Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

Paris Chào Đón Những Tâm Hồn Nghệ Thuật


Thật là hân hạnh và cũng là một vinh dự cho chúng tôi những anh chị em văn nghệ sĩ Paris vào những ngày đầu xuân được đón tiếp những vị khách qúy từ Mỹ Quốc đến Paris thủ đô ánh sáng, một xứ sở có một nền văn minh, văn học nghệ thuật lâu đời trên thế giới. Thay mặt anh chị em văn nghệ sĩ chúng tôi xin gởi đến qúy Ông Bà Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, Ông Bà Chu Lynh nhà làm phim và các vị nhân sĩ ở Houston lời chào mừng nồng nhiệt nhất, và xin cảm ơn Ca sĩ Thu Sương đã đứng ra tổ chức buổi sinh hoạt văn hóa lịch sử hôm nay.

Thưa qúy Anh Chị:

Nghệ thuật là thế giới vô tận mà nghệ sĩ đã cố tìm con đường riêng để đi bằng những sáng tạo hướng về Chân Thiện Mỹ. Nói đến nhạc sĩ Lê Văn Khoa là nói đến con người nghệ sĩ đa tài mà nhiều người đã viết về ông, nhưng có lẽ điều đáng nói ở đây là lòng say mê và sự tận tụy của ông đã dành cả đời cho nghệ thuật. Tôi xin được đưa ra 3 lãnh vực mà GS Lê Văn khoa đã cống hiến trải dài trên 60 năm.

Về Giáo dục:

Thời kỳ đất nước bị chiến tranh tàn phá, ở những vùng làng quê hẻo lánh trường học bị bỏ hoang, việc học hành bị gián đoạn vì trẻ em phải tản cư về thành lánh nạn, do đó việc cấp bách phải mở mang trường lớp phát huy nền giáo dục để đào tạo kiến thức tương lại cho những thế hệ trẻ. Trong chiều hướng giáp dục đó, kể từ sau biến cố Mậu Thân năm 1968, giáo sư Lê Văn Khoa đã giữ một chương trình mang tên là Đố Vui Để Học trên băng tầng số 9 được phát khắp cả miền Nam, chương trình vui chơi mang tính giáo dục, nhằm khuyến khích sự hiếu học không những cho lớp trẻ mà còn hữu dụng cho các phụ huynh giúp họ thêm những phương pháp dạy trẻ, từ đó ông thày Lê Văn Khoa trở nên thân thuộc trong mỗi gia đình được khán thính giả đài truyền hình yêu mến, và cụm từ đố vui để học còn truyền tụng đến mãi hôm nay, Tấm lòng tận tụy đó biểu hiện của một nhà văn hóa.

Lãnh Vực Nhiếp ảnh:

Ở những năm đầu thế kỷ 20 những người biết sử dụng máy ảnh rành rõi còn rất ít, một số thợ chụp ảnh chỉ mới nghĩ đến việc sao chép hình ảnh chân dung cho đẹp để khách giữ làm lưu niệm về những hình đám cưới, hội hè.. Về sau mới có ngườikhai phá làm ảnh nghệ thuật dùng hình ảnh ánh sáng bóng tối vào mục đích cao hơn để gởi gấm thân phận con người, hay chụp lại những trận bão tố, nạn lụt, cuồng phong của thiên nhiên, hoặc bấm những hiện trạng xã hội qua ống kính. Thời ấy ngoài miền Bắc có nhiếp ảnh gia Võ An Ninh, miền Nam có nhiếp ảnh gia: Phạm Văn Mùi, Trần Cao Lĩnh, Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Ngọc Hạnh, Lê Văn Khoa, Nguyễn Đăng Trình, Nguỳễn Sơn… vvv…họ là những nười làm nghệ thuật nên đã đưa Con người, Mảnh đất, Không gian VN ra thế giới bằng những tác phẩm nghệ thuật, từ đó nền nghệ thuật nhiếp ảnh nước nhà đã có một chỗ đứng vững vàng dưới vòm trời nghệ thuật thế giới. Vào năm 1968 nhiếp ảnh gia Lê văn khoa là người đồng sáng lập hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật VN. Ở giai đoạn khi nền nhiếp ảnh của nước nhà mới khởi sắc, nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa đã góp phần trong kho tàng văn hóa Việt bằng những tác phẩm ban đầu: Đêm Về 1953, Huyết Thống 1960, Sông Dài 1960,…

Về Âm Nhạc:


Đây là lãnh vực mà trời ban riêng cho nhạc sĩ nên ông đã có một năng khiếu đặc biệt âm nhạc, rất nhạy bén về thẩm âm đã phát triển ngay từ thuở còn trẻ. Nhưng âm nhạc là thế giới vô tận ở đó phát sinh ra lắm thiên tài. Để viết một ca khúc phổ thông người nhạc sĩ không cần những kiến thức bác học, quá cầu kỳ phức tạp của âm nhạc. Nhưng soạn một đại tấu khúc đòi hỏi nhạc sĩ phải có một tâm hồn phong phú, đa dạng, người nhạc sĩ không những phải có kiến thức âm nhạc sâu rộng, còn phải biết chơi nhuần nhuyễn một hay nhiều khí cụ âm nhạc. Ỏ Paris những nhạc sĩ gốc Việt có tầm vóc quốc tế: Tôn Thất Tiết, Nguyễn Thiện Đạo, Bửu Phôi, các nhạc sĩ này chuyên soạn những symphonie nhạc giao hưởng về: Nhạc Đương Đại, Cổ Điền. Riêng về dòng nhạc Dân tộc, Dân nhạc những nhạc sĩ, giáo sư như: Trần Văn Khê, Trần Quang Hải, Quỳnh Hạnh, Phương Oanh, Nguyễn Thanh Vân, Hồ Thị Trang đã đưa dòng dân nhạc đến với giới âm nhạc quốc tế. Ở Hoa Kỳ Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã đóng góp công trình lớn lao về Symphonie ViệtNam với giới âm nhạc quốc tế. Ông rất yêu quê hương và quê hương đã thấm vào huyết quản tạm hồn ông nên nhạc sĩ mới vận dụng đươc dòng nhạc Đương đại mang tính Việt có chất ngũ cũng để viết lên đại tấu khúc chứa hồn Việt Nam. Đây là điểm đặc biệt của nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Ngoài ra , Ông còn là tác giả của trên 600 tác phẩm và hòa âm & phối khí, viết cho hợp ca và dàn nhạc giao hưởng, và rất nhiều ca khúc phổ thông, dân ca.

Đỗ Bình
Paris 8 tháng 4 năm 2018
o0o

QUÊ HƯƠNG QUA ỐNG KÍNH

Năm 1986 hội Văn Hóa được mời tham dự Ngày Quốc Tế Văn Hóa Symbiose nhằm giới thiệu văn hóa dân tộc VN với các dân tộc khác sống trên xứ Pháp. Nhiếp ảnh Nguyễn Đăng Trình được mời làm khách danh dự triển lãm tại Đại Hội Nhiếp ảnh Vương Quốc Bỉ ở Charleroi. Năm 1987 vào triển lãm 2 tháng liền trong Musée Francais de la Photographie, Bièvres, do Association Culture Vietnam chủ tịch là Giáo sư Phạm Mậu Quân đỡ đầu, với chủ đề: Khung Trời Việt Nam. 

Đây là một vinh dự cho những nhà nhiếp ảnh được trình bày tác phẩm của mình, những người được trúng tuyển đều là những nhà nhiếp ảnh quốc tế, và do quốc gia giới thiệu. Luật sư Nguyễn Đăng Trình là một nhà nhiếp ảnh đam mê, từng đoạt giải nhì quốc tế UNESCO, và nhiều giải nhất về nhiếp ảnh cỡ trung tại Pháp. Khi rời khỏi Việt Nam ông mang theo được một số âm bản chụp nhiều cảnh VN trước và sau năm 1975, qua Pháp ông làm ảnh bằng kỹ thuật mới trong phòng tối và phóng lớn. Chúng tôi được viện bảo tàng nhận là vì lúc đó VN hoàn toàn bị cắt đứt với thế giới bên ngoài, những hình ảnh Nguyễn Đăng Trình mang theo là một không gian VN thu hẹp, nhờ đó đã mở cánh cửa cho chúng tôi đem hình vào viện triển lãm. 1988 chúng tôi được mời sang tận Museum Volkenkude Rotterdam và Museum Groningen Hoà Lan triển lãm 4 tháng liền. 

Năm 1988 Nguyễn Đăng Trình sang định cư ở Montréal, Canada vẫn bấm máy nhưng không còn triển lãm. Thỉnh thoảng nhiếp ảnh gia Nguyễn Đăng Trình vẫn sang Âu Châu và ghé Paris thăm tôi bất chợt không hẹn trước, có khi vào nửa đêm, có lúc gần sáng lái xe từ các nước nước Đức, Bỉ, Hòa Lan đến Paris mời chúng tôi đi ăn. Có lần anh đến nhằm lúc chúng tôi được mời nói chuyện Thơ Nhạc ở Paris, lần đó. Chủ nhật ngày 02-06-2013, tại nhà thờ Saint Hippolyte, nằm trên đại lộ Choisy, Paris quận 13. Một buổi sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật chủ đề: "Chiều Thơ Nhạc Paris" đã được Chi Hội Phụ Nữ Âu Cơ Paris tổ chức. 

Xin trích một đoạn của nhà thơ Nguyễn Mây Thu đăng trên tạp chí Cỏ Thơm ở VA, Hoa Kỳ số 64 Thu năm 2013 “Khai mạc là nghi lễ chào quốc kỳ và một phút mặc niệm. Hội trưởng Chi Hội Phụ Nữ Âu Cơ Paris, chị Trần Thúy Phượng cũng là MC ngỏ lời chào quan khách, nói qua về ý nghĩa buổi sinh hoạt chiều nay. Mở đầu diễn giả, nhà thơ Đỗ Bình sẽ nói chuyện về đề tài Những Giai Điệu Vàng. MC cũng giới thiệu những khách tham dự gồm những khuôn mặt nổi tiếng ở Paris. Đặc biệt có khách ở xa về tham dự là Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đăng Trình, ông là một khuôn mặt nổi tiếng một thời ở Paris và Âu Châu đã từng đoạt nhiều giải thưởng Âu Châu và Quốc Tế, gần cuối chương trình ông được mời lên phát biểu:“Chúng tôi ở cách đây xa một đại dương hơn mười ngàn cây số, hôm nay được sinh hoạt lại với không khí đầy tình thân ái trong tinh thần văn nghệ sống động. Thật là một duyên may cho chúng tôi, được thấy lại, được sống lại một khoảng thời gian trước kia khi chúng tôi cùng với nhóm anh Đỗ Bình đã triển lãm ở Musée Français de la Photographie, ở Rotterdam, ở Charleroi bên Bruxelles... Tôi xin cảm ơn Chi Hội Phụ Nữ Âu CơParis đã tạo cơ hội cho chúng tôi được sống lại không khí sống động như ngày hôm nay mà ở Montréal chúng tôi không có được như vậy”. (Ảnh triển lãm Musée Français de la Photographie)

Vào mùa hè năm 2014 tôi được lời mời của anh chị Nguyễn Đăng Trình và một nhóm bạn ở Montréal Nhạc sĩ Lê Dinh, Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, Nhà văn Tiểu Thu... Ra tới phi trường Charles De Gaulle tôi bị huyết áp tăng quá cao nên không thể lên máy bay được đành quay trở về nhà, một thời gian sau nghe tin anh Nguyễn Đăng Trình mất! Trước đó hai tuần anh còn phôn nói chuyện và anh cho biết sức khỏe rất kém vừa ở nhà thương về không biết có thể sống được không! Anh cho biết đang viết dở trên ordinateur về chuyện cuốn bản thảo 5000 câu Lục Bát của Nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật. (Nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật làm xong thi tập chỉ cho một số ít bạn thânbiết, và trao bản thảo cho Nguyễn Đăng Trình nhờ bỏ tiền in, sau đó là 30 tháng tư 75!Anh Trình và Nguyễn Hữu Nhật đã quen nhau từ lúc còn trẻ, thuở anh dạy học ở Đà Lạt.

Đỗ Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét