Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Thơ Tranh: Tím Mơ


Thơ & Thơ Thanh: Kim Oanh

Tím Mơ



Tím Mơ  

Tím cả hoàng hôn tím thẩn thờ 
Tím màu nhung nhớ gọi hồn thơ 
Bình minh thức giấc hương tình mới 
Thẹn thùng xuân tới đợi người mơ

Kim Oanh

Áo tím người xưa hóa dại khờ 
Trong tôi lưu luyến mảnh tình thơ 
Hẹn nhau lần nữa mừng xuân mới 
Áo tím hoa cài lên tóc mơ

Biện Công Danh 
***
Tím Mơ! 

Áo người em tím, tím sim mơ
Gợi nhớ trong tôi đến thẩn thờ
Thoáng chút hương tình xưa tỉnh mộng
Mượn vần thêm ý ghép hồn thơ.

Song Quang
6/27/2017
***
Áo Tím Chiều Mơ

Nàng thơ hướng vọng thỏa tình thơ
Để ánh hoàng hôn luống thẩn thờ
Gió tản hương say chiều hạ vãn
Mây lùa vị đẫm tiết thu mơ
Người em má ngọc tươi chào đón
Áo lụa màu duyên tím đợi chờ
Một chút bâng khâng nhiều chút nhớ
Êm đềm tận hưởng thoáng lơ ngơ!

Mai Thắng 
17071
***
Cảm Tác: Y Đề

Run tay vẽ nửa bức tranh thờ
Mộ chí điêu tàn đốt vận thơ
Giọt máu buồng tim còn sót lại
Bàng hoàng thi thoảng gặp trong mơ !
Áo tím theo chồng chẳng ước mơ
Nụ hôn khờ dại kết hồn thơ
Một lần đủ viết thiên tình sử
Bông súng bằng lăng mấy kẻ thờ.

Cao Linh Tử

Cuối Con Ðường



Sắp hết một con đường
Xa tít mù, quê hương
Lê chân ngàn vạn dặm
Từng khúc nhói đoạn trường
Sắp hết một con người
Cõi về có nghỉ ngơi
Hay vẫn là nhức nhối
Vết hãm hiếp một thời
Sắp hết một thời gian
Bóng tơi tả. Da vàng
Bốn mươi năm xác chết
Bước đều chẳng giang san
Sắp hết một không gian
Ðã chiếm cứ một lần
Thôi cũng đành trả lại
Lối cũ mờ hương trang
Sắp hết một con đường
Biên giới và biên cương
Lẻ loi và cô độc
Giọt nắng chiều đục sương

Tịnh

Người Ấy



Hàng xóm thân quen người ấy lâu
Cái nhà bên cạnh chớ xa đâu
Lạ chi gương mặt qua hình dáng
Thường thấy tóc tai sớm dãi dầu
Chào hỏi ân cần nghe giọng hát
Kính trên nhường dưới nói trầu cau
Ngày kia hỏi cưới vu quy đến
Lan tỏa niềm vui họ rước dâu

Bạn học đi về vẫn gặp nhau
Xa em bỗng cảm thấy buồn rầu
Tuy cùng trang lứa xuân mười bảy
Nhưng cũng chung trường lớp trước sau
Tay trắng dám đâu tình, nợ nước
Chân quê dang dỡ mối duyên đầu
Yêu thầm chẳng ngỏ ai mà biết
Nhớ trộm không hay đổ lệ sầu!


Mai Xuân Thanh


Về Người Bạn Đã Mất: Nguyễn Tất Nhiên


Lòng tôi luôn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nghĩ về những kỷ niệm học trò đã qua hoặc khi nghe ai đó nhắc đến tên những người bạn thân quen đã ra người thiên cổ. 

Tôi biết tin anh Nguyễn Tất Nhiên qua đời đã lâu. Dự định viết về anh nhiều lần, nhưng tôi cứ chần chừ...chần chừ...rồi không thực hiện được. Một phần vì bận rộn công việc làm;một phần vì ngại cầm lại bút .Tôi vẫn than phiền với nhỏ Hồng rằng vì lâu quá không viết nên văn chương có thể khô cằn như tuổi gìà của đời mình. 

Tuy anh Hải (Nguyễn Hoàng Hải tên thật của Nguyễn Tất Nhiên ), và tôi học chung trường TH Ngô Quyền,nhưng chúng tôi laị quen nhau ở một địa điểm khác:nhà sách Huỳnh Hiệp.Lúc đó cả hai đang học lớp Đệ Lục.Thời con nít thích làm thơ-viết văn,tập tành làm văn thi sĩ.Tôi cặm cụi viết cho nhiều tờ báo nhưTuổi Xanh,Tuổi Trẻ,Tuổi Hoa ,Lá Xanh...với nhiều bút hiệu khác nhau. Do đó, mỗi chiều tôi hay ra nhà sách HH đón báo từ Sài Gòn mới về ̣để mua. Anh Hải cũng vậy.Chúng tôi háo hức vừa trả tiền xong là vội vàng mở ra xem ngay,muốn biết bài của mình đã được đăng chưa hay còn nằm trong mục chờ đợi.Dĩ nhiên có bài được đăng-có bài không được trả lời nhưng chúng tôi rất vui vì tuổi học trò có nhiều ước mơ và hy vọng . 

Vừa học -vừa làm thơ-vừa quậy phá. Đó là thời Trung Học của tôi.Rất nhiều người ngạc nhiên đã hỏi làm sao tôi có thể giữ tâm hồn thi văn lãng mạn trong khi chơi với đám bạn bè thực tế ồn ào nổi danh Ngũ Quỷ. Anh Hải cũng hay đặt câu hỏi đó.Nhiều lần gặp tôi tại trường anh định khoe về một bài thơ hay một bài văn mới sáng tác thì nhỏ Ba đã kéo tôi đi và trừng mắt nhìn anh hăm dọa. Anh cười khì khì ,hai tay chấp lại xá xá vài cái rồi dông mất 

Năm học Đệ Tứ -đó là năm học đáng nhớ nhất của tôi,Dù bận rộn hoàn thành tập san Xuân cho lớp Tứ Ba ,tôi cũng tham gia gửi bài cho báo Xuân Ngô Quyền.Rất vui mừng và hãnh diện khi bài của tôi được Thầy Cô trao giải văn chương đồng hạng với một bài văn của anh học Đệ Nhất.Tôi không nhớ anh tên gì chỉ nhớ bài viết của anh rất dễ thương" con diều của tôi bắt đầu mọc gai trong hồn và chở sầu bay sướt mướt trong mơ".bởi vì năm đó hoa soan đã nở mà bố anh vẫn đi biền biệt không về.Giải thưởng cho tôi:quyển tập thơ của Phạm Công Thiện và một cây bút máy Trung Quốc. 

Những ngày cuối năm kh̀ông khí trường Ngô Quyền rất náo nhiệt. Để chuậ̉n bị văn nghệ cho trường,anh Hải đi đến từng lớp để t̀ìm một vai nữ đóng cặp với anh trong ṃ̀ột hài kịch do chính anh sáng tác và đạo diễn.Anh đến lớp tôi bị các bạn bàn trên quay quá cở.Lớp Tứ Ba của tôi nổi tiếng có nhiều bạn học rất giỏi nhưng ngoài giờ học cũng lém lỉnh không kém ai.Thoát khỏi những câu hỏi hóc búa ,anh đi xuống bàn cuối nơi tôi ngồi, nhăn mặt than phiền--Khổ qúa-khổ quá Tìm hòài không ra .Tôi hỏi --Vai gì mà khó tìm người dữ vậy? 
- Vai một người đàn bà hung dữ chuyên môn ăn hiếp chồng 
Nhỏ Ba ngồi cạnh tôi mở miệng hỏi--Dữ cỡ tao đóng được không? 
- Được được lắm.Anh mừng quá, miệng cười hớn hở. 

Thế là nhỏ Ba và nhỏ Lưu bắt phải chấp nhận một điều kiện ;sau mỗi lần tập kịch anh phải bao bọn tôi một chầu nước đá đậu xanh bánh lọt và một chầu phim ở rạp Biên Hùng .Để vở kịch của mình được hoàn thành, anh gật đầu chịu hết.Đó là một loại hài kịch kiểu Phi Thoàn,nói về chuyện anh chàng ở thành phố có một bà vợ dữ như sư tử Hà đông.Sợ vợ nhưng không muốn mất mặt trước anh ruột của mình.-nhân ngày ông anh ở nhà quê lên thăm,anh ta năn nỉ vợ gỉả bộ đóng vai trò người vợ hiền thục biết vâng lời chồng. Người vợ đồng ý.Nhưng những yêu sách kỳ cục,tức cười của ông chồng làm chị vợ không dằn được.Cuối cùng chị vợ đã nện cho anh chồng một trận đòn nên thân.Dĩ nhiên anh Hải đóng vai người chồng,nhỏ Ba đóng vai người vợ và một người bạn học cùng lớp với anh Hải đóng vai người anh .Tôi được giao nhiệm vụ làm người nhắc tuồng.Tuần lễ đầu êm xuôi,tất cả đều diễn biến tốt đẹp.Anh hí hửng bao bọn tôi một chầu đậu xanh bánh lọt và một chầu phim. Nhằm lúc đó rạp hát Biên Hùng xuất sáng chiếu phim,xuất trưa trình diễn cải lương. Nhỏ Lưu rất rành về sân khấu kịch nghệ,đời tư nghệ sĩ,tài tử nào nó cũng thuộc nằm lòng.Với bản tánh tò mò hay phá phách,nhỏ Lưu rủ cả bọn leo vào hậu trường xem mặt các nghệ sĩ.Lúc đầu anh Hải từ chối , nhưng sau đó ham vui cũng tham gia .Chúng tôi đến trò chuyện với các nghệ sĩ M.Châu, M.Phụng và còn bày ̣đặt xin hình và chữ ký của họ nữa. Một điều tôi nhận thấy anh Hải có óc nghệ sĩ và khiếu khôi hài.Trong thời gian tập kịch anh hay kể chuyện tiếu lâm chọc cười bọn tôi.Cho đến bây giờ-bốn mươi năm qua rồi mà tôi vẫn còn nhớ hình ảnh anh và nhỏ Ba rượt đuổi nhau chạy vòng vòng trong phòng tập;hay cảnh anh ôm bụng vừa cười vừa lắc đầu khi chọc cho nhỏ Lưu chửi thề. 

Gần tới ngày trình diễn,ông bạn của anh bỏ cuộc,báo hại anh mặt mày méo xẹo,than vắn thở dài-còn nhỏ Ba cũng mất hứng tức mình vì sợ không có cơ hội diễn xuất cho thầy và các bạn xem.Túng quá tôi phải gồng mình hy sinh:
- Để tôi đóng cho.Giọng nói khan khan của tôi đóng vai đàn ông được rồi nhưng tóc tôi dài thì sao? Chuyện đó giải quyết được ngay.Vì thủ vai đàn ông ở nhà quê lên tỉnh tôi phải mặc áo dài khăn đống, do đó tóc tôi cuộn tròn dấu phía trong .Nhận vai này không khó khăn-vì tôi là người nhắc tuồng nên đã thuộc làu vở kịch.Không biết tâm trạng anh Hải và nhỏ Ba ra sao chứ riêng tôi rất hồi hộp và rất run.Vừa bước ra sân khấu tôi đã nghe tiếng cười vang trời,có lẽ vì bộ râu anh vẽ cho tôi.Cũng may nhờ cặp mắt kiếng gìà của ông Ngoại anh nên tôi không thấy gì ở phía dưới sân khấu cả.Nhờ đó mà tôi lấy lại tinh thần và diễn xuất rất tự nhiên.Vở kịch thành công. Bạn bè đứa nào cũng khen ngợi.Miệng nhỏ Lưu oang oang:
- Trời ơi tụi mày diễn vui qúa-khó tánh như cô Hà Bích Loan mà còn cười chảy nước mắt.Anh Hải đưa ngón tay cái lên,chân mày nhương nhướng như có vẻ tự hào.
Nhỏ Ba vỗ vai anh;
- Kỳ sau nhớ rủ tao đóng kịch nữa nghe mậy.
Anh chấp hai tay để ngay ngực, cúi đầu:
- Mô Phật tui sợ mấy bà quá .
- Sợ gì đi chơi vui thấy mồ 
- Vui thì vui nhưng hao qúa thôi bye...bye... 


Năm Đệ Tam, anh cùng các anh Mây Trắng-Đinh Thiên Phương-Hoàng thy Linh-Đa Tạ lên nhà tôi.Đọc tập san Mạch Thở nhiều lần nhưng bây giờ tôi mới biết mặt các anh trong ban biên tập.Đó là một tập san viết bằng tay và chuyền cho các bạn yêu văn nghệ xemTôi thích mục ""Mảnh vỡ và ngày tháng trầm lặng"Cá́i tựa nghe cũng dể thương .Mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày ai laị không có những mảnh vụn suy tư để chia xẻ.Tôi rất vui khi được gia nhập vào nhóm Mạch Thở.Anh Hải thường lên nhà tôi một mình để khoe về những bài thơ mới hay nói về những dự tính trong tương lai Nhiều người nói anh có tật xấu như nóng tánh ,dễ nổi giận-Tôi chưa chứng kiến cảnh đó nên không biết ;chỉ biết một điều là đôi lúc anh ngu ngơ như trẻ con. Dạo ấy T.V miền Nam hay chiếu phim câm Charlot vào trưa cuối tuần.Anh đến nhà tôi lúc mọi người xem phim ,tất cả các cửa đều khép kín .Anh không gọi chỉ lặng lẽ mở một cánh cửa sổ, đứng ôm song cửa sổ xem phim say sưa,đến những đoạn hấp dẫn anh vung tay cười thật dòn - cười nhiều đến nỗi tưởng chừng như ngộp thở Khi phim chấm dứt anh mới chiụ vào trong nhà.Cũng từ đó thằng em trai tôi đặt biệt hiệu cho anh là 'Tắt thở' Mỗi lần nhìn thấy dáng anh từ xa là nó đã kêu réo om sòm: 
- Chị Cúc có anh "tắt thở" đến. 

Hình như năm Đệ Nhất anh Hải là trưởng ban báo chí trường Trung Học Ngô Quyền.Một đêm anh chạy lên nhà tôi
- Cứu nguy -cứu nguy...Cúc mau giúp anh.
Số là báo trường sắp lên khuôn mà số trang bài viết chưa đủ. Anh nhờ tôi viết cho ṃột truyện ngắn. Cũng may đang lúc rảnh rang nên tôi sẵn sàng Năm đó theo anh, báo chí phê bình báo Xuân Ngô Quyền:văn và thơ ủy mị-không được bình thường. Tuy nhiên anh rất vui,tay vỗ vào đùi và miệng cười ha hả bảo rằng nếu so với báo xuân trường khác thì trường mình vẫn vượt xa. 

Sau khi rời trường, tôi ít gặp anh ,họa hoằn lắm anh ghé lại một chút báo tin về những bài thơ anh được phổ nhạc hay cho xem bản thảo truyện ngắn anh viết .Lần cuối cùng anh đến tặng tôi bản nhạc Em hiền như Masoeur có chữ ký của anh .Đọc bản nhạc này tôi liên tưởng đến cô bạn xinh xắn của tôi Phạm thị Thanh Thu-Phải chăng anh cũng đã từng xao xuyến trước ánh mắt và dáng dấp nhu mì của nhỏ? 

Sau năm một chín bảy năm,tôi hoàn toàn không biết gì về anh Hải và nhóm Mạch Thở.Chế độ thay đổi-cuộc sống thay đổi.Mọi người ai cũng lo kiếm sống-khốn khó và suy tư nhiều hơn...Vài năm sau tôi nghe tin anh và gia đình vượt biên và đã được định cư an toàn tại PhápTháng ba năm1992 tôi sang Mỹ Vài th́áng sau nhỏ Hồng từ Georgia gọi tôi vào lúc nửa ̣đêm-;--Ê hay gì chưa? Nguyễn hoàng Hải chết rồi... 

Tôi mới tới Mỹ,nơi tôi ở không có người VN nhiều-báo chí không có nên tôi không biết gì cả. Hồng ở thành phố lớn ,người Việt đông nên có tin gì nhỏ cũng cho tôi hay.Cả hai chúng tôi bủi ngùi cho anh -một người có nhiều đam mê -cuối cùng lại tự kết liểu đời mình bằng những viên thuốc an thần. 

Năm 2005 ,trong lần nói chuyện với nhỏ Ba, nó đã hỏi tôi:
-Có phải 'Hải ròm' là NTN không? 
Thì ra từ ngày lấy chồng nhỏ Ba ít liên lạc với bạn bè nên không biết;
-Trời ơi tao mê thơ NTN mà không ngờ nó là NH Hải .Cuối cùng nó cũng buông thòng một câu:
-Không ngờ thằng đóng vai chồng tao lại vắn số như vậy. 

Tháng 11-2007 ,tôi quyết định về thăm Việt Nam sau gần mười sáu năm xa cách .Chuyến về này có cả Hồng và Sáng .Dự định của chúng tôi là gặp lại Thày,Cô,bạn bè.Nhân tiện Hồng có quen với vợ chồng anh Đinh thiên Phương và Mây Trắng,tôi cũng muốn gặp lại các anh trong nhóm MT ngày xưa nên nhờ Hồng liên lạc mời các anh đến chung vui trong cuộc họp  mặt thân tình .Trong thâm tâm tôi muốn gặp lại các anh trong nhóm MT nhắc nhở về những người bạn văn nghệ đã mất:Đa Tạ,Hoàng Thy Linh,và Nguyễn Tất Nhiên.Một người bạn của tôi ở San Jose đã cho tôi tin anh Hoàng Thy Linh đã qua đời-không ngờ đó là tin thất thiệt-vì vậy buổi họp mặt không có anh Linh.Càng ân hận hơn là tôi không có cơ hội để trò chuyện với các anh về chuyện ngàyxưa như dự định. 


Để giữ lời hứa với anh hội trưởng hội Ái hữu Biên Hòa,tôi đã viết về anh Nguyễn Tất Nhiên-về những kỷ niệm một thời làm văn nghệ dưới mái trường thân thương TH Công Lập Ngô Quyền.Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất .Ở môt nơi bình an nào đó-tôi tin rằng anh đang mỉm cười.Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên,vô tư của tuổi học trò... 

Thy Lệ Trang
MASSACHUSETTS

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Phút Chan Hòa - Thơ Việt Hải - Hồng Tước Phổ Thơ


Thơ: Việt Hải 
Phổ Thơ: Hồng Tước  


Nhớ Về Hà Nội



Núi Tản, Sông Lô vẫn núi sông,
Bạc đầu còn được thấy Thăng Long.
Nghìn năm dinh thự thành quan lộ,
Một dãi tân thành lấp cố cung.*

Thuở ấu thơ:
Cuối đông mưa phùn gió bấc
Nẻo sau vườn nước ngập, bếp nồng

Muối vừng cơm nắm ruốc bông
Khoai lang vùi; hàng rong “xực tắc”

Quán mụ béo chanh tươi trong vắt
Bò khô đu đủ hiệp sĩ áo đen
Lạc rang húng lìu nức tiếng ngợi khen
Kem bờ hồ Hồng Vân thơm ngát

Tiết thu sang trời trong gió mát
Lá bàng bay góp nhặt mang về
Sấu vàng rơi lác đác bên hè
Chuối trứng cuốc, cốm Vòng lá sen thơm dẻo

Lúc xuân thì:
Xe điện hai mầu, ba đường, bốn nẻo
Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu thân quen
Chùa Trấn Quốc, hồ bơi, đủ loại thuyền
Đền Quán Thánh, Kim Liên, Bạch Mã…

Yên Phụ, Ngọc Hà, Nhật Tân đào hoa óng ả
Núi Nùng, Voi Phục giếng sâu, cổ thụ, voi chầu
Chùa Láng, chùa Thầy xe đạp đèo nhau
Ve kêu phượng đỏ, đua xe, kermesse.

Tay trong tay Đống Đa mùng 5 Tết
Bánh tôm Cổ Ngư ròn rụm như mơ
Ciné Đại Nam “vũ điệu bóng mờ.”
Nhà Thủy tạ, tháp Rùa tim bối rối

Đêm giã từ:
Khu phố cổ người đi như trẩy hội
Mặt cúi gầm, im lặng nét đăm chiêu
Ngoại ô vắng lặng cô liêu
Phố Gia Long, Bà Triệu chợ trời ken san sát

Đêm giã từ đèn khuya nhòa nhạt
Trời không mưa mà đá đổ mồ hôi
Vào Nam. Ở lại buông xuôi
Thôi là hết, những ngày vui Hà Nội!

Ngày hội ngộ:
Sáu mươi năm về thăm nguồn cội
Cảnh xưa còn, hồn tan tác đâu rồi?
Quê hương một tiếng: Thương ôi!

Lộc Bắc

Fev2017
*Thơ Nguyễn Du (1766 – 1820)

Hạ Mong (Thuận-Nghịch Độc)



Bài Xướng:

Hạ Mong
(Thuận-Nghịch độc)

Đưa thuyền buổi ấy bến hoài xa
Ngóng lại chiều sương nhuốm lệ nhòa
Mùa gợi mộng xinh hoa với bướm
Nguyệt lồng song lẻ bóng cùng ta
Thưa dần bạn cũ trường xơ xác
Vắng mãi người xưa dáng lượt là
Đùa cợt nỡ chi hờn hỡi bậu
Chưa về hạ tủi giọt lòng sa.

Đọc nghịch:

Sa lòng giọt tủi hạ về chưa?
Bậu hỡi hờn chi nỡ cợt đùa
Là lượt dáng xưa người mãi vắng
Xác xơ trường cũ bạn dần thưa
Ta cùng bóng lẻ song lồng nguyệt
Bướm với hoa xinh mộng gợi mùa
Nhòa lệ nhuốm sương chiều lại ngóng
Xa hoài bến ấy buổi thuyền đưa.

Nguyễn Gia Khanh
***
Các Bài họa:

Tiễn Bước Xuôi Ngàn


Đưa tiễn xuôi ngàn dặm mãi xa
Nước cùng non nặng bước chân nhòa
Mùa sang bóng rũ rừng thương lá
Động bảo trời gầm mình một ta
Thưa dạ thời tình mà lụy khổ
Nghĩa ân thêm luyến bấy lơi là
Đùa vui chẳng cảm lòng vương vấn
Chưa xót đã rồi dâu bể sa!

Đọc nghịch:

Sa bể dâu rồi đã xót chưa!
Vấn vương lòng cảm chẳng vui đùa
Là lơi bấy luyến thêm ân nghĩa
Khổ lụy mà tình thời dạ thưa
Ta một mình gầm trời bảo động
Lá thương rừng rũ bóng sang mùa
Nhòa chân bước nặng non cùng nước
Xa mãi dặm ngàn xuôi tiễn đưa

Hải Rừng 
***
Trách Kẻ Đùa Vui

(Thuận nghịch độc)

Đưa tiễn lúc sầu ngóng bạn xa
Tủi khi buồn mắt lệ cay nhòa
Mùa vàng nặng hạt thương hoài bậu
Hạ trắng trong người nhớ mãi ta
Thưa nhỏ ghé tai đành vậy thế . .
Mách thầm giơ hiệu cũng như là . .
Đùa vui kẻ đợi ai mòn mỏi
Chưa thắm cuộc tình nguyệt bóng sa

Đọc nghịch:

Sa bóng nguyệt tình cuộc thắm chưa ?
Mỏi mòn ai đợi kẻ vui đùa !
Là như cũng . . hiệu giơ thấm mách
Thế vậy đành . . tai ghé nhỏ thưa
Ta mãi nhớ người trong trắng hạ
Bậu hoài thương hạt nặng vàng mùa
Nhòa cay lệ mắt buồn khi tủi
Xa bạn ngóng sầu lúc tiễn đưa

Phạm Kim Lợi 
***
Tàn cuộc


Đưa người rõ mặt cách lòng xa
Vội tới sầu đau mắt nước nhòa
Mùa gọi cuốc hay thơ nối rượu
Trí vời tâm dở bạn rời ta
Thưa giàn dậu nát bìm tơi tả
Rụi lửa tình tan bóng lượt là
Đùa bỡn chút thôi đành phải nhậu
Chưa tàn cuộc hận nỗi buồn sa.

Đọc nghịch:  

Sa buồn nỗi hận cuộc tàn chưa?
Nhậu phải đành thôi chút bỡn đùa
Là lượt bóng tan tình lửa rụi
Tả tơi bìm nát dậu giàn thưa
Ta rời bạn dở tâm vời trí
Rượu nối thơ hay cuốc gọi mùa
Nhòa nước mắt đau sầu tới vội
Xa lòng cách mặt rõ người đưa.

Phan Tự Trí 
***
Tình Xa


Đưa người buốt lạnh để tình xa
Gió xạc xào mưa đẫm nhạt nhòa
Mùa biệt lá rơi thờ thẫn bóng
Bến lìa thuyền tiễn quặt quày ta
Thưa trời én mộng sầu ong bướm
Úa sắc vườn mơ xót lụa là
Đùa nguyệt níu mây cùng hão huyễn
Chưa lòng thoát ải khổ đời sa

Đọc nghịch:

Sa đời khổ ải thoát lòng chưa
Huyễn hão cùng mây níu nguyệt đùa
Là lụa xót mơ vườn sắc úa
Bướm ong sầu mộng én trời thưa
Ta quày quặt tiễn thuyền lìa bến
Bóng thẫn thờ rơi lá biệt mùa
Nhòa nhạt đẫm mưa xào xạc gió
Xa tình để lạnh buốt người đưa

Lý Đức Quỳnh 
***
Hạ Nhớ


Đưa tiễn cảnh buồn thêm vắng xa
Khép thơ tình cũ mực phai nhoà
Mùa trăng héo úa, đêm chờ sáng
Khóm cúc hoe vàng, thu đợi ta
Thưa nhẹ nắng nghiêng chiều mộng đã
Lặng thầm mây gọi bến mơ là
Đùa vui thuở đó còn chung lối
Chưa khóc, ôi sầu, lệ mãi sa

Đọc nghịch:

Sa mãi lệ sầu, ôi khóc chưa ?
Lối chung còn đó thuở vui đùa
Là mơ bến gọi mây thầm lặng
Đã mộng chiều nghiêng nắng nhẹ thưa
Ta đợi thu vàng hoe cúc khóm
Sáng chờ đêm úa héo trăng mùa
Nhoà phai mực cũ tình thơ khép
Xa vắng thêm buồn cảnh tiễn đưa

Thy Lệ Trang 
***
Thuyền Dạo Cảnh


Đưa thuyền dạo cảnh mến bờ xa...
Bến chợ hàng nhiều tắm nắng nhòa.
Mùa cá ngập sông vây lưới thả.
Ruộng dâu đầy lá níu tay ta.
Thưa thưa dáng liễu tơ vương vấn.
Lượn lượn bầy ong cánh lụa là.
Đùa gió nở bông hương dậy ngát.
Chưa ngừng nháy điện ánh sao sa..

Đọc nghịch:

Sa sao ánh điện nháy ngừng chưa.
Ngát dậy hương bông nở gió đùa.
Là lụa cánh ong bầy lượn lượn.
Vấn vương tơ liễu dáng thưa thưa.
Tay ta níu lá đầy dâu ruộng.
Thả lưới vây sông ngập cá mùa.
Nhòa nắng tắm nhiều hàng chợ bến.
Xa bờ mến cảnh dạo thuyền đưa.

Trần Lệ Khánh

Dường Như Hiu Hắt Bay


Có thể vì chuyện nầy mà tâm trí anh bất an mấy ngày nay. Bạn nghĩ dùm coi. Chuyện là như vầy.
Không hiêủ sao sáng nay, một mình anh lái xe vào con đường đất nhỏ, dẫn vào ngôi chùa ở ngoại ô. Chùa Lào được xây cất từ sự cúng dường của dân tộc họ trên xứ người. Cả một khu đất rộng lớn, hình thể ngôi chùa với một màu vàng nổi bật trong khoảng không bát ngát. Ngoài sân mấy hòn non bộ, mấy tượng Phật trong tư thế đứng ngồi. Bên trong không có nhang khói, không có tiếng chuông. Ngoài tượng Phật trên trần cao bằng hình vẽ, các tượng khác được đặt trên sàn nhà.

Phía trước mặt, bông cúng chỉ thuần một màu bông trắng tinh khiết, cắm trên các lọ. Bên trái, trên là bức chân dung của vị sư trưởng. Phía dưới mấy tấm chiếu trãi ra cho khách nằm nghỉ. Bên phải, nhìn về phía chánh điện, hai chiếc giường đặt trên đó đầy những đồ dùng gia đình, đủ màu sắc trong cách chưng bày. Cách bố trí khác hẳn những gì anh đã quen trước đây trong các chùa người Việt. Chùa Lào với nhiều vị sư trụ trì chung, chứ không là một. Anh đến một nơi không định trước. Không có sự trao đổi cảm thông bằng ngôn ngữ. Không ai hiểu ai.

Anh đứng trước tượng Phật lòng tỉnh tâm. Một cõi hư vô nào dó. Không khí lặng lẽ. Không có người tiếp rước. Không có tiếng chuông đánh thức lòng anh. Khác với những ngôi chùa người Việt. Khác với quê nhà, mỗi lần đến, nghe tiếng chuông chùa ngân vang, tự đáy lòng anh bùi ngùi tĩnh lặng.

Cả tuần nay, điều anh phải suy nghĩ lại. Từ lúc đứa con trai với mối tình mới lớn, từ lúc Kim, vợ anh buộc đứa con gái thương yêu con mình phải theo đạo nhà. Không được là không xong. Thằng bé với tuổi thanh niên, với cái nhìn quan niệm sống bây giờ. Kết quả nó bung chân ra ngoài một đời sống chọn lựa riêng. Tự dưng anh nghĩ đến nghiệp quả ở mình.

Vì tình yêu anh bỏ đạo, sống và làm theo những gì gia đình bên vợ mong muốn. Hạnh phúc nào không xen vào những lúc gây gổ bất đồng, từ quan điềm, từ ngôn ngữ, từ con cái. Thật sự hạnh phúc anh đang có, chỉ là tình cảm của hai con người khác giống nhập lại, từ cha mẹ sinh ra ta, từ đạo đức gia đình. Những lúc trở về bên gia đình anh, dù mẹ cha không còn nữa. Không ai có thể ngăn anh. Mấy nén nhang thắp lên cho người. Chính những giây phút nầy, anh sống thực với con người mình. Kỷ niệm thời tuổi nhỏ, không khí gia đình.

Anh nhớ năm xưa. Lúc đem con nhỏ về. Mẹ anh bồng cháu trước bàn thờ Quan thế Âm bồ tát van vái bình yên cho con trẻ. Nhìn mẹ, anh thấy ngậm ngùi và tủi thân. Hạnh phúc của một thời kỳ anh trãi qua, phải chăng chỉ là hạnh phúc của một kiếp người. Cái mà anh tìm kiếm, gia đình Kim mong mỏi là sự vẹn toàn lứa đôi. Vậy mà bây giờ theo thời gian sống ở xứ người, ở con trẻ lớn lên. Đã khác. Không ai cấm nó được những gì nó muốn nghĩ, muốn làm.

Hoài Ziang Duy

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Mơ Xuân - Thơ Yên Dạ Thảo - Nhạc Nguyễn Văn Thơ


Thơ & Thực hiện: Yên Dạ Thảo 
Nhạc: Nguyễn Văn Thơ 
Hòa âm: Phan Thanh Hùng 
Tiếng hát: Kiều Lệ  

Bên Trời Ký Ức



Mưa đầu hạ ta và em không gặp
Ký ức xưa giờ còn lại nỗi buồn
Áo vẫn trắng ướt lệ sầu đơn độc
Ta gập ghềnh như mưa bóng ngoài sân

Tình mất ngủ đi tìm hình bóng cũ
Gặp sông buồn lờ lững hỏi dòng trôi
Nhặt cánh phượng ép vào trong câu hỏi
Lật thời gian tìm lấy bóng qua rồi

Cây thay lá sẽ đâm chồi lộc mới
Chồi sẽ tươi đâm cánh mộng xanh đời
Vui không hẹn nên buồn đâu bẽn lẽn
Đi giữa trời huýt sáo gọi tình ơi,

Bằng Bùi Nguyên


Không Có Em




Ngọn gió lành đưa cô ấy đến đây
Hỡi cô gái như Thiên thần giáng thế!
Như cô Tấm tái sinh từ dâu, bể
Chỉ vua Hùng mới xứng với em thôi

Đức vua ấy có một phần trong tôi
Tôi gặp em giữa một chiều lộng gó
Để ngàn năm biển Cửa Lò sóng vỗ
Để hồn tôi mãi mãi vẫn xôn xao!

Chưa một lần tôi có ý ước ao
Được gặp em giữa đời thường hư, thực
Để lưu giữ nơi tận cùng ký ức
Một giáng hình, một gương mặt xinh tươi.

Em ở xa, xa tít tận mù khơi
Không có em biển xanh thành sa mạc
Không có em nước trong thành nước đục
Không có em không có cuộc đời này.

Huy Phương

Liêu Trai Đề Từ - Vương Sĩ Trinh (1638 - 1711)



Liêu Trai Đề Từ
Vương Sĩ Trinh (1638 - 1711)

Cô vọng ngôn chi cô thính chi
Đậu bằng qua giá vũ như ti
Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ
Ái thính thu phần quỷ xướng thi 

Chú Thích: Liêu Trai Đề Từ là 1 bài thất ngôn tứ tuyệt mở đầu bộ Liêu Trai Chí Dị , một tập hợp gồm khoảng 500 truyện ngắn lạ , nổi tiếng, không nói về người mà chỉ nói về hồ ly yêu quái , của Bồ Tùng Linh (1640 - 1715) ,đời nhà Thanh bên Tàu ̣ 

Dịch Xuôi: Cứ nói chơi quá đi (tạm dịch là nói dóc cho vui ) để nghe cho vui / Trong khi giàn dưa liếp đậu ở ngoài trời đang dưới cơn mưa phùn giăng / Nghe người nói với nhau đã thêm chán ngán rồi / Nên thích được nghe ma quỷ dưới mồ âm u đọc thơ hơn ̣ PKT 06/25/2017

Cô Vọng Ngôn Chi  

Nói dóc cho vui nghe đã thôi ,
Nói trời nói đất nói nhăng chơi ̣
Nỗi ta ngán ngẩm đen thành trắng ,
Tha thẩn liễu trai những ngậm ngùi ̣ 

Phạm Khắc Trí
***
Cô Vọng Ngôn Chi  

"Nổ dòn" phóng đại tán vui thôi 
Mưa nhẹ sương dưa liếp đậu chơi
Nói dóc ai tin nghe phát chán
Liêu trai quỷ ám thấy bùi ngùi

Mai Xuân Thanh
Ngày 25 tháng 6 năm 2017
***
1/ Phỏng dịch bài Liêu Trai Đề Từ của Vương Sĩ Trình

Lời đề truyện liêu trai

Nói nhăng nói cuội để cho vui
Khi gió mưa đang phủ đất trời
Chuyện thật kể hoài tai cũng chán
Liêu trai thay món đọc nghe chơi...

Phương Hà

2/ Họa bài Cô Vọng Ngôn Chi của Thầy Phạm Khắc Trí

Tìm đọc truyện liêu trai

Cuộc đời biến ảo quá đi thôi
Thật giả khôn lường như giỡn chơi
Nghe chuyện thế gian đà chán ngán
Liễu trai tìm đọc để bùi ngùi....

Phương Hà
***
Liêu Trai Đề Từ

Nhắc đến tác phẩm Liêu Trai Chí Dị là người ta nghĩ ngay đến tác giả của nó là Bồ Tùng Linh. Người có cái họ và cái tên cũng rất lạ rất hiếm thấy và có chút gì đó mơ hồ, bí hiễm, huyền ảo như là các truyện Liêu Trai của ông viết ra vậy ! 
Thật ra LIÊU TRAI CHÍ DỊ 聊齋誌異 không có gì là rùng rợn ma quái cả. Vì LIÊU 聊 là Cô Liêu, vắng vẻ. TRAI 齋 là Thư Trai, là Phòng đọc sách, nơi học hành. CHÍ 誌 là Ghi lại, viết lại. DỊ 異 là Lạ, là Khác thường. Nên ...
LIÊU TRAI CHÍ DỊ 聊齋誌異 là " Ghi lại những chuyện lạ, chuyện khác thường ở nơi phòng học vắng vẻ " Thế thôi ! Nhưng, vì những truyện khác thường của Bồ Tùng Linh là những truyện ma, truyện chồn tinh, truyện hồ ly tu luyện lâu năm biến thành người đẹp, cùng với các con ma nữ thác oan nên âm hồn bất tán hiện lên chập chờn trêu ghẹo, đùa cợt với các chàng thư sinh cô đơn nhưng tràn đầy sức sống ở các liêu trai vắng vẻ xa nhà ! Vì thế mà Danh từ LIÊU TRAI biến thành Tính Từ LIÊU TRAI trong tiếng Việt thân yêu của chúng ta. Nghe một truyện yêu ma rùng rợn, ta hay nói : " Truyện đó có vẻ Liêu Trai qúa !" hay nhận xét về một cô gái có nét đẹp ủy mị hấp dẫn mà có vẻ bí hiễm, ta cũng nói là : " Nét đẹp Liêu Trai !" ...

BỒ TÙNG LINH 蒲松齡(1640-1715) sinh vào năm Sùng Trinh thứ 13 đời Minh, mất vào năm Khang Hy thứ 54 đời Thanh. Ông tự là Lưu Tiên, một tự nữa là Kiếm Thần, biệt hiệu là Liễu Tuyền Cư Sĩ, người huyện Truy Xuyên tỉnh Sơn Đông. Người đời gọi ông là Liêu Trai Tiên Sinh ( Ông già Liêu Trai ) và xưng tụng ông là Vua Truyện Ngắn của thế giới nầy.
Ông xuất thân từ một gia đình thế gia vọng tộc đang đà xuống dốc, hành nghề tiểu thương, lại gặp thời buổi loan ly, xã hội nhiễu nhương tao loạn trong cảnh quân Thanh từ Mãn Châu nhập quan tràn xuống tiêu diệt nhà Minh. Năm 19 tuổi ông đã đoạt 3 giải nhất trong các kỳ thi Huyện, Phủ, Đạo với danh dự Tú Tài ưu hạng. Nhưng từ năm Khang Hy nguyên niên ( 1662 ) trở đi, ông luôn thất ý trong trong quan trường, mấy lần Hương Thí đều không qua được. Bất đắc chí ông sống bằng nghề dạy học và sưu tập những truyện hay, lạ, hiếm có trong dân gian. Tương truyền ...
Ông thường bày trà rượu bánh trái bên vệ đường để chiêu dụ khách qua đường đến ngồi chơi xơi nước để kể lể lại những câu truyện lạ, hiếm trong đời sống và cả những truyện của thần tiên qủy quái. Ai kể đươc truyện hay sẽ được ông thưởng cho một chén chè đậu xanh tiểu mễ. Mỗi ngày, khi đêm về ông đều viết lại các câu truyện cho hợp lý, mạch lạc hơn. Đến năm 40 tuổi, ông đã hoàn thành tác phẩm Liêu Trai Chí Dị gồm 12 quyển, hơn 490 thiên. Mỗi lần viết xong một thiên, ông đều đưa cho người bạn thân ở cùng quê với ông là Vương Sĩ Trinh xem trước và lắng nghe lời góp ý.
Vương Sĩ Trinh rất xem trọng Bồ Tùng Linh, cho ông là bậc kỳ tài. Vương đã từng đề nghị bỏ ra 500 lạng bạc để mua bản thảo viết tay nguyên tác Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, nhưng Bồ không khứng bán, và còn căn dặn con cháu là phải bảo tồn theo kiểu cha truyền con nối, không được bán cho người ngoài. Nhưng đến đứa cháu đời thứ 8 là Bồ Anh Hạo làm thất thoát hết nửa bộ sau. Hiện thư viện của tỉnh Liêu Ninh chỉ còn giữ được nửa bộ trước. Đây cũng là thủ cảo viết tay duy nhất của các bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa còn sót lại cho đến ngày nay.


VƯƠNG SĨ TRINH 王士禛(1634-1711 ), Tiểu danh là Dự Tôn, tự là Di Thượng, hiệu là Nguyễn Đình, biệt hiệu là Ngư Dương Sơn Nhân. Người đời xưng ông là VƯƠNG NGƯ DƯƠNG, người huyện Tân Thành, Tỉnh Sơn Đông. Xuất thân là Tiến Sĩ và là nhà văn học nổi tiếng của đời Thanh, làm quan đến chức Hình Bộ Thượng Thơ dưới đời Khang Hy. Ông giỏi thơ văn, siêng sáng tác, tác phẩm gồm có Ngư Dương Sơn Nhân Tinh Hoa Lục, Trì Bắc Ngẫu Đàm ...

Dưới đây là bài Thất ngôn Tứ Tuyệt của ông làm để kết thúc cho bài Bình về quyển Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh mà Vương rất thích, chỉ vỏn vẹn 4 câu thôi mà nêu hết được cái ý chính và chủ đích của tác giả về tác phẩm bất hủ " Liêu Trai Chí Dị ". Toàn bài thơ như sau :

姑妄言之姑聽之 Cô vọng ngôn chi cô thính chi.
豆棚瓜架雨如絲 Đậu bằng qua giá vũ như ti.
料應厭作人間語 Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ,
愛聽秋墳鬼唱詩 Ái thính thu phần quỷ xướng thi !

Chú Thích:
* CÔ 姑 : là Chị em gái của cha. Ở đây CÔ là Phó Từ có nghĩa là : Tạm, Tạm thời.
* VỌNG NGÔN 妄言 : là Ăn nói lớn lối, Nói những điều qúa lố, không có thật. Cũng có nghĩa là : Nói bá láp bá xàm.
* BẰNG 棚 là Cái Khung, GIÁ 架 là Cái Giàn. Nên ĐẬU BẰNG QUA GIÁ 豆棚瓜架 : là Giàn dưa giàn đậu.
* VŨ NHƯ TY 雨如絲 : là Mưa rả rít như những sơi tơ. Mưa phùn.
* LIỆU ƯNG 料應 : là Đoán là, ở đây có nghĩa " Chắc là, Vì là... "
* YẾM 厭 : là Ghét, là Chán. Như Yếm Thế là Chán đời.
* NHÂN GIAN NGỮ 人間語 : là Ngôn ngữ của người đời.
* ÁI THÍNH 愛聽 : là Thích Nghe. THU PHẦN 秋墳 : là Những nấm mộ trong mưa thu.
* QỦY 鬼 : là Ma. QUỶ XƯỚNG THI 鬼唱詩 : là Ma ngâm thơ.

Nghĩa Bài Thơ:
1. Nói quấy nói quá, nghe quấy nghe quá chơi mà thôi.
2. Trong cảnh mưa rơi lất phất như tơ trên giàn dưa giàn đậu.
3. Vì chưng chán ngán với ngôn ngữ của người đời rồi.
4. Nên thích nghe ma qủy ngâm thơ trong các nấm mộ thu
hiu hắt.

Bản Diễn Nôm của Cụ Đào Trinh Nhất:

“Nói láo” mà chơi, nghe láo chơi, 
Dàn dưa lún phún hạt mưa rơi. 
Chuyện đời đã chán không buồn nhắc, 
Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời.

Câu đầu:
Cô vọng ngôn chi CÔ thính chi. 姑妄言之姑聽之
còn có dị bản như sau :
Cô vọng ngôn chi VỌNG thính chi. 姑妄言之妄聽之
Ý Nghĩa cũng tương tự như nhau mà thôi !

Diễn Nôm:

Nói quấy mà chơi nghe qúa chơi,
Dàn dưa dàn đậu tiếng mưa rơi.
Chán lời nhân thế nên nghe thích,
Ma qủy ngâm nga tỏ mấy lời.

Nói chơi quấy quá nghe chơi,
Giàn dưa giàn đậu mưa rơi não nề.
Chán lời nhân thế nên chê,
Mộ thu nghe thích ma về ngâm nga!

Đỗ Chiêu Đức

Kiêu Ngạo


"Rượu, sự kiêu ngạo và sự giận dữ” làm hỏng một con người . Tính kiêu ngạo là 1 thói xấu của con người, khiến cho một con người trở nên thất bại cả trong công việc lẫn tình cảm, khiến chính bản thân bị mọi người khinh ghét. Trong Tiếng Việt có 2 từ bắt đầu là KN nhưng lại có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau, đó là: khiêm nhường và kiêu ngạo. Người khiêm nhường luôn được yêu mến trong khi kẻ kiêu ngạo thì khó ai mà ưa được.

Tính kiêu ngạo làm chúng ta ghét những người ngang hàng chúng ta vì sợ họ hơn chúng ta; ghét những người kém chúng ta vì sợ họ sẽ bằng chúng ta; và ghét những người trên chúng ta vì họ ở trên chúng ta. Quả đúng như vậy, tính kiêu ngạo thường gắn liền với thói ích kỉ.
Kiêu ngạo là gì? Là một bản tính của con người, đó là suy nghĩ mình luôn là nhất, ai cũng kém so với mình. Chính vì lối suy nghĩ như vậy nên kẻ kiêu ngạo luôn coi trời bằng vung, mình là nhất thiên hạ, ý kiến của mình luôn là đúng, bất cứ ai nói gì cũng không nghe. Biểu hiện của kiêu ngạo:
- Khoe khoang thành tích của bản thân, thấy hơn được mấy người là nghĩ mình tài giỏi hơn tất cả mọi người. 
- Hay khăng khăng giữ ý kiến của mình, không chịu thỏa hiệp với người khác
- Hay vênh mặt, dạy đời người khác.
- Ham hư vinh, ưa nịnh nọt, ưa người hay tâng bốc, nịnh nọt mình
- Nhìn ai cũng thấy đó là kẻ ngu dốt, ít nhất cũng thấy người ta không bằng mình.
- Ít bạn bè (vì không ai chịu nổi một kẻ kiêu ngạo và tự mãn cả)

Tướng cầm quân ra trận mà kiêu ngạo tất sẽ bại vong. Những kẻ chức trọng quyền cao, những người có vàng đầy két, bạc đầy rương, ngân phiếu có hàng tỉ mà kiêu ngạo cũng sẽ bị đồng loại coi thường. Học sinh mà kiêu ngạo thì bị thầy chê, bạn bè xa lánh, học hành sa sút dần, thi cử sẽ bị hỏng! Đúng ! kiêu ngạo làm hỏng con người. Kẻ kiêu ngạo sẽ bị thiên hạ coi khinh. - và Chính thói kiêu ngạo khiến cho ta mất đi những cơ hội và những người bạn mà có thể sau này ta sẽ thấy hối tiếc về điều đó.
Tề Thiên Đại Thánh – Tôn Ngộ Không – đã từng là kẻ kiêu ngạo, không coi ai ra gì, tự tôn mình là Tề Thiên Đại Thánh, náo loạn thiên cung, khiêu chiến với Phật, chính vì vậy Tôn Ngộ Không đã thất bại trong tay Phật, bị giam giữ mấy trăm năm dưới tảng đá.
Con ếch trong truyện : “Ếch ngồi đáy giếng” – tự cho tiếng kêu của nó là to , vang nhất… kết cục là bị bẹp nát.

Cần phân biệt kiêu ngạo với kiêu hãnh: đây là 2 thuật ngữ gần giống nhau, ranh giới giữa chúng rất mong manh nhưng kiêu hãnh mang sắc thái tích cực , đó là sự tự hào về thành quả của mình làm ra – khác với sắc thái tiêu cực của kiêu ngạo.
Theo Phật giáo thì tính kiêu ngạo là một trong mười căn bản phiền não mà theo Phật ngữ gọi là Mạn. Mạn cũng là gốc rễ sinh ra những tùy phiền não khác như phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, Với một người được cho là kiêu ngạo hay mạn được thể hiện qua 5 dấu hiệu sau:
Luôn cho rằng mình đúng: Dấu hiệu đầu tiên và cũng dễ thấy nhất ở một người kiêu ngạo đó là trong bất cứ trường hợp nào cũng cho rằng quyết định hay lời nói của mình luôn đúng. Đây là một trong những điều kiêng kị trong đạo đức con người, tức là luôn tự tin thái quá vào bản thân một cách mù quáng phiến diện, không chịu chấp nhận lẽ phải, gạt phăng những ý kiến hay lời khuyên răn của những người xung quanh. Hơn thế nữa, những người kiêu căng thường hay tự “thổi phồng” bản thân, khó nhận thấy được khuyết điểm của mình và luôn đòi hỏi người khác phải nghe theo lời họ. Theo như Phật giáo thì cũng có đề cập đến dạng kiêu căng này, được gọi là “Mạn quá mạn”. Ở dạng người kiêu căng này khá nguy hiểm, bởi vì dù có người thật sự hơn mình nhưng vì chấp ngã tự cao tự đại, tự ái nặng nề nên họ không bao giờ chịu tiếp thu ý kiến người khác. Đây cũng là một biểu hiện ích kỷ của con người và cần tránh xa.

Coi mình là trung tâm của vũ trụ: Biểu hiện thứ hai của những người kiêu ngạo đó là tự coi bản thân mình là trọng tâm của vũ trụ. Đây là cách nói ám chỉ những người nghĩ bản thân họ có quyền hạn đặc biệt. Trong họ luôn nghĩ mình hiển nhiên phải nhận được sự quan tâm của mọi người. Những người như thế này, khi làm đạt được một thành công nhất định nào đó, thường hay tự cho bản thân là có công lao to lớn mà người đời còn gọi là chứng bệnh “công thần”. Một ví dụ điển hình của người này là ở giữa đám đông họ luôn đóng vai một người lãnh đạo tất cả, bắt mọi người “phục tùng” mệnh lệnh, bắt buộc tổ chức đó phải nghe theo ý kiến của bản thân như một điều hiển nhiên dù cho mọi người muốn hay không. Có thể nói người ngạo mạn không bao giờ đặt bản thân vào vị trí của người khác để thông cảm hay chia sẻ những khó khăn với cộng đồng, xã hội. Họ cũng không đủ khiêm nhường để chấp nhận thành quả của người khác hơn hay bằng mình. Dần dần, những người kiêu ngạo này sẽ trở thành những người tự tư tự lợi, cá nhân, ích kỷ và luôn ghen tị. Bởi do thái độ kiêu ngạo đó, họ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ. Đó là hậu quả của lòng cống cao ngã mạn quá coi trọng bản ngã mà ra!

Luôn xem thường những người khác: Thêm một dấu hiệu nữa của sự kiêu ngạo là ngoài bản thân mình họ sẽ coi thường tất cả mọi người xung quanh vì nghĩ mình giỏi hơn người. Họ thường có thái độ khinh thường người khác với tâm lý cố chấp, bảo thủ và độc đoán. Trong Phật giáo cũng có nhắc tới “Ngã mạn” và “Tà mạn”. Ngã mạn là ý nói một người ỷ mình giỏi mà lấn lướt người khác, tự cho mình hơn người nên xem thường người khác một cách lộ liễu. Đức Phật có dạy một người càng tài giỏi càng nên khiêm tốn và nên lấy sự tài giỏi đó làm đẹp cho xã hội. Nhưng người ngạo mạn lại thích chứng tỏ cho mọi người thấy sự tài giỏi của mình bằng cách hạ thấp, khinh miệt những người xung quanh để tô điểm cho sự “xuất chúng” của bản thân. Nếu như “Ngã mạn” nói về người có tài thật sự nhưng kiêu ngạo, thì “Tà mạn” ý chỉ một người có chút giỏi giang mà khinh khi người. Tức là một người không thực sự giỏi, nhưng lại luôn cho mình là tài giỏi. Nếu một người là “Ngãn Mạn” khi làm việc nào đó được thành công thì họ lên mặt hống hách, tự thấy mình là người tài ba, lỗi lạc bậc nhất, thì “Tà mạn” là người rất dễ để suy nghĩ chủ quan của mình dẫn đến đến một quyết định sai lầm.

Vô lễ với người trên: Trong con mắt của nhà Thần học Aurelius Augustine đã cho rằng“những người kiêu ngạo chỉ cần là người luôn cho mình là trọng tâm, tự thị thậm cao và biểu hiện khiến mọi người phải chê cười là ngu muội vô tri và cuồng vong vô lễ”. Như đã nói ở trên, người kiêu căng luôn cho mình là đúng, luôn đề cao bản thân và hạ thấp mọi người xung quanh mình, thì dù có là người lớn tuổi hay vai vế lớn hơn cũng không ngoại lệ. Điều này dễ dẫn tới việc bỏ qua lời răn dạy của người trên bởi vì điạ vị thấp hơn, hay không thành công bằng bản thân mình, dẫn đến cư xử không đúng mực và tạo nên hình ảnh xấu xí đối với những người xung quanh.

Không biết lắng nghe: chỉ nói về mình: Biểu hiện cuối cùng của những người kiêu ngạo là họ thích nói về những thành tích họ đạt được hơn là lắng nghe mọi người xung quanh. Họ sẽ không để tâm đến cảm xúc hay hoàn cảnh của người khác. Khi ra ngoài xã hội thường đánh giá mình quá cao, hợm hĩnh, kênh kiệu, hạch sách vô lý khiến cho mọi người có cảm giác đây là một người tự cao tự đại, rất khó chịu. Đức Phật có dạy “Hạnh lắng nghe là một phương pháp thực tập quan trọng, có khả năng trị liệu và chuyển hóa. Nếu một người biết lắng nghe thì người ấy có thể hiểu và mang lại hạnh phúc cho chính mình cùng mọi người còn ngược lại chỉ khiến bạn bè và xã hội xa lánh”.

Cần loại bỏ thói kiêu ngạo, như người xưa đã từng nói: "Ai tự cho mình có công trạng mà tự kiêu, tự đại là không đúng. Lòng của người chân chính là phải rộng rãi như sông như bể, có như thế thì mới tiến bộ”; “Nếu có một chút công trạng gì mà tự cao, tự đại, coi người ta không ra gì, thế là sai, thế là cái ruột nhỏ, ví như cái cốc, một gáo nước đổ vào thì tràn hết”. Giữ thói kiêu ngạo trong mình cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, để càng lâu càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người. Càng chữa sớm được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ - Tự kiêu một chút cũng là thừa”, hãy nên rèn luyện cho mình tính khiêm nhường cho dù không dễ dàng. 

Vì thế hãy loại bỏ kiêu ngạo ra khỏi tâm hồn, nơi chỉ có sự khiêm nhường chia sẻ và tình thương tồn tại. Nên lắng nghe, đón nhận, tôn trọng lẫn nhau qua từng hành động và lời nói, cùng nhau tạo nên một thế tươi đẹp giữa con người với nhau.

TNS-Lệnh Hồ Công Tử (Tổng hợp)
Montreal, Canada 05-07-2017

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Vũ Hối Tặng Lê Thị Kim Oanh - Melbournẹ 15 /2/2011

Kỷ niệm Xuân Tân Mão Bác Vũ Hối ghé nhà - Melbourne 15/2/2011


Thư Họa: Vũ Hối

Tìm Em Tìm Chút Tàn Dư - Lục Bát Trần Bang Thạch


Tiếng Cười Em

Tiếng cười em giấu ở đâu
Dưới ly đậu đỏ hay xâu mía lùi?
Tìm em, tìm chỉ nụ cười
Mà sao thấy khó như thời mới yêu

Hạt Tình

Chiều chiều chim vịt kêu chiều
chiều qua ngõ cũ, quạnh hiu một mình
Ở đâu em giấu hạt tình
Để tôi trồng một cây xanh trước nhà
Cây tình, cây của người ta
Cây tôi mãi mãi vẫn là cây si

Ví Dầu


Ví dầu em ở hay đi
Cũng xin để lại chút gì với nhau
Một mai nước chảy qua cầu
Ta còn cái thuở ban đầu chớm yêu


Cây Si

Một liều ba bảy cũng liều
Lỡ yêu em, vẫn cứ yêu một đời
Gió đưa cây cải về trời
Cây si ở lại ru đời cây si


Vết Mini Xưa

Mấy mươi năm mất dáng hình
Vết xe phố cũ còn in lối nầy
Vòng lăn buổi ấy, lăn hoài
Tình em lăn mãi theo ngày tháng tôi

Nước Mắt

Não nùng mấy nhánh sông trôi
Hay em mắt ướt giữa đời quạnh hiu
Chiều lên, chiều ngẩn ngơ chiều
Tôi ngơ ngẩn nhặt cánh diều ướt mưa


Thu Rơi

Hình như có dáng thu xưa
Rơi trên lá cỏ những mùa thu tôi
Em đi, mùa cũ đi rồi
Hay còn một chút thu rơi chốn nầy?
Nhặt từng chiếc lá thu phai
Thấy em dáng nhỏ giữa hoài niệm xưa

Trần Bang Thạch

Chớm Đông Hơi Gió Lạnh Lùng



Dù biết rằng đời chẳng thủy chung
Vẫn mơ hạnh ngộ phút tương phùng
Mộc lan chớm nụ màu tim tím
Ngọn gió vào đông thổi lạnh lùng.

Giá băng hoa nở đóa vô thường
Con tim nhỏ lệ khóc tình vương
Phương trời em mãi vui duyên thắm
Hãy mặc tôi mang áo đoạn trường.

Gìn giữ trong lòng kỷ niệm xưa
Dù che tâm sự phố chiều mưa
Nhẹ rơi từng giọt len từng bước
Tiếc nuối đành thôi nhớ cũng thừa.

Gió chuyển sang mùa buổi chớm đông
Khu vườn trơ lá cõi hư không
Sương mờ giăng mắc khung trời mộng
Lưu luyến ngày xưa mái tóc bồng 


1-12-09
Đỗ thị Minh Giang

Hội Ngộ CHS Tống Phước Hiệp & Thân Hữu - NK 62-60 - 25/6/2017

Theo thông lệ, chúng tôi chỉ tổ chức họp mặt vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 12 hằng năm. Nhưng năm nay, chúng tôi có thêm buổi gặp gỡ giữa năm, ngày 25 /6/2017  với mục đích thắt chặt tình thân hữu, nên buổi họp lần này chỉ tổ chức đơn giản, không có mời các Thầy về dự.
Sáng 25, tôi nhận được điện thoại của Tuyết Nga qua giọng của Phúc Liên, cho hay Tuyết Nga vừa bước ra khỏi nhà khoảng 3 m, ngay chiếc xe 4 chỗ của Phúc Liên đang chờ, mới nói được vài câu thì có kẻ chạy xe gắn máy giựt túi xách, khiến Tuyết Nga ngã xuống lề đường tét đầu. Tức tốc, Phúc Liên đưa Nga đi bệnh viện để may vết thương cùng chụp CT. Dù các con không đồng ý, nhưng Tuyết Nga vẫn cương quyết về Vĩnh Long để gặp các bạn học ngày xưa.
Bất chấp khó khăn, trở ngại, Các Bạn ở xa vẫn luôn tìm cách để về vui với chúng tôi, những người đang ở Vĩnh Long.
Tình cảm Bạn Bè sao mà thắm thiết. Viết lên những dòng này, để nói lên sự mến phục và yêu quý của tôi đối với Các Bạn ở xa.
Cám ơn Các Bạn từ nơi xa, đã mang đến buổi gặp gỡ một thứ tình bạn chân thật nồng nàn.
     Thân Quý
Huỳnh Hữu Đức

Hình ảnh từ trái sang phải, từ trên xướng dưới:
- 1 (nam) - Đức, Huệ, Trường, Khải, Danh, Khánh.
- 2 (Hàng giữa nữ) - Hồng Điệp, Thơ, Sương, Sanh,Dung.
- 3 - Ngọc Hoa, Điệp Lê, Phúc Liên, Tuyết Nga, Tước, Phỉ, Thế Lan.
Trong ảnh này còn thiếu 5 Bạn đến trễ: Xuân Mai, Phú Mai, Mười, Xuân và Huê. 
Buổi tiệc bắt đầu

Trường, Xuân, Huê, Phú Mai, Xuân Mai, Mười, Phúc Liên.
Đức đứng vịn vai Huê.



 Phúc Liên đứng phía sau Xuân, Huê, Phú Mai.






Buổi tiệc kết thúc vào khoảng 13 giờ. chúng tôi kéo nhau đi uống cà phê.


Mọi người chia tay vào lúc 14 giờ 30 cùng ngày. tất cả cùng hẹn gặp nhau trong lần họp mặt thường niên vào đầu tháng 12 tới.

Hình ảnh Huỳnh Hữu Đức


Mai Tôi Đi - Tomorrow I'm Going



Mai Tôi Đi

Mai tôi đi...chẳng có gì quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn...

Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.

Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...

Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...

Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả,
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...

Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.
Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...

Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...

Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...


NQH
07/31/2013.
***
Bài Dịch:

Tomorrow I'm Going

Tomorrow I'm going...It's no big a deal,
It happens all the time, like fallen leaves in the park
Like flowers driven by winds onto the sidewalk,
These are minor matters in the turbulent waters of life...

Death is hovering over my deathbed,
Please spare me of comments, visitations, or prayers of peace
While my breathing is going to cease
And I'm lying, waiting to bid farewell.

These last dying moments...I wouldn't care less..
The hot and cold months on this planet.
No matter I'm rich or full of glory,
At the end I still return to dust and ashes ...

My finite existence decisively comes to an end
And enters the yin and yang borderlands
I won't be bewildered at the frontier's gate
Earthly realm is on this side, the other an unimaginable and unknown fate

I only wish my soul always at peace,
Traveling lightly, I quicken my pace
Leaving behind those who push and pull,
While I finish my journey on earth's face...

My eyes are already closed....please don't shed tears of sympathy
Please, no flower wreaths, no offerings, nor condolences,
No videotaping, no picture taking for memories.
That would only bring stresses and strains to the surviving...

A quick look behind and life is just like a dream
I arrived naked and I'm leaving with empty hands
Many ups and downs, happy and sad moments piled high,
Now they're all cleared up...I'm stepping on board, the boat has arrived...

If you miss me...Please silently pray,
And consider a life has been liberated,
Be calm, relaxed, and gay,
I go first, you follow behind, we'll meet again...

Translated by
Roberto Wissai/NKBa

August 14, 2013

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Vũ Hối - Tặng Lê Thị Kim Phượng - Melbourne15/2/2011

Kỷ niệm Xuân Tân Mão Bác Vũ Hối ghé nhà - Melbourne 15/2/2011


Thư Họa: Vũ Hối

Tự Nhiên Đi



Thời gian trôi, cứ mặc thời gian
Tôi ngồi đây trên một thạch bàn
Nhìn tuyết ngoài trời bay phơi phới
Thở vào thở ra thật bình an

Không có gì đâu, chẳng có gì
Buồn vui thay đổi chuyện thuờng khi
Đất trời cũng lúc mưa lúc nắng
Ngồi mãi chồn chân hãy cứ đi

Nếu thấy buồn thì hãy cứ buồn
Nghẹn ngào thì nuớc mắt cứ tuôn
Cầm giữ vật gì khi quá nóng
Sợ phỏng tay thì cũng phải buông

Khánh Hà

Cái Nóng Ngày Hè



Cái Nóng Ngày Hè

Cái nóng Cali nực quá ta
Đau đầu sổ mũi phải nằm nhà
Quê cha hạ bức sông hồ cạn
Đất mẹ hè oi xứ sở xa
Cỏ cháy đồng khô hoa héo úa
Cây cao bóng mát lá vèo qua
Cờ bay trước gió lên phơi phới
Tứ hải giai huynh đệ với ta...

Mai Xuân Thanh
Ngày 24 tháng 06 năm 2017

***
Bài Họa:
Hè Cali


Khí hậu Cali hạp với ta,
Đi đâu cho mệt, quẩn quanh nhà.
Núi đồi rừng thẳm không gần lắm
Bãi biển cát vàng chẳng quá xa.
Sáng sáng trên hoa sương đọng lại,
Chiều chiều trong lá gió vờn qua.
Chim gù nắng hạ quê hương nhớ
Cái thú mơ màng, mộng của ta.

Mailoc
6-24-17
***
Giữa Hè

Chiều ra trước ngõ một mình ta
Ngóng gió đi ngang trước cửa nhà
Cây cỏ im lìm bên dốc vắng
Ao hồ cạn kiệt giữa đồng xa
Bụi tre vàng úa, buồn thiu đợi
Mây xám vô tình, lặng lẽ qua
Tay quạt liên hồi mà vẫn nóng
Trời hành khốn khổ cái thân ta.

Phương Hà
***
Trưa Hè Nhớ Võng Mẹ Ru  

Trưa hè nóng nực chỉ mình ta
Ngồi trước mái hiên cạnh cửa nhà
Ngó trẻ vui chơi đùa nghịch nước
Nhìn người lam lủ mệt đường xa
Giàn hoa thiên lý che râm mát
Lất phất gió nồm cứ thoảng qua
Nắng hạ oi nồng thiêm thiếp ngủ
Nhớ ngày tiếng võng Mẹ ru ta

Song Quang
(Một thời để nhớ)
6/26/2017
***
Trốn Nóng

Trưa hè nực nội chẳng riêng ta
Chiếc quạt trên tay đứng trước nhà
Tìm lại hơi xuân vừa lẫn trách
Cố xua cái nóng dạt ra xa
Bầu trời trong vắt không mây gợn
Ngõ hẻm vắng teo ít kẻ qua
Coi bộ mọi người đang trốn nắng
Trưa hè nực nội chẳng riêng ta.

Quên Đi
***
Nóng Muốn Thấy Bà


Nực nội thấy bà chẳng một ta,
Nắng thôi muốn chết trước hiên nhà.
Người già quạt gió than trời nóng,
Trẻ nhỏ cởi truồng tắm rạch xa.
Chim chóc êm re không một móng.
Bộ hành vắng ngắt chẳng người qua.
Nắng sao nắng qúa như thiêu đốt,
Nóng muốn thấy bà chẳng một ta !

Đỗ Chiêu Đức
***

Nóng Ngày Hè

Nóng trời mệt thở há riêng ta?
Có lẽ nhiều nơi khắp mọi nhà
Phanh rốn xả hơi,hơi xứ lạ
Vén tà chờ gió,gío phương xa
Mong hoài phát oải mà đâu thấy
Đợi mãi sinh điên cũng chẳng qua
Đành kéo dăm lon hầu giải khát.
Nóng trời mệt thở há riêng ta?

Thái Huy
***
Hương Tình Tháng Hạ

Từ khi viễn xứ biệt quê ta
Thương nhớ làm sao non nước nhà
Cứ mỗi hè về mơ tiếng quốc
Mỗi lần hạ đến tiếc năm qua
Lời ru của Mẹ còn vang bóng
Chiếc võng bà đưa vẫn vọng xa
Cái nóng phương nầy đâu sánh được
quê mình,bão tố khổ dân ta.

Song MAI Lý Lệ
6/28/2017

Mưa Trên Biển Vắng


Nhạc Ngoại Quốc
Ca Sĩ: Khánh Hà
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Thơ Tranh: Đò Ngang


Thơ: Văn Thanh
Thơ Tranh: Kim Oanh



Đò Ngang



Bài Xướng: Đò Ngang

Chiều nào phố Huế nắng vàng thưa
Một chuyến đò ngang lờ lững đưa
Áo trắng là bay trên bến cũ
Bóng dài nghiêng trải xuống bờ xưa
Bao lần em đợi bên sông lạnh
Lắm lúc anh chờ dưới gió mưa
Thừa Phủ, Văn Lâu, tình chớm nở
Niềm thương nỗi nhớ mấy cho vừa…

Thanh Trương
***
Các Bài Họa:
Kỷ Niệm


Nhà em thuở ấy chẳng rào thưa
Chợt nhớ ngày mà tôi tiễn đưa
Pháo đỏ nổ tan hình dáng cũ
Xe hoa chở mất bóng người xưa
Buồn tình lầm lủi tìm cơm áo
Cam phận dãi dầu mặc nắng mưa
Đã biết đường đời nhiều trắc trở
Bao nhiêu bù đắp cũng không vừa

Thục Nguyên

***
Đò Em

Đò em lui tới lúc mau, thưa
Bên nớ bên ni nối đón đưa
Chứng buổi trùng phùng trời hé nắng
Quan giờ ly biệt đất sa mưa.
Bà theo nếp tổ lưu nghề cũ
Mẹ dắt tay mình nối nghiệp xưa.
Nay gắn dòng Hương buồn quá lứa
Nghèo thân, sông nước, mấy ai vừa . . .

Trần Như Tùng
***
Sông Xưa


Xứ Huế sương mờ nắng nhạt thưa
Sông hiền gió thổi mát êm đưa
Nghe hồn xao xuyến khung trời cũ
Thấy dạ bồi hồi mái tóc xưa
Tiếng ngọt trao nhau mùa gió buốt
Lời nồng tặng gởi những chiều mưa
Hương Giang bến nước , con đò đợi
Cúi lượm tàn phai chứa mấy vừa

Minh Thuý
Tháng 6_2017
***
Nhớ

Nghiêng nghiêng nắng chếch lọt rèm thưa
Hương dịu vườn hoa thoảng nhẹ đưa...
Lặng lẽ tay nâng trang sách cũ.
Nôn nao lòng nhớ bạn ngày xưa..!
Đã từng sánh bước quanh hàng liễu
Có lúc kề vai hứng giọt mưa.!
Một thủa phượng hồng đằm kỷ niệm...
Thương tưởng mênh mông biển khó vừa.

Trần Lệ Khánh
9-7-2017