Tranh: Juda phản bội Chúa Giêsu bằng một cái hôn, tk14 fresco trong Collegiata of San Gimignano, Italy.- Credit: jorisvo/Shutterstock.
Tại sao lại gọi là “thứ tư phản bội” và điều đó có ý nghĩa gì? Danh xưng đó là từ bài Tin Mừng Phúc Âm hôm nay -cũng gọi là Thứ Tư Tuần Thánh- Judas Ischariot phản bội Chúa bằng 30 đồng tiền bạc: “Một người trong nhóm 12 môn đệ tên là Giu-đa It-ca-ri-ốt đi gặp các thượng tế và nói: Quí vị muốn cho tôi bao nhiêu? Tôi đây sẽ nộp cho quí vị.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng tiền bằng bạc. Từ đó hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Chúa Giêsu.” (Mt 26:14-16).
Đến giờ đó Juda bắt đầu âm thầm lặng lẽ dò xét tìm cơ hội thuận lợi nhất để trao nộp Chúa Giêsu hội đồng các bô lão người Do Thái đang tìm cách kết án Chúa Giêsu.
Bài đọc hôm nay tiếp theo câu truyện tin mừng thánh Gioan hôm qua trong đó Chúa Giêsu đã nói: “Amen, amen, thầy nói thật cho anh em, có một người trong anh em sẽ nộp thầy” (Ga 13:21). Simon Phêro hỏi Gioan -người mà Chúa yêu thương- để xem ý Chúa muốn nói gì thì chúa Giêsu trả lời:
-Thầy chấm bánh đưa cho ai thì chính là kẻ ấy. Rồi Người chấm một miếng bánh trao cho Juda, con ông Simon Iscariot. Juda vừa ăn xong miếng bánh thì quỷ Satan nhập vào y. Chúa Giêsu biểu Juda: anh định làm gì thì đi làm lẹ lên” (Ga 13:26-27).
Lúc đó mản bi kịch đã mở, những biến cố của đêm tiệc ly cuối cùng xẩy đến với cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu vào thứ Sáu Tuần Thánh Chúa chịu nạn.
Danh xưng “Thứ Tư Phản Bội” hiện giờ dùng là có nguồn gốc từ Anh quốc và Ái nhĩ Lan vào những thập niên 1800, theo WorldHistory.net. Mạng lưới cũng dùng danh xưng này nhiều lần trong suốt thế kỷ với một định nghĩa rõ ràng như vậy vào năm 1881.
Giáo hoàng Phanxico dùng danh từ này trong bài giảng của ngài khi cử hành Thánh Lễ vào ngày 8 tháng 4 năm 2020.
Rất nhiều người ngày nay cũng dùng từ này để bình luận về sự phản bội của Juda để đặt vấn đề thế nào và tại sao có những người rất thân cận với Chúa Giêsu mà lại có tư tưởng và hành động giống như Juda Iscariot?
Juda đã vất bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu trong 3 năm...tại sao anh ta lại phản bội Chúa? -Bác sĩ Edward Sri trong một buổi truyền thanh vào tháng 3 năm 2021 đã đặt câu hỏi như vậy và ông đặt câu hỏi tiếp, vậy tôi có thể ngoảnh mặt quay đi bỏ Chúa không?
Giám mục Robert Barron trong giờ chiêm nghiệm ngày 4 tháng 4 năm 2023 đã có những suy tư như sau: “Những ai đã từng tụ họp thường xuyên nơi bàn thánh thiết thân với Chúa Kito và đã bền bỉ gắn bó với những Lời Chúa trong bóng tối mà lại có thể có lòng dạ tâm tư như của một kẻ phản bội?”
Trong một cuộc diện kiến chung năm 2006 có giảng huấn giáo lý nói về 12 tông đồ, ĐGH Benedict XVI đã nói Thiên Chúa dùng sự phản bội của Juda như là một phần của chương trình cứu độ loài người.
Danh từ ‘phản bội/betrayal’ là dịch từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘consign=trao phó, giao nộp cho.’ Đôi khi chủ thể là Thiên Chúa là con người. Chính Người vì yêu thương nên đã trao phó Chúa Giêsu cho tất cả chúng ta (Rm 8:32).
Trong kế hoạch huyền diệu ấy về cứu chuộc, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói: “Thiên Chúa coi thái độ của Juda là không thể tha thứ được vì món quà cho tặng hoàn toàn của Chúa Giêsu Con Thiên Chúa.”
Chúng ta coi đây như là kết thúc của bài giáo lý -ĐTC Biển Đức XVI kết luận. “Trong khi không thiếu những Kito hữu bất xứng và đầy phản trắc, thi chúng ta mổi người phải đứng lên phản đối chống lại ma quỷ như những chứng nhân trong sáng và cương quyết của Chúa Giêsu Kito, là Chúa và là đấng Cứu Chuộc chúng ta.
Fleming Island, Florida
March 27, 2024
Nguyễn Tiến Cảnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét