Thương Về Miền Đất Lạnh Tôi nhớ Đà Lạt mơ Ru lòng người lữ thứ
với bao nhiêu ước mơ Lưu luyến Đà Lạt thơ Khi hoa anh đào nở đường lên phố xưa Gập ghềnh suối đá, Lá chen hoa đẹp tươi Với sương lam nhẹ rơi Với chim ca ngàn lời Thác ngàn lả lơi Hẹn hò của giai nhân đón ai trong ngày vui
ĐK:
Cam Ly vô tư lên tiếng ca muôn đời Thông reo vi vu than thở như ngậm ngùi Lữ khách bâng khuâng, thương nhớ vô vàn Cuộc tình duyên nàng trinh nữ
Linh Sơn đâu đây buông tiếng chuông ban chiều Như ru ai say trong giấc mơ dạt dào Cho thế nhân thôi, ru hết u sầu Để lòng quay về bến yêu
Thôi nhé Đà Lạt ơi Xa rồi em có nhớ có thương trong lòng nhiều Tuy tháng ngày dần trôi Nhưng bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa khó phai Đà Lạt thương mến, đã ghi trong lòng tôi Biết bao nhiêu buồn vui lúc trao thân vào đời Xứ lạnh yêu ơi Đừng buồn để lạt phai nét son trên làn môi
Tác giả: Minh Kỳ - Dạ Cầm
***
Nhớ Đà Lạt Mơ
Thơ cảm tác Thương Về Miền Đất Lạnh
Tôi nhớ Đà Lạt trong giấc mơ Ru lòng người lữ thứ năm xưa với bao nhiêu ước mơ thầm kín Lưu luyến Đà Thành dệt ý thơ
Khi hoa anh đào nở đường lên phố sỏi đá gập ghềnh bên lá hoa
Với sương lam nhẹ rơi vào mộng chim chóc trên ngàn cất tiếng ca
Thác ngàn là nơi ta hò hẹn giai nhân trong nắng ấm chan hòa
Cam Ly dòng thác vô tư hát, Than thở mờ sương thông vẫn reo Lữ khách bâng khuâng lòng thương nhớ tình duyên trinh nữ chết bên đèo
Linh Sơn thong thả vọng hồi chuông ru giấc mơ ai say đắm bụi hồng ru hết u sầu cho nhân thế Để lòng quay lại bến yêu thương
Thôi xa Đà Lạt nhé ai ơi! có nhớ có thương cũng xa rồi Tuy tháng ngày trôi, nhưng kỷ niệm ngày xưa lưu luyến khó mờ phai
Đà Lạt thương mến mãi trong tôi với biết bao ký ức buồn vui lúc dấn thân cho miền đất lạnh Đừng nhạt màu son trên nét môi!
HẠ 夏 là Mùa Hè. Đó chỉ là nghĩa phát sinh mà thôi. Nghĩa gốc của từ HẠ, nghe qua rất lạ, vì đó là "Người HOA HẠ"; là danh xưng của các bộ tộc Hán khi xưa. HẠ là chữ được ghép bởi Hội Ý, theo diễn tiến của chữ viết như sau đây:
Giáp Cốt Văn Kim Văn Tiểu Triện Lệ Thư Khải Thư
Một hình thức khác của chữ HẠ nữa như sau :
Giáp Cốt Văn Kim Văn Tiểu Triện Lệ Thư Khải Thư
Ta thấy:
Dù theo hình thức nào, thì chữ Tượng Hình gốc theo Giáp Cốt Văn của chữ HẠ vẫn là hình của một con người thời tiền sử, có đủ cả đầu mình tay chân. Đặc biệt là con mắt được vẽ một cách cường điệu thật to. Bỏ qua những chi tiết diễn tiến, chỉ xét về mặt Hội Ý thì Chữ HẠ 夏 gồm có Bộ HIỆT 頁 là bộ phận của Đầu Người; Bộ CỬU 臼 là tượng trưng cho hai tay; Bộ TRI 夂 là tiêu biểu của hai chân. Hợp ba phần trên lại là hình tượng của một con người. Nên HẠ là người HOA HẠ 華夏, còn được gọi là Người CHƯ HẠ 諸夏 để chỉ chung các bộ tộc người Hán ở đất Trung Nguyên xưa.
Có thể vì thế mà sau các truyền thuyết về Tam Hoàng Ngũ Đế thời tiền sử, thì triều đại phong kiến đầu tiên của đất Trung Nguyên là Nhà HẠ(Khoảng 2070—1600 trước Công Nguyên) do Đại Vũ 大禹 có công trị thủy lập nên. Nên lại có tên là Hạ Vũ 夏禹. Triều đại nhà Hạ đóng đô ở các nơi Dương Thành 陽城、Châm Tầm 斟鄩、An Ấp 安邑 và truyền được 14 đời.
Diễn tiến của người HOA HẠ
Nhưng thông thường người ta chỉ biết HẠ là Mùa HÈ, là mùa thứ hai trong năm sau mùa Xuân, như bài học thuộc lòng của lớp đồng ấu ngày xưa :
Mùa xuân ấm áp khỏe người,
Mùa HÈ nóng bức lửa trời nấu nung.
Mùa thu gió mát trăng trong,
Mùa đông rét mướt cho lòng xót xa.
Kẻ giàu mớ bẩy mớ ba,
Người nghèo biết lấy chi mà che thân !?
Lên Trung học với tuổi thanh niên mới lớn thì lại mê man với những vần thơ Tiền Chiến như của Huyền Kiều chẳng hạn:
HẠ đỏ, có chàng tới hỏi:
Em thơ, chị đẹp em đâu ?
Chị tôi khăn thắm quàng đầu
Đi giặt tơ vàng bên suối...
Hay u sầu lãng mạn như những vần thơ của Lê Văn Bái (J. Leiba) :
Xuân tàn, HẠ cỗi, cảnh thu sầu,
Mờ mịt hơi đông ám ngọn lau.
Xuân tới cành đào hoa lại nở,
Mong chàng mỏi mắt, thấy chàng đâu?
Hoặc mộc mạc mà chân thật chí tình như những câu thơ của nhà thơ Lưu Trọng Lư nhớ về mẹ trong bài "Nắng Mơi" :
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng...
và:
Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa HÈ trước giậu thưa...
Rồi những mùa HÈ, mùa Chia Tay của lứa tuổi học sinh với những cánh phượng rơi đỏ thắm sân trường làm xao xuyến biết bao trái tim nam nữ ở lứa tuổi xuân thì khi giọng ca cao vút như réo gọi, như nức nở của nữ ca sĩ Thanh Tuyền vang lên :
Hè về rồi đây tâm hồn xuyến xao...
Nhắc đến biệt ly thương cảm nổi sầu...
Tiếng ve nức nở chan chứa...
Sân trường còn lại hai đứa...
Những bản nhạc "Thương Ca Mùa HẠ, Nỗi Buồn Hoa Phượng..." của Nhạc sĩ Thanh Sơn vang lên như những ...
Tiếng VE nức nở buồn lơn tiếng lòng...
Biết ai còn nhớ đến ân tình không !?...
Thuở mộng mơ thời Trung học với những mùa Hè có phượng thắm có ve sầu, khi lên học ở Ban Việt Hán của Đại học thì "Phượng Thắm và Ve Sầu" biến thành "Hoa Đỗ Quyên và con Chim Cuốc" với truyền thuyết...
Con Cuốc, ta còn gọi là Con Chim Quấc, đồng âm với chữ Quốc là Nước; tên chữ Nho là Chim Đỗ Quyên 杜鵑鳥 (Đỗ Quyên Điểu) với thành ngữ Đỗ Quyên Đề Huyết như sau :
ĐỖ QUYÊN ĐỀ HUYẾT 杜鵑啼血: là Chim Đỗ Quyên kêu đến mửa máu miệng ra mà chết vì nhớ nước thương dân. Chim Đỗ Quyên còn có tên là Đỗ Vũ 杜宇, Tử Quy 子規, Tử Quyên 子鵑, giới bình dân Miền Bắc gọi là Con Quốc, Miền Nam gọi là con Cuốc. Đỗ Quyên kêu suốt ngày đêm từ đầu xuân cho đến cuối hạ, sang thu thì tắt tiếng. Tiếng cuốc kêu đều đều trầm buồn gợi nhiều cảm xúc trong những đêm hè và khi há miệng ra kêu thì da bên trong miệng toàn một màu đỏ thắm, nên mọi người lầm tưởng là chim kêu đến thổ huyết mà chết. Khoảng thời gian chim cuốc kêu lại nhằm lúc có một loại hoa cũng màu đỏ thắm nở rất đẹp khắp núi đồi, nên dân gian lại truyền tụng rằng : Hoa có màu đỏ thắm là do nhuộm máu của chim Cuốc thổ ra, vì thế mà gọi loài hoa đẹp đó là Hoa Đỗ Quyên. Theo như bài thơ Ngũ Ngôn của Thành Ngạn Hùng 成彦雄 đời Đường như sau :
杜鵑花與鳥, Đỗ Quyên hoa dữ điểu,
怨艷两何賒, Oán diễm lưỡng hà xa.
疑是口中血, Nghi thị khẩu trung huyết,
滴成枝上花. Trích thành chi thượng hoa !
* Có nghĩa:
- Đỗ Quyên là tên của hoa và của cả chim,
- Một bên là oán hờn, một bên là đẹp rực rỡ, hai bên cũng
không xa cách là mấy, nên...
- Ngờ là máu ở trong miệng (của con chim) đã...
- Nhỏ xuống nở thành hoa đẹp ở trên cành !
* Diễn Nôm:
Đỗ Quyên chim với hoa,
Oán, đẹp có nào xa.
Ngờ là máu trong miệng,
Nhỏ xuống cành nở hoa!
Theo sách Sưu Thần Ký thì Đỗ Vũ 杜宇 là tên một vị vua nước Thục 蜀 (tỉnh Tứ Xuyên ngày nay) trong thời Chiến Quốc, ông có tính hoang dâm vô độ nên dưới thời ông làm vua chính sự nước Thục không ổn định. Đỗ Vũ nhân nhà Chu suy yếu bèn tự xưng đế hiệu là Vọng Đế (望帝), vì là vua nước Thục, nên còn gọi là Thục Đế 蜀帝. Ông từng thông dâm với phu nhân của vị tướng quốc lúc bấy giờ là Biết Linh (鳖灵), sau chuyện bị lộ, nên Đỗ Vũ thẹn quá bèn nhường ngôi cho vị tướng quốc này, và vì trước đó Biết Linh cũng đã có công trị thủy, cứu nước Thục khỏi cảnh lũ lụt thiên tai. Tuy nhiên sau khi nắm trong tay quyền lực thì Biết Linh ngược đãi Đỗ Vũ, cấp lương thực không đầy đủ khiến ông phải hậm hực mà bỏ nước ra đi, sau khi ông chết linh hồn hóa thành một loài chim suốt ngày chỉ kêu "quốc, quốc" (cuốc cuốc). Người ta bảo đấy là Thục Đế nhớ nước nên mới kêu như vậy, và dân gian đặt tên cho giống chim đó là chim Cuốc.
Trong văn học cổ điển người ta thường dùng tích Thục Đế, Vọng Đế, Đỗ Vũ hoặc Đỗ Quyên để nói lên việc nhớ nhung quê hương đất nước khi phải đi phiêu bạt nơi đất khách quê người. Trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, lúc Kiều đờn cho Kim Trọng nghe khi Kim Kiều tái hợp có câu:
Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên?
...là lấy điển tích từ vị vua nước Thục này qua câu thơ trong bài thơ Cẩm Sắt 錦瑟 của Lý Thương Ẩn đời Đường là:
Thục Đế xuân tâm hóa Đỗ Quyên, 蜀帝春心化杜鵑。
Trong thơ Nôm "Tứ Thời Khúc Vịnh" của Hoàng Sĩ Khải cũng nhắc đến Chim Đỗ Vũ kêu vào đầu mùa xuân đến cuối mùa hạ như sau:
Cớ chi mày, hỡi con Đỗ Vũ,
Quyến xuân về lại rủ hè sang.
Trong truyện thơ Nôm khuyết danh "Trinh Thử" cũng có câu :
Kẻo lòng tơ tưởng mơ màng,
Khỏi hồn Thục Đế, khỏi lòng Đỗ Quyên.
Còn trong Cung Oán Ngâm Khúc, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều cũng nhắc đến Chim Đỗ Quyên bằng tên Chim Quyên với Điệu Thương Xuân khi nàng cung nữ thất sủng nghe tiếng cuốc kêu :
Ai ngờ tiếng Quyên kêu ra rả,
Điệu Thương Xuân khóc ả sương khuê!
...và trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" bà Huyện Thanh Quan cũng đã hạ một đôi Luận để đời là :
Nhớ nước đau lòng con Quốc Quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
...và kịp đến bài "Nghe Cuốc Kêu" của cụ Nguyễn Khuyến thì tiếng cuốc kêu mới thật sự bâng khuâng, khoắc khoải làm ngơ ngẩn lòng người nhất là những ai đang xa quê hương lưu lạc gởi thân nơi xứ lạ quê người như chúng ta hiện nay:
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ.
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi?
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
Ban đêm róng rã kêu ai đó?
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
Còn bài thơ cổ "VÀO HÈ" theo Vũ Ngọc Phan (Nhà văn hiện đại, NXB Sống mới, 1959) thì cho là giọng thơ trong bài vừa nhẹ nhàng vừa thanh tao, hơi giống giọng thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nhưng lại có tài liệu cho rằng, đây là bài thơ của cụ Dương Bá Trạc. Toàn bài thơ như sau:
Vào Hè
Ai xui con cuốc gọi vào hè,
Cái nóng nung người, nóng nóng ghê!
Ngõ trước, vườn sau um những cỏ,
Vàng phai, thắm nhạt ngán cho huê.
Đầu cành kiếm bạn, oanh xao xác,
Trong tối đua bay, đóm lập loè.
May được nồm nam cơn gió thổi,
Đàn ta ta gảy khúc Nam nghe.
Không phải chỉ có trong văn học cổ, Đỗ Quyên cũng là con chim Quyên trong ca dao miền Bắc:
Chim Quyên xuống đất ăn trùn,
Anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than.
Đốt than thì phải sàng than,
Làm sao đừng để lấm gan anh hùng.
Còn ca dao dân gian miền Nam thì hát rằng:
Chim quyên xuống đất ăn trùng
Anh hùng lỡ vận lên rừng đốt than
Chim quyên xuống đất cũng quyên
Anh hùng lỡ vận... vẫn còn duyên anh hùng!
Hình ảnh của con Chim Quyên cũng đã đi sâu vào ca dao dân ca của dân Nam Kỳ Lục Tỉnh với :
Trồng trầu thì phải khai mương,
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng.
Chim Quyên ăn trái nhãn lồng,
Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi!
... và đã được phổ thành bản nhạc Tân cổ Giao Duyên với lời ca Lý Chim Quyên rất mùi của sáu câu vọng cổ Nam bộ:
Chim Quyên quầy, ăn trái quay... nhãn lồng này
Nhãn lồng, ơi anh bạn mình ơi...
Ơi anh bạn mình ơi...!
Cũng như hình ảnh gợi nhớ gợi buồn của Con Ve Sầu trong mùa hè của lứa tuổi học sinh, ta những tưởng chỉ có trong những bản nhạc hè buồn thương ray rức, hay họa hoằn lắm mới bắt gặp được một bài học có tiếng ve kêu như trong bài thơ Ngụ Ngôn của Lã-Phụng-Tiên (La Fontaine) "Con Ve và Cái Kiến" của Nguyễn Văn Vĩnh dịch từ tác phẩm La Cigale et la Fourmi trong Chương trình Giảng văn lớp Đệ Thất:
Ve sầu kêu ve ve, suốt mùa hè...
Đến kỳ gió bấc thổi,
Nguồn cơn thật bối rối!...
Trong văn học cổ cũng có hình ảnh của Con Ve, như trong bài HẠ CẢNH 夏景(Cảnh mùa Hè) của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau:
日長津觀小窗明, Nhật trường Tân Quán tiểu song minh,
風納荷香遠益清。 Phong nạp hà hương viễn ích thanh.
無限吟情誰會得? Vô hạn ngâm tình thùy hội đắc?
夕陽樓上晚蟬聲! Tịch dương lâu thượng vãn thiền thinh!
* Có nghĩa:
- Ngày dài dằng dặc ở Tân Quán nên song cửa sổ còn sáng mãi,
- Gió đưa hương hoa sen càng xa càng thoang thoảng mùi hương.
- Ai có được hồn thơ lai láng trong cảnh trí nầy đây ? Khi...
- Ánh nắng chiều chiếu lên lầu trong tiếng VE muộn màng lảnh lót!
* Diễn Nôm:
Tân quán ngày dài song cửa sáng,
Hương sen nhẹ thoảng gió hiu hiu.
Nên thơ cảnh trí nào ai biết ?
Vẳng tiếng ve ngâm giữa nắng chiều!
Lục bát:
Cửa song Tân quán ngày dài,
Hương sen theo gió thoảng bay ngoài đồng.
Nên thơ cảnh đẹp biết không ?
Nắng chiều nghiêng bóng ve ngâm vang lầu!
ĐCĐ diễn Nôm
Năm Nhâm Dần (1543) Nguyễn Bỉnh Khiêm thoái quan về sống giữa xóm làng quê hương. Mùa thu năm ấy, ông cùng các bô lão dựng quán Trung Tân 中津 làm chỗ ngồi chơi hóng gió và để khách qua đường nghỉ chân. Trong “Bài bia ở quán Trung Tân”. Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rõ:
Có người hỏi ta rằng: “Quán ấy đặt tên Trung Tân 中津 có nghĩa là gì?”. Ta trả lời rằng: “TRUNG 中 có nghĩa là đứng giữa không chênh lệch, giữ vẹn được điều thiện là trung, không giữ được điều thiện thời không phải là trung vậy, TÂN 津 có nghĩa là cái bến, biết chỗ đáng đậu là bến chính, không biết chỗ đáng đậu là bến mê vậy”... (Theo THI VIÊN net.)
Một trong Sơ Đường Tứ Kiệt 初唐四傑 (bốn người kiệt xuất trong buổi đầu đời Đường) là LẠC TÂN VƯƠNG 駱賓王 (626-687) tự là Quan Quang 觀光. Ông là người có tính khí hào hiệp. năm Phụng Nghi thứ ba (678) đời Đường Cao Tông, sau hơn mười năm bị chèn ép trong quan trường, khi vừa mới được thăng làm Thị Ngự Sử, Lạc Tân Vương đã dâng sớ luận bàn triều chính, động chạm đến các đồng liêu và nhất là động chạm đến Võ Hậu, nên bị vu cho tội tham ô rồi bị hạ ngục. Trong ngục ông đã làm bài thơ nổi tiếng dưới đây :
在獄詠蟬 TẠI NGỤC VỊNH THIỀN
西陸蟬聲唱, Tây lục thiền thanh xướng,
南冠客思深。 Nam quan khách tứ thâm.
那堪玄鬢影, Na kham huyền mấn ảnh,
來對白頭吟。 Lai đối bạch đầu ngâm.
露重飛難進, Lộ trọng phi nan tấn,
風多響易沉。 Phong đa hưởng dị trầm.
無人信高潔, Vô nhân tín cao khiết,
誰爲表予心? Thùy vị biểu dư tâm ?!
* Nghĩa Bài Thơ:
Trong Ngục Vịnh Ve
Trong mùa thu nhưng tiếng ve vẫn còn vang lanh lảnh, khiến cho người tù như ta càng nhớ nhung nghĩ ngợi sâu xa hơn. Làm sao kham được khi tóc hãy còn xanh (như hai cánh ve còn ngân vang) mà phải cam chịu ngâm khúc bạc đầu oan ức bất đắc dĩ nầy. Sương rơi nặng hạt làm cho ve khó mà bay tới, gió rít mạnh nên át cả tiếng ve ngâm. Không có ai tin loài ve thanh cao trong sạch (cũng như ta), nên ai, ai mới là người bộc bạch được nỗi lòng cao khiết của ta đây?!
Vịnh VE, nhưng lại mượn hình tượng trên cao và tiếng ve ngâm cao vút để gởi gắm và bày tỏ nỗi lòng trong trắng thanh cao đầy tính hiệp nghĩa của mình. Bị chèn ép trù dập để đưa vào tù trong khi hào khí vẫn tràn đầy mà phải ngâm câu bạch đầu ta thán. Không tiến bước được trên con đường chính nghĩa vì bị các thế lực khác trù dập, như con ve không thể bay cao bay xa được vì những hạt sương nặng trĩu của mùa thu; không nói lên tiếng nói trung thực vì bị quyền thế cấp trên chèn ép cũng như con ve không còn cất cao tiếng ngân được vì bị tiếng gió rít át đi. Ai còn trân trọng sự cao khiết của con ve cũng như ai còn có thể vì ta mà bày tỏ nỗi lòng thanh cao trong trắng của ta đây?
* Diễn Nôm:
TRONG NGỤC VỊNH VE
Trời thu ve còn vang tiếng,
Người tù lòng nghĩ đâu đâu,
Sao khiến người còn xanh tóc,
Phải ngâm khúc hát bạc đầu.
Sương nặng cánh bay không nổi,
Gió vờn tiếng hát chìm sâu.
Không người tin lòng cao nhã,
Ai bày tỏ nỗi lòng sầu?!
ĐCĐ diễn Nôm
MÙA HÈ chữ Nho gọi là HẠ QÚY 夏季 hay HẠ THIÊN 夏天. Trong tháng Tư Âm lịch có tiết LẬP HẠ 立夏 có nghĩa là "mùa Hè đã được thành lập"; Tháng Năm thì có Tiết HẠ CHÍ 夏至 đó là ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, như ông bà ta đã nói :
Tháng Năm chưa nằm đã sáng,
Tháng Mười chưa cười đã tối.
"Tháng Mười chưa cười đã tối" vì tháng Mười có tiết Đông Chí 冬至 là ngày có "Đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm".
Với khí hậu nóng nực quanh năm của vùng Đông Nam Á, mùa màng thời tiết của miền Nam Việt Nam ta được ông bà đời trước ví von với 2 câu thơ sau :
四時無春夏, Tứ thời vô xuân hạ,
一雨便成秋。 Nhất vũ tiện thành thu!
Có nghĩa:
Bốn mùa không phân biệt đâu là mùa xuân đâu là mùa hạ cả...
Hễ mưa xuống một cái là sẽ mát mẻ như mùa thu ngay !
Bốn mùa chẳng rõ hạ xuân,
Mưa rào một trận mát gần như thu!
Ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu toàn cầu, mùa hè năm nay tuy chỉ mới có giữa Tháng Năm Dương lịch mà ở đất Mỹ nầy đã có những cơn bão, cơn lốc thổi sập nhà cửa, làm gãy đổ cây cối, gieo rắc tang thương chết chóc... và ở các nơi khác trên thế giới như các nước ở Châu Phi, Ấn Độ... nhiệt độ đã lên đến 50 độ C, khoảng 126 độ F với sức nóng kinh khủng. Dân chúng phải giành giựt từng "sô" nước một khi có xe chở nước cứu trợ chạy đến. Qủa là mùa HÈ với một sức nóng TO lớn ! HÈ TO chữ Nho là ĐẠI HẠ 大夏, là tựa một Giai thoại Văn chương của Thái Bạch do Nhà xuất bản Sống Mới xuất bản năm 1972 có nội dung như sau :
Trong làng của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến, có một anh đi lính cho Tây trong đội Lính Kèn. Lâu ngày được thăng làm đội trưởng là "Cai kèn", nên khi về hưu cũng có rủng rỉnh chút tiền, bèn cất một căn nhà thật to để biểu dương thanh thế. Cụ Tam Nguyên biết được bèn nói với đám học trò rằng, khi ăn mừng tân gia thế nào anh ta cũng đến đây để "xin chữ" cho nhà mới. Ta đã chuẩn bị sẵn hai chữ ĐẠI HẠ 大夏 để tặng cho anh ta đây. Trong đám học trò có một anh rất thông minh và lém lỉnh, nghe thầy nói thế thì đã biết rằng, chữ ĐẠI 大 là TO; còn chữ HẠ 廈 có bộ NGHIỄM 广 là Mái Nhà ở bên trên phủ xuống, nên HẠ 廈 có nghĩa là Cái Nhà To Lớn. Ta có thành ngữ CAO LÂU ĐẠI HẠ 高樓大廈 là "Lầu cao Nhà rộng", ta thường nói thành "NHÀ CAO CỬA RỘNG" để chỉ nhà của các nhà giàu có. Anh học trò biết được ý thầy nên rất đắc ý chạy đến khoe với anh lính kèn để chứng tỏ mình là người tài giỏi.
Cụ Tam Nguyên đợi mãi vẫn không thấy anh lính kèn đến "xin chữ", trong khi nhà đã cất xong hẵn hoi rồi. Hôm ăn mừng tân gia, anh ta rất hãnh diện mời cả xóm đến dự, dĩ nhiên trong đó có cả thầy trò nhà cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến. Khi đến nơi, cụ thấy ở giữa nhà đã treo hẵn một hoành phi trên đó có hai chữ ĐẠI HẠ 大廈 viết rất đẹp. Thì ra, khi nghe anh học trò khoe giỏi, anh lính kèn đã nhờ những tay viết chữ đẹp viết cho hai chữ ĐẠI HẠ để khỏi phải tốn trầu cau và quà biếu để "xin chữ" của nhà Đại khoa Tam Nguyên Yên Đỗ.
Sau phút ngạc nhiên, cụ Tam Nguyên mới mỉm cười gọi chú Cai kèn đến hỏi, anh ta bèn nói thật cho cụ biết; Cụ bèn gọi anh học trò đến hỏi rằng :"Anh có biết ĐẠI HẠ là gì không ?" Anh học trò thưa :"Bẩm là "Căn nhà to" ạ !". Cụ cười mà mắng rằng :"Sao anh dốt thế ! Cất nhà to thì căn nào mà chả TO ?! Anh ta là Lính Kèn, nên chữ HẠ 夏 phải là Mùa HÈ; ĐẠI HẠ là HÈ TO, mà HÈ TO là TÒ HE ! Tò He Hè To, Hè To Tò He chỉ "tiếng kèn" làm nên cái nhà cho anh ta đó ! Tất cả quan khách nghe xong đều cười ồ vổ tay khen hay.
Anh học trò và chú Cai kèn đều thẹn đến đỏ mặt tía tai. Người bị chê là dốt nát, còn người bị nhạo là đi lính thổi kèn cho nhà nước Phú Lang Sa.
Nhà Cao Cửa Rộng
Nhân nhắc đến chữ "HẠ 夏 là mùa Hè" và chữ "HẠ 廈 là Căn nhà To" lại làm cho ta nhớ đến câu nói trong Tăng Quảng Hiền Văn là :
良田萬頃,日食一升; Lương điền vạn khoảnh, Nhật thực nhất thăng;
大廈千間,夜眠八尺! Đại Hạ thiên gian, dạ miên bát xích!
Có nghĩa:
- Ruộng tốt vạn thửa, ngày ăn một thăng;
- Nhà rộng ngàn gian, đêm nằm tám thước!
Có cả muôn thửa ruộng tốt, nhưng mỗi ngày cũng chỉ ăn có một thăng thôi. (Tương đương như ta nói : Một lon gạo).
Có cả ngàn gian nhà lớn, nhưng mỗi đêm cũng chỉ nằm ngủ có 8 thước mà thôi (một thước Tàu khoảng hơn 2 tấc Tây).
Con người ta thường ráng nai lưng ra làm cho cố, cho thỏa chí bình sinh, cho thỏa lòng ham muốn, nhưng cái cần thiết để hưởng thụ để sinh sống thì đâu có được bao nhiêu đâu. Rồi đến khi chết đi thì lại buông bỏ tất cả ! Thà sống khất thực như thầy Thích Minh Tuệ, ngày ăn một bữa, khát uống một chai, một thân một mình, tự do tự tại du sơn ngoạn thủy đếm từng bước chân mà cầu phúc cho bá tánh đồng bào... Còn hơn ở chùa lớn, xuống ngựa lên xe mà phải lo toan trăm ngàn việc thì còn thời gian đâu mà tu tập tham thiền !...
HẠ là Mùa HÈ, mùa của nhớ mong hồi tưởng, mùa của hoài niệm bâng khuâng mà những người sống lưu vong luôn nhớ về một thời dĩ dãng vàng son, của một thời niên thiếu mộng mơ với tiếng ve sầu mênh mang và màu hoa của các hàng phượng vĩ đỏ thắm cả sân trường !...
Dường như hoa đượm hương say Mà sao cánh bướm vãng lai chẳng vờn Dường như chung thủy vẫn còn Mà sao sắc thắm héo mòn xót xa Ừ thôi tình cũng chỉ là Nắng hồng vụt tắt chiều tà quạnh hiu Ừ thôi đã lỡ lầm yêu Nhạt nhòa vỡ mảnh trăng khêu lửa lòng Dường như tơi tả cuồng phong Chỉ mình hoa giữa giá đông lạnh lùng
Năm mươi năm xưa chân đồi 230** dưới mái hiên nhà trọ nhìn đôm đốm bay anh nói ngày xưa anh dùng đôm đốm làm đèn em hỏi anh nói thật sao? nhìn hỏa châu rơi anh ước ao: ước chi đó là hoa đăng ngày cưới em cười
Sau đêm đó anh và em hai người đi hai hướng anh phải ra chiến trường em trở về thành phố rồi đi ngút ngàn khơi
Em ơi em đã đi rồi để anh một mình ra ngẩn vào ngơ
Năm mươi sau tình cờ đất khách gặp lại nhau chiều Garland nắng ấm bốn mắt ta nhìn nhau ngoại ơi Sao ngoại khóc? bốn mắt không rời nhau nội ơi-coi chừng ngã
Năm mươi năm qua đời mình nhiều phong ba gặp nhau nơi xứ lạ CẢM THẤY MÌNH CHƯA GIÀ
Ngọn lửa bùng lên đỏ chói trong lò sưởi. Hơi ấm tỏa ra khắp nhà. Bên ngoài khung cửa kính, gió cuốn bông tuyết bay bay. Tiết trời lạnh lắm! Xa xa nơi góc phố, thấp thoáng một người homeless đang nằm co dưới mái hiên của một cửa hàng vắng chủ.
Bên kia nửa vòng trái đất, tại một vùng đất cao nguyên, trong một căn nhà rách nát tả tơi, có vài em nhỏ đang ngồi học bài. Bên ngoài gió rít lên từng cơn, lùa qua khe vách mang theo khí trời buốt giá vào trong. Áo mặc không đủ ấm, các em vẫn cố gắng tiếp tục học bài. Sáng mai như thường lệ, các em phải đến trường bằng cách đu dây băng qua dòng suối nước chảy ào ào như thác cuốn. Nhưng ở chốn thị thành , cùng lúc đó có những công tử, vừa qua trang lứa thiếu niên, đang quay cuồng khiêu vũ dưới ánh đèn màu rực rỡ, trong làn khói thuốc lá ngoại và tiếng champagne nổ đôm đốp như bắp rang.
Đây một vùng đất ven đường xích đạo, nơi không hề có mùa Đông, khí nóng sa mạc hầm hập đổ lên những thân người gầy đét, da cháy nắng đen thui. Vừa đói, vừa bị bệnh truyền nhiễm lây lan, hình như họ không còn mang hình dáng của con người.
Kia một vùng đất có rất nhiều mạch dầu hỏa. Giếng dầu đã nhiều phen bốc lửa, đồng thời với ngọn lửa trong lòng người cũng luôn luôn ngùn ngụt dâng cao bởi lời nguyền sắt thép khiến nhiều nước không bao giờ cảm thấy được yên bình.
Và đâu nữa, cái vùng biển miền Đông Nam Á kia có những hòn đảo bị chiếm cứ bất hợp pháp. Khổ cho đất nước có dáng cong cong hình chữ S tiến thoái lưỡng nan trước những thế lực giằng co giữa đánh không dám đánh, hoà không ra hoà. Chính trị và ngoại giao đi đêm ràng buộc chồng chéo lên nhau. Vấn nạn rút dây động rừng khiến hai nước lớn giả bộ hay thật sự hầm hè nhìn nhau bằng tia mắt xẹt lửa.
Ôi Mùa Đông! Mùa Đông làm giá buốt những con người cùng khổ, nhưng mùa Đông càng làm ấm áp những con người có cuộc sống Đế Vương. Mùa Đông không đến xoa dịu nỗi khổ đau của những người thiếu ăn thiếu mặc và đầy bệnh tật, lại luôn luôn chịu đựng cái nắng cháy da. Mùa Đông, với thời tiết lạnh lẽo cũng không đủ hạ nhiệt những con người đang chất chứa ngọn lửa hờn căm hừng hực cháy bởi lời nguyền không đội trời chung với dân tộc nào không cùng một hướng đi. Và Mùa Đông vẫn dửng dưng đối với một dân tộc có ít nhất 2 hay đủ 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông đang sống trên mảnh giang sơn hình chữ S. Tại sao Mùa đông không chết đi cho những con người nghèo khổ được ấm áp. Tại sao Mùa Đông cứ hiện hữu, giúp cho những con người giàu lên bằng thế lực cường quyền được tăng thêm phần cảm khoái trong cuộc sống xa hoa. Sao Mùa Đông chẳng góp công sức gì trừng phạt những loại người luôn luôn muốn thực hiện mưu toan cá lớn nuốt cá bé, đàn anh bắt nạt đàn em; để Biển Đông thôi dậy sóng, cho một dân tộc bốn ngàn năm lịch sử này khỏi phải một lần nữa giơ cao cánh tay sát đát, miệng cất lên câu hát hào hùng<Trước nhục nước nên hoà hay nên chiến?_Quyết chiến>.
‘’Maman est partie …’’! Mẹ đã đi rồi …! Đó là ’’message’’ trên Facebook và Instagram tối qua, của Thomas Dutronc, nhạc_sĩ_ca_sĩ, con trai (một) của Françoise Hardy và Jacques Dutronc, hai tài năng lớn (nhạc sĩ sáng tác & ca sĩ), hai tên tuổi lớn trong nền âm nhạc Pháp! ‘’Maman est partie …’’ đăng dưới tấm ảnh chụp bà mẹ Françoise đang bế bébé Thomas (1973) với một cái nhìn của_một-bà_Mẹ ( tôi không tìm ra từ ngữ để diễn tả ánh mắt nhìn con của bà mẹ trẻ này!) ( nguồn internet)
Khác với Sylvie Vartan, Sheila, 2 ca sĩ nổi tiếng cùng thời, Françoise Hardy bước vào thế giới âm nhạc Pháp, năm 18 tuổi, với sáng tác của chính mình: ‘’Tous les garçons et les filles’’ (1962), ca khúc ‘’đôi_hia_7_dặm’’ này đã đưa chị bước ngay lên ‘’đài danh vọng’’ (2.000.000 dĩa bán sạch)!
''Tous les garçons et les filles de mon âge / Se promènent dans la rue deux par deux/ Tous les garçons et les filles de mon âge/ Savent bien ce que c'est d'être heureux …. / …Oui mais moi, je vais seule, car personne ne m'aime..''. Những cô cậu trạc tuổi tôi, bên nhau trên phố, họ biết rõ thế nào là hạnh phúc .. / Vâng nhưng tôi: tôi ‘’một mình qua phố’’ vì không ai yêu . Điệu slowrock khoan thai, đều đều, với những câu lập đi, lập lại: ‘’ Tous les garçons et les filles de mon âge / Oui mais moi, je vais seule …’’ diễn tả tâm trạng của một thiếu nữ (mới lớn): cô đơn, buồn tủi. Tâm trạng ấy, nỗi cô đơn đó , không chỉ ở một thiếu nữ Parisienne, thời 62, 63. Mà 10 năm sau, nó cũng là tâm trạng của một thanh niên Saigonnais hay ‘’Suzuki’’ dong xe qua phố, lang thang trên những con đường, nhìn những người trẻ (như mình) đang tay trong tay, nụ cười rạng rỡ ! Như có người lính trẻ về thăm kinh đô, một lần ‘’Sài Gòn thứ bảy mà nghe cô đơn’’ (Sài Gòn thứ bảy ngàn hoa trên đường ../ Anh Bằng).
Ngoài ‘’Tous les garçons et les filles’’ (1962), chị Françoise còn sáng tác (nhạc và lời):‘’L’amour s’en va’’ (1963), ca khúc đại diện cho Monaco, về hạng 5(/16) trong ‘’Eurovision – 1963’’, ‘’Comme tant d’autres’’, ‘’J’aurais voulu’’, ‘’L’amour ne dure pas toujours'' vv , và viết lời cho một số ca khúc.
Ngay từ album đầu tiên, trong số 28 albums (1962-2018) chị hát, 3 ca khúc được giới trẻ Sài Gòn yêu thích nhất là :’’Tous les garçons et les filles’’, ‘’Le temps de l’amour’’, ‘’Ton meilleur ami’’. Từ thủa ban đầu 62 cho đến lúc … ‘’đứt film’’ 75. ‘’Salut les copains’’ trở thành ‘’Adieux les copains ! ‘’ : đứa chết, đứa di tản, đứa tội tù, đứa kinh tế mới vv
Trong chương trình ‘’Par les temps qui courent(2021), chị Fraçoise cho biết: ‘’Je n’ai jamais pu écrire que sur des émotions personnelles profondes, c’est d’ailleurs pour cela que je n’apprécie que les mélodies qui sont assez mélancoliques, romantiques".(Vì chỉ biết viết về những cảm xúc cá nhân sâu lắng (tận đáy lòng ?) nên tôi chỉ ‘’đánh giá’’ (cao) những giai điệu u -sầu, lãng mạn ). Đồng thanh tương ứng. Đồng khí tương cầu. Vâng, có lẽ vì thế mà tôi thích nghe, đa số, những ca khúc của chị Françoise Hardy. Thời mới lớn, giữa một Vartan dễ thương, một Sheila sôi động, Hardy như một ‘’người em sầu mộng’’ với một giọng hát ‘’trầm lắng’’, buồn buồn, ngay cả khi chị hát những bài yéyé , tôi chỉ thấy hơi … vui ! Nhưng đó là tiếng hát ,một trong những tiếng hát mà, cho đến giờ, tôi vẫn yêu thích nhất.
Từ lâu tôi vẫn muốn viết về chị. Viết, như một lời cảm ơn. Nhất là khi nghe những:‘’ Mon amie la rose ‘’, ‘’Message Personnel’’, ‘’ Comment te dire adieu’’ , ‘’Partir quand meme’’ vv; những ca khúc tôi thích nghe một mình, dưới đèn mờ hay trong bóng tối. Như nghe ‘’Nửa hồn thương đau’’, ‘’Người đi qua đời tôi’’. Như nghe ‘’ Nghìn trùng xa cách’’, ‘’Nỗi đau muộn màng’’ vv
Mỗi lần nghe chị Françoise Hardy hát, tôi đều nghĩ đến chị Hà Thanh. Và ngược lại. Dẫu hai tiếng hát hoàn toàn khác nhau. Có lẽ do cái vóc dáng, cách nói chuyện, tánh ‘’dè-dặt’’, ‘’kín -đáo’’, ít ‘’xuất hiện’’ trước công chúng vv nhất là tiếng hát của hai chị đều mang đến cho tôi một nỗi dịu dàng, ‘’ấm áp’’, mà một người nam rất cần, từ một người nữ. Như một vòng ôm, một cái vuốt tóc, hay một cái ‘’dạ’’ … ngọt xớt ? Mặc dầu đời sống tình cảm của hai chị chẳng mấy gì vui!
Hôm qua, 11/6, chị Françoise ra đi, sau 20 năm chống chọi với bệnh ung thư! Ngay sau đó, đài BFMTV đã chiếu lại những thước film về chị.
Françoise Hardy không những là một ca sĩ, mà còn là một người mẫu nổi tiếng. Tôi xem ''film'', lòng buồn vời vợi! Trong film, ngoài những hình ảnh của người đẹp Françoise, là anh chồng tài hoa, duyên dáng, bay bướm, đào hoa nhưng chị ''yêu anh yêu cả một đời'' . Đó cũng là người đã viết '' Le temps de l'amour'' cho chị hát. Để từ đó quen nhau, rồi ... yêu nhau, rồi cưới nhau, rồi xa nhau!. Đó cũng là ca khúc mà năm xưa, khi tổ chức Tết với bạn bè, tôi đã viết lời Việt, để nhà - tôi và một cô bạn thân hát ''Chào Xuân''.
Xin ghi lại đây. Như một trả lời cho câu hỏi '' Comment te dire Adieu '', một ca khúc nổi tiếng của Francoise Hardy ( nhạc Anh ''It Hurts to Say Goodbye'', của Arnold Goland / lời Pháp: S Gainsbourg)
Cầu chúc hương hồn chị sớm về cõi vĩnh hằng, về với ''mùa xuân Thiên Chúa'' , chị Francoise!
BP
12/06/2024
♪ Le Temps De L'amour ♪
Françoise Hardy
C'est le temps de l'amour le temps des copains et de l'aventure
Quand le temps va et vient on ne pense à rien malgré ses
blessures
Car le temps de l'amour c'est long et c'est court ça dure
toujours on s'en souvient
On se dit qu'a vingt ans on est le roi du monde
Et qu'éternellement il y aura dans nos yeux tout le ciel
bleu
C'est le temps de l'amour le temps des copains et de
l'aventure
Quand le temps va et vient on ne pense à rien malgré ses
blessures
Car le temps de l'amour ça vous met au coeur beaucoup de
chaleur et de bonheur
Un beau jour c'est l'amour et le coeur bat plus vite
Car la vie suit son cours et l'on est tout heureux d'être
amoureux
C'est le temps de l'amour le temps des copains et de
l'aventure
Quand le temps va et vient on ne pense à rien malgré ses
blessures
Car le temps de l'amour c'est long et c'est court ça dure
toujours on s'en souvient
On s'en souvient on s'en souvient
On s'en souvient on s'en souvient
--o0o--
Chào Xuân
Lời Việt: Bình - Phương
Bạn lòng ơi đã xuân về / thì má áp môi kề / tình yêu kia xin mải mê
Bạn lòng ơi đón xuân đời / Bằng muôn sắc hoa ngời / Bằng cánh bướm lả lơi
Nhìn vào đuôi mắt xuân cười / Đàn chim én tung trời / Nhìn phố xá kết đôi
Chào xuân sáng tươi
Ngày và tháng nối tiếp qua / Nhưng trái tim luôn nhịp hoan ca
Tình dầu có lúc cuồng si / Hay có đôi khi sầu bi
Đắn đo chi?
Bạn lòng ơi đã xuân về / thì má áp môi kề / tình yêu kia xin mải mê
Bạn lòng ơi đón xuân đời / Bằng muôn sắc hoa ngời / Bằng cánh bướm lả lơi
Nhìn vào đuôi mắt xuân cười / Đàn chim én tung trời / Nhìn phố xá kết đôi
Chào xuân sáng tươi
Một ngày nắng ấm chói chang / Theo gió , xuân khua nhịp miên man
Là ngày pháo Tết rộn vang / Tung cánh mai thơm trần gian
Đón xuân sang
Bạn lòng ơi đã xuân về / thì má áp môi kề / tình yêu kia xin mải mê
Bạn lòng ơi đón xuân đời / Bằng muôn sắc hoa ngời / Bằng cánh bướm lả lơi
Nhìn vào đuôi mắt xuân cười / Đàn chim én tung trời / Nhìn phố xá kết đôi
Françoise Hardy vừa trút hơi thở cuối cùng vào 11g30 khuya (giờ Pháp) ngày 11 tháng 6 hôm nay, hưởng thọ 80 tuổi.
Thomas Dutronc, con trai của nữ danh ca Pháp báo tin buồn. Người ta đã biết từ vài năm nay Françoise Hardy chống chọi với cơn bịnh ung thư, và cuộc điều trị không có kết quả khả quan, nhưng tin qua đời của cô ca, nhạc sĩ này cũng làm người ái mộ bàng hoàng, thương tiếc.
Françoise Hardy được người Việt Nam biết đến vào những năm 1960s với bài nhạc "Tous les garçons et les filles" do chính cô sáng tác và ca diễn. Bài nhạc rất đơn giản cả về âm nhạc và lời, nhưng nói lên được nỗi niềm cô đơn của một cô gái mới lớn, nhút nhát, nhìn bạn bè vui vẻ tình tứ cặp đôi ngoài phố … còn cô thì một mình không có người yêu (oui mais moi, je vais seule par les rues, l’âme en peine. Oui mais moi, je vais seule, car personne ne m’aime). Mời nghe bài Tous les garçons et les filles.
Sau đó, Francoise Hardy sáng tác rất nhiều bài nhạc, được xem là một khuôn mặt nổi bật của nền âm nhạc Pháp và thế giới. Thời trẻ, cô được nhiều nhân vật nổi tiếng, công khai bài tỏ lòng yêu thương ngưỡng mộ như Bob Dylan, như Mick Jagger. Vì ngoài cung cánh trình diễn tự nhiên, duyên dáng cô có một vẻ đẹp quý phái trang trọng và tính tình thì rất hòa nhã, khiêm nhường.
Cô có một mối tình say đắm với ca nhạc sĩ và diễn viên điện ảnh: Jacques Dutronc. Con trai cô cũng là một ca nhạc sĩ Thomas Dutronc.
Với tất cả niềm thương tiếc dành cho Françoise Hardy. RIP.
***
Françoise Hardy vừa qua đời vào tuổi 80. Ngoài những bài nổi tiếng của cô như Tous les garçons et les filles, Le temps de l’amour…
Kính mời quý thân hữu nghe bài Mon amie la rose, với nội dung rất đáng suy ngẫm :
0n est bien peu de chose
(Chúng ta không là gì hết "vô thường") được lập đi lập lại trong bài hát.
À l’aurore je suis née
Baptisée de rosée
Je me suis épanouie
Heureuse et amoureuse
Aux rayons du soleil
Me suis fermée la nuit
Me suis réveillée vieille
(Buổi bình minh lúc chào đời
Với những hạt sương lóng lánh
Tôi tươi đẹp, hạnh phúc và yêu đời
Trong ánh nắng mặt trời
Chiều tối, tôi héo úa
Sáng thức dậy tôi đã già nua….)
YouTube cho thấy Françoise Hardy thời trẻ, với nét đẹp tự nhiên, thanh lịch, lôi cuốn … cùng với tài năng âm nhạc của cô, cô đã làm trái tim nhiều chàng trai nổi tiếng như Bob Dylan, Mick Jagger, David Bowie phải xao xuyến và công khai lên tiếng tỏ tình, ngưỡng mộ người phụ nữ Pháp vừa tài nghệ vừa khả ái.
Nhưng trái tim Françoise Hardy chỉ yêu say đắm Jacques Dutronc, ca nhạc sĩ và diễn viên điện ảnh Pháp. Jacques Dutronc với vẻ bảnh bao, phong nhã và tính bay bướm làm Françoise Hardy phải nhiều lần đau khổ. Hai người dù trên thực tế đã không sống bên nhau nhiều năm dài nhưng vẫn giữ giá thú là vợ chồng. Con trai của cặp nghệ sĩ này, Thomas Dutronc cũng là ca nhạc sĩ.
Jacques Dutronc, người yêu muôn thuở của Françoise Hardy
Hạ về rực sắc trên cao Huỳnh Đàn Phượng Vỹ nôn nao đợi chờ (Kim Phượng)
Anh đi để lại bài thơ! Anh về lặng lẽ bơ vơ ngậm sầu! Đỏ rực mầu Phượng Vỹ! Mầu của Phù Thủy ma mị, tha thiết, biền biệt, sót sa! Mầu của Tình Đầu Đơn Phương, không một lời ngỏ thốt ra! Mầu của máu trong tim cho sắc hoa Ti Gôn ngàn đời không tiết lộ! Phượng Vỹ vô tình mùa tái ngộ! Tình si hết ý thủa chia tay! Những ngày tháng âm thầm đợi bóng giai nhân hồi hộp mê say! Nàng đã đến! Bóng Áo Dài trắng muốt như Liêu Trai mờ ảo! Sao Nàng không như Thúy Kiều vượt qua lễ nghi khách sáo? Nhưng thôi! Kim Trọng lỡ cuộc tình đầu! Áo não đau thương! Phượng tô môi thắm ngôi vương! Vỹ Cầm da diết trong sương đón chào Nghe thì thầm những vì sao Lấy nhau chẳng đặng lệ trào tràn thơ! Đêm nằm ôm Phượng trong mơ!
Đức Hùng Sydney, Úc Châu, 02/07/2023 Trời Sydney đang rất lạnh!
桃溪不作從容住。Đào khê bất tác thung dung trú. 秋藕絕來無續處。Thu ngẫu tuyệt lai vô tục xứ. 當時相候赤欄橋,Đương thời tương hậu xích lan kiều, 今日獨尋黃葉路。Kim nhật độc tầm hoàng diệp lộ.
煙中列岫青無數。Yên trung liệt tụ thanh vô số. 雁背夕陽紅欲暮。Nhạn bối tịch dương hồng dục mộ. 人如風後入江雲,Nhân như phong hậu nhập giang vân, 情似雨餘黏地絮。Tình tự vũ dư niêm địa nhứ. Chú Thích
1 Ngọc Lâu Xuân 玉樓春: tên từ điệu, tên khác là mộc lan hoa 木蘭花, xuân hiểu khúc 春曉曲, tây hồ khúc 西湖曲, tích xuân dung 惜春容, quy triều hoan lệnh 歸朝歡令, Trình tiêm thủ 呈纖手, quy phong tiện 歸風便, đông lân diệu 東鄰妙, mộng hương thân 夢鄉親, tục ngư ca 續渔歌. Bài này có 56 chữ, 2 đoạn, mỗi đoạn có 4 câu và 3 trắc vận. Suốt bài không thay đổi vận. Cách luật:
X B X T B B T vận B T X B B T T vận X B B T T B B cú B T X B B T T vận
X B X T B B T vận T T X B B T T vận B B B T T B B cú X T T B B T T vận
2 Đào khê 桃溪: ám chỉ tiên cảnh nơi Lưu Thần Nguyễn Triệu lạc vào thiên thai. Vì trên núi có cây đào, dưới chân núi có dòng suối nên gọi là “Đào khê”. 3 Thung dung 從容: không hoang mang, thong thả trấn tĩnh. 4 Thu ngẫu 秋藕: củ sen, lấy vào mùa thu nên gọi là thu ngẫu. 5 Xích lan kiều 赤闌橋: cây cầu có thành cầu là lan can sơn mầu đỏ. Chữ này đã đi vào văn chương cổ TH mà nhiều thi sĩ từ gia đã nhắc đến trong sắc cảnh mùa xuân. 6 Hoàng diệp lộ 黃葉路: con đường đầy lá vàng rơi, chỉ sắc cảnh mùa thu. 7 Liệt tụ 列岫: cảnh 1 dẫy núi sừng sững trước mắt. 8 Nhạn bối 雁背: nhạn bay ngược chiều với… 9 Tịch dương 夕陽: mặt trời lúc buổi chiều. 10 Phong hậu 風後: sau cơn gió. 11 Giang vân 江雲: mây trên vòm trời của con sông. 12 Vũ dư 雨餘: sau cơn mưa. 13 Niêm địa 黏地: dính vào đất. 14 Nhứ 絮: nhánh liễu.
Dịch Nghĩa
Bài từ theo điệu ngọc lâu xuân của Chu Bang Ngạn. Suối đào khê trôi chẩy không để cho người được ung dung ở lại, Ngẫu sen mùa thu sau khi bẻ gẫy không có chỗ nào nối nhau. Nhớ lại lúc trước chờ đợi nhau trên xích lan kiều, Hôm nay một mình bồi hồi tại con đường phủ lá vàng.
Sương khói bao phủ dẫy núi, những điểm mầu xanh vô số, Đàn nhạn bay ngược với ánh tịch dương mầu hồng lúc sắp chiều. Nhân sinh như đám mây bay vào lưu vực con sông sau cơn gió, Tình tự như nhánh liễu rơi dính xuống đất sau trận mưa. Phỏng Dịch:
1/
Ngọc Lâu Xuân - Từ Biệt Thiên Thai Trời tiên không thể ung dung trải. Làm gẫy cành sen không chỗ nối. Khi xưa chờ bạn góc cầu son, Đường phủ lá vàng nay chốn đợi.
Khói sương núi lắm mầu xanh mới. Cánh nhạn phơi chiều hồng chói lọi. Người như tan gió nước mây ngàn, Tình tựa lấm bùn mưa liễu gội.
2 /
Từ Biệt Thiên Thai Không được ung dung ở suối đào, Ngẫu sen thu gẫy tơ còn đâu. Lúc xưa chờ đón cầu lan đỏ, Ngập đất lá vàng nay nghẹn ngào
Sương phủ núi xa xanh lốm đốm, Ráng hồng lưng nhạn bóng chiều lan. Người như gió lặng mây sông nước, Tình tự mưa tan nhánh liễu tàn.
HHD
9-2019
***
Ngọc Lâu Xuân_Chu Bang Ngạn
1/
Suối đào không để thong dong trọ Sen ngó gãy lìa không nối chỗ Nhớ lại chờ nhau cầu xích lan Hôm nay tìm kiếm đường vàng lá
Khói bao núi đá xanh vô số Lưng nhạn chiều tà hừng ráng đỏ Sau gió người như mây nhập sông Mưa tan tình tự liễu bùn tỏa!
2/
Thiên Thai Giã Biệt
Không dễ trọ thiên thai bóng bảy Sen mùa thu ngó gẫy khó hàn Nơi chờ đợi cầu Xích lan Hôm nay độc kiếm lá vàng đường xưa
Sương khói phủ, núi vừa xanh biếc Cõng chiều lưng nhạn biệt ráng hồng Đời người mây nổi trên sông Sau mưa tình tự liễu bông dính bùn!
Lộc Bắc Jun24 ***
Thiên Thai Giã Biệt
Đào khê không dễ trú ung dung Sen ngó mùa thu chẳng thể cùng Cầu son chờ bạn tương phùng Đường xưa vàng lá lòng chùng riêng mang
Khói sương phủ núi điểm xanh lan Ráng đỏ nhạn bay chiều sắp tàn Người như gió nước mây ngàn Tạnh mưa tình tự liễu tan tác đời
The hours I spent with thee, dear heart, Are as a string of pearls to me; I count them over, everyone apart, My rosary – my rosary.
Each hour a pearl, each pearl a prayer, To still a heart in absence wrung; I tell each bead unto the end -- and there A cross is hung.
Oh, memories that bless and burn! Oh, barren gain and bitter loss! I kiss each bead, and strive at last to learn To kiss the cross..., to kiss the cross
Robert Cameron Rogers ***
Dịch Thơ:
Chuỗi Mân Côi
Trải nhiều giờ bên nhau tràng hỡi Đối với tôi, một chuỗi ngọc trai Đếm lần từng hạt tách rời Mân côi một chuỗi - mân côi thâm tình
Lần một hạt, niệm kinh một hạt Tim muộn phiền được vắt trắng trong Niệm từng hạt, tới tận cùng Tới nơi Thánh giá treo lưng chuỗi tràng
Ôi, kỷ niệm tin mừng cháy bỏng Ôi, được cằn, cay đắng mất đi Hôn từng hạt, nhớ khắc ghi Hôn lên Thánh giá, gối quỳ tôi hôn!
Đất khách tìm quên nhớ cố hương Niềm vui hạnh ngộ bạn thân thương Vần thơ tâm huyết trao duyên thắm Tiếng nhạc khơi nguồn dậy vấn vương Một kiếp chông gai bao thử thách Nửa đời luân lạc lắm phong sương Qua rồi năm tháng đầy gian khổ Vui với tuổi già chốn viễn phương.
Lâm Hoài Vũ Jun 06 2022 *** Họa:
Nỗi Buồn Cuối Đời
Buồn đau lẫn lộn kiếp ly hương, Năm tháng dần trôi bao luyến thương. Chiến hữu ngày xưa hoài nhắc nhở, Ân tình thuở nọ mãi tơ vương. Quê nhà cách biệt lòng chua xót, Đất khách bôn ba tóc bạc sương. Bên tách cà phê ngồi nhớ lại, Một thời uy dũng lạc tha phương.
Hoàng Dũng Jun 07 2022 *** Dung Thân Xứ Lạ
Tiễn đến phi trường biệt cố hương Đầm đìa nước mắt với người thương Thân nhân nắm chặt tràn lưu luyến Bạn hữu ôm choàng phủ vấn vương Đất khách êm đềm không sóng gió Quê nhà nhiễu loạn lắm màn sương Cam lòng quyết dịnh xa làng mạc Ruột thịt thâm tình rẽ tứ phương!
-08/06/0793- -Cướp biển từ phía bắc đổ bộ vào Anh và cướp bóc tu viện Lindisfarne, ở phía nam Scotland. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của Thời đại Viking.
-18/06/1429- Joan of Arc đánh bại quân đội Anh tại Patay. Jeanne xứ Arc là một nữ anh hùng người Pháp, sinh sống trong khoảng năm 1412 – 30 tháng 5 năm 1431.[4] Trong tiếng Pháp, tên cô thường được gọi là Jeanne d’Arc ( phát âm tiếng Việt là Gian-đa, có biệt danh “Trinh nữ xứ Ooc-lê-an” (tiếng Pháp: La Pucelle d’Orléans). Cô nổi tiếng vì là một lãnh chúa, người chỉ huy quân sự và anh hùng trong các cuộc chiến đấu ở Chiến tranh Trăm Năm giữa Pháp và Anh, và đã được Giáo hội Công giáo La Mã phong thánh.
– (15/6/1479 –15/7/1542)-Lisa, còn được gọi là Mona Lisa, Lisa di Antonio Maria (Antonmaria) Gherardini và Lisa del Giocondo trong tiếng Ý, là một thành viên của gia đình Gherardini ở Firenze. Cô sẽ là người mẫu của Mona Lisa, một bức chân dung do chồng cô ủy quyền và được vẽ bởi Leonardo da Vinci.
-25/06/1498-Bàn chải đánh răng do người Trung Quốc phát minh. Nó chỉ đến Pháp vào thế kỷ XIX. Năm 1984, theo một cuộc khảo sát, cứ ba người Pháp thì có một người không có bàn chải đánh răng.
– 24/06/1519- Ngày mất của Lucrezia Borgia (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1480), người có cuộc đời truyền cảm hứng cho các nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, điện ảnh và sân khấu, ví dụ như với vở kịch của Victor Hugo.
-09/6/1547 Giáo hoàng Paul III ban hành Sublimus Deus -Đấng Toàn Năng Cao Cả -cấm chế độ nô lệ của người Mỹ da đỏ.
-10/06/1549-Catherine de Medici được trao vương miện Nữ hoàng Pháp. Bà sinh mười người con, ba người là vua của Pháp.
-19/06/1623 Ngày sinh của Blaise Pascal (mất năm 1662), nhà toán học và triết học, người phát minh ra máy tính.
-20/06/1720-Tàu Grand-Saint-Antoine đã đến Marseille vào ngày 25 tháng 5 năm 1720 từ Syria và mang theo bệnh dịch. Tàu này đã không tuân thủ các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt được yêu cầu bởi các quy định y tế. Bệnh dịch này đã giết chết hơn 100.000 người và được gọi là Đại dịch cúm Marseille
-03/06/1899-Ngày mất của nhạc sĩ người Áo Johann Strauss (sinh ngày 25/10/1825), nhà soạn nhạc của những điệu waltz nổi tiếng như “The Blue Danube” và vở ca kịch nhẹ “Colin-Maillard”.
-24/06/1901-Năm 19 tuổi, họa sĩ trẻ người Andalucia (Tây Ban Nha) Pablo Picasso đã trưng bày 64 tác phẩm của mình tại Paris.
04/06/1919-André Citroën biến nhà máy sản xuất nắp van lốp xe ô tô của mình thành một công ty sản xuất xe hơi. Mẫu xe đầu tiên được sản xuất là Citroën 10 HP Type A được sản xuất cho đến năm 1921, tối đa 100 xe mỗi ngày.
28/06/1919-Hiệp ước Versailles chính thức kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đức trả lại Alsace và Lorraine cho Pháp và phải trả 132 tỷ mark vàng cho các đồng minh, tức là hơn 45.000 tấn vàng, một món nợ mà họ chỉ trả một phần.
–29/06/1900 Ngày sinh của nhà văn và phi công Antoine de Saint-Exupéry (mất 31/07/1944), tác giả của các tác phẩm “Hoàng tử bé” và “Cõi Người Ta”
– Ngày lễ của Cha là một ngày lễ tôn vinh người cha trông gia đình , hoặc có liên quan đến vài trò làm cha, liên hệ đến người cha và ảnh hưởng của người cha trong xã hội. Ngày lễ Hiền Phụ trên thế giới là ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6, được Sonora Smart Dodd thành lập tại bang Washington, Hoa Kỳ vào năm 1910. Sonora Smart Dodd (18/2/1882 – 22/3/1978) là con gái của cựu chiến binh Nội chiến Hoa Kỳ William Jackson Smart,
-Marilyn Monroe – Norma Jeane Mortenson; (01/6/1926 – 05/8/1962) là một nữ diễn viên, người mẫu và ca sĩ người Mỹ. Năm 1999, Viện phim Mỹ xếp Monroe ở vị trí thứ sáu trong danh sách những nữ minh tinh màn ảnh vĩ đại nhất của Hollywood thời kỳ Hoàng kim.Đời tư của Monroe nhận được nhiều sự chú ý. Bà phải vật lộn với chứng nghiện ngập và rối loạn tâm trạng. Cuộc hôn nhân của bà với cựu ngôi sao bóng chày Joe DiMaggio và nhà viết kịch Arthur Miller được nhắc tới rất nhiều, và cả hai đều dẫn đến kết cục ly hôn. Vào ngày 4 tháng 8 năm 1962, bà qua đời ở tuổi 36 do dùng thuốc an thần quá liều tại nhà riêng ở Los Angeles- . Bà giành được giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với bộ phim Some Like It Hot (1959), một thành công về mặt phê bình và thương mại. Tác phẩm cuối cùng của Monroe là bộ phim truyền hình The Misfits (1961).
Ernesto Guevara (14/6/1928 – 9/10/1967), thường được biết đến với tên Che Guevara, El Che hay đơn giản là Che, là một nhà cách mạng Mác-xít nổi tiếng người Argentina. Ông là một lý thuyết gia quân sự, nhà lãnh đạo phong trào cách mạng Cuba cùng đội quân du kích. Bức ảnh khuôn mặt ông đã trở thành một biểu tượng văn hóa phản kháng tượng trưng cho sự nổi dậy và một biểu hiệu toàn cầu trong văn hóa phổ thông.
– 07/06/1929- Ngày thành lập nước Vatican mà Giáo hoàng là người có quyền tuyệt đối.
- Eric Carle (25 /6/1929 – 23/5/2021) là một tác giả và họa sĩ minh họa cho văn học thiếu nhi Mỹ. Ong minh họa bộ sách của mình theo phong cách c riêng (kỹ thuật cắt dán). Các tác phẩm của ông đã đạt được thành công lớn và được dịch sang nhiều ngôn ngữ.
- Jean Lefèvre d’Ormesson, bá tước d’Ormesson, Jean d’Ormesson, Jean d’O, là một nhà văn, nhà báo và triết gia người Pháp, sinh ngày 16/6/1925 tại Paris và mất 2017. Ông là tác giả của khoảng bốn mươi cuốn sách, từ những bức bích họa lịch sử tưởng tượng lớn đến các bài tiểu luận triết học trong đó ông chia sẻ những suy tư của mình về sự sống, cái chết hoặc sự tồn tại của Thiên Chúa (Tôi sẽ nói bất chấp mọi thứ rằng cuộc sống này thật đẹp, & Một Ngày tôi sẽ Ra Đi mà chưa nói hết Mọi Điều -). Ông được bầu vào Viện Hàn Lâm Pháp năm 1973. Từ năm 1974-1977, ông cũng là giám đốc điều hành của báo Le Figaro. Được xem là đại sứ truyền thông của Viện Hàn Lâm Pháp trong hơn bốn mươi năm, ông đã có mặt rất nhiều trong các chương trình truyền hình văn học hoặc tổng quát, ông thường xuyên được mời vì sự uyên bác và nghệ thuật trò chuyện của mình.
–Anne Frank, sinh 12 /6/1929 tại Frankfurt am Main, Đức thuộc Cộng hòa Weimar, và mất năm 1945 tại Bergen-Belsen, Đức Quốc xã, là một cô gái người Đức nổi tiếng về nhật ký của cô (1947), được viết trong hai năm sống ẩn náu cùng gia đình ở Amsterdam, Hà Lan, khi đó đang bị Đức chiếm đóng, để thoát khỏi lệnh trục xuất mà sau này là bị tiêu diệt (Shoah).
–10/06/1934-Giải vô địch bóng đá nam thế giới lần thứ hai diễn ra tại Rome, Ý. Nó đặt Ý chống lại Tiệp Khắc. Đội tuyển Italia giành cúp với tỷ số 2-1.
–Đêm 29-30/6/1934, Hitler đã sát hại hơn một nghìn người. Các đội sát thủ SS nhận được lệnh nhiệm vụ của họ để loại bỏ đối thủ của nó: đó là “đêm của những con dao dài”.
- 21/06/1935- Ngày sinh của Françoise Quoirez, nhà văn Françoise Sagan, với tiểu thuyết đầu tay của cô biểu lộ một tài năng lớn, “Bonjour tristesse”(Buồn Ơi , Chào Mi) được chuyển thể cho điện ảnh, truyền hình, truyện tranh và thậm chí cả đài phát thanh.
- 06/06/1941 Hoảng loạn trong hầm trú bom giết chết 4.000 người ở Trùng Khánh, Trung Quốc.
– 18/06/1942 Ngày sinh của ca sĩ kiêm nhạc sĩ đa năng Paul McCartney, cựu thành viên của The Beatles do ông thành lập cùng với John Lennon, George Harrison và Ringo Starr.
– 06/ 6/1944 156.000 binh sĩ thuộc quân đội Mỹ, Anh và Canada đổ bộ vào Normandy, trên các bãi biển Sword beach, Juno Beach, Gold beach, Omaha beach và Utah beach. Ngày lịch sử này được gọi là “D-Day” ở Hoa Kỳ, “Jour J” và “Longest Day” Ngày Dài Nhất – ở Pháp.
The Longest Day là bộ phim chiến tranh dựa trên cuốn sách lịch sử The Longest Day của Cornelius Ryan, về D-Day, bờ biển Normandy vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là trận đánh đưa đến bước ngoặt của Thế chiến thứ II, đánh dấu sự bắt đầu của những thất bại của quân Đức sau này. Phim này khác những phim về thế chiến thứ hai ở chỗ là khán giả sẽ hiểu về cuộc chiến từ cả hai phía là quân Đồng minh và Phát xít Đức. Khi xem xong phim thì sẽ thấy nội dung của phim cực kỳ sâu sắc, đã thể hiện chân thực nhất những gì diễn ra ở trận Normandy lịch sử. Phim giành 2 giải Oscar và 5 đề cử, và đứng vị trí thứ nhất trong top 50 phim chiến tranh hay nhất mọi thời đại. (theo wiki)
- Benazir Bhutto sinh 21/6/1953 tại Karachi, bị sát hại ngày 27/12/2007 tại Rawalpindi, là một nữ chính khách Pakistan. Bà là Thủ tướng từ năm 1988 -đến 1990 và từ 1993 đến 1996.
- Tháng 6/1949: Pháp đưa cựu hoàng Bảo Đại lên làm quốc trưởng.
15/06/1954- Thành lập Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tại Basel, Thụy Sĩ. Cơ quan này đã tổ chức giải vô địch bóng đá châu Âu bốn năm một lần kể từ năm 1960.
– 11/06/1955- Tại giải Le Mans 24 giờ, một chiếc Mercedes lao xuống đường khiến 82 người thiệt mạng.
- 11/6/1963: Hòa Thượng Thích Quảng Đức 73 tuổi, thế danh Lâm Văn Tức, là một nhà sư Phật giáo Đại thừa người Việt Nam, đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng 8 và Nguyễn Đình Chiểu, Q 3) nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, khiến các Phật tử khác cũng làm theo trong những tuần sau đó. Lòng tin vốn đã suy giảm của Hoa Kỳ đối với sự lãnh đạo của ông Diệm lại tiếp tục trượt dốc. Tấm ảnh chụp ông tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne đã giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 nhờ bức hình chụp cảnh Thích Quảng Đức tự thiêu, và nhà báo David Halberstam được trao giải Pulitzer, cũng đã có bản tường thuật sự kiện. Sau khi chết, thi hài của ông đã được hỏa táng, nhưng trái tim của ông thì vẫn còn nguyên. Đây được coi là xá lợi biểu tượng của lòng từ bi, dẫn đến việc giới Phật tử suy tôn ông thành một vị Bồ Tát.
–12/6/1964 Tại Nam Phi, Nelson Mandela bị kết án tù chung thân. Ông sẽ được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990.
- Chiến tranh Việt Nam–9 ->13/6/1965.Trận Đồng Xoài: Khoảng 1.500 Việt Cộng tấn công bằng súng cối vào Đồng Xoài, đánh chiếm sở chỉ huy quân sự và khu dân quân liền kề.
- Tháng 6 năm 1965: Tướng Nguyễn Văn Thiệu của Quân Lực Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa (ARVN), trở thành tổng thống của miền Nam Việt Nam.
– Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa được tổ chức hàng năm, lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 6 năm 1965. Đó là ngày mà tập thể chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa chính thức lên nắm giữ vai trò cùng một lúc cả nhiệm vụ quân sự lẫn vai trò hành chánh tại Miền Nam Việt Nam qua buổi lễ ra mắt trước quốc dân và quốc tế Ủy ban Lãnh Ðạo Quốc gia (do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch) và Ủy ban Hành Pháp Trung ương (do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch) tại thủ đô Sài Gòn.
Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 khi chinh phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nắm quyền, Ngày này được tổ chức tại các thành phố ở các quốc gia nơi có đông người Việt tị nạn Cộng sản sinh sống, như ở thành phố Westminster, Nam California.
Ngày Cựu Chiến Binh QLVNCH:
Thông cáo báo chí của Thượng nghị sĩ Tom Umberg cho biết Quốc hội California qua Nghị Quyết SCR 86 công nhận và kỷ niệm ngày 19 Tháng Sáu, 2019, là Ngày Cựu Chiến Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhằm tưởng niệm sự hy sinh dũng cảm và những đóng góp to lớn của những cựu chiến binh người Mỹ gốc Việt ở California và ở nước ngoài.
–29/06/1966- Hoa Kỳ tiến hành các cuộc không kích đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam.
–Tháng 6, 1968-1972: Tướng William Westmoreland, tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, được thay thế Tướng Creighton Adams.
-06/6/1968: Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Robert F. Kennedy bị sát thủ đơn độc ám sát ở California.
–08/6/1969- Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Tổng thống Nam Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu gặp nhau tại Đảo Midway. Nixon tuyên bố rằng 25.000 lính Mỹ sẽ được rút về vào tháng Chín.
–03/6/1969: Quân đội Bắc Việt Nam bắt đầu tiếp cận thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nhưng bị chặn lại bởi các cuộc không kích của Hoa Kỳ.
– Tháng 6 năm 1971: Thời báo New York đăng một loạt bài chi tiết về các tài liệu bị rò rỉ của Bộ Quốc phòng về cuộc chiến, được gọi là Hồ sơ Lầu Năm Góc. Báo cáo cho thấy chính phủ Hoa Kỳ đã nhiều lần và bí mật gia tăng sự can dự của Hoa Kỳ vào cuộc chiến.
–08/06/1972-Bức ảnh mang tính biểu tượng về một cô gái bị bỏng nặng do bom napalm và khỏa thân chạy trên một con đường đã được truyền đi trên khắp thế giới, mô tả sự khủng khiếp của Chiến tranh Việt Nam hơn bất cứ điều gì.
–10/6/1977-Tập đoàn Apple phát hành Apple II, máy tính cá nhân đầu tiên được giới thiệu trên thị trường đại chúng.
–22/06/1986 -Trong trận tứ kết World Cup 1986 giữa Argentina và Anh, Diego Maradona đã đi vào lịch sử bóng đá nhờ hai bàn thắng: bàn đầu tiên, từ bàn tay, nhưng được xác nhận bởi trọng tài, mà chính ông mô tả là ” Bàn tay của Chúa”, bàn thắng thứ hai, kỳ diệu, được bình chọn là đẹp nhất trong lịch sử Giải bóng đá thế giới và là “bàn thắng của thế kỷ”.
–04/06/1989-Trên quảng trường Thiên An Môn, quân đội Trung Quốc đã đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình diễn ra từ ngày 15/4. Số người chết liên quan đến các sự kiện này dao động trong khoảng từ 241 đến 7.000 tùy vào các nguồn.
–21/06/1990-Tại Iran, một trận động đất mạnh 7,7 độ richter đã khiến từ 35.000 đến 50.000 người chết và 400.000 người mất nhà cửa. Chính phủ buộc phải chấp nhận sự giúp đỡ từ kẻ thù Iraq và Hoa Kỳ.
–22/06/1990-Sáu tháng sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, trạm kiểm soát “Checkpoint Charlie” nằm giữa phía đông và phía tây thành phố chính thức bị dỡ bỏ.
–30/06/1991-Sau 43 năm, chế độ phân biệt chủng tộc apartheid đã bị xóa bỏ ở Nam Phi nhờ quyết tâm của Nelson Mandela, được ra tù vào ngày 11/02/1990.
–25/06/1997- Ngày mất của Jacques-Yves Cousteau, nhà thám hiểm và làm phim dưới đáy biển, –Jacques-Yves Cousteau (11/6/1910 – 25/6/1997) là một sĩ quan hải quân và nhà thám hiểm hải dương học người Pháp, đạo diễn năm 1976 của bộ phim tài liệu “Cuộc thám hiểm dưới Đáy Biển”, ông thuật lại chuyến thám hiểm của mình tới Nam Cực trên tàu Calypso. Với biệt danh ” thuyền trưởng Cousteau”, “JYC” hoặc “Pasha” hạm trưởng, ông được biết đến vì đã cải tiến với Émile Gagnan nguyên lý của bộ đồ lặn tự động với việc phát minh ra bộ giảm áp mang tên họ, một bộ phận thiết yếu của thợ lặn hiện đại.
–19/06/2000 -Thi thể của 58 người Á Đông (Việt Nam) nhập cư bất hợp pháp chết vì ngạt thở được phát hiện trong một chiếc xe tải ở Dover, Vương quốc Anh.
- 01/06/2008 – Ngày mất của nhà sản xuất quần áo nữ nổi tiếng người Pháp Yves Saint-Laurent, công ty của ông bao gồm cả những công ty may mặc thời trang cao cấp ở Paris và quần áo may sẵn; ông bị vỡ nợ, và năm 1993 Elf đã mua lại, công ty do nhà nước Pháp sở hữu 80%.
–21/06/2008-Bão Fengshen gây sóng lớn ở Philippines, đánh chìm phà Princess of the Stars-Công Chúa của những Vì Sao- ngoài khơi đảo Sibuyan. Số người chết là hơn 800 nạn nhân.
- 01/06/2009-Một chiếc Airbus A330 bay từ Rio de Janeiro đến Paris đã biến mất giữa Đại Tây Dương, làm 228 người thiệt mạng. Chỉ có 153 thi thể được tìm thấy hai năm sau đó. Một tấm bia tưởng nhớ các nạn nhân được dựng ở Nghĩa địa Père-Lachaise.
–25/6/2009- Ngày mất của ca sĩ, nhà soạn nhạc, vũ công và diễn viên người Mỹ Michael Jackson (sinh ngày 29/8/1958), tác giả của các albums “Thriller”, “Bad”, “Dangerous” và “Invincible”.
–18/06/2015 – Kỷ niệm 200 năm Trận chiến Waterloo, với sự tái tạo ngoạn mục tại chính địa điểm diễn ra sự kiện.
–06/03/2016- Ngày mất của võ sĩ quyền anh người Mỹ Mohamed Ali (tên khai sinh là Cassius Clay vào ngày 17 tháng 1 năm 1942), được biết đến nhờ những thành tích thể thao cũng như sự tỏ thái độ rõ rệt chống lại Chiến tranh Việt Nam và nạn phân biệt chủng tộc.
-28/06/2019- Giữa một đợt nắng nóng, kỷ lục nhiệt độ cao ở Pháp là Gallargues-le-Montueux, vùng Gard, với nhiệt độ 45,9°C lúc 4:21 chiều.
-06/12/2020- Cảnh sát Garett Rolfe giết người Mỹ gốc Phi Rayshard Brooks -đang cố chạy trốn sau khi bị bắt. Thảm kịch này khơi lại các cuộc biểu tình của phong trào “Black Lives Matter”.
-15/06/2020-COVID-19: Tại Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh, tình hình được ghi là “cực kỳ nghiêm trọng” với thêm 27 ca. Tại Pháp, tình hình được coi là đã được kiểm soát với 152 ca mới được xác nhận trong 24 giờ. Tại Ấn Độ, 11.000 ca mới được ghi nhận trong ngày 15/6.
–17/06/2022 -Tại Clisson, từ 17 đến 19/6 và từ 24 đến 26/6/2022, lễ hội Hellfest của âm nhạc kích động mạnh (hard rock, heavy metal, black metal, hardcore punk, v.v.) trở thành lễ hội lớn nhất nước Pháp với 420.000 mục.
–27/06/2022- Khoảng 50 người di cư được phát hiện chết trong một chiếc xe tải ở San Antonio, Hoa Kỳ, chết ngạt đó nắng nóng quá mức.
–Tháng 6 năm 2026 Giải vô địch bóng đá nam thế giới lần thứ 23 sẽ diễn ra vào tháng 6 và tháng 7 năm 2026, tại Bắc Mỹ, tại 16 thành phố khác nhau của Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Sẽ có 48 đội tham dự thay vì 32 như trước đây.