Hái Lộc Đầu Năm
Sau giờ phút cúng giao thừa trang nghiêm. Việc đầu tiên là đi hái Lộc. Lộc chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn tôn nghiêm mang về nhà.
Tết cổ truyền của dân tộc ta có những
phong tục độc đáo đặc biệt là tục hái lộc Xuân với hy vọng
năm tới có nhiều tài, lộc đến với gia đình mình. Lộc ở đây là những cành
lá, cành cây tươi tốt, xanh non được hái vào thời điểm sớm nhất của năm
mới.
Hái lộc Xuân là nét văn hóa đẹp của
người Việt Nam, trong thời khắc giao hòa giữa đất trời thì việc hái lộc
về nhà là điều mà nhiều người rất thích, đó là quan niệm mong muốn mang
về những điều tốt đẹp với ý nghĩa ''Tống cựu, nghinh tân”, xua đi những
điều không may mắn trong năm cũ, mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong
năm mới…Đầu năm mới, sau lễ cúng giao thừa, mọi người thường đến những nơi linh
thiêng như đình, chùa, đền hay những nơi thanh tao để hái lộc Xuân. Vì
thế, trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người đều đi lễ chùa và hái lộc
Xuân mang về để ở những nơi trang trọng nhất là bàn thờ.
Tuy
nhiên, ột số người dân hiểu sai phong tục hái lộc Xuân, dẫn đến tình
trạng hái theo kiểu ''Vặt trụi” rồi trèo lên cây bẻ những cành lộc thật
to lớn, quan niệm hái
được cành lộc càng to thì tài lộc đến càng nhiều…Vì vậy, những cây xanh
tốt trong chốn thâm nghiêm đình, chùa đặc biệt là ở những thành phố,
chỉ sau đêm giao thừa, cây cối đã trở nên xơ xác, tàn trụi và gẫy nát,
thật không hay.
Mừng tuổi Ông Bà Cha Mẹ Và Tục Lì Xì
Người Việt Nam theo tục lệ từ xưa, hằng năm, cứ vào sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán,
con cháu tụ họp ở
nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng.
Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy
ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên
(ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết
đến là tăng thêm một tuổi). Sau khi được con cháu mừng tuổi chúc thọ,
các bậc trưởng bối lấy ra bao nhỏ màu đỏ, bên trong có tiền làm quà cho
con cháu gọi là lì xì.
Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Khách tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà quan trọng là lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm.
Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Khách tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà quan trọng là lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm.
Tục “lì xì” là một
phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối
với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới. "Lì
xì" bằng tiền không chỉ giới hạn
trong mùng một Tết, mà "liền tù tì" suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo
dài tận những ngày "mùng" cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. người
lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay "hồng
bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn.
Theo cổ
tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa
thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.
Theo truyền thuyết:
Ngày xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa
khiến trẻ con giật mình khóc thét lên. Hôm sau đứa trẻ nhức đầu, sốt
cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh phòng yêu quái. Có một
cặp vợ chồng nọ mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh. Tết năm đó,
có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp nạn liền hóa thành 8 đồng
tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng
lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa
đêm, con yêu quái xuất hiện định làm hại đứa trẻ thì từ chiếc gối loé
lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía bỏMột truyền thuyết khác cho rằng, tục tặng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ đời nhà Đường (Trung Quốc). Năm đó, Dương Quý Phi hạ sinh một hoàng tử. Được tin mừng, vua Đường Huyền Tông đích thân đến thăm và ban cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong tấm giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng vừa là chiếc bùa hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này đồn đại ra ngoài dân gian, người ta bắt chước tặng tiền mừng và coi đây như món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều may mắn cho trẻ con.
Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo - không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội.
Phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc - người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc...
Phong tục lì xì có ý nghĩa tốt đẹp như vậy, nên nó được người Việt giữ gìn và duy trì đến tận ngày nay.
Đi lễ chùa và xin xăm (miền Bắc gọi là xin thẻ):
Có người cả năm không đi lễ, nhưng đến Tết nhất thiết phải qua chùa thắp nén hương, dâng tiền giọt giầu hoặc tiền công đức cho chùa. Vào ngày đầu năm, tại chốn linh thiêng, người ta tin rằng điều cầu khấn của mình có nhiều khả năng thành hiện thực.
Không ai biết chắc chắn phong tục này có từ bao giờ và tại sao nhưng trong những ngày đầu năm âm lịch thì rất nhiều người thích đi lễ ở các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm nhất là vào buổi sáng mồng một, phong tục này thường được tiến hành chung với tục lệ chọn hướng xuất hành và hái lộc.
Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm. Ở miền Bắc có tục "bốc quẻ thẻ" giống như tục "xin xăm" ở phía Nam. Người xin thẻ dâng một lễ mọn rồi chọn lấy một quẻ thẻ bằng tre viết chữ Hán. Trên quẻ thẻ thường ghi một câu văn ngắn gọn rút từ điển tích Trung Hoa cổ. Căn cứ câu văn ấy, người xin thẻ có thể luận ra "tiền định" cuộc đời mình trong năm đó. Nếu không thông thạo Hán Văn, có thể thuê thầy đồ luận giải giúp. Ngày nay, người ta thường bỏ thẻ tre và thay vào đó bằng những tờ bướm in chữ quốc ngữ với lời giải được soạn sẵn.
Ba Ngày Mùng 1, Mùng 2 Và Mùng 3(theo Hồng Thuý Cẩm Nang Cưới Hỏi)
Trong những ngày đầu năm, Người Việt ta có Câu : Mùng Một tết Cha(bên Nội), Mùng hai tết Mẹ(bên Ngoại), Mùng Ba tết Thầy.
Theo tục xưa truyền lại thì sáng ngày mồng một vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ về bên nội để chúc thọ cha mẹ, ông bà và thắp hương cúng bái tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Theo thông lệ, người con cả, người anh cả, người cháu đích tôn vào trước, sau đó đến hàng em út vào sau, lần lượt nói lời chúc tụng ông bà, cha, mẹ sức khoẻ và những điều tốt lành. Ông bà, cha mẹ bên nội cũng chúc tết lại con cháu kèm theo những đồng tiền mới bọc trong giấy hồng điều gọi là cho lộc con cháu để con cháu lấy may.
Đến mồng hai Tết, vợ chồng con cái lại sang chúc tết bên nhà ngoại. Nghi lễ chúc tết cũng tương tự như bên nhà nội. Sau những nghi thức trang trọng, đầm ấm và thân tình như thế, ông bà cha mẹ con cháu thường quây quần, sum họp bên nhau cùn thưởng thức bữa cố tết đông vui. Nghi thức chúc và ăn tết ngày đầu xuân bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu đậm cho mọi người dân Việt, đặc biệt là tuổi thơ về hạnh phúc gia đình đầm ấm, có trên có dưới, đầy đủ, viên mãn. Nếp sống đẹp ngày Tết thể hiện sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ hai bên nội ngoại - cái gốc sinh thành và giáo dưỡng mình nên người.
Sang ngày mồng ba, người Việt thường dành riêng đi lễ Tết thầy giáo. Với tinh thần tôn sư trọng đạo, người Việt quan niệm Nhất tự vi sư, bán tự vi sư nghĩa là dạy một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy - để tỏ lòng tri ân người có công khai tâm cho con người bằng trí thức, bằng chữ.
Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy là môt phong tục tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn đời xưa. Đây là nét hằng xuyên văn hóa đã được bảo tồn và giữ gìn qua bao thế hệ. Việc giữ gìn, bảo tồn phong tục này trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt là việc làm cần thiết bởi cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, mỗi quan hệ tôn ti trật tự trong gia đình đã có nhiều thay đổi. Nhiều người con vì mải mê làm việc kiếm tiến mà quên đi cha mẹ, không những vậy có những kẻ vì danh lợi mà đối xử tàn tệ với cha mẹ. Tết cha, tết mẹ phải ở cái tâm bởi không tâm thì dù quà cao cỗ đầy cũng không bằng một chén rượu nhạt hay miếng trầu thơm!Ngoài ra còn có câu Mùng Một nhà Cha, Mùng hai nhà Vợ, Mùng Ba nhà Thầy. Để nhắc nhở những người có gia đình không quên cha mẹ vợ.
.
Hạ Nêu (theo Cao Huy Hoá)Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu"
Trong Ngự chế thi, vua Minh Mạng đã nhắc lại tục cổ: ngày 25 tháng chạp là ngày niêm ấn (không tiếp nhận văn thư), đó cũng là ngày dựng nêu; ngày 7 Tết là ngày khai ấn (tiếp nhận văn thư đầu năm mới, đóng dấu ấn), cũng là ngày hạ nêu. Có thể hiểu thời gian cây nêu ở giữa trời là thời gian nghỉ Tết; tuy nhiên triều đình không quy định như thế vì việc triều đình không ngưng nghỉ và chương sớ thì lúc nào cũng có; dầu vậy, vua Minh Mạng đã cho phép các Nha chọn ngày niêm ấn và khai ấn theo tục dân gian nói trên, và chỉ chọn một số ấn không cần thiết cho vào giỏ tre treo lên cây nêu, có tính cách tượng trưng để mừng xuân. Đến đời vua Tự Đức lại có đổi thay, năm Tự Đức thứ 29 (1876), có sớ tâu xin dựng nêu vào giờ Thân (15g-17g) ngày 30 tết, và hạ nêu vào giờ Thìn (7g-9g) ngày mồng 7 Tết. Sau đó có sắc chỉ lấy giờ Thìn ngày 30 và mồng 7 để cho dựng nêu và hạ nêu, lấy đó làm lệ không thay đổi nữa
Ngày nay tục trồng cây Nêu dần bị bỏ qua và quên lãng. Nhưng đó lại là một nét đẹp trong ngày tết của Việt Nam, nếu bị mai một thật là đáng tiếc
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét