Thứ Tư, 17 tháng 7, 2024

Nhục Nhãn Trần Tục Của Con Người


Ánh sáng đi qua lăng kính của nhục nhãn, ảnh lật ngược. Cái ảnh này đụng võng mạc nhạy cảm với ánh sáng, được cấu tạo bởi một nhóm hệ thần kinh phần cuối nhạy cảm bởi ánh sáng. Chúng nó báo cáo cho võng cầu của não, làm công việc phân

tích, thu nhận vô số dữ kiện, lật ngược cái ảnh, đưa từ trái qua phải, (chúng ta nhìn sự kiện hơi đúng phần nào) và gởi tới những phần còn lại của não theo từng cụm của ảnh tương ứng với hình ảnh thực ngoài đời tùy theo kinh nghiệm của mình. Thật là lý thú. Con mắt chúng ta và lăng kính thật sự tuyệt cú mèo, hoạt động như máy chụp hình. Nhưng mà có đúng như vậy không? Vậy khi chúng ta nhìn vào cái negative (phim chưa rửa in thành hình bóng) thì thấy những vật trong đó như thế nào? Khi negative được in lên trên giấy màu thì cái hình đó là pictures khác với negative. Đều này nếu hỏi đứa bé bây

giờ chỉ có biết digital camera thì nó không có thể tưởng tượng và hiểu mình đang nói gì nữa? Nếu chúng ta xem phim The Others, Nicole Kidman đóng, ma chết nhìn những cái pictures như người sống nhìn negative và ngược lại. Vậy cái ảnh là thật hay cái hình là thật đây? Đó mới thật là lý thú. Nếu mắt chúng ta nhìn như X Ray thì ta thấy những người chung quanh ta là những bộ xương. Lúc đó thì nhân sinh quan của con người cũng phải thay đổi qua lối nhìn tương đối của chúng sinh.

Light goes through the lens, which flips the image upside down and backwards. This image hits the retina, which consists of an array of nerve-endings that are sensitive to light. They report to the occipital lobes of the brain which then perform a huge analysis on the incoming data, flips it upside down, turns it left-to-right, (so that you now are spatially correct) and then passes it on to the rest of your brain so that patterns in the image can be associated with the real world based upon your previous experience. It's really quite amazing. The eye and lens are really neat, and operate like a camera. (Boomer Wisdom)

Qua quan sát của nhục nhãn, mỗi hạt cát có một bản ngã đồng nhất (unique) như cá nhân của mỗi chúng sinh và súc sinh khi được quan sát trong thể hạt dưới ống kính hiển vi. Tưởng cũng nên nhớ, 2,500 năm về trước Đức Phật đã kiến được những hạt nguyên tử qua con mắt thiên nhãn của bật trí tuệ, giác ngộ. Biết được nguồn gốc, cấu tạo của vũ trụ là biết tất cả. Knowledge is power!

Tất cả những hạt cát đều độc nhất (unique,) kính hiển vi, phóng đại 250 lần

Một hạt cát biển được phóng đại bởi Yanping Wang

Một hạt cát San Hô (Coral Sand) phóng đại 100 lần Mỗi hạt cát là một nữ trang chờ được khám phá. Dr. Gary

Greenberg tìm ra khi ông chiếu kính hiển vi trên cát biển. Những khoáng chất, từng mảnh san hô màu sắc rực rỡ, và với những vỏ cực vi cho thấy rằng trong hạt cát gồm nhiều thứ khác hơn là đá vàng.

Every grain of sand is a jewel waiting to be discovered. That's what Dr. Gary Greenberg found when he first turned his microscope on beach sand. Gemlike minerals, colorful coral fragments, and delicate microscopic shells reveal that sand comprises much more than tiny beige rocks. Author and photographer of above pictures, Yanping Wang, www.nikonsmallworld.com; Dr. David Maitland, Feltwell, UK, microscopyu.com; and Dr. Gary Greenberg is a visual artist who creatively combines art with science. He has a Ph.D. in biomedical research from University College London and holds 17 patents for high-definition 3-D light microscopes.

Carl Sagan, tuyên bố một câu rất nổi tiếng, “Tổng số của ngôi sao trong vũ trụ nhiều hơn tất cả những hạt cát trên trái đất. Phỏng chừng 2,000 tỷ tỷ hạt cát. Khoa học vẫn tin tưởng rằng còn có rất nhiều tinh tú trong vũ trụ.

Carl Sagan famously remarked "the total number of stars in the universe is greater than all the grains of sand on all the beaches on the planet Earth." It is estimated that the total number of 'all' grains of sand on the whole planet could be approximately 2000 billion billion. Scientists still believe there are more stars in the Universe. (hassers.blogspot.com)

Nói về tinh tú, hành tinh: nếu một hạt cát là tượng trưng cho

một giải thiên hà; như những hạt cát khác, hay ngân hà, chứa 100 lần tỷ tỷ của tinh tú, anh cần tới 6 phòng chất đầy cát để chứa tất cả các thiên hà trong vũ trụ mà chúng ta biết. Nếu anh đục một cái lỗ của một hột cát, giải thiên hà của chúng ta, là nơi đó là diện tích mà chúng ta có thể khám phá ra những hành tinh mới trong khả năng của chúng ta. Chỉ có 900 hành tinh được khám phá ngày nay.

And as to planets: If a grain of sand represented an entire galaxy; so each grain of sand, or galaxy, contains 100‟s of billions of stars, you would need to fill six rooms full of sand to contain all the galaxies in the known universe. If you drilled a tiny hole in one of the grains of sand, 'our Milky Way universe,' that would be the area that we have been capable of seaching for planets so far. About 900 planets have been discovered so far... directedplay.com

Để hiểu rõ thêm thói quen nhận thức tạo thành vật như thế nào qua con mắt trần tục, hãy xem bức hình dưới đây:


Thói quen nhận thức tạo thành vật

Nhìn khái quát thì đây là cội cây, nếu nhìn và tưởng tượng thêm chút xíu thì thấy cả chục gương mặt người trong đó.

Điều này cho ta biết, qua cái lối nhìn sai lạc của con mắt trần tục và thói quen tưởng tượng của trí óc tạo ra vật, mà thói quen càng hằn sâu bao nhiêu thì vật càng rõ ràng và thật bấy nhiêu. Quá trình nhận thức của trí nhớ là so sánh vật bên ngoài với ký ức, vật nào quen thuộc sẽ được nhận ra ngay tức thì, còn vật nào ít gặp thì sẽ mất nhiều thời gian hơn. Cho nên, xa mặt cách lòng (out of town out of mind,) người quen mấy chục năm không gặp, vì quá nhiều thay đổi theo thời gian, chúng ta có thể không còn nhận ra hoặc phải mất một thời gian định tâm, đối chiếu, gợi nhớ mới nhận ra được. Thói quen của con người không chỉ ở ý thức (conscious), nó còn ở rất sâu trong tiềm thức(subconscious,) nó dính dáng tới cả 6 giác quan (six senses, lục thức) chứ không phải chỉ ở thấy và nghe. Bên ngoài là những cấu trúc ảo, bên trong là ký ức và ý thức, đó chính là cơ chế tạo ra vật và tạo ra thế giới, tạo ra văn hóa và đời sống của muôn loài, mà cao cấp nhất, phong phú nhất là con người, cái ta (ngã, self.) Nếu thói quen bị tẩy sạch, kể cả ý thức lẫn tiềm thức thì vật không còn hiện hữu. Đó là lúc không còn gì dính mắc, tất cả đều là không, thân ngũ uẩn cũng không, tất cả 18 giới cũng đều không.

Thử nhìn thật kỷ, thật lâu, vào bức hình dưới đây. Chúng ta thấy gì? Nói rõ hơn, cái não bắt mình thấy gì? Và vậy thì cái gì cho mình thấy: não, tâm? Hay cái ta (ngã, self) biểu cái não thấy như vậy. Đây là một ví dụ điển hình của vô ngã. Không có ngã để mà thấy, chỉ có cái tâm vô minh lừa cái kiến ngã. Đây có thật là như thị tri kiến hay vô thị như kiến không? Thấy vậy mà không phải vậy mà nó như vậy?

Xoán Ốc ngoài tầm kiểm soát của mắt

Thử quan sát cái áo đầm này xem nó là màu gì? Rồi hỏi những người khác xem thử họ thấy nó là màu gì?


Tại sao không ai đồng ý với màu sắc của chiếc áo này?

Thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, hương giác, ý tưởng, không gian, thời gian và số lượng vật chất, lẫn tinh thần cũng chỉ do thói quen do tâm thức tạo ra chứ chẳng phải có thật. Khi lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và bộ não) tiếp xúc với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp [tinh thần lẫn vật chất]) tạo ra lục thức (thấy, nghe, ngữi, nếm, cảm giác và ý thức.) Đó là lúc mà bộ não siêu tuyệt của con người phát ra nhất niệm vô minh, tưởng tượng cấu trúc ảo đó thành vật chất hữu thường. Tâm ý của chúng ta tin tưởng tất cả vạn vật đều là thật, là hữu thường vì được chứng nghiệm bởi những dụng cụ đo lường sai lạc của lục căn cùng với kinh nghiệm của lục trần, giải thích sai lạc của lục thức, và tập quán phân biệt, lý luận nhị nguyên .

Chúng ta “như thị tri kiến‟ qua lăng kính (filter) của vô minh. Tâm có thể cũng bị bịp, thông tin sai lạc (misrepresentation,) nó bắt ta thấy như vậy? Chứ ta không thể cho ta thấy, ta cũng

không có thể bắt tâm thấy như vậy. Nói theo khoa học thì ý thức não bộ giải thích sự kiện được ghi nhận như vậy, rồi biễu ta thấy như vậy, làm như vậy chứ ta không có thể điều khiển não thấy như vậy hay tự phản ứng như vậy. Điều này đã chứng minh, không có cái “Tôi” làm chủ nhân ông trong nhục thể của chúng sinh. Không có cái ngã (self) mà đạo Phật gọi là vô ngã. Nhưng nếu không có cái tôi thì cái gì đang làm gì đây? Cái gì là “bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh?‟ (câu hỏi của Lục Tổ)

Cho nên, thấy như vậy, nghe như vậy, ngửi như vậy, nếm như vậy, sờ như vậy, nghĩ như vậy, nói như vậy, chứ không phải như vậy.

Tóm lại, duy ta rất dễ bị chính ta lừa bịp ta. Vậy thì, sự thật nào thật sự giải thoát ta?

Lê Huy Trứ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét