Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Tuổi Thơ Và Cuộc Đời - Kỳ 12


Những năm tháng ấy đời sống thật khó khăn, nhà nhà đều túng quẩn không ai làm ăn được chợ búa hàng quán đều đóng cửa, rồi từ từ người dân cũng tìm cách thích nghi với cuộc sống, tất cả mọi giao tiếp đổi chác bán buôn đều diễn ra trên góc đường bên hè phố, những tấm nylon trải vội bên đường.

Những thúng những xề bưng bê mà buôn bán. Chợ họp nơi này một nhóm, đầu kia một tụm, diễn ra chóng nhánh, nhà có gì bán được cũng khuân ra chợ trời
Chợ chồm hổm mà rao bán, từ tỉnh này sang tỉnh khác phải xin giấy đi đường, hàng hoá không được lưu thông, tỉnh nào lo tỉnh nấy, cho nên có nhiều nơi có gạo mà không có rau cải, trái cây ....

Nói về tôi ngày hai buổi đi làm, thật ra tôi cũng chưa hiểu mình phải làm gì
Không đứng bán tem( thời buổi này ai có nhu cầu gởi thư nhiều đâu chứ, điện tín thì lại càng ít hơn, ai có trường hợp gì khẩn cấp đâu mà đánh điện cho tốn tiền). Tôi được xếp vào phòng kế toán cơ bản ( thực ra cho đến bây giờ tôi cũng chưa hiểu kế toán cơ bản là làm gì, chỉ hiểu hai từ kế toán là cộng sổ sách, là những con số cộng trừ nhân chia cho đúng rồi trình lên trưởng phòng.
Trong phòng làm việc thì cũng gần mười người, nhưng đa phần là nhưng nhân viên cũ già của chế độ trước còn giữ lại, chỉ tuyển thêm vài đứa trẻ như tôi, chị Huệ, Mùi, Hương( người bắc vào) tính tình cũng dễ chịu cũng trạc tuổi tôi nhưng hơi mập, trưởng phòng giao việc gì thì làm nấy, chỉ là những hoá đơn của các huyện, các xã đem lên thanh toán tiền nong, mình chỉ cộng trừ cho đúng, rồi họ đi thủ quỷ lấy tiền, không có gì phải nhức đầu cả, công việc nhẹ nhàn chỉ bận rộn lúc giửa tháng hoặc cuối tháng .

Lương mỗi tháng tôi lãnh được hai mươi mấy đồng, và được mua nhu yếu phẩm (đường sữa bột ngọt...).Vậy là phần tôi cũng tạm yên, phụ cha mẹ được chút tiền còm tuy không đáng là bao trong thời gạo châu củi quế... em trai út tôi giờ đi không được, cả hai chân bị liệt, đi đâu cũng có người bồng, còn không nó phải lết theo, nhìn em mà rơi nước mắt từ một đứa trẻ bình thường chạy nhảy vui chơi giờ ngồi một chổ, nhìn em mà rơi lệ...

Má tôi là người đau khổ và ăn năn nhứt( vì lúc sanh em năm 72 nằm nhà bảo sanh tư, lúc ấy gia đình cũng khá rồi, nằm ở đó một tuần lễ, có trồng trái chích ngừa rồi, nhưng khi về cô điều dưỡng dặn tháng sau bồng bé trở lại chích ngừa sốt tê liệt (Polio).tháng sau các chế nhắc má bồng đi chích ngừa, nhưng má bảo nói lề : tao sanh chín mười đứa rồi có chích chíc gì đâu mà nuôi tụi bây cũng tới lớn ... có sao đâu ...vậy là má bỏ qua ....
Giờ không có sao mà có Trăng... má tự trách mình, trách trời, trách đất... rồi lại đổ thừa tại số!!!

Cho nên về sau tôi rất ghét. ai gì cũng bảo tại cái số, nghèo cũng đổ thừa tại số
Bị chồng ăn hiếp cũng bảo tại cái số... số gì ?. tôi không tin số phận !!
Mình phải tự cứu mình, tuy mình không thể thay đổi được “ SỐ MẠNG”
Nhưng số phận của mình mình tự quyết ....

Tỷ như: lúc sinh ra đời những đứa trẻ không có quyền chọn cha mẹ hay anh chị em, trời già sắp đặt an bài ...
Nhưng còn vợ chồng mình có quyền lựa chọn, không ai bắt mình phải sống chung với người tệ bạc hay đánh đập mình, cam tâm khuất phục để người ta hành hạ, rồi chịu khổ suốt một đời, vợ chồng giống như chiếc áo, không vừa thì thay áo khác, ai bắt mình mặc áo tả tơi .
Lựa chọn thứ hai: là không ai bắt mình phải chơi với bạn bè xấu, mình có thể lánh xa bởi vậy mới có câu: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"
Giờ má tôi ân hận thì đã muộn màng .Cả đời em tôi chịu cảnh tật nguyền...
Sau này má tôi lặn lội bồng em đi trị bịnh (châm cứu, chạy điện, bồng đi BS( nhưng chỉ cửa lén vì lúc ấy không có phòng mạch nào mở cửa). Giờ má tôi không dám tin đồng bóng, thầy bà ... ôi giờ biết ra thì đã muộn.

Chạy chữa một hai năm em bớt được chân mặt, đi được, bắp thịt bắt đầu nở nang, còn chân trái thì đành chịu, vì gân bị giản, chân treo lặt lìa
Ôi dầu sao cũng còn đi đứng được dù chỉ 50%
Niềm đau ấy tới giờ khi má già rồi, có nhiều lúc em về thăm má, khi má ngũ tôi thỉnh thoảng vẫn nghe má lẩm bẩm một mình: tại mình!! tại mình!!! mà nó có tật !!!...Phải bồng nó đi chích thì đâu có sao?.

May mà lúc sau này vượt thoát bằng mọi giá tôi cũng quyết cõng em đi
Nên có một đoạn trong bài thơ Vĩnh Biệt có câu:
Nhớ ngày chị cõng em đi
Xuống tàu vượt biển đi tìm tự do
Đi tìm một chút tia hy vọng
Ở cuối chân trời hay ở đâu ???

Thôi chuyện ấy sẽ kể sau giờ trở lại chuyện tôi đi làm, và những gì sẽ xãy ra trong cuộc đời tôi một đứa con gái vừa tròn hai mươi tuổi, chưa học xong trung học, chưa có một mảnh bằng, chưa làm gì để báo đáp ơn cha nghĩa mẹ, chưa biết yêu ai, dẫu biết rằng lắm kẻ si tình, thì dòng đời đưa đẩy phải lo cơm áo gạo tiền, cuộc sống rất chật vật, nhưng người ta thì vẫn phải sống phải làm quen và thích nghi với nó, cơm không đủ no thì độn thêm khoai sắn

Muốn cho chắc bụng thì trộn với bo bo, thịt cá khan hiếm thì kho hơi mặn cho đở tốn, không có đủ xà bông giặt thì mặcáo nâu sòng ( các màu tối ) để đở tốn xà phòng giặt, tóc để dài gội lâu và tốn dầu gội thì cắt ngắn, vừa mát vừa gọn vừa tiết kiệm đủ thứ, áo vải quần ny lon , chân đi dép nhựa , thì hợp thời hợp cảnh hợp túi tiền, càng đơn giản thì đời sống cũng đở hơn nhiều

Thôi xin hẹn kỳ 13 kể tiếp nếp sống mới của cô thư ký trẻ đi làm kiếm cơm trong thời kỳ khó khăn chung của đất nước...

Xin mời xem tiếp:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét