Tôi tình cờ đọc bài “Ai Mang Bụi đỏ... Đi Rồi” của Huy Phương trong tờ báo Thương Mãi Miền Đông,
số 1405, năm thứ 30. Tác giả Huy Phương viết bài này để tưởng niệm nữ danh ca Thái Thanh vừa mới
qua đời ngày 17 tháng 3, 2020 (8/1934 – 3/2020) tại California, hưởng thọ 86 tuổi.
Trong bài có một đoạn như thế này: “Trích Lưu Trọng Văn: “Có lần gã hỏi nhạc sĩ Phạm Duy tại sao
không rủ Thái Thanh về (Việt Nam). Phạm Duy bảo: tôi có rủ nhưng cô ấy lắc đầu. Gã hỏi: tại sao? Phạm
Duy im lặng một lúc rồi khẽ nhún vai nói: cô ấy không hết giận. Gã hỏi tiếp: tại sao giận dai vậy? Phạm
Duy bảo: vì quá yêu. Cô ấy quá yêu... Vâng! Quá yêu! Nước ơi!”
Cô Thái Thanh giận và không muốn về lại Việt Nam (VN) vì cô trót đã yêu VN với tất cả say đắm. Cuộc đời cô càng trôi nổi cô càng yêu VN thắm thiết. Yêu nhiều nên giận lâu! Chỉ một chữ “giận” thôi mà gói ghém bao tình ý. Tôi đọc mà xúc động quá thể!
Tình yêu nước nồng nàn của cô được thể hiện qua những bản nhạc tình ca mà cô đã hát suốt cuộc đời mình, suốt 60 năm. Giọng hát cô trầm bổng, réo rắt, luyến láy, nức nở, bộc lộ tình yêu tha thiết và đằm thắm. Có thể nói cô đã hát với tất cả tâm hồn qua từng chữ từng lời với cách phát âm tiếng Việt rất chuẩn của người Hà Nội trước 1954. Mỗi bài hát là mộc tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời và tinh xảo!
Cô đã thố lộ: “Người ca sĩ phải biết yêu tiếng nói của nước mình, phải yêu tiếng Việt của mình. Người ca sĩ còn phải yêu đất nước mình nữa. Khi trong bài hát có nói đến những xứ sở, những vùng nào đó trên đất nước mình, thì mình cũng phải cảm thấy yêu cả những dịa danh đó nữa, miền Trung, miền Nam, miền Bắc.”
Cô hát khi mới 13, 14 tuổi trong giai đoạn đất nước bùng nổ kháng chiến chống Pháp. Sau đó, cô theo gia đình chị Thái Hằng và anh rể Phạm Duy di cư vào Nam. Từ đấy, tiếng hát truyền cảm của cô vang vọng khắp nơi từ các chương trình phát thanh, truyền hình, vũ trường, ... đến các nẻo đường đất nước. Tên tuổi cô trở nên lẫy lừng, tiếng hát cô vượt thời gian. Hãy nghe Phạm Duy kể: “Nếu không có Thái Thanh thì nhạc Phạm Duy cũng không được hay và nổi lên được như vậy”.
Anh tôi đang du học bên Mỹ, nghe cô hát Nửa Hồn Thương Đau, ray rứt vì nỗi nhớ nhà đau đáu, đã viết
thư về nhắn gửi ngay bản nhạc cho anh. “Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa. Cho tôi về đường cũ nên thơ. Cho tôi gặp người xưa ước mơ. Hay chỉ là giấc mơ thôi. Nghe tình đang chết trong tôi. Cho lòng tiếc nuối xót thương suốt đời....” (1)
Tiếng hát cô đã song hành cùng vận mệnh đất nước, chạm đến tận cùng của đau thương và hoan lạc...
Cô còn là đại diện cho lớp phụ nữ Hà Nội thanh lịch, quý phái trước 1954 và Sài Gòn sau này. Ngoài ra
cô còn có nhân cách thanh cao, nhân bản. Cô sống theo lối sống của mình, không rập khuôn, không a dua theo phong trào hay của người khác, nhưng không lập dị. Cô là lớp người “cổ” hiếm hoi còn sót lại.
Sau tháng Tư Đen, cô ở lại VN, từ chối hợp tác với giới chức văn hóa Cộng sản. Cô đã giận đám người
gây cảnh nước nhà ly tán. Năm 1954 rồi đến 1975, hai lần đất nước đổi chủ, hai lần thương hải biến vi
tang điền, hai lần người dân phải tìm đường lánh nạn CS. Biết bao nhiêu nước mắt!
Nỗi giận hờn đã gậm nhấm hồn cô bao nhiêu năm, làm sao cô có thể trở về VN sau khi đã định cư tại Mỹ vào năm 1985. Cô cũng như ca sĩ Gloria Estefán, dù ray rứt vì tình hoài hương mà vẫn “một đi chẳng trở về”. Càng yêu, càng giận!
Ca sĩ Gloria Estefán sinh ngày 1/9/1957 tại thủ đô Havana, Cuba. Khi Cộng sản cướp chính quyền, gia
đình bà di tản sang Mỹ, lúc đó Gloria Fajardo mới 2 tuổi.
Cha của bà, ông José Fajardo là một trong 1,300 tay súng người Cuba đã đổ bộ lên vịnh Girón ở Bahía de Cochinos (vịnh Con Heo) ngày 17/4/1961 để giải phóng quê nhà. Cuộc hành quân bị thất bại. Ông José Fajardo bị bắt làm tù binh và đã được Mỹ chuộc lại. Sau đó ông Fajardo sang Việt Nam chiến đấu chống Việt cộng.
Gloria đã dùng âm nhạc để giải khuây từ sức nặng gánh vác gia đình. Ai ngờ âm nhạc đã đưa bà đến danh vọng tột đỉnh với biệt hiệu là “Queen of Latin Pop” (nữ hoàng nhạc Pop Latin) với 4 giải Grammy
Awards, 4 giải Latin Grammy, và vô số các giải thưởng khác.
Ngoài giọng ca bất hủ, bà còn là một phụ nữ có tư cách: yêu gia đình, trung thành với tổ quốc và lý tưởng tự do dân chủ, và luôn là người con bất khả phân ly của cộng đồng người Cuba tỵ nạn Cộng sản tại Florida. Bà từng thề là sẽ không bao giờ biểu diễn tại Cuba khi chính phủ hiện nay vẫn cầm quyền.
Năm 1988, Giáo Hoàng John Paul II sang viếng thăm Cuba, Vatican đã ngỏ lời mời Gloria trở về Cuba hát cho thánh lễ ở thủ đô Havana. Gloria đã cự tuyệt vì còn giận!
Lão độc tài Cuba Fidel Castro rất ghét bài “Go Away” (Xéo Đi) được bà sáng tác năm 1992 để “tặng” riêng cho hắn. (2)
Thế mới biết, không có tiền bạc hay danh vọng nào có thể mua chuộc, không có sức mạnh hay quyền lực nào có thể ép buộc nhân cách thanh cao của 2 danh ca này!
Nhạc phẩm Tình Ca của Phạm Duy qua tiếng hát của cô làm tôi yêu quá tiếng nước tôi. Tôi cảm nhận sự rung động của từng chữ từng lời. Khi làm biểu ngữ (banner) cho nhóm Cô Gái Việt, tôi đã chọn ngay 4 hình ảnh tiêu biểu của quê hương với dòng chữ “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời...”
Nhạc Việt đã cùng tôi chìm nổi, lênh đênh sau ngày 30 tháng 4, 1975. Từng giai đoạn, những bài hát cứ
vang mãi trong đầu, ru tôi vào cơn mê muội, lẫn lộn hư hư, thực thực và đắm chìm trong đau khổ xuyên
suốt cuộc hành trình tìm tự do.
Tôi rời Sài Gòn một tuần trước đó, để qua Lào đoàn tụ gia đình với ba tôi đang làm việc tại tòa Đại sứ
VNCH. Khi chiếc xe Air VN rời cư xá Đoàn Thị Điểm vào lúc 5 giờ sáng, thành phố vẫn còn trong giấc
ngủ, trường Nữ Trung học GL vẫn cửa đóng then cài: “Biệt ly nhớ nhung từ đây. Chiếc lá rơi theo heo
may. Người về có hay... Biệt ly sóng trên giòng sông. Ôi còi tàu như xé đôi lòng. Và mây trôi nước trôi
Ngày tháng trôi càng lướt trôi...” (3) Lòng tôi đứt đoạn... Biết bao giờ trở lại?
Trên chuyến xe lửa từ Nong Khai đến Bangkok, đoàn người chạy loạn tả tơi, mỏi mệt đã rơi lệ hát Quốc ca VNCH, VN Quê Hương Ngạo Nghễ, Nửa Hồn Thương Đau, và kết thúc bằng Nghìn Trùng Xa
Cách: “Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa, mà khóc với cười. Mời người lên xe về
miền quá khứ. Mời người đem theo toàn vẹn thương yêu. Đứng tiễn người vào dĩ vãng nhạt mầu. Sẽ có
chẳng nhiều đớn đau...” Chưa bao giờ lời hát lại não nuột và thấm thía đến như vậy. Cả toa tầu câm nín
trong đau đớn và tuyệt vọng. (4)
Trước khi vào đại học, tôi đi giữ trẻ cho một gia đình bác sĩ Phi Luật Tân, giàu có, nhà đất rất rộng. Sau
bữa ăn trưa, tôi cho 2 đứa bé ra vườn chơi xích đu, khi chúng mệt thì cho ngủ trưa. Đây là lúc tôi tha hồ
hát những bài Tình Hoài Hương, Quê Mẹ, Biệt Ly, Về Mái Nhà Xưa, Lòng Mẹ, ... mặc chúng giương
đôi mắt tròn xoe lạ lẫm nhìn.
Rồi tôi nhập trường, xa nhà, vật lộn với sách đèn. Anh tôi cho cái máy cassette cũ và vài băng nhạc Việt
nghe giải sầu. Tôi vừa học vừa nghe nhạc thả dàn vì roomate lên thư viện hoặc đi chơi với bồ. Thỉnh
thoảng, tôi vào giảng đường của Math building sau giờ học để tự hát, tự thâu. Chẳng phải hát hay mà vì
hay hát, hát để quên nỗi buồn mất nước, nhớ nhà và đỡ cô đơn. Giai đoạn này tôi hay nghe những bài Nỗi Buồn Gác Trọ, Đường Xưa Lối Cũ, Bến Xuân, ... Đỡ buồn nhưng lại nhớ mênh mang!
Tưởng mọi việc sẽ êm trôi như thế, ai ngờ có chàng từ đâu tới, nhẹ bước vào đời tôi. Mối tình vừa chớm gây nhớ nhung, say đắm: “Nhớ nhung... Nhớ nhung ngập trời. Buồn vương khắp nơi. Gió trăng lạc lối.
Nhớ nhung... Sắt se lòng quá. Phía tây mây mờ. Sầu lắng trong mơ. Bóng dáng mây huyền lướt như tóc
ai. Tha thướt buông phương trời. Hầu lôi cuốn tim ta rối bời...” (5)
Dòng nhạc buồn chuyển qua những bài yêu đương tha thiết như Mộng Chiều Xuân, Bóng Chiều Xưa,
Tình Ca Hồng, Dư Âm, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Mộng Dưới Hoa, ... và tôi gieo vần làm thơ.
Có những lần đang học bỗng bâng khuâng nhớ, ước chi: “Nếu có em chiều nay ta sẽ lên đồi sim. Anh
hái hoa tím giắt lên đôi bờ tóc mềm. Nếu có anh nhìn môi em đẹp thêm. Màu hoa trên má xinh xinh. Gió thẹn thùng lay áo em...” (6)
Ngày mưa lê thê, không gặp chàng, buồn quá đỗi. Ngồi trong cafeteria nhìn làn mưa trắng xóa, lớp cỏ
xanh mơn oằn mình hứng chịu mà nhớ những cơn mưa hạ Sài Gòn, đổ xuống ào ào thật nhanh rồi cũng
tạnh nhanh. Sau cơn mưa, đường phố sạch sẽ và mát mẻ, nắng ửng vàng làm tà áo dài mới, màu rêu bừng lên, quyến rũ: “Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ. Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua. Trên bước chân em âm thầm lá đổ. Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa...” (7)
Mùa xuân, nắng vàng trong vắt, hoa lá đâm chồi, giờ nghỉ, tôi nằm hong nắng trên đồi, thầm gọi người
yêu dấu: “Xuân vừa về trên bãi cỏ non. Gió Xuân đưa lá vàng xuôi nguồn. Hoa cười cùng tia nắng vàng
son. Lũ ong lên đường cánh tung tròn...” (8)
Những chiều thu ngập lá vàng, rời thư viện khi đèn đường vàng vọt, lù mù soi lối, chợt thấy thèm một
vòng tay: “Đường phố muôn màu sao thiếu em. Về đâu làn tóc xõa bên rèm. Lầu vắng không người song khép kín. Nhớ em tôi gọi tên, chỉ nghe tiếng lá rơi thềm...” (9)
Ngày tuyết rơi tê tái, âm u... sau bữa ăn tối, lò dò lên thư viện, hồn mình còn giá lạnh hơn cả ngoài trời:
“Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu. Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng.
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư. Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng...” (10)
Cứ thế, tình yêu và tình ca dìu tôi qua những ngày vất vả học hành.
Thấy tôi đề thơ vào những tấm hình, K. đòi xem rồi bảo hồi còn ở Sài Gòn có viết bài cho tờ Tuổi Hoa.
Tôi hí hửng chờ một bài thơ Đường ngọt ngào hay Lục Bát mùi mẫn thì được K. tặng một tấm hình với
một đoạn thơ bằng tiếng Anh. Lúc đó, tôi mới chân ướt chân ráo từ trại tị nạn vào Ohio University, mùa
thu năm 1975. Tiếng Anh chưa rành rọt, chỉ hiểu sơ sơ, nhưng thấy toàn “Love You” thì chắc bụng, sung sướng lắm dù không biết yêu đậm cỡ nào. Tôi lọ mọ dịch bài thơ như vầy:
Gasoline Rainbow
Gasoline rainbow
I saw in a puddle of water in the park
on a cold day I was far away from you
Its myth (long bedded in my mind
since I was a child longing to know
where the rainbow would touch the earth)
has now died --
Sick of all the fabricated myths one
was fed with in life.
Now that I am awakened into reality
I am nothing
And I could not speak
But the flame in my heart
Burning madly for you
Is always afire
For one thing I know
Now now now
That I love you
Love
You
And you love me love me love me
Beyond all the myths
Loving beautifully like a gasoline rainbow.
Khanh Ha, 4/1976
***
Cầu Vồng Xăng
“Cầu Vồng Xăng” trong vũng nước công viên *
Đã thấy... một ngày lạnh, ta ly biệt
Từ thơ ấu thắc mắc hằn trong trí
Nơi cầu vồng chạm trái đất là đâu?
Huyền thoại tàn khi tôi thấy lần đầu
Cầu vồng váng đủ màu trong vũng nước.
Tôi chán ghét chuyện hoang đường từ trước
Thêu dệt thêm theo cuộc sống dần trôi.
Thực tế bây giờ đã đánh thức tôi
Tôi vô dụng, tầm thường, không đáng kể
Lời muốn nói nghẹn ngang chừng không thể
Nhưng trong tim lửa rực cháy vì ai
Xác định điều tôi được biết hôm nay
Tôi quý mến và yêu em vô kể
Bao lần nói lời yêu hoài không hết
Em yêu tôi cũng như thế, rất nhiều
Yêu vượt xa những huyền thoại đặt điều
Tình đẹp hệt Cầu Vồng Xăng muôn sắc.
Nguyễn P. Thúy
* Cầu Vồng Xăng được tạo ra khi giọt dầu xăng rơi vào vũng nước, nổi lớp váng trên mặt nướcvới màu sắc của cầu vồng sau cơn mưa.Ngày sinh nhật tôi, K. tặng thiệp, tự vẽ, cảnh chàng và nàng cưỡi ngựa quanh đồi. Chắc chàng còn nhớ:“Khớp con ngựa ngựa ô... Khớp con ngựa ngựa ô...Ngựa ô anh khớp đi khắp các nẻo xa. Ði qua núi mộng, trở lại đồi mơ. Ði bên suối đợi, đi sang rừng nhớ. Dắt nhau trông biển hẹn hò (ơ). Là theo í a theo nàng, anh theo nàng... Anh theo nàng một phen (ơ)...” nên vẽ
American version thật ngộ nghĩnh!Mở thiệp ra. Úi chà! Bài thơ July 23rd dài lê thê. Tôi lại cố gắng dùng hết số vốn liếng tiếng Anh, vừa dịch vừa gieo vần cho... dễ nuốt.Tôi không muốn “quá tam ba bận”, phải sì-tốp ở đây thôi kẻo cái đầu tôi nổ bung vì dịch “vật”.Tôi thủ thỉ:- Viết cho em một bài thơ tiếng Việt nhé? Phê hơn nhiều.Chàng bối rối:- Hơi khó. Chắc không viết được.Tôi hờn dỗi:- Sao vậy? Hồi đó có viết cho báo Tuổi Hoa, tiếng Việt rành lắm mà.- Qua đây, học ban báo chí, phải đọc và viết tiếng Anhnhiều nên quen rồi.- Thì bây giờ tập viết lại tiếng Việt, rồi sẽ quen.Chàng cười ngỏn ngoẻn:- Bây giờ viết tiếng Việt thì ai đọc?Chàng ngồi xích ra, nghiêm trang:- Anh muốn vào dòng chính của văn chương Mỹ, do đó phải hiểu văn hóa của họ, nói và viết như họ.- Vậy anh có yêu tiếng Mỹ và yêu nước Mỹ không?- Đương nhiên là yêu mới làm được.- Anh có yêu tiếng Việt và nước Việt không?- Đương nhiên là yêu nếu không yêu thì sao lại yêu em! Nhưng khi nói đến sự đam mê viết lách tronghoàn cảnh hiện tại thì trọng điểm là văn chương Mỹ. Nếu có quên tiếng Việt thì đã có người nhắc tuồngđây rồi.Tôi nài nỉ:- Anh viết tiếng Việt cho riêng em thôi. Thơ hay văn, ngắn hay dài cũng được mà.- Khi nào hứng và rảnh, anh sẽ viết.Nhưng đến nay, chàng vẫn mê mải, ngụp lặn trong văn chương xứ người. Tôi giận chàng đã đánh mấtđam mê thủa trước - Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời. Tôi bày chuyện viết lách của tôi, dĩ nhiênlà bằng tiếng Việt. Tôi không khoe với chàng vì chàng có thích thú đọc đâu. Mỗi đứa chiếm một phòng,có computer riêng. Không ai đọc bài của ai. Thôi đành chấp nhận sự khác biệt để sống chung hòa bình.Chàng khuân về bao nhiêu là sách. Sáng đi làm, đêm thức: đọc, tra cứu, và viết. Kiên nhẫn làm việc liêntục như thế, ròng rã bao nhiêu năm mới có kết quả. Tuy giận nhưng tôi phục chàng sát đất, luôn cầu chochàng đạt ước nguyện vì đó cũng là một cách “đem chuông đi đánh xứ người”!Còn tôi, mãi mãi yêu tiếng nước tôi, yêu đất nước tôi, và nếu có kiếp sau, lại xin làm người Việt!
July 23rd
Maybe it was just a day or any other days
That had crawled like a centipede
Into my squalid dusk of youth – long long dusk –
Before I met you.
I walked last night – the night of the 13th
–
Down a dingy street
Crisscrossing through the heart of this apartment life
It was quiet at ten
In the inky-blue sky a full moon hung like a luminous disk
It shone as brightly as 22 candles
All lit up avidly on your birthday cake.
I walked upon my shadow
Wishing it was yours
But what’s the difference, now
Tried to think of a profound poem
That would burn longer and more brightly
than those 22 future candles
Only could I smell the stench of the garbage in the street
Feel the breeze sweetly infected, air shriveled.
I raised my face to the sky
The stars twinkled far away...
They all looked like a bunch of metallic glitters
On the inside of a prostitute’s thigh.
I wandered until I ate all the peanuts in my shirt pockets,
Sniffed the air smelling of gasoline, dust and sleepy leaves
And walked back home.
I opened the windows, turned off the light, went to bed
Thought thirstily of you, now invisible
Like a nocturnal sun walking somewhere in the darkness,
Then fell asleep with my unwritten poem.
Happy Birthday Em Yêu Dấu!
Khanh Ha
***
Ngày 23 Tháng 7
***
Ngày 23 Tháng 7
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét