Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2022

Lời Cảm ơn Sau Cơn Bão Iva


Thơ & Trình Bày: Nguyễn Diệm 

Cõi Riêng

 

Sỏi đá từng qua bước dạn lì
Rách mà trắng sạch mấy ai khi
Ngoài tai gác bỏ điều hơn thiệt
Trong dạ xua tan tiếng bấc chì
Tao nhã bút nghiên hào hứng kết
Rộn ràng xe ngựa chán chê đi
Giữa dòng danh lợi đôi tay trắng
Riêng góc vườn thơ hiếm kẻ bì.

Trần Thế Vĩnh

Một Bờ Cúc Tím

 

Một bờ cúc tím đưa bước ai
Theo thu một chút heo may gầy
Đón tình thu vào manh áo ấm
Hỏi lòng sao chẳng ngất men say.


Lê Mỹ Hoàn

Giấc Mộng Thu

 
(Họa Sĩ Đinh Cường)

Mùa thu vàng lên ngôi
Ánh trăng lấp lánh cười
Bóng Hằng Nga tha thướt
Lung linh giữa đất trời

Gió thu đùa lả lơi
Đong đưa làn mây trôi
Tiếng đàn nghe lưu luyến
Du dương ôi tuyệt vời

Nắng thu còn sương mai
Long lanh quanh lá đài
Hoa cúc vàng rực rỡ
Đắm say tình mắt ai

Chiều thu về nên thơ
Thuyền neo như đang chờ
Trên dòng sông xanh biếc
Khách sang đò hay chưa

Mưa thu buồn bay bay
Tiễn người đi hôm nay
Thời gian nào trở lại
Mắt giăng sầu cay cay

Tình thu giờ ở đâu
Nhung nhớ mộng ban đầu
Lời yêu chưa kịp nói
Giấc mơ tàn mất nhau

Dương Việt-Chỉnh 
22-9-2022

Thảo Nào?

 

Phiên khúc một (#1):

"Môi em ngần ấy dễ thương
Để anh say đắm vấn vương tâm hồn
Chiều nay lòng bỗng bồn chồn
Bởi vì môi ấy lỡ hôn anh rồi

Thôi rồi nếu đã hôn môi
Xin hôn thắm thiết mãi thôi nhớ hoài
Ngất ngây giây phút kéo dài
Thảo nào sao mãi hôn hoài môi yêu.


Đ. K. (Chorus):


Bao giờ môi những đắm say
Liệm hồn ngây ngất say men hương tình
Bây giờ phiên khúc gửi em
Nâng cao điệp khúc say em môi hiền


Phiên khúc hai (#2, repeating):

"Môi em ngần ấy dễ thương
Để anh say đắm vấn vương tâm hồn
Chiều nay lòng bỗng bồn chồn
Bởi vì môi ấy lỡ hôn anh rồi

Em à, nếu lỡ hôn môi
Cho ta lưu luyến mãi thôi nhớ hoài
Nhớ nhung giây phút kéo dài
Thảo nào ta mãi hôn hoài môi yêu.


(Thi Ca Việt Hải LA)

Truyền Thống Văn Hóa Và Con Người Việt Nam


Khái niệm văn hoá là một cái gì hết sức phong phú và phức tạp, từ lời ru của mẹ, bài học của thầy, tiếng rao chè ngoài phố, trò chơi thả diều của em, hình ảnh ngôi chùa làng, lũy tre xanh… tất cả đều thuộc về văn hóa. “Cái thuộc tinh thần như tư tưởng, ngôn ngữ… là văn hóa; thuộc vật chất như cái ăn, cái ở, cái mặc… cũng là văn hóa. Chính văn hoá đã nuôi chúng ta lớn, dạy chúng ta khôn”. Như vậy chúng ta hiểu nó như thế nào, định nghĩa nó ra làm sao?

A- Những vấn đề tổng quát về văn hóa

Trong một bài viết về Văn hóa Văn minh, Lm Stéphano Huỳnh Trụ đã có một định nghĩa rất hay về văn minh:

“Văn minh là tiến bộ thuộc phạm vi vật chất, bao hàm việc phát triển về khía cạnh xã hội, chính trị và kỹ thuật.

. Mục tiêu của văn minh là làm cho sự việc dễ dàng hơn, nhanh hơn, thuận tiện hơn, thực tiễn hơn, an toàn hơn hay lành mạnh hơn. Lưu ý rằng: tính thực tiễn của văn minh trước hết là phục vụ cho nhu cầu thể xác con người.

.Việc khai sinh ra một công trình văn minh, kể từ khi con người có ý định thực hiện một mục tiêu thực tiễn và bắt tay vào làm việc cho tới khi tìm ra một giải pháp được coi như một sản phẩm (factum), nhằm thay thế thiên nhiên và do đó văn minh mang đậm nét nhân tạo (artificial).
. Do tính thống nhất hóa và đơn giản hóa chi phối, văn minh có mặt trái là dễ bị tinh thần tiết kiệm (parsimony) tác động: bất cứ điều gì không tuyệt đối cần thiết đều bị loại bỏ.
.“Mỗi khi con người làm thay đổi thế giới vật chất, ta nói tới văn minh”.

Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, một nhà Văn hóa học VN, đã định nghĩa văn hóa như sau:

“Văn hóa là một hệ thống giá trị mang tính biểu tượng do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”

Trong định nghĩa trên chúng ta thấy nổi lên 4 đặc trưng cơ bản của văn hoá là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử là do sự tích luỹ theo bề dầy của thời gian hình thành nền văn hoá đó. Bốn đặc trưng nầy cho phép chúng ta nhận diện “tính chất văn hoá” ở một đối tượng nghiên cứu và phân biệt nó với những hiện tượng khác không phải là văn hoá đối với đối tượng. Chẳng hạn tính hệ thống để phân biệt với tập hợp giá trị, tính giá trị để phân biệt với phản văn hóa, tính nhân sinh để phân biệt với tính tự nhiên, tính lịch sử là của riêng của 1 dân tộc để phân biệt với tính văn minh có tính quốc tế có thể phổ biến, trao đổi, lan rộng (như máy vi-tính)

Tính hệ thống giúp chúng ta muốn hiểu văn hoá một dân tộc phải định vị nó trong một toạ độ 3 chiều:

1- Thời gian văn hoá: được qui định từ khi một văn hoá hình thành cho đến khi nó tàn rụi. Trên lãnh thổ nước ta đã từng xảy diễn ít nhất 2 khoảng thời gian văn hoá: thời gian văn hoá chăm-pa và thời gian văn hóa tộc Việt được qui định bởi nguồn gốc dân tộc và lịch sử dân tộc VN từ lập quốc cho đến hiện tại.

2- Không gian văn hóa liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ. Nó bao gồm tất cả những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại. Do vậy, không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh thổ.

3- Chiều thứ ba là chủ thể văn hoá hay con người VN với 3 chiều kích: vật chất, tinh thần và tâm linh.

a/ Vật chất: thể chất, ẩm thực, ăn mặc, nhà ở, sức khoẻ…

b/ Tinh thần: suy nghĩ, nhận thức, ngôn ngữ, triết lý nhân sinh, sáng tạo…

c/ Tâm linh: tâm linh là cái gì thuộc thế giới vô hình, trừu tượng, thiêng liêng mà trong đó con người có thể đặt niềm tin, niềm hy vọng để vươn lên hay niềm kinh sợ để răn đe kiềm tỏa. Nó có thể nối kết giữa hai thế giới hữu hình và vô hình để làm an tâm người sống là cuộc sống của mình không đến nỗi bị giới hạn trong cõi hữu hình và trong thời gian ngắn ngủi của cuộc đời trăm năm. Nó có tác dụng nối kết chặt chẽ và bền bỉ một cộng đồng nhân loại cùng dựa trên căn bản của niềm tin ấy. Về phương diện cá nhân, tâm linh đôi khi chỉ là cái đời sống tinh thần nội tại của một con người khi nó được hiển-hiện-hóa bằng sự nội quán. Do đó tâm linh bao gồm những phạm trù sau đây: tín ngưỡng, tôn giáo, thế giới bên kia cái chết (linh hồn, ma quỷ thần thánh, chư thiên), ngoại cảm, ông đồng bà cốt, tâm thức ở bên ngoài cơ thể (xuất hồn), xây cơ cầu tiên, thôi miên, thần thông, đời sống tinh thần, mê tín dị đoan…

B- Những vấn đề Văn hóa Việt Nam

Tiến trình hình thành nền văn hóa Việt Nam
Tiến trình hình thành nền văn hóa VN có thể chia thành 6 giai đoạn:

1- Văn hóa thời tiền sử: Đông Nam Á là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp lớn nhất của nhân loại” (Phan Huy Lê, C.O. Sauer Mỹ).

Những thành tựu nông nghiệp thời đó gồm có:

a- Việc trồng lúa và các loại cây như khoai sọ, bầu bí, trầu cau, dâu (nuôi tầm).

b- Việc thuần dưỡng một số gia súc như trâu, lợn, gà (chính trong tác phẩm nổi tiếng Nguồn gốc các loài, E. Darwin đã khẳng định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều bắt nguồn từ loài gà rừng Đông Nam Á, tên khoa học là Gallus bankiva.

c- Việc làm nhà ở…

d- Việc dùng các cây thuốc để chữa bệnh.

2- Giai đoạn văn hóa Văn Lang Âu Lạc:


Dựa trên các thư tịch cổ và truyền thuyết thì nó có thể khởi đầu từ khoảng giữa thiên niên kỷ III trước công nguyên đến đời Hùng Vương thứ 18, 258 năm TCN.

Sách Lĩnh Nam Chích Quái kể về Truyền thuyết họ Hồng Bàng bắt đầu bằng cháu 4 đời vua THẦN NÔNG (còn gọi là Viêm Đế, vua xứ nóng) tên LỘC TỤC, con một nàng tiên ở núi Ngũ Lĩnh là bà Vụ Tiên và Đế Minh. Lộc Tục lên làm vua vào khoảng năm 2879 TCN, lấy hiệu là KINH DƯƠNG VƯƠNG, đặt tên nước là Xích Quỷ (thần phương Nam). Bờ cõi nước Xích Quỷ phía Bắc giáp hồ Động Đình (phía Nam sông Dương Tử), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải.

Kinh Dương Vương lấy con gái vua Động Đình là LONG NỮ (giống Rồng) sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là LẠC LONG QUÂN.

Lạc Long Quân lấy ÂU CƠ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành 100 con trai. Một nửa theo cha xuống biển, nửa kia theo mẹ lên rừng. Đến vùng Phong Châu (vùng Việt Trì, Vĩnh Phú ngày nay) cùng tôn con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là vua Hùng.

– Lạc Long Quân thuộc giống rồng, Âu Cơ thuộc giống tiên; nên người Việt thường tự nhận là con cháu của Tiên Rồng.

Bờ cõi nước Văn Lang của vua Hùng là không gian cư trú của người Nam Á - Bách Việt, cũng như người Lạc Việt là một bộ phận của khối cư dân Nam-Á - Bách Việt đó.

Về mặt thời gian thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên ứng với giai đoạn đầu thời đại Đồ Đồng.

Thành tựu văn hóa chủ yếu của giai đoạn Văn Lang - Âu Lạc chính là nghề luyện kim đồng. Vai trò của vùng văn hóa Nam Á đối với khu vực cũng hết sức to lớn: đồ Đồng Đông Sơn và ảnh hưởng của nó đã tìm thấy khắp nơi: từ Nam Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan đến toàn bộ vùng Đông Nam Á Hải đảo.

Một thành tựu văn hóa đáng kể trong giai đoạn nầy là một loại chữ viết Khoa-đẩu đã được khám phá:

a/ trên những phiến đá ở thung lũng Sapa,
b/ trên binh khí đồng Thanh Hoá,
c/ trên lưỡi cầy Đông Sơn,
d/ trên trống đồng Lũng Cú ở Hà Tuyên,
e/ trong những văn bản cổ ở vùng Mường Thanh Hoá.

Sử sách Trung Hoa cũng có ghi chép những thứ chữ “Khoa đẩu” (hình con nòng nọc bơi) của người phương Nam cho ta nghĩ tới giả thuyết về sự tồn tại của một nền văn tự phương Nam “trước Hán và khác Hán”.

Sĩ Nhiếp, một thái thú Tàu, sang cai trị nước ta từ năm 187 đến năm 226 (tương ứng cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc) đã ra lịnh dùng chữ Hán trong các giấy tờ chính thức và nghiêm cấm sử dụng chữ tượng âm của người Việt cổ thời đó. Sau 1000 năm đô hộ Tàu, loại chữ phương Nam đó bị biến mất.

3- Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc:

Khởi đầu từ trước công nguyên và kéo dài cho đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước. Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa nầy là:

a/ Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực đối với nguy cơ xâm lăng từ phương Bắc.

Khởi đầu từ trước công nguyên đã được nuôi dưỡng và bộc lộ mạnh mẽ qua các cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu thị Trinh (246), Lý Bôn với sự hình thành nước Vạn Xuân (544-548), Triệu Quang Phục (548-571), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (791), cha con họ Khúc (906-923), Dương Diên Nghệ (931-937) và đạt đến đỉnh cao ở cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Ngô Quyền (938).

b/ Đặc điểm thứ hai của giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc là sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc. Sự suy tàn nầy bắt nguồn từ hai nguyên nhân:
. Sự suy thoái tự nhiên có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao.
. Sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hoá thâm độc.

c/ Đặc điểm thứ ba: là giai đoạn văn hóa nầy mở đầu cho quá trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực.

Điều thú vị nhất ở đây là, tuy tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với Trung Hoa, nhưng trong giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc nầy, VN đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa rất ít. Nho giáo hầu như chưa thâm nhập được vào xã hội VN. Trong khi đó thì VN chủ yếu lại tiếp nhận văn hóa Phật giáo đến trực tiếp từ Ấn Độ, lý do rất đơn giản là văn hóa Phật giáo đến bằng con đường hoà bình còn văn hóa Trung Hoa thì đến theo vó ngựa xâm lăng. Lý do thứ hai là văn hóa Phật giáo cao hơn văn hóa Trung Hoa gấp bội phần. Bằng chứng là Mâu Bác, một trí thức Trung Hoa, đã đưa mẹ đến nước ta sống tỵ nạn giặc giã ở phương Bắc, ông học hỏi đạo Phật và viết lên cuốn Lý Hoặc Luận năm 198, là một cuốn khảo luận, lý giải về những điều nghi ngờ về đạo Phật và so sánh với đạo Nho và đạo Lão, ông thấy Đạo Phật như trời cao núi rộng còn Nho Lão như hang suối, gò đống (điều 25 Lý Hoặc Luận). Đây là cuốn sách đầu tiên viết bằng chữ Hán về đạo Phật tại Giao Châu, hiện vẫn còn lưu giữ. Điều đó chứng tỏ Giao Châu đã là một trung tâm đạo Phật rất phồn thịnh.

4- Giai đoạn văn hóa Đại Việt:

Sau ba triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê, văn hóa VN đã khôi phục và thăng hoa mạnh mẽ. Giai đoạn văn hóa Đại Việt trở thành đỉnh cao thứ hai trong lịch sử văn hóa VN. Trong đó thời đại Lý Trần đã chứng kiến thời kỳ hưng thịnh nhất của Phật giáo VN. Với tinh thần tổng hợp bao dung, nó đã mỡ rộng cửa cho việc tiếp thu cả Nho giáo và Đạo giáo.

Tinh thần “Tam giáo đồng quy” đã mở cửa cho Khổng giáo và Đạo giáo vào nước ta với tất cả hệ quả tốt cũng như xấu cho văn hóa và xã hội VN mà chúng ta sẽ đề cập đến sau.

Năm 1070, Nhà Lý đã cho xây dựng văn miếu thờ Khổng Tử và năm 1076 lập trường Quốc Tử Giám để đào tạo trí thức Nho học

Phải chờ đến thời Lê, Nho giáo mới đạt đến độ thịnh vượng nhất và nắm trong tay toàn bộ guồng máy xã hội. Xu hướng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa trở thành chủ đạo. Nho giáo đã trở thành quốc giáo.

Một trong những sản phẩm của cuộc giao lưu văn hóa nầy là sự ra đời của chữ Nôm và chữ Hán-Việt.

5- Giai đoạn văn hóa Đại Nam: bắt đầu từ thời các chúa Nguyễn và kéo dài đến hết thời Pháp thuộc. Giai đoạn văn hóa Đại Nam có các đặc điểm:

a/ Lần đầu tiên đất nước ta có được sự thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Cao Lạng đến Minh Hải.
b/ Nho giáo lại được phát triển thành quốc giáo nhưng nó ngày một suy tàn.
c/ Khởi đầu thời kỳ thâm nhập của văn hóa Tây phương và cùng với nó là Thiên Chúa giáo, cũng là khởi đầu thời kỳ văn hóa VN hội nhập vào văn hoá nhân loại.
d/ Sự giao lưu văn hóa với phương tây đã đem đến một sản phẩm mới là chữ Quốc ngữ.

6- Giai đoạn văn hóa hiện đại: từ những năm 30-40 (của thế kỷ 20) trở lại đây, văn hóa VN đã bước sang một giai đoạn mới. Mấy chục năm tồn tại của giai đoạn văn hóa hiện đại chưa đủ để cho phép tổng kết đầy đủ những đặc điểm của nó: đây là giai đoạn văn hóa đang định hình; tuy nhiên ta cũng có thể phác thảo một vài đặc điểm của văn hóa nầy:

a/ Óc phân tích, khoa học thâm nhập từ cuối giai đoạn Đại Nam cùng với các tư tưởng của triết học duy vật biện chứng Maxisme.
b/ Ý thức về cá nhân con người được nâng cao bổ sung cho ý thức cộng đồng truyền thống.
c/ Đô thị ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, sự đô thị hoá diễn ra ngày một nhanh hơn, cùng với nó là sự lớn mạnh của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhu cầu về một cuộc sống văn minh, tiện nghi.

Triết lý nhân sinh người Việt Nam

Mỗi nhà nghiên cứu có cái nhìn khác biệt về triết lý nhân sinh của người Việt Nam.

a) Cụ trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà hiền triết có tài tiên tri lỗi lạc đã chỉ dạy một câu ngắn gọn: “khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”. Vậy thì biết cái chi?

- Biết người, biết ta
- Biết đúng, biết sai
- Biết thiện, biết ác
- Biết đẹp, biết xấu
- Biết thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Lý Tam Tài (thiên, địa, nhân) là triết lý hành động của Nho gia và Đạo gia, sao cho việc làm của mình đạt được sự thành công mỹ mãn: trên thuận lòng trời, dưới hợp với thiên nhiên, giữa hài hòa với đồng loại.

b) Người VN sinh trưởng trong 3 triết lý căn bản của đạo Phật: nghiệp quả, nhân duyên, ý chí con người. Ba thuyết nầy đã ảnh hưởng sâu đậm trên tiềm thức và sinh thức hành động của người Việt Nam.

*– Chữ nghiệp của nhà Phật đã đi vào ngôn ngữ và văn chương VN một cách tự nhiên: tội nghiệp, nghề nghiệp, sự nghiệp, sanh nghề tử nghiệp, nghiệp dư…

Đã mang lấy nghiệp vào thân,
cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa

Thiện căn vốn tại lòng ta,
chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. (Nguyễn Du)

Công phu chuông mõ mỏi mòn,
Y phai màu bạc, nghiệp còn vấn vương. (Ca dao)

Mỗi người một nghiệp khác nhau,
hồn xiêu, phách lạc biết đâu bây giờ. (Nguyễn Du)

*– Thuyết nhân duyên: nhân duyên là những điều kiện hỗ trợ hay khắc chế về không gian, thời gian, phương tiện… để cho một sự việc, một hiện tượng xảy ra hoặc không xảy ra. Cũng có thể là những điều kiện vật chất hay tinh thần. Nước ta đã 3 lần đánh thắng giặc Nguyên, một đội quân đã chinh phục cả nước Tàu (Hán tộc) và một nửa Âu châu. Đó là nhờ sức mạnh tinh thần của dân tộc, dưới ảnh hưởng tinh thần nhập thế cứu nước an dân của Phật giáo. Nhân-duyên-quả là triết lý căn bản của đạo Phật. Yếu tố nhân duyên hoàn cảnh được thể hiện trong ca dao tục ngữ VN như sau:

– Ở bầu tròn, ở ống thì dài.
– Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc.
– Cái khó nó bó cái khôn,
– Cái khó mới ló cái khôn.

*– Yếu tố ý chí: đây là yếu tố quyết định cho sự thành cộng của bất cứ một công trình lớn hay nhỏ nào. Nếu không có nó sẽ không có các anh hùng dân tộc ra cứu nước như hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… sẽ không có chư vị Bồ Tát hay Phật ra đời. Dưới đời Trần, các quan đại thần, các hoàng tử và công chúa đều qui y theo hạnh nguyện Bồ Tát. Phật giáo đã rèn luyện cho dân tộc VN tinh thần nhập thế hành động cứu đời.

Trong dân gian, ý chí được diễn tả bằng những câu ca dao tục ngữ sau đây:

– Nhân định thắng thiên,
– Tận nhân lực tri thiên mạng,
– Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

c) Cụ Đào Duy Anh đã viết trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương: “cái nhân sinh quan lưu ấm là một đặc tính rất cảm động của văn hóa ta” (lưu là lưu truyền, ấm là ân trạch phúc đức). Ý niệm phúc đức đều có trong Nho giáo và Phật giáo đã ảnh hưởng sâu đậm trong tâm thức Việt. Đối với đạo Nho, Đức chính là tu nhân tích đức, nó bao gồm lòng hiếu đễ: có lòng kính yêu cha mẹ thì mới biết thương yêu người ngoài; lòng trung với nước; lòng nghĩa cử là thấy việc gì đáng làm thì làm, không mưu cầu lợi ích cho mình, mà cũng không cần biết hậu quả ra sao; Lễ cũng nằm trong nhân đức “người không có đức nhân thì lễ để làm gì”, thiếu nhân thì lễ chỉ là hình thức giả dối. Nhân còn bao gồm nhiều Đức khác như: Trực (ngay thẳng không giả dối), Kính (nghiêm trang, cẩn trọng trong công việc, thận trọng lời nói và mau mắn làm việc (nột ư ngôn, mẫu ư hành)

Ý niệm Phúc trong Phật giáo vừa có tính cách tích cực trong hành động, để đem lại an vui hạnh phúc trong đời sống hiện tại, vừa có tính cách tiêu cực là những quả phúc thụ hưởng được do những hành động thiện xảy đến cho những kiếp sau.

Mặc dù bị nô lệ Trung Hoa cả ngàn năm, Nho giáo chỉ ảnh hưởng đến tầng lớp trí thức nho sĩ, còn đại đa số quần chúng nhân dân thấm nhuần tư tưởng của Phật giáo nhiều hơn, do đó trong ca dao có rất nhiều câu phản ảnh ý nghĩa chữ phúc của nhà Phật:

– Con hơn cha là nhà có phúc
– Anh thuận em hòa là nhà có phúc
– Có phúc làm quan, có gan làm giàu
– Phúc chủ, lộc thầy
– Dầu xây chín bậc phù đồ,
không bằng làm phúc cứu cho một người.
– Khen cho lớp trước khéo tu,
Ngày nay con cháu võng dù nghinh ngang.
– Ở hiền gặp lành, những người nhân đức, trời dành phúc cho.
– Phước gì bằng phước mẹ còn,
Họa gì sánh họa tuổi non mất người…

d) Nhà văn hóa học Trần Ngọc Thêm nghĩ rằng người VN nhận thức về vũ trụ và nhân sinh qua triết lý âm dương, Âm Dương là 2 nguyên lý đối kháng nhưng bổ túc nhau và muôn đời vẫn thế.

Triết lý Âm Dương được phát biểu dưới 2 qui luật chính yếu:

1/ Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm.

2/ Âm và Dương luôn luôn gắn bó mật thiết, vận động và chuyển hoá cho nhau: Âm cực sinh Dương, Dương cực sinh Âm.

Ông đã dùng phương pháp ngôn ngữ học để chứng minh nguồn gốc của triết lý Âm Dương xuất phát từ các dân tộc phương Nam, rồi sau đó Trung Hoa đã tiếp thâu, hệ thống hóa và hoàn thiện để phát huy ảnh hưởng trở lại ra cả vùng Đông Á.

Triết lý Âm Dương chi phối toàn bộ đời sống con người: từ cái ăn cái ở, cho tới cách ngừa bịnh, chữa bịnh, chẩn đoán bịnh đều theo nguyên lý Âm Dương.

Nhờ nắm vững qui luật “trong âm có dương và trong dương có âm nên người VN yêu chuộng sự hài hoà:

*- Ông tìm thấy trong kho tàng tục ngữ, ca dao VN những nhận thức dân gian phù hợp với âm dương như:

– Trong rủi có cái may, trong dở có cái hay, trong họa có phúc.
– Người có lúc vinh lúc nhục, nước có lúc đục, lúc trong v.v….

*- Trong ngôn ngữ VN, mọi sự mọi vật đều được thể hiện theo cặp đôi:

– Tổ quốc là “đất-nước”, “non-sông”
– Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ. (cha ở đây là Đức Trần Hưng Đạo, mẹ ở đây là bà Liễu Hạnh)

*- Thuỷ tổ của người Hán là một ông Bàn Cổ, còn Thuỷ tổ của người Việt là cặp Rồng Tiên: Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Thần mai mối ở Trung Hoa chỉ là một ông Tơ Hồng thì vào VN trở thành ông Tơ và bà Nguyệt.

Nhờ nắm vững qui luật âm dương chuyển hoá người Việt có triết lý sống quân bình

*- Trong kho tàng văn hóa dân gian VN, ông thu thập được 92 câu tục ngữ phản ảnh qui luật âm dương chuyển hoá:

– Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
– Hết cơn bĩ cực đến hồi thới lai.
– Sướng lắm khổ nhiều.
– Càng cao danh vọng, càng dày gian nan.

*- Việc ứng xử với đời sống cũng vừa phải:

– Ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê.
– Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng, nửa lo.

Ngay cả ước vọng cũng không tham lam: cầu, sung, dừa, đủ, xoài (ngũ quả trên bàn thờ).

*- Biểu tượng âm dương truyền thống khá bền vững của người VN là cặp hình vuông tròn.

Ý niệm vuông tròn với ý nghĩa hài hoà, quân bình, hoàn hảo được thể hiện qua hôn nhân “cuộc vuông tròn”, qua “bánh chưng, bánh dày”, qua ước vọng “mẹ tròn, con vuông”.

e) Sự tổng hợp tam giáo Nho, Phật, Lão là triết lý nhân sinh người Việt Nam

Tinh thần tam giáo đồng nguyên của VN phát xuất từ thực tiễn cuộc sống; từ nhu cầu đấu tranh với thiên nhiên để tránh thiên tai bão lụt, bịnh hoạn dịch tễ, chiến tranh ngọai xâm khốc liệt, người VN phải nhờ tới tinh thần BI, TRÍ, DŨNG của đạo Phật, nhờ đến Lục độ Ba La Mật trong đó có đức tính nhẫn nhục chịu đựng để chờ đợi sự xuất hiện của một vị anh hùng Bồ Tát như thánh Tản (Sơn Tinh) để chống lại thần lũ, sự xuất hiện của thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) để chống lại giặc Ân xâm lăng hay của thánh Trần (Trần Hưng Đạo) để chống lại giặc Nguyên Mông.

Cùng với đức tin nơi thần thánh của các tín ngưỡng bản địa, Phật giáo đã tạo cho người VN một đức tin nơi sức mạnh nội tại của chính mình. Đức tin nầy không có trong đạo Khổng, đã không thỏa mãn lòng kỳ vọng ở người VN. Chữ Tín của Khổng Tử chỉ là sự tin cậy giữa người với người, giữa bề tôi với vua chúa hay ngược lại. Ông không quan tâm đến cái chết của con người, đến phần tâm linh siêu hình sau cái chết. Phật giáo đã giải quyết được phần nào nỗi khổ của người VN và giải thích cho họ ý nghĩa của cái chết, sau cái chết con người đi về đâu để làm êm dịu nỗi lo sợ của họ. Còn ai khổ hơn người VN, còn ai chứng kiến cảnh chết chóc hơn người VN với những đợt xâm lăng của những liệt cường thế giới, những chiến tranh giữa người Việt với người Việt mà con số tử vong lên đến hàng triệu người.

Khổng Tử đã có công giúp cho giới thống trị thiết lập một trật tự xã hội, có trên có dưới, để dễ dàng cai trị; có công xây dựng một nền luân lý nhân bản dựa trên Tam Cang Ngũ Thường cho các nước Đông Á, có công đưa ra kiểu mẫu một hệ thống thi cử để tuyển chọn người tài giỏi ra giúp nước, cai trị dân, khiến cho giai cấp bình dân, trung lưu được thăng tiến. Điều nầy giúp làm giảm sự bất công trong xã hội.

Đạo Lão hay Đạo Giáo xâm nhập VN từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2 dưới hai hình thức Đạo Giáo Phù thủy và Đạo giáo Thần tiên để thỏa mãn nhu cầu tâm linh người VN muốn trừ ma ếm quỷ, tiếp xúc với cõi âm hoặc tiên thánh hoặc tu luyện để cầu trường sanh bất tử. Đạo giáo phù thủy phát triển mạnh vì có sẵn cơ sở tín ngưỡng của dân bản địa thờ Thần, thờ Mẫu. Chử Đồng Tử, người Phật tử đầu tiên của dân Việt được nhà sư Phật Quang ban cho gậy thần và nón thiêng đã được dân tôn làm ông tổ của Đạo Giáo VN (gọi là Chử Đạo Tổ) có lẽ vì đã dùng thần thông và pháp thuật để cứu giúp dân trong cơn khốn khổ hoạn nạn. Đạo giáo thần tiên không phát triển, nhưng tư tưởng vô vi, xuất thế được hầu hết các trí thức nho sĩ áp dụng khi không gặp thời, hoặc thất sủng (như Nguyễn Công Trứ bị cách chức làm lính thú, về quê cưỡi trâu, rung đùi ngâm thơ), như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến… từ quan về quê làm thơ dạy học.

Đây là điểm tiêu cực của Tam giáo Đồng Nguyên, khi Nho giáo được hưng thịnh các Nho sĩ bị trói chặt trong ý thức “trung với vua: trung thần bất sự nhị quân”. Do đó khi vua hư xấu mà can gián không được, thì chỉ có nước từ quan về vườn mà thôi. Lúc đó tự xem mình là đệ tử của Lão tử một cách thoải mái, không hối hận mà không dám đi đến tận cùng tư tưởng của mình; do đó nho sĩ trở thành ba phải và hèn nhát. Ít ai giống như ông Cao Bá Quát, dám nổi loạn chống lại triều đình nhà Nguyễn. Cuối cùng ông bị xử tử chém đầu và tru di tam tộc. Âu cũng là một kẻ sĩ can đảm dám thực hiện ý nguyện của mình.

Hình như người VN nhứt là thành phần trí thức, trong suốt cuộc sống, lúc nào cũng lấy Tam Giáo làm điểm tựa cho những hành động ứng xử của mình, nhứt là bị đè nặng bởi những nguyên tắc của Đạo Nho và sau đó lấy qui chiếu tam giáo để biện minh cho những hành động ấy.

Trong suốt lịch sử hơn 2 ngàn năm, dân tộc VN vẫn tìm cách dung nạp và tổng hợp ba Tôn Giáo ấy cho đến lần tổng hợp sau cùng là ở Đức Huỳnh Phú Sổ với Đạo Hòa Hảo, với đảng VN Dân chủ Xã hội mà tôi cho là tuyệt diệu và hoàn hảo. Đem đạo vào đời, đem đời vào đạo. Người Phật tử Hòa Hảo không cần xuất gia mà vẫn hoàn thiện trách nhiệm đối với tổ quốc, dân tộc (theo đạo Khổng) và vẫn có thể đi đến tận cùng con đường tu tập để giải thoát tâm linh (theo đạo Phật) hoặc vẫn có thể trở gót non bồng đi theo Lão tử sau khi đã hoàn thành trách nhiệm với đời:

Trả nợ thế, nghĩa ân trọn vẹn,
Cảnh non bồng, kỳ hẹn ngày xưa. (Sấm giảng)

Thật là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa triết lý miên viễn và thực tại nhân sinh.

Đức Huỳnh Giáo Chủ đưa ra những chủ trương rất rõ rệt cho tín đồ:

1- Học Phật: Giáo lý căn bản của PG Hòa Hảo là giáo lý của Đức Phật phải được học tập kỹ càng.
2- Tu Nhân: là thực hiện đền đáp Tứ Ân trong tinh thần Lục Hòa:

– Ân Tổ tiên Cha Mẹ,
– Ân Đất Nước,
– Ân Tam Bảo,
– Ân Đồng bào Nhân loại.

3- Cải cách Phật Giáo: phế bỏ thành phần Tăng lữ vì ở thời hạ ngươn nầy không tìm đâu cho ra những vị Tăng xứng đáng với ý nghĩa Tăng Bảo. Mỗi Phật tử Hoà Hảo phải “tự lực, tự cường”, tự thắp đuốc mà đi dựa trên Giáo lý Phật đã để lại: không xây chùa, chỉ xây “độc giảng đường”.

4- Cải thiện việc thờ cúng:
Không có thầy cúng, thầy tế, thầy bói, thầy phù thủy (loại bỏ mê tín dị đoan).
Không thờ tượng Phật, mà chỉ có một tấm vải màu nâu dà để tượng trưng cho sự hòa hợp nhân loại (để phá bỏ hình tướng, Phật tại tâm chớ không ở bên ngoài).
Cúng Phật chỉ cúng: nước lạnh, bông hoa, nhang khói. Cúng ông bà thì cúng “món chi cũng đặng”.

5– Phải thực hiện cuộc cách mạng dân tộc (tự do), cuộc cách mạng chính trị (dân chủ), cuộc cách mạng kinh tế (xã hội) để đền ơn tổ tiên, cha mẹ, đất nước, đồng bào.


Đức Huỳnh Giáo Chủ đúng là một nhà cách mạng, một đạo sư chứng đắc, một triết gia đã tổng hợp và Việt Nam hóa Nho, Phật, Lão. Phật Giáo Hòa Hảo là Phật Giáo của Việt Nam chớ không phải Phật Giáo ở Việt Nam.

Nhận ra triết lý nhân sinh của dân tộc, chúng ta thật an tâm, vững lòng tin: dân tộc ta có CÁI HỒN, có VĂN HOÁ xây dựng hơn bao ngàn năm, biết bao gian nan đau khổ, biết bao mồ hôi, máu và nước mắt. Cháu con giờ đây phải gìn giữ lấy, ân cần, bảo trọng, nuôi dưỡng, đừng để mất.

Truyền thống người Việt Nam

Truyền thống là những giá trị tinh thần mà đa số người trong một cộng đồng dân tộc chấp nhận và gìn giữ, là những phong tục tập quán lâu đời còn được áp dụng, là những kinh nghiệm sinh tồn của dân tộc tích tụ theo dòng lịch sử để tồn tại và phát triển, là những kinh nghiệm ứng xử giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người cùng tiếng nói và huyết thống. Giá trị là cái con người muốn hướng tới, muốn đạt được và muốn gìn giữ.

1/ Truyền thống gia đình Việt Nam

a- Lòng hiếu thảo muôn đời được truyền tụng.
b- Tôn ti trật tự trong gia đình và tinh thần kính trên nhường dưới.
c- Tinh thần đùm bọc và tương trợ trong gia đình.
d- Quí trọng tình nghĩa, lễ giáo.
e- Tục thờ cúng ông bà tổ tiên, làm chay, làm giỗ.
Lòng hiếu thảo muôn đời được truyền tụng:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

“Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.

Tôn ti trật tự trong gia đình và tinh thần kính trên nhường dưới:

So sánh ngôn ngữ VN và ngôn ngữ các nước khác, chúng ta thấy vai vế trong gia đình người VN được qui định rõ ràng chính xác, không lẫn lộn giữa anh, chị, em, chú, bác, cô, dì, cậu mợ, dượng… Mỗi người đều biết chỗ đứng của mình trong gia đình bên nội cũng như bên ngoại.
Tinh thần đùm bọc, tương trợ trong gia đình được diễn tả bằng những câu ca dao:

Chị ngã thì em nâng.
Quyền huynh thế phụ.
Sẩy cha còn chú, Sẩy mẹ bú dì.

Quí trọng tình nghĩa, lễ giáo:

Điều nầy được xác nhận bởi nhiều học giả trong những tác phẩm nghiên cứu của họ:

Đào Duy Anh trong “Việt Nam văn hoá sử cương”.
Trương Chính trong “ Về giá trị văn hóa tinh thần VN”.
Quang Đạm trong “Thử miêu tả bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa VN” (tạp chí Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, 4/1986).
Trần Độ trong “Về bản sắc dân tộc của văn hoá VN”.
Không có dân tộc nào tôn trọng việc thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên như dân tộc VN, hơn cả người Tàu là một dân tộc có nhiều điểm chung trong nền văn hoá Á Châu.

Kiến trúc nhà xưa ở VN thì có 3 gian, 2 chái: gian giữa dành trọn vẹn cho bàn thờ Ông Bà Tổ Tiên một cách uy nghiêm hãnh diện. Ra nước ngoài, những người còn giữ phong tục VN thì trong phòng khách thế nào cũng có một khoảng trang trọng dành cho bàn thờ Ông Bà. Phong tục thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên người VN đã thu phục Thiên Chúa giáo Rô-ma đã phải thay đổi quan điểm thờ phượng của mình, Công đồng Vatican II đã cho phép những người theo đạo Chúa được thờ cúng Ông Bà, làm chay làm giỗ để được người VN chấp nhận mới có thể truyền đạo được.

2/ Truyền thống yêu nước thương dân


Nước ta vì có một vị thế địa lý chính trị quan trọng ở Châu Á, ở ngã tư đường từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, nên lúc nào cũng bị các cường quốc thế giới nhòm ngó. Hơn nữa nước ta lại nằm gần cạnh một đất nước khổng lồ, mỗi lần được hưng thịnh là nổi cơn hiếu chiến, thèm muốn thôn tính các nước lân cận.

Lịch sử VN là một lịch sử triền miên chiến tranh, hết chống ngoại xâm, rồi đến nội chiến.

Một ngàn năm Bắc thuộc là một ngàn năm tranh đấu giành độc lập:

– Hai bà Trưng (40-43) khởi nghĩa chống nhà Hán.
– Bà Triệu khởi nghĩa chống nhà Đông Ngô (248).
– Lý Nam Đế khởi nghĩa chống nhà Lương (541).
– Mai Đắc Đế (722), Bố Cái Đại Vương (791) chống nhà Đường.
– Ngô Quyền (939-944) khởi nghĩa chống nhà Tấn.
– Nhà Trần (1225-1400): ba lần chiến thắng quân Nguyên, là một đạo quân hùng mạnh đã từng làm cỏ tận trời Âu.
– Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (1418-1428) chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh. Mở đầu cho một độc lập lâu dài.
– Nguyễn Huệ đã đánh tan quân Thanh trong vòng 6 ngày.

Trong một trăm năm Pháp thuộc đã có hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ:

– Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực (1861).
– Đề Thám khởi nghĩa ở Yên Thế (1884)/
– Phan Đình Phùng và Cao Thắng với khởi nghĩa Hương Khê (1892).
– Phan Chu Trinh và Duy Tân Hội (1904).
– Lương văn Can, Đào nguyên Phổ với Đông Kinh Nghĩa Thục (1907).
– Phan Bội Châu và VN Quang Phục Hội (1912).
– Phạm Hồng Thái và Tân Việt Thanh niên Đoàn (Tâm Tâm Xã) (1923).
– Nguyễn Ái Quốc với Hội VN Cách mạng Thanh niên, sau đổi tên là Tân Việt Cách mệnh Đảng (1925).
– Nguyễn Thái Học với VN Quốc Dân đảng (1927) khởi nghĩa ở Yên Bái (1930).
– Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930).
– Mặt trận Việt Minh (VN Độc Lập Đồng Minh 1941).

Đây là chưa kể những cuộc khởi nghĩa tự phát khác. Tất cả những cuộc khởi nghĩa đều xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, ý thức đặc tính khác biệt của dân tộc đối với quân xâm lăng, để bảo tồn sự toàn vẹn của lãnh thổ và bảo vệ nòi giống khỏi sự áp bức, bóc lột của ngoại nhân.

Chúng ta hãy nghe lời khẳng khái bất hủ của Bà Triệu mà lịch sử còn ghi lại: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở Biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu, cong lưng làm tì thiếp cho người ta…” (Việt Sử Tân Biên – Phạm văn Sơn).

3- Truyền thống Anh hùng Bất khuất

Không có triều đại hùng mạnh nào của nước Tàu mà không xâm lăng VN và không có cuộc xâm lăng nào mà không bị VN cuối cùng đánh bại.

Chúng ta hãy nghe Lý Thường Kiệt phán:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời”

Trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” Nguyễn Trãi đã viết:

“Xét như nước Đại Việt ta,
Thật là một nước văn hiến
Cõi bờ sông núi đã riêng,
Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Hãy nghe bài hịch đánh quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ:

“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để răng đen
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho nó sở tri Nam Quốc anh hùng duy hữu chủ”

4- Tinh thần hy sinh vì Đại nghĩa Chánh nghĩa

Người VN thường “trọng nghĩa khinh tài”. Vì thấm nhuần đạo đức Khổng Học nên dân ta xem “nhân, nghĩa” làm trọng, lấy “nhân nghĩa” làm thước để đo giá trị con người. Lấy chính nghĩa và đại nghĩa làm tiêu chuẩn để đánh giá hành động.

“Đem Đại Nghĩa thắng hung tàn
Lấy Chí Nhân thay cường bạo” (Nguyễn Trãi)

Nghĩa là điều nên làm và phải làm vì nó có lợi ích chung làm tiêu chuẩn và có lý trí soi đường. Đại nghĩa là dám hy sinh cá nhân, cuộc đời cho đất nước dân tộc.

Đây là một lý tưởng nhân sinh cao cả lấy tình thương và bổn phận đặt lên trên mọi tình cảm cá nhân tầm thường hay mọi tính toán lợi lạc ích kỷ. Đó là bổn phận phải làm của người dân đối với đất nước, của con cháu đối với cha ông, của thế hệ đương thời đối với thế hệ mai sau, của con người đối với con người.

5/ Truyền thống Hiếu học Hiếu danh

Học vấn là con đường tiến thân dân chủ ở nước ta từ thời quân chủ xa xưa. Nhà dù có nghèo, nhưng hễ thi đậu ra làm quan thì sẽ được võng lọng, chiêng trống đón rước về làng, vinh quy bái tổ một cách trang trọng làm vinh dự cho bản thân, hãnh diện cho ông bà cha mẹ và cho cả dòng họ. Đôi khi vua cho cả “võng chàng đi trước, võng nàng theo sau”.

Có lẽ đó là một lý do tạo nên truyền thống hiếu học của người VN.

Nhưng ở đây ta đặt câu hỏi hiếu học hay háo danh?

Tra cứu văn học sử và lịch sử của nước ta, trong số 55 Trạng nguyên, Tiến sĩ từ vị đầu tiên ở thời Lý (Lê văn Thịnh) cho đến vị cuối cùng thời nhà hậu Lê (Trịnh Tuệ), ta thấy không có mấy vị để lại cho hậu thế những sự nghiệp văn học, nghệ thuật hay kỹ thuật có thể làm hãnh diện cho nền học thuật nước nhà. Đa số chỉ cốt ăn học để thi đỗ làm quan, để vinh thân phì gia.

Chỉ có một số ít, có thể đếm trên đầu ngón tay là học vì sự hiểu biết chứ không phải vì bằng cấp hay chức vị. Tuy vậy những vị nầy đã để lại những công trình vĩ đại cho hậu thế như:

– Tuệ Tĩnh (1330-?) (hay Nguyễn Bá Tĩnh) đậu Thái học sĩ dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan, ở trong chùa chuyên cần học thuốc, làm thuốc chữa bịnh, cứu người. Ông để lại hai bộ sách giá trị là:

* Nam dược thần hiệu

* Hồng nghĩa giác tư y thư, trong đó có bản thống kê 500 vị thuốc Nam, viết bằng chữ Nôm, đây là một tác phẩm quan trọng trong lịch sử văn học chữ Nôm. Có thể xem đây là bộ Dược điển đầu tiên của nước ta. Trong y giới và nhân dân VN đều tôn ông là “Ông thánh thuốc Nam”

– Nguyễn Trãi đỗ Thái học sĩ năm 1400, là nhà tư tưởng và cách mạng lỗi lạc.
– Lương thế Vinh đỗ trạng nguyên năm 1463 dưới triều Lê thánh Tông là một tài năng trứ danh về toán học qua tác phẩm Đại Thành Toán Pháp.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng nguyên năm 1535,tinh thông lý học, là nhà tiên tri đại tài.
– Lê Quí Đôn đỗ Tiến sĩ năm 1721, nhà bác học uyên thâm, có kiến thức đa dạng.
– Hải Thượng Lãn Ông Lê hữu Trác (1720-1791) thuộc gia đình có truyền thống khoa bảng, cha ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ. Ban đầu ông dự định nối nghiệp cha, lấy khoa cử làm đường tiến thân. Ông nghiên cứu binh thư và võ nghệ rồi xin tòng quân để thử nghiệm sức học của mình. Chẳng bao lâu, ông nhận thấy xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang lại đau thương cho đồng bào, ông xin từ quan và ra khỏi quân đội để về quê nuôi mẹ già và theo đuổi nghiên cứu y học. Ông đã bỏ ra hơn 10 năm để viết bộ “Y tôn tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học, y đức, y lý, y thuật dược, dinh dưỡng.

Hải Thượng Lãn Ông không những là một danh y có công to lớn cho nền y học dân tộc mà còn là nhà văn học và tư tưởng lớn của đất nước.

Cái học ở nước ta đã hỏng từ lâu từ thời quân chủ chỉ cốt ra làm quan để vinh thân phì gia, tới thời Bắc thuộc bị áp đặt một nền văn hoá nô dịch. Đến thời Pháp thuộc cái học chỉ để đào tạo lớp trung gian cho kẻ cai trị và người bị trị. Cái học ngày nay chỉ chạy theo hư danh mà không có thực tài.

Điều nầy chứng tỏ người VN hiếu danh, hơn hiếu học: lúc nhỏ học vì cha mẹ (cha mẹ muốn con phải học như thế), lớn lên học vì bằng cấp, vì địa vị xã hội chớ không phải học vì ích lợi của sự hiểu biết để truyền thừa và phát huy kiến thức cho nhân loại. Hãy xem GS Cao Xuân Hạo phát biểu: “ngày xưa ông cha ta vốn không phải vì hiếu học mà học. Họ vì ý chí làm quan mà học. Họ không có cách nào khác để thoát khỏi cái thân phận tủi cực của kẻ nghèo hèn… Như vậy tính hiếu học không phải là một đức tính cố hữu của người Việt, nhưng kể từ một thời đại nào đó, do chính những yêu cầu có thể là rất ích kỷ của giai cấp thống trị, nó đã trở thành một truyền thống…”

Tinh thần hiếu danh nầy vẫn còn di hại đến nền giáo dục hiện tại ở trong nước. Người ta chạy theo bằng cấp Tiến sĩ và phó Tiến sĩ đến nỗi tạo thành những căn bệnh trầm trọng: mua bán bằng cấp. Ở nước ngoài tinh thần hiếu danh, hiếu học dừng lại ở chỗ đạt được bằng cấp cao, người VN thoả mãn với sự thành công của mình, làm hãnh diện cho cha mẹ, cho gia đình; nhưng sau đó người ta không còn nghe nói tới ông hay bà Tiến sĩ đó nữa.

VN có nhiều Tiến sĩ ở nước ngoài, có nhiều người không sống nổi với bằng tiến sĩ nầy, phải đi kiếm sống bằng những việc bên lề. Đó cũng chỉ vì tinh thần hiếu danh hơn hiếu học.

C. Tánh tình người Việt Nam

a/ Tinh thần Tự ái Ngã mạn

Người Việt rất tự ái. Nếu được khen thì càng cống cao ngã mạn. Nếu bị chê thì thù ghét kẻ chỉ trích mình, mà không tìm hiểu lời phê bình đó đúng hay sai.

Người Việt thường không chấp nhận ý kiến khác mình cho dù ý kiến đó hay hơn ý kiến của mình do đó tìm cách nói xấu, hạ bệ, chụp mũ, triệt hạ. Người Việt không đối thoại với nhau được vì không tôn trọng tinh thần dân chủ, tinh thần quân tử. Chính người Việt đã đẻ ra tư tưởng: “quân tử ngay là quân tử dại” để giết chết hình ảnh người quân tử.

Chính cái tính tự ái, ngã mạn nầy đã gây ra tinh thần chia rẽ, vô kỷ luật “được làm vua, thua làm giặc”, “phép vua thua lệ làng”.

Lịch sử VN đã chứng minh điều nầy:

a- Nội chiến Thập Nhị Sứ quân kéo dài 22 năm (945-967). Phải đợi vua Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp để thống nhất xứ sở.

b- Trong những thời tự chủ và không có ngoại xâm thì chia rẽ nội bộ và nội chiến liên miên:

Ngay cả nhà Tây Sơn cũng tranh giành bờ cõi. Nguyễn Nhạc tự xưng làm Trung ương hoàng đế, đóng đô ở Đồ Bàn là kinh đô cũ của Chiêm Thành (Qui Nhơn bây giờ), cho người em thứ nhì là Nguyễn Lữ mảnh đất Nam Việt với tước Đông Định Vương và cho người em thứ ba là Nguyễn Huệ mảnh đất từ đèo Hải Vân đến đèo Hoành Sơn với tước vị Bắc Bình Vương và nhường Đàng Ngoài cho vua Lê Chiêu Thống (1786-1793).

c- Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn đánh nhau:

Trong khoảng thời gian 50 năm, hai bên đánh nhau hơn 7 lần (1627-1673), dân tình khổ sở biết bao, núi sông binh lửa dậy trời chỉ để tranh giành làm vua làm chúa.

d- Tây Sơn diệt Nguyễn rồi diệt Trịnh.

đ- Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh và chiếm lấy Đàng Ngoài của vua Lê.

g- Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn.

h- Đến thời cận đại chiến tranh Quốc Cộng kéo dài hơn 30 năm: máu lửa ngập tràn đã nướng cháy 4 triệu thanh niên và thường dân VN.

Sau thế chiến thứ 2, phong trào giải thực, đã giúp các nước bị đô hộ dần dần tự giải phóng mà không tốn nhiều xương máu. Chỉ có Việt Nam ta chọn con đường chiến tranh máu lửa.

Hai nước Đức đã thống nhất một cách hoà bình êm đẹp, vậy mà người VN vẫn tự hào là đỉnh cao trí tuệ nhân loại.

Không lẽ cái truyền thuyết Lập Quốc 50 con theo cha xuống biền và 50 con theo mẹ lên núi đeo đuổi muôn đời con dân nước Việt?

b/ Người VN nặng về Đức tin, nhưng nhẹ về Lý trí

Nặng về Đức Tin, người VN dễ rơi vào 2 thái cực: một là dễ tin, hai là đa nghi. Người Việt Nam tin tưởng vào: Trời, Phật,Thánh, Thần, Ma Quỷ, Vong Linh, Phúc Đức, Luân Hồi, Nghiệp Quả…và rất nhiều điều mê tín dị đoan. Mê tín là tin vào những điều không có thật, vào cái không ích lợi cho đời sống xã hội hay cho sự tiến hóa tâm linh của con người.

Vì dễ tin nên người VN đã chấp nhận dễ dàng những thần thánh do người Tàu áp đặt trong thời văn hoá nô lệ: thờ Quan Công, thờ ông Địa, thần tài…

Alexandre de Rhodes (1591-1660) nhận xét: “đặc điểm chung phổ biến của người Việt là thói mê tín dị đoan”. Ngày nay người ta vẫn còn tin “đốt tiền vàng mã” để cung cấp tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, gia nhân, nàng hầu cho những người bên kia thế giới. Đốt đồ thiệt không biết họ có hưởng được không, chứ đừng nói là đốt đồ giấy. Thật là ngu xuẩn!

Một số chùa chiền VN vẫn còn dung dưỡng thói tục xin xâm, cúng sao giải hạn, giải oán…

c/ Đối nghịch với mê tín là đa nghi.

Vì thiếu suy nghĩ chân chính, lý luận vững chắc, tìm hiểu rạch ròi, một số người VN trở thành đa nghi và rơi vào “lý thuyết chủ mưu”, lúc nào họ cùng tìm được lý do để nói ngược lại một cách bướng bỉnh, mù quán. Viên nghiên cứu xã hội học Hoa kỳ đã đưa ra một nhận xét về người VN: “thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt”. Do cái học từ chương, trích cú, học thuộc lòng không cần suy nghĩ, lý luận trong nhiều thế kỷ qua, học không phương pháp từ đầu đến cuối, không thử nghiệm thực dụng, nên kiến thức không có hệ thống và căn bản.

d/ Người Việt Nam và người Trung Hoa hay dấu nghề cho nên người VN không quan tâm đến sự truyền thừa kiến thức hay tay nghề.

Nước Tàu đã chậm tiến mấy thế kỷ vì sự dấu nghề. Nghề hay chỉ được truyền cho con trai. Nhà nào không có con trai thì kể như nghề đó bị mai một. Ngược lại ở Nhật Bổn, nghề hay có thể truyền cho con gái với điều kiện là chàng rể phải đổi sang họ nhà vợ. Chính vì vậy ở Nhật những ngành nghề truyền thống được gìn giữ và những nghệ nhân nổi tiếng được quí trọng như những bảo tàng sống.

e/ Tinh thần ba phải của giới trí thức VN và trí thức Tàu

Tánh “ba phải” bắt nguồn từ lý thuyết “Tam giáo đồng nguyên” ở bên Tàu. Cách đây khoảng 1.100 năm, các nhà Tống nho đã làm một tổng hợp tư tưởng ba tôn giáo Nho, Phật, Lão và đi đến kết luận là 3 đạo nầy cùng một nguồn gốc.

Về mặt lý thuyết thì muốn lý luận sao cũng được (vì là ba phải mà!!!) nhưng về thực hành thì mới tai hại. Khi được thời, các nhà nho vỗ ngực nói mình theo ông Khổng, nhưng khi thất cơ lỡ vận, về quê cưỡi trâu thì nói tôi theo ông Phật, ông Lão. Cái nầy mới thật là tai hại cho xã hội. Người sĩ phu không có lập trường, không đi đến tận cùng tư tưởng của mình, không có trách nhiệm và tinh thần nhất quán giữa tư tưởng, lời nói và hành động.

Thật ra Phật giáo tự nó đã là một tôn giáo hoàn chỉnh, không phải cần được chứng minh là đồng nguyên, đồng thể với tôn giáo nào khác. Trong Phật giáo ta vẫn có thể nhập thế giúp dân, giúp nước để tạo điều kiện phước báu cho một thời nào đó xuất thế tự tu, tự độ. Hai lối tu nầy bổ túc cho nhau mà vẫn không mâu thuẫn. Trong PG vẫn có ý niệm về một trật tự xã hội, về một nền chính trị quốc gia. Nhưng khác với đạo Khổng, trong Phật Giáo không có dạy: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”.

f/ Cá nhân vị kỷ hơn vị tha.

Sau 100 năm đô hộ của người Pháp, người VN bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cá nhân của những người thực dân Pháp sống trên lãnh thổ thuộc địa. Nghĩa là họ coi quyền lợi của cá nhân họ, của gia đình họ cao hơn quyền lợi của cộng đồng chung quanh.(Dĩ nhiên người Pháp không phải như thế khi họ sống trên đất nước họ). Người VN trở nên ích kỷ, đố kỵ, chia rẽ và không thích trách nhiệm, do đó các hội đoàn lần lần tan rã không có người tiếp nối, thích tụm đám bạn bè vui chơi để nói dóc, nói tục, nói về mình, khoe khoang nhà cửa con cái hơn là tìm một lý tưởng cao đẹp để nối kết với nhau tạo nên một sức mạnh đoàn kết lâu bền.

g/ Vì tính cách cá nhân, vị kỷ, người VN không muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm cho người khác. Người trí thức có được một vốn học thức thì bo bo giữ lấy cho mình để bảo vệ vị trí ăn trên ngồi trước. Trong số những vị thầy dạy đại học ở VN, có bao nhiêu vị để lại những sách vở và công trình có giá trị có thể truyền thừa cho con cháu?

Dĩ nhiên có người sẽ không đồng ý, tôi ngưỡng mong những vị đó đóng góp ý kiến để chúng ta có được một cái nhìn chân xác về người mình, về dân tộc mình, ngõ hầu cùng nhau tiến đến CHÂN, THIỆN, MỸ.

h/ Tâm hồn người Việt Nam rắc rối và linh hoạt là do tiếng Việt quá phong phú:

1- Tiếng Việt rất giàu thinh âm làm cho nó có khả năng diễn tả tình cảm rất dễ dàng:

a/ với hơn 37 âm vị (Âm vị là đơn vị phát âm, thành phần nhỏ nhất của một tự ngữ về phương diện âm thanh, (phonème).

- gồm có 12 nguyên âm: a ă â e ê i y o ơ ô u ư

- và nhiều nguyên âm kép (nhị trùng âm): iếu, ươi, uôi, uy, uê, ươu …

- 25 phụ âm (còn gọi là tử âm): b c ch d đ g gi h k kh l m n ng nh p ph qu r s t th tr v x.

b/ Tiếng Việt có 8 thinh điệu (ton) tùy theo sự trầm bổng của các dấu đánh trên tự ngữ có thể làm thay đổi ý nghĩa của những từ ngữ có âm vị giống nhau:

– Bổng (phù): ma, mả, má, mách (những chữ có dấu sắc tận cùng bằng c, ch, p, t)
– Trầm (trọc): mà, mã, mạ, mạt (những chữ có dấu nặng tận cùng bằng c, ch, p, t)

Tiếng Tàu, tiếng Nhật chỉ có 4 Thinh.

Do đó người Việt Nam có thể học bất cứ một ngôn ngữ nào một cách dễ dàng. Cụ Trương Vĩnh Ký thông thạo 15 sinh ngữ và cổ ngữ Âu châu và 11 sinh ngữ Á châu.

Tôi chắc chắn một ca sỹ Việt Nam rành nhạc lý, có giọng ca tốt nếu được rèn luyện sẽ trở thành một ca sỹ nổi tiếng hoàn vũ. Chúng ta đã có 2 tấm gương nho nhỏ tại Belgique (Phạm Quỳnh Anh) và Pháp (Sophie Tith) đã đoạt giải Nouvelle Star. (tuyển lựa ca sĩ quốc tế).

c/ Tiếng Việt có rất nhiều chữ đệm đôi khi tự chúng không có ý nghĩa chi cả, được đặt phía trước hoặc phía sau chữ chánh để làm êm tai hay để nhấn mạnh chữ chánh:

-cây cối, nói năng, trắng trẻo, bơ phờ, lờ mờ…
-trăng trắng, đo đỏ, ngập ngừng, mập mờ …

2- Tiếng Việt có đơn âm và phối vận (đa tự)

Đơn âm là mỗi chữ có một âm hiệu mang một ý nghĩa riêng biệt, có một phận sự ngữ pháp nhất định (Lê văn Lý). Phối vận là đôi khi 1 chữ có nhiều ngữ tố: 1 chính và nhiều phụ tạo thành một tự ngữ kép để diễn tả 1 sự vật hay 1 ý niệm. TD: ký-sinh-trùng (trùng là ngữ tố chính), nhân-sinh-quan (nhân, sinh là 2 ngữ tố phụ) (Bùi Đức Tịnh). Ở trường hợp nầy ta có thể dùng gạch nối.

Hệ quả:

a/- Ta có thể kết hợp chữ nầy với một chữ khác tạo thành một chữ thứ ba. Thí dụ: tươi tốt, thợ may, quốc gia, dân tộc, nông nghiệp…

b/- Ta có thể thay thế chữ nầy bằng chữ khác hay hoán chuyển vị trí 1 chữ trong câu, nên việc sáng tác văn, thi, nhạc rất phong phú.

*– Ta tìm được những bài thơ có thể đọc xuôi từ trên xuống, hay đọc ngược từ dưới lên hoặc bỏ bớt những chữ đầu, hoặc bỏ bớt những chữ cuối mà vẫn giữ được hồn thơ.
* – Ta có thể thay thế cách trình bày những bản nhạc Việt Nam theo thể điệu Jazz để làm phong-phú-hoá nền âm nhạc nước nhà và hội nhập vào nền âm nhạc thế giới. Gần đây có nhạc sĩ Nguyên Lê con của giáo sư sử học Lê Thành Khôi đã bắt đầu khai thác lối nhạc nầy và đã nổi tiếng hoàn cầu. Có ca sĩ Bích Chiều cũng hát nhạc VN theo thể Jazz, được người ngoại quốc thích thú, nhưng vẫn còn rụt rè lắm.
* – Chúng ta hãy xem nhà ngữ học VN Lê văn Lý nêu ra một câu 5 chữ, có khả năng hoán chuyển tạo thành 39 câu có ý nghĩa khác nhau:
 
Sao nó bảo không đến?
Sao bảo nó không đến?
Sao không bảo nó đến?
Sao không đến bảo nó?… v. v….

3- Tiếng Việt có năng lực tiếp thâu, chuyển biến những ngôn ngữ khác và khả năng cấu tạo rất dồi dào

Lịch sử tiếng Việt gắn liền với nguồn gốc chủng tộc Việt và tiến trình hình thành nền văn hóa VN xuyên qua các thời đại: từ chữ Khoa đẩu, hình giống con nòng nọc trong thời kỳ văn hóa Văn Lang Âu Lạc (thời Hùng Vương), tới chữ Hán dưới thời nô lệ do sự áp đặt văn hóa và nghiêm cấm sử dụng chữ tượng âm của người Việt cổ, rồi tới chữ Nôm và chữ Hán-Việt trong thời văn hóa Đại-Việt với mục đích thoát Trung trong tư tưởng và cách phát âm, cho đến chữ Quốc ngữ dưới thời văn hóa Đại-Nam.

Theo cụ Đào Duy Anh, ta được biết hồi thời Việt Vương Câu Tiễn, ngôn ngữ Việt-tộc “khác nhiều với ngôn ngữ của người Hán mà thường một tiếng của người Việt, người Hán phải dùng đến 2, 3 âm mà phiên ra”. Phải chăng đó là thứ tiếng đa âm như Chàm, tiếng Pàli. Theo GS Nguyễn khắc Ngữ tiếng Chàm và tiếng Việt có nhiều điểm giống nhau: nguyên âm, phụ âm và 5 dấu. Tiếng Chàm lại chịu ảnh hưởng của tiếng Phạn.

Chữ khoa đẩu có thể chịu ảnh hưởng của chữ Pali vì cùng có dạng như con nòng nọc. Chúng ta nên nhớ rằng Phật giáo đã truyền bá sang nước ta từ thời Hùng vương với sự tích Chử Đồng Tử, ngẫu nhiên cưới được công chúa Tiên Dung, con vua Hùng. Hai người qui y với sư Phật Quang người Ấn độ, được sư ban cho nón và gậy thần. Sau Chử đi tu trở thành Đạo Tổ.

Trong tiếng Việt có rất nhiều chữ chuyển biến từ tiếng Pali, sau trở thành chữ thuần Việt như:

- ÁP: ý nghĩa áp sát 2 bề mặt ← Pàli: API
- BÁ LÁP: tầm phào, không đứng đắn ← Pàli: PALÀPA
- BỒ: bạn thân ← Pàli: BHO
- BỤT: Phật, theo cách gọi dân gian ← Pàli: BUDDHA
- ĐANH ĐÁ: lời nói chua ngoa ← Pàli: DANDHA
- ĐAU KHỔ: ưu sầu, khổ sở ← Pàli: DUKKHA
- LẮP BẮP: nói không rõ tiếng, không nên câu ← Pàli: LAPATI
- MA: chúng sanh trong cõi âm ← Pàli: MARA
- PHỈ: cảm xúc vui sướng, hân hoan ← Pàli: PÌTI
- SA BÀ, TA BÀ: cõi thế giới ← Pàli: SAHA. v.v…

Chữ Hán là kho dự trữ ngôn ngữ cho chữ Việt, nếu muốn phát biểu có tính cách uyên bác. Một số chữ Pháp cũng đã được chuyển biến thành tiếng Việt trong thời Pháp thuộc.

a – Tiếng Việt có thể được sử dụng bởi người bình dân ít học hoặc người có nhiều kiến thức chữ nghĩa.
b –Ta có thể lấy một danh từ để biến đổi thành một loại tự, một đại danh từ, một tĩnh từ.

TD: kẻ sống, người chết/ sự sống, cái chết.
thằng con trai, đứa con gái/ con dao, cái bàn.
tôi đến thăm bà giáo, bả (bà ấy) không có ở nhà…

c – Ta có thể ghép chữ gồm ít nhất 2 tiếng đã được dùng làm từ loại riêng biệt. TD: vô-nhân-đạo, giản-dị-hóa, Lý-lịch tư-pháp, Nghĩa-tử quốc-gia, Khế-ước cộng-đồng…

d – Tiếng Việt có đầy đủ danh từ để chỉ định 9 thế hệ liên tiếp trong một đại gia đình:
Sơ, Cố, Ông, Cha, Tôi, Con, Cháu, Chắt, Chít.

Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học, chỉ nêu lên một vài đặc trưng để chứng tỏ tính cách tuyệt vời của ngôn ngữ Việt với dụng ý là chúng ta phải bảo tồn nó “Tiếng Việt còn, nước Việt còn” (Phạm Quỳnh)

Tất cả những sự phong phú và tế nhị của tiếng Việt có hệ quả tốt và xấu của nó:

– Hệ quả tốt: sự thông minh và linh hoạt của người VN, Kkhiến người VN ứng hóa, thích nghi dễ dàng. NhưngSự thông minh có thể trở thành con dao 2 lưỡi:

*khôn ngoan: vừa khôn vừa hiền, không làm hại ai.
*khôn manh: vừa khôn vừa lưu manh (khôn ranh, khôn lõi, khôn vặt)

người khôn ăn nói nửa chừng
để cho người dại nửa mừng nửa lo.

– Hệ quả xấu: Tâm hồn người VN rất rắc rối. Đến nỗi tác giả Falazzoli đã viết “một sự tinh tế cố tình chẻ sợi tóc làm tư” (le VietNam entre deux mythes).

Người VN dễ vọng động, không đủ định tâm để hướng dần tư tưởng của mình đến chỗ tận cùng của nó.

Kết luận

Chúng ta đã điểm qua những vấn đề văn hoá tổng quát và bản sắc Văn Hóa VN. Đến đây có 3 câu hỏi được đặt ra:
Nước ta đã bị đô hộ bởi nước Tàu cả ngàn năm, tại sao dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa trong khi tất cả chủng Bách Việt khác đều bị tiêu diệt?
Người VN thông minh, khéo léo mà tại sao mỗi khi có sự tranh chấp giữa 2 cộng-đồng người Việt, chúng ta phải lấy bạo động, vũ lực để giải quyết?
Tại sao các học giả ngoại quốc chê bai nước ta không có triết gia và các nhà tư tưởng lớn?

Đây là 3 câu hỏi mà mỗi người VN phải tự vấn, tìm hiểu, tìm ra giải đáp cho chính mình, cho con cháu mình và cộng đồng mình để cho mỗi người VN trở nên tốt lành hơn, trí huệ hơn, ngõ hầu một ngày nào đó, khi điều kiện cho phép chúng ta trở về xây dựng lại quê hương.
_____________________

THƯ MỤC

1. Tổng Tập Văn Học PGVN, Lê Mạnh Thát, tập 1, 2 NXB TP Hồ chí Minh
2. Tìm về bản sắc văn hóa VN, Trần Ngọc Thêm, NXB TP Hồ chí Minh
3. Từ điển văn học VN, Lại Nguyên Ân chủ biên, Bùi văn Trọng Cường NXB Giáo dục 1997
4. Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng, Trần Ngọc Thêm, NXB Văn hóa-Văn nghệ 2013
5. Cơ sở Văn hóa VN, Trần Quốc Vượng chủ biên, NXB Giáo dục 2004
6. Lịch sử PGVN, Lê Mạnh Thát, NXB Thuận Hóa
7. Việt Sử Khảo Luận Hoàng Cơ Thụy, NXB Nam Á Paris 2002
8. Lịch sử VN, Phạm văn Sơn,
9. Histoire du VN, Lê Thành Khôi, Sudestasie 1992
10. Phong tục thờ cúng trong gia đình VN, Toan Ánh NXB Tổng Hợp Đồng Tháp 1995
11. Phật Giáo VN, Nguyễn Đăng Thục, NXB Mặt Đất 1974
12. Giá Trị Tinh Thần Truyền thống của dân tộc VN, Trần văn Giàu, NXB TP HCM
13. Văn Hóa Tâm Linh, Nguyễn Đăng Duy, NXB Hà Nội 1995
14. Văn Minh VN, Nguyễn văn Huyên, NXB Hội nhà văn
15. Lịch sử dân tộc VN, Phạm Cao Dương. NXB Truyền Thống Việt 1987
16. Sơ thảo ngữ pháp VN, Lê văn Lý, Trung tâm học liệu bộ Giáo dục 1972
17. Văn phạm VN, Bùi Đức Tịnh, NXB Xuân Thu Khai Trí 1966
18. Sử dụng từ ngữ trong tiếng Việt, Hồ Lê, Lê Trung Hoa, NXB Khoa học Xã hội
19. Từ tiếng Việt, Hoàng văn Hành chủ biên, NXB Khoa học Xã hội 1998
20. Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian NXB Khoa học Xã hội 1989
21. Văn hóa VN, Đỗ Lai Thùy, NXB Văn Hóa Thông Tin Tạp chí Văn Hóa-Nghệ Thuật, 2005
22. Châm Cứu và Biện Chứng Đông Y Học, BS Trương Thìn, NXB Văn mới, 1975.
.
Nguyễn Tối Thiện
09/12/2019
(trích từ cuốn “Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại”, Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris xuất bản, 2022)____


Sơ Lược Tiểu Sử Tác Giả

Bac sĩ Nguyễn Tối Thiện sinh năm 1946 tại Tam Bình xã, tỉnh Gia Định.

Tốt nghiệp Y khoa năm 1972, định cư tại Pháp từ 1981, hành nghề bác sĩ tại Paris.

Nguyên giám đốc sáng lập Trung Tâm Văn hóa Xã hội tại Paris 13 của Hội Médicins du Vietnam trong đó gồm có: Thư viện Diên Hồng, lớp Việt ngữ, lớp Pháp ngữ, lớp Khí công, Thiền và Tâm lý học Phật giáo, Văn phòng giải đáp thủ tục Hành chánh và Pháp luật.

Hiện là Phó viện trưởng Viện Cao Đẳng Phật học Linh Sơn tại Pháp và hướng dẫn viên lớp Thiền Minh Sát (Pleine conscience).

Đã xuất bản:

– “Nối lại dòng thiền của Đức Phật và Chư Tổ tại VN” (Nxb Hồng Đức)
– “Giáo lý Phật giáo về nghiệp báo (Nxb Tôn Giáo).
– “Lịch sử truyền bá Phật giáo nguyên thủy VN” (cùng với Phạm Kim Khánh, TT Narada, Mỹ).
– “Thiền, từ Truyền Thống đến Hiện đại” (Nxb Hồng Đức).

Đang in:

– “Phật Giáo và Dân Tộc Việt Nam”.

  Nguyễn Tối Thiện 


Những Nét Đặc Thù Trong Môi Trường Văn Hoá Miền Bắc


1. Từ truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh đến sự hình thành châu thổ miền Bắc

Châu thổ sông Hồng, chừng 10.000 năm về trước, vào thời kỳ địa chất Holocen, vẫn còn là một vịnh biển cạn. Thực vậy, các châu thổ này đã từng trải qua nhiều lần:

Khi biển tiến,-lúc đó diện tích đất châu thổ bị thu hẹp lại-,
Khi biển lùi,-lúc đó diện tích đất châu thổ nới rộng ra.

Quá trình biển tiến (transgression), biển lùi (régression) như vậy không phải chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần, ăn khớp với bốn thời kỳ băng hà và bốn thời kỳ tan băng trong kỷ thứ tư về địa chất (quaternary geology) của hành tinh ta đang sống. Kỷ thứ tư là kỷ mới nhất về địa chất và cũng là kỷ quan trọng nhất vì chính loài người đã hình thành trong kỷ này. Tưởng cũng cần nhắc lại trong địa chất học, người ta thường phân biệt bốn thời kỳ băng giá: thời kỳ thứ nhất gọi tên là Günz (từ 600 000 năm đến 540 000 năm trước), thời kỳ thứ hai có tên là Mindel (từ 480 000 năm đến 430 000năm), thứ ba là Riss (từ 240.000 năm đến 180.000 năm trước) và cuối cùng có tên là Würm (từ 120.000 năm đến 10.000 năm trước). Như vậy, mỗi thời kỳ băng giá lâu đên cả trăm ngàn năm và giữa hai thời kỳ băng hà lại có một thời kỳ tan băng, nước băng hà tan chảy ra, như thời kỳ tan băng thứ nhất gọi là Günz-Mindel, thời kỳ tan băng thứ hai gọi là Mindel-Riss, thứ ba là Riss-Würm.

Vào các thời kỳ băng hà thì nước co cụm lại trong các tảng băng dày nên nước biển co rút lại: đó là lúc biển lùi (biển rút, biển thoái). Đặc biệt vào cao điểm của thời kỳ băng hà lần cuối cách nay 20 000 năm, toàn bộ miền Bắc nước Mỹ, toàn xứ Canada ngày nay, vùng Siberia, Bắc Trung Quốc cũng như Bắc Âu kể cả Pháp, Đức … đều bị băng giá bao phủ, bề dày cả chục km ! Lúc đó, mực nước biển sụt xuống 120 mét (-120 m) so với cao độ biển hiện nay (0 mét). Đó là thời điểm người Bắc Á Châu lội qua eo biển Behring vốn nối liền Siberia và Alaska và là tổ tiên các bộ lạc đầu tiên định cư xứ Canada này.. Vào thời kỳ đó, vịnh Thái Lan còn là đất liền, thềm Sunda giữa Indonesia và đồng bằng sông Cửu Long là đất liền nên nhiều cư dân vùng Indonesia hiện nay có thể vượt qua thềm Sunda để sinh sống: đó là những cư dân đầu tiên ở bán đảo Đông Dương (Pháp gọi là Proto-Indochinois). Người ta tìm thấy hiện nay ở cao độ -120 mét, trên mọi đại dương, những di tích các bờ biển cổ với nhiều rặng san hô.

Cách nay chừng 17 hay 18.000 năm, các tảng băng bắt đầu tan nên mực mước biển dâng cao tương đối nhanh chóng ( biển tiến). Ở Âu châu, thời kỳ biển tiến ở giai đoạn này gọi là thời kỳ biển tiến Flandrian (transgression flandrienne):
cách nay 10.000 năm, thời Holocen sớm, mực nước biển còn ở mức –55 mét
cách nay 6500 năm đến 5000 năm, vào thời Holocen giữa, mực nước biển còn ở mức -20 mét và từ từ tiến lên, đạt mực biển như hiện nay 0 mét vào khoảng 5.000 năm trước và vẫn tiếp tục dâng cao hơn 4-5 mét so với mức nước biển hiện tại.

Khi biển tiến vào châu thổ thì người Việt cổ phải di cư lên vùng cao hơn như vùng Trung Du (Phú Thọ, Hoà Bình…) và chính vùng này là nơi các vua Hùng dựng nước. Biển tiến vào châu thổ kéo theo sự lắng tụ các trầm tích biển ở các trũng thấp, và cùng với phù sa nước sông, hình thành môi trường nước lợ (brackish water) với rừng thực vật ngập mặn mọc trên đó, tạo thêm điều kiện khiến châu thổ chóng trầm tích hơn.
sau đợt biển tiến như trên, biển mới bắt đầu thoái, mực nước biển rút dần, tạo thành những bờ biển mới, hình thành các ‘giồng’ (parallel beach ridges) như ở Bến Tre, Trà Vinh) chạy song song với bờ biển hiện nay, các đầm, các ‘phá’ (lagoon) cũng như những di tích củ như hàu, sò .. Các đồng bằng này như chúng ta thấy được ngày nay chỉ được hình thành và được con người chiếm lĩnh, khai thác vào lúc đó.

Truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh của nước ta cũng nằm trong các hiện tượng địa chất vừa nói: Thủy Tinh khi vươn lên tận núi (biển tiến) đuổi theo Sơn Tinh và biển lùi, tạo nên châu thổ, tức Sơn Tinh thắng Thủy Tinh !

Nhưng đó là chuyện địa chất xưa thật là xưa, nhớ mấy cho vừa.

Nhiều vùng ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, Ninh Bình chỉ cách đây vài trăm năm vẫn còn là biển nhưng với qúa trình bồi tụ, các bãi lầy ven biển được phù sa bồi đắp dần, cọng thêm sức chinh phục biển bằng cách quai đê lấn biển, đắp đê ngăn nước mặn, lấp trũng, khai phá như vài vùng duyên hải Hoà Lan đã làm . Làng Kỳ Bá ở ven thị xã Thái Bình ngày nay, vào thế kỷ thứ 10, còn là cửa biển nên có tên gọi là ‘Kỳ bố hải khẩu’ .Phố Hiến (thị xã Hưng Yên ngày nay) xưa kia là cửa biển, buôn bán sầm uất nên có câu truyền tụng: ‘Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến’. Vì mới thành hình nên nhiều nơi vẫn là sình lầy, ao tù. Sử sách và ký ức truyền lưu bao đời người kể rằng vào thời hưng thịnh, thế kỷ XVII – XVIII, thương cảng này đã từng đón bao thuyền buôn đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp và xứ Đàng Trong…

Đồng bằng sông Hồng dễ bị lụt nên từ đời nhà Lý, đã xây đê trị lụt. Và đê điều cũng là một nét đặc thù của văn hoá miền Bắc vì miền Trung và miền Nam không có. Hệ thống đê điều toàn vùng đồng bằng đã khiến cho sự bồi đắp không đồng đều; thực vậy, bề mặt nhiều nơi còn lồi lõm. Những vùng vỡ đê củ thì nước lụt tràn vào đem theo nhiều trầm tích phù sa và làm xáo trộn địa hình: nơi bị đào khoét, nơi bị lấp vùi, nơi thì toàn cát .Từ lúc xây đê, sông Hồng đổ phù sa trên cửa biển, thay vì trên đất liền, do đó trong vùng châu thổ vẫn còn nhiều nơi trũng như tại Hà Bắc và Hà Nam Ninh: đây còn gọi là vùng chiêm trũng, vì vùng trũng này trước kia chỉ trồng được lúa chiêm, vào mùa nắng, nghĩa là trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 5, trước khi mưa xuống.

Sông Hồng chuyên chở nhiều lượng phù sa nên tốc độ bồi lấp các vùng duyên hải như Kim Sơn, Tiền Hải rất nhanh, có nơi mỗi năm bồi ra biển từ 80-100m. Sau đây là vài con sông chính châu thổ sông Hồng

Sông Hồng là con sông lớn nhất ở Bắc bộ, bắt nguồn từ Vân Nam và chảy qua nước ta ở Lao Kai đầu tiên và do Sông Đà và Sông Lô họp lại . Sông Lô lại do Sông Chảy và Sông Gầm tạo nên . Trên sông Chảy có nhà máy thủy điện Thác Bà còn trên sông Đà có nhà máy thủy điện Hoà Bình, công suất gần 2.000 MW.

Từ Việt Trì trở ra biển, sông Hồng có những phân lưu như sau: Tả ngạn có các sông Đuống và sông Luộc . Sông Đuống nối sông Hồng với sông Thái Bình đã được nhà thơ Hoàng Cầm thi vị hoá trong bài thơ ‘Bên kia sông Đuống’ (1948):

Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì

hoặc:

Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng

Phụ lưu chính phía hửu ngạn của sông Hồng Hà là sông Đáy. Sông Đáy được nhắc đến trong thơ ‘Đôi mắt người Sơn Tây’của Quang Dũng:

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Lên núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Sông Nam Định và sông Phủ Lí nối sông Hồng và sông Đáỵ

Sông Thái Bình do 3 sông là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu họp nên ở ngang Phả Lại và đổ ra biển: sông Lục Nam bắt nguồn từ Lạng Sơn, thượng lưu lòng hẹp, gồ ghề, lắm thác ghềnh nên tốc độ dòng chảy mạnh, sông Thương cũng phát nguyên từ Lạng Sơn, còn sông Cầu bắt nguồn từ vùng Bắc Cạn. Sông Kì Cùng (thị xã Lạng Sơn nằm trên sông Kì Cùng) gồm có sông Kì Cùng, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê.

Hai hệ thống sông Kì Cùng và sông Thương đã tạo nên giao thông đường thủy khá quan trọng, chở nhiều cây tre, nứa, song, mây, gỗ, dược liệu và các lâm sản khác đã theo thuyền bè về xuôi

Ngoài sông ngòi, còn có các hồ thiên nhiên như hồ Ba Bể (thuộc Cao Bằng), hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần ở Hà Bắc (hai hồ này thuộc huyện Lục Ngạn, rất rộng, chứa nhiều nước ngọt) nên có thể đóng góp nhiều cho du lịch cũng như dùng nuôi cá.Trong sông ngòi cũng như tại các ô trũng, có nhiều tài nguyên thủy sản như cua, ốc, tôm, cá.

Người Việt cổ dĩ nhiên không sống ở vùng thuở đó còn là biển mà sống ở vùng đồi gò, trong các hang động đá vôi vùng trung du hiện nay: vùng rừng núi Hoà Bình là quê hương của văn hoá Hoà Bình lâu đời và nổi tiếng, đã để lại nhiều di chỉ như lưỡi rìu, lưỡi dao bằng đá, thuộc thời Đồ đá cũ (Paléolithique) sang Đồ đá mới (Néolithique), cách ngày nay 34.000 năm kéo dài đến 2.000 năm trước Công nguyên.

Tiếp nối văn hoá Hoà Bình (văn hoá đồ đá) là văn hoá Đông Sơn cách đây 4.000 năm (văn hoá đồ đồng) và còn để lại nhiều công cụ bằng đồng như các trống đồng, thuộc thời đại Hùng Vương dựng nước đầu tiên tại đất Phong Châu (Vĩnh Phú), nơi hội tụ của sông Hồng và các chi lưu lớn nhất như sông Đà, sông Lô đã để lại di tích nhiều trống đồng, trên đó đã khắc hình người giã gạo, cấy lúa. Thực vậy, cây lúa đã được trồng từ lâu; người Lạc đã biết sử dụng nước thủy triều lên xuống để cấy lúa.

2. Vài nét đặc thù của văn hoá miền Bắc

Sau đây, một vài cá tính đặc biệt của văn hoá nông nghiệp miền châu thổ sông Hồng sẽ được đề cập đến:

a/ bèo hoa dâu

Văn chương hạ giới rẽ như bèo

Thi sĩ Tản Đà có lần đã than vãn như vậỵ Bèo hoa dâu sử dụng như phân bón ruộng . Trong lá bèo hoa dâu (Azolla) có chứa tảo lam Anabaena azollae có men nitrogenaza cố định nitơ tự do của khí quyển và chuyển thành nitơ hữu cơ . Nông dân còn có lễ hội cổ truyền về bèo dâu, ở vài nơi tỉnh Thái Bình, có nghề ương bèo hoa dâu; nhiều nơi đổ về đây mua bèo giống để đem bón ruộng nhà:

Lúa chiêm mà thả kín bèo,
Như con nhà nghèo trời đổ của cho

b/ dâu tằm.

Trên các đất phù sa ven sông miền Bắc, nhiều nương dâu xanh ngắt mà ít gặp miền Trung . Dâu cho lá nuôi tằm, tằm làm kén; kén cho tơ; tơ dệt lụa; ngành tầm tang rất phồn thịnh trước đây và đã sinh ra nhiều ngành nghề khác nhau .Mỗi năm nhiều làng có hội cầu tằm, cướp kén cầu mong sản phẩm lá dâu-con tằm-sợi tơ tươi tốt. Nghề tầm tang ở nông thôn cần nhiều lao động trong gia đình: làm ruộng ăn nằm, chăn tằm ăn đứng; ngành tầm tang đã để lại trong văn học Việt rất nhiều vần thơ tuyệt vời như:

Ngàn dâu xanh ngắt một màu (Chinh Phụ Ngâm)
Trải qua một cuộc bể dâu (Truyện Kiều)
Năm năm tiếng lụa xe đều
Những ngày lạnh rớt gió vèo trong cây (Lưu Trọng Lư)

Một cô gái trồng dâu bên bờ sông đã trở thành Ỷ Lan phu nhân.

c/ rau muống

Vì nhiều ao hồ nên rau muống mọc khắp ruộng, ao. Rau muống vừa ăn lá, vừa làm thức ăn chăn nuôi. Ngoài Bắc, rau muống cũng phổ thông như giá trong Nam.

d/ cây ăn trái ôn đới như mận, lê, táo Sapa, đào và á nhiệt đới như vải (letchi), như hồng mà ở các miền Trung, miền Nam không có .

g/ cà

Cà và rau muống là 2 thức ăn thông dụng trong bữa cơm:

Anh đi anh nhớ vợ nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

hoặc:

Công anh làm rể Chương Đài
Ăn hết mười một mười hai vại cà
Giếng đâu thì xách anh ra
Không thì anh chết vì cà nhà em

Cà có nhiều loài nhưng cà ở đây là cà pháo dùng để muối

h/ rau sắng

Ngoài ra, phải kể đến 1 loại rau mà Tản Đà đã ghi trong câu thơ:

Muốn ăn rau sắng chùa Hương,
Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa
Mình đi ta ở lại nhà,
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm

Sau khi bài thơ được đăng trên báo thì mấy hôm sau, có nhận một bưu kiện gửi đến trong đó có một bó rau sắng chùa Hương còn xanh tươi kèm thêm mảnh giấy với 4 câu thơ:

Kính dâng rau sắng chuà Hương,
Tiền đò đỡ tốn, con đường đỡ xa
Không đi thời gửi lại nhà,
Thay cho dưa khú cùng là cà thâm

Vậy cây rau sắng là gì?

Tên thực vật là Meliantha suavis Pierre thuộc họ Rau sắng (Opiliaceae) có nhiều trong vùng của chùa Hương miền Bắc.Tại sao gọi là suavis? là vì lá dùng nấu canh ăn rất ngọt (suave: ngọt). Chùa Hương được bất hủ hoá qua nhiều bài thơ được phổ nhạc. Còn dưa khú trong bài thơ trên cũng còn gặp trong ca dao sau đây, ám chỉ đến cảnh vợ già, chồng trẻ :

Ai làm cho cải tôi ngồng
Cho dưa tôi khú, cho chồng tôi chê
Chồng chê thì mặc chồng chê
Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ!

Dưa khú nấu với cá trê là món ăn rất cá biệt miền Bắc.

h / thịt cầy

Nhiều người vẫn lầm tưởng con cầy là con chó .Thực ra, con cầy là một loài thú hoang mà tên khoa học là Viverricula malaccensis (cầy hương), nặng 4-5 kg.Cày hương có lông xám vàng với những cụm lông màu sẫm dọc thân thường ở theo các bụi tre, rừng rậm..Cày hương có mùi xạ thơm như mùi cơm nếp.

Ngày nay vì không còn con cầy nên người miền Bắc ăn thịt chó. Đây cũng là một cá biệt ở miền Bắc hiên đại với nhan nhản quán thịt chó dọc đường từ Vĩnh Phú đến Hà Nội; sau này với cao trào di cư năm 1954 vào trong Nam nên mới xuất hiện nhiều quán ‘nai đồng quê ‘ (để chỉ thịt chó) ở Gò Vấp, Hóc Môn, Hố Nai, Gia Kiệm …

i/ cây cọ (Livistona saribus, họ Arecaceae) có nhiều ở miền Bắc, vùng Trung Du như Phú Thọ, Yên Báy. Lá cọ dùng lợp nhà, làm nón, chắn vách, làm chổi, gầu múc nước, làm quạt. Búp cọ khâu nón, áo tơi. Thân cọ làm cột nhà, cột điện, máng nước, máng lợn … Cuống cọ làm lạt buộc, rào dậu hoặc thay tre đan rọ lợn, lồng gà, v.v.

Cây cọ cũng là đề tài các ca dao về tình yêu:

Đi đâu nón chẳng đội đầu
Lại đây hai đứa lấy tàu cọ che
Nón ai nón bạc nón vàng
Nón em tàu cọ che ngang mặt trời

j / cây cói mọc hoang trên nhiều đầm lầy ở Ninh Bình, Nam định và dùng để dệt chiếu.

Cây cói cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong văn học Việt Nam. Khi Nguyễn Trãi hỏi Thị Lộ:

Ả ở đâu nay bán chiếu gon
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn
Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi
Đã có chồng chưa được mấy con

thì Thị Lộ, một cô gái 16 tuổi đã trả lời:

Tôi ở Tây hồ bán chiếu gon
Cớ chi ông hỏi hết hay còn
Xuân xanh nay độ trăng tròn lẽ
Chồng còn chưa có có chi con

k/ thuốc lào

Thuốc lào, theo ‘Vân Đài Loại Ngữ’ của Lê Qúi Đôn do dân tộc Liêu ở biên giới Hoa Việt đưa vào Việt Nam triều vua Lê Thần Tông. Thuốc lào do cây thuốc lá Nicotiana Rustica, thân cây thấp, lá to và dày hơn so với cây thuốc lá. Thuốc lào chứa nhiều nicotin nên độ say rất cao. Do đó những người đứng gần bên người hút thuốc cũng thấy ngây ngây:

Thuốc lào chồng hút vợ say
Thằng con châm đóm lăn quay giữa nhà

Cây thuốc này có nhiều vùng Hải Dương, Nam Định. Họ lấy lá phơi cho khô rồi thái nhỏ mà đóng thành bánh rồi mới bán cho người ta hút. Hút thuốc Lào phải có bình điếu (làm bằng sành, sứ, tre, gỗ ..)và xe điếu (bằng rễ trúc). Khi hút, phải đổ nước vào bình, cắm xe vào bình điếu, để thuốc, châm lửa và đưa xe kề đến tận miệng để hút; thuốc này vì chứa nhiều nicotin nên phải hút qua nước và xe điếu rất dài để giảm bớt nồng độ nicotin khi hút

Nhớ ai như nhớ thuốc Lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên

Thuốc lào là thú tiêu khiển của người bình dân:

Thú vui chỉ điếu thuốc lào
Thở ra cũng thích hút vào cũng hay
Khói thơm thấu chín tầng mây
Ngọt bùi quên cả đắng cay sự đời

Người nghèo thuở xưa có câu:

Giàu thì cơm cháo bổ lao
Nghèo thì đánh điếu thuốc lào cầm hơi

Thả hồn đê mê theo khói thuốc để quên sự đời khi nghe tiếng ròn rã của tiếng kêu nước điếu, vào nước trong ống điếu cuộn lên cuộn xuống do thông qua nõ điếu mà phát ra thanh âm to nhỏ, cao thấp, nhanh chậm.

l / cà cuống có nhiều trong ruộng nước; đó chỉ là một loài sâu Lethocerus indicus, có khả năng tiết ra từ các túi dưới cánh một chất mùi rất cay, thường làm gia vị ăn với bánh cuốn. Ca dao sau đây có nhắc đến cà cuống:

Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri ríu rít bò ra chia phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần, vác mỏ đi rao

Ca dao này nói lên khi người chết vừa nằm xuống, đã có dân làng rủ rê nhau tham dự để chia nhau ăn uống

m/ lễ hội

Nhiều lễ hội trong dân gian như hội chùa Hương, hội đền Hùng, hội Thánh Gióng, hội lên đồng thờ mẫu.Lễ hội là một tổng thể gồm nhiều yếu tố lễ và hội, có phần thiêng liêng và phần đời thường, có cả ước mong và hiện thực. Lễ hội là sơi giây tâm linh liên kết sức mạnh của làng xã. Vì miền Bắc cư dân phải đương đầu với những trở ngại thiên nhiên như thiên tai, hạn hán, lụt lội nên làng nào cũng có đền, miếu, am để cầu khẩn các đấng thiêng liêng phù trợ.

Hội đền Hùng vào mùa xuân để nhớ ơn Tổ theo câu ca dao:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba

Tín ngưỡng thờ mẫu tiếp thu Đạo giáo có tục lên đồng hầu bóng. Nhiều nghi lễ liên quan đến việc gieo hạt, làm đất, cầu mùa; nào là lễ cầu mưa, lễ cầu tằm cướp kén, lễ xuống đồng, v.v.

n/ ruộng bậc thang cũng là một đặc trưng hình thái của miền Bắc mà miền Trung và miền Nam không có .

Có thể gặp loại ruộng bậc thang ở cao nguyên đá vôi Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, ở Sơn La cũng như ở huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái ở đó người Mông ( người Mèo) trồng lúa trên đất rất dốc, nhưng họ đã thiết lập loại ruộng này nhằm tận dụng nguồn nước suối và nước mưa chảy từ trên cao xuống. Kỹ thuật xẻ nước của người Mông theo kiểu từ bờ ruộng trên xuống bờ ruộng dưới không liền mạch để hạn chế tối đa mưa lũ, tạo dòng chảy mạnh làm vỡ bờ và rửa trôi đất màu.

n/ các điệu hát như quan họ (quan họ Bắc Ninh), hát trống quân, hát chèo, hát ả đào cũng là những nét cá biệt trong văn hoá châu thổ sông Hồng. 

Trong các điệu hát quan họ có xen lẫn nhiều loại lý, ngâm, kể truyện, ru con, cò lả trống quân, chèo, tuồng, v.v. Trong một bài hát quan ho có nhiều tiếng láy đi láy lại, tiếng đưa hơi, tiếng đệm nên lời ca lên bổng xuống trầm:

Trèo lên quán dốc,
Ngồi gốc (ới a) cây đa
Rằng tôi lý (ới a ) cây đa
(Rằng tôi lới ới a cây đa)
Ai đem (ới a tính tang tình rằng)
Cho đôi mình gặp
Xem hội cái đêm hôm rằm

o/ hội chọi trâu

Ở Đồ Sơn, gần Hải Phòng, có hội chọi trâu:

Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu

Và vào ngày 9-8 âm lịch hàng năm, từ 1990 đến nay đã tổ chức lại hội chọi trâu. Trung bình, dân phải đi các vùng xuôi, miền ngược để mua trâu chọi sau khi mua được trâu, họ rước về làng làm lễ; sau đó phải huấn luyên cho trâu chạy cho cơ bắp rắn chắc, cho uống nước tinh khiết, tẩm bổ; mỗi tuần, còn thuê vài chục người đến khua chiêng gõ mỏ cho trâu quen không khí hội hè . Sau vài tháng như vậy, trâu dự vòng loại ngày 8-6 âm lịch và lọt qua vòng loại sẽ được chăm sóc kỹ hơn để dự hội chọi. Có đánh cá độ cuộc nên ngày nay đó trở thành sát phạt.

p/ rượu sâu chít

Những vùng núi có cây chít, một loại cỏ lau mà người ta lấy bông làm chổi (thường gọi là chổi đót). Riêng ở Mường Tè, Lai Châu, cây chít không những cho bông làm chổi mà còn cho một loại ấu trùng gọi là ‘sâu chít’ để ăn và ngâm rượu. Tháng 3-4, bướm đẻ trứng vào đọt cây chít, nở ra con ấu trùng màu trắng, dài 5-6 cm, có chân, có khúc, thân bằng cọng lá khai lang. Người La Hủ, Hà Nhì, Thái ở Mường Tè mang gùi lên núi hái đọt cây chít về lấy sâu ngâm rượu bán. Một chai rượu chất lượng thường là chai ngâm 50 con sâu. Cỡ 15 ngày sau rượu chuyển sang màu vàng là uống đưọc.

q/ tranh dân gian Đông Hồ

Làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nằm sát bờ Nam đê sông Luống và làng này còn giữ gìn đuợc các di sản văn hoá cổ xưa của vùng Bắc Ninh:

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng hừng trên giấy điệp
(thơ Hoàng Cầm ‘Bên kia sông Đuống’ )

Tranh này nổi tiếng vì làm từ những nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên: giấy là giấy ‘dó’ mặt rất mịn, được quét lên lớp điệp hoặc còn lướt thêm nước đỏ của gỗ vang, hay vàng của hoa hoè, than lá tre, sò điệp ( mai con điệp ngoài biển cho màu trắng óng ảnh), màu sơn từ đất đá của đồi núi.

3. Kết luận

Miền Bắc là cái nôi của dân tộc Việt Nam; vì đó là nơi phát xuất của người Việt nên văn hoá có nhiều dấu ấn rất đặc thù; tuy nhiên trải qua cuộc Nam tiến của dân tộc Việt kéo dài nhiều thế kỷ, văn hoá trên đã thẩm thấu với các nền văn hoá khác như văn hoá Chàm, văn hoá Khmer từ điệu nhạc đến thức ăn, cách ăn mặc, cách cư xử, tư duy…, do đó đã biến đổi, hoà nhập, giao lưu . Với qúa trình đô thị hoá như ngày nay, với kỷ nguyên thông tin rút ngắn không gian và thời gian, với sự toàn cầu hoá, nền văn hoá Việt nam cũng dần dà biến dạng như bao xã hội khác, từ ẩm thực cho đến âm nhạc, ngôn ngữ, cách giao tiếp, mỗi thuộc tính văn hoá đều chứa đựng tính lai ghép nghĩa là đa diện, giao diện, liên ngành bên trong nó ít hay nhiều.

Thái Công Tụng