Cuối năm 81 khi tôi được ra khỏi nhà tù Xuyên Mộc ...về nhà nhìn thấy cảnh nheo nhóc của bà vợ và ba đứa con thơ dại..Tôi đau lòng lắm nên cố gắng tìm cho ra một công việc để phụ giúp gia đình..như dù cho tôi có cất công tìm kiếm thì mọi chuyện vẫn không có kết quả gì.
Tôi cũng muốn dùng nghề tay trái là sửa Tivi,Radio cassette làm kế sinh nhai nhưng cái chợ trời điện máy Huỳnh Thúc Kháng là nơi tập trung những tay sừng sỏ lâu đơi .thâm căn cố đế từ lâu khiến cho tôi trở thành kẻ lang thang sửa chữa dạo..mới đầu là nhưng nhà họ hàng thân quen sau họ giới thiệu cho bạn bè và tôi sống bằng cái nghề sửa dạo từ đó..
Nhưng đến một ngày Bà Tổ trưởng Tổ Dân Phố nói cho tôi biết là Công An Khu vực vì nghi tôi dùng nghề sửa chữa Điện Tử để làm cái cớ cho những hoạt động nghe đài ngoại và liên lạc với các nhóm phản động chống phá Nhà nước Cách Mạng...Thực sự tôi cũng rất hoang mang nên chỉ đi sửa bên ngoài mà không dám mang máy về nhà điều này làm tôi mất rất nhiều thời gian di chuyển qua lại nên thu nhập chẳng được bao nhiêu.
Tôi quyết định đi tìm thêm một công việc khác...may mắn cho tôi là trong xóm có một ông già cỡ khoảng trên dưới 60 tuổi .mỗi khi họp Tổ Dân Phố hay ngồi cạnh tôi...qua lại nhiều lần nên quen biết ,ông ta biết tôi là dân Cải Tạo mới được tha về nên có qua lại tâm sự..Tôi than phiền không đủ sống...Một bữa ông tình cờ gặp tôi tại đầu hẻm trong lúc tôi đang chờ vá lốp chiếc xe đạp cũ mèm từ thời Vua Bảo Đại do vơ tôi mua được tư một người bán ve chai trong xóm..Ông rủ tôi ra quán cà phê cạnh chỗ sửa xe và kêu hai ly cà phê đá..Trong khi chờ đợi ông nhìn tôi và chậm rãi hỏi:
- Chú có muốn theo tôi đi làm không???
Tôi nhìn ông và tự hỏi không biết ông ta làm nghề gì .nhìn dáng ông khắc khổ .da mặt đen nhám phong trần ,,tôi nghĩ ông làm nghề xây dựng sửa chữa nhà cửa ..tự nhiên tôi hơi e ngại không biết mình có đủ sức làm cái công việc phụ hồ này hay không?
Thấy tôi lúng túng chưa kịp trả lời thì ông đã nói ngay:
- Công việc này không có gì là vất vả ..nhưng chú đã có bao giờ đàn hát hay chơi nhạc hay chưa???
Tôi buột miệng trả lơi là cái vụ đàn hát vui chơi là cái thú vui của tôi từ hồi còn đi học .tôi tưng hát và ngâm thơ cho chương trình phát thanh tại Đài Phát Thanh Dalat và thương tham gia các hoạt động văn nghệ tập thể tại Dalat
Ông nói vậy thì anh có thể theo tôi làm việc nhưng trước hết anh phải bỏ chút công sức ra tập luyện cho quen với cái nghề này đã...
Sau đó ông cho biết ông đang hiện tại là Tổ Trưởng cho cho một ban nhạc Nhà Đòn chuyên mai táng...Mới đầu tôi hơi ngỡ ngàng không ngờ rằng cuộc đời mình lại đi vào cái ngõ cụt như thế này sao ??? Suy nghĩ một lát rồi tôi xin ông cho tôi về suy nghĩ rồi sẽ trả lời ông sau..
Khi tôi về nhà nói cho vợ tôi nghe thì vợ tôi nhìn tôi rất lâu và rơm rớm nước mắt nói với tôi răng...Bô...hết công việc rồi hay sao mà ông phải đi làm nghề này....???!!!!
Tôi trấn an bà vợ bằng câu " Gặp thời thế...Thế thời phải thế..." Tính tôi xưa nay thích tiếu lâm nên cười và an ủi vợ là cứ làm thử xem sao nếu không hợp thì nghỉ việc chứ có sao đâu mà lo?
Ngay hôm sau tôi qua nhà ông và xin ông cho tôi được theo nghề này...Ông nói hiên trong ban nhạc của ông đang thiếu một tay thổi kèn đồng trumpet...vì cái ông già phụ trách thổi kèn đã mắc bệnh lao phổi không còn sức thổi kèn mà trong đám táng kèn là nhạc khí xôm tụ ,ồn ào nhất ,nổi bật nhất và dễ ăn tiền nhât ..vì Tang gia chỉ nhìn vào số lương nhạc cụ trong đoàn mà ra giá tiền thuê mướn..
Ông bảo tôi ngồi đợi ông ,một lúc sau ông đem ra một cái kèn đồng đã cũ,ông cho tôi địa chỉ chỗ sửa chữa và đánh bóng...Tôi chỉ đủ tiền sửa chữa còn phần đánh bóng tôi sẽ tự làm tại nhà..
Và ngay ngày hôm đó ông chỉ dẫn cho tôi cách nén hơi,ém hơi và tập luyện hơi thở sao cho có đủ hơi đẻ thổi kèn....kể từ hôm đó tôi là đệ tử được ông truyền dạy cho cách thổi ken Điệu " Lâm Khốc,," một điêu nhạc ai oán bi thương làm ngươi nghe không khỏi nghẹn ngào xúc động rơi nước mắt....khi mới tập phải lấy giẻ rách bịt bớt loa kèn cho bớt tiếng ồn sơ hang xóm than phiền...sau quen dần tôi thương ra các nghĩa trang vắng vẻ để luyện tập...tại nơi này tôi tha hồ mà lấy hơi lỗ rốn dồn vào cây kèn mà thổi thật to cho thỏa thích...lâu lâu ông đi xe gắn máy ra chỗ tôi tập chỉ dẫn thêm cách luyến láy. cach lấyhơi dài,hơi ngăn,ếm hơi và cách nghỉ ngơi sau mỗi điêu kèn...vì thường các nhạc cụ phải luân phiên trình tấu cho nhau nghỉ ngơi trừ kèn, thì trống ,thanh la , chũm chọe phải đánh liên tục không ngừng...càng ồn ào náo nhiệt bao nhiêu thì càng ăn tiền bấy nhiêu..dĩ nhiên là đôi khi tang chủ hào phóng còn có thể cho " boa.." rất hậu hĩnh...
Một tháng sau thì ông cho tôi gia nhập.." Dàn nhạc giao hưởng độc đáo của thế ký .." sau khi đã kiểm tra kỹ thuật thổi kèn của tôi...tạm được nhưng chưa đạt yêu cầu.....
Mỗi thành viên phải tự mua sắm y phục cho chính mình gồm khăn đóng áo dài màu đen, quần trắng, quần áo này tôi ra chợ trời Dân sinh cũ không có sẵn thì đặt mua họ hẹn ngày tới lấy.. riêng có cái quần trắng chỉ sau một thời gian ngắn đã biến thành màu cháo lòng dù cho mụ vợ nhà tôi có cố công giặt sạch cũng không trăng ra chút nào..mỗi thành viên phải tư trang bị cho mình một cặp kính râm để trông có vẻ tôn kính người đã khuất nếu không để cặp mắt láo liêng như quạ vào chuồng lợn thì mất điểm với Tang chủ....
Mỗi khi có khách tới viếng linh sàng thì ban nhạc lại phải ầm ỹ tấu lên những khúc bi ai nhất hòa với tiếng khóc than của thân quyến...tiếng kèn trống chỉ ngừng lại khi khách viếng tới chia buồn cùng tang quyến, sau đó dàn nhạc lại ồn ào với điệu " Đăng Đàn cung " để tiễn khách ra về...
Mệt mỏi nhất cho ban nhạc là lúc Di quan,,và lúc Hạ Huyệt...Ban nhạc phải vận hết công phu tập luyện bấy lâu ra biểu diễn cho tang quyến được hài long thì những đồ cúng cho người chết mang theo khi chôn xong sẽ được chia đều cho ban nhạc mang về..nào.. xôi chuối ,trái cây làm quà cho con cháu trong nhà vì chúng biết Bố chúng đi đâu ,làm gì và mang về cho chúng những gì......???!!!
Mỗi lần có đám táng như thế là khi tôi trở về nhà thì bị tức ngực khó thở vì quá mất sức...
Có lần tang chủ hào phóng muốn bố thí tạo phúc đức cho con cháu của người đã khuất ,ngoài tiền công ,tiền Boa,còn mời chúng tôi về lại nhà ăn cơm...Dĩ nhiên là chúng tôi được một bữa no say mệt nghỉ...
Trên dương về tôi không thể nào leo lên nổi chiếc xe đạp...đành phải cột hai vạt áo dài lại với nhau..trên cổ đeo cái kèn đồng ..tay dắt cái xe đạp .lảo đảo dắt bộ sát lề đường đi về nhà...
Có một lần, khi đang đi trên đường Lê-Văn-Duyệt thì gặp một người đang đi trên lề đường,,tới gân hơn thì nhận ra Huynh Trưởng Đào-Phú-Cường Khóa 8 đang lang thang đi trên vỉa hè,..
Ngài không nhận ra tôi cho tới khi tôi bỏ cặp kính dâm ra thì ngài cười và hỏi tôi rằng đi đâu đó..tôi nói là đi đám ma về....ngài tưởng tôi đi dư đám tang...nhưng tôi nói là tôi trong ban nhạc nhà đòn...Anh cười toe và nhìn vào cái kèn đồng đang lủng lẳng treo trên cổ tôi và nói:
Khi xưa Quan Phó đi dự đám cúng đình lễ Tết thi kèn trống vang lừng đưa đón ông Phó Quận..nay thì đến lượt ông Phó phùng mang mím miêng ra sức thổi kèn tiễn đưa người dân tới nơi an nghỉ cuối cùng cũng vì miếng cơm manh áo,...chuyện đời biến đổi không thể nào biết trước được..
Ô HÔ...!!!.....Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Cuộc đời không biết về đâu...cho đến một ngày tôi bị chảy máu bao tử vì quá lao lực nên đành phải giã từ cái nghề Định Mệnh bất đắc dĩ này...
Cuộc đời gió thổi mây bay
Tiếng kèn đưa tiễn một ngày không xa..??!!
Tiếng kèn đưa tiễn một ngày không xa..??!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét