Chị Lê Kim Oanh mến
Xin gởi chị dòng cảm nghĩ
Bài thơ Ngắm Hoa thể tứ tuyệt, ý thơ sâu sắc chứa tư tưởng hai tôn Lão giáo và Phật giáo. Nhà thơ sử dụng khéo léo ngôn từ trong 28 chữ không trùng ngôn. Hoa Sen là một loại hoa tinh khiết mà các nước phương Đông lấy làm biểu tượng cho sự thanh cao, sống trong bùn thân rỗng cọng sen thẳng đứng vươn lên khỏi mặt nước càng sống trong bùn lầy hôi tanh bao nhiêu thì nó lại càng thơm tho hương thơm tỏa ngát, hương sắc không bị bùn làm ô nhiễm vấy bẩn. Trong triết lý Phật giáo tâm rỗng lặng là tâm không bị ô nhiễm, không bị tác động bởi nhị nguyên (thiện ác), đó là đặc tính của Tánh Không là bản thể của Bát Nhã (trí tuệ).
" Màu hoa nét ngọc ánh trăng ngời
Hương tỏa dịu dàng đóa mộng ơi"
Màu hoa nét ngọc chỉ là hình tướng là bào ảnh, ảo giác.
"Vô tự tâm kinh lòng tĩnh lặng
Nửa đời hư huyễn nhẹ nhàng vơi."
Nhà thơ không cố ý dùng triết trong thơ nhưng ý thơ lại đượm chút triết lý tìm một sự an lạc trong hồn như muốn giải thoát phiền não. Tâm hồn thi sĩ chứa đầy cảm xúc, còn nặng với tình thơ vẫn rung động sáng tác trước ngoại cảnh.
Bài thơ Ngắm Hoa là cảm xúc thật vì thơ là sự hòa nhập của mộng và thực, nếu không có thực ngôn ngữ thơ chỉ là cường điệu, và nếu chỉ có mộng ngôn ngữ thơ là hư huyễn. Nhà thơ phải đi giữa mộng và thực, đó là triết lý sống mà mỗi nhà thơ phải tư tìm ra để bài thơ có hồn. "
Thân mến.
Đỗ Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét