Thứ Ba, 15 tháng 11, 2022

The Last Leaf ( O. Henry) Chiếc Lá Cuối Cùng (Nguyên Trần)

The Last Leaf - O. Henry
 

Trơ vơ chiếc lá cuối cùng
Từ ta với lá mang chung nổi niềm
Ngoài trời lạnh buốt buồng tim
Sắc hương phai nhạt đắm chìm phong ba

In a little district west of Washington Square, the streets have run crazy and broken themselves into small strips called "places." These "places" make strange angles and curves. One Street crosses itself a time or two. An artist once discovered a valuable possibility in this street. Suppose a collector with a bill for paints, paper and canvas should, in traversing this route, suddenly meet himself coming back, without a cent having been paid on account!

So, to quaint old Greenwich Village the art people soon came prowling, hunting for north windows and eighteenth-century gables and Dutch attics and low rents. Then they imported some pewter mugs and a chafing dish or two from Sixth Avenue, and became a "colony." At the top of a squatty, three-story brick Sue and Johnsy had their studio. "Johnsy" was familiar for Joanna. One was from Maine; the other from California. They had met at the table d'hôte of an Eighth Street "Delmonico's," and found their tastes in art, chicory salad and bishop sleeves so congenial that the joint studio resulted. That was in May. In November a cold, unseen stranger, whom the doctors called Pneumonia, stalked about the colony, touching one here and there with his icy fingers. Over on the east side this ravager strode boldly, smiting his victims by scores, but his feet trod slowly through the maze of the narrow and moss-grown "places." Mr. Pneumonia was not what you would call a chivalric old gentleman. A mite of a little woman with blood thinned by California zephyrs was hardly fair game for the red-fisted, short-breathed old duffer. But Johnsy he smote; and she lay, scarcely moving, on her painted iron bedstead, looking through the small Dutch window-panes at the blank side of the next brick house. One morning the busy doctor invited Sue into the hallway with a shaggy, grey eyebrow. "She has one chance in - let us say, ten," he said, as he shook down the mercury in his clinical thermometer. " And that chance is for her to want to live. This way people have of lining-u on the side of the undertaker makes the entire pharmacopoeia look silly. Your little lady has made up her mind that she's not going to get well. Has she anything on her mind?" "She - she wanted to paint the Bay of Naples some day." "Paint? - bosh! Has she anything on her mind worth thinking twice - a man for instance?" "A man?" said Sue, with a jew's-harp twang in her voice. "Is a man worth - but, no, doctor; there is nothing of the kind." "Well, it is the weakness, then," said the doctor. "I will do all that science, so far as it may filter through my efforts, can accomplish. But whenever my patient begins to count the carriages in her funeral procession I subtract 50 per cent from the curative power of medicines. If you will get her to ask one question about the new winter styles in cloak sleeves I will promise you a one-in-five chance for her, instead of one in ten." After the doctor had gone Sue went into the workroom and cried a Japanese napkin to a pulp. Then she swaggered into Johnsy's room with her drawing board, whistling ragtime. Johnsy lay, scarcely making a ripple under the bedclothes, with her face toward the window. Sue stopped whistling, thinking she was asleep. She arranged her board and began a pen-and-ink drawing to illustrate a magazine story. Young artists must pave their way to Art by drawing pictures for magazine stories that young authors write to pave their way to Literature. As Sue was sketching a pair of elegant horseshow riding trousers and a monocle of the figure of the hero, an Idaho cowboy, she heard a low sound, several times repeated. She went quickly to the bedside. Johnsy's eyes were open wide. She was looking out the window and counting - counting backward. "Twelve," she said, and little later "eleven"; and then "ten," and "nine"; and then "eight" and "seven", almost together. Sue look solicitously out of the window. What was there to count? There was only a bare, dreary yard to be seen, and the blank side of the brick house twenty feet away. An old, old ivy vine, gnarled and decayed at the roots, climbed half way up the brick wall. The cold breath of autumn had stricken its leaves from the vine until its skeleton branches clung, almost bare, to the crumbling bricks. "What is it, dear?" asked Sue. "Six," said Johnsy, in almost a whisper. "They're falling faster now. Three days ago there were almost a hundred. It made my head ache to count them. But now it's easy. There goes another one. There are only five left now." "Five what, dear? Tell your Sudie." "Leaves. On the ivy vine. When the last one falls I must go, too. I've known that for three days. Didn't the doctor tell you?" "Oh, I never heard of such nonsense," complained Sue, with magnificent scorn. "What have old ivy leaves to do with your getting well? And you used to love that vine so, you naughty girl. Don't be a goosey. Why, the doctor told me this morning that your chances for getting well real soon were - let's see exactly what he said - he said the chances were ten to one! Why, that's almost as good a chance as we have in New York when we ride on the street cars or walk past a new building. Try to take some broth now, and let Sudie go back to her drawing, so she can sell the editor man with it, and buy port wine for her sick child, and pork chops for her greedy self." "You needn't get any more wine," said Johnsy, keeping her eyes fixed out the window. "There goes another. No, I don't want any broth. That leaves just four. I want to see the last one fall before it gets dark. Then I'll go, too." "Johnsy, dear," said Sue, bending over her, "will you promise me to keep your eyes closed, and not look out the window until I am done working? I must hand those drawings in by to-morrow. I need the light, or I would draw the shade down." "Couldn't you draw in the other room?" asked Johnsy, coldly. "I'd rather be here by you," said Sue. "Beside, I don't want you to keep looking at those silly ivy leaves." "Tell me as soon as you have finished," said Johnsy, closing her eyes, and lying white and still as fallen statue, "because I want to see the last one fall. I'm tired of waiting. I'm tired of thinking. I want to turn loose my hold on everything, and go sailing down, down, just like one of those poor, tired leaves." "Try to sleep," said Sue. "I must call Behrman up to be my model for the old hermit miner. I'll not be gone a minute. Don't try to move 'til I come back." Old Behrman was a painter who lived on the ground floor beneath them. He was past sixty and had a Michael Angelo's Moses beard curling down from the head of a satyr along with the body of an imp. Behrman was a failure in art. Forty years he had wielded the brush without getting near enough to touch the hem of his Mistress's robe. He had been always about to paint a masterpiece, but had never yet begun it. For several years he had painted nothing except now and then a daub in the line of commerce or advertising. He earned a little by serving as a model to those young artists in the colony who could not pay the price of a professional. He drank gin to excess, and still talked of his coming masterpiece. For the rest he was a fierce little old man, who scoffed terribly at softness in any one, and who regarded himself as especial mastiff-in-waiting to protect the two young artists in the studio above. Sue found Behrman smelling strongly of juniper berries in his dimly lighted den below. In one corner was a blank canvas on an easel that had been waiting there for twenty-five years to receive the first line of the masterpiece. She told him of Johnsy's fancy, and how she feared she would, indeed, light and fragile as a leaf herself, float away, when her slight hold upon the world grew weaker. Old Behrman, with his red eyes plainly streaming, shouted his contempt and derision for such idiotic imaginings.

"Vass!" he cried. "Is dere people in de world mit der foolishness to die because leafs dey drop off from a confounded vine? I haf not heard of such a thing. No, I will not bose as a model for your fool hermit-dunderhead. Vy do you allow dot silly pusiness to come in der brain of her? Ach, dot poor leetle Miss Yohnsy." "She is very ill and weak," said Sue, "and the fever has left her mind morbid and full of strange fancies. Very well, Mr. Behrman, if you do not care to pose for me, you needn't. But I think you are a horrid old - old flibbertigibbet." "You are just like a woman!" yelled Behrman. "Who said I will not bose? Go on. I come mit you. For half an hour I haf peen trying to say dot I am ready to bose. Gott! dis is not any blace in which one so goot as Miss Yohnsy shall lie sick. Some day I vill baint a masterpiece, and ve shall all go away. Gott! yes." Johnsy was sleeping when they went upstairs. Sue pulled the shade down to the window-sill, and motioned Behrman into the other room. In there they peered out the window fearfully at the ivy vine. Then they looked at each other for a moment without speaking. A persistent, cold rain was falling, mingled with snow. Behrman, in his old blue shirt, took his seat as the hermit miner on an upturned kettle for a rock. When Sue awoke from an hour's sleep the next morning she found Johnsy with dull, wide-open eyes staring at the drawn green shade. "Pull it up; I want to see," she ordered, in a whisper. Wearily Sue obeyed. But, lo! after the beating rain and fierce gusts of wind that had endured through the livelong night, there yet stood out against the brick wall one ivy leaf. It was the last one on the vine. Still dark green near its stem, with its serrated edges tinted with the yellow of dissolution and decay, it hung bravely from the branch some twenty feet above the ground. "It is the last one," said Johnsy. "I thought it would surely fall during the night. I heard the wind. It will fall to-day, and I shall die at the same time." "Dear, dear!" said Sue, leaning her worn face down to the pillow, "think of me, if you won't think of yourself. What would I do?" But Johnsy did not answer. The lonesomest thing in all the world is a soul when it is making ready to go on its mysterious, far journey. The fancy seemed to possess her more strongly as one by one the ties that bound her to friendship and to earth were loosed. The day wore away, and even through the twilight they could see the lone ivy leaf clinging to its stem against the wall. And then, with the coming of the night the north wind was again loosed, while the rain still beat against the windows and pattered down from the low Dutch eaves. When it was light enough Johnsy, the merciless, commanded that the shade be raised. The ivy leaf was still there. Johnsy lay for a long time looking at it. And then she called to Sue, who was stirring her chicken broth over the gas stove. "I've been a bad girl, Sudie," said Johnsy. "Something has made that last leaf stay there to show me how wicked I was. It is a sin to want to die. You may bring a me a little broth now, and some milk with a little port in it, and - no; bring me a hand-mirror first, and then pack some pillows about me, and I will sit up and watch you cook." And hour later she said: "Sudie, some day I hope to paint the Bay of Naples." The doctor came in the afternoon, and Sue had an excuse to go into the hallway as he left. "Even chances," said the doctor, taking Sue's thin, shaking hand in his. "With good nursing you'll win." And now I must see another case I have downstairs. Behrman, his name is - some kind of an artist, I believe. Pneumonia, too. He is an old, weak man, and the attack is acute. There is no hope for him; but he goes to the hospital to-day to be made more comfortable." The next day the doctor said to Sue: "She's out of danger. You won. Nutrition and care now - that's all." And that afternoon Sue came to the bed where Johnsy lay, contentedly knitting a very blue and very useless woollen shoulder scarf, and put one arm around her, pillows and all. "I have something to tell you, white mouse," she said. "Mr. Behrman died of pneumonia to-day in the hospital. He was ill only two days. The janitor found him the morning of the first day in his room downstairs helpless with pain. His shoes and clothing were wet through and icy cold. They couldn't imagine where he had been on such a dreadful night. And then they found a lantern, still lighted, and a ladder that had been dragged from its place, and some scattered brushes, and a palette with green and yellow colours mixed on it, and - look out the window, dear, at the last ivy leaf on the wall. Didn't you wonder why it never fluttered or moved when the wind blew? Ah, darling, it's Behrman's masterpiece - he painted it there the night that the last leaf fell."

O. Henry
--0O0--

Chiếc Lá Cuối Cùng 
Translated by Nguyên Trần

(Hình chàng thư sinh tay trắng mộng đầy
Nguyên Trần)

Ở một quận nhỏ phía Tây công trường Hoa Thịnh Đốn, nơi các con đường chạy ngoằn ngoèo một cách điên rồ. Đã vậy, chúng còn bị cắt đứt từng dải nhỏ gọi là “vùng”. Những vùng nầy tự tạo nên góc độ và đường cong kỳ lạ. Thậm chí, có một con đường bị cắt ngang bởi chính nó một hoặc hai lần.

Một họa sĩ đã từng phát giác ra rằng con đường nầy trong tương lai có thể rất có gíá. Chẳng hạn như một thu ngân viên cầm hóa đơn tiền những mẫu vẽ, giấy và vải vẽ mà cứ đi qua đi lại hoài chẳng thu một xu nào cả và người ta sẽ phải quy hoạch lại cả khu.

Vì thế chẳng bao lâu sau, các chàng họa sĩ đã ào ạt kéo đến ngôi làng Greenwich cổ kính được xem như chỗ làm ăn được. Họ rình rập săn lùng những phòng cho thuê có cửa sổ hướng về phía bắc, nóc nhà kiến trúc kiểu thế kỷ 18, căn gác kiểu Hòa Lan và giá thuê lại rẻ. Tiếp theo, họ mang vào vài cái ly thiếc, một hai cái dĩa bị nứt từ đại lộ số 6.

Từ đó một “đoàn dân thiên cư” hình thành.

Ở trên đỉnh của một tòa nhà gạch ba tầng lụp xụp mà Sue và Johnsy thuê để làm xưởng vẽ. "Johnsy" quá thân thiết với Sue. Một người đến từ Maine; người kia đến từ California. Họ đã gặp nhau tại một quán ăn trên đường số 8 "Delmonico's", và tìm thấy họ có đồng sở thích trong nghệ thuật, cùng ưa món rau diếp xoắn trộn dấm và chuộng thời trang tay áo giám mục. Thế là họ cùng thuê chung một căn phòng bắt đầu vào tháng Năm. Tới tháng 11, có một người lạ mặt vô hình, mang theo cái rét mướt mà các bác sĩ gọi đó là ông Viêm phổi, đã rình rập khu dân thiên cư với móng vuốt giá băng chạm đến mọi nơi. Ở phía đông, kẻ phá hoại này sải bước táo bạo, hạ gục các nạn nhân của anh ta như một thành tích, nhưng đôi chân anh ta chầm chậm bước qua mê lộ của những " vùng chật hẹp" phủ đầy rêu. Ông Viêm Phổi không phải là một vị lão thành hào hiệp. Thật vậy, nét mảnh khảnh tội nghiệp của một người con gái nhỏ vốn thiếu máu vì những cơn gió ở California thì quả là không công bằng để tên du côn già với móng vuốt đỏ, khó thể quan tâm đến. Nhưng hắn ta đã áp đảo Johnsy khiến cô nằm cô nằm lả người trên chiếc giường sắt phai màu. Cô chỉ biết nhìn qua các ô cửa sổ nhỏ kiểu Hòa Lan để thấy bờ tường trơ trụi của ngôi nhà gạch kế bên.

Một buổi sáng, vị bác sĩ bận rộn với đôi lông mày rậm rạp, xám xịt.

mời Sue bước ra hành lang rồi nói:

"Cơ may của cô ấy chỉ có một phần mười thôi" .

Ông vẩy cái nhiệt kế đo lường để mực thủy ngân trong đó hạ xuống. "Và cơ hội đó là do chính cô ấy muốn sống hay không? Chớ còn cái cách mà mọi ngưới chỉ đứng chở công ty mai táng thì toàn bộ thuốc men đều vô dụng. Cô bạn bé nhỏ của cô cứ ám ảnh rằng cô ấy sẽ không qua khỏi. Cô ấy có suy nghĩ gì khác không? "

-"Cô ấy - cô ấy muốn vẽ cảnh trí Vịnh Naples một ngày nào đó”

Sue nói.

-Vẽ ! Ơi Trời! Cô ấy có bất cứ điều gì trong tâm tư để đáng suy nghĩ hai lần hay không? - chẳng hạn như một người đàn ông?"

-Một người đàn ông?" Sue kêu lên với giọng nói khàn khàn

"một người đàn ông xứng đáng như vậy không- nhưng không, thưa bác sĩ; Johnsy không thuộc loại đó đâu." "Chà! Như vậy là cô ấy quá yếu rồi" bác sĩ nói. "Tôi sẽ làm tất cả những gì trên phương diện khoa học, cho tới bây giờ nó có thể lược qua những cô gắng của tôi và hy vọng đạt được kết quả. Nhưng bất cứ khi nào cô bệnh nhân của tôi bắt đầu đếm số xe trong tang lễ của cô ấy thì hiệu lực thuốc men chỉ còn phân nửa. Nếu cô khiến được cô ấy hỏi một câu về phong cách mùa đông mới với tay áo choàng thì tôi hứa với cô, cơ may sẽ là một phần năm cho cô ấy, thay vì một phần mười như trước đây" Sau khi bác sĩ đi, Sue đi vào phòng vẽ và khóc trong khi miệng cắn chặt một chiếc khăn ăn Nhật Bản cho tới khi nó tơi tả thành từng mảnh vụn. Sau đó, cô thất thểu đi vào phòng của Johnsy với bảng vẽ của mình, miệng huýt́ sáo một bản nhạc buồn.

Johnsy nằm, hiếm khi tạo ra một nếp nhăn trên lớp drap trải giường, mặt cô hướng về phía cửa sổ. Sue ngừng huýt sáo, nghĩ rằng Johnsy đã ngủ.

Cô sắp xếp bảng vẽ của mình và bắt đầu dùng bút mực để minh họa một câu chuyện trên tạp chí. Các nghệ sĩ trẻ phải mở đường đến với nghệ thuật bằng cách vẽ tranh cho các câu chuyện trên tạp chí do các tác giả trẻ viết với giá rẻ để mở đường đến Văn Học Nghệ Thuật.

Khi Sue đang phác họa một cái quần cỡi ngựa trang nhã và cái kiếng một tròng thanh lịch từ nhân dáng anh hùng của một chàng cao bồi miền Viễn Tây Idaho, bỗng cô nghe một âm thanh nhỏ lập lại nhiều lần. Cô đi thặt nhanh tới cạnh giường.

Đôi mắt của Johnsy mở to nhìn ra cửa sổ và đếm-đếm ngược:“Mười hai," cô nói, và ít lâu sau "mười một"; và sau đó "mười," và "chín"; và sau đó "tám" và "bảy", gần như tuần tự lớp lang. Sue thắc mắc nhìn ra ngoài cửa sổ. Có gì để mà đếm? Chỉ có một khoảng sân trống trải, buồn tẻ và bức tường của ngôi nhà gạch xa xa, cách đó sáu thước. Một dây nho già cỗi, vặn vẹo gốc mục nát , leo lên đến nửa bức tường gạch. Làn gió heo may lạnh lẽo của mùa thu làn rơi rụng đám lá ra khỏi thân dây để các nhánh gần như trơ trụi bám chặt vào những mảnh gạch vụn vỡ. Sue hỏi: "Chuyện gì vậy em yêu?" "Sáu," Johnsy nói, gần như thì thầm. "Bây giờ, chúng đang rơi nhanh hơn. Mới ba ngày trước còn gần một trăm. Làm em đếm tới nhức đầu. Nhưng bây giờ thì dễ dàng. Và một chiếc nữa vừa rơi. Bây giờ chỉ còn năm." "Năm gì, em yêu? Hãy nói cho chị Sudie của em biết." -"Lá. Trên dây nho. Khi chiếc lá cuối cùng rơi thbì em cũng phải ra đi. Em đã biết điều đó trong ba ngày nay rồi. Bác sĩ không nói với chị sao Sudie?"-“Ồ hay! chị chưa bao giờ nghe những điều vô nghĩa như vậy." Sue càu nhàu. "Cái dây nho già cỗi đó thì có tác dụng gì với việc em khỏe mạnh đâu? Và em đã từng yêu cây nho đó mà, cô bé nghịch ngợm ơi! Đừng có ngớ ngẩn như thế. Tại sao vậy? Sáng nay bác sĩ nói với chị rằng cơ hội để em chóng khỏe lại là sớm thôi - hãy xem chính xác những gì ông ấy nói - cơ hội là mười trên một! Đó gần như là một cơ hội tốt như chúng ta đã từng có ở New York khi đáp tàu điện hoặc đi ngang qua một tòa nhà mới. Bây giờ, em hãy ăn một ít nước súp và chị quay lại bảng vẽ của mình để có thể bán tranh cho người biên tập hầu mua rượu vang cho đứa em bệnh tật, và sườn heo cho bụng đang đói meo của chị." - "Chị không cần lấy thêm rượu nữa," Johnsy nói, mắt không rời khung cửa sổ. "Có một thứ khác cần quan tâm hơn. Không, em không muốn nước súp. Lá chỉ còn lại bốn. Em muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi trước khi trời tối. Và rồi em cũng sẽ ra đi." -“Johnsy, em yêu," Sue nói vừa cúi xuống sát người Johnsy, "em hứa với chị là hãy nhắm mắt lại, và đừng nhìn ra ngoài cửa sổ cho đến khi chị làm việc xong? Chị phải giao những bức vẽ đó vào ngày mai, chị cần ánh sáng nếu không chị chị sẽ vẽ trong bóng mờ."

-"Chị không thể vẽ trong phòng khác được sao?" Johnsy lạnh lùng hỏi.

-"Chị muốn ở đây bên cạnh em," Sue nói. "Ngoài ra, chị không muốn em cứ tiếp tục nhìn vào những chiếc lá nho tệ hại đó."

-"Hãy nói với em ngay khi chị vừa hoàn thành bức vẽ nha" Johnsy nói, nhắm mắt lại, nằm dã dượi giống như bức tượng vừa sụp đổ, "bởi vì em muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi xuống. Em quá mệt mỏi vì phải chờ đợi. Em cũng rã rời vì suy nghĩ. Em muốn buông bỏ mọi thứ và thả trôi xuống, xuống nữa giống như một trong những chiếc lá đáng thương mệt mỏi kia."

"Cố gắng ngủ đi," Sue nói. "Chị phải đi gọi Behrman lên làm người mẫu để chị vẽ người thợ mỏ già đơn độc. Chị chỉ đi trong một phút thôi. Hãy cố gắng nằm yên cho đến khi chị trở lại."

Ông già Behrman là một họa sĩ sống ở tầng trệt bên dưới họ. Ông đã ngoài sáu mươi tuổi và có một bộ râu rậm dài xuống tới ngực giống như ông Moses trên bức tượng của nhà điêu khắc Michael Angelo. Behrman là một hiện thân của thất bại trong nghệ thuật. Bốn mươi năm ông đã múa may chiếc cọ mà không đụng được vào gấu áo choàng của tình nhân. Ông luôn muốn vẽ một kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu nó. Trong nhiều năm, ông đã không vẽ gì ngoại trừ thỉnh thoảng vài hàng nguệch ngoạc trên tấm bảng thương mại hoặc quảng cáo. Ông kiếm tiền chút đỉnh bằng cách làm người mẫu cho những nghệ sĩ trẻ ở trong chung cư vì họ không thể trả giá cho người mẫu chuyên nghiệp. Ông uống rượu gin đến mức quá độ, và vẫn oang oang nói về kiệt tác sắp tới của ông. Sau cùng, ông là một ông già nhỏ bé nhưng hung dữ, người đã chế giễu mọi người mềm yếu, và đậc biệt ông tự coi mình như là bậc thầy bảo vệ hai nghệ sĩ trẻ trong xưởng vẽ ở tầng trên.

Sue tìm thấy Behrman khi ông đang nồng nặc mùi rượu dâu ngửi trong căn phòng sáng lờ mờ bên dưới. Ở một góc là một tấm bạt trống trơn đặt trên giá vẽ đã nằm ì ở đó trong suốt hai mươi lăm năm để chờ đợi mộ̉t kiệt tác đầu tiên. Sue nói cho Behrman nghe về sự ảo tưởng của Johnsy, và việc cô ta sợ và quả thật cô ta nhẹ hửng và mong manh như một chiếc lá trôi đi, khi sự bám víu của cô ấy đối với cuộc sống ngày càng yếu dần.

Ông già Behrman, với đôi mắt đỏ ngầu, hét lên sự khinh bỉ và dè bỉu những tưởng tượng ngu ngốc như vậy.

" Ôi Trời!" Ông ta la lên. "Sao ở đời có ngưởi huỡn đải ngu ngốc muốn chết vì mấy cái lá nho rơi rụng vô nghĩa như vậy. Tôi chưa bao giờ nghe thấy một điều phi lý đến thế. Không, Không, tôi sẽ không làm người mẫu cho cô bạn ngốc nghếch đâu. Tại sao cô lại để cho những tư tưởng khùng điên ấy đi vào đầu óc cô ta.Thiệt là ội nghiệp cho cô Johnsy”.

-"Em ấy rất bệnh và yếu," Sue nói, "và cơn sốt đã khiến tâm trí em trở nên bệnh hoạn và hoang tưởng những chuyện lạ lùng. Được rồi, ông Behrman, nếu ông không muốn làm người mẫu cho tôi cũng được. Nhưng nếu vậy thì tôi nghĩ rằng ông là một người già xấu tính, một người ba hoa".

-"Cô đúng là thứ đàn bà!" Behrman hét lên. "Ai bảo là tôi không chịu làm người mẫu? Tiếp tục đi. Tôi sẽ tới chỗ của cô. Tôi đã sẵn sàng từ cả nửa tiếng đồng hồ rồi mà. Ngoài ra, đây không phải là chỗ tốt mà Johnsy nằm dưỡng bệnh. Một ngày nào đó, tôi sẽ hoàn thành một kiệt tác, và chúng ta sẽ dời đi. Thiệt đó" Johnsy đang ngủ khi họ đi lên lầu. Sue buông rèm cửa sổ xuống và ra hiệu cho Behrman đi qua phòng khác và từ đó, họ nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy dây nho trong nỗi lo sợ. Rồi họ nhìn nhau một lúc mà không nói. Một cơn mưa dai dẳng, lạnh lẽo hòa lẫn với tuyết đang rơi. Behrman, trong chiếc áo sơ mi màu xanh cũ, qua vị trí người thợ mỏ ẩn cư ngồi trên chiếc ấm lật ngược như mốt tảng đá. Khi Sue thức dậy sau một giờ ngủ vào sáng hôm sau, cô thấy Johnsy mở to đôi mắt buồn tẻ nhìn chằm chằm vào bức rèm màu xanh lá cây đã buông xuống. -"Kéo nó lên, em muốn xem cảnh bên ngoài," cô ra lệnh bằng giọng thì thầm. Sue mệt mỏi làm theo. Nhưng xem kìa! Sau trận mưa ào ạt và cơn lốc xoáy dữ dội suốt đêm, vẫn còn một chiếc lá nho lơ lửng trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên dây nho. Cả thân và cuống vẫn mang màu xanh thẫm, nhưng cũng không dấu được cạnh te tua úa vàng của sự phân hủy.

Chiếc lá vẫn hiên ngang bám vào thân dây nho cao cách mặt đất độ 6 m. -"Đây là chiếc lá cuối cùng," Johnsy nói. "Em nghĩ rằng nó chắc chắn sẽ rơi trong đêm. Em nghe tiếng gió. Nó sẽ rơi vào ngày hôm nay, và em sẽ chết cùng một lúc." -"Cưng yêu, Cưng yêu ơi!" Sue nói vừa mệt mỏi cúi mặt xuống gối, " Hãy nghĩ tới chị ngay cả nếu em không nghĩ đến bản thân em. Chị sẽ làm gì được đây?" Nhưng Johnsy không trả lời. Nỗi cô đơn nhất trên thế gian nầy là cho một linh hồn đang sẵn sàng để đi trên hành trình xa xôi bí ẩn. Điều ảo tưởng dường như đã ám ảnh cô mạnh mẽ hơn khi từng mối quan hệ ràng buộc cô với tình bạn và trần thế bị buông lỏng. Ngày trôi đi lạnh lùng, và thậm chí qua ánh hoàng hôn, người ta có thể nhìn thấy chiếc lá nho đơn độc bám trên cuống lá dựa vào bức tường. Và sau đó, khi màn đêm buông xuống, gió bắc lại thổi nhẹ nhàng trong khi cơn mưa vẫn đập vào cửa sổ và ào ạt chảy xuống từ những máng xối trên mái hiên thấp kiểu Hòa Lan. Khi có đủ ánh sáng ban mai, Johnsy bỗng trở nên vô cảm, ra lệnh kéo rèm lên. Chếc lá nho vẫn còn đó. Thế là cô vẫn còn sống Johnsy nằm một lúc lâu nhìn nó. Và rồi cô gọi Sue, người đang khuấy nước súp gà cho cô trên bếp ga. - "Em đã từng là một cô gái hư, chị Sudie à" Johnsy nói. - "Một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy em hung dữ như thế nào. Thật là tội lỗi khi muốn chết. Chị có thể mang cho em một ít nước súp bây giờ, và một ít sữa có pha chút rượu porto trong đó. Và...không... mang trước cho em một chiếc gương cầm tay, sau đó tấn vài chiếc gối quanh em để em ngồi xem chị nấu ăn." Và một tiếng đồng hồ sau, cô nói: - "Chị Sudie ơi! một ngày nào đó em hy vọng sẽ vẽ được Vịnh Naples" Bác sĩ đến vào buổi chiều, và Sue viện cớ đi ra hành lang theo ông ta khi ông ta rời đi.

- "Cơ may đã quân bình" Bác sĩ vừa nói vừa nắm lấy bàn tay gầy gò, run rẩy của Sue: "Với việc chăm sóc tốt, cô đã thành công. Và bây giờ tôi phải khám một bệnh nhân khác ở tầng dưới.Tên ông ta là Behrman, một người nghệ sĩ. Cũng bị viêm phổi. Ông ta là một người đàn ông già yếu nên căn bệnh trở nên cấp tính và không có hy vọng gì nhưng ông ấy đến bệnh viện hàng ngày để được thoải mái hơn.

Ngày hôm sau, bác sĩ báo tin vui với Sue: "Johnsy đã thoát khỏi nguy hiểm. Cô đã thắng. Bây giờ thì chỉ có dinh dưỡng và chăm sóc - Chỉ vậy thôi."

Và chiều hôm đó, Sue đến giường nơi Johnsy đang vừa nằm vừa hân hoan đan một chiếc khăn len choàng vai màu xanh và xem ra không cần thiết. Sue đặt một cánh tay quanh cô và mấy chiếc gối.

Cô nói :-"Chị có điều muốn nói với em , chuột bạch dễ thương! ông Behrman đã mới chết trong bệnh viện hôm nay vì viêm phổi. Ông ta chỉ bị bệnh có hai ngày. Người lao công tìm thấy ông ta vào buổi sáng ngày đầu tiên trong phòng ở tầng dưới trong tuyệt vọng vì đau đớn. Giày và quần áo của ông ta ướt sũng và lạnh. Họ không thể hình dung được ông đã ở đâu trong một đêm kinh hoàng mưa dầm giá buốt như vậy. Và rồi sau cùng, họ tìm thấy một chiếc đèn lồng vẫn còn sáng, và một chiếc thang được kéo khỏii vị trí của nó từ nhà kho, thêm một số cây cọ vẽ rải rác, và hai thùng sơn màu xanh lá cây và màu vàng – Hãy ngó ra ngoài cửa sổ, cưng yêu - khi nhìn thấy hình chiếc lá cuối cùng đang lơ lửng trên tường là em còn cơ hội sống sót. Nhưng sao em không thắc mắc tại sao chiếc lá không bao giờ bay hay rụng khi gió thổi hay sao? Ah, em cưng, vì đó chính là kiệt tác của Behrman – chính ông ấy đã vẽ trong ̣đêm giá buốt hình chiếc lá để thay thế chiếc lá cuối cùng đã rơi xuống".

- Có nghĩa là ông Behrman đã hy sinh mạng sống của mình để cứu em....Và đó cũng chính là kiệt tác trong cuộc đời hiu quạnh của ông ta./.


Toronto 22/9/2019
Nguyên Trần

Đây là một trong những câu truyện đầy tì̀nh yêu thương nhân bản nhất mà tôi được đọc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét