Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Quê Hương Tuổi Thơ - Sáng Tác: Từ Huy Tiếng Hát: Mai Kim Khang

Tuổi thơ ai cũng có,khi lớn lên rồi ai cũng thấy tiếc nuối,nhớ về những kỷ niệm thuở còn để chởm, nhớ quá đi thôi dù chỉ được một ngày được quay về tuổi thơ, để về với kỷ niệm cho thỏa lòng,nhưng nào có được đâu!



Sáng tác: Từ Huy
Tiếng hát: Mai Kim Khang
Trình bày: Nguyễn Thế Bình

Ai Cắn Trăng Mòn Hết Nửa Bên



Ai dắt trăng về đứng đó em?
Bỏ trăng hiu hắt lạnh bên thềm
Sao em không dắt trăng vào mộng
Lỡ gió mưa về trăng khóc xem
Trăng khóc làm sao em biết dỗ 
Trăng hờn sẽ trốn khỏi nơi đây
Lấy ai để chúng mình đo nhớ
Chẳng biết là em nhớ có đầy ?
Trăng trốn làm cho giun dế tủi
Đêm dày sao giống mực pha đen
Chắc em lấy mực tô trời tối
Lén cắn trăng mòn hết nửa bên ..?
Áo trăng không nhuộm nhưng ngời sáng
Cánh dế màu mun bởi muộn sầu
Em nhuộm màu chi mà sợi nhớ
Ngắn dài rộng hẹp cũng phai mau ..?

Nhược Thu

Vòng Xoáy Mịt Mờ



Vòng Xoáy Mịt Mờ

Hoa đời gió cuốn tả tơi
Còn đâu hương sắc một đời ngây thơ
Rơi vào vòng xoáy mịt mờ
Người qua kẻ lại hững hờ dẫm tan

Kim Oanh
***
Cảm Tác: Cánh Thơ Mực Tím

Tình thơ mực tím mồng tơi
Bây giờ anh gởi nhắc thời tuổi thơ
Mong rằng thơ chẳng phai mờ
Cánh thơ còn giữ,ai ngờ tình tan

Song Quang
***
Vòng Quay Vũ Trụ


Cánh hoa dù có tả tơi
Hương thơm vẫn ướp mộng đời nên thơ
Trăng sao có lúc lu mờ
Trần gian cõi thế vật vờ nát tan

ChinhNguyên/H.N.T.
Nov.30.2016
***
Vòng Quay

Xoay vòng năm tháng đẩy đưa 
Đời hoa hương sắc sớm trưa phai tàn
Tình thân thắm thiết ngàn vàng
Tha nhân nào thấu tâm can của mình

Nguyễn Cao Khải

Trăng Nhớ Em

  

Đêm ngắm trăng về em đâu rồi?
Trăng nay trăng sáng mình anh thôi
Nhớ em, em hỡi anh nhớ em
Lãng đãng trăng chia tình chi phôi

Độc ẩm cõi lòng hồn thủ thỉ
Trăng vàng thỏ thẻ những xa xôi
Bóng em nỗi nhớ nụ hôn nhẹ
Khập khễnh tình mình tình sầu vợi

Nhung nhớ gập ghềnh hồn thổn thức
Mông lung mơ màng giấc đơn côi
Đêm khuya tĩnh mịch anh nhớ em
Trăng sáng về, em đâu em ơi?!!!


Việt Hải

Miệng ​Là Của Người Khác, Cuộc Đời Của Chính Mình


Đời người ngắn ngủi, tạm bợ, chớ vì một câu nói của người khác, mà làm mất đi niềm vui ngày hôm nay của bạn.Đời người ngắn ngủi vô thường, đừng mãi ôm giữ trong lòng những khổ đau. Nhất định cần nhớ kỹ…

1. Nhìn rõ nhưng không cần nói rõ

Rất nhiều chuyện, chỉ cần trong tâm mình hiểu rõ là được rồi, không nhất thiết phải nói ra.
Đừng nên làm con nhím xù lông, phóng vào người khác lại làm tổn thương chính mình. Có một số việc không cần phải ghi nhớ ở trong lòng.
Rất nhiều chuyện, chỉ cần trong tâm mình hiểu rõ là được rồi, không nhất thiết phải nói ra.

2. Sống ở đời quan trọng là có nhìn thấu hay không

Nhìn thấu sự tình, bạn sẽ hiểu cần làm như thế nào.
Nhìn thấu nhân tình, bạn sẽ hiểu cần phải đối đãi ra làm sao.
Cho nên, chỉ cần dụng tâm một chút, còn những thứ khác chỉ là tiếp nhận.

3. Miệng là của người khác, cuộc sống là của chính mình:

Trong khi học cách vừa thỏa hiệp với người khác mà vẫn giữ được những nguyên tắc cơ bản của chính mình.
Trời cao thực sự rất công bằng, khi một cánh cửa vận mệnh của bạn đóng lại, thì sẽ đồng thời mở ra cho bạn một cánh cửa khác.

4. Đừng dễ dàng buông lời hứa hẹn, vì khi không thực hiện được lời hứa đó, thì còn tệ hơn không hứa rất nhiều lần

Đừng chỉ biết nói lời suông, hy vọng càng lớn, thì thất vọng sẽ càng nhiều.
Đời người, biết bao kẻ đến người đi, có một số người chính là duyên phận đáng trân quý, có một số, đối với bạn mà nói, có thể chính là sai lầm.
Có đôi khi, chúng ta yêu thích một người, cũng bởi vì hai người có những điểm tương đồng với nhau.

Tuy nhiên, khi đến một giới hạn nào đó, chúng ta lại vì hiểu rõ nhau mà chia lìa.
Bởi vì, có lúc chúng ta chán ghét một người nào đó, cũng chỉ vì người đó và bạn có quá nhiều điểm giống nhau.
Đừng chỉ biết nói lời suông, hy vọng càng lớn, thì thất vọng sẽ càng nhiều.
Hãy vì bản thân mình, thắp lên một ngọn đèn…

Bạn phiền muộn, là bởi vì chính mình không đủ rộng rãi.
Bạn lo nghĩ, là bởi vì chính mình không đủ thong dong.
Bạn đau khổ, là bởi vì chính mình không đủ kiên cường
Bạn rầu rĩ, là bởi vì chính mình không đủ ánh dương.
Bạn ghen ghét, là bởi vì chính mình không đủ ưu tú…
Chỉ cần có người sống trên cõi đời này, thì tất sẽ có thị phi. Tức giận là một hành động ngu ngốc, chính là lấy lỗi lầm của người khác để trừng phạt chính mình.
Con người, lúc sinh ra đơn độc, khi ra đi, cũng chỉ một mình đơn độc.
Trời cao thực sự rất công bằng, khi một cánh cửa vận mệnh của bạn đóng lại, thì sẽ đồng thời mở ra cho bạn một cánh cửa khác.
Con người, lúc sinh ra đơn độc, khi ra đi, cũng chỉ một mình đơn độc.

Chỉ có bản thân, mới có thể suy nghĩ cho mình, cũng chỉ có bản thân, mới có thể vượt qua được những quan ải ở trong lòng mình.


Từ Phụ nữ New
​Tiểu Thu sưu tầm

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Mùa Đông Về Chưa Em - Nhạc Sĩ Anh Bằng - Tâm Đoan


Sáng Tác Anh Bằng
Tiếng Hát: Tâm Đoan
Thực Hiện: Đặng Hùng

Sầu Đông


(Họa bài Mùa Đông của ML,chia sẻ cùng tác giả)

Thoáng nhìn bông tuyết trắng rơi rơi!
Đã thấy sầu dâng tỏ it lời
Năm tháng vô tình trôi mãi miết
Tiết trời thay đổi dạ buồn tơi
Cảm hoài gió bấc ngày Đông giá
Tê tái heo may lạnh buốt đời
Đất khách mỏi mòn bao kỷ niệm
Tấm thân lận đận mấy sương phơi!

Lý Lệ MAI

Cơn Mưa Chiều Nhớ Mẹ



Cơn mưa thình lình đổ xuống ào ào
giữa đường không vào được nơi trú ẩn
tóc tai bù xù áo quần ướt đẫm
con nhìn trời lẩn thẩn giận làm sao!

Nhớ ngày nào con theo mẹ tát ao
mưa bất chợt làm mẹ hiền lo lắng
mẹ lột nón che mái đầu khét nắng
chịu đội cơn mưa búi tóc ướt nhèm.

Tối về nhà mẹ hỏi giọng dịu êm
tay sờ trán - mẹ sợ con bị sốt
trong khi mẹ lạnh run môi tím nhợt
vẫn mỉm cười nói “mẹ hỏng sao đâu” ?!

Cơn mưa chiều làm con bị nhức đầu
hâm hấp sốt khi đêm về trở lạnh
con nhớ mẹ hy sinh bao hoàn cảnh
cho con ấm lòng suốt tháng cùng năm.

Mẹ âm thầm trong cơn mưa chiều nay
con tưởng tượng trận mưa nầy có mẹ
con ước được trở về ngày thơ bé
mẹ con mình cùng vui vẻ trong mưa…

Dương hồng Thủy

Chỉ Xin Làm Cơn Gió



Chỉ xin làm cơn gió
Theo em đến cuối trời
Em tháng ngày xưa đó
Cơn mưa tình ....lả lơi

Chỉ xin làm hạt bụi
Đìu hiu cõi dương trần
Ngủ quên trên lối mộng
Con đường tình phù vân

Chỉ xin làm giọt nắng
Ngây ngô theo tháng ngày
Lênh đênh vào phiêu lãng
Tìm em chiều mê say

Chỉ xin làm ngọn cỏ
Đớn đau nỗi muộn phiền
Từng bước chân dẫm nát
Cho một đời sầu miên

Khiếu Long



6 Mẹo Vặt Lấy Dằm, Gai Không Đau

6 mẹo lấy dằm, gai đâm ra khỏi tay mà không đau
Bị dằm đâm vào tay là một tình huống rất hay gặp trong sinh hoạt. Những mảnh dằm, gai sẽ gây đau nhức, nếu không khéo léo loại bỏ chúng có thể gây nhiễm trùng.

Sau đây là một vài mẹo đơn giản, giúp bạn lấy dằm, gai ra khỏi tay một cách dễ dàng.

1. Băng keo



Chỉ cần miếng dằm còn hơi nhô ra khỏi da, bạn có thể loại bỏ nó mà không cần kẹp hay kim. Bạn dán băng dính lên khu vực da này, chà xát cho băng dán dính chặt vào da và miếng dằm. Kéo giựt miếng băng ra và mảnh dằm có thể bị lôi đi theo. Cách này đặt biệt hiệu quả nếu bạn bị nhiều mảnh dằm nhỏ găm vào cùng lúc. Tốt nhất là dùng băng keo y tế vì chúng có độ bám dính chắc, có thể lấy dằm ra khỏi tay một cách dễ dàng.

2. Banking soda

Cho một thìa baking soda vào bát nước nhỏ, ngâm vùng bị dằm vào bát nước, làm 2 lần một ngày. Nhiều dằm sẽ tự ra ngoài sau vài ngày áp dụng cách này.

3. Vỏ chuối 


Lấy vỏ quả chuối, chà xát phần bên trong của vỏ lên chỗ bị dằm đâm, quấn băng lại để qua đêm, chất enzyme trong chuối sẽ đẩy dằm ra ngoài.

4. Bình thủy tinh


Dùng bình thủy tinh cũng là một trong những cách đơn giản bạn có thể thử để lấy dằm ra khỏi tay. Bạn chỉ cần đổ gần đầy nước nóng vào một bình thủy tinh miệng rộng. Ấn mạnh vùng bị dằm đâm vào miệng bình. Hơi nước nóng sẽ từ từ kéo dằm ra. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng được nếu bạn bị dằm đâm vào lòng bàn tay, hoặc những vùng có bề mặt rộng và dằm đâm không quá sâu.

5. Dùng khoai tây


Bạn thái một lát khoai tây nhỏ rồi áp vào vùng da bị dằm đâm, dùng băng gạc cố định lại. Để khoảng 1 giờ, độ ẩm của khoai tây sẽ kích thích miếng dằm bong ra. Đối với mảnh dằm lớn ghim sâu dưới da, bạn có thể băng khoai tây qua đêm.

6. Dấm trắng 

Bạn cho dấm vào bát, nhúng vùng bị tổn thương vào dấm khoảng 10-15 phút. Kiểm tra xem miếng dằm đã trồi ra chưa, đôi khi bạn phải chờ đến 30 phút. Nếu dằm vẫn chưa ra, bạn nhúng vùng bị thương vào nước ấm, rồi lại nhúng vào dấm trắng lần nữa. Nhớ là dấm trắng có thể khiến vết thương rát, vì thế hãy cân nhắc khi sử dụng cách này.

Đây đều là những mẹo hay và không hề gây tác dụng phụ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng và kiểm chứng độ chính xác của chúng. Nên lưu ý, hãy sát trùng và giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương để tránh viêm nhiễm.

Theo bestie
Yên Đỗ Sưu Tầm

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Cần Thơ - Thơ Sương Mai,Phổ Nhạc Phạm Anh Dũng, Hòa Âm Cao Ngọc Dung



Thơ Sương Mai
Phổ Nhạc Phạm Anh Dũng
Hòa Âm: Cao Ngọc Dung
Tiếng Hát: Thùy An

Về Nguồn



(Ảnh chụp của Tác Giả)
Phù sa ngơ ngẩn chạy ra đồng 
Gặp lá buông tay níu cội nguồn
Mây ước ao về làm sóng quẫy
Đâu ngờ khi chết cũng thành sông

Lê Đăng Mành

Tranh Vân Cẩu


Bài Xướng: Tranh Vân Cẩu

Họ quá thật tình lại dở hơi
Yêu mà đồng hóa món đồ chơi
Khi cần tha thiết câu thề hẹn
Lúc chán dư thừa cách bỏ rơi
Tiếc nhịp cầu tre đi lắc lẻo
Thương nhành lan huệ đứng chơi vơi
Nên thường lặng ngắm tranh vân cầu
Những áng mây kia một chữ đời!

Cao Linh Tử
30/11/2016
***
Bài Họa: Bức Tranh Vân Cẩu

Đời mong manh nhẹ tựa làn hơi
Biến đổi khôn lường tô vẽ chơi
Khỏa lấp cô đơn vòng tạm bợ
Phỉnh phờ sầu thảm lệ sa rơi
Đầu môi hẹn biển tình thôi lụn
Chót lưỡi thề non nghĩa đã vơi
Lặng ngắm mây trời bao ý vị
Tang thương vân cẩu bức tranh đời

Kim Phượng

Le Pêcheur - Victor Hugo - Đời Ngư Phủ


Le Pêcheur

L’homme est en mer. Depuis l’enfance matelot,
Il livre au hasard sombre une rude bataille.
Pluie ou bourrasque, il faut qu’il sorte, il faut qu’il aille,
Car les petits enfants ont faim. Il part le soir,
Quand l’eau profonde monte aux marches du musoir.
Il gouverne à lui seul sa barque à quatre voiles.
La femme est au logis, cousant les vieilles toiles,
Remaillant les filets, préparant l’hameçon,
Surveillant l’âtre où bout la soupe de poisson,
Puis priant Dieu sitôt que les cinq enfants dorment.
Lui, seul, battu des flots qui toujours se reforment,
Il s’en va dans l’abîme et s’en va dans la nuit.
Dur labeur! tout est noir, tout est froid; rien ne luit.

Victor Hugo
***
Đời Ngư Phủ

Là thủy thủ, biển với người từ nhỏ
Lăn xả mình giữa sóng gió mênh mông 
Trong tối tăm chiến đấu mãi không dừng
Với biển cả, hiểm nguy đến từng phút 

Mặc giông tố, phải xông pha mỗi lúc
Bởi bầy con nheo nhóc đói đang chờ 
Mỗi chiều về nước ngập tới chân đê
Đó là lúc thuyền ra khơi lặng lẽ 

Chỉ mình hắn, đơn côi, con thuyền lẻ
Bốn cánh buồm sóng rẽ giữa trùng khơi 
Người vợ nhà bận rộn việc không ngơi
Áo quần cũ tả tơi ngồi khâu vá 

Đan lưới rách, đôi bàn tay rệu rã!
Lưởi câu mồi cũng đã chuẩn bị xong 
Mắt trông chừng ánh lửa bếp than hồng
Nồi cháo cá gia đình đang sùng sục 

Khi bầy trẻ, năm mái đầu vừa gục
Trong bóng đêm lạnh lẽo túp lều tranh,
Nàng chấp tay lạy Chúa ban phúc lành
Thương xót kẻ độc hành trên biển vắng  

Chỉ còn hắn, một mình, một mình hắn,
Sóng điên cuồng, vực thẳm, sóng chẳng ngưng.
Vẫn phải đi, đi mãi giữa mịt mùng
Đời gian khổ, lạnh lùng không ánh sáng!

Mailoc thoát dịch
Cali 12-01-16

Tiểu sử:
Victor Marie Hugo là con trai út của vị tướng triều đình Joseph Léopold Sigisbert Hugo (1773-1828) với bà Sophie Trébuchet (1772-1821). Hai người anh lớn của ông là Abel Joseph Hugo (1798-1855) và Eugène Hugo (1800-1837). Năm 1811, Victor cùng với anh trai Eugène được gửi trọ học tại trường Collège des Nobles, Madrid. Khoảng năm 1813, ông về Paris sống với mẹ, lúc này đã chia tay cha ông và đi lại với tướng Victor Fanneau de la Horie. Tháng 9 năm 1815, ông vào trọ học tại trường Cordier. Theo Adèle Hugo, đây là khoảng thời gian mà Victor Hugo bắt đầu làm thơ. Ông tự mày mò học vần và luật. Được mẹ và anh trai ủng hộ, Victor đã tỏ rõ tham vọng lớn lao của mình khi ông viết trong nhật kí lúc mới 14 tuổi: "Tôi muốn trở thành Chateaubriand hoặc không gì cả!".
Tập thơ Odes ra mắt năm 1821 khi ông 19 tuổi, với 1500 ấn bản được tiêu thụ trong vòng 4 tháng. Vua Louis XVIII sau khi chiêm ngưỡng tác phẩm này, đã dành tặng ông một học bổng trị giá một nghìn franc một năm.
Sau khi mẹ ông mất (1821), Victor Hugo làm đám cưới với người bạn gái thời thơ ấu Adèle Foucher. Họ sinh được năm người con:
Victor Hugo có rất nhiều tình nhân, nổi bật trong số đó là mối quan hệ nồng cháy với Juliette Drouet (Julienne Gauvain). Họ gặp nhau lần đầu tiên năm 1833, năm Victor Hugo ra mắt vở kịch Lucrèce Borgia. Juliette vào vai công chúa Négroni, một vai diễn bé nhỏ nhưng để lại ấn tượng mạnh cho khán giả và nhất là cho Victor Hugo. Họ bắt đầu đi lại với nhau. Juliette trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho Victor. Juliette luôn dành cho ông một tình yêu mãnh liệt, một sự chiếm hữu lớn, một tính cách thất thường.
7 tháng 2 năm 1841, Victor Hugo được bầu vào Viện Hàn Lâm Pháp, sau bốn lần thất bại.
Mùa hè năm 1843, ông cùng Juliette đi nghỉ. Tại một quán cà phê ở Rochefort, ông tình cờ nhận được tin dữ thông qua một bài báo: Léopoldine-con gái ông và chồng bị chết đuối trên sông Seine ở vùng Villequier. Sự kiện này đã chấn động dữ dội Victor Hugo.
Năm 1845, Hugo bắt đầu đi vào chính trị. Năm 1848, ông được bầu làm nghị sĩ hội đồng lập hiến. Ông lên án cuộc đảo chính ngày 2 tháng 12 năm 1851 của hoàng tử Louis-Napoléon (cháu của Napoléon Bonaparte). Ngay lập tức, Victor Hugo bị buộc đi đày ở Bỉ, sau đó là đảo Jersey và Guernesey.
Trong khoảng thời gian sống lưu vong, Hugo vẫn không ngừng sáng tác. Ông cho ra đời các tập thơ: les Châtiments (1853), les Contemplations (1856) và hoàn thành tiểu thuyết les Misérables (1862) - tác phẩm được công chúng đón nhận nồng nhiệt.
Sau khi nền cộng hòa Pháp được thiết lập năm 1870, Victor Hugo trở về Paris.
Ngày 8 tháng 2 năm 1871, ông được bầu vào quốc hội Pháp.
Năm 1876, ông được bầu làm thượng nghị sĩ. Những tham luận đầu tiên của ông hướng đến sự ân xá cho các chiến sĩ công xã Paris.
Ngày 22 tháng 5 năm 1885, Victor Hugo qua đời vì sung huyết phổi. Hai triệu người dân đã đưa tiễn ông đến điện Panthéon.

Việt Nam Ngày Tôi Trở Lại 2016


Thế là Uyển Diễm lại sắp xếp cho tôi một ngày trở về Việt Nam, vui ít buồn nhiều. Vui vì được gặp lại thân bằng quyến thuộc, buồn vì quê hương vẫn nghèo nàn lạc hậu, và rất nhiều người muốn rời bỏ đất nước ra đi tìm nguồn sống.
1.
*Đà Lạt: 

Hai ngày trên Đà Lạt, có lẽ là thời gian tôi buồn nhất. 
“Trở về nơi xưa thêm bao tình thương”, câu hát ấy trong một bài nhạc nhạc xưa không đúng với tâm trạng tôi khi trở về chốn cũ. 

Đà Lạt trước năm 1975 như một thành phố Âu Châu xinh đẹp nằm giữa một khu rừng nhiệt đới. Đà lạt đẹp. Đà Lạt thơ mộng. Đà Lạt những buổi sáng sương mù đưa nhau xuống phố mà trong lòng ngây ngất cơn say. Đà Lạt những tối mùa đông, tay em trốn lạnh trong túi áo anh. Chúng ta bước chầm chậm bên những vườn hoa thơm ngát, giữa tiếng chuông ngân nga từ lưng đồi đổ xuống. 
Nói tới Đà Lạt không thể không nhắc tới dã quỳ. Dã quỳ còn vài tên khác nữa là hoa hướng dương, sơn cúc. Vào mùa dã quỳ trổ rộ, những con đường dẫn tới Đà Lạ, những con đường trong lòng Đà Lạt, những triền núi…vàng rực một màu dã quỳ.

Trở lại những lối đi quanh đèo lên dốc về 
Nhìn lại những mái rêu xanh
Nghiêng vai lạnh kề
Thở lại mùi hương 
Bay đầy thinh không 
Của tình dồn kiếp 
Đã hóa thân chia ra 
Một loài hướng dương 

Vâng, hoa Đà Lạt có phải là hồn của những mối tình đã hóa thân chăng? 
Đà Lạt trong trí nhớ của nhiều người xa xứ là một thành phố thơ mộng, vì cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, một chút lạnh lẽo, một chút sương mù. Rừng Ái Ân, hồ Than Thở, cái cách người ta đặt tên cho rừng, cho hồ ấy, không thơ mộng sao? 

Cái lạnh ở Đà Lạt không buốt giá mà là một cái lạnh mát. Cái nhỏ bé của Đà Lạt, làm cho Đà Lạt có một vẻ gì đó, tựa như nằm lọt trong chiếc nôi của núi rừng bao quanh. Và cái lạnh dường như muốn ru người ta lại gần nhau hơn. Có lẽ vì thế, trước 1975 người ta cho rằng Đà Lạt là nơi lý tưởng để hưởng tuần trăng mật vậy.

Giờ đây, Đà Lạt hoàn toàn thay đổi, từ khí khậu, khung cảnh đến con người. Không còn thơ mộng, thanh lịch. Đà Lạt, nơi đã từng được ví như một thành phố Âu châu xinh đẹp lịch sự hoàn toàn biến mất. Bây giờ cây cối bị đốn chặt, lá như bớt màu xanh, nhà cửa mọc lên như nấm. Người đông, áo quần lam lũ, ngoài đường xe cộ chật cứng. Cũng vì thế mà Đà Lạt không còn lạnh nữa. 
Vì khí hậu không lạnh nên Đà Lạt không còn nét đẹp xưa. Tìm đâu thấy một bóng “khăn san bay lả lơi trên vai ai” của các thiếu nữ xinh tươi má hồng đào đỏ au, đi bên nhau nhẹ cười rúc rích. Những ngày chủ nhật, những nàng thiếu nữ học sinh trường Bùi Thị Xuân , e lệ sánh vai cùng chàng sinh viên Võ Bị, hay Chiến Tranh Chính Trị mặc quân phục trang trọng, buổi sáng chủ nhật dạo phố, dạo quanh hồ Xuân Hương …


Nước mặt hồ vẫn phẳng lặng, êm đềm. Vẫn có những chiếc Pedalo đậu bến, nhưng không thấy bóng một chiếc nào chạy lòng vòng trên sóng nước. Thiếu tiếng cười vang vọng, thiếu giọng nói của du khách reo vui. Không còn áo manto, áo dạ áo len mầu quanh bờ hồ. Chỉ thấy những chiếc áo lạnh thô sơ khoác trên thân hình khô cằn, gương mặt xạm đen. Chỉ thấy cỏ khô, lá úa rụng đầy. Và nước mặt hồ vẫn lăn tăn gợn sóng như lặng lẽ đợi những chiếc Pedalo khơi dậy âm thanh lao xao, khua động một thuở nào…
Chung quanh hồ, chi chít là hàng quán, ghế ngồi, bia rượu say sưa, người dạo chơi thì quần áo mặc lôi thôi. Ôi, buồn làm sao khi nhìn thấy một Đà Lạt thanh lịch ngày nào, nay đã biến thành một Đà Lạt lam lũ, nghèo nàn, lạc hậu! Một Đà Lạt trong trí tưởng mà giờ đây là một Đà Lạt : không gian, khí hậu, con người thay đổi hoàn toàn. Trong lòng tôi trào dâng một niềm đau, một nỗi chua xót ngậm ngùi.

Tôi và Uyển Diễm ở trong căn phòng cũ của ngôi nhà xưa đường Trần Hưng Đạo, nay là một trong một chuỗi khách sạn mang tên Dalat CaDaSa Resort của nhà nước. Căn phòng xưa của vợ chồng tôi vốn đã rộng nay càng mênh mộng, lạnh lẽo vô cùng. Một đêm thao thức.

Nơi đây như không có một sinh khí. Trống vắng, lạnh lùng. Thường chỉ có tiếp đón phái đoàn của “Nhà nước” đến tham quan du lịch, không có du khách vì giá phòng quá đắt. Toàn bộ ngôi nhà như không thay đổi, hình như họ muốn giữ y nguyên. Ngay cả những vết sơn, vết nứt trên tường, dưới sàn gỗ. Tôi còn nhớ sàn nơi phòng ngủ vào phòng tắm, hơi cao một chút, nếu không để ý có thể bước hụt. 
Cho nên ngày ấy nhà tôi đã để một tấm thảm nhỏ dầy cho bằng phẳng. Nay tấm thảm đã mất. Hai chiếc ghế gỗ có chỗ dựa lưng màu nâu xậm kê ngoài balcon vẫn còn, nhưng cũng đã phai màu cùng năm tháng…

Ở đó, tôi không thể nào quên những cơn mưa phùn làm ướt những con dốc nhỏ, Đôi khi người ta phải nắm tay nhau đi khỏi ngã. Ở đó có những cơn gió thơm nức mùi nhựa thông. Ở đó, có lúc người ta tưởng chừng như mình đang đi trong hơi thở của núi rừng. 

Và cũng ở đó, có một thời chiến tranh đã qua đi, và tôi có những ngày thật đen tối:
“Mặt trời không mọc ở phía Đông, Không mọc ở phía Tây” Đó là ngày: “Người yêu dấu của tôi đã chết” như một bài thơ nào đó đã ghi lại.


Vâng, Đà Lạt đẹp và hình như vẫn còn đang ngơ ngác vì những tang tóc chưa xong, lại phải cố thích hợp với những thay đổi bão bùng vừa tới. Nhưng dù sao, đó vẫn là nơi anh đã cho em biết thế nào là những ngọt ngào của tình ái gần và đắng cay lúc xa. 
Cũng ở đó, chúng ta đã có tất cả. Và cùng ý nghĩa ấy, khi không còn nhau nữa, chúng ta đã mất hết. Nhưng rất may, anh còn để lại cho em một giọt máu: Nguyễn Quang Uyển Diễm.

Đà Lạt có thêm cư dân mới, nhưng cũng mất đi một số người đi. Đà Lạt có già hơn 100 tuổi nhưng Đà lạt vẫn đẹp và trẻ lại bằng thế hệ mới lớn. Biến cố 1975 vẫn còn như một vết thương khó lành. Những người cũ bỏ đi. Những người mới vừa tới. Đà Lạt hình như vẫn ngơ ngác, chưa hoàn toàn thích hợp với hoàn cảnh. Đà Lạt vẫn thơm trong gió thông, vẫn xanh mướt những rừng cà phê, vẫn ngọt những miếng khoai mật. Hoa dã quỳ vẫn nở vàng những lối đi quen, như mỉm cười trong nắng gió. Nhắc nhở người xa hãy nhớ. Đừng quên có mắt ai trong đuôi lá xanh. Lấp lánh….để cành ngẩn ngơ. Hồ Xuân Hương vẫn là tấm gương để Đà Lạt tự soi lấy mình. Và bằng đôi mắt trong tâm tưởng, em vẫn nhìn thấy anh trong đó. 


Những thác Cam Ly, rừng Ái Ân, hồ Than Thở…những tên gọi không ngớt mang âm hưởng của những hồi chuông ngân nga, nhắc lại cho tôi một thời hạnh phúc.

Nhưng tôi cùng Uyển Diễm hôm nay đã trở về, tìm được sự ấm áp trong không gian phòng trà Căn Nhà Xưa của ca sĩ Thu Minh. 
Phòng trà tọa lạc dưới một con dốc nhỏ gần khu chợ Đà Lạt. Người ca sĩ chủ nhân này có mái tóc dài buông xõa trên vai . Một dáng dấp rất sinh viên. Những sợi tóc mây ôm nhẹ nhàng gương mặt hiền hòa. Một vẻ đẹp tự nhiên không phấn son trang điểm. Thu Minh thanh thoát ôm cây ghi ta, những ngón tay thon lướt trên hàng phím, âm thanh réo rắt. Một bài hát của Trịnh Công Sơn vang lên trong tôi như gợi nhớ một Quán Văn năm xưa trong khuôn viên Đại Học Văn Khoa Saigon đường Tạ Thu Thâu. 
Thu Minh với dáng dấp và giọng hát rất sinh viên. Phòng trà Căn Nhà Xưa vào mỗi buổi tối là nơi hẹn hò của những tâm hồn yêu nhạc xưa, loại nhạc vàng, nhạc tiền chiến. Họ đến và hát cho nhau nghe với một cây ghi ta, piano, và dàn trống. Một không gian xinh xắn, đẹp một cách nghệ thuật và ấm cúng, do chính nữ chủ nhân tự tay thiết kế, trang trí bằng những trái thông khô. Không gian ấm cúng huyền ảo này đã cho tôi tìm thấy một chút thương yêu, gần gũi của một Đà Lạt thuở nào tuổi thanh xuân. 

Vâng, Đà Lạt vẫn âm vang những bài hát cũ, nhất là những bài hát viết ra từ Đà Lạt, hát công khai, hát hết mình, hát như những người đã từng sống trong kỷ niệm.
Nhiều nhạc sĩ viết nên những ca khúc bất hủ. Nay đã chết. Một trong những người viết ra những bài hát ấy, nay cũng không còn nữa: Lê Uyên Phương.

Em lên ngày mai 
Đường gió trăng cài 
Mong em từng giây
Rộn ràng như ngây 
Ô hay mùa Đông mà xuân đến lâng lâng 
Ô hay mùa Đông 
mà mà mai đã lên bông 
Vì gót chân in dấu ân tình 
Hoa lá ngỡ như mùa xuân 
Mùa xuân ái ân

Bích Huyền


Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Thơ Tranh: Bình Minh


Thơ:Song Quang
Thơ Tranh: Kim Oanh

Tuổi Xuân Chiều



Ngày qua ngẫm lại tuổi xuân chiều
Cảm khái ân nồng đạt bấy nhiêu
Ngắm đóa hoa xòe khoe sắc thẳm
Nhìn con bướm đỗ ngộ thương nhiều
Đường mây ảnh tạo màu gom nắng
Cánh gió ngàn đưa tiếng vọng tiêu
Trỗi khúc ca trầm hương điệu mới
Hoàng hôn niệm tưởng đến bao điều!

Mai Thắng
20161207
Ảnh chụp của tác giả

Thư Họp Mặt Cựu Giáo Chức&Học Sinh Trường Kỹ Thuật Vĩnh Long



Hoạ Hạn Vận : Đề 1(Đông Cô Đơn)


1/ Đầu Đề:
Một chạp là tiết mùa đông
Mưa phùn đêm vắng trong lòng lạnh thay
(Ca Dao)
2/ Các Vần được qui định theo thứ tự:
     Ngân, Trần, Nhân, Xuân, Lân.

Các Bài Hoạ Hạn Vận:
Đông Cô Đơn

Khắc khoải đêm dài lặng bến Ngân
Tình ơi mòn mỏi chốn dương trần
Mưa phùn lất phất ngoài song cửa
Đông tiết lạnh lùng vắng cố nhân
Chờ đợi vòng tay mùa gió bấc
Giấc hồng tìm lại hạt mưa xuân
Trách đời năm tháng sầu ly biệt
Mờ mịt phủ dày sương khói lân

Quên Đi
***
Chiều Đông

Chuông chiều xóm nhỏ vẳng xa ngân 
Từng bước tâm tư lắng bụi trần .
Đất khách lạnh lùng đời lử thứ
Mùa đông thấm thía kiếp chinh nhân .
Mưa phùn trong gió chao cánh nhạn
Đêm vắng bên trời tiếc tuổi xuân .
Sao cứ ôm sầu vương vấn mãi ?
Ai người đồng bệnh để tương lân !

Mailoc
Cali 12-2-16
***
Đêm Đông

Đêm đông quạnh quẽ ngắm sông Ngân,
Thổn thức thương ai chán cõi trần...
Bệnh tật, cao niên, hồn chín suối.
Ai người tri kỷ kẻ tha nhân...
Mưa phùn lạnh lẽo đây thương bạn,
Gió bấc khô môi đấy nhớ xuân...
Đêm vắng chong đèn buồn lữ thứ,
Cố nhân ! Đành tạm biệt thôn lân !

Mai Xuân Thanh
***
Đất Mỹ Chiều Đông

Chiều đông đất Mỹ chẳng chuông ngân,
Rét mướt mưa tuôn sạch bụi trần.
Vắng ngắt buồn vương lòng viễn xứ,
Quạnh hiu sầu sát hữu tình nhân.
Cô đơn đất lạ nào mong Tết,
Vò vỏ quê người chẳng đợi Xuân.
Rả rít mưa chiều đông thắm lạnh,
Nào người  tri ngộ đãi tương lân !?

Đỗ Chiêu Đức
***
Đêm Đông Đời Viễn Xứ                       

Giáo đường đêm vắng tiếng chuông ngân                         
Tục lụy còn vương gót cõi trần                         
Đông đến đã cạn dòng "thơ thẩn"                         
Thu tàn mất hứng kiếp thi nhân                         
Cô phòng bấc lạnh người xa xứ                         
Đất khách mong chờ giấc mộng xuân                         
Ước vọng mỏi mòn ngày tháng lụn                         
Biết tìm đâu được kẻ đồng lân !                

Song Quang
***
Hoài Đông

Đêm đông thăm thẳm dãy sông Ngân
Neo chiếc thuyền con buộc khách trần
Xao động lâng lâng hồn viễn xứ
Dịu dàng thỏ thẻ lời tình nhân
Mịt mù gió bấc buông rèm mộng
Lất phất mưa phùn mơ giấc xuân
Dù cách hai phương lòng buốt giá
Chung trao nồng ấm bệnh tương lân 

Kim Phượng
***
Các Bài Hoạ Tá Vận:
Kiến Kỳ Lân

Ví dầu dùi gỗ  gõ chuông ngân
Đánh thức nhân gian tỉnh mộng trần
Tục khách dữ lành luôn hái quả
Tâm hồn sáng tối bởi gieo nhân
Nếu không gắng sức vào đông chí
Thì chẳng được mùa lúc lập xuân
Đen đỏ do mình chiêu cảm tất
Thái bình rồi sẽ kiến kỳ lân !

Cao Linh Tử 
3/12/2016
***
Nỗi Buồn Năm Tháng

Đã đi gần hết quãng đường trần
Rệu rã tâm hồn, mỏi xác thân
Nhà vắng xót xa đời thiếu phụ
Dặm dài nhòa nhạt bóng chinh nhân
Thu vàng, luyến tiếc khung trời hạ
Đông xám, mong chờ tia nắng xuân
Ngày vẫn dần trôi trong quạnh quẽ
Không người chia sẻ mối tương lân

Phương Hà
***
Chiều Viễn Xứ
 

Chiều xa khắc khoải vọng chuông ngân
Xót kiếp người trôi nổi bước trần
Viễn xứ lạc loài chân lãng tử
Ly hương mòn mỏi gót tha nhân
Ngày buồn mộng tưởng thương tình Phượng
Đêm vắng mơ hồ tiếc dáng Xuân
Biết đến bao giờ qua lối cũ
Bàng hoàng tương ngộ giữa thôn lân.


Trần Thị Kim Dung 


Lần Họp Mặt Khó Quên Trong Đời

(Lê Thị Tuyết Hoa)

Sau bao nhiêu năm tâm huyết với nghề nghiệp rồi cũng đến ngày chúng ta nghỉ hưu. Điều đó có nghĩa là tất cả những gì tinh túy nhất của một thời tuổi trẻ của mỗi một người đã được cống hiến, thể hiện, trải nghiệm ở đỉnh cao và chúng ta đang bước sang một thời kỳ mới đó là tuổi già với bao nhiêu sự lão hóa. Có nhiều từ ngữ để nói đến tuổi già. Trong số đó tôi vẫn thích dùng cụm từ nghe có vẽ nhẹ nhàng, dễ chịu và dịu dàng hơn, đó là « tuổi heo may » mà có lẽ đa số phụ nữ đều thích hơn vì tâm lý tránh nói đến nỗi sợ « già và xấu» (tôi nói như thế không biết có đúng không các anh, chị?). 

Khi về hưu, cuộc sống và sinh hoạt của mỗi người có vẻ an nhàn, tự tại, làm những gì mình thích, sẽ có một sự hụt hẫng nào đó lúc đầu vì ít có dịp lui tới chỗ làm gặp gỡ đồng nghiệp, nhưng tất cả đã nhanh chóng hoà nhập và chọn cho riêng mình một cách thư giãn và nguồn vui và xem đó là một trong những lẽ sống cho đến cuối đời. Có anh, chị thích hướng nội thì ở nhà chăm sóc nhà cửa, con cháu và thư giãn riêng tại nhà: nuôi chim, gà vịt, chăm sóc vườn rau, cây cảnh...Nhiều anh, chị chuộng hướng ngoại một chút và có điều kiện kinh tế và sức khoẻ thì gặp gỡ, họp mặt bàn bè tại quán cà phê hay du lịch trong và ngoài nước. Tất cả đều mong muốn sống những ngày còn lại vui, khoẻ, đạo đức và có ích. 

Một trong những điều hạnh phúc nhất của mỗi người trong cuộc đời là được thấu hiểu, cảm thông, yêu thương và chia sẻ trong gia đình và ngoài xã hôi. Với niềm khát khao đó, nhiều anh chị đã tìm đến và tổ chức những buổi họp mặt mà tôi cho đó là « đầy tính nhân văn và cội nguồn ». Đó là lý do mà lần đầu tôi có mặt trong lần họp mặt của cựu học sinh Tống Phước Hiệp lần 8 của khóa 62-69 vào sáng Chủ Nhật 11/12/16 tại nhà hàng Thiên Tân, sau khi dự xong tôi đã ngồi hằng giờ cho tâm tư lắng đọng để viết lại những điều tôi đã nghe thấy với tất cả tâm tình của một đàn em rất ngưỡng mộ các anh, chị mình đã làm được cho con, cháu sau này noi theo. 
Bài viết của tôi hơi dài dòng và không hay như một cây bút chuyên nghiệp, nhưng tôi xin được phép thể hiện hết được những gì tôi cảm nhận trong lần họp mặt này, nếu không thì tôi thật sự tiếc. Mong các anh, chị thông cảm và bỏ qua cho. 


Sáng nay cơn mưa muộn chợt đến, những giọt mưa lất phất như còn tiếc nuối chút hương cuối mùa. Tiết trời giao mùa se se lạnh, tạo cho tôi thêm một chút nao nao về lần dự họp mặt đầu tiên này, vì tôi và nhỏ bạn thân Ngọc Hải là khoá 76 đàn em, một thoáng ngỡ ngàng rồi cũng quen dần. 
Khi tôi đến nơi các anh, chị có mặt khá đầy đủ. Hai đứa chúng tôi nhanh chóng hoà nhập vì anh, chị rất hoà đồng và thân thiện. Mới gặp vậy mà chúng tôi đã thấy thân và « kết » nhau rồi làm mấy «pô» hình xếp dẻo. Đến gần 11g chiếc xe Taxi rước 2 thầy đến nơi, đó là thầy Lê Quang Liêm và thầy Hồ Ngọc Thuận, thầy Lê Tương Ứng năm nay không đến dự được vì thầy yếu hơn năm rồi.

Chương trình bắt đầu rất dí dỏm của anh Hữu Đức và hai chị Tuyết Nga, Xuân Mai dễ mến, các anh chị là sợi chỉ xuyên suốt dẫn dắt chương trình sinh động và liên tục. Anh Đức giới thiệu đại biểu là 2 thầy và các bạn và đây cũng là một trong những phần sôi động nhất sáng nay vì khi xướng danh một bạn nào với tài hóm hỉnh của anh, anh cũng cố hết sức tìm những nét nổi bật riêng của bạn đó để giới thiệu, mỗi lần như thế anh đã hứng rất nhiều « gạch đá » của mọi người nhất là của các chị với những cái vỗ vai, ngắt véo rất đáng yêu(chắc không hề mất miếng thịt nào đâu, phải không anh Đức?).

Buổi họp mặt có khoảng gần 50 người kể cả đại biểu. Nhiều anh, chị ở nước ngoài nhưng hàng năm vẫn sắp xếp thời gian và công việc để về vui ngày gặp gỡ. Sau đó là phần trao quà và chụp hình lưu niệm với hai thầy. Lúc này đã hơn 11g, chúng tôi nhập tiệc vừa thưởng thức món ăn ngon vừa có dịp lắng nghe những lời ca, tiếng hát ngọt ngào, truyền cảm của các anh, chị vượt qua tuổi già và những bồn bề trong cuộc sống. Phòng họp ấm hẳn và rộn ràng hơn vì tình thân. Nhiều anh chị rất phấn chấn và hát đến 2 bài. Thế mới biết tuổi già đâu thua gì bọn trẻ, gừng càng già càng cay mà. Một chị ở Sài Gòn đã ấp ủ, sáng tác một bài thơ từ mấy ngày trước và chị đọc tặng mà tôi đã quên xin chị bài thơ đó để đăng lên trang nhà, thật là đáng tiếc, bài thơ rất hay và hợp với tuổi của mình.

Giờ phút này bạn bè có dịp ôn lại kỷ niệm thời học sinh xa xưa,hỏi thăm nhau, tâm tình bao nhiêu là chuyện, từ chuyện gia đình, con cháu, sức khỏe ....câu chuyện cứ tiếp nối làm phòng họp ấm cúng hơn, xua tan cái se lạnh của những ngày chớm đông. Tôi hiểu nhiều hơn về đàn anh, đàn chị của mình. Một anh đã tâm sự với tôi: tôi học lớp C, bạn bè nam của tôi chết hết rồi, chỉ còn mình tôi thôi, hổng biết chừng nào « rụng nữa đây » nghe mà thương cho anh và xót xa cho những người bạn nay, đã không còn đồng hành với anh đến đây nữa. Tôi nói với anh rằng: đời là vô thường, không ai biết trước được ngày mai, anh cứ vui hôm nay đi, năm sau mình tính tiếp nha anh. Còn nhiều, nhiều những nỗi niềm của những người ở xa, ở hải ngoại chưa truyền tải hết cho bạn của mình nhưng vẫn từng giờ phút nghĩ đến và trong chờ đọc tin bài về sự kiện hôm nay trên trang nhà. 

Sau hơn hai tiếng đồng hồ, lúc khoảng 13g 30 chúng tôi cũng đành phải nói lời chia tay trong lưu luyến dù còn nhiều điều chưa nói hết và hẹn lần gặp năm sau đông đủ. 
Tôi ra về phấn chấn vì vừa được hít thở những hương tình thân ái và nhiều suy nghĩ ngổn ngang 


Tôi nghĩ về ý tưởng, kế hoạch sắp xếp, chương trình của buổi họp mặt này. 
Muốn làm được như thế không dễ dàng gì. Điều kiện ắt có và đủ, theo tôi, phải có một Ban Liên Lạc, cụ thể là những người đủ sức, đủ tài và tín nhiệm của tập thể làm người « khơi nguồn, giữ lửa và kết nối bạn bè» cùng với sự kết hợp công sức của các bạn từ khâu chọn món ăn ngon .....Các anh , chị đã tổ chức được 8 lần, điều đó chứng tỏ là một bề dầy kinh nghiệm mà anh Đức, anh Khải (Hoàng), Anh Khai, Chị Thơ, Chị Điệp Lê, Chị Xuân Mai, chị Tuyết Nga, Chị Bạch Tuyết và các bạn đã rút kinh nghiệm để những lần sau chu đáo hơn. Hai điều tôi thán phục hơn nữa: 

Một là: khi thầy đến và về anh Đức đã mời chúng tôi đứng dậy để đón và tiễn thầy 
Hai là: có phần báo cáo tài chính minh bạch của những lần thu chi trong những năm qua và năm nay có sự đóng góp của các anh, chị ở nước ngoài, trong nước và những người tham dự. Sau khi tính toán tất cả các khoảng chi phí, các anh, chị đã trích một phần quỹ để hỗ trợ những người bệnh và có hoàn cảnh khó khăn. 
Đó là nét đẹp tôn kính thầy cô và tình tương thân tương ái trong văn hóa ưu việt của người Việt Nam. 
Ở tuổi xế chiều, không ai tránh khỏi bệnh tật.Tôi chạnh nhớ đến những người triền miên trong bệnh tật: bị tai biến liệt nửa người, còn đi lại được, hay nằm một chỗ, hoặc sống đời sống thực vật, thật là đau khổ cho bản thân và gia đình. Nhưng dù có bệnh tật bao nhiêu, cũng có lúc khỏe làm những gì mình thích, nghĩ về nhau và đến với nhau để hàn huyên và uống một ly trà, một tách cà phê, còn gặp nhau là một phúc duyên và tình thân rồi vậy

Để thay lời kết, tôi xin kính chúc sức khỏe các anh, chị trong và ngoài nước, cám ơn tất cả đã cho tôi một buổi sáng đầu đông ấm cúng, thú vị. 
Trân trọng kính chào và mong có dịp trao đổi và gặp gỡ.

Lê Thị Tuyết Hoa ( Uyên Thị Vũ Tuyết Hoa)
Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp NK 76

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Họp Mặt Lần 8 CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 - Phần 1

Theo thông lệ hằng năm, năm nay ngày 11/12/2016 Các Cựu Học Sinh trường Trung Học Tống Phước Hiêp NK 62-69 chúng tôi họp mặt lần thứ 8 tại nhà Hàng Thiên Tân vào Lúc 10 giờ.

Do Thầy Ứng và Thầy Quý Bệnh không thể đến dự, chúng tôi có sắp xếp đại diện thăm hai Thầy sau khi tiệc kết thúc.
Trong lần họp mặt này, Chúng tôi rất vui khi có sự tham dự của Trần Ngọc Tuyến, CHS Nguyễn Thông, hai em Lê Thị Tuyết Hoa, Lương Ngọc Hải CHS Tống Phước Hiệp NK 76.
Tổng số tham dự là 45

Do năm nay hội trường tổ chức hơi nhỏ, chúng tôi không thể chụp ảnh chung tất cả, nên phải chia ra nam nữ chụp riêng.
Ảnh kỷ niệm Thầy và Các Chị
Ảnh kỷ niệm Thầy và Các Anh
 Trường, Bạch Tuyết, Ngọc Hoa, Lệ Tuyết, Hạnh 49, Hồng.
Nam:  Đức, Khoa, Huệ, Định.
Nữ: Điệp Lê, Thơ, Nường.
Định, Ngọc Hải,Tuyết Hoa, Đức, Khải, Điệp Lê, Khoa, Thới, Danh, Huệ.
Tuyết Hoa, Nhung, Tước,Tuyết Nga, Mui, Hiền, Ngọc Hoa. 
Lệ Tuyết, Ngọc Hoa, Tuyết Hoa, Bạch Tuyết, Điệp Lê, Tước, Ngọc Hải, Sương.
Cẩm, Nhung, Tuyết Hoa, Đức, Ngọc Hoa, Tuyết Nga, Ngọc Hải,Mui, Hiền,Thơ, Tước, Sương.

Đức và Vân đứng phía sau.
Vân, Ngọc Hải, Cẩm, Tước, Mẫn, Bạch Tuyết,Tuyết Hoa, Mui, Tuyết Nga, Hiền, Thơ,Sương.
Nhân vật Chính trong Ban Tổ Chức: Xuân Mai, Thơ, Điệp Lê, Tuyết Nga.
Tặng Quà cho Thầy.

Hình Ảnh: Huỳnh Hữu Đức

Mời xem tiếp nhấp vào Links:

1/ Phần 1: Họp Mặt Lần 8 CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 - Phần 1
2/Phần2: Họp Mặt Lần 8 CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 - Phần 2
3/ Phần 3: Họp Mặt Lần 8 CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 - Phần 3
4/ Phần Cuối: Họp Mặt Lần 8 CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 - Phần Cuối

Họp Mặt Lần 8 CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 - Phần 2


Thơ, Điệp Lê, Chí Thanh, Sương, Sanh.
 Tước, Điệp Lê, Khải (Dương).
Huệ, Em, An, Định, Thới. 
Danh, Tuyến, Khoa, Lộc, Huệ.
Phụng Mẫn, Trường, Xuân, Khai.
Vân, Thầy Thuận, Thầy Liêm, Phụng, Mẫn.
Mui, Hiền, Nường, Lệ Tuyết.
Ngọc Hải, Tuyết Hoa.
Hồng, Mai, Nhung, Thảo. 
Nhung, Thảo, Hoàng, Ánh. 
Ánh, Nhiều, Hạnh 49, Cẩm, Phỉ. 


Hình ảnh: Huỳnh Hữu Đức

Mời xem tiếp nhấp vào Links:

1/ Phần 1: Họp Mặt Lần 8 CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 - Phần 1
2/Phần2: Họp Mặt Lần 8 CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 - Phần 2
3/ Phần 3: Họp Mặt Lần 8 CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 - Phần 3
4/ Phần Cuối: Họp Mặt Lần 8 CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 - Phần Cuối