Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

Tiếu Ngạo Giang Hồ Xứ Jordan Ở Trung Đông (Tiếp Theo)

Đây là bài số năm trăm tám mươi mốt (581) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon.

Hôm nay người viết mời quý bạn cùng đi viếng thăm Petra, một kỳ quan thế giới hiện đại mà bất cứ khách du lịch nào cũng phải đến viếng thăm khi du lịch ở Jordan.

Ăn cơm trưa xong, chúng tôi trực chỉ đi đến Petra vì phải mất gần 4 tiếng đồng hồ lái xe từ Madaba đến thành phố Petra, kỳ quan thế giới hiện đại thế kỷ 21.

  Đến Petra thì đã tối rồi, chúng tôi chỉ có thời giờ check in check in  khách sạn Petra Moon Village Hotel và ăn tối rồi nghỉ ngơi cho khỏe để sang hôm sau đi viếng thăm Petra, vì là chương trình viếng thăm quan trọng nhất ở Petra.

Vé vào cửa của Petra từ 50 đến 60 JD khoảng $USD 70 đô Mỹ

Vợ chồng người viết rất vui khi được viếng thăm Petra ở Jordan, một kỳ quan thế giới hiện đại với những hang động được hình thành trong các núi.

 

 Từ cổng Petra đến trước hẻm núi Petra, bạn phải đi qua một đoạn đường dài hơn một cây số. Bạn sẽ được ngắm những thắng cảnh đẹp thiên nhiên hay các di tích lịch sử và chụp hình lưu niệm. Các du khách lớn tuổi, nếu không muốn đi bộ thì có thể cưỡi lừa, cưỡi lạc đà, đi xe ngựa đến trước hẻm núi Petra. Dĩ nhiên là bạn phải tự trả tiền riêng cho những dịch vụ đặc biệt này.

 

Xin mời nghe ông Trần Nguyên Thắng, trưởng đoàn ATNT nói về Petra vẫn đầy đủ chi tiết hơn là người viết nghe đi kể lại nhé. Smile!


“…..Petra là một vùng núi đồi nằm về phía nam của Jordan, một tọa điểm nối liền giữa hai biển Red Sea (Hồng Hải) và Mediterranean (Địa Trung Hải). Đồng thời, Petra cũng gần như là điểm nối liền của hai lục địa Á Châu (miền Trung Đông) và Phi Châu (bán đảo Sinai). Nhờ vào vị trí thuận tiện như vậy, thời đó Petra trở thành giao điểm về thương mại và văn hóa hết sức quan trọng trong khu vực từ thế kỷ 1 trước công nguyên. Điều này hấp dẫn và thu hút tham vọng của các đế quốc luôn tranh chấp để chiếm giữ vùng đất Petra. Năm 2001 Petra đã được Swiss Corporation New 7 Wonders Foundation chọn làm một trong bảy kỳ quan thế giới.

Petra tuy có một thành phố một nằm trong khu vực du lịch nổi tiếng nhưng lại là thành phố không quá lớn. Cũng có khá nhiều khách sạn nhỏ được xây dựng gần trước cổng vào khu thưởng ngoạn. Những ai thích mạo hiểm và tìm tòi nghiên cứu về Petra thường sẽ chọn ở lại nơi đây vài đêm để tiện cho việc ra vào thung lũng. Từ cổng vào Petra cho đến trước hẻm núi hiểm trở Petra dài khoảng một cây số, du khách lớn tuổi nếu không muốn đi bộ thì có thể cưỡi lừa, ngựa hay lạc đà đi từ cổng đến trước hẻm núi Petra (nhưng khi dùng các dịch vụ này người du khách phải hết sức cẩn thận rõ ràng). Đoạn đường này gọi tên là Bal as-Siq, con đường mòn nối dài hai đầu thung lũng Moses (Valley of Moses) xuyên qua hai ngọn núi Jabal al-Khubtha và Jabal al-Jilf.

Những ngọn đồi nhỏ mang màu sắc vàng nâu đỏ vươn cao hai bên đường như nhắc nhở người ta về cái nóng bỏng của sa mạc; những hình dáng cong tròn của đồi núi cho du khách hình dung ra được “đường đi” của gió in lên núi đồi sa mạc qua cả một quãng thời gian cả vài chục ngàn năm. Bên cạnh đó là những hang động nho nhỏ do con người đào xới, không phải để người sống ở mà là những ngôi mộ xưa nơi người chết an nghỉ. Có ngôi mộ đục khắc như hình dạng Obelisk Tomb bên Ai Cập vẫn còn hiện hữu bên đường. Tuy nét đục khắc đơn sơ, không thể nào so sánh được với kiến trúc đền Abu Simbel của Ai Cập nhưng cũng cho người du khách cảm nhận được một nét phảng phất kiến trúc của người Ai Cập cổ xưa (hơn 3,300 năm trước) hiện diện quanh quẩn đâu đó tại Petra.

Trên đường đi vào thung lũng, người ta có thể bắt gặp những tảng đá to lớn Djinn Blocks được bộ lạc Nabataean xưa kia đục khắc theo niềm tin thần linh dân gian Ả Rập từ đầu thế kỷ thứ nhất. Tôi đã gặp những nghệ nhân đến đây, đứng dưới cơn nắng của tiết trời sa mạc tháng hai khá nóng, nhưng vẫn say mê vẽ hình ảnh “không gian của Djinn Block” mà hình như không màng gì đến cái nóng chung quanh.

Nói về hành trình du ngoạn hẻm núi Petra, người ta thường khởi đầu từ điểm Wadi Al Mudhlim (thung lũng Al Mudhlim). Đoạn đường này còn được gọi là As-Siq, dài hơn 1.2km. Trước cửa thung lũng, người ta cho hai chiến binh ăn mặc theo cung cách chiến binh ngày xưa đứng ngay điểm khởi đầu, dáng ra vẻ như là quân lính ngày xưa đứng canh gác, tạo cho du khách hình ảnh tưởng tượng về các trận chiến xưa kia.

Hẻm núi này có khúc chật hẹp nhưng cũng có khúc tương đối rộng, có khúc ánh nắng chui qua được khe núi, có khúc ánh nắng không còn ánh nắng mà chỉ còn ánh sáng bên trên hai vách núi (vì vách núi cao quá).. Hai bên con đường ngoằn ngoèo trong hẻm vực Petra là những vách núi cao đến 80m. Tuy hiểm trở như thế nhưng phong cảnh nơi đây lại rất hữu tình. Những màu sắc đỏ hồng vàng nâu trên vách núi, kèm theo màu sắc của đất cát và những hình thể sinh vật mà bàn tay tạo hóa đã vô tình uốn nắn cho các hẻm núi thiên tạo, khiến cho du khách những cảm giác thật lạ lùng bất ngờ.

Vượt qua khỏi hẻm núi As-Siq, du khách bàng hoàng trước một công trình kiến trúc đục khắc vào vách núi tuyệt đẹp hiện ra trước mắt. Đó là một kho tàng bảo vật vĩ đại Petra đẹp nhất của “kinh đô Petra cổ,” có tên là Al-Khazna. Đây có lẽ là một lăng mộ dành cho một vị vua nổi tiếng của người Nabataean, nhưng sau đó lại được dùng như một ngôi đền (temple) làm nghi lễ trong tôn giáo của người dân địa phương. Al-Khazna được xem như là một bảo vật, một kho tàng công trình thiết kế điêu khắc tuyệt hảo của bộ tộc Nabataean vào thế kỷ 1 trước công nguyên. Tôi cho rằng những kiến trúc đền đài bên Ai Cập mà ta thưởng ngoạn đều thua xa so với nghệ thuật đục khắc tinh xảo của ngôi đền Al-Khazna.

Các đền đài Ai Cập cho người xem cảm nhận được sự vĩ đại vào thời điểm cách đây hơn 3,300 năm, nhưng công trình kiến trúc Al-Khazna (cao 43m và rộng ngang 30m) lại cho người xem cảm nhận được sự tinh xảo của nghệ thuật đục khắc vách núi của nghệ nhân ở đây. Càng quan sát công trình điêu khắc này người ta càng cảm thấy sự hoàn hảo khéo tay của những người nghệ nhân xưa kia. Chỉ cần xem những cột đá tròn cao lớn được đục khắc kích thước đều nhau cũng đã đủ làm cho người thưởng ngoạn ngưỡng mộ. Al-Khazan không còn mở cửa cho du khách vào thưởng ngoạn như xưa nữa vì Al-Khazan cần được “nghỉ ngơi” và trùng tu trước làn sóng du khách đến đây mỗi ngày mỗi đông…..” (Trần Nguyên Thắng –ATNT Travel)

Mời xem Youtube do Photos Google Team thực hiện giúp người viết. Xin cám ơn Photos Google Team nhé.  Smile!

Youtube Minh Sương Lam viếng Petra Jordan Vacation 2018

https://youtu.be/cY47ZRmeeLw

Sau khi dạo một vòng thăm Petra trời quang mây tạnh, thì mưa đến.Chúng tôi vòng trở lại phía trước đn Al Khazna để nghỉ ngơi và đụt mưa. Chúng tôi quyết định đi xe ngựa trên đường trở ra thay vì di bộ như lúc đi vào. Chúng tôi phải kỳ kèo trả giá từ 60 $USD cho chuyến đi ra xuống thành $30 USD. Sau cùng, chú tài chiếc xe ngựa đồng ý chở chúng tôi ra về với giá 30 đô  Mỹ

Xe chạy trên đường gồ ghề, nước mưa văng tùm lum vào người chúng tôi mc dù chúng tôi có mặc áo mưa và xe ngựa được che kín như xe xích lô Việt Nam ngày trước.. Xe ngựa chạy dằn sốc đến nổi phu quân tôi phải nói:  “Đi xe ngựa kiểu này, đàn bà có thai chắc cũng hư thai luôn vì sốc qua”.

 Ra đến cổng bên ngoài, người tài đòi phải trả $40, chúng tôi không bằng lòng vì họ chịu giá 30$USD,  bây giờ lại đòi thêm tiền. Cuối cùng, chúng tôi phải chịu trả 40$USD cho rồi, kể như cho tiền típ là xong ngay. Thật t ình chú tài xe ngựa này chèn ép và bóc lột du khách quá!

Trời mưa mỗi lúc một lớn, Chúng tôi vào một nhà hàng gọi đt mua  pizza và nước trái lựu để ăn trưa  thì đã có lịnh phải lên xe bus ngay. Khi ra ngoài bến xe thì được tin đã có nước lụt bên trong khu Petra rồi  Tất cả các du khách đều bị cấm vào thăm Petra. Quân đội được huy động để cứu giúp những nạn nhân bị  lụt.

Lũ lụt đất chùi làm nghẽn lối đi và ngập lụt đường xá dẫn đến Petra làm cho xe của chúng tôi phải chờ đợi và đổi lộ trình về lại khách sạn. 

Ngày hôm sau, đoàn phải đổi chương trình thăm viếng các thắng cảnh vì đường xá vẫn còn bị cấm lưu thông ở một vài nơi.

 
Đoàn của chúng tôi thoát ra khỏi Petra kịp lúc đúng là được Ơn Trên che chở cho mọi việc an toàn. Thật may mắn thay!
 Mời xem Youtube Petra  Flood Nov 9-2018
https://youtu.be/7C3KcDIh-rk

Dễ sợ chưa?  Nếu chúng tôi không rời Petra sớm một chút với chiếc xe ngựa "chặt chém với giá cứa cổ" thì chúng tôi sẽ hết hồn vì lũ lụt bất ngờ ở hang động Petra rồi.
Tạ ơn Trời Phật đã phù hộ chúng tôi.
 Về đến khách sạn, mọi người đã mệt nhoài vì phải ngồi đợi chờ ở một nơi hẻo lánh và bị cúp điện quá lâu. 

 

Trong buổi cơm tối tại khách sạn, chúng tôi vẫn được anh Trần Nguyên Thắng , trưởng đoàn, tổ chức một tiệc nho nhỏ với một mẫu bánh sinh nhật dễ thương có đèn cầy lấp lánh. Cả đoàn cùng vỗ tay, hát mừng sinh nhật "Happy Birthday to Sương Lam" vì  hôm đó đúng là ngày sinh nhật của tô, November 9i. Thật đặc biệt nhỉ? 

 Xin cám ơn anh TNT, trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn nhé.


 Năm vừa qua trong chuyến du lịch Úc Châu, chúng tôi cũng được anh trưởng đoàn ATNT Travel và Holly Huệ, sư muội GL  của tôi,  chiêu đãi uống rượu vang, ăn bánh ngọt mừng "50 năm sống chung hoà bình" của chúng tôi vào tháng 10.  Thật rất cảm động.  Smile!

 

Sáng ngày Nov 10, chúng tôi giã từ Petra sau một ngày kinh hoàng về lũ lụt.  Chúng tôi lên đường đến Amma, thủ đô của Jordan. Amman  có thương xá không thua gì những thương xá lớn ở Mỹ. các cửa hàng trang trí với những bảng hiệu viết bằng tiếng Mỹ vì ông vua xứ này cưới một bà vợ là người Mỹ nên có tư tưởng phóng khoáng hơn những ông vua Trung Đông khác. 

 

 Các phụ nữ Hồi Giáo ở nơi đây rất xinh đẹp, rất tân thời dù vẫn đội khăn trùm đầu theo kiểu Hồi Giáo nhưng không cần phải che kín mặt mày như các phụ nữ Hồi Giáo của Khối Á Rập khác. Họ rất xinh đẹp, nhất là có đôi mắt rất đẹp. Họ nhanh nhẹn, cấp tiến, dạn dĩ,

 

Chúng tôi đi viếng thăm thành cổ Jerash, một di tích lịch sử La Mã còn sót lại ở Jordan.   Từ Amman, thủ đô của Jordan, đến Jerash chỉ có 48km và đoạn đường đi đến thành phố Jerash bắt đầu thay đổi về phong cảnh xung quanh có lẻ nhờ dòng sông Jordan vây quanh,

 Trong thời cổ đại, thành phố Jerash có tên gọi là Gerasa, theo tiếng La tinh cổ nó có nghĩa là: “thành phố Antioch nằm bên bờ sông vàng.

   Từ trên cao nhìn xuống, chúng tôi nhìn thấy dấu vết của một thành trì La Mã cổ mà tôi đã xem trên Tivi: đấu trường, những hàng cột hình oval, những điệu khắc tuyệt đẹp trên đá, Mặt trời đã lên cao, chúng tôi phải tìm bóng mát ngồi tránh nóng và tìm đường đi ra xe  trước .


 

Sau khi viếng thành cổ Jerash, chúng tôi đến thăm Ajloun Castle thường được gọi là pháo đài Ayyubid, nằm trên đỉnh núi Jabal Auf cách thành phố Ailun khoảng 5km. Vì quá gần với thành phố Ajloun, nên người địa phương lấy tên thành phố để đặt tên cho lâu đài. Pháo đài được xây dựng vào năm 1184 đến 1185 theo kiến trúc Hồi giáo sớm bởi vua Izz al-Din Usama – cháu trai của vua Salah ad-Din al Ayyubi. Pháo đài nguyên thủy bao gồm 4 tòa tháp ở 4 góc. Nối liền với 4 tòa tháp đó lại với nhau là những bức tường thành xây bằng gạch dày. Bao bọc xung quanh pháo đài là những hào nước có chiều rộng khoảng 16m và sâu khoảng 12 – 15m.

Những điêu khắc bên trong lâu đài mang dấu ấn của thời kỳ Hồi Giáo sớm. Những hiện vật thu được từ pháo đài và được trưng bày trong pháo đài. 

Chúng tôi ngụ ở khách sạn Grand Millennium 2 đêm trước khi lên đường đi Cairo, thủ đô của Ai Cập  báng phi cơ . 

 Đến Cairo lúc 8:40 PM sau khi làm thủ tục nhập cảnh khá gắt gao vì lý do an ninh đặc biệt ở nơi đây, chúng tôi lên xe bus chạy về khách sạn Hilton Cairo Heliopolis Hotel khá đẹp . Tối đến, chúng tôi tự túc ăn tối với....mì gói đem theo vì còn no sau khi ăn buổi trưa quá thịnh soạn ở Jordan để tiễn đưa một số khách về lại Mỹ vì họ không viếng thăm Ai Cập. 

 Chúng tôi chỉ ở khách sạn ở Cairo có một đêm ngủ cho khỏe mà thôi vì sáng mai  phải thức dậy sớm (3:30 AM) để ra phi trường đáp chuyến  bay sớm lúc 5:45 AM  đi Luxor (Ai Cập) sau khi nhận breakfast box của khách sạn  làm sẵn cho đoàn.  Mệt thật! 

Thế là cuộc du hành trên đất nước Ai Cập bắt đầu kể từ ngày 11 đến ngày 19.  Mời Bạn cùng đi với chúng tôi nhé.

Còn tiếp…. Xin mời bạn đọc tiếp bài kỳ sau  về TNGH Ai Cập nhé.

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

 

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

 (Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 581-ORTB 1006-92221)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét