Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

Có Nên Phân Đoạn Một Bài Thơ?


Ngày nay, hầu hết các hậu sinh chúng ta khi làm một bài thơ, thường phân đoạn, mỗi đoạn 4 câu. Tôi đã từng hỏi nhiều người:
-  Tại sao khi làm một bài thơ, lại chia ra làm nhiều đoạn, mỗi đoạn thường có 4 câu?
Thế là tôi nhận được các câu trả lời:
- Thấy bài thơ sáng sủa, dễ đọc và đẹp hơn.
- Không biết, chỉ vì thấy người ta làm thế, nên làm theo.
Tất cả các câu trả lời đều có nội dung như thế.
Vậy việc phân đoạn có nguồn gốc từ đâu? Sao chỉ thấy ở Việt Nam ta mà không thấy ở Trung Hoa?

A- Nguồn Gốc Là Những Bài Tứ Tuyệt.

Sự thật việc chia đoạn một bài đều có nguyên nhân, có chủ ý, chứ không thể tùy tiện chia đoạn như thế.
Chúng ta đều biết, mỗi bài thơ Tứ Tuyệt đã đủ để diễn tả ý của Tác giả. Nếu thấy còn cảm xúc, các cụ nhà ta làm thêm một hay nhiều đoạn nữa, nhưng chừa khoảng cách với bài trước. Cứ như thế cho đến khi cạn ý.
Từ hình thức đó, các nhà thơ sau này cứ làm theo một cách rất ư là máy móc.

Để có sự khách quan, tất cả những thí dụ bên dưới, đều chụp lại từ những quyển sách đã ấn hành vào thập niên 1960 trở về trước:

Gió Thu của Tản Đà  

trích đoạn Nguyệt Cầm của Xuân Diệu  
Đà Lạt Đêm Sương của Quách Tấn 

trích đoạn Hủ Nho Lo Việc Đời của Tản Đà 

B- Những Bài Thơ có Thể Phân Đoạn

1-  Mỗi Đoạn Trong Bài Thơ Gieo Vần Khác Nhau:

trích đoạn bài thơ "Hai Cô Thiếu Nữ" của Nguyễn Thị Manh Manh
 

trích đoạn Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp

trích đoạn Ông Đồ của Vũ Đình Liên   
2- Không gian, Thời gian ở mỗi Đoạn trong bài được thay đổi:

trích đoạn Xuân Về của Nguyễn Bính 
trích đoạn Nhớ Rừng của Thế Lữ 

3- Bài Thơ Lục Bát hay Song Thất Lục Bát được đổi Vận và Chuyển Ý. Đây chỉ là trường hợp bất khả kháng, khi tác giả thay đổi Vần gieo, hay chuyển đến một không gian hoặc thời gian khác:

Nhớ Dài của Anh Thơ 

trích đoạn Phong Thi của Tản Đà  
 
trích đoạn Cổng Làng của Bàng Bá Lân  

B- Những Dạng Thơ Không Thể Phân Đoạn

1- Đối với những bài thơ Liên Vận, hay ý thơ liên tục, thì không nên chia đoạn, vì vần câu dưới tiếp nối vần của câu trên, nếu chúng ta ngắt đoạn, như thế sẽ làm mất tính liên tục của bài thơ.

trích đoạn "Những Người Của Ngày Mai" Nguyễn Bính 

Hoàng Hôn - Lưu Trọng Lư   

2- Như Thơ Lục Bát hay Song Thất Lục Bát không nên Phân Đoạn. Nguyên tắc này người theo phái Thơ Cũ hay Thơ Mới đều tôn trọng:

trích đoạn Thề Non Nước của Tản Đà  
 
trích đoạn Người Hàng Xóm của Nguyễn Bính    
trích đoạn Sứ Giả của Lưu Trọng Lư  

4- Ngoài ra khi bài thơ không hề Liên Vận, nhưng ý các câu liên kết chặt chẽ, cũng không thể ngát đoạn thành mỗi đoạn 4 câu, làm như thế ý thơ sẽ bị rời rạc.

Về Quê của Thanh Tịnh  


trích đoạn "Tiếng Súng Đêm Xuân" của Nguyễn Vỹ   

4- Bài Thơ Độc Vận

trích đoạn Tết Đoan Ngọ Hay Tết Dị Đoan của Tú Mỡ  
C- Kết Luận

Qua những trình bày bên trên, việc phân đoạn một bài thơ của các bậc Tiền Bối đều có lý do, có mục đích cụ thể. Sự phân đoạn được diễn biến theo Ý, Vần của từng đoạn trong một bài thơ.
Chứ không như chúng ta, phân chia bài thơ một cách khá tùy tiện, và máy móc, cho dù đó là một bài thơ Lục Bát, hay một bài Thơ Mới liên vận.
Việc tùy hứng này đã khiến sự êm ái của bài thơ gieo vần theo cách Liên Vận bị đứt khoảng. Giống như một chiếc xe đang chạy phon phon trên đường, bất thần bị ngăn lại. Thơ không chỉ đọc suôn, mà là thưởng thức, giống như ta đang thưởng thức một bản nhạc, đang giữa chừng bị vấp hay nhịp bị chỏi, lúc đó người nghe sẽ cảm thấy thế nào là mất hứng.
Nếu Thơ biết nói, có lẽ chúng sẽ buồn biết mấy!!!

Huỳnh Hữu Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét