Bây giờ là tháng 8.
Tháng 8 ở Pháp thì năm nào cũng giống nhau. Nghĩa là tháng mà các thành phố ngủ nhiều hơn thức: những phố chợ thưa người, những con đường ít tiếng xe qua. Ngày đã yên, đêm còn yên hơn. Ngược lại với các phố biển, phố núi, nhộn nhịp người-đi-hè!
Trong khi những người đi làm ở Đức, Na Uy, Ba Lan, Chí Lợi, Ba Tây … đã được nghĩ thường niên ngay từ mấy thập niên đầu thế kỷ 20 (1900 -1930), thì mãi đến 6/193 , người-đi-làm ở Pháp mới chính thức có được 15 ngày nghỉ (CP: congés payés). Nói "chính thức" vì, như các quốc gia kể trên, ngay từ đầu thế kỷ 20 , một số công chức và tư chức Pháp đã được hưởng « CP « . Các hãng xưởng thì, đa số, đóng cửa 2 tuần vào tháng 8 mà không trả lương cho nhân viên.
Năm 1956 , người-đi-làm ở Pháp được 3 tuần CP, 1969: 4 tuần , 1982: 5 tuần ! Từ năm 2000, với đạo luật " Aubry" (làm việc 35H / tuần) , người-đi-làm ở Pháp được thêm 2 tuần nghĩ «RTT» ( Réduction du Temps de Travail / giảm giờ làm việc ), tổng cộng một năm 7 tuần nghỉ được trả lương). Ở một số hãng xưởng, tùy theo " thâm niên công vụ (ancienneté), người-đi-làm được thêm 3 – 4 ngày nghỉ nữa (congés d’ancienneté).
Đại khái, một người-đi-làm-ở-Pháp " chung thủy " với .. chủ, có gần 2 tháng « CP« + 11 ngày lễ mỗi năm . 50 ngày nghỉ : một con số mơ ước của nhiều người-đi-làm trên thế giới!
Nghe nói , "ngày xưa " , tháng 7 là tháng « xóm-nhà-lầu « và " xóm-nhà-ngói " đi-hè , tháng 8 : " xóm-nhà-lá "! Sau này, đa số các hãng đóng cửa tháng 8 , nên « nhà-ngói « hay « nhà-lá « hay chọn tháng 8 để đi-hè .
Nghỉ hè là một chuyện mà đi-hè là một chuyện khác.
Theo một bài viết trên tờ Libération (Robin Andraca / ngày 3/8/2019 ) , < 50% người Pháp ( khác với " gia-đình-Pháp") đi-hè . Cái khó bó cái.. đi. Các cuộc thăm dò năm 2014 cho biết: 40% những người lãnh < 1200 € (/tháng) và 86% lãnh > 3000 € (/tháng) là "đi-hè ". Hay, nói cách khác, 82% "sĩ -quan" (= cadres )đi-hè, so với 47% lính (= ouvriers)!
Nếu đa số người Bỉ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hòa Lan đi-hè tháng 7 thì đa số người Pháp, Đức, Ý, Tây Ban-Nha lại chọn tháng 8.
Chiều qua, các đài truyền hình Pháp loan tin là sẽ có 50 triệu du khách hè này, so với 35 triệu năm qua (năm đầu tiên Covid_VH), và .. 90 triệu năm 2019! Kinh tế Pháp buồn nhiều vì đa số du khách là dân Liên-Âu, không chơi "sộp", chịu "chi" như du khách: M , Tàu, Nhật, Nga …vv!
Mất cái này, được cái khác. Như năm rồi do đại-dịch Covid, > 85% dân Pháp chọn đi-hè ở .. Pháp. Nhờ ròng rã mấy tháng không tiêu xài (hàng – quán, mua sắm , đi chơi xa …) , dư dã " anh Hai", thêm cái bị nhốt, chịu tù túng trong một thời gian dài nên từ hai năm nay dân Pháp đi-hè nhiều và chịu mua sắm, ăn xài vv. Cho bỏ những ngày .. cơ cực!!
Đó là nguyên nhân tại sao các thành phố Pháp, thường niên đã vắng, năm nay càng vắng vẻ thêm!
Thành phố tôi sống, là nơi có viện đại học có " tầm cỡ " ở Châu Âu. Riêng 2 trường trung học (collège /lycée) và một ký túc xá đều ở ngay trung tâm. Bãi trường, chạy bộ qua đó, đã buồn, nói chi bây giờ?! Chiều qua, trong những phút giây buồn bã đó, tôi chợt nhớ đến ca khúc" trường cũ, tình xưa"của Duy Khánh . « Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ / Nhiều nét đổi thay tường , mái rêu mờ … » . Ôi , những ngôi trường thân yêu của tôi! Từ tiểu học, trung học ở tỉnh nhỏ miền tây cho đến trung học , đại học Sài Gòn! Mỗi lớp học là một đoạn đời , mỗi ngôi trường là một « khúc « sống . Một trong những nhân vật quá khứ sẽ còn mãi trong tôi là « anh Kẹo « . Anh Kẹo của thời mới đi học của tôi . Kẹo không phải là tên mà là « nghề « của anh : bán kẹo kéo vào giờ ra chơi , ngoài cổng trường!
Anh Kẹo là ông .. Kẹ duy nhất trong cuộc đời tôi! Thấy anh từ xa , là tôi đã sợ xanh mặt , chạy đi chỗ khác ngay! Có lần , đang giờ chơi , anh Kẹo được cho vào trường để bán , đang đùa giỡn , chợt nghe tiếng la "anh Kẹo"!, xoay mặt lại, thấy anh đang đứng sau lưng nhìn tôi cười, tôi điếng người, vừa chạy vừa … khóc.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ rõ anh Kẹo. Đó là một thanh niên (22, 28 tuổi?) trắng trẻo, khá đẹp trai, khuôn mặt hiền hậu, cao ráo, mảnh khảnh, mặc áo "bà ba"(?) , đầu đội nón lá, tay bưng thùng kẹo kéo, miệng lúc nào cũng như cười (nhất là lúc gặp .. tôi ) . Điều làm tôi sợ anh khiếp vía, vỏn vẹn, chỉ vì anh, như một người bị bệnh "parkinson", đầu lắc lắc , hai tay run run (mặc dù anh còn rất trẻ). Tại sao lại sợ anh Kẹo? – Tôi không biết! Có lẻ vì thằng-bé-tôi chưa bao giờ gặp một người như thế? Một người không như mọi người "!!!!
Tôi không nhớ rõ anh Kẹo còn bán đến năm nào. Chỉ biết là từ khi đổi trường thì tôi không bao giờ gặp lại anh nữa , dù ở chợ . Bây giờ , nếu gặp lại anh, chắc chắn là tôi sẽ chạy đến ôm anh vào lòng , vỗ vỗ vào lưng anh mà nói nhỏ:" Cho em xin lỗi anh, anh Kẹo!".
"Trường cũ tình xưa", trường có thể là đại học hay trung học nhưng tôi nghĩ , anh Duy Khánh muốn nói đến trường trung học cũ của anh . Ở đó , khi anh về thăm, vẫn có người " yên vui sống đời học-trò " , " dăm ba đứa bạt phương trời / hai thằng chờ đầu quân năm tới « . Tôi cũng có những người bạn « chờ đầu quân năm tới « sau lệnh « đôn quân « năm 1972 " mùa hè đỏ lửa "!
Và " tình " là tình bạn học . Qua bao nhiêu thăng trầm cuộc sốn , tôi chỉ còn giữ được mối liên lạc thân thiết với hai người bạn (tiểu-học - trung học): một đầu quân VNCH , mộ, từ tiểu học thân đến đại học
Anh Duy Khánh có nhiều may mắn vì khi anh về thăm, trường cũ của anh không thay đổi gì nhiều, ngoài cái " tường mái rêu mờ "! Nhưng tôi: từ sau cái tháng 4 tan tác, " thương hải còn biến vi tang điền", nói chi đến mấy cái chỗ mà người ta cần " hồng hơn chuyên ", mà chính sách " mới " là xóa bỏ tàn tích "thực dân, tay sai", thay từ cái tên (!) cho đến cái hình hài. Những tấm bảng bị tháo gỡ. Những tượng danh nhân trước trường bị triệt hạ! Con người " mới " (!) , xã hội "mới (!) thì trường ốc cũng phải " mới "!
" Cố nhân đi bao giờ mới về" ?
- Trường xưa đã không còn như xưa! Về " thăm " cái gì ?
Thăm trường: chẳng thấy trường đâu !
Thăm người: người hỏi .... " nước nào về đâ "?!
Trong các thế hệ miền Nam trưởng thành sau 54 , trước 75 , đã có bao nhiêu cố-nhân "đi thương về trường xưa "?
- Hay " thương " thì có mà " đi " thì không ?!
BP
04/08/2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét