Hồi xưa các cụ nói Quân sư Phụ! Vua là trên hết, rồi tới Thầy, sau cùng mới là Cha!
Tôi thấy hồi xưa Thầy với Cha mơ hồ lắm (!). Chứng cớ là có nơi gọi Cha là Thầy! Dĩ nhiên Sư với Thầy đồng âm đấy và đồng âm với cả âm Thờ mới khổ cho nhà khảo cứu!
Hồi xưa người ta coi ông Sư không hẳn là ở trong chùa, nhưng chùa cũng là Thầy, là người dạy dỗ dân, là ông trưởng, không biết là trưởng làng, trưởng xóm, trưởng cái nhà đặc biệt!!!
Cái chùa Phật Tích ở Bắc Ninh không phải là cái chùa của một ông sư đắc đạo... lập chùa dạy dân. Nếu quý vị nào đến Bắc Ninh thì thấy nơi này ghi là Cổ Phật Chỉ! Vết tích nơi ở của ông ta (!) (!) Nhiều khi không nhà, chỉ một cái hang! hay gớc cây (!).Sau này người ta còn thấy cái đồng âm nữa, Đó là Sãi!
Chùa Thầy ở Nam Hà Nội không thờ một ông Sư đắc đạo, gõ mõ tụng thiên kinh vạn quyển, những cuốn sách từ Tầu, Ấn Độ!!! Sau này cái từ Sãi đã bị coi thường! Nhưng xưa thì Sãi, Thầy, Sư, Thờ (rồi sau này người ta làm chùa để Thờ (!)
Tôi sinh ra trong một gia đình Cổ Học nên rất kính trọng quý vị!
Từ bé xíu, học tiểu học, tôi đã chắp tay, khoanh tay kính trọng quý vị (Dĩ nhiên không bằng cha vì gia đình tôi Khổng Học mà).
Khi học Tiểu Học tôi thấy Thầy cũng bình thường thôi, sau này ... tôi còn thấy ông ta dốt nữa (?) Ông Thầy dạy Phạm Hồng Thái ám sát Toàn Quyền Pháp ở Sa Điện. Sau này đọc đến đó tôi thấy người ta viết Sa Diện! nên tôi cho là thầy dốt. Thầy cũng dạy tôi rằng: Quan lập chiến công hiển hách, được vua cho làm lễ Ôm Gối ... tức ôm gối chăn như cha con ... Sau này tôi lại thấy không phải thế! Ông Vua ngồi trên một cái đôn ở Sa Trường, quan Võ tay không bò lết tới... ôm đầu gối ông Vua! Tôi lại thấy Thầy học dốt (?). Sau này trưởng thành tôi vẫn biết ơn các thầy đó vì các tích xưa Thầy làm sao biết hết!!!
Khi học tới Đệ Nhị Niên ban Thành Chung ( tức Đệ Lục, tức Lớp Bảy). Tôi nghe ông thầy kể chuyện giết thằng Tây dân sự rồi ba người sát nhân đó chia nhau cái nón cái sơ mi, đôi giầy, tôi lại không phục vì thằng Tây đó dân sự mà(!). Lớn một chút nữa, lớp Đệ Ngũ, tôi học một ông Cố Đạo người Bỉ, ông này dạy nhiều điều hay ho, nhưng chúng tôi lại gọi ông là Bỉ Nhân(?)
Lên lớp 12 ( Đệ Nhất ) tôi được học với các Thầy rất nghiêm, tận tâm của trường Chu văn An, tôi rất phục, rất kính trọng!
Các bạn tôi coi thường các thầy, sau lưng thường gọi Thằng, không phải tư cách các thầy mà là trào lưu của học sinh thời đó.
Thầy Nguyễn Khắc Kham
Cái ấn tượng tốt đẹp in sâu vào óc tôi cho tới tận ngày nay (2020) vẫn là các Thầy Đại Học.
Thầy Nguyễn Khắc Kham mà có lần tôi đã viết nguyên một bài dài về Thầy.Thầy rất uyên bác, cực kỳ uyên bác, thầy biết sáu ngoại ngữ, thầy có trong nhiều hội văn học thế giới. Thầy về nước với hoài bão lớn lao. Thầy được bổ làm Vụ Trưởng Văn Hóa Vụ (tức Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa sau này. Thầy được mời đóng góp, hiệu đính Tự Điển Nhật Việt, cô là người Nhật). Thầy đi khắp Thế Giới diễn thuyết về Văn Hóa Việt Nam.
(Thầy Nguyễn Đình Hòa)
Sau 1975 thầy và thầy Nguyễn Đình Hòa đã lập hội Việt Học ở Mỹ và Thầy đã đóng góp rất nhiều. Người thầy thứ hai mà tôi rất tôn kính là thầy Nghiêm Toản. Thầy Nghiêm viết rất nhiều về Cổ Học, Sử, Văn Học Sử ...
Thật là đáng buồn khi ngày nay không ai còn biết cuốn Việt Nam Văn Học Sử Toản Yếu của thầy. Ở trong trường thầy rất nghiêm, không nói đùa bao giờ. Tôi nhớ thầy luôn đi Taxi. Có một hôm anh bạn thấy thầy ra cổng bèn rà xe nhà của anh qua, mời thầy lên, nhưng thầy không lên. Ấy! Thầy nguyên tắc là như thế ... lỡ sau này người ta nhờ vả thì sao? Chuyện về thầy thì nhiều, mà đều khiến tôi tôn kính.
Thầy Lê Ngọc Trụ không nổi tiếng. Thầy rất đơn giản, xuềnh xoàng, tận tụy, hết lòng vì người đọc sách. Thầy làm Giám đốc Tổng thư viện Quốc Giao73 đường Gia Long . Nhưng cái này tôi hết nhớ nổi ... hình như người ta không coi thầy là quan lớn Giám Đốc mà chỉ coi như Thủ Thư!!!. Thầy luôn đóng một bộ Cánh, tôi không biết có giống bộ Kaki của ông già chủ tịch nước không? Ai đọc sách hay kiếm sách thì thầy chỉ dẫn tận tình ... khỏi lục Fitc ... thầy chỉ cho ... có ngay!. Thầy viết Chính tả Việt Ngữ, Hỏi ngã . Thầy có dạy vài giờ ở Đại Học Sư Phạm,Đại Học Văn Khoa. Giờ thầy dạy rất khô khan nhưng tác phong của thầy thì ta nhớ mãi: Giản Dị, Khiêm Tốn, Tận Tâm ...
Ngưới thứ tư mà tôi hắc tới đây là thi sĩ Vũ Hoàng Chương! Chẳng có ai gọi thầy là Đại Thi Hào, nhưng người ta nói và viết về thầy nhiều lắm Đây là vị thầy mà tôi vừ kính trọng vừa thân thiết, vừa ... Thương!
Thơ văn của thầy thì nói ngàn trang không hết vì thầy có cuộc sống phong phú. Những mối tình của thầy thì người ta tán ra tán vào nhiều rồi. Tôi rất bái phục cái tâm hồn nhạy cảm, tha thiết, bao dung của thầy.
Thầy ca tụng và yêu nhiều người đẹp, nhưng thầy cũng ca tụng đất nuóc: Trả ta sông núi! Ca tụng người đạt đạo: Trái tim Bồ Tá . Ra Ngoại Quốc dự Hội Nghị làm cho cô Nữ Thi Sĩ người Bỉ yêu ... Việt Nam!!!. Và trong nghịch cảnh, thầy không hề giận đời . Khi ở tù về, thầy ở nhờ bà Mộng Tuyết ... bị bà ... đuổi!!! Có lẽ vì thầy vẫn ro ro khi người ta rình mò bắt cái thứ Quốc Cấm này.
Một điều người ta không biết về Vũ Hoàng Chương là anh chàng này trào phúng tếu táo lắm !Người ta tranh nhau về hai câu thơ trào phúng Châu Chấu Đá Voi
Chính Thầy nói với tôi là hai câu đó của thầy:
Hai chân tanh tách làm luôn mãi
Đống thịt lù lù vẫn thế thôi
Có một thời tôi rất thân với thi sĩ Vũ Hoàng Chương nhưng không bao giờ dám lờn mặt. Vẫn coi vị Đại Thi Hào này là: Đại Thầy!
Thầy Vũ Hoàng Chương
Chân Diện Mục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét