Nói đến nền Thi Ca của Trung Hoa, Các nhà Phê bình đều công nhận Đời Đường là chói lọi nhất. Trong Thi Ca đời Đường, ngoài các bài thơ Cổ Thể (còn gọi là Cổ Phong) có từ trước, thơ Cận Thể(thể Thơ Đường Luật), còn xuất hiện một thể thơ mới của Đỗ Phủ. Được chính Ông gọi là Ngô Thể. Đây có thể xem như một thể thơ Đường Luật Phá Cách về luật Bằng Trắc, Luật Niêm. Riêng Gieo Vần và Luật Đối vẫn giữ lại.
(Quên Đi)
Anh Chiêu Đức Thân Mến,
Tôi thật sự thích thú bài viết về Ngô Thể của Anh. Tuy không được phổ biến rộng rãi, không được các Thi Nhân hưởng ứng đông đảo, nhưng theo tôi nghĩ, đây vẫn được xem là thể Thơ Mới đời Đường sau Thể Thơ Cận Thể (Đường Luật). Đây chính là một hiện tượng thể hiện sự phóng khoáng, của Đỗ Phủ, của Người Xưa, cũng như Phan Khôi với Thơ Mới, Thanh Tâm Tuyền với Thơ Tự Do ở Việt Nam.
Mạn phép anh, tôi xin được Trích bài viết này để giới thiệu với mọi người.
Thân Chào
Huỳnh Hữu Đức
Anh Chiêu Đức Thân Mến,
Tôi thật sự thích thú bài viết về Ngô Thể của Anh. Tuy không được phổ biến rộng rãi, không được các Thi Nhân hưởng ứng đông đảo, nhưng theo tôi nghĩ, đây vẫn được xem là thể Thơ Mới đời Đường sau Thể Thơ Cận Thể (Đường Luật). Đây chính là một hiện tượng thể hiện sự phóng khoáng, của Đỗ Phủ, của Người Xưa, cũng như Phan Khôi với Thơ Mới, Thanh Tâm Tuyền với Thơ Tự Do ở Việt Nam.
Mạn phép anh, tôi xin được Trích bài viết này để giới thiệu với mọi người.
Thân Chào
Huỳnh Hữu Đức
Công Nguyên 768 ( Năm Đại Lịch thứ 3 vua Đường Đại Tông ), lúc bấy giờ Đỗ Phủ đã 57 tuổi, đang ở Hồ Bắc. Trước đó, khi ở Quỳ Châu ông rất chú trọng đến Luật thơ và đã làm rất nhiều bài thơ Niêm Luật thật nghiêm cẩn, như 8 bài Thu Hứng....Đồng thời cũng trong thời gian nầy, ông có ý nghĩ muốn bức phá sự trói buộc của Niêm Luật, nên mới muốn thử làm ra một thể thơ mới. Một hôm, ông làm ra một bài thơ Phi Cổ Phi Luật ( không phải Cổ Thi mà cũng không phải Luật Thi ) có tựa là " SẦU " , phía dưới ghi chú là " Cưởng í vi Ngô Thể " ( Đùa rằng đây là thơ NGÔ THỂ ). Tiếp đó , ông lại làm thêm 17, 18 bài như thế nữa, và vì thế mà trong Đường Thi lại thêm một thể loại : Thơ NGÔ THỂ.
Người đời Tống gọi là " Ảo Tự Thi " 拗字詩, hoặc "Ảo Tể " 拗體 ( chữ ẢO 拗 có nghĩa là Trúc trắc, trẹo lưỡi khó đọc ). Đến đời Thanh, thì Quế Phức gọi là " Ngô Quân Thể ", căn cứ vào thi nhân Ngô Quân đời Lương ( một nước trong thời Lục Triều trước đời Đường ), lúc bấy giờ Luật Thơ chưa thành hình, nhưng ông đã chú ý đến Bằng Trắc trong thơ Ngũ Ngôn, mặc dù chưa có Niêm Luật như đời Đường sau nầy, nhưng lời thơ đã thanh thoát suông sẻ mỹ lệ, nên được mọi người hưởng ứng mô phỏng, gọi là Ngô Quân Thể. Nhưng Quế Phức đã nhầm, vì lúc bấy giờ Luật Thi chưa được thành hình, và vì nếu mô phỏng Ngô Quân, thì Đỗ Phủ đã chú là " Ngô Quân Thể " rồi, tại sao chỉ nói gọn là " Ngô Thể " ?!
Người đời Tống gọi là " Ảo Tự Thi " 拗字詩, hoặc "Ảo Tể " 拗體 ( chữ ẢO 拗 có nghĩa là Trúc trắc, trẹo lưỡi khó đọc ). Đến đời Thanh, thì Quế Phức gọi là " Ngô Quân Thể ", căn cứ vào thi nhân Ngô Quân đời Lương ( một nước trong thời Lục Triều trước đời Đường ), lúc bấy giờ Luật Thơ chưa thành hình, nhưng ông đã chú ý đến Bằng Trắc trong thơ Ngũ Ngôn, mặc dù chưa có Niêm Luật như đời Đường sau nầy, nhưng lời thơ đã thanh thoát suông sẻ mỹ lệ, nên được mọi người hưởng ứng mô phỏng, gọi là Ngô Quân Thể. Nhưng Quế Phức đã nhầm, vì lúc bấy giờ Luật Thi chưa được thành hình, và vì nếu mô phỏng Ngô Quân, thì Đỗ Phủ đã chú là " Ngô Quân Thể " rồi, tại sao chỉ nói gọn là " Ngô Thể " ?!
Khi ở Quỳ Châu, vì có ý nghĩ muốn bức phá sự trói buộc của Niêm Luật, nên Đỗ Phủ mới muốn thử làm ra một thể thơ mới. Như ta đã biết 2 bài " SẦU " và " MỘ QUY ", mặc dù bức phá Niêm Luật, nhưng 2 cặp Thực và Luận đều công đối rất tề chỉnh, như :
.........
客子入門月皎皎, Khách tử nhập môn nguyệt giảo giảo,
誰家搗練風淒淒。 Thùy gia đão luyện phong thê thê.
南渡桂水闕舟楫, Nam độ Quế Thủy khuyết chu tiếp,
北歸秦川多鼓鼙。 Bắc quy Tần Xuyên đa cổ bề.....
(Đỗ Chiêu Đức Biên Soạn)
Chúng ta cùng thưởng thức Thơ Ngôn Thể qua bài: " Cưởng hí vi Ngô Thể "( Cưởng là Gượng ép, nên Cưởng Hí có nghĩa là Đùa chơi, Đùa Dai, là thơ làm theo thể Ngô ). và bài Mộ Quy:
愁-強戲為吳體
杜甫
江草日日喚愁生,
巫峽泠泠非世情。
盤渦鷺浴底心性,
獨樹花發自分明。
十年戎馬暗萬國,
異域賓客老孤城。
渭水秦山得見否,
人經罷病虎縱橫
Sầu-Cưởng Hí Vi Ngô Thể
Đỗ Phủ
Giang thảo nhật nhật hoán sầu sinh,
Vu Giáp linh linh phi thế tình.
Bàn oa lộ dục để tâm tính,
Độc thụ hoa phát tự phân minh.
Thập niên nhung mã âm vạn quốc,
Dị vực tân khách lão cô thành.
Vị thuỷ Tần sơn đắc kiến phủ,
Nhân kinh bãi bệnh hổ tung hoành
Dịch Nghĩa: Buồn - Đành Đùa Với Thơ Ngô Thể
Ngày ngày cỏ bên sông xao động nghe buồn
Hẻm núi Vu sơn âm u chẳng chút tình
Nơi cuối vùng nước xoáy cuộn những con cò tắm an vui
Trên cây có một bông hoa nở trông thật rõ ràng
Biết bao nước u ám đau thương vì chính chiến đã mười năm
Người khách già nơi khác như cô độc ở thành này
Biết có còn thấy được núi Tần sông Vị
Người khi hết bệnh sẽ dọc ngang như cọp.
Dịch Thơ: Buồn
Cỏ sông buồn ngày ngày réo gọi
Hẻm Vu Sơn tối tối trêu ai
Cuối đầm cò tắm mê say
Ràng ràng một đóa hoa khai trên cành
Mười năm loạn dân lành nặng gánh
Khổ thân già hiu quạnh tha phương
Núi Tần sông Vị nhớ thương
Một mai thoát bệnh cọp dương danh hùng
(Quên Đi)
" Cưởng hí vi Ngô Thể "( Cưởng là Gượng ép, nên Cưởng Hí có nghĩa là Đùa chơi, Đùa Dai, là thơ làm theo thể Ngô ).
Chữ NGÔ 吳 là Họ Ngô, nước Ngô, đồng âm với chữ NGÔ 吾 là Tôi. Nên, NGÔ THỂ 吾體 còn có nghĩa là Thể Thơ Của TÔI. và theo âm Quan Thoại, chữ NGÔ còn đồng âm với chữ VÔ 無, nên NGÔ THỂ cũng là VÔ THỂ 無體, tức là Không Theo Thể Thơ Nào Cả ! Đây có thể là một cách CHƠI CHỮ của Đỗ Phủ mà thôi :
" Cưởng hí vi Ngô Thể " là " Làm chơi theo thể của Tôi ", hoặc " Làm chơi không theo thể nào cả "....
Nhưng vì tiếng tăm của Đỗ Phủ rất lớn, nên trước sau đã có đến 6 nhà thơ hưởng ứng làm theo " Ngô Thể " nầy, gồm có Bì Nhựt Hưu, Lục Quy Mông đời Đường, Hoàng Đình Kiên, Hồ Đạm Yêm và Lục Du đời Tống, cuối cùng là Biên Liên Bảo đời Thanh.
" MỘ QUY " 《暮歸》 chính là thơ Ngô Thể được Đỗ Phủ làm khi đang ở Hồ Bắc.
暮歸 MỘ QUY
杜甫 Đỗ Phủ.
霜黄碧梧白鶴棲, Sương hoàng bích ngô bạch hạc thê,
城上擊柝複烏啼。 Thành thượng kích thác phục ô đề.
客子入門月皎皎, Khách tử nhập môn nguyệt giảo giảo,
誰家搗練風淒淒。 Thùy gia đão luyện phong thê thê.
南渡桂水闕舟楫, Nam độ Quế Thủy khuyết chu tiếp,
北歸秦川多鼓鼙。 Bắc quy Tần Xuyên đa cổ bề.
年過半百不稱意, Niên quá bán bách bất xứng ý,
明日看雲還杖藜。 Minh nhựt khan vân hoàn trượng lê.
Dịch Nghĩa: Chiều Về
Bạch Hạc đậu trên cành ngô đồng đã vàng lá vì sương thu lạnh lẽo
Trên thành tiếng mõ đã bắt đầu điểm canh lẫn với tiếng quạ kêu sương.
Khách trở về nhà trọ, vào cửa trong lúc ánh trăng đã vằng vặc ngoài trời
Trong khi đó tiếng chày giặc lụa của nhà ai còn vang vang trong gió thu hiu hắt.
Ta muốn xuôi Nam qua dòng Quế Thủy nhưng lại không đủ sức thuê thuyền
Muốn trở về đất Bắc ở Tần Xuyên thì giặc giã chiến tranh, trống trận nổi lên liên miên không dứt.
Quá nửa đời người không có chuyện gì xứng ý toại lòng cả !
Thôi thì, ngày mai lại phải chống gậy mà ngắm mây trời xa xa để thương nhớ về cố hương mà thôi !
Diễn Nôm : Chiều Về
Hạc trắng đậu cành ngô vàng sương lạnh,
Quạ đen kêu tiếng mõ báo canh tàn.
Khách vào nhà đón trăng sáng miên man
Tiếng chày giặt lẫn gió buồn thê thiết.
Muốn về nam không tiền xuôi Quế Thủy,
Bắc Tần Xuyên giục giã trống quân vang.
Quá năm mươi còn lưu lạc chưa an ,
Ngày mai lại gậy lê nhìn mây trắng !
(Đỗ Chiêu Đức.)
x X x
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét