Nghe cái tên Tân Châu thì biết ngay rằng nó là Mới.
Tôi đã nhiều lần nói rằng trước khi người Pháp " mở mang " thì miền này đã rất là xôi đậu (?). Người Việt cũng có, nhưng người Việt ở Miêt Trên! Trong một bài trước tôi đã nói Sa Đéc có lẽ là nơi ở của một ông Samdek người Miên, Lai Vung có lẽ là nơi chiếm cứ của ông Lái Vung như Nặc Ông Giun chẳng hạn! Khi người Pháp tới thì ông Tân Châu bừng tỉnh lên như một Công Chúa ngủ Trong Rừng! Tân Châu bừng tỉnh lên với rất nhiều giống dân cạnh tranh ! Rồi Tân Châu lớn và đông dân ! Tân Châu có tới hai mươi mấy xã ấp !!! Không hiểu từ Tân Châu nhìn qua Bắc và Tây Bắc chỉ thấy nước mênh mông!
Cái tôi thích thú, tôi lao vào nghiên cứu là cái " Mỹ A "
Người ta cứ nói Tân Châu là xứ Lụa, Sai bét!!!
Nếu mà Tân Châu có trồng Dâu Tằm thì tôi đưa vai cho người ta đập. Nếu có một cây cho trái ăn chua ngoài Bắc gọi là trái dâu da đất! Đó là cây dâu đích thực của miền Nam và người ta chỉ gọi nó là Dâu! Dâu đích thực! Còn cái thứ dâu nuôi tằm thì phải gọi là dâu tằm! Buồn thay, cây dâu này không có ở Tân Châu! Tôi quả quyết là kh6ng nuôi tằm, lấy sơi tơ từ tằm mà mua tơ tằm từ Campuchia , Người Pháp lặp xưởng may thì mua nguyên liệu từ Campuchia. Người pháp lập xưởng, nhưng tơ tử ... Miên, thuốc làm cho sợi bền chắc... mua từ Miên! chỉ có thợ là Việt, còn các thứ là Miên!
Ôi! Cái trái Mặc Nưa nó là trái từ bên Miên (giống như trái cậy Cậy của Việt Nam) cái chất chát tuyệt vời làm cho sợi bền chắc(ở ngoài Bắc người ta lấy nhựa cậy làm quạt, làm bìa sách ...
Tôi muốn viết nhiều trang để tôn vinh cái cô nàng Mỹ A!!! cái lụa Mỹ A nó chẳng giống lụa tí ti nào! Nó dày, nó cứng, đi nghe sột soạt! Nhưng các bà già quê ở đây mê cái cô nàng lụa này! Tôi chăng khoái lụa Mỹ A, nhưng các bà già ở đây cứ mê cái cô nàng lụa này vì nó bền tới ... ba đời.
Tôi chẳng biết những nhân tài nào đã làm ra cái lụa Mỹ A đáng mê này ... nhưng mà ... quần lụa để tới ... ba đời ... thì đáng tôn vinh, ca tụng lắm chứ !!!
Chân Diện Mục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét