Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

Nhớ Đêm Mưa Sài Gòn - Sáng Tác Anh Bằng - Tiếng Hát Trang Mỹ Dung


Sáng Tác: Anh Bằng
Tiếng Hát: Trang Mỹ Dung
Thực Hiện: Đặng Hùng


Khóc Anh Trần Bá Xử


Mắt nghẹn ngào được tin anh mất
Lòng bàng hoàng sầu chất tâm can.
Trời thu ảm đạm lòng càng
Xuyến xao không dứt vô vàn tiếc thương!

Cõi Vĩnh Hằng con đường anh đến
Để xót thương cảm mến bao người.
Hết rồi giọng nói tiếng cười
Người anh một thuở tuyệt vời đức năng.

Nơi suối vàng vĩnh hằng trên ấy
Chúc anh vui quên khuấy trần gian.
Ta bà một cõi hỗn mang
Về bên chân Phật bình an Niết Bàn.

Mailoc
11-21-19

Bến Sông Buồn



Mến cảnh sinh tình, lặng đắm hồn
Mình tôi dõi mắt ngắm hoàng hôn
Bến xa thuyền nọ lơi chèo chậm
Đường vắng khách kia rảo bước dồn
Nghĩ đến quê cha lòng trắc ẩn
Thương về đất mẹ dạ bồn chồn ...
Vàng gieo ngấn nước màn đêm phủ
Nhớ lắm sông Đồng, nguyệt sáng thôn

Duy Anh
Orlando, FL.
July 18, 2019

Thu Sầu Muôn Thuở


Bài Xướng:
Thu Sầu Muôn Thuở

Nghe chớm Thu về trong mắt ai,
Heo may hôn nhẹ giấc u hoài.
Vèo bay chiếc lá lung linh nắng,
Năm tháng tình xưa vẫn khó phai.

Thoang thoáng dịu dàng hương đóa ngâu,
Đưa hồn ta chất ngất u sầu.
Đàn xưa lỗi nhịp người đôi ngã,
Bèo giạt hoa trôi mãi tận đâu.

Buồn ngắm Thu đi dưới nắng hồng,
Mà nghe lòng chạnh nỗi thương mong.
Cuối đời phiêu bạt thân cô lữ,
Thu hát cho ta nén tiếng lòng.

Đêm Thu trăn trở giấc đìu hiu,
Gởi mộng nương theo một dáng kiều.
Cuối mảnh đời ta là cỏ mục,
Quạnh hiu bầu bạn kiếp cô liêu.

Toronto Tàn Thu 2019
Nguyên Trần
***
Bài Họa:
Tình Sầu Vương Vấn

Buồn suốt bao mùa bởi vắng ai
Từng đêm thao thức nhớ nhung hoài
Lắng nghe tiếng gió qua ngoài cửa
Mà nỗi đợi chờ chẳng nhạt phai.

Cuối vườn ngan ngát thoảng hương ngâu
Lại nhớ ngày nao chửa biết sầu
Âu yếm, anh cài hoa tóc bậu
Hai tâm hồn trẻ mộng về đâu.

Tuổi mộng còn đang ửng sắc hồng
Xa nhau, lòng nhói nỗi chờ mo
Anh ra chiến trận sầu quan tái
Em bỏ làng xưa, muộn ngập lòng.

Chiều qua sông vắng gió hiu hiu
Nhớ dáng em xưa, nét diễm kiều
Trôi giạt phương nào ai có biết
Bến đò buồn lặng giữa hoang liêu.

Sông Thu
***
Mùa Thu ấy...

Lại nữa Thu về chạnh nhớ ai
Heo may khơi dậy mộng xưa hoài
Mênh mang mùa cũ tình tha thiết
Thm đậm muôn vàn chả nhạt phai

Kỷ niệm ngày xưa dưới cội ngâu
Long lanh khoé mắt “vạn thu sầu”
Mượt mà làn tóc hương thơm ngát
Ngây ngất ...hồn anh tan biến đâu?

Mây phủ chiều nay, nhạt nắng hồng
Thu dồn chất ngất nỗi chờ mong
Xót thương lá rụng nôn nao dạ
Nuối tiếc ngày qua áo não lòng

Trơ trọi đường chiều bóng hắt hiu
Còn đâu dáng liễu nét yêu kiều
Ngồi bên quán trọ sầu đơn lẻ
Khói thuốc loang dần...thấm tịch liêu

Thanh Hoà

Both Sides Now - Hai Phía Từ Đây


Both Sides Now

Today I turned on the radio to hear an old song sung slowly and sensitively by a wonderful though unnamed artist. It moved me to ponder each line, each word, each syllable as never before. That song was Both Sides Now, by the artist Joni Mitchell:

Bows and flows of angel hair
And ice cream castles in the air
And feather canyons everywhere
I've looked at clouds that way

But now they only block the sun
They rain and snow on everyone
So many things I would have done
But clouds got in my way
I've looked at clouds from both sides now

From up and down and still somehow
It's cloud illusions I recall
I really don't know clouds at all

Moons and Junes and Ferris wheels
The dizzy dancing way you feel
When every fairy tale comes real
I've looked at love that way

But now it's just another show
You leave 'em laughing when you go
And if you care, don't let them know
Don't give yourself away

I've looked at love from both sides now
From give and take and still somehow
It's love's illusions I recall
I really don't know love at all

Tears and fears and feeling proud
To say "I love you" right out loud
Dreams and schemes and circus crowds
I've looked at life that way

But now old friends are acting strange
They shake their heads, they say I've changed
Well something's lost but something's gained
In living every day

I've looked at life from both sides now
From win and lose and still somehow
It's life's illusions I recall
I really don't know life at all

I've looked at life from both sides now
From up and down and still somehow
It's life's illusions I recall
I really don't know life at all

It really is true that when we reflect on life, we often recognize our current perspective as quite different from the actual experiences we lived through, enjoyed, or even immortalized in song or on videotape. Just when we think we know something for sure, we realize we do not know it at all. After years of disillusionment in love, for example, many people give up and live without a significant partner. They can't bear getting hurt again, but they also eliminate any possibility of feeling the rapture of an open heart that experiencing love can offer. Warmth and tenderness are but two faces to our many-faceted human nature. Anger, rejection and spitefulness also dwell within, even though we might not like or even acknowledge them. They are known as our shadow elements. What we like about ourselves and what we do not both exist within us. Looking at life from both sides allows us to mature and grow from witnessing ourselves being stretched between ecstatic and painful experiences and emotions.

Looking at life from both sides means we stand back and observe the observable, hopefully in a nonjudgmental fashion. We see the light, we acknowledge the shadows. It is from both sides that we gain perspective, balance and most importantly integration. Life is not black and white, nor are clouds, nor is love. Nothing in our world is that static. We live life on the fulcrum, constantly balancing give and take, win and lose, up and down, joy and pain. If we plunge to any extreme with the hope of remaining there, we are bound to be disappointed. Life itself does not have the power to disappoint us however, only our illusions about life can do this. We can choose to recall certain poignant moments, but they may prove to be illusory when we examine them more carefully. Two people involved in a swept-away romance are both going to experience rapture perhaps, but would describe that experience quite differently. Two siblings will remember a parent or a family event on their own unique terms. Who is right? Who has the final say on the nature of experience?

We all possess our own version of reality, our own life experience. None of us is right or wrong, though we ARE responsible for personal choices which lead us into complex relationships with others. We always possess free will, though at our most challenging times, it certainly might not feel that way! If our job is in jeopardy or our lover is about to leave us, we don't tend to see ourselves as co-participants in that particular relationship. We feel victimized and helpless. It is perhaps at such junctures that it seems like another person is exerting their will over us. Yet we do have choices, no matter how helpless we feel. One choice is to surrender. With our back to the wall, surrendering to Divine Will might be our best option. Wound up in our own human drama and lacking a grander perspective, perhaps the best we can do is to pray for peace. 

We can try to see both sides, though in the heat of emotional upheaval we might fail more often than we succeed. But inevitably once the dust clears, we will find ourselves reflecting. The act of reflection allows us to perceive more angles, more sides to an issue. Instead of trying to isolate and pin down life like a physicist trying to pin down an atom in a particle accelerator (and the more he tries, the faster it travels), we can take time to reflect and observe and learn from our interactions and choices. We can look at life from both sides and, in the process, surrender to the wonder of it all.

Joni Mitchell - Both Sides Now



Bela Johnson
***
Bài Dịch: Hai Phía Từ Đây

Hôm nay khi bật radio tôi chợt nghe một bài hát xưa, một giọng hát nào đó, chậm rãi và truyền cảm. Xúc động đến nỗi tôi nghiền ngẫm từng câu hát, từng chữ, từng âm; tôi chưa từng làm như thế bao giờ. Bài hát đó là Hai Phía Từ Đây, sáng tác bởi Joni Mitchell:

Thắt nơ và lọn tóc tơ thiên thần
Và lâu đài bằng kem trên không
Và vực thẳm kết bằng lông chim khắp mọi nơi
Tôi đã ngắm mây trời như thế
Nhưng nay mây che ánh mặt trời
Mưa sương rơi xuống cuộc đời
Tôi có nhiều thứ đáng nhẽ phải làm
Nhưng mây mù cản lối
Tôi nay nhìn mây từ hai phía
Từ trên cao và từ dưới thấp, nhưng sao
Tôi chỉ nhớ ảo ảnh của mây
Nào tôi có biết gì về mây
Những mùa trăng tháng hạ, và những vòng đu
Quay cuồng vũ khúc mê say
Truyện cổ tích trở thành hiện thực
Tôi đã nhìn tình yêu như thế
Nhưng nay, chỉ là một vở tuồng khác
Khi giã biệt, để lại những tiếng cười đùa
Và nếu quan tâm, đừng để ai biết
Đừng để ai biết gì về bạn
Tôi nhìn tình yêu từ cả hai phía
Từ cho và nhận, nhưng sao
Tôi chỉ nhớ ảo ảnh của tình yêu
Nào tôi có biết gì về tình yêu
Nước mắt, xao xuyến và niềm kiêu hãnh
Khi thốt lời tỏ tình
Mộng mơ và mưu chước và đám đông xem trò xiếc
Tôi nhìn đời như thế
Nhưng nay bạn bè ngoảnh mặt
Họ lắc đầu, họ trách tôi đổi thay
Có mất mát và có đền bù
Trong cuộc sống mỗi ngày
Nay tôi nhìn đời từ hai phía
Từ được và mất, nhưng sao
Tôi chỉ nhớ ảo ảnh của cuộc đời
Nào tôi có biết gì về cuộc đời
Nay tôi nhìn đời từ hai phía
Từ trên cao và dưới thấp, nhưng sao
Tôi chỉ nhớ ảo ảnh của cuộc đời
Nào tôi có biết gì về cuộc đời

Nhìn mây tôi thấy nơ trời
Lâu đài, tơ tóc buông lơi thiên thần
Những bờ vực thẳm mênh mông
Chập chùng lơ lửng từng không xa vời
Mây che chắn ánh mặt trời
Thành mưa và tuyết bời bời không gian
Bao nhiêu thứ để lo toan
Nhưng mây cản lối đường gian trần này
Nhìn từ hai phía, từ đây
Trên cao dưới thấp mây bay ngang trời
Chỉ là một áng mây trôi
Nhớ chăng ảo ảnh xa rồi thoáng mây
Trăng mùa hạ, những vòng quay
Du dương hòa nhịp men say bên người
Đường thần tiên, bước chơi vơi
Cõi mơ tình sử, riêng người với ta
Giờ đây vở kịch hạ màn
Sân nay vắng bóng, âm vang tiếng cười
Thế thôi đừng để ai hay
Nỗi lòng u uẩn tỏ bày ích chi

Nhìn từ hai phía tình trần
Từ trao và nhận ân cần nôn nao
Tình yêu hư ảo biết bao
Chừng khi nhớ lại tình trao mất rồi
Lời thề trang trọng dâng người
Bâng khuâng giọt lệ đầy vơi nỗi niềm
Ngoài kia huyên náo đời riêng
Những dâu bể những hão huyền mộng mơ
Bạn nay ngoảnh mặt thờ ơ
Rằng tôi giờ chẳng còn là tôi xưa

Mất đi để được đền bù
Ngày ngày cuộc sống phù du kiếp người
Nhìn từ hai phía cuộc đời
Từ thua từ được mộng đời lao xao
Chỉ là ảo ảnh hư hao
Trong tâm tưởng biết gì đâu về đời
Nhìn từ hai phía cuộc đời
Những thăng trầm những mộng đời lao xao
Chỉ là ảo ảnh hư hao
Trong tâm tưởng biết gì đâu về đời


Thực sự là thế khi chúng ta hồi tưởng về cuộc đời, chúng ta thường nhận ra rằng quan niệm hiện tại của chúng ta khác hẳn với cái kinh nghiệm đã trải qua, đã thụ hưởng, hay đã được bất tử hóa khi nó được thâu băng hay viết thành lời nhạc. Chính lúc chúng ta ngỡ mình biết chắc chắn về một điều gì đó, chúng ta vỡ lẽ ra mình chẳng biết gì về nó. Sau những năm tháng mê muội trong tình yêu, chẳng hạn, nhiều người đã khước từ không muốn sống chung với ai nữa cả. Họ không thể chịu nổi sự cay đắng khi bị phụ rẫy lần nữa, nhưng đồng thời họ cũng chối bỏ cái có thể xảy đến: cảm xúc hân hoan khi đang yêu. Nhiệt tình và dịu dàng chỉ là hai mặt của bản chất con người đa diện. Sự giận dữ, phụ bạc và hằn học cũng ở trong chúng ta, cho dù chúng ta không muốn hay không thích thừa nhận chúng. Chúng được xem như là bóng hình của chúng ta. Những thứ về mình mà chúng ta thích hoặc không thích đều hiện diện trong chúng ta. Nhìn đời từ hai khía cạnh giúp chúng ta trưởng thành và tiến triển khi chứng kiến chính chúng ta đong đưa giữa những kinh nghiệm và xúc cảm của vui sướng lẫn khổ đau.

Nhìn đời từ hai phía có nghĩa là chúng ta đứng lùi lại và, hy vọng với một cái nhìn trung thực, quan sát những gì nhận thấy được. Chúng ta nhìn thấy ánh sáng, và thừa nhận bóng tối. Nhìn từ hai phía chúng ta có được quan điểm, sự quân bình và quan trọng nhất là sự dung hòa. Đời không là đen và trắng, mây hay tình yêu cũng thế. Thế giới của chúng ta không đứng yên. Chúng ta sống trên một điểm tựa, luôn giữ thăng bằng giữa cho và nhận, thắng và bại, thăng và trầm, vui sướng và đau khổ. Nếu chúng ta lao mình vào một thái cực với hy vọng sẽ ở lại đó, chúng ta sẽ thất vọng. Đời sống không thể khiến chúng ta thất vọng, tuy nhiên cái ảo vọng về đời sống của chúng ta mới có thể. Chúng ta có thể chọn lựa để nhớ những giây phút hận sầu, nhưng khi chúng ta phân tích kỹ lưỡng chúng có lẽ chỉ là ảo tưởng. Hai người mê nhau như điếu đổ có thể sắp đắm chìm trong hoan lạc, nhưng có lẽ họ sẽ kể về chuyện đó mỗi người theo một cách khác. Hai anh em hay chị em sẽ nhớ về cha mẹ hay một kỷ niệm gia đình theo cách riêng của mỗi người. Ai đúng ai sai? Ai có thể quả quyết sự thuần nhất của kinh nghiệm đó?

Chúng ta đều sở hữu cái phiên bản của chúng ta về thực tại, về đời sống riêng của chúng ta. Không ai trong chúng ta đúng hay sai, mặc dầu chúng ta chịu trách nhiệm về những sự chọn lựa đưa đến những mối quan hệ phức tạp với tha nhân. Chúng ta luôn có sự tự do hành xử, mặc dù trong những lúc thử thách chúng ta không cảm thấy như thế! Nếu như công việc làm của chúng ta có cơ nguy bị mất hoặc người yêu của chúng ta sắp rời xa, chúng ta không có khuynh hướng thấy chính chúng ta can dự trong mối quan hệ đó. Chúng ta cảm thấy mình là nạn nhân và không nơi nương tựa. Hầu như vào thời điểm đó người khác đang áp đặt quyền lực lên chúng ta. Tuy nhiên chúng ta có sự chọn lựa, bất kể chúng ta có cảm thấy bất lực cách nào đi chăng nữa. Có một chọn lựa là đầu hàng. Khi bị dồn vào chân tường, có lẽ là sự chọn lựa tốt đẹp nhất là phó thác cho Mệnh Trời. Trong quẫn bách của bi kịch đời người và khi thiếu một tầm nhìn phổ quát, có lẽ cách tốt nhất là chúng ta cầu xin sự bình an.

Chúng ta có thể thử nhìn cả hai phía, mặc dù chúng ta dễ thất bại hơn là thành công giữa lúc cơn sóng gió tình cảm còn dao động. Nhưng chắc chắn một khi mọi chuyện đã lắng dịu, chúng ta sẽ thấy chính chúng ta phản tỉnh. Hoài niệm giúp chúng ta nhận thức một sự việc dưới nhiều khía cạnh. Thay vì cố gắng cô lập và ghìm đời sống xuống như nhà vật lý học ghim kẹp hạt nguyên tử trong cái máy quay gia tăng tốc độ (và khi ông ta càng cố gắng, hạt nguyên tử càng di chuyển nhanh hơn), chúng ta có thể khoan thai hồi tưởng và học hỏi từ những sự giao tiếp và những chọn lựa của chúng ta. Chúng ta có thể nhìn đời từ hai phía và, trong tiến trình ấy, phó thác cho sự kỳ diệu của chính cuộc đời này.

Yên Nhiên Dịch.


Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

Thông Báo Họp Mặt CHS Tống Phước Hiệp Lần 11


Thông Báo Thay Thơ Mời
***
Thông Báo Về Buổi Họp Mặt Cựu Học Sinh Trung Học Tống Phước Hiệp Vĩnh Long
(Tiền Thân của Trường Trung Học Phổ Thông Lưu Văn Liệt)

Vĩnh Long, ngày 19 tháng 11 năm 2019

Kính Gởi: 
Cựu Học Sinh Trường Trung Học Tống Phước Hiệp Vĩnh Long
Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp Niên Khóa 1962-1969 và Thân Hữu

Theo thông lệ, nhóm Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp NK 62-69 có tổ chức họp mặt vào cuối năm, với mục đích để Bạn Học ngày xưa, tìm về và ôn lại những khoảnh khắc thời học sinh.
Đặc biệt, buổi họp mặt lần thứ 11 này, theo đề nghị của một số Bạn ở các Niên Khóa khác, trên Thơ Mời, Thông Báo và Affich ghi thêm dòng chữ "Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp", có như thế Các Bạn khác khóa mới mạnh dạn tham dự. Và điều này đã được sự hưởng ứng của Cựu Học Sinh các khóa 69-71- 79... trong buổi họp chuẩn bị giữa năm (tháng 6/2019). 

Thời Gian Và Địa Điểm Tổ Chức:

Thời Gian: Lúc 10 giờ ngày 08 tháng 12 năm 2019.
Địa Điểm: Nhà Hàng Thiên Tân, số 56 đường Phạm Thái Bường, phường 4, Thành phố Vĩnh Long.

Ban Tổ Chức trân trọng kính mời: "Cựu Học Sinh trường Trung Học Tống Phước Hiệp Các Khóa", dành chút thời gian về tham dự vào ngày giờ và địa điểm nêu trên.

Sự hiên diện của quý Anh, Chị, Em sẽ khiến cho buổi họp mặt thêm phần long trọng và thân mật, cũng như là niềm hạnh phúc và vinh dự, đồng thời đây là nguồn khích lệ lớn lao cho chúng tôi trong những lần tổ chức sau này.

Thân Mến Kính Chào
Thay Mặt Ban Tổ Chức
Huỳnh Hữu Đức 
CHS - NK 62-69

Mọi thắc mắc xin liên lạc với Ban Tổ Chức:

- Võ Thị Tuyết Nga: SĐT 0938444255
- Lê Xuân Mai: SĐT 0909598589
- Lê Ngọc Điệp:SĐT 0918066445
- Huỳnh Hữu Đức: SĐT 0942332776

Lời Tình Đong Đưa



Mùa thu mang đi chiếc lá
Nỗi buồn theo bước vào đông
Ngoài trời bắt đầu băng giá
Sầu dâng trên ngọn ngô đồng

Chiều nay heo may sang sông
Nhớ em lòng đau như cắt
Mây đưa mưa về vuốt mặt
Bên trời ai đợi ai trông

Tôi ngồi trong vườn tê tái
Nói cùng với hạt mưa rơi
Biết rằng lòng mình vẫn đợi
Yêu thương dành để một người

Gió đông thổi vào quá khứ
Bàn chân bước vội qua mùa
Lời tình đong đưa trước gió
Trên ngọn ngô đồng sa mưa.

Bằng Bùi Nguyên

Đông Tha Hương


Xướng:
Đông Tha Hương

Hôm nay thật sự bước vào Đông
Cảnh vật buồn tênh đến chạnh lòng!
Gió thổi lạnh lùng qua kẽ lá
Cành trơ lặng lẽ dưới tầng không
Ngoài trời tuyết đổ lùa song cửa
Trong bếp lò than rực lửa hồng
Tháng lụn năm tàn thân lữ thứ
Xót đời phiêu lãng trả chưa xong

songquang
20191108
( ngày Lập Đông /2019)
***
Đông Buồn

Em có hay chăng đã Lập đông?
Nơi đây buồn bã đến chao lòng
Sầu thương thân khách như chim lạc
Quạnh nhớ môi ai tựa đốm hồng
Mấy độ đáo lui còn nặng nợ
Bao năm phiêu bạt vẫn hoàn không…
Bốn mùa luân chuyển trôi đi mãi…
Nửa kiếp qua rồi, chửa trả xong!

Cao Bồi Già
10-11-2019
***
Đông Sớm

Hoa còn vương víu, vội chi Đông?
Từng cánh vàng bay se sắt lòng.
Lau lách lạnh lùng ươm tuyết trắng
Vịt trời ríu rít lướt trời không.
Im lìm ghế đá vườn thu quạnh
Ấm áp phòng thư củi bếp hồng.
Man mác bốn mùa dồn dập mãi
Con đường còn lại phải đi xong!

Mailoc
***
Đón Chào Đông

Viết câu bạch tuyết đón chào Đông
Hồn ấm hong thơ rộn rã lòng
Ở cuối chân mây, vàng ánh lửa
Nơi đầu quán gió, trắng trời không
Khói hun thu vãn, thương tình muộn
Sương đọng đường xa, nhớ bếp hồng
Giá rét chập chờn chia mái tóc
Thành đôi mầu đậm,lạt vừa xong...

Hawthorne 9 - 11 - 2019
Cao Mỵ Nhân
***
Tình Đông

Lạnh trùm mây xám mịt trời đông
Chừ biết em đâu nhóm lửa lòng !
Nhớ đẫm ngác ngơ từng cánh bướm
Yêu cuồng tê dại cả vòm không
Vườn hoang cuối ngõ cành thưa biếc
Cỏ dại bên ao nụ thiếu hồng
Đỉnh núi mù giăng buồn chết sững
Tình chờ hóa đá nữa là xong.

Lý Đức Quỳnh
***

Tiếc Nuối

Ảm đạm khung trời nổi gió Đông
Vườn quê bỏ lại nát tan lòng!
Hàng cau thẳng tắp đâu còn nữa!
Đám mạ xanh rì hỏi nhớ không?
Dạ ước hôm nào mang sính lễ
Người đi buổi ấy dệt tơ hồng!
Giận mình nhút nhát lời khôn ngỏ
Tập trước gương nhìn thốt chẳng xong!

Như Thu
***

Sầu Đông Lặng Lẽ

Tóc rối, son phai, má nhạt hồng
Bẽ bàng, hờn tủi suốt bao đông
Gối chăn lạnh lẽo trong phòng vắng
Củi lửa im lìm giữa bếp không
Gió quật từng cơn đâm buốt dạ
Mưa tuôn mỗi đợt chảy tan lòng
Hằng đêm đối bóng sầu cô quạnh
Trả mãi nợ trần vẫn chẳng xong !

Sông Thu
***
Đông Buồn

Là ai từng trãi những chiều đông
Hiu quạnh mông lung thật mủi lòng
Bao mãnh hồn hoang nơi biển cả
Một bầy chim lạc khoảng hư không
Thương ai phiêu dạt chân trời xám
Nhớ buổi vay quanh bếp sưởi hồng
Thao thức đêm trường thêm giá lạnh
Nợ nần thời trẻ trả nào xong…!

Thanh Trương
***
Sầu Đông


Sắc xám giăng buồn chuyển lập Đông
Mưa rơi nặng hạt chạnh se lòng
Bao mùa đổi cảnh nơi trần thế
Mấy bận thay màu giữa cõi không
Quạnh quẽ người đan sầu tuyết trắng
Đơn côi kẻ vẽ mộng mây hồng
Hương xưa chợt dậy hồn tê tái
Ước hẹn thôi đành chẳng thể xong

Minh Thuý ( Thành Nội )
Tháng 11/9/2019
***
Đông Buồn

Bầu trời u ám đã sang Đông
Vội vã Thu qua tiếc não lòng
Gió ngại phiêu du dừng lối mộng
Chim lo ẩn náu lặng thinh không
Hồ bơi hoang vắng đâu bầy trẻ
Đường chạy bơ vơ thiếu bóng hồng
Ghế đá hoa viên buồn lạnh lẽo
Tuổi già tập tễnh bước nào xong?

Thanh Hoà
***

Trắc Trở

Thu chào tạm biệt đón mùa Đông
Xám xịt mông mênh não cả lòng
Giá rét che hàng cây dưới đất
Sương mù phủ sợi nắng trên không
Vùng sâu mong mỏi làn hơi ấm
Miền ngược chờ trông ánh củi hồng
Khắc khoải bao lâu mong lối thoát
Nhưng vì trắc trở mãi nào xong

Phượng Hồng
***
Đông Cô Đơn

Xa nhà chừ đã mấy mùa đông
Bỏ bậu cô đơn xót cõi lòng
Cảnh cũ tiêu điều sầu muộn mãi
Tình xưa dang dở trách phiền không ??
Vì đâu phiêu bạt phương trời lạ
Để mãi tương tư chốn bếp hồng
Thao thức đêm trường mong giấc ngủ
Tâm hồn xao xuyến dễ gì xong ?

Thiên Hậu
***
Đông Về Nhớ Bạn

Một mình ngậm bút bước sang đông
Nhớ bạn chao ôi nhớ lạnh lòng
Hỡi đứa rời quê yên dạ hử?
Ơi thằng xa xứ ấm lòng không?
Giữ gìn xử thế lưu tình đậm
Gắng gỏi làm ăn níu bếp hồng
Hãy nghĩ về nhau cho trí sáng
Rồi ngày ấy tới hẳn là xong

Trần Như Tùng
***
Lời Đồng Cảm
(Họa 4 vận)

Đêm buồn trở giấc buổi hàn đông,
Ngao ngán thế nhân ngẫm nghẹn lòng!
Trống hội thì thùng khua cõi thế,
Chuông chùa lay lắt vọng thinh không?
Mái nghèo thèm khát phên che ấm,
Bếp lạnh thầm mơ lửa khới hồng?
Cốc hiểm thâm cùng ai ngó tới,
Kêu sao thấu nổi đến "ngai rồng"?!

11-11-2019

Nguyễn Huy Khôi 

Góc Đường Thi: Thơ Trương Duyệt


Trương Duyệt 張說 (667-730):
Đại thần đời Đường. Tự là Đạo Tế, một tự nữa là Duyệt Chi. Người đất Lạc Dương. Đời Võ Tắc Thiên được phong làm Thái Tử Hiệu Thư, đời Đường Trung Tông giữ chức Hoàng Môn Thị Lang, đời Tuấn Tông được phong chức Trung Thư Môn Hạ Bình Chương Sự, đến đời Huyền Tông thì giữ chức Trung Thư Lệnh, rồi được truy phong Yến Quốc Công. Ông giỏi về văn từ nên được giao cho soạn thảo hầu hết các văn kiện quan trọng trong triều đình lúc bấy giờ. Thơ của ông thường làm lúc ngẫu hứng. Sau đây là những bài thơ của ông làm khi bị biếm làm Thứ Sử đất Nhạc Dương.

1. Bài thơ Tống Lương Lục Tự Động Đình Sơn Tác:


送梁六自洞庭山作 Tống Lương Lục Tự Động Đình Sơn Tác

巴陵一望洞庭秋, Ba Lăng nhất vọng Động Đình Thu,
日見孤峰水上浮。 Nhựt kiến cô phong thủy thượng phù.
聞道神仙不可接, Văn đạo thần tiên bất khả tiếp,
心隨湖水共悠悠. Tâm tùy hồ thủy cộng du du !
張說                      Trương Duyệt 

* Chú thích:
- Lương Lục 梁六: Tức Lương Tri Vi, Thứ sử Đàm Châu, nhân về kinh đi ngang qua Nhạc Dương, nên Trương Duyệt lúc bấy giờ là Thứ sử Nhạc Dương mới đưa bạn đi qua hồ Động Đình.
- Động Đình Sơn 洞庭山 : Còn gọi là Quân Sơn, nằm trong Động Đình Hồ về phía tây nam của thành phố Nhạc Dương. Nơi có phong cảnh đẹp đẽ hữu tình.
- Ba Lăng 巴陵: Tên Quận của Nhạc Châu, thuộc Nhạc Dương trong tỉnh Hồ Nam.
- Cô Phong 孤峰 : Đỉnh núi cô độc, chỉ đỉnh Quân Sơn lẻ loi ở giữa hồ Động Đình.
- Văn Đạo 闻道: Nghe nói rằng, Nghe đồn rằng...
- Thần Tiên 神仙: ở đây chỉ Tương Quân và Tương Phu Nhân hai tiên nhân đắc đạo ở núi Động Đình nầy, nên núi còn có tên Quân Sơn là vì thế. Theo Thập Di Ký 《拾遗记》 của Vương Gia đời Đông Tấn thì có đến tám tiên đảo trôi nổi trên mặt sông hồ biển cả, trong số đó có Quân Sơn. Tương truyền dưới núi Quân Sơn có đến mấy trăm gian nhà vàng tráng lệ để cho các tiên đồng ngọc nữ ở trong đó, suốt ngày luôn có tiếng tiêu thiều tơ trúc vang lừng các khúc nhạc tiên vẳng đến cả trên đỉnh núi. Nhưng không mấy ai gặp được thần tiên trên núi đó.
- Du Du 悠悠 : là Dài lâu, là Dằng dặc lơ lửng mãi không thôi.

* Nghĩa bài thơ:
Làm Khi Đưa Lương Lục Từ Núi Động Đình.
Từ đất Ba Lăng ta nhìn theo bạn đến mút con mắt trên hồ Động Đình khi trời đã vào thu; dưới ánh nắng lắp lánh ta thấy ngọn núi Quân Sơn cô độc như trôi nổi trên hồ Động Đình (tựa như núi Bồng lai ); Nghe nói thần tiên rất khó mà gặp được để tiếp xúc, nên lòng ta cũng như nước hồ trôi nổi tận xa xăm !

* Diễn Nôm:
Cảm Tác Khi Đưa  Lương Lục Từ Động Đình Sơn

Ba lăng tiễn bạn Động Đình Hồ,
Dưới nắng Quân Sơn tựa lửng lơ.
Nghe nói thần tiên không dễ gặp,
Lòng theo hồ nước cũng dật dờ! 

Lục bát:
Ba Lăng thu ngắm Động Đình,
Núi côi như nổi xinh xinh giữa hồ.
Thần tiên há dễ gặp cơ ?!
Lòng ta theo nước dật dờ xa xa!

Đỗ Chiêu Đức

Bài thơ nầy đã được thân phụ của Công Tử Bạc Liêu cho người viết và cẩn xà cừ treo trong phòng khách trên lầu bên cạnh hai câu đối chính. Ta thấy nội dung bài thơ diễn tả lại tâm lý tự nhiên của con người trước cảnh chia tay, trước thiên nhiên trời nước bao la của hồ Động Đình, trước sự nhỏ bé của núi Quân Sơn như đang trôi nổi trên mặt hồ như tiên đảo Bồng lai; làm cho lòng người cũng lắng đọng xuống muốn đi tu tiên để sống cảnh sống thanh nhàn của thần tiên, không xô bồ xô bộn như cuộc đời thực tế đang diễn ra trước mắt. Nếu chịu lắng lòng với bài thơ nầy, thì chắc Công Tử Bạc Liêu cũng sẽ bớt ăn chơi hơn. Tiếc thay!

2. Bài thơ Thục Đạo Hậu Kỳ:


蜀道后期        Thục Đạo Hậu Kỳ
客心争日月, Khách tâm tranh nhật nguyệt,
来往预期程。 Lai vãng dự kỳ trình.
秋風不相待, Thu phong bất tương đãi,
先至洛陽城。 Tiên chí Lạc Dương thành.
張說                 Trương Duyệt

Giữa những năm Tiên Thụ của triều Võ Tắc Thiên (690-692), lúc đó Trương Duyệt đang giữ chức Hiêu Thư Lang, hai lần được cử đi sứ xứ Tây Thục. Các chuyến đi đều đã được dự tính sẵn ngày về, nhưng vì công vụ trễ nãi nên phải về muộn. Vì thế nên mới có bài thơ nầy.

* Chú thích:
- Thục Đạo 蜀道 : THỤC là đất Thục thuộc một vùng của tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Thục Đạo là đường đến nước Thục, vì là vùng cao nguyên với các núi non hiễm trỡ nên đường đi lại khó khăn, như trong bài Thục Đạo Nan của Lý Bạch có câu 蜀道之难,难于上青天!Thục đạo chi nan, nan vu thướng thanh thiên ! Có nghĩa : Đường đi đến đất Thục khó khăn, gian nan như đường đi lên trời xanh !
- Tranh Nhựt Nguyệt 争日月 : là Tranh thủ với ngày tháng.
- Dự Kỳ Trình 预期程 : là Dự tính cả hành trình ngày đi lẫn ngày về.
- Bất Tương Đãi 不相待 : là Không chờ đợi nhau.
- Lạc Dương 洛陽 : là Kinh đô của Võ Tắc Thiên lúc bấy giờ.

* Nghĩa bài thơ:
Đường Thục Hẹn Sau (Trễ Hẹn)

Lòng của kẻ đi đến nơi đất khách xa nhà luôn luôn tranh thủ từng ngày từng tháng, cả chuyến đi lẫn chuyến về đều đã dự tính trước cả rồi.( Nhưng vì đường xá khó khăn và công vụ cho nên trễ hẹn ). Còn ngọn gió thu se sắt thì không chờ đợi ai cả, cứ đến kỳ là thổi vụt vù về đến Lạc Dương thành trước ngay (trong khi ta vẫn còn ở đất Thục chưa kịp quay về !).

* Diễn Nôm:
Thục Đạo Hậu Kỳ

Lòng khách tranh ngày tháng,
Đi về đúng lịch trình.
Gió thu không chờ đợi,
Đến trước Lạc Dương thành.

Lục bát:
Tính ngày tính tháng người đi,
Vãng lai đúng hẹn quy kỳ khích khao.
Gió thu chẳng đợi ai nào,
Một mình phe phẩy thổi vào Lạc Dương.

Đỗ Chiêu Đức

3. Bài thơ Ung Hồ Sơn Tự:


灉湖山寺                Ung Hồ Sơn Tự
空山寂歷道心生, Không sơn tịch lịch đạo tâm sanh,
虛谷迢遙野鳥聲。 Hư cốc điều diêu dã điểu thanh.
禪室從來塵外賞, Thiền thất tòng lai trần ngoại thưởng,
香臺豈是世中情。 Hương đài khởi thị thế trung tình.
雲間東嶺千尋出, Vân gian đông lãnh thiên tầm xuất,
樹裏南湖一片明。 Thọ lý nam hồ nhất phiến minh.
若使巢由知此意, Nhược sử Sào Do tri thử ý,
不將蘿薜易簪纓。 Bất tương la bệ dị trâm anh.
張說                         Trương Duyệt

* Chú thích:
- UNG HỒ 灉湖: Còn có tên là Nam Hồ, nằm ở phía nam thành phố Nhạc Dương.
- ĐIỀU DIÊU 迢遙: là Xa xôi diệu dợi.
- THIÊN TẦM 千尋: Theo hệ thống đo đạc ngày xưa, cứ 8 thước vô 1 tầm, nên Thiên Tầm là Một Ngàn Tầm, chỉ khoảng cách rất cao rất xa.
- SÀO DO 巢由: là Sào Phủ và Hứa Do, hai ẩn sĩ cao nhã ngày xưa. Theo Cao Sĩ Truyện: Hứa Do tự là Võ Trọng. Vua Nghiêu nghe tiếng định nhường ngôi cho. Do thoái ẩn bên bờ sông Dĩnh Thủy ở Trung Nhạc dưới núi Cơ Sơn. Vua Nghiêu lại cho triệu ra làm Cửu Châu Trưởng (Người đứng đầu Cửu Châu). Hứa Do không muốn nghe lời triệu đó, nên ra bờ sông Dĩnh Thủy để rửa tai. Nhằm lúc Sào Phủ đang dắt một con nghé con ra bờ sông uống nước, thấy Do đang rửa tai, mới hỏi rõ nguyên nhân , Do đáp :"Vua Nghiêu muốn triệu tôi ra làm Cửu Châu Trưởng, những lời nói về công danh đó làm dơ tai của tôi, nên mới ra đây mà rửa tai." Sào Phủ đáp rằng :"Nếu ông ẩn cư nơi thâm sơn cùng cốc, không người qua lại, thì ai còn gặp được ông mà mời !? Đằng nầy ông ở cạnh bờ sông, là lòng ông còn muốn nghe lời mời mọc của lợi danh. Như thế sẽ làm cho dơ miệng con nghé của ta." Nói đoạn, bèn dắt con nghé lên trên thượng lưu mà uống nước, không cho uống nước mà Hứa Do đã rửa tai, sợ làm cho ô uế miệng con nghé.
- LA BỆ 蘿薜: hay Bệ La cũng thế, là hai giống dây leo BỆ LỆ và NỮ LA 薜荔和女萝 thường sống chùm gởi vào thân cây khác hay các vách nhà hàng rào. Thường dùng để chỉ quần áo hoặc nơi ở của các cao sĩ ẩn cư nơi thâm sơn cùng cốc.
* Nghĩa Bài Thơ:
Chùa Trên Núi Ung  Hồ
Núi non vắng vẻ dàn trải ra trước mắt, khiến cho lòng người cũng nảy sinh ra lòng mộ đạo. Trong sơn cốc trống vắng xa xôi nầy luôn có tiếng chim rừng kêu hót. Thiền thất xưa nay vốn dĩ để cho người ngoài trần thế, và đài niệm hương đâu phải là nơi cỏi tục thế tình. Ngọn núi phía đông cao vút ngàn tầm trong mây trắng, và mặt hồ phía nam in bóng rõ rệt của một dãy cây dài. Nếu như Sào Phủ Hứa Do mà biết được ý của ta muốn quy ẩn nơi nầy, thì chắc cũng sẽ không đem la bệ mà đổi lấy trâm anh (Có nghĩa: Thà ở ẩn nơi nầy còn hơn là ra làm quan). 

* Diễn Nôm:
Ung  Hồ Sơn Tự

Núi vắng trải dài sanh mộ đạo,
Cốc không chim núi hót bên tai.
Phòng thiền vốn của người trong đạo
Đài niệm không là khách ngoại lai.
Đông lãnh ngàn tầm mây lẫn khuất
Nam hồ một dãy bóng cây dài.
Hứa Do Sào Phủ đều cao sĩ,
Chẳng đổi sô gai lấy mủ đai.

Lục bát:
Trải dài núi vắng đạo sanh,
Hư không sơn cốc mặc tình chim ca.
Phòng thiền là chốn ta bà,
Hương đài đâu phải la cà thế nhân.
Nghìn tầm mây vút núi đông,
Nam hồ in bóng cây lồng nước mây.
Sào Do nếu biết lòng này,
Chẳng đem áo vải đổi thay công hầu.

Đỗ Chiêu Đức 

4. Bài thơ U Châu Dạ Ẩm:

幽州夜飲         U Châu Dạ Ẩm

涼風吹夜雨, Lương phong xuy dạ vũ,
蕭瑟動寒林。 Tiêu sắc động hàn lâm.
正有高堂宴, Chính hữu cao đường yến,
能忘遲暮心? Năng vong trì mộ tâm ?
軍中宜劍舞, Quân trung nghi kiếm vũ,
塞上重笳音。 Tái thượng trọng già âm.
不作邊城將, Bất tác biên thành tướng,
誰知恩遇深! Thùy tri ân ngộ thâm!
張說                 Trương Duyệt

* Chú thích:
- U CHÂU 幽州: Tễn của một châu ngày xưa, gồm có Bắc Kinh, Hà Bắc , Kế huyện của ngày nay.
- CAO ĐƯỜNG YẾN 高堂宴 : Yến tiệc được bày ở nơi nhà cao cửa rộng. 
- TRÌ MỘ TÂM 遲暮心 : Cái lòng của buổi chiều đến chậm. Có nghĩa là : Cái lòng ảm đạm thê lương của người già nua trong buổi chiều xế bóng.
- KIẾM VŨ 劍舞: là Múa kiếm giúp vui trong tiệc rượu.
- GÌA 笳: là Cây kèn được cuốn bằng lá của người Hồ hay thổi.
- BIÊN THÀNH TƯỚNG 邊城將 : Tướng giữ thành ngoài biên ải. Tác giả tự chỉ mình.
- ÂN NGỘ 恩遇: Chỉ cái ân tri ngộ của nhà vua.

* Nghĩa Bài Thơ:
Đêm Dự Tiệc Rượu Ở U Châu

Trong đêm mưa tối ở U Châu nầy, gió lạnh thổi rít từng cơn qua rừng cây lá lạnh lẽo xạc xào lay động. May thay cũng là lúc trong quân đang có buổi tiệc lớn để ủy lạo tướng sĩ. Nhưng lòng ta sao có thể quên được nỗi thê lương buồn thảm của tuổi già trong buổi chiều xế bóng. Trong tiệc quân thì lấy múa kiếm làm vui, còn ngoài biên tái thì lại trân trọng tiếng kèn lá của người Hồ thổi nghe mà não nuột. Nếu không có làm tướng trấn thủ ngoài biên thành thì sẽ không biết được cái ân tri ngộ của nhà vua dành cho quân tướng ngoài biên ải sâu đậm biết chừng nào!
Năm đầu Khai Nguyên của Đường Huyền Tông (713-741), Trương Duyệt đang là Trung Thư Lệnh, vì bất hòa với Tễ Tướng Diêu Nguyên Sùng, nên bị biếm làm Thứ Sử Tương Châu, rồi Án Sát sứ Hà Bắc. Sau chuyển làm Hữu Vũ Lâm Tướng Quân Kiểm Hiệu U Châu Đô Đốc. Bài thơ nầy được làm ở Kế Huyện trong phủ Đô Đốc ở U Châu, tả lại tình hình của một buổi dạ tiệc trong quân ngũ, lời thơ bi tráng của một tướng ở biên thành ẩn ức những nỗi bất mãn ngấm ngầm của việc bị biếm ra ngoài biên ải. 

* Diễn Môm:
 U Châu Dạ Ẩm

Lạnh lẽo đêm mưa gió,
Xạc xào rừng lá reo.
Đúng lúc bày diên yến,
Khó quên lúc xế chiều.
Trong quân vui múa kiếm,
Trên ải kèn thay tiêu.
Chẳng phải biên thành tướng,
Ân vua thấm thía nhiều!

Lục bát:

Vụt vù gió lạnh đêm mưa,
Rừng cây lạnh lẽo gió đưa xạc xào.
Tiệc bày thành lũy lầu cao,
Lòng sao quên được mối sầu chiều rơi.
Trong quân múa kiếm làm vui,
Ngoài biên tái vẳng kèn xuôi đất Hồ
Biên thành tướng ở xa đô,
Ân vua tri ngộ bao giờ cho nguôi!

Đỗ Chiêu Đức

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Không Còn Mùa Thu - Sáng Tác Việt Anh - Paolo Tuấn


Sáng Tác: Việt Anh
Ca Sĩ: Paolo Tuấn
Thực Hiện: Hien Nguyen

Hanoi Tháng Mười Một.



Kỷ niệm chợt về trên con đường cũ.
Nắng đã thôi vàng góc phố chớm vào đông.
Ký ức luồn qua tay áo mỏng.
Lạnh về, nỗi nhớ tìm nhau...

Hhai

Ngày Mới .....


(Mùa Thu Mt. Macedon - Melbourne)

Mỗi khắc thu qua lá trở vàng
Nhánh sầu bay bổng gió lùa sang
Rơi bao phiền muộn ngày pha sắc
Nhịp sống bình yên dẫu muộn màng. 


Ngày mới nắng pha sắc tía màu
Nghe hơi thở đất quyện cùng nhau
Nhịp tim dòng máu nuôi ta sống
Cảm tạ đất trời đã tặng trao!

Thơ& Hình Ảnh: Kim Oanh
Kỷ niệm 16/5/2019

Hương Thầm



Đóa môi vừa hướng nụ
Hồn đã chín tầng cao
Mùi hương vật thể lạ
Nung rủn chí anh hào

Tưởng như tuần trăng mật
Tưởng gặp nhau đêm nao
Quán trọ chiều đông giá
Đêm trời không ánh sao

Đồi chè xứ Kinh Bắc
Tiếng hát vẳng năm nào
Trống khuya cùng vỗ nhịp
Thùng thình với trời cao

Con đê La Thành cũ
Hồng Hà sóng nao nao
Tóc em ngào hương bưởi
Thêm lá chanh nghẹn ngào

Mùi hương nhu dĩ vãng
Mùi bồ kết thương sao
Gió lùa qua khe cửa
Dựng hồn ta lên cao!

Locphuc.

Life Without You - Đời Vắng Anh


Life Without You 

Me without you
is like a leafless fall,
a snowless winter,
and a flowerless spring.

Me without you
is like a colorless rainbow,
a sunless day,
and a starless night.

Me without you
is like the ocean without a wave,
the beach without sand,
and a flameless fire.

Me without you
is like a book without words,
a man without a face,
and a child with no name.
Nikki Wilfong
***
Các Bài Dịch:

Đời Vắng Anh


Đời em thiếu vắng anh
Thu không lá muôn màu
Đông chẳng rơi bông tuyết
Xuân không nở muôn hoa

Đời em không có anh
Cầu vồng không khoe sắc
Ngày vắng bóng mặt trời
Đêm chẳng thấy ánh sao.

Đời em chẳng có anh
Đại dương không gợn sóng
Bãi biển thiếu cát mềm
Đám lửa không cháy rực

Đời em thiếu vắng anh
Như cuốn sách vô tự
Như đàn ông vô diện
Giống em bé vô danh

Thảo Chương TQV
17-11-2019
***
Đời Không Có Anh

Em vắng anh trong đời,
Như thu thiếu lá rơi,
Đông về chưa tuyết lạnh,
Xuân đến không hoa tươi.

Em vắng anh bên mình,
Cầu vòng thiếu lung linh,
Ngày buồn không ánh nắng,
Đêm vắng bóng thiên tinh.

Em thiếu anh trong đời
Biển buồn sóng bỏ khơi,
Bãi sầu không cát phủ,
Đám cháy lửa tàn hơi.

Em không anh sống như,
Quyển sách chẳng ngôn từ,
Kẻ ẩn danh che mặt,
Trẻ em nhỏ vô tư.

Nguyễn Thị Mỹ Ngọc.

Nov.17/2019

Đất Phương Nam I - Sài Gòn Dưới Thời Pháp Thuộc




Sài Gòn Dưới Thời Pháp Thuộc


Đến khi Pháp chiếm Sài Gòn, lịch sử lại tái diễn, họ đã cho đặt 35 ổ cốt mìn để phá tan tành thành nầy vào ngày 8 tháng 3 năm 1859. Sau đó họ cho đốt toàn bộ những gì mà quân Nam đã bỏ lại trong thành, gồm 20 ngàn cây súng đủ cỡ, vô số gươm giáo, 85 thùng thuốc súng và vô số hỏa bì, hỏa pháo, diêm sanh... Số lúa gạo còn lại trong thành, trị giá trên 3 triệu quan Pháp, có thể nuôi được 8 ngàn lính trong một năm và số tiền điếu trị giá 130 ngàn quan Pháp cũng bị đốt sạch. Ngay chính thống kê của quân đội Pháp mà họ còn cho biết trận hỏa thiêu nầy là một biến cố đáng tiếc. Một người Pháp tên Charcles Lemire đã thuật lại vào ngày 27 tháng giêng năm 1862 tại Paris rằng mãi về sau nầy ngay tại bên Pháp người ta đã tỏ ra hối tiếc về hành động hủy hoại vô ích của Thủy sư Đô đốc Rigault de Genouilly về việc ông cho phá hủy và hỏa thiêu thành Sài Gòn. Sau khi phá hủy thành Gia Định người Pháp mới nhận thức được sự sai lầm lớn lao của mình, nên trong khi còn đang xây dựng lại thành phố mới và việc bình định vẫn chưa xong, vào đầu năm 1860, giặc Pháp đã phải cho phép các tàu buôn ngoại quốc vào thương cảng Sài Gòn để buôn bán. Riêng năm 1860 có gần 250 với tổng trọng tải lên đến hơn 63 ngàn tấn đã đem hàng hóa vào cảng Sài Gòn, và sau đó đã mua đi gần 54 ngàn tấn gạo với trị giá trên 5 triệu quan thời bấy giờ, đủ cho thấy sự quan trọng của cảng Sài Gòn.

Kể từ sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định, họ cho xây dựng thành phố Sài Gòn trên bề mặt của hai thành phố mà trước đây có tên là Bến Nghé (Kas Krobei) và Chợ Lớn (Prei Nokor). Trước khi người Pháp chiếm Nam Kỳ vào năm 1859, ngoại trừ Chợ Lớn và khu vực xung quanh thành Gia Định là còn có một ít phố sá, chứ vùng Bến Nghé thật ra không hẳn là một thành phố đã được xây dựng có qui củ, mà nó chỉ là những làng mạc rải rác bên bờ sông Sài Gòn, trong phạm vi thành phố Sài Gòn ngày nay. Ông Léopold Pallu de la Barrière, một người Pháp theo chân đoàn quân viễn chinh, đã mộ tả Sài Gòn trong quyển “Histoire de l’expédition en Cochinchine en 1861” (Lịch Sử Cuộc Viễn Chinh Ở Nam Kỳ vào Năm 1861) như sau: 

“Đường phố băng xuyên qua vùng trũng thấp, nhà phố ẩm thấp, nghèo nàn, đó là Gia Định Thành mà ngày nay chúng ta gọi là Sài Gòn. Chắc có lẽ một ngày nào đó, nó sẽ trở thành một thành phố tráng lệ và đông dân cư tại những nơi mà người ta hiện còn thấy dấu vết của làng mạc bị chiến tranh tàn phá.” Trong khi đó ông Rodolphe Lindan, tùy viên tòa đại sứ Phổ tại đây đã ghi nhận về Sài Gòn năm 1861 như sau:

“Sài Gòn không tương xứng với danh nghĩa kinh đô hoàng gia. Đó chỉ là một làng mạc nghèo nàn, gồm nhiều chòi lá, không có lấy một biệt thự hay công ốc nào đáng được du khách lưu ý đến. Để giải thích một thành phố như thế, đã trở thành trung tâm của một chánh phủ và trung tâm thương mại thịnh vượng, người ta phải nhớ rằng lúa gạo giữ vai trò quan trọng ở Nam Kỳ, hầu hết đều do nhóm lưu dân người Hoa nắm giữ. Họ sinh sống tập trung ở một thành phố riêng biệt, thành phố người Hoa cách vùng Bến Nghé khoảng 6 cây số.” Kỳ thật, thành phố người Hoa nầy mới chính là vùng Prei Nokor thuở trước, và những người Hoa lánh nạn chiến tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn ở vùng Cù Lao Phố đã chạy về đây lập nên từ năm 1776. Người Hoa đặt tên cho thành phố nầy là “Tài Ngon” và sau nầy người Pháp đã đọc trại ra làm “Sài Gòn”. 

Như vậy, rõ ràng trước khi người Pháp đánh chiếm miền Nam, trong thành Gia Định có hai thành phố khác biệt nhau, thứ nhất là khu Bến Nghé (Kas Krobei) có người Việt sống tập trung; và thứ nhì là khu Chợ Lớn (Prei Nokor) có người Hoa sinh sống. Giữa hai thành phố là những khu đồng ruộng với làng mạc rải rác. Sau khi xâm chiếm và biến Nam Kỳ thành thuộc địa, người Pháp đã sáp nhập và biến đổi hẳn hai thành phố nầy làm thành phố Sài Gòn. Tuy vậy, lúc nào khu Chợ Lớn của người Hoa cũng là một trung tâm thương mại sầm uất nhất cả nước.

Mặc dầu vùng Bến Thành là nơi giao tiếp giữa các thương nhân và các nhà truyền giáonhưng những yếu tố văn hóa Đông Tây đã thâm nhập vào đời sống của cư dân vùng nầy rồi vì, đặc biệt là từ khoảng 1790 đến 1802 khi Nguyễn Ánh tỏ ra ưu đãi và trọng dụng các chuyên gia kỹ thuật phương Tây để xây dựng thành trì và trang bị vũ khí cũng như khí cụ theo kiểu Âu Châu. Tuy nhiên, văn hóa phương Tây thật sự ăn sâu vào vùng đất nầy kể từ khi người Pháp chiếm miền Nam. Năm 1859, giặc Pháp đánh chiếm thành Gia Định, đến năm 1862, Thống Đốc Bonard chia Gia Định ra làm 3 phủ, mỗi phủ có 3 huyện, dưới huyện có tổng, dưới tổng có xã. Lúc bấy giờ Sài Gòn vừa là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định, vừa là phủ lỵ của phủ Tân Bình, mà cũng vừa là huyện lỵ của huyện Tân Bình. Trong khi đó Chợ Lớn (Đê Ngạn) là huyện lỵ của huyện Tân Long cũng thuộc phủ Tân Bình. Theo cuốn “Annuaire de la Cochinchine” in vào năm 1865, lúc Pháp chiếm Sài Gòn vào năm 1859, vùng Sài Gòn có 40 làng dọc theo hai bên bờ sông Bến Nghé. Ngay khi vừa chiếm xong Sài Gòn, giặc Pháp đã cho lấp toàn bộ những kinh rạch và san bằng chùa chiềng đình miếu(14) để xây dựng dinh thự, công sở, nhà thờ Thiên Chúa Giáo, đường sá và phố xá. Chỉ trong vòng 4 năm sau đó, thực dân Pháp đã biến toàn bộ vùng Bến Nghé thành khu vực trung tâm quận nhứt của thành phố Sài Gòn sau nầy, với dinh thự tổng hành dinh của phủ Toàn Quyền Đông Dương. 

Năm 1862, Thống Đốc Nam Kỳ Bonard đã duyệt xét và phê chuẩn phương án xây dựng thành phố Sài Gòn theo phong cách Âu châu do Đại tá Coffyn đưa ra, và thành phố Sài Gòn mới nầy được bắt đầu xây dựng vào tháng 4 năm 1862. Theo phương án của đại tà Coffyn, thành phố Sài Gòn sẽ được xây dựng với 3 con sông bao quanh, đó là sông Thị Nghè, sông Bến Nghé và sông Sài Gòn. Đến sau năm 1780, nó được mở rộng về phía Nam đến Kinh Tẽ, nay thuộc quận 4. Đến năm 1882, do nhu cầu dân cư, thành phố Sài Gòn bắt đầu phát triển ra ba hướng; về phía Bắc phát triển về phía Bình Thạnh, dọc theo kinh Văn Thánh chạy dài đến kinh Thanh Đa; về phía Đông Bắc phát triển qua khỏi sông Thị Nghè; về phía Tây tiếp tục phát triển về phía thành phố Chợ Lớn(15). Trong khi đó về phía Nam và phía Đông không phát triển được vì bị ngăn cách bởi sông Sài Gòn và Kinh Tẽ. Tuy nhiên, đến năm 1923, do nhu cầu dân cư(16), thành phố đã được nới rộng phát triển về phía Nam kinh Tẽ phía hướng Bình Chánh, bây giờ là quận 7, và về phía Đông phát triển qua bên kia bờ sông Sài Gòn, bây giờ là quận 2. Theo phương án của đại tá Coffyn, sau khi hoàn tất, thành phố nầy có thể tiếp nhận từ 500 ngàn dân trở lên(17). Người Pháp đã dự định xây dựng Sài Gòn-Chợ Lớn(18) thành một thành phố lớn theo qui hoạch của họ. Lúc đó vùng Sài Gòn-Gia Định ngày nay được chia ra làm 3 phủ, mỗi phủ có 3 huyện. Tưởng cũng nên nhắc lại, lúc thực dân Pháp chiếm thành Gia Định thì tại đây có 2 thành phố riêng biệt: Sài Gòn(19) và Chợ Lớn(20). Sài Gòn lúc bấy giờ là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định, cũng vừa là phủ lỵ của phủ Tân Bình, mà cũng vừa là huyện lỵ của huyện Bình Dương. Trong khi đó, Chợ Lớn là huyện lỵ của huyện Tân Long, thuộc phủ Tân Bình. Kỳ thật, trước khi người Pháp bắt đầu xây dựng Sài Gòn theo 2 trục Bắc-Nam và Đông-Tây, thì vùng Gia Định tuy đã có sẵn những con đường lớn, dành cho các loại xe ngựa, mặc dầu những con đường nầy vẫn còn là những con đường đất nung và phải băng qua những vùng trũng thấp, nhưng dọc theo những con đường đó chỉ là những khu nhà lá nghèo nàn, thỉnh thoảng mới thấy một căn nhà bằng gỗ. Nhìn chung, bộ mặt Sài Gòn từ những năm 1859 đến 1862, không phải là bộ mặt của một thành phố thật sự. Chính vì vậy mà người Pháp đã quyết định phá bỏ tất cả để làm lại từ đầu theo qui hoạch của họ. Kể từ đó thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định được bắt đầu xây dựng với nhiều đường phố và cao ốc, cũng như nhà dây thép (bưu điện), công viên, bến cảng... theo kiểu Tây phương. Và cũng kể từ đó nhiều khu chợ mới được thành lập, có chợ được xây ngay trên nền những chợ cũ như chợ Bến Thành, chợ Cầu Ông Lãnh, chơ Cầu Kho, chợ Rẫy, chợ Cây Đũi, vân vân. Ngay từ những năm 1861 và 1862, trong khi Sài Gòn đang chuẩn bị xây cất lại, đã có nhiều giới thương gia người Pháp đến đây mua đất xây dinh thự. Ít lâu sau đó, các công ty thương mãi, ngân hàng, khách sạn, và nhiều cửa hàng cũng mọc lên như nấm dọc theo các trục giao thông nối liền vùng hào thành với cảng Sài Gòn. Hồi nầy trục giao thông bằng đường bộ chỉ có hai con lộ trải đá, chạy song song với Rạch Tàu(21), nằm trong khu vực quận 1 và quận 3 ngày nay, còn lại đa phần công việc vận chuyển hàng hóa đều bằng đường thủy với những lộ trình ăn thông với sông Sài Gòn. Hệ thống kinh rạch tại đây là huyết mạch của vùng Sài Gòn từ xưa đến nay. Lúa gạo từ miền Tây lên Sài Gòn-Chợ Lớn đều vận chuyển qua hệ thống giao thông thủy huyết mạch nầy. Lúa gạo và hàng hóa có thể vận chuyển từ miền Tây qua Tiền Giang bằng ngã Trà Ôn-Măng Thít; đến Mỹ Tho vào sông Bảo Định đến Vũng Gù, theo sông Vàm Cỏ Tây đến Kinh Thủ Thừa qua Vàm Cỏ Đông, đi về phía hạ lưu đến sông Bến Lức, rồi từ đó đi vào Chợ Lớn, rồi theo sông Bến Nghé vào Sài Gòn. Đến năm 1885, đường xe lửa Sài Gòn-Chợ Lớn-Mỹ Tho(22) bắt đầu hoạt động. 

Kể từ đó hàng hóa được vận chuyển nhanh hơn và dễ dàng hơn. Sau năm 1923, cả hai vùng Sài Gòn và Chợ Lớn đều tiếp tục phát triển rộng lớn về mặt địa bàn. Thành phố Sài Gòn mở rộng dần về phía Tây Nam, trong khi Chợ Lớn mở rộng về phía Đông. Tuy nhiên, lúc nầy giữa hai thành phố vẫn còn nhiều vườn cây ăn trái xanh um, đầm lầy và ruộng lúa. Sau đệ nhị thế chiến vào năm 1945, dân số Sài Gòn-Chợ Lớn tăng vọt từ 600 ngàn vào năm 1923 đến gần 2 triệu vào năm 1946, nghĩa là tăng gấp 4 lần(23). Đến năm 1936, đường xe lửa nối liền Hà Nội-Sài Gòn-Nam Vang cũng bắt đầu hoạt động. Chính nhờ những tuyến đường hỏa xa nầy mà thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn cũng bắt đầu phát triển rất mạnh. Do đó thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn đã phải mở rộng tứ phía, các vùng đồng ruộng cách biệt giữa Sài Gòn và Chợ Lớn đều biến thành phố xá nhà cửa. Từ đó Sài Gòn trở nên náo nhiệt và sầm uất hơn xưa nhiều.

Tưởng cũng nên nhắc lại, sau biến cố Cù Lao Phố(24) từ 1776 đến 1779, người Hoa rời Cù Lao Phố, nơi mà cha anh của họ đã xây dựng thành một thành phố lớn. Họ đã đi khoảng 100 cây số về hướng tây nam, xuôi theo rạch Bến Nghé để lánh nạn, và tại đây họ đã lập nên thành phố Đê Ngạn. Đây là một khu vực lý tưởng cho việc vận tải đường thủy. Dưới thời Gia Long, vị hoàng đế nầy đã đặc biệt nâng đỡ cho sự phát triển của thành phố Đê Ngạn, nên chẳng bao lâu sau đó, thành phố nầy đã trở nên một khu vực buôn bán sầm uất. Dưới thời Tổng trấn Lê văn Duyệt, ông đã cho thiết lập một giang cảng tại đây, cũng như cho xây dựng nhiều kho chứa hàng ở hai bên bờ rạch. Đồng thời, ông cũng cho đào kinh, vừa thuận tiện cho giao thông đường thủy, vừa dẫn thủy nhập điền, mà cũng vừa giúp thoát nước ra khỏi các vùng trũng ngập nước và các đầm lầy quanh thành phố. Sau khi chỉnh trang, thành phố Đê Ngạn trở thành một thành phố lớn nhất trong vùng, nên người Việt Nam gọi nó là ‘Chợ Lớn’, trong khi người Hoa vẫn tiếp tục gọi nó là ‘Đê Ngạn’ hay ‘Tây Cống’. Vào năm 1861, thành phố Chợ Lớn đã có 40 ngàn dân, với 400 nhà ngói với phong cách Trung Hoa. Ban đêm họ để đèn (dầu phộng) soi sáng toàn thành phố suốt đêm. Từ năm 1862, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được xây dựng song hành, đến năm 1864 thì hai thành phố gần như liền nhau.

Đến năm 1864, về mặt hành chánh, người Pháp tách Chợ Lớn ra khỏi Sài Gòn vì thành phố của người Hoa này đang trên đà phát triển mạnh. Tuy nhiên, sau năm 1870, Sài Gòn bắt đầu phát triển về mọi mặt, nhứt là về mặt thương mại(25), và chẳng bao lâu sau đó Sài Gòn đã nghiễm nhiên trở thành trung tâm thương nghiệp thịnh vượng nhất của bán đảo Đông Dương. Từ đó, Sài Gòn bắt đầu có dáng vẻ của một thành phố Tây phương với sự phát triển theo hai trục Bắc Nam và Đông Tây. Và cũng kể từ sau năm 1870, các thương thuyền của người Tây phương và các nước lân cận bắt đầu lui tới tấp nập tại thương cảng Sài Gòn, và những cái tên chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Kho, chợ Rẫy, chợ Bến Thành, chợ Sài Gòn đã trở nên rất quen thuộc với mọi người. Mãi đến năm 1874, Tổng Thống Pháp ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Lúc bấy giờ Sài Gòn thực sự trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương với những công trình xây dựng lớn, công sở, trung tâm thương mại, công nghệ, dịch vụ và giao thông. Trong bài khảo cứu của Trương Vĩnh Ký “Souvenirs historiques” đã ghi lại chung quan Sài Gòn xưa có những làng như Hòa Mỹ, Tân Khai, Long Điền, Trường Hòa, Mỹ Hội, Nam Chơn, Long Hưng, Cầu Kho, Chợ Quán, Tân Kiểng, An Bình, Hòa Nghĩa... Thành phố Sài Gòn lúc đó nằm trong vùng đất thôn Mỹ Lợi, từ kinh Cây Cám tới làng Tân Khai. Tân Khai có tục danh là Chợ Sỏi, hoặc chợ Vàm Bến Nghé. Vào khoảng những năm đầu thế kỷ 20, Chợ Lớn được sáp nhập vào Sài Gòn nên Sài Gòn trở thành một đô thị lớn nhất Đông Dương. Năm 1944, Pháp tách một phần đất Chợ Lớn và một phần của tỉnh Gia Định để thành lập thêm tỉnh Tân Bình.

Sau đệ nhị thế chiến (1945) thì Sài Gòn được xem như là hòn ngọc Viễn Đông. Sài Gòn chính là con mắt của chín con rồng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng đất pha trộn rất nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, do các di dân từ khắp nơi mang đến, từ người Việt, người Hoa, đến người Khmer, người Chăm, vân vân. Trước năm 1975, Sài Gòn là thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa. Hiện tại Sài Gòn là thành phố lớn nhất cả nước, có trên 200 ngôi chợ lớn nhỏ. Trong số đó có những chợ nổi tiếng như chợ Lớn, chợ Bến Thành, chợ An Đông... Chợ Lớn được xây từ năm 1788 do một nhóm người Hoa từ cù lao Phố và Mỹ Tho kéo về bờ rạch Bến Nghé lập chợ buôn bán, và chính khu chợ đó đã phát triển thành Chợ Lớn ngày nay. Nơi đây có thể được xem như một China Town của Sài Gòn với đầy đủ hàng hóa từ thổ sản đến hàng công nghiệp nặng nhẹ được bày án trong những khu phố của người Hoa nằm san sát nhau. Chợ Bến Thành có mặt từ trước những ngày Pháp chiếm Sài Gòn, nhưng đó chỉ là một ngôi chợ nhỏ nằm bên bờ sông Bến Nghé và sát cạnh thành Gia Định xưa. Lúc đó chợ được xây bằng gạch, khung gỗ và lợp tranh. Năm 1870, chợ bị cháy một phần nhưng vẫn hoạt động đến năm 1911, Pháp cho phá chợ cũ để xây ngôi chợ mới rộng rãi và khang trang hơn, có tháp đặt đồng hồ ngay cổng chánh. Chợ An Đông nằm trong vùng Chợ Lớn, đây là một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất của vùng Sài Gòn Chợ Lớn. Hiện tại chợ An Đông gồm năm tầng lầu, trong chợ có đầy đủ các mặt hàng bán lẻ cho dân địa phương và bán sỉ cho các chợ tỉnh ở miền Đông và miền Tây.

Người Long Hồ
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.
Links xem tiếp:

A- Từ Tổng Bình An Đến Tỉnh Bình Dương Phần 6(Gồm 40 phần)
B/ Đất Phương Nam 1-Từ Đất Phiên Trấn - Tỉnh Gia Định (Gồm 8 Phần )
C/Đất Phương Nam I- Sài Gòn Và Tiến Trình Phát Triển Của Xứ Đàng Trong

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Thơ Tranh: Nhớ Vợ Hiền


Thơ: Khôi Nguyên
Thơ Tranh: Kim Oanh


Nghe Học Trò Thương Ca Bài Bụi Phấn


Hát bài Bụi Phấn phiêu bay
Tiếng ca lồng lộng ơn thầy ơn cô
Ơn người chèo lái con đò
Qua sông với bóng học trò mến yêu

Tiếng ca như tiếng chim reo
Như là tiếng sóng khua chèo mến thương
Kéo lòng về với lớp trường
Cành hoa ngan ngát mùi hương dịu hiền

Cám ơn nhiều lắm các em
Nghĩa tình hoa rải nghiêng thềm thời gian
Ngày Nhà Giáo đến hân hoan
Cõi lòng trổ đóa mai vàng hương xuân

Tiếng ca réo rắt ân cần
Kéo niềm vui đến lại gần bên nhau
Nghĩa tình trước cũng như sau
Khoảng trời xanh mãi ngát màu trường xưa

Trầm Vân

Nhớ Công Ơn Thầy Cô



Bài Xướng:
Nhớ Công Ơn Thầy Cô
(Ngũ độ thanh)

Ghi lòng đức trọng của thầy cô
Nghĩa lớn tình sâu tựa biển hồ
Nhớ buổi đầu quen lời khẽ dặn
Thương lần mới học chữ vừa tô
Tâm hùng giữ nước tròn cơ nghiệp
Sức trẻ gìn sông vững địa đồ
Hãy học nên người yêu Tổ Quốc
Ơn dày viết mãi mực nào khô

Ơn dày viết mãi mực nào khô
Mỗi chuyến đò sang tựa biểu đồ
Hạ mãn khai trường hoa trắng điểm
Thu về rủ bạn nắng vàng tô
Ươm từng quả ngọt lời tâm huyết
Dạy những mầm non trí hải hồ
Để dẫu sau này mang nghiệp lớn
Ghi lòng đức trọng của thầy cô

Minh Hiên
18 11 2019
***
Bài Họa:

Cảm Tạ Thầy Cô

[Ngũ độ thanh]

Cảm tạ ân thầy lẫn quý cô
Tình yêu thắm nở đẹp sông hồ
Cầm tay chỉ bé lòng hâm mộ
Dạy bảo khai nguồn phấn vẽ tô
Giảng dạy điều hay rèn nghĩa khí
Mài công lẽ phải tạo cơ đồ
Công bình đạo đức là trên cả
Ước vọng cây mầm chẳng rũ khô

Ước vọng cây mầm chẳng rũ khô
Vui mừng lớp trẻ trọng thiên đồ
Thuyền yêu cập bến hoa hồng nở
Giáo dục khai đường lẽ phải tô
Kiến tạo sơn hà ngời những nẻo
Nguồn khai lãnh thổ đẹp sông hồ
Nhân tài chính trực xây bờ cõi..!
Cảm tạ ân thầy lẫn quý cô.

Đức Hạnh
18 11 2019
***
Ghi Nhớ Ơn Thầy Cô

Quý trọng ơn thầy nghĩa cả cô,
Cao sâu lớn rộng sánh sông hồ.
Buổi đầu bút nguệch từng câu dạy,
Lần lựa văn tròn vạn nét tô.
Dạy dỗ nghĩa nhân gìn quốc tổ,
Giãng trao bổn phận giữ cơ đồ.
Tương lai khôn lớn nên danh vị,
Ơn đức công mài mực chẳng khô.

Ơn đức công mài mực chẳng khô.
Dạy lo giữ vững cõi hoàng đồ.
Bút nghiên quyện nét chăm trau chuốt,
Trí bậc rèn cung cố vẻ tô.
Kết quả tài cao vang biển cả,
Thành công đức sáng tỏa sông hồ.
Trẻ mai thành tựu ghi nên nghiệp,
Quý trọng ơn thầy nghĩa cả cô.

Hồ Nguyễn 
(18-11-2019)
***
Cô Thầy Nhớ Mãi
Ngũ độ thanh

Dạy bảo công thầy lẫn sức cô
Nhờ tay quấy bột trở nên hồ
Ôn tồn thắm giọng triền mơ tỏa
Nhã nhặn êm lời ý điểm tô
Đạo nghĩa chan hòa trong sách vở
Tình thương quấn quyện giữa sư đồ
Và bao chuyện cũ choàng tâm khảm
Quá vãng len về cổ nghẹn khô

Quá vãng len về cổ nghẹn khô
Nhờ ai giúp đỡ dựng cơ đồ
Khai trường giữa lớp lần kêu đọc
Mở sách bên mình dịp vẽ tô
Rộn rã văn bài như gió biển
Triền miên ý tưởng tựa mây hồ
Dù đi khắp cõi lòng luôn nhủ
Dạy bảo công thầy lẫn sức cô

Hansy
1811219
***
Mãi Nhớ

Mãi nhớ ơn thầy với các cô
Mênh mông biển cả, tựa sông hồ
Thương trao kiến thức đầy trang mở
Gửi đến tranh hình thắm vẽ tô
Truyền tải công dung thêm chữ nét
Tôi rèn đức hạnh đắp cơ đồ
Vô tư sáng suốt trong nghề nghiệp
Để giữ hoa tươi khỏi héo khô

Để giữ hoa tươi khỏi héo khô
Dùi mài giáo án góp công đồ
Tâm tư gửi gấm nhiều khôn kể
Trí tuệ vun bồi lắm thắm tô
Dạy dỗ con em thêm sáng tỏ
Nhìn ra thế giới khỏi mơ hồ
Đời sau, thế hệ tương lai ấy
Mãi nhớ ơn thầy với các cô

Phưng Hồng
19/11/2019

Độc Ẩm Ngắm Hoa



Bài xướng:
Độc Ẩm Ngắm Hoa


Khói tỏa hương sen quyện tách trà
Mai vàng mấy độ trải sương pha
Nâng ly bạch cúc lòng xao xuyến
Uống chén hồng đào dạ xót xa
Nhớ quá làn môi bừng sức sống
Thương hoài kỷ niệm tiếc ngày qua
Thủy tiên sắc thắm sầu ly biệt
Màu trắng thơ ngây đậm thiết tha!

Nguyễn Cang
***
Tự Thán: Suy Nghĩ Lẩn Thẩn Khi Độc Ẩm

Khói bay nghi ngút, đậm hương trà,
Thoang thoảng thơm mùi hoa cúc pha.
Nâng tách, nhớ về quê hương cũ;
Cạn bình, nghĩ lại xóm làng xa.
Buâng quơ, chẳng đợi tương lai tới;
Lẩn thẩn, không màng dĩ vãng qua.
Ly xứ bao năm còn luyến tiếc;
Trách trời đày ải, chẳng dung tha .

Thảo Chương TQV

06-11-2019
***
1/ Độc Ẩm

Bên hiên độc ẩm mấy tuần trà
Cuối nẽo chân trời khói trắng pha
Tiếng quốc kêu sương buồn áo não
Canh gà gọi sáng vẳng xa xa
Người xưa sẩy nghé không lui tới
Bạn cũ tan đàn chẳng lại qua
Tuế nguyệt dần trôi đầu đã bạc
Diêm đình sắp gọi dẫu “quan” tha!
2/ Lấy Chồng Xứ Xa

Chén cơm đôi đũa bộ đồ trà
Cha yếu mẹ già tóc bạc pha
Cất bước theo chồng về đất lạ
Lìa quê biệt xứ đến trời xa
Mai vàng trước ngõ bao lần nở
Lá úa bên đường mấy lượt qua
Bổn phận làm con không trọn hiếu
Luân thường lỗi đạo khó mà tha
Đinh Tường

***
Thưởng Trà Buổi Sáng

Sáng ngồi hiên vắng nhấp chung trà,
Sen trắng cúc vàng tơ nắng pha.
Lấp lánh sương mai phô ngọc biếc,
Dịu dàng mây lụa trải trời xa.
Hoa vừa hé nhụy chào ong đến,
Bướm cũng ngây tình đón gió qua.
Mấy đóa hồng nhung đương trổ nụ,
Sâu xanh vài đứa chẳng buông tha.

Minh Tâm

***
Thưởng Hoa

Mừng nhau thiết bạn mấy chung trà
Thưởng ngoạn hoa vườn gió nắng pha
Sen đỏ vườn cao thuần tính khiết
Lan vàng mời gọi ẩn tình xa
Thời xuân thơ mộng tìm ôn lại
Én bướm vờn du thoảng vụt qua
Ngơ ngẩn làn môi hương vị đắng
Chia tay còn luyến vọng lời tha!

Kim Trân
***
Đối Ẩm Chờ Trăng

Vượt đỉnh Tuyết Sơn hái ngọn trà
Đem về sông Cửu chọn sen pha
Phơi sương ĐồngTháp e sương mọn
Hong nắng Tây Thành ngại nắng xa
Đợi khách phong trần từ dạo ấy
Mong người lữ thứ suốt mùa qua
Hàn huyên tâm sự chờ trăng sáng
Đối ẩm cho đời biết vị tha.

Nguyên Triêu Dương
***

Trà Thoát Tục

Tịnh tâm đối diện tách thiền trà
Ngào ngạt hương thơm lúc mới pha
Sáng dậy thong dong ngồi thưởng thức
Chiều về lặng lẽ đứng trông xa
Gởi hồn theo gió lời chưa ngỏ
Nhắn giúp mây ơi chuyện đã qua
Ngẫm lại nhân sinh đâu là mấy!?
Muôn loài thức tỉnh cảnh vui tha

Hương Lê Oanh


Đất Phương Nam I - Sài Gòn Và Tiến Trình Phát Triển Của Xứ Đàng Trong



Sài Gòn Và Tiến Trình Phát Triển Của Xứ Đàng Trong:

Đối với lịch sử hình thành xứ Đàng Trong thì Thuận Quảng là trung tâm chính trị và văn hóa, mà cũng là chân đứng của dòng họ Nguyễn trong suốt hai thời kỳ ‘chín chúa mười ba vua’ của dòng họ nầy, vì trong tình hình gần như thập tử nhứt sanh của Nguyễn Hoàng trước sự đe dọa của Trịnh Kiểm, thì vùng biên địa hoang vu với đầy dẫy những khó khăn thử thách ‘Thuận Quảng’ chẳng những đã mở ra cho Nguyễn Hoàng con đường sống, mà lại còn chính là nơi phát tích cho dòng họ Nguyễn.
Chính vùng đất ‘Thuận Quảng’ đã khai sanh ra xứ Đàng Trong, một dãy giang sơn gấm vóc có tầm vóc không thua gì nơi xuất phát của dân tộc Việt năm xưa. Thật vậy, xứ Đàng Trong đã sớm tạo cho dòng họ Nguyễn một thế lực tương xứng với vùng lãnh thổ của vua Lê và chúa Trịnh ở bờ Bắc sông Gianh. Tuy nhiên, nếu nói vùng Thuận Quảng là đất dựng nghiệp của dòng họ Nguyễn thì cũng phải thành thật mà nói rằng Sài Gòn đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển và giữ vững xứ Đàng Trong.

Nói về vùng Sài Gòn, không phải đợi đến lúc chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công nữ Ngọc Vạn cho quốc vương Chân Lạp là Chei Chetta II, hoặc đến khi xứ Đàng Trong mở ra hai trạm thâu thuế Kas Krobei và Prei Nokor vào năm 1623, mà trước đó rất lâu vùng mà bây giờ chúng ta gọi là Sài Gòn đã từng là chứng nhân lịch sử cho các cư dân bản địa ngay từ thời tiền sử và sơ sử, nghĩa là hàng chục thế kỷ trước tây lịch. Rồi đến khi vương quốc Phù Nam được thành lập trên vùng đất nầy, chắc chắn Sài Gòn cũng đã đóng một vai trò rất quan trọng trong thời kỳ văn hóa Óc Eo phát triển, từ đầu thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ sáu sau tây lịch. Đến khi vương quốc Phù Nam bị phiên quốc Chân Lạp tiêu diệt, không riêng gì vùng Kas Krobei và Prei Nokor bị vương quốc Chân Lạp bỏ quên trong suốt mười thế kỷ, từ thế kỷ thứ bảy đến thế kỷ thứ mười bảy, mà cả vùng Thủy Chân Lạp hầu như cũng bị lãng quên.
Mãi đến đầu thế kỷ thứ mười bảy, khi những lưu dân Việt Nam đầu tiên đặt chân đến đây họ chỉ thấy nơi giao tiếp giữa rạch ‘Bến Nghé’ và sông Sài Gòn chỉ là một làng chài nhỏ mà người Khmer gọi là Kas Krobei. Đi xa khỏi ‘Bến Nghé’ về phía tây nam là cả một khu rừng rậm với lác đác vài xóm nghèo mà người Khmer gọi là ‘Prei Nokor’. Tuy nhiên, chỉ khoảng vài năm sau khi xứ Đàng Trong được Miên vương cho phép đặt hai trạm thu thuế tại Kas Krobei và Prei Nokor vào năm 1623 thì lưu dân người Việt đã đổ xô nhau đến đây sinh cơ lập nghiệp. Mặc dầu người Việt đến đây và sống rất hài hòa với cả người Khmer lẫn cư dân bản địa, nhưng có thể vì sự khác biệt quá xa về văn hóa nên hễ người Việt đến đâu là người Khmer và cư dân bản địa lui sâu dần vào vùng rừng rậm, để rồi chỉ trong vòng mộ thế kỷ sau đó, không riêng gì hai vùng Kas Krobei và Prei Nokor, mà hầu như toàn thể miền Đông Nam Phần còn rất ít người Khmer cư trú.
Đến năm 1679, các cựu thần nhà Minh được chúa Nguyễn cho phép đến khai phá vùng Bàn Lân lập nên Cù Lao Phố, rồi sau đó quan Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng mệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược xứ Nông Nại vào năm 1698, đã khiến cho vùng đất nầy phát triển nhanh chóng.

Sài Gòn Của Xứ Đàng Trong: 

Có nhiều giả thuyết về cái tên Sài Gòn, ở đây chúng ta không bàn đến những giả thuyết ấy. Sài Gòn, Chợ Lớn, Kas Krobei, Prei Nokor Đê Ngạn hay Xi Koong... là những danh xưng rất quen thuộc cho thành phố đã từng là thủ phủ của nước Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, ý nghĩa của cái tên Sài Gòn cho mãi đến hôm nay vẫn còn là một câu hỏi chưa có giải đáp. Ngay từ khi mới chiếm Nam Kỳ, chính cái dáng vẻ quyến rũ của Sài Gòn đã khiến nhiều nhà khảo cổ học người Pháp bỏ công ra tìm hiểu về ý nghĩa của địa danh Sài Gòn.
Nhưng trải qua nhiều thời kỳ với nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả thỏa đáng nào được công nhận. Có người cho rằng chữ Sài Gòn tự nó không có ý nghĩa gì cả mà chỉ là âm đọc trại từ tiếng Miên “Prei Nokor” mà thôi(1). Giả thuyết nầy không đứng vững vì dưới thời vương quốc Phù Nam và Chân Lạp, chưa bao giờ có một sử liệu nào nói đến cái tên “khu rừng quốc gia” cả. Dân Lâm Ấp vùng Bình Thuận lại gọi Sài Gòn là Prây Kor, có lẽ họ cũng gọi trại theo tiếng Cao Miên, nhưng chữ “Kor” ở đây lại có nghĩa là “bò”, có thể xưa kia dân vùng biên địa giữa hai vương quốc Lâm Ấp và Phù Nam đều biết vùng nầy là một khu rừng có rất nhiều bò nên họ gọi là khu “Rừng Bò.” Ngoài ra, theo ngôn ngữ Cao Miên thì “Ko” hay “Kor” còn có nghĩa “Gòn”, một loại cây có thân rất nhẹ dùng làm củi. Theo Vương Hồng Sển trong Sài Gòn Xưa và Nay thì chữ Sài có nghĩa là củi để đốt lò, còn chữ “Gòn” là một loại cây bông, gỗ nhẹ, có bông dùng làm chất độn gối. Tuy nhiên vì chữ Hán không có chữ “Gòn” nên tổ tiên ta đã viết chữ “Côn” nhưng vẫn đọc là “Gòn.” Thuyết nầy có phần hợp lý với từ “Prây Kor” của người Lâm Ấp. Dù thế nào đi nữa thì cái tên Sài Gòn đã quá quen thuộc và thân thương với chẳng những dân Nam Kỳ Lục Tỉnh, mà còn với cả nước.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này, chúng ta cũng không bàn nhiều chi tiết của các địa danh ở Nam Kỳ Lục Tỉnh, mà chúng ta chỉ gợi lại những kỷ niệm xa xưa của tổ tiên trên bước đường Nam tiến mà thôi. Và trong suốt bài viết “Sài Gòn Theo Dòng Thời Gian” cũng như bộ tuyển tập “Đất Phương Nam” nầy, mỗi khi nói đến Sài Gòn kể từ sau thời Pháp Thuộc, người viết muốn ám chỉ cả ba vùng: Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Từ khi người Phù Nam còn làm chủ trên mảnh đất Nam Kỳ, lúc đó còn là rừng rậm và đầm lầy, thì dân Chân Lạp cũng đã có mặt và sống lẫn lộn với người Phù Nam tại vùng Sài Gòn, nhưng cả hai dân tộc này không khai khẩn chi cả, mà họ chỉ thu hái hoa lợi tự nhiên. Hễ hết chỗ này thì họ đi đến chỗ khác thu hái tiếp và cứ thế mà họ lòng vòng lẩn quẩn quanh vùng Sài Gòn. Chính vì thế mà khi người Việt ta đến đây thì vùng này vẫn còn rất hoang vu, hình như chưa có tên gọi.
Vào thuở đất Sài Gòn hãy còn trực thuộc dinh Trấn Phiên (Gia Định) thì đó là một vùng đất hoang vu, nơi có rất ít người Việt đến cư ngụ. Đa phần dân cư tại Sài Gòn lúc bấy giờ là dân khờ me, Stieng và Chàm. Trước năm 1698 khi chúa Nguyễn sai Nguyễn cư Trinh vào Nam thiết lập bộ máy cai trị thì dân cư trong vùng Sài Gòn chỉ có khoảng chừng 10.000 người.
Từ lúc có cư dân Việt Nam đến khi Pháp chiếm Nam kỳ thì vùng Sài Gòn có khoảng chừng 15.000 cư dân, nghĩa là cũng không tăng là bao nhiêu trong vòng 100 năm đó. Dưới chế độ thuộc địa từ năm 1859 đến năm 1954 thì Sài Gòn có khoảng 110.000 dân. Dưới thời đệ nhứt và đệ nhị Cộng Hòa (1954-1975), nghĩa là trong vòng 21 năm mà Sài Gòn đã có đến 3.500.000 dân. Từ năm 1975 đến nay (2005), nghĩa là trong vòng gần 30 năm mà dân Sài Gòn hiện tại đã có trên 5.000.000. Về diện tích, Sài Gòn rộng khoảng 2.095 cây số vuông. Về vị trí, phía Bắc Sài Gòn giáp Tây Ninh, Bình Dương và Biên Hòa, phía Đông giáp Biên Hòa và Bà Rịa, phía Tây giáp Long An, phía Nam giáp tỉnh Gia Định.
Mãi đến bây giờ cũng chưa có tài liệu nào đích xác về lịch sử cư dân trong vùng Sài Gòn. Trước khi người Phù Nam làm chủ trên mảnh đất này, không biết có sắc dân nào đã cư ngụ tại đây. Người ta chỉ đoán là trước đó có những bộ tộc cổ Mã Lai cư ngụ. Sau khi Pháp chiếm xong Sài Gòn, người Pháp bắt đầu đào mống để xây dinh thự cho chính quyền thuộc địa thì họ khám phá ra những chứng tích của thời đồ đá(2). Người ta cho rằng thời sơ khai của Sài Gòn, có những bộ tộc của người Mạ và Stieng cư ngụ, sau đó thì dân Phù Nam, rồi dân Chân Lạp, Chăm, và cuối cùng là dân Việt. Khi dân Việt đến đây thì các sắc dân kia rút sâu về những khu rừng rậm ở phía tây bắc như Sông Bé, Tây Ninh, Snoul, vân vân. Từ thế kỷ thứ 16, do sự tăng trưởng dân số nên dân Việt từ lưu vực sông Hồng đã tiến về phương Nam mở đất.

Trong khi các sắc dân khác hãy còn sống bán khai thì người Việt chúng ta đã biết khẩn hoang, làm rẫy, làm ruộng, làm thủ công, rèn dao, làm gạch, vân vân, nên khi chúa Nguyễn Phúc Tần sai Nguyễn hữu Cảnh vào đây thiết lập bộ máy hành chánh thì các sắc dân khác vốn không quen sống dưới sự kiểm soát của ai, nên họ bỏ đi và lẩn vào rừng sâu. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất mới phía Nam, ông đã thành lập phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, và lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Lúc đó dinh Phiên Trấn chỉ có huyện Tân Bình và dinh Trấn Biên chỉ có huyện Phước Long. Tuy nhiên, trước khi các chúa Nguyễn đưa lưu dân vào Sài Gòn thì ở đây đã có dấu chân của người Hoa lai vãng. Người Hoa đã đến đây bằng những thương thuyền, họ chở hàng hóa buôn bán với các vùng Mã Lai và Tân Gia Ba, khi về ngang qua một vùng xanh ngát, họ ghé thuyền lại và khám phá ra vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là Sài Gòn. Lúc ấy Sài Gòn có khoảng dưới 10.000 cư dân. Thế rồi từ đó về sau những thương thuyền Trung Hoa tiếp tục lui tới và biến nơi đây thành một vùng tương đối sầm uất.
Kỳ thật vùng mà người Hoa hay lui tới là vùng mà bây giờ mình gọi là Chợ Lớn, nhưng người Hoa gọi là “Đê Ngạn.” Khi người Việt đến đây đầu tiên vào khoảng cuối thế kỷ thứ XVII, khi chúa Nguyễn sai Nguyễn cư Trinh vào đây bình định thì cư dân tại đây chỉ có khoảng chừng 10.000 kể cả các sắc dân, thế mà chỉ ba thế kỷ sau, dân số ở đây đã lên đến con số 5 triệu. Về sau này thì hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được sáp nhập lại làm một và Gia Định được tách ra riêng làm một tỉnh.

Tuy nhiên, ba từ Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định đối với người Việt Nam chúng ta hình như đã ăn sâu vào tim óc của mọi người. Kỳ thật cho tới bây giờ chưa có ai có thể xác định rõ địa điểm Gia Định và Sài Gòn khi xưa nằm ở đâu. Năm 1789, sau khi tái chiếm Gia Định, Nguyễn Ánh đã cho xây lại thành trì kiên cố để chuẩn bị lương thực cho chiến tranh giành lại giang sơn.

Người Long Hồ
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.
Links xem tiếp:

A- Từ Tổng Bình An Đến Tỉnh Bình Dương Phần 6(Gồm 40 phần)
B/ Đất Phương Nam 1-Từ Đất Phiên Trấn - Tỉnh Gia Định (Gồm 8 Phần )