Sau
khi Thơ Mới phát triển như vũ bão vào tiền bán thế kỷ trước, những tưởng rằng
thơ Đường Luật sẽ lui vào dĩ vãng vì có quá nhiều luật lệ ràng buộc, một phần từ
nguyên thủy, một phần do người đời sau “bịa” ra để làm khó nhau chơi! Nhưng
thực tế hiện nay thơ Đường luật ngày càng phát triển mạnh mẽ, rất nhiều nhóm
thơ xuất hiện kết hợp được nhiều thành viên trên toàn thế giới. Vì luật lệ khó
nên nhiều người dẫu làm thơ lâu năm cũng đành phải đứng bên lề cuộc vui xướng
họa của các bạn, hoặc có tham gia thì cũng lúng túng không biết làm sao cho
không phạm luật; phải “dò mìn” từng chữ nên bài thơ không được tự nhiên, lâu
ngày chán nản mà bỏ cuộc chơi!
Thơ
Đường luật là một loại thơ ngắn có hai loại : 20 & 40 chữ (ngũ ngôn)
và 28 & 56 chữ (thất ngôn) nhưng luật lệ thì vô số : thanh âm, hợp âm,
hòa âm, phát âm, điệp ngữ, trùng ngữ, khổ độc…
Thơ
Đường luật thường dùng là loại thất ngôn bát cú. Thí dụ như bài sau theo
luật bằng vần bằng theo đúng công thức của bảng dưới:
Bảng 1 :
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
|
TRUNG THU
|
Câu 1
|
B
|
B
|
T
|
T
|
T
|
B
|
B
|
|
Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm
|
Câu 2
|
T
|
T
|
B
|
B
|
T
|
T
|
B
|
|
Tháng tám chờ trông đến bữa rằm
|
Câu 3
|
T
|
T
|
B
|
B
|
B
|
T
|
T
|
|
Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng
|
Câu 4
|
B
|
B
|
T
|
T
|
T
|
B
|
B
|
|
Cha làm trống ếch đánh quanh
năm
|
Câu 5
|
B
|
B
|
T
|
T
|
B
|
B
|
T
|
|
Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh
|
Câu 6
|
T
|
T
|
B
|
B
|
T
|
T
|
B
|
|
Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm
|
Câu 7
|
T
|
T
|
B
|
B
|
B
|
T
|
T
|
|
Chiếc lá chao mình trong gió sớm
|
Câu 8
|
B
|
B
|
T
|
T
|
T
|
B
|
B
|
|
Nghe chừng vọng lại thoáng dư
âm
|
|
B : thanh
Bằng; T : thanh Trắc
|
|
Thứ Lang
|
Để có
thể thoải mái làm thơ Đường luật thì bắt buộc phải nắm được các điều căn bản của loại thơ này là : bố cục,
đối, vần, niêm, luật:
- Bố
cục : tất cả các loại thơ văn nào cũng phải có một bố cục chặt chẽ, hợp lý
- Đối :
những cặp câu (3-4) và (5-6) phải đối nhau; đọc thêm về phần đối tương đối dễ
hiểu, không cần phải nhớ
- Vần :
có thể là thanh trắc hay bằng. Thanh trắc rất hiếm khi dùng, chỉ dùng thanh
bằng. Vần gieo cuối câu đầu và cuối các câu chẵn cũng rất dễ nhớ.
- Tóm lại
vấn đề còn lại là phải nhớ thanh (B/T) của từng chữ, từ chữ thứ nhất đến chữ
thứ sáu toàn bài, là có thể giải quyết được về luật và niêm.
Để có
thể nhớ sự sắp xếp thanh của các chữ trong toàn bài thơ, đa số các thi sĩ
thường dùng một bảng, bằng carton, ghi chú thanh bằng trắc toàn bộ vị trí của
các chữ trong bài thơ. Phải tối thiểu có 2 bảng, một bảng luật bằng và một bảng
luật trắc. Với cách này nhà thơ vừa sáng tác vừa dò thanh giống như chơi Sodoku
(!), nên bài thơ không sinh động, nhưng thường thì vẫn sai vì bị “mà mắt”, xin
đọc lại những mail xin điều chỉnh thanh bằng/trắc thì rõ! Còn nếu dùng trí nhớ
thì quá khó vì phải nhớ thanh của 56x2= 112 chữ, chỉ cần sai một chữ là hỏng
toàn bài! Tuy nhiên nếu so với một công thức toán, lý, hóa Tú Tài thì không
nghĩa lý gì vì những công thức này cũng phức tạp và cũng như Đường luật chỉ cần
sai một chữ hoặc một số là đạp vỏ chuối ngay tấp lự! Công thức toán, lý, hóa
nhớ được vì học sinh biết phân tách để tìm ra nguyên tắc nên dễ nhớ.
Vậy thử
áp dụng sự phân tách vào bảng công thức của thể thơ Đường luật xem sao?
1-
Những chữ thứ 7 để gieo vần. Vần chỉ gieo ở cuối
câu đầu tiên và các câu chẵn. Không cần phải ghi vào công thức.
2-
Áp dụng hai câu thiệu :
-
Nhất tam ngũ bất luận : chữ thứ 1, 3 và 5
thanh nào cũng được. Không cần ghi vào công thức.
-
Nhị tứ lục phân minh : chỉ những chữ ở vị trí
2, 4, 6 theo đúng luật bằng trắc. Phải ghi vào công thức.
Từ hai
mục 1 & 2 trên, bảng 1
nay có thể rút gọn thành:
Bảng 2 :
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
Câu 1
|
|
B
|
|
T
|
|
B
|
|
Câu 2
|
|
T
|
|
B
|
|
T
|
|
Câu 3
|
|
T
|
|
B
|
|
T
|
|
Câu 4
|
|
B
|
|
T
|
|
B
|
|
Câu 5
|
|
B
|
|
T
|
|
B
|
|
Câu 6
|
|
T
|
|
B
|
|
T
|
|
Câu 7
|
|
T
|
|
B
|
|
T
|
|
Câu 8
|
|
B
|
|
T
|
|
B
|
|
|
B : thanh
Bằng; T : thanh Trắc
|
Bảng 2 mới đọc thoáng vẫn còn phức tạp, khó nhớ; nhưng
nếu coi kỹ sẽ thấy các bộ ba ở vị trí 2, 4, 6 của các câu ta sẽ thấy chỉ gồm có
hai loại là: B-T-B và T-B-T theo đúng luật gián thanh (có nghĩa
là thanh B và T sắp xếp xen kẽ nhau).
Nếu thay thế bộ ba B-T-B bằng số 1, và T-B-T bằng số 0 ta được bảng 2 dễ coi hơn:
Bảng 3:
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
Câu 1
|
1
|
Câu 2
|
0
|
Câu 3
|
0
|
Câu 4
|
1
|
Câu 5
|
1
|
Câu 6
|
0
|
Câu 7
|
0
|
Câu 8
|
1
|
Như vậy thay vì
dùng bảng 1 để ghi Thanh từng
chữ một rất khó khăn, ta chỉ cần nhớ 1 công thức thật đơn giản: 1001/1001
là đủ.
TỔNG KẾT:
Thí dụ: làm thử một bài Đường luật
thất ngôn bát cú Luật bằng, Vần bằng.
Các giai đoạn phải theo:
-
Bố cục: tìm ý và sắp xếp lại cho hợp lý và thử phác họa
hai cặp đối.
-
Đối: hai cặp câu (3-4) và (5-6) phải đối nhau
-
Vần: Chữ thứ 7 cuối câu dùng để gieo vần. Vần gieo
ở cuối câu thứ nhất và cuối các câu chẵn
- Luật: Các chữ thứ 1, 3, 5 trong mỗi câu dùng thanh
gì cũng được. Những chữ ở vị trí 2, 4. 6 thì áp dụng công thức 1001/1001; với 1 là B-T-B và 0 là T-B-T (tùy theo chọn luật bằng hay trắc, ở đây chọn luật bằng). Áp dụng
công thức này giải quyết cùng lúc Luật và Niêm.
Lộc Bắc
Mai17