Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

Dâng Mẹ - Sáng Tác Hương Cau Cao Tân, Hòa Âm Tống Hữu Hạnh - Ca Sĩ Tâm Thư


Sáng Tác: Hương Cau Cao Tân
Hòa Âm: Tống Hữu Hạnh 
Ca Sĩ: Tâm Thư

Anh Đi Phương Nào

 

Nằm nghe sóng vỗ bờ xa
Hoa rơi tàn tạ -nhạt nhòa hương xưa-
Nằm nghe sóng vỗ giữa trưa
Câu thơ lục bát đong đưa đời mình
Buồn tình -Cha chả buồn tình-
Ai qua bên nớ -Cho mình gởi thơ-
Nằm nghe sóng vỗ vào bờ
Trời xanh mây trắng lứng lờ bay đi
Nằm nghe sóng vỗ thầm thì
Anh ơi Anh hỡi !Anh đi phương nào!??


Hoàng Long


Sáu -Tám - Câu Tình Lục Bát



Bài Xướng:

Sáu - Tám


Ai đưa câu sáu đi rồi
Bỏ quên câu tám đêm ngồi dưới sương
Trăng xanh khuyết nửa bờ thương
Ngọn mây che một nửa vương mắt người
Nghe trong mông muội tiếng cười
Như rìu chém gió cây đười ươi rung
Giữa không gian lặng vô cùng
Mà thời gian vẫn lạnh lùng đứng yên
Ta vừa lạc mất chữ duyên
Tìm đâu âm tiết tròn nguyên câu tình!

Phong Tâm
12.06.2020
***
Bài Họa:

Câu Tình Lục Bát


Câu tình lục bát gieo rồi
Sao câu tiếp vận đêm ngồi hứng sương?
Đôi bờ cách một sông thương
Nửa trăng khuyết mảnh buồn vương bến người
Trong mơ vắng tiếng thơ cười
Trong thu cung lạnh phím rười rượi rung
Nhẹ rơi chiếc lá cuối cùng
Không gian vô tận … lạ lùng tịnh yên!!!
Ai dùm nhặt đóa hoa duyên
Xin gieo cung đẹp vẹn nguyên chữ tình!

Yên Dạ Thảo

21.08.2020



Đàn Ông Là Vậy Đó


Nàng bị đụng xe, vội vàng gọi cho chồng.Ông chồng hỏi ngay" xe có bị hư hại nặng không?".
Nàng tủi thân trách "anh không hỏi em có bị thương nặng không mà chỉ lo xe có bị hư nặng không". Chồng trả lời "anh biết em không bị nặng nên mới gọi nói chuyện được với anh chứ ".
Nàng giận, nói mỉa " chỉ nặng tới độ gần chết mới không nói được nữa thôi".

Nàng buồn về than với Mẹ, Mẹ nàng kể: " Tội quá, chồng con mới gọi báo tin con bị đụng xe, nghe nó nói mà thương "cám ơn Chúa, vợ con bình an vô sự, nếu vợ con có mệnh hệ nào chắc con không sống được ". Nàng chợt hiểu nói với mẹ "thì ra anh ấy cũng yêu con lắm,chỉ phải tội vụng về thôi".
Mẹ cười" phần lớn đàn ông là vậy đó con ạ ".

Hồng Thủy 

Cổ Tòng Quân Hành 古從軍行 - Lý Kỳ


(Thịnh Đường)

Lý Kỳ 李頎 (690-751) người quận Triệu (nay thuộc huyện Triệu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), về sau sống tại Dĩnh Dương (nay thuộc Đăng Phong, tỉnh Hà Nam).

Lời phi lộ
- Hán Võ Đế (漢武帝, 156 TCN - 87 TCN) được lịch sữ Trung quốc khen là anh hùng đánh đông dẹp bắc nhưng bị Lý Kỳ (trong bài 古從軍行 Cổ Tòng Quân Hành) chê là phí phạn xương máu của dân Hán.

Nguyên bản Dịch âm
古從軍行     Cổ Tòng Quân Hành  

白日登山望烽火 Bạch nhật đăng sơn vọng phong hỏa
黃昏飲馬傍交河 Hoàng hôn ẩm mã bạng Giao Hà*
行人刁斗風沙暗 Hành nhân điêu đẩu phong sa ám
公主琵琶幽怨多 Công chúa tỳ bà** u oán đa.
野營萬里無城郭 Dã doanh vạn lý vô thành quách
雨雪紛紛連大漠 Vũ tuyết phân phân liên đại mạc.
胡雁哀鳴夜夜飛 Hồ nhạn ai minh dạ dạ phi.
胡兒眼淚雙雙落 Hồ nhi nhãn lệ song song lạc
聞道玉門猶被遮 Văn đạo Ngọc Môn*** do bị gìa
應將性命逐輕車 Ứng tương tính mệnh trục Khinh xa****
年年戰骨埋荒外 Niên niên chiến cốt mai hoang ngoại
空見葡萄入漢家 Không kiến bồ đào***** nhập Hán gia
Lý Kỳ
***
Chú giải
* Giao Hà:Thành cổ Giao Hà ở Tân Cương. Ý nói cho ngựa uống nước ở một con sông trong thành Giao Hà.
** Công chúa tỳ bà:Công chúa Tế Quân 細君, con của Giang Đô vương Lưu Kiến 江都王劉建, bị Hán Võ Đế 漢武帝 gả cho vua dân Ô Tôn 烏孫 ở Tây Vực. Khi đi đường vua sai gẩy đàn tỳ bà để giải khuây cho công chúa.
*** Ngọc môn:Hán Võ Đế 漢武帝 sai tướng quân Lý Quảng Lợi 李廣利 đi chinh phạt nước Đại Uyên 大宛 ở Tân Cương. Lý thấy chiến tranh bất lợi bèn dâng sớ xin bãi binh. Hán đế giận quá, sai sứ đến ngăn ở Ngọc Môn quan và hạ lệnh chém những binh sĩ nào dám lui vào trong cổng Ngọc Môn.
****Khinh xa:Năm 99 TCN, tướng quân Lý Quảng Lợi được lệnh đem 30.000 quân lên phía bắc, giao chiến với Hữu hiền vương của Hung Nô ở Kỳ Liên Sơn. Một tướng khác là Lý Lăng đem quân bộ cùng năm nghìn người thiện xạ qua phía Bắc Cư Duyên chừng hơn nghìn dặm. 5.000 quân của Lăng bị 80.000 quân Hung Nô bao vây. Trước tình thế tuyệt vọng, tên bắn đã hết, lính chết quá nửa, nhưng giết hại quân Hung Nô cũng hơn vạn người, sau đó Lý Lăng vừa rút lui vừa đánh tám ngày liền. Nhưng trên đường về thì lại bị quân Hung Nô chặn đứt lối đường. Quân Lăng thiếu ăn mà cứu binh không tới. Lý Lăng bất đắc dĩ phải đầu hàng Hung Nô. Hán Vũ Đế nghe tin, giết mẹ và vợ con Lăng. Quan thái sử Tư Mã Thiên sức can ngăn nên bị bỏ ngục và bị cung hình (thiến). Điển Khinh xa muốn mói tới Lý Lăng.
***** Bồ đào:Cây nho. Hán đế chinh phạt nước Đại Uyên, Tân Cương 4 năm. Sau đồng ý cho Đại Uyên được hằng năm triều cống ngựa và cây nho để trồng ở Trung Nguyên mới chịu bãi binh.

Dịch nghĩa

Hành Khúc Tòng Quân Thời Cổ

Sáng sớm thì lên núi nhìn đài lửa (báo hiệu có giặc) từ xa chiếu về,
Hoàng hôn thì cho ngựa uống nước bên thành Giao Hà.
Khách đi đường (chán chường) nghe tiếng mõ khua trong gió cát mịt mờ,
U oán thay tiếng đàn tỳ bà giải khuây cho nàng công chúa!
Doanh trại (chỉ là chỗ đóng quân) ở nơi hoang dã trải dài nghìn dặm, không có thành quách,
Mưa tuyết ùn ùn bao phủ khắp miền sa mạc rộng lớn.
Chim nhạn đất Hồ đêm đêm bay kêu bi thảm,
Người đất Hồ đôi mắt lệ chảy hai hàng.
Nghe nói ải Ngọc Môn vẫn còn chém lính không cho trở về,
Có lẽ phải bỏ tính mệnh mà đi theo Khinh xa (Lý Lăng).
Năm này qua năm khác, xương chiến sĩ vẫn chôn vùi ở ngoài nơi hoang dã,
Chỉ để thấy những cây nho đem về cho nhà Hán mà thôi./.

Dịch Thơ

Hành Khúc Tỏng Quân Thời Cổ

Sáng phải lên non coi lửa báo,
Chiều cho ngựa uống nước Giao Hà.
Người đi nghe mõ khua gió cát,
Công chúa hờn nghe tiếng tỳ bà.
Vạn dặm đồn binh không thành quách,
Sa mạc dầm dề mưa tuyết sa.
Nhạn Hồ đêm đêm kêu bi thảm,
Người Hồ giọt lệ chảy chan hòa.
Nghe ải Ngọc Môn còn chém lính,
Chi bằng đào ngũ theo Khinh xa.
Máu xương chiến sĩ nơi hoang dã:
Đổi lấy cây nho cống Hán gia./.

Lời bàn:
Bài thơ thất ngôn cổ phong mô tả cuộc hành quân của Hán Vũ Đế vào sâu trong nội địa của Hung nô. Thâm ý cùa Lý Kỳ là phát biểu ý phản chiến trong một bài Tòng quân hành (Tòng Quân Hành thường dùng để tác chiến; nay Lý Kỳ dùng để phản chiến).
Câu 1 & 2:
Tả công việc nhàm chán hằng ngày của binh sĩ Hán trong quân ngũ: sáng thì lên núi coi xem có lửa báo khẩn cấp từ các phong hỏa đài hay không. Chiểu thì dắt ngựa xuống chân thành Giao Hà cho uống nước.
Câu 3 & 4:
Tả việc làm vô nghĩa của Hán Vũ Đế: Gả Công chúa Tế Quân cho vua Hung nô, nuôi dưỡng tính hỗn xược của Hán để lấy cớ động binh sau này; chiếm đóng một vùng sa mạc mênh mông chỉ có gió và cát, khiến dân Hồ khóc lóc kêu than.
Câu 5, 6, 7 & 8:
Tả những khó khăn của quân Hán: đồn binh đóng rải rác dài ngàn dặm mà không có thành quách; rất khó phòng ngự, rất dễ bị đột kích. Tả những đau thương của dân bản xứ (nhạn Hồ kêu bi thương, dân Hồ khóc ròng).
Câu 9 & 10:
Lính Hán chán chiến tranh lui vể ải Ngọc Môn thì bị chém đầu; một số bèn đào ngũ chạy theo Lý Lăng…
Câu 11 & 12:
Hán Vũ Đế đổi xương máu của hàng vạn binh sĩ Hán lấy đồ triều cống của người Hồ gồm mấy con ngựa và mấy cây nho…

Con Cò
***
Hành Khúc Tòng Quân Thời Cổ

Sáng sớm lên non tầm lửa hiệu,
Chiều chăn ngựa uống nước Sông Giao.
Người đi khua mõ trong mù cát,
''Công chúa tỳ bà" thảm biết bao.
Vạn dậm đồn canh không lũy quách,
Mênh mông sa mạc tuyết rào rào.
Nhạn hồ điệu thảm đêm đêm hót
Nô Rợ mi buồn lệ lệ trào.
Nghe nói Ngọc Môn còn giết lính,
Theo Khinh xa giữ mạng buông đao.
Bao năm tử sĩ vùi hoang dã.
Đổi lấy cây nho cống Hán trào.

Mỹ Ngọc 
Mar. 13/2022.
***
Tuyệt Lộ

Mưa tuyết rơi mịt mùng hoang mạc
Đêm nhạn bay xao xác gọi đàn
Chơ vơ lều trại bạt ngàn
Nỗi nhà đồng vọng tơ đàn rưng rưng
Sáng lên núi canh chừng hiệu lửa
Buổi chiều tà dong ngựa ra sông
Gió đưa vẳng tiếng chiêng cồng
Ải quan phong tỏa ngăn không đường về
Âu vận mệnh lâm bề nguy khổn
Vạn cốt khô gửi chốn sa trường
Bồ đào triều cống quân vương!

Yên Nhiên
***
Ngoài ra, tác giả còn dùng nhiều chữ lạ:
- Do là vẫn còn.
- Bị là bị như tiếng Việt.
- Già là chặn, ngăn, che lấp.
- Chữ Không ở câu chót, nhiều nghĩa lắm, nhưng đây là lần đầu BS thấy dùng không kiến để nói CHỈ thấy..
Hành Khúc Tòng Quân Thời Cổ

Sớm mai lên núi nhìn khói lửa,
Chiều tàn cho ngựa uống sông Giao,
Chiêng gõ trong mịt mù gió cát,
Tiếng đàn công chúa não lòng sao !
Đêm đêm Hồ nhạn kêu ai oán,
Đôi mắt Hồ nhi lệ ứa trào,
Mây hoang vạn dặm không thành quách,
Mưa tuyết tơi bời cát nối nhau,
Nghe nói Ngọc Quan còn bị chặn,
Nên đành liều mạng đuổi xe mau,
Năm năm xương lính vùi biên ải,
Chỉ đổi Bồ Đào chúa khát khao.

Bát Sách.
(Ngày 15/ 03/ 2022)
***
- Điêu đấu, một loại nồi cơm quân sự trong các triều đại Hán và Tấn

Bài Hành Quân Xưa

1-
Ngày rạng lên đồi canh đài lửa
Hoàng hôn dẫn ngựa uống sông xa
Người đi kẻng gõ mờ trong cát
Giải oán công nương gảy tỳ bà

Trại quân vạn dặm thành không đắp
Sa mạc tuyết bay phủ tới tấp
Kêu thảm nhạn Hồ mỗi mỗi đêm
Lính Hồ mắt lệ song song rớt

Nghe nói Ngọc Môn còn bị chặn
Liều đem tính mạng bám khinh xa
Bao năm xương lính vùi biên ải
Chỉ thấy nho tươi cống Hán gia!

2-
Ngày rạng lên đồi canh đài lửa
Chiều men sông dẫn ngựa uống no
Cát bay kẻng gõ mịt mờ
Công nương u uẩn, tiếng tơ tỳ bà

Trại dặm dài qua loa đồn trú
Tuyết giăng giăng che phủ cát vàng
Đêm đêm Hồ nhạn khóc than
Lính Hồ mắt lệ hai hàng rưng rưng

Ngọc môn quan nghe chừng cấm chặn
Đành nương xe chiến trận xông pha
Biên cương xương lính vùi qua
Nho tươi vật tiến Hán gia tiệc tùng!

Lộc Bắc
Nov2020
***
Nguyên bản:      Phiên âm:

古從軍行-李頎 Cổ Tòng Quân Hành – Lý Kỳ

白日登山望烽火 Bạch nhật đăng sơn vọng phong hỏa
黃昏飲馬傍交河 Hoàng hôn ẩm mã bạng Giao Hà
行人刁斗風沙暗 Hành nhân điêu đẩu phong sa ám
公主琵琶幽怨多 Công chúa tỳ bà u oán đa
野雲萬里無城郭* Dã vân vạn lý vô thành quách
雨雪紛紛連大漠 Vũ tuyết phân phân liên đại mạc
胡雁哀鳴夜夜飛 Hồ nhạn ai minh dạ dạ phi
胡兒眼淚雙雙落 Hồ nhi nhãn lệ song song lạc
聞道玉門猶被遮 Văn đạo Ngọc Môn do bị già
應將性命逐輕車 Ứng tương tính mệnh trục khinh xa
年年戰骨埋荒外 Niên niên chiến cốt mai hoang ngoại
空見葡萄入漢家 Không kiến bồ đào nhập Hán gia

Dị bản: *doanh營 thay vì vân雲trong Tương Hòa Ca Từ và sách của đời Tống Vương An Thạch. Ngoài ra 2 chữ đầu câu 2 đảo ngược thành hôn hoàng 昏黃.


Bài thơ thất ngôn cổ phong Cổ Tòng Quân Hành của Lý Kỳ được khắc bản trong các sách:
· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp Quyển 133 Lý Kỳ 御定全唐詩-清-聖祖玄燁
· Thạch Thương Lịch Đại Thi Tuyển - Minh - Tào Học Thuyên 石倉歷代詩選-明-曹學佺
· Đường Âm - Nguyên - Dương Sĩ Hoằng 唐音-元-楊士弘
· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp Quyển 19 Tương Hòa Ca Từ 御定全唐詩-清-聖祖玄燁
· Đường Thi Tam Bách Thủ -Thanh- Hành Đường Thoái Sĩ 唐詩三百首-清 -蘅塘退士
· Đường Bách Gia Thi Tuyển - Tống - Vương An Thạch 唐百家詩選-宋-王安石

Chú thích:

- Phong hỏa: đốt lửa là một cách báo động cổ xưa
- Ẩm mã: cho ngựa ăn, uống nước biên giới
- Giao Hà: tên huyện/thành cổ nằm ở phía tây Thổ Phồn, Tân Cương ngày nay, có nơi cho là thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc; sông Giao
- Hành nhân: người chiến binh, người xuất chinh.
- Điêu đấu: nồi nấu ăn bằng đồng của quân binh xưa, dung lượng một đấu, ban ngày dùng để nấu cơm, buổi tối gõ như mõ để tuần tra
- Tỳ bà: nhạc cụ phát xuất từ Ba Tư, Ả Rập, được nhà Hán nhập vào Trung Hoa. Ban đầu đàn thân tròn hình nửa quả lê, có bốn dây, mười hai cột, ôm ngang trên ngực để tấu,và được gọi là "Tần Hán Tử". Từ thời Đường Tống đến nay đàn tỳ bà không ngừng cải tiến, thay đổi ôm ngang thành ôm dọc khi tấu. Đàn tỳ bà ngày nay có thể chơi nửa âm thanh, kỹ xảo phong phú, trở thành một nhạc cụ độc tấu quan trọng.
- Công chúa tỳ bà: Hán Vũ Đế cưởng ép Công chúa Tế Quân 細君, con của Giang Đô Vương Lưu Kiến 劉建 gả cho Côn Mạc 昆莫 chúa bộ tộc du mục Ô Tôn 乌孙 ở Tây Vực. Để công chúa bớt phiền muộn trên đường, Vũ Đế sai gẩy đàn tỳ bà để công chúa giải khuây.
- U oán: nỗi hận sầu chất chứa trong lòng
- Thành quách: thành chỉ tường nội thành, quách chỉ tường ngoại thành, nói chung thành phố
- Phân phân: lộn xộn, nhiều hình dạng diện mạo
- Đại mạc: khu vực sa mạc rộng lớn ở phía tây bắc của Trung Hoa
- Hồ nhạn: nhạn đến từ vùng đất Hồ phía bắc
- Hồ nhi: người Hồ, sử dụng như một cách miệt thị.
- Văn đạo: nghe nói
- Ngọc Môn: ải Ngọc Môn; điển tích Hán Vũ Đế 漢武帝 sai tướng Lý Quảng Lợi 李廣利 chinh phạt nước Đại Uyên 大宛 ở Tân Cương, chiếm thành Nhị Sư 贰师 để đoạt tuấn mã. Thấy chiến tranh bất lợi, Quảng Lợi dâng sớ xin bãi binh. Vũ Đế giận dữ, sai sứ đến ngăn ở Ngọc Môn quan và hạ lệnh chém những binh sĩ nào dám lui vào ải: “Quân hữu cảm nhập, trảm chi”.
- Khinh xa: tên binh chủng cổ xưa, lính điều khiển xe nhẹ để chiến đấu; điển tích nói về Lý Lăng vừa lui binh vừa chiến đấu
- Bồ đào: cây nho, một loại rượu nho thơm ngon, một loại tuấn mã Ả Rập. Hán đế chinh phạt nước Đại Uyên, Tân Cương trong 4 năm. Sau đó đồng ý cho Đại Uyên được hằng năm triều cống ngựa và cây nho để trồng ở Trung Nguyên mới chịu bãi binh.

Dịch nghĩa:

Cổ Tòng Quân Hành Khúc Quân Hành Xưa

Bạch nhật đăng sơn vọng phong hỏa Sáng sớm lên núi quan sát đài lửa báo hiệu,
Hoàng hôn ẩm mã bạng Giao Hà Chiều cho ngựa uống nước trên bờ sông Giao.
Hành nhân điêu đẩu phong sa ám Người chiến binh nghe tiếng điêu đấu trong gió cát mịt mờ,
Công chúa tỳ bà u oán đa Tiếng đàn tỳ bà của Công chúa nhà Hán tràn ngập nỗi oán hận.
Dã vân/doanh vạn lý vô thành quách Mây mù/doanh trại nơi hoang dã vạn dặm không thấy thành phố,
Vũ tuyết phân phân liên đại mạc Mưa tuyết ào ào bao phủ vùng sa mạc vô biên.
Hồ nhạn ai minh dạ dạ phi Đêm đêm chim nhạn đất Hồ bay và kêu thảm thiết,
Hồ nhi nhãn lệ song song lạc Làm binh lính Hồ nước mắt rơi hai hàng.
Văn đạo Ngọc Môn do bị già Nghe nói Ngọc Môn Quan còn chém lính, chặn đường về,
Ứng tương tính mệnh trục khinh xa Chỉ có thể đi theo chủ tướng bôn ba liều mạng.
Niên niên chiến cốt mai hoang ngoại Năm nào hài cốt chiến sĩ chết trận cũng được chôn vùi ngoài hoang dã,
Không kiến bồ đào nhập Hán gia Đổi lại chỉ thấy những cây nho Tây Vực đưa vào đất Hán.

Lời bàn:

Đây là một bài thơ cổ thể và cũng là một khúc ca từ nên không theo quy luật của thơ Đường luật. Theo ý nghĩa, có thể chia bài thơ làm 6 đoạn.

Đoạn 1 gồm câu 1 và 2: cảnh vật ban ngày ngoài biên cương. Nhiệm vụ hàng ngày của người lính biên thùy, ngoài chiến đấu khi bị xâm lăng. Giao Hà trong câu 2 có thể được là sông Giao hay là thành phố cổ. Cho ngựa uống nước bên bờ suối/sông hợp lý vì là nơi biên cương núi đồi. Thành phố nghe có vẻ miễn cưởng và mâu thuẫn với ý trong câu 5.

Đoạn 2 gồm câu 3 và 4: cảnh vật âm thanh ban đêm. Tình cảnh cô quạnh của lính biên thùy cũng buồn thảm như người phụ nữ bị đưa đi cống Hồ trong chế độ quân chủ chuyên chế.

Đoạn 3 gồm câu 5 và 6: cảnh biên thùy hoang dã, chỉ có mưa tuyết trên sa mạc vô biên. Câu 5, tùy bài, có hai ý khác nhau, mây và doanh trại. Cả hai đều có khắc bản trong sách xưa. Mây hợp tình lý hơn doanh trại. Mây có thể kéo dài vạn dặm, nhưng doanh trại thì đâu có nhiều và bỏ hoang phế như thế.

Đoạn 4 gồm câu 7 và 8: phía Hồ tinh thần binh sĩ không khá gì hơn, cũng bị cưởng bách và bi ai như binh sĩ Hán. Lý Kỳ cảm thông nỗi thống khổ của quân Hồ.

Đoạn 5 gồm câu 9 và 10: binh sĩ muốn trở về phải qua ải Ngọc Môn. Với lịnh của Vũ Đế là chém bất cứ ai vào cửa ải, người lính chỉ còn liều mạng chiến đấu vì không đường lui. Ở đây có nhiều người dịch không quan tâm đến điển tích “Quân hữu cảm nhập, trảm chi”, nên dịch là Ngọc Môn có còn bị ngăn chận không? Ngăn chận không phải vì bị quân Hồ bao vây, mà do lịnh bạo tàn của Vũ Đế.

Đoạn 6 gồm câu 11 và 12: Lý Kỳ mỉa mai Hán Vũ Đế chinh phạt Hồ trong 4 năm, đổ bao xương máu binh sĩ, dân chúng lầm than để cuối cùng, hàng năm, nhận mấy cây nho và vài con tuấn mã. Đúng là kẻ ác đức có quyền hành trong tay. Bài thơ viết vào khoảng sau năm 742, phải chăng Lý Kỳ đang dùng lịch sử để chỉ trích Đường Huyền Tông cũng hy sinh tánh mạng binh sĩ để nới rộng biên thùy (xâm lược nước láng giềng)? Chữ Cổ trong tựa bài thơ là để tránh bị kiểm duyệt, bị bắt tội khi quân.

Dịch Thơ:

Khúc Quân Hành Của Vũ Hán Đế

Sáng ngày lên núi xem đài lửa,
Chiều xuống ngựa dừng uống suối Giao.
Cát bụi mịt mù nghe tiếng đấu,
Tỳ bà ai oán đậm sầu đau.
Mây hoang vạn dặm không nhà phố,
Sa mạc không bờ mưa tuyết gào.
Hồ nhạn đêm đêm kêu thảm thiết,
Binh Hồ thổn thức dưới trăng sao.
Nghe đồn ải Ngọc “Ai qua, chém!”
Liều mạng sống còn chớ biết sao?
Cốt trắng chôn vùi nơi đất lạ.
Đổi cho tuấn mã với bồ đào.

An Old War-Song by Li Qi
Translation by Witter Bynner

Through the bright day up the mountain, we scan the sky for a war-torch;
At yellow dusk we water our horses in the boundary river;
And when the throb of watch-drums hangs in the sandy wind,
We hear the guitar of the Chinese Princess telling her endless woe....
Three thousand miles without a town, nothing but camps,
Till the heavy sky joins the wide desert in snow.
With their plaintive calls, barbarian wildgeese fly from night to night,
And children of the Tartars have many tears to shed;
But we hear that the Jade Pass is still under siege,
And soon we stake our lives upon our light war chariots.
Each year we bury in the desert bones unnumbered,
Yet we only watch for grape-vines coming into China.

A Poem for the Enlisted to an Old Melody by Li Qi
Translation by Betty Tseng

During the day we mountains climb to military beacon fires observe,
At dusk we lead the horses to the Border River for water.
Soldiers dread the sound of midnight bronze bells, for gloomier than dust storms they are,
Like the Han princess's lute play during her life in the Wusun Tribe, grievous and bitter.

In the wild under clouds that stretch on for miles, there is not a trace of a township,
Heavy draughts of snow fall like rain over the boundless desert.
Wild geese cry their way through overhead night after night,
Evoking sadness and bringing tears to even the barbarians.

They say that still shut off from traffic is the Pass of Jade,
Those sent out there can only soldier on and more battles brave.
Ever more remains are buried in the wilds year after year,
Vainly in exchange for Hun's submission to Han's Court of allegiance and grapes.

War Song by Li Qi
Translation by Xu Yuan Zhong

We climb the hill by day to watch for beacon fires
And water horses by riverside when day expires.
Wc strikc the gong in sand-darkened land where wind blows
And hear the pipa tell the Princess”secret woes1,
There no town for miles but tents in a row,
And the heavysky joins the wide desert in snow.
It’s the wild geese honking from night to night we hear
And Tartar soldiers we see shedding tear on tear.
T’is said we cannot go back through the Jade-Gate Pass,
We'd risk our lives to follow war-chariots, alas!
We bury the dead in the desert year on year
Only to bring back grapes from over the frontier.
1 The Princess refers to the beautiful Lady Wang Zhao-jun who was married, upon royal order, to the Khan of the Tartar tribe in 33 B.C.

An Old Marching Song by Li Qi
Translation by Innes Herdan

In the white dawn, climbing the hills to watch for beacon fires,
In the yellow dusk, watering the horses by Jiao river brink,
We men hear only the boom of watches and sand darkens the wind
Where a princess once sang to a guitar all her secret pain.
Our camp on the wild moors, no city for- countless miles,
Rain and snow, flake on flake, up to the immense desert.
Tartar geese fly over, night after night, mournfully honking,
And the Tartar soldiers' tears keep falling. falling.
We heard tell they are still holding Yumen Pass:
We must risk our lives and follow the light chariots.
Year on year the bones of the fallen lie beyond the wild border
And all this that barbarian grapes should be brought to the Han Court!

Phí Minh Tâm

Lá Rơi -Thơ: Á Nghi - Nhạc: LMST - Hoà Âm -Tiếng Hát: Hồng Ân)


Nhớ Anh

(Vài câu thơ nhỏ gửi Ý Nga.
Người trưởng hướng đạo chung thủy và yêu nước)

Ý Nga ơi!
Tháng tư em vắng mặt
Vì quá nhớ đến anh
Hay tháng tư quốc hận.
Em trốn mình trong chăn

Lặn lội trong dĩ vãng
Một thời tình yêu đầy
Đôi trái tim cùng nhịp.
Giờ mất tìm sao đây.

"Em nhớ anh nhiều quá.
Nhớ quay quắt đêm ngày
Nhớ anh trong đau đớn.
Nhớ anh trong đắm say."

Ta với em giống nhau.
Cũng một mối tình đầu
Cũng một thời bão nổi
Cũng chịu nhiều thương đau.

Người đã mất từ lâu.
Đi tìm ở phương nào?
Ta với em quờ quạng.
Vọng tưởng khiến mình đau.

Hãy lặng thinh ngồi xuống.
Tâm trống rỗng bình yên.
Nhắm mắt niệm hơi thở
Ta trở về với thiền.

Bên ta chàng ngồi đó
Hồn với tâm giao duyên
Phật Di Đà sẽ độ
Xóa sạch mọi ưu phiền.

Lá vàng rơi nhè nhẹ
Một khởi sinh bắt đầu
Mầm non sẽ lại mọc
Hãy nguyện cầu cho nhau.

Nguyễn thị Thêm.
***
Tặng chị Ý Nga khi xem bài Lá Rơi của chị nhé:

Vàng mùa Thu lá rơi
Để hồn em chơi vơi
Em nhớ Anh nhiều quá(*)
Bao Thu rồi người ơi!!

Chiếc khăn quàng còn đây
Mà người xa chân mây
Đông sang em vẫn lạnh
Nhớ anh thuở sum vầy

Và rồi ...lá vẫn rơi
Như vòng xoay cuộc đời
Anh nơi xa có ấm??
Nhớ anh, em khóc rồi!!!

Kim Loan
31.3.2022
(*): câu thơ của Ý Nga

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022

Đã Thấm Vào Tim

(Sáng Tác: Viễn ChâuTrình Bày: Kim Trúc - Linh Tiến)


Trưa hè nằm võng nghe cải lương
Yêu thương thù hận lắm đoạn trường
Soạn giả như ông Tiên dương thế
Truyện xưa tích cũ nhớ tỏ tường

Ai người đồng cảm lệ trào tuông
Truyện đời nhân thế ở trong tuồng
Tam Quốc Chí, Kiều Nương (dường) sống lại
Anh hùng, mỹ nữ đẹp sắc tài

Đồng điệu tiếng đàn như suối chảy
Lời ca hoà nhịp rót vào tai
Nợ nước sắc son luôn ghi mãi
Tình nhà hứa chung thủy chẳng phai

Tuồng tích dựa trên cuộc đời thường
Sống bằng tâm thiện chớ vô lương
Tâm thiện ác vẽ trên gương mặt
Hiếu nghĩa phân minh sắc son gìn

Đã thấm trong tim máu của mình
Ngọt ngào cha mẹ dạy chớ khinh
Nghệ thuật cổ truyền Ta gìn giữ
Quốc Hồn Quốc Tuý từ tổ tiên

Trúc Lan KTP

Sắc Thu Màu Nhớ


Bước nhẹ vào thu cảnh ảo mờ
Nghe làn gió thoảng ngát hương mơ
Thu phong chuyển sắc mây bàng bạc
Vương vấn hồn em đến lặng lờ

Nhớ buổi Thu xưa hẹn ước thề
Nhặt bao nhiêu lá rụng thầm mê
Đường chiều ấp ủ bao hoài bão
Nắm chặt tay nhau dạo bước về

Anh bảo “ mùa thu của chúng mình
Tình yêu muôn thủa ấm trong tim
Đẹp như sương khói tranh huyền mộng
Mãi mãi đôi ta quyện bóng hình”

Có phải vì Thu đượm nét sầu
Nên lòng ảo não bởi vì đâu
Bóng chim tăm cá người biền biệt
Một nửa mùa Thu đã chết mầu

Minh Thuý Thành Nội
Tháng 9/20/2021

Cô Gái Đồng Trinh (Hàn Mặc Tử) - The Virgin(Thomas D. Le)


Cô Gái Đồng Trinh

Ôi cho ghê quá, ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi
Đêm qua trăng vướng trong cành trúc
Cô láng giềng bên chết thiệt rồi
Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới
Chưa hề âu yếm ở đầu môi.

Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình
Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi
Chết rồi - xiêm áo trắng như tinh.

Có tôi ñây hồn phách tôi đây
Tôi nhập vào trong xác thịt này
Cốt để dò xem tình ý lạ
Trong lòng bí mật ả thơ ngây

Biết rồi, biết rồi! Thôi biết cả
Té ra Nàng sắp sửa yêu ta
Bao nhiêu mơ ước trong tim ấy
Như chưa xuân về thổ lộ ra.

Hàn Mặc Tử
***
Bài Dịch:

The Virgin

Oh horror, O horror of horrors
I felt my soul aquiver already.
The moon got caught in the bamboo last night.
The girl next door has really died.
Her virginity remaining intact,
She had never been kissed on the lips, in fact.
Her body smells so good, better than jade.
The spring season has its grand entrance made.
Its splendor seems to linger to eternity.
In death her clothes are white as purity.
Here I am, and here is my soul.
I am entering this flesh-and-blood body whole
To find out if any strange thoughts
Lay hidden within this chaste girl's heart or not.
I know, I know! I know it, see.
It turned out she was going to love me;
The many dreams living in her heart know
How to wait for springtime to show.

Translated by Thomas D. Le
11 April 2008

Ly Hương Cảm Tác


Từ giã gia đình, biệt cố hương
Tâm tư trĩu nặng, bước lên đường
Một thân lận đận đời ly khách
Mấy nẻo phiêu bồng nơi viễn phương
Nợ nước đêm ngày luôn ấp ủ
Tình nhà năm tháng mãi tơ vương
Tay không, dẫu chẳng còn gươm súng
Mà vẫn chưa nguôi hận chiến trường!

Nguyễn Kinh Bắc
Philadelphia 1994

Qua Đèo Ngang Tức Cảnh - Bà Huyện Thanh Quan


Bài Xướng:

Qua Đèo Ngang Tức Cảnh

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta

Bà Huyện Thanh Quan
***
Đọc Bài Thơ " Qua Đèo Ngang Tức Cảnh" của Bà Huyện Thanh Quan, mượn vận đời xưa viết chuyện nay.

Các Bài Thơ Họa:

BÀI 1:

Chiều Cuối Tháng Tư


Trời lặng. Mây xa nhuộm ánh tà
Mùa xuân. Cành biếc trĩu muôn hoa
Giục còi xe lửa vùng tuôn khói
Lộng gió chiều hôm chạnh nhớ nhà
Đất khách ngậm ngùi niềm cố quốc
Xứ người thấm thía nỗi ly gia
Vời trông bóng xế qua đồi núi
Hiu hắt tình quê, ai thấu ta?

Thiên Tâm

BÀI 2:

Trung Thu Cảm Vịnh


Vẫn nghĩ rồi đây chính thắng tà
Nhưng tà như rắn độc mai hoa
Chúng khinh khi tổ, ô danh nước
Họ đọa đày dân, loạn phép nhà
Chủng tộc suy tàn không bảo quốc
Nhân tâm ly tán chẳng hồi gia
Trăng thu vằng vặc soi đêm tối
Lặng lẽ sau vườn đối bóng ta

Thiên Tâm

BÀI 3:

Bao Giờ?


Bao giờ chính nghĩa thắng gian tà
Hạnh phúc thanh bình lại nở hoa ?
Mấy chục năm làm thân khác xứ
Phần tư kiếp sống cảnh xa nhà
Yêu nòi nên nhớ hờn vong quốc
Thương nước đừng quên hận phá gia
Sao được muôn lòng chung một dạ?
Giải trừ tai họa núi sông ta!

Thiên Tâm

BÀI 4:

Mần Thơ Đường Luật


Mần thơ Đường luật cứ tà tà
Nhắp rượu, trà ngon, bút vẽ hoa
Nghe gió lang thang lùa ngập phố
Nhìn trăng bàng bạc chiếu xiên nhà
Thường nhân nào sánh hàng cao sĩ ?
Tài tử đâu so bậc đại gia!
Tâm sự bồi hồi đeo đẳng mãi
Ngâm nga than thở một mình ta

Thiên Tâm

BÀI 5:

Sinh Hoạt Gia Đình


Đi cày từ sớm đến chiều tà
Bải hoải toàn thân, mắt lại hoa
Bụng đói chân run lăn xuống bếp
Cơm no lòng vững bước lên nhà
Hàn huyên với vợ, vai "ông xã"
Âu yếm cùng con, chức "lão gia"
Chờ ngủ ngon rồi, đi rón rén
Chong đèn lên net trải lòng ta

Thiên Tâm

BÀI 6:

Mong Ước


Thơ như bom đạn diệt yêu tà
Bút tựa thần công bắn vãi hoa
Mỗi chữ bừng bừng non khạc lửa
Từng câu sạt sạt biển lôi nhà
Nghiêng trời căm giận bầy khuynh quốc
Lệch đất đau hờn bọn táng gia
Sức mạnh văn chương mà được vậy
Cùng nhau đuổi giặc, cứu dân ta

Thiên Tâm

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Mối Tình Sầu - Lời Hoàng Song An&Vũ Lương Đúng-Nhạc Vũ Thiên Đại Dương (Vũ Lương Đúng).


Lời: Hoàng Song An&Vũ Lương Đúng
Nhạc: Vũ Thiên Đại Dương (Vũ Lương Đúng).
Ca Sĩ: Xuân Trường

Sinh Nhật Tôi


Hôm nay tôi thấy tôi vừa
Khởi đầu chặng cuối của mùa yêu đương
Một đời thương, một đời vương
Băng sương cũng lắm, trầm hương cũng nhiều
Hỏi lòng: lòng còn tin yêu?
Lòng thưa: lòng vẫn sớm chiều sắt son
Hôm nay tôi thấy tôi còn
Ôm trăng mười tám vào hồn cao niên
Vẫn xuân dẫu tuổi xuân chìm
Vẫn trăn trở một nỗi niềm không tên
Hôm nay tôi thấy tôi hiền
Chẻ ưu làm củi, ươm phiền làm rơm
Đốt lên hơ ấm tâm hồn
Bao phen ủng lạnh nỗi buồn bao la
Hôm nay tôi thấy tôi là
Tôi là bóng nắng của tà dương tôi

Trang Châu

Tâm Thư Kính Dâng Từ Mẫu

 

Kính thưa Từ Mẫu.


Thuở Mẹ sanh tiền, quê hương khói lửa
Phận làm trai, con chống giữ non sông
Không được sống cận kề bên Từ Mẫu
Để sớm hôm con ấp lạnh, quạt nồng
Đền đáp phần nào công ơn dưỡng dục.

Ngày bỏ quê hương, tình hình thôi thúc
Con ra đi không từ giã Mẫu Thân
Vì nhớ thương con, Mẹ già trước tuổi
Tháng, Năm dài không có một ngày vui.

Khi con nhận được hung tin Mẹ mất
Con đang ở xa nửa vòng trái đất
Không vuốt mắt Mẹ vào phút lâm chung
Suốt đời con, con hối hận vô cùng!

Tâm thư nầy con viết bằng nước mắt
Xin trân trong kính dâng lên Từ Mẫu
Ước mong được Mẹ bao dung, tha thứ
Cho lòng con vơi bớt nỗi ưu tư.

Hoa Đô, Mùa Vu Lan
Trần Công/Lão Mã Sơn

Ngọc Thụ Hậu Đình Hoa - 玉樹後庭花 - Trần Hậu Chủ

 

    Trần Hậu Chủ 陳後主 tên thật là Trần Thúc Bảo 陳叔寶 (553–604, trị vì 582–589), , thụy hiệu Trường Thành Dương công (長城煬公), tên tự Nguyên Tú (元秀), tiểu tự Hoàng Nô (黃奴), là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Trần thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Tại thời điểm ông đăng cơ, Trần đã phải chịu áp lực quân sự từ triều Tùy bấy giờ là Tùy Văn Đế. Theo các sử gia truyền thống, Trần Thúc Bảo là một quân chủ bất tài, ham mê văn chương và tửu sắc hơn là việc chính sự. Năm 589, quân Tùy do Tấn Vương Dương Quảng cầm đầu, tấn công chiếm kinh thành Kiến Khang và bắt giữ Trần Thúc Bảo, kết thúc triều Trần và thời kỳ Nam-Bắc triều phân liệt, thống nhất Trung Hoa. Sau đó, Trần Thúc Bảo bị đưa đến kinh thành Trường An của Tùy, được đối đãi tử tế cho đến khi qua đời vào năm 604.(Qua cách cư xử của Tùy Văn Đế với Trần Hậu chủ, chúng ta thấy cách nay gần 1500, kẻ chiến thắng đối với người bại trận rất tình người. Trong chiến tranh ai vì chúa nấy, sau chiến tranh chẳng phân biệt ta và địch....!!!)

    Bài thơ Ngọc Thụ Hậu Đình Hoa do Trần Hậu Chủ sáng tác và soạn thành khúc nhạc cho các ca vũ nữ trong cung múa hát. Người đời sau gọi đây là khúc nhạc mất nước.

玉樹後庭花                    Ngọc Thụ Hậu Đình Hoa
        陳後主                   Trần Hậu Chủ

麗宇芳林對高閣          Lệ vũ phương lâm đối cao các
新裝豔質本傾城          Tân trang điểm chất bản khuynh thành
映戶凝嬌乍不進          Ánh hộ ngưng kiều sạ bất tiến
出帷含態笑相迎          Xuất duy hàm thái tiếu tương nghinh
妖姬臉似花含露         Yêu cơ kiểm tự hoa hàm lộ
玉樹流光照後庭。     Ngọc thụ lưu quang chiếu hậu đình.

宇 Vũ: mái hiên
戶 Hộ: cửa chỉ có một cánh
帷 Duy: tấm màn

Dịch Nghĩa:

Cây Ngọc Ở Vườn Hoa Sau Cung Cấm

Phía trước lầu cao, dưới mái hiên đẹp đẽ là một rừng hương thơm
Nhan sắc vốn nghiêng thành vừa mới tô điểm
Ánh sáng nơi cửa như ngưng đọng khi người đẹp chợt dừng lại
Qua tấm rèm nàng mỉm cười chào nhau.
Người cung nữ trẻ đẹp mặt tươi như đóa hoa ngậm sương,
Nàng như cây ngọc chiếu sáng cả phía sau cấm cung

Dịch Thơ:

Ngọc Thụ Hậu Đình Hoa

Rừng thơm mái đẹp lầu thanh
Điểm tô nhan sắc khuynh thành càng xinh
Dáng kiều trước cửa lung linh
Vén rèm nở nụ cười tình chào thay
Mặt hoa lóng lánh sương mai
Như cây ngọc sáng đêm dài cấm cung


Quên Đi
***
Ngọc Thụ Hậu Đình Hoa


Lầu cao hiên trước cả rừng hương
Nhan sắc điểm tô đẹp lạ thường
Áng sáng đọng ngưng khi dừng gót
Rèm bên mỉm chào nét ung dung
Mặt hoa dường thể ngậm sương ấy
Khác nào cây ngọc sau cấm cung


Kim Phượng

Vọng Cố Hương

 

Bài Họa:

Xa Quê Hương

Lênh đênh trôi giạt quê hương mới
Phiền muộn giăng ngang kín đất trời
Theo nắng bước đi trong vắng quạnh
Cách chia biền biệt nhớ bời bời

Phượng đỏ bên đường đã trổ hoa
Dòng sông muôn dặm cách quan hà
Gợi niềm nhung nhớ người xa xứ
Cố gạt nỗi buồn theo tiếng ca.

Toronto 29/3/2022
Nguyên Trần

Từ Tập San Đồng Nai Cửu Long Đến Đền Thờ Lê Văn Duyệt Và Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa

Quý đồng hương đã từng sống ở miền Nam nước Việt, đã từng sống một khoảng đời tương đối dễ chịu trong một xã hội tương đối tự do no ấm dưới chế độ ít nhiều rộng rãi thoải mái. Miền Nam này là vùng Đồng Nai Cửu Long, hay cũng gọi là Nam Kỳ Lục Tỉnh. So với đất Bắc Hà và nền văn hóa Thăng Long, vốn đã có từ hơn bốn ngàn năm trước, đất Nam Kỳ Lục Tỉnh và văn hóa Đồng Nai Cửu Long là vùng đất với nền văn hóa rất mới, thành hình chưa được 400 năm. Vùng đất và nền văn hóa rất mới này mang những tính chất đặc biệt của nó ít nhiều khác biệt với nền văn hóa gốc. Gốc Việt Nam vẫn còn đó phần lớn, nhưng pha trộn với những giống người khác, nhất là người Trung Hoa (theo chân Trần Thắng Tài, Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu vào định cư ở vùng Đồng Nai Cửu Long), và sự va chạm với những văn hóa Chàm, Khmer, Xiêm đã ít nhiều biến đổi nền văn hóa truyền thống Việt Nam đem vào từ Thăng Long và Đàng Trong, làm cho nó trở thành nền văn hóa đặc biệt của xã hội ít nhiều tạp chủng này. Đồng Nai Cửu Long đối với Thăng Long, về phương diện văn hóa xã hội, cũng tương tự như Hoa Kỳ đối với Anh Cát Lợi. Miền Nam trù phú với đời sống tương đối dễ dãi, không quá ràng buộc với những nghi thức cổ truyền đã là cái khung cho những tính tình tư tưởng đặc biệt của người Nam.

Đất Đồng Nai Cửu Long là đất chiêu hiền đãi sĩ, là đất hứa của nhiều người đến từ những vùng đất khác. Nó là cảnh “đất lành chim đậu” cho rất nhiều người. Nó là đất khá lý tưởng cho sự định cư của nhiều đợt người Việt di cư từ Miền Trung và Miền Bắc từ xưa đến giờ. Đợt di cư lớn thuở xưa có lẽ là nhóm người từ Miền Trung theo gót công chúa Ngọc Vạn vào định cư ở Miền Nam. Tiếp nối những người này là đợt người theo chân Nguyễn Hữu Cảnh, và từ đó hết lớp này đến lớp khác lục tục vào Nam khai khẩn đất hoang, làm ăn sinh sống. Đợt di cư lớn nhất gần đây nhất là đợt di cư năm 1954 với hơn một triệu người từ Miền Bắc vào. Thật ra thì tất cả những người Nam Kỳ hiện giờ đều có nguồn gốc cha ông từ Trung và Bắc vào hoặc từ lâu hoặc mới đây. Trong xã hội có nhiều đợt người mới đến định cư, Đồng Nai Cửu Long phải có khả năng đồng hóa khá mạnh. Những người sinh trưởng từ các miền khác vào đây sinh sống một thời gian đều hội nhập vào xã hội Miền Nam, hay nói một cách nôm na là đều trở thành Nam Kỳ không ít thì nhiều. Tính Nam Kỳ có nhiều điểm dễ thương mà những người từ vùng khác đến đều rất thích như tính rộng rải, chất phác, nói thẳng, thành thật, không màu mè gì cả. Quý đồng hương dù gốc ở đâu mà đã có cơ hội sinh sống làm ăn ở vùng Đồng Nai Cửu Long một thời gian chắc không thể không thấy mình ít nhiều gần gũi với người Nam Kỳ nhiều hơn là với người ở chỗ gốc, và nhất là không thể không thấy mình gắn bó rất nhiều với vùng đất Đồng Nai Cửu Long này. Sống ở đây một thời gian, hay qua một thế hệ là người ta trở thành người Nam Kỳ, gắn bó với đất Nam Kỳ thật nhiều. Từ ruộng vườn sum xuê cây trái, đến sông rạch chằng chịt đầy cá tôm nơi đồng quê, đến đường sá ngang dọc phố xá đông đúc chốn thị thành, không nơi nào không để lại lòng người sống ở đây những luyến thương mến tiếc nếu có lúc nào đó người ta phải xa lìa nó.

“Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, dân ta thường nói vậy. Chúng ta đã sống ở vùng đất mới của Đồng Nai Cửu Long, chúng ta không thể không ghi nhớ công ơn của bao nhiêu người đã đổ rất nhiều công lao khai phá, xây dựng, phát triển vùng đất trù phú này mà chúng ta đã có một thời gian thừa hưởng. Từ công chúa Ngọc Vạn, đến Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh, đến Thượng Công Lê Văn Duyệt, đến Thoại Ngọc Hầu, Phan Thanh Giản, Pétrus Ký... biết bao anh hùng liệt sĩ, biết bao nhân sĩ, nhà văn hóa, nhà kinh doanh đã góp phần mở mang vùng đất này về các phương diện xã hội, kinh tế, văn hóa. Sống ở đây một thời gian, dù thời gian đó ngắn hay dài, chúng ta cũng thấy có những lưu luyến với môi trường xã hội, và có ít nhiều những tình cảm mang ơn những người đã có công xây đắp nên môi trường sinh sống đó.

Thương tiếc và nhớ ơn đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu nhiều hơn về vùng đất, xã hội, văn hóa cũng như con người từ trước đến giờ ở vùng đất này. Xưa nay cũng đã có một ít học giả, văn nhân thi sĩ làm công việc đó. Trịnh Hoài Đức, Pétrus Ký, Vương Hồng Sển, Lê Ngọc Trụ, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Huỳnh Minh, và một ít học giả khác đã có để công tìm tòi nghiên cứu về xã hội/văn hóa Miền Nam. Công trình của họ rất đáng kể nhưng không thể coi là đầy đủ. Nhìn chung những người bỏ công nghiên cứu về văn hóa (bao gồm những sinh hoạt thường ngày, những tập tục, lối sinh sống, tư tưởng, tín ngưỡng, văn chương, nghệ thuật...) của vùng Đồng Nai Cửu Long thật hết sức hiếm hoi so với những học giả làm công việc này đối với văn hóa Miền Bắc. Sau đây là một thí dụ cho thấy sự nghèo nàn về những công cuộc nghiên cứu dành cho vùng Đồng Nai Cửu Long. Trong lãnh vực văn học, theo sự ghi nhận của nhà văn Võ Phiến thì “những nhà văn các miền ngoài, nhất là ngoài Bắc. Ở đó, cái biết về các hoạt động văn học trên phần đất Nam Kỳ cũ rất là sơ sài. Theo sự phát giác của Nguyễn văn Trung gần đây, bộ môn tiểu thuyết xuất hiện ở trong Nam sớm hơn ngoài Bắc chừng ba, bốn chục năm. Vũ Ngọc Phan không hề biết; ông nói về Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn... nhưng những người đi tiên phong, mà không kể đến những Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắc, Trương Duy Toản, Trần Chánh Chiếu, vân vân. Sau lớp tiên phong đến lớp nhà văn tiền chiến các cây bút trong Nam cũng không được chú ý bao nhiêu. Trong bộ Nhà Văn hiện đại có 79 tác giả, gốc Nam Kỳ cũ được 4 người (Ở hai quyển 4 và 5, nói về các bộ môn sáng tác, thì không có người Nam nào). Trong Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân có 46 tác giả, người Nam chỉ được một cặp ông bà Đông Hồ. Sau 1945, miền Bắc chỉ quan tâm đến những cây bút đã gia nhập vào hàng ngũ chính trị của họ.” (bài Giới Thiệu Tuyển Tập Bình Nguyên Lộc, trang XIV-XV).

Để phần nào bổ khuyết cho những thiếu sót đó, chúng ta có bổn phận nối tiếp những công việc của những người như Pétrus Ký, Vương Hồng Sển, Lê Ngọc Trụ, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, v.v... để hoặc đem thêm hiểu biết hay cái nhìn mới về xã hội/văn hóa vùng này hoặc bảo tồn /phát huy những nét đặc thù của văn hóa Đồng Nai Cửu Long.

 (Lăng Ông Bà Chiểu)

Nói đến sự thành hình của xã hội có cai trị và được phát triển mạnh mẽ của Miền Nam chúng tôi thấy không thể không xem Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt là người dẫn đầu công trạng về nhiều phương diện. Và khi đi tìm một vật làm biểu tượng cho văn hóa xã hội vùng này chúng tôi nghĩ tới “LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU.”

Lăng Ông Bà Chiểu được xem là biểu tượng của Miền Nam vì nhiều lý do: Nằm ngay tại Sài Gòn Gia Định, thủ đô của Miền Nam từ lúc Miền này được thành hình, Lăng Ông Bà Chiểu là một di tích lịch sử quan trọng của nền văn hóa Việt Nam. Cơ sở khang trang nằm trên long mạch rất tốt về phương diện phong thủy, lại được dân chúng bồi đắp tu bổ săn sóc luôn nên càng ngày càng uy nghiêm hùng tráng. Đông đảo dân chúng, người Việt cũng như người Hoa vùng Sài Gòn Gia Định và các tỉnh lân cận rất sùng bái Đức Thượng Công (mà người Hoa xưng tụng là Phò Mã Da Da), thường tới Lăng Ông xin xăm, cầu nguyện, lễ bái. Sự linh hiển của Đức Thượng Công cũng như sự linh thiêng của Lăng Ông luôn được dân chúng Miền Nam nhắc nhỡ. Một hội tế tự cũng đã được thành hình từ nhiều năm nay dưới danh xưng “Hội Thượng Công Quý Tế” để lo việc bảo tồn di tích lịch sử cũng như truyền thống tế tự đặc biệt tại Lăng Đức Thượng Công. Nhiều nhân vật quan trọng của Việt Nam Cộng Hòa đã từng đến đây lễ bái, thăm viếng. Trong sổ vàng của Hội Thượng Công Quý Tế, hiện còn bút tích của TT Nguyễn Văn Thiệu, TT Trần Thiện Khiêm và nhiều nhân vật quan trọng khác nữa của VNCH.

Nhưng lý do quan trọng nhất để người dân Miền Nam chọn lựa Lăng Ông làm biểu tượng của Miền này là NHÂN CÁCH, ĐỨC ĐỘ, CÔNG ƠN của Đức Thượng Công cũng như TẤM LÒNG của Ngài đối với người dân và vùng GIA ĐỊNH xưa tức là cả vùng ĐỒNG NAI-CỬU LONG và nhất là CHÍNH SÁCH CAI TRỊ VÔ CÙNG SÁNG SUỐT VÀ KHÔN KHÉO của Ngài (đối ngoại cũng như đối nội).

Ngài hết lòng phò vua Gia Long, đánh Nam dẹp Bắc, giúp Gia Long thống nhất giang san lập nên Nhà Nguyễn. Ngài là một trong những “ĐỆ NHẤT CÔNG THẦN” của Nguyễn triều, được hưởng đặc quyền vào chầu vua không phải lạy, và được quyền tiền trảm hậu tấu ở biên cương. Ngài luôn giữ dạ trung thành đối với Nhà Nguyễn dù sau này Ngài không ưa thích kính phục vua Minh Mạng. Ngài giàu lòng từ thiện nhân ái đối với những kẻ yếu đuối cô thế, lúc nào Ngài cũng sẵn sàng đem hết tài sức mình ra giúp đỡ bảo vệ họ, chống lại sự chèn ép, hà hiếp, áp bức của những kẻ mạnh, ỷ quyền, cậy thế. Ngài vốn hết sức thanh liêm, đi tới đâu là thẳng tay trừng trị bọn quan lại tham tàn bốc lột, bức hiếp dân lành tới đó. Ngài không lòn cúi nịnh bợ ai bao giờ, Ngài rất ghét đám quan lại đội trên đạp dưới. Ngài rất sáng suốt trong chánh sách trị loạn. Ngài biết rõ sở dĩ dân lành phải nổi loạn vì họ không còn sống nổi dưới ách cai trị áp bức tàn nhẫn của bọn quan lại tham lam ích kỷ cho nên muốn bình định cho hữu hiệu thì phải quét sách hết đám quan lại tham nhũng kia đi. Ngài đến đâu là đem lại sự an bình thịnh vượng cho người dân đến đó.

Công lao lớn nhất của Ngài mà người dân Đồng Nai Cửu Long đời đời mang ơn tôn kính là công khai phá, mở mang, phát triển vùng đất Gia Định xưa chạy dài từ Bình Thuận đến Cà Mau nơi Ngài đã từng hai lần làm Tổng Trấn.

Xin nhắc lại là khi vừa thành hình trong thập niên 1770 và bắt đầu phát triển chưa được bao lâu thì Miền Nam bị quân Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ trên đường rượt đuổi Nguyễn Ánh, tàn phá cước bóc tan tành. Dân chúng vô cùng khốn khổ với những cuộc nội chiến tàn phá này. Sơn Nam trong quyển “Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam” ghi lại như sau, căn cứ trên Gia Định Thông Chí:

“Trước năm 1776, thương cảng lớn nhất của Miền Nam là cù lao Phố. Năm 1776 và 1777 quân Tây Sơn tràn vào Gia Định, đánh cù lao Phố, chiếm dỡ lấy phòng ốc, gạch đá, tài vật chở về Qui Nhơn.”
Nông Nại Đại Phố tức là thương cảng cù lao Phố suy sụp luôn, thương gia Hoa Kiều bèn kéo nhau xuống vùng Chợ Lớn ngày nay để lập chợ Sài Gòn, sát với chợ Tân Kiểng thành hình từ trước 1770.

Thương cảng Sài Gòn (nên hiểu là Chợ Lớn ngày nay) thành hình và phát triển nhanh từ năm 1778.... Nhưng 4 năm sau, 1782, Nguyễn Nhạc tới 18 Thôn Vườn Trầu, bị phục kích thua thảm hại, hộ giá Ngạn của Tây Sơn tử trận. Nhạc nhận ra bọn phục kích là đạo binh Hòa Nghĩa gồm nhiều người Tàu theo giúp Nguyễn Ánh. Nhạc bèn giận lây, phàm người Tàu không kể mới cũ đều giết cả hơn 10.000 người. Từ Bến Nghé đến sông Sài Gòn, tử thi quăng bỏ xuống sông làm nước không chảy được nữa. Cách 2, 3 tháng người ta không dám ăn cá tôm dưới sông (tr. 41-43).

Chợ phố lớn Mỹ Tho, nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông đến đậu đông đúc làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo. Từ khi Tây Sơn chiếm cứ, đổi làm chiến trường, đốt phá gần hết, tuy nói trù mật nhưng đối với lúc xưa chưa được phân nửa.” (tr. 45- 46)

Cuộc nội chiến đã gây bao nhiêu tàn phá đổ vở cho Miền Nam trên đường phát triển, gây trở ngại lớn lao cho dân chúng Miền Nam trên đường gầy dựng sự nghiệp. Đâu đâu dân chúng cũng mong đợi cảnh hòa bình, cuộc trị an, cơ hội thuận lợi để làm ăn xây dựng lại cuộc đời, xây dựng lại nền an ninh thịnh vượng cho xứ sở. Những mong ước chính đáng đó của người dân Đồng Nai Cửu Long đã được đáp ứng sau khi Gia Long thống nhất đất nước và nhất là khi Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt hai lần vào làm Tổng Trấn Gia Định.

(Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt)

Có thể nói trong lịch sử của Miền Nam từ trước tới giờ chưa ai có được tấm lòng nhân, có tinh thần nhân bản, có sự sáng suốt trong việc cai trị bằng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt. Ở địa vị Tổng Trấn Gia Định (xem như một Phó Vương cai quản cả Miền Nam nước Việt), với tất cả quyền hành trong tay, Ngài đã đem lại cho người dân Miền Nam một nền hòa bình thịnh vượng chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Đối ngoại Ngài đã giúp đỡ, bảo vệ cho Cao Miên làm cho nước này phải chịu thần phục triều đình Nhà Nguyễn. Ngài làm cho Xiêm La nể sợ không còn dám dòm ngó phá phách Việt Nam. Ngài chấp nhận giao thương với các nước Tây phương cũng như Trung Hoa, Miến Điện chớ không nhắm mắt theo lệnh triều đình đóng cửa rút cầu không cho người ngoại quốc vào nước mình buôn bán. Ngài không thi hành lệnh cấm đạo của Minh Mạng, làm ngơ để cho các giáo sĩ được tự do truyền giáo ở trong Nam. Ngài chủ trương tôn giáo nào cũng tốt, cũng có nền đạo đức luân lý giúp con người sống lành mạnh tốt đẹp. Ngài bảo “Đạo Thiên Chúa nước nào không có. Người ta đâu có ngăn cấm, sao nước mình lại đặt ra cái chỉ dụ kỳ cục vậy. Gây cảnh nồi da xáo thịt lại mang tội với đời sau.” Thay vì bế môn tỏa cảng theo lệnh của triều đình thì Ngài lại sẵn sàng đón nhận các phái bộ ngoại quốc đến xin tiếp xúc giao thương. Thay vì xem nhẹ việc buôn bán (theo quan niệm sắp xếp thứ tự sĩ nông công thương của nho gia), Ngài lại khuyến khích thương mại để đem nhiều quyền lợi về cho quốc gia dân tộc. Đối nội Ngài làm cho dân chúng được yên ổn làm ăn, lại tạo ra cơ hội để người dân góp phần phát triển kinh tế trong vùng. Ngài cho đào kinh, làm đường sá để cho sự giao thông trong nước cũng như giữa Việt Nam và Cao Miên được dễ dàng. Ngài khuyến khích người dân khẩn hoang lập ấp, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Ngài tạo điều kiện tốt cho các giống dân (Trung Hoa, Miên, và người ngoại quốc khác) sống ở đây hội nhập vào xã hội Việt Nam mới này để cùng chung sức làm cho đất nước được phồn thịnh. Về xã hội, nghĩ đến những người đã hy sinh vì nước để vợ con bơ vơ thiếu thốn, Ngài cho thiết lập hai cơ quan từ thiện là “Anh Hài” và “Giáo Dưỡng” để lo cho vợ con các chiến sĩ vị quốc vong thân. Tuy xuất thân là một võ quan, Ngài vẫn chú trọng đến việc phát triển văn hóa. Ngài dùng tiền do triều đình ban thưởng cho cá nhân Ngài để xây Văn Thánh Miếu khích lệ việc học của các sĩ tử. Ngài quả thật là người có đủ tinh thần NHÂN BẢN, DÂN TỘC, và KHAI PHÓNG mà ngày nay chúng ta thường đề cao.

Tấm lòng của Ngài đối với vùng đất Gia Định và người dân Đồng Nai Cửu Long thật như trời biển. Ngài đúng là bậc cha mẹ dân luôn luôn thương dân như con đẻ. Có thể nói đối với Ngài “dân vi quí, xã tắc thứ chi”. Ngài thương dân Gia Định cũng như đất Gia Định vô cùng. Ngài đã đem tất cả tài sức giúp dân, giúp quê hương xứ sở. Tấm lòng của Ngài đối với dân Đồng Nai Cửu Long và mảnh đất thân yêu này thật là vô bờ bến. Chính vì vậy mà người dân Gia Định mang ơn Ngài, tôn sùng Ngài hơn cả vua chúa, hơn cả những vị anh hùng dân tộc thường được lịch sử ca tụng từ trước đến giờ.

Trong lần hội kiến với Ngài tại Gia Định thành, Phan Thanh Giản đã hết sức kính phục thố lộ:

“Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng Trấn như đai quan. Tôi ở Kinh Thành, ở Bắc Thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác. Ở dọc sông thì trên bến dưới thuyền, ghe thuyền san sát, lúa gạo nghìn nghịt. Vải vó, đồ thau, đồ đồng, đồ sứ, đồ gốm, thảo mộc quý, quế, trầm, hồi thật là không thiếu thứ gì. Trên đất liền, nhà cửa phố xá san sát, khang trang. Đường đi lại lát gạch, lát đá sạch sẽ mát mắt. Cảnh dân theo đạo Thiên Chúa trốn chui trốn nhủi như ở ngoài Bắc Thành, Kinh Thành, ngoài Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, vào đây không thấy. Cha truyền giáo vẫn đi lại bình thường trên đường phố. Tôi thật mừng. Mình làm quan thấy dân vui là mình vui. Làm quan chỉ biết vui phần mình thật đáng trách.”

Năm 1822 một phái đoàn Anh do ông Crawfurd dẫn đầu có đến yết kiến Ngài Tổng Trấn. Trong dịp này Crawfurd thú nhận:

“Đây là lần đầu tiên tôi tới Saigun (Sài Gòn) và Pingeh (Bến Nghé). Và tôi bất ngờ thấy rằng nó không thua gì kinh đô nước Xiêm. Về nhiều mặt trông nó còn sầm uất hơn, không khí mát mẻ hơn, hàng hóa phong phú hơn, giá cả hợp lý hơn và an ninh ở đây rất tốt, hơn nhiều kinh thành mà chúng tôi đã đi qua. Tôi có cảm giác như đây là một vương quốc lý tưởng...Dinh Tổng Trấn khá đồ sộ và uy nghiêm. Các thành trì nằm ở bờ sông An Thông hà. Nơi đây buôn bán sầm uất. Dân xiêu tán tới đây được Tổng Trấn cho nhập hộ tịch, qua một hai đời đã trở thành người Gia Định. Đông nhất nơi đây là dân Trung Hoa. Các dân tộc nơi đây được nhà nước bảo hộ và họ đều có nghĩa vụ như nhau. Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không có. Người ăn mày rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn . Nhưng ông lại rất tàn bạo với bọn cố tình không chịu quy phục triều đình. Chưa ở đâu kỷ cương phép nước được tôn trọng như ở đây... Ở đây chúng tôi mua được rất nhiều lúa gạo, ngà voi, sừng tê giác, các hàng tơ lụa, đũi thật đẹp. Từ các nơi, dân đi thuyền theo các kênh rạch lên bán cho chúng tôi. Nhìn dân chúng hân hoan vui vẻ, chúng tôi biết dân no đủ. Nhiều người rất kính trọng vị Tổn Trấn của họ.

Con người này ít học. Nhưng lạ lùng thay là có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng, làu thông kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông.”

Sống đã vậy mà khi mất đi rồi vẫn tiếp tục bảo bọc phù hộ con dân của mình. Thác rồi Ngài trở thành một vị thần hiển linh mà người dân Gia Định hết lòng tín ngưỡng phụng thờ. Đây là một tín ngưỡng dân gian rất quan trọng về phương diện văn hóa. Người ta đồn Ngài rất linh hiển. Những người làm việc cho chính quyền, có đầu óc vô thần, tỏ vẻ xấc láo với thần linh trước miếu thờ Đức Thượng Công đều bị Ngài trừng phạt nặng nề. Người dân Nam tin rằng Ngài luôn luôn trừng phạt kẻ gian, kẻ trộm cướp, kẻ xấc láo vô lễ, kẻ thề thốt man trá trước lăng miếu của Ngài. Người ta hay nói đến những trường hợp bị “Ông vật”, “Ông bẻ cổ” hay “Ông bắt hộc máu,” để chỉ những trừng phạt đó. Trước đây các cơ quan hay hãng sở có vụ án bí ẩn không tìm ra manh mối thì người ta thường đưa các đương sự đến “Lăng Ông” cho thề trước đền thờ Ngài. Ngược lại, nhiều người thường dân làm ăn lương thiện hay đến cầu xin Ngài giúp cho họ sự bình yên, thành công trong việc làm, thi cử đổ đạt, thành tựu trong việc cưới xin, bệnh hoạn chóng khỏi, v.v...hầu hết đều được Ngài chứng tri giúp đỡ. Tiếng đồn về việc Đức Thượng Công hiển linh thường hay thi ân, giáng họa được truyền tụng mỗi lúc một lan xa trong dân chúng từ xưa đến giờ và mãi mãi về sau này. Tin Đức Thượng Công cũng là một tín ngưỡng dân gian của vùng Đồng Nai Cửu Long quan trọng chẳng kém gì lòng tin của con người trong những tôn giáo khác ở vùng này. Lăng Ông Bà Chiểu rất xứng đáng làm biểu tượng cho vùng Đồng Nai Cửu Long vậy.


Nếu người dân Đồng Nai Cửu Long xưa kia may mắn có được một nhà cai trị khôn ngoan, nhân đức, sáng suốt, biết thương dân thương nước như Đức Thượng Công khi Ngài còn tại thế thì ngày nay dân chúng Miền Nam cũng vô cùng hãnh diện và may mắn có vị thần bảo hộ hết sức hiển linh như Đức Tả Quân. Tiếc rằng dân Việt Nam nói chung không được cái may mắn đó vì triều đình Minh Mạng cũng như đa số các đại thần của triều đình này không có được cái khôn ngoan nhân đức và lòng thương nước thương dân của Ngài Chưởng Tả Quân Bình Tây Tướng Quân Quận Công. Nếu như triều đình và các đại thần của triều đình này cũng khôn ngoan, thấy xa, hết lòng vì dân vì nước, áp dụng chính sách cai trị khôn khéo, cởi mở của Đức Thượng Công đã áp dụng trong Miền Nam thì cả nước Việt Nam đã sớm trở thành một nước tiến bộ hùng cường như Nhật Bản từ đầu thế kỷ XX rồi, và người dân Việt Nam đã được ấm no hạnh phúc như những người dân trong các xã hội tiến bộ khác từ lâu rồi. Người đời sau nếu thật lòng thương dân thương nước, nếu thật lòng muốn cho xã hội tiến bộ, dân chúng ấm no hạnh phúc, thì nên học hỏi chính sách cai trị khôn ngoan sáng suốt cởi mở của Đức Thượng Công cũng như tấm lòng nhân và tinh thần nhân bản của Ngài. Ngài thật vô cùng xứng đáng làm tấm gương cho người làm chính trị sau này, xứng đáng được sự nhớ ơn đời đời cũng như sự tin tưởng phụng thờ và sùng bái ngàn năm của người dân Nam Việt.

Nhằm biểu tả tình luyến lưu cũng như lòng mang ơn nói trên một cách chân thực hơn, anh em chúng tôi xin phép thành lập Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation. Hội này sẽ cố gắng xúc tiến xây dựng một đền thờ Đức Tả Quân Lê văn Duyệt ở tại đây. Trong đền thờ này chúng tôi cũng sẽ dành một nơi để thờ chung những anh hùng liệt sĩ có lòng yêu nước nồng nhiệt, đã hy sinh thân mình cho núi sông, có công bảo vể, phát triển Miền Nam từ xưa đến giờ như Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, Pétrus Ký, Trương công Định, Nguyễn trung Trực, Nguyễn an Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Ngọc Huy, v.v...Bên cạnh đền thờ chúng tôi cũng mong thiết lập một trung tâm sinh hoạt văn hóa để một mặt nghiên cứu theo dõi bước tiến của tổ tiên trong việc thành hình xã hội/văn hóa Đồng Nai Cửu Long, và mặt khác tổ chức những sinh hoạt bảo tồn và phát huy những nét đặc thù của nền văn hóa đó. Tờ Đặc San Đồng Nai Cửu Long cũng như tờ đặc san “Tiền Giang Hậu Giang là hai cơ quan văn hóa nói lên nỗ lực chung của anh em chúng tôi trong mục đích trên. Chúng tôi hết sức mong mỏi sự tận tình cũng như sự yểm trợ mạnh mẽ của quý đồng hương trên tất cả mọi phương diện cho các tập san ĐNCL, TGHG và cho sự hình thành đền thờ Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt.

Trân trọng kinh chào

Nguyễn Thanh Liêm

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Tình Si - Thơ Mùi Quý Bồng - Nhạc Nguyên Bích - Ca Sĩ Nhã Uyên


Thơ: Mùi Quý Bồng
Nhạc: Nguyên Bích
Ca Sĩ: Nhã Uyên 

Xưa


Mùa xuân đó tôi trở về quê cũ
Con đường quen chừng xa lạ với tôi
Đứng lặng yên phút xao động bồi hồi
Nay bến phà xưa là căn nhà cũ

Cây mận đầu hồi xưa đầy hoa trái
Một cánh chim say gió hót vu vơ
Dưới tàng cây trao nhau phút đợi chờ
Nhưng định mệnh khiến xuôi tình ngang trái

Bước ra đầu ngõ bên thềm Hoa Nắng*
Nhìn con phà đưa khách lạ sang sông
Rười rượi buồn phận chim hót trong lòng
Vẫn chốn cũ đời chợt mưa chợt nắng

Bao đắng cay hồn xuân già trước tuổi
Lời nồng nàn trôi gửi phương xa
Dòng sông xưa con nước chảy hiền hòa
Cất tiếng hoang vắng sông già bao tuổi


Kim Phượng
*Quán cà phê Hoa Nắng nơi bến phà Vĩnh Long

Thu Lỗi Hẹn


Đã biết anh đi chẳng trở về
Cớ sao mình để mộng mân mê
Đang tự dối lòng em cũng biết
Chỉ có thu về trong gió mưa

Lá rơi ngập lối phố vắng thưa
Chân quen đường cũ đến chốn xưa
Chuyện anh lỗi hẹn thành dĩ vãng
Riêng em riêng giữ để lỡ làng

Công viên lạnh vắng ngập lá vàng
Từng chiếc là nổi niềm riêng mang
Người đi xa mấy dậm ngàn
Để người ở lại dở dang cuộc đời
 

Trúc Lan KTP 


Mẹ Cha Đem Về


(Tặng Ngọc Hiền, em tôi)
Khoai to vồng thì tốt củ
Đậu ba lá thì vừa ăn
....
Gái muộn chồng thì thậm khổ
Trai muộn vợ cũng thậm khổ
Mây trên trời thì kéo xuống
Gió ngoài biển thì thổi vô

Hòa nghe, tức ấm ức trong lòng. Nhất là khi anh chàng sửa câu hò, nhái giọng Hòa: O muộn chồng thì thậm khộ, Tui muộn vợ cụng thậm khộ. Hòa chỉ còn biết vùng vằng rời khỏi phòng ti-vi, dù đang háo hức chờ xem phim Sabrina, có Audrey Hepburn thủ vai chính, cô đào khả ái Hòa đã say mê bao lâu nay. Chắc tại Hòa có tật giật mình. “Hắn” có hề kêu tên Hòa đâu. Ủa, đích danh chớ sao không, cả trường nội trú của Trung Tâm Đức Ngữ mấy chục người Việt, chỉ có mấy chị em Hòa được gọi là gia đình Huê kỳ thôi mà. Mấy chị của Hòa có bồ, giờ này rút hết về phòng, viết thư tình. Tự nhiên, Hòa đâm mủi lòng. Có đứa em gái út ít, mấy chị đành đoạn, để mình cô đơn nơi phòng ti-vi, bị người ta chọc ghẹo như vầy. Hồi giờ, chị Thục lúc nào cũng nhanh gọn lẹ vãn hồi trật tự, mỗi khi nhận thấy ý đồ “xâm lược” của ngoại nhân. Cỡ nào chị cũng chém đẹp. Mà bây giờ, chị bận ngồi nơi cửa sổ mơ mộng, nghĩ tới người dưng khác họ đâu đâu.

Nhớ tuần trước, có lớp mới vào. Cứ mỗi ba tháng, lớp Đức ngữ trung cấp 2 ra trường, đồng thời nhóm mới vào lớp sơ cấp 1. Hòa vào trường được 4 tháng, đang ở lớp sơ cấp 2. Mấy chị em Hòa thành đàn chị, dẫn dắt những người mới đến. Công việc chẳng có chi oai phong lẫm liệt. Chị Thục đã xí ngay chân postman cho cả trường. Tại chị viết thư, nhận thư số lượng thuộc hàng… buôn sỉ. Chị lại có tài nhận mặt chữ. Thấy chữ của người gởi một lần, lần sau chị không cần nhìn tên, vẫn trao thư trúng phóc người nhận. Hai chị lớn, hướng dẫn người mới những việc trí thức cao cấp hơn, như nhận sách, làm thẻ thư viện. Phần Hòa, được giao trọng trách chỉ cho “tân binh” nhà bếp ở đâu, chia mỗi người một ngăn tủ, tùy nghi sử dụng. Khi nhận danh sách do bà thư ký trường đưa, Hòa cẩn thận viết tên rồi dán lên những ngăn tủ. Chiều đó, Hòa trổ tài nấu cà-ri cho cả nhà, mua nguyên con gà đàng hoàng, đầu tháng nên có đại yến. Giữa tháng, mấy chị em chỉ chuyên ăn lưng- cánh- cổ- gà hầm rau thập cẩm. Hòa đang chăm chú vớt váng mỡ gà, “hắn” đứng bên cạnh hồi nào không hay:

-Cô gì ơi, làm ơn chỉ cho tôi tủ của tôi ở đâu?
Giật mình, Hòa quay qua:
-Ủa, mắc chi phải chỉ. Bà Becker đưa danh sách, theo đó, dán tên mấy người trên cánh cửa tủ. Tên ai ở tủ nào, xài tủ đó.
-Cô gì ơi, cô có ghi, nhưng cô ác quá, viết chữ nhỏ xíu. Tôi đâu đọc được. Mắt kính cận của tôi bị bể, chưa biết bao giờ mới có kính mới.
Hòa thấy hơi bực bực, đã làm ơn cho văn phòng, mà bị người khác kêu ác nữa.
-Mặc kệ. Mà … không phải tên “gì” đâu nghe.
-Tôi nào dám hỏi tên cô, sợ đường đột quá. Trông cô hiền hòa, tôi nghĩ tên Hòa hợp với cô. Tôi gọi cô là Hòa nhé.
Hắn kéo dài chữ nhé. Hòa mím môi. Người gì mà xạo quá trời.
-Hòa ơi, nhờ Hòa dắt tôi tới chỗ tủ của tôi nhé. Thấy người hoạn nạn thì thương đi mà.
Hòa cảm thấy rân ran cả mặt. Mấy “cha” Bắc kỳ mồm mép dữ lắm. Hòa dằn mạnh cái vá trong nồi. Tắt bếp, ngúng nguẩy rời nhà bếp. Tiếng “cha” Bắc kỳ cười đuổi theo:
-Còn tôi hả, thấy người đẹp đẹp lại càng thương hơn.

Hòa đi gần như chạy về phòng, tức nghẹn cổ. Hòa sẽ méc chị Thục, để chị trị hắn một trận. Mấy chị em hắn mới tới mà nổi lắm. Mấy bà chị lớn của hắn hạp tính ngay với mấy bà chị Hòa. Gia đình hắn đề nghị nhà trường tổ chức du ngoạn, bữa tiệc bỏ túi để người cũ, người mới làm quen với nhau. Hòa tức mình ghê, sáng kiến gì của nhà hắn, cũng được cả trường hưởng ứng. Kể ra, từ ngày lớp hắn đến, trường bỗng dưng nhộn hẳn lên. Trời sắp vào hè, nhiều ngày nắng đẹp rực rỡ, hắn chắc bị hói đầu, tứ mùa ra đường đội mũ. Chị Thục nói, hắn đội mũ bê-rê coi hay hay, ngồ ngộ. Thấy hắn, cứ nghĩ tới mấy anh chàng nghệ sĩ Tây, đứng ở khu chợ Montmartre Paris vẽ tranh. Hòa trề môi, xì, tây gì, tây đui, tui đây hả, hổng giống ai.
Nhà hắn tình cờ hay ăn cơm trùng giờ với nhà Hòa. Một hôm, bà chị lớn của hắn vui vẻ mang qua mời mấy chị em Hòa dĩa lòng phá lấu, đầy đủ hương vị. Nghe đâu phải quen biết với hàng thịt, chớ thời đó người ta không bán lòng heo. Mấy chị em Hòa chia nhau, thòm thèm, xuýt xoa, lòng phá lấu ngon vô hậu. Chị Thục tủm tỉm:
-Rứa là họ muốn lấy lòng gia đình mình. Bữa nào mình phải đáp lễ chớ.
Hôm sau, phiên chị Thục nấu cơm, chị đãi món tráng miệng, dâu tươi ăn với kem sữa. Chị mang một tô dâu đỏ thắm, nổi bật trong kem sữa trắng ngà, xăm xăm qua bàn bên kia:
-Mấy chị em Huê kỳ xin biếu dâu cả nhà ăn lấy thảo.
Hòa nóng cháy cả tai khi nghe tiếng mấy chị em cười cám ơn. Giọng hắn như reo:
-Cám ơn chị Thục đã thấu lòng em. Gia đình em, nhất là em, thích dâu lắm.
Hắn còn nhấn mạnh mấy chữ chị, em. Xì, bẻ sừng làm nghé, hắn hơn tuổi chị Thục chớ bộ. Thường, hắn gọi chị Thục bằng tên, xưng tôi, mà bữa nay, cố ý gọi chị, để xin được làm em chớ gì.


Ăn cơm xong, Hòa lo dọn dẹp, làm nhiệm vụ “lái dĩa bay”. Tình cờ, hắn cũng đứng rửa chén bên cạnh. Hắn hát, chắc tưởng mình là giọng chính của ban hợp ca Thăng Long… "Chốn đây ngàn phương, có ba giòng sông cuốn xuôi biển Đông nhắc câu chờ mong …"
-Hòa ơi, anh thích Hội Trùng Dương dễ sợ. Mà anh mê nhất Tiếng Sông Hương.
Hòa không trả lời, chỉ nghĩ thầm, ai thích nhạc chi thì thích, chớ mắc mớ chi tới ai. Ủa, khi không sao xưng anh với mình tỉnh bơ vậy. Hòa cúi xuống chăm chú rửa chén. Chén bát hôm nay sao mà nhiều, rửa hoài không hết. Đứng đây một hồi, không biết còn nghe tâm sự chi nữa đây. Khi không, đầu óc Hòa cứ nghĩ tới mấy câu hát "Vẩn vơ nắng quái vương trên phù sa… ngày qua trai gái sống chung một miền…" Úp nồi lên rổ, Hòa chợt nhận ra, chị Thục nấu nướng chi gọn gàng vầy hè, mới rửa quẹt quẹt mấy cái, xong xuôi hết rồi. Hòa muốn liếc qua, coi thử ai đã rửa xong chén chưa, mà không dám. Hòa nấn ná, sửa sửa mấy cái muỗng cho ngay ngắn. Nếu bây giờ ai hỏi Hòa thích bài nào trong trường ca thì Hòa sẽ khen, bài Tiếng Sông Hồng cũng hay mê ly, thiệt đó. Chẳng nghe ai hỏi, Hòa rón rén rời nhà bếp. Không biết ai có nhìn theo chăng, Hòa tưởng như lời hát "Ai là qua là thôn vắng nghe sầu như mùa mưa nắng của ai quấn quít chân mình."


Giao tình của hai gia đình càng ngày càng thắm thiết. Hỏi ra, mới biết anh của anh cũng đi du học cùng năm với anh cả của Hòa. Bố của anh cũng trải qua gần 10 năm ở trại cải tại như Ba Hòa. Những buổi gặp gỡ bạn bè người Việt, không phải chỉ anh và Hòa đồng thanh tương ứng, mà các anh chị em của hai bên cũng đồng khí tương cầu. Góc này em trai anh đang đệm đàn, hai đứa em Hòa đang vui hát 'Hãy ngồi xuống đây vai kề sát vai…" Góc kia, mấy chị đang nhớ đến những bài thơ tình làm mấy chị ngẩn ngơ gần thập niên trước, bây giờ nhắc lại vẫn cứ bâng khuâng nhè nhẹ hỏi long, Mình nhớ ai mà buồn chi lạ! Ô! dễ hiểu quá, nghĩ ngợi chi xa xôi, rắc rối, môn đăng hộ đối là như vậy. Anh nghiêng qua, ngọt ngào rót vào tai Hòa… Thương em từ thuở Mạ về là về với Ba… Hòa cảm nhận niềm hạnh phúc thật cụ thể, rõ ràng như cảnh êm đềm thân yêu trước mặt. Hạnh phúc bàng bạc, chan hòa trong không khí hai đứa đang thở.

Hôm lễ đính hôn của chị Thục, hai đứa tính toán lung lắm, coi đóng góp món chi để chung vui. Cuối cùng anh đề nghị làm món bánh tôm. Khoai lang xắt sợi nhé, tôm lựa loại vừa vừa, vỏ mềm. Pha bột, cho khoai dính vào nhau, như cái tổ chim, xong đặt hai con tôm lên, chụm đầu nhau, như đôi uyên ương hay như đôi sam đấy. Chiên lên, dòn rụm. Cuốn lá rau xà lách, kèm vài lá tía tô, húng quế, chấm nước mắm chanh ớt. Nghe anh diễn tả, món bánh ngon tới trời. Anh nhẩn nha bằng giọng Bắc, người ta gọi là Bắc di cư. Thật ra, chỉ có Bố Mẹ và chị cả của anh di cư. Chớ phần anh, vẫn luôn mơ ngày tận mắt thấy nơi quê mẹ của mình. Khi bắt tay vô việc mới thấy… đời không là mơ. Chẳng hiểu sao, con tôm đầu đi đằng đầu, đuôi đi đằng đuôi. Khoai lang thấy không giống tổ chim, mà bẹt nhẹt chẳng ra hình dáng gì. Hai đứa quýnh quáng, nhà bếp như bãi chiến trường:
-Anh làm món ni mấy lần rồi?
Anh cười tẽn tò:
-Anh ăn nhiều lần, làm, chỉ nghe kể thôi, chớ chưa làm lần nào. Quả thật, ngôn dị hành nan.
Hòa chép miệng:
-Ai chẳng biết nói dễ làm khó. Ở đó còn xổ nho, xổ táo. Chừ như ri làm răng mà dọn?
Hôm ấy, món trứ danh của hai đứa vẫn phải đem trình làng. Thằng Duy kiện tụng:
-Anh chị làm món chi lạ ghê, em gắp ba lần, tổng cọng được 3 cái đầu tôm, bự xà lự.
Thằng Tuân bỏ nhỏ:
-Mấy miếng có tôm thứ thiệt dọn ở phía người lớn, còn góc tụi mình toàn là sứt cùi, gãy gọng. Mi còn hên lắm đó. Tao gắp phải miếng đen thùi lui, chỉ có râu tôm thôi.
Anh cười cầu tài với hai thằng em cưng của Hòa:
-Ở nhà vườn, phải ăn cau sâu. Chịu khó vậy. Mai anh dẫn ra phố, đãi ăn phủ phê. Mỗi đứa nửa con gà nướng hẳn hoi đấy nhé.


Tiệc cưới chị Thục, đông vui quá trời. Bạn từ hồi học Đức ngữ, bạn ở trường trung học. Bận rộn bao nhiêu khách khứa, Hòa chưa có thì giờ nghĩ vẩn vơ. Sau đám cưới, hai chị em về lại trường nội trú, đi học như trước. Những chiều trời đẹp, hai chị em ra sân chơi vũ cầu. Thỉnh thoảng, bạn bè rủ nhau đi rạp xi-nê làng coi những phim xưa lắc, xưa lơ như Cuốn Theo Chiều Gió, Vĩnh Biệt Tình Em. Nhưng buổi tối, chị Thục thức khuya hơn, không phải học bài, mà viết thư cho chàng. Đó, chị bây giờ “xuất giá tòng phu”, chị đang xa dần, Hòa tấm tức khóc. Hai chị em sát tuổi nhau, thân nhau lắm. Hòa vừa buồn, vừa hờn chị Thục. Khi không, chị đi theo người khác, rồi đâm ra “lạt lẽo” với Hòa. Càng nghĩ, nước mắt, nước mũi chan hòa, chị Thục mằn mằn tóc Hòa:
-Cái con ni, khóc chi vô duyên ộn.
-Chớ chị bây giờ theo người khác rồi rồi… bỏ em. Hòa nấc lên.
Tiếng chị Thục cười nhỏ:
-Hòa ơi, coi nì, hai chị em mình vẫn ở cùng phòng cho đến khi thi tú tài luôn. Có chi khác đâu.
-Thi xong, chị về nhà họ chớ bộ. Chỉ có em về Ba Mạ. Thôi, mai mốt em không lấy chồng.
-Ừ, ai bắt mi lấy chồng. Mi lấy Trung thôi. Mà mai mốt thì chưa được. Một năm Ba Mạ chỉ gả một đám thôi.
Chị Thục chọc Hòa để đánh trống lảng. Hòa mắc cỡ quá chừng, may, đang quay mặt vô vách tường, chớ chị Thục thấy mặt, chắc ốt dột lắm. Hoà thương anh lắm, không kể sao cho hết. Mà nghĩ đến ngày nào đó, mình thành “con người ta”, rồi xa Ba Mạ, Hòa thấy buồn quá chừng quá đỗi. Hồi nhỏ, hai chị em đã bí mật hẹn nhau, ở với Ba Mạ suốt đời. Vậy mà, bây giờ chị Thục đã quên “lời thề xưa”.

* * *

Rồi hai đứa xe tơ kết tóc. Giữa tiệc cưới, chú rể tung ra lời đề nghị bất ngờ: tất cả những chàng nào từng ngắm nghé cô dâu, hôm nay, dịp may cuối cùng, lên trình diện. Nếu cô dâu nghĩ lại, vẫn còn có thể sắp xếp được. Vậy là các chàng ào ào kéo nhau lên sân khấu. Mấy anh bạn của mấy chị còn diễu, tay ẵm con nhỏ, tay dắt con lớn, láo nháo dành chỗ. Anh hỏi, tha thiết:
-Sao? Em thấy sao?
Ngày trọng đại như vầy, mà anh còn chọc giỡn nữa. Hòa cúi đầu, không nói, nhưng chắc anh nghe được những ý nghĩ của Hòa. Nghĩ lui, nghĩ tới, ngó bốn phương, tám hướng chi cũng chỉ thấy, chỉ “chộ” mình anh thôi. Anh nghiêm chỉnh:
-Cám ơn các bạn rất can đảm, thành thật tỏ lộ lòng ưu ái với cô dâu. Nhưng rất tiếc, cô dâu, vợ tôi, -Anh kéo Hòa sát vào anh- chỉ chọn tôi mà thôi.

Ba đứa con cách đều nhau hai tuổi, cùng ra đời vào tháng Năm, tháng đẹp nhất của đất trời nơi đây. Hai vợ chồng cùng làm việc nơi cơ quan trực thuộc chính quyền địa phương. Công việc xem như ổn định, hai vợ chồng tính đến chuyện mua nhà. Hòa tỏ ý thích ông bà Ngoại ở chung với mấy cháu. Anh đồng ý ngay:
-Mình tìm nhà nào lớn, có đất, để Ba Mạ làm vườn. Liệu cơm gắp mắm. Tất nhiên, mình phải tìm nhà cũ mới kham nổi. Nhưng chả sao. Nhà đông anh em, lại nhiều bạn bè, cứ xúm lại, mỗi người một tay.

Hai vợ chồng tìm được ngôi nhà ở ngoại ô, khá cũ, nhưng rộng rãi, còn đủ chỗ cho hai cậu em của Hòa nữa. Đám con sống gần ông bà Ngoại, nên nói giọng Huế, xem ra còn bún bò, bánh nậm hơn cả mẹ. Hai đứa con gái, đứa nào cũng là con gái rượu của anh. Thằng cu út, anh gọi là cù lũ. “Em biết không? chơi xì phé, cù lũ là nước bài anh thích nhất, đối với anh tuyệt nhất”. Mấy bố con nói chuyện với nhau, nghe đám con ríu rít Bộ ơi, Bộ ơi, sao du dương êm đềm trong tai Hoà, réo rắt mãi hoài như bài tình ca muôn thuở.
Anh hay bảo Hòa rủ các anh chị em về tụ họp cho Ba Mạ vui. Anh để ý những sở thích từng người. Nghe gia đình anh Khánh sẽ về, anh ghé chợ, mua phô mai loại Alte Kaase, ít nho loại Red Globe, thể nào anh Khánh cũng đem chai rượu đỏ, mấy anh em nhâm nhi với nhau. Nghe gia đình chị Thục sắp đến, biết tính chị thích hoa lá cành, anh chiết sẵn bụi dạ điệp cho chị, cắt mấy cành Forsythia đem chưng phòng khách, cười cười:
-Hoa sao xuân của chị Thục đấy.

Tự sáng sớm, Hòa không một phút nghỉ ngơi. Dù cả nhà cùng nhau, mỗi người một tay nhưng Hòa vẫn là “nhạc trưởng”. Hò hét đám con thức dậy, dọn cất đồ chơi bừa bãi lung tung. Mấy thùng áo quần Hòa đã chia sẵn, thùng đồ màu trắng, thùng đồ màu sặc sỡ, thùng đồ màu đen. Hòa đã bao lần hướng dẫn, mà nói như nước chảy lá môn. Mở ra, thùng nào cũng lẫn lộn xanh đỏ tím vàng. Mấy cậu cháu sao mà hợp nhau vậy. Hai thằng em nhăn răng cười trừ:
-Tại tụi em bị loạn sắc. Đâu phân biệt trắng đen gì đâu.
Hòa thở dài:
-Xui cho con gái nhà ai gặp phải tụi bây.
Duy đứng trước gương vuốt vuốt đầu tóc bờm xờm:
-Nhiều cô muốn xui để rước tụi em, mà mấy đứa nhỏ không cho tụi em lấy vợ. Cậu cháu quyến luyến nhau quá, nên tụi em cứ phải vui đời độc thân bên đám cháu.

Bàn phòng khách ngổn ngang mấy ly bia, dĩa vỏ đậu phụng. Tối qua, mấy anh em lại coi đá banh đến khuya, rồi chén anh, chén em chứ gì. Hòa tính cự nự, nhưng chợt nghĩ lời của Duy. Cháu mến cậu cũng có, nhưng anh và hai đứa em vui vẻ với nhau, nếu anh mặt quạu, mày quọ với tụi nó, chắc tụi nó đi mất đất rồi, chứ có phải chờ lấy vợ mới dọn ra riêng. Hòa dịu giọng:
-Bưng ly chén trên phòng khách xuống, tao rửa luôn. Mấy anh em bây, thiệt tình, bày chi mà hàng ngang, hàng dọc, thấy bắt mệt.
Anh khuân vô lủ khủ năm túi, bảy túi, táo, nho, bưởi, quýt, thịt bò, thịt heo và con cá hồi to như kình ngư.
Hòa ngán ngẩm:
-Anh mua vậy, chứa đâu cho hết?
-Nhà đông người, vui miệng, ăn một nhoáng là sạch sẽ.
Hòa gắt um:
-Con cá voi đó hả, em đầu hàng. Lần trước em đã sợ rồi, làm xong con cá là bải hoải chưn tay.
Tuân lên tiếng, nó hay binh vực anh, đứng về phe anh, trách Hòa:
-Chị Hòa sao khó tính thiệt! Ảnh đã có lòng đi chợ. Mua bây nhiêu đó, quần trong chợ cả nửa ngày. Chắc mệt đứt hơi, chị không khen cho một tiếng. Cá Lachs phải to như vậy ăn mới ngon, chớ lí tí như cá cơm đâu được. Để con cá em lãnh, chiều em sẽ giao cho chị phi-lê, bảo đảm không có thủ vĩ bì cốt chi hết, chị tha hồ trổ tài món chả cá Lã Vọng.

Hôm nay đón Mạ ở bệnh viện về. Mạ bị té nứt xương chậu, phải giải phẫu. Mạ còn phải dùng nạng một thời gian nữa, song song với việc tập thể dục. Ở nhà rộn ràng. Đám con nít vẽ tranh trang trí mừng bà Ngoại bình phục. Nhà bếp dao thớt nhịp nhàng, đủ các món sơn hào hải vị. Ai nấy đã vào bàn. Ba hỏi:
-Trung mô rồi? Đứa mô kêu Trung vô bàn đi?
Hòa bực bực:
-Thiệt tình. Anh không để ý chi hết. Cả nhà phải chờ có mình anh.
Duy chạy ra sân, rồi trở vô ngay:
-Cả nhà cứ bắt đầu từ từ đi. Con ra phụ anh Trung một chút. Anh đang làm lở dở cái ghế đặc biệt cho Mạ. Cũng gần xong rồi.
Mạ rơm rớm nước mắt:
-Mạ mừng lắm, Trung hắn lo cho Mạ như rứa thiệt không chi bằng. Hôm ở trong bịnh viện, hắn cứ săm soi cái ghế, lui cui đo đạc, nói nghiên cứu bắt chước đóng cái ghế cho Mạ, để Mạ ngồi cho tiện.
Ba tiếp lời:
-Ba Mạ vô cùng sung sướng trong tuổi già. Được con cháu thương yêu săn sóc như ri. Ba Mạ không ao ước chi hơn.

Hòa đứng dậy, cảm thấy có lỗi vì đã có ý bực bội anh. Hòa ra sân, mình sẽ nói xin lỗi anh, dù anh chẳng hiểu vì sao. Mình sẽ ôm choàng ngang lưng anh, sẽ nói thương anh vô cùng trời đất. Kể anh nghe, rằng chị Thục hay la Hòa, nhắc Hòa đừng gắt gỏng với anh. Nhắc Hòa phải quý tấm lòng anh dành cho Ba Mạ và gia đình. Đó không phải là điều đương nhiên trong cuộc sống. Mà là phúc, là đức. Đâu phải chờ khi chị Thục nhắc, Hòa hiểu điều này lắm chứ. Anh chị lớn, ai cũng thương Ba Mạ. Nhưng xa xôi, nên con trai, con gái chi, cũng thành con người ta. Hòa cám ơn Ba Mạ đã sinh ra Hòa. Hòa cám ơn Bố Mẹ đã sinh ra anh. Cám ơn những duyên, những số đã cho hai đứa gặp nhau. Nhớ những mùa đông, khi thấy tuyết, anh rủ Hòa đi dạo. Hòa giãy nãy, rằng còn phải dọn dẹp nhà cửa, rằng phải nhắc nhở mấy đứa nhỏ tắm rửa, rằng lạnh lẽo lắm. Anh năn nỉ, để nhà cửa bừa bộn một chút cũng được, mấy đứa nhỏ ở dơ một bữa chẳng sao, hai đứa mình, tay trong tay đi dạo tuyết, tình tứ lắm chứ. Rồi Hòa cứ hẹn lần, hẹn hồi. Mùa đông năm nay, đợt tuyết đầu tiên, Hoà nhất định sẽ “lãng mạn”, rủ anh đi dạo. Hòa sẽ nói nhỏ vào tai anh:
-Anh yêu, anh thương ơi, em muốn cải biên câu ca dao xưa, con rể mới thiệt mẹ cha đem về.

Hoàng Quân
Trích lời ca trong:
Hãy ngồi xuống đây của nhạc sĩ Lê Uyên Phương
Tiếng Sông Hương của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Xuân Ca của nhạc sĩ Phạm Duy

Trích lời thơ trong
Qua Mấy Ngõ Hoa của thi sĩ Mường Mán