Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2023

Cung ĐànTrên Phố Xưa - Nhạc & Lời Tùng Nguyên - Hòa Âm Paul Việt - Ca Sĩ Minh Quang


Nhạc & Lời: Tùng Nguyên
Hòa Âm: Paul Việt
Ca Sĩ: Minh Quang

Long Hồ Vĩnh Long ….


Kim Oanh của miệt Long Hồ
Vĩnh Long quê Mẹ ai mơ thì về
Thi đàn mang nặng tình quê
Thi nhân xướng hoạ vọng về cố hương
Xa gần ai cũng mến thương
Cho hoa nở rộ con đường ta đi
Cho ta trở lại Xuân thì
Cho mây gặp gió quên đi nỗi buồn
Mai này đất nước phú cường
Có ai còn nhớ còn thương Long Hồ..??!!


Khỉ Già Dalat

Đợi Chờ

   

Cà phê khói thuốc đốt tương lai
Chiều mưa quán vắng mộng ươm dài
Đầu xanh ít kẻ chen đầu bạc
Lời ca ray rứt thấm đời trai

Anh vẫn đợi em từ kiếp nào
Nhìn mưa giọt nhỏ hồn nao nao
Em đến hay là em không đến?
Vàng ngón tay gầy khói vươn cao

Em sẽ đi bằng xe taxi
Hay nhẹ nhàng trên chiếc cady
Hay làm khách bộ trên hè phố
Em đến, anh chờ mỗi chuyến đi

Kìa em vừa hiện trước quán quen
Giũ áo nhìn quanh kiếm bạn hiền
Môi nhạt màu son vừa hé nụ
Lòng anh chợt nở đóa bình yên

Bao năm rồi nhỉ quán nước xưa
Anh chẳng còn ai để đợi chờ
Em đã đi về bên kia biển
Mình anh ngồi đếm những chiều mưa


Locphuc

Thuở Đá Vàng

 

(Thương tặng vợ hiền
 Kỷ niệm sinh nhật em 30 tuổi)

Hỡi vợ hiền yêu dấu của anh!
Nghe anh bầy tỏ tấm lòng thành
Nhớ em anh vẫn chờ vẫn đợi.
Một ngày sum họp Tái Duyên Sanh .

Cuộc sống trăm năm đâu là mấy.
Thế mà đời mấy lượt bể dâu
Tình 8 năm chồng chất đau sầu
Giờ xa nữa bao giờ gặp lại.

Nghĩ thấy đời sao mà khổ vậy.
Một kiếp người lận đận phân ly
Một lần yêu trong tuổi dậy thì
Rồi đau đớn lệ tràn thương nhớ

Từng cơn gió hôn vờn trên lá.
Đêm lạnh về buồn tím không gian
Lòng bâng khuâng nhớ thuở đá vàng
Xin dệt lại vần thơ vương vấn.

Một buổi sáng cánh chim lạc bến.
Thật sững sờ như giấc chiêm bao
Anh nhìn em như gặp kiếp nào
Em hờ hững tim hồng chưa ngỏ

Ngày đó ngây thơ em nào đã.
Yêu ai đâu mà mộng mà mơ.
Tình anh đến dạt dào sóng cả.
Dìu em đi khắp nẻo sơn hà

Anh vẫn đến như tình anh đến
Em thỏa nguyện đón nhận tình yêu
Xa một phút lòng buồn khôn tả
Mình bên nhau vui biết bao nhiêu

Có những buổi trưa gió hắt hiu.
Sánh bước vai nhau đợi nắng chiều
Em ngồi đan tóc lời tâm sự.
Anh mơ màng ôm trọn dáng yêu .

Mới hẹn tình ta đã ngát hương.
Thương anh, em nói: “ phận thuyền quyên.
Trao anh một tấm lòng chung thủy .
Đừng làm em khổ hỡi người thương .”

Mười ngón tay ngà tay đan tay
Đất trời chứng giám ước nguyện này.
Mai sau sẽ không làm em khổ
Để tình hương lửa vẹn duyên say.

Em cười khoe sắc hồng đôi má
Suối tóc buông lơi xỏa bờ vai.
Đôi môi thắm đượm tình ân ái
Ôi ! đẹp làm sao anh ngất ngây.

Buổi sáng, buổi trưa và buổi tối.
Mình yêu nhau quấn quýt bên nhau
Mình thương nhau ước hẹn duyên đầu.
Cùng xây dựng lâu đài hạnh phúc

Anh biết làm thơ từ độ ấy
Góp ngàn mây rạng rỡ bốn phương.
Vạn loài hoa khoe sắc bên vườn
Để dâng tặng người yêu muôn thuở

Nét đẹp đài trang- ôi! diễm lệ
Hàng mi cong đan vẻ kiêu sa.
Mắt long lanh chứa lệ Ngân Hà.
Ngón tay ngọc tuyệt vời kỳ lạ

Anh dạo khúc tơ vàng êm ả
Em ca bài Ước Mộng Chiều Xuân.
Ôi ! dư âm thánh thót vang ngân.
Ngàn sao sáng bâng khuâng tưởng nhớ .

Mỗi buổi chiều sau giờ tan sở.
Anh vội vàng tìm đến thăm em.
Mình trao nhau tiếng ngọt êm đềm.
Màn đêm phủ anh về tiếc nuối

Em chẳng muốn đường xa đêm tối
Anh trở về phòng vắng đìu hiu.:
“Thôi anh à: Mình sống bên nhau
Anh hãy xếp hành trang về ở.

Em nào biết vắng em anh lỡ.
Hẹn hò hoặc nhậu nhẹt cùng ai.
Thời bây giờ nguy hiểm nạn tai .
Em vắng mặt lấy ai chăm sóc. “

Đẹp làm sao lời trong ý ngọc
Ân Tình Em ghi tạc vào lòng
Những đêm dài thao thức nhớ mong.
Xa một bước anh buồn muốn khóc

Căn nhà nhỏ đôi tim thổn thức
Tiếng ra vào miệng đắng thế nhân.
Người nói không, kẻ nói xa gần
Bao giông tố đè đôi tim héo

Tháng ngày trôi tình mình càng thắm.
Vượt không gian kết chặt đời nhau
Vượt thời gian sóng gió ba đào
Tình yêu đã san bằng trở ngại

Em lộng lẫy thiên thần áo cưới
Anh sáng ngời trong buổi tân hôn
Sánh bước bên nhau đẹp ước nguyền
Tay nâng chén rượu mừng hai họ.

Từng tiếng chúc trăm năm hạnh phúc
Đến tiếng cười vui vẻ Mẹ Cha
Em thẹn thùng đỏ hồng đôi má
Anh rộn ràng đẹp quá vợ ta

Hai mái đầu xanh vai sánh nhau
Đôi tim rạo rực nụ hôn đầu
Tình em thơm ngát ngàn hoa thắm
Tô điểm đời anh hết khổ đau

Lâm Hoài Vũ

1982

Biển Buồn

 
U sầu, buồn, lo đã gần chạm đáy
Chưa kham chết đuối, trồi lên em ơi!
Mệnh lệnh vô hình luôn luôn đưa đẩy
Em cứ thế mà tiếp tục bơi thôi!

Bao hạnh phúc vợ chồng
Dưng không mà biến mất
Không còn vị mặn nồng
Đời sống thành nhạt nhẽo.

Ai chữa lành vết thương
Trái tim em tuyết phủ?
Ai mang vầng thái dương
Về sưởi ấm cho đủ?


Á Nghi,
11.1.2023

 

Lò Tương...


Đây là chuyện kể về giông gió mạnh, mà giông gió mạnh thì chùa có thể bay nóc, chùa bay nóc thì tượng lo............................
Xin nói trước là tui kể chuyện gần nhà tui ở Sa Đéc chớ không kể chuyện "lò tương ở đường Lò Tương gần dốc Cầu lộ xứ Vãng" đâu.

Cạnh bên tiệm nước, danh từ dùng chỉ tiệm bán hủ tiếu cà phê, xíu mại bánh bao giò chéo quẩy bánh tiêu của người hoa, là tiệm gì đó tui quên mất - nhưng nhớ 1 điều là thường các tiệm ăn người hoa có chữ đứng chót là chữ "Ký", chẳng hạng như Diệp Ký, Tường Ký...
Nhưng tui nhớ chủ nhà là một ông Bang. Ông nầy mập mạp và có uy tín trong bang hội của ông, mà bang đó là bang gì tui cũng không nhớ luôn, có thể là bang Tiều Châu, cũng có thể là bang Phước Kiến, cũng có thể là bang Quảng Đông, cũng có thể là bang Hẹ.....nhưng có điều chắc chắn không phải là "Bang Bạnh". 
Tui nhớ rõ một điều là phía sau nhà ông có một  khoảng sân khá rộng, kết hợp với sân sau của nhà kế đó nữa thành ra có một  được một khoảng đất rộng rải. Riêng khoảng đất nầy được rào lại bằng ván, gần giống như hàng rào các nhà ở Houston. Lý do chủ phải rào chớ không luông tuồng, vì họ làm lò tương, và khoảng đất đó là nơi phơi tương, kín đáo. 
Kể ra thì nơi phơi tương nầy khá sạch vì thời đó không khí ít bụi bậm mà còn được che khuất, cách lộ xe bốn mặt bởi bốn dãy phố trệt hay phố lầu.

Tôi không hề thấy họ làm tương ra sao nhưng vài hình ảnh tui xem và nghe tận mắt tận tai. Giai đoạn nầy là giai đoạn phơi nắng các khạp tương. Trên khoảng đất trống đó. hàng hàng lớp lớp mấy trăm khạp da bò, dung tích cở 40 lít, có nấp đậy đàng hoàng. Đối với tui, với thằng con nít, số lượng khạp sành đó là quá sức nhiều. Ngoại trừ các khạp ngay hàng thẳng lối, được kê cao khỏi mặt đất chừng 30cm, trên hai hàng cây lót song song, còn có mấy đống khạp bể, nấp bể nằm gốc nầy và gốc kia. Tại sao mà họ không bỏ đi các khạp và nấp bể mà giữ lại làm gì cho mất chỗ. Tui tự hỏi nhưng vì không biết hỏi ai nên đành mang câu hỏi không lời giải đáp đến hôm nay, nhờ bạn nào biết thì trả lời, nhứt là chị có nhà đường lò tương Cầu lộ Vĩnh Long.


Các công tác làm ra tương để bán thì tui không biết luôn, nhưng có điều là mỗi ngày ít ra cũng hai lần nghe tiếng động khá lớn (khó diễn tả với chữ nghĩa). Đó là tiếng của hai mảnh sành chạm cọ nhau lúc nhân công dở nấp khạp để kế bên khạp, hay chiều, lúc nhân công đậy nấp các khạp lại. Nghe tiếng hai vật cùng bằng sành chạm nhau ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng nọ riết rồi cũng quen tai! Mỗi ngày ít ra cũng hai lần nghe tiếng đông vì khi trời gần mưa thì các nhân công phải đậy các khạp lại cho mau. Trong ngày, khi dứt mưa thì lại dở nấp ra. Như vậy thì chung lại hai lần dở nấp, hai lần đậy nấp. Tui không bao giờ thấy họ đổ bỏ tương hư. Mà tương có bị hư trong giai đoạn phơi nắng nầy hay không.

Các chùa cũng làm tương để ăn và để bán nhưng chắc số lượng chỉ vài ba khạp thôi. Tôi không biết chắc là vì tui ít bước vô chùa vì khi các thầy thấy tui thì, có thể tui sẽ được nghe "thiện tai, thiện tai, cửa chùa rộng mở nhưng xin thí chủ rũ bỏ tâm quá động của thí chủ ngoài cỗng chùa rồi hãy vào nơi thanh tịnh ...."

Về cách làm tương thì tui không hoàn toàn dốt, nhưng tại thời buổi nầy, ông google trả lời được hết hay ông gì đó, bạn mới Al của ông Hai nhà mình, cũng thông thái lắm, biết hết, còn hay hơn ông google  nữa.
Nhưng các ông thông thái, chưa chắc đã nghe tiếng khi dở nấp hay đậy nấp khạp, nhứt là trước khi mưa!

Nguyễn Cao Khải

B.A.B


Và rồi tôi cũng về. Về lại với những hàng cây trơ, ngả nghiêng cùng gió lộng. Về lại với những con đường vắng im sáng sớm, ngoài đôi ba tiếng thiếu nữ cười dòn, cùng những bước chân gấp rút, chạy nhanh, cho bắt kịp chuyến bus sắp chuyển bánh. Về lại với những ngôi làng mà sương mù tinh mơ đã làm cho lung linh, hư ảo, mà những ngọn đèn đường vàng úa chỉ làm đậm thêm nét đìu hiu!


Những hàng cây trơ, những sương khói đó, tôi đã không có trong suốt một tuần ở Anglet (phát âm ‘’ăn-g-lết’’) thành phố miền tây-nam Pháp, thành phố của biển xanh, nắng ấm, của những lớp sóng cao, của những bờ gió lộng. Ở đó, những ngày giữa tháng hai, không chỉ có Anglet mới là ‘’nóng’’ hơn bình thường, nhưng cái nóng đó, nó chỉ lẩn quẩn ở vùng tây-nam, gần biên giới Tây Ban Nha, mà không phải phía ‘’bên kia’’ , vùng ‘’PACA’’, miền đông -nam Pháp, nơi có Nice, có Cannes hay phía nam ‘’Cà Mau’’ (Camargue) , Marseilles, Montpellier, Toulon vv. Không ! Chỉ ở vùng tây-nam-biển-sóng, trời giữa tháng hai mới là ấm nhất, nắng giữa tháng hai mới thật vàng tươi. Ở đó, trong suốt một tuần, là 19, 20°C ,là Tây-Nam-Bất-Bại. Đông-nam bên kia, ai biết chả ghen ngầm? Gọi điện thoại thăm ông anh Cả, dân Niçois trên 3 thập niên nay, anh cười cười bảo tôi ‘’chỗ em, ấm hơn phía anh nhiều’’!

Xế chiều Anglet, khoảng 17h, tôi ra thăm biển, nơi có những bình nguyên cỏ mướt, những bãi cát vàng tươi, những lối xi-măng mát rượi. Dưới kia là lớp lớp trượt sóng, trên này là người người chạy bộ, xa tí nữa, phía ‘’đất liền’’, là đám trẻ ồn ào : tiếng ầm ầm skateboard, tiếng la hét đá banh, tiếng bóng đập vào khung ''rổ'', cùng những tiếng chuông xe đạp , tiếng hì hục leo trèo, tiếng chân chạy nhảy công viên vv Cả một vùng không gian ‘’sôi động’’ : sôi nổi và đầy ắp tiếng động ! Các đấng cha mẹ, ông bà : hoặc đứng trông chừng con cháu, hoặc ngồi trên băng tán gẫu Phía bên kia đường, nơi đầy những đôi kính mát, trước những tách cà phê thơm ngát, những ly bia vàng óng, có khoan thai những sợi khói lên trời vv ‘’Đã thấy xuân về giữa gió đông » ( Nguyễn Bính)

Theo JDD (Le Journal Du Dimanche) , dựa theo các tiêu chuẩn : môi trường, an ninh, y tế, thương mại, giao thông, giáo dục, giải trí…vv trong ''top 10’’ thành phố nên sống ở Pháp năm 2023, thì ''mặt trận miền Tây nước Pháp'' thắng lớn ( bên đông nam, chỉ có Annecy) : 4 giải đầu đã về miền biển-tây-nam ( cote de sud-ouest ) Pháp : Angers (thành phố) và Guéthary (một ngôi làng biển vùng Basque ), Bayonne, Biarritz, Anglet ... ( Paris 91e , Lyon77e , Marseille 129e ) vv 

(nguồn: internet)

‘’BAB’’ là chữ tắt, để gọi 3 thành phố tỉnh ‘’Pyrénées-Atlantiques'' ( 64):Bayonne – Anglet – Biarritz, 3 thành phố ''má áp vai kề ''. Như Chợ Lớn- Sài Gòn - Gia Định. Trừ Bayonne, chỉ có sông (Nive và Adour), Anglet và Biarritz đều sát biển.

Nằm giữa hai ‘’bébé’’ (B.B), Anglet không lớn, không nhộn nhịp như ''B'' đầu Bayonne nhưng cũng không nhỏ, buồn như ''B'' cuối Biarritz. Anglet, thời điểm nào, cũng xe qua, người lại bởi vì nó là cây ‘’cầu’’ nối Bayonne-Biarritz. Không quá ‘’sang trọng’’ như Biarritz, một trong những nơi nghỉ hè quen thuộc của giới hoàng thân, quốc thích, quý tộc ngày xưa và các đại gia thời nay (Như biệt thự Altamira của vợ chồng Katerina, con gái út của … Poutine) nhưng cũng không quá ‘’hiện đại’’ như Bayonne, Anglet là một thành phố ‘’trung dung’’, một ‘’xóm nhà ngói’’ hiền hòa, ở đó, biển và người là đôi bạn tri âm.

Biển tây-nam không ấm như đông-nam nhưng đó là thủ phủ của dân trượt sóng (surfer) ! Những năm gần đây, do ảnh hưởng của thay đổi khí hậu, Biarritz (thường) là thành phố ấm nhất Pháp. Đông không quá lạnh, Hè không quá nóng (nhờ gió Đại Tây Dương). Cảnh không giống mà ‘’tánh người’’ (mentalité) cũng không : dân ‘’côtes des pays Basques’’ bình dân hơn, ít kiểu cọ,‘’kỳ thị’’ hơn dân ‘’côte d’Azur’’ (Nice, Cannes) ! Đó là chưa nói đến phần ẩm thực mà nổi tiếng nhất là.. ớt (Espelette), thịt nguội (Jambon de Bayonne), phó-mách ( trừu )..vv

Riêng Bayonne, từ 1462 (bayonne-paysbasque.com), week-end ‘’Pâques’’ mỗi năm đều có lễ hội Jambon (Foire au jambon), kéo dài 4 ngày (thứ năm- chủ nhật), với năm 2022 qua là một triệu người tham dự ! Những gian hàng’’thịt nguội’’, những cuộc thi tuyển (concours) : ’jambon’’, ‘’omelette au jambon’’, những buổi diễn hành, nhạc hội ngoài trời vv Người ta mua sắm, ăn uống , người ta ca hát , vui chơi, nhảy múa. Tất cả đều cùng một trang phục ‘’2 màu’’ : trắng (y phục), đỏ (foulard quấn cổ, dây nịch). Theo truyền thuyết, màu đỏ bắt nguồn từ màu sắc lễ hội Papelune ( Tây Ban Nha ) để vinh danh thánh San Fermin đã đổ máu cho thành phố này, trong khi màu trắng là sắc phục của dân thành thị (ngày xưa), để phân biệt với màu đậm của nhà nông. Cũng có giả thuyết cho màu đỏ là màu ớt Espelette (‘’thổ sản’’ vùng pays-des- Basques), màu máu bò mộng (để sơn cửa) vv Nhiêu khê quá ! Tại sao không giản dị là 2 màu đỏ, trắng của .. jambon (de Bayonne) ?

( nguồn: https://passion-aquitaine.ouest-france.fr/fetes-bayonne-record-affluence/ )

Sinh ra và lớn lên ở miền tây (Nam phần), tuổi thơ tôi được sông nuôi, núi dưỡng, thấm thía câu ''nhu thắng cương/nhược thắng cường''. Sông ngoan chảy ngang tỉnh lỵ, núi xa đậm bóng nền trời. Có những buổi chiều vàng, cậu thiếu niên thả bộ ra bờ sông, một mình ngồi đọc sách. Có những ngày nắng tươi, cùng vài đứa bạn, chúng tôi dong xe vào núi, không leo cao mà chỉ vòng vòng dưới chân, viếng lăng, thăm miếu, nhưng mục đích chánh là để được ngắm lúa vàng, hứng gió đồng 2 bên, trên con đường 5km từ thành phố vào núi. Nên, biển đầu tiên tôi chạm mặt, nếm được mùi muối mặn. Là Vũng Tàu !

Nếu trước sông, tôi nghe ‘’dòng đời từ từ trôi’’, nếu trên núi tôi thấy đời ‘’nhỏ bé’’, cảm được chốn ‘’thiên thai’’ thì, ngay lần đầu biển thấy biển, tôi đã yêu cái màu xanh bát ngát, yêu cái mênh mông , dàn trãi, mở rộng hết tầm nhìn, yêu đường chân trời, yêu cánh chim xa, yêu từ sóng nhấp nhô yêu đến tiếng vỗ bờ...

Rồi tôi đi xa!

Biển đưa tôi đi xa, bỏ lại sau lưng gia đình, đất nước, qua bao nhiêu ngàn (?) hải lý, vượt bao hiểm nguy, an toàn vào đất lạ. Biển cho tôi được sống với Tự Do, cho tôi được làm người, một người bình thường, có những quyền bình thường đã được ghi trong bản tuyên ngôn quốc tế: được làm những gì tôi muốn, được nói những gì tôi nghĩ, mà không chịu bất cứ một áp đặt nào, một bó buộc nào, từ bất cứ một thế lực nào, một đảng đoàn nào!

Một đời, tôi ơn biển!


Thường, những đêm khó ngủ, tôi hay ra phòng khách, vừa nghe (nho nhỏ) nhạc, vừa thưởng thức ly rượu thơm nhưng đêm đó, một trong những đêm cuối năm 1999, thay vì nghe nhạc cổ điển như thường lệ, tôi lại đổi ý, muốn nghe ‘’tiếng-nước-tôi’’ , vói tay lấy (đại) một CD trên kệ, thì là một CD của Duy Quang, một trong những tiếng hát tôi yêu. Trong CD đó, có bài ‘’Niềm thương nhớ’’, Duy Quang (?) viết lại lời Việt, từ ca khúc ‘’Nostalgie’’ của Julio Iglesias. Nghe mélodie bài hát và lời tiếng Việt, không biết sao tôi nhớ lại biển, nhớ những đợt sóng đầu tiên của Vũng Tàu, nhớ lại mình : ‘’bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi’’ . Và tôi viết ‘’Thư cho biển’’, thư của một người đi xa gởi về biển đầu đời, của gã trung niên, đầu hai thứ tóc, gởi về người tuổi trẻ năm xưa.


Tôi tưởng tượng là tôi đã trở về nơi đấy, trở về với biển Vũng Tàu, mong sẽ tìm lại những hình ảnh, những kỷ niệm ngày xưa.Nhưng ... không ! Đời sống và thời gian, ở đây và ở đó, đã làm thay đổi đi tất cả . Cảnh cũ không còn (như) cũ, người xưa thì đã (xa) xưa! Như những câu ca Nguyệt Ánh: '' Một lần đi là mất lối quay về! Một lần đi là vĩnh viễn xa nhau " !

Về ? - Để làm chi ?!!!
Thôi người, hãy quên đi !

24 năm sau, ở ''BAB'', hôm rồi, khi đang say mê ngắm biển chiều, lặng im nghe sóng hát, chợt đôi cánh hải âu từ đâu vút ngang, thả xuống cát vàng những kỷ niệm xa xưa ....

BP
01/03/2023


Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Lại Một Mùa Thu

 

Ngọn gió heo may lại trở về
Lòng ta ơi! cứ mãi u mê
Trên từng phiến lá vàng trăn trở
Gửi chút tình riêng bớt não nề


Thơ & Ảnh: Kim Phượng
Đầu Thu Úc Châu 2023

Chiều Tà

  

Nương dâu hấp hối phút chiều tà
Ta chạy đi tìm bóng của ta
Vào cổng nhà xưa tàn bạch cúc
Qua cầu ngói cũ úa hoàng hoa
Chúc thư trên đỉnh ghi chưa tới
Vó ngựa dọc đường đã vụt qua
Nắng quái trần ai trong nháy mắt
Vòng vây cô tịch cuộc tình xa


Phan Khâm


Búp Lan Vừa Nở

 

Sáng ra ngắt cánh Hoa Duyên
Thả trên dòng Suối hồn nhiên tìm mình
Lại nghe óng ả Chim xinh
Cất lời tình tự ru mình Vào Thơ,

Bâng khuâng nhớ lại Giấc Mơ ...
Tỉnh rồi, còn tiếc thẫn thờ khôn nguôi
Giấc Mơ ơi, thật tuyệt vời
Đem ta trở lại, Đất,Trời Ngày Xưa ...

Có giòng Suối đẹp như thơ,
Có chiều nắng nhạt hương mơ trải dài
Diều cao rỡn với gió trời
Giấc Mơ đầy ắp nụ cười tuổi thơ

Chiều về, Mây trắng đan tơ
Mây nghiêng thung lũng nghe bơ vơ sầu,
Thoảng xa chợt tiếng Kinh Cầu
Gió chiều thanh thản nhiệm mầu ... Nam Mô.

Đêm về, Kệ biến Thành Thơ ...
Dòng xanh xanh ngát tờ hoa Chiên Đàn
Nam Mô Vô Lượng Thọ Quang
Lại nghe thanh thoát ngân vang Chuông Hiền ...

Như Dòng Suối mát triền miên
Búp Lan Vừa Nở ... Cánh trên giấy hồng
Đất Trời Một Thoáng Hư Không
Lời Thơ, Tiếng Kệ Bềnh Bồng Hoa Mây ...

Tuệ Nga

Tích Song Song Lệnh 惜雙雙令 – Lưu Yểm


Lưu Yểm 劉弇, quê ở Giang Tây 江西, TH, đỗ tiến sĩ đời vua Tống Thần Tông 宋神宗. Cuộc đời hoạn lộ của ông rất thong dong, đã từng giữ chức “Thái học bác sĩ 太學博士”, “Thực lục kiểm thảo quan實錄檢討官”. Từ của ông còn để lại quyển “Vân long tiên sinh nhạc phủ 雲龍先生樂府”.

惜雙雙令 - 劉弇 Tích Song Song Lệnh – Lưu Yểm

風外橘花香暗度。 Phong ngoại quất hoa hương ám độ,
飛絮綰、殘春歸去。Phi nhứ oản, Tàn xuân quy khứ.
醞造黃梅雨。 Uấn tạo hoàng mai vũ.
冷煙曉佔橫塘路。 Lãnh yên hiểu chiếm Hoành Đường lộ.

翠屏人在天低處。 Thúy bình nhân tại thiên đê xứ.
驚夢斷、行雲無據。Kinh mộng đoạn, hành vân vô cứ.
此恨憑誰訴。 Thử hận bằng thùy tố.
恁情卻倩危弦語。 Nhẫm tình khước thính nguy huyền ngữ.

Chú Thích

1- Tích song song lệnh: tên từ bài, gồm 52 chữ, đoạn trước và đoạn sau đều có 4 câu và 4 trắc vận. Cách luật:

B T T B B T T vận
X X T, X B X T vận
T T B B T vận
T B T T B B T vận

T B B T B B T vận
X T T, B B X T vận
T T B B T vận
T B T T B B T vận

B: bình thanh; T: trắc thanh; X: bất luận; vận: vần

2- Quất hoa橘花: hoa quít, hoa cam.
3- Ám độ 暗度: âm thầm đi qua, ngầm chuyển đổi.
4- Phi nhứ飛絮: nhánh liễu lắc lư theo gió.
5- Oản綰: xâu vào
6- Quy khứ歸去: đi về, ý nói mùa xuân đã hết.
7- Uấn tạo 醞造: tạo thành.
8- Hoàng mai vũ 黄梅雨: hay mai vũ 梅雨là mùa mưa vào thời kỳ quả mơ chín vàng.
9- Lãnh yên 冷煙 hay hàn yên寒煙: sương khói lạnh lẽo.
10- Hoành đường横塘: địa danh ở Tô Châu苏州, TH, ám chỉ nơi tác giả đang ở.
11- Thúy bình 翠屏: bình phong mầu xanh lục, mượn để chỉ rặng núi xanh xa xa.
12- Thiên đê xứ 天低處: nơi thật xa, chỗ bầu trời như gần mặt đất, hoặc chỗ vắng tanh chỉ thấy trời xanh.
13- Mộng đoạn 夢斷: mộng tỉnh, tỉnh mộng.
14- Hành vân 行雲: mượn chữ trong bài Cao đường phú 高唐赋 của Tống Ngọc 宋玉 đời chiến quốc để ám chỉ người tình của tác giả. Cao đường phú của Tống Ngọc kể khi Sở Vương 楚王đi chơi ở Cao Đường 高唐thì mộng thấy thần nữ Vu Sơn 巫山 đến làm bạn. Trưóc khi đi thần nữ nói “Đán vi hành vân, mộ vi hành vũ 旦爲行雲,暮爲行雨”. Từ đó về sau các thi nhân thường dùng chữ “Hành vân” để chỉ người thiếu nữ thân thiết yêu mến. Hành vân vô cứ 行雲無據: ý nói tình cảm của thiếu nữ như hành vân vô định, không nhất quyết.
15- Bằng 憑: nhờ cậy
16- Thính (còn đọc là sai, âm quan thoại là “qìng”) 倩: mượn, thay, nhờ.
17- Nhẫm tình 恁情: tình tự.
18- Nguy huyền 危弦: đánh đàn nhanh gấp gáp.

Dịch Nghĩa

Bài Từ Theo Điệu Tích Song Song

Gió từ bên ngoài thổi ẩn theo mùi hoa quít.
Cành liễu bay cuốn vào nhau. Xuân tàn đi mất.
Tạo thành những trận mưa lúc quả mơ chin vàng.
Khói lạnh buổi sáng bao phủ khu Hoành Đường lộ.

Kìa dẫy núi xanh xanh, người tại nơi chân trời.
Chợt tỉnh mộng, nghĩ đến tình cảm của tình nhân vô định.
Mối hận này biết thổ lộ với ai,
Tình tự này chỉ còn biết gửi gấm vào tiếng đàn (cho vơi nỗi sầu).

Phỏng Dịch

Buồn Nhớ Tình Nhân

Quất hoa hương thoảng gió đưa sang,
Nhánh liễu tung bay xuân đã tàn.
Vừa lúc mơ vàng mưa rả rích,
Khói sương lạnh lẽo phủ vườn hoang.

Núi xanh mờ nhạt người xa xứ,
Tỉnh giấc nhìn mây mây vẫn bay.
Biết ngỏ cùng ai buồn cách biệt,
Mượn đàn gửi gấm tâm tình này.

HHD 
4-2021

***
Bài Từ Theo Điệu Tích Song Song

1-

Mùi hoa quýt hương ngầm theo gió
Đi mất Xuân tàn, tơ liễu tụ
Mơ vàng mưa ấp ủ
Khói lạnh bình minh Hoàng Đường phủ

Núi biếc xanh, người chân trời ngụ
Chợt tỉnh mộng, em nơi đâu nhỉ?
Hận này ai thố lộ?
Đành gởi tiếng đàn bao tình tự!

2-

Mùa hoa quýt hương ngầm theo gió
Khuất xuân tàn, liễu tụ, tơ loang
Mưa ấp ủ trái mơ vàng
Hoành Đường khói sớm lang thang lộ dài

Núi biếc xanh chân trời trú ngụ
Tỉnh giấc hòe, người cũ nơi đâu?
Hận này thổ lộ ai nào?
Theo đàn đành gởi nỗi sầu cho vơi!

Lộc Bắc
Fev23
***
Buồn Nhớ Cố Nhân

Ngoài gió, quất hoa hương quấn quýt
Liễu quằn quại, Xuân đà mất hút
Vũ tạo mơ vàng đến
Lạnh tanh khói tỏa khu đường trút.

Núi, trời xanh ngát người xa xứ
Dứt mộng ngó mây, mây chẳng thứ
Biết ngỏ ai sầu hận
Mượn đàn gửi gấm tình vô ngữ.

SVĐG
25 tháng Hai 2023
***
Sầu Khúc Nhớ Người

Thoảng đưa hoa quýt thơm hương
Liễu bay quyện lấy xuân dường tàn mau
Quả mơ vàng mộng mưa rào
Sớm sương lạnh phủ bao khu Hoàng Đường
Núi xanh mờ bóng ngàn phương
Tỉnh mơ mây lững người thương chốn nào
Biết ai thố lộ nỗi đau
Trút sầu gãy khúc rót vào tâm tư.

Kim Oanh
***
Điệu Từ Tích Song Song Lệnh


Hương hoa quít thoảng bay theo gió
Xuân đã tàn, Liễu cũng tàn mau
Mơ vàng chín, gặp mưa rào
Hoàng Đường sương lạnh phủ vào vườn hoang

Trời và núi xa ngàn xanh thẫm
Tỉnh giấc mơ thờ thần người đâu?
Tình nầy biết ngỏ chốn nao
Nhờ đàn gởi giúp mối sầu cho vơi


songquang
20230301

Sự Tích Hoa Thủy Tiên

 

Chuyện rằng nhà nọ bốn con
Người cha đau yếu chỉ còn chút hơi
Trước khi nhắm mắt lìa đời
Các con hãy nhớ lấy lời của cha

Tiền tài của cải chia ra
Bốn phần đều đặn mới là con ngoan
Tuy nhiên chôn cất vừa tròn
Ba người anh lớn dành hơn phần nhiều

Chừa em mảnh đất tiêu điều
Khô cằn nứt nẻ rất nhiều cỏ hoang
Em buồn lệ rớt hai hàng
Bổng đâu xuất hiện một nàng tiên xinh

Bảo rằng mảnh đất nhà mình
Một kho tàn quý ẩn mình dưới sâu
Khi Xuân đến, sẽ trổ màu
Ðem hoa bán lấy làm giàu khó chi!


Bốn đóa hoa Thủy Tiên quanh nhà - 021523

Y Thy Võ Phú


Xuân Về Trên Lá

 

Cuối Đông rồi tuyết đã thôi rơi
Lạnh cũng lui dần ấm đến thôi
Hoa đã nở vàng sân cửa trước
Vườn sau mặt cỏ cũng thêm tươi

Tôi bước đi trong nắng đổi mùa
Câu thơ con chữ lại đong đưa
Đón ngày xuân mới thời gian mới
Bên lối đi vàng xanh lối thơ

Tôi làm thơ bởi mến yêu thơ
Bước chậm bước mau chửa tới bờ
Cầm bút tháng ngày chưa biết mỏi
Cùng người tâm sự những chiều mơ

Tôi làm thơ thuở biết yêu đời
Trăng khuyết trăng tròn trăng trắng rơi
Mùa nọ mùa này bên cửa gió
Đời cho có được chút nguồn vui

Tôi đợi người Thơ buổi nắng hồng
Dù Xuân hay Hạ vẫn thong dong
Mơ đời có những ngày như thế
Trong cõi vô cùng ước với mong

Trên đoạn đường thơ lắm bụi trần
Tôi đi gần trọn bước trăm năm
Đôi vai một gánh tình thi phú
Đẹp cả hoa lòng đẹp thế thân

Tôi có người thơ ở xứ xa
Cùng tôi dệt những vần thơ hoa
Yêu đời yêu cả tình nhân thế
Tuổi lá vàng bay vẫn thiết tha

Tôi đợi mùa Đông sớm hết mùa
Đón ngày nắng Hạ ấm xuân thưa
Cùng người tri kỷ vui ngày mới
Viết những câu tình lên cõi thơ.

Hoa Văn
02/27/2023

Coi Chừng Tác Dụng Phụ Trên Da Của Paracetamol


Thuốc giảm đau hạ nhiệt paracetamol là loại hay được dùng nhất vì mua ở nhà thuốc dễ dàng không cần đến toa của bác sĩ. Chính vì thuốc có thể mua dễ dàng, sử dụng rộng rãi và dùng ngày càng tăng liều đưa đến tỷ lệ tai biến do thuốc này ngày càng tăng ở nhiều nước trên thế giới. Sự tự ý sử dụng thuốc và không biết được các tác dụng phụ tiềm tàng, không biết được sự khác nhau giữa các thuốc giảm đau hạ nhiệt thường làm cho người bệnh lơ là trong lựa chọn thuốc, dùng bất cứ thuốc gì mà họ cho là thích hợp, dùng trong thời gian rất dài và thế là bị các tai biến trầm trọng.

Nhiều người biết rằng dùng paracetamol để giảm đau hạ nhiệt là an toàn hơn aspirin hoặc các thuốc NSAID khác ở chỗ paracetamol không gây đau dạ dày, tức không gây viêm loét dạ dày- tá tràng (vì vậy, người bị viêm loét dạ dày- tá tràng không được dùng aspirin hoặc thuốc NSAID mà chỉ nên dùng paracetamol để giảm đau). Một số người cũng biết paracetamol tuy an toàn hơn aspirin trong một số trường hợp, ta vẫn phải lưu ý độc tính của nó đối với gan. Người ta ghi nhận đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc paracetamol dẫn đến hoại tử tế bào gan, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc ở người có chức năng gan hoạt động kém. Paracetamol gây nhiễm độc gan là do dùng quá liều.

Tháng 8 năm 2013, cơ quan Quản lý Thực-Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ra cảnh báo về các thuốc có chứa paracetamol có thể gây phản ứng có hại (ADR) nghiêm trọng trên da. Cục Quản lý Dược nước ta đã có văn bản yêu cầu các Sở y tế và các bệnh viện cập nhật thông tin vừa kể cho các dơn vị khám chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm biết để tăng cường theo dõi, xử trí các trường hợp xảy ra ADR nghiêm trọng trên da của các thuốc chứa paracetamol. Cục cũng yêu cầu các công ty đăng ký, sản xuất dược phẩm phải cập nhật ngay cảnh báo nói trên vào tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Ta cần biết, khi sử dụng thuốc đưa thuốc vào trong cơ thể, thuốc được xem là “chất lạ”. Vì vậy, ngoài tác dụng chính là điều trị phòng bệnh do thuốc đem lại, cơ thể ta có thể chống lại chất lạ đó bằng những phản ứng gây rối loạn. Đặc biệt, có phản ứng gọi là dị ứng thuốc. Dị ứng thuốc biểu hiện bằng nhiều dạng. Biểu hiện nhẹ thường là trên da nổi mề đay, mẩn ngứa. Nhưng ADR trên da do paracetamol gây ra có ba hội chứng thuộc loại nghiêm trọng có thể gây tử vong. Đó là:

Hội chứng Stevens-Johnson (SJS): là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên: mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm theo sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan thận. Chẩn đoán hội chứng Stevens-Johnson khi có ít nhất 2 hốc tự nhiên bị tổn thương.

Hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN): Còn gọi hội chứng Lyell, gồm có:

- Các tổn thương đa dạng ở da: ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan toả khắp người.

- Tổn thương niêm mạc mắt: viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ, loét giác mạc.

- Tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá: viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột.

- Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu.

- Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hoá, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan... đưa đến tỷ lệ tử vong cao 15 – 30%.

Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn, sau đó có thể lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường có là sốt, xét nghiệm máu bạch cầu trung tính tăng cao.

ADR trên da do Paracetamol gây ra mặc dù tỉ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng. Vì vậy, Khi cho bệnh nhân dùng thuốc chứa dược chất này, bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) vừa kể ở trên.

Còn đối với người bệnh, khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng dị ứng nào khác, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do Paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên ý tế biết về vấn đề này.

Ngoài cảnh giác với ADR trên da do paracetamol, dùng thuốc chứa Paracetamol còn cần lưu ý:

Không được dùng Paracetamol để tự điều trị cảm sốt, giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ con, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.

Đối với người lớn, liều thông thường không nên quá 4g/ngày (mỗi lần chỉ nên dùng 500mg-1000mg, một ngày không quá 3 lần). Riêng người cao tuổi, nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan đã kém.

Người uống rượu nhiều không nên dùng bừa bãi Paracetamol, đặc biệt không nên uống thuốc với mục đích “ngừa nhức đầu, để uống rượu không say”. Paracetamol và rượu đều có hại cho gan, do đó nếu kết hợp sẽ làm tăng độ nguy hại lên nhiều lần.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức


Hảo Hán Cuối Cùng


Lương Sơn Bạc vỡ. Đám đầu lĩnh chủ hòa đã thắng. Lá đại kỳ màu vàng tươi thêu bốn chữ Thế Thiên Hành Đạo đã kéo xuống đem để vào góc nhà,trông lù lù như một đống rác chưa kịp đổ. Thay thế vào vị trí kiêu hãnh đó, từ buổi sáng hôm nay, là dải lụa trắng, nó hẹp bề ngang mà quá dư chiều dài, phơ phất trong gió, mường tượng như mảnh khăn tang.

Đại cuộc coi như ngã ngũ. Ngày mai quân Tống lên núi, đám lính đói khát, mặt mày xanh xao với thói quen đánh đâu chạy đó kia sẽ được tiếpđón như những vị anh hùng. Sẽ không có gì thay đổi được sự việc cuối cùng này.Bên ngoài thì vậy, nhưng trong lòng những đầu lĩnh dường như không phải vậy.

Phản ứng mỗi người không giống nhau. Có người vứt bỏ nhungtrang đao kiếm, thay đổi thường phục, một mình xuống núi, bỏ đi như bỏ chạy, vộivàng lúng túng. Có người lại thu gom những nhung trang đao kiếm đó, rồi cùngđám lâu la thuộc quyền quẩy gánh xuống núi, họ nói rằng họ trở lại vùng đất khixưa của họ, nơi họ đã bỏ đi khi gặp Tống Giang, và ngỡ rằng đã gặp minh chủ.Nhiều người đang tụ tập ở lều quân sư Ngô Dụng, họ đang được trấn an là triều đình rất nhân nghĩa, chắc chắn không ai hỏi tới những công việc đã qua. Có ngườiđang nghĩ tới việc thu hồi nhà cửa đất đai, nhân tình tì thiếp cũ, có người cânnhắc tới năng lực và những chức quan lại có thể được ban thưởng, rồi ngồi vuốtrâu cười một mình.

Còn nữa, có người cũng bỏ xuống núi, nhưng không phải đi vềphương nam mà đi về phương bắc, họ xăm xăm chèo thuyền qua lạch, nhắm vào dãydoanh trại quân Tống. Họ đi tay không, nhưng trong đầu họ là những bí mật củasơn trại mà họ may mắn nắm giữ. Họ muốn dâng công hay họ muốn trao đổi?
Bóng đêm đang đồng lõa với họ.
Lê Tùng đứng đây và Lê Tùng thấy hết. Còn Phạm Tuấn, hiện giờTuấn ở đâu, có nhìn thấy như Tùng hay không?

Lê Tùng là một lâu la mới lên núi chưa đầy ba tháng. Ở tuổi hai mươi sống giữa vùng chiến sự, Tùng ý niệm rõ ràng về Thiện Ác. Người ta chỉnói tham quan ô lại, nhưng Tùng nhìn rõ sự người bóc lột người. Tùng nhìn rõ đồngtiền kiếm ra bằng mồ hôi, đôi khi bằng cả máu nữa, đã bị lấy đi không thương tiếcbởi những kẻ có quyền. Người ta nói tới uất hận đau thương, còn Tùng thì chínhtay mình đã sờ được vào vết roi khảo của, mũi mình ngửi được mùi tanh của máuvà tai còn lùng bùng tiếng trống họp đêm.

Ở tuổi hai mươi, chưa biết yêu thương mà chai mặt với hậnthù. Tùng hiểu được sự yếu đuối của một cá nhân trước đám đông, và nỗi vô vọngkhi chiến đấu đơn lẻ. Cho nên Tùng lên núi.
Tùng trở thành Chấp Kích Lang cho đại đầu lĩnh Lâm Xung. Và trong đêm cuối cùng của sơn trại này, Lê Tùng còn làm nhiệm vụ người gác cửa.

Từ chiều tới giờ,nghĩa là từ lúc rời Tụ Nghĩa Sảnh trở về, Báo Tử Đầu Lâm Xung vẫn đi đi lại lạitrong trướng. Chỉ có một mình, lâu lâu có tiếng động của xô đẩy, đổ vỡ, và cảtiếng gầm gừ. Đột nhiên tiếng xoảng của bình rượu vỡ, rồi tiếng Lâm Xung:
- Có ai ở ngoài đó không?
- Có tôi.
Lê Tùng chạy vào.
- Ngươi là ai?
- Tôi là người đứng gác đêm nay.
- Gác? Ngươi gác ai? Gác giặc hay là gác ta? Giọng Lâm Xung khinh bạc. Gác ta thì làm sao ngươi có khả năng đó, còn gác giặc, thì hôm nayđâu chỉ có giặc ở bên kia bờ lạch, mà giặc đang ngồi trên ghế chéo giữa Tụ Nghĩa Sảnh, ngươi gác làm sao?

Lê Tùng đứng yên, câu hỏi đó không phải dành cho chàng dù chàng đang nghe. Lâm Xung cũng nghĩ vậy nên không chờ câu trả lời. Lâm Xung lại hỏi:
- Ngươi tên gì?
- Tôi là Lê Tùng.
- Ngươi lên núi lâu chưa?
- Tôi tụ nghĩa được gần ba tháng.
- Tụ nghĩa? Lâm Xung cười nhạt, ngươi đem Nghĩa lên núi mà tụ,hay ngươi tưởng trên núi có Nghĩa mà ngươi lên?
- Tôi lên núi vì đại nghĩa của sơn trại.
- Vậy ngươi đã thấy ngươi lầm rồi chứ?
- Tôi không lầm.
Lâm Xung ngồi bật thẳng dậy, mắt trợn lên, nói như quát,ngươi nhìn thấy đại nghĩa của sơn trại này hay sao?
- Không có.
- Nghĩa là sao?
- Dù dưới lá cờ Thế Thiên Hành Đạo, sơn trại cũng chưa baogiờ biểu thị được đại nghĩa mà nó nhân danh. Nhưng cá nhân từng đầu lĩnh, thấpthoáng lại có phong cách người nghĩa sĩ. Chính phong cách đó từ ngoài nhìn vàocứ tưởng họ đại diện cho cả sơn trại.

Tiếc thay...
- Tiếc sao?
- Tiếc là kẻ đại diện cho cả sơn trại lại không có phongcách đó.
Lê Tùng ngừng lại một giây để lấy hơi:
- Họ có phong cách khác, phong cách của mẫu người bất nghĩa.
Lâm Xung đã đứng dậy bước từng bước chậm, giọng buồn, phải chăng ngươi đang ân hận vì lỡ sa chân vào chốn này?
- Tôi không ân hận, chủ tướng! Tôi không ân hận vì tôi đangphục vụ dưới quyền một người Nghĩa Sĩ.
- Nói bậy. Lê Tùng, hãy nghe ta nói đây. Khuất thân thờ người mà không được người dùng là một điều nhục. Nhưng điều nhục đó có thể nhịn được.Còn đã được người dùng mà không tận được sức mình, không mở được cái chí củamình, làm nhục đến cả người dùng mình, thì nhục nhã chất chồng. Nhục nhã chấtchồng thì chút sĩ diện cũng không còn, sĩ đâu ra nữa mà nghĩa sĩ...

Tiếng nói Lâm Xung mỗilúc một lớn, nói như hét. Khuôn mặt vuông, hai hàm răng nghiến lại, bạnh ra nhưmặt hổ phù. Lâm Xung quay mặt vào phía khác, rồi chậm chậm đi về giữa trướng.Khi tới trước chiếc ghế chéo vẫn ngồi, Lâm Xung chống mũi cây đao xuống đất, đểhai tay lên trên đuôi đao, mặt ngước lên, mắt đăm đắm nhìn vào chữ Lâm thêu bằngkim tuyến vàng trên nền vải đen, lá cờ vẫn thường theo Lâm ra trận. Lá cờ treo ngang tầm nhìn, ngay ngắn sau lưng ghế, chính giữa lều đại tướng.
Lê Tùng còn nhiều điềuc ần nói ra, nhưng bây giờ không phải là lúc, nên Lê Tùng đứng yên, và đợi.

Đêm có lẽ đã sâu,trên cao có ánh sáng mờ nhạt của trăng và trong tâm có bóng tối của nỗi buồn.Thời khắc như chậm lại, đặc quánh niềm riêng.
Giây lâu, Lâm Xung chừng đã nguôi ngoai, quay lại nhìn Tùng. Thanh đại đao được cầm bằng hai tay, một tay nâng cán, một tay nâng mũi, trang trọng thăng bằng trước khi ngồi xuống. Tiếng nói u uất và trầm lắng hơn:
- Sẽ có một ngày ngươi hiểu lời ta nói. Ngươi còn quá trẻ...Sẽ không có một nghĩa sĩ nào trên sơn trại này đâu. Thôi ngươi ra ngoài.
Tùng vừa quay mình, Lâm Xung gọi lại:
- Ngươi ra ngoài và đêm nay đừng canh gác nữa. Không còn cáigì để mất thì gác làm chi.
Ngước nhìn tàn đại thụ bên hông Tụ Nghĩa Sảnh, bóng đen phủhơn nửa sân. Âm u và cô độc.
Thoáng thấy lòng mình hoang mang, Tùng nghĩ tới Phạm Tuấn.Tuấn là bạn cùng quê và cùng lên núi với Tùng. Tuấn làm việc dưới trướng HắcToàn Phong Lý Quỳ. Tùng muốn chia sẻ với Tuấn điều mình nghĩ.

Băng mình chạy qua sườn núi phía đông, xuyên qua nhiều lềutrại hoang vắng. Khi tới trước lều Hắc Toàn Phong thì nỗi hoang vắng còn nhiềuhơn, đã như là hoang tàn. Cửa lều bỏ ngỏ, không bóng người nhưng lập lòe vẫncòn ánh ngọn đuốc tàn. Bên trong, bàn ghế xiêu đổ, bình rượu vỡ, ly tách lănlóc tứ tung. Lá cờ Tím có chữ Lý thường nghiêm chỉnh treo giữa sảnh, nay lệch mộtbên như bị ai giựt xé. Giữa nhà, hàng chữ viết to bằng mực mới: Ta đi rồi.

Ai đi? Đi đâu? Lê Tùng bắt gặp lại cái cảm giác cô độc ngàyxưa, khi một mình chống lại đám cường quyền thô bạo quê nhà. Lê Tùng thấy lạnh,Lê Tùng thấy sợ. Tùng quay mình chạy về lều cũ. Tùng định báo với Lâm Xung điềunày, dù rằng không biết báo để làm gì, từ chiều tới giờ biết bao nhiêu người đãbỏ đi. Tùng không cảm thấy mất mát mà chỉ có cảm giác trống thoáng rộng chân,nay thấy Lý Quỳ bỏ đi, bỗng hình thành trong Tùng một nỗi bàng hoàng, cái đổ vỡcứ tưởng bên ngoài, đột nhiên mở cửa bước vào và nhanh chóng chiếm trọn lòngTùng.

Khi về đến cửa lều, Tùng có cảm giác lạ. Hiu quạnh phủ toànsơn trại từ chập tối, dường như đang tập trung trước lều Lâm Xung. Ngọn đèn dầuvẫn còn trên bàn, soi bóng Lâm Xung lên vách lều màu đen sẫm. Lâm Xung ngồiquay lưng ra ngoài, tay có lẽ vẫn để trên đuôi ngọn đao quen thuộc, nhưng đầucúi xuống. Cúi xuống quá thấp như đang gục đầu. Tùng lên tiếng:
- Chủ tướng!
Im lặng. Tùng bước thêm bước nữa
- Chủ tướng!

Bước tới nữa, trongbóng tối nhờ nhờ vì ngược sáng, Tùng thấy mũi đao không chống xuống đất nhưchàng tưởng, mà quay ngược lên trên, ngay cổ Lâm Xung. Và dưới chân, Tùng đangbước trên lớp nhầy nhầy như máu.

Tùng chợt hiểu, chàngcầm đèn soi lại. Lâm Xung đã chết. Cái chết tự chọn bằng chính mũi đao củamình. Đĩa đèn rơi xuống đất, tắt ngúm. Đứng yên lặng trong bóng đêm, đồng cảm vớingười đã khuất, xót xa chia sẻ nỗi tuyệt vọng không nói thành lời. Ở góc nhìn củamình, Lê Tùng không cổ vũ lối giải quyết của Lâm Xung, nhưng trong quan hệ sơn trại, Tùng tán đồng và khâm phục tư cách người chủ tướng cũ.

Tùng không sửa lại thế tự tận, và cũng không có ý định chôn cất Lâm Xung. Tùng cho rằng phải để cho nhiều người nhìn thấy, hiểu ra những truyền ngôn của Lâm Xung. Những truyền ngôn sẽ đi từ trái tim người này qua trái tim người khác mà không cần qua một trung gian ngôn ngữ nào.

Xuống núi khi ánh bình minh vừa chớm, phương đông hồng như mộttrái đào. Sau lưng Tùng là sơn trại, sau sơn trại là bờ lạch, sau bờ lạch làmênh mông dải đất thân tình, nhưng đã không còn là thân tình với Tùng được nữa.Phải mất một thời gian khá lâu Tùng mới dần thích hợp nổi với đời sống. Thường xuyên với cảm giác sống trên mây với nhiều tưởng tượng vô căn cứ. Rồi những cơnác mộng, trong đó máu người và sấm sét bão giông trộn lẫn. Rất nhiều đêm bàng hoàng tỉnh giấc, mồ hôi đầm đìa không định vị được mình đang ở đâu. Lúc đó, ngườilay gọi là Thảo. Cô gái mồ côi nay là vợ Tùng.

Thảo đúng là một kếthợp hài hòa giữa hai thế lực đối đầu: Mẹ chết vì bị huyện quan tra khảo đòi tiền,cha chết vì đi buôn bị cướp chặn đường cướp của. Thảo lớn lên trong đau khổnhưng không hận thù. Đời dạy cô rằng hận thù không làm cho con người lớn lên được nhưng đối diện trực tiếp và sòng phẳng với đời sẽ thấy đời hẹp lại. Và trực tiếpđối diện với đời thì phương cách tốt nhất chính là yêu thương. Cô khuất phục LêTùng bằng sự độ lượng, bao dung và lòng thành thật. Kiềm hãm Lê Tùng khi chàngbồng bột, an ủi Lê Tùng khi chàng tuyệt vọng. Cứ thế, con ngựa non háu đá dầnđã quên núi thẳm rừng sâu.

Tạm yên tâm trong nếp sống thường, nhưng vẫn dõi lòng theo dấubóng người ngày xưa. Tất cả tin tức nhận được đều buồn. Các người xuống núi trướcngày Lương Sơn Bạc vỡ hoặc trở về núi cũ hành nghề lạc thảo, kiếm ăn qua ngàytrong mùa tao loạn, có người tha phương đổi họ đổi tên làm công làm mướn quaquýt một đời. Cũng có người mộng đời không thỏa, tìm vui bốn bể mười phương,phiêu bạc giang hồ không nghe tăm tích.

Thương là thương bọn hảo hán vâng theo lệnh trên về hàngquân Tống. Họ bị bội bạc từ những ngày đầu. Hoặc bị đày đi vùng ma thiêng nướcđộc, hoặc bị ghép chung với các nhóm tội đồ, hoặc bị cô lập từng nhóm, phong tỏađủ điều. Nhiều người trong họ mang nỗi uất hận không thể giãi bày, tích chứa lâu ngày trở thành trầm cảm. Cũng có người chua xót quá đi tìm cái chết. Còn cónhiều cái chết do bệnh hoạn và không chịu nổi lao nhọc kéo dài. Cũng có người vượt thoát trốn đi. Cũng có người phản bội bằng hữu cũ để tìm miếng cơm thừa canh cặn của bọn chó Tống. Nhưng lạ lùng là có vài cái chết do bị giết. Nhưng ai giết và tại sao bị giết thì không ai biết.

Đến một ngày, Lê Tùng có khách tới tìm. Người đàn ông trung niên vóc dáng lực sĩ, khuôn mặt sạm đen và hàm râu quai nón lốm đốm bạc. Tấm áo phong sương, nhìn thì lạ nhưng ánh mắt quen thuộc biết bao. Lê Tùng dò la:
- Ông tìm tôi?
Khách gật đầu, ánh mắt giễu cợt.
- Trong mắt ông có những tia nhìn hết sức quen thuộc, nhưngđầu óc tôi lúc này quá tệ, xin lỗi ông.
Khách bật cười lớn:
- Mày tệ thật Tùng ơi! Tới tao mà còn nhận không ra thì quátệ.
Như cơn chớp lóe lên, Tùng la lớn, “Phạm Tuấn! Ngồi đây, ngồi xuống đây,” Tùng nói lắp bắp như nghẹn thở.

Hai mươi năm kể từngày Lương Sơn Bạc vỡ, hai mươi lăm năm kể từ đêm giặc về xóm nhỏ, trói thúc ké cha Phạm Tuấn ra đình làng kết tội nhà giàu rồi dùng gậy đánh chết. Cũng từ đó,hai thằng kết nghĩa hẹn hò nhau đủ lớn tìm cách giúp đời... dẫn cho tới lúc lên núi tụ nghĩa...

Hai tay nắm chặt hai tay. Tùng dồn dập hỏi thăm từ ngày cách biệt, đi đâu, làm gì, ở đâu, vợ con, nghề nghiệp. Tuấn trầm tĩnh cười, tao sẽ ở đây nhiều ngày mới nói hết được. Một cách tóm lược là mày không biết gì về tao,nhưng tao thường xuyên biết rõ về mày, từng thời điểm một. Chưa thể gặp nhau vì chưa phải lúc đó thôi.

Bữa cơm chiều dọn ra, linh đình vui vẻ, rượu thịt và nhiềuchuyện buồn vui kỷ niệm. Hai đứa bên nhau uống tới lúc say mèm. Dẫu nói thật nhiều mà rõ ràng chưa nói gì hết, câu chuyện bâng quơ chỉ là lớp váng, còn những gì Tùng muốn biết dường như cũng là những điều Tuấn muốn nói lại chưa được nói ra. Tùng thiếp ngủ trong nôn nao.

Thức dậy, Tuấn đã đi rồi, trên án thư để lại vài câu: Vui mừngvì buổi gặp mặt vừa qua. Mày không có gì thay đổi, đó là điều tao thú vị. Tao còn có chút việc riêng cần giải quyết trước khi kể lại với mày chuyện hai mươi năm qua. Hãy chờ tao!

Tùng có cảm giác hụt hẫng, dẫu sao Tuấn cũng đi rồi. Cố ôn lạitừng mẩu chuyện vụn vặt để truy tìm tung tích, dường như Tuấn vẫn trong khói mù đời cũ, thấp thoáng hiện về từ ký ức, trong đó lúc nào cũng là một Phạm Tuấn cương nghị, dũng cảm, và biết quên mình.
Tùng chờ đợi nhưng không nóng ruột, chàng nghĩ Tuấn còn trong hoạt động bí mật, trước sau rồi cũng trở về.
Thực vậy, một buổi tối không trăng, Tuấn đột ngột trở về. Nụ cười tươi tắn, vỗ vai Tùng. Tao thèm được gặp và trò chuyện với mày.
Hai đứa đi bên nhau ra vườn sau. Giữa âm u của tàn lá rộng,Tuấn trầm giọng, bùi ngùi.
- Đời sống trôi vội vàng quá đáng, cũng một đêm như thế nàyhai đứa bàn bạc để ngày mai đi Lương Sơn... Mấy chục năm rồi...
- Những suy tính thời trai trẻ đã trở thành ảo vọng, tao sống đây mà tưởng như mình không tồn tại.
- Tồn tại chứ Tùng, có điều sự tồn tại của mỗi con người có giá trị hay không là do mục đích đóng góp của nó với cuộc đời. Nếu sống như loài cây cỏ thì tồn tại cũng như không.
- Hiện tại mày ra sao? Vợ con?
- Tuấn bật cười, cần biết điều đó lắm sao mà hỏi nhiều lần?Tao không có vợ.
- Chưa chứ?
- Không, không kịp nữa rồi.
- Câu trả lời tối nghĩa quá, thôi mày kể từ lúc xuống núi đi. Hôm đó tao chạy qua lều thấy hàng chữ ta đi rồi, có phải mày xuống núi cùng Hắc Toàn Phong?
- Đúng vậy, đó là khởi đầu cho các hoạt động sau này.
- Cho tới bây giờ?
- Không, cho tới ngày hôm qua thôi. Bắt đầu từ ngày mai là chương trình khác. Kể từ ngày mai, chương trình có cả mày tham dự. Vai trò của tao đã hết.
- Tao sao? Tao thì làm được gì?
- Đúng vậy, một mình mày thì chẳng làm được gì. Mà chẳng phải riêng mày, cả thế hệ chúng ta đã không làm được gì. Nhưng đã qua rồi, bây giờmày sẽ đứng trong đám đông những người chứng kiến một đổi thay ngoạn mục của thế hệ sau mình. Tao tin như thế.
- Hắc Toàn Phong bây giờ ở đâu?
- Chết rồi.
- Tại sao? Ốm đau? Tự tử? Bị giết?

- Không. Nói cho rõ hơn, Hắc Toàn Phong chết nhưng Lý Quỳ còn sống. Sau khi rời Lương Sơn, thầy trò trải qua rất nhiều thử thách của cuộc sống, trong đó cam go nhất là câu hỏi về từng đêm, thế nào là đúng, thế nào làsai. Cái mà chúng ta coi là Đại Nghĩa, là Thế Thiên Hành Đạo cũng đã bao lần hoen ố vì cướp của giết người, vì nhũng nhiễu lê dân, vì tranh quyền đoạt vị. Vậychẳng lẽ chúng ta sai? Làm sao chúng ta sai được khi chúng ta đối đầu với cái xấu,cái gian xảo, cái áp bức cường quyền thủ đoạn. Đối đầu với cái xấu tức nhiên phải là cái tốt. Đối đầu với cái bất nhân tất nhiên phải là cái Đại Nghĩa. Vậy thì vướng mắc nào khi chúng ta đứng dưới cờ Đại Nghĩa lại nhúng tay vào một số việc bất nhân?

Phạm Tuấn chợt im lặng. Lê Tùng cũng im lặng. Cái im của Tuấnlà cái im để thở, còn cái im của Tùng là cái im của lặng người. Câu hỏi Phạm Tuấn đặt ra có nhiều lần Tùng đã đặt ra với chính mình. Tùng tự trả lời rằng chí nhân là đại thể còn sự sai lạc chỉ là cá biệt vài người. Tùng cũng cảm thấy câutrả lời của mình chưa ổn nhưng không tìm ra cách trả lời khác. Tùng ngồi xuống bờ đá, hỏi Tuấn, theo mày thì thế nào là đúng?
- Mỗi cái đúng sai chẳng những tùy thuộc vào thời mà còn tùythuộc vào người, hãy khoan phân biệt để tao kể tiếp chuyện Hắc Toàn Phong.
Phạm Tuấn ngồi xuống bên Tùng.
- Hai thầy trò lưu lạc cả năm trường với những dằn vặt không giải tỏa được. Cho đến một đêm tạm trú trong ngôi chùa cổ, nằm hiu quạnh bên dòng sông nhỏ cạnh núi Đại Nhạc. Buổi tối đó, đàm đạo với nhà sư già, câu chuyện dẫn dắt khi biết nhà sư đó cũng là khách giang hồ bẻ kiếm. Đặt với nhà sư câu hỏicũ. Câu trả lời của nhà sư là câu trả lời mang triết lý Phật nói về nhân quả,nói về luân hồi, nói về nhân ái. Nhà sư lý luận đúng khi cho rằng không thể nào thay thế bạo lực bằng bạo lực và nền tảng đưa con người đến bình an là lòng nhân ái. Nhà sư đã khuất phục Hắc Toàn Phong khi chỉ rõ điểm yếu nhất của ông ta là bao nhiêu năm cầm dao đi giết người, quá quen thuộc những câu kết tội đáng chết của người mà chưa bao giờ dám hỏi thử những tội đáng chết của mình.Đêm đó, Hắc Toàn Phong xuống tóc quy y, liệng dao vào lòng sông với lời nguyện trọn đời không nói đến chuyện giang hồ.

Phạm Tuấn dừng lại. HỏiTùng nhà có rượu không. Khi cầm bầu rượu uống một hơi dài, mắt đăm đăm ứa lệ.
- Sáng hôm sau, tao ra đi một mình.
- Mày không thỏa mãn với lời giải thích của nhà sư?
-Tao không đồng ý với cách giải quyết của Lý Quỳ.
-Tại sao?
- Ích kỷ.
- Còn những người khác?
- Thí dụ?
- Sơn Đông Tống Công Minh?
- Hỏi làm gì thằng thủ lãnh kéo cờ trắng đó.
- Hà Bắc Lư Tuấn Nghĩa?
- Vì muốn thu hồi nhà cửa ruộng vườn đất đai tỳ thiếp, hắnđã bán cả đất Lương Sơn. Tao giết hắn rồi.
- Giết?
- Phải! Không chỉ riêng một mình hắn. Đó là những kẻ sử dụngnhuần nhuyễn cái mặt nạ Đại Nghĩa để mưu đồ lợi nhuận. Tuổi trẻ chúng ta, nhiệt tình và khí tiết chúng ta đã bị chúng phí phạm và chà đạp như thế nào? Đó làcái giá chúng phải trả.
- Những đầu lĩnh khác?
- Khá nhiều người trong bọn họ còn giữ được tâm huyết vàdanh dự của người từng là lãnh đạo một đội quân, dù một đội quân đã đầu hàng.Nhưng họ chỉ còn duy nhất cái Tâm, họ đã già rồi. Một số khác lại biểu lộ cái ô uế bám vào chất hảo hán Lương Sơn, mà ngày xưa chúng ta vẫn từng bêu xấu, đó làăn tục nói phét, hữu dõng vô mưu, và đặc biệt nhất là lầm lẫn về cái chínhnghĩa mà ta phục vụ.

Phạm Tuấn đứng dậy, đi chậm, vừa đi vừa nói:
- Đó là công việc tao làm từ hai mươi năm nay. Từ khi rời khỏi Lý Quỳ, tao đã lập chí một điều duy nhất là rửa cho sạch những lớp bụi bặm đó.Phải trả cho Lương Sơn cái chính nghĩa vì dân trừ bạo. Dù rằng muốn trừ bạo thì phải dùng bạo, nhưng cái bạo của người chính nghĩa là cái bạo lực nhân ái. Giết người không còn là lòng háo sát mà chínhvì lẽ phải làm.
Tuấn đưa bình rượu cho Tùng:
- Mày uống vài hơi cho ấm, mày có vẻ lạnh?
- Câu chuyện mày kể làm tao lạnh chứ không phải tại gió đêmnay. Có phải từ lúc chia tay mày không còn gặp lại Lý Quỳ?
- Không gặp lại và cũng chẳng gặp lại làm gì. Tao dành toànbộ thời gian còn có được sau chuyến buôn hàng trên ghe xuôi ngược, để tìm gặp những người hảo hán năm xưa. Niềm hy vọng sẽ tìm ra người nghĩa sĩ để phụng thờ.Tiếc thay, hảo hán thì nhiều nhưng nghĩa sĩ chẳng có ai. Mỗi lần gặp thêm một người là thêm một lần đau xót. Hào khí năm xưa, lời thề giữa Vũ Đình Trường lộng gió tưởng rằng suốt đời vẫn nhớ, ngờ đâu chỉ là hào hứng nhất thời. Họ đã tàn lụi.Tao bất ngờ nhìn lại mình, thật là thất chí khi thấy mình có khác chi đâu. Miệt mài nửa đời chưa gặp Đại Nghĩa để đầu quân. Cho đến năm ngoái đây...
Lê Tùng hưng phấn: Mày đã gặp...

Phạm Tuấn nhè nhẹ lắc đầu, để hai tay trên vai Tùng. Tao chỉ gặp chính tao. Thật nhiều đêm trăn trở,tao chợt khám phá ra rằng mình đòi hỏi quá cao nơi người chủ tướng, và nơi ngọncờ mình phục vụ. Cái gọi là Thế Thiên Hành Đạo thực ra chỉ là đòi hỏi công bằng cho một nhóm người chứ không phải là tất cả. Nó nằm trong một guồng máy, cho nên dẫu giết tên tham quan này thì guồng máy sẽ đẻ ra tên tham quan khác, nhu cầu giết đó chỉ hẹp hòi trong tính vay trả mà thôi. Quan điểm công bằng là quan điểm của người hảo hán. Tao thấy rõ tao không thể làm được trang Nghĩa Sĩ như điều mơ ước tự thủa thiếu thời, thì thà làm một thằng hảo hán đòi cho đủ nợ vay. Tao quyết định đi đòi nợ trước rồi trả nợ sau.
- Nhưng mày vừa nói giết tên tham quan này, guồng máy sẽ đẻ ra tên tham quan khác?
- Tao không giết tên tham quan, mà tao giết thằng đã giếtcha tao.
- Như vậy không hợp lẽ công bằng. Mày đã đòi được công bằngvề phía mày, thế rồi công bằng từ những người bị giết ai sẽ đòi đây?
- Tao sẽ trả mà không cần người đòi. Lê Tùng, đến tìm gặpmày lần cuối cùng này, chính vì muốn mày là chứng nhân cho một thời đã hết đó.
- Tao?
- Câu này tao nói rồi, mày không làm được gì hết, không phải riêng mày mà cả thế hệ tụi mình, nhưng ai cấm chúng ta kỳ vọng vào thế hệ maisau.

Phạm Tuấn để hai tay ra sau lưng, mắt ngước thẳng về phía trước, nói dồn dập:
- Đúng vậy. Giương cao ngọn cờ chính nghĩa vì dân trừ bạo khôngphải là việc một người, một nhóm người, hay một thời, một đời bất ngờ sáng tạo rồi làm nên được. Tao nghĩ nó âm ỉ khai sinh từ nhiều con người, từ nhiều thế hệ,nó được thêm bớt bằng máu xương nhiều đời để thích nghi và đáp thỏa yêu cầu chính đáng của tất cả. Lúc đó, mọi thế lực dù hung bạo và gian ác cỡ nào nhưng đi ngược với lòng dân thì cũng tự diệt.

Phạm Tuấn rút trong người ra một cuộn giấy cũ, đưa cho Tùng: “Đây là tên tuổi và chí khí của nhiều người tao đã từng được gặp. Họ là những hảo hán một thời, nhưng nay già nua vàcùng đường về suy nghĩ. Tập giấy này một thời với tao trân quý như bảo vật.Nhưng nay chỉ là kỷ niệm. Gửi lại cho mày vì đời tao không còn dịp cần nó nữa”
Tuấn im lặng một chút, nói nhẹ: “Tao đã đòi đủ nợ, bây giờ tớiphần tao trả nợ”

Nâng bầu rượu lắc nhẹ để ước lượng số còn, Tuấn nói tao vớimày chia hai số còn này nhé. Giọng Tuấn điềm đạm và trữ tình. Tùng gật đầu. Tuấnuống trước. Trao bình rượu qua cho Tùng cười tươi tắn. Khi Tùng bỏ bình rượu xuống,Tuấn đã đi rồi.

Cô đơn quay trở về phòng, gác tay lên trán thức đến khi gà gáy. Lần giở cuộn giấy Tuấn trao. Đọcvà nản chí. Những tên tuổi lẫy lừng nay còn lại là tư tưởng hẹp hòi cục bộ. Hào quang xưa nay thành vành khăn đen che mắt mù lòa. Tùng chợt nhớ tới một đoạn trong Tam Quốc Chí. Đoạn kể khi Lưu Thiện về hàng triều đình nhà Tấn, có mộtviên quan nhỏ giữ sĩ không ra làm quan. Tào Phi cho người gọi ra khen ngợi lòng trung và hỏi thăm kế hoạch an Thục. Viên quan từ chối và thưa rằng Tướng đã thua trận không thể nói lời hùng, Quan đã thua trận không thể bàn được mưu hay.

Lê Tùng nghe cay cay tròng mắt. Nhân ngọn nến canh đêm còn dang dở nửa chừng, Tùng đưa cuộn giấy vào đầu ngọn lửa. Đêm đã tàn, đời sau đã tới, có lẽ cũng chẳng lưu làm gì cái chất hảo hán gốc Lương Sơn.

Nguyễn Minh Nữu

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

Lời Con Xin Chúa - Nhạc Lê Kim Khánh - Tiếng Hát Kim Oanh Canada


Sáng Tác: Lê Kim Khánh
Trình Bày: Kim Oanh (Canada)

Người Ca Trưởng

 

(Cho các anh, chị ca trưởng khắp nơi)

Các anh, những người thuyền trưởng tài ba
Đưa ca đoàn đi qua từng nốt nhạc
Dâng lên Thiên Chúa lời ca câu hát
Ngợi khen Ngài, đấng chí thánh chí tôn

Đôi tay anh nhịp nhàng theo điệu buồn
Mùa chay đến cho nhân trần thống hối
Tiếng hát thiết tha xua tan tội lỗi
Chúa trên cao đôi mắt nhỏ lệ thương

Tuần Thánh tím màu, nồng nàn sầu vương
Những ngón tay rung vào hồn nức nở
Chúa chịu chết chiều Can Vê máu đổ
Nốt trầm nào chất ngất nỗi quạnh hiu

Chúa tiến vào Thành, kiêu dũng huyền siêu
Người ca trưởng như hùng binh ra trận
Alleluia, đàn vang réo rắt
Chúa sống lại rồi, câu hát bay cao

Cánh tay anh đưa những nhịp tự hào
Lòng ca viên cũng hân hoan kỳ diệu
Như tri kỷ tri âm tìm đồng điệu
Giây phút nhiệm màu mừng Chúa Phục Sinh

Hoan hô anh, người ca trưởng nhiệt thành
Ba, bốn bè chẳng làm anh bối rối
Dẫu khoan thai, trầm hùng hay sôi nổi
Trút hết tâm tình vào bản thánh ca

Cám ơn anh, người ca trưởng của chúng ta
Mùa buồn, mùa vui vững tay dìu dắt
Với cung đàn hoà quyện cùng tiếng hát
Là lễ dâng Cha cao quý, tuyệt vời!

Kim Loan
(Edmonton, Canada)

Vọng Cố Hương

 

Nhìn hoàng hôn cuối chân trời viễn xứ
Chợt nghe lòng mình nhớ về quá khứ
Nhớ hình ảnh của đất nước, quê hương
Thời tôi hãy còn sống trên quê Mẹ.

Quê tôi nghèo, nhưng đẹp như tranh vẽ
Không có nơi nào có thể đẹp hơn:
Sông Tiền, sông Hậu , hai con sông lớn
Sông Tiền Giang chảy vào vùng Đồng Tháp
Sông Cửu Long đổ ra Thái Bình Dương
Nước các con rạch tràn ngập ruộng vườn.

Có nhiều địa danh đẹp như trong mộng:
Vũng Tàu, mũi Nghinh- Phong bốn bề gió lộng
Đêm Đà Lạt, sương lạnh phủ đồi Thông
Hồ Xuân Hương, thác Bongour, hồ Than Thở
Bức tranh thiên nhiên trông đẹp như mơ
Trên vùng Tây nguyên núi rừng chớn chở
Hoàng hôn vừa xuống mờ mịt màn sương
Khói lam chiều bốc lên từ bản Thượng.

Quảng Ngãi, Tỉnh nghèo nhất của miền Trung
Nhưng có rất nhiều cảnh đẹp vô cùng
Núi Thiên Ấn cạnh bờ sông Trà Khúc
Quả núi cao tận mây xanh, Thiên Bút
Biển Sa Huỳnh sóng nước lặng lờ trôi.
PleiKu, Buôn Mê Thuộc và KomTum
Những Thành phố buồn, đất đỏ mưa bùn.
Đèo Mang Yang, DakTo và DakPek
Khắp cả bốn bề rừng rậm mênh mông.

Tỉnh nhà của tôi là Tỉnh Gò Công
Nơi tôi vào đời từ một cõi xa
Nơi có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu
Nơi tôi còn mồ mả của Ông, Cha
Nay tôi đang lưu vong trên xứ lạ
Nhắc lại hình ảnh quê hương đất nước
Chợt nghe lòng rào rạt nỗi nhớ nhà.


Trần Công /Lão Mã Sơn

Rappelle -Toi...(Thomas Merton) - Xin Hãy Nhớ Cho(Thái Lan)

 
(Thomas Merton)

Rappelle-Toi...

Que si un rien fait souffrir
un rien aussi fait plaisir...
Que tu peux être semeur
d'optimisme, de courage, de confiance...
Que ta bonne humeur peut égayer la vie des autres...
que tu peux, en tout temps, dire un mot aimable...
Que ton sourire non seulement t'enjolive,
mais qu'il embellit l'existence de ceux qui t'approchent...
Que tu as des mains pour donner
et un coeur pour pardonner...

Thomas Merton
***
Bài Dịch:

Xin Hãy Nhớ Cho...


Nếu như một sự việc chẳng là gì có thể đem đến niềm đau
Thì một sự việc chẳng là gì cũng có thể mang hạnh phúc...

Rằng bạn có thể là một người đem gieo niềm lạc quan, can đảm, tự tin...
Rằng tính khí vui vẻ của bạn có thể
làm cho cuộc sống của tha nhân tươi sáng hơn

Rằng bất cứ lúc nào bạn cũng có thể gởi đi một lời tử tế...
Rằng nụ cười của bạn không chỉ tô vẽ cho bạn thêm xinh,
mà còn khiến cho sự hiện hữu của những người đến bên bạn trở nên tuyệt vời hơn...

Rằng đôi tay bạn là để ban tặng
và trái tim bạn là để tha thứ...

Thái Lan

Chuyện Ngày Ấy(*)

 

Áo Tím theo chiều gió phất phơ
Càng thêm ảo diệu dưới sương mờ
Khiến muôn viễn khách từng xao xuyến
Làm cả mình đây cũng ngẩn ngơ
Với dáng cung đình chi bí ẩn
Còn em thục nữ thật huyền mơ
Để rồi chửa trọn niềm riêng ấy,
Buộc (**) phải chia xa Em, Huế thơ…


(*) Mượn tựa của Th.s Minh Thúy Thành Nội
(**) Rời Huế cuối Giêng 75

Thái Huy
Feb 16/23


Chúa Giêsu Bị Cám Dỗ Và Đã Toàn Thắng - Chúa Nhật IA Mùa Chay

PHÚC ÂM: Mt 4, 1-11

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu (Mt 4:1-11)

"Chúa Giêsu nhịn ăn bốn mươi ngày đêm, và chịu cám dỗ".

Khi ấy, Chúa Giêsu được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ. Khi Người đã nhịn ăn bốn mươi đêm ngày, Người cảm thấy đói. Và tên cám dỗ đến gần, nói với Người rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh". Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: 'Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra'".

Bấy giờ ma quỷ đưa Người lên Thành thánh, và đặt Người trên góc tường Đền thờ, rồi nói với Người rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống đi, vì có lời chép rằng: Ngài đã ra lệnh cho các Thiên Thần đến với ông, và chư vị đó sẽ nâng đỡ ông trên tay, để ông khỏi vấp chân vào đá". Chúa Giêsu đáp: "Cũng có lời chép rằng: 'Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi'".

Quỷ lại đưa Người lên núi rất cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang của những nước đó, rồi nói với Người rằng: "Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi". Bấy giờ Chúa Giêsu bảo nó rằng: "Hãy lui đi, hỡi Satan! Vì có lời đã chép: 'Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài'". Bấy giờ ma quỷ bỏ Người. Và các thiên thần tiến lại, hầu hạ Người.

Đó là lời Chúa.
***
Bài Phúc Âm Mathieu hôm nay (Mt 4:1-110) nằm trong Chúa Nhật I mùa Chay Thánh, nói về việc Chúa Giesu bị ma quỉ cám dỗ trong hoang địa. Câu truyện này cũng được kể bởi hai thánh sử Luca và Marco. Bản của Marco thì rất ngắn, chỉ kể là Chúa được thần linh dẫn đi và ở đó 40 ngày trước khi bắt đầu mục vụ công khai. Câu truyện của Marco có thể khiến chúng ta nhớ đến 40 năm dân Israel đi lang thang nơi hoang địa như kể trong sách Xuất Hành. Nhưng con số 40 ngày và 40 đêm của Mathieu lại gợi chúng ta nghĩ đến thời gian ông Maisen ở trên núi Sinai khi mà giao ước giữa Thiên Chúa và dân Israel được phê chuẩn (Xh 24:18) và 40 ngày đêm ông ăn chay trên núi Sinai trước sự hiện diện của Thiên Chúa và viết lời giao ước trên hai miếng đá (Xh 34:27-35). 40 là con số biểu tượng nói lên sự chuyển đổi từ tình trạng này qua tình trạng khác. Ở đây là sự chuyển đổi từ đời sống riêng tư của Chúa Giesu qua đời sống mục vụ công cộng.

Bản của Marco thì nói Chúa Giesu bị ma quỷ cám dỗ và được các thiên thần phụng sự (Mc 1:12-13). Bản của Mathieu có cùng những sự kiện căn bản đó. Các tông đồ, các môn đệ là thế hệ thứ hai của Chúa và chúng ta có thể thắc mắc Chúa làm cái gì mà lâu như vậy, những 40 ngày và đêm? Có lẽ vì vậy mà bản của Mathieu kéo dài thành cuộc đối thoại , tranh luận giữa Chúa Giesu và Satan được xác định là ma quỉ chuyên cám dỗ. Mathieu cho chúng ta biết là Chúa Giesu đã ăn chay và nhịn đói trong thời gian đó. Ăn chay -theo truyền thống- được hiểu là cách chuyển động thật sâu thẳm trong cầu nguyện để chuẩn bị cho mình chuyển đổi thành một đời sống mới đặc biệt.

Điều hứng thú là Tin Mừng của Mathieu đã làm cho bản của Marco có thêm ý nghĩa, bởi vì các ông đã

“nhân hóa / nói thẳng ra” hành động mà Chúa Giesu đã được tuyên bố là Con Thiên Chúa khi Người chịu Phép Rửa tại sông Jordan. Hãy để ý đến 3 thử thách mà Chúa Giesu đã chịu: (1) “Nếu Ngươi là Con Thiên Chúa, hãy biến những hòn đá này thành bánh.” (2) Nếu Ngươi là con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống khỏi đỉnh đền thờ này?” và (3) “Tất cả những thứ này ta sẽ tặng cho ngươi, nếu ngươi quỳ phục thờ lạy ta.”


Tóm lại, những cám dỗ này là những thử thách do Chúa Giesu muốn. Và vì là Con Thiên Chúa nên Người tỏ lộ cho thấy Người chỉ dựa vào một mình Thiên Chúa mà thôi để có của nuôi dưỡng, được bảo vệ và an bình. Tất cả ba trả lời này của Chúa Giesu đều thấy từ Sách Đệ Nhị Luật. Sách này phần chính là một bài diễn từ dài mà Maisen đã nói khi ông tái xác định với dân Israel về giao ước mà Thiên Chúa đã làm với họ trên núi Sinai, trước khi họ vượt qua tới Đất Hứa. Rõ ràng hơn, từ sách Đệ Nhị Luật chương 6 – 8, một phần của bản văn nói rõ những điều mà dân Israel phải tuân thủ để sống một cách trung thành với giao ước nơi Đất Hứa. Ngoài ra còn một lý do nữa để vui mừng. Cuộc đối thoại của Chúa Giesu và tên quỉ Satan không giống cuộc đối thoại giữa bà Eva và con rắn. Trong đối thoại của bà Eva và con rắn, bà Eva bị thua, cả loài người phải chịu tội. Đối thoại tranh luận giữa Chúa Giesu và quỷ Satan, Chúa Giesu đã toàn thắng, toàn thể nhân loại được cứu chuộc!

Lạy Thiên Chúa! Chúng con rất đau khổ buồn phiền vì tội lỗi của chúng con. Tuần này bắt đầu Mùa Chay Thánh, chúng con xin sám hối. Chúng con tự biết chúng con đã chọn lầm đường, đã không làm điều tốt, việc thiện, đã phạm nhiều tội lỗi chống lại Thiên Chúa, là đấng mà chúng con phải yêu mến trên hết mọi sự. Chúng con cương quyết ăn năn thống hối -với sự trợ giúp của Chúa- không phạm tội nữa và tránh xa tất cả những gì dẫn đưa chúng con đến tội lỗi, để trở thành con người mới. Chúa Giêsu Kito là đấng đã chịu đau khổ và chết để cứu chuộc chúng con. Nhân danh Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin rủ lòng thương xót chúng con.

Feb 21, 23

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


Chuyện Ngày Ấy

( Ảnh của tác giả)

Thủa nớ chiếc áo dài màu đầu đời của tôi mang sắc tím. Mỗi khi mùa thu về, đường trải đầy lá vàng với ngọn gió heo may, gái Huế có đặc điểm chung là trên khắp nẻo đường xuất hiện rất nhiều tà áo tím. Tôi thường nghĩ thầm áo tím nhiều rứa mà răng nhạc sĩ Hoàng Nguyên không chịu khó bước tìm xa hơn, chán chi tà áo tím khác mà lại ngẩn ngơ tha thiết “Để rồi chiều chiều lê chân bên giòng Hương Giang. Mong tìm lại tà áo ấy. Màu áo tím nay thấy đâu. Người áo tím nay thấy đâu. Giòng nước vẫn trôi cuốn mau. Rồi chợt nghe tin qua lời gió nhắn. Người áo tím qua cầu. Tà áo tím phai màu. Để giòng Hương Giang hờ hững cũng nao nao...” Tôi đã từng chết lên chết xuống theo ca từ của bản nhạc” Mặc thời gian dìu đôi cánh biếc. Mặc giòng sông dịu hiền luyến tiếc. Mà chiều thu buồn như gối chiếc. Tôi mơ ...màu áo. Ước mong sao áo màu khép kín tim nhau.” Dù không uống rượu nhưng men nhạc đã làm tôi say khướt và tự hỏi có phải vì bản nhạc mà càng ngày Huế càng xuất hiện nhiều tà áo tím khiến người ta ngất ngư theo “Dường quyến luyến trăng sầu. Chập chờn tâm tư màu áo thoáng chiêm bao”

Một buổi chiều có nắng mơ phai, Đào Khuê mượn xe Honda của ba chạy tới nhà tôi.
- Trời đẹp quá mi ơi, lâu rồi tụi mình không đi ăn chè Cồn, mình tới đó luôn tiện ngắm con đường Vỹ Dạ có hoa Sầu Đông rơi vương vãi trên lối đi, chao ơi nghĩ tới răng yêu quá.

Bữa nớ Khuê mặc bộ lụa dài Nha Trang màu ngà, tôi mặc lụa tím đèo nhau từ nội thành qua cầu Trường Tiền, gió lộng mát mặt nước sông Hương bốc lên, làm tóc hai đứa bay theo chiều gió. Tới quán chè Cồn chọn ngồi dưới gốc cây Khế, các trái xanh trĩu xuống trước mặt, những bông hoa nhỏ màu trắng tím rơi trên mặt bàn, trên tóc chúng tôi mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng, hai ly chè đậu huyết ngọt ngào thanh ngon cho chúng tôi cảm giác yên bình của buổi chiều xứ Huế.

Trở về Khuê rủ tôi ghé nhà:
- khi tao đi chị Trâm và mạ đang làm bánh bột lọc trần, nấu bánh canh... hi..hi..con gái ..hư trốn ra ngoài đi chơi
- Rứa có cái mặt tao kè bước vô nhà, mạ mi ghét chung luôn thì răng đây?
Hắn cười ha hả
- Không răng mô, gái út cưng mà, có đời mô mạ la tao.

Đậu xe tắt máy nhẹ nhàng, Khuê và tôi đi băng ra nhà sau, ngang qua nhà trước thấy anh Trọng nó cùng bạn bè khoảng bốn, năm người đang ngồi đàn hát. Vô bếp chị Trâm đi mô, mạ cũng không có, Khuê nhìn nồi bánh canh đã cạn chỉ còn khoảng vài tô, và trên bàn còn mấy dĩa bánh bột lọc trần ớt đỏ trải trên mặt hấp dẫn. Khuê nhìn quanh
- Hình như cả nhà đã ăn rồi, kể cả bạn anh Trọng
Hai đứa tôi lặng lẽ ngồi ăn để ngậm mà nghe cái bánh bột dai dai nhân tôm thịt, chấm nước mắm cay xé của ớt mọi, và tô bánh canh cua tôm đậm đà mùi ruốc quyện, đặc biệt kèm thêm mùi hành ngò, rau răm thơm phức.
Ăn xong thì mạ Khuê cũng vừa về, thấy tôi mạ thân mật:
- Dùng hết đi con, cả nhà ăn rồi kể cả mấy bạn của Trọng, mạ cũng đem qua biếu nhà bác Tần, bác níu lại nói chuyện chừ mới cho mạ về đây.


Huế là rứa đó, cha mẹ luôn chào đón bạn bè của con mình và luôn mở lòng thương yêu theo niềm vui của con cái. Trời chạng vạng tối, bạn chở tôi về nhà, tiếng xe máy nổ từ từ chạy ra ngõ tôi còn nghe tiếng hát của ai đó vọng theo “Chiều nay em ra phố về.Thấy đời mình là con nước trôi. Đèn soi trên vai rã rời. Ngày đi đêm tới. Còn chút hao gầy” (TCS)

Tôi cười thầm, lòng đang đầy tin yêu về cuộc đời này “bậy nà, tui không giống rứa mô, mới được dạo phố, được ăn chè Cồn, được ăn bánh canh ngon thấy mồ, ai hát chi nghe buồn bã rã rời rứa không biết”

Bữa sau Đào Khuê tới nhà tôi dúi vào tay nửa tờ giấy nát nhàu, nói:
- Bạn anh tao gởi cho mi miếng giấy nì, đọc đi…
Khuê lật đật cua xe chạy, miệng nói “mạ sai chở ra chợ Đông Ba mua ít đồ, về lẹ”
Tôi mở nửa tờ giấy xé cũng không được thẳng hàng, nhìn khó cảm tình với dòng chữ viết cẩu thả “Minh, không thể nào tôi thoát được màu áo mà chiều hôm qua Minh mặc, nếu Minh biết ...tôi khốn khổ vô cùng”
Tôi tìm hiểu qua Khuê được biết anh tên Thanh, học chung với anh Trọng của Khuê bên Đại học sư phạm môn Anh Văn. Khuê kể:
- Anh Thanh giỏi lắm, giữ thư viện cho nên anh đọc hầu hết sách, thầy giảng môn chi anh cũng đứng lên phát biểu dài hơn lời thầy, anh nói thao thao bất tuyệt, thầy phải nể trọng. Thầy nói “tôi không có thì giờ đọc sách nhiều như anh Thanh, cám ơn anh đã bổ túc thêm những điều tôi nói còn thiếu sót, tôi rất vui mừng về điều này vì đã giúp chúng ta cùng nhau học hỏi.” Anh Trọng tao kể rứa đó.

Một ngày trời có nắng tươi đẹp, tôi đang quét sân, quét nhẹ những xác hoa Tigôn vương vãi sân thềm. Một thanh niên có dáng người cao ốm với nét mặt thanh tú dưới gọng kính cận sáng láng. Anh tự giới thiệu và xin lỗi đã đường đột đến, nhờ Đào Khuê cho địa chỉ, tôi mời vào nhà. Mới gặp lần đầu tôi rất khớp và run sợ vì nghe danh anh như người cõi trên, có kiến thức đầy bồ, nên tôi chẳng biết nói chi, câm miệng hến vì sợ nói sẽ loài cái dốt của mình ra. Thấy tôi có vẻ khép nép lúng túng. Anh lên tiếng
- Hạnh phúc đối với Minh là gì?
Tôi rụt rè
- Buổi sáng thức dậy muộn màng, nghe tiếng chim hót, nhìn bầu trời trong xanh, ngắm những tia nắng xuyên qua cửa sổ ...
Anh lắc đầu
- Tại sao Minh không can đảm cầm chìa khóa bước đến mở cánh cửa chính của hạnh phúc
- Sợ bóng tối ùa ra
Anh nhún vai
- Nếu Minh nghĩ nó là bóng tối thì sẽ là bóng tối, nhưng nếu Minh nghĩ nó là ánh sáng thì sẽ là ánh sáng

Tôi bí lối lắc đầu chịu thua. Anh Thanh chẳng hỏi thêm gì nữa, xoay chuyển đề tài về văn chương thi phú, anh thao thao bất tuyệt nhắc tới nhà văn đại diện cho “Đứa con hoang chủ nghĩa hiện sinh” mà nữ văn sĩ đại diện là Francoise Sagan với “Buồn Ơi Chào Mi”, Ernest Hemingway với “Ngư Ông và Biển Cả”, “Chuông Nguyện Hồn Ai”, của bà Pearl Buck mô tả đời sống phong kiến của Trung Hoa, của Angela Gheorghiu với “Giờ thứ 25”, của Mario Puzo với “Bố Già”, của Eric Maria Remarque với “Một Thời Để Yêu Và Một Thời Để Chết”.

Còn nữa, tôi nghe lùng bùng bên tai những điều thật...xa lạ. Đầu óc rối tung nửa sợ hãi vì thấy sự hiểu biết của mình quá thấp kém, nửa lại thích thú muốn mở rộng tầm hiểu biết phần nào theo bộ óc kiến thức vĩ đại của anh. Về các sách dịch tôi chỉ biết đôi chút như Giờ thứ 25, Cuốn Theo Chiều Gió, Chiến Tranh và Hòa Bình, Thằng Gù nhà thờ Đức Bà, Công chúa Sissi, Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra... v..v...vì một số được xem phim và một số có mua sách, nên thỉnh thoảng cũng dặm vài tiếng. Anh lại say sưa chuyển qua thi phú đọc thơ của Nguyên Sa, Đinh Hùng, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, tôi cũng rụt rè đệm theo vài câu mình thuộc. Đến trưa trước khi từ giã, anh giật mình nhìn những mảnh giấy từ bao thuốc lá được xé vụn nát li ti vất đầy bàn, anh đứng lên dọn dẹp
- Xin lỗi Minh, thường tôi nói chuyện với ai, tôi chỉ nghe giọng nói của mình dội lại âm thanh từ ngôi rừng vắng, nhưng khi nói chuyện với Minh tôi lại được nghe hai chiều, nên tôi đã thao thao như Hàn mặc Tử “Tôi điên tôi nói như người dại. Van lạy không gian xoá những ngày.” Hoặc “Tôi cắn lời thơ để máu trào”
Anh đi rồi, tôi toát mồ hôi hột vì căng thẳng với đối tượng có biển kiến thức mênh mông, tôi bị choáng váng vài ngày rồi trả lại sự yên tĩnh bình thường.


Mấy tuần sau có ngày mẹ con tôi đều đi vắng, trưa về tôi thấy có bó hoa Hướng Dương vàng rực cắm nơi ổ khoá cửa giữa nhà, kèm mảnh giấy “Hãy sống như loài hoa Hướng Dương. Thanh “Tôi chẳng hiểu anh chàng này nữa, làm chi cũng lập dị khác người, từ mảnh giấy rách viết thư, xé bao thuốc nát vứt tung toé trên bàn, tặng hoa kiểu này… có phải cái tip nhà văn nhà thơ thường sống khác người như vậy, nói nhẹ chút là “hơi tốc” phải không hè, lạ rứa thê.

Tiếp theo vào một tối mùa đông lạnh lẽo, ngoài trời mưa to gió lớn mù mịt tối thăm thẳm, tôi ngồi đan khăn quàng len chăm chú, chị tôi đang đi tới bỗng dưng hét lên “ui..ui...coi tề ...”Vừa nói tay chị chỉ theo hướng ngoài cửa sổ, tôi ngẩng mặt giật mình thấy người đàn ông tay che dù đứng nhìn, nhờ cặp kính cận tôi nhận ra anh. Mở cửa mời vào nhà, anh dựng dù trước hiên, bước vô ngồi chống cằm nhìn tôi chăm chú, tôi ngượng nghịu muốn phá tan bầu không khí im lặng
- Anh Thanh đi đâu ngang đây tiện ghé ...
Anh chận lời
- Đừng nói gì trong giờ phút này, tôi vừa trông thấy hình ảnh đẹp quá, cho tôi ngồi 5 phút rồi tôi sẽ đi
Nói xong anh lôi trong ngực áo len ra tập thơ “Mộng” với biệt hiệu “ba tên” yếu đuối như con người của anh, cúi xuống ghi lời tặng kèm hai câu thơ:

Mà nay nữa cuộc bôn ba ấy.
Đành hẹn cùng người một ước mơ

Đẩy tập thơ về phía tôi anh nói
- Sách tôi bày các tiệm đã bán hết, tôi chỉ còn giữ một tập duy nhất cho mình, nay tặng Minh
Tôi ngẩng lên định cám ơn thì anh đã quay gót bước đi trong mưa gió. Tôi hết ý với mẫu người nghệ sĩ tánh khí ngông nghênh này. Đêm đó tôi không ngủ được theo nhịp tim đập bất thường, trăn trở theo những cảm giác kỳ lạ.

Thế rồi năm 75, cuộc đời thay đổi một sớm một chiều, chẳng ai còn tâm trí nghĩ đến ai. Gia đình Đào Khuê sa sút trầm trọng, cha đi “học tập”, nhà cửa được mượn dùng làm tổ dân phố, gia đình về ở ké nhà bà ngoại. Các anh chị và Khuê không được học, bụng đói đầu gối phải bò. Khuê quan sát phong trào giai đoạn này, bán quần áo cho mấy ông bộ đội miền Bắc là hợp lý nhất, người miền Bắc vào mua đủ thứ, nhờ vậy kiếm chút tiền sống qua ngày.

Bạn mua áo len, nồi niêu son chảo, búp bê, dụng cụ cắt móng tay, khăn choàng, linh tinh đủ thứ. Khuê gọi tôi phụ dùm, hai đứa mỗi sáng xách hàng ra trải tấm ni lông ngồi trước rạp Hưng Đạo bán, trời tối di chuyển tới ngồi đối diện các cửa tiệm trên phố Trần Hưng Đạo. Chúng tôi gặp được anh Thanh đi ngang phố, từ đó lúc rảnh rang anh ra ngồi bên chúng tôi, xem mua bán. Nét mặt anh trầm lắng không còn nói nhiều như trước, thỉnh thoảng anh đi mua 3 ly nước mía bưng lại, hoặc mua 3 gói xôi, chúng tôi cùng vừa ăn vừa bán. Tôi bắt đầu thấy cảm kích thái độ cư xử của anh trong hoàn cảnh bị đát, hình ảnh một thanh niên nho nhã, ăn mặc bảnh bao lại ngồi chen giữa đám người lết la phơi mặt trên đường phố, hoà mình theo nhịp thở của bạn bè, của đời sống hiện tại, có điều dẫu môi cười hoà nhã nhưng không che đậy được ánh mắt buồn bã của anh, chuyện văn thơ cũng không còn được anh nhắc nhở.

Một lần Đào Khuê hỏi tôi
- Mi có cảm tình với anh Thanh không? sau lần anh nhờ tao đưa mảnh giấy, rồi xin địa chỉ mi, hai người có hay gặp gỡ thường xuyên?
Không hiểu sao tôi lại muốn dấu tất cả và nói láo “chẳng có tình cảm, chỉ xem anh như bạn, gặp một lần nghe anh nói chuyện văn chương rồi thôi”. Đào Khuê kể lể
- Thời gian sau ni lúc mi về trước, anh ra dọn hàng dùm, đưa tao tới tận nhà, có hôm anh ở lại ăn tối, chơi tới khuya rồi mới về, tự dưng tao thấy xốn xao tình cảm, nhất là trong lúc đang tủi thân, càng làm tao mủi lòng cảm động
Tôi nghe cũng thấy tim se thắt, có nỗi buồn dâng lên mơ hồ, nhưng đồng thời cũng thương hoàn cảnh bạn đang cần một bờ vai để chia sẻ tâm tình, anh Thanh lại là bạn thân với anh của Đào Khuê, thì sự thương cảm lại càng tăng thêm cũng đúng.
Rồi tới lúc phong trào bán lề đường bị đuổi dẹp, người bán quá nhiều cũng khiến việc kiếm tiền khó khăn, Đào Khuê giải nghệ vào hợp tác xã học thêu, tôi cũng bắt chước theo. Cái nghề bắt trì chí ngồi thêu ngày, thêu đêm vùi đầu vào công việc, chẳng còn ai gặp ai

Khoảng một năm sau, thật bất ngờ một đêm trăng sáng Đào Khuê đạp xe vào nhà tôi rủ đi dạo đường phố một vòng hứng gió mát, vì trời mùa hè quá oi bức. Mừng rỡ lâu ngày gặp nhau, hai đứa đèo chiếc xe đạp nhìn quang cảnh chung quanh, như người vừa được hưởng tự do sau thời gian dài chỉ biết cúi đầu trên khung vải. Chúng tôi chạy quanh nhiều con đường ra cửa Đông Ba chạy vòng vô cửa Thượng Tứ. Ngang trường Hàm Nghi bỗng nhiên tôi thấy hình dáng quen quen đi bên kia đường, Khuê cứ thoải mái đạp xe và kể chuyện huyên thuyên, tôi ngoái cổ chăm chú quan sát người thanh niên đi bên cạnh cô thiếu nữ tóc dài, họ đang chuyện trò và cầm tay thân mật, tôi chẳng nghe Đào Khuê kể gì nữa, kêu giựt nó
- Ê mi ơi, nhìn lui phía bên kia đường, coi ai giống anh Thanh lắm, quay xe lại mi nhìn thử xem
Khuê đang nói chuyện chợt im bặt, ngoái cổ lui và nghe lời tôi, cua xe đi sát gần, Khuê thốt lên giọng run run “đúng anh Thanh rồi”, Khuê vòng lại đi về trước mặt họ, nhưng họ ham nói chuyện không để ý kẻ đi đường. Bạn tôi cười gượng gạo không nói gì. Chúng tôi cùng im lặng trên đoạn đường về. Tôi không dám hỏi điều gì, Khuê bất chợt nói gần như khóc
- Anh vẫn thường đến chỗ tao thêu mời ra quán chè gần đó, nói chuyện đôi ba phút rồi để tao vô làm việc, dù sao ...tao cũng cám ơn anh đã cho tao một thời yêu đương và một thời khổ đau …
Bạn nói ra nỗi buồn, tôi câm nín không nói được. Phải chăng anh là cánh chim trời lãng đãng đó đây với nhiều cảm xúc dạt dào của một thi nhân đa tình lãng mạn, anh không là của riêng ai...

Bảy năm sau, tôi vào Sài Gòn trú ngụ nhà người O. Đêm nọ đang đi trên đường Nguyễn Huỳnh Đức cùng đứa em gái họ, tôi thấy thoáng hình ảnh anh đạp xe ngang qua, tôi quay mặt làm lơ, nhưng anh nhận ra nhanh chóng, quay xe lại gọi “ Minh, Minh...”. Tôi dừng chân làm ra vẻ bất ngờ
- Ồ! anh Thanh, lâu quá rồi anh còn nhận ra Minh giỏi vậy?
Anh nhỏ nhẹ
- Làm sao mà quên được
Anh năn nỉ mời chúng tôi ghé quán nước mía nói chuyện. Hỏi thăm được biết anh ra trường đổi lên vùng Kontum dạy học, nhưng chán nản bỏ dạy, về Sài Gòn hợp tác bạn bè mở các lớp dạy luyện thi môn Toán, Lý Hoá và Sinh ngữ. Em họ tôi nghe vậy sáng mắt tỏ ý muốn ghi tên học. Anh đề nghị học chung chậm tiến hơn là học một mình, anh sẽ đến dạy kèm tận tụy cho em gái. Anh xin tôi số địa chỉ nhà, tôi đang tìm đường vượt biển cần bí mật nên bất đắc dĩ cho số ma.

Đường đời trăm ngã, sau này có nguồn tin anh đã mất, không biết đúng? Nếu anh còn sống tình cờ đọc được bài viết này, xin anh vài phút quay về dĩ vãng, ngày đó có hai người con gái một thời đã ...yêu anh.

Minh Thúy Thành Nội
Tháng 2/2023

(Chuyện Ngày Ấy của tác giả Minh Thúy Thành Nội. Bài viết chính là nguồn cảm hứng cho bài hát cùng tên)

Lời Minh Thúy - Lê Hữu Nghĩa - Ca Sĩ Thu Trang