tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021
Patience (Rabindranath Tagore) - Kiên Nhẫn (Lộc Bắc)
If thou speakest not I will fill my heart with thy silence and endure it.
I will keep still and wait like the night with starry vigil
and its head bent low with patience.
The morning will surely come, the darkness will vanish,
and thy voice pour down in golden streams breaking through the sky.
Then thy words will take wing in songs from every one of my birds' nests,
and thy melodies will break forth in flowers in all my forest groves.
Bài Dịch:
Kiên Nhẫn
Nếu em chẳng hé một lời
Anh đem im lặng lấp nơi tim mình
Tháng năm chịu đựng lặng thinh
Tối khuya sao giữ, đêm trinh cúi đầu
Bình minh rồi sẽ đến mau
Bóng đêm tan biến, em trào suối yêu
Suối vàng lan tỏa những chiều
Bầu trời lấp lánh sao nhiều bao la
Lời em chắp lại bài ca
Bầy chim anh dưỡng cánh đà vút cao
Lời thơ em hát ngọt ngào
Biến thành hoa nở lao xao cây rừng!
Lộc Bắc
Jui21
Ngôn Từ "Hoàng Hoa" Trong Thi Văn Cổ Điển
Hoàng hoa nghĩa là hoa vàng, thường dùng để ám chỉ Hoa Cúc. Tuy nhiên trong thi văn cổ điển của nước Việt, ngôn từ "Hoàng Hoa" còn có 2 nghĩa khác.
(1)
Trong Chinh Phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn có câu:
Tối khổ thị liên niên tử tác nhân
Tối khổ thị thiên lý hoàng hoa thú
Đoàn Thị Điểm dịch:
Xót người lần lữa ải xa
Xót người nương chốn hoàng hoa dặm dài
Giải thích ngôn từ "Hoàng Hoa":
Mỗi năm tới tháng 9 (mùa thu) là hoa cúc nở thì lính đi thú và đến tháng 9 năm sau thì trở về. Vì thế nên gọi lính đi thú ở chốn Hoàng Hoa hay vào thời Hoàng hoa.
(2)
Trong Kinh Thi có 5 bài thơ "Hoàng Hoàng Giả Hoa" tả người chinh phu đi khắp nơi để tìm hiểu trong thiên hạ.
Hoàng hoàng giả hoa Những đóa hoa non tươi rực rỡ
Vu bỉ nguyên thấp Gò trũng kia đua nở khắp nơi
Tuy tuy chinh phu Chinh phu rong ruổi bao người
Mỗi hoài mỹ cập. Việc lo chẳng kịp lòng thời xốn xang.
Ngã mã duy cu Kéo xe ta ngựa câu dũng mãnh
Lục bí như nhu Sáu dây cương lấp lánh chói lòa
Tải trì tải khu Lướt mau chạy gấp ra xa
Ngã mã duy kỳ Sắc xanh đen ngựa kỳ vút chạy
Lục bí như ti Sáu dây cương mềm mại như tơ
Tải trì tải khu Lướt mau chạy gấp xa mờ
Ngã mã duy lạc Ngựa lạc ta bờm đen mình trắng
Lục bí ốc nhược Sáu dây cương bóng láng chói lòa
Tải trì tải khu Lướt mau chạy gấp ra xa
Ngã mã duy nhân Ngựa ân ta trắng chen đốm sặm
Lục bí ký quân Sáu dây cương thấy nắm điều hòa
Tải trì tải khu Lướt mau chạy gấp ra xa
Từ đó, ngôn từ "Hoàng Hoa" được dùng để công việc của sứ giả.
Bài thơ của Trùng Quang đế tặng Nguyễn Biểu khi sai ông đi sứ sang gặp Trương Phụ đã dùng ngôn từ nầy với ngụ ý như vậy.
Tặng Nguyễn Biểu Đi Sứ (Xướng)
Mấy vần thơ cũ ngợi hoàng hoa
Trịnh trọng rày nhân dắng khúc ca
Chiếu phượng mười hàng tơ cặn kẽ
Vó câu ngàn dặm tuyết xông pha
Tang bồng đã bấm lòng khi trẻ
Khương quế thêm cay tính tuổi già
Việc nước một mai công ngõ vẹn
Gác Lân danh tiếng dọi đâu xa. (*)
(Vua Trùng Quang Đế Trần Quí Khoách)
(*) Chú thích:
Kỳ Lân Các nơi vua Hán Quang Vũ Đế nhà Đông Hán treo hình của 24 công thần.
Từ Tạ Vua Trùng Quang (Họa)
(Nguyễn Biểu)
Ngô Thì Nhậm cũng dùng ngôn từ "Hoàng Hoa" để tiễn bạn mình làm sứ giả đi sứ sang Trung Quốc. Ông còn nhắc xuất xứ của ngôn từ "Hoàng Hoa" là từ Kinh Thi.
Tống Hữu Bác Sứ
***
Tiễn Bạn Đi Sứ Phương Bắc
(Đào Phương Bình dịch)
(*) Chú thích:
Trong bài Hoàng hoàng giả hoa của Kinh Thi thuộc Phú (theo Chu Hi) có câu "Chu viên tư tuân" (Thăm hỏi khắp nơi).
Tinh thiều: ám chỉ xe của sứ giả.
Bồ Bản = kinh đô của vua Thuấn, ngày nay thuộc h. Thủy Tế, Sơn Tây.
Bắc Bồ Bản: ám chỉ Yên Kinh, kinh đô của nhà Thanh (thời ông Ngô Thì Nhậm). Ngày nay là Bắc Kinh, Hà Bắc.
Động Đình hồ ở Hà Nam (Trung Quốc), nơi có nhiều cảnh đẹp thường được sứ giả ngoại quốc đến thăm.
Ông Ngô Thì Nhậm còn gom lại tất cả những bài thơ của ông làm trong những lần đi sứ (ở Trung Quốc) vào một tập thơ mang tựa đề là Hoàng Hoa đồ phả.
Bs Phan Thượng Hải biên soạn
Giòng Sông Và Chiếc Cầu
(Cảm tác Le Pont Mirabeau/G.Apollinaire)
Nhìn theo giòng nước trôi đi
Lẻ loi tiếc nhớ mối tình đã qua
Ngăn sao ánh mắt lệ nhoà
Dấu xưa kỷ niệm vỡ oà trong tim_
1/
Trao anh một trái tim hồng
Tình anh chảy mất như giòng sông Seine
Cầu Mirabeau vững bền
Mãi là biểu hiện tình em nồng nàn
Cho em một khối tình chân
Tình em trôi giạt dưới cầu biệt tăm
Mirabeau vững ngàn năm
Giòng sông Seine chảy không nằm lặng yên
Trao anh một trái tim hồng
Tình anh chảy mất như giòng sông Seine
Cầu Mirabeau vững bền
Mãi là biểu hiện tình em nồng nàn
Cho em một khối tình chân
Tình em trôi giạt dưới cầu biệt tăm
Mirabeau vững ngàn năm
Giòng sông Seine chảy không nằm lặng yên
Hoặc lòng thay trắng đổi đen
Tình yêu như nước sông Seine chảy hoài
Hoặc duyên chẳng hợp lâu dài
Cuộc tình dang dở nhạt phai bẽ bàng
Hoặc do biến cố phũ phàng
Phá tan hạnh phúc uyên ương mặn mà
Thế rồi thời gian phôi pha
Sông Seine vẫn cứ chảy qua dưới cầu
Mirabeau nặng nỗi sầu
Một mình đứng lặng cúi đầu trên sông
Nhìn theo sóng nước xuôi giòng
Trôi đi... đi mãi về vùng hư vô
June.7.2021
Tháng Sáu Ở Đây
Tháng sáu mùa hạ đã về đây
Rực rỡ ngàn hoa xuân ngất ngây
Cỏ cây như cũng reo vui lắm
Lòng người như cũng thắm tươi hơn
Bên hiên gió mát như cợt đùa Phơn phớt trên da hồng mượt mà
Giọt nắng reo vui len lách ngỏ
Có tiếng đôi chim như tỏ tình
Quanh tôi vạn vật bổng hồi sinh
Nhẹ nhàng thoải mái cả thân mình
Đông tàn trôi hết bao phiền muộn
Sắc màu tô đẹp tựa bình minh
Trúc Lan KTP
Một Kỳ Quan Của Thế Giới
Cùng các anh chị và các bạn,
Tháng 12 vừa qua (2020), Sigma Academy of Photography (SAP) đã phối hợp với viện bảo tàng quốc gia Salar Jung/ bộ văn hóa của chính phủ Ấn Độ (Ministry of Culture, Govt. of India) để tổ chức một cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế. Đây là 1 salon có 5 sections với một hội đồng giám khảo uy tín quốc tế gồm 15 người từ USA, Canada, Hong Kong, Cyprus và India. Ngoài ra, các giải Gold, Silver và Bronze medals còn được tiền thưởng (cash prizes).
Trong thể loại Du Lịch (Travel Photography section), tác phẩm mang tựa đề “Machu Picchu” đã đoạt được Gold medal(*).
Machu Picchu ở Peru là một biểu tượng của nền văn minh Inca. Nó còn được gọi là “the lost city of the Incas” và được bình chọn là “one of the seven wonders of the modern world”. Machu Picchu được xây dựng vào thế kỷ thứ 15(năm 1450) để làm thành quách và hoàng cung cho các vị vua Incas. Tuy nhiên, 80 năm sau đó nơi đây bị bỏ hoang vì dịch bệnh đậu mùa (theo Wikipedia) và trở nên hoang tàn đổ nát. Mãi đến năm 1911, thế giới mới biết đến nơi này, nhờ sự khám phá của nhà thám hiểm kiêm sử gia người Mỹ tên Hiram Bingham.
UNESCO đã thừa nhận đây là một trong những di sản văn hóa thế giới vào năm 1983.
Năm 2012, chúng tôi có theo một đoàn du lịch người Việt đến đây, do anh Trần Nguyên Thắng của ATNT tour hướng dẫn (**). Tấm hình “Machu Picchu” đã được chụp trong dịp này.
Xin giới thiệu một khoảnh khắc của Machu Picchu đã làm rung động lòng người (lữ khách ), và một tấm hình, giữa hàng ngàn tác phẩm dự thi, đã may mắn lọt vào mắt xanh của các ban giám khảo.
“Macchu Picchu” cũng đã được một số huy chương và giải thưởng ở những cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế khác. Mới nhất là một Gold medal từ Sri Lanka trong cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế tại đây vào tháng trước .
Thân tình,
Thịnh Nguyễn
T.B.
(*)Tiền thưởng tặng cho quĩ từ thiện, tác giả chỉ giữ Gold Medal làm kỷ niệm.
(**)Tấm hình “Tango Café” cũng đã được chụp trong chuyến đi này. Tour Nam-Mỹ này có khoảng 50 người Việt, mà đa số là các anh chị trong nhóm YKSG (67-74). Tuy không trong nhóm, chúng tôi có đi chung vài tours với các anh chị. Rất vui.
Thịnh Nguyễn
Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021
Em Ðến Từ Nghìn Xưa - Trịnh Công Sơn - Tuấn Ngọc
Tình Xa
( Tình Si - Họa Sĩ Mùi Quý Bồng)
Gởi nhớ nhung xa tận chiến trường
Nhờ nguyệt trải tình yêu thắm thiết
Đến người lính trận tít ngàn phương
Lặng lẽ sầu vây góc giảng đường
Lệ dâng khoé mắt biệt người thương
Bao lời ước hẹn ngày đưa tiễn
Bóng dáng thời gian luống đọan trường!
Kim Oanh
Nhớ Sài Gòn
Ta Còn Gì Với
Ta còn gì với tháng năm
Còn tay đã mỏi còn lòng đã hao
Quanh đây những vẫy tay chào
Đêm nằm nghiêng lại phía nào cũng đau!
Thì thôi mây đã qua cầu
Trôi theo con nước ngả màu trăm năm
Có người ngồi tựa nhánh sông
Chờ mùa trăng cũ một dòng tâm hư
Theo nhau cuối những giã từ
Về đây bóng núi hồ như rất gần
Thấy gì giữa cõi trầm luân
Thấy thương yêu cũng mộ phần biển dâu
Ta còn gì với niềm đau
Còn hương phấn cũ nếp nhàu áo xưa
Còn môi trong những chiều mưa
Về đây hứng giọt sầu lưa thưa ngày
Nhớ người tay chắp bàn tay
Nhốt trong khoảnh khắc gió đầy hôm qua
Dáng ai khuất nẻo quê nhà
Ta còn gì với chiều xa xứ buồn...
Durham, North Carolina
Người Chợ Vãng
Quy Tâm
Bài Xướng:
Quy Tâm
Từng cánh xuân rơi mái thảo đường
Khói chiều buông nhẹ ý hoài phương
Màu mây quan tái cười luân lạc
Tiếng quốc biên thùy giục nhớ thương
Áo trắng mong cài hoa cựu uyển
Trời hoang vẫn lạnh nguyệt sa trường
Mỗi đêm, ôi mỗi đêm tàn mộng
Ai có đau lòng ta cố hương
Bùi Khánh Đản
(Văn - số xuân Đinh Mùi 1967)
***
Bài Họa:
Ly Khúc
Lênh đênh từ độ bước lên đường
Mang nỗi u hoài nơi viễn phương
Ai có ngậm ngùi muôn nẻo nhớ ?
Ta hằng vương vấn một trời thương
Lưu vong đã hẳn sầu ly khách
Chung cuộc còn đây hận chiến trường
Biển vẫn nghìn trùng, con sóng vỗ
Bao giờ trở lại, hỡi quê hương!
Nguyễn Kinh Bắc
9-9-17
Nhà Thơ Phương Du
Quán Cà Phê Cây Cau
Hôm nay cuối tháng 4 âm lịch
Cũng là ngày thứ Tư trong tuần
Ngày mai tháng 5 muà mưa bụi
Lát phất mưa hoài dạ bâng khuâng.
Ta gặp nhau chưa tròn buổi hẹn
Thật bất ngờ tại quán Cây Cau
Quán yên tỉnh lâu lâu gặp lại
Vẫn như xưa cây cảnh muôn màu.
Ông chủ quán xưa là lính chiến
Đến miền Trung trấn thủ lưu đồn
Tôi quân y , thật ra lính kiển
Xui khiến gặp nhau tại Bồng Sơn.
Tôi khách mới nhưng là người cũ
Bỡi vì là chiến hữu ngày xưa
Nhường quán cho con trai làm chủ
Gặp tôi cậu ấy vẫn cợt đùa.
Tôi, Minh Cưng chụp chung tấm ảnh
Nhìn ảnh mình tôi không nhận ra
Ông nào da nhăn nheo, má hóp
Ôi nào hay mình đã quá già.
Bức ảnh được đăng trên fa bút
Ông chủ Hà Kia ngửi được mùi
Đọc nhìn thấy”chúc mừng chú khỏe”
Cháu mà hay qua uống cùng vui.,,
Thật quý hóa tuổi già sức trẻ
Bỏ bê công việc ở bên mình
Lâu lâu uống cà phê vui vẻ
Để gởi cho nhau một chút tình….
Dương hồng Thủy
Thứ Tư 09/06/2021
Nếu...
NẾU...chữ tín lòng ta vẹn giữ
NHẬN...đừng quên... vạn thứ tùy duyên
ƠN...người nặng mãi triền miên
NHỚ...đừng bội nghĩa lụy phiền cho nhau
TRẢ...cho hết mai sau không bận
ƠN...đã mang gánh nặng thật nhiều
NẾU...lòng toan tính lắm điều
VAY...vay trả trả đốt thiêu tâm hồn
NỢ...ân tình vùi chôn đâu dể
NHỚ...làm người không thể phụ vong
TRẢ...người trả cả tấm lòng
NỢ...trong một kiếp khó mong đáp đền
NẾU...ngày đó đã quên lời hẹn
LÀM...sao đây để thẹn với lòng ?
SAI...rồi đừng nghĩ như không
NHỚ...làm sao để đục trong tỏ tường
SỬA...lòng mình tìm đường ngay thẳng
LỖI...ta gây phải nhận về ta
NẾU... đường lạc lối đã qua
ĐÃ...tìm nẻo phải lòng ta quay về
HỨA...một câu lời thề phải trọn
NHỚ...đừng quên đừng đoạn tâm tình
GIỮ...sao cho vẹn lòng mình
LỜI...nguyền vàng đá sắt đinh chẳng dời...!!!
Hồng Vân
4/5/2019
Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021
Có Phải - Thơ: PhamPhanLang - Nhạc: Vĩnh Điện - Ca Sĩ Đông Nguyễn
Hoa Rơi Quanh Chú Tiểu
Đề Thơ Từ Ảnh:
Chú tiểu mê quả sầu riêng
Ngờ đâu lại khiến mẫu đơn...rụng rời.
Hoa rơi, từng cánh hoa rơi,
Ngồn ngang trăm mối lòng người, thương sao!
***
Tính Sao
Chú tiểu bụng muốn sầu riêng
Mẫu đơn thầy dạy cánh tiên… rã rời
Niệm kinh từng chữ rụng rơi
Đầu căng, bụng đói hỏi người tính sao?
Lộc Bắc
Jui21
Tập Thiền
Lắng lòng quên tạm phút giây
Vi vu thở nhẹ, tâm này thênh thang
Hít sâu cho bụng nở căng
Thở ra chầm chậm, mênh mang bềnh bồng
Hơi thở này nhẹ như lông,
Đầu vai thư giãn, tay buông, chân bằng
Tâm tịnh không nghĩ lan man
Trong, thanh, trống vắng như làn khói bay
Hồn như thoát khỏi xác này
Lênh đênh quyện với áng mây trên trời
Thời gian dừng lại với tôi
Quên phòng thiền tọa, quên người ngồi bên
Hồn trong trạng thái tĩnh nhiên
Số không tròn trĩnh, tâm thiền trống trơ
Tiếng chuông từ cõi hư vô
Ngân lên nhắc gọi nhập vô thế trần
Vươn vai co giãn toàn thân
Xả thiền thoải mái, nhẹ tênh trong lòng
Thúy M
6/8/21
Chỉ Là Một Hơi Thở
Hôm qua nghe thày thuyết giảng kinh,
Chủ đề cuộc sống. Chuyện thường tình.
Đời người chỉ là một hơi thở,
Ranh giới giữa hai bờ tử sinh.
Chào đời cùng tiếng khóc oe oe,
Hơi thở đầu tiên đến với ta,
Bao nhiêu nhịp thở bao khôn lớn,
Theo những cảnh đời ta đã qua.
Đếm sao hết nhịp thở mừng vui,
Hay khi ta tức giận nghẹn lời,
Tim đập nhanh hơi thở dồn dập,
Cảm xúc bất thường áp huyết cao.
Đếm sao hết nhịp thở u buồn,
Tiếng thở dài lạnh cả núi non,
Đời có bền đâu mà hờn tủi,
Mong chờ gì những chuyện sắt son.
Chán đời ta chỉ biết thở than,
Đời không định hướng mây lang thang,
Đời có dài đâu mà ngoảnh mặt,
Hưởng vội Xuân đi kẻo Xuân tàn.
Thở ra rồi hít vào thật sâu,
Mong buồng phổi khoẻ, mong sống lâu,
Sông dài núi rộng hãy chờ nhé,
Ta vẫn muốn đi đến bạc đầu.
Chỉ là một hơi thở mà thôi,
Tham sân si không bao giờ vơi,
Có bắt đầu sẽ có kết thúc,
Có sinh có diệt một kiếp người.
Khi ốm đau hay khi gìa nua,
Nhìn lại quãng đường ta đã qua,
Mới tin trần gian là cõi tạm,
Ta tội nghiệp ta một kẻ khờ..
Hơi thở cuối cùng, thở hắt ra,
Xuôi tay lịm chết trong hôn mê,
Tình yêu, bạc tiền và danh vọng…
Giây phút này thì có nghĩa gì.
Chỉ là một hơi thở. Cuộc đời
Mong manh và như một trò chơi,
Trò chơi vui nhưng đầy khắc nghiệt,
Theo ta đến ngừng thở, tàn hơi.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Cát Bụi Mà Thôi
Ai cũng một lần sống trong đời
Vất vả lo toan thời tuổi trẻ
Một ngày buồn "tóc trắng như vôi"
Cát bụi mà thôi, xin hãy nhớ
Gìn giữ yêu thương ngày hôm nay
Đừng để đến mai này nếu lỡ
Xa rồi, đánh mất tình nồng say
Đời sống mong manh như sợi tơ
Có ai biết đâu những bất ngờ
Mới sáng bình minh đẹp rực rỡ
Bỗng chiều hoàng hôn màu tím mờ
Đời chỉ là giấc mộng qua nhanh
Sao còn đắm chìm trong hờn ganh
Đã biết bao lần vương yếu đuối
Gió cuốn mây trôi một kiếp người
Lữ khách gian trần, đến rồi đi
Nhân thế bao la còn lại gì
Nụ cười, khổ đau hay nước mắt
Khoảnh khắc sum vầy hay biệt ly?
Cát bụi mà thôi, hãy nhớ cho
Vui sống lời Ngài, bớt âu lo
Yêu Chúa yêu người, yêu tất cả
Vì ai cũng sẽ là bụi tro!
Edmonton, Ash Wednesday 2019
Kim Loan
" Ngày Sau Sỏi Đá Cũng Cần Có Nhau..." (TCS)
Tất Cả Đều Hay
- Bảo thủ. Cái Tôi là nhất.
- Quan tâm về số lượng hơn chất lượng
- Coi trọng hình thức hơn nội dung.
Có lẽ đây là bản chất của đa số người Á Đông, trong đó có người Việt chúng ta?
Có phải đây là những nỗi ám ảnh cho sự tiến bộ chăng?
Không biết đúng không. Nhưng nhìn vào xã hội hiện tại, ta thấy quá nhiều lạm phát. Gần như tất cả đều lạm phát.
Lạm Phát Học Sinh Giỏi
Lạm Phát Học Vị Học Hàm
Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021
Một Cánh Hoa Rơi - Sáng Tác Nhạc Sĩ Nguyễn Đình Toàn - Đệm Đàn: Đinh Sinh Linh
Con Ve Đa Sầu Đa Cảm
Sáng nay bách bộ trên sân cỏ
Một con Ve nhỏ đáp lên vai
Đôi mắt Ve nhìn tôi buồn tẻ
Cất tiếng than thỏ thẻ bên tai:
"Lão Mã Sơn ơi, tôi buồn quá!
Cuối Hè nầy tôi xin từ giã
Vĩnh biệt ông, tôi trở xuống hang
Thân tôi sẽ trở thành bụi cát
Tôi và ông hết còn gặp lại.
Than thở xong, Ve cất cánh bay.
Thương con vật đa sầu đa cảm
Nhìn theo Ve hai mắt tôi cay
Tôi thầm hẹn sẽ có một ngày
Tôi và Ve sẽ còn tái ngộ
Nơi nào đó, trong cõi hư vô.
Hoa Đô, Hè 2021
Lão Mã Sơn
Bỏ Quên
Quên thuyền, bỏ mái biệt sông
Quên hờn, bỏ giận xuống dòng bến mê
Quên lời khen, bỏ tiếng chê
Quên vùng cát trắng chửa hề bận tâm
Bỏ giây, quên phút lỗi lầm
Bỏ lo, quên nản hết chăm cau mày
Bỏ ưu phiền chẳng chấp ai
Bỏ đôi gánh nặng chừ say giấc nồng
Quên chờ, bỏ đợi nhớ mong
Quên ganh, bỏ hận xoáy vòng nhục vinh
Quên mình chẳng đếm tuổi mình
Hồn như tưới tẩm nụ xinh mượt mà!
Bỏ niềm mơ mộng thiết tha
Bỏ thời quá khứ ngọc ngà thủa xưa
Bỏ làn gió, quên làn mưa
Bỏ đường giong ruổi mới vừa dọc ngang
Quên sầu muộn cõi thế gian
Quên lần toan tính bạc vàng trả vay
Quên tâm mệt mỏi suốt ngày
Quên nguồn vọng tưởng đà day dứt lòng
Bỏ danh lợi nhiễm sắc không
Bỏ cầu thôi mãi chất chồng ước mơ
Trăng tròn, trăng khuyết hững hờ
Gìn thân tứ đại giữa bờ tịch nhiên.
Như Thu
06/07/2021
Mộng Rớt Vai Nằm
Trông người thả nhớ về đâu
Thả bâng khuâng chút nắng hầu gió đưa
Cõi riêng một đoá mong chờ
Góp gom mấy thuở tình cờ dấu hoa
Nghiêng vai thả gánh giang hà
Rượu đời cạn chén nhạt nhoà mây bay
Lên non xuống biển cát đầy
Nắm tay chút phận cùng ngày tháng vui
Nửa hiu hắt nửa ngậm ngùi
Bóng chiều như đã lưng đồi cỏ xanh
Buông tay dứt tuổi xuân tình
Đường về hoa gấm cũng đành bao la
Thương người sợ xác xơ hoa
Gió đưa gió đẩy phong ba bồi hồi
Yêu thơ yêu cả đất trời
Tình còn chi nữa để đời đón đưa
Nhớ người nên hắt hiu thơ
Biết nhau tuổi muộn lòng từ tốn đi
Sáng mưa chiều nắng thôi thì
Chuyện trăm năm biết còn gì trăm năm
Bỗng dưng mộng rớt vai nằm
Hồn thơ còn sắt son thầm thì cho
Bến xưa xưa vẫn vắng đò
Bài thơ vàng đá đôi bờ phấn bay.
Hoa Văn
6/2/2021
Tôi Làm Thơ
Tui từ nhỏ chí lớn
Cắt cổ không ra một câu thơ
Chỉ trừ có một lần
Khi học Đệ Tứ niên
Phải làm một bài lục bát
Nộp cho thầy chấm điểm
Tui còn nhớ bài thơ tả
Đôi giày mỏ vịt moccasin
Mốt thịnh hành thời đó
Ba cho tiền sắm diện Tết
Tui vốn dân làng quê
Chỉ muốn được thư thả
Thơ thẩn gì lại phải theo luật
Bằng bằng trắc trắc bằng bằng trắc
Đang khi thi hứng bay bỗng
Xỏ mủi dắt vô khuôn
Yến sỉ phi lý thuần ắt dong tuốt
Còn thơ thẩn nỗi gì?
Cho nên chẳng chịu làm thơ
Nói vè còn họa may
Khi viết cũng như nói
Chẳng niêm luật buộc ràng
Nào ngờ cũng biết mần thơ
Dzụ nầy là do nhà văn Võ Kỳ Điền
Gởi lại hai bài viết
Kể lể tâm tình nơi xứ Thủ ngày xưa
Nhớ cảnh cũ người xưa
Mới lần tay gõ phím
Từng câu từng câu hiện
Lòng cảm thấy ngậm ngùi
Bình Dương, Bình Dương của ai
Bài thơ trữ tình đầu tiên
Những vần thơ lã lướt
Những vần thơ bằng văn xuôi
Nguyễn Thành Nhơn
Cao Nguyên Phố Núi Cao Phố Núi Mù Sương
This paper which aims at providing an assessment of the Central Highlands of Viet Nam is structured into 10 sections.
Following the introduction on geographical setting in section 1, section 2 describes the main ecosystems which are natural units, relatively uniform in terms of geomorphology, climate and soils. Section 3 deals with the climatic conditions of the region. In section 4, water resources with main river systems are appraised. In section 5, soils resources, with emphasis on soil taxonomy and soil genesis are discussed. In section 6, ethnic minorities of the Central Highlands are presented. Agricultural systems with main crops like coffee, tea, mulberry, rubber, pepper are assessed in section 7. Demography trends are presented in section 8. Section 9 provides many development issues such as food security, soil erosion and soil fertility, energy, infrastructure development, education problems of ethnic minorities, biodiversity conservation, reforestation, land tenure, agricultural credit, off-farm income. Finally, the concluding remarks are presented in section 10 .
1. Tổng quan
Ngoài các đồng bằng và các châu thổ (sông Hồng, sông Cửu Long) không cao hơn mực nước biển bao nhiêu, Việt Nam còn có những cao nguyên nằm phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Những cao nguyên như vậy, thường được gọi là Cao Nguyên Trung Phần, còn gọi là Tây Nguyên (dưới đây sẽ viết tắt là TN) có rất nhiều đặc trưng nếu so sánh với các đồng bằng miền Trung, về nhiều mặt, từ khí hậu, đất đai, chủng tộc, đến sử dụng đất đai.
Trước hết, TN gồm các tỉnh sau: Kontum, Giarai (Pleiku), Dak Lak, Dak Nong và Lâm Đồng mà sau đây ta hãy tìm hiểu thêm về diện tích và dân số:
Tỉnh Diện tích (km2) Dân số (1996)
Kontum 11 560 260 000
Gia Lai (Pleiku) 16 060 824 000
DakLac(BanMeThuot) 13 062 1 667 000
Dak Nong 6 514 363 000
Lâm Đồng (Dalat) 9 953 722 322
Tỉnh Daklak sau 1975, gồm cả hai tỉnh Daklak (thị xã Ban Me Thuot) và Quảng Đức (thị xã Gia Nghĩa) họp lại, nhưng năm 2003 lại tách ra làm 2 như trước 1975. Tỉnh Quảng Đức đổi tên là Dak Nong.
Tỉnh Gia Lai sau 1975, gồm cả ba tỉnh Kontum, Pleiku và Phú Bổn (thị xã Hậu Bổn tức Cheo Reo cũ) họp lại .
Tỉnh Lâm Đồng, sau 1975, gồm hai tỉnh Tuyên Đức (thị xã Dalat) và Lâm Đồng cũ (thị xã Bảo Lộc hoặc Blao). Tuy nhiên, cũng có thể trong tương lai, các tỉnh này lại được phân chia như trước 1975. Bằng chứng là sau 1975, nhiều tỉnh được gọp lại: Bình Trị Thiên, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Bắc Thái nhưng nay trở lại như trước năm 1975: Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên (thay vì Bình Trị Thiên), Quảng Ngãi, Bình Định (thay vì Nghĩa Bình), Phú Yên và Khánh Hoà (thay vì Phú Khánh) v.v...
Diện tích của các tỉnh trên là 57 149 km2, tức 5.714.900 ha. Nhưng nếu kể cả các miền cao của các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị vào đến Bình Thuận thì diện tích Tây Nguyên cao hơn nhiều. Vì TN có cao độ biến thiên từ 400 mét như ở Ban Mê Thuột đến 1500 mét như ở Dalat nên khí hậu cũng có nhiều biến thiên và đất đai cũng vậy.
TN, ngoài các cao nguyên, còn có những thung lũng rộng hẹp khác nhau. Những thung lũng lớn, bao quanh bởi các rặng núi cao thì phải kể thung lũng Sông Ba ở Cheo Reo (Phú Bổn cũ), thung lũng Lạc Thiện ở Đông Nam thị xã Ban Me Thuot, thung lũng sông Sesan và các phụ lưu của sông này như Dak Poko và Dakbla ở Kontum.
2. Các hệ sinh thái chính.
Tây Nguyên bao gồm cả các vùng đất cao tạo ra những cao nguyên/ bình nguyên lẫn vùng đất thấp của những đồng bằng hay thung lũng .
2.1 vùng đất cao.
Trong vùng đất cao, có thể phân biệt những sinh hệ sau:
2.1.1 dãy núi Trường Sơn
Từ miền núi cao phía bắc Kontum, phía sau đồng bằng Quảng Nam, giải Trường Sơn chạy dài từ Bắc xuống Nam, ngăn cách vùng TN với đồng bằng duyên hải Trung Việt. Giải núi này rất dốc về phía Đông vì gần biển còn phía Tây nó thoai thoải để tạo thành nhiều cao nguyên như cao nguyên Pleiku, cao nguyên Daklak, cao nguyên LangBiang, cao nguyên B'lao-Di Linh.. Có nhiều chỗ giãy núi này đâm ra tận biển, tạo ra những mũi như mũi Varella, mũi Né .
Giải núi này rất đa dạng về nhiều mặt:
-địa chất, vì có nhiều loại đá rất cổ, trước cả đại địa chất thứ nhất, tạo thành nền đá gốc mà các nhà địa chất học thường gọi là 'khối Kontum';
-thảo mộc vì có nhiều loại thực vật cảnh: rừng dày, rừng thưa, thảo nguyên v.v.
.-khí hậu: giải núi này là bức tường phân biệt khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn : phía đông, tại các đồng bằng duyên hải, mùa mưa trễ hơn, từ tháng 10-11 trong khi phía tây, nghĩa là phía cao nguyên, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5. Nói khác đi, bên này là mùa nắng thì bên kia là mùa mưa.
2.1.2 vùng núi Ngọc Lĩnh ở thượng Kontum.
Giữa bắc Kontum và các đồng bằng Nam-Ngãi, là giãy núi Ngọc Linh, với đỉnh cao nhất 2 598m, cấu tạo bởi đá granite cùng các đá gơnai, đá phiến mica, riolit. Thấp hơn đỉnh Ngọc Linh là các đỉnh khác như Ngọc Pan 2 251m, Ngoc Niay cao 2 259m, nằm giáp ranh hai huyện Dak Gley và Dak To, Ngoc Krinh 2 025m nằm phía TB huyện Kon Plong, tỉnh Kontum; từ đỉnh giải Ngọc Lĩnh, có thể nhìn thấy tứ phía: đồng bằng Quảng Ngãi-Quảng Nam phía đông, xứ Lào phía tây. Sườn núi dốc và sông suối có thung lũng hẹp, dòng nước chảy mạnh và cũng từ sườn Đông rặng núi này phát xuất nhiều dòng sông chảy xuống các đồng bằng Nam, Ngãi. Rừng núi ở đây có nhiều loại gỗ quý và nhiều thú hiếm.
2.1.3 cao nguyên Kon Plong
Cao nguyên này có cao độ 1 100-1 300 mét có bề mặt bị chia cắt mạnh tạo nên những quả đồi, và nằm phía đông Kontum, giữa Kontum với Quảng Ngãi.
2.1.4 cao nguyên Kontum
(550m) kéo dài từ vùng Tân Cảnh, Diên Bình, Võ Định đến thị xã Kontum. Kontum theo tiếng dân tộc bản địa Ba Na có nghĩa là làng hồ, do xưa kia có rất nhiều hồ nước (kon= làng; tum=hồ, ao) xung quanh .. Có sông Poko giới hạn phía Tây chảy từ thượng lưu quận DakTo chảy xuống.
Các địa danh như Tân Cảnh, Kontum là nơi xảy ra nhiều trận kịch chiến giữa quân đội Việt Nam Cộng Hoà với quân Bắc Việt vào tết Mậu Thân (1968) và nhất là mùa hè đỏ lửa (1972). Một trong những căn cứ đó có tên đồi Charlie nằm phía Bắc thị xã Kontum đã được bất hủ hoá qua bài hát Người ở lại Charlie:
Anh! Anh! Tiếc anh chiều rừng thay áo
Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu
Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình,
vừa ở lại một mình
Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.
(Người ở lại Charlie )
2.1.5 vùng đồi Sa Thầy
Với đất feralit đỏ vàng trên mácma axit (granit, rhyolite) ở phía Tây sông Poko, có nhiều đập thuỷ điện (Sesan, Ya Ly) trên con sông Sesan .Tại đây có khu bảo tồn thiên nhiên Chư Môm Rây là một vùng rừng nguyên sinh giáp biên giới Lào; ở đây có thể có sự tồn tại của bò xám, một loài động vật hoang dã qúy hiếm có tên trong Sách Đỏ thế giới.
2.1.6 cao nguyên Pleiku.
Nhắc đến Pleiku, ta liên tưởng đến bài hát quen thuộc trong đó có các câu :
Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mù sương...
Cao nguyên Pleiku, với diện tích 4 500 km2, có cao độ trung bình 800 mét, trước kia là một vùng thấp nhưng có dung nham núi lửa phun trào lên và lấp lên khá dày, lâu ngày hóa thành đất đỏ; hiện nay vẫn còn một đỉnh núi lửa đã tắt, ngọn Chi Hdrung có cao độ 1 025 mét và quanh ngọn núi lửa còn có những hồ miệng núi lửa như hồ Do Nau Eng Prong.
Dạng vòm cao nguyên Pleiku tạo ra đường chia nước của hai lưu vực: phía Đông là sông Ba chảy xuống Tuy Hoà và phía tây là lưu vực sông Mekong.
Phía Đông cao nguyên Pleiku là những rặng núi granit và rhyolit kéo dài của thượng Kontum; quốc lộ 19 từ Qui Nhơn lên Pleiku phải xuyên qua đèo Mang Giang (740m).
Phía Tây cao nguyên Pleiku có cao độ thấp hơn; đặc biệt tại đây có địa danh PleiMe với thung lũng Ia Drang là nơi đã từng xảy ra những trận kịch chiến với quân đội Bắc Việt năm 1966.
Giữa cao nguyên Pleiku và Daklak, có dãy núi granit Chư Pha (732m), đầu nguồn Ea Heo.
2.1.7 cao nguyên Daklak.
Cao nguyên này có cao độ trung bình 400-500 mét, và khá bằng phẳng xung quanh thành phố Ban Me Thuot. Phía đông-nam Ban Me Thuot là các dòng sông Krong Anna, Krong Kno và có những cánh đồng phù sa rộng lớn như quanh hồ Lạc Thiện.
Đây là nơi người dân tộc Rhade sinh sống; tộc người Rhade có trình độ văn hoá khá cao, so với các tộc người khác; họ biết trồng lúa nước. Ban Don phía tây Daklak là một địa danh chuyên nghề săn bắt và thuần dưỡng voi.
2.1.8 cao nguyên M 'Drak (Khánh Dương).
Cao nguyên này có cao độ quãng 500 mét, nằm giữa Ban Me Thuot và Ninh Hoà, có dạng lượn sóng nghiêng về phía Tây. Thấp dần về phía đông nam đến hồ Lạc Thiện (Lac), nằm ở một nơi trũng ăn thông với sông Krong Ana, thấp dần về phía Tây xuống thung lũng sông Srepok.
2.1.9 cao nguyên Dak Nong (Gia Nghĩa trước 1975).
Cao nguyên Dak Nong, với diện tích 3 800 km2, nằm phía tây cao nguyên Di Linh và phía nam cao nguyên Daklak. Có thị xã chính là Gia Nghĩa, trước 1975, thuộc tỉnh Quảng Đức. Vào thời đại xa xăm của địa chất, cao nguyên Di Linh và Dak Nong là một khối thống nhất nhưng bị các hoạt động đào xẻ bởi sông Da Dung và các phụ lưu nên không còn giữ mặt bằng ban đầu nữa mà chia ra các mảng nhỏ lớn khác nhau.
2.1.10 cao nguyên B'lao-DiLinh.
Cao độ 800m, nhiều đất đỏ trên cao, cùng với các thung lũng rộng, cao nguyên này có địa hình bằng phẳng hơn và kéo dài lên đến Đức Trọng Liên Khàng, có sông Da Dung tức thượng lưu sông Đồng Nai, cũng có hướng nghiêng từ đông sang tây với độ chênh cao chừng 200 mét.
2.1.11 cao nguyên Dalat
Dalat là do 2 chữ Đà (sông, suối) và Lạt (một tộc người tên Lạt).Với độ cao 1500 mét, bao quanh là những dãy núi xấp xỉ 2 000 mét. Bề mặt cao nguyên bị chia cắt mạnh, tạo ra những dãy đồi dài với sườn khá dốc; đây là một thành phố hoa, rau, quả á nhiệt đới (mận). Phần lớn là đá phiến sét, đá granit chứ ít có đá bazan. Phía Bắc và phía Đông có hai ngọn núi là Langbian (2153m) và Biđúp (2286m). Rừng cây gồm nhiều loài thông 2 lá, thông 3 lá.
Tây Nguyên không phải chỉ gồm các cao nguyên mà thôi mà còn cả các đồng bằng, thung lũng, trũng, bàu .
2.2 vùng đất thấp.
Từ Bắc xuống Nam, ta ghi nhận các thung lũng sau đây:
2.2.1 thung lũng sông Bla ở Kontum.
Sông Bla (Dak Bla) chảy qua phía nam thị xã Kontum có thung lũng với đồng bằng phù sa trồng lúa nước.
2.2.2 thung lũng Cheo Reo-Phú Túc ( Phú Bổn).
Thung lũng này, có cao độ 160m, ở giữa rìa nam cao nguyên Pleiku và kéo dài đến phía gò đồi đồng bằng Tuy Hoà. Trong thung lũng, có hai sông chính là sông Ba và Ea Ayunh chảy qua. Vào thời xưa, cách đây cả ngàn năm, chính qua thung lũng này mà người Chăm đã sử dụng để lên TN; tại Cheo Reo còn có các di tích Chăm. Và cũng chính qua thung lũng Cheo Reo này, năm 1975, khi Pleiku và Darlac thất thủ, quân dân Pleiku đã nhờ đường này mà về được Tuy Hoà vì lúc đó dọc đường 19 từ Pleiku xuống Qui Nhơn đã bị quân Cộng Sản Bắc Việt chiếm. Ngày nay, toàn thung lũng Cheo Reo này thuộc huyện Krong Pa, tỉnh Gia Lai (tức tỉnh Pleiku)
2.2.3 thung lũng An Khê.
Thung lũng này nằm giữa đường Pleiku đi Qui Nhơn; nhiều loại đất xám và có dòng sông Ba chảy qua. Diện tích quãng 600-700km2, cao độ 400-450m. Vì gần Bình Định nên cư dân thung lũng này phần lớn là người miền xuôi từ Bình Định lên khai phá..
2.2.4 thung lũng Lạc Thiện.
Có nhiều hồ và nhiều đất phù sa úng trũng của hai sông Krong Anna và Krong Kno. Nằm về phía Đông Nam thị xã Ban Me Thuot, trên đường đi Đức Trọng phía nam Dalat.
Đây là vùng sụt lún, thấp hẳn xuống so với cao nguyên Ban Me Thuot ở phía Bắc và dãy núi Chu Yang Sin (2 405m) ở phía Nam; vì dễ lụt nên muốn tăng sản lượng nông nghiệp cần nghiên cứu thoát nước.
2.2.5 bình nguyên Ia Sup (Ea Sup).
Phía Tây Ban Mê Thuột, nằm giáp với biên giới Campuchia là bình nguyên Ea Sup có cao độ 200-300 mét. Bình nguyên giới hạn về phía bắc bởi cao nguyên Pleiku. Lượng mưa không lớn, nhưng vì ở đây có nhiều đất xám khó thoát nước nên nhiều vùng bị ngập lụt còn vào mùa khô, các khe suối đều cạn nước.
Trong các điều kiện ấy, thảm thực vật là rừng dầu thưa, chỉ trừ các vùng ven suối SrePok là có rừng ẩm nhiệt đới. Một địa danh nổi tiếng về nuôi voi, Ban Don, nằm trong sinh hệ nàỵ. Dưới rừng dầu thưa là thảm cỏ nên trong bình nguyên này, có nhiều loài động vật ăn cỏ .
Trên kia, chúng ta vừa đề cập đến các vùng thiên nhiên hoặc các hệ sinh thái. Có người sẽ hỏi công việc phân loại như vậy có ích lợi gì ?
Sự phân loại thành các hệ sinh thái như trên giúp ta hiểu thêm các vấn nạn phát triển của từng vùng một vì mỗi hệ sinh thái có những vấn đề riêng rẽ mà hệ sinh thái kia không có. Ví dụ: bài toán phát triển đồng bằng sông Ba, với khí hậu khô khan khác với bài toán phát triển của cao nguyên Kontum.
Ngay cả đồng bằng với nhau, nhưng đồng bằng Lạc Thiện với đất ẩm, úng thủy cũng khác với đồng bằng sông Bla ở Kontum.
Thực vậy, tính chất của đồng bằng phụ thuộc rất nhiều vào bồn lưu vực của dòng sông: một bồn lưu vực có đá granit hay các đá gnai (gneiss) sẽ cho nhiều loại đất có sa cấu thô, còn bồn lưu vực đá bazan sẽ cho đất mịn hơn.
3. Khí hậu.
Mùa mưa TN diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 với cao điểm là tháng 7. Mùa nắng kéo dài 4 tháng, từ tháng 12 đến tháng 3, với hai tháng khô (1,2). Đó là nói trên tổng quát chứ mỗi vùng thiên nhiên nói trên cũng có những chi tiết khí hậu khác nhau:
.cao nguyên Ban Mê Thuột có vũ lượng chừng 1 900 mm /năm và nóng hơn Pleiku vì cao độ thấp hơn. Tháng nóng nhất trên 25 0 (tháng 4: 250 8), tháng lạnh nhất 20 0 .
.cao nguyên Pleiku, lạnh hơn và mưa nhiều hơn vùng Ban Me Thuot (vũ lượng 2 450mm), nhưng mùa nắng lại gắt hơn so với Ban Me Thuot.
.cao nguyên M'Drak (Khánh Dương), giữa Ban Me Thuot và Ninh Hoà, mưa nhiều hơn Ban Me Thuot (2 800mm) nhưng mưa khởi sự trễ hơn Ban Me Thuot.
.cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh mưa đến 2 500mm, tập trung 85% lượng mưa vào mùa mưa nên thích hợp với các cây trồng lấy lá như cây trà.
.cao nguyên Dalat, với cao độ trung bình 1 500 mét nên khí hậu mát với nhiệt độ trung bình không dưới 160 C nhưng cũng không vượt quá 200 C. Lượng mưa trung bình 1 500mm. Đặc biệt là về đêm, khi mặt trời vừa ngủ, sương mù dâng lên từ nhiều thung lũng dần dà tan loãng trên bầu trời đêm gây ra một ánh trăng huyền ảo, trăng mờ đỉnh núi như bài thơ của Hàn Mặc Tử:
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới nước đáy hồ reo
Để nghe tơ liễu rung trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu
.Thung lũng Cheo Reo, cao độ 160 mét thì vừa rất nóng và rất khô vì mưa ít hơn so với các cao nguyên nói trên. Thực vậy, thung lũng này ở giữa hai dãy núi cùng hướng tây bắc-đông nam, nên bị khuất gió mùa tây nam lẫn gió mùa đông bắc, do đó rất khô khan. Lượng mưa trung bình chỉ 1 300 mm.
Lòng sông Ba mùa nắng
.Tại vùng biên giới Lào-Việt ở bắc Kon Tum là vùng đất 'bên nắng đốt, bên mưa quay' vì trong khi sườn núi phía đông dãy Trường Sơn (phía Việt Nam) có mưa nhiều thì giãy phía Tây Trường Sơn (phía Lào) lại là mùa nắng.
Tóm lại, nhiều vùng TN có mùa nắng quá dài và thung lũng lại quá sâu so với các vùng đất cao nên thiếu nước để trồng trọt là một cưỡng chế cho sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cao nguyên Trung phần có một ưu điểm khác với miền duyên hải Trung Việt là không có bão lụt, không có gió Lào khô cháy.
4. Sông ngòi.
Để dễ hiểu, có thể chia hệ thống sông ngòi TN ra làm 2: hệ thống chảy ra Biển Đông và một hệ thống khác chảy về phía sông Mekong:
4.1. hệ thống chảy về Biển Đông.
-sông Ba. Bắt nguồn từ độ cao 1.549m, trên dãy Ngọc Linh, thuộc tỉnh Kon Tum, sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên trước khi đổ ra Biển Đông. Có vô vô số huyền thoại trên con sông này, mà đoạn sông Ba chảy qua huyện K’rông Pa của tỉnh Gia Lai còn được người J’rai coi là con sông Thần, có thể rửa sạch muộn phiền, xui xẻo. Sông Ba có nhiều nhánh phụ, trong đó phải kể sông Ea Ayun là lớn nhất.
- Sông Hinh từ cao nguyên DakLak chảy vào Sông Ba ở Phú Yên.
- Sông Đồng Nai phát nguyên từ cao nguyên Dalat, chảy xuống Di Linh, qua địa phận cao nguyên Gia Nghĩa rồi mới chảy xuống miền Đông Nam phần, gặp sông La Ngà gần Định Quán và gặp sông Bé gần Tân Uyên sau đó mới họp với sông Saigon ở Nhà Bè để chảy về Cần Giờ ở Biển Đông:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về
4.2. hệ thống chảy về sông Mekong.
- Sông Poko, bắt nguồn từ phía tây núi Ngọc Lĩnh, có 3 nhánh sông lớn là: Dak Bla dài 141km, sông Sa Thầy dài 140km, sông Đăk Bơ dài 150km. Phía hạ lưu sông Poko là sông Sesan. Toàn lưu vực sông Sesan có nhiều tiềm năng thủy điện và hiện có nhà máy điện Yali công suất 690 megawatt với diện tích hồ chứa nước là 64.5 km2. Sau Yali, còn dự án xây bốn đập khác trên sông này và tổng số megawatt của bốn đập này sẽ bằng 2.5 lần công suất Yali nhưng có thể với phá rừng làm rẫy của các tộc người thì tuổi thọ các đập này sẽ giảm nhanh vì lòng hồ dễ bị bùn lắng tụ làm giảm thể tích nước.
- Sông Ea H'Leo và hai chi lưu là Ia Drang và Ia Sup ở phía Tây Pleiku, bắt nguồn từ dãy núi Chư Hron, chảy theo hướng Đông Tây rồi đổ về sông Srepok sau đó chảy vào sông Mekong ở Stung Treng (Kampuchia).
- Sông Srepok dài 332 km với hai nhánh sông chính tại Darlac là sông Krong Ana và Krong Kno:
-Krong Ana chảy ở phía Đông-Nam tỉnh Daklak, theo hướng Đông-Tây và có nhiều phụ lưu như Krong Bông, Krong Buk, Krong Pak.
-Krong Knô (Krong Nô) bắt nguồn từ phía TB cao nguyên Lâm Viên chảy theo hướng ĐN-TB
Hai sông Krong Ana và Krong Knô họp lại thành sông Ea Krông, tạo nên nhiều đất phù sa phía Đ-N Ban Me Thuot.
Ngoài các sông chính trên, miền cao nguyên còn vô số suối, khe cũng như nhiều hồ, có cái thiên nhiên như hồ Lac ở phía Đông Nam Ban Me Thuot, có cái nhân tạo như hồ Xuân Hương, hồ Than Thở ở Dalat, hồ đập thủy điện Yaly, hồ đập tưới ruộng v.v.
5. Đất đai.
Vì TN có nhiều hệ sinh thái khác nhau về địa mạo, khí hậu, đá mẹ v.v nên cũng có nhiều loại đất khác nhau.
Sau đây là những loại đất chính:
5.1 đất đỏ (còn gọi là đất feralit, đất latosol nâu đỏ) thuộc nhóm Ferralsols (phân loại FAO).
Nhiều cao nguyên có đất đỏ do đá bazan tạo ra; đất đỏ bao trùm một diện tích rộng lớn ở cao nguyên Ban Me Thuot, cao nguyên Pleiku, cao nguyên B'lao-Di Linh-Đức Trọng và cao nguyên Quảng Đức (Gia Nghĩa).
Về nguồn gốc, đất đỏ do sự phong hoá của đá bazan; dưới tác dụng của vũ lượng lớn và nhiệt độ cao, sự tan rã các đá này rất nhanh chóng; chất SiO2 trong đá bị trôi xuống sâu còn lại chất Fe2O3 và Al2O3 và vì trong đất có sắt (fer) và aluminum (al) nên người ta còn gọi là đất feralit; vì có nhiều oxyd sắt nên đất có màu đỏ.
Đất đỏ gặp ở các cao nguyên Pleiku, DakLak, Gia Nghĩa, Blao-Di Linh với diện tích ước chừng 1,3 triệu ha, nghĩa là 23% tổng số đất của toàn vùng. Nói chung, đất đỏ có độ dày sâu, có khả năng giữ ẩm độ tốt ở tầng sâu và do đó thích hợp với các loại cây kỷ nghệ lâu năm như cà phê, cây ăn trái, cây trà v.v.tuy nhiên vì cao nguyên có mùa nắng kéo dài nên các công trình thủy lợi như giếng nước, các đập, hồ chứa sẽ giúp cho phát triển nông nghiệp.
5.2 đất feralit (podzolic) vàng đỏ .
Ngoài đất đỏ, phải kể đất podzolic vàng đỏ do diệp thạch hay đá hoa cương tạo nên. Nhóm đất này rất nhiều vì có thể gặp trên các địa hình núi cao, địa hình đồi dốc và trên các loại đá khác nhau như đá phún xuất (granit) hoặc các đá biến chất như phiến thạch, sa thạch, tóm lại đây là nhóm đất có nguồn gốc địa chất phức tạp. Có thể gặp các loại đất này ở cao nguyên Lang Biang (Dalat), cao nguyên M'Drak, các vùng phía núi Ngoc Lĩnh ở bắc Kontum. Đất này dễ bị xói mòn và ít phì nhiêu hơn đất đỏ. Sự xuất hiện của đá ong (laterit) ở tầng cạn gây trở ngại cho các loài cây có hệ thống rễ sâu do đó, không thể trồng những loại cây này trên những đất có giải đá ong gần mặt đất.
5.3 đất sét đen nhiệt đới (Black tropical clays).
Tại thung lũng Cheo Reo, có những chỗ có đất sét đen nhiệt đới vì vùng này khí hậu rất nóng và khô. Đây là những đất nằm trên các phù sa cổ sinh gặp ở địa hình bằng phẳng, nhiều sét, úng thủy và có màu đen, khó cày bừa; vào mùa mưa, đất nhão ướt, vào mùa nắng, đất này co rút lại nên đất nhiều khe hở làm sự bốc hơi nước càng dễ dàng, do đó rất khô vào mùa nắng.
5.4 đất đỏ bụi (Earthy Red Latosols).
Quanh thị xã Pleiku là đất đỏ bụi; tuy cũng do đá bazan hủy hoại mà thành, nhưng thời gian tạo thành đất đỏ bụi xưa hơn đất đỏ vùng Darlac; ngoài ra, sự thoát thủy tại vùng Pleiku mạnh hơn, thủy cấp sâu hơn, vì dòng sông Ba và Ea Ayunh chảy qua cao nguyên Pleiku gần biển hơn, nói khác đi các dòng sông này thoát ra biển trên một đoạn tương đối ngắn nên sông ngòi đào xẻ dữ dội hơn khiến sự xói mòn các cảnh quan mạnh hơn, vì vậy độ phì nhiêu thấp hơn.
5.5 đất phù sa.
Những đất phù sa ôm ấp triền sông dọc theo sông Ba chảy qua thung lũng Cheo Reo, dọc theo sông Krong Anna ở Đông Nam Darlac. Các đất phù sa do nhiều loại đá (bazan, granit, rhyolite) phân hủy rồi được chuyên chở theo các dòng nước và dần dần lắng tụ lại. Ven các dòng sông, đất phù sa thường cao hơn, dễ thoát nước hơn còn phù sa xa sông có nhiều thành phần sét và ở các cảnh quan trủng nên khó thoát nước. Đất phù sa có mức độ phì nhiêu thay đổi tùy theo diện tích của bồn lưu vực, của loại đá mẹ và tùy theo khí hậu. Ví dụ: phù sa thung lũng Cheo Reo, vì khí hậu khô khan nên pH đất cao hơn (6-6.5) trong khi phù sa các vùng khác như Kontum, Ban MeThuot có pH thấp hơn (5-5.5).
Có thể gặp đất phù sa ở các vùng sau đây tại TN:
.vùng Kontum, ven Dak Bla (Dak: sông).
.vùng Cheo Reo, ven sông Ba và sông Ayun.
.vùng Ban Me Thuot, phía Đông Nam, như tại quanh hồ Lạc Thiện cũng như dọc theo hệ thống các dòng sông Krong Ana, Krong Pach.
5.6 đất xám.
Nhiều loại: đất xám điển hình (Haplic Acrisols), đất xám trên các vùng đất có mực nước không xa đất mặt, còn gọi là đất xám gley (Gleyic Acrisols), đất xám có sỏi laterit, còn gọi là đất xám kết von (Ferric Acrisols), đất xám feralit (Ferralic Acrisols). Sau đây là vài chi tiết :
Đất xám điển hình hoặc bạc màu (Haplic Acrisols) có thể gặp trên đá macma axit và đá cát (sandstone), trên phù sa cổ sinh của các dòng sông lớn như sông Ba ở Cheo Reo, Dak Bla ở Kontum. Còn ra, có thể gặp phía tây cao nguyên Ban Me Thuot, ở bình nguyên Ea Sup do đá cát phân hủy.
Trong nhóm đất xám, các tính chất lý hoá học rất biến thiên:
-vùng Ban Don phía tây Ban Me Thuot có nhiều cát thô, nghèo nàn và khô khan.
-vùng Cheo Reo, đất xám có nơi đất cát thô, có nơi đất có khả năng giữ nước nhiều hơn. pH đất xám ở Cheo Reo cao (6-6.5) vì khí hậu khô khan , các nơi khác thì pH thấp hơn.
-vùng phù sa cổ sinh các dòng sông Krong Kno, Krong Ana ở Darlak có đất xám phì nhiêu hơn vì sa cấu mịn hơn, không nhiều đá và có địa hình lượn sóng có độ dốc nhẹ, trồng lạc, hoa màu phụ ..
5.7 đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (Leptosols).
Đất này rải rác trên các vùng, đặc trưng ở trên các vùng đá sát mặt đất khó trồng trọt (Lithic Leptosols).
5.8 đất mùn alit núi cao (Alisols).
Loại đất này gặp tại vùng núi cao độ từ 2 000m trở lên như trên các đỉnh núi Ngọc Lĩnh, Ngọc Ang, Chư Yang Sin.
5.9 đất nâu thẫm trên bazan (Chromic Luvisols) gặp tại các địa mạo thung lũng bằng, có tầng mặt giàu mùn.
5.10 đất đá bọt (Andosols) trên đá bọt bazan.
Đây là đất trên miệng núi lửa, gặp ở các đất gần các miệng núi lửa ở Pleiku có màu nâu đen lẫn nhiều cục đá thô.
Nhìn chung về phân phối đất thì :
-các đất đỏ nhiều nhất ở Daklak, Dak Nong, Pleiku và Lâm Đồng.
-các đất podzolic (feralit) vàng đỏ thường gặp ở Kontum và Dalat .
-các đất podzolic xám thường phân bố ở Cheo Reo (Phú Bổn) và Tây Daklak.
-các đất phù sa nhiều ở Đông Nam Daklak.
Riêng các nhóm đất như Andosol, Alisol, Leptosol có rất ít so với các loại đất vừa kể.
6. Các sắc tộc thiểu số.
Tây Nguyên có nhiều đồng bào sắc tộc, mỗi tộc người có ngôn ngữ và tập quán riêng. Nói chung, ở TN, có hai họ ngôn ngữ chính:
Họ Nam Á (Austro-Asiatique) trong đó phải kể những dân tộc theo chế độ phụ hệ như người Ba Na, Sedang, Koho, Hre, Mnong, Stieng, Koho, Mạ , Choro. Ngôn ngữ thuộc hệ gốc Mon-Khmer vì bị ảnh hưởng hai nước Phù Nam và Chân Lạp xưa kia
Họ Nam Đảo (Austronesien hoặc Malayo-Polynesien) có các sắc tộc theo chế độ mẫu hệ như Gia Rai, Rhade, Churu, Roglai, Chăm và bị nhiều ảnh hưởng của Lâm Ấp (Chiêm Thành).
Sau đây là vài chi tiết:
Bahnar. Người Bahnar ở Kontum, Pleiku, Bình Định, dân số trên 100 000 người và địa bàn cư trú nằm ở các huyện Mang Yang và An Khê, một phần lãnh thổ huyện Dak To và Kon Plong. Bahnar là dân tộc nói tiếng MonKhmer có dân số đông nhất.
Sedang. Địa bàn cư trú người Sedang ở Bắc Kontum tận mãi đến bắc Quảng Ngãi và huyện Trà Mi thuộc Quảng Nam và dân số trên 70.000 người.
Hré. Người H'Rê gần 70.000 người sinh sống ở Quảng Ngãi và Bình Định.
Mnong. Người Mnong ở Daklak, tây nam Lâm Đồng và bắc sông Bé; họ sống xen kẻ với vùng cư trú của người Rhade ở Daklak và Mạ ở Lâm Đồng nên văn hoá Mnong chịu ảnh hưởng hai văn hoá trên. Trong làng, có nhiều nhà dài và trên nền đất (chứ không phải nhà sàn như người Rhade), trong các nhà dài ấy, thường có năm sáu đôi vợ chồng ở đó. Người Mnong có tục cà răng và căng tai để đeo đồ trang sức. Họ hiếu chiến và một thủ lãnh người bộ lạc này đã cầm chân các nhà thám hiểm Pháp rất lâu; mãi khi thủ lãnh này chết đi, người Pháp mới đi thám hiểm lại.
Nguời Mnong được thế giới bên ngoài biết đến nhiều, nhờ một nhà dân tộc học người Pháp, Condominas, đã từng chung sống tại chỗ với họ nhiều năm và có viết nhiều tác phẩm mô tả cuộc sống liên quan đến họ trong cuốn Nous avons mangé la forêt.
Koho (Cờ Ho). Người K'ho ở Di Linh Lâm Đồng và miền núi Phan Thiết, dân số trên 70 000 người. Dân tộc K'ho sinh sống ở Lâm Đồng, nam Di Linh hoặc trên đường Di Linh đi Phan Thiết, hoặc quanh thị xã Dalat. Họ biết làm ruộng sớm hơn các sắc tộc khác và ở trong nhà sàn dài, có cái dài hàng trăm mét, trong đó có nhiều gia đình nhỏ.
Mạ. Người Mạ ở nhà sàn, tại vùng lưu vực sông La Ngà, Đồng Nai Thượng, cao nguyên B'lao-Di Linh. Trước kia cũng có tục cà răng căng tai và làm rẫy, săn bắn nhưng những năm gần đây, họ cũng như người Koho đã bắt đầu phát triển nghề làm vườn như trồng cà phê, trà . Sống theo chế độ phụ hệ.
Gié-Triêng. Sắc tộc này có địa bàn sinh sống khá rộng lớn, từ rìa đông cao nguyên Boloven (Lào) sang Dak Glây (bắc Kontum) đến huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam-Đà nẵng. Ở Tây Nguyên, người bộ lạc này, ngoài nương rẩy, còn có nghề dệt vải và đãi vàng.
Rhade. Người Rhade chủ yếu sống ở Daklak dân số trên 140.000 người. Ngoài rẩy, họ còn biết làm ruộng nước tại vùng hồ Lak, ven sông Krong Knô, Krong Anna; người Rhade nuôi trâu bò và voi. Phụ nữ Rhade biết dệt, làm đồ gốm, đàn ông biết rèn và đan lát. Người Rhade có những trường ca (Đăm San, Đăm Di ..) mang tính chất huyền thoại như người Kinh có tích Sơn Tinh Thủy Tinh. Truyện thơ Đăm San kể rằng chàng này là một tù trưởng đẹp trai, đầy khát vọng tự do và các tù trưởng khác muốn chiếm đoạt người vợ đẹp của Đăm San nên gây ra những chiến tranh khốc liệt. Đăm San thắng nhưng vẫn muốn giàu mạnh hơn nữa, chàng kéo quân lên Trời bắt Nữ Thần Mặt Trời làm vợ. Nhưng chàng đã chết vì sự ngông cuồng đó.
Jrai. Người Jrai ở Pleiku, Kontum, miền núi Phú Yên, vùng Cheo Reo, trên 180 000 người. Tộc Jrai có thể chia ra những nhóm căn cứ vào khác biệt giữa cách phát âm:
Ja Rai Chor (còn gọi là Cheo Reo. Cheo Reo là từ phiên âm ghép hai từ Chu và Chreo, tên 2 tù trưởng nổi tiếng của vùng này vào cuối thế kỷ 19)
Ja Rai Hdrung (vùng núi lửa Hàm Rồng) sống quanh thị xã Pleiku, Chư Prông
Đàn ông thường đóng khố, phụ nữ quấn váy. Ngoài làm rẫy còn đan đồ tre, mây và biết vẽ, khắc các hoa văn trên nhiều kiến trúc như nhà mả, cột đâm trâu, ống tên ..; đàn bà biết dệt.
Churu. Người Chu Ru sinh sống tập trung ở thung lũng Dran trên cao nguyên Lang Biang (Dalat). Nằm giữa vùng cư trú của người Cơ Ho ở phía tây và người Raglai phía đông thuộc các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh thuộc Lâm Đồng và hai huyện Bình Thuận là An Sơn và Đức Linh. Người Chăm và Chu Ru có chung nguồn gốc nên tín ngưỡng, kỹ thuật canh tác nông nghiệp như người Chăm, nghĩa là định cư và làm ruộng nước.
Trên TN, có hàng chục sắc tộc, nhưng chỉ có vài sắc tộc sau đây là quan trọng: Bahnar và Sedang (ở Kontum, Pleiku ), Djarai (ở Pleiku), Rhade (ở Darlac). Tổ tiên họ là những người Mélanésien và Indonésien lưu lạc đến Đông Dương rồi phải ẩn náu trên cao nguyên trong cuộc chiến giành đất đai với người Chăm và người Việt. Indonésien chỉ là một danh từ nhân học, chỉ chung các tộc thiểu số ở các vùng núi Việt, Miên, Lào, Miến, Phi luật tân. Cũng cần nhớ là trong thời đại băng giá lần cuối trong kỷ địa chất thứ tư này, mực nước biển sụt xuống đến 120 mét nên các xứ Đông Dương và Indonesia, Mã Lai đều còn dính liền với nhau (land bridge), sự qua lại các giống người bản địa tại các vùng này rất dễ dàng..
Các liên lạc Kinh-Thượng.
Theo lịch sử thì năm 1711, có một phái đoàn người Thượng đến từ Nam Bàn và Trà Lai gặp Minh vương Nguyễn Phúc Khoát tại Phú Yên xin thần phục. Lúc đó, lãnh thổ 2 xứ miền Thượng này -Pleiku và Kontum ngày nay- do 2 lãnh chúa Jarai cai trị, Đôn vương (Thủy xá) và Nga Vương (Hoả Xá), hoàn toàn độc lập với Phú Xuân. Lãnh thổ xứ Đàng Trong chỉ là những đồng bằng từ chân dãy Trường Sơn ra biển.
Kontum có những dấu vết định cư của người Việt từ xưa . Thực vậy, dưới trào vua Minh Mạng và Tự Đức, công giáo bị đàn áp nên một số tu sĩ miền Bình Định chạy lên An Khê, lần mò dọc theo thượng lưu sông Ba đến cao nguyên Kontum truyền đạo. Hội Truyền giáo KonTum được thành lập từ 1851 và từ đó nhiều giáo dân người Kinh từ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định tiếp tục lên xây dựng họ đạo và mở rộng sang các làng của các sắc tộc Rơ ngao, Sedang.
Các liên lạc Chăm-Thượng.
Người Chăm (Chiêm) có quan hệ mật thiết với người Thượng hơn là với người Việt. Các vua Chiêm Thành khi xây dựng các đền đài ở Trà Kiệu, Mỹ Sơn tại Quảng Nam ngày nay phải huy động một số dân lao động rất lớn nên đã tổ chức các cuộc săn bắt người Thượng ở ven núi Trường Sơn để xây dựng đền đài nhưng dần dà các dân này trốn lên lại các miền núi, hỗn huyết với các nhóm cư dân bản địa (gốc Mélanésien và Indonesien) để trở thành các nhóm Bru, Giẻ- Triêng, Tà Oi sinh sống các vùng núi Bình Trị Thiên.
Người Chăm cung cấp muối gạo còn người Thượng cung cấp các phẩm vật rừng xanh như voi rừng và các loại gỗ quý cho các vua Chiêm. Vào các thế kỷ 4 đến thế kỷ 7, một số người Chăm trốn lên cao nguyên lánh nội chiến, và số người này mang nặng bản sắc hải đảo (malayopolynesien) và trở thành người Jarai, ở các tỉnh phía tây các tỉnh Bình Định, Phú Yên. Sự hỗn huyết với những nhóm có trưóc sinh ra những nhóm như Bahnar và Sedang thuộc ngữ hệ Môn-Khmer và hải đảo .
Vào cuối thế kỷ 8, người Java từ biển cả, tràn vào duyên hải cướp phá nên một số dân Chăm chạy lên cao nguyên lánh nạn, hỗn huyết với các nhóm có trước và trở thành người Rhade thuộc ngữ hệ hải đảo.
Sau này vào thế kỷ 16, một số người Chăm tránh cuộc Nam tiến của người Việt, lên cao nguyên Dalat trở thành người Raglai và Churu cũng thuộc ngữ hệ hải đảo.
7. Sử dụng đất đai.
Trước 1945, người Kinh chỉ gặp ở Dalat (phần lớn người miền Bắc từ các làng quanh Hà Nội) và tại thị xã Kontum (phần lớn người miền Bình Định trốn đàn áp Công Giáo từ các trào vua Tự Đức) và Ban Me Thuot là nơi Pháp có nhà tù giam giữ chính trị phạm.
Sau khi ký hiệp định Geneve 1954, nhiều đồng bào di cư từ miền Bắc (Việt, Thái, Nùng) lên định cư nhiều ở Bảo Lộc (người Việt), Tùng Nghĩa (người Thái), rồi đến phong trào dinh điền định cư dân Nam Ngãi ở Pleiku, Dak Lac để khẩn hoang lập nghiệp. Do đó, dân số TN tăng lên; sau 1975, lại thêm người Kinh cùng người các sắc tộc ở Cao Bằng, Lạng sơn dến.
Sau dây là các hệ thống nông nghiệp chính:
7.1 du canh.
Phần lớn các bộ lạc Thượng làm nương rẫy du canh; sau khi đốn cây, phát cỏ, họ đốt cỏ để sau đó cuốc đất, tỉa hạt giống; xen canh với lúa thường có khoai lang, bắp, vài loại bí bầu . Tùy theo đất tốt xấu, người ta sử dụng đất trong một chu kỳ dài hoặc ngắn: đất tốt thì có thể sử dụng 10-12 năm, đất xấu chỉ làm 5-6 năm là phải dọn đi chỗ khác. Kỹ thuật canh tác còn thô sơ nên năng suất hoa màu không cao. Làm rẫy du canh thì phải di chuyển làng mạc và hoa màu từ vùng này sang vùng khác; sau chừng 5-10 năm lại phải đốt rừng làm rẫy. Có nhiều điều tổn hại trong hệ thống này:
(a).hư hại tài nguyên rừng; các loại rừng bị đốn phá, nhường chỗ cho hoa màu lương thực.
(b).hư hại tài nguyên đất. Vì không còn tàn cây che chở nên đất đai dễ bị xói mòn, các dưỡng liệu trong đất bị cuốn trôi đi hết, làm đất trơ trọi đá laterit. Đất mất dưỡng liệu, đất nghèo đi, và dân phải di chuyển đi nơi khác.
(c).hư hại tài nguyên nước. Vì có rừng nên hệ thống rễ có thể giữ lại nước trời làm sung mãn thủy cấp; nay mất rừng, mưa không còn gì cản trở, nước chảy thẳng xuống khe suối, làm trôi mòn đất và nước ngầm mất đi.
Vì tài nguyên quanh buôn làng bị suy thoái, nên thiếu lương thực, do đó lại phải đi làm nương rẫy khu rừng khác và chu kỳ lại tiếp diễn: thiếu lương thực-phá rừng-đất nghèo đi- du canh-thiếu lương thực. Và nghèo cứ đẻ ra nghèo, kéo dài muôn kiếp.
Trong hệ thống du canh, các cây trồng không đa dạng; thực vậy vào các nương rẫy, ta chỉ gặp vài cây như bắp, lúa rẫy, hoạ hoằn vài cây rau chứ không thấy các hoa màu khác như các cây họ đậu cũng như các cây ăn trái hoặc các cây công nghiệp dài ngày ( cà phê, trà ).
Trong hệ thống du canh, không có sử dụng phân hữu cơ và phân hoá học; heo thì thả rong nên không có phân chuồng; trâu bò chỉ chăn thả trong rừng, không có chuồng trại nên không có phân hữu cơ.
Các hoạt động trước sản xuất như hạt giống tốt, nông cụ cải tiến, hệ thống nước tưới và sau sản xuất như chế biến, tồn trữ hầu như không có nên sản xuất lương thực thấp.
7.2 định canh.
Hệ thống nông nghiệp có tính cách bền vững hơn với sự định canh. Bền vững vì các cây trồng đa dạng và đa niên ( trà, caphê, dâu tằm, cây ăn trái, tiêu..) nên bớt xói mòn, bớt hư hại tài nguyên hơn. Những loại cây đa niên thường có rễ sâu và có tàn lá nhiều nên làm giảm tốc độ của nước mưa, làm nước mưa thấm từ từ vào đất, thay vì chảy tràn theo sườn đồi xuống, kéo theo sự mất đi các dưỡng liệu trong đất.
Cây ăn trái.
TN có nhiều giống cây nhiệt đới như chuối, bưởi, dứa, sầu riêng nhưng cũng có cây á nhiệt đới như cây bơ, cây hồng, ôn đới như đào, mận Dalat v.v.
Đặc biệt tại TN phải kể một loại cây mới du nhập thời sau 1954 từ Phi Luật Tân, đó là cây bơ (Persea gratissima), còn gọi là cây avoca, trồng nhiều ở Bảo Lộc và Ban Me Thuột. Cũng có cây ma ca (Macadamia) xuất xứ bên Hawai và nay nông dân cũng có trồng ở Cao nguyên.
Cà phê.
TN có nhiều vườn cà phê. Cà phê có hai loại chính là cà phê chè và cà phê vối.
Cà phê chè (Coffea arabica).
Có nguồn gốc ở miền núi Ethiopia Phi Châu. Đây là loại sản phẩm có giá nhất trên thị trường quốc tế. Cà phê chè thường tự thụ phấn nên có độ thuần giống cao hơn các loại hình cà phê khác. Tỷ lệ caffeine từ 1.3-1.7%. Giống này thường bị bệnh gỉ sắt và sâu đục thân nên chỉ có thể trồng các vùng núi cao mà thôi. Cây cà phê chè ưa khí hậu mát mẻ và ánh sáng tán xạ do đó cần trồng cây che bóng vì nếu không có hệ cây che bóng thích hợp sẽ gây ra hiện tượng cây phân hoá mầm hoa và đậu quả quá sức (overbearing) làm cây chóng bị kiệt sức, khó phục hồi trở lại.
Cà phê vối (Coffea robusta).
Cao nguyên Darlac trồng loại cà phê vối vì loại này hợp với các vùng cao độ thấp, nóng ẩm, mưa nhiều. Cây cà phê vối dễ trồng, không cần đất tốt như cà phê chè, có khả năng kháng sâu bệnh khá. Cà phê vối rất sợ rét và không chịu được các vùng có gió mạnh. Năng suất có tưới nước 3-4 tấn một hecta.
Hiện nay, diện tích cà phê của bốn tỉnh TN là 300 000ha (trên tổng số 350 000ha toàn quốc) trong đó Dak Lac với diện tích 172 000 ha thu được 280 000 tấn. Nhờ năng suất cao thêm vào đó là chế biến, phân loại nên cà phê Daklak cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.
Tiêu (Piper nigrum).
Cây tiêu phân bố chủ yếu tại vùng Di Linh, Blao dưới hai dạng: trồng quanh vườn nhà và trồng xen trong vườn cà phê . Phần lớn nông dân trồng tiêu trên đất nâu và đất đỏ nâu. Trong việc trồng tiêu, vốn đầu tư ban đầu khá lớn; tùy theo khả năng huy động vốn ban đầu mà phương pháp trồng tiêu khác nhau: trồng trên nọc sống, trên nọc chết và trên nọc xây bằng gạch..Trồng tiêu trên quy mô lớn, phải có đất thích hợp và gần nguồn nước.
Trà.
Trà trồng nhiều nhất ở Lâm Đồng và Pleiku. Năng suất trà ở Lâm Đồng, nhờ mưa nhiều nên đạt 16-18 tấn/ ha. Ngoài những nhà máy chế biến trà, có một số xưởng chế biến nhỏ thuộc các gia đình có truyền thống làm trà. Muốn phát triển ngành trà, cần các biện pháp: cung ứng phân bón, máy bơm, cho vay vốn, hiện đại hoá qui trình chế biến để nâng cao chất lượng cho xuất cảng, cải thiện đất đai như trồng cây bóng mát cho các đồi trà, giữ ẩm cho đất, đa dạng hoá công nghiệp chế biến để có sản phẩm đa dạng (trà túi, trà hoà tan, trà đen, trà xanh) có chất lượng cao để cạnh tranh với thị trường thế giới.
Cao su.
Tại TN, cao su được trồng tại 3 tỉnh: Kontum, Pleiku và Daklak. Cao su dễ xuất cảng và cũng là nguyên liệu để sản xuất nhiều loại sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước. Biện pháp phát triển: tăng cường vốn đầu tư trong chế biến, thâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Rau cải.
Dalat vốn là nơi sản xuất rau cải cung cấp rau xanh cho các tỉnh miền Nam : các loại rau cải chính yếu là cải bắp, cà rốt, chou fleur (xúp lơ), artichaut (atisô), xà lách, cải pó xôi, củ dền, củ rađi, ngoài ra còn là nơi sản xuất khoai tây và các loại đậu. Các khó khăn nghề trồng rau cải Dalat là : đất đồi dốc thoải chứ không phải đất phù sa bằng phẳng, nước tưới, phân hữu cơ và vô cơ.
Hoa.
Hoa ở vùng Dalat rất đa dạng: mimosa, hoa hồng, thược dược, qùi, pensée, hoa violette, cúc, layơn (glaieul), ớctăngxia, mimosa, đỗ quyên, hồng tràm, liễu tràm, nhiều màu sắc chứ không phải là các hoa miền đồng bằng như vạn thọ, mồng gà, cẩm chướng, huệ.
Rừng Dalat còn nhiều hoa phong lan với vẻ đẹp diễm lệ, sang trọng; phong lan được mệnh danh là nữ chúa các loài hoa. Dọc bờ hồ Dalat, có hoa anh đào .
Những nông dân trồng hoa này thường gốc ở các làng Ngọc Hà, Nhật Tân, Nghi Tàm chính là các làng hoa miền Bắc; ngoài ra, Dalat còn xuất cảng hoa địa lan. Cũng như ngành trồng rau cải, nghề trồng hoa cũng đòi hỏi trình độ cao về sản xuất và thương mại.
8. Dân số.
Những thập niên đầu thế kỷ 20, Tây Nguyên rất thưa thớt dân. Chỉ có chừng 300.000 người sống ở Tây Nguyên trước 1945, trong đó người Kinh chỉ chiếm ít hơn 10% dân số. Năm 1956, dân số tăng lên 530 000 người và năm 1976, dân số TN là 1 226 000 người. Đến 1996, là 3.2 triệu người tức 10 lần nhiều hơn trước tháng 8-1945 và 3 lần nhiều hơn từ 1975 vì người Kinh và một số người miền Thượng du Bắc Việt (Tày, Dao, Mèo ..) lên lập nghiệp. Hiện nay người Việt chiếm trên 50% trong dân số Tây nguyên. Hiện nay, dân số TN tăng đến 7% hàng năm là vì:
Tăng tự nhiên: tỷ lệ sinh đẻ của các dân tộc Tây nguyên rất cao so với toàn quốc vì tỷ lệ chết giảm đi nhiều do đó tỷ lệ tăng tự nhiên cao.
Tăng cơ học: thực vậy, hiện nay nhiều dân tộc thiểu số miền Bắc (Tày, Dao, Nùng..) tràn lên Tây nguyên để tránh đói khổ các nơi nguyên quán. Nhiều tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai cũng như các vùng duyên hải miền Bắc Trung phần như Thanh Hoá đều có di dân nhiều tại đây sau 1976. Nếu chia theo tộc người thì người Nùng, người Tày, người Dao, người Hmông (Mèo) đều có mặt. Ngày nay, người bản địa như các tộc Rhadé, Jarai v.v. chỉ chiếm không tới 50% dân số trên cao nguyên và trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ; đó có thể là một ngòi nổ âm ỉ trong tương lai.
9. Vài vấn đề phát triển.
9.1 phì nhiêu đất đai.
Sự sói mòn, sự thâm canh đòi hỏi đất đai phải được bảo vệ chống xói mòn và tăng cường độ phì nhiêu đất. Duy trì độ phì nhiêu là duy trì chất hữu cơ, các lý tính của đất, duy trì các chất dinh dưỡng, tránh xuất hiện các độc tố. Muốn vậy, nhiều biện pháp cần được đặt ra. Trên các đất dốc mạnh hoặc nhiều đá, cần duy trì và tăng cường độ che phủ bằng rừng; trên các đất dốc vừa và nhẹ, nên phát triển vườn đồi và vườn nhà. Các buôn Thượng thường gần khe, suối hay nguồn nước sinh hoạt do đó nên giúp họ phát triển vườn nhà, trồng quanh nhà rau cải, cây ăn trái để giúp cải thiện dinh dưỡng trong bữa ăn. Trồng mỗi nhà vài chục cây cà phê trong vườn vừa giúp bớt nạn xói mòn, vừa tận dụng tài nguyên. Trong vườn đồi, nông lâm kết hợp có nghĩa là có cây cao, cây thấp, cây tầng dưới để có thể tận dụng được ánh sáng, có cây rễ sâu, cây rễ cạn để tận dụng sự phân phối các dưỡng liệu có trong các tầng đất khác nhau. Sự tăng cường chất hữu cơ trong đất bằng cách sử dụng phân chuồng, phân mục rất cần thiết để hỗ trợ các phân vô cơ. Người Thượng chỉ chăn thả trong rừng, không có chuồng bò, chuồng heo nên lượng phân hữu cơ bị mất đi, trong khi đó phân hữu cơ giúp đất tạo ra nhiều chất lân vốn bị cố định hoá trong các loại đất đỏ nhiều sắt và nhôm. Vì TN có nhiều thảo nguyên, đồng cỏ nên có nhiều tiềm năng nuôi đại gia súc như bò sữa. Ngành chăn nuôi tiểu gia súc (heo) cũng cần chú ý vì heo có chu kỳ nhanh, cho nhiều phân hữu cơ cải tạo đất; tuy nhiên cần các dịch vụ yểm trợ như công tác thú y, thực phẩm gia súc, chế biến, tồn trữ
9.2 an toàn lương thực.
Các hệ thống canh tác cổ truyền của phần đông đồng bào Thượng như chọc lỗ, châm hạt giống, lấy chân dậm lại ..không tạo ra được nhiều sinh khối trước sự gia tăng dân số. Như vậy, công tác khuyến nông, huấn luyện nông dân trở thành quan trọng với các sắc tộc: cần phát triển tại các khu vực đồng bằng, các thung lũng, các nơi đất mà thủy cấp không sâu cho lắm (2-3 mét) những hoa màu lương thực như lúa, bắp, khoai lang cũng như đậu nành. Thủy nông, phân hoá học, thâm canh các vùng này giúp tăng gia lương thực cho Tây Nguyên và như vậy làm giảm bớt áp lực trồng cây lương thực trên đất dốc. Các đồng bằng Lạc Thiện ở Daklak, đồng bằng sông Ba ở Phú Bổn (nay thuộc tỉnh Gia Lai), thung lũng An Khê, dọc sông Bla gần Kontum cần được đầu tư phát triển. Nên lập các đập thủy nông nhỏ đưa nước vào ruộng; ngoài những đập nước, có thể sử dụng các xe quạt nước (noria) để đem nước vào ruộng vì mực nước các sông suối rất gần mặt đất như Bình Định, Quảng Ngãi vẫn làm.
An toàn lương thực trên đà tăng gia dân số cũng đòi hỏi sự canh tác định canh thay vì du canh, nông lâm kết hợp, trồng cây lương thực với cây lâu năm, khuyến nông với các chương trình phì nhiêu đất đai.
9.3 sở hữu đất đai (Land tenure)
Hiện nay, trên TN, người Kinh mua lại đất của người Thượng với giá rẻ mạt và chỉ có người Kinh mới biết cách hợp thức hoá như xin giấy sử dụng đất đai (land use certificate) do đó, người Thượng dần dà không còn sở hữu chủ đất đai, mất đất sản xuất mà không có đất thì không đi vay tiền phát triển được vì đất được dùng để thế chấp trong khi đi vay. Do đó phải ngăn cấm ngay các cuộc mua bán như vậỵ.
Mỗi làng trên TN có lãnh vực đất đai tức địa vực riêng, không có làng khác lân cận đến chiếm được. Có nhiều khu rừng gần làng, tưởng như vô chủ, nhưng kỳ thực là của làng và người dân làng có thể đến đó bứt mây, lấy măng, hái tổ ong cho mật. Như vậy, dân làng nào cũng chỉ được làm rẫy, hái lượm, săn bắn trong địa vực của mình. Nay với sự gia tăng các cộng đồng người miền xuôi đến (cả Kinh lẫn Thượng du Bắc Việt), họ không đủ đất để sản xuất, không được lấy gỗ làm nhà theo truyền thống. Quyền làm chủ và lợi ích bị xâm phạm nên nhiều hiện tượng tranh chấp đất đai luôn luôn xẩy ra và đây cũng là một ngòi nổ cho các xung đột về lâu về dài. Do đó, cần qui định diện tích mỗi làng tương ứng với việc tăng gia dân số và tập quán làm ăn của mỗi tộc người và giao đất, giao rừng cho dứt khoát để họ có trách nhiệm gìn giữ và sử dụng lâu dài, bền vững; các cơ sở quốc doanh trung ương tại địa phương như các nông trường chiếm qúa nhiều đất đai mà không đủ sức quản lý, lại làm ăn thua lỗ vì guồng máy hành chánh qúa nặng nề.
Lại còn có trường hợp ngân hàng cho vay để khai hoang, nhưng nếu đáo hạn mà không đủ tiền để trả nợ hoặc không hoàn vốn kịp thời cho ngân hàng, chính quyền lợi dụng lúc đó xiết luôn đất và chuyển cho người di dân mới đến để thuê (ở Việt Nam, đất đai thuộc Nhà Nước). Có chổ, người Thượng phải cho con ở đợ với chủ nợ để trừ nợ.
9.4 hoạt động phi nông nghiệp.
Tài nguyên đất đai có hạn, nông nghiệp tiến bộ sẽ làm trội ra một số lao động nông thôn. Do đó, các hoạt động phi nông nghiệp như trong khu vực chế biến (chế biến các nguyên liệu trong nông nghiệp như cà phê, cao su, cây ăn trái, lúa gạo, trà, tơ tằm..), khu vực dịch vụ ( chuyên chở, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, trạm xăng, sửa chữa xe cộ), khu vực thương mại, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực tiểu công nghệ truyền thống của người Thượng như đan lát, dệt, điêu khắc, mộc v.v. để tạo ra những mặt hàng có màu sắc TN sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho lao động mỗi năm.
9.5 vấn đề giáo dục và huấn nghệ.
Ai cũng biết muốn thoát khỏi chu kỳ nghèo thì vấn đề giáo dục học vấn là một điều kiện ắt có (nhưng chưa đủ!). Tại TN, các dân tộc thiểu số vẫn học theo các chương trình của miền xuôi và vì nội dung các chương trình giáo khoa này không hợp với người sắc tộc nên họ bỏ học rất nhiều. Nội dung chương trình học phải tôn trọng các khác biệt văn hoá của các tộc ít người chứ cứ khư khư lấy chương trình miền xuôi đem lên miền Thượng áp dụng một cách máy móc là không thực tế. Tại các vùng đông người bản địa như Jarai, Rhade thì nên có một chương trình song ngữ, dạy tiếng địa phương vài năm đầu rồi mới dần dần thêm tiếng Việt vào để các học sinh đỡ bỡ ngỡ. Điều này cũng cần được ứng dụng cho vùng các tộc khác như người Bahna ở Kontum, người K'ho ở Lâm Đồng v.v.. Giáo dục cần được đầu tư liên tục, đầu tư về lâu về dài mới có kết quả, nhưng giáo dục sẽ kéo theo một loạt hậu quả bền vững như bớt sinh đẻ, chất lượng cuộc sống cao hơn, kinh tế vững mạnh hơn. Hiện nay, số học sinh bỏ học ở TN đứng ở tỉ lệ cao nhất nước.
Thất học sẽ kéo theo nghèo đói vì thất học, không biết chữ thì khó huấn luyện ngành nghề cho thanh niên. Một thành phần đông đảo không nghề chuyên môn tràn về các thị thành sẽ kéo theo sức ép của thị trường lao động và gây ra thêm các vấn nạn xã hội.
Giáo dục phụ nữ giúp điều hoà sinh đẻ, bớt sức ép dân số.
9.6 vấn đề chế biến
Các nông phẩm sản xuất ra từ lúa, đậu nành, cà phê, trà cần được biến chế để tăng thêm giá trị tiêu thụ, dễ thương mãi hóa, dễ xuất cảng mà lại tạo công ăn việc làm. Vai trò của các doanh nghiệp tư nhân cần được nâng đỡ trong những đầu tư này. Cái quan trọng là hướng vào giảm chi phí hàng sản xuất để dễ xuất cảng và chỉ đầu tư vào các dự án công nghiệp chế biến có hiệu quả. Thị trường trong nước cũng cần được chú trọng vì dân số đông có thể đẩy mạnh tiêu thụ.
9.7 năng lượng thủy điện và năng lượng mặt trời.
TN nhiều tiềm năng sản xuất điện; ngoài đập Yali đang xây, trước kia, thời Việt Nam Cộng Hoà đã có nhà máy điện Da Nhim giữa đường Dalat đi Phan Rang, đó là chưa kể các nhà máy thủy điện nhỏ ở Dalat hoặc Ban Me Thuot ( Drayling). Nhiều vị trí trên sông suối có thể sử dụng xây các nhà máy thủy điện nhỏ (microcentrale). Để bảo đảm tuổi thọ các hồ nước, cần tăng độ che phủ rừng quanh lưu vực. Trên cao nguyên Kontum, đã có nhiều dự án nghiên cứu cho thấy có những vị trí có thể xây thêm các hồ thủy điện khác như Thượng Kontum, sông Bla, sông Poko. Tại các cao nguyên khác như cao nguyên Daklak, cao nguyên Dak Nong cũng có nhiều vị trí thuận lợi trên các sông suối để tạo ra thuỷ điện. Thung lũng sông Ba tức Cheo Reo là vùng rất nóng có tiềm năng sử dụng năng lượng mặt trời để bơm nước, tưới cây v.v.
9.8 tài nguyên bauxit.
TN cũng có nhiều nơi có quặng bauxit nghĩa là chứa nhôm.
9.9 du lịch
TN có nhiều đặc điểm dễ tổ chức du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, góp phần vào sự phát triển bền vững. Thực vậy, miền TN rất đa dạng :
-về thảo mộc: rừng thưa, rừng dày, rừng tre, nứa, rừng thông -về động vật: khỉ, nai, mễn, voi, thỏ rừng, heo rừng, chim rừng,
- về văn hoá bản địa của hàng chục sắc tộc rải rác, như mừng lúa mới, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, các âm nhạc cồng chiêng vang dội cùng các điệu múa của các tộc thiểu số.
Những vùng núi hoang vu, những hồ nước thủy điện, là những nơi lý tưởng tổ chức du lịch sinh thái.
9.10. nước
Tây Nguyên là một trong những vùng thường xuyên chịu tác động nặng nề bởi hạn hán, thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt trong vài năm gần đây diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán liên tục tăng qua các năm. Một trong những biện pháp cấp bách phòng chống hạn hán là xây dựng, phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi trên từng địa bàn thôn, xã; đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và tiết kiệm nguồn nước tưới quanh năm cho cây trồng. Bên cạnh đó, cũng phải xây dựng những công trình thủy lợi lớn, đặc biệt là các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm
10. Kết luận.
Như trên đã trình bày TN có nhiều triển vọng phát triển vì có nhiều tiềm năng về đất (đất đỏ tốt, sâu), về thủy lợi ( sông, suối ), về rừng. Nhưng tài nguyên thiên nhiên chỉ là một yếu tố cần, nhưng chưa đủ. Thực vậy, muốn phát triển, các yếu tố khác như quản lý, tài chính, giáo dục v.v.cũng quan trọng Hiện nay, ta chứng kiến có sự chênh lệch lớn trong sự phát triển của các thành phần dân tộc tại đó : các tộc người bản địa có tỷ lệ thất học rất cao, tỷ lệ đói nghèo cũng lớn so với người miền xuôi. Trở ngại ngôn ngữ trong các công tác xã hội, khuyến nông khi tiếp xúc với dân cũng là một khó khăn .
Có sự liên hệ hữu cơ giữa nhiều vấn đề : nông và lâm, nông và súc, liên hệ giữa dân số và tài nguyên, giữa dân số và môi sinh, giữa giáo dục và dân số. Sự tiếp cận toàn bộ giúp ta hiểu các vấn đề để tác động sao cho có hiệu quả cao.
Một loạt chương trình đồng bộ khác cũng cần thiết như giáo dục cơ sở, cải thiện y tế, nước uống, khắc phục tình trạng người dân thiếu đất sản xuất, vốn vay để sản xuất-chế biến-xuất cảng, đó là chưa nói đến việc tạo cho các tộc người bản địa một môi trường bình đẳng với người Kinh bằng cách giúp con em họ có cơ hội tham gia trong mọi ngành công vụ như trong y tế, giáo viên, cảnh sát, quân đội.. tóm lại tăng cường năng lực cho các dân tộc bản địa.
Thái Công Tụng