Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2024

Chương Trình Văn nghệ Lễ Tạ Ơn - Đài VVA 1600 AM Dallas Fort Worth


Với sự tham gia của Liên Bích, Minh Huy, Chi Huệ, Minh Lan, Thúy Hằng, Quang Ngọc, Lý Dũng Sỹ 

1. Cho Một Lời Tạ Ơn - Sáng tác và trình bày: Quang Ngọc 
2. Một Đời Áo Mẹ Áo Em - Nhạc và lời: Trầm Tử Thiêng, Hợp ca: Chi Huệ, Minh Lan, Quang Ngọc 
3. Tạ Ơn Người - Nhạc và lời: Anh Việt Thu, Chi Huệ đơn ca 
4. Xin Mãi Mãi Thơ Ngây - Nhạc và lời: Nguyễn Minh Huy, Thúy Hằng đơn ca 
5. Chiều Hôm Phố Thi - Thơ Bùi Giáng, phổ nhạc và trình bày: Lý Dũng Sỹ 
6. Hồn Dân Tộc - Sáng tác và trình bày: Quang Ngọc 

Đặc biệt Nhạc sĩ Lý Dũng Sỹ độc tấu guitar Besame Mucho, Trở Về Mái Nhà Xưa, và đệm đàn cho toàn bộ chương trình.

Tạ Ơn - Trả Ơn


1/Tạ Ơn

Hơn nhau cao quý bởi lòng nhân,
Biết tạ Trời cho được phước phần.
Toàn vẹn thể thân, tâm trí sáng,
Giúp người phế tật, khổ buồn thân.
Ấm no thoải mái, công nhiều kẻ,
Đền đáp thâm ân, giúp thiết cần.
Danh lợi lắm khoe, đời đố kỵ,
Rộng lòng san sẻ, đáp thiên ân.

2/ Trả Ơn

Tạ ơn phải biết trả ơn Trời,

Cố giúp cảnh người sống tả tơi.
San sẻ lộc tài nâng kẻ khổ,
Xót thương tàn phế ủi an đời.
Phát huy tài đức phò muôn chốn,
Truyền bá nhân lành phủ khắp nơi.
Lòng dạ thân thương luôn rộng mở,
Yêu người, mến Chúa chẳng hề vơi.

Ta sống nhờ ơn khắp đất trời,
Muôn điều phúc lộc góp muôn nơi.
Ấm no tiện ích: người lao động,
Bình ổn an ninh: lính giúp đời.
Thầy dạy khôn ngoan vui hiểu biết,
Bạn truyền kinh nghiệm khỏi chơi vơi.
Văn minh thế giới ta thừa hưởng,
Muôn vạn ơn đầy kể chẳng ngơi.

Nhật Quang Phi Hồ 
(Nov23)


Tạ Ơn



Tạ mẹ cha tình nghĩa thiết tha
Cho con bóng mát đẹp ngôi nhà
Trăng sinh nhật vẫn hoài vương vấn
Tưởng nhớ âm thầm lặng lệ sa

Tạ mái trường thời áo trắng thơ
Thầy Cô dạy dỗ quý hằng giờ
Chiều vương bóng Phượng tô thềm mộng
Nắng lụa đan mềm dệt cõi mơ

Tạ mái Chùa xinh học tập thiền
Kinh trì đuốc tuệ giải thần tiên
Chân nguyên an trú đời thanh tịnh
Bóng Phật hương sen chỉ lối hiền

Tạ lính Cộng Hoà nhọc xác thân
Thương binh, tử sĩ não vô ngần
Hy sinh chiến đấu vì non nước
Tù tội rừng sâu bỏ mạng dần

Tạ nước Hoa Kỳ cứu vớt mang
Quê hương ngoảnh lại khóc điêu tàn
Về miền đất hứa đầy nhân đạo
Cảm tạ vô cùng cuộc sống an

Tạ bạn chân tình sát cánh ơi
Mây trong nắng đục vẫn bên đời
Giòng sông cuốn chảy theo ngày tháng
Gió tủi mưa sầu giải nỗi vơi

Tạ bóng xuân hồng ửng mắt môi
Hạ reo nắng rực gợi bồi hồi
Thu về lá đổ rung thanh nhạc
Đông lạnh mưa gầy gợi cảm thôi

Tạ ánh trăng mờ gối giấc thâu
Trời riêng thổn thức tiếng thơ sầu
Hoa Quỳnh hé nở sương loang loáng
Đợi nét trang đài ẩn chứa sâu

Tạ các Thi Đàn lẫn Bút chương
Chân trời mở rộng bóng yêu thương
Ngõ hoa giẫm bước say hương vị
Mát mộng hồn du khắp nẻo đường

Tạ lễ đất trời được ấm no
Anh em họp mặt hưởng nhiều trò
Gà Tây hiểu nghĩa thêm nguồn gốc
Nước Mỹ ân tình khó sánh so

Minh Thuý Thành Nội

    

Khoảng Trống Cuối Cuộc Đời


Qua người bạn thân cùng lớp, tôi quen với gia đình bác Chấn, một gia đình gốc Tây học, giàu có và thế lực của miền Nam trước năm 1975. Bác có hai người con, một trai, anh Quang hơn tôi 3 tuổi, một gái, chị Yến hơn tôi 1 tuổi. Hai người con của bác đều theo học chương trình Tây. Sự quen biết của tôi với gia đình bác rất sơ sài, không bước xa hơn những lời chào hỏi xã giao thông thường hay vài câu hỏi tò mò về thân thế, gia đình và học hành của tôi trong những lần tôi theo người bạn đến nhà bác chơi.

Sau này khi vừa xong tú tài, trong một lần ghé thăm bác Chấn, tôi được biết hai người con của bác đã đi du học tại Thuỵ Sĩ ngay sau khi tốt nghiệp bậc trung học Pháp tại Sài Gòn. Còn tôi không có điều kiện nên học đại học trong nước sau khi tốt nghiệp rồi xuống Cần thơ dạy học, tôi không có dịp nào đến chơi nhà bác Chấn nữa. Đầu năm 1974 trước khi nhận học bổng tu nghiệp ở Nhật bản, tôi được người bạn cho biết bác Chấn trai đã bị mất vì ung thư. Bác gái vẫn sống với vài người cháu họ xa ở căn khá nhà lớn, sang trọng ngày xưa ở đường Ngô Tùng Châu rất gần với trung tâm Sài Gòn.

Rồi với bao nhiêu đưa đẩy của thời cuộc, cuối năm 1979 tôi rời bỏ Nhật bản vì tìm được việc làm đúng với chuyên môn ở thành phố Zürich, vùng nói tiếng Đức, miền bắc Thụy Sĩ. Sang Thụy Sĩ được khoảng một năm tôi lập gia đình với người bạn gái người Nhật mà tôi đã quen biết nhiều năm trong thời du học tại đó.

Một lần vào năm 1983 gia đình tôi xuống Genève thăm người bạn, ngẫu nhiên tôi gặp được chị Yến, cô con gái của bác Chấn. Chị cho biết chị và anh Quang đã tốt nghiệp xong đại học Genève từ lâu. Cả hai đang đi làm, vẫn sống ở Genève, nhưng kẻ ở đầu tỉnh, người ở cuối tỉnh, lại bận rộn với công việc làm cho nên cũng rất ít gặp nhau. Chị Yến cũng cho biết cả hai vẫn chưa lập gia đình nhưng sống chung với người yêu đều là người Thụy Sĩ. Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì cả hai đều đã xấp xỉ 40 tuổi mà vẫn độc thân, nhưng không dám thắc mắc vì có lẽ lối sống Tây phương là thế.

Trong lần gặp nhau đó, tôi cho chị địa chỉ, số điện thoại của gia đình, ân cần mời chị và anh Quang nếu có dịp đến chơi, coi như tìm được người bạn xa xưa nơi xứ lạ quê người. Nhưng tôi có cảm tưởng chị không có vẻ hồ khởi với lời mời vồn vã, chân thành của tôi lắm. Vô tình hay cố ý, chị cũng không cho tôi biết địa chỉ! Tuy nhiên tôi cũng chẳng bận lòng vì nghĩ họ đã sống và lớn lên với nền văn hóa Tây Phương từ ngày còn bé, sự lạnh lùng, cách biệt với những người không cần thiết là lẽ tự nhiên mà thôi.

Chỉ có vậy, lần gặp nhau như thoáng qua, đã được quên đi dễ dàng. Bất thình lình, khoảng gần 2 năm sau ngày chúng tôi gặp nhau thoáng qua, nhạt nhẽo đó, tôi nhận được điện thoại của chị cho biết bác Chấn gái đã được anh em chị bảo lãnh sang đoàn tụ, hiện đang sống với chị ở Genève đã được khoảng một tháng rồi. Chị có nói với bác Chấn về gia đình chúng tôi, bác mong muốn mời gia đình tôi đến chơi để tâm sự. Đặc biệt trong cuộc điện thoại này chị rất thân thiện, thân thiện đến nỗi tôi có cảm tưởng chị năn nỉ chúng tôi đến chơi với mẹ chị, giúp bà vui mà quên đi nỗi nhớ quê hương khi chưa quen biết ai ở Genève.

Sau đó, một buổi sáng sớm thứ bảy cuối tuần, vợ chồng tôi lái xe xuống Genève, chúng tôi đến tạm trú nhà một người bạn cũng ở trong Genève, nghỉ ngơi, nói chuyện một lúc. Khoảng 2 giờ chiều chúng tôi mới đến nhà chị Yến thăm bác Chấn. Trong lần gặp gỡ này có cả anh Quang cùng với hai người Thụy Sĩ là bạn trai và bạn gái của họ.

Ngay khi bước vào nhà, sau vài câu chào hỏi thông thường, vợ chồng tôi đã nhận thấy ngay bầu không khí nặng nề giữa bác Chấn với hai người con của bác cũng như với 2 người bạn trai gái của họ. Bác Chấn hoàn toàn bị tách xa trong cuộc sinh hoạt của hai người con và bạn của họ, dù ngôn ngữ Pháp với bác không thành vấn đề. Sau vài câu xã giao bình thường, nói chuyện vu vơ với chúng tôi, nhóm con của bác Chấn cũng tự tách rời. Họ nói chuyện, cười đùa, âu yếm nhau trước mặt chúng tôi, chẳng có tí ngại ngần rồi dẫn nhau vào phòng bên cạnh đùa giỡn trong âm thanh của âm nhạc khá ồn ào. Họ để bác Chấn tiếp đãi trò chuyện với chúng tôi.

Bác Chấn có vẻ ngượng ngùng, nhưng chúng tôi cố làm ra vẻ không để ý, coi như chuyện bình thường của giới trẻ Tây phương. Chúng tôi ân cần mời bác lên nhà chúng tôi chơi bất cứ lúc nào, có thể ở với chúng tôi cả tháng trời cũng chẳng sao vì nhà khá rộng lại có vườn riêng để ăn uống ngoài trời. Bác tỏ vẻ rất cảm động với nhiệt tình của chúng tôi. Bác càng thích hơn khi thấy vợ tôi cầm chiếc áo len mà bác đang đan nửa chừng, tò mò xem ra chiều hiểu biết và đồng sở thích thêu thùa. Lúc sửa soạn ra về, vợ chồng tôi có ý gặp hai người con để chào từ giã, nhưng với tí chút ngần ngừ trong vẻ ngượng ngùng bác nói:
– Thôi, các cháu cứ về đi, bác sẽ nói với chúng nó sau!

***
Từ giã bác Chấn, chúng tôi trở lại nhà người bạn ngủ qua đêm, sáng hôm sau, ngày chủ nhật, sau khi ăn sáng với gia đình người bạn xong chúng tôi từ giã ra về. Chiều ý vợ, tôi lái xe đi một vài vòng thành phố Genève cho vợ tôi xem tí chút về thành phố, trước khi về lại Zürich. Đang lúc chạy xe tôi thoáng thấy bác Chấn ngồi ở chiếc ghế của một trạm xe bus. Dừng xe vào lề đường tôi chạy vội đến nói với bác:
– Bác Chấn, bác đi đâu vậy? Bác lên xe cháu chở cho.
Bác giật mình khi nhìn thấy tôi, nhưng ngay lúc đó cảm giác ngượng ngùng buồn bã hiện rõ trên khuôn mặt, trong ánh mắt khi bác nhìn tôi. Chẳng đợi cho bác trả lời tôi nói tiếp :
– Cháu đang định chạy lòng vòng xem thành phố đây, bác đừng ngại gì cả , cứ lên cháu chở đi mà !
Nói xong tôi cầm tay, kéo bác về hướng chiếc xe, nơi đó vợ tôi đang mở cửa xa chờ đợi. Ngần ngừ tí chút, nhìn tôi như gửi gắm nỗi buồn kín đáo, bác nói như muốn khóc :
– Bác có muốn đi đâu đâu! Ở nhà buồn và cô đơn quá cháu ạ, chịu không được! Ngày nào bác cũng ra ngồi ở các trạm xe bus, xe điện để nhìn người ta lên xe, xuống xe cho đỡ buồn đó mà thôi !

Nghe bác nói, tôi ngẩn ngơ, nhìn bác trân trối! Câu trả lời của bác xót đau quá! Tôi có cảm nhận người đàn bà xấp xỉ tuổi 70 đang đứng trước mặt tôi có rất nhiều tâm sự buồn đau khó nói. Hình ảnh cuộc gặp mặt chiều hôm qua ở nhà cô Yến, con gái của bác lại hiện ra, trở về trong ký ức tôi ! Tôi thoáng hiểu một phần nào nỗi buồn, cô đơn của bác. Nhân dịp gặp lại trong ngẫu nhiên này tôi muốn được nghe bác tâm sự, biết đâu tôi lại tìm được điều gì đó giúp bác giảm được nỗi buồn mà bác đang chất chứa trong lòng ?! Nghĩ như vậy, tôi thân thiện khoác tay lên vai bác, khẩn khoản tôi nói:
– Bác cháu mình tìm một quán nước nào đó nói chuyện đi! Bác đừng ngại ngần gì cả, ngày hôm qua cháu muốn nói chuyện với bác nhiều mà chưa hết.

Hình như sự nhiệt lòng của tôi và cũng có lẽ vì quá buồn, bác im lặng đi theo. Sau một lúc chạy lung tung, chúng tôi vào một quán nước bên ngoài hành lang của một khách sạn trên đại lộ Quai du Mont Blanc, bên kia đường là hồ nước Lehmann. Bầu trời trong xanh, ánh sáng ban mai chiếu rọi lên mặt hồ nhấp nhô tạo ra những dải sáng lấp lánh tuyệt đẹp của một buổi sáng nắng tốt. Bác Chấn đã khóc gần như suốt thời gian ngồi kể cho tôi nghe về lý do của bác khi lựa chọn rời xa VN, sang Thụy Sĩ định cư. Một lựa chọn mà bác nghĩ rằng đã sai lầm, đang làm cho bác buồn đau vì cô đơn.

Bác cho biết, với lời khuyên nhủ rất hợp lý, chân tình của hai con. Bác đã bán căn nhà của mình ở trong nước, tiền bán nhà cùng với tất cả tiền bạc, nữ trang mà bác đã dành dụm từ khi mới kết hôn để giúp hai con, mua cho mỗi người một căn hộ ở Genève. Căn hộ mà chúng tôi đến thăm hôm qua là của Yến. Một căn khác cho Quang, nhưng đến nay dù đã hơn một tháng ở Thụy Sĩ nhưng bác vẫn chưa có dịp đến xem nó ra sao!

Trước khi rời bỏ quê hương sang Thụy Sĩ, bác nghĩ rằng, tuổi đã già, bệnh hoạn, sống chết không biết lúc nào, vì vậy nếu được sống với chính con của mình là một điều rất hợp lý, vẫn hơn sống với những đứa cháu họ ở Việt Nam. Đã thế bác nghĩ với khả năng thông thạo tiếng Pháp, có lẽ bác chẳng khó khăn trong việc giao tế với người địa phương. Thêm vào đó với sở thích đọc sách báo, thêu thùa cũng sẽ giúp bác che lấp được những lúc nhàn rỗi, cô đơn khi các con đi làm. Với ý nghĩ lạc quan như vậy bác đã chờ đợi từng ngày được ra đi đoàn tụ với hai con. Nhưng khi đến Thụy Sĩ, chỉ sau một tuần lễ đầu tiên bác đã nhận thấy mình sai lầm! Cái sai lầm ra ngoài tưởng tượng, tính toán của bác. Dù thích đọc sách, thích thêu thùa nhưng bác chẳng có được hứng thú mà làm được như mong muốn!

Bác được Yến, người con gái mà bác thương yêu nhất đón về sống chung. Mấy ngày đầu tiên, Yến nghỉ làm việc, dẫn bác đi lo giấy tờ hành chánh, bảo hiểm sức khỏe đồng thời chỉ dẫn bác cách mua vé, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, xe tram của thành phố. Yến cũng không quên hướng dẫn bác sử dụng các máy móc trong nhà như máy giặt, máy sưởi cùng với những việc làm trong tập thể chung cư.

Mấy ngày đầu tiên còn bận rộn với những học hỏi, làm quen với cuộc sống mới nơi xứ lạ quê người, bác không có thời gian để cảm thấy cô đơn. Nhưng chỉ một tuần sau, mọi hoạt động đã được đưa vào thứ tự và đều đặn. Buổi sáng Yến vội vàng đi làm, chiều tối về nhà, mệt mỏi cô ta chẳng có thì giờ và hứng thú để nói chuyện với bác ngoài vài câu hỏi sức khỏe vu vơ. Đã thế Yến thường về với người bạn trai, họ lại quây quần với nhau trong phòng riêng, chẳng thèm để ý đến bác. Bác sống im lìm như một chiếc bóng thừa thãi trong căn hộ .

Mấy ngày đầu tiên, có lẽ vì món ăn lạ hay nể nang công lao nấu nướng của bác, Yến và người bạn trai còn về nhà ăn cơm tối. Nhưng chỉ được vài ngày, họ chẳng còn thú vị với món ăn của bác nữa. Yến nói với bác đừng nấu cơm cho họ, họ tự lo được. Từ đó Yến và bạn trai thường ăn cơm ở đâu đó trước khi về nhà khá muộn. Thỉnh thoảng Yến mua đồ ăn nguội, rượu bia mang về bày ra bàn, ăn uống, nói chuyện cho đến khuya rồi chẳng thèm thu dọn…. Sáng hôm sau khi thức dậy, nhìn thấy đống bát đĩa bác lại phải lau chùi, thu dọn…! Không nói ra nhưng bác Chấn đã có cảm tưởng mình là người hầu hạ trong nhà, không còn là người mẹ được con đón sang để phụng dưỡng nữa. Còn anh Quang, con trai của bác, thỉnh thoảng cùng với cô bạn gái đến chơi, thoáng qua một vài giờ đồng hồ nói chuyện vu vơ với bác rồi từ giã ra về, cũng chưa một lần nào chở bác đến nhà để biết cuộc sống của anh ra sao!

Đôi lần thấy bác buồn, than vãn cô đơn không bạn bè với các con… Yến khuyên bác hãy làm theo lối giải trí, tìm vui của người Thụy Sĩ khi về già, không có việc gì làm. Họ tìm cách tránh thời gian rảnh rỗi, cô đơn bằng cách mua vé tháng của thành phố cho xe bus, xe tram…rồi sáng đi, tối về. Ngày ngày dùng phương tiện giao thông đi từ phố này, sang phố kia ngắm nhìn người ta buôn bán ở các siêu thị hay các công viên của thành phố… Buổi trưa hay lúc mệt mỏi thì tạt vào những nhà ăn bình dân rẻ tiền trong các siêu thị uống cà phê hay ăn trưa.

Nghe lời đề nghị của cô con gái, bác đã hình dung khá rõ con đường sống của mình sẽ ra sao nếu còn sống nơi đây. Bác chợt hiểu ra rằng hai đứa con của bác thật sự đã là dân Thụy Sĩ rồi, chúng sống, chúng suy nghĩ và chúng giải quyết theo xã hội, con người Thụy Sĩ. Chúng không thể nào nhìn thấy hay cảm thấy nỗi buồn, cô đơn của bác được nữa. Nói đến đây, bác Chấn ngước nhìn tôi với đôi mắt nhòa lệ, buông tiếng thở dài buồn bã bác than thở:

– Có lẽ bác phải về lại VN cháu ạ, sống ở đây chắc bác sẽ chết vì cô tịch mà thôi. Mấy ngày trước bác có liên lạc với tòa lãnh sự VN ở Genève để hỏi về việc hồi hương. Theo bác không khó khăn lắm, nhưng cần nhiều thủ tục để lấy lại hộ khẩu của bác ở VN và nhất là chứng minh được sự bảo đảm về tài chánh cho sự sinh sống của bác khi hồi hương.

Thấy tôi im lặng, bác buồn rầu nói tiếp:
– Hiện nay bác chẳng có gì ở VN nữa, nhà cửa đã bán, tiền bạc, nữ trang cũng không còn. Bác đúng nghĩa một người nghèo, già lão đơn độc nếu về lại quê hương thì sống làm sao đây ?
Tôi buột miệng hỏi :
– Tại sao bác không nói với anh Quang, chị Yến trả lại cho bác một ít tiền để có thể về VN sinh sống ? Theo cháu biết thì không cần quá nhiều đâu vì cuộc sống và nhà cửa ở VN vẫn còn rất rẻ .

Lắc đầu ra vẻ thất vọng, bác cho biết tiền bán nhà, bán nữ trang vừa rồi rất lớn so với xã hội VN nhưng có đáng bao nhiêu so với Thụy Sĩ ! Bác đã chia cho hai con để giúp chúng mua nhà, theo bác biết thì hai người con cũng còn phải mượn ngân hàng hơn một nửa mới có đủ tiền để mua hai căn hộ. Hiện nay tiền lời ngân hàng cùng với chi phí dịch vụ cho chung cư như thang máy, điện nước, lau chùi, cắt cỏ, xúc tuyết, làm vườn… tất cả không phải nhỏ, chẳng thua gì tiền đi thuê nhà. Bác cũng đã bàn với hai con để trả lại bác một số tiền cho bác mua một căn nhà nhỏ ở VN, nhưng coi vẻ không được vì chúng vẫn phải trả nợ ngân hàng mỗi tháng, chẳng dư dả để đưa cho bác được! Đã thế khi về VN tiền sinh sống, thuốc thang, bệnh viện khi ốm đau cũng không thể coi là chuyện bỏ qua mà không tính toán được!

Nhẩm tính lại cuộc sống ở VN, tôi nói với bác:
– Theo cháu nghĩ nếu hai người con của bác giúp bác mỗi tháng 200 quan Thụy Sĩ ( thời điểm 1986 ) chắc bác sống không khó khăn lắm đâu!
Bác Chấn mỉm cười với tí cay đắng, bác trả lời:
– Cháu tưởng đơn giản như thế sao? giả dụ mà chúng nó gửi cho bác 200 quan mỗi tháng thì cũng chỉ đủ cho sinh sống bình thường mà thôi. Còn lúc ốm đau, chi dụng cho việc thuê nhà, cho người quen, họ hàng để người ta vui vẻ mà săn sóc cho mình làm sao mà đủ?! Tuổi già của bác đâu có thể sống độc lập được, mà phải dựa vào người khác, nhất là lúc ốm đau. Dù là họ hàng, quen biết cũng phải có tiền cháu ạ! Không dễ dàng và đơn giản như cháu nghĩ đâu !

Nghe bác tâm sự, tôi đã đã tạm hiểu hoàn cảnh của bác. Đúng như vậy, cái sai lầm lớn nhất là bác đã bán nhà, thu dọn tài sản để gửi cho con mong được sống gần con. Điều này nghe ra nó đơn giản và hợp lý như thói thường của gia đình văn hoá VN. Nhưng với hai người con của bác, nếp sống, sự suy nghĩ của văn hoá Tây phương đã thấm sâu vào con người họ, nó không còn là đơn giản nữa! Tìm một giải quyết cho bác không dễ dàng, họa chăng một hay cả hai người con bác biết cảm thông nỗi cô đơn, buồn bã của mẹ mà chính họ tìm cách giúp đỡ mà thôi. Bác không nói ra, nhưng tôi có cảm tưởng hai người con bác không như bác chờ mong .

Trước khi chia tay tôi ân cần nhắc lại lời mời của gia đình tôi, bất cứ lúc nào bác có ý muốn đến nhà tôi chơi nhiều tuần, vài tháng hoàn toàn không có gì khó khăn. Hình như nhìn rõ sự chân thành của tôi, bác vuốt nhẹ bàn tay vợ tôi mỉm cười và hỏi vợ tôi:
– Cháu có phiền lòng nếu bác đến nhà cháu chơi không?

Dù ngôn ngữ VN chỉ hiểu lõm bõm, nhưng vợ tôi cảm nhận hoàn toàn ý nghĩa lời nói của bác qua ánh mắt, khuôn mặt và cả dáng điệu chân thành trong giọng nói, nụ cười của bác. Vợ tôi đưa tay ra dấu thêu đan, lõm bõm câu tiếng Việt:
– Bác cứ đến chơi đi…có nhiều việc làm với nhau lắm, bác đừng lo!

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong cuộc gặp gỡ bác hôm qua và cả hôm nay, tôi mới nhìn thấy nỗi buồn bã biến mất trên nét mặt của bác. Thay vào đó là niềm vui thoáng hiện trong ánh mắt, nụ cười của người đàn bà xấp xỉ 70 tuổi mà tôi cũng chỉ quen biết thoáng qua trong quá khứ.

***
Trở về lại Zürich đã cả tháng trời, tôi cũng chẳng có dịp liên lạc với bác nữa. Đôi lúc trong lúc thảnh thơi tôi cũng nghĩ đến bác. Tôi cho rằng với thời gian bác sẽ làm quen với những người VN khác, rồi cũng giống như mọi người, đâu cũng vào đó mà thôi . Nhưng bất thình lình vào buổi tối khi tôi đang ăn giở bữa cơm thì bác gọi đến. Với giọng nói thều thào, chứa đầy buồn bã, chán nản bác cho biết hiện đang ở bệnh viện đã gần một tuần lễ nay. Tôi hỏi lý do, bác không nói rõ ràng lắm nhưng có lẽ liên quan đến tim mạch lại thêm bị trầm uất vì buồn bã, cô đơn mà ra. Bác khóc qua điện thoại cho biết hai người con chỉ đến thăm bác một lần duy nhất vào ngày đầu tiên, sau đó vì bận rộn họ chỉ điện thoại hỏi thăm mà thôi. Tôi buông tiếng thở dài, nói vài câu an ủi bác, hứa sẽ chở vợ đến thăm bác vào ngày mai hay ngày kia ! Có lẽ cảm nhận được ý nghĩa tiếng thở dài của tôi trong điện thoại, bác nói rất nhẹ:
– Cám ơn vợ chồng cháu, biết là làm phiền cháu nhưng bác muốn gặp lại các cháu lắm. Vợ chồng cháu cố đến với bác lần nữa nhé ! Chắc bác không có dịp gặp lại vợ chồng cháu nữa đâu !

Tôi nghe mà rụng rời, tưởng như bác muốn gặp chúng tôi để nói lời trối trăn! Tôi nói vài câu an ủi, nâng đỡ tinh thần bác rồi tôi hứa chắc ngay ngày mai sẽ xin nghỉ làm một ngày đến thăm bác.

Xế chiều hôm sau vợ chồng chúng tôi đến bệnh viện của tỉnh, căn phòng khá rộng có 4 bệnh nhân. Chúng tôi đã giật mình đến độ nghi ngờ thị giác của mình khi nhìn thấy bác xơ xác nằm như đang ngủ. Chỉ hơn một tháng trời mà sắc diện của bác thay đổi quá mau! Khuôn mặt tái xanh, hốc hác như người bệnh lâu năm, cơ thể như bị thu nhỏ lại nằm ép dính xuống tấm nệm của chiếc giường! Cánh tay trái khẳng khiu, tái xanh thò ra ngoài chiếc chăn, được nối với sợi dây truyền serum treo lủng lẳng trên chiếc giá bằng alumin trắng .Tôi nhẹ nhàng nắm lấy cổ tay xương xẩu của bác, bác giật mình tỉnh dậy. Nhìn thấy chúng tôi,sự vui mừng, cảm động hiện rõ trên khuôn mặt già nua trắng bệch. Bác gật đầu nhẹ, đáp lại lời chào hỏi của vợ chồng tôi, rồi thều thào:
– Cám ơn hai cháu đã đến thăm bác, mời hai cháu ngồi!

Bác cho biết mấy ngày trước tự nhiên bị mệt mỏi, chóng mặt rồi bị xỉu, ngã ngay ở trong bếp vào ban đêm Yến nghe tiếng động của chiếc ghế bị đổ, chạy ra mới biết và chở bác đến bệnh viện. Qua kiểm nghiệm bác sĩ cho biết do chứng suy tim đã có từ trước kèm theo thận hoạt động không bình thường gây tắc trách sự tuần hoàn dẫn đến chứng lậm độc máu.

Sau vài giờ đồng hồ tâm sự, bác kể cho chúng nghe những ngày tháng cô độc, buồn chán càng lúc càng đè nặng lên bác vừa qua. Tôi lắng tai nghe nhưng cũng chỉ biết khuyên nhủ để nâng đỡ tinh thần bác mà thôi. Chúng tôi ở với bác mãi đến buổi chiều, khi từ giã, bác nói với vợ chồng tôi trong nước mắt :
– Chắc bác và vợ chồng cháu không còn có dịp gặp lại nhau nữa đâu! Dù thế nào thì bác rất cảm động với lòng tốt của các cháu đã vì thương bác mà nghe tất cả những lời tâm sự của bác. Bác cũng không ngờ cuối đời mình lại cô độc và buồn đau như thế này. Con của bác vì bận rộn hay vì vô tâm mà quên săn sóc bác. Biết làm sao hơn là im lặng! Nhưng ít ra vào lúc cuối đời này bác cũng có một niềm vui đó là có hai cháu để hàn huyên, tâm sự ….

Bác nói với chúng tôi nhiều lắm, toàn là những câu nói đượm buồn và kín đáo than vân!Tôi có cảm tưởng tinh thần bác hoàn toàn suy sụp, buông xuôi. Nỗi chán nản cùng cực của bác không những thể hiện trên khuôn mặt mà còn trong những lời nói như trăn trối với vợ chồng tôi. Tôi cố gieo vào bác lòng tin về tài năng của y học Thụy Sĩ, họ sẽ mang lại cho bác sức khoẻ và niềm vui. Tôi hứa chắc chắn khi bác khỏe mạnh tôi sẽ xuống chở bác lên chơi với gia đình tôi vài tháng. Bác nghe lời hứa của tôi trong trạng thái bâng quơ hình như kín đáo che dấu sự thất vọng ở trong lòng .

Sau khi từ giã ra về, tôi tạt vào phòng y tá trực của dãy phòng bác nằm, ý định gặp người y tá nào đó nói với họ vài lời cảm ơn, nhân tiện nhờ họ thông báo cho tôi biết ngay nếu có gì cần thiết. Thật may, tôi gặp được cô y tá trưởng, biết nói tiếng Đức, nhờ vậy mà vấn đề giao tiếp, nhờ vả của tôi dễ dàng hơn. Tôi cũng chẳng ngần ngại nói rõ với cô ta sự thật về hoàn cảnh không vui của bác cùng với sự nhạt tình, thiếu săn sóc của hai người con. Tôi mong cô ta cảm thương nỗi cô tịch của bác mà đặc biệt quan tâm. Tôi cũng không quên đưa cho cô ta số điện thoại, ân cần xin cô ta báo tin cho tôi biết ngay, bất cứ giờ nào, ban đêm hay ban ngày nếu có gì bất trắc, để tôi kịp đến thăm viếng hay giúp đỡ bác nếu cần.

Trở về nhà, vừa được 2 ngày, vào buổi sáng khi đang sử soạn đi làm thì cô y tá trưởng từ bệnh viện Genève gọi đến. Tôi giật mình, linh cảm có gì không may xảy đến cho bác rồi. Cô ta cho biết bác hiện đang ở khoa cấp cứu, trong tình trạng tuyệt vọng! Với tí chút ngập ngừng cô ta cho biết đêm hôm qua vào khoảng nửa đêm, khi mọi người an ngủ. Bác đã dùng kéo cắt đứt sợi dây truyền serum, rồi để nguyên mũi kim trong mạch máu ở khủy tay cho máu chảy ra ngấm vào chăn, và đệm! Khi người y tá trực đêm biết thì bác đã rơi vào hôn mê. Bác sĩ khoa cấp cứu cho biết rất khó hy vọng cứu chữa vì bệnh nhân đã bị sẵn bệnh về tim mạch lại bị mất máu nên cơ thể rất yếu. Theo cô ta, nếu tôi đến bệnh viện trước buổi trưa hy vọng có thể gặp được bác lần cuối cùng.

Dù bị vướng bận với việc làm, nhưng tôi cũng xin nghỉ, lái xe một mình xuống Genève hy vọng gặp được bác thêm một lần nữa. Trên đường đi, tôi cầu mong sự kiện không phải quá bi đát như lời cô y tá nói với tôi .

Đến Genève,người đầu tiên tôi tìm gặp là cô y tá ,cô ta cho biết bác đã mất ngay sau khi cô ta điện thoại cho tôi, hiện đang nằm ở một phòng riêng gần khu nhà xác của bệnh viện để làm thủ tục cần thiết trước khi đưa vào nhà xác của bệnh viện. Tôi thẫn thờ khi biết mình đến quá chậm để không gặp được bác lần cuối cùng!

Mở cửa bước vào căn phòng nhỏ ở cuối hành lang của dãy nhà phụ được tách biệt với khu vực chính của bệnh viện. Chỉ có một chiếc giường duy nhất trên đó bác Chấn đang nằm. Cặp mắt của bác nhắm lại, bình thản như đang trong giấc ngủ ! Chỉ có khác là khuôn mặt của bác hốc hác làm cho đôi gò má nổi hẳn lên giữa màu xám, tái xanh xấu xí của làn da mặt . Tôi im lặng đặt nhẹ bàn tay lên thân thể, lên cánh tay xương xẩu của bác như muốn cảm nhận rõ hơn cái lạnh lẽo của cơ thể cũng như nỗi buồn đau, cô độc của tâm hồn bác lúc ra đi.

Cũng chính lúc đó,lời tâm sự của bác mấy ngày trước khi vợ chồng tôi đến thăm bác ở bệnh viện hình như vang nhẹ bên tai tôi : “ Bác đã lầm lẫn chọn lựa! cái lầm lẫn đã làm cho bác mất tất cả! mất nhà cửa, mất tiền bạc nữ trang và có lẽ mất cả hai đứa con của bác nữa! Bác đã không thể hình dung ra cuộc sống xa quê hương nó lại mang đến cho bác thất vọng và buồn đau đến như thế! Nhưng ân hận cũng đã muộn, chẳng còn giải quyết nào khác hơn là phải chấp nhận những ngày tháng cô liêu đang đến. Nhưng bác tự hỏi bác có can đảm để chấp nhận nó suốt cuộc đời còn lại của bác hay không ? “

Tôi đưa mắt nhìn qua khung cửa sổ, bên ngoài ánh nắng hoàng hôn đổ dài trên con đường trải đá sỏi trong khung viên của bệnh viện. Vài con chim nho nhỏ chuyền nhảy trên cành cây làm rung động những bông hoa cuối mùa đã khô vì nắng gió còn sót trên những đọt cây … Không gian thật vô tư, im lặng, chẳng có gì khác lạ để cảm thương cho một người mẹ đã vượt xa biết bao nhiêu khoảng cách trời đất, rời bỏ quê hương đến nơi đây với hy vọng được sống gần những đứa con, tìm cho mình một niềm vui đoàn tụ. Nhưng cuối cùng phải mang lấy nỗi buồn đau, cô tịch mà về với hư vô!

Lưu An Vũ Ngọc Ruẩn
Switzerland, Zuerich, 19.10.2024


Silence(Edgar Allan Poe) - Yên Lặng(Thái Lan)

Edgar Allan Poe 

Silence - Edgar Allan Poe 

"Listen to me," said the Demon, as he placed his hand upon my head. "There is a spot upon this accursed earth which thou hast never yet beheld And if by any chance thou hast beheld it, it must have been in one of those vigorous dreams which come like the Simoon upon the brain of the sleeper who hath lain down to sleep among the forbidden sunbeams --among the sunbeams, I say, which slide from off the solemn columns of the melancholy temples in the wilderness. The region of which I speak is a dreary region in Libya, by the borders of the river Zaire. And there is no quiet there, nor silence.

"The waters of the river have a saffron and sickly hue --and they flow not onwards to the sea, but palpitate forever and forever beneath the red eye of the sun with a tumultuous and convulsive motion. For many miles on either side of the river's oozy bed is a pale desert of gigantic water-lilies. They sigh one unto the other in that solitude, and stretch towards the heaven their long ghastly necks, and nod to and fro their everlasting heads. And there is an indistinct murmur which cometh out from among them like the rushing of subterrene water. And they sigh one unto the other.

"But there is a boundary to their realm --the boundary of the dark, horrible, lofty forest. There, like the waves about the Hebrides, the low underwood is agitated continually. But there is no wind throughout the heaven. And the tall primeval trees rock eternally hither and thither with a crashing and mighty sound. And from their high summits, one by one, drop everlasting dews. And at the roots strange poisonous flowers lie writhing in perturbed slumber. And overhead, with a rustling and loud noise, the grey clouds rush westwardly forever, until they roll, a cataract, over the fiery wall of the horizon. But there is no wind throughout the heaven. And by the shores of the river Zaire there is neither quiet nor silence.

"It was night, and the rain fell; and, falling, it was rain, but, having fallen, it was blood. And I stood in the morass among the tall lilies, and the rain fell upon my head --and the lilies sighed one unto the other in the solemnity of their desolation.

"And, all at once, the moon arose through the thin ghastly mist, and was crimson in color. And mine eyes fell upon a huge grey rock which stood by the shore of the river, and was litten by the light of the moon. And the rock was grey, and ghastly, and tall, --and the rock was grey. Upon its front were characters engraven in the stone; and I walked through the morass of water-lilies, until I came close unto the shore, that I might read the characters upon the stone. But I could not decypher the characters. And I was going back into the morass, when the moon shone with a fuller red, and I turned and looked again upon the rock, and upon the characters --and the characters were DESOLATION.

"And I looked upwards, and there stood a man upon the summit of the rock, and I hid myself among the water-lilies that I might discover the actions of the man. And the man was tall and stately in form, and was wrapped up from his shoulders to his feet in the toga of old Rome. And the outlines of his figure were indistinct --but his features were the features of a Deity; for the mantle of the night, and of the mist, and of the moon, and of the dew, had left uncovered the features of his face. And his brow was lofty with thought, and his eye wild with care; and, in the few furrows upon his cheek I read the fables of sorrow, and weariness, and disgust with mankind, and a longing after solitude. And the moon shone upon his face, and upon the features of his face, and oh! they were more beautiful than the airy dreams which hovered about the souls of the daughters of Delos!

"And the man sat down upon the rock, and leaned his head upon his hand, and looked out upon the desolation. He looked down into the low unquiet shrubbery, and up into the tall primeval trees, and up higher at the rustling heaven, and into the crimson moon. And I lay close within shelter of the lilies, and observed the actions of the man. And the man trembled in the solitude --but the night waned and he sat upon the rock.

"And the man turned his attention from the heaven, and looked out upon the dreary river Zaire, and upon the yellow ghastly waters, and upon the pale legions of the water-lilies. And the man listened to the sighs of the water-lilies, and of the murmur that came up from among them. And I lay close within my covert and observed the actions of the man. And the man trembled in the solitude --but the night waned and he sat upon the rock.

"Then I went down into the recesses of the morass, and waded afar in among the wilderness of the lilies, and called unto the hippopotami which dwelt among the fens in the recesses of the morass. And the hippopotami heard my call, and came, with the behemoth, unto the foot of the rock, and roared loudly and fearfully beneath the moon. And I lay close within my covert and observed the actions of the man. And the man trembled in the solitude --but the night waned and he sat upon the rock.

"Then I cursed the elements with the curse of tumult; and a frightful tempest gathered in the heaven where before there had been no wind. And the heaven became livid with the violence of the tempest --and the rain beat upon the head of the man --and the floods of the river came down --and the river was tormented into foam --and the water-lilies shrieked within their beds --and the forest crumbled before the wind --and the thunder rolled, --and the lightning fell --and the rock rocked to its foundation. And I lay close within my covert and observed the actions of the man. And the man trembled in the solitude -- but the night waned and he sat upon the rock.

"Then I grew angry and cursed, with the curse of silence, the river, and the lilies, and the wind, and the forest, and the heaven, and the thunder, and the sighs of the water-lilies. And they became accursed and were still. And the moon ceased to totter in its pathway up the heaven --and the thunder died away --and the lightning did not flash --and the clouds hung motionless --and the waters sunk to their level and remained --and the trees ceased to rock --and the water-lilies sighed no more --and the murmur was heard no longer from among them, nor any shadow of sound throughout the vast illimitable desert. And I looked upon the characters of the rock, and they were changed --and the characters were SILENCE.

"And mine eyes fell upon the countenance of the man, and his countenance was wan with terror. And, hurriedly, he raised his head from his hand, and stood forth upon the rock, and listened. But there was no voice throughout the vast illimitable desert, and the characters upon the rock were SILENCE. And the man shuddered, and turned his face away, and fled afar off, and I beheld him no more."

* * * * * * * * * * *
Now there are fine tales in the volumes of the Magi --in the iron-bound, melancholy volumes of the Magi. Therein, I say, are glorious histories of the Heaven, and of the Earth, and of the mighty Sea --and of the Genii that over-ruled the sea, and the earth, and the lofty heaven. There was much lore too in the sayings which were said by the sybils; and holy, holy things were heard of old by the dim leaves that trembled around Dodona --but, as Allah liveth, that fable which the Demon told me as he sat by my side in the shadow of the tomb, I hold to be the most wonderful of all! And as the Demon made an end of his story, he fell back within the cavity of the tomb and laughed. And I could not laugh with the Demon, and he cursed me because I could not laugh. And the lynx which dwelleth forever in the tomb, came out therefrom, and lay down at the feet of the Demon, and looked at him steadily in the face.

Yên Lặng - Thái Lan Dịch

Trên đỉnh núi, mọi thứ đều yên lặng; cả thung lũng, mỏm đá và hang động đều không có tiếng động.
" Hãy nghe ta nói đây,” Con Yêu tinh đặt tay lên đầu tôi và nói. – Đất nước ta đang nói đến là một đất nước ảm đạm ở Libya, bên bờ sông Zaire *1/. Và ở đó, không có sự nghỉ ngơi cũng như sự im lặng.
Nước sông có màu vàng nghệ và độc hại; và chúng không chảy về phía biển, mà lại rung động bập bùng liên tục, theo một chuyển động nhộn nhịp và rối loạn, bên trên là mặt trời đỏ rực như con mắt kinh hoàng.

Một bãi sa mạc nhạt màu có hoa súng khổng lồ trải dài nhiều dặm ở mỗi bên con sông này, lòng sông thì đặc cả bùn lầy. Chúng thì thầm rì rào cùng nhau trong sự hiu quạnh này, và vươn những cái cổ dài như bóng ma lên trời, và phần trên của chúng, chỗ những nụ hoa - thì gục gặc không ngớt từ bên này sang bên kia. Và từ bên trong chúng ta nghe tiếng róc rách liên tục giống như tiếng dòng thác ngầm dưới lòng đất. Và chúng vẫn cứ thì thầm cùng nhau.

Nhưng lãnh thổ của chung có một biên giới, và biên giới này là một khu rừng cao, sẫm tối và trông thật khủng khiếp. Ở đó, giống như những con sóng xung quanh Hebrides *2/ , những thân cây nhỏ không ngừng rung chuyển. Điều này đang xảy ra cho dù trời không có gió. Và những cây nguyên sinh rộng lớn thì dao động không ngừng từ bên này sang bên kia trong một tiếng âm vang kinh hồn. Và từng giọt sương liên tục rơi nhẹ nhàng như qua màn lọc từ trên đỉnh đám cây ấy. Còn bên dưới gốc cây nhiều bông hoa độc lạ uốn éo quằn quại, không yên lành trong khi ngủ.

Và bên trên đám cây, trong tiếng sột soạt râm ran, đám mây xám lại ùa về, luôn hướng về phía tây, cho đến khi chúng cuồn cuộn như thác nước đằng sau bức tường rực lửa ở chân trời. Tuy nhiên, bầu trời vẫn im tiếng gió. Và dọc theo hai bên bờ sông Zaire, không hề có sự yên bình, cũng không có sự im lặng.

Trời đã về đêm và mưa đang rơi; và khi nước rơi xuống thì là nước mưa, nhưng khi những hạt mưa đáp xuống đất,
chúng trở thành máu. Và tôi đứng trong đầm lầy giữa những nhánh bông súng cao lớn, và từng giọt mưa rơi trên đầu tôi,
– và những bông hoa súng thì thầm rì rào cùng nhau trong vẻ trang nghiêm của sự hoang tàn đang bao trùm lấy chúng.

Và đột nhiên mặt trăng nhô lên qua tấm lưới mỏng của đám sương mù ảo não và mặt trăng thì màu đỏ thẫm. Rồi đôi mắt tôi lại hướng đến một tảng đá lớn màu xám đựng đứng bên bờ sông, và được ánh trăng chiếu sáng . Và tảng đá màu xám đó nhìn thấy có vẻ thảm đạm và vươn lên rất cao – và mỏm đá là màu xám thê lương. Ta thấy vài ký tự được khắc ở mặt trước của mỏm đá; và tôi vẫn cứ bước đi qua đầm lầy có hoa súng, cho đến khi tôi đến rất gần bờ, để có thể đọc được những ký tự được khắc trên đá.

Nhưng tôi không thể nào đọc được chúng. Và tôi đang định quay trở lại đầm lầy, bỗng mặt trăng sáng lên một màu đỏ rực
rỡ hơn; thế là tôi vội quay lại nhìn về phía tảng đá và những chữ ghi trên ấy; – và những ký tự đó là: HOANG TÀN.
Và tôi nhìn lên, thấy trên đỉnh tảng đá có một người đàn ông; và tôi nấp mình giữa những bông hoa súng để dò xét hành động của ông ấy. Và thấy rằng người đàn ông đó có hình dáng to lớn và oai vệ, ông có tấm choàng của người La Mã cổ đại quàng trên người ông ta từ vai cho đến chân. Và rằng đường nét hình dáng của con người ông không rõ ràng, thật lờ mờ - cho dù những nét đặc sắc của ông là biểu trưng của một vị thần; vì, mặc dù màn đêm bao phủ, sương mù dày và ánh trăng và sương xuống, nhưng đường nét trên khuôn mặt ông vẫn rạng ngời. Vầng trán cao và trầm ngâm, và đôi mắt thì lộ vẻ hốt hoảng và lo lắng; và ở những nếp nhăn trên má ông ấy, tôi xác định được những thần thoại về nỗi u sầu, sự mệt nhoc, ngán ngẩm về nhân loại và ước vọng lớn lao về sự yên tĩnh .

Người đàn ông ngồi xuống tảng đá, hai tay ôm đầu và đưa mắt nhìn khung cảnh hoang tàn. Ông nhìn những bụi cây nhỏ bé, chúng có vẻ lo âu, những cây nguyên thủy thì cao lớn; rồi ông nhìn lên bầu trời với nhiều tiếng xào xạc và mặt trăng đỏ thẫm. Và rằng tôi đang thu mình trú bên trong đám bông súng, và tôi quan sát những hành động của ông. Và rồi tôi thấy người đàn ông đang run rẩy cô đơn ở nơi quạnh vắng; -lúc bây giờ, màn đêm vẫn dần buông xuống và ông vẫn ngồi trên tảng đá.

Và người đàn ông quay đầu không còn nhìn bầu trời mà hướng về phía dòng sông Zaire ảm đạm, nhìn dòng nước vàng buồn thảm, và nhìn những đám hoa súng nhợt nhạt. Và ông lắng nghe tiếng thở dài của chúng và tiếng rì rào từ đám hoa súng. Phần tôi vẫn đang thu mình ẩn náu và tôi quan sát những hành động của ông. Và rồi tôi thấy người đàn ông run rẩy cô đơn ở nơi quạnh vắng; lúc bây giờ, màn đêm vẫn dần buông xuống và ông vẫn ngồi trên tảng đá.

Sau đó tôi lao xuống thật sâu về phía đầm lầy mãi đằng xa, và bước đi trên đám hoa súng dày, xếp lớp và nhiều như khu rừng, và tôi gọi những con hà mã ở đầm lầy sâu thẳm. Và chúng nghe thấy tiếng gọi và đến chân tảng đá cùng với những sinh vật khổng lồ quái dị , và gầm lên ầm ĩ một cách đáng sợ dưới ánh trăng. Còn tôi vẫn đang thu mình ẩn náu và quan sát những hành động của ông ấy. Và rồi tôi thấy người đàn ông run rẩy cô đơn ở nơi quạnh vắng ấy – trong khi đó, màn đêm dần trôi qua và ông vẫn còn đó, ngồi trên tảng đá.
Thế rồi tôi nguyền rủa những sự việc của thảm họa khiến cho khung cảnh trở nên hỗn loạn; trên bầu trời, trước đây không có lấy một ngọn gió, một cơn bão kinh sợ đang ùn ùn kéo về. Và bầu trời trở nên xám xịt vì cơn bão dữ dội, – rồi mưa thì quất mạnh vào đầu người đàn ông, -còn sóng dưới sông ùa lên tràn bờ, - và bao nhiêu là bọt trắng xóa tóe ra từ dòng sông đang quằn quại - và hoa súng kêu la bên trong đám lầy của chúng, và khu rừng vỡ vụn trong cơn gió, – rồi tiếng sấm vang rền, – và tia chớp quật xuống, -và tảng đá lảo đảo không còn vững vàng nữa. Còn tôi vẫn đang thu mình ẩn náu và quan sát những hành động của ông ấy. Và rồi tôi thấy người đàn ông run rẩy cô đơn ở nơi quạnh vắng ấy – trong khi đó, màn đêm dần trôi qua và ông vẫn còn đó, ngồi trên tảng đá.

Thế là tôi trở nên bực bội, và tôi nguyền rủa những sự việc của thảm họa về sự yên lặng- dòng sông và hoa súng, và gió và khu rừng, và bầu trời, và sấm sét và tiếng thì thầm của hoa súng. Và tất cả chúng đã bị đọa đày vì lời nguyền, và chúng trở nên thầm lặng. Và mặt trăng không còn tiếp tục con đường trên bầu trời một cách khó nhọc nữa – và sấm sét đã tắt , – và tia chớp không còn lóe sáng nữa, - và những đám mây trở nên lơ lửng bất động, - và nước sông lại hạ xuống đến mức bình thường và vẫn giữ ngang mực như vậy, – và cây cối không còn đong đưa, – hoa súng không còn thì thầm nữa, – và ta không còn nghe tiếng rì rào róc rách nào từ toàn bộ đám hỗn độn ấy nữa, cũng không còn một chút âm thanh bé nhỏ nào phát ra từ trong cái sa mạc rộng lớn bạt ngàn.

Và đôi mắt tôi hướng vào khuôn mặt của người đàn ông, và sắc mặt anh ta là sắc mặt tái nhợt của một người bị khiếp đảm. Và ông vội vàng đưa tay lên khỏi đầu, đứng thẳng trên tảng đá và lắng tai nghe. Nhưng không có tiếng nói nào từ sa mạc rộng lớn bạt ngàn, và những ký tự khắc trên đá là: YÊN LẶNG.
Và người đàn ông rùng mình, quay mặt đi và chạy trốn xa thật xa, thật xa, một cách vội vàng hấp tấp đến nỗi tôi không kịp nhìn thấy ông ta nữa.

Nhưng rồi, có nhiều câu chuyện thần thoại rất hay trong những cuốn sách của các nhà Thông thái, - vâng, trong những cuốn sách bi sầu của các nhà Thông thái, được đóng gáy bằng sắt. Tin ta đi, trong đó có những câu chuyện hùng tráng về Thượng Đế, về Trái Đất và về Biển Cả hùng vĩ, - và về những Vị Thần đã thống trị trên biển, trên trái đất và trên bầu trời siêu phàm. Những lời của các Nữ Tiên Tri cũng có tính cách bao gồm nhiều sự hiểu biết và truyền thuyết - rất trí thức - và những điều thánh thiện, vâng thật thánh thiện được những chiếc lá sẫm màu run rẩy quanh Dodone*3/ nghe từ xa xưa ; nhưng, về việc Allah vẫn còn sống là thật, nên ta nghĩ rằng truyền thuyết mà Ác quỷ đã kể cho ta nghe khi hắn ngồi cạnh ta trong nấm mồ u tối, là câu chuyện kỳ diệu nhất!

Và khi Ác ma kể xong câu chuyện của mình, hắn rơi trở lại xuống vực sâu của ngôi mộ và bắt đầu cười.
Phần tôi thì không thể cười cùng với Ác quỷ, nên hắn nguyền rủa tôi vì tôi không thể cười.


Và rồi còn linh miêu, vốn trú ngụ trong nấm mồ từ muôn đời, nhảy ra khỏi đó và đến nằm dưới chân Ác ma và nhìn chòng chọc vào mắt hắn.

Edgar Allan Poe - Thái Lan dich

=======================

CHÚ THÍCH

*1/ - Zaire, tên gọi chính thức là Cộng hòa Zaire (tiếng Pháp: Zaïre; từ tiếng Bồ Đào Nha: Zaire, thực ra là sự phát âm sai từ chữ Kongo nzere hay nzadi, hoặc "dòng sông nuốt mọi dòng sông") là tên của Cộng hòa Dân chủ Congo từ 27 tháng 10 năm 1971 tới 17 tháng 5 năm 1997, và vẫn còn thường dùng một cách không chính thức để chỉ quốc gia này. Bài viết này nói về chính thể đã giải tán.Libya là một quốc gia tại Bắc Phi và giáp với Địa Trung Hải ở phía bắc, Ai Cập ở phía đông, Sudan ở phía đông nam, Tchad và Niger ở phía nam, Algeria và Tunisia ở phía tây. Với diện tích lớn hơn gấp năm lần Việt Nam, Libya là nước lớn thứ tư ở châu Phi và thứ 17 trên thế giới . Thủ đô của Libya là thành phố Tripoli, với 1,7 triệu trong tổng số 5,8 triệu dân cả nước. Ba khu vực truyền thống của quốc gia này là Tripolitania, Fezzan và Cyrenaica.
*2/- Hebrides ( tiếng Gael Scotland: Innse Gall, tiếng Bắc Âu cổ: Suðreyjar) là một quần đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây của Scotland.)
*3/-Trong thần thoại Hy Lạp, Dodone được cho là một trong những tiên nữ Oceanid (Hải tinh)

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2024

Tri Ân Đức Phật Thích Ca

 

Thơ & Trình Bày: Minh Lương

Tạ Ơn


Xin tạ ơn đời, ta tạ ơn nhau
tạ ơn ngày cũ nắng pha màu
hôm nay có chút mùa hôm trước
xin tạ ơn người môi vết đau...

Tạ ơn tay in dấu cuộc vui
vội theo con nước thoảng qua cầu
về đây chỉ thấy bờ mây trắng
như dáng ai còn tóc gió bay

Nhiều năm và những nhiều năm nữa
xin tạ ơn lòng lạ cũng quen
một quê hương đã thành quê mới
nuôi dưỡng một đời sao chẳng quên

Xin tạ ơn này cõi trăm năm
tạ ơn biển mặn cuối thăng trầm
có hôm cúi mặt nhìn bóng ngã
xin tạ ơn lời vọng cố hương.!

Lễ Tạ Ơn 2024,
Nguyễn Vĩnh Long


Mừng Lễ Tạ Ơn



Tôi trở giấc, vầng dương đã rạng
Rải ngàn tia rực sáng ngoài hiên
Tiếng bầy chim ríu rít ngoan hiền
Tạ Đất Trời triền miên nhịp sống

Với bình minh ngập tràn hy vọng
Hoặc hoàng hôn gió lộng thu hương
Nhìn khóm hoa bung nở cuối vườn
Tạ Ơn Đời vấn vương chan chứa

Tôi được sinh duyên nào chọn lựa
Ơn Cha cùng Mẹ tựa tiền căn
Thác ghềnh đầy trắc trở băn khoăn
Lời Phụ Mẫu khuyên răn khắc dạ

Ơn dạy dỗ Thầy Cô giáo hóa
Ơn bạn bè ngày lụn tháng qua
Tình thật gần dù sống cách xa
Xoa dịu vết thương tôi vấp ngã

Khi tôi đến một nơi xa lạ
Nửa vòng trái đất xứ Cờ Hoa
Dẫu từng trăn trở nhớ quê nhà
Ơn cưu mang giúp tôi yên dạ

Ơn người với một nền văn hóa
Ơn áo cơm không kể lạ quen
Ơn chăm lo bất luận sang hèn
Ơn Quê Hương thứ hai tôi sống

Tôi rất mừng biết mình chẳng mộng
Vào ngày Tổng Thống thả gà tây
Nhắc cùng tôi LỄ TẠ ƠN nầy
Với nước Mỹ vô vàn ngưỡng vọng

Lời thành thật với tâm trân trọng
Cuối đời còn trĩu đọng hàm ân
Khiến xui lòng nhớ mãi khôn quên
MỪNG LỄ TẠ ƠN tròn hạnh phúc

ThanhSong ntkp


Chúc Mừng Ngày Lễ Thanksgiving

  

CHÚC hết chị em của chúng mình
CHÚC cả TRỜI ĐÔNG vui bạn hữu
CHÚC CÔ GÁI VIỆT đẹp gia đình
CHÚC người đơn độc hòa tri kỷ
CHÚC kẻ tròn đôi hợp nghĩa tình
CHÚC tiệc Tạ Ơn đầy hạnh phúc
CHÚC MỪNG NGÀY LỄ THANKSGIVING.

Phương Hoa
Thanksgiving 2024
----------------
Mừng Lễ Tạ Ơn

MỪNG LỄ TẠ ƠN kính chút quà
MỪNG bao Tiệc Lớn xứ Cờ Hoa
MỪNG mong hạnh phúc vô đầy cửa
MỪNG ước bình an đến ngập nhà
MỪNG chữ Ông Cha lan biển rộng
MỪNG văn hóa Việt trải trời xa
MỪNG chung Hải Ngoại toàn VĂN BÚT
MỪNG LỄ TẠ ƠN kính chút quà.

Phương Hoa 
Thanksgiving, 2024


Bức Tranh "Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên", 1621, Của Jean Ferris năm 1912


Jean Leon Gerome Ferris được mệnh danh là "nhà sử học họa sĩ", thường phát họa những khoảnh khắc lịch sử của Hoa Kỳ. Như bức tranh "The first Thanksgiving (Lễ Tạ Ơn đầu tiên)" cho Hoa Kỳ từ năm 1621, họa lại hình ảnh những người định cư gốc Anh (chủ yếu là người Thanh giáo) và người bản xứ Bắc Mỹ tại Plymouth tổ chức bữa tiệc mừng mùa thu hoạch đầu tiên trong tinh thần tạ ơn.

Khoảng 400 năm trước, khi một nhóm hành hương (Pilgrim) 102 người can đảm rời nước Anh đã chèo thuyền qua Đại Tây Dương trên con tàu Mayflower và dạt đến Plymouth (Massachusetts) để bắt đầu một cuộc sống mới. Vào tháng 11 năm 1621, sau khi sống sót qua năm đầu tiên khó khăn, những người hành hương và người thổ dân Wampanoag đã tụ họp để tổ chức lễ thu hoạch nhằm cảm tạ Thượng Đế.


Theo truyền thống hằng năm của Canada vào tháng 10 và Hoa Kỳ tháng 11, Lễ Tạ ơn là thời điểm để mọi người cảm ơn những ơn phước mà mình nhận được, và ăn mừng sau vụ mùa màng.


Thân mến
H Yến

Thanksgiving! Tạ Ơn Ai?



(Chuyện cười Ngày Thanksgiving)


Tôi có một ông bạn mỗi năm về VN một lần, thăm quê hương là phụ, đi hớt tóc có ráy tai là chính.
Ông là người đã từng tuyên-bố sau Tứ-khoái, ráy tai xứng đáng được xếp vào hạng ngũ-khoái. Người nói, "Được nghe nhạc hay, được nghe ai khen mình đến sướng cả tai thì cái sướng đó là cái sướng thuộc về tâm-hồn. Còn được một sư-tổ chuyên ráy tai phục-vụ cái lỗ tai của mình thì cái sướng đó là cái sướng thuộc về thể-chất."
Hoá ra, lỗ tai là bộ-phận duy-nhất trên cơ-thể của chúng ta có được khả-năng sướng cả hai mặt vừa phần hồn lẫn phần xác.
Khi tôi đang viết những dòng này thì ông bạn của tôi đang ở Saigon để cho cái lỗ tai của mình được hưởng cái sướng về phần xác.
Còn cái khổ về phần hồn thì phải chờ ngày ông về lại Mỹ gặp vợ rồi sẽ biết. Bà đã ghi vào sổ tay là ông về VN lo đám tang cho cha lần này là lần thứ ba.

Xin trở lại chuyện tóc tai của tôi.

Tôi phải cám ơn vợ tôi rất nhiều đã chăm sóc cho cái đầu tóc của tôi trong suốt gần bốn mươi năm chung sống với nhau.
Nàng là người đã cắt tóc cho tôi.
Tôi vốn bị dị-ứng với các tiệm hớt tóc, sau một lần xui xẻo bị cái tondeuse điện của một bác thợ hớt tóc lên cơn suyễn gọt mất đi một mảng tóc lớn trên cái đầu của một thằng nhỏ ngây thơ vừa bước chân vào bậc trung-học kia.
Lần đó tôi đã phải bỏ học một ngày ở nhà, cứ nhìn vào gương là khóc thét lên, và sau đó đã phải đội nón suốt ngày hơn một tháng trời để chờ cho tóc mọc lại.

Vợ tôi không dùng tondeuse, chỉ tỉa tóc tôi bằng kéo, rất an-toàn. Nàng biết tôi và tondeuse không thể ở chung một nhà.
Khi đi uốn tóc, chỉ ngồi nhìn các cô thợ hớt tóc chuyên-nghiệp dùng kéo tỉa tóc cho khách thôi mà vợ tôi học được cách cắt tóc cho tôi.
Chỉ quan-sát không thôi mà bắt chước làm được thì phải công-nhận vợ tôi giỏi thật.
(Rất tiếc nàng không thấy có cô thợ hớt tóc chuyên-nghiệp nào ở Mỹ ráy tai cho khách cả, cho nên tôi phải tự ráy tai lấy.)

Vợ tôi cắt tóc tôi theo góc nhìn thẩm-mỹ của nàng, không đẹp lắm theo ý muốn của riêng tôi.
Tôi có than phiền một đôi lần.
Nàng trêu tôi người xấu trai thì hớt kiểu nào cũng xấu thôi. Tôi trêu nàng thiếu óc thẩm-mỹ. Vợ tôi ngồi chịu chết không cãi lại được.
Cãi sao được khi tôi nói quá đúng, "Nếu em có óc thẩm-mỹ, em đã không chọn tôi."

Một anh bạn khuyên tôi nếu thật tình muốn vừa ý một trăm phần trăm với cái đầu tóc của mình, chính mình phải tự cắt tóc cho mình.
Tôi nghe rất có lý. (Riêng "Nghiệp-đoàn thợ hớt tóc toàn-cầu" thì phản-đối kịch-liệt.)
Anh bạn tôi giới-thiệu tôi với thằng em trai của anh, người tự mình cắt tóc cho mình.
Vừa thoạt nhìn, phải giật mình công-nhận thằng này có mái tóc tự cắt rất đẹp.
Nó nói, "Tự cắt tóc cho mình không phải là dễ, nhưng cũng không phải là khó lắm. Chỉ cần một cái kéo loại để cắt tóc thật bén, một cái lược và hai cái gương: một gương lớn nhà nào cũng có đã gắn sẵn trên tường để chúng ta nhìn vào đó mà cắt tóc phía trước, và mua thêm một cái gương nhỏ cầm tay, đứng xoay lưng lại gương lớn và nhìn vào gương nhỏ để thấy tóc phía sau của mình hiện lên gương lớn mà cắt. Đây là phần khó nhất vì phải đưa ngược tay ra phía sau, lại phải nhìn vào cả hai gương mới thấy được tóc ở phía sau của mình, và cắt rất trái tay nên không cẩn-thận cắt trật như chơi.
Tôi khen tóc cậu em cắt đẹp.
Sung sướng vì được khen (lỗ tai cậu đang sướng phần hồn), nó đề-nghị hướng-dẫn cho tôi cách tự cắt tóc, chỉ nửa giờ thực-tập là có thể tự cắt được.

Với tôi, đây là giây phút sống chết. Cuộc đời tôi có thể thay đổi, bước qua một khúc quanh khác. Tôi phải thật bình-tỉnh.
Tôi hít một hơi thật sâu và mạnh, nhìn thật thẳng vào hai mắt nó, không dám nhìn chệch đi một li, sợ phải nhìn thấy cái lỗ tai đầy sẹo của nó, cương-quyết trả lời, "Cám ơn em, nhưng rất tiếc anh không được khéo tay."
Quí độc-giả cũng sẽ từ-chối như tôi thôi. Thằng này chỉ còn đúng có một cái lỗ tai. Đầy cả sẹo.
Quay lưng lại gương lớn, nhìn vào gương nhỏ để tìm thấy mái tóc phía sau của ta hiện trên gương lớn là một việc dễ làm. Nhưng quặt ngược một tay còn lại để cầm kéo tỉa tóc phía sau là một việc làm ngược hướng, trái tay, khó và nguy-hiểm. Không nguy-hiểm thì thằng em của bạn tôi đã không mất đi một cái lỗ tai.
Viết đến đây, tôi sực nhớ đến một điều. Đâu phải tự-nhiên mà ông bà chúng ta mỗi khi nói đến tóc là luôn kèm thêm chữ tai. Thí-dụ như, “Tóc Tai đàng hoàng, Tóc Tai bù xù, Tóc Tai dị hợm, Tóc Tai gọn gàng v..v..”
Cứ có chữ tóc là có chữ tai. Tại sao? Có thể ngày xưa cũng đã có những cái tai bị rơi rụng khi các cụ cắt tóc. Thiệt đúng là chuyện Tóc với Tai.

Từ sau lần gặp gỡ người chỉ còn một cái lỗ tai đầy sẹo đó, tôi hoàn-toàn giao cái đầu tóc của mình cho vợ lo, không đòi hỏi khen chê gì nữa.
Đầu tóc có không vừa ý một chút cũng không sao, miễn là tóc tai đàng-hoàng, và nhất là hai tai còn đầy đủ để đeo kính, không phải mang contact lenses là được rồi.

LẠI CHUYỆN CÁI ĐẦU. (Revised on 11/26/2019.)

Cả tháng không ăn ngoài, sáng nay tôi đưa vợ đi tìm phở để lót lòng.
Chắc chắn không phải loại "Phở" mà các ông thường tìm khi chán cơm. Ăn "Phở" loại này không ai đưa vợ đi theo. No exceptions!

Vừa ngồi vào bàn, một chị bồi bàn trông khoảng trên dưới 50 đến hỏi ngay vợ tôi, "Chị dùng gì?"
Xong quay qua tôi, "Bác dùng gì?"
Tôi đoán ra ngay vì sao tiệm phở này ngon mà lại vắng khách.
Phải cố-gắng khéo léo cho chị bồi bàn này một bài học mới được.
Tôi ôn-tồn, "Làm ơn cẩn-thận trong việc xưng-hô nghe! Chị gọi ai là bác?"
Chị bồi bàn trợn mắt nhìn tôi kỹ hơn, xong hốt hoảng, "Lạy ông, xin ông tha lỗi cho con. Hôm nay con đi làm vội quá, bỏ quên mắt kính ở nhà!"

Tôi giật mình, thật không ngờ mình già đến như vậy.
Xưa nay cứ mãi chúi đầu chúi mũi vào đàn địch, thơ văn, TV và Internet, lại ít nhìn vào gương, tâm-hồn thì còn quá trẻ trung, yêu đời cho nên tôi cứ tưởng mình còn trẻ lắm. Ai ngờ?

Hôm đó chị bồi bàn được tiền tip rất khá từ vợ tôi.
Ôi! Women!
Tôi thì khi đi ăn tiệm chỉ cho tip khá hơn bình-thường nếu người bồi bàn bận quá để tôi phải chờ lâu, lúc đó tôi sẽ được đói hơn, và sẽ có dịp ăn ngon miệng hơn.
Càng chờ lâu tip càng nhiều !
Nhưng chờ đến đói lã gần ngất xỉu thì vợ tôi phải sẳn sàng gọi 911.
Đói đến gần ngất xỉu mà thấy đồ ăn ngon được dọn ra, ăn ngấu ăn nghiến vào thì trước sau gì cũng bị trúng thực mà chết. Từ dân gian gọi là chết tươi, tức là chết khi quá no. Khác với chết héo tức là chết khi quá buồn.

Trở lại chuyện chị bồi bàn được tip khá.
Hôm đó tôi cũng học được một bài học đáng giá.
Làm gì thì làm, đi đâu thì đi, phải chịu khó nhuộm tóc, và luôn luôn nhớ mang denture vào.

Cái răng cái tóc là gốc con người.
Lười nhuộm tóc và quên đeo răng giả vào là trông già trước tuổi ngay.
Nhất là khi mình đang ở trong cái lứa "Thất thập cổ lai hy".

Lần đầu tiên khi tôi tự nhuộm tóc lấy cho mình, thiên-hạ tưởng tôi nhuộm tai.
Thế là lại phải nhờ vợ mình nhuộm tóc cho mình.

Riêng cái denture thì tôi tự đeo lấy, không nhờ ai!

Chỉ có một lần duy-nhất tôi phải nhờ vợ khi một sáng kia thức dậy kiếm denture không thấy, không nhớ đêm hôm trước sau khi nhậu nhẹt với bè bạn xong, trước khi đi ngủ mình tháo denture ra cất ở đâu. Hai vợ chồng lục tung nhà, cùng nhau kiếm mãi gần nửa tiếng đồng-hồ mà vẫn không thấy cái denture duyên dáng kia rơi rớt chốn nào.
Đến lúc quá thất-vọng, sắp sửa gọi điện-thoại hẹn với nha-sĩ để đi làm một cái denture khác thì chính cái lưỡi của tôi đã rà soát và khám phá ra tối hôm qua trước khi đi ngủ tôi quên không tháo denture ra cất. Người vẫn còn nằm trong miệng của tôi, im như thóc, trong khi mình tìm người gần chết.
Vợ tôi không im như thóc. Nàng ngồi nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Nhưng tuyệt-đối không trách chồng một tiếng.

Thanksgiving ai tạ ơn ai tôi không biết.
Tôi thì tạ ơn vợ tôi.
Không phải vì nàng lo cho tóc tai của tôi, hàng tháng cắt và nhuộm tóc cho chồng đàng hoàng.
Tôi tạ ơn nàng vì cái đức-tính bao-dung không trách móc khi chồng ngậm denture chặt cứng trong miệng mà bắt vợ mình phải đi tìm nó.

Happy Thanksgiving!

Lê Xuân Cảnh

Lời Tạ Ơn Trong Ngày Lễ Thanksgiving


Hàng năm vào ngày Thứ Năm tuần cuối cùng của tháng Mười Một, nước Mỹ có một ngày lễ mà tôi cho là ý nghĩa nhất trong tất cả những ngày lễ ở đất nước Hiệp Chủng Quốc này. Ðó là ngày lễ Thanksgiving - ngày lễ Tạ Ơn.

Lễ Tạ Ơn đầu tiên diễn ra vào năm 1621, không lâu sau khi những người Pilgrims từ nước Anh tìm ra và đặt chân xuống đây, rồi chọn vùng đất này để sinh sống - để từ đó; con cháu họ và những thế hệ nối tiếp lập nên một quốc gia hùng cường và giàu có bậc nhất thế giới: Quốc Gia Hoa Kỳ.

Số người tham dự lễ Tạ Ơn đầu tiên ấy chỉ vỏn vẹn có 140 người; gồm 90 người Wampanoag (Người Da Đỏ) và 50 người Pilgrims. Một số người Pilgrims đã bỏ xác dọc đường theo cuộc hành trình khi tìm đến đây và tiếp sau đó, một số khác cũng khá đông đã vùi thân khi chưa kịp thích nghi với khí hậu và phong thuỷ, nhất là bệnh tật luôn chờn vờn vào những buổi đầu sơ khai với mùa đông giá rét. 140 người đó đã dành đúng 3 ngày để tế lễ Tạ Ơn ngay sau khi vụ mùa được thu hoạch.

Ba ngày đó, họ làm gì và tạ ơn ai?

Họ tạ ơn Trời, tạ ơn Thượng Ðế đã giúp họ sống sót khi vượt tuyến đường ngàn dặm và may mắn tìm ra vùng đất màu mỡ này; vùng đất đầy sữa và mật. Họ tạ ơn Thượng Ðế đã chúc phúc cho họ có được vụ mùa gặt bội thu đầu tiên. Họ cũng không quên tạ ơn những thổ dân Da Đỏ đã hướng dẫn biết canh tác và chăn nuôi trong những ngày tháng chân ướt chân ráo… Và hôm nay đây sau hơn 300 năm, người dân Hoa Kỳ - là những thế hệ tiếp nối vẫn đều đặn tái diễn lễ Tạ Ơn vào ngày Thứ Năm tuần cuối cùng của tháng Mười Một mỗi năm, như một nhắc nhở đến con cháu họ phải luôn biết ơn Trời, nhớ ơn người “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn” như truyền thống và văn hóa của người Việt Nam đã dạy và nay đã ghi sâu và thấm nhuần trong dòng máu.

Qua câu chuyện The First Thanksgiving (Lễ Tạ Ơn Ðầu Tiên), tôi liên tưởng đến người tỵ nạn Việt Nam chúng ta trên vùng đất Hoa Kỳ này (Hoặc một quốc gia nào khác). Quả thật, chúng ta chẳng khác gì người Pilgrims thuở đó khi bỏ nước ra đi tìm tự do và đất sống. Những chuyến hải trình vượt đại dương của bạn và tôi trên những mảnh thuyền mong manh đã phải đối đầu bao gian khổ, hiểm nguy. Gian khổ và nguy hiểm ấy có thể ngập đến mức 99 % của cái chết bởi sóng gió, bởi đói khát, bởi nạn hải tặc… Thế mà cũng đành chấp nhận đánh đổi để chỉ mong 1 % nhỏ nhoi còn lại của sự sống.

Biết bao trở ngại của những ngày đầu lạ nước lạ cái nơi các trại tỵ nạn, những cách biệt và xa lạ từ ngôn ngữ, tập quán, văn hóa và khí hậu… Thế rồi ngày hôm nay khi ngoảnh lại, tôi cũng như bạn chợt nhớ ra rằng; chúng ta đã mang ơn biết bao người và biết bao điều trong cuộc sống mà thường thì con người hay quên hoặc cố quên những người đã làm ơn tạo phước cho ta trong cuộc đời. Nhất là sau khi bạn và tôi đã công thành danh toại, đã trở nên sung túc trên vùng đất Hoa Kỳ này.

Ðể hiểu rõ chắc chắn hơn cái ý thức của sự vô ơn không nhớ đến những người mà ta đã mang ơn. Xin hãy vào các nhà thờ hay chùa chiền…, chúng ta sẽ thấy và sẽ nghe được toàn là những lời cầu kinh, cầu nguyện: nào là xin này xin nọ của giáo dân, của thiện nam tín nữ mà quên đi sự tạ ơn. Hãy xem thêm tờ thông tin mục vụ ở những nơi đó, nào là chằng chịt những người xin ơn, xin ban, xin cho, xin được, xin có, xin thêm điều này điều nọ mà không thấy một lời, một lễ để tạ ơn, nếu có thì cũng rất giới hạn. Mặc dù sự tạ ơn của chúng ta cũng chẳng có thêm lợi ích gì cho Thượng Ðế. Thế nhưng, Ngài muốn lòng con người ghi nhớ và biết ơn nhau để tình cảm cộng đồng con người được nở hoa và sinh thêm hoa trái, mang lợi ích cho mình cho người, và nhìn thấy mối liên đới và tương quan tốt đẹp trong đời sống chung quanh.

Hôm nay trong ngày lễ Tạ Ơn. Bầu trời ảm đạm của mùa Thu tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington. D.C.) Bầu trời thoảng khói lam chiều ảm đạm thoáng giống như bên quê nhà. Ngoài kia, những cơn gió mơn man hàng cây trùi trụi, những chiếc lá vàng úa rồi rơi rụng. Lá về với lòng đất, về với cội nguồn. Ðời người đâu khác chi chiếc lá: xanh tươi đó, úa tàn đó. Lá sẽ mục nát trong lòng đất hoá chất hữu cơ cho cây được bén rễ để ươm chồi cho ngày mai tiếp nối.

Trên cả mọi điều, chúng ta hãy dâng lời tạ ơn Thượng Ðế vì điều kỳ diệu và tuyệt vời nhất Ngài đã tạo dựng cho chúng ta là hình hài con người, có lương tri và tâm trí mà không phải hình con thú hoặc vật vô tri.

Tạ ơn Ngài đã thổi trong hình hài ta sự sống với lý trí để xét suy điều đúng/sai, lẽ thiện/ác và biết nhận ra con đường Thượng Trí, tìm đến ánh sáng của Chân-Thiện-Mỹ. Ngài còn tạo và đặt vào trong ta một trái tim. Trái tim không chỉ có bổn phận bơm máu nuôi cơ thể, mà còn để hưởng nhận và ban phát yêu thương cùng những rung cảm trong đời sống.

Theo khoa học, bộ phận đầu tiên khi bào thai hình thành là một giọt máu biết đập. Ðó chính là trái tim. Nhờ có trái tim và lý trí mà bản năng con người được kiềm chế, được xoa dịu, nhất là khi phải đối diện với những xung đột và khác biệt trong nhịp sống nơi bản chất của con người.

Vâng, nếu chúng ta chỉ biết hành động theo bản năng thì có lẽ chúng ta đã, đang và sẽ “làm thịt” nhau không ngừng tay. Vì đời nào ai chịu thua ai? Ngài biết rõ bản chất của con người là thế nên đã gắn, đã ban cho mỗi con người có một trái tim và thêm một khối óc để chế phục bản năng.

Khi nói đến trái tim cũng là đề cập đến sự sống, là nói đến sự yêu thương, hạnh phúc, bình an… Nếu mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình, mọi con người luôn đặt trái tim cạnh lý trí để “xử lý” với nhau trong bất cứ mọi tình huống, mọi hoàn cảnh thì có lẽ thế giới này sẽ thôi chiến tranh, con người sẽ gần lại với nhau, sẽ nâng đỡ và thương yêu nhau, gia đình sẽ hạnh phúc, xã hội sẽ dang rộng cánh tay chào đón tất cả mọi thành phần mà không phân biệt chủng tộc, màu da, giàu nghèo, sang hèn…

Hẳn, Thượng Ðế đã có lý do khi tạo ra trái tim đầu tiên (Giọt máu biết đập) để hình thành con người (Là bào thai) trước cả cái đầu, cái miệng và đôi tay… Vậy, tại sao không mang trái tim của chúng ta ra để quân bình, lý lẽ và phân tích đầu tiên trong mọi tình huống, mọi điều, và mọi việc của đời sống hằng ngày. Thực hiện như thế thì xã hội thôi nhiễu nhương, vơi bất công, thế giới bớt chiến tranh, tránh đầu rơi máu đổ, con người bớt ganh ghét, thù hằn và những xung đột, những tranh chấp… cũng được xoa dịu.

Xin hãy cúi đầu để tạ ơn sự tuyệt diệu của Thượng Đế khi tạo dựng nên vũ trụ bao la và loài người. Ôi! Ðấng Quyền Năng thật Tuyệt Hảo và Vô Song.

Có lẽ bạn và tôi không cùng tôn giáo - không chung niềm tin, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự hiện diện của Thượng Ðế đã tạo dựng nên vũ trụ, sông biển, núi đồi, nắng mưa, cỏ hoa, cầm thú… với mục đích, đó là chỉ vì yêu thương con người, rồi Ngài cho con người được ân hưởng và làm chủ vạn vật. Ngài còn sắp xếp mọi vật thể trong vũ trụ, chuyển mình theo tuần tự trong bàn tay quyền năng và an bài của Ngài.

Bạn cứ tưởng tượng xem nếu ta sống không có ánh sáng trong 24 giờ, hoặc một tuần, một tháng thì sẽ bất tiện đến thế nào? Hoặc những ngôi sao va chạm, rơi rớt hay vũ trụ hỗn loạn thì đời sống con người sẽ ra sao? V..v…

Vậy, tất cả và thậm chí ngay cả ngày và đêm cũng nằm trong lập trình sáng tạo để cho con người có được năng lượng, có ánh sáng của mặt trời và được nhận ra thời gian, năm tháng, ngày và đêm mà tính toán, sắp xếp, nghỉ ngơi và làm việc…

Sau khi tạ ơn Trời, bạn và tôi chắc chắn nghĩ ngay đến gia đình. Ngày lễ Tạ Ơn cũng là ngày quy tụ mọi thành viên trong gia đình. Con cháu từ phương xa trở về với tổ ấm, về để tạ ơn đấng sinh thành, để gặp gỡ và tìm lại hơi ấm của gia đình.

Thượng Ðế đã hình thành xã hội đầu tiên cho loài người đó là người chồng, người vợ và từ đó họ sinh ra con cái. Chung quy lại đó chính là gia đình. Nơi gia đình ta tìm được chỗ nương tựa và yêu thương, được an ủi và vỗ về, được chia sẻ ngọt bùi hay đắng cay, hạnh phúc hay khổ đau trong đời sống. Trọng điểm của ngày lễ Tạ Ơn đối với các gia đình, đó là sự gần gũi và nhất là bữa ăn tối. Ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt quây quần bên bàn ăn rồi dâng lên lời tạ ơn Thượng Ðế đã ban cho biết bao ân huệ trong năm qua. Tạ ơn đấng sinh thành đã dưỡng dục nuôi nấng ta đến ngày khôn lớn.

Còn gì hạnh phúc và ý nghĩa cho bằng khi có được mọi thành viên gia đình bên bàn ăn trong ngày lễ Tạ Ơn. Những món ăn không buộc phải cao lương mỹ vị mà chỉ là những món ăn đơn giản như khoai, đậu, ngô, bí… đã được chế biến, nhất là món gà tây (Turkey) thì không thể thiếu được. Những món ăn này bắt nguồn từ ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên của người Pilgrims và nay đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày lễ này hằng năm.

Chúng ta còn tạ ơn ai nữa không?

Còn, còn nhiều lắm bạn ạ! Này nhé: vào những năm đầu sau năm 1975, có biết bao người Việt Nam bỏ nước ra đi, những ngày tháng lênh đênh trên biển cả, lạc lõng trong rừng sâu. Nếu như không có những chiếc tàu và lòng thương xót của người ngoại quốc cứu vớt, thì xác thân bạn và tôi đã làm mồi cho cá, cho thú dữ rồi phải không? Vì thế chúng ta không thể không biết, không nhớ ơn đến những người đã dang tay cứu vớt những thuyền nhân rồi đưa vào các trại tạm cư, trại tiếp tế, trại tỵ nạn, trại chuyển tiếp như Thái Lan, Mã Lai, Hồng Kông, Phi Luật Tân… Nhờ những trại đó để cho chúng ta có cuộc sống ngắn hạn và tạm thời sau những ngày tháng lênh đênh biển cả hoặc lạc lối rừng sâu trước khi lên đường định cư ở một quốc gia khác.

Ơn cao cả, lòng nghĩa hiệp và bác ái đó là từ tấm lòng nhân đạo của các thuyền trưởng, của Liên Hợp Quốc, của các hội từ thiện: Hội USCC, Hội ICM, các cơ quan bảo lãnh và từ thiện của các tôn giáo: Catholic, Tin Lành…

Làm sao bạn và tôi có thể quay phắt hoặc quên bẵng đi những ân nhân người Mỹ đã bảo lãnh, ra tận phi trường đón và đưa chúng ta về, cho ở trong nhà rồi đối xử, giúp đỡ…, và ân cần như một thành viên trong gia đình của họ.

Sau này nước Mỹ còn có thêm sự bao bọc, giúp đỡ và bảo lãnh những quân nhân cán chính của Việt Nam Cộng Hòa bị tù đày trong các trại cải tạo sau năm 1975 mà chúng ta ai cũng biết. Đó là “Chương Trình H.O.” Sự đọa đày này không chỉ nơi những cá nhân quân nhân cán chính mà còn cả gia đình của họ cũng bị liên lụy suốt bao thời gian.

Ôi! Người Mỹ và Nước Mỹ NHÂN ĐẠO biết bao! Họ có con TIM đúng với ý nghĩa tên gọi của nó! Biết rung cảm, yêu thương; chia sẻ, an ủi và nâng đỡ… để những người này và gia đình của họ lấy lại sự quân bình của cuộc sống, và con cái của họ vươn lên về mọi phương diện trên vùng đấy Hoa Kỳ này.

Tạ ơn đến những người lính canh gác nơi tiền đồn, những chiến sĩ đã hy sinh nằm xuống để gìn giữ quê hương, đất nước; những người cảnh sát, những cơ quan bảo vệ hòa bình, những vệ binh quốc gia chặn đứng và dẹp tan quân khủng bố và những thành phần bất hảo trong xã hội để cho gia đình bạn và tôi, cho tất cả mọi người có giấc ngủ và cuộc sống yên lành.

Liên quan trong đời sống hằng ngày, chúng ta cũng biết ơn đến những vị chức sắc và tu sĩ của các tôn giáo hướng dẫn đường tâm linh, chỉ cho chúng ta nhận ra ánh sáng của sự cứu rỗi trong cuộc đời khổ đau.

Thiên Chúa yêu thương con người và đã ban Ðức Giêsu Kitô xuống thế gian chịu chết vì tội lỗi của nhân loại, rồi qua sự chết của Ngài để cho chúng ta được ơn cứu độ. Sự hy sinh cái chết của Ngài cũng là sự kết nối giữa trời và đất để không còn khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người. Cũng thế, Phật Thích Ca đã chua xót khi thấy chúng sanh quá đau khổ, trầm luân, xã hội nhiễu nhương, bất công… Ngài thốt nên lời bi ai: “Ðời Là Bể Khổ” rồi rũ áo hoàng tử và từ bỏ đời sống vua chúa, quyền quý, cao sang lên đường tầm đạo cứu chúng sanh.

Vâng, đời là khổ thật nên luôn cần đến các vị ấy để giúp ta định hướng, tìm được sự sống nơi vĩnh hằng, tìm đến bến bờ của bình an trong cuộc đời trầm kha này.

Ôi, các vị này chính là “Cái Đẹp Cứu Rỗi Thế Giới”

Chúng ta luôn ghi ơn những người Thầy, Cô đã khai sáng mở trí ta để thông suốt sự việc, mang kiến thức để ta phát triển tài năng, dạy cho ta biết luân thường đạo lý để ngày hôm nay ta dùng kiến thức và sự hiểu biết đó mà sống còn và phát triển mọi mặt trong đời sống, để đối diện và giao hảo tốt đẹp, hài hòa với mọi người trong gia đình, bạn bè và xã hội.

Xin cám ơn những Lương Y: Bác Sĩ /Y Tá đã tận tình chữa trị những lúc ta trái gió trở trời, ốm đau, những lúc bị dồi máu cơ tim, bị đột quỵ, bị ung thư và những cơn bệnh nguy kịch khác… Ai là người ra tay để cứu chữa cho bạn và tôi đây?

Nhưng xin bạn và tôi cũng đừng vội quên những người và công việc của họ xem rất tầm thường nhưng ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của chúng ta. Từ bác đưa thư, người tài xế, thậm chí cả người đổ rác nữa. Hãy nghĩ xem: chỉ cần 2 tuần thôi nếu những bao rác nơi nhà bạn không được dọn đi, bạn có sống nổi với mùi hôi thối nồng nặc từ đống rác ấy không? Và xin tạ ơn biết bao người liên quan trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

Riêng tôi - không quên cảm ơn người bạn đời đã cùng với tôi gầy dựng mái ấm gia đình, đã cùng chịu vất vả và cam nhận những gánh nặng, những gian nan và hoạn nạn…, nhưng vẫn mãi bên cạnh tôi trên con đường lắm thăng trầm của cuộc sống. Ðã vỗ về, an ủi, đã chia xẻ dù niềm vui hay nỗi buồn, dù khổ đau hay sướng vui… Người bạn đời này sẽ còn lại trong những ngày tháng cuối đời của tôi, sẽ gần gũi và đỡ nâng tôi khi già yếu, bệnh tật. Sẽ dìu tôi đến nhà vệ sinh, sẽ nhắc nhở tôi uống thuốc, phủ chăn ấm cho tôi khi đêm về, sẽ thao thức và ân cần với tôi mặc dù lúc đó tôi đã mất trí nhớ của tuổi già… Và, sẽ đau xót, tiếc nuối, khóc thương, rồi hương khói, cầu nguyện cho tôi khi tôi ra đi về bên kia thế giới.

Ôi! Cuộc đời dễ thương và đẹp biết bao khi chúng ta có nhau và biết ơn nhau.

Xin mãi cúi đầu tạ ơn! Tạ ơn Trời, tạ ơn tất cả mọi người đã làm ơn làm phước trong cuộc đời của tôi và của bạn.
Và sau cùng, kính chúc bạn có một ngày lễ Tạ Ơn thật êm đềm và ý nghĩa bên người thân yêu.

Happy Thanksgiving!

Văn Duy Tùng

Cảm Ơn Đất Khách Quê Người

 

Cảm ơn đất khách quê người
Bao dung no ấm cho lời tự do
Tình người tình đất thăng hoa
Công bằng nhân đạo nuôi gìa dưỡng non

Cảm ơn đất khách cò con
Hoa trôi bèo giạt không mòn hóa công
Cá kèo mạt lộ thành rồng
Chiêu hiền đãi sĩ rêu rong nên người

Cảm ơn đất khách yên vui
Đa nguyên văn hoá rạng ngời văn minh
Tài hoa yểu điệu xiêu đình
Nâng niu chìu chuộng ru tình tha hương

Cảm ơn đất khách văn chương
Cho hoa quốc ngữ thiên hương em hồng
Tươi xuân hạ mát thu đông
Đất lành chim đậu ruộng đồng lên ngôi

Cảm ơn đất hứa tuyệt vời...

MD.10/09/11
LuânTâm
(Như một lời chân thành cảm ơn Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ USA)

Bạn Học Được Gì Nhân Mùa Thanksgiving


Đây là bài số bảy trăm ba mươi chín (739) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ ORTB.

Mùa Thanksgiving năm nay, người viết đã đọc được một bài viết rất cảm động về tình thương yêu và sự lao lực của một người mẹ đã được người con trai của bà thấu hiểu và cậu đã học được một bài học tuyệt vời khi được lau tay cho mẹ. Người viết xin được trích một đoạn để chia sẻ với bạn câu chuyện này và hy vọng bạn sẽ học được một bài học quý giá như cậu thanh niên này.

Bàn tay của Mẹ - Bài học của con

Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên của một công ty lớn.
Anh ta vừa xong đợt phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc công ty muốn gặp trực tiếp để có quyết định nhận hay không nhận anh ta. Và ông thấy từ học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên này không hoàn thành vượt bực.

Viên giám đốc: “Anh đã được học bổng của những trường nào?” Chàng thanh niên đáp “Thưa không” “Thế cha anh trả học phí cho anh đi học sao?” “Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí.” Viên giám đốc lại hỏi: “Mẹ của anh làm việc ở đâu?” Chàng thanh niên đáp: “Mẹ tôi làm công việc giặt áo quần.”
Viên giám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay của anh cho ông ta xem. Chàng thanh niên có hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo.
Viên giám đốc: “Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?” thanh niên đáp:“Chưa bao giờ. Mẹ luôn bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi.” Chàng thanh niên đáp.
Viên giám đốc: “Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở lại nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi.”

Ðến lúc ấy thì chàng thanh niên có cảm tưởng là công việc tốt này đang sẵn sàng là của mình. Về đến nhà, chàng ta sung sướng khoe với me, và chỉ xin được cầm lấy đôi bàn tay của bà. Mẹ chàng trai cảm thấy có điều gì đó khác lạ. Với một cảm giác vừa vui mà cũng vừa buồn, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem.

Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Vừa lau, nước mắt chàng tuôn tràn. Ðây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới có dịp khám phá đôi tay mẹ mình: đôi bàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗi bà đã rùng mình khi được lau bằng nước. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên nhận thức ra rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này đã giúp trả học phí cho chàng từ bao nhiêu lâu nay.

Những vết bầm trong đôi tay của mẹ là giá mẹ chàng phải trả dài đăng đẳng cho đến ngày chàng tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho tương lai sẽ tới của chàng.
Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ, chàng thanh niên lặng lẽ giặt hết phần áo quần còn lại cho mẹ.
Tối đó, hai mẹ con tâm sự với nhau thật là lâu.
Sáng hôm sau, chàng thanh niên tới trụ sở công ty.
Viên giám đốc còn thấy những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của chàng thanh niên, ông hỏi: “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã học được hôm qua ở nhà không?”

Chàng thanh niên đáp: “Tôi lau sạch đôi tay của mẹ, và cũng giặt hết phần áo quần còn lại.” “Cảm tưởng của anh ra sao?” “Thứ nhất, bây giờ tôi mới thấu hiểu thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn: Không có mẹ, tôi không thể thành tựu được như hôm nay. Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức được rằng thật khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc. Thứ ba, tôi hiểu sâu xa được tầm mức quan trọng và giá trị của liên hệ gia đình.”

Viên giám đốc nói: “Ðây là những gì tôi cần tìm thấy ở nơi con người sẽ là quản trị viên trong công ty chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đỡ của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất của cuộc đời. Em được nhận.”

Sau đó, chàng thanh niên làm việc hăng say, và nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên làm việc kiên trì và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày mỗi được cải thiện.
(Nguồn: Trích trong bài viết Bàn tay của Mẹ-Bài học của con sưu tầm trên internet)

Theo thiển ý, cậu thanh niên này phải cám ơn ông giám đốc công ty đã mướn cậu vì nhờ có lời yêu cầu của ông giám đốc, chàng thanh niên mới biết được sự khó khăn, gian khổ khi hoàn tất công việc của người mẹ và thấu hiểu thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn.

Cũng nhân Ngày Lễ Tạ Ơn, người viết xin chân thành cảm ơn ban điều hành ORTB, quý độc giả, quý thân hữu đã chia sẻ vui buồn với người viết khi vào đọc những lời tâm tình của người viết trong mục Một Cõi Thiền Nhàn này. Nếu không được sự ưu ái giúp đỡ, khích lệ, ủng hộ của quý vị, thì người viết sẽ không có phúc duyên thực hiện được tâm ý đem một chút niềm vui nho nhỏ đến cho người, cho mình trong chốn bụi hồng lao xao này. Xin đa tạ lòng thương yêu, quý mến của quý vị đã dành cho người viết.



Cảm tạ

Cám ơn người ghé Cõi Thiền Nhàn
Cùng một tâm hồn, một cảm quan
Vô ngã, vô thường không bận trí
Có không, không có vẫn an khang
Cuộc đời phiền não thêm chi nữa
Trần thế an vui, bớt trái oan
Chia sẻ niềm vui, tâm tĩnh lặng
Bạn, tôi vui với Cõi Thiền Nhàn
(Sương Lam)

Bây giờ là mùa lễ Tạ Ơn. Sống trong cõi đời này chúng ta mang ơn rất nhiều người và cũng một đôi lần chúng ta đã làm cho người khác phải cám ơn ta.

Đạo đức văn hóa Việt Nam đặt nặng việc tri ân báo đáp với những kẻ đã ban ơn cho ta
Chúng ta mang ơn Tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta khôn lớn thành người.
Chúng ta thường nghe những câu ca dao, tục ngữ như sau:

Con người có Mẹ có Cha
Như cây có cội, như sông có nguồn

Có những bài hát nhắc nhở chúng ta phải biết nhớ ơn tổ tiên, cha mẹ:

Uống nước nhớ nguồn
Làm con phải nhớ
Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Những người không biết nhớ ơn cha mẹ là hạng người bất hiếu. Thật đáng trách!

Ngoài xã hội, chúng ta cũng đã từng mang ơn Thầy Cô giáo đã dạy dỗ và truyền trao cho chúng ta những kiến thức cần thiết để cho đời sống chúng ta được thăng hoa tốt đẹp:

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công Cha cũng trọng, nghĩa Thầy cũng sâu

Chúng ta mang ơn những chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc để cho chúng ta được sống còn trong tự do, hạnh phúc. Chúng ta cũng mang ơn những người dân bản xứ đã mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta để chúng ta được sống an bình nơi tha hương xứ lạ. Chúng ta cám ơn những bạn bè thân mến, những thiện hữu tri thức đã chia sẻ với chúng ta những vui buồn trong cuộc sống.
Còn nhiều lắm những người chúng ta phải mang ơn trong cuộc đời này, phải không bạn?

Chắc hẳn Bạn sẽ đồng ý với tôi qua lời thơ dưới đây:

Tôi viết xuống đây bài thơ cảm tạ
Đến Phật, Trời ban hồng phúc thiện duyên
Giúp cho tôi hiểu nghiệp quả, nhân duyên
Nhận ân nghĩa, phải tri ân đền đáp.
Thơ Sương Lam

Trong việc cho và nhận đôi khi chỉ cần hai chữ « cám ơn » cũng đã làm thay đổi hẳn  cuộc đời của một tên cường đạo, nếu kẻ ấy biết giá trị của hai chữ Cảm Ơn.
Xin mời quý bạn đọc qua chuyện Thiền nho nhỏ dưới đây:

Trộm Cướp Giác Ngộ

Có một tên cường đạo đến đánh cướp Thiền Sư Thất Lý trong lúc Ngài đang công phu chiều:
- Đưa tiền đây, nếu không ta sẽ lấy cái mạng già của ngươi.
- Ta đang tụng kinh, tiền trong ngăn kéo, ngươi hãy tự lấy, nhưng nhớ chừa cho ta một ít để nộp thuế.
Tên cường đạo vơ vét tiền rồi bỏ vào bao tính chuồn đi. Nhà sư bảo:
- Nhận đồ người khác nên biết cám ơn chứ !
Hắn trả lời « cảm ơn » rồi ra đi.
Sau đó tên cướp bị bắt vì đã gây nhiều tiền án, trong đó có khai là có lấy tiền của Thiền sư.
Quan cho mời Thiền sư đến đối chứng lời khai, bèn hỏi:
- Tên này cướp tiền của ông phải không ?
Thiền sư nói:
_ Hắn không có cướp tiền của tôi. Tiền thì tôi cho hắn và hắn cũng đã cám ơn tôi rồi.
Sau khi mãn hạn tù về, tên cướp liền đến Thiền sư Thất Lý xin làm đệ tử.
Lời bình: Bỏ đao xuống, đồ tể thành Phật. Đó là việc khó có. Dùng sức mạnh gì để khiến người bỏ đao xuống đây ?
(Nguồn : Trích trong Thiền là gì? Biên soạn: Giác Nguyên)

Happy Thanksgiving

Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 739-ORTB 1170-112724)