Heo may lành lạnh chạm vai gầy Thu của năm nào lãng đãng đây Ghế đá chơ vơ lòng chạnh nhớ Công viên quạnh quẽ lệ rơi đầy Trào dâng ngọn bút dư âm lại Khuấy động hồn thơ giấc mộng xây Thu hỡi rằng thu thu đã chết Tình này theo gió nhốt vào mây Kim Phượng
Khi nhìn lá úa rụng đầy sân Nghĩ đến tương lai đến thật gần Mỗi chiếc lá vàng rơi rụng xuống Sẽ là thể xác một nhân thân Tuổi thọ con người ngắn ngủi sao! Trăm năm thấm thoắt biết nhường bao! Thử đứng dưới tàng cây cổ thụ Có thấy đời ta đáng tự hào ? Trọn kiếp nhân sinh ở cõi trần Chỉ là hư ảo tựa phù vân Đau thương khổ luỵ tràn tâm tưởng Ngụp lặn trong lòng biển trầm luân Mỗi độ Thu về lại xót xa Buồn trông cảnh tượng bóng dương tà Đường chiều ngập lá vàng rơi rụng Sinh tử đo bằng một sát na! ChinhNguyen/H.N.T. Nov.7.19
Về thôi khói toả đã buông chiều, Tối mịt bao trùm cả dãy tiêu! Chạnh nghĩ sông gào to bởi sóng, Và như biển động lớn do triều! Mơ màng vẳng tiếng thơm dòng nhạc, Mộng tưởng nghe lời ngát chữ yêu! Thấy lặng tâm lòng không nổi bão, Thầm mong kỷ niệm chứa đôi điều...!!!
Dư Âm ***
Bến Chiều
Vời trông vạt nắng ngã sang chiều Giọng dế ngân dài ngỡ tiếng tiêu Sóng khẽ khàng chao từng đợt sóng Triều lay lắt cuộn mỗi đêm triều Nhờ mây chuyển hộ ngàn câu nhớ Gửi gió đưa giùm vạn dấu yêu Bẵng mấy thu rồi tăm cá nhạn Mà tim vẫn nặng biết bao điều...
Tường Vân
31/10/17 *** Vì Ai
Niềm ân chẳng khác vạt mây chiều Chỉ thoáng trong đời chạm khúc tiêu bến lặng quên liền tan tựa gió Tình xa bỏ vội rút như triều Quen mùi uốn lưỡi trao lời mộng Thấm vị cong lời gửi giọng yêu Lúc dỗi thân mình nên tự trách Rồi suy với luận đủ trăm điều.!
Hữu Thiên
31/10/2017 *** Nhớ Một Người
Trời Đông lặng lẽ ngắm mây chiều Bởi lỡ mê nàng dạo khúc tiêu Cảnh cũ hồn mơ lòng dậy sóng Người xưa dạ nhớ biển dâng triều Tình kia đã dứt không lời nhạc Nghĩa nọ tan rồi chẳng tiếng yêu Khắc khoải canh dài tâm động bão Nhiều đêm thức trọn nghĩ bao điều
Từ chợ Giồng Riềng có hai đường để vào xã HòaThuận. Đường sông bằng đò máy mất khoảng một giờ, nhưng phải tốn tiền đò. Bằng đường bộ, thì phải mất hơn hai giờ đồng hồ. Để tiết kiệm và cũng không hối hả gì, tôi quyết định hỏi thăm để đi đường bộ. Xã Hòa Thuận có 6 ấp, ấp Một đến ấp Sáu. Tham dự công tác “bổ túc văn hóa” của huyện Giồng Riềng, lớp 11D do tôi là giaó sư Hướng Dẫn có 24 em: 5 nam và 19 nữ. Việc phân phối chỗ ăn ở, điểm dạy của các em do ban giáo dục xã phụ trách. Thời gian công tác là một tháng. Nhiệm vụ chính của các em là dạy bổ túc văn hóa cho hộ gia đình trong xã học dang dở và “biết đọc biết viết” cho người dân chưa bao giờ đến lớp, đến trường. Các em sẽ được phân về “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với mỗi hộ gia đình trong ấp, để tùy theo điều kiện sinh hoạt, dạy cho từng người. Đây là lần đầu tôi xuống “tận nơi” thăm và nhận “báo cáo” về công tác dạy của các em sau hơn một tuần. Tôi không quan tâm lắm đến chuyện “dạy”, mà vấn đề ổn định chỗ ăn ở của các em. Vừa rồi gặp nhau ở phòng giáo dục huyện, tôi cũng được nghe nhiều vấn đề khó khăn và phục tạp của các cô, thầy ở các xã khác. Nhất là các xã nằm sâu và xa huyện.
Chỗ ăn ở, các quan hệ của các em học sinh và ban giáo dục ấp. Nhất là các em học sinh nữ. Nghe, tôi rất lo, nhưng đến nay cũng chưa có chuyện gì đáng ngại xảy ra. Hôm giao lớp cho xã, tôi dặn 5 em học sinh nam cố gắng xin chia đều về các ấp và tận tình giúp đỡ các bạn nữ.
Trần Ngọc Anh là trưởng lớp, học giỏi, vóc dáng cao lớn, hoạt bát, hứa sẽ chăm
sóc và lo cho cả lớp. Có Ngọc Anh tôi cũng an tâm…
Hỏi thăm, lần mò, cuối cùng tôi cũng tìm được nhà của cô giáo Nhàn ở ấp Bốn, nơi Sang và Nguyệt đang ở chung. Căn nhà nằm khuất sau con mương nhỏ và mấy dàn cây trồng. Tôi đã nghe tiếng cười nói rộn rã vọng ra.
-“Thầy. . Thầy tới rồi kìa..!”, tiếng của Sang và theo sau là Cúc, Xuyến, Nguyệt, Tiếng và Hiệp. Bao nhiêu mệt mõi, lo lắng đều tan biến, tôi vui mừng đến không biết nói gì, chỉ cười.
-“Thầy tới sao tụi em không nghe tiếng đò dzậy?”.
-“Thầy vô bằng đường bộ!”.
-“Cái gì, thầy đi bộ vô đây?”, cả đám cười láo nháo lên. “Sao tụ họp được đông vậy? Ngọc Anh đâu, có ghé đây hông?”, tôi vừa nói vừa nhìn quanh căn nhà
lá nhỏ xinh xắn, gọn gàng. Hiệp chạy đến dành cái ba-lô vải của tôi: “Thầy vô
ngồi nghỉ, uống nước đi. Ngọc Anh đang tát mương giúp cô Nhàn ở phía sau”, Hiệp là trưởng ban văn nghệ của lớp, hát hay đàn giỏi mà còn có nghề “coi bói” nữa.
Nhỏ Sang là trưởng ban học tập, học giỏi vui tính, thích giúp đỡ bạn bè. Nguyệt
rụt rè, ít nói được mọi người thương yêu. Tiếng cao nhất bọn, có nét đẹp sáng sủa, tính tình “chị cả”. Gia đình Tiếng từ Sài-gòn dọn về Rạch Sỏi sau ngày 30 tháng Tư. Sinh ra trong thời gian ba của em làm cho tờ báo Tiếng Chuông, nên đặt tên con là Lê Thị Tiếng. Xuyến, cô học trò ban D (sinh hóa) lại rất giỏi toán. “Anh Hiệp chặt trái dừa, Xuyến đem tới, cho thầy uống đi”. “Không gấp đâu. Dẫn thầy gặp Ngọc Anh và cô giáo Nhàn”. “Đi thầy, theo tụi em...”, Tiếng vừa nói vừa dẫn đường rẽ phía hông nhà, dọc theo con mương nhỏ. Phía sau là một chái bếp, với nồi chảo treo lũng lẳng.
Con đường mòn len lỏi giữa mấy bụi xả, mấy cây chanh và hàng bình bát. Gió hanh hanh mùi đất bùn non, mùi cây cỏ, êm đềm dễ chịu. “Anh Ngọc Anh ơi, thầy tới rồi... Cô Nhàn ơi, thầy em tới nè!”.
Trước mặt tôi là cô giáo Nhàn. Áo màu bông tím nhạt, quần đen, tóc dày quấn cao với khuôn mặt dài ram rám nắng. Nhàn có nụ cười thật tươi và chiếc răng khểnh duyên dáng: “Thầy Hoàng, chào thầy...”, rồi Nhàn nhìn tôi có chút gì đó ngạc nhiên, tò mò.
-“Thầy mới tới. Em bắt cá đãi thầy nè...”, đứng dưới con mương nhỏ tát cạn, Ngọc Anh vừa nói vừa cười mừng rỡ. Tay chân đầy bùn, Ngọc Anh cầm giõ cá bước lên bờ: “Chắc dư ăn, dư đãi thầy em rồi cô”. Cao lớn, vạm vỡ Ngọc Anh thật xứng đáng là trưởng lớp của tôi.
Đã nghe tiếng cá nhảy đành-đạch trong chiếc giõ tre đan, hứa hẹn một buổi cơm chiều thịnh soạn. Mùi bùn non, mùi cây cỏ trong từng cơn gió nhẹ tạo bao cảm giác ngây ngây lòng người. Đã lâu lắm rồi tôi mới nhận được những giây phút êm đềm, thanh thản trong từng giác quan. Mấy thầy trò và cô giáo Nhàn kéo nhau vào căn chái bếp nhỏ phía sau nhà.
-“Canh chua cá lóc nấu khóm bạc hà với cá rô kho tiêu nghen thầy”!
Món tủ của tôi đây mà, nghe là đã cồn cào ruột đói. Bây giờ tôi mới có dịp nhìn rõ cô giáo Nhàn. Dáng người rắn chắc, đôi mắt đen to có chút gì đó muộn phiền, không đẹp lộ sắc nhưng Nhàn dễ nhìn, gần gũi. Đặc biệt là khi Nhàn cười, chiếc răng khểnh tạo khuôn mặt dễ thương, khó quên. Như bắt gặp những suy nghĩ vụng trộm của tôi, Nhàn quay lại:
-“Canh chua khóm bạc hà chắc thầy Hoàng
biết quá rồi. Bữa nay, Nhàn muốn đãi thầy món canh chua đặt biệt. Nhàn nghĩ thầy Hoàng chưa nếm qua đâu?”.
-“Canh chua gì cô?”, cả đám nhốn nháo. Nhàn cười thật tươi: “Canh chua bông điên điển quê Nhàn. Thầy Hoàng ăn canh chua bông điên điển bao giờ chưa?”. Bị hỏi bất ngờ, tôi lúng túng. Quả thật, tôi đã nghe nhiều về loài bông này, nhưng chưa lần nào tận mắt thấy và nếm qua. Tôi ngượng ngùng nói với cô Nhàn: “Thật là tôi chưa bao giờ ăn bông điên điển nấu canh chua. Chỉ nghe nói qua thôi...”
-“Cô hay thiệt nghen. Dzậy là chiều nay thầy có dịp thưởng thức bông điên điển nấu canh chua cá. Ngon lắm thầy ơi!”, Sang vừa nói vừa ra vẽ thèm thuồng. Cả đám xúm lại giõ cá vui mừng và tán thưởng tài nghệ tát mương, bắt cá của Ngọc Anh. Cô Nhàn ra dấu cho mấy cô học trò nữ của tôi: “Mấy em ở nhà phụ Ngọc Anh làm cá, chuẩn bị cơm chiều. Chị đi hái mớ bông điên điển, thầy Hoàng muốn đi cho biết hông?”.
Tôi mừng rỡ, gật đầu. “Em muốn đi hái điên điển với thầy”, Tiếng giơ tay nói nhanh. “Hổng được. Tiếng đi, ai kho cá.
Tiếng kho cá ngon nhất mà”, Ngọc Anh cản và nhắc nhở. Tôi chưa kịp trả lời, Tiếng đã cúi mặt, chạy ra phía sau hè. “Có thầy, là nhỏ Tiếng nhõng nhẽo”, Xuyến liếc mắt nói nhỏ.
Chiếc xuồng nhỏ len lỏi vào con sông nhỏ, lăn tăn vệt sóng ven bờ. Mặt trời nghiêng bóng, chiếu vàng những vạt nắng chiều lấp lánh trước mũi. Hơi nước bốc lên trong mùi cỏ cây dọc ven sông thật êm đềm, dễ chịu. Dọc hai ven sông, phía dưới là những hàng dừa nước, phía trên là những bãi lau sậy chen lẫn bông cỏ may chừng như đã úa màu vàng nhạt. Vài cơn gió chiều thổi bay bay những sợi cỏ may, tôi nhảy mũi liên tục. “Mới đi một chút thầy Hoàng đã nhảy mũi rồi. Chắc thầy phải nhảy mũi kinh niên, cả năm?”. “Không có đâu cô. Chắc tôi bị dị ứng bụi cỏ may!”. “Mấy cô học trò nhắc tên thầy Hoàng ít nhất vài ba lần trong ngày…”, tiếng Nhàn cười nhẹ theo nhịp chiếc dầm khua chiều nước nổi. “Nhàn thật khâm phục thầy Hoàng. Thầy như vầy mà điều khiển được cả đám học trò nữ..?”, Nhàn nói vọng từ phía sau. Tôi “như vầy”, là như thế nào? Có lẽ do tuổi tôi và đám học trò cũng không cách biệt bao nhiêu? Nhiều đứa lêu nghêu lớn xác còn muốn già dạn hơn cả thầy. “Mấy đứa con ông thầy Hoàng coi vậy mà rất sợ ổng. Hổng phải tụi nó sợ ổng giận, mà sợ ổng... buồn!”, tôi lập lại lời đồn “hành lang” của mấy cô trong trường cho Nhàn nghe. “Nhàn cũng nghe Sang, Xuyến, Tiếng... nói như vậy”.
Dòng nước lững chiều vẳng lặng, xa xa tiếng chim cu đất gáy mịt mùng. Con nước lớn dần theo từng khúc sông ngày nắng ngả. “Qua khỏi ngõ ngoặc này là tới đó thầy”, tiếng Nhàn nhắc khe khẻ. Trước mặt tôi là dãy lụa vàng óng cả nhánh sông. Những vạt nắng chừng nhạt mờ trước màu vàng thắm của bông điên điển. Mặt nước màu sẩm phù sa chợt ửng lên hàng hoa vàng soi bóng nước. Chưa bao giờ tôi lại chứng kiến bức tranh chiều đẹp đến như
vậy. “Bông điên điển đẹp quá, cô Nhàn”, tôi thốt lên sững sờ. Như hàng ngàn chiếc bông tai vàng tươi thiên nhiên ban tặng, những nhánh bông điên điển kéo nghiêng cả trời chiều ghé sát né nước ven bờ. Thân mong manh, lá xanh nhỏ màu mọc li ti theo từng nhánh vươn theo chiều nắng vỡ.
Chiếc xuồng càng đến gần, sắc bông càng vàng thắm, nõn nà. Tôi đành quay người, bắt chạm ánh mắt tình cờ. Chút lúng túng, tôi nói vội: “Tôi nói điều này, cô Nhàn đừng cười nghen”. “Thầy Hoàng nói đi, Nhàn không dám cười đâu!”. “Hay là chiều nay mình nấu canh chua khóm bạc hà thôi”. “Sao vậy? Thầy Hoàng không thích bông điên điển hay sợ lạ ăn không được?”.
đẹp như vầy, hái mà nấu canh thì tiếc biết chừng nào cô Nhàn”.
Ánh mắt Nhàn thoáng lên chút ngỡ ngàng rồi gật đầu mỉm cười, “Vậy để Nhàn cho thầy Hoàng xem bông điên điển một vòng, rồi mình về. Không hái bông điên điển nấu canh nữa”. Chiếc xuồng bơi dọc hàng điên điển vàng có mùi thơm ngầy ngậy, hăng hắc gió đồng. Từng chùm, từng chùm với cánh hoa mong manh, bông điên điển như cô gái thôn làng chợt e ấp, chợt thật thà soi gương. Tôi ngây ngất trước cảnh trời nước, hoa vàng soi bóng.
-“Anh Hoàng cho Nhàn hỏi câu này nghen. Nhàn thắc mắc hoài mà không biết hỏi ai?”. “Nhàn cứ hỏi. Nếu biết, tôi sẽ trả lời ngay. Nhàn đừng ngại”, tôi nhìn vào đôi mắt chợt bâng quơ của Nhàn. Ánh mắt tôi đã nhiều lần bắt gặp nơi người con gái. Ánh mắt chỉ lần đầu, mà tưởng đã bao năm. Chút ngại ngần, chút những thân quen.
-“Mãi mãi là bao lâu, anh Hoàng?”, tiếng Nhàn như thoáng nhanh. Khoảng không gian chợt lặng yên, chợt bở ngỡ. Mãi mãi là bao lâu, tôi tự hỏi mình? Hay chỉ là khái niệm thời gian không khái niệm. “Sao Nhàn lại hỏi như vậy”, tôi thoái lui. “Nhàn hổng biết. Nhưng Nhàn chỉ muốn mùa điên điển năm nay sẽ là mãi mãi..!”, tiếng Nhàn mong manh như một cơn gió nhẹ.
Cơn gió nhẹ tưởng chừng lây lất theo con sóng nhỏ gợn hai bờ... Dưng không tôi
nhớ da diết bài thơ “Tống Biệt Hành” của Thâm Tâm:
“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thẵm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?.. .”
***
Tôi đã không trở lại xã Hòa Thuận vài tuần sau, như đã hứa. Phòng giáo dục huyện Giồng Riềng chuyển mọi giấy đề nghị, góp ý của xã về tận trường. Rồi thì chuyện này nối chuyện kia, ngày này nối tháng nọ, hết cả năm. Nhớ hôm chia tay, sau một tháng thầy trò hoàn thành công tác “bổ túc văn hóa”, tôi hứa với Nhàn sẽ trở lại Hòa Thuận vài tuần sau để nhận báo cáo, khen thưởng của các em học trò từ ấp và xã. Nhàn cũng không quên nhắc,
“Anh Hoàng nhớ là, còn nợ Nhàn một câu trả lời”.
Hơn một năm sau, tôi mới có dịp trở lại Giồng Riềng, để về Hòa Thuận ghé thăm Nhàn. Lòng bổng chốc nôn nao, nên lần này tôi đón đò máy về ấp Bốn. Cảnh sông nước hữu tình, sau một năm, cũng không có gì thay đổi. Từng đám lục-bình nhấp nhô, xuôi dạt trên sông như đón chào người trở lại xóm làng xưa. Tôi hình dung được đôi mắt trách hờn và nụ cười răng khểnh của Nhàn xóa tan bao tháng ngày lỗi hẹn. Với người đi, thời gian bao giờ cũng qua mau, thoáng chốc. Nhưng với người ở lại, ngày nối ngày luôn trĩu nặng mong chờ. Tôi hiểu và tự trách mình suốt dọc chuyến đò về thăm nơi chốn cũ.
Trước mắt là người đàn bà đứng tuổi, đang tò mò nhìn tôi. Căn nhà của Nhàn cũng không có gì thay đổi, vẫn vườn cây xanh, vẫn ẩn khuất sau con mương nhỏ hông nhà. “Dạ thưa dì, có phải đây là nhà cô giáo Nhàn?”, “Phải. Cậu là ai, mà tìm con Nhàn?”. “Dạ con tên Hoàng, bạn dạy học như cô Nhàn”. “Bạn dạy học với con Nhàn hả. Mời cậu vào nhà, nắng quá...”, giọng người đàn bà vui vẻ, thân tình. Bên trong đồ đạc có vẻ đơn giản, lặng lẽ hơn.
-“Tui là dì con Nhàn. Sáu tháng trước, con Nhàn đã xin nghỉ dạy học. Rồi bẵng như nó theo chị em bạn nào đó, lên Cần Thơ đi làm ăn buôn bán”, người đàn bà giọng bùi ngùi. Hèn gì hai người có nét giông giống nhau. Nhàn đã xin nghỉ dạy và bỏ đi lên Cần Thơ? Tôi nhớ Nhàn từng nói rất yêu thích nghề giáo, đặc biệt là những đứa trẻ của vùng quê mình. Có điều gì đó nghèn nghẹn trong tôi. Không gian trong căn nhà hẹp chừng như thiếu vắng mùi hương của con gái, mùi hương riêng tư của Nhàn trong lần tôi ghé qua. “Thầy dạy ở đâu, mà tui chưa gặp mặt thầy?”. “Dạ con dạy ở Rạch Sỏi. Nhàn có nói vì sao xin nghỉ dạy hông dì?”. “Tuốt ngoài Rạch Sỏi, hèn gì tui hổng biết mặt thầy giáo”, dì nhỏ nhẹ nói tiếp: “Chắc cũng có chuyện gì đó, mà con Nhàn hổng nói. Tội con nhỏ, thấy nó vừa buồn, vừa làm mấy chuyện kỳ cục trước khi xin nghỉ dạy”.
Tôi ngồi yên lặng, hớp từng ngụm trà đăng đắng cổ. Mặt bàn mà tôi, Nhàn và mấy đứa học trò ăn buổi cơm canh chua khóm bạc hà, cá kho mặn. Vậy đó mà đã một năm qua. Đám học trò đã tốt nghiệp phổ thông, mỗi đứa một ngả. Ngọc Anh, Sang, Nguyệt đang chập chững bước vào ngưỡng cửa đại học. Xuyến, Cúc và Hiêp đã theo gia đình ra đi, vượt gió biển khơi tìm miền đất hứa. Còn Tiếng chợt âm thầm, xa bạn bè trường lớp, lấy chồng bỏ cuộc chơi. Bây giờ là Nhàn, cũng biền biệt phương trời. Bàn ghế vẫn còn đây, bóng người đã dĩ vãng. Rút một chân lên ghế, tay chống cằm, dì nói tiếp:
-“Rồi không hiểu sao, con Nhàn nó đem điên điển về trồng dọc bờ mương. Tới nay hàng điên điển trổ bông xum xê, nó thì đi mất biệt. Con nhỏ còn dặn đi dặn lại tui, đừng hái bông mà cũng đừng cho ai hái. Hổng hái nấu canh, làm dưa tui hổng hiểu nó trồng đám điên điển để làm gì nữa”?
Theo tiếng thở dài của dì, ngoài hiên sân nắng chợt lòa nhòa. Tôi không dám chớp mắt, như muốn phơi khô những sợi nắng phía bên ngoài. Hối tiếc sẽ là từ ngữ xúc phạm đến tấm lòng, đến ánh mắt, đến sự đợi chờ của người con gái! “Dì cho con ra phía sau, coi hàng điên điển của cô Nhàn trồng, nghen dì?”. “Thầy giáo theo tui”. Theo chân dì, phía sau vẫn là chái bếp ngày nào, nay vắng lặng.
Trước mắt tôi là hàng điên điển rực vàng, nghiêng bóng xuống bờ mương. Nơi tôi đã đứng cùng Nhàn và đám học trò chuyện trò, vui mừng với giõ cá của Ngọc Anh. Chừng như tiếng cười nói rộn rã vẫn còn văng vẳng đâu đây. Những nhánh điên điển mảnh mai, cong cong trĩu nặng từng cụm bông vàng tươi thắm một góc vườn.
-“Hổng hiểu sao, đám điên điển con Nhàn trồng dọc mương, mà lại ra bông nhiều đến dzậy. Ai thấy cũng ham, cũng khen ngộ!”. Có lẽ tôi hiểu. Hiểu tại sao hàng điên điển Nhàn trồng lại xanh tươi, bông trĩu vàng như vậy. Bởi nó được vun bón với tất cả tấm lòng, tình cảm của Nhàn trong tháng ngày đợi mong, hy vọng. Có thể Nhàn sẽ không biết được tôi đã trở lại, dù muộn màng vẫn giữ lời hẹn ước. Những hàng điên điển vàng sẽ làm chứng cho tôi, cho bao điều chưa nói cạn. Ôi, sao căn nhà đơn sơ, bé nhỏ của thôn làng lại đẹp, lại thăm thẳm trong nỗi lòng người đến biết chừng nào. Vài cơn gió mùa chợt se sắt về, suốt dọc bờ mương gợn từng con nước nhỏ. Về đâu gió ơi, có còn trở lại mùa sau với bóng dáng thời gian đã mất?
“Mãi mãi là bao lâu?”, tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời. Và có lẽ, sẽ không bao giờ tìm được câu trả lời cho Nhàn, như hàng bông điên điển một đời soi bóng nước chờ ai? Về đâu tôi ơi và sẽ về đâu em, khi mùa điên điển trổ vàng?
“Em ơi, em ơi!
“Đường về quê ta mấy bước, đường về quê xa mấy ngõ
Huyết
áp là áp lực của máu lên thành mạch. Cứ tưởng tượng tim là một
cái máy bơm nước. Chỉ số trên (huyết áp tâm thu) là chỉ số khi
tim bơm máu chạy khắp cơ thể. Chỉ số dưới (huyết áp tâm trương)
là chỉ số khi tim đang nghỉ. Huyết áp bình thường của người lớn
thường dưới 140/90 mmHg. Huyết áp của bệnh nhân bị bệnh tim,
tiểu đường, thận cần phải thấp hơn (120/70-80).
Càng lớn
tuổi, thành động mạch càng cứng càng dễ dẫn tới cao huyết áp.
Đa số bệnh nhân bị cao huyết áp không có triệu chứng gì ngoại
trừ khi áp huyết quá cao gây nên đột quỵ hay trong giai đoạn
cuối khi cao huyết áp dẫn tới biến chứng. Vì thế nhiều người
bị bệnh cao huyết áp không chịu theo dõi huyết áp thường và
không uống thuốc thường. Một điều quan trọng cần lưu ý là khi
cao huyết áp dẫn tới bệnh nặng thường quá trễ rồi. Dù lúc
này có chữa cao áp huyết, các cơ quan trong cơ thể cũng không
phục hồi lại được.
VÌ VẬY PHẢI THEO DÕI VÀ CHỮA TRỊ CAO ÁP HUYẾT NGAY TỪ BAN ĐẦU.
1- Nguyên nhân và triệu chứng bệnh cao huyết áp:
90% trường hợp áp huyết cao không rõ nguyên nhân.
10%
được gây ra do những bệnh khác như bệnh tuyến thượng thận,
bệnh thận kinh niên, bệnh hẹp động mạch thận, một số thuốc như
thuốc ngừa thai, thuốc uống bệnh trầm cảm v.v.
Ngoài ra một số yếu tố có thể góp phần gây ra tăng huyết áp:
–
Tuổi tác: tuổi càng cao thì càng dễ bị tăng huyết áp đặc biệt là huyết
áp tâm thu, do động mạch trở nên cứng hơn, nguyên nhân là do bệnh xơ
cứng động mạch.
– Stress có thể tăng huyết áp.
– Tiền sử gia đình (tính di truyền): bệnh tăng huyết áp có khuynh hướng di truyền theo gia đình.
–
Thừa cân (béo phì): Những người béo phì có nguy cơ bị cao huyết áp cao
gấp từ 2 đến 6 lần những người có trọng lượng trong giới hạn bình
thường.
– Thiếu tập thể dục: ngồi nhiều một chỗ có thể gây béo phì và tăng huyết áp.
– Thức ăn nhiều muối, uống rượu nhiều.
– Bệnh nhân bị tiểu đường dễ bị áp huyết cao.
– Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ
– Có một số phụ nữ bị áp huyết cao trong thời kỳ có thai.
Bệnh
nhân bị áp huyết cao có thể không có triệu chứng gì. Bệnh
nhân có thể bị nhức đầu, chóng mặt, chảy máu mũi. Một trong
những biến chứng của bệnh cao huyết áp là chảy máu não. Áp
huyết cao có thể làm vỡ những mạch máu bất bình thường ở
trong đầu (cerebral aneurysm). Triệu chứng của chảy máu não bao
gồm nhức đầu dữ dội và đột ngột, buồn nôn, ói mửa, hôn mê, bất
tỉnh, yếu một cánh tay hoặc chân, giọng nói ngọng v.v.
2- Những biến chứng có thể xảy ra của cao huyết áp là gì?
–
Suy tim. Tim của bệnh nhân bị áp huyết cao phải làm việc nhiều
hơn. Điều này làm cho trái tim to ra và trở nên yếu hơn.
– Chảy máu não.
– Suy thận. Các mạch máu trong thận có thể trở nên hẹp lại, làm giảm lượng máu chảy tới thận và gây suy thận.
–
Nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Động mạch bị hẹp ở một số nơi trong cơ thể,
từ đó dẫn đến việc hạn chế lưu lượng máu (đặc biệt là cho tim, não,
thận và chân). Điều này có thể gây ra một cơn đau tim, đột quỵ.
Nếu bị nhồi máu cơ tim hay bị đột quỵ, bạn cần gọi xe cứu thương gấp
Bệnh
mắt: Các mạch máu trong mắt vỡ hoặc chảy máu. Điều này có thể dẫn đến
những thay đổi về thị lực và trong những trường hợp nặng có thể bị
mù lòa.
3- Làm thế nào để chẩn đoán cao huyết áp?
– Bạn cần kiểm tra huyết áp nhiều lần trong ngày
–
Trước khi kiểm tra huyết áp, bạn nên dành ra một thời gian để thư
giãn. Không nên kiểm tra huyết áp lúc bạn đang hồi hộp, căng
thẳng.
– Dùng đồ đo huyết áp đúng tiêu chuẩn
– Có nhiều
bệnh nhân quá lo sợ khi tới bác sĩ khám bệnh. Những bệnh nhân
này huyết áp bình thường khi ở nhà nhưng cao khi đo ở phòng
mạch bás sĩ. Có thể gởi những bệnh nhân này tới phòng khám
nghiệm để mang máy đo áp huyết trong người trong 24 tiếng đồng
hồ.
– Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tăng huyết áp có thể được phân loại như sau:
Tăng huyết áp độ 1: 140-159/90-99 mmHg
Tăng huyết áp độ 2: 160-179/100-119 mmHg
Tăng huyết áp độ 3: Áp huyết 180/110 hoặc cao hơn.
4- Điều trị cao huyết áp:
–
Giữ cho huyết áp dưới 140/90 mmHg. Nếu bạn có bệnh tiểu đường, bệnh
tim hoặc bệnh thận mãn tính, huyết áp của bạn cần dưới 120-30/80 mmHg.
– Thay đổi lối sống:
Có chế độ ăn lành mạnh và ít muối,
Cố gắng duy trì một cân nặng lí tưởng,
Bỏ hút thuốc,
Ng̣ưng uống rượu,
Uống thuốc điều trị bệnh cao huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ,
Theo dõi huyết áp của bạn thường xuyên ở nhà với một thiết bị theo dõi tốt,
Không nên tự ngưng thuốc,
Tập thể dục đều.
– Uống thuốc
Các chất ức chế men chuyển ACE, ARB
́Thuốc lợi tiểu
Thuốc ức chế Beta
Thuốc ức chế Alpha
Thuốc ức chế hấp thụ canxi
Thuốc ức chế hấp thụ canxi
Thuốc giãn mạch
Vườn thơ thi hữu xứ Long Hồ, Trót sáu năm dài vun bón tô. (*) Đậm nét thân yêu vui kết tụ, Rạng niềm thông cảm ý chung vô. Cảm tìm ấm họa tình hương xóm, Hứng kiếm đồng giao nghĩa quốc đồ. Mừng nhóm bến duyên văn hóa Việt, Lục niên kỷ niệm đất Long Hồ. Hồ Nguyễn
(24-10-2019)
(*) 2013-2019.
***
Các Bài Họa:
Mừng Long Hồ Lục Niên
Bốn phương trải rộng vượt sông hồ, Phụng bút lục niên nét thắm tô! Mặc khách thư dung, thơ hợp xướng, Tao nhân thơi thảnh, hội cùng vô. Tươi mầu thi phẩm nồng khai tứ, Ngời sắc tranh thơ đắm họa đồ! Tương ứng đồng thanh thêu cẩm tú, Chủ trang, giao quảng rạng Long Hồ!*
Nguyễn Huy Khôi *** Chúc Mừng Trang Long Hồ
Nổi tiếng bao năm rộng biển hồ Đơm tình trộn nghĩa khéo màu tô Hương lùa lối mộng tràn câu ghép Sắc nhuộm vườn đào ngập chữ vô Mặc khách giao hoà say nét vẽ Thi nhân quấn quýt ngắm tranh đồ Sáu niên kỷ niệm tròn mơ ước Xướng hoạ vần thơ đẹp Vĩnh Hồ
Minh Thúy ( Thành Nội )
Tháng 11/3/2019
*** Mừng Vườn Thơ Long Hồ
Ra đi mãi mãi biệt sông hồ Đất Việt Vĩnh Long khéo điểm tô. Xinh lắm, nghĩa tình ngày tháng tựu Đẹp nhiều, thân thiện mộng thời vô Vui gieo thơ luật say duyên phú Vương ngắm tranh tơ vẽ bức đồ. Đã sáu năm qua thêu vạn chữ Vườn thơ trải rộng toả Long Hồ.
Đặng Xuân Linh
***
Đáp Tạ Tình Thân Hữu
Tạ quý Tao Nhân khách Blog Hồ Duyên đưa gặp gỡ nghĩa dày tô Bao điều tốt đẹp hư thành thực Lắm sự bất hòa hữu hóa vô Họp trí gìn xây văn hiến gốc Đồng tâm giữ vững bức dư đồ Sáu năm tiến bộ nhờ thân hữu Tình cảm thâm sâu ví biển hồ.
Nữ Nhạc Sĩ Vĩ Cầm Jo A Ram - Bản vẽ bút bi (ballpoint Pen) - Mùi Quý Bồng
La Chanson D' Automne Les sanglots longs
Des violons
De l’automne
Blessent mon cœur
D’une langueur
Monotone.
Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l’heure,
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure;
Et je m’en vais
Au vent mauvais
Qui m’emporte
Deçà, delà,
Pareil à la
Feuille morte.
Paul Verlaine
(1866) ***
Các Bài Dịch: Thu Ca
Vĩ cầm thốn thức Miên man Tiếng thu cào xé Tâm can Lạnh lùng.
Nghẹn ngào Giờ đã cáo chung. Trong tôi nỗi nhớ Chập chùng dáng xưa.
Lệ đâu Chợt đẫm như mưa.
Một cơn gió lốc Bất ngờ dấy lên
Cuốn tôi đi khắp mọi miền Nơi đây, chốn đó Lá vàng héo hon. Mùi Quý Bồng 10/17/2019
*** Thổn thức lê thê Tiếng vĩ cầm Thu dài Thậm thượt Thương tâm Não nề
Nghẹn ngào Mỗi độ Thu về Ngày qua Chợt nhớ Tái tê lệ tràn
Lang thang Gió trướng Miên man Xạc xào đây đó Như hàng Lá Khô
Anh Ngữ
Just thinking about fall brings out again in me deep sadness
similar to being bitten by chaff or having one's poetic sources dried up
Is there anyone who goes back to the scarlet spring ?
To tightly pack my heart choke-full of rose flowers
Pháp Ngữ:
La pensée sur l'automne fait monter en moi une profonde tristesse
semblable aux morsures de paille ou aux sources poétiques taries
Qui est celui qui retourne au printemps écarlate?
pour remplir à craquer mon coeur de fleurs de roses.
Đặng Vũ Vương *** Người buồn thì mùa nào cũng buồn, Có nên tìm cho ra ngọn nguồn? Bi-quan? Thấy sao được sắc thắm, Lạc-quan? Nhìn đời toàn màu hồng, Đã tám mươi tám năm oanh-liệt, Thêm mười một năm nữa liệt-oanh, Văn-chương thơ phú đâu dùng sức, Chỉ cần nơi bác sự tinh-anh.
Lê Xuân Cảnh
*** Thu Tím Thu tím tóc mây mắt đẫm buồn Da vàng lá đỏ rụng xuôi nguồn Người đi biền biệt môi phai thắm Lòng úa yêu thương trán ửng hồng Lộc Bắc
*** Thu với "quan san" vốn thấm buồn Nỗi buồn man mác chảy đầy nguồn Buồn làm ta tiếc xuân đầm ấm Hơi ấm sinh ra vạn đóa hồng Lạc Thủy Đỗ Qúy Bái
***
Sao Tôi Buồn
Ai bảo thu buồn đúng thật buồn! Buồn thu có thể không cùng nguồn. Sắc thu lặng lẽ gây áp lực, Để vắng ngày đêm chiếc bóng hồng. Phí Minh Tâm ***
Thu tới lòng ta chợt chớm buồn Vần thơ gieo thử lại không suông Mong xuân trở lại trời tươi sáng Tô điểm bình minh vạn ánh hồng
Phóng tác tiếng Pháp:
Automne, automne, source de ma tristesse
Tu empêches la muse de me víisiter
Vive le printemps qui ramène l'allégresse
Rehaussant la nature de mille couleurs variées
Đại Kha Đinh *** Thu! Em là mùa hay người? Còn đâu những nét xinh tươi thuở nào! Bao năm không gặp nao nao Về quê thăm lại bọt bào nhìn em Trời ơi xuống đây mà xem Úa vàng, thê thảm còn kèm tang thương Vấn vương càng thêm vấn vương Ôi thu tàn tạ xót thương vô bờ
Ai bảo thời gian sẽ trôi qua đi Chúng ta sẽ không tìm lại được gì Nhưng có những điều ngoài tầm suy nghĩ Một góc trời nào kéo ngược kim quay
Trong ngoài vũ trụ dần xoay chuyển mãi Hạnh phúc, khổ đau như trở bàn tay Vậy sao không sống vui trong hiện tại Đời vẫn đẹp màu dẫu nắng chiều phai....
Kim Oanh Úc Châu ngày đổi giờ (Daylight Saving Time 6/10/2019)
Đêm về đếm bước cô đơn Chỉ nghe tiếng gió lẫy hờn quanh đây Đường về ủ rũ hàng cây Lòng riêng mượn gió nhờ mây ngỏ tình Gió còn ghẹo nguyệt lung linh Mây cao hờ hững lặng thinh lững lờ Thì thôi tình nhốt vào thơ Lấy ai tri kỷ họa nhờ đôi câu
Kim Phượng *** Cảm Tác:
Thì Thôi Mộng Đã Lạc Vào Ngõ Khuya
Chờ tri kỷ vào thơ âm chữ Tuổi thanh xuân vận tứ xưa tình Em thời mắt biếc môi xinh Dưới hoa và nắng lung linh tơ vàng
Đêm nguyệt lửng lơ ngang nhánh lá Gió thu se sắt dạ nhớ ai Khói sương giăng kín dặm ngoài Ngăn hình bóng cũ sông dài trắng mây
Chờ tri kỷ về đây dòng hoạ Tím mực thương yêu đoá hồng trao... Tỉnh ra! Lệ gối nghẹn ngào Thì thôi mộng đã lạc vào ngõ khuya
Nhị( Cố Quận) *** Thôi Thì...
"Lấy ai tri kỷ hoạ nhờ đôi câu"
Thi nhân thả bút vài câu Ước mong tri kỷ bắc cầu vào thơ Mượn vần mây trắng lững lờ Viết trang tiểu phẩm mờ mờ lung linh Từ xa vang lại ân tình Vờn qua cơn gió rập rình hàng cây: Hồn thơ tri kỷ còn đây Đông Tây cùng dạo gót giày cô đơn Chinh Nguyên / HNT
Oct.22.19 *** Cà Phê Nhớ
Thôi thì, tri kỷ họa vài câu Không đem vận nhốt nỗi sầu vào thơ Vì sao người bước hững hờ? Lại còn ghẹo gió lững lờ trêu trăng! Lòng riêng nuối tiếc hay chăng? Để cho giấc mộng khôn ngăn nổi buồn Cõi lòng cảm thấy cô đơn Người ơi! Hãy bớt giận hờn ...cho nghen!
Trăng Thu chết, tình ta vẫn đợi Chút ân tình còn lại cơn mê Níu thời gian mơ bóng em về Đêm nhung nhớ tình buồn dang dở Xin cho chôn mộng đời hư ảo Khóc một lần cho nhẹ con tim Em có nghe sương khói ân tình Tìm quên lãng Trời Thu im vắng Nhìn đi em Trăng tàn sắp lặn Hồn tha phương bàng bạc cỏ cây Khúc nhạc buồn dìu dặt ngất ngây Đêm dạ vũ oan hồn ma quái Trăng Thu chết, lòng ta lạnh giá Bước âm thầm theo khói sương bay Hồn gọi hồn bịn rịn chia tay Đêm sắp tàn…hồn ma tan tác….
Bài Dịch:
Death Autumn Moon
The Fall Moon dies, I'm still waiting for my love
The love story is still a dream,
Hold back time, to dream for your return
Nostalgic night of the sad, broken love
Please bury this illusory life,
I’ll cry once to forget it all.
Have you heard he fog of love ?
Seeking for forgetfulness under quite Autumn sky
Look, the moon is about to disappear,
My soul wonders through the trees and grass,
Sad music bewildered ecstatic
A night danced with ghosts.
Autumn Moon dies, my heart is so cold,
I silently follow the flying mist,
Souls call souls for farewells,
Night is almost gone, and the ghosts will disappear.
"Chiều nay ngồi ngắm mưa bay Chạnh lòng tôi nhớ đến Sàigòn xưa Niềm đau nói mấy cho vừa Mưa giăng giăng lối lưa thưa giọt buồn"
(Bốn câu thơ trên đã được anh Nam Lộc đọc trong DVD Asia 68 Sài Gòn nỗi nhớ (Saigon Nostalgia) được thực hiện trong 3 shows liên tiếp ở Syracuse, Tiểu Bang New York trong hai ngày 23-24/4/2011) Đâu còn những buổi hoàng hôn Cà phê tình tự góc Pôle Nord sầu
Tự Do rực rỡ muôn màu Maxim dìu bước em vào thiên thai Duy Tân bóng mát trải dài Queen’s Bee vang tiếng hát ai dặt dìu
Đường Trần quốc Toản thân yêu
Trường Hành Chánh trong nắng chiều nghiêng nghiêng Bạch Đằng xóa nỗi ưu phiền Chợ hoa Nguyễn Huệ ghe thuyền Chương Dương Đường về Gia Định muôn phương Dừng chân Phú Nhuận nghe thương nhớ nhiều Đa Kao xe cộ dập dìu Phố khuya Tân Định hắt hiu dáng gầy Lăng Ông Bà Chiểu giờ đây Còn đâu hương khói những ngày đầu Xuân Từ Cây Thị đã bao lần Loanh quanh đưa lối đến gần Cây Mai Qua Cầu Khánh Hội chia hai Lối đi Thương Cảng dấu hài còn in Quán ăn Chợ Lớn linh đình Phú Lâm ngả rẽ tâm tình từ lâu Sàigòn thôi hết ngọc châu Sàigòn thôi hết công hầu bá vương Còn chăng là những đau thương Thảm sầu tang tóc trăm đường đắng cay Bao lâu nữa có một ngày Quân ta vùng dậy diệt loài sài lang Sàigòn phất phới cờ vàng Non sông vang khúc khải hoàn từ đây Toronto một chiều mưa chạnh nhớ về Sài GònToronto một chiều mưa chạnh nhớ về Sài Gòn
Trong bất cứ một
cuộc chiến nào, chính nghĩa hay phi chính nghĩa, cũng chỉ nhầm thoả mãn
tham vọng của một số người. Ngược lại, có không biết bao nhiêu gia
đình phải ly tán, phải tan hoang. Nơi biên cương lòng vẫn nhớ về quê nhà, những
người thân yêu không biết ra sao, không biết có còn gặp lại hay không, trong
khi cuộc chiến vẫn còn.
Để rồi khi chiến
tranh kết thúc, có được bao nhiêu người cười và bao nhiêu kẻ khóc?
Thu tới dàu dàu dạ ngổn ngang Thu khơi xúc cảm viết dăm hàng Thu phơn phớt tỏa sương bàng bạc Thu khẽ khe lay lá võ vàng Thu tiếc Mai tàn khi Hạ đến Thu thương Cúc úa lúc Đông sang Thu mang sầu chất tình hoài Quốc Thu khóc non sông chịu phũ phàng
Duy Anh Florida. Sept.2, 2019
*** Bài Họa:
Thu Cảm
Thu vèo phai sắc lá xiên ngang Thu rũ sầu lay liễu chệch hàng Thu ảo mờ sương lòa nắng bạc Thu tàn tạ bóng úa tơ vàng Thu vương cúc trắng ngày đông đến Thu níu phượng hồng buổi hạ sang Thu lắng tinh hương tàng diệu chất Thu quên dầu dãi phũ cùng phàng! 2-9-2019 Nguyễn Huy Khôi *** Man Mác Hồn Thu (Hoạ 4 vần)
Thu qua rồi lại trái cùng ngang, Thu tái tê đời lệ mấy hàng. Thu nhỏ mưa ngâu người nhuốm thảm, Thu sầu sương gió lá trơ vàng! Thu buồn đất mẹ hờn đau đến, Thu khóc quê cha khổ hận sang! Thu hỡi mịt mờ mây cố xứ… Thu hồn man mác cảnh thương tang!
Còn mãi yêu Thơ trong cuộc đời, Thơ là máu thịt là niềm vui Từng trang giấy bút Thơ làm bạn Xin tạ ơn đời hạt nắng rơi. Đời thiếu Thơ đời những nỗi buồn, Tiếng lòng năm tháng phận duyên son Bàn tay mái tóc đầy mơ tưởng Chút lạnh lùng qua chút héo hon. Vẫn mãi yêu người yêu chứa chan, Hè qua Thu lại giấc mơ tàn Thơ bay theo gió bao mùa gió Từng ước mơ thầm từng mộng tan. Cho dẫu mai đây cạn ý đời, Tình sầu lên mắt nhìn mây trôi Đong đưa một cuộc đời Thơ Nhạc Trầm bổng cung tơ nỗi ngậm ngùi! Thơ vẫn là người bạn thiết thân, Cùng nhau chia xẻ xót xa thầm Bâng khuâng cuối buổi tình không nắng Từng lẻ loi về mỗi bước chân. Vẫn với Thơ như máu thịt mình, Yêu đời chữ nghĩa thật mông mênh Yêu Em còn mãi yêu Em mãi, Một trái Tim Thơ một cuộc Tình. Hoa Văn
Richmond, Va. 6/2019
Thời gian chở mộng lưu đày Nhưng không chở nỗi một vài ước mơ. Tóc xanh lộng gió sông hồ Nhưng không kín lối qua bờ tử sinh. Tung hô cho phỉ sức mình Mai về còn lại cuộc tình lãng du Áo vai bạc phếch bao giờ Mà nghe giọt lệ cay từ ngàn năm! Áo sờn đổ bóng chiều xuân Vai nghiêng sợi nắng, vết trầm luân qua Dở dang một bước quan hà Đã đành thôi, giọt lệ pha ân tình. Đã đành lối mộng nhân sinh Trót cho một cuộc phiêu linh tận cùng. Nỗi sầu. Tuy có riêng chung, Niềm đau đáu. Vẫn nghe chừng bên nhau. Từ ngàn xưa, đến ngàn sau Kiếp người một gánh đời trao lại đời. Hỏi gì trên bước ngược xuôi, Tháng ngày còn lại bên trời dư âm! Mặc Phương Tử