Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

Đại Hội Văn Bút Quốc Tế Lần Thứ 88 - 26/9/2022-30/9/2022 -Tại Uppsala, Thuỵ Điển (Phần 3,4)


Phần 3:Ngày 28 tháng 9 năm 2022

Giống như buổi sáng hôm trước:Sau khi chuẩn bị xong chúng tôi xuống nhà hàng Scandic Uplandia ăn sáng rồi đi bộ đến trường Đại Học Uppsala.Văn hữu Thanh Song Kim Phú và tôi đồng lòng tiếp tục mặc áo dài và đi sớm để chụp vài tấm hình với cảnh trên lầu của trường.


Một người đàn ông đi tìm phòng họp, ngang qua chỗ chúng tôi đang đứng chụp hình, chợt dừng lại, chào hỏi tôi đôi câu rồi trao cho tôi tấm danh thiếp. Ông là giám đốc điều hành của Văn Bút Nhật.Trông ông có vẻ nghiêm nghị nhưng lại có nhã ý muốn chụp hình với chúng tôi. Điều này khiến tôi nghĩ đến sự "lợi hại" của chiếc áo dài Việt Nam.


Hôm qua, trong ngày dự Khai Mạc Đại Hội, cô đại biểu người Đại Hàn có lẽ trông thấy Văn hữu Thanh Song Kim Phú và tôi trong hai chiếc áo dài Việt Nam khá xinh xắn nên hôm nay cô cũng mặc Quốc Phục của mình.

Từ 9 đến 11 giờ, Đại Hội có 4 cuộc hội thảo là “Tomorrow Club: Engaging Young People","ICORN- CITIES OF REFUGE-In a collaboration between ICORN and PEN Centres ”, “Tacking Polarisation and Exclusion” và “The Importance of Social Media for PEN”

Tôi chọn Hội Thảo Mạng lưới các thành phố Tị Nạn Quốc Tế-Trong sự hợp tác giữa Mạng lưới các thành phố Tị Nạn Quốc Tế và các trung tâm Văn Bút(Workshop:"ICORN- CITIES OF REFUGE" In a collaboration between ICORN and PEN Centre) nên vào phòng số IX (9)

Hội Thảo này được chủ trì bởi giám đốc chương trình Elisabeth Dyvik, Tư vấn Bảo vệ Cathy MacCann,và sự tham gia của các Đại Diện trung tâm Văn Bút có kinh nghiệm làm việc với Mạng lưới các thành phố Tị Nạn Quốc Tế.

Có khoảng 48 người tham dự mà đa số là những tham luận viên và các văn hữu đại biểu dự cuộc họp của Uỷ Ban Các Nhà Văn Bị Cầm Tù Hôm qua

Qua trình bày, giải thích, đối thoại và những mẫu chuyện kể trong Hội Thảo, tôi có thêm một số kiến thức về cách thức các trung tâm Văn Bút liên lạc với Mạng lưới các thành phố Tị Nạn Quốc Tế, phương cách Bảo Vệ, sự vận hành Giấy giới thiệu, và việc thành lập cùng với sự duy trì những nơi cư trú được bảo vệ.

Buổi họp chấm dứt lúc 11 giờ và những người yêu thích cà phê có thể ra ngoài hành lang trước cửa phòng họp hay xuống dưới chân cầu thang ở đại sảnh lấy cà phê uống.
Từ 11:30 đến 12:30 tôi dự Asia-Pacific Region ở phòng số VIII(8) do Ross Holder, Điều phối viên Chương Trình Khu Vực Châu Á làm chủ tọa.


Ross Holder khôn khéo vận dụng những câu hỏi liên quan đến những vấn đề anh đề cập để khuyến khích hầu hết những người tham dự trả lời. Điều này đã khiến cho những người trong phòng họp đều có cơ hội phát biểu ý kiến của mình. Khi đến phiên mình, tôi đứng lên nói đến sự quan trọng của việc dịch thuật đối với sự chia sẻ thông tin quan trọng của các trung tâm Văn Bút đến với hội viên. Tôi nêu dẫn chứng là tôi đã thực hiện điều này qua việc chắc lọc những chuyện nào cần bảo mật và chuyện nào của các trung tâm Văn Bút cần phổ biến để vận động cho sự tự do của các nhà văn bị tù hay trong tình trạng nguy hiểm. Nghe tôi nói như vậy, Bác sĩ Ma Thida đưa ngón cái lên, hướng về phía tôi, gật đầu bày tỏ sự tán thành. Tôi đã khen ngợi Ross Holder trong trách vụ Điều Phối Viên Chương Trình Khu Vực Châu Á.Anh ta đã liên kết các trung tâm Văn Bút trong việc ủng hộ và vận động tự do cho các nhà văn bị cầm tù, nhất là trường hợp Phạm Đoan Trang.Và tôi còn cảm ơn các trung tâm Văn Bút Hoa Kỳ, Văn Bút Anh, Văn Bút Quốc Tế... không ngừng giúp đỡ các trung tâm Văn Bút bạn. Tôi đề cao hình ảnh đẹp và ý nghĩa của Karin Karlekar, chủ tịch Văn Bút Hoa Kỳ trong buổiTham Luận của buổi họp Uỷ Ban Các Nhà Văn Bị Cầm Tù hôm qua. Cử tọa đoàn có năm người trong đó chỉ mỗi cô không phải là người châu Á. Sự hiện diện của cô trong cử tọa đoàn nói lên sự ủng hộ hết sức mạnh mẽ đối với Uỷ Ban Các Nhà Văn Bị Cầm Tù, và nhất là với các nhà văn bị tù hay trong tình trạng nguy hiểm trong Khu Vực Châu Á.


Phát biểu xong, tôi ngồi xuống, định chú ý lắng nghe những ý kiến của các vị khác, chợt khựng lại vì cái khèo tay của văn hữu Thanh Song Kim Phú. Chị đưa tôi tấm danh thiếp của một đại biểu thuộc trung tâm Văn Bút Đại Hàn nhờ chuyển đến tay tôi. Nhìn sơ tấm danh thiếp tôi quay sang phía anh ta gật đầu tỏ ý cảm ơn.
Tôi quan sát các vị chủ tịch của các trung tâm Văn Bút khác để học hỏi từng phong thái và cách nói năng của họ. Rồi tôi chợt nghĩ không biết họ nghĩ gì về tôi. Một phụ nữ chủ tịch với chiếc áo dài Việt Nam mỗi ngày có lẽ làm họ lạ lẫm lắm. Và có lẽ họ cũng ái ngại cho tôi vì loại vải mềm,và mỏng của chiếc áo. Họ không biết trong chiếc áo dài này, tôi còn phải mặc áo quần giữ nhiệt, mang vớ dày cộm và đi đôi giày bít để chống khí lạnh của trời thu Thuỵ Điển.Cho nên, tôi trông luộm thuộm, không giống phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài chuẩn mực.Trong lúc tôi không hài lòng vì cách mặc áo dài không đúng cách của mình, Văn hữu Thanh Song Kim Phú rất vui và tự hào vì có dịp mặc Quốc Phục nơi xứ người. Dù sao, tôi vẫn có niềm an ủi là chúng tôi luôn được mọi người thích chụp hình chung.



Sau buổi Hội Thảo, Phó chủ tịch của Hội Nhà Văn Busan(người đàn ông trẻ trao tôi tấm danh thiếp) giới thiệu tôi với ông Kim Yong-Jae, chủ tịch của Văn Bút Nam Hàn và những người tháp tùng phái đoàn của trung tâm Văn Bút Nam Hàn tham dự Đại Hội VBQT.Ông Kim Yong-Jae lớn tuổi, đĩnh đạc và chỉ nói tiếng Hàn. Mặc dù phải chống gậy để bước đi, ông luôn giữ tư thế thẳng với khuôn mặt điềm tĩnh, từ tốn. Phong cách của ông cho tôi có ý nghĩ ông ắt phải là người rất có uy tín của Trung Tâm Văn Bút Nam Hàn. Ông được cô Tổng Thư Ký, và Phó chủ tịch luôn sát cánh cùng ông để thông dịch cho ông với nụ cười vui vẻ và cử chỉ linh hoạt rất dễ thương.Tôi không hiểu người phụ nữ mặc Quốc Phục Đại Hàn có phải vợ ông không, nhưng không dám hỏi, hơn nữa không có thì giờ vì mọi người, ai nấy tíu tít chụp hình xong là đi chỗ khác thăm hỏi Văn hữu khác ngay.


Nhìn phái đoàn của trung tâm Văn Bút Nam Hàn đông đúc và hùng hậu khiến tôi ao ước một ngày nào Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại cũng được như thế. Theo tôi, tinh thần tôn trọng những vị Văn thi hữu cao niên và tạo điều kiện giúp các vị ấy có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài và Văn hữu của các Văn Bút khác, bất kể sự hạn chế về Anh ngữ, là việc làm hết sức ý nghĩa.

Ăn trưa xong, chúng tôi vào hội trường chính để dự hội thảo về các chủ đề “At The Limits of Free Expression: The Problem of Hate Speech”, “Absence and Disappearance”and “Cultural Rights in times of War and Post Conflict” Chúng tôi dự các hội thảo này từ 2 giờ 30 đến 4 giờ 30. Nhiều ý kiến khác nhau mà trong đó tôi tâm đắc lời một vị tham luận viên (Xin tạm giấu tên) rằng “Đối phó với lời nói đầy hận thù là sự im lặng!” Vị ấy nói thêm “Kiên nhẫn là sự cần thiết!" Điều này cho tôi nhớ các câu ca dao tục ngữ Việt Nam “Im lặng là vàng” Và “Cơm sôi nhỏ lửa, một đời không khê!”

Điều mà tôi thú vị nhất hôm ấy là tôi được chụp hình với tiến sĩ đồng thời là nhà văn nổi tiếngSiri Hurstvedt. Một người luôn “bị” bao vây bởi nhiều người sau các buổi diễn thuyết và hội luận.


Phái đoàn Văn Bút Đại Hàn cũng muốn chụp với văn hữu Thanh Song Kim Phú và tôi lần cuối trong hội trường lớn của trường Đại Học Uppsala bởi vì ngày mai chúng tôi sẽ đi sang lâu đài Uppsala họp chứ không đến đây nữa.

Từ 4 giờ chiều đến 6 giờ chiều chúng tôi tham dự nhóm Thảo Luận về đề tài" Các trung tâm Văn Bút và ngôn ngữ bản địa: Làm cách nào tạo chỗ đứng cho mọi người" (PEN Centres and Indigenous Languages: How To Make Room For Everyone)

Theo thông tin từ cuộc họp: Năm 2022 đánh dấu sự bắt đầu một thập kỷ với nhiều ngôn ngữ bản địa bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc(UNESCO) Hơn bao giờ hết, các nhà văn của các Văn Bút bây giờ có nhiều tác phẩm với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Và những tác giả bản địa đang làm giàu cho các thư viện bằng ngôn ngữ gốc và tác phẩm của họ.Ngôn ngữ gốc là công cụ chính của các bản thảo của các nhà văn, nhưng nhiều người trong số họ phải đối mặt với những thách thức dưới áp lực của ngôn ngữ nước sở tại. Buổi họp nêu ra những vấn đề và thử thách mà các nhà văn và các trung tâm đối diện. Đa số tham luận viên nói tiếng Tây Ban Nha và được dịch sang Tiếng Anh.


Từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối là Đêm Văn Hóa: Chương trình gồm Ra Mắt sách: PEN/Opp Anthology Under Ukraine's Open Sky, kịch độc thoại “My Threatening Poem”, Thảo luận đề tài “Sức Mạnh của Từ Ngữ”(The Power of Words) và đọc văn học “Belarusian Poetic resistance”. Các chương trình này diễn ra ở các địa điểm khác nhau và có nơi đòi hỏi người tham dự phải có vé. Chúng tôi cảm thấy bất tiện nên quyết định không tham dự chương trình nào. Đi bộ về khách sạn, tắm rửa xong, chúng tôi đi sang bên đường đến nhà hàng Việt Nam ngay trước khách sạn ăn tối rồi về ngủ.

Phần 4:Ngày 29 tháng 9 năm 2022


Sáng nay tôi mặc chiếc áo dài mới toanh màu vàng có những đóa hoa đủ màu và những ngọn lá vươn cao lên từ vạt. Chiếc áo ngắn như kiểu áo dài trước năm 1975 do Văn hữu Thanh Song Kim Phú tặng đã cho tôi cảm giác dễ chịu. Dễ chịu nhất là chiếc áo không làm tôi cảm thấy luộm thuộm ngay cả khi tôi mang giày bít xẹp. Hôm qua, cả Văn hữu Thanh Song Kim Phú và tôi đều mang giày bata và giày xẹp để đi bộ trong lúc mang giày cao gót để đến nơi thay.Văn hữu Thanh Song Kim Phú đã chịu khó thay giày, còn tôi tuy mang theo mà không thay.Vì thế, hôm nay tôi không đem giày cao nữa.

Hôm nay chúng tôi đến chỗ mới là lâu đài Uppsala để dự Hội Nghị. Đường đi đến lâu đài Uppsala cùng lối đến trường Đại Học Uppsala nhưng phải đi xa thêm một đoạn và phải đi lên đồi cao. Cảnh trời thu với lá vàng rất đẹp đã cầm chân chúng tôi đứng lại nhiều lần để chụp hình.


Đến dốc cao, Văn hữu Thanh Song Kim Phú phải vịn tay tôi để bước và chúng tôi đi từ từ từng bước chậm. Tôi biết chân chị còn đau lắm nhưng chị không hề than vãn,vui vẻ bước đi.Đứng trước lâu đài, chị hân hoan nói về sự uy nghi và kiên cố của nó. Giống như chị, tôi biết là chúng tôi sắp sửa bước vào một lâu đài Hoàng Gia quan trọng của Thuỵ Điển. Những chiếc súng đại bác xung quanh là chứng tích cho sự bảo vệ hết sức hiệu quả cho lâu đài trong thời trung cổ.

Khi bước vào lâu đài Uppsala, chúng tôi cũng bị kiểm tra bảng tên như khi vào trường đại học Uppsala. Chỉ khác là chúng tôi được cấp máy nghe dịch. Nhận xong, chúng tôi đi bộ lên những bậc cấp bằng đá mòn trơn láng, rồi qua ba tầng thấp ngoằn ngoèo và đến phòng họp. Phòng họp rộng thoáng, sáng choang với những chiếc đèn chùm.Những chiếc bàn nhỏ, có hai ghế ngồi dành cho hai đại biểu của các trung tâm Văn Bút được sắp xếp gọn gàng ngay ngắn. Tìm tên của trung tâm Văn Bút mình, tôi nghĩ ban tổ chức xếp chỗ ngồi ở dãy cuối theo vần V. Không ngờ, họ xếp ngay sau dãy ghế của Ban quản trị điều Hành Văn Bút Quốc Tế, nơi chính diện của sân khấu

9 giờ hội nghị bắt đầu với lời chào đón của chủ tịch Văn Bút Quốc Tế.

Tiếp theo là phần nói về quy định và nội qui của Đại Hội về việc chụp và thu hình, giới thiệu các nơi ăn trưa, phòng vệ sinh, xác định trình tự của chương trình, và thông báo thời gian bầu cử và điều kiện được bầu cử.

Kế đến là phần Chiếc ghế Trống về Dom Phillips ( Brazil)
Sau đó là phần báo cáo của chủ tịch Văn Bút Quốc Tế, của Tổng Thư Ký Văn Bút Quốc Tế,của Ban Chấp Hành Văn Bút Quốc Tế, của Thủ Quỹ Văn Bút Quốc Tế và của giám đốc Điều Hành Văn Bút Quốc Tế.

10:40 Các đại biểu nghỉ, uống cà phê
Từ 11:00 là báo cáo về Quỹ Khẩn Cấp, về sự Hợp Tác của trung tâm Văn Bút với Mạng lưới các thành phố Tị Nạn Quốc Tế, cập nhật của các Trung tâm Xã Hội Quân Sự, và Thảo Luận về đề tài : "Có phải mối nguy hiểm của việc viết về biến đổi khí hậu là câu hỏi của Văn Bút trong tương lai không? " ("Is the danger of writing about climate change the PEN question for tomorrow?")

Từ 1 đến 2 giờ là giờ Ăn trưa.
Từ 2 giờ Hội nghị tiếp tục phần 2.
Đúng 2 giờ là phần phát biểu của Cung Thị Lan cho phần Chiếc Ghế Trống của Phạm Đoan Trang.


Đây là nguyên văn lời phát biểu:

Good afternoon all delegates and members of the 88th International PEN Congress.
I am Cung Thi Lan, president of The Vietnamese Abroad PEN Centre.
I am humble and honored to celebrate the patriotic spirit of writer Pham Doan Trang who's currently in the prison in Vietnam.

Ms. Pham Doan Trang is an author, journalist and pro-democracy activist. Her works and books include The Journal of Law, Politics For Everyone... are for Vietnam Literary, Human Rights and democracy. Author Pham Doan Trang was awarded the 2017 Homo Homini Award, the 2019 Press Freedom Award from Reporters Without Borders and the recent Award,The 2022 Martin Ennals Award for Human Right Defender & International Press Freedom from the Committee to Protect Journalist. But author Pham Doan Trang could not receive it since she was arrested on October 6, 2020

Writer Pham Doan Trang predicted her situation, she posted her letter “ Just In Case I am imprisoned”

“JUST IN CASE I AM IMPRISONED
Saigon, Vietnam
May 27th, 2019

Dear friends,
No one wants to sit in prison. But if prison is inevitable for freedom fighters, if prison can serve a predetermined purpose, then we should happily accept it.…

I don’t want a campaign that calls on the Vietnamese government to simply “free Trang”. I want a comprehensive social movement that pushes the government to “free Trang and pass new election laws”, “free Trang and ensure free and fair elections”, “free Trang, free elections”, and so on.
..
I don’t want freedom for just myself; that’s too easy.
I want something greater: freedom for Vietnam.
It might seem like some grand goal, but it’s totally possible – with your support.

Pham Doan Trang”

Like you see:
Pham DoanTrang's Peaceful works are for Vietnam's human rights, social reforms and free elections but she received an unfair accusation, 9 years term in prison because of propaganda the state!

Ross Holder, and Cat Lucas of the International PEN, English PEN, Karin Karlekar of America PEN have been collaborating with Vietnamese Abroad PEN persistently to advocate Pham Doan Trang case.

I would like you, all PEN centers to join our campaign to urge Vietnamese government to release Pham Doan Trang immediately and unconditionally.
All information of Pham DoanTrang case is in VietPEN.org.
We're waiting for your supports.
Thank you for your listening.


Tạm dịch:

Xin chào tất cả các vị đại biểu và các thành viên của Đại hội PEN quốc tế lần thứ 88.
Tôi là Cung Thị Lan, chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
Tôi khiêm tốn và hân hạnh được vinh danh tinh thần yêu nước của nhà văn Phạm Đoan Trang hiện đang ở trong tù ở Việt Nam.

Cô Phạm Đoan Trang là một tác giả, nhà báo và nhà hoạt động ủng hộ dân chủ. Các hoạt động và tác phẩm của cô bao gồm Tạp Chí Pháp luật, Chính Trị Bình Dân... dành cho Văn học, Nhân quyền và dân chủ Việt Nam. Tác giả Phạm Đoan Trang đã được trao Giải thưởng Homo Homini 2017, Giải thưởng Tự do Báo chí năm 2019 từ Tổ chức Phóng viên Không Biên giới và Giải thưởng gần đây: Giải thưởng Martin Ennals 2022 cho Người bảo vệ nhân quyền & Tự do báo chí quốc tế từ Tổ chức Bảo vệ Các Nhà báo. Nhưng tác giả Phạm Đoan Trang không nhận được vì cô bị bắt từ ngày 6.10.2020
Nhà văn Phạm Đoan Trang Đoán trước hoàn cảnh của mình, cô đã đăng bức tâm thư “Chỉ trong trường hợp tôi bị bắt giam”

 “Chỉ trong trường hợp tôi bị bắt giam"

Sài gòn, Việt nam 27 tháng 5, 2019

Bạn thân mến,

Không ai muốn ngồi tù. Nhưng nếu nhà tù là không thể tránh khỏi đối với những người đấu tranh tự do.Nếu nhà tù có thể phục vụ một mục đích đã định trước, thì chúng ta nên vui vẻ chấp nhận nó.
Tôi không muốn một chiến dịch kêu gọi chính phủ Việt Nam chỉ đơn giản là “trả tự do cho Trang”. Tôi muốn một phong trào xã hội toàn diện thúc đẩy chính phủ “trả tự do cho Trang và thông qua luật bầu cử mới”, “trả tự do cho Trang và đảm bảo bầu cử tự do và công bằng”, “trả Trang tự do, bầu cử tự do”, v.v.
..
Tôi không muốn tự do cho riêng mình; điều đó quá dễ dàng.
Tôi muốn điều gì đó vĩ đại hơn: tự do cho Việt Nam.
Nó có vẻ giống một mục tiêu lớn nào đó, nhưng hoàn toàn có thể - với sự hỗ trợ của bạn.

Phạm Đoan Trang ”

Như các bạn thấy:
Các hoạt động đấu tranh ôn hòa của Phạm DoanTrang chỉ vì nhân quyền, cải cách xã hội và bầu cử tự do của Việt Nam nhưng cô đã bị kết tội oan, 9 năm tù vì tuyên truyền chống phá nhà nước!

Ross Holder, và Cat Lucas của Văn Bút Quốc tế, Văn Bút tiếng Anh, Karin Karlekar của Văn Bút Hoa Kỳ đã và đang cộng tác kiên trì với Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại để bênh vực trường hợp Phạm Đoan Trang.

Tôi muốn các bạn, tất cả các trung tâm Văn Bút hãy cùng tham gia vận động với chúng tôi để kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Phạm Đoan Trang ngay lập tức và vô điều kiện.

Tất cả trường hợp của infornmationof Pham DoanTrang đều có trong VietPEN.org.
Chúng tôi chờ đợi sự hỗ trợ của bạn và Cảm ơn các bạn đã lắng nghe

Kính mời quý Văn hữu xem video clip sau:


Tiếp theo chương trình là phần báo cáo của các chủ tịch Ủy Ban, phần giới thiệu các ứng cử viên tranh cử chức Tổng Thư Ký và Phó chủ tịch Văn Bút Quốc Tế.

Sau đó là phần nghỉ, dùng cà phê.
Sau đó là phần nói chuyện của các ứng cử viên tranh cử chức chủ tịch văn Bút Quốc Tế, thảo luận những vấn đề của các trung tâm Văn Bút và Chào Mừng các trung tâm Văn Bút mới trong năm 2020-2021.

Hội nghị kết thúc lúc 6 giờ.
Chúng tôi ra về trong tâm trạng rất vui. Văn hữu Thanh Song Kim Phú tíu tít nói về sự thành công của bài phát biểu của tôi và sự đồng tình ủng hộ của cử toạ qua những tiếng vỗ tay. Còn tôi, vui vì tôi được dịp gặp và chụp hình với nhiều Văn hữu mà tôi mến mộ và quen biết qua các cuộc họp trực tuyến. Hơn nữa tôi còn có dịp tặng món quà nhỏ có chữ Việt Nam cho một Đại Biểu người Thuỵ Điển, nhờ ông chuyển đến vợ của ông.


Cảm ơn quý Văn hữu đã xem và Kính chúc quý Văn hữu ngày chủ nhật tươi vui và như ý.

Cung Thị Lan


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét