Năm
cũ sắp qua, năm mới sắp đến, trong văn hoá Việt chúng ta cũng như Trung
Hoa, Tết mà vắng câu đối coi như ngày xuân thiếu đi phần nào hương vị.
Câu
đối có từ rất lâu đời, thế nhưng đến nay vẫn không bị đào thải, bấy
nhiêu đó cũng đủ chứng minh đây là món ăn tinh thần, nét văn hoá đặc sắc
không thể thiếu trong các dịp lễ hội .
Viết câu đối có khó không? - Xin thưa để viết được câu đối không khó, chỉ cần chúng ta nắm vững nguyên tắc là được.
Về
Nguyên tắc viết câu đối, đã có rất nhiều bài viết, nội dung đại khái
giống nhau. Dưới đây chúng tôi trình bày những đều ít hoặc chưa được nói
đến.
Chữ
viết thông dụng của Việt Nam chúng ta trước đây là Hán Tự và chữ Nôm
(một loại chữ biến đổi từ Hán Tự). Sang hậu bán thế kỷ 19 dần chuyển
sang loại chữ theo mẫu tự La Tinh. Chính vì thế nguyên tắc viết câu đối
cũng có thêm chút khác biệt.
Thế
kỷ 19 là giai đoạn chuyển tiếp từ chữ Hán, Chữ Nôm sang chữ Quốc Ngữ
ngày nay, chúng tôi chia nguyên tắc viết câu đối ra làm hai thời kỳ.
Giai đoạn Trước thế kỷ 19 và Giai đoạn sau thế kỷ 19. Đồng thời nêu
những khác biệt giữa câu đối trước và sau TK 19
Giai Đoạn Trước Thế Kỷ 19
- Chỉ đối Bằng Trắc cuối câu
Đây
là thời kỳ các văn bản hoàn toàn dùng chữ Hán và chữ Nôm. Ở giai đoạn
này Thi Văn ...không hề có chữ Hoa, dấu ngưng dấu nghỉ gì cả. Khi viết
hết một câu, tròn một ý thì Tiền Nhân vẽ một khuyên tròn như chữ "o". Do
đó, các câu đối không hề có dấu dừng ở giữa câu, mà đi một hơi đến
cuối câu:
人生七十古來稀。
Nhân sinh thất thập cổ lai hy
人生七十古來稀。
Nhân sinh thất thập cổ lai hy
Nhật Nguyệt Quang Chiếu
Thập Phương (Vầng Nhật Nguyệt Chiếu Mười Phương Rạng Rỡ)
Tổ Tông Lưu Thuỳ Vạn Thế (Đức Tổ Tiên Lưu Muôn Thuở Sáng Ngời).
hay
- "Ai công hầu ai khanh tướng vòng trần ai ai dễ biết ai"
- Đặng Trần Thường - Tướng của Chúa Nguyễn Ánh
- "Thế Chiến Quốc thế Xuân Thu gặp thời thế thế thời phải thế"
- Ngô Thì Nhậm - Tướng của Vua Nguyễn Huệ
Chúng ta thấy vế xướng của Đặng Trần Thường có 1 chữ "Trần" (chữ lót
giữa tên và họ). Còn vế đối của Ngô Thời Nhậm có đến 2 chữ "Thời" ( chữ lót giữa tên và họ). Như thế là không chỉnh, dư 1 chữ Thời
Có thuyết nói rằng, nguyên vế đối lại của Ngô Thời Nhậm là:
Thế Chiến Quốc thế Xuân Thu gặp thời thế thế nào
vẫn thế mới là đúng.
Theo chúng tôi nhận xét, vế đối này mới thật sự là chỉnh, chỉnh hơn vế bên trên.Vì chỉ có 1 chữ "Thời"
- Đối Thơ
Nếu
Vế Xướng viết theo thơ Ngũ Ngôn (câu 5 chữ) hay Thất Ngôn Đường Luật,
Vế Đối phải đối theo hai câu Thực (câu 3;4) và hai câu Luận (câu 5;6)
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ.
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên.
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ.
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên.
(Dịch nghĩa: Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân. Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là trước hết)
“Ruồi “đậu” mâm xôi “đậu”
“Kiến “bò” dĩa thịt “bò”
“Ruồi “đậu” mâm xôi “đậu”
“Kiến “bò” dĩa thịt “bò”
Giai Đoạn Sau Thế Kỷ 19
- Đối Bằng Trắc tất cả các đoạn trong câu.
Sau
thế Kỷ 19, chữ Quốc Ngữ chúng ta hoàn toàn theo cú pháp của Phương Tây
các dấu (.),(,),(?)...xuất hiện trong câu văn, câu thơ và cả câu đối. Từ
đó các câu đối dài, được chia ra làm nhiều đoạn.Chính vì vậy có thêm
một nguyên tắc là các chữ cuối các đoạn phải đối Bằng Trắc với chữ cuối
của Vế Đối. Trường hợp ngoại lệ đối vối những câu đối quá dài, sẽ không phải theo nguyên tắc này.
Thí dụ
Nực cười thay: nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà tết!
Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi!
Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi!
(Trần Tế Xương)
-
Nếu như thế câu đối dưới đây, cả hai vế đều phạm nguyên tắc Bằng Trắc
chữ cuối mỗi đoạn và chữ cuối vế, chữ cuối của đoạn thứ nhất của cả hai
vế đều cùng bằng trắc với chữ cuối của vế đối. Một văn tài như Trạng
Nguyên Mạc Đĩnh Chi và vị quan Tàu lại viết câu đối sai?
"Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách
quá quan"
("Qua cửa quan trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan")
Vế ra câu đối của quan giữ ải Phong Luỹ, Trung Hoa
"Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối"
("Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, mời tiên sinh đối trước")
Câu đối lại của sứ thần Việt, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi
Vế
xướng cũng như vế đối của Câu Đối trên không sai nguyên tắc. Vào thời
câu đối trên xuất hiện, không có những dấu phết như chúng ta thấy ở
trên, sai là do ngày nay khi biên soạn lại, thêm những dấu phết vào.
Chúng ta lạm dụng dấu phết không đúng chỗ, khiến cho câu đối từ đúng trở thành sai. Việc lạm dụng các dấu chấm, phết, áp dụng cho văn thơ ngày xưa thật sự là một sai lầm, đôi lúc làm lệch ý của người xưa. Vì người xưa đâu có những dấu chấm phết thế này. Những trường hợp này ta thấy nhan nhãn trong các trang web.
Chúng ta lạm dụng dấu phết không đúng chỗ, khiến cho câu đối từ đúng trở thành sai. Việc lạm dụng các dấu chấm, phết, áp dụng cho văn thơ ngày xưa thật sự là một sai lầm, đôi lúc làm lệch ý của người xưa. Vì người xưa đâu có những dấu chấm phết thế này. Những trường hợp này ta thấy nhan nhãn trong các trang web.
Thí dụ như câu đối:
“Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ(Thiên tăng tuế nguyệt niên tăng thọ)
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”(Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường)
(Trời thêm tuổi mới năm thêm
thọ Xuân khắp càn khôn phúc khắp nhà)
Đây
là câu đối thơ 7 chữ của Tiền Nhân, không hề có dấu phết. Thế mà người
sưu tầm câu này khi đưa vào trang Web lại thêm dấu phết vào làm sai lệch
đi.
- Đối Thơ
Cũng giống như Đối Thơ ở phần trên.
Cũng giống như Đối Thơ ở phần trên.
Những câu đối thú vị
Trong
kho tàng văn học chúng ta không hề thiếu những câu đối rất thú vị. Đối
với câu đối Hán Việt, chúng tôi chưa thấy câu đối nào chưa đối được?
Nhưng với các câu đối Việt ngữ của chúng ta thì rất nhiều, như vài thí
dụ sau:
1- Vua Tự Đức có 1 câu đối rất chỉnh mà đến nay chưa chắc ai giải được.
Vế đối ra:
Kia mấy cây mía
và vế đối lại cũng của vua Tự Đức là:
Có vài cái vò
Rất chỉnh, không một sai sót nào. Ngoài chính Ngài đối lại, đến nay chưa có câu nào đối lại cả.
2 - "Da trắng vỗ bì bạch" - (Đoàn Thị Điểm)
Có rất nhiều câu đối lại, nhưng đến nay vẫn không có câu đối nào chỉnh
"Rừng sâu mưa lâm thâm" --
"Quạ vàng đội kim ô" --
"Tay tơ sờ tí ti"
"Con thầy bắt sư tử".
.....
"Quạ vàng đội kim ô" --
"Tay tơ sờ tí ti"
"Con thầy bắt sư tử".
.....
Chúng
ta thử tìm hiểu tại sao đến nay câu "Da trắng vỗ bì bạch" vẫn chưa có
câu đối nào được chấp nhận, mặc dầu đã có rất nhiều người đối.
- Thứ nhất : chỉ có 5 chữ, nhưng lại có hai danh từ Da, Bì, hai tĩnh từ Bạch, Trắng và một động từ Vỗ
- Thứ hai : đây là câu đối thơ, khi đối, ta phải đối theo hai câu Thực hoặc hai câu Luận của thơ Đường Luật Ngũ Ngôn.
- Thứ ba : nghĩa và ý các chữ của vế xướng.
Nhìn lại các vế đối lại , không một câu nào thoả đủ các điều trên.
3- Con cá đối nằm trên cối đá
Câu đối này tương tợ như câu "Da trắng vỗ bì bạch" cũng là đối thơ Thất
Ngôn Đường Luật...chỉ khác là không hề dùng chữ Việt giải nghĩa chữ Hán
Việt, mà lại nói lái.
Theo chúng tôi được biết là chưa có vế nào đối lại.
Riêng cá nhân tôi cũng xin góp vui đối lại câu đối này, nhưng không được thanh lắm.
Con cá đối nằm trên cối đá
Cái mông đầm tạ lên mâm đồng
Nói tóm lại, câu đối tuy dễ mà khó. Chẳng khác nào câu của Tú Bà nói với Kiều : Nghề chơi cũng lắm công phu.
Huỳnh Hữu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét