộc, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói: “Thiên Chúa coi thái độ của Juda là không thể tha thứ được vì món quà cho tặng hoàn toàn của Chúa Giêsu Con Thiên Chúa.”

Chúng ta coi đây như là kết thúc của bài giáo lý -ĐTC Biển Đức XVI kết luận. “Trong khi không thiếu những Kito hữu bất xứng và đầy phản trắc, thi chúng ta mổi người phải đứng lên phản đối chống lại ma quỷ như những chứng nhân trong sáng và cương quyết của Chúa Giêsu Kito, là Chúa và là đấng Cứu Chuộc chúng ta.

Fleming Island, Florida
March 27, 2024
Nguyễn Tiến Cảnh

10 Chữ Có


Có con chim lạnh mùa đông
Có con suối nhỏ cạn dòng nước khô
Có lau lách rủ đôi bờ
Có nụ hoa đã cơ hồ héo hon
Có con truông nhỏ dốc mòn
Có cây thông đứng chon von bên trời
Có chiều lộng gió chơi vơi
Có đêm trăng khuyết van lời ca sao
Có người im tiếng lao xao
Có ta đứng ngóng trời cao để buồn…

Phong Châu

 

Do Not Ask Your Children To Strive(William Martin) - Ðừng Ðòi Hỏi Con…(Y Thy Võ Phú)



Do Not Ask Your Children To Strive

“Do not ask your children
to strive for extraordinary lives.
Such striving may seem admirable,
but it is the way of foolishness.
Help them instead to find the wonder
and the marvel of an ordinary life.
Show them the joy of tasting
tomatoes, apples and pears.
Show them how to cry
when pets and people die.
Show them the infinite pleasure
in the touch of a hand.
And make the ordinary come alive for them.
The extraordinary will take care of itself.”

William Martin
Tiểu thuyết gia người Mỹ.
***
Phỏng Dịch:

Ðừng Ðòi Hỏi Con…


Bạn đừng đòi hỏi con rằng
Muốn con phấn đấu vẻ vang phi thường
Ðó không còn phải là thương
Mà là ích kỷ con đường ngu si

Giúp con tìm thấy diệu kỳ
Bình thường cuộc sống thích nghi với đời
Cho con trải nghiệm tuyệt vời
Ví như nếm thử trái cà, táo, lê

Giúp con hiểu rõ mọi bề
Tử/sinh sướng/khổ đi/về chua/cay
Ðể con khôn lớn từng ngày
Niềm vui vô hạn chạm tay trưởng thành

Ví như sự nghiệp công danh
Những bình thường ấy hóa thành phù du!

121423
Y Thy Võ Phú
 

Recommence(Anonyme) - Hãy Bắt Đầu Lại Từ Đầu( Thái Lan)

 

Recommence

Si tu es las et que la route te paraît longue
Si tu t'aperçois que tu t'es trompé de chemin
Ne te laisse pas couler au fil des jours et du temps
RECOMMENCE

Si ta vie te semble trop absurde
Si tu es déçu par trop de choses et trop de gens
Ne cherche pas à comprendre pourquoi,
RECOMMENCE

Si tu as essayé d'aimer et d'être utile
Si tu as connu ta pauvreté et tes limites
Ne laisse pas là une tâche à moitié faite
RECOMMENCE

Si les autres te regardent avec reproche
S'ils sont déçus par toi, irrités
Ne te révolte pas, ne leur demande rien
RECOMMENCE

Car l'arbre rebourgeonne en oubliant l'hiver
car le rameau fleurit sans demander pourquoi
car l'oiseau fait son nid sans songer à l'automne
car la vie est espoir et recommencement.

Anonyme

***
Bài Dịch:

Hãy Bắt Đầu Lại Từ Đầu

Nếu bạn cảm thấy thật mệt mỏi và đường di vẫn còn dài
Nếu bạn nhận ra rằng bạn đã đi sai đường
Đừng để bản thân chìm đắm, xuống dốc, để ngày tháng trôi qua đi, nhàm chán
BẠN HÃY BẮT ĐẦU LẠI TỪ ĐẦU

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống của mình quá vô nghĩa
Nếu bạn thất vọng vì quá nhiều sự việc, vì quá nhiều người
Đừng cố gắng hiểu tại sao,
MÀ BẠN HÃY BẮT ĐẦU LẠI TỪ ĐẦU

Nếu bạn đã cố gắng yêu thích và trở nên hữu ích
Nếu bạn đã nếm sự nghèo khổ và khả năng hạn chế của mình
Đừng bỏ một công việc đang dở dang
BẠN HÃY BẮT ĐẦU LẠI TỪ ĐẦU

Nếu người khác nhìn bạn, trách móc bạn
Nếu họ thất vọng về bạn, và trở nên cáu kỉnh
Đừng phẫn nộ, đừng đòi hỏi họ bất cứ điều gì
BẠN HÃY BẮT ĐẦU LẠI TỪ ĐẦU

Bởi vì chồi cây lại nảy mầm, và bỏ quên mùa đông
rồi cành cây lại nở hoa mà không hỏi tại sao
Bởi vì con chim làm tổ mà không nghĩ đến mùa thu
Vì cuộc sống là hy vọng và luôn là một khởi đầu mới.


Thái Lan Dịch

Ban Điều Hành, Ban Biên Tập&Thân Hữu Cỏ Thơm Thành Kính Phân Ưu Phu Nhân THS Vũ Hối

 


 

Phạm Bá và Ỷ Nguyên Thành Kính Phân Ưu

 

 

Chúng tôi, Phạm Bá và Ỷ Nguyên vô cùng xúc động trước sự ra đi của 
Phu Nhân cố Họa Thi Sĩ Vũ Hối là cụ bà: 

BÙI THỊ KIM CÚC, 
Pháp danh Thành Tinh Phước 

Vào ngày 21 tháng 3, 2024 tức 12 tháng 2 năm Giáp Thìn.
Thành kính phân ưu cùng đại gia đình họ Vũ và họ Bùi.

Nguyện cầu hương linh cụ bà Vũ Hối, nhủ danh Bùi Thị Kim Cúc, Pháp danh Thanh Tịnh Phước 
được phiêu diêu miền Cực Lạc

NAM MÔ TIÊP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT

Phạm Bá & Ỷ Nguyên
Maryland

Chiếc Lá Tình Mùa Thu

Mùa Thu có hàng triệu lá vàng lá đỏ, 
Nhưng em chỉ thương một chiếc lá của anh, 
Anh đã trao em lần tình cờ gặp gỡ, 
Em sẽ giữ hoài làm kỷ niệm trăm năm. 

Tôi thức dậy, trời đã sáng từ lâu. Đêm, trước khi ngủ tôi thích cuốn blind lên khung cửa, vì phòng ngủ trên lầu để khi thức dậy tôi có thể nhìn ra thấy núi và mây xa xa. 
Tôi vẫn còn cảm giác mệt đầu hơi choáng váng dù cả ngày hôm qua đã uống mấy lần thuốc cảm. Thời tiết xứ núi lạ lùng mỗi lần chuyển mùa hay đổi gío tôi hay bị cảm. Mẹ tôi bảo con gái 17 tuổi bẻ gẫy sừng trâu mà tôi thì yếu đuối nhỏ nhoi. 

Ngày xưa hồi còn ở Việt Nam nhà có nuôi một con mèo cái, nó đã sinh ra ba con mèo con. Một buổi sáng thức dậy mẹ thấy ba con mèo nhỏ non nớt nằm trong đống tro bếp, ba khuôn mặt xinh xinh và sáu con mắt long lanh như sáu viên bi. Mẹ nói tôi giống như một trong ba con mèo ấy. 
Mùa Thu đã về gió hiu hiu lạnh, bầu trời nhiều khi xanh vời vợi không một bóng mây, lá đã bắt đầu chuyển màu và lác đác rơi. Tôi thích một mảnh rừng nhỏ nơi đầu đường nhà tôi trước khi đi ra đường lớn để lên highway, ở đấy có một cái ao nhỏ, mùa hè nước trong xanh mát rượi, mùa Thu mặt ao phủ kín bằng những cánh bèo nhỏ lấm tấm tròn trịa đến nỗi nếu ai đó vô tình hay không biết, tưởng đó là đất liền có thể bước xuống ao, cái ao âm u dưới bóng cây ấy. Bên cạnh ao bèo mùa Thu là một cây lê gìa, không biết ai trồng từ bao giờ, trái chín vàng, to bằng nắm tay, rơi rụng đầy trên thảm cỏ xanh. 

Những buổi sáng cuối tuần nếu dậy sớm tôi hay chạy bộ qua đây để nhìn những hình ảnh nên thơ này. 
Tôi chợt ngồi nhỏm dậy, không nghĩ ngợi lan man nữa khi nhớ ra hôm nay là “Thứ bẩy của anh ấy”, một ám hiệu tôi tự đặt cho một người đàn ông mà tôi không quen, không biết tên. Cứ mỗi hai tuần là có một ngày thứ bảy anh đến chợ để mua sắm. Bây giờ là 10 giờ sáng, mẹ tôi đã đến chợ từ trước 9 giờ để mở cửa và sắp xếp những công việc cũng như để các bà các cô bỏ mối bánh trái, xôi, chè, những thức ăn nhanh và bày bán trong chợ của mẹ. 

Mỗi cuối tuần tôi ra chợ phụ với mẹ vì cuối tuần bao giờ khách cũng đông hơn ngày thường. Giá như không vì anh ấy thì hôm nay tôi đã ở nhà và gọi chị Duyên đến phụ, chị tôi đã lập gia đình và ở cùng thành phố. Người đang mệt mà được nằm nhà trùm mền nhìn mùa Thu ngoài khung cửa thì ai chẳng thích. 
Tôi đi thay quần áo và ngắm mình trong gương, không biết anh có để ý đến tôi như tôi đã để ý đến anh? Chỉ biết rằng lần đầu tiên nhìn thấy anh vào chợ, cái dáng cao gầy và khuôn mặt hiền lành sau cặp kính cận tôi đã mến anh và bỗng dưng tôi cứ mong chờ anh vào mỗi cuối tuần. 
Nhưng đều đặn mỗi hai tuần anh mới đến và mua những món đồ bao giờ cũng giống nhau, hầu như không thay đổi như mấy bó rau, miếng thịt, hộp đậu hũ….Nhìn số lượng và các món đơn giản anh đã mua, tôi đoán anh là người độc thân. 

Từ ngày gặp anh, tôi yêu thích công việc ra chợ đứng trong quầy tính tiền phụ mẹ. Cha tôi mất năm tôi lên 10 tuổi, để kiếm sống mẹ tôi đã sang ngôi chợ này và đảm đang nuôi hai chị em tôi. Chị Duyên vẫn hay đùa ngôi chợ sẽ là của hồi môn cho tôi mai sau khi lấy chồng, tha hồ ấm thân và chị khuyên tôi đừng có lười biếng mà không ra chợ phụ mẹ mỗi khi rảnh rỗi. 

Ngẫu nhiên một lần tôi đã biết thêm chút ít về anh, khi anh đang đứng xếp hàng chờ đến lượt tính tiền thì một phụ nữ đã nhận ra anh. Họ vui vẻ chuyện trò, tôi vừa tính tiền cho những người khác vừa lắng tai nghe dù biết nghe chuyện của người khác chẳng hay ho gì, nhưng tôi tò mò muốn biết về anh. Thì ra chị này từng làm chung một department với anh trước kia ở Hill Base thuộc thành phố Ogden, họ đều là kỹ sư gì đó. 

Tôi bước ra hành lang trước hiên nhà và đi xuống những bậc thang gỗ, cả dãy phố này nhà nào cũng có basement và có lầu. Những loài hoa mùa Thu nở đầy sân, bên cạnh cầu thang tôi vừa đi xuống. Hoa đủ loại, đủ màu, vàng, xanh, tím , đỏ…mọc chen bên những tảng đá được xắp xếp hờ hững một cách nghệ thuật. 
Tôi lãng mạn và phung phí thì giờ như thế đấy, không thích lấy xe từ trong garage đi thẳng ra ngoài sân mà ngược lại đi từ ngoài sân mở cửa garage vì tôi muốn được hít thở không khí mùa Thu êm dịu trong lành, muốn được nhìn những cánh hoa mỏng manh kia khoe sắc trước khi bị mùa Đông dập vùi trong gío lạnh và tuyết rơi. 
Lái xe ra tới đầu đường, trước khi quẹo về hướng West để lên highway tôi lại được nhìn khu rừng nhỏ với ao bèo phẳng lặng như còn đang say ngủ, có một chú sóc đang chạy trên bãi cỏ, chắc chú vừa ăn một bữa trái chín no nê trên cành cây lê kia rồi. 


Ngôi chợ Việt Nam của mẹ tôi nằm ở thành phố West Valley, chỉ nhìn xe đậu bên ngoài tôi biết chợ đã đông người. Chợ khá rộng rãi, hàng hóa tươi ngon, giá cả lại phải chăng hơn các chợ khác nên càng ngày càng có uy tín và thêm khách. Mẹ tôi nói buôn bán là kiếm lời nhưng trên hết buôn bán phải thật thà, tôn trọng khách hàng thì công việc mới bền lâu. 

Vừa thấy tôi mẹ đã ái ngại: 
- Con đang cảm mà ra đây làm gì! mẹ vừa gọi chị Duyên ra phụ rồi. 
- Thôi, đừng làm phiền chị ấy, có ngày cuối tuần ở nhà với chồng con. Chỉ khi nào thật cần thôi mẹ ạ, bây giờ con đã khỏe rồi. 

Tôi gọi phone nói chị Duyên khỏi cần đến chợ nữa, xong tôi vào chỗ tính tiền để mẹ lăng xăng chạy vòng ngoài, kiểm tra quầy thịt cá, quầy rau, hay trò chuyện với những khách hàng quen biết. 

Còn tôi, lòng đang phơi phới chờ đợi anh, mỗi khi cánh cửa mở ra có người khách bước vào tôi lại quay ra nhìn và mong là anh vói cái dáng cao cao gầy và ánh mắt hiền hòa sau kính cận. 

Tôi đã chóng mặt vì nhìn ra cửa nhiều lần. Buổi sáng qua đi, buổi trưa rồi đến buổi chiều, lòng tôi đã mỏi mòn thất vọng. Tôi hoang mang và băn khoăn anh không đến chợ vì bận rộn hay ốm đau?. Cách đây ba hôm trời bỗng dưng đổ tuyết suốt cả ngày, mùa Đông nhanh nhẩu vô duyên phủ tuyết trắng trên cỏ, thổi gío lạnh qua phố phường. Nhưng hôm sau gío đã thôi không lạnh nữa, tuyết đã tan đi để trả lại cho mùa Thu không gian của nó. Thế đấy, nên tôi mới bị cảm và biết đâu anh cũng bị cảm và đang nằm ở nhà quên cả đi chợ như thường lệ? 

Nhìn gương mặt thẫn thờ của tôi, mẹ tôi ngạc nhiên: 
- Con làm sao thế? nếu thấy mệt thì về nghỉ sớm đi. 
Tôi gượng cười: 
- Vâng, con sẽ về bây giờ đây. 

Chiều nay tôi phải về sớm vì cần đến nhà một đứa bạn. Đúng lúc tôi sắp sửa ra về thì anh đến, bóng dáng quen thuộc của anh lướt qua cửa đã làm tôi đứng khựng lại, không bước ra về ngay được, trái tim tôi rộn rã lên, tôi tiếp tục tính tiền và đợi chờ anh. 
Anh mua nhanh, hình như cũng đang vội? chỉ một lát sau đã ra chỗ tôi, nghiêm trang và lịch sự trả tiền, bước ra khỏi chợ. 
Chỉ nhìn thấy anh chốc lát tôi như đã được hồi sinh, lòng nhẹ nhỏm tôi cũng ra về cho kịp giờ hẹn với bạn. 
Khi tôi ra tới chỗ đậu xe vô tình mà xe tôi và xe anh nằm cạnh nhau, anh đã xếp xong những món hàng vào trunk xe. Tôi nhìn thấy vài chiếc lá vàng tươi đang vướng mắc nơi hai cái gạt nước trên mặt kính xe anh. Tôi buộc miệng nói đùa: 
- Anh đi chợ mà mang theo cả mùa Thu nữa kìa. 
Anh hơi ngạc nhiên khi thấy tôi lên tiếng trước nhưng anh mau chóng vui vẻ đùa lại: 
- Mùa Thu đi theo tôi, chứ tôi không mang theo mùa Thu đâu. Cái xe này đậu ở khu apartment của tôi, dưới những hàng cây nên lá mùa Thu tha hồ rơi lên xe, có hôm tôi quên không quay đóng cửa kính xe lá vàng bay cả vào trong ghế ngồi cùng với tôi nữa đấy. 
- Những chiếc lá vàng màu thật đẹp anh ạ. Chắc mới vừa rơi rụng sáng nay? 
- Có lẽ, vì thành phố Ogden của tôi nổi tiếng là có những con đường mùa Thu lá vàng tuyệt đẹp cho du khách thưởng ngoạn mà. Nào, cô bé xòe bàn tay ra. 

Vẻ trang nghiêm thường lệ của anh đã biến mất, khi tôi ngỡ ngàng xòe bàn tay ra thì anh đã gỡ từ trên mặt kính xe một chiếc lá vàng nguyên vẹn nhất, tươi nhất, đặt vào bàn tay tôi. Tôi run người lên vì sự đụng chạm ấy. Anh giơ tay thay cho lời chào rồi lên xe ra về mà tôi vẫn còn ngẩn ngơ với chiếc lá kỳ diệu trong tay, kỳ diệu vì chiếc lá đến từ thành phố Ogden của anh, vì nằm trên mặt kính xe anh, vượt đường xa gió lộng đến đây và vì từ tay anh trao cho tôi trong một tình cờ như an bài sẵn của định mệnh. 

Về đến nhà tôi để chiếc lá vàng Thu ấy vào một trang sách, điều bí mật tuyệt vời này chỉ một mình tôi biết, nhìn chiếc lá vàng tôi như nhìn thấy anh. Anh đang sống bên cạnh tôi trong căn phòng, trong từng giấc ngủ. 
Thì ra anh ở thành phố Ogden đúng như tôi đã dự đóan, vì anh làm ở Hill Base. Từ đấy xuống chợ tôi cũng mất 45 phút hay một tiếng, những người Việt Nam ở Ogden nói rằng ở đó chỉ có một ngôi chợ Việt Nam nhỏ, hàng hóa ít và đắt, nên họ vẫn thích cuối tuần đi chợ xa, xuống thành phố West Valley để mua sắm và ai đó cũng có thân nhân hay bè bạn ở Salt Lake City nên một công đôi ba chuyện vừa đi chợ vừa đi thăm thân nhân. Chắc anh cũng có lý do tương tự nên dù độc thân anh vẫn thường xuyên đi chợ xa như thế? 

Tôi có đến căn cứ Hill Base một lần, cách đây 2 năm, theo một đứa bạn. Chị nó chở chúng tôi đến Salt Lake tắm hồ, coi như tắm biển vì hồ rộng và nước hồ mặn như nước biển. Dân xứ núi Utah vẫn tự hào Hồ Muối là biển. Hồ Salt Lake dài thăm thẳm, dường như đứng ở nơi đâu quanh những thành phố lân cận hồ đều có thể nhìn thấy hồ là một dải dài xanh mờ chân mây chân núi. 
Tắm xong chúng tôi vào gặp bố mẹ nó trong Hill Base rộng mênh mông, ngoài cửa có lính gác, trong base đường xá xe cộ như ngoài phố, làm con bé 15 tuổi là tôi hoa mắt ngơ ngác cứ tưởng công sở là một building cao ngất là đủ to lớn lắm rồi. 
Không biết anh làm khu nào trong Hill? Trong cái thành phố quân sự riêng tư ấy? nếu tôi được vào đấy lần nữa chắc gì đã tìm thấy anh? 
Những đêm chưa ngủ tôi nằm mơ ước một tương lai, sau này sẽ học kỹ sư và xin vào làm ở Hill Base, chắc tôi sẽ có nhiều cơ hội và thời gian gặp anh, ước mơ ấy không có gì cao xa. Anh ơi hãy đợi! 

Bây giờ mùa Thu đã chín, mùa Thu rực rỡ khắp Utah. Thành phố nào chả có những con đường lá vàng lá đỏ, nhưng những con đường của thành phố Ogden chắc đẹp hơn? huyền bí hơn? vì hàng cây cao hai bên đường giao nhau, đan kín nhau, rợp trời lá vàng, rợp đất lá vàng thành một màu u uẩn, đẹp đến rưng rưng. Những người yêu nhau thích hẹn hò vào mùa Thu để cùng đi trên con đường đầy lá vàng. Nếu một ngày nào tôi đi trên con đường đó, thì người hẹn hò đi bên tôi sẽ chỉ là anh. 
Từ hôm anh tình cờ trao cho tôi chiếc lá vàng, tôi không gặp anh nữa, anh biến mất thật lạ lùng suốt mấy tuần nay. Người ta vẫn từ thành phố Ogden về đây mua sắm nhưng không có anh. Anh đâu rồi? Tôi ra chợ làm việc mà như kẻ không hồn. 
Tôi, con mèo nhỏ yếu đuối lại bị cảm nữa rồi nhưng tôi không thích nằm ở tro bếp như những con mèo nhỏ tội nghiệp ấy. Tôi không thích nằm nhà quấn mình trong chăn gối ấm êm đợi chờ bình phục. Tôi vẫn ra chợ, mang tiếng là phụ giúp mẹ, nhưng trong lòng tôi chỉ mục đích duy nhất là chờ đợi anh, nếu qủa thật anh bận rộn hay ốm đau rồi anh sẽ khỏi và anh sẽ đến như hôm nào đó anh đã đến trễ, trừ khi anh đã đổi đi nơi khác. 

Tim tôi đau nhói khi nghĩ sẽ không bao giờ gặp anh nữa nhưng đồng thời tim tôi vẫn kêu lên: “ Không, anh ấy vẫn sống ở Ogden, vẫn đi làm ở Hill Base, mình sẽ gặp anh ấy và sau này mình sẽ vào Hill làm cùng với anh ấy”. 
Hôm nay tôi sụt sùi mặc chiếc áo len màu tím, đứng trong quầy tính tiền. 
Mùa Thu phố núi có những ngày lạnh như sắp vào Đông. Sáng nay cái ao bèo nơi khu rừng nhỏ đã phủ đầy lá vàng. Cả khu rừng rũ lá, gió mang lá tới mặt ao, hình ảnh buồn hiu hắt ấy theo tôi trên suốt highway đến ngôi chợ. 

Cuối cùng anh đã đến sau hơn một tháng trời bặt tăm. Trời ơi, nét mặt anh vui tươi thế kia. Hay anh cũng đang mừng vì đã gặp lại tôi?. Hôm nay anh đẩy xe chứ không xách cái giỏ gọn nhẹ như mọi khi, chắc anh cần mua nhiều thứ sau những tuần lễ không đến chợ?. 
Người tôi nóng bừng lên, chắc chắn không phải vì cơn sốt trong người đang trở mình vì gió. Ôi, chốc nữa anh ra tính tiền, tôi sẽ có lý do để hỏi thăm anh, dù gì chúng tôi cũng đã quen nhau ở bãi đậu xe hôm ấy và anh đã tặng tôi chiếc lá vàng mùa Thu của thành phố anh. Nhất định tôi sẽ không quên hỏi anh con đường nào đẹp nhất vào mùa Thu của thành phố Ogden, để trong giấc mơ kế tiếp tôi sẽ thấy anh và tôi cùng đi trên con đường đó. 

Tôi luống cuống tính tiền chỉ mong mọi người ra về cho nhanh trả khoảng không gian và thờì gian này cho tôi và anh. 
Khi rảnh tay được đôi chút tôi mới dáo dác tìm anh, dễ dàng nhận ra dáng anh giữa bộn bề hàng hóa và kẻ qua người lại. Nhưng tôi không tin vào mắt mình nữa khi thấy bên cạnh anh là một phụ nữ trẻ đẹp, anh đẩy xe đi theo cô ấy, hoặc cùng đứng lại chọn hàng, cả hai nói cười vui vẻ, có vẻ như là đôi vợ chồng mới cưới. 

Tôi tuyệt vọng não nề, chỉ muốn bỏ chạy ra ngoài, ngay lúc này nếu được nằm trong phòng riêng mà khóc chắc sẽ đỡ đau khổ hơn, nhưng tôi cố ngăn cho nước mắt mình đừng rơi ra vì vợ chồng anh đã đến bên tôi. 
Cô gái móc bóp trả tiền, đúng là tính cách của một người vợ quán xuyến gia đình. Anh và cô tươi cười quấn quýt, đứng đối diện tôi, anh nhìn tôi thản nhiên, bình thường. Trong ánh mắt anh tôi biết là anh chẳng cần nhớ làm gì cái hôm đã trao tôi chiếc lá vàng tươi ấy, có lẽ anh chỉ coi tôi như một con bé chưa trưởng thành hay chỉ là sự trao đổi chuyện trò xã giao giữa cô bé bán hàng và người mua trong lúc tình cờ gặp gỡ . Vậy mà tôi đã coi đó là một kỷ niệm nên thơ đẹp đẽ, tôi đã giữ gìn chiếc lá như một ân tình, một kỷ vật. 
***
Trận ốm này cả tuần lễ sau tôi mới khỏi, có lẽ vì tâm bệnh nên mới lâu như thế. Tôi không hy vọng chờ mong gì ở anh nữa và cho tới bây giờ tôi cũng chưa biết tên anh. 
Mùa Thu có hàng ngàn hàng triệu lá vàng, nhưng chiếc lá vàng của anh cho tôi là mối tình đầu mong manh của tôi, sẽ mãi mãi là chiếc lá mùa Thu đẹp nhất. 

Nguyễn thị Thanh Dương 
( Oct.- 2008).

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

Cho Em Quên Tuổi Ngọc - Tác Giả: Lam Phương - Trình Bày: Kim Oanh - Thực Hiện Video Clip Trúc Lan. Tiếng Hát Kim Oanh


Tác Giả: Lam Phương
Trình Bày: Kim Oanh Canada
Thực Hiện Video Clip Trúc Lan


Cầu Cho…

 

Tay lần tràng hạt
Miệng đọc lời Kinh
Cầu cho non nước thái bình
Cầu cho duyên nợ đôi mình sớm nên.

Nguyễn Thùy



Mối Tình Son Sắt

  

Nếu Mùa Chay này anh có băn khoăn
Lỗi lầm xưa vẫn chưa kịp thống hối
Hãy nhớ rằng Chúa đã tha thứ tội
Dẫu tim anh còn khô héo, hững hờ

Nếu Mùa Chay này anh thấy bơ vơ
Nhớ chiều nao trên đồi kia hiu hắt
Mão gai nhọn Ngài đớn đau chất ngất
Và lưỡi đòng đâm thấu cả tâm can

Nếu Mùa Chay này anh có hoang mang
Đồi Can Vê xưa mắt Ngài nhỏ lệ
Mây tím ngậm ngùi, máu đào loang đổ
Về đi anh, để sám hối tội đời

Nếu Mùa Chay này anh còn chơi vơi
Giữa biển đời nhiều phong ba, bão tố
Thập tự kia, Chúa giang tay chờ đó
Đợi anh về, tìm giây phút bình yên

Thân mọn hèn trong tình Chúa vô biên
Dâng lên Ngài đi, ngàn lời cảm mến
Đứa con đi hoang đã về tới bến
Dưới bóng Cha hiền, xoá vết thương đau

Giọt lệ ăn năn, tha thiết đêm thâu
Là của lễ mỗi mùa Chay thống hối
Lòng người mãi còn đa đoan muôn lối
Nẻo chính đường ngay sao lắm ngại ngần

Và nếu anh còn thương nhớ bâng khuâng
Những cuộc tình trần gian đã đánh mất?
Có tình nào đẹp bằng tình son sắt
Mang khổ hình chịu chết chỉ vì Yêu?!

Edmonton, Chúa Nhật V Mùa Chay 2019
Kim Loan

Người Đi

 

Nước mắt còn đâu tiễn người đi
Đường mưa mờ mịt dấu biệt ly
Khăn tang không thể che sầu tủi
Đất đá vô tình chẳng nói chi

Kể lể làm sao hết đau buồn
Tháng ngày lận đận mất quê hương
Lang thang đất khách không nơi trọ
Gối tuyết gặm sầu mặc gió sương

Tưởng được bên nhau trọn kiếp nầy
Tay buồn còn được tay cầm tay
Ngờ đâu trời đất nhiều cay nghiệt
Trơ trọi nghìn năm lối đọa đày

Muốn được đi theo biết còn không
Hay là người cũng đã sang sông
Thay hình thoát xác thành mây khói
Không thể cùng nhau kể chuyện lòng

Cơn gió nào vừa mới thoảng qua
Rung rinh ngọn cỏ gợn màu hoa
Hay hồn hoa cỏ còn vương vấn
Một chút hẹn thề đã quá xa

Tiếng nói tiếng cười thuở bên nhau
Ngày nào chăn gối mộng trăng sao
Bây giờ chỉ có lời trăn trối
Biết có còn chung được kiếp nào

Người đã đi rồi ta còn không
Xác thân bèo bọt hồn rêu phong
Đường xưa trăng cũ quên rồi nhớ
Bước mỏi tàn theo dấu bụi hồng...

MD.07/11/03
LuânTâm
(Trích trong TT " HƯƠNG ÁO " ,MinhThư xb, MD/USA.2007, tr.135-136)

Đừng Xa Em Đêm Nay - Ngọn Nến Trong Bóng Đêm


Nguyên tác

Đừng Xa Em Đêm Nay

Đừng xa em đêm nay khi bóng trăng qua hàng cây
Đừng xa em đêm nay đêm rất dài
Vòng tay em cô đơn đêm khuy vắng nghe buồn hơn
Con tim em khát khao yêu thương
Đừng xa em đêm nay hãy nói anh sẽ ở đây
Đừng để em một mình nơi chốn này
Hãy ôm em trong tay cho em biết anh cần em
Và hãy nói anh vẫn yêu em
Giọt nước mắt nào
Đổ trong bóng tối khi nằm lắng nghe tiếng đêm
Lắng nghe tiếng đêm
Nghe nhịp đập con tim
Ru em giấc ngủ yên
Đời em vắng lặng
Và anh đã đến như ngọn nến trong bóng đêm
Nến trong bóng đêm soi vào tim em
Những xao xuyến đang ngủ quên

Đừng xa em đêm nay hãy nói anh sẽ ở đây
Đừng để em một mình nơi chốn này
Hãy ôm em trong tay cho em biết anh cần em
Và hãy nói anh vẫn yêu em
Giọt nước mắt nào
Đổ trong bóng tối khi nằm lắng nghe tiếng đêm
Lắng nghe tiếng đêm
Nghe nhịp đập con tim
Ru em giấc ngủ yên
Đời em vắng lặng
Và anh đã đến như ngọn nến trong bóng đêm
Nến trong bóng đêm soi vào tim em
Những xao xuyến đang ngủ quên
Đừng xa em đêm nay khu phố quen đã ngủ say
Đừng xa em đêm nay đêm rất dài
Hãy yêu em đêm nay cho quên hết đi ngày mai

Nhạc và lời: Đức Huy
***
Cảm tác bài hát:

Bóng trăng chiếu xuống hàng cây
Đừng xa em nhé đêm nay rất dài
Cô đơn khuya vắng vòng tay
Em kê gối lẻ lạc loài buồn hơn
Tim em khao khát yêu thương
Xin anh ở lại xin đừng xa em
Hãy ở đây trọn một đêm
Chốn này anh chớ để em một mình
Hãy ôm em thật ân cần
Hãy cho em biết anh cần có em
Nói rằng anh vẫn yêu em
Ru em giọt nước mắt mềm …
Đổ trong bóng tối khi nằm lắng nghe
Tiếng đêm gõ nhẹ con tim
Lắng nghe nhịp đập ru em giấc nồng
Đời em tich mịch đêm trường
Bỗng anh như ngọn nến hồng trong đêm
Nến hồng trong bóng đêm đen
Soi vào tận đáy tim em mịt mùng
Xuyến xao giấc mộng mông lung
Ngủ vùi quên lãng trên vùng ….
Đừng xa em nhé đêm nay
Và anh hãy nói ở đây canh trường
Em vanh anh nhé xin đừng
để em đơn độc cô đơn chốn này
Hãy ôm em trọn vòng tay
Và cho em những tháng ngày bên em
Nói rằng anh vẫn yêu em
Yêu từng giọt nước mắt mềm trên mi
Đổ trong bóng tối những khi
Canh dài thao thức lắng nghe điệu buồn
Lắng nghe từng bước âm thầm
Lắng nghe nhịp đập con tim tật nguyền
Ru em giấc vào giấc ngủ yên
Đời em vắng lặng như miền núi hoang
Và anh đã đến huy hoàng
đến như ngọn nến ngập tràn bóng đêm
Nến hồng rọi sáng tim em
Những xao xuyến ngủ như quên tháng ngày
Đêm nay khu phố ngủ say
Đừng xa em nhé đêm nay rất dài
Yêu em quên hết ngày mai
Đừng xa em, cứ miệt mài giấc mê.

Đèo Văn Trấn

  


Khoảng Trống Cuối Đời


(Một nén hương cho những người mẹ bất hạnh mà tôi quen biết.)

Vài hàng phi lộ

Bất cứ người Việt Nam nào đã trưởng thành và sống qua thời kỳ từ năm 1975 đến nay đều chứng kiến biết bao nhiêu hiện tượng buồn đau, xuống dốc đạo đức trong gia đình, tập thể người Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Những cảnh anh em chém giết, thưa kiện nhau vì tranh dành tài sản, đất đai; bỏ bê, đày đoạ, bất hiếu với cha mẹ khi về già. Vợ chồng tan vỡ chỉ vì tham bạc bỏ tình, bạn bè thì lừa đảo, đổi trắng thay đen không trừ thủ đoạn nào để dành quyền lợi cho mình, như một kẻ ăn cướp,.v.v… Riêng cá nhân tôi, sau hơn 45 năm sống và làm việc tại hải ngoại, đã có biết bao nhiêu dịp du hành vui chơi, thăm viếng người thân quen hay công tác tại nhiều quốc gia trên thế giới, đã chứng kiến bao nhiêu chuyện đau buồn trong tập thể người Việt Nam tại những nơi chốn đi qua mà ngẩn ngơ vì nó ra ngoài sự tưởng tượng của mình. Nhiều khi tôi tự hỏi tại sao con người Việt Nam chúng ta đã đổi thay đến mức kinh hoàng như vậy.

Mà cũng rất lạ lùng, nơi mà tôi chứng kiến những cảnh buồn đau đó lại phần lớn xảy ra các các quốc gia giàu có, thịnh vượng tại Âu châu, Bắc Mỹ, những nơi mà tôi tưởng rằng với cuộc sống cao sang, luật lệ đàng hoàng con người ta sẽ ý thức, lòng ngay thẳng và trong sáng tâm hồn hơn. Nhưng tôi đã lầm, sự ngay ngắn, đàng hoàng, đạo đức không phải chỉ sinh ra từ những nơi vật chất dư dả, luật lệ khắt khe... Mà đôi khi còn ngược lại, trong những xã hội văn minh, tân tiến đó con người ta tinh khôn hơn, lòn lách cao cấp hơn trong lừa đảo nữa là khác. Nhờ văn minh, kiến thức, người ta biết tính toán, biết xếp đặt sao cho hợp với luật pháp để lừa đảo mà nạn nhân chỉ còn biết khóc than, chịu thiệt. Hãy ngoái nhìn lại Việt Nam ngày xưa lúc còn đối diện với khó khăn, nghèo túng thì cha mẹ, anh em vợ chồng, cha mẹ hoà thuận, thương yêu nhau, chia cho nhau từng nắm cơm, con cá... Nhưng ngày nay vật chất thừa mứa, nhà cao cửa rộng thì coi nhau như kẻ thù, sẵn sàng làm những chuyện vô luân, bất đạo để chiếm đoạt hay kéo nhau ra toà với mọi thủ thuật miễn là giành được mối lợi về mình, v.v…

Sinh ra, trưởng thành trong tao loạn, có thể nói tôi đã nếm đủ những mùi vị, đắng cay, chua ngọt của nhân sinh, nhưng đã bao lần ngẩn ngơ, ngao ngán thở dài khi phải chứng kiến biết bao nhiêu những cảnh tượng không vui trong tập thể người Việt Nam của chúng ta mà buồn bã. Hôm nay, trong cái không gian vắng vẻ, buồn chán, tôi đã để cho ký ức mình lang thang về một hoàn cảnh rất buồn của một bà mẹ gốc Tây học. Một gia đình quý phái ngày xưa tôi đã quen biết để viết ra câu truyện xót đau của đời bà, như môt nén hương dành cho bà và cũng để tưởng nhớ đến một vài bà mẹ khác mà tôi cũng rất thân thiết, mang ơn họ với những bữa cơm hay những bát bún, tô canh... họ đã cho tôi vào những năm tháng nghèo đói của đời tôi khi còn đi học tại Viêt Nam. Những bà mẹ ân tình của tôi ở trong nước cũng như hải ngoại, họ cũng đã vướng vào một dạng thức khổ đau nào đó trước khi vĩnh viễn rời xa trần thế.

Tôi đã dùng kỹ thuật văn chương để chuyển đổi tí chút về thời gian, về địa phương và cả về nhân vật trong câu truyện để tránh đi những tác động không tốt cho sự giao tế của tôi với những người thân của bà. Nhưng cứu cánh mà tôi muốn đem vào câu truyện vẫn là những tiếng thở dài, thương xót như một nén hương lòng với mồi lửa tâm hồn, lòng biết ơn mà tôi muốn dành cho những bà mẹ bất hạnh, những bà mẹ mà tôi đã từng quen biết, mang ơn họ trong quá khứ xa xưa, thời mà tôi còn là một học sinh, sinh viên trong tình trạng đói nghèo.
(Lưu An, Vũ Ngọc Ruẩn)

Vào truyện

Qua người bạn thân cùng lớp, tôi quen với gia đình bác Chấn, một gia đình gốc Tây học, giàu có và thế lực của miền Nam trước năm 1975. Bác có hai người con, một trai, anh Quang hơn tôi 3 tuổi. Một gái, chị Yến hơn tôi 1 tuổi. Hai người con của bác đều theo học chương trình Tây. Sự quen biết của tôi với gia đình bác rất sơ sài, không bước xa hơn những lời chào hỏi xã giao thông thường hay vài câu hỏi tò mò về thân thế tôi trong những lần tôi theo người bạn đến nhà bác chơi.

Sau này tôi được biết hai người con của bác Chấn đã đi du học tại Thụy Sĩ ngay sau khi tốt nghiệp bậc trung học Pháp. Còn tôi không có điều kiện nên học đại học trong nước. Năm 1971 tôi tốt nghiệp rồi xuống Cần thơ dạy học. Từ ngày lên đại học rồi đi làm tôi không có dịp nào đến chơi nhà bác Chấn nữa. Đầu năm 1974 trước khi nhận học bổng di du học ở Nhật bản, tôi được người bạn cho biết bác Chấn trai đã bị mất vì ung thư. Bác gái vẫn sống với vài người cháu họ xa ở căn khá nhà lớn, sang trọng ngày xưa ở đường Ngô Tùng Châu.

Rồi với bao nhiêu đưa đẩy của thời cuộc, cuối năm 1979 tôi rời bỏ Nhật Bản vì tìm được việc làm đúng với chuyên môn ở thành phố Zürich, vùng nói tiếng Đức ở miền bắc Thụy Sĩ. Sang Thụy Sĩ được khoảng một năm tôi lập gia đình với người bạn gái người Nhật mà tôi đã quen biết nhiều năm trong thời du học tại đó.

Một lần vào năm 1983 gia đình tôi xuống Genève thăm người bạn, ngẫu nhiên tôi gặp được chị Yến, cô con gái của bác Chấn. Chị cho biết chị và anh Quang đã tốt nghiệp xong đại học Genève từ lâu, cả hai đang đi làm, vẫn sống ở Genève, nhưng kẻ ở đầu tỉnh, người ở cuối tỉnh, lại bận rộn với công việc làm cho nên cũng rất ít gặp nhau. Chị cũng cho biết cả hai vẫn chưa lập gia đình nhưng sống chung với người yêu đều là người Thụy Sĩ. Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì cả hai đều đã xấp xỉ 40 tuổi mà vẫn độc thân, nhưng không dám thắc mắc vì có lẽ lối sống Tây phương là thế.
Trong lần gặp nhau đó, tôi cho chị địa chỉ, số điện thoại của gia đình, ân cần mời chị và anh Quang đến chơi, coi như tìm được người bạn xa xưa nơi xứ lạ quê người. Nhưng tôi có cảm tưởng chị không có vẻ hồ hởi với lời mời vồn vã, chân thành của tôi lắm. Vô tình hay cố ý, chị cũng không cho tôi biết địa chỉ! Tuy nhiên tôi cũng chẳng bận lòng vì nghĩ họ đã sống với nền văn hóa Tây Phương từ ngày bé, sự lạnh lùng, cách biệt với những người không cần thiết là lẽ tự nhiên như thế mà thôi.

Chỉ có vậy, lần gặp nhau như thoáng qua, được quên đi dễ dàng. Bất thình lình, khoảng gần 2 năm sau ngày chúng tôi gặp chị, tôi nhận được điện thoại của chị cho biết bác Chấn gái đã được anh em chị bảo lãnh sang đoàn tụ, hiện đang sống với chị ở Genève đã được khoảng một tháng rồi. Chị có nói với bác Chấn về gia đình chúng tôi, bác mong muốn mời gia đình tôi đến chơi để tâm sự. Đặc biệt trong cuộc điện thoại này chị rất thân thiện, thân thiện đến nỗi tôi có cảm tưởng chị năn nỉ chúng tôi đến chơi với mẹ chị, giúp bà vui mà quên đi nỗi nhớ quê hương khi chưa quen biết ai ở Genève.
Ngay sáng sớm thứ bảy cuối tuần, vợ chồng tôi lái xe xuống Genève đến tạm trú nhà một người bạn cũng ở trong Genève, nghỉ ngơi một lúc, khoảng 2 giờ chiều chúng tôi mới đến nhà chị Yến thăm bác Chấn. Trong lần gặp gỡ này có cả anh Quang cùng với hai người Thụy Sĩ là bạn trai và bạn gái của chị Yến và anh Quang.
Ngay khi bước vào nhà, sau vài câu chào hỏi thông thường, vợ chồng tôi đã nhận thấy ngay bầu không khí nặng nề giữa bác Chấn với hai người con của bác cùng với 2 người bạn của họ. Bác Chấn hoàn toàn bị tách xa trong cuộc sinh hoạt của hai người con và bạn của họ, dù ngôn ngữ Pháp với bác không thành vấn đề. Sau vài câu xã giao bình thường, nói chuyện vu vơ với chúng tôi, nhóm con của bác Chấn cũng tự tách rời. Họ nói chuyện, cười đùa, âu yếm nhau trước mặt chúng tôi, chẳng có tí ngại ngần rồi dẫn nhau vào phòng bên cạnh đùa giỡn trong âm thanh của âm nhạc khá ồn ào.

Bác Chấn có vẻ ngượng ngùng, nhưng chúng tôi cố làm ra vẻ không để ý, coi như chuyện bình thường của giới trẻ Tây phương. Chúng tôi cũng ân cần mời bác lên nhà chúng tôi chơi bất cứ lúc nào, bác có thể ở với chúng tôi hàng tháng cũng chẳng sao vì nhà khá rộng lại có vườn riêng nên rất thoải mái. Bác tỏ vẻ rất cảm động với nhiệt tình của chúng tôi, lại càng thích hơn khi thấy vợ tôi cầm chiếc áo len mà bác đang đan nửa chừng, tò mò xem ra chiều hiểu biết và đồng sở thích thêu thùa. Lúc sửa soạn ra về, vợ chồng tôi có ý gặp hai người con để chào từ giã, đưa mắt nhìn chúng tôi với tí ngần ngừ, trong vẻ ngượng ngùng bác nói:
- Thôi, các cháu cứ về đi, bác sẽ nói với chúng nó sau.
Thông hiểu sự khó nói của bác, chúng tôi thân thiết quàng tay ôm bác trước khi chia tay bác ra về.

***
Sáng hôm sau, ngày chủ nhật, sau khi ăn sáng với gia đình người bạn xong chúng tôi từ giã để về lại Zürich. Tôi định lái xe đi một vài vòng thành phố Genève trước khi về lại Zürich. Đang lúc chạy xe tôi thoáng thấy bác Chấn ngồi ở chiếc ghế của một trạm xe bus. Dừng xe vào lề đường tôi chạy vội đến nói với bác:
- Bác Chấn, bác đi đâu vậy? Bác lên xe cháu chở đi.
Bác giật mình khi nhìn thấy tôi, nhưng ngay lúc đó cảm giác ngượng ngùng buồn bã hiện rõ trên khuôn mặt, ánh mắt của bác. Chẳng đợi cho bác trả lời tôi nói tiếp:
- Cháu đang định chạy lòng vòng xem thành phố đây, bác đừng ngại gì cả, cứ lên cháu chở đi mà.
Nói xong tôi cầm tay, kéo bác về hướng chiếc xe, nơi đó vợ tôi đang mở cửa xe chờ đợi. Ngần ngừ tí chút, nhìn tôi như gửi gấm nỗi buồn kín đáo, bác nói như muốn khóc:
- Bác có muốn đi đâu đâu! Ở nhà buồn và cô đơn quá cháu ạ, chịu không được, ngày nào bác cũng ra ngồi ở các trạm xe bus, xe điện để nhìn người ta lên xe, xuống xe cho đỡ buồn đó mà thôi!

Tôi ngẩn ngơ, nhìn bác trân trối, câu trả lời của bác xót đau quá! Tôi cảm nhận người đàn bà xấp xỉ tuổi 70 đang đứng tước mặt tôi có rất nhiều tâm sự buồn đau khó nói. Hình ảnh cuộc gặp mặt chiều hôm qua ở nhà cô Yến, con gái bác lại hiện ra, trở về trong ký ức tôi! Tôi thoáng hiểu một phần nào nỗi buồn, cô đơn của bác. Nhân dịp gặp lại trong ngẫu nhiên này tôi muốn được nghe bác tâm sự, biết đâu tôi có thể tìm được điều gì đó giúp bác giảm được nỗi buồn mà bác đang chất chứa trong lòng? Nghĩ như vậy, tôi thân thiện khoác tay lên vai bác, khẩn khoản nói:
- Bác lên xe với cháu, chúng ta tìm một quán nước nào đó nói chuyện, bác đừng ngại gì cả, ngày hôm qua cháu muốn nói chuyện với bác nhiều mà chưa hết.

Hình như sự nhiệt tình của tôi, cũng có lẽ vì quá buồn, bác im lặng đi theo tôi lên xe. Sau một lúc chạy lung tung, chúng tôi vào một quán nước bên ngoài hành lang của một khách sạn trên đại lộ Quai du Mont Blanc, bên kia đường là hồ Lehmann. Bầu trời trong xanh, ánh sáng ban mai chiếu rọi lên mặt hồ nhấp nhô tạo ra những dải sáng lấp lánh tuyệt đẹp của một buổi sáng nắng tốt. Bác Chấn đã khóc gần như suốt thời gian ngồi kể cho tôi nghe về lý do của bác khi lựa chọn rời xa Việt Nam, sang Thụy Sĩ định cư. Một lựa chọn mà bác nghĩ rằng đã sai lầm, đang làm cho bác buồn đau vì cô đơn.

Bác cho biết, với lời khuyên nhủ rất hợp lý, chân tình của hai con. Bác đã bán căn nhà của mình ở trong nước, gom vào với tất cả nữ trang, tiền bạc mà bác đã dành dụm từ khi mới kết hôn để giúp hai con, mua cho mỗi người một căn hộ ở Genève. Căn hộ mà chúng tôi đến thăm hôm qua là của Yến. Một căn khác cho Quang, đến nay dù đã hơn một tháng ở Thụy Sĩ nhưng bác vẫn chưa có dịp đến xem nó to nhỏ, xấu đẹp ra sao.

Trước khi rời bỏ quê hương sang Thụy Sĩ, bác nghĩ rằng, tuổi đã già, bệnh hoạn, sống chết không biết lúc nào, vì vậy nếu được sống với chính con của mình là một điều rất hợp lý, vẫn hơn sống với những đứa cháu họ ở Việt Nam. Đã thế với khả năng thông thạo tiếng Pháp của bác, có lẽ chẳng khó khăn trong việc giao tế với người địa phương, ngoài ra với sở thích đọc sách báo, thêu thùa cũng sẽ giúp bác che lấp được những lúc nhà rỗi, cô đơn khi các con đi làm. Với ý nghĩ lạc quan như vậy bác đã chờ đợi từng ngày cho việc ra đi đoàn tụ với hai con. Nhưng khi đến Thụy Sĩ, chỉ sau một tuần lễ đầu tiên bác đã nhận thấy mình sai lầm, cái sai lầm ra ngoài tưởng tượng, tính toán của bác. Dù thích đọc sách, thích thêu thùa nhưng bác chẳng có được hứng thú mà làm được như mong muốn!

Bác được Yến, người con gái mà bác thương yêu nhất đón về sống chung. Mấy ngày đầu tiên Yến nghỉ làm việc, dẫn bác đi lo giấy tờ hành chánh, bảo hiểm sức khỏe đồng thời chỉ dẫn bác cách mua vé, xử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, xe tram của thành phố. Yến cũng không quên hướng dẫn bác sử dụng các máy móc trong nhà như máy giặt, máy sưởi cùng với những việc làm trong tập thể chung cư.

Mấy ngày đầu tiên còn bận rộn với những học hỏi, làm quen với cuộc sống mới nơi xứ lạ quê người, bác không có thời gian để cảm thấy cô đơn. Nhưng chỉ một tuần sau, mọi hoạt động đã được đưa vào thứ tự và đều đặn. Buổi sáng Yến vội vàng đi làm, chiều tối về nhà, mệt mỏi cô ta chẳng có thì giờ và hứng thú để nói chuyện với bác ngoài vài câu hỏi sức khỏe vu vơ. Đã thế Yến thường về với người bạn trai, họ lại quây quần với nhau trong phòng riêng, chẳng thèm để ý đến bác. Bác sống im lìm như một chiếc bóng thừa thãi trong căn hộ.

Mấy ngày đầu tiên, có lẽ vì món ăn lạ hay nể nang công lao nấu nướng của bác, Yến và người bạn trai còn về nhà ăn cơm tối. Nhưng chỉ được vài ngày, họ chẳng còn thú vị với món ăn của bác nữa, Yến nói với bác đừng nấu cơm cho họ, họ tự lo được. Từ đó Yến và bạn trai thường ăn cơm ở đâu đó trước khi về nhà khá muộn. Thỉnh thoảng Yến mua đồ ăn nguội, rượu bia mang về bày ra bàn, ăn uống với bạn trai, nói chuyện cho đến khuya rồi chẳng thèm thu dọn…. Sáng hôm sau khi thức dậy, nhìn thấy đống bát đĩa bác lại phải lau chùi, thu dọn… Không nói ra nhưng bác Chấn đã có cảm tưởng mình là người hầu hạ trong nhà, không còn là người mẹ được con đón sang để phụng dưỡng nữa. Còn Quang thỉnh thoảng cùng cô bạn gái đến chơi, nói chuyện vu vơ với bác rồi quây quần ăn uống với Yến và bạn trai một vài giờ đồng hồ rồi ra về và cuối cùng việc thu dọn lại cũng là bác!

Đôi lần thấy bác buồn, than van cô đơn không bạn bè… Yến khuyên bác hãy làm theo lối giải trí, tìm vui của người Thụy Sĩ khi về già, không có việc gì làm, để tránh thời gian rảnh rỗi, cô đơn họ mua vé tháng của thành phố cho xe bus, xe tram… Rồi sáng đi, tối về, ngày ngày dùng phương tiện giao thông đi từ phố này, sang phố kia ngắm nhìn người ta buôn bán ở các siêu thị. Buổi trưa hay lúc mệt mỏi thì tạt vào những nhà ăn bình dân rẻ tiền trong các siêu thị uống cà phê hay ăn trưa.

Nghe lời đề nghị của cô con gái, bác hình dung khá rõ con đường sống của mình sẽ ra sao nếu còn sống nơi đây. Bác chợt hiểu ra rằng hai đứa con của bác thật sự đã là dân Thụy Sĩ rồi, chúng sống, chúng suy nghĩ và giải quyết theo xã hội, con người Thụy Sĩ. Chúng không thể nào nhìn thấy hay cảm thấy nỗi buồn, cô đơn của bác được nữa. Nói đến đây, bác Chấn ngước nhìn tôi với đôi mắt nhòa lệ, buông tiếng thở dài buồn bã bác than thở:
- Có lẽ bác phải về lại Việt Nam cháu ạ, sống ở đây chắc bác sẽ chết vì cô tịch mà thôi. Mấy ngày trước bác có liên lạc với tòa lãnh sự Việt Nam ở Genève để hỏi về việc hồi hương. Theo bác không khó khăn lắm, nhưng cần nhiều thủ tục để lấy lại hộ khẩu của bác ở Việt Nam và nhất là chứng minh được sự bảo đảm về tài chánh cho sự sinh sống của bác khi hồi hương.
Thấy tôi im lặng, bác buồn rầu nói tiếp:
- Hiện nay bác chẳng có gì ở Việt Nam nữa, nhà cửa đã bán, tiền bạc, nữ trang cũng không còn nữa. Bác đúng nghĩa một người nghèo, già lão đơn độc nếu về lại quê hương thì sống làm sao đây?
Tôi buột miệng hỏi:
- Tại sao bác không nói với anh Quang, chị Yến trả lại bác một ít tiền để có thể về Việt Nam sinh sống?

Lắc đầu ra vẻ thất vọng, bác cho biết tiền bán nhà, bán nữ trang vừa rồi rất lớn so với xã hội Việt Nam nhưng có đáng bao nhiêu so với Thụy Sĩ đâu. Bác đã chia cho hai con để giúp chúng mua nhà, theo bác biết thì hai người con cũng phải mượn ngân hàng hơn một nửa mới có đủ tiền để mua hai căn hộ. Hiện nay tiền lời ngân hàng cùng với chi phí dịch vụ cho chung cư như thang máy, điện nước, lau chùi, cắt cỏ, xúc tuyết, làm vườn… tất cả không phải nhỏ, chẳng thua gì tiền đi thuê nhà. Bác đã bàn với hai con để đưa trả lại bác một số tiền cho bác mua một căn nhà nhỏ ở Việt Nam, nhưng coi vẻ không được vì chúng vẫn phải trả nợ ngân hàng mỗi tháng, chẳng dư dả để đưa cho bác được. Đã thế khi về Việt Nam tiền sinh sống, thuốc thang, bệnh viện khi ốm đau cũng không thể coi là nhỏ được!

Nhẩm tính lại cuộc sống ở Việt Nam, tôi nói với bác:
- Theo cháu nghĩ nếu hai người con của bác giúp bác mỗi tháng 200 quan Thụy Sĩ (thời điểm 1986) chắc bác sống không khó khăn lắm đâu!
Bác Chấn mỉm cười trả lời:
- Cháu tưởng đơn giản như thế sao? Giả dụ mà chúng nó gửi cho bác 200 quan mỗi tháng thì cũng chỉ đủ cho sinh sống bình thường mà thôi. Còn lúc ốm đau, chi dụng cho việc thuê nhà, cho người quen, họ hàng để người ta vui vẻ mà săn sóc cho mình làm sao mà đủ? Tuổi già của bác đâu có thể sống độc lập được, mà phải dựa vào người khác, nhất là lúc ốm đau, dù là họ hàng, quen biết cũng phải có tiền, không dễ dàng như cháu nghĩ đâu!

Nghe bác tâm sự, tôi đã đã tạm hiểu hoàn cảnh của bác. Đúng như vậy, cái sai lầm là bác đã bán nhà, thu dọn tài sản để gửi cho con mong được sống gần con. Điều này nghe ra đơn giản và hợp lý như thói thường của gia đình văn hoá Việt Nam, nhưng với hai người con của bác, sự việc đã xảy ra khác hoàn toàn. Tìm một giải quyết cho bác không dễ dàng, họa chăng một hay cả hai người con bác biết cảm thông nỗi cô đơn, buồn bã của mẹ mà tìm cách giúp đỡ mà thôi. Bác không nói ra, nhưng tôi có cảm tưởng hai người con bác không như bác chờ mong.

Trước khi chia tay tôi ân cần nhắc lại lời mời của gia đình tôi, bất cứ lúc nào bác có ý muốn đến nhà tôi chơi nhiều tuần, vài tháng hoàn toàn không có gì khó khăn. Hình như nhìn rõ sự chân thành của tôi, bác vuốt nhẹ bàn tay vợ tôi mỉm cười và hỏi vợ tôi:
- Cháu có phiền lòng nếu bác đến nhà cháu chơi không?
Dù ngôn ngữ Việt Nam chỉ hiểu lõm bõm, nhưng vợ tôi cảm nhận hoàn toàn ý nghĩa lời nói của bác qua ánh mắt, khuôn mặt và cả dáng điệu chân thành trong giọng nói, nụ cười của bác. Vợ tôi đưa tay ra dấu thêu đan, lõm bõm câu tiếng Việt:
- Bác cứ đến chơi đi… có nhiều việc làm với nhau lắm, bác đừng lo!
Nghe vợ tôi nói, không giấu được niềm vui ngỡ ngàng hiện lồ lộ trên khuôn mặt, ánh mắt, bác cầm lấy bàn tay vợ tôi vuốt ve:
- Bác cám ơn cháu lắm lắm, cháu là người vợ hiền, dâu thảo.
Có lẽ đây là lần đầu tiên trong suốt cuộc gặp gỡ bác, hôm qua và hôm nay tôi đã nhìn thấy bác cười, vẻ buồn bã biến mất, thay vào đó là niềm vui hiện trên khuôn mặt, trong ánh mắt của người đàn bà xấp xỉ 70 tuổi mà tôi cũng chỉ quen biết thoáng qua trong quá khứ.

***
Trở về Zürich đã cả tháng trời, vì bận rộn với sinh nhai tôi cũng chẳng có dịp liên lạc với bác nữa. Đôi lúc trong trí nhớ tôi cũng nghĩ đến bác, nhưng cho rằng với thời gian bác sẽ làm quen với những người Việt Nam khác, rồi cũng giống như mọi người, đâu vào đó mà thôi. Nhưng bất thình lình vào buổi tối khi tôi đang ăn dở bữa cơm thì bác gọi đến. Với giọng nói thều thào, chứa đầy buồn bã, chán nản bác cho biết hiện đang ở bịnh viện đã gần một tuần lễ nay. Tôi hỏi lý do, bác không nói rõ ràng lắm nhưng có lẽ liên quan đến tim mạch lại thêm bị trầm uất vì buồn bã, cô đơn mà ra. Bác khóc qua điện thoại cho biết hai người con chỉ đến thăm bác một lần duy nhất vào ngày đầu tiên, sau đó vì bận rộn họ chỉ điện thoại hỏi thăm mà thôi. Tôi buông tiếng thở dài, nói vài câu an ủi bác, hứa sẽ chở vợ đến thăm bác vào ngày mai hay ngày kia! Có lẽ cảm nhận được ý nghĩa tiếng thở dài của tôi trong điện thoại, bác nói rất nhẹ:
- Cám ơn vợ chồng cháu, biết là làm phiền cháu nhưng bác muốn gặp lại các cháu lắm. Cháu cố đến với bác lần nữa nhé. (Rồi một tiếng thở dài, bác nói tiếp) chắc bác không có dịp gặp lại vợ chồng cháu nữa đâu.
Tôi nghe mà rụng rời, tưởng như bác muốn gặp để nói lời trối trăn! Tôi nói vài câu an ủi, nâng đỡ tinh thần rồi hứa chắc ngay ngày mai sẽ xin nghỉ làm một ngày đến thăm bác.

Xế chiều hôm sau chúng tôi đến bệnh viện của tỉnh, căn phòng khá rộng có 4 bệnh nhân. Chúng tôi đã giật mình đến độ nghi ngờ thị giác của mình khi nhìn thấy bác nằm như đang ngủ. Chỉ hơn một tháng trời mà sắc diện của bác thay đổi quá mau! Khuôn mặt tái xanh, hốc hác như người bệnh lâu năm, cơ thể như bị thu nhỏ lại nằm ép dính xuống tấm nệm của chiếc giường! Cánh tay trái khẳng khiu, tái xanh thò ra ngoài chiếc chăn, được nối với sợi dây truyền serum treo lủng lẳng trên chiếc giá bằng alumin trắng. Tôi nhẹ nhàng nắm lấy cổ tay xương xẩu làm bác giật mình tỉnh dậy. Nhìn thấy chúng tôi, sự vui mừng, cảm động hiện rõ trên khuôn mặt già nua trắng bệch, bác gật đầu nhẹ, đáp lại lời chào hỏi của vợ chồng tôi, rồi thều thào:
- Cám ơn hai cháu đã đến thăm bác, mời hai cháu ngồi!
Bác cho biết mấy ngày trước tự nhiên bị mệt mỏi, chóng mặt rồi bị xỉu, ngã ngay ở bếp vào ban đêm. Yến nghe tiếng động của chiếc ghế bị đổ, chạy ra mới biết và chở bác đến bệnh viện. Qua kiểm nghiệm bác sĩ cho biết do chứng suy tim đã có từ trước kèm theo thận và gan hoạt động không bình thường gây tắc trách sự tuần hoàn dẫn đến chứng lậm độc máu.

Sau vài giờ đồng hồ tâm sự, bác kể cho chúng nghe những ngày tháng cô độc, buồn chán càng lúc càng đè nặng lên bác vừa qua. Tôi cũng chỉ biết khuyên nhủ để nâng đỡ tinh thần bác mà thôi. Trước khi từ giã, bác nói với vợ chồng tôi trong nước mắt:
- Chắc bác và vợ chồng cháu không có dịp gặp lại nhau nữa đâu! Dù thế nào thì bác rất cảm động với lòng tốt của các cháu đã vì thương bác mà nghe tất cả những lời tâm sự của bác. Bác cũng không ngờ cuối đời mình lại cô độc và buồn đau như thế này. Con của bác vì bận rộn hay vì vô tâm mà chúng quên săn sóc bác, nhưng biết làm sao ngoài sự im lặng, tủi thân! Nhưng ít ra vào lúc cuối đời bác cũng có một niềm vui đó là có hai cháu để hàn huyên, tâm sự ….

Dù rất mệt, tiếng nói thều thào nhưng bác nói với chúng tôi khá nhiều, toàn là những câu nói đượm buồn và kín đáo than van! Tôi có cảm tưởng tinh thần bác hoàn toàn suy sụp, buông xuôi. Nỗi chán nản cùng cực của bác không những thể hiện trên khuôn mặt mà còn trong những lời nói như muốn gửi những lời trăn trối với vợ chồng tôi. Tôi cố gieo vào bác lòng tin về tài năng của y học Thụy Sĩ, họ sẽ mang lại cho bác sức khoẻ và niềm vui. Tôi hứa chắc chắn khi bác khỏe mạnh tôi sẽ xuống chở bác lên chơi với gia đình tôi vài tháng. Bác nghe lời hứa của tôi trong trạng thái bâng quơ hình như kín đáo che dấu sự thất vọng ở trong lòng.

Sau khi từ giã ra về, tôi tạt vào phòng y tá trực của dãy phòng bác nằm, ý định gặp người y tá nào đó nói với họ vài lời cám ơn, nhân tiện nhờ họ thông báo cho tôi biết ngay nếu có gì cần thiết. Thật may, tôi gặp được cô y tá trưởng, biết nói tiếng Đức, nhờ vậy mà vấn đề giao tiếp, nhờ vả của tôi dễ dàng hơn. Tôi cũng chẳng ngần ngại nói rõ với cô ta sự thật về hoàn cảnh không vui của bác cùng với sự nhạt tình, thiếu săn sóc của hai người con. Tôi mong cô ta cảm thương nỗi cô tịch của bác mà đặc biệt quan tâm. Tôi cũng không quên đưa cho cô ta số điện thoại, ân cần xin cô ta báo tin cho tôi biết ngay, bất cứ giờ nào, ban đêm hay ban ngày nếu có gì bất trắc, để tôi kịp đến thăm viếng hay giúp đỡ bác nếu cần.

Trở về nhà, vừa được 2 ngày, vào buổi sáng khi đang sửa soạn đi làm thì cô y tá trưởng từ bệnh viện Genève gọi đến. Tôi giật mình, linh cảm có gì không may xảy đến cho bác rồi. Cô ta cho biết bác hiện đang ở khoa cấp cứu, trong tình trạng tuyệt vọng! Với tí chút ngập ngừng cô ta cho biết đêm hôm qua vào khoảng nửa đêm, khi mọi người an ngủ, bác đã dùng kéo cắt đứt sợi dây chuyền serum, rồi để nguyên mũi kim trong mạch máu ở khủy tay cho máu chẩy ra ngấm vào chăn, đệm! Khi người y tá trực đêm biết thì bác đã rơi vào hôn mê. Bác sĩ khoa cấp cứu cho biết rất khó hy vọng cứu chữa vì bệnh nhân đã bị sẵn bệnh về tim mạch lại cơ thể rất yếu. Theo cô ta, nếu tôi đến bệnh viện trước buổi trưa hy vọng có thể gặp được bác lần cuối cùng.
Dù bị vướng bận với việc làm, nhưng tôi cũng xin nghỉ, lái xe một mình xuống Genève hy vọng gặp được bác thêm một lần nữa. Trên đường đi, tôi cầu mong sự kiện không phải quá bi đát như lời cô y tá nói.

Đến Genève, người đầu tiên tôi tìm gặp là cô y tá ,cô ta cho biết bác đã mất ngay sau khi cô ta điện thoại cho tôi, hiện đang nằm ở một phòng riêng gần khu nhà xác của bệnh viện để làm thủ tục cần thiết trước khi đưa vào nhà xác của bệnh viện. Tôi thẩn thờ khi biết mình đến quá chậm để không gặp được bác lần cuối cùng!

Mở cửa bước vào căn phòng nhỏ ở cuối hành lang của dãy nhà phụ được tách biệt với khu vực chính của bệnh viện. Chỉ có một chiếc giường duy nhất trên đó bác Chấn đang nằm. Cặp mắt của bác nhắm lại, bình thản như đang trong giấc ngủ! Chỉ có khác là khuôn mặt của bác hốc hác làm cho đôi gò má nổi hẳn lên giữa màu xám, tái xanh xấu xí của làn da mặt. Tôi im lặng đặt nhẹ bàn tay lên thân thể, lên cánh tay xương xẩu của bác như muốn cảm nhận rõ hơn cái lạnh lẽo của cơ thể cũng như nỗi buồn đau, cô độc của tâm hồn bác lúc ra đi.

Cũng chính lúc đó, lời tâm sự của bác mấy ngày trước khi vợ chồng tôi đến thăm bác ở bệnh viện hình như vang nhẹ bên tai tôi: “Bác đã lầm lẫn chọn lựa! cái lầm lẫn đã làm cho bác mất tất cả! Mất nhà cửa, mất tiền bạc nữ trang và có lẽ mất cả hai đứa con của bác nữa! Bác đã không thể hình dung ra cuộc sống xa quê hương lại mang đến cho bác thất vọng và buồn đau đến như thế! Nhưng ân hận cũng đã muộn, chẳng còn giải quyết nào khác hơn là phải chấp nhận những ngày tháng cô liêu đang đến. Nhưng bác tự hỏi bác có can đảm để chấp nhận nó suốt cuộc đời còn lại của bác hay không?”

Tôi đưa mắt nhìn qua khung cửa sổ, bên ngoài ánh nắng hoàng hôn đổ dài trên con đường trải đá sỏi trong khung viên của bệnh viện. Vài con chim nho nhỏ chuyền nhẩy trên cành cây làm rung động những bông hoa cuối mùa đã khô vì nắng gió còn sót trên những ngọn cây… Không gian thật vô tư, im lặng, chẳng có gì khác lạ để cảm thương cho một người mẹ đã vượt xa biết bao nhiêu khoảng cách trời đất, rời bỏ quê hương đến nơi đây với hy vọng được sống gần những đứa con, tìm cho mình một niềm vui đoàn tụ. Nhưng cuối cùng phải mang lấy nỗi buồn đau, cô tịch mà về với hư vô!

Lưu An Vũ Ngọc Ruẩn
(Switzerland, Zuerich)

Painting A Boat - Hành Động Nhỏ(Thái Lan Dịch)



Painting A Boat 

Once a young man was asked to paint a boat of an affluent man.
The young man got some red paint and brushes and began to paint the boat, as requested by the owner. While painting, he discovered a tiny hole in the ship’s hull and quietly fixed it. After completion of the painting, the young man received the money for the paint job and left.

The boat’s owner showed up at the painter’s house the next day with a substantial ==check, far greater than the painting payment. “You’ve already given me money for painting the boat, Sir!” said the surprised painter. “But this isn’t for the paint job; it’s for repairing the hull in the boat.”
“But it was such a little service… It’s not worth paying me that much for something so insignificant?” said the young man.


“My dear boy, you do not understand the significance of your act. Let me tell you what happened. ==I forgot to mention the hole when I asked you to paint the boat. When you were done with the paint, my kids took the boat and went on a fishing trip once the paint had dried out. They were unaware of there being a hole. I was not there at that time. When I returned and discovered that my children had taken the boat, I was distressed because I remembered it had a hole. I tried to contact them several times but couldn’t reach them. Imagine my delight when I saw them return from their fishing trip. After that, I carefully examined the boat and discovered that you had repaired the hole. You see, now, what you did? You protected my children’s lives! I don’t have enough money to repay for your thoughtful act.”==

So, No matter what, who, when or how. Keep your spirit up to help, sustain, wipe tears, listen and carefully repair any leaks you find. Because sometimes, the smallest act of kindness and thoughtfulness may be worth more to others.
You may have repaired many “boat holes” on your way even without realizing how many lives you may have impacted. Similarly, many may have fixed holes in your boat without realizing it. So, be grateful and keep being kind and thoughtful.

***
Hành Động Nhỏ

Có một chàng trẻ tuổi được yêu cầu sơn chiếc thuyền cho một người đàn ông giàu có.

Chàng lấy một ít sơn đỏ và cọ rồi bắt đầu sơn chiếc thuyền theo yêu cầu của người chủ. Trong khi sơn, anh phát hiện ra một lỗ nhỏ trên thân tàu và lặng lẽ chăm vá. Sau khi xong việc sơn phết, chàng thanh niên nhận tiền công rồi ra về.
Ngày hôm sau, người chủ chiếc thuyền xuất hiện tại nhà anh với một tấm séc với khoản tiền đáng kể, lớn hơn nhiều so với khoản thanh toán tiền công sơn.

-Ông đã cho tôi tiền sơn thuyền rồi, thưa ông! anh thợ ngạc nhiên nói.
-Nhưng đây không phải trả công sơn;đó là chi phí để sửa thân tàu.
-Dạ đó chỉ là một việc nhỏ thôi. Không đáng để ông phải trả nhiều tiền như vậy cho một việc chẳng đáng gì đâu ạ- chàng trẻ tuổi trả lời.
- Chàng trai thân yêu của tôi, bạn không hiểu việc làm của bạn quan trọng như thế nào đâu. Hãy nghe đây, tôi cho bạn biết những gì đã xảy ra.

Tôi quên nói bạn về cái lỗ trên tàu khi tôi yêu cầu bạn sơn. Khi bạn sơn xong, các con tôi lên thuyền và đi câu cá khi sơn đã khô. Chúng không hề biết rằng có một lỗ trên ấy. Tôi đã không có mặt vào lúc đó. Khi tôi về, phát hiện các con đã lấy mất thuyền, tôi rất âu lo vì nhớ ra thuyền bị thủng một lỗ. Tôi đã cố liên lạc với chúng nhiều lần nhưng không được.

Bạn hãy tưởng tượng niềm vui sướng của tôi như thế nào khi thấy chúng trở về an toàn sau chuyến đi đánh cá. Tôi kiểm tra kỹ chiếc thuyền và phát hiện ra rằng bạn đã sửa chữa lỗ thủng. Bạn thấy những điều bạn đã thực hiện cho gia đình tôi mang kết quả như thế nào chưa? Bạn đã bảo vệ cuộc sống của các con tôi!

Tiếc rằng tôi không có đủ tiền để trả ơn cho hành động ân cần của bạn.

Vì thế, đối với bất cứ việc gì, cho ai, khi nào hoặc như thế nào, bạn hãy giữ vững tinh thần của mình để giúp đỡ, chịu đựng, gạt nước mắt, lắng nghe và cẩn thận sửa chữa bất kỳ chỗ rò rỉ nào mà bạn tìm thấy. Bởi vì đôi khi, một hành động tử tế và chu đáo nhỏ nhất có thể có giá trị rất nhiều đối với người khác.

Có thể bạn đã sửa chữa nhiều “lỗ thuyền” trên đường đời của mình mà không nhận ra rằng bạn đã ảnh hưởng đến bao nhiêu cuộc sống rồi. Tương tự như thế, nhiều người có thể đã hàn gắn bao nhiêu lỗ hổng trên thuyền của bạn mà họ và bạn đã không nhận ra.

Vì vậy, hãy biết ơn và tiếp tục đối xử một cách có suy nghĩ và ân cần đối với mọi người, bạn nhé.

Thái Lan

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2024

Tình Muộn - Thơ Quách Như Nguyệt - Nhạc: Đỗ Hải - Tiếng Hát: Vũ Linh


Thơ: Quách Như Nguyệt
Nhạc: Đỗ Hải
Tiếng Hát: Vũ Linh

Với Nhà Thơ Trên Mạng

  

Ý từ cảm xúc với thi nhân
Mượn bút đôi câu thả mấy vần
Tuy chẳng chuốt trau thành chuỗi ngọc
Nhưng thừa thể hiện tấm lòng chân
Bao năm đối họa dường chưa đủ
Tương ngộ hằng mong dẫu một lần
Ứớc có hội thơ mình diện kiến
Nhờ duyên giấy mực thoả tình thân

Quên Đi

Sinh Ly Tử Biệt

 

Vịnh hỡi! từ nay vĩnh biệt rồi
Nỗi buồn chia cách chẳng phai phôi
Trăm năm thân thế nhiều chìm đắm
Một kiếp nhân sinh lắm nổi trôi
Quân tử không qua vòng lận đận
Hiền nhân chẳng thoát cảnh đơn côi
Cả đời tận tụy cho nhân thế
Trần Vịnh bình an nhé Bạn Tôi.


Toronto 25/3/2024
Nguyên Trần
Viết như một lời nguyện cầu cho hương linh Bạn Hiền Đồng Môn
Quốc Gia Hành Chánh Trần Vịnh sớm được an bình nơi Cõi Vĩnh Hằng

10 Chữ Nghiêng

 

Nghiêng vai gánh một đóa sầu
Nghiêng đôi tay với nửa bầu tương tư
Nghiêng tâm thần trí sật sừ
Nghiêng chân nửa bước đi từ hư không
Nghiêng tai mờ ảo thinh không
Nghiêng tim nghe nỗi mênh mông cội người
Nghiêng môi héo một nụ cười
Nghiêng mình xin lại nơi người nụ hôn
Nghiêng lòng nghe nặng cô đơn
Nghiêng đời để thấy được hơn chẳng là…

Phong Châu

Thiếu Nữ


Xuân về thiếu nữ thắm đôi môi
Má rám hồng quân mỉm nụ cười
Mái tóc buông lơi làn gió mới
Bờ vai gợi nhẹ nét hương tươi
Trúc mai thỏ thẻ lời ưu ái
Đào lý xôn xao vẻ đón mời
Thi tứ ai hồn pha sắc mộng
Tơ lòng nhen nhúm tuổi hai mươi.

Lê Mỹ Hoàn




Stopping by Woods on a Snowy Evening (Robert Frost)- Dừng Chân Bên Rừng Vào Một Buổi Tối Ðầy Tuyết(Y Thy Võ Phú)

 

Stopping By Woods On A Snowy Evening

Whose woods these are I think I know.
His house is in the village though;
He will not see me stopping here
To watch his woods fill up with snow.

My little horse must think it queer.
To stop without a farmhouse near
Between the woods and frozen lake
The darkest evening of the year.

He gives his harness bells a shake
To ask if there is some mistake.
The only other sound’s the sweep
Of easy wind and downy flake.

The woods are lovely, dark and deep,
But I have promises to keep,
And miles to go before I sleep,
And miles to go before I sleep

By Robert Frost
Robert Frost (March 26, 1874 – January 29, 1963)
***
Phỏng dịch:

Dừng Chân Bên Rừng Vào Một Buổi Tối Ðầy Tuyết


Rừng này tôi biết của ai
Nhưng nhà anh ấy ở nơi đầu làng
Chắc anh không thấy tôi sang
Ðứng nhìn tuyết trắng ngập tràn rừng cây

Cùng con ngựa nhỏ loay hoay
Nó thầm ngẫm nghĩ nơi đây chẳng gần
Không một trang trại dừng chân
Hoang sơ thanh vắng đóng băng mặt hồ

Một đêm đen tối mịt mờ
Tiếng chuông nai nịt tình cờ rung lên
Hỏi xem sai sót hay quên
Âm thanh quét lá ở bên bìa rừng

Hoa sương treo gió rưng rưng
Thênh thang sâu thẳm bên rừng cô đơn
Với lòng hứa giữ không sờn
Chân đi vài dặm trước còn nghỉ ngơi!


Y Thy Võ Phú
121823