Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Đặng Anh Tuấn Chúc Mừng Phục Sinh 2016

 Hình này chụp tại Hội Dòng Bác Ái Fatima Bình Triệu
sáng Chủ nhật Lễ Lá 20 Mars vừa qua

Đặng Anh Tuấn

Ngọn Nguồn Trường Trung Học Vĩnh Long

(Một góc trường Tống Phước Hiệp xưa)

Trước năm 1948 từ Biên Hòa dài về phương nam đến tận mũi Cà Mau, chỉ có ba trường trung học ở ba nơi.

Sài gòn trường Petrus ký
Mỹ Tho trường Nguyễn Đình Chiểu
Cần Thơ trường Phan Thanh Giản

Vào năm 1948 nơi Vĩnh Long là 1 tỉnh, ngày xưa gọi đất Dinh, cũng là trung tâm phát binh giúp Hà Tiên và các nơi, cũng văn hóa mà lại thiếu trường trung học, gia đình khá giả có con em qua tiểu học muốn tiếp tục phải sang Cần Thơ hoặc Mỹ Tho, còn như con nhà bình thường thì phải nghĩ học sau khi đã thi đậu bằng tiểu học. Nhận thấy người Pháp không để tâm đến giáo dục tỉnh nhà, vào một ngày trong năm 1948, ba vị ưu tư về giáo dục con em, cùng nặng lòng với đào tạo trí thức nước nhà cùng nhau hội họp bàn luận phương cách gồm:

Ông Thanh tra liên tỉnh Nguyễn Văn Kính
Cha Nguyễn Ngọc Quang, Cha bề trên giáo phận Vĩnh Long
Cha Trần Văn Thiện, Cha bề trên chủng viện Thánh Minh

Ý kiến đầu tiên như một vấn nạn của Cha Quang là làm sao giúp con em chúng ta được tiếp tục học lên cao nơi tỉnh nhà. Ông Đốc Kính trình bày là ý ông cũng muốn lắm song ngân sách chỉ vừa đủ cho điều hành sở giáo dục liên tỉnh, còn trường lớp thì không đủ tiền để mở, hơn nữa cũng không có thầy dạy. Ba vấn đề được nêu lên không cách giải quyết xin ý của hai Linh mục bề trên.

Cha Quang nói:
Nếu không giáo sư, anh em chúng tôi ra dạy giúp vài năm, chờ ông Thanh tra liên lạc với Sài Gòn tìm ngân sách, còn về trường lớp chúng ta đòi Pháp trả lại trường tiểu hoc đã bị Pháp chiếm, tạm thời chúng ta có một nhà dưỡng lão đã hư hỏng, mình xin sửa chữa lại rồi lập thành một trường trung học.

Sau đó một thời gian ngắn, một cuộc họp gồm bốn vị. Cha Nguyễn Ngọc Quang, Cha Trần Văn Thiện, ông Thanh tra Nguyễn Văn Kính, Đại tá De Castries “ chỉ huy trưởng trung đoàn 7 thiết kỵ Marocain “Ông Kính nhờ đại tá cho sửa chữa lại khu nhà dưỡng lão đã hư hỏng nhiều dùng làm trường trung học đầu tiên, đây là khu nhà rộng và dài, từ bên hông chủng viện đến cây da Cửa Hữu, và ông đại tá đồng ý, cũng như dành lại trường tiếu học của Pháp để làm trường trung học.

Khoảng năm 1948 khu dưỡng lão đã sửa xong, trong năm 1949, trường Cao Tiểu Vĩnh Long ra đời, khơi nguồn giáo dục trung học mà thuở ấy người dân gọi hoc sinh học lớp đầu tiên của trung học là “ năm thứ nhứt “, kế đó là “ đệ thất “ sau nữa cho liên tục từ tiểu học lên goi “ lớp sáu “.

Đến năm 1954 trường dạy liên tiếp từ đệ thất đến đệ tứ, được gọi trung học đệ nhất cấp. Năm này trường có tên “ Trung học Nguyễn Thông “

Năm 1956 trường dời về trường tiểu học của Pháp, được đại tá De Castries giao lại, và đã xây cất, sửa sang hoàn chỉnh. Trường trung học Nguyễn Thông, trường nhìn sang sở Công chánh và sông Long Hồ.
Hành lang trên lầu là Thư Viện, Phòng Thí nghiệm, và Phòng Sinh Ngữ
( Cửa gỗ, ngày xưa là cầu thang lên Thư Viện, đối diện dãy lớp này là Phòng Giáo Sư và Phòng Giám thị  )

Năm 1958 trường xậy cất thêm dãy lớp bên hông, lập thêm lớp trở thành trung học đệ nhị cấp

Năm 1961 nghị định đổi tên Nguyễn Thông thành trường trung học Tống Phước Hiệp

Năm 1963 bảng tên trường mới thực sự mang tên mới là Tống Phước Hiệp theo nghị định năm 1961.

Ngôi trường cũ, mang tên trường trung học bán công Nguyễn Thông.

Năm 1975 trường thay tên đổi họ lần nữa, trường Tống Phước Hiệp trở thành trường Lưu Văn Liệt, trường bán công Nguyễn Thông không còn bán công. Hiện nay tên trường là: Trường phổ thông cơ sở Lê Quí Đôn.

Vào năm 1949 trường trung học công lập do thầy Nguyễn Văn Kính làm hiệu trưởng, đồng lúc một trường trung học tư thục ra đời cùng lúc với trường công.

Trường Lyceum Nguyễn Trường Tộ, do Cha Nguyễn Ngọc Quang làm hiệu trưởng, ông Trần Văn Phong làm giám học, theo thông lệ điều hành của trường, vị giám mục trông coi địa phận tiếp theo đồng lúc nhận luôn chức hiệu trưởng. Vào năm 1964 cha Quang đổi sang trông coi giáo phận Cần Thơ, các vị hiệu trưởng kế nhiệm trông coi trường gồm các vị : Cha Trương Thành Thắng, Cha Trịnh Công Trọng, Cha Nguyễn Văn Tự { Vị này do giáo vụ phải sang Roma và kẹt luôn bên đó sau năm 1975 }. Sau năm 1975 Cha Ngô Văn Thuật trông coi giáo phận, giao lại trường cho hội đồng quản lý của trường ngày xưa, hội đồng giao lại cô Nhan { trước đây là giáo sư kiêm điều hành của trường }làm đại diện giao lại cho nhà cầm quyền địa phương vào tháng 06 năm 1975. Những năm sau đó trường vẫn mở tiếp tục dạy học, cơ sở xuống cấp, một ngôi trường cấp hai được xây dựng nơi phường 2 cũng được mang tên tường Nguyễn Trường Tộ, các học sinh được dời về trường mới này, nơi nền cũ của ngôi trường còn lại hai cây me trong khuôn viên trường Lyceum Nguyễn Trường Tộ xa xưa.

(Bên hong Nhà Thờ, gác chuông nằm phía bên trái)
(Cha Nguyễn Ngọc Quang và quý vị Giáo Sư Nguyễn Trường Tộ, trước Nhà Xứ của Cha Quang)
 Cha Quang chủ trì lễ phát thưởng năm 1964-1965, Cha sẽ rời địa phận Vĩnh Long sang địa phận Cần Thơ)
(Lớp Tứ phiá sau Nhà Thờ)
 
Sau năm 1949 một năm, 1950 trường trung hoc tư thục thứ hai mở ra sau trường trung học tư thục công giáo Nguyễn Trường Tộ. Trường trung học tư thục Lam Sơn, cũng ngụ trong nội ô thành phố, vị hiệu trưởng là thầy Lê Ngũ Sao.Khuôn viên trường là ngôi nhà cổ một lầu kiểu Pháp, có khoảng sân rộng phía trước, phía sau gần sát con rạch Cầu Lầu, khởi đầu cho trung học đệ nhất cấp, khi học sinh ngày một đông theo nhu cầu, thời gian sau đó trường mở thêm các lớp đệ nhị cấp, khu này tách rời nằm riêng khu vực phía dưới dốc cầu Khưu Văn Ba ngày xưa nay là cầu Phạm Thái Bường. Cuối năm 1963 trường ngưng hoạt động. Trường Lam Sơn tại thế được 13 năm.

(Khuôn viên trường trung học Lam Sơn ngày xưa, từ Đệ thất đến Đệ tứ. Thầy Lê Ngũ Sao làm Hiệu trưởng)
(Bên nay dốc cầu Phạm Thái Bường, ngay góc trái ngày nay, là các lớp đệ nhị cấp của trường Lam Sơn ngày xưa)

Năm 1953 trường trung học tư thục thứ 3 ra đời, trường Long Hồ, cũng như trường Lam Sơn, đầu tiên mở khu cao tầng cạnh cây da cửa hữu, miếu bảy bà, dành cho đệ nhất cấp, sau thời gian mở rông, đệ nhị cấp cùng văn phòng cách đó một con đường cũng cạnh miếu bảy bà. Hiệu trường là ông Lê Minh Trí, về sau trường đổi tên Nhân Tâm. Trường chấm dứt họat động trong năm 1975, trụ thế được 22 năm.

(Nơi đây ngày xưa là Trường trung học đệ nhất cấp Long Hồ từ Lớp 6 đến lớp 9)
(Ngày xưa, Khoảng hẻm nhỏ có hai 3 lớp trung học đệ nhị cấp và một văn phòng của trường trung học Long Hồ. Hiệu trưởng là ông Lê Minh Trí)

Tạm kết luận, sau cuộc họp của hai đức Cha một ông thanh tra giáo dục và một đại tá Pháp hổ trợ hết lòng cho giáo dục tỉnh Vĩnh long, kể từ năm 1949 về sau, một trường trung học công lập, một trường trung học bán công, ba trường trung học tư thục, tổng cộng tỉnh Vĩnh long có cả thảy 5 trường trung học

Sau 1975 mỗi phường đều phải đủ cơ sở giáo dục như sau:
Trường mầm non gồm 4 lớp, lớp lá là cuối chương trình mầm non.
Trường tiểu học đến lớp năm.
Trường trung học cấp hai đến lớp chín.
Từ lớp 10 trở lên được gọi cấp ba, học sinh các phường đều tập trung vào trường Lưu Văn Liệt.

Vào năm 2013, trường xây mới dãy đầu tiên phía hông bên trái của trường cạnh đường Hoàng Thái Hiếu, một trệt ba lầu, tiếp theo di dời trường mẫu giáo Huỳnh Kim Phụng, nằm góc đường Ba mươi tháng tư và đường Nguyễn văn Trỗi, đến nay 2016 dãy lớp phía trước song song với đường Ba Mươi Tháng Tư đã xong phần xây, đang trang hoàng bên ngoài. Dãy lớp cũ hình chữ L tiếp giáp đường Hùng Vương và đường Nguyễn Văn Trỗi cũng sẽ được phá dỡ và xây tiếp trong những năm tiếp theo, đáp ứng được số học sinh tăng trưởng mạnh nơi tỉnh nhà.

(Ngày xưa là Trường Trung học Bán Công Nguyễn Thông) 
(Đầu trường giáp Cây da cửa hữu, cuối trường giáp chủng viện Xuân Bích)
 (Dãy lớp xây mới nằm bên trái trường, cạnh đường Hoàng Thái Hiếu, xây hoàn tất trong năm 2013 của trường Lưu Văn Liệt - Tống Phước Hiệp khi xưa)
(Đang xây khu mặt tiền của trường và một bên hông sau khi di dời trường mẩu giáo)



(Công trình đêm trong 2 tháng cuối năm cho kịp hoàn thành trước tết âm lịch năm 2016)

Trương Văn Phú
Vĩnh Long 2016
***
Những chi tiết bổ túc cho phần Biên Khảo của anh Phú: 

1/ Huỳnh Hữu Đức góp ý:

Xin được góp ý về trường Long Hồ, Hiệu Trường Trường Long Hồ là Thầy Lê Minh Ký. Ông là thân phụ của Bác sĩ Lê Minh Trí, cựu Tổng Trưởng bộ Giáo Dục (bị ám sát chết). Đồng thời Lê Minh Ký cũng là Thầy của Cựu Thủ tướng Trần Văn Hương. 

Huỳnh Hữu Đức

2/ Đặng Anh Tuấn góp ý:

Về sự hình thành và tổ chức của Trung Học Tư Thục Nguyễn Trường Tộ Vĩnh Long có lẽ nên biết rỏ hơn:
Lycéum Nguyễn Trường Tộ được thành lập bởi Lm.Nguyễn Ngọc Quang, cùng Hội Đồng Quản Trị của nhà trường gồm các nhân sĩ Công Giáo lúc đó: Ông Đỗ Đình Duy (ba của Tiến), Ông giáo Lê Văn Thiên (7 Thiên, ba của Trường), Ông Tư Lộc là Giám Đốc nhà in Long Hồ, Ông Phán Thiện và Ông Năm Gioan.  Chính ông Năm Gioan đề nghị Cha Quang dùng kho lúa của ông ở cầu Cái Cá để lập lớp đầu tiên của Nguyễn Trường Tộ. Em vợ của Ông Duy, Thầy Trần Phong vừa tốt nghiệp Đại Học Công Giáo Paris, được mời làm phó Giám Đốc kiêm Giám Học. 
Lycéum Nguyễn Trường Tộ VL là một “Trường Công Giáo”, được Giáo Quyền công nhận và hoạt động giáo dục theo Giáo luật.Giáo Luật điều 803 định nghĩa: “Trường học được gọi là Công giáo khi được nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội hay một công pháp nhân trong Giáo Hội điều khiển, hoặc được Giáo Quyền nhìn nhận như vậy qua một văn kiện.” ... Khoản (2) của điều 803 Giáo Luật còn qui định: “Việc huấn luyện và giáo dục trong một trường công giáo phải được căn cứ trên những nguyên tắc của giáo lý công giáo. Các giáo viên phải trổi vượt về giáo lý chân chính và đời sống thanh liêm.”
Nói gọn, Hiệu trưởng tức là chức danh điều khiển nhà trường được qui định phải là một pháp nhân trong Giáo hội.
Cha Quang, và các vị kế nhiệm là Chánh sở họ đạo Vĩnh long.
Vì nhà thờ họ đạo VL cũng là Nhà thờ Chánh Tòa của địa phận Vĩnh long, thế nên Linh mục Chánh sở họ Vĩnh Long cùng đồng thời là Linh mục Tổng đại diện Giáo phận Vĩnh Long, cũng còn gọi là Cha Chính Địa phận, giử trách nhiệm pháp nhân của Địa phận(Lưu ý: thẩm quyền quản lý trông coi địa phận là Giám mục).
Và như vậy, Cha Chính Địa phận VL hội đủ tư cách pháp nhân làm Hiệu trưởng một trường CG theo luật định!
Lm Ngô văn Thuật vẫn phải giữ quyền Hiệu trưởng đến phút cuối. Cô Nhan chỉ thừa lệnh Giáo quyền để thực hiện tiến trinh bàn giao một cơ sở giáo dục của Địa phận Vĩnh Long cho Chính quyền lúc đó.

TuanDang
***
3/Trung Nguyên góp ý:


a/  Trường trung học Bán Công Nguyễn Thông do hội phụ huynh học sinh Tống Phước Hiệp vận động thành lập. Trường được họp thức hóa do nghị định số 1781-GD-HV-NĐ ngày 9/12/1961 của Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
b/ Trường Tư Thục Long Hồ mở ngày 15/10/1951 họp thức hóa do nghị định số 285-GD-HV-NĐ ngày 19/1/1952
c/ Trường Tư Thục Nguyễn Trường Tộ mở ngày 29/9/1952 hợp thức hóa do Nghị định số 494-GD-HV-NĐ ngày 2/10/1952
(Sách tham khảo Vĩnh long xưa và nay – Huỳnh Minh – trang 369- NXb Cánh Bằng – 1967).

Trung Nguyên
***
4/ Nguyễn Gương nói: 
Theo chỗ em biết,Trường trung học Long Hồ của cụ Lê Minh Ký sáng lập Cụ là cha các Bác Sĩ,Dược Sĩ họ Lê Minh ở Vĩnh Long. 
Bác sĩ Lê Minh Trí là con của Cụ Ký, bị aḿ sát chết. Mộ của ông ở dốc cầu Công Xi heo. 
Em nhớ Trường Long Hồ mang tên Đạt Nhân vào những năm gần 1975.

Nguyễn Gương


Thơ Tranh: Thống Khổ



Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh

Cao Vời Tình Chúa


Ở Thu lòng chạm phải đông
Hắt hiu bao phủ phòng không vắng người
Buốt lạnh tê dại bờ môi
Bạc pha mái tóc tình vôi trắng xòa

Người gây mưa bão nhạt nhoà
Dấu yêu tan tác dày dò năm canh
Bủa vây giăng màn sương lạnh
Tan tác đời bóng cô quạnh liêu xiêu

Xụp vào hố thẳm ngục thiêu
Âm vang thống thiết tiếng kêu van nài
Tuyệt vọng với được bàn tay
Thắp sáng bóng tối tình Ngài đở nâng

Phục Sinh cứu chuộc thế trần
Trái ngang hoạn nạn ân cần chở che
Hướng tâm cách nhìn muôn vẽ
Tình Chúa cao vời  mới mẻ đời con

Kim Oanh
Phục Sinh 2016

Anh Chị Đặng Anh Tuấn Chúc Mừng Phục Sinh 2016

Hình này chụp tại Hội Dòng Bác Ái Fatima Bình Triệu
sáng Chủ nhật Lễ Lá 20 Mars vừa qua


Đặng Anh Tuấn


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Góp Lá Mùa Xuân - Trịnh Công Sơn - Khánh Ly

Thân phận con người trong chiến tranh, tưởng như người phu quét lá bên đường đã quét đi cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. . .người con gái hy vong bốn mùa rồi sẽ trở lại khi tiếng bom đạn không còn nữa, những hố bom sẽ được lấp đầy để chiến tranh không còn dấu vết, con người sẽ sống cho cuộc sống mình không bị chiến tranh làm gãy đoạn. . .


Nhạc Sĩ: Trịnh Công Sơn
Ca Sĩ: Khánh Ly
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình



Phiếm Luận: Phong Kiều Dạ Bạc 楓橋夜泊 - Trương Kế

Phiếm Luận:


楓橋夜泊              Phong Kiều Dạ Bạc

月落烏啼霜滿天 Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên;
江楓漁火對愁眠 Giang phong, ngư hỏa, đối sầu miên.
姑蘇城外寒山寺 Cô Tô, thành ngoại, Hàn San Tự,
夜半鍾聲到客船 Dạ bán, chung thanh đáo khách thuyền.

張計                    Trương Kế

Bài thơ này trước đây được người Nhật tán tụng và Khang Hữu Vi, một nhân sĩ đời Thanh rất chuộng văn hóa Nhật bản, đã thuê người khắc bài thơ này lên một tảng đá lớn đặt trước chùa Hàn San. Một bài thơ mà đã bị người Tầu chê dở và Âu Dương Tu đã phê rằng : Nhà thơ vì mê câu văn hay đã làm cho ý văn không được thông, đó là ngữ bệnh vậy. Họ cho là làm gì có chùa nào thỉnh chuông lúc nửa đêm, chẳng qua Trương Kế mơ mơ màng màng rồi thiếp đi đến gần sáng, lúc nghe tiếng chuông thỉnh an sáng sớm lại tưởng là còn nửa đêm. Người Tầu khác lại muốn biện minh cho tác giả nên cũng đã bịa đặt ra câu chuyện thầy trò nhà sư chùa Hàn San làm được câu thơ hay mới thỉnh chuông để tạ ơn Phật mà nên mới có tiếng chuông thỉnh lúc nửa đêm. Bài thơ này quá dở nên lòi ra là chuyện giả. Một anh phóng viên Nhật, cách nay hơn chục năm, cũng đã ghé chùa Hàn san để tìm hiểu và được vị trụ trì giảng cho nghe là gần đấy có ngôi làng mang tên Ô Đề Thôn, và ngọn núi xa xa, tên của nó là Nguyệt Lạc Sơn. Anh không cãi lại nhưng trong bút ký của anh, anh cho đó là chuyện bịa đặt của người sau muốn phong Thánh cho làng mình nhờ vào bài thơ xưa.

Trong đại chiến thế giới II, người Nhật đã lén tháo chuông cùa chùa Hàn San đem về Nhật, vì họ cho là tiếng chuông có cái gì đó linh thiêng khiến được Trương Kế làm ra bài thơ thần diệu này. Về sau phía Trung quốc đòi mãi, người Nhật mới chịu hoàn trả, nhưng là hoàn trả một chiếc chuông khác của họ mới đúc để thế vào, còn chiếc chuông cũ thì họ vẫn giữ.

Tại sao cũng một bài thơ mà những người hậu duệ của nước tác giả thì chê mà lại được người nước ngoài tán thưởng? Ấy là vì cái nội dung tinh thần của bài thơ này, nó giống với đặc điểm tinh thần thơ Haiku của người Nhật. Vậy thì, trước khi bàn về cái hay, cái tinh túy của bài thơ Trương Kế, ta hãy xem cấu trúc tinh thần của thể thơ Haiku là gì.

Hồi trẻ, cách nay cũng trên 50 năm, tác giả bài phiếm luận này có đọc mấy bài thơ Haiku nhưng có một bài, đã qua bao năm tháng mà không thể quên được dù chẳng còn nhớ tên tác giả là ai. Bài đó được dịch ra như sau :

Con bướm vàng
Đậu trên đầu trượng của nhà sư hành hương
Thiu thiu ngủ.

Nếu ta là người ngoại đạo của thơ Haiku, ta sẽ chẳng thể nào hiểu được cái thâm thúy của bài thơ này, ta chỉ thấy đây là một câu tả cảnh mà người ta cố tình xuống hàng cho ra vẻ thơ, mà thôi. Nhưng, đây là một bài thơ rất được chuộng ở người Nhật. Ta biết rằng hàng năm vào ngày đầu năm, Nhật Hoàng có lệ mời một vị có bài thơ Haiku hay nhất trong năm đến cùng ngài uống trà ở cung vua, như một phần thưởng cao quí, bất kể nhà thơ đó đang định cư ở đâu (báo đăng có một ông thi sĩ Nhật sống ở Mỹ đã có lần được hân hạnh về uống trà đầu năm với Nhật hoàng). Lệ này vẫn còn giữ mãi cho đến gần đây.

Vậy, cái hay của thơ Haiku là ở đâu? Ta biết rằng quán tính của con bướm, là không đậu yên một chỗ, nó cứ nhởn nhơ, vừa đáp xuống lại lập tức bay lên, như là sợ sệt lủ con nít thích bắt bướm ở đâu đó chộp nó vậy. Đó là trạng thái không yên ổn của tâm hồn nếu đem đặt vào con người. Ngồi chưa nóng chỗ đã nhổm đít đứng lên. Nhưng ở đây, tại sao con bướm nó lại cảm thấy thật bình yên để mà có thể thiu thiu ngủ một giấc ngon lành như vậy, tác giả có đãng trí không? Thưa, là vì tác giả đã cho nó đậu trên đầu cây trượng của một hòa thượng, mà không phải là bất cứ một ông hòa thượng nào, mà phải là một hòa thượng hành hương trên đường tìm về xứ Phật. Một nhà sư hành hương về xứ Phật tất không còn chút ham muốn nào có thể chi phối ông, dù là trước một con bướm đẹp, mà những đứa trẻ con, dù có táy máy đến đâu cũng không dám dỡn mặt với một vị tu hành, nhất là, trước mặt chúng nó, có cây thiền trượng đe dọa, sẵn sàng gõ vào đầu chúng. Chỉ có ở nơi đó, với những bảo đảm chừng ấy và viễn ảnh chừng kia, mới khiến được con bướm dám vững bụng mà nằm ngủ yên lành, phó thác tính mạng cho số phận mà nó đinh ninh là sẽ được đến cõi Thiên trúc cùng với nhà sư. Một hình ảnh thật độc đáo khó thể tìm thấy ở đâu. Bài thơ Haiku này dùng hình ảnh đơn sơ để miêu tả một chân lý, đó là sự quảng bá đức tin về đạo Phật, một tôn giáo che chở cho chúng sinh yếu đuối đến nơi an lành. Chỉ với vài nét loáng thoáng, tác giả đã vẽ nên một chân lý, thật là ý tại ngôn ngoại.


Bây giờ trở về với thơ Trương Kế, Bài thơ này có gì liên quan đến thể thơ Haiku? Có chứ! Bài thơ không chỉ đơn thuần là chỉ tả một cảnh đêm khó ngủ, bất chợt nghe tiếng chuông chùa như ta đọc thấy ở các bản dịch thơ chưa chuẩn. Vậy trước hết, xin hãy dịch đã để đãi, hầu quí bạn :

Đêm trên bến Phong Kiều
Trăng rụng, quạ kêu, trời phủ sương;
Hàng phong, đốm lửa, gục buồn vương.
Cô Tô, ngoài ấy, chùa Hàn vắng
Thuyền khách, khuya về, viếng tiếng chuông.

Như nói ở trên, Haiku là một thể loại thơ dùng vài nét phác tả để gợi ý người đọc, chứ không nói thẳng ý ra như ta thường thấy ở những bài thơ Đường thông thường. Do vậy, thơ Haiku rất kén người đọc, vì không phải ai cũng đủ hội ý mà hiểu được thâm ý tác giả. 

Bài thơ của Trương Kế có cái độc đáo của thể loại thơ Haiku nên mà được người Nhật tán thưởng và thích thú. Ta thử phân tích :

Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ được làm ra trên bến Phong Kiều, bến Phong Kiều chỉ là cái cớ. Ta biết cây Phong là một loại cây được vua Hán đem trồng trong Triều đình ở sân vua, nên nó có tên là Phong thần, thu đến sắc lá của nó đỏ ối như rực lửa để xua tan cái lạnh. Vậy Phong Kiều dạ bạc là có hàm ý : ngôi vua đang trong thời kỳ đen tối (như hàng phong đứng vô hồn trong đêm lạnh lẽo bên cầu trên bến vắng). 

Bây giờ ta đi vào nội dung bài thơ:

Câu một: Nguyệt lạc: Trăng luôn là biểu tượng gợi hứng cho nhà thơ, nay trăng đó đã rụng mất rồi. (Nguyệt lạc là trăng rơi rụng chứ không phải trăng lặn, trăng lặn là Nguyệt há). Nhà thơ không còn thấy hứng thú gì nữa. Ô đề là quạ kêu, (quạ luôn bị coi là con vật mang tai họa đến) hiện nay, nó đang xuất hiện, đang to tiếng, chế ngự không gian. Nghĩa là thế gian bây giờ chỉ còn có giống quạ (gian thần) tác quái. Sương mãn thiên là trời bị bao phủ bởi màn sương đêm, hàm ý nhà vua bị che khuất, công lý chẳng còn nữa.

Câu hai: Giang phong: hàng cây trên bến hàm ý để chỉ các đại thần của giang sơn, đất nước; ngư hỏa: nó chỉ còn leo lét như cái đóm lửa của bác thuyền chài. Đối sầu miên : Nhìn cảnh đó mà tác giả thấy buồn nôn chỉ muốn đi nằm (tức không còn sức để làm việc).

Câu ba: Cô Tô là gợi ý địa danh, nơi mà ngày xưa vua Hán dùng làm nơi tuyển nhân tài tuấn kiệt ở trước cổng thành Cô Tô. Nơi đó bây giờ chẳng có ai, ngoài một ngôi chùa Hàn san lạnh lẽo.

Câu bốn: Bán dạ chung thanh: Tiếng chuông nửa đêm; đáo khách thuyền : đến thuyền khách. Chữ "đáo" ở đây là nhãn tự, nó làm cho tiếng chuông như một vị Thần đêm đến viếng nhà thơ.

Bài thơ, là một bài bàn về Thế sự. Nhà thơ (Trương Kế nguyên là một tiến sĩ đời Đường thế kỷ thứ VIII), trước cảnh Quốc phá, gian thần lộng hành, đành buông xuôi và trong đêm tăm tối không có hướng ra thì bỗng được nghe tiếng chuông, là hàm ý chỉ có nơi cảnh Phật là có thể giúp tác giả quên hết sự đời. Đối với Phật, tất cả giai không, chẳng có gì mà phải luyến tiếc.

Tóm lại, nội dung bài thơ là tác giả muốn nói lên cái ý muốn quy viên (từ quan) như Trương Hàn thác là mình nhớ món gõi cá vược ở quê nhà nên từ quan, chứ không phải là mình đã chán ngấy, ngày ngày làm ông quan phỗng ở Triều đình.

Trên đây, bàn phiếm về nội dung bài thơ của Trương Kế, chẳng biết quí bạn có ý kiến gì khác không?

Thân mến,

Danh Hữu

Vết Tích Một Cuộc Tình


Thôi đã hết rồi, chỉ bấy nhiêu!
Khiến hồn em liệm chết thương đau
Giã từ anh nhé! thôi từ giã
Chôn chặt tình yêu thuở buổi đầu

Vết cắt tình yêu dẫu ngọt ngào!
Cũng là kỷ niệm phút bên nhau
Em mang vết tích ngày thơ dại
Vì lỡ yêu anh mới lệ trào,

Tình trái ngang chi phải phủ phàng?
Em đâu làm kẻ chuyến đò ngang
Để anh mượn bến sang bờ khác
Từ đấy tim đau bởi bẽ bang

Gặp gỡ nhau giây phút muộn màng ?
Tình nầy xếp lại bởi sang trang
Anh đi cho vẹn lòng cha mẹ
Dấu vết con tim khó gắn hàn.


Lý Lệ MAI
3/21/16

Nao Lòng



Nao Lòng

Lời thơ bộc lộ trái tim vàng
Rúng động người đang ở phía Nam
Nắng đổ nơi đây đầy ruộng lúa
Tuyết rơi ngoài ấy trắng thôn làng
Xót xa mỏng áo cam lòng chịu
Quặn thắt lão bà gởi tiếng than!
Không phép đảo huyền san chút ấm
Tấm lòng nhân ái hóa khô khan!

Cao Linh Tử
27/1/2016
***
Nao Nao !

Cho tôi một chút nắng hanh vàng 
Những lúc xuân về của nước Nam 
Ấp ủ cõi lòng nơi đất khách 
Cho vơi hồn mộng chốn quê làng 
Nhớ hoài vạt chỏng bồi rơm rạ 
Thương mãi khoai vàng lụi bếp than 
Từng đợt heo may , trời sắp Tết 
Rào rào gió bấc lạnh khô khan 

Mailoc
Cali 01-27-15
***
T
ết Cổ Truyền Dân Tộc

Chưng Tết cành mai chậu cúc vàng,
Cổ truyền dân tộc ở trong Nam.
Thượng du ngoài Bắc năm nay tuyết,
Thị trấn cư dân rét cả làng.
Lục tỉnh Cửu long nghe ấm áp,
Cụ già Hà Nội bếp đầy than.
Nắng ấm Sài Gòn đây phú túc,
Co ro đống rạ lạnh khô khan!

Mai Xuân Thanh
Ngày 27 tháng 01 năm 2016

Tết Xứ Cao Bồi

Cao-bồi xứ Mỹ nắng hanh vàng,
Tếch-Xát (Texas) tình nồng ấm cỏi nam.
Nữu-Ước như bông đầy đá tuyết,
Hiu-tênh (Houston) giống Tết ở thôn làng.
Vui vầy hội chợ thêm lời chúc,
An ủi lòng quê bớt tiếng than.
Mong ước nơi nơi đều thịnh vượng,
Vui Xuân quên hết mọi khô khan!

Đỗ Chiêu Đức


Ăn Thiếu Chất Béo (Dầu & Mỡ) Hại Sức Khỏe Và Nguy Hiểm Đến Tính Mạng


Đầu tháng Chín năm nay (2014), trên mục Sức Khoẻ của một nhật báo lớn ở Mỹ, The New York Times, ký giả Anahad O’Connor đã viết một bài với nhan đề Lời Kêu Gọi Cho Cách Ẩm Thực Ít Chất Đường Thêm Chất Béo (A Call for a Low-Carb Diet That Embraces Fat).

Bài báo này đánh dấu một sự chuyển hướng quan trọng trong dư luận và truyền thông Mỹ về vấn đề dinh dưỡng từ kỵ-chất-béo qua thêm-chất-béo trong thực phẩm. O’Connor muốn thông tin cho độc giả về các bằng chứng khoa học vững chắc cho thấy khi con người ăn bớt đường bột và ăn thêm chất béo (ngoại trừ trans fat), nguy cơ cuả bệnh tim mạch được giảm đi nhiều. Không những thế, họ còn giảm lượng mỡ trong cơ thể và xuống ký rõ rệt nhờ ăn thêm chất béo thay vì chất đường. 

Kết quả khảo cứu mới nhất từ Đại Học Tulane, tài trợ bởi Viện Nghiên Cứu Y Học Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH- National Institute of Health), đăng trên Nguyệt san Y học Annals of Internal Medicine trước đó, cho thấy sự khác biệt rõ ràng, như đã nói ở trên, giữa nhóm tiêu-thụ-bớt-đường-thêm-chất-béo và nhóm ăn-thực-phẩm-có-lượng-chất-béo-thấp như Chính phủ Liên bang và Hội Chuyên gia Bệnh Tim Hoa Kỳ vẫn đang khuyến khích hiện nay. Điểm đáng chú ý là cả hai nhóm đều không phải giới hạn lượng calorie tiêu thụ mỗi ngày như các chương trình dinh dưỡng khác. Kết quả của cuộc thí nghiệm này chứng tỏ rằng phong trào bài trừ chất béo trong thực phẩm trên hơn ba mươi năm qua ở Hoa Kỳ là sai lầm.

Vì đâu nên nỗi: 

Từ thập niên 1950, Y học Hoa Kỳ đã biết rằng lượng mỡ cholesterol cao trong máu có liên hệ đến bệnh tim mạch nhưng nguồn gốc của cholesterol gia tăng trong máu thì vẫn rất mơ hồ. Cholesterol đóng vai trò quan trọng cho sinh hoạt của mỗi tế bào, đồng thời cũng là nguồn cội trong việc sản xuất các kích tố steroids và vitamin D rất quan trọng cho cơ thể. Trong suốt thập niên 1960, các nhà nghiên cứu y khoa xác định một vài chứng bệnh di truyền hiếm có thể gây lượng mỡ cao trong máu, nhưng trong đa số bệnh nhân tim mạch, lượng cholesterol đến từ thói quen ăn uống. 

Một cuộc tranh luận gay gắt xảy ra giữa hai nhóm khoa học gia: Một nhóm tin rằng lượng cholesterol cao trong bệnh nhân là đến từ chất đường trong khi nhóm kia quả quyết rằng cao cholesterol là đến từ chất béo trong thực phẩm. Qua thập niên 1970, Giáo Sư Ancel Keys, thuộc ngành Dinh Dưỡng cuả Đại Học Minnesota, đưa ra kết quả của một cuộc nghiên cứu quan trọng trên bảy quốc gia Âu Mỹ cho thấy rằng tiêu thụ nhiều chất béo bão hoà từ mỡ động vật là nguyên do của cholesterol cao và bệnh tim mạch. Các khoa học gia khác đã nhanh chóng ủng hộ GS Keys và các hội chuyên khoa về tim cùng chính phủ Hoa Kỳ khuyến cáo người Mỹ nên ăn ít chất béo, nhất là mỡ động vật, và các công ty sản xuất thực phẩm nên giảm thiểu chất béo trước khi bày bán trên thị trường.

Hậu quả bi đát với vài “nghịch lý”: 

Dân Mỹ vào siêu thị mua thực phẩm với các quảng cáo Ít Mỡ (Low Fat) hoặc Không Mỡ (No Fat) to tướng trên nhãn hiệu. Để thay thế bơ mà người Mỹ ưa quẹt vào bánh mì, khoa học gia lại tìm cách làm rắn mỡ thực vật lỏng bằng cách thay thế dạng Cis của axít béo với hydro qua gạch nối dạng Trans gọi là Trans Fat, một chất béo thực vật mới hoàn toàn nhân tạo không có trong thiên nhiên để thay thế bơ (margarine with trans fat). Trong các thập niên kế tiếp, từ 1980 cho đến bây giờ, Hoa Kỳ rồi các nước giàu có trên thế giới bị hoành hành với chứng mập phì và nạn dịch Tiểu Đường loại 2 ngày càng thêm nặng, vì đại đa số người dân nhiễm Hội Chứng Biến Dưỡng do sự kháng insulin trong cơ thể làm mập phì, tăng cholesterol và chất triglyceride trong máu, tăng huyết áp và chứng Tiểu Đường. 

Cho đến 7-8 năm trở lại đây, nguyên do của nạn dịch này mới được xác định là người Mỹ đã dùng đường và bột ngày thêm nhiều để bù đắp cho số calorie bị mất đi khi họ ăn ít chất béo; chất đường ngọt, nhất là đường fructose, là nguyên nhân của sự tích tụ mỡ trong gan, bụng và cả bắp thịt gây ra chứng kháng insulin (sau khi kháng insulin đã xảy ra thì cả đường glucose cũng trở thành nguy hại). Khách hàng đã phải trả một giá quá đắt về sức khoẻ và sinh mạng vì tiêu thụ các thực phẩm Ít Mỡ và Không Mỡ nhan nhản trên thị trường, trong lúc các bác sĩ của họ tiếp tục khuyến khích dinh duỡng kỵ chất béo, nhất là mỡ động vật, một cách sai lầm trong suốt 40 năm.

Một vài chuyện nghịch lý (paradox) phát hiện trong thời gian này, nhưng khoa học và chính phủ Hoa Kỳ vẫn không quan tâm và suy diễn đúng, vì vẫn còn bị mê hoặc với chính sách giảm chất béo:

1-Nghịch lý người Pháp. Dân Pháp thích ăn uống ngon miệng nên họ nhất định không ăn giảm chất béo nhất là mỡ động vật, vì làm như thế thức ăn sẽ mất mùi vị. Họ tiếp tục ăn bơ, phó mát, thịt bò, gà vịt ngỗng, heo, trứng….như thường lệ, nhưng tỷ số mập phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch tại Pháp lại thấp hơn Hoa Kỳ và các nước Tây Âu lân cận. Nghịch lý này được giải thích vì người Pháp uống nhiều rượu vang đỏ có chất kháng ốc-xy và nhất là resveratrol.

2-Nghịch lý về thuốc chống cholesterol. Có hơn 6 nhóm thuốc làm hạ cholesterol trong máu được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho bán ở dược phòng, nhưng chỉ có nhóm thuốc statin đã chứng tỏ giúp bệnh nhân ngừa khỏi biến chứng tim mạch và sống lâu. Các nhóm thuốc kia, mặc dù hạ thấp cholesterol nhưng không ngăn ngừa được bệnh tim mạch. Hoá ra thuốc statin còn có tác dụng chống viêm, làm thành mạch máu trơn láng hơn, và có thể tăng thêm tuổi thọ với tác dụng trên tế bào.

3-Nghịch lý về biến chứng của Tiểu Đường loại 2. Mặc dù Hoa Kỳ đã và đang trải qua cơn dịch Tiểu Đường loại 2 với tiềm năng gây biến chứng tim mạch, trên thực tế số luợng tim đột quỵ (heart attack) và tai biến mạch máu não cùng tỷ số tử vong đã giảm đi từ 15 năm nay. Lý do là thuốc statin và các thuốc chống áp huyết cao đã được dùng rất phổ thông cho người Mỹ.

Nhờ cuộc khảo cứu của Đại Học Tulane và bài báo cảnh tỉnh của ký giả O’Connor mà hôm nay chúng ta biết rằng các “nghịch lý” kể trên không phải là nghịch lý gì cả. Y học và Chính phủ Hoa Kỳ đã sai lầm khi cổ võ và áp dụng cách dinh dưỡng thiếu chất béo. Cuộc khảo cứu 7 quốc gia cuả GS Keys đã bị các khoa học gia đương thời duyệt lại và cho thấy ông đã phạm nhiều sơ xuất dẫn đến kết quả không đúng với sự thật. 

Ăn ít chất béo còn có hại cho sức khoẻ tổng quát vì cơ thể sẽ bị thiếu các sinh tố quan trọng hoà tan trong chất béo như sinh tố A, sinh tố D và sinh tố K.

Ăn thiếu chất béo, nhất là chất béo động vật, gây ra chứng xuất huyết não sau 45 tuổi với số tử vong cao như đã tường trình từ các nghiên cứu trên nữ điều dưỡng Mỹ (2001), người Nhật (2003) và người Ấn Độ (2012). Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị xuất huyết não gần đây có lẽ vì tuổi cao và thiếu chất béo động vật như đã chứng tỏ qua các khảo cứu kể trên?

Ngoài ra, nhiều chứng ung thư thường xảy ra trên người có lượng cholesterol trong máu rất thấp, nhưng cho đến nay Y học vẫn chưa chứng minh được là ung thư làm hạ cholesterol hay thiếu cholesterol gây ra ung thư?

Kết Luận: 

Hiện nay người Mỹ vẫn còn theo tiêu chuẩn ăn bớt chất béo cổ động bởi chính phủ Hoa Kỳ với lượng dầu mỡ dưới 30% của tổng số calorie tiêu thụ, và vì thế đã ăn quá nhiều đường bột để bù đắp với hậu quả tai hại. Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama buộc các em học sinh trường công lập Mỹ ăn trưa với thực phẩm ít béo ít đường từ quầy ăn nhà trường làm thức ăn tồi tàn và dở ẹc như nhai giấy bìa; tội nghiệp các em đang sức lớn mà đói meo. Các chuyên gia về bệnh tim còn sai lầm khi họ muốn giảm chất béo xuống đến 10% mổi ngày, mặc dù làm như vậy sẽ tăng hiểm nguy của xuất huyết não. 

Theo nghiên cứu mới nhất đã nói ở đầu bài, nhóm tiêu thụ hơn 40% chất béo cho tổng số calorie từ thực phẩm đã xuống ký vì ăn mau no, ăn bớt đường bột, nên giảm nguy cơ của bệnh tim mạch. Chúng ta nên ăn uống thoải mái, thêm thịt cá gà vịt trứng tôm cua… với nhiều chất đạm và chất béo; không phải kiêng khem gì ngoài việc ăn bớt đường bột cơm gạo, và ăn thêm rau quả. Vào siêu thị chúng ta không mua thực phẩm Low Fat và No Fat và nhất quyết không tiêu thụ thực phẩm có chứa trans fat.

Trans fat thực vật là chất béo xấu duy nhất cho con người hiện nay.

Chất béo tốt là mono-unsaturated fat và omega-3-fatty acid có tác dụng chống viêm và ngừa bệnh tim mạch. Thực phẩm với chất béo tốt gồm có dầu olive, dầu canola, dầu gan cá, trái bơ (avocado), mỡ vịt, dầu dừa, dầu đậu phụng, lòng đỏ trứng, và còn nhiều nữa. Chất béo bão hoà từ mỡ bò, heo, hay chất béo poly-unsaturated từ dầu đậu nành, dầu bắp, v.v., cũng không độc hại gì nếu ăn vừa phải. Người ăn nhiều cá hay gà vịt rất ít khi bị tai biến mạch máu não, trong khi người ăn thiếu mỡ bị xuất huyết não nhiều hơn như chúng ta đã biết.

Low fat diet is bad for health and dangerous to life
Phạm Hiếu Liêm, MD

In early September of 2014, on the Health section of The New York Times, reporter Anahad O’Connor published an article with the title “A Call for a Low-Carb Diet That Embraces Fat”.


This article marked an important change of direction among the media and the American public at large in their view of nutrition from a fat avoidance to embracing more fat in their diet. In it O’Connor seeks to inform his readers of new solid scientific evidence indicating a diet low in carbohydrates and higher in fat (except Trans-fat) can significantly decrease cardio-vascular disease risk and promote weight loss by ridding the body of fatty tissue as demonstrated in the results of the latest clinical study from Tulane University supported by a grant from the National Institute of Health and published in the Annals of Internal Medicine. It was a well designed prospective control study which clearly showed the Low-Carb More-Fat study group ended up with more weight loss and better cholesterol levels than the Low-Fat Diet group, who consumed their food according to the current guideline from the US Government and supported by the American Heart Association. It is interesting to note that neither the study group nor the control group had to limit their calorie intake, unlike most other diet and nutrition studies before. These results indicate that the low fat approach to diet in the USA during the past 30 years is not valid for public health. 

How did it happen?

It has been known since the 1950s that a high level of serum cholesterol is a major risk factor for cardio-vascular disease, but where that cholesterol came from remained uncertain. Cholesterol plays a vital role in cellular structure and also in the chemical scaffold of the all important steroid hormones and the production of vitamin D within the body. In the 1960s, medical research discovered a few rare genetic diseases which raise the levels of blood lipids (cholesterol, triglyceride etc…); however, in most patients with cardio-vascular disease the cholesterol in their blood appeared to be related to their dietary intake.

A contentious academic battle exploded between medical scientists who believed that patients with high blood lipid levels got those elevated levels from excessive consumption of sugar and other carbohydrates and other colleagues who believed that those lipids in the serum came from eating fatty food. Finally, in the 1970s, Dr. Ancel Keys from the Division of Medical Nutrition at the University of Minnesota, presented his findings of the important Seven Nation (European and American) Study which purportedly showed that consuming saturated animal fat led to high serum cholesterol and cardiovascular disease. Other scientists quickly supported Keys’ results, and the American Heart Association as well as the US Government advised Americans to eat less fat, especially animal fat. The food industry was encouraged to reduce the amount of fat in products before they hit the supermarket shelves.

Tragic consequence and paradoxes:

American consumers have been bombarded with big catchy Low Fat and No Fat marketing labels at the grocery stores. To replace the butter which Americans loved to spread on their bread but now were told was unhealthful, food scientists came up with a way to harden vegetable oil by hydrogenising the old liquid vegetable fat with the Trans bond; the so called vegetable Trans-fat was born as vegetable margarine which was marketed as a healthier alternative to butter. Vegetable Trans-fat does not exist in nature and now has been shown to be a very unhealthful fat for human consumption.

From the 1980s until the present time, the US and other prosperous industrialized countries have experienced an epidemic of obesity and Type 2 Diabetes. A significant number of the adult population suffers from Metabolic Syndrome as a result of insulin resistance at the tissue level-which causes adiposity, hyperlipidemia (high cholesterol and triglyceride blood levels), high blood pressure and Type 2 Diabetes. During the last 7-8 years, medical researchers have been able to pinpoint the cause of this epidemic: Americans have consumed excessive amounts of carbohydrates to make up for the missing calories (and taste) from eating less fat. Sugar, especially fructose, the sweetest sugar, is extremely adipogenic, which causes fat infiltration in the liver and abdomen as well as in skeletal muscles and leads to tissue insulin resistance (after tissue insulin resistance occurs, glucose will become harmful as well). Furthermore, fructose can decrease satiety which is a cause of overeating-which aggravates obesity. American consumers have paid a high price with their health and their lives for consuming those Low Fat and No Fat products presented to them as healthful food choices. Meanwhile, their physicians continue to advise them erroneously to avoid fat, particularly animal fat.

Several paradoxes occurred during this long period of time which somehow were not noticed by medical scientists and the US Government for any serious consideration because the authorities still deeply believed in the Low Fat doctrine.

1- The French paradox: French people revere their culinary standards for taste and therefore refused to go Low Fat and continued cooking using butter to serve beef, pork, poultry and sea food dishes on their dinner table. Yet, the French rate of obesity, diabetes and cardio-vascular disease has remained lower than their Western European and US counterparts. This paradox was credited to the French higher consumption of red wine which contains resveratrol.

2- The anti-cholesterol drugs paradox: The FDA approved 6 groups of cholesterol (and lipid) lowering drugs to be sold in the US- but only one group, the statins have been shown in clinical use to help prevent cardio-vascular disease and its complications and extend longevity of patients. All other groups failed to help patients improve their outcomes although their blood lipid levels got lowered with the drugs.

3- The diabetic complications paradox: Despite the worsening of the Type 2 Diabetes epidemic (with potential for serious cardio-vascular complications) the rate and mortality of heart attack and stroke have declined in the US for the last 15 years because American physicians have been diligent in prescribing anti-hypertensive medications and statin drugs to their patients.

Thanks to the study from Tulane University and O’Connor’s NY Times article, we have realized that the above “paradoxes” were not paradoxical at all. American medicine and the US government were simply wrong to have promoted the fat depleted diet to its people. The 7 Nation Study of Professor Keys has recently been scrutinized by other scientists and found to have many flaws in methodology that led to erroneous conclusion about dietary fat and blood cholesterol.

Eating little fat causes deficiencies in fat soluble vitamins (A, D, K and E) with detrimental effects on health.

Diet too low in fat, particularly animal fat, has been linked to parenchymal brain hemorrhage after age 45 in several studies involving American nurses (2001), Japanese men (2003) and people living in India (2012). The Zen master Thich Nhat Hanh suffered from brain hemorrhage recently; one wonders if his age and diet devoid of animal fat could have been the risk factors as reported in the studies cited above.

We should also be aware that several types of cancer occur frequently in patients with very low levels of serum cholesterol. To this day, however, medical science hasn’t shown whether very low cholesterol is a risk factor for cancer-or if cancer itself causes the level of cholesterol to drop.

Conclusion:

Americans still follow the Low Fat dietary guideline promoted by their government with a goal of fat amounting to 30% or less of the total daily calorie intake and therefore consume too much sugar and starch (carbohydrates) with bad consequences to their health. First Lady Michelle Obama promotes a policy in which public school cafeterias serve only low sugar low fat food to the students which has led to lunch that tastes so bland and unappetizing (like cardboard) that many students have complained and even refused to eat their cafeteria food. Many cardiologists still push for a “heart healthy” diet with only 10% of calories coming from fat although such a diet will increase the risk of brain hemorrhage. However the latest research, cited at the beginning of this article, demonstrated that consuming a diet with fat accounting for 40% or more of total calorie intake while eating fewer carbohydrates led to weight loss with satiety and improved cardio-vascular risk parameters.

We should enjoy eating our food rich in protein and fat-such as beef, pork, poultry, eggs and seafood- without fear. We should also eat fewer carbohydrates and avoid processed sugar - eating more fruits and vegetable instead. When shopping for groceries, we should not buy those with Low Fat or No Fat on the labels and we should absolutely stay away from vegetable Trans-fat which is the only type of fat proved to be dangerous and unfit for human consumption.

The good fats are mono-unsaturated fat and omega-3-fatty acid because they provide anti-inflammation benefits and prevent cardio-vascular disease. Good fat can be found in olive oil, canola oil, fish liver oil, avocados, duck fat, coconut oil, peanut oil, egg yolks and many more foods….. Saturated fat from beef, pork or poly-unsaturated fat from soy, corn, etc… is harmless if not over consumed. People who eat lots of fish or poultry have lower risk of stroke, while those who consume little fat end up with higher risk for bleeding in the brain, as reported in scientific studies.

Pham H. Liem, MD
Former Jackson T. Stephens Professor and Vice-Chairman of the Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS
(Phạm Anh Dũng chuyển)

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Thơ Tranh: Xin Thời Gian


Thơ & Thơ Tranh: Kim Oanh


Thời Gian




Thời gian hỡi! sao mi đi lặng lẽ 
Để bốn mùa khe khẻ vội sang ngang 
Có khi nào mi nhỏ lệ xốn xang?
Đóa hoa nhỏ, rụi tàn khi nắng tắt 

Trong vô tận, mi đi không ngoảnh mặt 
Cho má hồng héo hắt nếp nhăn nheo 
Cho hây hây mấy chốc đã eo sèo  
Từ kim cổ, mi gieo sầu nhân thế  

Bao triều đại, bao nhiêu lần hưng phế 
Bao tháp ngà, bao đế quốc thênh thang
Sụp đỗ dần dưới gót nện thời gian
Vùi cát bụi, điêu tàn đà mấy lượt  

Thời gian hỡi! mi cùng ta sánh bước  
Mi vô tư, phi nước đại vó câu 
Ta hoang mang gần mãi núm cỏ khâu 
Bên đường vắng dãi dầu mưa với gió  

Từ vô ngã sắc không ta thành có 
Mi lôi ta từ có trở về không 
Cõi đi về thui thủi giữa mênh mông 
Đường trần bước một lần không trở lại  

Tiếc chi nữa, tuổi vàng heo hút mãi 
Khóc người về cát bụi trải nghìn thu  
Gót chân mi sương khói phủ mịt mù  
Nhân sinh hỡi! ôi phù du mộng ảo  

MaiLoc

Bóng Thời Gian



Mới đó thời gian mau chóng mặt
Xuân tàn đến Hạ, lại Thu, Đông.
Chào đời mở mắt mai vàng nở,
Tuổi hạc, mi mờ chỉ sắc không!

Vô phương đuổi kịp bóng thời gian,
Thôn nữ nào hay nụ héo tàn
Lão phụ, thuyền quyên chiều ngã bóng,
Phế hưng triều đại sử sang trang.

Thời gian biến đổi không ngừng nghỉ,
Sắc sắc không không cát bụi nào...
Mộng ảo phù dù sương khói phủ,
Thời gian gặm nhấm giấc chiêm bao!

Mai Xuân Thanh
Ngày 18 tháng 03 năm 2016

Thời Gian



Thời gian sao lặng lẽ trôi,
Bốn mùa thoáng chốc xuân rồi lại thu.
Cánh hoa mỏng mảnh còn đâu,
Thời gian có xót có sầu cho hoa?!

Bóng câu vùn vụt thoáng qua,
Hây hây má thắm giờ đà nhăn nheo!
Yêu kiều dáng vẻ còn đâu,
Cổ lai bất hứa bạch đầu mỹ nhân.

Hoàng triều hưng phế vân vân,
Tháp ngà sụp đổ bao lần đổi thay.
Điêu tàn vùi lắp u hoài,
Rừng xanh núi thẳm có hay chăng là!?

Thời gian ơi, hãy đợi ta,
Cùng nhau sánh bước sao mà vội phi.
Đường trần sanh ký tử quy,
Chung cùng rồi cũng xanh rì cổ khâu!

Sắc không nào có gì đâu,
Không không sắc sắc cho sầu lòng ai.
Mang thân tứ đại những ngày,
Trả về tứ đại cho dài ngẩn ngơ!

Tiếc chi một tấm thân hờ,
Nghìn thu cát bụi ơ hờ vùi sâu.
Thân như sương khói mịt mù,
Cuộc đời vốn dĩ phù du vô thường.
Liệu mà vun đắp tình thương !!!

Đỗ Chiêu Đức
03-18-2016

Thời Gian



Thời gian như giọt nước
Nhỏ xuống đời mông mênh
Thấm vào từng năm tháng
Thành sông dài lênh đênh

Đợi đến đôi vai mỏi
Là lúc ta đã già
Mới nghe lòng tiếc nuối
Thời gian nào đã qua ...

Thương từng chiếc lá úa
Cố níu lấy cành cây
Thương từng con dốc nhỏ
Bao bóng người đã xa

Thời gian như cơn gió
Như có mà như không
Gió luồn qua phòng trống
Nào biết gió đi đâu?

Thời gian sẽ ngừng lại
Vào phút cuối cuộc đời
Chỉ mỗi người mới biết
Thời gian là gì thôi!

Nguyên Nhung

Thời Gian



Ngăn tim gõ nhịp đếm thời gian
Mở cửa thần Tiên để lụi tàn
Vụng khéo ươm mầm nên họa phước
Lâu dài kết trái tạo dung nhan
Ta từ vô lượng không tên tuổi
Nẻo đến cùng phương chẳng cám vàng
Xuống chó lên voi rồi một kiếp
Vui buồn thương hận cũng tiêu tan.

Cao Linh Tử
20/3/2016

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Quê Cha Đất Tổ: Ao Hồ Sông Rạch Mương Ở Ấp Phú Hữu Xã Giồng Ké

Mấy mươi năm trước, phía sau nhà của ba má tôi ở Giồng Ké có một cái ao nho nhỏ. Ao luôn trong sạch nhờ cái ống bộng. Khi nước lớn, nước từ một nhánh sông, theo ống bộng đi vào hồ. Và khi nước ròng, nước từ hồ thoát ra ngoài qua cái ống bộng ấy. Ống bộng thô sơ làm bằng thân cây cau. Sau đó được thay thế bằng thân cây dừa, có đường kính lớn hơn. Và theo nhu cầu cũng như sự tiến bộ, ống bộng được đúc bằng xi măng. 

(Cái ống bộng)
Ao sau nhà tôi, có chiếc cầu cây, do nhiều tấm ván ráp lại, có đóng những thanh ngang, bắc chuối xuống, rất tiện lợi và an toàn cho việc lên xuống khi rửa ráy. 
Vậy mà, sau mấy mươi năm khi trở lại quê nội, tôi nhìn thấy cây cầu ở ao nhà người, chỉ là một thân cây tròn, dễ trơn trợt. Và liệu, cầu bị ướt, thì bằng cách nào, người ta có thể di chuyển lên xuống dễ dàng trên chiếc cầu này.

(Chiếc cầu bắc xuống ao nước)
Trên đường đi, đây một chiếc cầu dừa khác, bắc ngang rạch nước, cũng là cây cầu tròn. Tuy nhiên, cầu không có tay cầm giúp cho mỗi lần di chuyển qua lại được dễ dàng.

(Chiếc cầu dừa bắc ngang qua mương)
Tại một căn nhà khác, tôi nhìn thấy chiếc ao bên cạnh. Nước trong ao đục ngầu, và khi hỏi, họ cho biết, đó là ao nước cho gia đình dùng hàng ngày.

(Ao nước)
Trong bài học về nước, khi còn ở ghế nhà trường. Tôi vẫn nhớ, nước là thành phần quan trọng trong cuộc sống, bởi nước chiếm đến 70% khối lượng của cơ thể con người và nhất là cần tinh khiết. Thiếu thức ăn, con người có thể sống lây lất, nhưng thiếu nước con người ta có thể kéo dài sự sống chỉ vài hôm và nếu sử dụng nước không trong lành, thì ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng như thế nào. Và mỗi khi cầm ly nước lọc trong tay, cái màu nước đục đục lợn cợn trong ao nhà người cứ ám ảnh tôi hoài.

Kim Phượng
Ảnh từ Kim Phượng

Trăng Biển


Tôi chưa từng đến nơi anh đứng
Cho tôi tưởng tượng chút tình thôi
Phải chăng anh hướng về quê mẹ
Lòng dạ đau thương lẫn ngậm ngùi

Tấc đất mồ hôi của ông cha
Đôi khi máu đượm lệ chan hoà
Vượt ngàn sóng cả xây cơ nghiệp
Vang mãi muôn đời khúc sử ca

Đem cuốc mai thay thế đao cung
Và đem lưới bủa đến không cùng
Hào hùng đi mãi đường Nam Tiến
Dựng xây hãnh diện mái nhà chung

Anh ơi, anh đúng bậc Anh Hùng
Đổ máu Lạc Hồng giữa biển Đông
Sực tỉnh bàng hoàng nâng ngọn bút
Kính người xin thắp nén hương lòng

Biển xa trăng lạnh tê ngòi bút
Bút chẳng bằng gươm nghĩ thẹn thùng
Hâm nóng tim già ta lựa chữ
Cho lời thơ thép vụt lên không

Chân Diện Mục

Chính Triêu Lãm Kính 正朝覽鏡 - Lưu Trường Khanh


Chính Triêu Lãm Kính Lưu Trường Khanh

Tiều tụy phùng tân tuế
Phương phi kiến dương xuân
Triêu lai minh kính lý 
Bất nhẫn bạch đầu nhân.
Chú Thích: Chính Triêu là buổi sáng sớm hôm mùng 1 tháng giêng âm lịch
Dịch nghĩa: Soi Gương Sáng Mùng Một Tết Viết


Mỗi độ gặp năm mới, [dung nhan người già] lại thêm tàn tạ, 
[trong khi] cỏ hoa xanh tươi thơm ngát dưới ánh nắng xuân. 
Buổi sáng soi gương, 
không dám nhìn bóng người đầu bạc 
 
Bản dịch của Mai Lộc:

Mỗi đầu năm thấy thêm phờ phạc 
Khi cỏ hoa thơm ngát nắng xuân . 
Sớm mai soi kính bâng khuâng , 

Mái đầu trắng xóa thất thần ngại xem 


Mailoc
***
Các Bài Dịch Khác:

BẢN CHỮ HÁN CỦA BÀI THƠ :
         Bản nầy CÂU THỨ 2 khác hoàn toàn với bản của Thầy ( Câu thứ 2 của Thầy có chữ DƯƠNG bị thất Luật )

正朝覽鏡作         Chính Triêu Lãm Kính

憔悴逢新歲,         Tiều tuỵ phùng tân tuế,
茅扉見舊春。         Mao phi kiến cựu xuân.
朝來明鏡裏,         Triêu lai minh kính lý
,不忍白頭人。         Bất nhẫn bạch đầu nhân
劉長卿                          Lưu Trường Khanh

NGHĨA BÀI THƠ:
CẢM TÁC KHI SÁNG MỒNG MỘT TẾT SOI GƯƠNG

       Thêm tiều tụy võ vàng hơn khi mừng tuổi mới, trên cánh cửa cỏ vẫn còn thấy được dấu vết của mùa xuân cũ (tờ liễn dán trên đó đã bạc hết màu còn chưa được gở xuống: Vì không có lòng ăn Tết ). Sáng nay, nhìn vào tấm gương trong vắt kia, thấy thật là tội nghiệp cho cái người đầu bạc trong đó!

1/
Đón tuổi thêm tiều tụy,
Xuân xưa nay còn đâu.
Sáng nay soi gương thấy,
Thương sao kẻ bạc đầu!  

2/
Võ vàng năm mới lại sang,
Vết xưa xuân cũ ràng ràng chưa phai.
Sáng soi gương thấy u hoài,
Thương sao ai đó bạc phai mái đầu 

Đỗ Chiêu Đức
***
Tết Nhìn Trong Gương

Tết về nghèo khó tuổi thêm già,
Xuân trước lâu rồi nhớ xót xa.
Minh nhựt soi gương mình chột dạ,
Ủa sao mái tóc lão sương sa!

Mai Xuân Thanh
Ngày 29 tháng 01 năm 2016
***
Quên Đi cũng nhận xét như anh Chiêu Đức. Nên quên Đi thiên về bản của Chiêu Đức.
Tuy nhiên, Quên Đi không đồng ý cách dịch ở câu 2 của anh Chiêu Đức:

茅扉 Mao phi: Cửa bằng cỏ mao. Nhưng ở đây có nghĩa là Cảnh nhà nghèo khó.
Trong bài thơ, hai câu 1 và 2 đối nhau thật rõ

Quên Đi gởi bài dịch:

Sáng Mùng 1 Soi Gương Viết

Thân khó cùng năm mới
Nhà nghèo nhớ tết nao
Sáng nhìn trong tấm kiếng
Xót kẻ bạc đầu phau

Quên Đi