Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2021

Vườn Cây Ăn Trái Xứ Người - Hoa Kỳ


Chuối Mật






Thanh Long

Hình Ảnh: Tống Viết Minh

Hương Cố Nhân



Cám ơn em, tháng ngày hoa mộng
Cám ơn em, một thuở duyên nồng
Những ngọt ngào trên môi yêu dấu
Những đêm hồng đậm ngát hương xuân

Cám ơn em đem trời bao la
Nuôi cánh chim phiêu lãng giang hồ
Em khai quang rừng thương, núi nhớ
Ươm hạt tình chớm nụ trong thơ

Tiếc cho nhau đường chiều đôi ngả
Em là hoa, ong bướm quanh vườn
Anh là mây, gió đời vần vũ
Kiếp sông hồ tình khó sắt son

Biệt ly đâu hẳn là ly biệt
Năm tháng rơi theo lá muộn phiền
Thắp nến lên soi từng kỷ niệm
Kỷ niệm buồn sống mãi trong tim

Trang Châu

Mùa Chia Phôi?



Em ơi, thu lại sớm về rồi
Lơ lửng lá vàng mấy chiếc rơi
Làn gió heo may lành lạnh thổi
Tầng mây bàng bạc lững lờ trôi
Cây hồng sân trước đang đơm nụ
Hàng cúc vườn sau đã nẩy chồi
Mùa của tình nhân, đầy lãng mạn
Sao em quẩn nghĩ, “mùa chia phôi”

Nhất Hùng

He'll Have To Go - Chàng Sẽ Phải Ra Đi



He'll Have To Go

Put your sweet lips a little closer to the phone
Let's pretend that we're together all alone
I'll tell the man to turn the jukebox way down low
And you can tell your friend there with you, he'll have to go

Whisper to me, tell me do you love me true
Or is he holding you the way I do?
Though love is blind, make up your mind, I've got to know
Should I hang up or will you tell him, he'll have to go?

You can't say the words I want to hear
While you're with another man
Do you want me? Answer yes or no
Darling, I will understand

Put your sweet lips a little closer to the phone
Let's pretend that we're together all alone
I'll tell the man to turn the jukebox way down low
And you can tell your friend there with you
He'll have to go

Jim Reeves
***
Phỏng Dịch:

Chàng Sẽ Phải Ra Đi

Xin đặt đôi môi ngọt ngào
Của em kề sát tận vào cái phone
Gỉả vờ mình gởi nụ hôn
Gỉả vờ mỉnh cứ mãi bên nhau hoài
Em bảo anh phải làm ngay
Vặn nhạc xuống thấp cho dài nhớ thương
Ngày mai anh sẽ lên đường
Nên thì thầm hỏi em thương anh nhiều
Hay chỉ ôm anh làm điều
Tình yêu mù quáng bị điêu ngoa lòng
Em không nói điều anh mong
Nên muốn gát máy cánh hồng xa bay
Xin em trả lời anh ngay
Còn yêu anh giống những ngày xa xưa
Hay là em đã dối lừa
Đang cùng người khác đón đưa tâm tinh
Chóng quên chuyện của chúng mình
Bây giờ anh hiểu hết tin tưởng rồi
Cũng xin em một lần thôi
Bước chân tới đặt sát môi là đà
Điện thoại cho anh tưởng là
Chúng mình hai đứa mặn mà cùng nhau
Rồi anh sẽ nói câu chào
Người đàn ông đã ngọt ngào cùng em
Vặn máy xuống thấp êm đềm
Và em tâm sự nỗi niềm anh ta
Tình mình thôi hết đậm đà
Ngày mai anh đã đi xa thật rồi.

Toronto 17/9/2021
Nguyên Trần

Jim Reeves - He'll Have To Go
 

Giới Thiệu Sách Mới: Tuyển Tập Sống Với Tâm Nhàn


SỐNG VỚI vô ưu hưởng phước đời
TÂM NHÀN buông xả trí nhàn lơi
VĂN THƠ xướng họa hòa mây gió
LẠC VIỆT thi ca quyện đất trời...

Bốn câu thơ trên đây trích trong bài thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú có tựa đề “Sống Với Tâm Nhàn” cùng với tựa sách, được trình bày bằng những nét thư pháp mượt mà, lả lướt, của nhà văn Đỗ Dung, một cựu Dược Sĩ thời VNCH, cũng là bài thơ mở đầu giới thiệu Tuyển Tập văn thơ chủ đề Thiền “Sống Với Tâm Nhàn” do Thi Đàn Văn Thơ Lạc Việt vùng Thung Lũng Hoa Vàng San Jose California thực hiện.

Người Việt Nam hải ngoại chắc không ít người biết đến Văn Thơ Lạc Việt (VTLV), một diễn đàn văn học có số tuổi đời và uy tín khá cao ở California. Thi Văn Đàn “Văn Thơ Lạc Việt” được thành lập từ năm 1992, bởi 5 nhà thơ nhà văn tiền bối: Cố thi sĩ Hà Thượng Nhân, cố thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, cố thi sĩ Chu Toàn Chung, thi sĩ Dương Huệ Anh, thi sĩ Thượng Quân, và với sự cố vấn của cố nữ sĩ Trùng Quang, cố Bình Luận Gia Sơn Điền Nguyết Viết Khánh, và cố Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm. Trải qua ba thập niên, nước Mỹ đã kinh qua bao thế sự thăng trầm, nhưng VTLV vẫn còn đứng vững, và ngày càng phát triển mạnh theo thời đại. 

Những năm trước thời kỳ xảy ra đại dịch Covid-19, hàng năm VTLV đều tổ chức cuộc thi văn thơ có phát thưởng bằng hiện kim, đã quy tụ hàng nghìn tác giả tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới gửi bài dự thi. Thêm vào đó, mỗi năm, kể cả năm vừa qua 2020, trong thời điểm toàn quốc Hoa Kỳ và thế giới thực hiện biện pháp cách ly, nhà nhà đóng cửa, thì VTLV vẫn tiếp tục thực hiện Tuyển Tập “Quê Hương Và Nỗi Nhớ.” Rồi đến đầu Xuân năm 2021, VTLV đã hoàn thành Đặc San Xuân Tân Sửu, một Đặc San Xuân in toàn màu với bài vở rất phong phú, giá trị và đã được rất nhiều văn thi sĩ cùng đồng hương khắp nơi khen ngợi ủng hộ.  Sau sự thành công của ĐS Xuân Tân Sửu,  VTLV tiếp thực hiện Tuyển Tập Sống Với Tâm Nhàn, 2021, và mới vừa hoàn thành, trong tháng 9/2021, còn nóng hôi hổi thơm mùi mực mới.

Nhà báo Lê Văn Hải của hệ thống tuần báo “Thằng Mõ” San Jose, cũng là chủ tịch VTLV, đã viết trong lời giới thiệu Tuyển Tập Sống Với Tâm  Nhàn (SVTN), “Hy vọng sau khi đọc xong trên 400 trang sách này, không ít thì nhiều, mùi Thiền của thơ văn, sẽ thấm vào tim, để tâm hồn bay cao, cuộc sống được vui tươi, hạnh phúc hơn...”

Quả thật đúng như vậy.  Mở ra vài trang đầu, đọc bài viết “Duyên Khởi Thơ Thiền” của nhà văn Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Dũng, tôi rất tâm đắc với nhận xét của nhà văn, “... sức sống Thiền trong thi ca vô cùng bền vững, là tiếng nói từ cõi lòng hòa cảm nỗi yêu thương. Hãy trân quý từng lời, từng vần điệu bởi chính nó đã giải tỏa phần nào cái tinh thần stress trong cơn đại dịch, xóa tan mọi tạp nhiễm xô bồ, giành giựt hơn thua rồi mặc kệ cái thịnh suy giữa trần gian mà chúng ta đang sinh hoạt.” (Sống Với Tâm Nhàn, Tr. 14)

Đến bài viết “Quán Tâm Chính Là Tu Tâm” của Thượng Tọa Thích Tánh Tuệ, tôi đọc mãi mê từng chữ, từng lời vàng ngọc của Thầy, và cố gắng ghi nhớ những điều vi diệu, “Trong cuộc sống hằng ngày, con người bị tâm tham, sân, si chi phối thường xuyên.”  Và “Nếu chánh niệm đầy đủ, ta ngăn ngừa được sự sanh khởi của chúng hay có thể phát hiện, đoạn trừ chúng ngay từ lúc vừa mới khởi sanh.” (SVTN tr.17). Đặc biệt nhất, là bài thơ “Vội” nổi tiếng của Thầy đã được loan truyền khắp mọi nơi:

“Vội đến, vội, đi, vội nhạt nhòa
Vội vàng sum họp, vội vàng xa
Vội ăn, vội nói, rồi vội thở,
Vội hưởng thụ mau, để vội già...” (SVTN tr.20)

Nhiều bài viết về Thiền khác của Thầy Thích Tánh Tuệ bài nào cũng chứa đựng những lời những giáo huấn quý giá, những điển tích rất nhiệm mầu của Phật, và thú vị hơn nữa, nhiều bài thơ về Thiền của Thầy đã được các thi nhân Phật Tử cùng xướng họa, dẫn người đọc lạc vào chốn rừng thơ bát ngát mênh mông, trăm hoa đua nở đủ sắc màu, những bông hoa tâm lành ý thiện, lòng trong dạ sáng... thấm đẫm hương vị Thiền và vô ưu vô uý…

Trong tuyển tập này, có một bài viết rất công phu, tỉ mỉ của Giáo Sư Đỗ Quang Vinh, bài “Thái Cực Dưỡng Sinh” chỉ dẫn môn thiền khí công: “Thiền cũng như Thái-cực-quyền đều là lưỡng diện của nhất điểm dưỡng sinh. Nói khác, cả hai phương-thức này đều nhằm giải-quyết những bế-tắc về tâm sinh lý ngõ hầu giữ-gìn sức khoẻ, ngăn ngừa và chữa trị bệnh tật mà tăng thêm tuổi thọ.” (SVTN tr. 53), GS Đỗ Quang Vinh viết. Giáo sư còn vẽ minh họa chỉ dẫn rõ ràng cách tập luyện, những huyệt đạo của con người, cách vận khí, điều tức, và khai thông kinh mạch.

Nhà thơ tiền bối Dương Huệ Anh đã góp mặt với nhiều bài thơ rất thanh thoát về Thiền, những câu trích dưới đây chứng minh cho sự hiểu biết mênh mông về Thiền Đạo của nhà thơ:

“Thế nào là Đạo là Thiền
Tân bình thường: Đạo
Ưu phiền sạch không
Nằm, Ngồi, Ăn, Ngủ, khoan dung
Sống trong Tĩnh Thức ngoài vòng chấp tranh (SVTN tr. 81)

Cựu nữ Trung Tá Lục Quân Hoa Kỳ, nhà thơ gốc lính Phạm Phan Lang đã trải lòng thiền khi nhìn hoa súng trắng chờ nắng sớm bên sông, và nhờ thấm mùi Thiền nên nhà thơ buông xả hết cả những đợi chờ, trải lòng vô ưu trong nhiều bài thơ khác nữa. Và tôi thích thú đọc từng lời từng chữ những bài thơ xướng họa của thi sĩ tiền bối Thiền Sư Xóm Núi Ngô Đình Chương, một trong những giám khảo các cuộc thi Văn Thơ của Văn Thơ Lạc Việt, cùng các nhà thơ hậu bối, những bài như “Chiều Đông Trên Đỉnh Trường Lục” “Am Vắng,” “Chốn Ẩn Cư” và nhiều, rất nhiều bài thơ xướng họa khác cũng hay vô cùng mà nếu được phép, tôi sẽ “mượn tạm” mấy câu của cụ Tiên Điền để diễn tả những bài thơ này, “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu.”

Điều rất đặc biệt là, TT “Sống Với Tâm Nhàn” đã quy tụ rất nhiều Thi Văn Đàn bạn khắp Hoa Kỳ và thế giới tham gia.  Tác giả Kim Oanh là trang chủ Diễn Đàn Long Hồ Vĩnh Long từ Úc Châu cũng góp những ý Thiền nhẹ nhàng trong bài thơ “Khúc Hát Sai Mùa”.  Còn văn thi sĩ Nguyễn Phương Thúy, Hội Trưởng Diễn Đàn Cô Gái Việt từ Miền Đông Hoa Kỳ cũng mở rộng lòng từ, khi người ta xin thì cứ thoải mái cho, cho hết một nửa và còn cho mãi cho hoài, nhưng nếu người ta còn xin nữa thì vẫn cứ... cho tiếp, vì sự cho đi sẽ không bao giờ hết:

“Hỏi thêm một nửa, cho ngay
Nửa đi thêm nữa… vui thay vẫn còn
Cho hoài chỉ nửa hao mòn
Niềm vui san sẻ…. vo tròn phúc duyên” (SVTN tr. 141)

Khi đọc bài “Bên Bờ Tử Sinh” của nữ văn sĩ Đỗ Dung thuộc Ban Điều Hành diễn đàn Minh Châu Trời Đông, tôi cũng thấy lòng nhẹ nhàng theo, tác giả bị căn bệnh hiểm nghèo bác sĩ nói chỉ sống thêm vài năm nữa, mà nhờ nhiếp tâm thiền định, chẳng những thoát khỏi cây cầu sinh tử mà tác giả còn sống yêu đời và trở thành một nhà văn với nhiều sáng tác đi vào lòng độc giả.

Thật là một ngạc nhiên đầy thú vị khi “Sống Với Tâm Nhàn” chủ đề Thiền còn “quyến rủ” được một nữ văn thi sĩ người theo Đạo Chúa. Kim Loan cây viết trẻ từ tận xứ rừng phong Canada cho độc giả thưởng thức tấm lòng tha thứ và yêu thương như Đức Chúa của cô:

“Nếu biết đời này rồi sẽ qua
Mang nặng lòng chi, hãy thứ tha
Sống nhẹ nhàng cho lòng thanh thản
Yêu thương người như gương Chúa Ta” (SVTN tr. 155)

Đến bài viết hừng hực niềm tin, sự yêu đời của nữ ký giả lão thành Kiều Mỹ Duyên “Tình yêu, Tình Yêu, Tình Yêu Ơi,” đã đưa tôi quên hết muộn phiền, chỉ giữ lại lòng yêu người, yêu đời, ngắm hoa, nhìn chim hót…. Và khi đọc tới 66 bài thơ Thiền của cựu nữ Giáo Sư Giác Đạo sưu tầm và nhuận sắc, tôi như lạc vào cõi Thiền muôn lối nghìn phương, miên man học hỏi dù còn nhiều điều chưa hiểu hết.  Cũng vậy, bài viết “Thiền Trong Sinh Hoạt” của nhà thơ Minh Thuý Thành Nội và rất nhiều bài thơ Thiền khác của thi nhân, tôi đọc xong tâm đắc lắm, nhưng đáng chú ý nhất là những điều đơn giản mà hữu ích sau đây khi một người muốn sống tốt:

“Lo ít, ngủ nhiều
Giận ít, cười nhiều
Ngồi xe ít, đi bộ nhiều
Nói ít, làm nhiều
Tham lam ít, bố thí nhiều” (SVTN tr.192)

Một nữ tác giả có cái bút hiệu ngồ ngộ làm người ta ...khó quên, “Thúy M,” từ miền Đông DC đã gửi gắm cho độc giả những kinh nghiệm về thiền, khi đã nhập định thì quên hết phòng thiền, quên cả... người ngồi bên, để “Hồn trong trạng thái tĩnh nhiên/Số không tròn trĩnh tâm thiền trống trơ...” (SVTN tr. 201)

Câu chuyện “Ở Trọ” của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Thanh Dương và bài thơ Thiền của tác giả đã cho tôi mở lòng ra và tin vào cái suy nghĩ: “...nhà to đẹp hay nhà cũ xấu cũng chỉ là quán trọ ven đường đời cho ta dừng chân và một ngày nào đó ta sẽ về nơi yên nghỉ sau cùng đó mới là căn nhà vĩnh cửu của riêng ta.” (SVTN, tr. 212)

Còn đối với thi sĩ Như Thu, thì hình như thiền đã in đậm vào tâm trí. Rất nhiều bài thơ trong Tuyển Tập Sống Với Tâm Nhàn của Như Thu đưa độc giả đến cõi thiền, từ “Niết Bàn Chẳng Xa” đến “Ở Đây, Bây Giờ” rồi “Tuổi Đời”... đến bài “Tĩnh Lặng” đã hấp dẫn nhiều bạn thơ cùng xướng họa. Tác giả Như Thu đã nhận chân ra đời là vô thường, không nên mơ mộng huyễn hoặc mà chỉ nhìn vào hiện tại:

 “Ngày mai, chuyện của ngày mai
Mong cầu gác lại tương lai đừng chờ
Hôm nay, hiện tại, bây giờ
“Ở đây” chỉ có “bây giờ” mà thôi (SVTN tr.216)

Nữ văn thi sĩ Sao Khuê cũng từ Canada, tự xưng là mình đang “Mon Men Cửa Thiền,” mà đã viết nên một câu chuyện liêu trai “Bến Mê” thật kỳ lạ, thật liêu trai, nhưng những nhân vật trong truyện cũng đều học được thế nào là nhân quả luân hồi, qua lời giảng dạy của sư cụ thiền sư.

Kế đến là bài biên khảo “Thiền Có Thật Sự Cần Thiết Cho Con Người” của nhà thơ Lê Tuấn. Có thể thấy đây là một bài biên khảo được tác giả dành nhiều tâm huyết và công phu để thực hiện.  Nhiều phương pháp thiền được phân tích rất chi tiết, và các tư thế ngồi khi thiền định cũng được tác giả minh họa rõ ràng. Thêm vào đó, rất nhiều bài thơ về Thiền của tác giả Lê Tuấn đã được các nhà thơ khác đồng cảm và cùng chung tay xướng họa, chắc chắn sẽ làm độc giả thích thú .

Nữ văn sĩ Hồng Thuỷ, chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ với hai bài viết rất hay, nhưng cảm động nhất là bài “Chiếc Phong Bì Tím Ngày Đầu Xuân” kể về một bà mẹ Mỹ có con trai sang chiến đấu rồi mất tích bên Việt Nam, đã chuyển sự kỳ thị, sự ghét bỏ người Á Châu, khi biết tác giả là người Việt Nam, và từ đó hết lòng giúp đỡ, kể cả việc mỗi lần Tết Âm Lịch đến bà đem tặng tác giả phong bì lì xì màu tím trong đó đựng bì lì xì đỏ với tiền mới để chúc may mắn theo phong tục người Việt Nam.  Riêng thiền giả Nguyễn Thị Yến trong bài “Đêm Diệu Nhân” và một bài viết, bài thơ khác đã chia sẻ nhiều điều rất bổ ích từ những khóa thiền mà tác giả tham dự.

Nổi bật là, nữ sĩ Cao Mỵ Nhân từ trang Hải Ngoại Phiếm Đàn cũng đã đóng góp nhiều bài thơ trích từ tác phẩm “Đưa Người Tình Đi Tu” như “Sắc Tức Thị Không,” “Thiền Động” và nhiều bài thơ tình yêu mà rất thoát tục. Tôi thấy có chút xao xuyến bâng khuâng khi đọc những dòng thơ trong bài “Đứng Trước Ngõ Hạnh” này:

“Ngõ hạnh vẫn nhờ người nhổ cỏ
Để hoa nhân ái nở chan hòa
Tam quan buồn bã chờ năm đó
Giờ đã như là chẳng ghé qua” (SVTN tr. 323)

Gần cuối sách có bài “Quét Lá Sân Chùa” của tác giả Nguyện Thị Thêm, đó là những tưởng nhớ nhẹ nhàng nhưng đầy thử thách của việc tu hành và xây dựng một ngôi Tam Bảo, nhưng “Yêu Thương” mới là câu chuyện cảm động rất đáng phải đọc cho kỹ để cảm nhận cái hay, cái tình cảm yêu thương chân thật kiếp người. Văn thi sĩ Sương Lam là trang chủ “Một Cõi Thiền Nhàn” ở Portland, Oregan, đã có bài viết “Một Chữ Tâm” đầy ý nghĩa...và bài “Dòng Sông Cuộc Đời” cùng những bài thơ Thiền rất thoát tục, rất an nhiên, mà tôi mãi mê dõi theo từ đầu đến cuối. Còn bài viết thật đặc biệt về triết lý sống “Wabi Sabi” của người Nhật do Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết biên khảo cũng vô cùng thú vị, và rất lạ lùng, đã đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác...

Tóm lại, trong tuyển tập này còn rất nhiều văn, thi, nhạc, họa, sĩ tham gia. Thơ của các nhà thơ Trần Cẩm Thành, Thanh Hòa, Hoàng Mai Nhất... đều chứa đựng tâm thiền, trí không, khiến người đọc cảm thấy thật nhẹ nhàng.  Và thi sĩ Mặc Khách với nhiều bài thơ cũng đầy thiền vị. Đọc xong những bài thơ của tác giả Mặc Khách, tâm tôi đọng lại mấy lời này, “Ta về ngồi đếm hư hao/Chìm trong bể khổ thương đau kiếp người/Lợi danh nhường lại cho đời/Đường về cõi tịnh buông rơi nhẹ lòng.”  

Ngoài ra còn có một ca khúc “mới toanh” của nhạc sĩ, cũng là trưởng Ban Biên Tập VTLV, Thái Phạm, phổ từ bài thơ “Nếu Tình Là” của thi sĩ Lê Tuấn, và nhạc sĩ Từ Nguyên đóng góp một bài viết về Thiền cùng khúc ca Đạo Nguyện. Nhiếp ảnh gia Lê Đức Tế cũng góp mặt với bộ ảnh chụp nghệ thuật sống động và điêu luyện. Và câu chuyện cuối, “Một Thoáng Di Linh” rất dễ thương, viết về mối tình trong sáng của chàng lính trẻ VNCH, mơ thầm một người con gái nhưng lặng lẽ để nàng vào Dòng Tu dâng đời cho Chúa, của văn thi sĩ Chinh Nguyên, cựu chủ tịch VTLV, làm cho tôi bồi hồi, gấp sách lại mà lòng vẫn cảm thấy bâng khuâng... 

Sau cùng, Tuyển Tập “Sống Với Tâm Nhàn” là một quyển sách rất giá trị, rất hữu ích, đáng để đọc trong thời điểm khắp nơi vẫn còn lo âu vì dịch bệnh hoành hành. Đọc để giúp cho lòng thanh thản và để cuộc sống được tự tại an nhiên hơn.

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả khắp nơi.  

Sách sẽ được VTLV ra mắt độc giả vào Chúa Nhật này, 26 tháng 9, 2021, tại San Jose California.
Địa điểm: COFFEE LOVER 1855 ABORN ROAD, SAN JOSE, CA, 95121

Văn Thơ Lạc Việt Hội Thoại Ra Mắt Sách


 

Phương Hoa

Đến Đọc Thơ Tình Cho Bạn Nghe


Xướng:
Đến Đọc Thơ Tình Cho Bạn Nghe

Đến đọc thơ tình cho bạn nghe
Để xem tâm sự lúc tan hè
Mầu phai sắc thắm trên thân phượng
Nhạc bặt âm vui trong xác ve
Lá đỏ khô khan quanh ngõ trúc
Tơ vàng vương vấn cạnh khay chè
Lời quyên thao thức tàn canh mộng
Đâu chuyện hoàng lương với ngựa xe?

(Vãn hạ 2018 )
Cao Mỵ Nhân
***
Bài Họa:

Sơ Thu


Thơ mình đọc lại chỉ mình nghe,
Len lén phòng thư nắng nhạt hè.
Man mác đầu thu xào xạc lá,
Thê lương cuối kiếp não nề ve.
Ngoài thềm bàng bạc rây sương tối,
Trên tóc sầu tơi quyện khói chè.
Tri kỷ đường mây hun hút hạc
Nhớ xưa lục lạc ngựa dừng xe.

Mailoc
8-28-18

Hoài Niệm


 Reng! Reng! Từng hồi chuông điện thoại reo inh ỏi như thúc dục, khiến bà Khanh vội vàng lau tay vào chiếc khăn làm bếp, nhấc điện thoại ghé vào tai. Vừa mới a lô là đã nghe tiếng bà chị cả xổ một tràng dài:
-Ủa, chị tưởng em đi ra ngoài sớm dữ vậy chớ…
Bà Khanh cười:
-Đâu có. Em đang hâm nồi bánh canh giò heo để anh Thanh thức dậy ăn sáng. Sau đó tụi em mới đi Ottawa. Ở đây mấy chục năm rồi mà tụi em chưa đi ngắm hoa Tulipe lần nào.
- Gì mà quê òm vậy! Anh chị đi mấy lần rồi đó. Đẹp hết biết luôn.
Đoán trước cái tính hay “đi vào chi tiết” của bà chị thân mến, bà Khanh chặn ngang:
-Chị kêu em sớm bộ có chuyện gì hả?
Đầu giây bên kia im lặng mất vài giây, rồi giọng bà Bá cất lên, buồn buồn:-
-Khanh à, em có nhớ ngày chị em mình đặt chân xuống thành phố Montréal này là ngày nào hay không?

     Bà Khanh bỗng nhiên thấy lòng chùng xuống, bùi ngùi:
- Quên sao được. Hai gia đình mình tới đây ngày 14-5-75. Còn một tuần nữa là đúng ba mươi ba năm rồi! Lẹ quá hả chị!
- Ừ, nhớ hồi nào, chị em mình còn ngồi khóc như mưa ở Sài Gòn, ngày 28-4-75. Chị cám ơn Trời Phật đã độ trì cho gia đình mấy chị em mình chạy thoát. Em nghĩ coi, miền Nam mình lúc đó có bao nhiêu triệu người, vậy mà mình được may mắn ở trong số ít oi những người vượt thoát được.
- Chị nói đúng. Em còn nhớ lúc ngồi xe chạy ra Tân Cảng, thấy ngoài đường dân chúng cũng chạy lao xao, mặt mày hớt hãi. Có đám còn tay xách, nách mang những đồ hôi được trong mấy cơ quan của Mỹ bỏ lại. Tiếng súng đì đùng khắp nơi thấy sợ quá chừng. Nói đến đây, bà Khanh thở dài, đầu óc hiện lên dày đặc những hình ảnh thê thảm năm xưa.
- Xe chạy vô bến Tân Cảng, bà Bá tiếp lời, nghe nói Việt Cộng đang chiếm bên kia cầu, ai cũng xanh máu mặt hết trơn. May mà mình đến đúng lúc. Chậm chút xíu là tàu tách bến rồi!

    Tuy đang buồn nhưng bà Khanh cũng cười:
- Chị nhớ cái gia đình đông nghẹt cả mấy chục mạng ngay bên cạnh gia đình mình hay không?
- Cái gia đình khuân theo cả đống đồ ăn đó chớ gì? Lại còn nằm nệm nữa chớ!
- Đúng rồi. Họ có con gái là vợ một người Đại Hàn trên tàu, nên họ đã lên tàu từ mấy hôm trước. Đem theo cả chục thùng mỳ gói, bánh trái lu bù…
- Ừ, ai như gia đình mình, chạy mình không lên tàu. Mấy đứa nhỏ đói meo đói mốc. Chị còn nhớ cảnh thằng Cu Tâm với con Bé Ngà nhà mình dòm lom lom cái thằng nhỏ bên cạnh nhai nhóc nhách suốt ngày. Nghĩ lại mà đứt ruột!
Bà Khanh cười
- Chị quên là thằng nhỏ đó có cho hai nhóc tì nhà mình mấy hột nho khô hay sao? Của ít lòng nhiều mà!
Tiếng bà Bá chép miệng:
- Nhớ lại hồi đó nhà mình cả chục người chia nhau có 1 hộp cá mòi với cơm sấy khô. Đói quá cũng nuốt ào ào! Lúc đói thấy cái gì cũng ngon. Chẳng bù bây giờ, thịt cá ê hề lại ngán tới cổ! Ứ hự!
- Chị có nhớ dưới hầm tàu nóng như thiêu như đốt, người nào cũng kiếm thứ gì đó để quạt phành phạch, khiến lòng tàu như có một đàn bướm đang chớp cánh hay không? Rồi lúc tàu chạy ngang Rừng Sát mọi người hầu như nín thở, làm như nếu thở mạnh, Việt Cộng trên bờ sẽ nghe thấy. Hì hì hì!
- Trời! Lúc đó tình hình nghiêm trọng quá mờ, chị Bá phản đối, lỡ tụi nó thụt cho 1 trái B 40 là tàn đời. Em không nhớ tàu Việt Nam Thương Tín bị Việt Cộng pháo kích theo ra tuốt ngoài biển, khiến nhà văn Chu Tử bị chết thảm đó sao?
- Vậy mà tàu mình chạy lên chạy xuống từ Vũng Tàu tới Cà Mau ba, bốn ngày trời mà vẫn bình yên vô sự. May mà cuối cùng cái ông nội Cố vấn Mỹ thoát ra được. Nghe đâu đây là một tay C.I.A hạng gộc. Cố Vấn An Ninh vùng Bốn Chiến Thuật. Anh Thanh em nói ông ta thoát ra biển bằng một chiếc ghe nhỏ. Nếu nhân vật "trầm trọng" này không ra tới, hổng biết chiếc tàu còn trôi nổi lên xuống bao nhiêu ngày nữa mới chịu đi qua Subic Bay, mà dân chúng trên tàu đã lây nhau bịnh đau mắt. Người nào cặp mắt cũng đỏ lòm như mắt tôm luộc. Thiệt là trần ai khoai củ!
-Tức cười nhứt là những ngư phủ của các làng chài lưới ven biển, khi được vớt lên tàu, đã đem theo lủ khủ quang gánh, TV, có người còn đem theo chiếc xe Honda, thủy thủ Đại Hàn liệng tòm xuống biển luôn! Chị sợ nhứt là lúc có một vị tu hành nhân danh những người lên sau, đòi chia tiền của Mỹ viện trợ. Khanh có nhớ ổng nói gì hôn?
- Sao mà hổng nhớ. Ổng nói tiền Mỹ viện trợ cho những người di tản đâu? Phải đem chia đều cho mọi người. Đại diện ban điều hành hỏi tiền gì? Thế là Ngài Tarzan nổi giận, giở giọng hăm dọa, sau khi đã kết án Ban Điều Hành đã chia chác nhau số tiền viện trợ đó. Bên phe ổng đông gấp ba lần những người xuống tàu trước, nên cũng đáng nể lắm chớ bộ!
- Hì hì! Bởi vậy họ mới trình lên thuyền trưởng Đại Hàn. Công nhận là ông này gồ ghề thiệt. Ổng bèn nói với vị Tu hành kia, nếu lộn xộn họ sẽ bắt ổng quăng xuống biển. Rồi còn cho đám thủy thủ cầm súng đứng canh cả đêm nữa chớ. Vậy là im re!
- Chị thấy không, ngay một người lãnh đạo tinh thần cho cả một cái làng, mà đầu óc còn hủ bại, hẹp té như vậy biểu sao đám dân ngu khu đen khá lên được?
-Thôi, chị em mình hổng khá thì có! Những người kia qua Mỹ, sau này họ làm nhiều tiền tới nỗi đốt chị em mình cháy tan xác còn được nữa à!

    Bà Khanh cười:
- Chị biết tánh em lè phè mà, lại không có duyên buôn bán như chị, thành ra thôi thì cứ đi làm lương ba cọc ba đồng cho chắc ăn. Bây giờ về hưu non cũng khỏe. Ở xứ này có ai chết đói đâu mà sợ. Bề gì cũng có chánh phủ lo mà…
- Chớ hổng phải như bên Việt Nam: Nhân dân đừng no, để nhà nước no hén! Bà Bá sực nhớ ra, vội nói với em, chị mới gặp chị Đáng dưới phố Tàu hôm kia. Chỉ gởi lời thăm Khanh đó. Năm nay tóc chỉ bạc trắng hết trơn. Đi đường phải chống gậy, nhưng mặt mũi vẫn hồng hào, đẹp lão quá chừng. Chị nhớ lúc ở đảo Guam, chỉ một mình với mười đứa con và một bà mẹ già. Người đâu mà can đảm phi thường!
- Em chỉ nhớ lúc tàu vừa cặp bến Subic Bay, cả nhà mình sau bảy ngày đói khát dưới tàu, đã ăn uống tận tình tất cả những gì ban tiếp tân Mỹ dọn ra mời. Ô hô! Ai tai! Hậu quả là vừa xuống phi trường Đảo Guam là cả nhà bị Tào Tháo rượt chạy trối chết. Nếu không nhờ chai thuốc Élixir parégorique của chị Đáng thì nguy to!!! Hì hì hì. Bà Khanh không nín cười được khi nhớ lại cái cảnh người chạy ra, kẻ chạy vô chiếc lều, người nào người nấy ôm bụng, mặt mày nhăn nó như khỉ ăn gừng. Sữa tươi, sandwich và cam Mỹ ngon quá mà. Ai cũng chiếu cố nên mới ra nông nỗi!
- Chị nhớ đã gặp nhiều người quen trên đảo mà không nhận ra nhau. Với cái nóng hừng hực như lửa thiêu, mà mỗi ngày hai lần đứng sắp hàng để lãnh cơm thì ai mà hổng thành Chà Và ma ní cho được! Với lại khẩu phần cơm trắng cộng với hột gà bột khuấy lên đều đều thì chị em phụ nữ trở thành mình hạc xương mai ngay. Khỏi phí công, phí sức đai ết đai iếc khổ sở như bây giờ! Mà dân Việt Nam mình cũng kỳ. Bếp Mỹ bỏ chai maggi nào ra cho dân chúng xịt vô cơm là bị chôm chai nấy. Riết rồi họ không thèm bỏ maggi ra nữa. Thật đáng xấu hổ! May mà chị em mình chỉ ở Guam có 1 tuần rồi được phái đoàn Canada nhận cho qua định cư ở Québec.
- Bây giờ nghĩ lại em còn rùng mình đó chị à. Dám dắt díu nhau ra đi mà trong túi chỉ có vài chục đô la. Lại còn không biết đi đâu nữa chớ! Cứ nhắm mắt mà bước lên tàu. Thiệt là đánh liều nhắm mắt đưa chân. May thay Con Tạo xoay mình qua xứ Canada đất lạnh tình nồng nầy! Em không bao giờ quên được sự tiếp đón nồng nhiệt, thân thiện của người dân Québec. Họ thật sự là những người giàu lòng bác ái hén chi. Hồi trước, khi mình còn ở Mỹ Luông đó, người Việt ở Campuchia bị lính Miên cáp duồng, phải chạy về Việt Nam nương náu. Nhưng họ có được nuôi nấng đàng hoàng đâu nà. Em thấy buồn cho dân mình ghê! bà Khanh thở dài.
- Cũng bởi chiến tranh liên miên mà em. Như xứ Iraq bây giờ, ngày nào cũng bom nổ đạn rơi, người chết như rạ. Chị nghĩ chắc ông bà mình cũng tu nhơn tích đức dữ lắm, nên đám con cháu mới được như ngày nay. Chị em mình ở Canada, con Bác Ba ở Úc, con chú Sáu ở Ý, còn con cô Út đều ở Mỹ.


    Hồi đó mới chân ướt chân ráo tới thành phố Montréal là được chính phủ đưa vào ở trong một khách sạn thật sang. Ngày ba bữa toàn cơm tây. Mấy ngày đầu còn thấy ngon, sau đó ngán muốn chết luôn! Lần đầu được nếm món spagetti chan sốt cà chua, thịt băm, nấm...ngon ơi là ngon. Rồi pizza cũng lạ miệng. Tụi nhỏ ăn như điên. Chỉ có đám già là mau ngán.
- Phải rồi. Nhớ nước mắm chảy nước miếng luôn. Lúc đó chỉ cần có cơm trắng chan nước mắm cũng ngon chết giấc, nói chi tới món canh, món xào, món kho! Nhứt là ông Thanh nhà em ngày nào cũng phải "sơi" cơm mới chịu nổi!
- Thì anh Bá em cũng gốc "guộng" mà. Mỗi ngày đúng bốn chén cơm mới đủ "đô'! Bà Bá nói đùa.
- Em nhớ từ hôtel Queen, em theo anh Bá với anh Thanh lần hồi hỏi thăm đường mà cũng mò tới Phố Tàu Montréal. Trời ơi, nói sao được cái hạnh phúc, cái thống khoái của ba người khi bước chân vô tiệm, mỗi người ăn một tô hoành thánh mỳ. Em chắc đó là tô mỳ ngon nhất trong cuộc đời của em. Sau khi ăn xong, ba anh em mới tà tà làm một màn "thăm dân cho biết sự tình". So với phố Tàu các nơi, chắc phố Tàu Montréal là nhỏ nhất. Bằng cái bụm tay. Giống như phố núi Pleiku, đi dăm phút đã về chốn cũ. Phố này đi quãng mươi phút là hết đường. Vậy mà tụi em cũng vác về cho mỗi gia đình một cái nồi cơm điện National và một chai xì dầu.

    Bà Bá ngắt ngang:
- Ờ, chị nhớ rồi. Thấy hai anh em mỗi người ôm về một nồi cơm điện chị mừng hết lớn. Mong mau mau dọn ra khỏi hôtel để nấu cơm ăn. Chị còn nhớ cái "bin đinh" chị em mình ở đường Alma đó. Trời ơi, đông nghẹt Việt Nam. Sau này mùi nước mắm đuổi tụi da trắng đi hết ráo!
- Đó là sau này. Em nhớ hôm ra nhà mới, mình đi chợ Steinberg mua một bịch gạo, một con gà và một cây sà lách. Bữa cơm đầu tiên với thứ gạo chi cứng ơi là cứng, thịt gà luộc chấm xì dầu, nước luộc gà bỏ rau sà lách làm canh, vậy mà mọi người ăn quên thôi. Còn ngon hơn cao lương mỹ vị!
Bà Bá cười :
- Hèn chi hồi xưa có một vị vua, bị ông Trạng Quỳnh chơi khăm bỏ đói cả ngày trời. Lúc bụng đói meo, Trạng Quỳnh mời ổng ăn cơm với tương chao, vậy mà ông ta thấy ngon hơn sơn hào hải vị trong Cung đình! Sau đó Khanh có nhớ ai đã chỉ cho chị em mình hàng tuần đi chợ thịt Saint- Laurent không?
- Lâu quá em không nhớ ai. Chỉ nhớ là hồi đó thịt cá sao mà rẻ khủng khiếp. Rẻ nhất là cánh gà. Xương heo, xương bò cho không. Dân Mít tha hồ vác về nấu súp. Nhưng còn nói mẻ là xin cho chó ăn, để khỏi mất mặt bầu cua!
- Chị thì thỉnh thoảng vác một cái đầu heo có hai đồng, về nhà cạo sạch sẽ, xắt ra làm dưa đầu heo ngâm dấm cho mấy ông nhậu lai rai. Cánh gà rẻ nhất nên tuần nào cũng cánh gà chiên bơ, cánh gà luộc chấm muối tiêu chanh. Khổ nhất không có nước mắm, món nào cũng nêm muối. Chấm thì chấm xì dầu. Mà cũng tức cười, bên Việt Nam đường mắc đắng, qua đây đường tính ra còn rẻ hơn muối!

    Bà Khanh chép miệng:
- Em nhớ hôm thèm món bún bò xào. Thịt bò bên này mềm mại, chớ không dai nhách như bò bên mình. Bữa đó em xào thịt bò với cần tây (céléri), rồi luộc spagetti cọng nhỏ để thay bún, rau thơm thì chỉ có rau húng quế của Ý, mùi nồng hơn rau húng của mình. Thay nước mắm tỏi ớt bằng xì dầu tỏi ớt, vậy mà cả nhà cũng ăn một bữa ngon thấu trời xanh.
Tiếng bà Bá cười hí hí bên kia đầu giây:
- Khanh còn nhớ cái lần chị bị đau cổ tay hết một tuần lễ không? Tại chị chặt quai da để làm món bì. Chị đãi cả nhà Khanh ăn bì bún đó nhớ chưa?
- A, em nhớ ra rồi. Mà ai dạy chị làm da bì vậy? Cũng ngon hết sẩy con cào cào đó nghen.
- Má mình dạy chớ ai. Hồi xưa dưới quê, đâu có ai bán thứ đó. Muốn ăn thì phải làm lấy mà thôi. Làm cực lắm đó nghen em. Chị phải dặn tụi bán thịt quen dưới Saint Laurent cho chị da heo tươi. Đem về rửa sạch. Lạng bỏ lớp mỡ dưới da. Xong rồi cuộn lại đem nấu. Khi da chín vớt ra ngâm vào nước lạnh có pha chút phèn chua cho da dòn. Vài tiếng đồng hồ sau mới đem ra lạng từng miếng mỏng, dài độ hai lóng tay. Sau cùng dùng dao thiệt bén xắt từng cọng nhỏ cỡ cây tăm xỉa răng. Chị vừa lạng vừa xắt, da heo dai nên sau đó bị đau cổ tay cả tuần. Anh Bá cứ chọc quê chị:"cái miệng mà kiện cái thân". Vậy mà lúc làm món bì bún, cơm bì, ổng ăn còn nhiều hơn ai hết!
-Em nhớ chị cũng luộc spagetti thế bún để ăn với bì phải không? Vậy mà cũng ngon quá trời. Em không biết tại lúc đó mình thèm quá hay sao, mà ăn món gì cũng thấy ngon, tuy rằng cứ phải lấy món nọ thế món kia lung tung cả lên.
- Hình như là cả nửa năm sau mới có người Việt Nam mở tiệm, nhập cảng đồ từ Thái Lan qua phải không Khanh?
- Hình như vậy. Chị nhớ không, cách đây ba mươi ba năm, một chai nước mắm dở òm mà họ bán tới $3.75. Bây giờ có cả chục hiệu, hiệu nào cũng ngon mà chưa tới $2.00 một chai. Giá một chai nước mắm hồi đó còn mắc hơn một giờ làm lương tối thiểu. Em nhớ như in lương tối thiểu hồi đó là $2.25.
- Ngộ biến phải tùng quyền chớ sao? Chị Bá xổ nho chùm! Bây giờ chỉ có gan rồng là không có bán, còn thứ gì cũng ê hề. Mà lạ, giờ đây chị thấy cơm với rau dưa lại ngon miệng Khanh à. Hôm nào lên Chùa ăn cơm chay, chị thấy ngon cách gì. À, tuần này là rằm lớn. Khanh đi chùa Huyền Không với chị nghen. Chùa này có món bún bò chay ngon nổi tiếng lắm.


    Bà Khanh định hỏi chị đi chùa lễ Phật hay để ăn bún bò, nhưng chưa kịp nói thì có tiếng ông Thanh cất lên thình lình từ cửa bếp:
- Đang nói chuyện với ai mà say sưa vậy bà nó?
Bà Khanh vội vàng từ giã chị, móc điện thoại lên giá rồi quay qua trả lời chồng:
- Còn ai trồng khoai đất này! Chị Bá với em đang nhắc lại những ngày mình rời Sài Gòn, qua Guam rồi qua Montréal đó mà. Nhiều kỷ niệm buồn quá. Nhớ lại còn rùng mình!
Ông Thanh chọc quê vợ:
- Chị Bá có biết là nhờ kết duyên với một ông Bắc Kỳ thứ thiệt như anh, em mới có cái may “xuất ngoại” hay không? Nếu lấy một ông Nam Kỳ, anh nghĩ chắc em đã bị ở lại với bác và đảng rồi! Tha hồ sơi bo bo, sắn, khoai lang sùng!
- Xì, tưởng bở! Trong tử vi của em có sao Thiên Di (nói đại) . Hổng chừng nhờ số của em mà anh mới đi ra nước ngoài được đó. Hổng cám ơn còn nói!
Ông Thanh cười xí xóa:
- Thôi thôi, xin chịu thua bà xã yêu dấu! Kiến bò bụng rồi nè. Em nấu món gì mà nghe mùi thơm lừng vậy? Anh ăn được chưa?

    Bà Khanh múc nước lèo trong vắt đổ lên những cọng bánh canh trắng nuột, điểm vài lát giò heo xắt mỏng, vài con tôm lột vỏ đỏ au. Sau cùng rắc một nhúm hành tím chiên vàng rộm lên trên:
- Xin mời ông Tướng sơi cho nóng. No rồi còn lái xe cho tui đi Ottawa ngắm hoa. Hồi nảy chị Bá chê tụi mình nhà quê đó nha. Thôi em đi tắm rửa, sửa soạn trước. Vừa nói bà Khanh vừa đi vô phòng. Ông Thanh gọi với theo:
- Em ơiii, còn cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc của anh?
Bà Khanh ném lại mà không cần nhìn lui:
- Bữa nay cho phép anh tự lực cánh sinh!...
        
Tiểu-Thu
Montréal   15-4-2008


Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

Cái Khuôn Bánh Thời Thơ Ấu


    Độ tuổi tôi, ăn chưa no, lo chưa tới, còn ham mê trò chơi con nít, nhảy tràm, nhảy dây, đánh búng, u hấp, tù binh..., thì má đã là cô dâu út, thứ 10 của nội.

    Tuổi 15, 16, là con dâu nhà ông Bang trong ấp Phú Hữu, má được kẻ vào trình ra bẩm. Một tiếng được người “dạ thưa”, hai tiếng cũng được “dạ thưa mợ mười”. Họ là ai? Đó là những tá điền của nội, là những bậc trạc tuổi ông bà, cha chú của má. Nhà có kẻ hầu người hạ, nhưng qua sự dạy dỗ của ngoại, má luôn giữ nề nếp, biết tôn trọng bậc trưởng thượng, biết khép mình trong vai trò con dâu. Ngày ngày, má vào bếp cùng người giúp việc, chăm món này, nếm món nọ cho cả đại gia đình.

    Hôm má hầm món canh thịt cho cả nhà, trên bàn ăn ông nội bảo “canh hôm nay hơi cứng”. Má vội vàng, “dạ thưa tía con hầm lâu lắm”. Cứng ở đây có nghĩa là mặn, nhưng má lại ngỡ là không mềm. Lúc đó ông quay sang bà nội khẽ nói, “con nó còn nhỏ, để rồi chỉ bảo thêm”. Chỉ chừng câu nói ấy của nội...từ một thiếu phụ ngây thơ, sau này má trở thành người đảm đang trong vai trò nội trợ lẫn giao tế trong ngoài. Má thạo việc bếp núc, thêu thùa, bánh trái, đã khéo lại ngon nữa là khác. Và là cái gương cho chúng tôi noi theo, là những ngày cuối đời má vẫn một mực thương yêu, kính trọng cha chồng... qua giọng nói trầm, nhẹ như hơi sương của má “Ông nội con tốt lắm!”.

    Đến khi là chủ của một gia đình nhỏ, má thay ba quán xuyến mọi việc, những lúc ba đi làm xa nhà. Vào dịp Tết, tiệc tùng, giỗ quảy, của họ hàng hoặc xóm giềng, má thường tự tay làm quà biếu và bảo rằng như thế mới có cái tình. Vì cái “tình” này mà thời gian còn ở Việt Nam, trong nhà tôi, hữu dụng nhất là cái cối đá xay bột và bàn nạo dừa. Về cối đá, má thay đổi luôn, chỉ giữ lại cái cối nào vừa nhẹ tay xay, vừa mịn bột. Má thích hai vật này lắm, với các anh chị em trong nhà, nghĩ thế nào, tôi không rõ, riêng tôi rất sợ. Sợ xay gạo hay nếp thành bột. Dù đã được má chỉ dẫn cặn kẽ, xay chậm, cần cho nước và cối đều tay. Nhưng tôi cứ nghĩ miễn thành bột là được, luôn nhanh tay hầu đỡ mất thời gian. Đã vậy, tôi thường nhích phần trên của cối lên, gọi là “nhỏng cối”, bột sẽ ra nhanh, chóng xong. Vì thế, bột bị “sống” hoài, đương nhiên là bột không mịn. Đến việc nạo dừa, cần nạo từ từ, khi vắt dừa sẽ được nhiều nước cốt. Nhìn số lượng10 trái, tôi càng bướng, tay cầm nửa trái dừa, đặt vào bàn nạo, xắn thật sâu, nạo mạnh tay, thì làm sao được nhiều nước cốt.

    Ngán ngẫm sau những lần xay bột, nạo dừa, tôi cho má biết “bây giờ con đã biết làm bánh rồi”.
          - Con biết làm bánh gì rồi. Má tôi vặn hỏi.
          - Bánh bông lan, con làm bằng bột mì ngan.
          - Bánh phục linh, con làm bằng bột mì tinh.
    Má tôi mỉm cười, bảo con gái lớn phải học nấu nướng, sau này còn làm dâu nữa.


    Ngoài cối đá, bàn nạo dừa, còn những thứ linh tinh khác, như khuôn bánh, nồi đồng dùng nướng bánh. “Tự tay làm mới có tình!” này của má, là đây! Trước mặt tôi là cái khuôn làm bánh gai, được mang từ Việt Nam sang. Nay má rời khỏi đời này và di vật má để lại. Nhìn lại khuôn bánh, hình ảnh thời thơ ấu trở về. Ngoài nhớ má, tôi nhớ một hình ảnh khác, thằng Phước. Phước là cháu của dì hai ở cạnh nhà. Dì mất mẹ, gọi ngoại tôi bằng má, nên ngoại xem dì là con nuôi. Phước lớn tuổi hơn nhưng cùng học lớp Ba trường Tiểu học Giồng Ké với tôi. Tôi bị má rầy hoài, “con phải gọi Phước bằng anh”, tôi nào chịu nghe “nó học bằng con, sao con phải gọi bằng anh”. Phước là vua bày trò, hai đứa khắn khít lắm, là lúc má tôi làm bánh.

    Khi má làm bánh thuẩn, Phước bảo lấy tay xoa xoa đầu gối, cái bánh sẽ cùi, tròn giống như đầu gối, không nở thành tay và nắm chắc phần thắng là chúng tôi sẽ có phần ăn. Đến lúc làm bánh gai, lấy tay xoe xoe, bánh chẳng có gai và tròn xoe như con trùng đất, sẽ có phần dành cho chúng tôi. Bánh thuẩn không tay, bánh gai không gai, là hy vọng, là đợi chờ của bọn trẻ. Nhưng chưa bao giờ chúng tôi được hưởng phần bánh hư tưởng tượng đó. Có chăng là má thương tình, thấy hai đứa trẻ ngồi chầu chực, nên má cho và bảo nhỏ “tụi ăn thử coi ngon không”.


    Đến năm 1983, ba má được sang Úc định cư, bỏ lại sau lưng “đồ nghề”, có còn chăng là cái khuôn bánh gai này. Di vật má để lại dù tôi chưa một lần dùng đến, nhưng nó đã gợi cho tôi hình bóng má, thấp thoáng khuôn mặt đỏ ao đang cời than, canh lửa nướng bánh.
   Má chào đời vào một mùa xuân, ra khỏi cuộc đời cũng vào một mùa xuân. Phải chăng má muốn gởi gắm xuân lòng đến cho các con!
Má ơi!

Kim Phượng
Ngày Giỗ Thứ 19 Của Má
24.9.2021

Nỗi Lòng Cha Mẹ

 


Mười tám tuổi tôi lên đường nhập ngũ
Rời mái trường yêu cũ quá thân thương
Tiếng núi sông kêu trên khắp chiến trường
Sinh tử số đo lường Cha Mẹ sợ

Non cuộc Đời trãi nghiệm tuổi còn thơ
Hiểm nguy rình rập thờ ơ cẩn trọng
Chớ xem thường những lúc tưởng như không
Tấm thân còn mới mong ngày đoàn tụ

Rồi một ngày thuyên chuyển tận chiến khu
Cao Nguyên đất đỏ sương mù xa lắm
Núi đồi nhiều theo bóng dấu biệt tăm
Thương con trẻ vạn dặm đường gian khổ

Từng lá thư bay như chim tìm tổ
Dặn đủ lời con cố gắng vượt qua
Còn núi sông Tổ Quốc mái quê nhà
Vẹn toàn giữ món quà Cha Mẹ đợi

Làm lính thú nơi vùng xa diệu vợi
Nhờ mối tình đầu Trời tặng đời trai
Tăng thêm dũng khí chuốt trau hình hài
Lời Mẹ Cha yêu con hoài ghi nhớ!

Sắc son lòng chung thủy có trong thơ!

Pleiku 28-7-2011
Lê Kim Hiệp

Hoa Tay!

 
(Những trang phục do chính má may cho 6 đứa con)

Nói về Hoa Tay, thì thường ai cũng nghĩ là người khéo tay trong mọi việc. Riêng má tôi tuy sống ở một làng nhỏ, nhưng má tìm tòi học hỏi. Trời ban cho má kiến thức và sự thông minh, óc mỹ thuật. Má chẳng những khéo tay nấu ăn, làm bánh, thêu thùa, đan móc, may vá quần áo.. Mà má có đủ 10 vân hoa xoáy tròn trên từng đầu ngón tay. Hồi nhỏ tôi thường xin má xoè bàn tay để tôi được ngắm xít xoa đếm và ước ao " phải chi con được 10 hoa tay như má". Má thường xoa đầu bảo: "Con không đủ má sẽ truyền cho con". Nhưng mà truyền cho con quá chừng mà con đâu đủ tài giỏi như má, con nấu ăn không ngon, con phụ lòng má rồi....đừng buồn con nha má.

Nói về khéo tay, thì biết kể sao về má cho đủ đây.... Quần áo của 10 đứa con mặc ở nhà thì chẳng nói chi. Ba mang về cho má những sách báo ngoại quốc, để má xem những kiểu trang phục, từ đấy má tự cắt đo những đồ âu phục cho ba các con trai, những chiếc áo đầm cho con gái, để phù hợp với nếp sống văn minh thành thị. Anh chị em chúng con được mặc đẹp vào những dịp đình đám hay Tết quê mình. 

(Kim Oanh trong vòng tay của má)

 Những chiếc áo len, những bộ đồ áo quần dính liền(Jump Suit) được má móc thật dễ thương.
Má thêu khăn trải bàn, bao gối, áo, những chiếc khăn tay. Má dùng giấy Can-ke(papier calque) tự vẽ m
hoa văn thật xinh xắn. 

Khi con bước vào Đệ Thất, cũng chính má may từng chiếc áo dài, lần đầu mặc áo dài đi học, con run run xúc động không cài nổi nút áo. Tay má nâng niu cài từng nút áo cho con. Xong má vuốt ve từ vai xuống vạt áo, mỉm cười "con gái má như con chim bồ câu trắng vậy, ráng học nhen con". Nhớ hoài hình ảnh ấy, làm sao con quên được má ơi!

Năm con bắt đầu lên Đệ Tứ, áo dài đổi mới kiểu tay Ralan. Má tự thấy áo dài tay nối của má không hợp thời trang, má đã giao việc may áo cho chị Năm Kim Nhi, Thời đó chị làm Bộ Lao Động ở Sài Gòn, chị cũng là người thích ăn mặc thời trang, nên chị đến Nhà May Thiết Lập học may. Thế là chị Năm cắt áo, chị Sáu Kim Phượng may, con phụ luông tà. Để có những chiếc áo dài vừa vặn đẹp đẽ cho chị em cùng nhau làm duyên làm dáng.

 
(Sự vén khéo của má dành cho 10 đứa con)

Má thương yêu ơi, đã mấy chục năm dài trôi qua mà con còn nhớ từng chi tiết nhỏ, thì hôm nay 24/9 đúng 19 năm má rời xa chúng con, để cùng ba về ngôi nhà mới, yêu thương vĩnh cửu nơi cõi Thiên Đàng, thì làm sao con quên được phải không má! Nhưng hai năm nay với tình hình cách ly vì đại dịch Covid, chúng con không được tụ họp trong ngày giỗ của má, không cùng  nhắc nhớ về ba má với kỷ niệm đẹp thuở xa xưa. 

Hôm nay con lục lại chiếc cặp đựng hồ sơ mà má đã giao phó cho con giữ sau khi ba má ra đi. Má căn dặn con hãy giữ khai sinh của của ba má chung với 10 tờ khai sinh của các con, sổ thông hành từ Việt Nam sang Úc, giấy vào Quốc Tịch Úc, sổ ngân hàng, thẻ Medicare..... từng chút từng chút nhỏ...


(Mẫu thêu của má)

Nếu nhìn vào những kỷ vật này chỉ là những mảnh giấy vô tri, nhưng với con ẩn khuất một linh hồn.

Má nói đó là gia tài còn lại, với con là châu báu ba má ơi. Ba má đã tín nhiệm trao cho con, đó là niềm hãnh diện và hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời con.

Cám ơn ba má đã cho đứa con này một tình yêu thương vô bờ bến, Cám ơn ba má cho con được sống với ba má suốt cả cuộc đời con, trong nồng nàn, thiết tha....

Má ơi, kể về ba má tràng giang đại hải cũng chưa xong. Con xin  hẹn má hôm khác sẽ trò chuyện cùng má nữa nha má. 

(Ba má rất thích hoa tự trồng, con dâng lên hoa vườn nhà cho má của con)

Trời Melbourne mùa xuân đang rực rỡ, con mong đón ba má về vui với chúng con. Gió đưa hương đến khắp khu vườn, con cứ ngỡ mùi hương của má. Từng cánh hoa đôi khoe sắc như mối tình đằm thắm má ba. Kính dâng lên má những đóa hoa lòng cùng lời nguyện cầu "Hạnh phúc nha má của con!"

Thương yêu về má  
Giỗ lần thứ 19 của má - Melbourne 24.9.2021

Con gái của ba má 
Lê Thị Kim Oanh

Má Tui


(Tặng cô Út bài thơ về Má)

Má tuổi non, con chơi u hấp
Đã làm dâu chủ đất phú gia
Nhiều người thưa gởi vào ra
Tá điền trạc tuổi chú cha, cô dì

Ngoại chỉ bảo mẹ ghi luôn nhớ
Biết tôn ti, tôi tớ không nề
Xưng hô lễ phép một bề
Ngày ngày vào bếp cơm quê gia đình

Mẹ nấu canh, nội bình “canh cứng”
Mẹ vội thưa hầm chúng đã lâu!
Nội vui nói: mới làm dâu
Con còn nhỏ dại học mau dễ thành!

Khi làm chủ gia đình gần chục
Mẹ chăm lo phụ giúp cho chồng
Nuôi con, cúng quảy, tiệc tùng
Họ hàng, bè bạn… nói chung khen nhiều

Dâu Út mười lắm chiêu nghề giỏi
Khéo nấu ăn, bánh gói, cắt may
Hoa tay chục ngón đủ đầy
Con ngoan mẹ dạy giỏi ngay mấy hồi!

Áo quần tây sách coi tay cắt
Bộ đồ đầm phong cách, thời trang
Áo dài tay kiểu raglan
Thêu rua màn cửa, gối chăn sắc toàn

Dạy trong nhà, con ngoan hiếu đễ
Ra ngoài đời, biết lễ giỏi dang
Quốc gia nguy biến lên đàng
Bảo vệ đất nước, xóm làng bình yên

Con lính chiến cao nguyên đất đỏ
Lá thư bay về tổ chim rừng
Mẹ từng khuyên nhủ bao lần
Gắng công vì nước, vì dân vẹn toàn

Giữ di sản hân hoan giúp mẹ

Giấy khai sinh, cùng thẻ ngân hàng
Thông hành, quốc tịch, giối giăng…
Vô tri vật dụng trót mang linh hồn

Cả gia tài còn hơn châu báu
Tình yêu thương, xương máu gởi trao
Bao hạnh phúc, lắm tự hào
Là niềm hãnh diện lớn lao vô cùng!

Vườn sau con, hoa hồng rộn nở
Gió đưa mùi cửa sổ bốn phương
Làm con nhớ lại mùi hương
Ngày xưa còn bé mẹ vương áo dài

Trời Melbourne lóng rày rực rỡ
Nắng tươi nồng rộn rã mây bay
Mẹ cha cùng sống những ngày
Thiên đường an lạc, dưới này vui xuân

Đến mùa xuân, rồi xuân giã biệt
Để cháu con nhận biết xuân lòng
Giỗ lần mười chín vừa xong
Các con kính mẹ cầu mong an bình

Lộc Bắc

24Sept21

Cảm đề Tử 3 bài viết Cho Má:

Từ Nơi Mẹ Nở Đóa Hạnh Trinh

 

(Thân mến tặng Kim Phượng, Kim Oanh
Nhân dịp huý kỵ thân mẫu của Song Kim năm nay)

Ví xem tất cả là hoang đảo
Thì mẹ tôi như bóng hải âu
Soải cánh bên trời che gió bão
Để tôi đứng vững suốt xưa, sau

Chẳng nói lời văn hoa óng ả
Cũng không hề chấp lỗi, khuôn vàng
Khiến tôi phải ngẫm câu gương giá
Mà mẹ cho tôi nét dịu dàng

Nửa cuộc đời tôi bên gối mẹ
Nâng niu chuỗi ngọc sáng ân tình
Nụ cười nhân ái từ nơi mẹ
Đã thật nuông chiều đoá hạnh trinh

Mẹ ơi, tất cả bỗng mờ theo
Nước mắt, khi mưa ướt dáng chiều
Mẹ đã rời xa con cháu mẹ
Lòng tôi chùng xuống, chợt hoang liêu

Mẹ nơi tiên cảnh, hẳn vui hơn
Chốn ấy hoa đăng, nhã nhạc vờn
Mỗi lúc dõi theo vầng nhật nguyệt
Lung linh ảnh mẹ ...thắp tâm hồn 

Cao Mỵ Nhân

Mẹ!

 


Chia xẻ ngày giỗ Má với nàng “áp út” Kim Oanh.

Một bà MẸ tuyệt-vời,
Một gia-đình hạnh-phúc,
Một gương sáng để đời,
Đọc, xúc-động muốn khóc!

Điều gây ấn-tượng nhất,
Má sinh tới mười con,
Hình-ảnh thật vuông tròn,
Kim Oanh là áp út,

Hình chót Oanh dưới đất,
Má bồng em trên tay,
Không như hình trước đây,
Được Má bồng, quá sướng,

Trong hình một ông tướng,
Quần áo quá bảnh-bao,
Bây giờ anh ra sao?
Ngày xưa chắc học giỏi,
Nên Má thưởng đồ mới,
Veston diện đẹp kinh,
Nếu có thể xin Oanh,
Nói về anh chút xíu,

Má thật có thiên-khiếu,
Về gia-chánh, nữ-công,
Cắt được bộ veston,
Không phải là chuyện dễ,

Nhưng chuyện thật đáng nể,
Là Má sinh mười con,
Nên mới có Kim Oanh,
Nếu không thì quá uổng,

Nhìn hình-ảnh thân thuộc,
Anh chị em bình-thường,
Chụp hình tay bỏ xuống
Chỉ có Oanh giơ lên,
Được Má bồng mình ên,
Lo nhìn đâu hỡi em,
Trong khi anh chị khác,
Ai cũng nhìn máy hình,

Chắc Oanh cũng thấy được mình,
Khi nhìn những hình ảnh của ngày xưa,
Ngoài việc nhắc lại tuổi thơ,
Còn nói lên được ước mơ của mình,

Ai cũng nhìn máy chụp hình,
Còn con cưng của Má nhìn đi đâu?
Làm gì cũng phải chờ lâu,
Nhưng Kim Oanh muốn bắt đầu từ đây,
Ngay khi rất còn thơ ngây,
Phải có gì đó thật hay cho đời,
Mở một trang blog đúng rồi!

Lê Xuân Cảnh

Cảm đề Tử bài viết Cho Má:

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Dạ Quỳnh Hương



Quý vị thân mến,

Hoa Dạ Quỳnh Hương đang nở. Đàn em vội chụp vài tấm hình. Theo thứ tự các bức ảnh được chụp cách nhau 15 phút. Hương tỏa ra thơm ngát, dù chỉ có hơn 10 bông (gồm nở ở nhiều chổ khác nhau). Rất tiếc là không có bạn hiền nào để cùng vừa thưởng thức hoa, vừa ngắm trăng rằm và lại vừa nhâm nhi trà rượu. Vợ chồng ngồi chơi được khoảng nữa giờ thì vợ cũng chán bỏ vào nhà trước, sau khi chụp cho đàn em vài tấm hình bên cạnh hoa.

Thân mến, 



Hình Ảnh: Vĩnh Chánh

Lá Đổ Và Tình Bay

(Tranh Vẽ: Lê Diễm)

Lang thang trên đường mơ bóng cây
Không gian như rớt dưới gót giầy
Mùa thu đã về anh có biết
Để nắng nhẹ buồn đổ lá bay

Tranh & Thơ: Lê Diễm

Thu Phong Từ (Lý Bạch) - Trời Đã Lại Vào Thu!

 

Thu Phong Từ 

Thu phong thanh
Thu nguyệt minh 
Lạc diệp tụ hoàn tán
 Hàn nha thê phục kinh 
Tương tư, tương kiến tri hà nhật
Thử thì thử dạ nan vi tình 

Lý Bạch
***

Gió thu mát, trăng thu thanh, lá rụng đùa xào xạc, chim lạnh ngủ giật mình
Nhớ nhau không biết ngày nào gặp, đêm dài trăn trở xiết bao tình
Thu ơi!

1/
Mỗi độ chuyển mùa dạ xốn xang
Hồn thơ lãng đãng đỉnh non vàng
Trời trong, mây bạc trôi lờ lững
Rừng biếc, lá xanh rụng ngỡ ngàng
Tội ráng nắng hồng chiều lạc lõng
Thương con cò trắng tối lang thang
Cố nhân biền biệt từ thu ấy
Biết gửi về đâu nghĩa cũ càng! 

2/
Trời đã vào thu rồi đấy em,
Dáng xưa gió gác lạc trăng thềm.
Hồn thơ ngơ ngẩn dòng năm tháng,
Ðâu ngỡ người về trong bóng đêm.

Lần lữa qua ngày nơi đất khách,
Lá rơi hoa rụng những ơ hờ.
Ba chìm bảy nổi một đời lỡ,
Ðau đáu tình thu nỗi đợi chờ.

Vẫn biết một đi là mãi mãi,
Sao còn ngơ ngác ngóng chờ nhau.
Trời dài đất rộng, bao thương nhớ,
Em ạ, bây giờ em ở đâu?


Phạm Khắc Trí


Điệp Khúc Thu Về

 

Thu trắng đường mây nhạn cuối trời
Thu mờ lam nhạt, lá buồn rơi
Thu cùng sương bạc xinh ngàn kiếp
Thu với nắng vàng đẹp vạn đời
Thu đến thơ văn không thể cạn
Thu về nhạc họa khó mà vơi
Thu mang điệp khúc mời thi sĩ
Thu trổi cung đàn quá tuyệt vời!


Duy Anh
First Day of Autumn 2021

Tô Bánh Canh

 

Đầu hẽm 324 Trần Bình Trọng, có một  quán bán bánh canh, nhỏ bé, đơn sơ. Nhưng mỗi buổi sáng, người đến ăn khá đông, tấp nập ồn ào. Không biết quán bánh canh nầy có từ lúc nào. Quán ăn lề đường nên không có tên. Những khách quen của quán, vui vẻ đặt cho quán cái tên là Quán Cô Xinh. Quán chỉ có một cái bàn gỗ đơn sơ, trên đó để một số tô, chén. Bên cạnh là một lò lửa than, trên đó đặt một nồi bánh canh thơm ngát. Quán nép mình núp nắng bên hông vách tường của một cao ốc. Trước quán chỉ có hai cái bàn nhỏ cũ kỹ và năm bảy cái ghế. Nhiều khách hàng khi đến ăn bánh canh, họ mang theo cả ghế ngồi. Điều hành việc buôn bán, chỉ có một mình cô Xinh.

Một hôm, cô Xinh thấy một chú bé khoảng bảy, tám tuổi, ốm o, đứng nhìn cô phục vụ cho khách, với đôi mắt thèm thuồng. Cô hỏi nó:"Em muốn mua bánh canh hả?" Nó trả lời ngay :"Em không có tiền." Nó vẫn đứng đó, mắt hau háu nhìn những tô bánh canh cô bưng ra cho khách. Cô hiểu, cô nói với nó:"Cô cho em một tô bánh canh nhé." Nó lắp bắp :"Em không có tiền." Cô Xinh vui vẻ nói:"Cô cho em, cô không tính tiền đâu."

Khi cô Xinh đưa tô bánh canh cho thằng bé, cô cứ tưởng nó sẽ vui mừng húp vội tô bánh canh mà nó thèm thuồng. Nhưng cô ngạc nhiên thấy thằng bé không ăn, mà cẩn thận bưng tô bánh canh đi vào trong hẽm.  Một lát sau, nó trở lại trả cái tô cho cô và lí nhí cám ơn cô. Cảnh nầy cứ diễn đi, diễn lại nhiều ngày như vậy.

        Một hôm, cô Xinh tò mò hỏi nó:"Em tên gì vậy, hình như em ở trong xóm nầy? Mà sao cô cho em bánh canh mà em không ăn ngay, em lại bưng đi đâu vậy?" Nó chậm rãi trả lời :"Thưa cô, em tên là Tô, mỗi khi cô cho em bánh canh, em đem về ngay cho mẹ em ăn, vì mẹ em đang đói. Thường ngày, em đi ăn xin để nuôi mẹ em, nhưng không hiểu sao mấy hôm nay em chẳng xin được đồng nào, mẹ em đói lắm. Nếu không có tô bánh canh  mà cô cho mỗi ngày, chắc mẹ em chết đói rồi !"

  Khi nghe đứa bé kể hoàn cảnh của mẹ con nó, cô Xinh thấy cay cay nơi mắt, hai hàng nước mắt chảy dài xuống má. Cô bảo nó :" Từ nay, mỗi ngày em ghé lại đây, cô gởi bánh canh cho mẹ em ăn nhé."Thằng Tô cảm động nhìn cô và run run nói:"Thưa cô, lần đầu tiên em gặp một người thương mẹ em như thế !"

Nhờ những tô bánh canh cô Xinh cho, mẹ Tô sống lây lất qua ngày. Mấy năm sau, mẹ Tô qua đời.Năm ấy em mới 10 tuổi.

Khi mẹ Tô mất, lối xóm biết hoàn cảnh của em, nên họ góp tiền giúp em mua hòm cho mẹ.

Sau khi mẹ Tô qua đời, Phường đến hỏi nó giấy chủ quyền nhà. Tô đâu biết giấy chủ quyền là gì, nên nó bảo là không có; họ đuổi nó đi để lấy nhà.

Từ đó, ngày ngày nó đi lang thang ở thành phố để xin ăn, tối về ngủ trong những toa xe lửa cũ kỹ bỏ trống ở ga xe lửa Saigon, gần chợ Bến Thành. Ở đó cũng có nhiều đứa bé vô gia cư, ăn xin như nó, trú ngụ vào ban đêm. Chúng nó sống hoà thuận, không hề đánh nhau hay giành giật đồ của nhau. Chúng nó thương nhau , nương tựa nhau để sống.

Một hôm có một em báo tin:" Ê tụi bây ơi, trưa mai ở Chùa có cho ăn cơm chay miễn phí!" Chúng nó nhao nhao lên:"Chùa nào mà chơi ngon vậy ?" "Chùa Già Lam !"

Trưa hôm sau, chúng nó tụ tập đông đủ ở sân chùa chờ ăn cơm. Chúng nó được những người làm thiện nguyện, dẫn vô ngồibàn  và cho ăn uống no bụng. Ăn xong, chúng nó tự động biến đi trên khắp nẽo đường của thành phố Sàigòn.  Nhưng thằng Tô ở lại, nó giúp rửa chén bát cho chùa. Nó chăm chỉ, cùng với những người làm thiện nguyện ở chùa, rửa hằng lô chén bát. Nó không ngờ, ở một góc nhà ăn, vị thượng tọa trụ trì đang lẵng lặng quan sát thái độ làm việc của thằng bé ăn xin nầy. Trước khi nó định rời khỏi chùa, thầy trụ trì đến bên nó, mỉm cười hỏi nó :"Em ở đâu đến đây, gia cảnh của em ra sao?" Tô lễ phép thưa với thầy : "Thưa thầy, cha mẹ con chết hết rồi, hàng ngày con đi ăn xin, tối về con ngủ trong những  toa xe lửa bỏ trống ở ga Sàigòn. Ngày nào con xin được năm ba đồng, thì mua được ổ bánh mì để ăn, ngày nào không xin được gì, thì nhịn đói!"

Thầy trụ trì hết sức xúc động khi biết được hoàn cảnh đáng thương của đứa bé ăn xin. Thầy vuốt tóc nó và thân mật nói:"Thầy cho con ở lại trong chùa, con sẽ làm việc trong chùa như các chú tiểu khác nhé !"

Từ đó, nó từ giả xóm nhà "toa xe lửa" và ở hẳn trong chùa Già Lam. Thầy thấy nó dễ thương, lanh lợi lại siêng năng, thầy mến nó và cho nó đi học. Ngoài giờ học, nó tưới nước cho những cây cảnh trước sân chùa. Đặc biệt thầy giao cho nó nhiệm vụ Giộng một hồi chuông mỗi ngày, lúc 7 giờ tối. Nó sống hiền hoà nên mọi người trong chùa ai cũng thương mến nó. Nó thông minh, lại siêng năng học hành, nên mấy năm sau nó tốt nghiệp Phổ Thông Cơ Sở.

Thầy vui mừng, khen ngợi nó; thầy khuyên nó nên tiếp tục sự học. Thầy bảo nó cứ thi vào Đại Học, biết đâu ơn trên sẽ phù hộ cho nó. Thầy hứa với nó, nếu con đậu vào Đại Học, thầy sẽ cho con một chiếc xe đạp để đi học.

Ơn trên đã đoái thương đến "hoàn cảnh khó nghèo" của một trẻ mồ côi bất hạnh, nên đã phù hộ cho nó đậu vào trường Đai Học  Y Dược thành phố. Đối với một học sinh nghèo khó, lại không có quyền thế gì như Tô mà đậu  được vào trường Đại Học nầy, quả thật là một việc lạ lùng hiếm có.

Tô vui mừng báo tin thi đâu cho thầy biết, thầy xúc động ôm nó vào lòng và nói với nó :"Thầy mừng cho con. Ngày mai con đi với thầy đến tiệm bán xe đạp, thầy mua cho con một chiếc để con đi học." Khi nhận được chiếc xe đạp mới, Tô quá cảm động, vì đây là lần đầu tiên trong đời, chàng nhận được một món quà giá trị như vậy.

Sau 7 năm cần cù học tập trong điều kiện thiếu thốn, Tô đã tốt nghiệp Bác Sĩ với thứ hạng cao. Tô được bổ nhiệm phục vụ ở Phòng Cấp Cứu của Bệnh Viện Đa Khoa Saìgòn, phía đối diện với chợ Bến Thành. Biết hoàn cảnh của Tô khó khăn, nên bệnh viện cấp cho nó một phòng nhỏ để ở; nhưng nó thích sống ở chùa hơn.

Những ngày làm việc, Tô luôn luôn có măt ở bệnh viện với tinh thần của một lương y. Tô thương mến, hiền hòa với tất cả bệnh nhân. Nó nhớ đến hoàn cảnh của mẹ con nó năm xưa, nên nó tận tình săn sóc cho những bệnh nhân nghèo. Đôi khi nó trả dùm tiền viện phí cho vài bệnh nhân khó khăn.

Một hôm, đang nghỉ trưa, cô y tá trực báo cho Tô biết có một bệnh nhân lớn tuổi mới nhập viện, bệnh tình có vẻ trầm trọng lắm. Bệnh nhân bị sốt cao, lại ho nhiều, thêm tức ngực, khó thở; bà được cho thở oxy và chuyền nước biển ngay. Vì bệnh nhân bị ho nhiều nên Tô vội vã dùng ống nghe để kiểm tra phổi của bệnh nhân, xem có gì bất thường không. Khi Tô áp ống nghe lên ngực bệnh nhân, mắt Tô hoa lên , tim chàng đập mạnh. Tô nhận ra ngay đây là cô Xinh, chủ quán bánh canh năm xưa ở hẽm 324 đường Trần Bình trọng. Một vùng trời dĩ vãng ùa về trong  tâm trí anh: anh nhớ đến con hẽm nghèo nàn của thời thơ ấu, nhớ đến người mẹ đau yếu, nhớ đến  những tô bánh canh tình nghĩa mà cô Xinh đã cho mẹ anh ăn để kéo dài sự sống thêm mấy năm nữa. Giờ đây, ân nhân của mẹ con anh , là bệnh nhân đang nằm trước mặt anh. Với lòng biết ơn vô hạn, Tô bắt tay ngay vào việc định bệnh cho cô Xinh. Cứ hai ngày cô được chụp hình phổi một lần bằng quang tuyến X. Điện tâm đồ được đo mỗi ngày, và liên tục được chuyền nước biển có pha trụ sinh. Cô đã được lấy máu để xét nghiệm v.v. Căn cứ vào hình chụp phổi cho bệnh nhân và một vài thử nghiệm khác, bệnh viện đã xác nhận cô bị sưng phổi, và phổi bên phải của cô có nước ở đáy phổi làm cho cô bị ho nhiều.

Khi đã tìm ra bệnh, thuốc gì tốt nhất, hiệu nghiệm nhất mà Tô được biết, anh đều đem ra dùng để trị bệnh cho bệnh nhân. Vì vậy, sau 10 ngày tích cực điều trị, bệnh nhân không còn sốt nữa, chỉ ho lai rai, nước ở phổi cũng đã biến mất. Sức khỏe của bệnh nhân tốt lên mỗi ngày. Cô đã có thể tự ngồi dậy được, và đi lui, đi tới chầm chậm trong phòng. 

Một buổi chiêu, khi không còn bệnh nhân cấp cứu nào nữa, Tô đến ngồi cạnh cô Xinh. Cô vui vẻ chào Tô:"Chào Bác Sĩ, nhờ Bác Sĩ tận tâm chữa trị, nay tôi thấy khỏe lắm rồi." Tô nhìn thẳng vào bệnh nhân và run run nói:"Bà có nhận ra tôi là ai không ?" Bà Xinh ngơ ngác nhìn Tô rồi trả lời :"Thưa Bác Sĩ, tôi không biết!" Tô cảm động, nắm tay bệnh nhân và nói :"Thưa bà, khi bà mới nhập viện, em đã nhận ra bà là cô Xinh, người bán bánh canh ở hẽm 324 Trần Bình Trọng năm xưa. Thưa bà, em là đứa bé gầy ốm năm nào, mỗi ngày được bà cho mẹ con em một tô bánh canh để sống qua ngày. Nhờ những tô bánh canh của bà cho, mẹ em đã sống thêm được mấy năm nữa."

Bà bệnh nhân sững sốt nhìn chàng và cảm động nói:"Bác Sĩ là thằng bé ốm o năm xưa, sống ở hẽm đường Lý Tự Trọng ư ? Tôi tỉnh hay mê đây!" Nó thân mật cầm tay bà Xinh và nói :"Thưa bà,em chính là thằng Tô bé nhỏ, ốm yếu năm xưa, đã được cô Xinh cho hắn bánh canh mỗi ngày đó!"

Bây giờ bà bệnh nhân đã biết lý do tại sao ông Bác Sĩ nầy lại quá tận tụy chữa bệnh cho bà như vậy. Bà vui vẻ nói với Tô:"Tôi cám ơn Bác Sĩ." Tô nhanh nhẹn trả lời bà :"Em cám ơn bà mới đúng , vì nhờ những tô bánh canh tình nghĩa của bà, em mới có được ngày hôm nay. Thưa bà, khi bà được xuất viện, bà cho em ân huệ được đưa bà về nhà, và em xin tình nguyện sẽ chăm sóc sức khỏe cho bà suốt đời!"

Cầm tay bà Xinh, Tô tâm tình với bà:"Thưa bà, em tin Ông Trời có mắt, mới sắp đặt cho em có cơ hội được gặp lại bà, là ân nhân của mẹ con em!"

San Diego
Tháng 8-2021
Bửu Uyển

Thu Về

  
Ảnh: Kim Phượng

Bài Xướng:

Thu Về


Thu về lãng đãng để người mơ
Nắng nhạt mây bay phố phủ mờ
Lá ngả nghiêng chiều da diết gió
Nhẹ nhàng cúc tỏa gợi hồn thơ

Dovaden2010
***
Bài Họa:

Thu


Thu đợi thu chờ dệt mộng mơ
Thu thương thu nhớ đẫm mi mờ
Nắng thu vàng vọt tương tư mãi
Và cả hồn thu gợi ý thơ

Kim Phượng

***
Giao Mùa

Hồn Thu phơi phới dệt bài thơ
Hạ vẫn nồng say nắng mịt mờ
Mây gió đưa Thơ vào hiện thực
Thu về gọi Hạ tỉnh cơn mơ

ChinhNguyên/H.N.T. Sept.17.21 


Et S'il Revenait Un Jour - Maurice Maeterlinck (1862-1949)- Và Nếu Một Ngày Kia Họ Trở Lại


Et S'il Revenait Un Jour

Et s'il revenait un jour
Que faut-il lui dire ?
- Dites lui qu'on l'attendit
Jusqu'à en mourir !

Et s'il m'interroge encore
Sans me reconnaître ?
- Parlez-lui comme une soeur
Il souffre peut-être

Et s'il demande où vous êtes
Que faut-il lui répondre ?
- Donnez-lui mon anneau d'or
Sans rien lui répondre

Et s'il veut savoir pourquoi
La salle est déserte ?
Montrez-lui la lampe éteinte
Et la porte ouverte...

Et s'il m'interroge alors
Sur la dernière heure ?
- Dites-lui que j'ai souri
De peur qu'il ne pleure...

Maurice Maeterlinck
(1862-1949)
***
Phóng Tác:

Và Nếu Ngày Kia Họ Trở Lại  

Nếu người ta ngày kia trở lại
Chị bảo em phải nói sao đây?
-Hãy nói rằng chị đã chờ đợi
Cho đến khi lìa cõi đời này.!

Nếu người ta tiếp tục thắc mắc
Không nhận ra được dáng người quen?
-Hãy trả lời như một cô em
Không chừng họ đau lòng đôi chút.

Và nếu như họ hỏi chị đâu?
Thì em phải trả lời thế nào?
-Chiếc nhẫn vàng em đưa cho họ
Mà không cần nói lấy nửa câu.

Vậy chứ nếu người ta muốn biết
Căn phòng tại sao bị bỏ hoang?
-Em chỉ họ ngọn đèn lịm tắt,
Và cánh cửa phòng đã mở toang.

Rồi nếu sau đó họ hỏi em
Về khoảnh khắc thời gian sau cuối?
-Em hãy nói chị đã cười duyên
Để họ đừng nhỏ lệ tiếc nuối!

Mùi Quý Bồng

09/22/2021
***
Nếu Một Ngày Kia Chàng Trở Lại

Nếu một ngày kia chàng trở lại
Hầu truyện chàng em phải nói sao?
Bảo chàng trông đợi chàng lâu
Người ta đã chết vì sầu đợi trông

Nếu chàng lại cố công hỏi mãi
Không nhận ra cô gái từng quen?
Tiếp chàng như một cô em
Có khi chàng nặng nỗi niềm thương đau

Nếu chàng hỏi chị đâu vắng bóng
Trả lời sao cho đúng với lòng?
Đưa chàng chiếc nhẫn vàng ròng
Vốn là của chị và không trả lời

Nếu chàng lại rạch ròi muốn biết
Buồng hoang vu biền biệt vì đâu
Chỉ chàng đèn tắt từ lâu
Đồng thời cũng chỉ cửa lầu mở toang

Và rồi nếu mà chàng hỏi tiếp
Giờ cuối cùng lâm biệt lìa đời
Bảo chàng chị đã mỉm cười
Kẻo chàng lã chã lệ rơi vắn dài

LạcThủyÐỗQuýBái
***
Ngày Anh Trở Lại

Một ngày anh trở lại,
em phải nói sao đây?
- Nói rằng chị vẫn đợi
đến cuối cuộc đời này…

Nếu anh hỏi thêm ngay
khi nhìn em không biết?
- Lời em gái tha thiết
anh sẽ bớt khổ đau…

Nếu anh hỏi chị đâu?
làm ngay không suy nghĩ
- Đưa nhẫn cưới của chị
Im chẳng nói câu nào…

Nếu anh hỏi vì sao
bước vào phòng lạnh ngắt?
- Chỉ cho anh đèn tắt
cánh cửa sau mở toang…

Nếu khi ấy anh hỏi
về phút cuối lâm chung?
- Chị mỉm cười vui lòng,
Cho anh nguôi dòng lệ…

Lộc Bắc
Mai17

Et s'il revenait - Juliette Gréco