Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2023

Thời Khắc

 

Giây phút này thôi phút rợp trời
Muôn ngàn hoa pháo rực nơi nơi
Quanh đây rộn tiếng câu chào đón
Tống cựu nghinh tân chén rượu mời


Hạnh phúc bên nhau khắp mọi nhà
Ướm tình cung bậc quyện lời ca
Nức lòng khao khát hoài mong nhớ
Rung nắng vàng lay đượm áo hoa

Tay ấm vòng tay thỏa đắm say
Mơn man hơi thở rạng nơi này
Chút bâng khuâng sắc khoe đầu gió
Thầm trọn bình yên những tháng ngày

Kim Phượng
2024

Chúc Mừng Năm Mới



(Thể thơ STLB)

Champagne cạn và pháo hoa đã dứt
Anh cùng em còn thức bên nhau.
Nỗi buồn mất mát, vì sao?
Dư âm tàn tiệc, ngán ngao, rã rời.


Và buổi sáng ngoài trời ảm đạm
Đượm một màu lam xám, sương sa.
Thời khắc nầy, khác hôm qua
Chúc Mừng Năm Mới! Chúng ta chúc mừng...

Mừng năm mới, không ngừng hy vọng
Thế giới nầy mở rộng vòng tay.
Láng giềng, bè bạn vui thay!
Tầm nhìn thông cảm, cơ may thái bình.

Vốn dĩ địa cầu mình không hẹp
Đôi khi ta thấy đẹp vô vàn.
Vương mầm trên đống tro tàn
Hoa Phục Sinh nở, thiên đàng trần gian.

Mừng năm mới: Bình An dưới thế
Trái đất này không thể tan tành.
Nếu mà kỳ vọng không thành
Em, anh ngả xuống, cũng đành chết đi!

Những hoài bảo khác gì hoa giấy(confetti)
Rụng trên sàn, thấy đấy: mộng tàn!
Vài thập niên nữa...ai màng?
Mồ ta xanh cỏ dưới hàng thông reo...

Duy Anh
1/1/2024
* Cảm tác theo nhạc phẩm bất hủ HAPPY NEW YEAR
của nhóm nhạc ABBA 1980






Hội Văn Nghệ Sĩ VN Hải Ngoại Chúc Mừng Năm Mới

( Ảnh: Tác Gỉa)

"Hội Văn Nghệ Sĩ" chúc tân niên
Vạn sự cát tường quý hội viên
Tết đến an khang đời hạnh phúc
Xuân về thịnh vượng sống bình yên
Múa ca hòa nhịp vui muôn chốn
Xướng họa giao duyên nhộn mọi miền
Mặc khách tao nhân vui hưởng lộc
Cầm kỳ thi nhạc sướng như tiên


Nhất Hùng

Chỉ Còn Anh Và Em

Lê Tuấn & Thúy Dung. Ngày Tết

Đời đã yên những mùa bão tố
Tuổi đã già yên nghỉ thong dong
Nghe trời đất hát đời vang vọng
Ngỡ như tiếng sóng vỗ trong lòng.

Đường nào đo chiều dài nỗi nhớ
Hàng cây nào che kín yêu thương
Vui từng gang tấc trong kỷ niệm
Để những tàn phai còn vấn vương.

Chỉ còn anh và em ở lại
Cùng tình yêu phủ kín đời nhau
Nhớ thương trời đất còn chan chứa
Vét cạn đời nhau những cơn đau.

Hai đầu nỗi nhớ trong đêm vắng
Lặng lẽ nằm nghe những cơn mê
Mơ màng một cõi hồn xiêu lạc
Đêm xuân, quên mất lối đi về.

Nhớ xưa thế sự gây ly tán
Nước loạn, cuồng điên chủ thuyết gì
Ngọn bắc phong tràn về nhiễu loạn
Người gọi người bỏ nước ra đi.

Anh cùng em chúng mình trôi nổi
Vui đồng hành đến xứ tự do
Nổi trôi, sóng gió đời tuôn chảy
Ơn trời cuộc sống cũng ấm no.

Chỉ cho con chỗ xưa khổ lụy
Đời trưởng thành từ những thương đau
Vấp ngã đừng chờ ai níu kéo
Tự đứng lên, vững bước đi mau.

Đời yên, sóng lặng đêm thiu ngủ
Giường cũ, nằm nghe những tàn phai
Chợt nhìn sợi tóc già rơi rụng
Mà nghĩ thương về bóng tương lai.

Bật khóc tạ ơn đời hiến tặng
Phận người may mắn đã đi qua
Tha phương xứ lạ con thành đạt
Năm tháng còn đi bước thật xa.

Đun nước pha trà ngồi độc ẩm
Xem tình nhân thế bóng phù vân
Viết bài thơ, ngâm câu đắc ý
Chỉ còn anh và em chí thân.

Lê Tuấn
(Người nghệ sĩ lang thang trong tâm tưởng)

Góc Đường Thi: Hai Bài Thơ Mai Tuyết (Lư Mai Pha)

Tuyết Mai  Nhị Thủ Lư  Mai  Pha  (Tống)

TUYẾT MAI Nhị Thủ 雪梅二首 là hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nói về MAI TUYẾT và THƠ của thi nhân Lư Mai Pha 盧梅坡 đời Nam Tống. Hai bài thơ đã nói lên sự gắn bó không thể tách rời giữa Hoa mai, Tuyết trắng và Thơ ca; một sự kết hợp tuyệt vời của "Ba trong Một" mà nếu thiếu mất Một thì sẽ không thể tạo nên cái không gian và cảnh trí đẹp đặc sắc của buổi đầu xuân, khi Chúa Xuân vừa ngự đến...
Nào, ta hãy đọc hai bài thơ nầy để đón chào Đông Quân của GIÁP THÌN 2024 nhé !...

其一                         Kỳ Nhất
梅雪爭春未肯降, Mai Tuyết tranh xuân vị khẳng hàng,
騷人擱筆費評章。 Tao nhân các bút phí bình chương.
梅須遜雪三分白, Mai tu tốn tuyết tam phân bạch,
雪却輸梅一段香。 Tuyết khước thâu mai nhất đoạn hương.
                                 Lư Mai Pha
* Chú thích:

- Hàng 降 : là đầu hàng, là Chịu thua. VỊ KHẲNG HÀNG là Chẳng chịu thua.
- Tao Nhân 騷人 : là Tao nhân mặc khách chỉ khách văn chương, văn nhân thi sĩ.
- Các Bút 擱筆: là Gác bút, không viết được.
- Bình Chương 評章 : là Văn chương thi ca bình phẩm.
- Tốn 遜 : là Khiêm tốn; là nhường nhịn, là Sút kém.
- Thâu 輸 : là Thua, là Sút kém.

* Nghĩa bài thơ:

- Mai và Tuyết cùng tranh nhau mùa xuân mà chẳng ai chịu nhường ai cả.
- Các tao nhân mặc khách cũng đành gác bút không muốn phí lời bình phẩm.
- Bạch Mai thì sút kém hơn Tuyết ba phần về sắc trắng. Còn...
- Tuyết thì thua Mai vì Mai còn có một làn hương thơm thoang thoảng.

* Diễn Nôm:

Mai tuyết tranh xuân chẳng chịu nhường,
Thi nhân gát viết phí lời suông.
Mai thì nhường tuyết ba phần trắng,
Tuyết lại thua mai một thoáng hương!


其二                         Kỳ Nhị
有梅無雪不精神, Hữu Mai vô Tuyết bất tinh thần,
有雪無詩俗了人。 Hữu Tuyết vô Thi tục liễu nhân.
日暮詩成天又雪, Nhật mộ Thi thành thiên hựu Tuyết,
與梅並作十分春。 Dữ Mai tịnh tác thập phân Xuân !
                                  Lư Mai Pha

* Chú thích:

- Bất Tinh Thần 不精神 : Chỉ Không có cái thần thái cao nhã thanh khiết.
- Tục Liễu nhân 俗了人 : Chỉ Con người trở nên phàm tục, tầm thường.
- Tịnh Tác 並作 : là Cùng tương tác để tạo nên...
- Thập Phân Xuân 十分春 : là Mười phần xuân, chỉ mùa xuân trọn vẹn đầy đủ.

* Nghĩa bài thơ:

- Có Mai mà không có Tuyết thì sẽ như thiếu đi cái thần thái cao nhã.
- Đã có Tuyết rồi nếu không có Thơ thì như quá phàm tục tầm thường.
- Trong cảnh trời chiều khi Thơ mới làm xong thì trời lại đổ Tuyết...
- Hợp cùng với hoa Mai nữa là mùa Xuân đã trọn vẹn cả mười phân vẹn mười !

* Diễn Nôm:

Có Mai không Tuyết chẳng tinh thần,
Có Tuyết không Thơ phàm tục nhân.
Chiều xuống thơ thành trời lại tuyết,
Hợp cùng Mai nở cả mùa Xuân !...


Ta thấy...
Trong khi hoa mai nở sớm trong làn tuyết trắng bay bay là đã báo hiệu cho mùa xuân đã đến. Mai nở trong tuyết, tuyết vờn quanh mai tạo nên một bức tranh cao nhã đầy thi vị của xuân tươi, nên cần có thơ để thăng hoa nâng cảnh trí đầu xuân nên thơ lên tuyệt đĩnh. Tác giả đã ngắm tuyết rơi, thưởng thức hoa mai nở và ngâm thơ xuân MAI TUYẾT trong tinh thần thẩm mỹ cao độ giữa MAI TUYẾT và THƠ một cách nên thơ thi vị. Cụ Nguyễn Du cũng đã mượn cái cao nhã tinh khiết của Mai, của Tuyết của hai bài thơ nầy để ta vẻ đẹp thuần khiết trong trắng của chị em Thúy Kiều và Thúy Vân :

MAI cốt cách TUYẾT tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười!

Chào xuân Giáp Thìn 2024, xin được diễn Nôm bằng đôi dòng Lục Bát cho thêm phần bình dân và thi vị:

Mai Tuyết

Tranh xuân Mai Tuyết chẳng nhường,
Thi nhân gác bút hết đường cân phân.
Mai thua Tuyết trắng ba phần,
Tuyết thì lại chịu mai gần thoáng hương!

Có Mai không Tuyết tầm thường,
Không thơ có Tuyết tầm thường càng nhanh.
Trời chiều Tuyết đổ Thơ thành,
Hợp cùng Mai nở xuân xanh vẹn mười!

Cầu chúc cho tất cả đồng hương, thân hữu ở những vùng có tuyết rơi, mai nở đều có được một mùa xuân Thanh Nhàn, Thi Vị và Như Ý!


杜紹德
Đỗ Chiêu Đức

Quê Hương Ơi! - Thơ: Phạm Gia Hưng - Nhạc Trần Đại Bản - Ca Sĩ: Quốc Duy


Thơ: Phạm Gia Hưng
Nhạc Trần Đại Bản
Ca Sĩ: Quốc Duy

Cuối Năm Tháng Mười Hai

 

Mở cửa gặp tháng mười hai
Một luồn gió lạnh, thấm vài giọt mưa
Thèm vòng tay ấm cho vừa
Lòng như chợt nhớ hương xưa tìm về.

Tháng mười hai đầy đam mê
Trong mùa lễ hội bộn bề ước mơ
Giáng sinh thánh lễ nhà thờ
Cầu xin Thiên Chúa đón chờ hồng ân.

Tháng mười hai đã xoay vần
Gặp nhau ta lại ân cần hỏi han
Tình còn đầm ấm chứa chan
Cuối năm tình vẫn nồng nàn yêu thương.

Tế Luân


Buồn Cuối Năm



Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 
Hình như gió lạnh nhiều hơn hôm trước,
Tháng mười hai cây trơ cành xơ xác,
Biết tìm đâu những chiếc lá cuối mùa.

Tìm trong tàn phai, tìm giữa hư vô 
Những gì mong manh, những gì sắp mất 
Một năm dài chuyến tàu đi trăm hướng 
Ngày cuối cùng chợt nhớ những sân ga 

Không ai có thể tìm lại hôm qua 
Thời gian đi như bước chân của gío 
Tìm đâu xuân hồng, tìm đâu hạ đỏ 
Tìm đâu anh những xao xuyến ban đầu 

Ngày cuối của năm xin đừng qua mau 
Ai chẳng có một chút gì tiếc nuối 
Trang sách cũ sẽ vô tình khép lại 
Trang sách mới buồn vui có ai ngờ 

Không ai có thể tìm lại ngày xưa 
Những ngày tháng đã lùi vào qúa khứ 
Tìm đâu ngày buồn bâng khuâng chuông gió 
Mà dư âm tan vỡ tận tâm hồn.

Khi dòng sông vẫn chảy về hạ nguồn ,
Khi thời gian không bao giờ ngừng bước 
Khi cuộc sống vẫn đi về phía trước 
Tìm đâu anh kỷ niệm cũ ngược dòng.

Tìm đâu vàng thu, sương tuyết mùa đông 
Của năm trước, đã đi về đâu đó 
Tìm đâu mộng mơ trời xanh hoa cỏ 
Tìm đâu anh mùi hương thuở ân tình.

Những con số trên tờ lịch chạnh lòng 
Trong cuộc sống mỗi ngày là biến cố 
Tâm tình buồn vui kiếp người riêng lẻ 
Đến những vui buồn thế giới ngoài kia 

Ngày sẽ cạn dần. Đêm nay giao thừa 
Người ta rộn ràng đón chờ năm mới 
Đếm từng thời gian những giây phút cuối 
Happy New Year. Năm cũ đâu rồi?

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tâm Niệm Cuối Năm

 

Mái tóc giờ đây đã bạc mầu.
Cố hương sao vẫn tận nơi đâu?
Đông về hoa tuyết soi tâm huyế.
Xuân đến sương mù thấm bể dâu 
Hồn nước vấn vương còn khắc khoải.
Tình nhà tha thiết vẫn ghi sâu 
Một mai hoài bão thành như ý 
Thiên lý quan san chỉ nhịp cầu 

Lâm Hoài Vũ
(Trích thi tập Lưu Vong Trường Khúc)

Con Dao Xếp Trong Ngày Tết Tây


Chiều cuối năm năm ấy…

Ngoài trời mưa bay lất phất. Như cuộc tẩy trần cho sạch sẽ những gì còn sót lại của năm qua, hầu đón chào một Tân Niên tinh khôi. Những người khách sau cùng đã chào chúng tôi, về nhà chuẩn bị tiệc "CountDown" năm mới. Tôi ra mở cửa sau để hưởng chút không khí lạnh dìu dịu từ bên ngoài. Bỗng một cô thợ gọi:
- Chị ơi! "Bà già gân" tới kìa! Chị đã chuẩn bị mẫu mới cho bà ấy chưa?
Cô không nói tôi cũng biết, Laura bà khách già người Đức đang tới, vì tiếng nổ ầm ầm quen thuộc từ chiếc truck GMC bự chảng của bà nghe như rung rinh cả tòa nhà. Khổ rồi. Tôi than thầm. Mỗi lần bà Laura tới là tôi phải tốn ít nhất hơn một giờ đồng hồ cho bà, thay vì nửa tiếng như những khách hàng khác. Đã vậy, bà không bao giờ làm hẹn, mà chỉ ghé lại bất cứ khi nào bà rảnh. Nếu tôi bận thì bà chạy đi, lát sau trở lại.
Tôi ra đón cái thùng dụng cụ trên tay bà Laura. Bà tự mang theo đồ nghề vì không muốn dùng đồ của shop, sợ lây bệnh. Bà vừa mừng sinh nhật thứ tám mươi tư, nhưng nhìn bà người ta tưởng chừng bảy chục. Da bà không trắng lắm. Người cao ráo gọn gàng. Ăn mặc phù hợp "tông-xuyệc-tông" từ quần áo đến nữ trang. Bà luôn trang điểm kỹ, mày cong vòng nguyệt, mắt xanh, má hồng, môi đỏ thắm. Và mái tóc nâu luôn được chải sấy kiểu cách. Bà khỏe nhiều so với độ tuổi vì nhờ biết ăn uống cẩn thận, và dù bận cỡ nào, bà cũng cố gắng đi Gym tập thể dục. Bà lái xe rất cừ khôi, mà toàn là xe tải hạng nặng.
Lần đầu tiên đến, bà chạy chiếc GMC to kềnh và đậu phát một vào chỗ trống giữa hai chiếc xe trước cửa. Cả tiệm chúng tôi phục lăn, trầm trồ bà dám lái chiếc truck to mà còn đậu đẹp nữa. Bà cười: -Đó chỉ là chiếc…xe đạp của tôi! Tôi còn lái xe tải chở hàng thật dài kìa! Sau này chúng tôi biết, bà có rất nhiều xe tải vì làm chủ một cơ sở lớn, chuyên bán dụng cụ bảo vệ sức khỏe (health therapy equipment) như giường rung, nệm nước, ghế xoa bóp, máy đấm lưng, mền điện, và nhiều dụng cụ khác. Bà luôn lái xe tải dẫn đường để các tài xế công nhân chở hàng chạy theo bà tham dự hội chợ "State Fair" khắp nơi trong tiểu bang, và giao hàng tận bên Nam Cali hoặc Lake Tahoe, Reno.
Chẳng những bà Laura mạnh mẽ, lái xe tải chạy ầm ầm, mà bà còn biết bắn súng. Khi ra ngoài, bà thường bỏ trong xe khẩu súng nhỏ để đề phòng cướp. Lần nọ bà ghé shop mặt còn vương nét hoảng sợ, nhưng lại cười rất thích thú. Bà nói vừa đến tòa án để lo một số giấy tờ. Trên đường đi, bà có chở dùm ông khách hàng một đoạn vì xe ông hư. Ông ta từng là bạn học bắn súng với bà, nên hai người lấy súng ra khoe với nhau. Không biết bằng cách nào ông nọ đã cầm nhầm súng của bà, và khẩu súng của ông ta thì lại chui vào nằm trong túi xách bà ấy.


Thế mà khi bà vào cửa, máy rà an ninh của tòa án không phát hiện khẩu súng mới lạ. Bà nói trong tiếng cười sảng khoái. -Vô trong ngồi, tôi mở xách lấy cây son môi thì thấy khẩu súng nên hết hồn vội vã đứng lên đi ra. Bà nói "hết hồn" nhưng mặt vẫn tỉnh bơ: -Nếu họ thấy khẩu súng thì tôi…tiêu tùng. Vì chẳng những phạm tội mang vũ khí vào nơi công quyền, mà tệ hơn nữa, khẩu súng đó không có giấy tờ vì nó là của người khác. Có lẽ mấy chiếc lượt, cái máy sấy tí hon, và số phấn son trong xách đã che chắn cho khẩu súng của bà. Quả là cái tính "xí xọn" lúc nào cũng mang theo đồ làm đẹp đã cứu bà thoát được một "kiếp nạn" ngồi tù rất hy hữu. Do đó mà chúng tôi gọi bà là "Bà Già Gân."
Bà Laura rất khó tính, nhưng lại tốt bụng và thương người. Một lần cận Tết Âm Lịch, bà đến gặp lúc tôi đang ngồi ghi cái list gửi tiền về Việt Nam. Tôi kêu bà chờ để tôi hoàn tất danh sách gửi tiền giúp mấy người già yếu bạn của mẹ tôi ở quê ngày xưa. Tôi tiện miệng kể, dù mẹ tôi không còn nhưng thuở sinh tiền bà rất thương những bạn già trước 1975 từng có ruộng đất cò bay thẳng cánh, sau này không đủ cơm ăn áo mặc, cho nên năm nào chúng tôi cũng gửi giúp chút đỉnh để họ ăn Tết. Tôi chỉ nói để bà khỏi giận vì phải chờ. Không ngờ nghe xong bà đứng dậy ra xe lấy vào một tờ trăm đưa cho tôi và nói bà cũng muốn giúp họ.
Người nhà bên Việt Nam nhận được tiền của tôi và của bà Laura, đem đổi cả ra tiền Việt, bỏ vào phong bì mang về làng cũ tặng những người già nghèo khổ ốm đau, và chụp hình gửi qua. Bà Laura rất xúc động khi nhìn hình ảnh những ông bà già hom hem áo quần rách rưới nhưng cười móm mém trong hạnh phúc khi cầm lấy bao thư. Từ đó về sau, đến Tết tôi chưa kịp nói bà đã hỏi chừng nào thì gửi tiền Tết cho mấy người già.
Dù là người gan dạ, nhưng có lẽ sống một mình bà Laura cũng rất cô đơn. Bà thường trao đổi tâm sự với tôi. Độc đáo và ly kỳ nhất là câu chuyện vượt thoát kinh hoàng khỏi nước Đức của bà. Nghe chuyện, tôi mới biết bà là một trong những nhân chứng sống từ thời Đệ Nhị Thế Chiến còn lại đến bây giờ. Chuyến đi của bà cũng thật dễ sợ, hiểm nguy không kém những chuyến vượt biên của người Việt tị nạn. Sự giết người man rợ của lính Đức Quốc Xã thời Hitler làm cho chính người dân của họ cũng phải bỏ chạy.
Năm 1944, thời điểm quân Hitler sắp thua, Laura mới hơn 15 tuổi. Bà được cha dắt trốn đi tị nạn. Nhưng giữa đường hai cha con bị bọn lính Đức Quốc Xã bắt lại. Để bảo vệ cô con gái nhỏ, người cha dặn dò bà cách tìm đường đến trại tị nạn rồi ông bỏ chạy qua hướng khác để cho bọn lính rượt theo. Họ bắt ông lại và bắn chết trước mắt cô con gái đang run rẩy núp trong bụi rậm gần đó. Nhìn cha bị giết, bà quá kinh hãi nên đã ngất xỉu.
Laura tỉnh lại thì bọn lính bỏ đi hết. Nhớ lời cha dặn, bà đành bỏ mặc xác cha nằm trong đống xác người, lần mò đi tiếp. Trong sợ hãi và đói khát, nhiều lần bà phải rúc vào nằm chung với các xác chết bên đường, lấy máu của họ bôi vào mặt giả chết, chờ bọn lính của Hitler qua khỏi mới đứng dậy đi tiếp. Lê lết đến mười mấy ngày, thường xuyên liếm những giọt sương bên đường cho đỡ khát và nhai cả cỏ để đỡ đói. Laura theo một nhóm người vượt qua biên giới, tới được cổng trại tị nạn thì ngã vật ra vì kiệt sức.
Cuối cùng, cô bé mồ côi được nhận đến tị nạn ở San Francisco, Hoa Kỳ. Laura kể, bà tồn tại được cũng nhờ vào lời căn dặn sau cùng của cha trước khi ông lao mình chạy đi:
- Con hãy nhớ đừng bao giờ bỏ cuộc! Nếu ngã xuống thì hãy đứng lên và đi tiếp!
Bà nói lời căn dặn đó đã theo bà suốt đời. Bà chưa bao giờ biết bỏ cuộc dù trong việc làm ăn hay bất cứ việc gì, cho nên sự nghiệp ngày hôm nay của bà cũng nhờ đó mà có. Hồi mới đến Mỹ, bà vừa học vừa làm ở McDonald cho đến khi lấy được bằng High School rồi lấy chồng.
Chồng bà Laura, Steve, là người Mỹ, cấp bậc trung úy quân đội Hoa Kỳ. Ông mất tích trong cuộc chiến Nam Bắc Triều Tiên, để lại cho bà hai người con, một trai một gái. Dù khi ấy mới hai mươi hai tuổi, bà vẫn ở vậy một mình nuôi con chờ tin tức chồng. Người con gái lớn của bà hiện là một bác sĩ Tâm Lý, người con trai là thạc sĩ Khoa Học và bà có năm đứa cháu nội ngoại.
Dù chồng mất tích hơn năm chục năm, bà Laura vẫn đợi, vẫn nghĩ Bắc Hàn còn giam giữ ông. Mỗi khi có ai hỏi cuộc chiến Triều Tiên qua lâu rồi, sao bà vẫn nghĩ chồng bà còn sống, bà trả lời, "Không có tin nghĩa là tin tốt (No news is good news), chưa có tin ông ấy tử trận thì tôi còn hy vọng. Biết đâu bọn Bắc Hàn điên khùng còn giữ ông ấy chờ dịp đòi điều kiện với Hoa Kỳ thì sao?"
Tuy bà Laura đến shop gần chục năm, quen biết hết mọi người, nhưng chẳng ai dám "lãnh" bà khách này, trừ tôi, vì bà rất khó tính trong việc làm móng. Móng tay móng chân của bà đều giả và rất dài. Mùa nào kiểu nấy, từ ngày bà đến tiệm, tôi phải tự "design" cho bộ móng tay và cả mười móng chân cho bà. Những mẫu bà đòi nhiều khi thật lạ kỳ, khó vẽ. Lúc thì chiếc lá shamrock màu xanh trong ngày Thánh Patrick, khi thì con thỏ trong lễ Phục Sinh. Có lần bà mang đến một chiếc móng ngựa thật, là một cục sắt nặng chình chịch, rồi kêu tôi vẽ design y như vậy cho bà. Dù cái mẫu móng ngựa nom kỳ cục, tức cười, bà nói mang nó sẽ đem lại may mắn. Phiền nhất, mặc kệ tôi bận cỡ nào bà cũng không tha, mà bắt tôi phải vẽ trực tiếp bằng sơn chứ không chịu dán mẫu "sticker" có sẵn. -Tôi muốn độc quyền mẫu của tôi, không muốn giống kiểu với ai hết! Bà nói.
Ngoài những mẫu "quái dị" trong dịp đặc biệt của riêng bà, các ngày lễ lớn trong năm bà Laura thích design theo biểu tượng. Giáng Sinh vẽ cây thông, Tạ Ơn thì gà tây, lễ Ma trái bí đỏ… Nhưng thật lạ, ngày Tết Tây bà không cho tôi vẽ ly rượu hay chữ "Happy New Year" như mọi người. Bà bắt tôi phải vẽ hình con dao xếp trên móng tay và móng chân, kể cả những móng chân út nhỏ xíu. Việc ấy quả là một cực hình cho tôi. Phần thì khách hẹn đang chờ, phần vì phải nín thở vẽ để khỏi bị lem mất công chùi đi vẽ lại, nên tôi rất căng thẳng. Lúc nào vẽ cho bà, trong bụng tôi cũng kêu khổ và rủa thầm "bà già chằng ăn!" Một điều làm tôi khổ sở hơn, là mỗi Tết Tây bà Laura bắt tôi phải vẽ những con dao xếp kiểu mẫu khác nhau, không được trùng lập với các mẫu design năm trước.


Chúng tôi có tò mò "tra gạn" để tìm hiểu tại sao bà thích vẽ con dao xếp. Nhưng bà không nói. Riết rồi chúng tôi không hỏi nữa vì biết đó là điều riêng tư của bà.
Năm nay tôi đã chuẩn bị từ sớm một mẫu vẽ rất mới cho bà Laura. Hình con dao xếp nhỏ xíu, bầu dục, chính giữa hơi eo lại nhìn rất uyển chuyển, theo một mẫu tôi tìm thấy trên online. Vỏ con dao màu huyết dụ, lóng lánh kim tuyến vàng, trên có viết tên "Laura" màu trắng. Một đầu mở ra lưỡi dao bé tí, cây dũa răng cưa bên phải, và một cái đinh xoắn khui rượu mở ra bên trái. Mới thoạt nhìn, nó giống như con rùa tí hon màu đỏ với cái đầu và hai chân trước óng ánh bạc.
- Wow! Đẹp quá! Bà Laura trầm trồ, lộ vẻ xúc động khi tôi vẽ xong con dao đầu tiên trên móng tay cái của bà. Đây là mẫu đẹp nhất từ trước tới giờ đấy. Nhìn giống như thật!
Trước khi ra về, bà bỗng nhìn tôi: – Này! Ngày mai là New Year, cô có rảnh không? Nếu rảnh trưa mai đến nhà tôi chơi, tôi sẽ cho cô xem một thứ, bảo đảm là cô sẽ thích!
Đây quả là một lời mời bất ngờ. Tôi rất thân với bà Laura, từng nhiều lần mời bà đến nhà tôi dự tiệc, năm mới, đám giỗ, và cả đám cưới các con tôi. Nhưng bà chưa một lần mời tôi đến nhà riêng ở thành phố lân cận. Bà chỉ mời tôi đến cơ sở kinh doanh của bà, vì nó nằm cùng con đường với tiệm của tôi. Tôi thích thú nhận lời ngay không chút do dự.
Ngày Tết Tây shop đóng cửa, tôi lái xe một mình đến nhà bà Laura. Ngôi nhà hai tầng nằm bên trong hàng rào cây xanh kín mít dọc con đường lớn ở vùng ngoại ô thành phố, nhưng cửa chính thì quay vào mặt đường nhỏ phía trong. Một ngôi nhà kiểu cổ (Victorian house) rất đẹp. Nhà lớn, nhưng nó như lọt thỏm vào giữa khu vườn rộng thênh thang rậm rạp cây cối. Chào đón khách ngay cổng là một chiếc xe RV (Recreational Vehicle) thật to, cửa đang mở.
Tôi vừa ngừng xe, bà Laura từ trong chiếc RV bước ra chào đón. Bà nói đang dọn dẹp và trang bị các thứ trong xe để đến chiều các con cháu bà về sẽ cùng bọn họ đi chơi xa một chuyến nhân dịp nghỉ lễ.
Vừa đi vào nhà với bà Laura, tôi vừa hỏi bà có sợ khi ở một mình nơi vắng vẻ thế này. Bà cười, tuyên bố một câu "xanh dờn":
- Tôi bật Alam trước khi lên lầu ngủ. Đứa nào lạng quạng mò vô, hệ thống báo động réo, tôi sẽ bắn chết chúng!
Chỉ tôi ngồi ở sofa trong phòng khách, bà Laura nói chờ một chút, rồi đi ra phía sau. Gian phòng thật ấm áp với ánh lửa bập bùng trong lò sưởi. Tôi nhìn quanh, thầm khen bà chủ nhà có con mắt thẩm mỹ, đã sưu tập những bộ ly tách, bình hoa, các bộ đồ trà kiểu Á Châu rất độc đáo chưng trong tủ kính.
- Qua đây Linda! Tiếng bà gọi từ phòng ăn. Tôi bước lại và suýt chút nữa không nhận ra đó là bà. Trước mặt tôi là bà Laura kiều diễm trong chiếc áo đầm trắng dài lướt thướt kiểu cô dâu. Mái tóc nâu của bà được bới lên cẩn thận. Đầu đội lệch chiếc mũ trắng có vành, đóa hoa trắng lớn với hai dây tua lấp lánh kim tuyến nằm bên phải, rũ dài theo gương mặt sáng ngời trang điểm của bà.
- Wow! Bà đẹp quá! Tôi buột miệng trầm trồ. Trông giống một cô dâu!
- Thì hôm nay tôi là cô dâu mà! Bà cười nói. Mồng một Tết năm nào tôi cũng kỷ niệm ngày cưới của tôi. Rồi bà lẩm bẩm: -Năm mươi mấy năm rồi…
Tôi đứng sững sờ. Không ngờ một người có cá tính mạnh mẽ như bà Laura lại là người dạt dào tình cảm. Vậy mà trước giờ tôi cứ nghĩ bà cứng rắn như đàn ông.
Mời tôi ngồi vào ghế xong bà lại ngồi phía đối diện. Trên chiếc bàn ăn dài bằng gỗ nâu bóng loáng, mấy món ăn đơn giản được bày sẵn. Một ổ bánh CornBread, đĩa bắp cải muối chua, khay xà lách trộn pho mát bào và các loại hạt, tô thịt bò hầm đậu, và một khúc thịt xông khói. Bà lúc nào cũng chọn món ăn tốt cho sức khỏe, tôi thầm khen.
Nhìn về phía đầu bàn, tôi ngạc nhiên thấy một khung ảnh lớn lộng tấm hình trắng đen. Bên cạnh là một lá cờ Mỹ được gấp gọn gàng, và một chiếc hộp nhỏ màu đen hình chữ nhật đặt bên trên lá cờ.
Đó là hình một cái đám cưới nhà binh. Chú rể cao lớn đẹp trai, oai nghi trong bộ quân phục sĩ quan, khoác tay cô dâu đang cầm bó hoa trắng, áo đầm trắng dài kiểu xưa không chấm đất, eo thật nhỏ bên dưới xòe bung, đầu đội lệch chiếc mũ trắng có hoa, giống hệt trang phục bà Laura hiện giờ. Một điều rất kỳ lạ, là cặp đôi này bước đi giữa hai hàng lính. Đối mặt với nhau, quân phục chỉnh tề, đứng nghiêm thẳng tắp, trên tay mỗi người lính đều cầm một thanh kiếm dài sáng choang. Hai hàng quân cùng đưa cao kiếm lên khỏi đầu, bên này đâu chéo kiếm lại với bên kia tạo thành một mái che cho cô dâu chú rể bước đi bên dưới.
- Ô! Đây là đám cưới của bà ngày xưa hả? Tôi hỏi. Cô dâu chú rể trông oai quá!
- Ừ, đám cưới của tôi đấy. Cô nhìn kỹ tấm hình đi, xem có thấy gì lạ không?
Tôi quan sát thật kỹ tấm hình, nhưng không thấy gì ngoài cặp tân lang tân giai nhân đang đi dưới "rừng gươm" giữa hai hàng lính và một cây kiếm ai bỏ nằm dưới đất sau lưng họ.
Tôi nói cho bà biết.
- Đúng rồi! Cô đã thấy nó! Bà Laura gật đầu nói tiếp: Đó là cây kiếm của một trong những người lính của Steve chồng tôi. Anh ta là lính mới, và không biết vì run hay vì lạnh mà khi chúng tôi vừa bước qua khỏi anh ta là thanh kiếm vụt rời khỏi tay anh ta bay cái vèo xuống đất. Sém chút nữa là chúng tôi đã bị chém trúng rồi!
- Trời! Tôi kêu lên, người nổi đầy gai ốc. Thật là một điềm rất xấu cho đám cưới.
Bà Laura kể, có lẽ vì điềm xấu đó đã báo hiệu trong ngày cưới, mà chưa đầy hai năm sau, khi bà vừa có thai đứa con thứ nhì, thì chồng bà bị mất tích ở Đại Hàn. -Anh lính đó đã ân hận và khóc đến mù mắt khi Steve bị mất tích, vì cho là lỗi tại anh ta mang điềm xui tới cho chúng tôi trong ngày cưới. Bà thẫn thờ nói.
- Đó có phải là thời kỳ chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên? Tôi hỏi.
- Đúng rồi! Steve mất tích trong trận Hồ Nước Chosin (Battle of Chosin Reservoir) ở Triều Tiên, tháng Mười Hai năm 1950. Anh ấy thuộc Sư đoàn 7 Bộ Binh Hoa Kỳ. Là cấp chỉ huy, khi trung đội anh bị vây hãm nhiều ngày và có lệnh rút lui, Steve đã cho binh sĩ rút trước. Anh tình nguyện một mình ở lại ngăn chặn địch quân.
- Vậy sao? Trận Hồ Nước Chosin?
Gì chứ trận Hồ Nước Chosin nổi tiếng trong chiến tranh Triều Tiên thì cả thế giới đều biết. Nhiều tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Hàn đã thua đậm các lực lượng của Nam Hàn và Liên Hiệp Quốc đuổi đến tận vùng biên giới Đông Bắc của Bắc Hàn, nhưng nhờ đại quân Trung Quốc tràn sang trợ giúp nên mới cầm cự được. Đầu tháng 12, 1950, trong trận Hồ Nước Chosin -the Changjin Lake Campaigne- 30,000 quân Nam Hàn và quân Liên Hiệp Quốc, trong đó có Sư đoàn 7 Bộ Binh và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Ky, đã bị 67,000 quân Trung Quốc vây hãm nặng nề. Sau 17 ngày chiến trận với số thương vong lớn cho cả hai phía, quân Mỹ vẫn phá được vòng vây để rút lui. Đây là trận đánh đưa tới kết cục là quân Liên Hiệp Quốc cho thoả hiệp ngưng chiến, và Hàn Quốc bị chia đôi.
Bà Laura bắt đầu kể về trận đánh cuối cùng của ông chồng, trong khi tôi ngồi im, mắt nhìn chăm chăm vào hình Steve vị chỉ huy anh hùng với lòng ngưỡng mộ. Người ta nói lại với bà Laura, khi Steve ra lệnh cho quân sĩ của anh chạy đi, không ai chịu bỏ đi vì họ rất thương quý cấp chỉ huy của họ. Mọi người đều nói anh không đi thì họ cũng liều chết ở lại chiến đấu đến cùng. Nhưng Steve buộc tất cả phải rút, và nói cùng lắm anh sẽ tình nguyện chịu bị bắt rồi sau trao đổi tù binh chứ anh không để mất mạng đâu. Nghe vậy mọi người mới rút đi.
Bà Laura dừng lại, vói tay cầm lấy chiếc hộp màu đen bên trên lá cờ, vừa mở hộp ra vừa nói tiếp với giọng trầm khác thường:
- Sau khi quân đội bình định, họ trở lại chỗ bụi cây, nơi Steve đã nằm bắn chận cho quân sĩ rút, thì không tìm thấy anh đâu cả. Họ lục lạo cùng khắp nhưng chỉ tìm được cái này. Bà đưa chiếc hộp cho tôi.


Tôi đón lấy chiếc hộp đen mở nắp nhìn vào. Và bỗng lặng người há hốc. Tôi nín thở, muốn kêu “Trời ơi!” Nhưng không phát ra lời. Trong hộp là một con dao xếp vỏ màu đỏ đậm, lóng lánh kim tuyến vàng, trên có khắc tên "Laura" màu trắng. Lưỡi dao trên đầu đã được mở ra, cây dũa răng cưa cũng mở ra bên phải, và một cái đinh xoắn mở ra bên trái. Nó giống hệt con dao xếp tôi đã vẽ trên móng tay bà Laura năm này. Thảo nào bà đã xúc động khi tôi vẽ xong con dao và nẩy ra ý định mời tôi đến nhà để cho tôi xem con dao thật. Tôi cầm con dao lên ngắm nghía với tâm trạng bồi hồi, xúc động, lẫn ngưỡng mộ.
Quả là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy thú vị và cảm động. Tôi chỉ vẽ theo mẫu hình con dao xếp tôi tìm thấy trên Google. Không ngờ nó lại giống y chang con dao mà mấy chục năm về trước vị sĩ quan kiêu dũng của dân tộc Hoa Kỳ đã bỏ lại cho vợ anh. Steve người chỉ huy ấy đã can đảm hy sinh để cứu binh sĩ của mình. Vợ anh Laura mất đi người chồng, con anh mất cha, nhưng anh đã được tổ quốc ghi công lưu danh thiên sử.
- Đây là con dao tôi tặng Steve trong lần cuối cùng chúng tôi ở với nhau. Bà Laura chợt lên tiếng sau một lúc yên lặng. -Anh ấy đã lén bỏ nó lại như là lời nhắn nhủ trước khi bị bắt đi. Người ta đem nó đến cho tôi lúc báo tin anh mất tích. Con dao bảo tôi là anh ấy còn sống.
- Từ đó đến giờ bà có nghe tin tức gì của ông ấy không? Tôi hỏi khi đã qua cơn xúc động.
- Không. Tôi luôn luôn hy vọng và chờ đợi. Nhưng mà…Bà dừng lại, chỉ vào lá cờ gấp để trên bàn: – Trước lễ Memorial Day năm nay, tổng thống Goerge W. Bush đã duyệt lại danh sách những quân nhân mất tích trong cuộc chiến Triều Tiên. Và ông ấy sai người đem đến lá cờ Mỹ này trao cho tôi cùng với lời tuyên bố là Steve đã chết. Tổng thống Bush cũng mời tôi đi Washington một chuyến để dự buổi lễ tuyên dương. Bà dừng lại một lát rồi nói giọng quả quyết: – Nhưng tôi vẫn không tin Steve đã chết!
- Điều gì làm cho bà nghĩ vậy? Tôi hỏi.
- Bỡi vì chính phủ cũng chưa có thông tin gì về cái chết của Steve. Khi tôi hỏi nếu anh ấy đã chết thì bằng chứng đâu, hài cốt đâu, họ không có được câu trả lời. Tôi biết là vì thời gian quá lâu nên họ đoán vậy thôi. Hiện tại còn nhiều nghìn quân nhân Mỹ, MIA (Mising In Action) mất tích trong cuộc chiến Triều Tiên chưa có tin tức, nên tôi vẫn còn hy vọng.
Tôi đứng lên, bước lại ôm lấy vai người vợ lính tám mươi bốn tuổi, xúc động đến nghẹn lời. Sự thủy chung của người phụ nữ phương Tây đã quá bát tuần này cũng đâu thua kém người thiếu phụ trong "Hòn Vọng Phu" của Việt Nam tôi ngày trước.
- Laura, bà nói rất đúng! Tôi cũng nghĩ như thế! Tôi thì thầm bên tai bà. -Cho nên bà cần phải giữ niềm hy vọng ấy.
Người vợ của vị sĩ quan anh hùng đưa tay lên vỗ vỗ vào bàn tay tôi như muốn nói lời cám ơn. Dưới ánh sáng của chùm đèn hoa thủy tinh kiểu cách treo trên trần nhà tỏa xuống bàn ăn, những con dao xếp trên bộ móng tay bà Laura lấp lánh lung linh như những đôi cánh Thiên Thần, đang dang ra che chở cho niềm tin và hy vọng của bà.
Tôi đứng im bên bà một lúc. Trong cái tĩnh lặng của buổi trưa ngày đầu năm, tiếng củi cháy tí tách từ lò sưởi vọng sang cộng với tiếng gõ tích tắc của chiếc đồng hồ cổ trên tường, bình yên như một khúc hòa tấu êm đềm, sao tôi lại cảm thấy lòng mình sóng dậy..
Lát sau bà Laura mời tôi cùng bà dùng bữa. Bà nói năm nào vào ngày Tết Tây bà và các con cháu cũng đều làm tiệc kỷ niệm ngày cưới của bà rất linh đình thay cho tiệc Tết. Bữa trưa nho nhỏ này bà chuẩn bị chỉ để đãi tôi, tiệc dinner vào tối nay mới là tiệc chính. Sau đó thì cả nhà sẽ đi chơi xa.
Khi tôi từ giã, Laura tiễn tôi ra xe. Trời đã quá trưa nhưng vẫn hiu hiu lạnh. Chúng tôi sóng bước trong hương gió đầu năm. Hương gió thoang thoảng nhẹ nhàng, quyện cùng mùi gỗ đốt từ lò sưởi trong nhà đưa vào không khí một mùi hương đặc thù mùa lạnh
- Lái xe cẩn thận! Bà nói và vẩy tay chào khi tôi ngồi vào xe.
Tôi hạ kính xuống vẫy lại bà. Xe ra khỏi cổng tôi vẫn còn thấy bà Laura đứng nhìn theo. Vạt áo đầm trắng của cô dâu năm xưa, sau cả nửa thế kỷ, vẫn bay bay trong cơn gió đầu năm. Hình ảnh bà Laura vẫn liêu xiêu, bà trông thật cô độc bên ngôi nhà to lớn và khu vườn rậm rạp thênh thang. Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên. Niềm hy vọng có ngày được biết tin về Steve, chủ nhân của con dao xếp đỏ gửi lại trên chiến trường trận Chosin, Korea.
Chúc bà may mắn. Tôi nói thầm và nhấn ga.
Tết Dương Lịch 2015


Phương Hoa

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2023

Khúc Thu Quảng Ngãi - Sáng Tác: Hồ Bảng - Ca Sĩ: Tuyết Mai


Sáng Tác: Hồ Bảng 
Ca Sĩ:  Tuyết Mai


Em Ở Mống Này!

 

(Cảm tác Em Lễ Chùa Này - Tác Giả : Phạm Thiên Thư
Ngày và Nơi sáng tác : Nhan Tử Hà chuyển đến và giới thiệu ngày 14/09/2023)

Đỏ hồng đôi má! Em thi lễ!
Cố giữ mà tà áo vẫn bay!
Bên Mãn Đình Hồng, Em vén nép!
Nhìn cười khúc khích “Lão” mê say Người Đẹp!

Cam thơm tròn trịa! Em thi lễ!
Thắm đượm thần kỳ bóng mị man!
Màu của huy hoàng! Trời ngát ngút!
“Cà Rồng” dấu vội cặp “nanh” rờn!

Vàng kim rực rỡ! Em thi lễ!
Rộn rã tưng bừng đánh vạn chuông!
Chim chóc múa ca trong nắng sớm!
Phong Lan đua nở đón Thu Vàng!

Xanh dương bát ngát! Em thi lễ!
Ngũ Phụng Tề Phi khép cánh bay!
Đáp xuống Lễ Đài không nếp gẫy!
Phương phi quý phái chẳng hao gầy!

Lam kìa! Sương khói mà sao ngỡ!
Nước Việt thân yêu ở chốn này!
Văn Miếu, Hùng Vương, Trưng, Triệu! Nhớ!
Sài Gòn, Hà Nội, Huế! Trong mây!

Chàm xưa! Vĩnh Hảo thơm nền đất!
Gót ngọc Huyền Trân áo lụa vàng!
Ngàn dặm Chế Mân tung cánh bướm!
Mơ Nàng! Sính Lễ vượt Đèo Ngang!

Tím! Sao thương quá buồn che lấp!
Tà áo bay bay thoáng bóng cây!
Tình Lỡ Đơn Phương! Mờ vạn suối!
Ngàn năm nuốt lệ vợi u hoài?

Trắng trong! Em đứng ngoài Chùa vắng!
Đợi mãi! Chàng ơi! Mau đến mau!
Xuân sắc thương tàn theo dáng nắng!
Thư Cưu Thục Nữ hảo mong cầu!
Ầu ơ . . .
Tài, Tình! Quân Tử cao sâu!
Ngày Em theo Phật có sầu tiễn đưa?
Thuận dằm! Bến cũ! Tình xưa?

Đức Hùng
Sydney, Úc Châu, 14/09/2023
30 Tháng 7 Âm Lịch Năm Quý Mão, Ngày Ất Hợi. Hành Hỏa, Trực Mãn, Sao Tỉnh. Cát Thần: Thập Linh, Nguyệt Đức Hợp, Tướng Nhật

There Will Come Soft Rain (Sara Teasdale) Cơn Mưa Rào Sẽ Ðến(Y Thy Võ Phú)

 
(Sara Teasdale)

There Will Come Soft Rain

There will come soft rain and the smell of the ground,
And swallows circling with their shimmering sound;

And frogs in the pools singing at night,
And wild plum trees in tremulous white;

Robins will wear their feathery fire,
Whistling their whims on a low fence-wire;

And not one will know of the war, not one
Will care at last when it is done.

Not one would mind, neither bird nor tree,
If mankind perished utterly;

And Spring herself, when she woke at dawn
Would scarcely know that we were gone.
Sara Teasdale
(August 8, 1884 – January 29, 1933).
***
Phỏng dịch:

Cơn Mưa Rào Sẽ Ðến


Này cơn mưa nhẹ vừa rơi
Thơm mùi đất mới giữa nơi thanh bình
Ðàn chim én lượn lung linh
Âm thanh vang vọng hữu tình nhẹ êm

Trong hồ ếch hát đêm đêm
Hàng cây hoa mận trước thềm lạnh run
Con chim nâu đỏ ung dung
Trên hàng giậu thấp chúng cùng hát ca

Chiến tranh vừa đến quanh nhà
Không ai lo lắng hay là bận tâm
Cuối cùng kết thúc âm thầm
Không ai biết hết khi nằm ngủ sâu

Cỏ cây chim chóc nhìn nhau
Khi mà nhân loại thương đau không còn
Và xuân thức giấc trên non
Nhìn quanh tất cả chẳng còn mấy ai?


122123
Y Thy Võ Phú

Câu Chuyện Sau Đêm Giáng Sinh - Khuyết Danh - Thái Lan Dịch


Một khi những người chăn chiên đã ra đi và mọi việc đã trở nên yên tĩnh trở lại, em bé trong máng cỏ ngẩng đầu lên và nhìn về phía cánh cửa hé mở. Một cậu bé đang đứng đó, e dè bẽn lẽn... rụt rè và sợ sệt.
- Đến đây nào cậu bé, Chúa Giêsu bảo. Tại sao con e sợ đến vậy con?
- Dạ bẩm, con không dám...Con không có gì để tặng ngài cả, cậu bé trả lời.
- Ta ước mong biết bao cậu sẽ tặng cho ta một món quà, bé sơ sinh nói.
Cậu bé xa lạ đỏ mặt lên vì hổ thẹn.
- Thật sự con không có gì cả , thưa ngài... con không sở hữu được bất cứ gì cả ạ; nếu như con có món gì, con sẽ tặng ngài ...ngài xem đây ạ.
Rồi moi móc lục lọi trong hai túi quần vá chằm vá đụp của mình, cậu bé lôi ra một lưỡi dao cũ đã rỉ sét .
- Dạ con chỉ có chừng này thôi, nếu ngài muốn con xin tặng ngài ạ.
- Không đâu, con cứ giữ đi, chúa Giêsu trả lời. Ta muốn những thứ khác của con kia. Ta muốn con cho ta ba món quà.
- Con rất hân hạnh, thưa ngài, cậu bé nói, nhưng con sẽ làm gì cho ngài ạ?

- Hãy tặng ta hình vẽ sau cùng của con đi.
Vẻ mặt của cậu bé trở nên lúng túng và đỏ rần lên . Cậu ta bước đến gần mạng cô và để tránh cho Mẹ Marie và Thánh Joseph không thể nghe mình nói gì, cậu thì thầm vào tai Chúa Hài Đồng Giêsu:
- Thưa ngài, con không thể.. hình con vẽ quá tệ hại xấu xí..không ai muốn nhìn thấy đâu ạ!
-Con ạ, chính vì nó xấu nên ta mới nói con đưa cho ta, em bé trong máng cỏ trả lời...Con phải luôn luôn tặng cho ta tất cả những gì người khác gạt bỏ đi, và những gì mà con cũng không ưa thích.

-Và nữa nè, ta muốn con đưa cho ta cái đĩa của con, em bé tiếp tục.
-Nhưng mà sáng nay con đã làm bể đĩa mất rồi, thưa ngài! chú bé ấp úng trả lời.
- Bởi vì vậy nên ta muốn con đưa cho ta... Con luôn phải tặng cho ta tất cả những gì bị gãy bể trong suốt cuộc đời của con, ta muốn dán chúng lại...
- Còn bây giờ con hãy lập lại cho ta nghe con đã trả lời ba mẹ con như thế nào khi họ hỏi lý do làm sao con đã làm bể cái đĩa,
Chúa Giêsu nhất định hỏi để xem chú bé kể lại sự việc ra sao... Chú bé liền sa sầm nét mặt, cúi mặt xuống, xấu hổ và nói thì thầm một cách buồn bã:
-Con đã nói dối.. con đã nói rằng vì sơ ý nên cái đĩa đã tuột khỏi tay con; nhưng sự thật thì không phải như thế.. Lúc đó con đang tức giận và con đã đẩy mạnh cái đĩa cho nó rớt xuống nền gạch hoa và đã vỡ ra!

- Con ạ, đó chính là điều ta muốn con thổ lộ ra! Chúa Giê Su nói. Con hãy giao hết cho ta tất cả những thứ xấu xa phiền toái trong cuộc đời của con, nào là những điều dối gian, những lần vu khống, những sự hèn nhát và những điều ác độc của con. Ta muốn con hay trút hết những gánh nặng đó cho ta...Con không cần đến những thứ đó... Ta muốn làm cho con luôn hạnh phúc vui sướng và con hãy nhớ rằng ta luôn luôn tha thứ cho những lỗi lầm của con, con ạ.
Rồi vừa ôm hôn cậu bé vì đã tặng mình ba món quà đó, chúa GiêSu nói:
- Bây giờ thì con đã biết đường dẫn đến Trái Tim của ta rồi, ta ước mong mỗi ngày con đều đến thăm ta con nhé.

Thailan dịch

Dư Âm Ngày Lễ Giáng Sinh 2023


Đây là bài số sáu trăm chín mươi bốn (694) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Giáng Sinh đã qua rồi nhưng dư âm Ngày Giáng Sinh vẫn còn đó. Người đã có những niềm vui nho nhỏ trong mùa Giáng Sinh với sinh hoạt của Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Portland với mục làm hủ đèn Giáng Sinh do các cô nhân viên thư viện Portland phối hợp với nhân viên Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Portland hướng dẫn cách làm.

Lần này, người viết tạm ngưng màn quay phim chụp hình như các lần trước mà trực tiếp nhúng tay cắt cắt dán dán làm một hũ đèn Giáng Sinh khá tiện dụng: mùa Giáng Sinh thành lồng đèn lung linh ánh sáng mừng Giáng Sinh, mùa Tết biến thành hủ đựng đường hay dưa món ăn bánh tét. Thật tuyệt vời!

Xin cảm ơn lòng tốt của quý vị thực hiện công tác này và cảm ơn món quà Xmas nho nhỏ xinh xinh của Trung Tâm Y Tế và Dịch Vụ Châu Á kính biếu.
Về nhà, người viết làm một màn yêu cầu phu quân mài dao cho bén để tôi cắt thịt cho ngon lành chuẩn bị bữa tiệc sum họp gia đình mừng Giáng Sinh. Thế là có màn "bên em chụp ảnh, bên chàng mài dao" kể cũng hạnh phúc tình già, Bạn nhỉ?

Mời xem youtube
Anh Minh mài dao chuẩn bị tiệc Christmas 2023

Nhìn chàng mài dao chậm rãi, nhìn lại mình cầm máy chụp hình thấy nặng tay, người viết biết rằng chúng tôi đã lên chức "Lão trượng " và "Lão bà bà" rồi. Còn Bạn đã già chưa?

Nói tới đây, người viết chợt nhớ đến "37 triệu chứng để nhận ra mình đã "già" do một người bạn trong Nhóm ThiềnNhànSương Lam Group gửi đến tôi. Mời Bạn đọc cho vui nhé.

37 triệu chứng để nhận ra mình đã ” già ”, https://keditim.net/172432-2/

Dưới đây là 37 triệu chứng mình đã ” già ” cũng hay lắm .Anh em nào có ” dính trưởng” những triệu chứng này pm cho mình biết cái nha…

1.Toàn kể chuyện ngày xưa.

2.Vặn Tivi lên để ngủ.
3.Thích ăn cơm nhão.
4.Mô-bai lúc nào cũng tắt cho đỡ tốn pin.
5.Chẳng biết SMS là cái gì.
6.Ðoc Word file, luôn luôn View 150%.
7.Ðến nhà bạn chơi, ngủ gật.
8.Cả ngày đi tìm chìa khóa nhà, chìa khóa xe.
9.Ngưng nhổ tóc bạc.
10.Nếu là đàn bà, vứt hết mini-jupes.
11.Ra bãi biển, trùm chăn.
12.Ra đường “bị” gọi bằng cô, chú (đến giai đoạn bị lên chức bác, thì triệu chứng đã bắt đầu trầm trọng).
13.Lên xe buýt “bị” nhường chỗ (giai đoạn ultimo).
14.Coi phim buồn hay không buồn gì cũng rơm rớm nước mắt.
15.Thích người khác để ý và săn sóc mình nhiều hơn xưa..
16.Rất là ghét nhìn những cặp “amoureux” khoảng 20 tuổi..
17.Rất thích nhìn mấy anh trẻ đẹp trai, hay mấy cô nàng tuổi giữa 20-30.
18.Vẫn mê ăn phở, nhưng thích luộc bánh phở cho thật là mềm.
19.Rất rất là thích những câu như “dạo này trông bạn trẻ hơn và ốm hơn năm trước”.
20.Có đồ ăn ngon thì lấy đầy đĩa mà ăn không hết.
21.Giấc ngủ trưa dài hơn.
22.Ði đứng nằm ngồi chậm lại (chưa nói đến vấn đề sex!).
23.Toàn dùng kem đánh răng loại “Extra-whitening”.
24.Uống cà phê đen tối ngủ không được.
25.Hay hỏi thăm tin tức các cụ cùng tuổi xem “còn khỏe hay không”.
26.Phone “mobai” reo lúng túng mãi mới bắt được thì phone đã tắt.
27.Xài “mobai” loại cũ, không dám đổi loại hiện đại.
28.Đi chơi, cho nhau số mobai rồi không mở mobai.
29.Gửi SMS 15′ mới đánh được một chữ.
30.Đi hè làm biếng lái xe đi xa.
31.Thân hình có vòng thứ hai càng ngày càng to.
32.Ngại lên xuống thang lầu vì sợ té.
33.Cứ bốn, năm giờ sáng là đã dậy.
34.Mở báo đọc hay tìm trang cáo phó đọc trước.
35.Không muốn nhắc nhở đến ngày sinh nhật.
36.Nhìn gương thường xuyên, để ý đến chân dung nhiều hơn.
37.Nói chuyện hay kể chuyện bệnh và chỉ nhau thuốc trị bệnh.

( Nguồn :Email Bạn gửi- Cảm ơn Thắng Huỳnh nhé)

Thứ Hai 12-25-2023 vừa qua là ngày Giáng Sinh. Mọi người mọi nơi hân hoan chào đón Chúa sinh ra đời. Người viết tuy là một Phật tử nhưng vẫn luôn luôn chia sẻ niềm vui ngày Giáng Sinh với bạn bè thân hữu Công Giáo của tôi vì đối với tôi, Chúa giáng trần hay là Phật đản sinh đều đem tin vui đến cho tất cả mọi người, trong đó có tôi. Tôi vẫn nghĩ thế!

“Con của Phật hoặc là con của Chúa
Đều tin rằng có một Đấng Toàn Năng
Dạy con người phải luôn nghĩ nhớ rằng:
“Sống đạo đức, từ bi và bác ái”
(Thơ Sương Lam)

Tôi lắng nghe những bài thánh ca đêm Noel với sự trân trọng, tôi thấy lòng mình lắng đọng lại khi ngắm nhìn tuyết trắng rơi rơi vào đêm Giáng Sinh và tôi chia sẻ niềm vui với trẻ thơ khi nhìn những Papa Noel hay Santa Claus áo thụng đỏ, bụng bự, râu trắng vai quảy túi quà đi phân phát cho các em bé.

Tình thương yêu quý mến nhau đâu có phân biệt tôn giáo, phải không Bạn? Chúng ta đến với nhau với trái tim tình cảm, với nụ cười thân mến, với sự tôn trọng lẫn nhau. Bạn đồng ý chứ?
Năm nay gia đình người viết lại có thêm niềm vui chào đón cô em gái từ Việt nam đến chung vui sum họp với gia đình chúng tôi và toàn thể thân nhân họ Nguyễn Hữu đang sống tại Portland, Oregon.

Không có niềm vui nào bằng niềm vui sum họp gia đình. Chúng ta gặp nhau trên cõi đời này không phải là một chuyện tình cờ mà do một duyên nghiệp nào đó trong quá khứ, nhất là đối với những người thân trong gia đình. Có một cái gì thiêng liêng vô hình kết nối tình cảm thương mến nhau giữa những người cùng một huyết thống, phải không Bạn? Tin vui hay tin buồn của bạn bè trong xã hội tuy cũng làm bạn quan tâm đến, nhưng với người thân trong gia đình, tình cảm thương yêu đó càng sâu đậm, càng nồng ấm hơn nhiều. Bạn có đồng ý với tôi chăng?

Ở Mỹ có màn Potluck rất hay và thích hợp với nhiều người vì mỗi khi có tiệc tùng, mỗi người đem một món thức ăn đến góp phần với gia chủ để gia chủ đỡ mệt không phải nấu nướng nhiều và bạn cũng được thưởng thức hương vị của những thức ăn khác được mang đến. Người viết lảnh phần đổ bánh khọt vì các nhà hàng Việt Nam ở Portland không có món này trong thực đơn của nhà hàng.

Nhờ ông xã mài dao bén nên người viết xắt nấm, xắt tàu hủ, xắt thịt, xắt tôm nhanh chóng hơn. Cảm ơn ông xã nhé.


Với 2 cái khuôn đổ bánh khọt và một gói bột bánh xèo, bánh khọt Hương Xưa, tôi đổ được 4 dĩa bánh khọt chay và 4 dĩa bánh khọt mặn, trông cũng hấp dẫn, ngon lành. Smile!

Bạn bỏ một ít rau thơm và cải bẹ xanh vào chén, nhón một cái bánh khọt bỏ vào chén, chan một chút nước mắm lên trên, rồi đưa vào miệng nhai chầm chậm, bạn sẽ thưởng thức được vị cay cay giòn giòn của cải bẹ xanh, vị thơm thơm béo béo của bánh khọt có thịt, có tôm có đậu xanh hấp chín, vị chua chua ngọt ngọt của củ cải trắng, củ cà rốt đồ chua. Ôi tuyệt vời! Tình cảm quê hương Việt Nam gói trọn vào chiếc bánh khọt này đó, bạn ơi, cũng như khi bạn thưởng thức món bánh xèo quê ngoại Cần Thơ của tôi vậy đó.

Mời Bạn xem youtube

Thêm vào đó, hương vị ngọt ngào của chiếc bánh ngọt Mừng Giáng Sinh do cô em đem tới càng làm tăng thêm tình cảm thương yêu của chị em gia đình chúng tôi. Chúng tôi ai cũng cười vui vẻ, ai cũng có những niềm vui.


“…Có những niềm vui, mỉm cười sảng khoái:
Thấy kẻ thân yêu, được sống an bình,
Giữa cuộc trần ai, đau khổ sinh linh
Thân tâm tĩnh lạc, an vui, hạnh phúc…”
(Thơ Sương Lam- Có những niềm vui)

Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn
Sương Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi –MCTN 694-ORTB 1123-122723)

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2023

Làm Sao Anh Biết - Thơ: Đỗ Thị Minh Giang - Nhạc: Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng - Ca Sĩ:Thanh Hà


Thơ: Đỗ Thị Minh Giang
Nhạc: Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng
Ca Sĩ:Thanh Hà

Quà Giáng Sinh

 

( Huế- đô 1960-1961)

Bảy năm đèn sách ngôi trường,
Trau dồi rèn luyện, tình thương nghĩa nồng.
Cám ơn vòm trời TÂY-ĐỨC xa xăm
Quà tặng qúy báu miền Trung, quê nghèo.
Ba hòn đá tảng tình nghĩa sơn keo!
Cha LUẬN, BS QUYẾN vượt đèo hiểm nguy!
Gíao-sư KRAINICK, ngọn đèn sáng lưu ly
Thắp bùng ngọn lửa, HUẾ-ĐÔ vui-mừng!
Ngôi trường Y-KHOA ánh sáng mặn nồng,
Vòm trời xứ HUẾ ngâp tràn hương hoa!
Hằng ngày đàn chim non riếu rít hát ca
Tình thương, hy-vọng ngân nga vang lừng!.
Suối tình thương dào dạt trong lòng,
Tràn đầy nhựa sống, vuôn trồng mầm non!
Hình ảnh qùa tăng như khối vàng son
Khuôn vàng diều dắt đàn con trưởng thành!
Món qùa GIÁNG-SINH mãi mãi trường tồn,
Cây Đa Cổ-thụ trong lòng Huế-đô.
Vừng HỒNG quang-rạng, sáng tỏa nhấp nhô
Lan xa, tỏa rộng khắp bốn bờ Đại-dương!

Tô Đình Đài

Giáng Sinh 2023



Còn đâu nữa những mùa Lễ Giáng-Sinh
Vui buồn xen nhau theo thời gian đã trải
Không hẳn tuổi tác là lý do khiến tâm hồn vô cảm
Nhiều nguyên nhân ngoại tại bủa vây quanh
Thì xin giã từ quá khứ chẳng có gì lạc quan
Cũng tạm biệt những hội hè sắp tới
Thân ốc nhỏ rút lui vào xó tối
Mặc cuộc đời luôn sống động khắp trần gian
Mong ước thành viên Facebook và các mạng
Chia sẻ nhau nhiều cho tình thân ái đậm đà
Chúc thế giới an vui trong ngày lễ trọng đại
Nguyện cầu Đấng Thiêng Liêng che chở chúng ta

CN-HNT 
Dec.10.2023 (100.45)


Mùa Đông Cuộc Đời

 

Chiều tháng chạp gió lạnh luồn qua tóc
Bước dần đi còn xa lắm ngõ về
Đường khuất núi hay rừng che mất lối
Biết bao giờ thấy lại dấu chân quê!

Đêm chưa xuống quanh đây sao quạnh vắng

Lòng thật mềm, tư lự. mãi bâng khuâng
Ngày tháng trôi thêm dài niềm thương nhớ
Chuyện tương phùng mờ ảo thật xa xăm!

Ở bên đó có còn xanh màu tóc

Chốn tương tư mây tựa tóc ai bồng
Vườn nhà sau vẫn xanh hay úa lá
Chiếc thuyền xưa có cập lại bến sông?

Cuộc hưng phế làm đau hồn ly biệt

Thương đời nhau rưng lệ buổi phân kỳ
Đêm khó ngủ chập chờn trong cõi mộng
Trách đời sao bày chuyện khổ phân ly?!

Chim bướm chiều mùa đông xa biền biệt

Hoa lá tàn rơi, sương trắng mịt mờ
Cớ làm sao mà mình không luyến tiếc:
-Cảnh xuân thu thật mộng một màu thơ!

Cuối cuộc đời mùa đông ta rất nhớ

Buổi xuân thì tay nắm lấy bàn tay
Nghe chim ca, bướm vờn hoa rực nở
Rượu hương tình chưa uống đã say say!

Cõi vô thường ngày vui mau phút chốc

Tuổi cuối mùa còn lại cảnh đông phong
Ôi mỹ nhân đâu còn gương mặt ngọc
Đấng nam nhi thôi hết chuyện anh hùng!

Hàn Thiên Lương

Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền, Những Kỷ Niệm Xa Xưa

(Tưởng nhớ nhạc sĩ Nguyễn Hiền nhân ngày mất vào dịp Giáng Sinh 2005)

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cùng tuổi (sinh năm 1927) và bạn thân với nhau. Lê Trọng Nguyễn qua đời sáng ngày 9 tháng 1 năm 2004. Nguyễn Hiền và gia đình Lê Trọng Nguyễn thực hiện tuyển tập nhạc Lê Trọng Nguyễn nên Đêm Tưởng Niệm và Vinh Danh cố Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn được tổ chức ngày 17 tháng 4, 2005 tại Little Saigon. Lúc đó sức khỏe ông tuy yếu nhưng vì tình bạn thâm tình, ông  cùng với các nhạc sĩ trong The Stars Band đảm trách chương trình âm nhạc với các ca sĩ ngày xưa ở Sài Gòn trình bày những ca khúc của Lê Trọng Nguyễn.

Nào ngờ, Nguyễn Hiền qua đời vào sáng 23/12/2005. Lễ Hỏa Táng ngày 31/12 tại Peek Family Funeral Home. Pháp danh Minh Trí. Ông ra đi rất thanh thản. Trước đó còn lái xe chỉ cảm thấy mệt mỏi, hiền thê của ông khuyên đến bác sĩ khám bệnh, phát hiện bị ung thư phổi. Một tháng sau, ông qua đời.

Vào những năm đầu của thập niên 1990s, cùng uống cà phê với nhau ở quán Tài Bửu (góc Bolsa & Magnolia) với ông, nhà văn Nguyễn Thạch Kiên (1926-2009), nhà văn Viên Luông, gợi ý tôi tham gia vào Trung Tâm Văn Bút ở Nam Califorinia. Ông là Tổng Thư Ký năm 1992 và Chủ Tịch năm 1999. Có một nhiệm kỳ tôi làm Tổng Thư Ký. Lúc đó, Trần Ngọc có văn phòng đại diện luật sư trên dãy lầu trong khu chợ Anh Minh (Góc đường Ward & Bolsa) nhưng nhiều năm chẳng thấy bạn tôi hành nghề (ngay cả những vụ đụng xe) nơi đó cũng là chỗ sinh hoạt của Trung Tâm Văn Bút. Thỉnh thoảng, buổi tối anh em hội viên và thân hữu gặp nhau trò chuyện, văn nghệ bỏ túi. Sau đó vì có sự tranh chấp với nhau (giữa danh xưng Tây Nam Hoa Kỳ, Nam California...) nên không sinh hoạt nữa.

Năm 1997, nhà văn Nguyễn Thạch Kiên thực hiện tuyển tập về nhà văn Khái Hưng, gồm 2 quyển dày hơn một nghìn trang, ông là người cộng tác nhiệt tình nhất, edit các bài viết, còn tôi chỉ giúp typset vài bài viết. Đây là quãng thời gian tôi được gần gũi, trò chuyện với các ông.

Ngoài tài hoa về âm nhạc, ông biết sử dụng nhiều nhạc cụ trong đó hawaiian (hạ uy cầm) và accordéon (phong cầm) rất tuyệt, thông thạo Anh, Pháp. Ông được nhiều người gọi là “tự điển sống” với trí nhớ rất tốt. Ông am tường về nhạc sử và các nhạc sĩ cổ điển Tây Phương. Nguyễn Hiền học nhạc năm 8 tuổi với thấy dạy nhạc người Pháp, sau đó ông ghi tên học bốn năm tại École Université de Paris, tốt nghiệp năm 1951 rồi trở thành nhạc trưởng trong Hotel de Paris tại Hà Nội. Năm 1953 theo lời ông “Tôi cưới nhà tôi, tôi không hề biết mặt và hai cụ bà gặp nhau ở chùa, hứa hẹn với nhau, móc ngoặc với nhau, thế thành ra chúng tôi thành vợ chồng”, là nghệ sỹ dưới ánh đèn màu nhưng một đời thủy chung với vợ.



Tháng 9 năm 1954, gia đình Nguyễn Hiền di cư vào Nam. Ông là công chức phục vụ trong Bộ Công Dân Vụ thời Việt Nam Cộng Hòa, tiền thân của Bộ Thông Tin, Xây Dựng Nông Thôn, Dân Vận & Chiêu Hồi... Ông từng làm Chủ Sự Phòng Văn Nghệ của đài phát thanh Sài Gòn, phụ tá Giám Đốc đài truyền hình Việt Nam Cộng Hòa.

Ông là người hướng dẫn các xướng ngôn viên đọc đúng tên gọi nhân vật, địa danh ngoại quốc viết theo tiếng Anh, tiếng Pháp... Trong những lần trò chuyện, ông kể vanh vách từng người, đảm nhận công việc trong hai thập niên cùng làm việc với nhau.

Về sáng tác, khi mới 18 tuổi, là phổ bài thơ mang tên Người Em Nhỏ của nhà thơ Thiệu Giang, bạn thân với nhau ở Hà Nội.

Nhạc phẩm của ông không nhiều nhưng có các ca khúc nổi tiếng. Những ca khúc của ông như: Em Là Vì Sao Sáng, Gửi Một Cánh Chim, Hương Thề, Huyền Trân Công Chúa, Ngàn Năm Mây Bay, Thầm Ước, Xuân Vui Ca, Ý Nhạc Chiều...

Ông thích thơ nên có nhiều ca khúc của ông phổ thơ như: Anh Cho Em Mùa Xuân (thơ: Kim Tuấn, Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân), Lá Thư Gửi Mẹ (thơ Thái Thủy), Chiều Nào Em Đến (thơ Đinh Hùng), Mái Tóc Dạ Hương (thơ Đinh Hùng, nguyên tác Một Tiếng Em)... Chuyện Đêm Mưa (lời Hoài Linh), Thanh Bình Ca (lời Thanh Nam), Hoa Bướm Ngày Xưa (lời Thanh Nam). Khi ở Hoa Kỳ ông ấn hành tuyển tập với tựa Hoa Bướm Ngày Xưa để nhớ người bạn thân.

Ông sáng tác chung với các nhạc sĩ: Ân Tình Lên Ngôi (với Minh Kỳ), Bước Chân Dĩ Vãng (với Lan Đài), Buồn Ga Nhỏ, Đã Mấy Thu Rồi, Từ Giã Thơ Ngây (với Minh Kỳ), Đêm Sơn Cước (với Thiện Huấn), Hai Mươi Câu Tuổi Trẻ (với Song Hồ), Hoa Đào Năm Trước (với Lê Dinh), Hoài Thơ (với Hà Dũng), Về Đây Anh (với Nhật Bằng), Lá Rơi Bên Thềm, Màu Tím Hoàng Hôn (nhạc Lê Trọng Nguyễn, lời Nguyễn Hiền), Tiếng Hát Học Trò (với Minh Kỳ).

Tác phẩm Ngàn Năm Mây Bay của nhà văn Văn Quang, năm 1963 đạo diễn Hoàng Anh Tuấn dựng thành phim với các diễn viên chính Lê Quỳnh, Kiều Chinh, Bích Sơn, Bích Thủy. Thái Lai sản xuất (có lẽ vào thời điểm đó với biến động về chính trị nên phim không được thành công) nhưng ca khúc Ngàn Năm Mây Bay rất nổi tiếng.



Trong lần xuất hiện trên Paris by Ngight, ông chia sẻ: “Khi tôi nghe thấy tên phim ấy là Ngàn Năm Mây Bay, tôi cũng thích văn chương, nhất là văn chương cổ cũng như văn chương Pháp rất là romantic. Thành ra tôi liên tưởng đến bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, trong đó có hình ảnh cánh hạc bay đi rồi mà ngàn năm mây trắng vẫn còn bay, thì tôi viết tựa trong bài nhạc Ngàn Năm Mây Bay “Em đi như cánh hạc vàng. Ngàn năm mây trắng ngỡ ngàng còn trôi” dưới tựa đề trong ca khúc”.

Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của nhà thơ Thôi Hiệu vào thế kỷ thứ 8 đời nhà Đường hay đến nỗi, khi nhà thơ Lý Bạch đến Hoàng Hạc Lâu thấy bài thơ phải thốt lên: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”. Rất nhiều nhà thơ dịch bài thơ nầy, sau 1975 bản dịch của nhà thơ Vũ Hoàng Chương dịch hay nhất. Bản dịch của Vũ Hoàng Chương gởi “chui” cho nhạc sĩ Cung Tiến, dựa vào bài thơ nầy phổ nhạc năm 1976 ở Úc. Trong tuyển tập của anh lấy tên ca khúc Hoàng Hạc Lâu đặt tên cho tuyển tập ấn hành năm 2010 để nhớ vị thầy Vũ Hoàng Chương dạy học ở Chu Văn An.

Với hai câu đề trong bài thơ thất ngôn bát cú (đề, thực, luận, kết), Vũ Hoàng Chương dịch thơ: “Vàng tung cánh hạc đi đi mãi. Trắng một màu mây vạn vạn đời”. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền không nói đến người xưa mà hình bóng “Em đi như cánh hạc vàng”.


Lời ca phác họa hình ảnh người yêu bóng giai nhân xa cách:


“Chiều tím không gian

Mênh mang niềm nhớ

Mây bay năm xưa còn đó

Đâu tìm người hẹn hò.

... Ngàn kiếp mây bay

Không phai niềm nhớ

Thu sang lòng thấy bơ vơ

Giờ chỉ còn mộng mơ”

(Nhạc phẩm nầy ấn hành năm 1964)


Năm 2023, ca sĩ Kim Tước thực hiện CD, lấy ca khúc nầu cho CD. Với tôi, giọng mezzo-soprano rất hợp và hay nhất trong các ca sĩ đã hát.

Hầu hết lời ca của ông qua những tình khúc mang nỗi buồn man mác, không ủy mị mà thường nhắc đến hình bóng xa xôi, tiếc nuối.

Tác phẩm Tiếng Hát Học Trò của nhà văn Văn Quang, Thái Thúc Nha (cậu ruột của Thanh Lan) đạo diễn với hai diễn viên chính Huy Cường và Thanh Lan thành phim cùng tên với ca khúc Tiếng Hát Học Trò (chung với Minh Kỳ) với tiếng hát Thanh Lan sản xuất năm 1970. Tuy phim trắng đen nhưng hình ảnh Thanh Lan sexy đã gây đình đám.


Phần cuối của phiên khúc:

“Tà áo năm xưa còn mãi trong tôi

Còn thiết tha như giọng hát buông lơi

Rồi thời gian trôi Xuân qua Hè tới

Mùa Thu mâý báo khắp trời

Gieo niềm thương nhớ đầy vơi”


Ông là người mẫu mực, thận trọng từ giai điệu đến lời ca qua những nhạc phẩm sáng tác nhưng cũng có vài trường hợp ông viết ngay tại chỗ. Gặp nhà thơ Đinh Hùng khi ăn phở, ĐH khoe: “Này, có bài thơ tôi đưa cho ông đây, ông xem ra làm sao”, ông thấy bài thơ tên là Một Tiếng Em, ca ngợi người phụ nữ trong lý tưởng của anh ấy là một người có nét sầu mộng. Ngay tại tiệm phở ông phổ nhạc bài thơ thành ca khúc Mái Tóc Dạ Hương.


Với 4 câu cuối trong phiên khúc:


“Dĩ vãng nào xanh hơn mắt em

Chao ôi! màu suối tóc buông mềm

Nét buồn khuê cát hoen sương phủ

Nhạt ánh sao ngàn bên dáng xiêng”.


Với ca khúc Anh Cho Em Mùa xuân, theo lời ông:


“Có một hôm vào mùng 5 Tết, lúc đó tôi làm việc ở Bộ Thông Tin, làm phụ tá cho Văn Hóa Bộ Trưởng, trụ sở của nó ở số 15 đường Lê Lợi, đối diện với G-France ở bên kia. Buổi sáng mùng 5 Tết thì cũng buồn thôi, anh Thượng Sĩ Già là một nhà phê bình văn học và anh Sĩ Trung cũng làm việc ở đó, lúc về thì tôi thấy trên bàn giấy có một tập thơ nhan đề là 40 Bài Thơ Của Vương Đức Lệ, trong đó có Mai Trung Tĩnh - Định Giang là một anh sĩ quan hải quân trẻ tuổi và có Kim Tuấn.

Trong 40 bài thơ ấy tôi mới lật, lật - đúng là mùng 5 Tết, không khí xuân vẫn còn tràn trề trong người nên còn nhiều hứng khởi. Mở ra thì gặp đúng cái bài Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn. Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân thì lúc ấy không khí xuân vẫn còn thì tôi mới lấy giấy ra - không có giấy nhạc, tôi lấy tay kẻ khuông nhạc và không ngờ cũng là cái duyên, tôi viết xong độ 1, 2 tiếng thì đã xong bài, xong tôi cất ở trong ngăn kéo, sáng hôm sau có một anh trẻ tuổi đến tìm tôi, nói rằng hôm qua tôi đến tìm anh biếu tập 40 bài thơ, tự giới thiệu là Kim Tuấn... “Ủa? Kim Tuấn à? Tôi vừa mới phổ cái bài của anh ra thành nhạc đây này!”, anh ấy mới xin tôi chép lại một bài, và ngay lúc đó thì ông chủ hãng Asia thâu đĩa ghé qua, chắc cũng đói bài, mới bảo “Có bài gì mới không?”, tôi mới nói “Có bài mới toanh đây này!” - đưa cho ông ấy thì ông ấy ký contrat (hợp đồng) với anh Kim Tuấn, tôi cưa đôi cho ảnh một nửa. Thế rồi hãng xuất bản Tinh Hoa là anh Lê Mộng Bảo, anh ấy cũng lại in bài đó, thành ra chúng tôi cũng cứ chia nhau, chia hai hết tất cả chứ không tứ lục tục gì cả”. Lời ca khúc sát với bài thơ 5 chữ.

Qua ca khúc nầy, nhà thơ Kim Tuấn được biết đến. Trước đó Kim Tuấn đã ấn hành các tập thơ: Hoa Mười Phương (1959), Ngàn Thương (in chung với Định Giang 1969), Dấu Bụi Hồng (1971) nhưng ít người biết đến, qua các khúc nầy ấn hành Thơ Kim Tuấn  đầu năm 1975. Gồm những bài thơ chọn lọc trong các tập thơ cũ.



Theo nhà thơ Du Tử Lê: Lần đầu tiên tôi được gặp nhạc sĩ Nguyễn Hiền vào khoảng đầu năm 1965 ở tiệm phở 44, trước đài phát thanh Sài Gòn, cuối đường Phan Đình Phùng... Sau khi nghe thi sĩ Đinh Hùng giới thiệu về tôi, họ Nguyễn bảo, ông tin cuộc đời có cái gọi là “hữu duyên”!... Là một nhạc sĩ nổi tiếng, nhưng họ Nguyễn cũng là con người của đời sống gia đình. Có thể vì thế , dù ở cùng một thành phố với nhau, tôi chớ gặp ông ở những quán café, nhà hàng chúng tôi hay la cà, thuở ấy. Mỗi khi muốn gặp ông, để nói một chuyện gì đó, tôi phải điện thoại trước và, điểm hẹn thường là phở 44, trước giờ ông thu thanh.”. Ông là người ít quan tâm về tiền nhuận bút và bản quyền. Và từ đó cho đến khi cùng định cư ở Little Saigon vẫn thường gặp nhau.

Năm 1978 nhạc sĩ Nguyễn Hiền bị quy là dính líu đến tổ chức phục quốc và bị giam đến năm 1980. Ông thoát khỏi Trong quyển Vụ Án Hồ Con Rùa trong đó có các văn nghệ sĩ. điển hình như: Trần Dạ Từ - Nhã Ca, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sĩ, Thái Thủy, Mặc Thu, Vũ Hoàng Chương, Thanh Thương Hoàng,  Lê Văn Vũ Bắc Tiến, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Uyên Thao, Lý Đại Nguyên, Hoàng Vĩnh Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hiệu... Năm 1998, gia đình ông được bảo lãnh, định cư tại Little Saigon.

*

Trong sinh hoạt cộng đồng, nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã tham gia Ủy Viên Văn Hóa & Nghệ Thuật của thành phố Westminster, với Hội Cao Niên Á Mỹ, ông từng là Chủ Tịch và cố vấn. Đặc san Hạc Trắng giao cho tôi layout, nhà ông ở nhà nhà tôi nên có nhiều dịp tiếp xúc với nhau. Ông cũng tham gia, cố vấn Kế Hoạch Phát Triển Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới. (Tuy ông không phải là võ sĩ nhưng các võ sĩ trong tổng hội thân quen với ông mời giữ vai trò cố vấn vì có nhiều kinh nghiệm về việc tổ chức).

Ông là người điềm đạm, lịch sự, rất tế nhị khi giao tiếp và sẵn sàng hỗ trợ bạn văn. Điển hình như nhà văn Dương Viết Điền (người bạn cùng Khóa Nguyễn Trãi I với tôi ở Los Angeles). Theo Dương Viết Điền:

“... Chiều ngày 08 tháng 12 năm 2004, tôi đã gọi điện thoại xuống cho nhạc sĩ Nguyễn Hiền hỏi xem thử Lời Bạt về hai tác phẩm (hồi ký) của tôi đã được viết xong chưa để tôi xuống lấy thì nhạc sĩ trả lời mới viết xong được một lời bạt thôi, cuốn thứ hai đang viết nửa chừng.

... Cuối cùng thì nhạc sĩ Nguyễn Hiền cũng đã viết cho tôi hai Lời Bạt, một cho tác phẩm Trại Ái Tử & Bình Điền, và một cho tác phẩm Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân”. (Trong hai tác phẩm của Dương Viết Điền, tôi đã trích và đăng trên tờ báo của tôi)

*

Với Hà Nội, tôi là dân Quảng Nam nhưng trước năm 1975, đọc Hà Nội 36 Phố Phường của nhà văn Thạch Lam, Thương Nhớ Mười Hai của nhà văn Vũ Bằng, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vào thập niên 1930s và nhiều bài viết về nơi chốn nầy nên rất thích.

Năm 1972, bố vợ từ Nha Trang lên Đà Lạt thăm vợ chồng tôi, lúc đó mới có dịp bố con trò chuyện với nhau. Cụ ông, con trai vị thầu khoán ở phố Hàng Đào, phục vụ trong ngành Cảnh Sát vì vậy có nhiều dịp “nay đây mai đó” khắp phố cổ Hà Nội từ tuổi thơ cho đến tháng 8, 1954 di cư vào Nha Trang. Cụ ông nhớ rất rõ từng con đường, góc phố, những món ăn đặc sản, nơi vui chơi ở mỗi phố, hàng, con đường từ Hà Nội ra ngoại thành. Hà Nội có khoảng sáu mươi hàng (con dường ngắn khoảng 100 mét đến 1 km, có quán xá hai bên)... Mỗi phố, có khi chỉ một hàng, có khi hai, ba hàng nên rộng hẹp khác nhau. Đặc biệt với phố Huế, giữa lòng Hà Nội, cùng tên với cố đô Huế... Qua lời kể, tôi viết Hà Nội, Giấc Mơ Mịt Mù (ký bút hiệu Hoàng Bích Yên) đăng trên đặc san Ức Trai của Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị năm 1973. Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn, Quản Đốc đài phát thanh Đà Lạt (sau nầy ở Hoa Kỳ ấn hành thi phẩm Yêu Em, Hà Nội) tưởng tôi là người Hà Nội nên cùng với nhà thơ Tô Kiều Ngân thực hiện chương trình ca nhạc với bài viết nầy.

Sau hai thập niên, những lần cà phê ở Little Saigon, nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể về Hà Nội với trí nhớ làm tôi kinh ngạc. Ông nhớ cả số nhà vũ trường, vài văn nghệ sĩ từng quen biết từ cách ăn mặc cho đến thói quen...


Khi tôi viết bài Quang Dũng, Sổ Tay & Cuộc Tình, trong bài thơ Tây Tiến có hai câu thơ rất trữ tình: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. (Theo thủ bút của Quang Dũng trong Sổ Tay thì chữ giáng Kiều) nhưng sau nầy in lại ghi là dáng kiều.  Ngôi nhà 68 phố Hàng Bông, nơi trú ngụ của bốn chị em họ Nguyễn là Kiều Vinh, Kiều Hinh, Kiều Hương, Kiều Dinh. Quang Dũng lấy hình ảnh 4 nàng Kiều nầy ghi trong thơ. Tôi hỏi nhạc sĩ Nguyễn Hiền và ông xác nhận đó là “giáng Kiều” không phải là “dáng kiều”.

Ngày 5/5/2005, tôi ra tờ Cali Weekly, khổ standard (nhật báo), 24 trang, có 4 trang full color (1, 2 & 23, 24), (Chủ Nhiệm: Vương Trùng Dương, Chủ Bút Nguyễn Ngọc Chấn, Tổng Thư Ký: Việt Hải) số ra mắt tôi viết bài về Stars Band (trang 1 & 9) khi tiếp xúc, phỏng vấn vài nhạc sĩ tham gia được hình thành từ năm 1995 do nhạc sĩ Mạc Vũ (BS Phạm Gia Cổn) cùng các nhạc sĩ Trần Trịnh, Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hiền (3 năm sau, nhạc sĩ Nguyễn Hiền vừa mới định cư được mời tham gia).

Nhớ những lần cùng uống cà phê với nhau, ông và Phạm Gia Cổn luôn “Nhớ nhà châm điếu thuốc” (Chiều – Hồ Dzếnh) rồi “liều một đám – làm một điếu”.

Không ngờ sau đó, cả hai trở thành người thiên cổ!


Nhờ những lần gặp gỡ nhạc sĩ Nguyễn Hiền, với kiến thức, trí nhớ và sự cởi mở, chân tình của ông giúp tôi hiểu biết thêm về nhạc sử cổ điển Tây phương qua các thời kỳ Trung Cổ, Phục Hưng, Baroque, Cổ Điển, Lãng Mạn... hai giai đoạn âm nhạc thời tiền chiến và hai thập niên ở miền Nam Việt Nam.

Hầu như mọi người được tiếp xúc với nhạc sĩ Nguyễn Hiền đều quý trọng nhân cách, trí nhờ và tài hoa sáng tác, sử dụng những nhạc cụ điêu luyện và sự dấn thân của ông trong sinh hoạt cộng đồng.


Vương Trùng Dương