Trong Phật học ta thường dùng chữ "pháp".
Vậy "pháp" là cái gì?
Câu trả lời là: Cái gì cũng là "pháp".Bất kỳ cái gì thực sự hiện hữu đều được gọi là "pháp" ( dhamma)
" Pháp" viết chữ hoa là lời Phật giảng về pháp: Phật Pháp.
Qua sự quan sát bản thân và thế giới bên ngoài, Phật đã thấy được 3 Chân Tánh chung cho tất cả các pháp trong thế gian. Đó là:
- Vô Thường.
- Khổ
- Vô Ngã.
3 tánh này có liên hệ không thể tách rời.
I. VÔ THƯỜNG
Vô Thường là một điểm căn bản quan trọng trong Phật học.
1.Vô Thường là sự sinh diệt biến đổi không ngừng.
TẤT CẢ các pháp thế gian đều Vô Thường.
Có những sự biến đổi dễ thấy.
Thí dụ:
Biến đổi của gương.mặt theo cảm xúc. Ta có thể thấy rõ ràng vẻ.mặt.thay đổi liên tục.
Nhìn dòng sông đang chảy, ta có thể thấy dễ dàng, rõ ràng sự biến đổi không ngừng của mặt.nước.
Quan sát hơi.thở ra vào: từ khi bắt đầu thở vào cho tới khi chấm dứt hơi thở vào, vị thế của lồng ngực, hay thành bụng đã qua hàng tỷ, tỷ vị trí trung gian. Vị thế của thành bụng hay lồng ngực đã biến đổi từng khoảnh khắc
Có những sự biến đổi khó thấy ngay.
Thí dụ:
Ngắm một bông hoa đã nở trong.một phút thì khó thấy sự biến đổi. Nhìn lại bông hoa đó 3 ngày sau thì thấy hoa tàn
Từ hoa nở tới hoa tàn đã có hàng tỉ, tỉ lần biến đổi nhỏ. Như vậy, thực ra hoa đã biến đổi không ngừng trong từng khoảnh khắc.
Nhìn ngọn núi, trong một ngày thì không thấy có biến đổi gì, nhưng chắc chắn 1 triệu năm nữa sẽ thấy rõ sự biến đổi. Trong 1 triệu năm đó Núi đã không ngừng thay đổi hàng tỉ, tỉ lần : Núi đã biến đổi từng khoảnh khắc
Từ một Sự Thật về Vô Thường của một số pháp, có thể suy đoán từ Sự Thật đó cho tất cả các pháp khác.Đó gọi là Inference, Sự Thật được biết nhờ suy đoán từ một Sự Thật khác.
2.Tất cả các pháp đều không tự nhiên mà có, sự sinh khởi của nó tùy thuộc vào những điều kiện, yếu tố khác, mà ta gọi là duyên. Đủ duyên thì một pháp sinh, không còn đủ duyên thì pháp đó diệt.
Như vậy:
Vô Thường là sinh diệt, biến đổi Tùy Duyên.
Vô Thường thường được hiểu là sinh.diệt. Diệt ở đây không có nghĩa là hoàn toàn diệt mà là sự biến đổi từ.một trạng thái đang có thành.một trạng thái mới. Do sự biến đổi đó trạng thái cũ mất đi (diệt)và thay vào đó là một trạng thái mới xuất hiện (sinh)
Thí dụ:
Hạt lúa nhờ nước, phân bón hay các dưỡng chất trong đất, thời tiết thuận lợi....mới biến thành cây lúa
Hạt lúa là Nhân Duyên.
Nước, phân bón, dưỡng chất trong đất, đất, thời tiết. v v là các Trợ Duyên
Cây lúa là Quả Duyên hay Quả.
Có Nhân Duyên và Trợ Duyên thì mới có Quả. Tất cả các điều kiện cần để có Quả ( Nhân Duyên + Trợ Duyên) gọi chung là các Nhân để có Quả. Như vậy ta thấy muốn có Quả thì cần phải có nhiều Nhân.
Một sự việc xảy ra đều có nhiều nguyên nhân
Như vậy:
Tất cả các pháp thế gian đều Vô Thường sinh diệt biến đổi TÙY DUYÊN.
II.KHỔ.
Tất cả các pháp thế gian đều vô thường sinh diệt, diệt sinh, biến đổi tùy duyên, chứ không tùy theo ý muốn của mình. Không theo ý muốn tức là Bất Như Ý, bất như ý tức Bất Toại Nguyện, Bất như ý, bất toại nguyện thì không thể là Sướng, là Hạnh Phúc được, mà là Khổ, Khổ Tâm
Thực Tại ( pháp ) sinh diệt diệt sinh tùy duyên chứ không như ý muốn của mình. Nó có thể xấu hay tốt, nhưng xấu hay tốt cũng tùy duyên chứ không phải theo ý muốn của mình. Chỉ vì mình luôn luôn muốn thực tại như ý mình muốn nên mới khổ khi thực tại không như ý. Khi có mong cầu thực tại sẽ theo ý mình thì mình luôn luôn trong trạng thái lo lắng : không biết có như ý mình muốn không.
1.Phật nói "Cái gì Vô Thường thì cái đó là Khổ":
Lạc thì vô thường sinh diệt biến đổi tùy duyên chứ không như ý mình muốn : mình muốn lúc nào cũng có thọ Lạc, nhưng Lạc chỉ sinh khi có đủ duyên, Lạc không sinh như ý mình muốn: Khổ.
Khi có Lạc thì mình muốn Lạc tồn tại mãi với mình, mình muốn nắm và giữ nó lại, nhưng Lạc thì vô thường sẽ mất đi khi không còn đủ duyên : không như ý muốn : Khổ. Chúng sinh lúc nào cũng muốn được hưởng Lạc. Pali có chữ rất hay Kamachanda, Kama là Lạc, chanda là muốn, khao khát. Kamachanda : muốn được hưởng lạc.
Thọ Khổ cũng vậy, sinh diệt biến đổi tùy duyên chứ không sinh diệt biến đổi như ý mình muốn; Đủ duyên thì thọ Khổ sinh, dù mình không muốn, không muốn nó tới nó vẫn tới. Nó tới rồi thì mình muốn nó đi ngay, nhưng nó cũng không chịu đi ngay, nó chỉ mất đi khi các duyên tạo ra nó từ từ biến mất.
Như vậy thì Thọ nào cũng mang tính Khổ vì tính Vô Thường Tùy Duyên của nó.
Tất cả chúng sinh đều sống với bản năng mù quáng "muốn được hưởng Lạc " " Kamachanda" nên khi Quán thì phải thấy tất cả đều Vô Thường và Khổ.
Thấy như vậy để không còn muốn nắm và giữ bất kỳ cái gì trong thế gian này.
Không nắm thì không cần buông.
Đừng nắm! Khi đã nắm thì buông rất khó, vì buông thì sẽ khổ
2.Khổ vì không thấy và chấp nhận
Thực Tại như nó là, mà cứ muốn thức.tại như ý mình muốn.
Khi đã thấy rõ và chấp nhận Thực Tại như nó là thì sẽ không còn thấy khổ.
Phật chỉ thấy Thực Tại như nó là: Vô Thường, Vô Ngã ( không còn thấy Khổ)
Tóm lại (đây là lời tôi khuyên tôi):Tất cả pháp thế gian đều vô thường sinh diệt diệt sinh tùy duyên, hãy chấp nhận thực tại như nó là , vô thường tùy duyên, và hãy tùy duyên mà hành động cho đúng. "Đúng" nghĩa là không tạo khổ cho mình cho người, mà để bớt khổ cho mình cho người, giúp mình thoát khổ và người khác thoát khổ.
Mơ: Vạn Sự Như Ý
Thực: Vạn Sự Bất Như Ý
Muốn Khổ: thì cứ mơ Vạn Sự Như Ý.
Muốn không khổ thì: Ý phải Như Vạn Sự. Như vậy sẽ không có sự mâu thuẫn giữa ước muốn và hiện thực: không Khổ.
III. VÔ NGÃ.
Tất cả các pháp đều sinh khởi tùy duyên.
Không pháp nào tự nhiên.mà có.
Tất cả các pháp đều vô thường, biến đổi liên tục, không có một bản thể bất biến, cố định với những đặc tính cố định để có thể có một tên gọi cố định là Ngã, là Tôi
Tất các các pháp đều Vô Ngã.
Vậy Ngã chỉ là một ảo tưởng do không biết tới tính Vô Thường Tùy Duyên.
Thật sự thì không có một "Tịnh Thanh" cố định nào để có thể gọi là " Tịnh Thanh", là cái " Tôi" của Tịnh Thanh cả. Tịnh Thanh chỉ là.một tên gọi cố định áp đặt cho một thể biến đổi không ngừng, do đó không đúng Sự Thật. Tên.gọi là một phương tiện cần để giao tiếp, nhưng cũng vì thế củng cố thêm ảo tưởng rằng có.một cái Ngã, cái Tôi bất biến thường hằng.
KẾT LUẬN:
Tất cả các pháp đều
1.Vô Thường sinh diệt biến đổi Tùy Duyên, chứ không sinh diệt biến đổi như ý mình muốn, nên luôn luôn
2.Bất Như Ý. Bất Toại Nguyện. Khổ và
3. Vô Ngã.
An Vui
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét