Quả cau nho nhỏ miếng trầu ôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Mỗi khi đọc bài thơ "Mời Trầu" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, tôi thường liên tưởng đến bài ca dao từng học thuộc lòng từ năm Đệ Thất.
Quả cau nho nho cái vỏ vân vân,
Nay anh học gần, mai anh học xa
Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
Lúc đó, Thầy Cô không hề giải thích gì nhiều, chỉ đại khái " ngày xưa, con gái thường lấy chồng sớm". Chỉ thế thôi.
Nhưng khi lớn lên, những thắc mắc từ bốn câu trong bài:
Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
thường khiến tôi suy nghĩ: Tại sao lấy chồng sớm thế? Đâu là lý do khiến cho các cô gái ngày xưa thường lấy chồng sớm?
Có lẽ vì tục Tảo Hôn nên người ta cưới vợ gã chồng sớm cho con.
A/ Tục Tảo Hôn
Không biết xuất hiện vào lúc nào, hầu hết các nơi trên thế giới đều có tục Tảo Hôn này, mãi đến ngày nay, các quốc gia ở Châu Phi, Trung Đông hay Nam Á vẫn còn xuất hiện tục Tảo Hôn. Riêng ở Việt Nam, ở vùng cao nơi các đồng bào dân tộc, đến nay vẫn còn giữ tục này.
Nguyên nhân nào nảy sinh ra tục này? Có thể từ những nguyên nhân sau đây:
1/ Tuổi thọ trước đây thấp
Theo thông kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tuổi thọ bình quân của con người năm 2009-2010 là 71 tuổi. Nhưng vài trăm năm trở về trước, tuổi thọ của con người chỉ vào khoảng 45-50, chính vì thế vào thời đó, các gia đình giàu có hay quan lại thường làm tiệc mừng thọ tứ tuần , ngũ tuần...Còn tuổi thọ mà ngày nay gọi là trung bình, thì trước đây lại rất hiếm, điển hình là câu thơ nổi tiếng trong bài Khúc Giang Kỳ II của thi hào đời Đường bên Tàu là Đỗ Phủ:
Nhân Sinh thất thập cổ lai hy (con người sống đến tuổi 70 xưa nay hiếm có).
2/ Sớm có người nối dõi tông đường
Theo quan niệm xưa: Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại
(trong ba điều bất hiếu, không có người nối dõi là tội bất hiếu lớn nhất)
Trong khi tuổi thọ của con người ngắn, nên gia đình cho con cháu lập gia đình sớm để có người nối dõi.
3/ Có nhiều lao động, quan niệm con đàn cháu đống
Do sống bằng nghề nông, lao động chân tay là chính, nên gia đình cần nhiều người lo ruộng rẩy. Nhà càng có nhiều người, sẽ làm được nhiều việc hơn. Vì vậy nhà nào có con trai muốn con lập gia đình sớm, còn nhà có con gái muốn gả đi cho đỡ miệng ăn (trọng nam khinh nữ).
4/ Phát triển sinh lý sớm
"Nữ thập tam, nam thập lục" là tuổi dậy thì của nữ là 13 và của nam là 16.
Khi con đến tuổi này là có thể dựng vợ gả chồng được rồi.
B/ Tư tưởng trong bài ca dao
Trên đây là quan niệm của xã hội thời bấy giờ. Thế nhưng còn tâm trạng người con gái trong bài ca dao thế nào? Họ có thật sự muốn lấy chồng sớm thế không ?
Một cái buồn sâu lắng toát ra từ các câu ca dao, một cô bé ăn chưa no lo chưa tới, đã về sống chung với những người xa lạ, thay đổi môi trường và hoàn cảnh sống khi hãy còn khờ dại, chưa đủ hiểu biết để thích nghi với vai trò mới. Chưa biết rõ làm vợ là thế nào, phải làm gì, thì đã đeo mang con cái.
Một sự mỉa mai thật tế nhị, khi mỗi năm cho ra đời một đứa bé. Mới 18 tuổi đã có 5 con, một nổi buồn, một sự thở than, trách móc cho phận làm thân con gái. Chưa được vui hết cái tuổi trẻ con đã gánh lấy vai trò làm mẹ. Còn gì cay đắng hơn, khi nhìn đàn con nheo nhóc rồi nhìn lại mình vừa mới độ chớm xuân.
Từ trong thâm tâm, có thể cô gái hoàn toàn không muốn lấy chồng sớm thế này, chỉ muốn được sống trọn vẹn với tuổi thơ của mình.
Bài ca dao thể hiện sự bất mãn với tục tảo hôn, một tục lệ đã cướp đi tuổi thơ ngây, cướp đi khoảng thời gian hồn nhiên trong sáng của các cô gái. Chính xác hơn, đây là một thông điệp mạnh mẽ đánh động đến mọi tầng lớp trong xã hội, để tất cả cùng bắt tay nhau dẹp bỏ tục lệ này, hầu mang lại nụ cười, mang lại nguồn vui cho các cô bé còn trong tuổi vô tư.
Huỳnh Hữu Đức
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Mỗi khi đọc bài thơ "Mời Trầu" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, tôi thường liên tưởng đến bài ca dao từng học thuộc lòng từ năm Đệ Thất.
Quả cau nho nho cái vỏ vân vân,
Nay anh học gần, mai anh học xa
Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
Lúc đó, Thầy Cô không hề giải thích gì nhiều, chỉ đại khái " ngày xưa, con gái thường lấy chồng sớm". Chỉ thế thôi.
Nhưng khi lớn lên, những thắc mắc từ bốn câu trong bài:
Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
thường khiến tôi suy nghĩ: Tại sao lấy chồng sớm thế? Đâu là lý do khiến cho các cô gái ngày xưa thường lấy chồng sớm?
Có lẽ vì tục Tảo Hôn nên người ta cưới vợ gã chồng sớm cho con.
A/ Tục Tảo Hôn
Không biết xuất hiện vào lúc nào, hầu hết các nơi trên thế giới đều có tục Tảo Hôn này, mãi đến ngày nay, các quốc gia ở Châu Phi, Trung Đông hay Nam Á vẫn còn xuất hiện tục Tảo Hôn. Riêng ở Việt Nam, ở vùng cao nơi các đồng bào dân tộc, đến nay vẫn còn giữ tục này.
Nguyên nhân nào nảy sinh ra tục này? Có thể từ những nguyên nhân sau đây:
1/ Tuổi thọ trước đây thấp
Theo thông kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tuổi thọ bình quân của con người năm 2009-2010 là 71 tuổi. Nhưng vài trăm năm trở về trước, tuổi thọ của con người chỉ vào khoảng 45-50, chính vì thế vào thời đó, các gia đình giàu có hay quan lại thường làm tiệc mừng thọ tứ tuần , ngũ tuần...Còn tuổi thọ mà ngày nay gọi là trung bình, thì trước đây lại rất hiếm, điển hình là câu thơ nổi tiếng trong bài Khúc Giang Kỳ II của thi hào đời Đường bên Tàu là Đỗ Phủ:
Nhân Sinh thất thập cổ lai hy (con người sống đến tuổi 70 xưa nay hiếm có).
2/ Sớm có người nối dõi tông đường
Theo quan niệm xưa: Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại
(trong ba điều bất hiếu, không có người nối dõi là tội bất hiếu lớn nhất)
Trong khi tuổi thọ của con người ngắn, nên gia đình cho con cháu lập gia đình sớm để có người nối dõi.
3/ Có nhiều lao động, quan niệm con đàn cháu đống
Do sống bằng nghề nông, lao động chân tay là chính, nên gia đình cần nhiều người lo ruộng rẩy. Nhà càng có nhiều người, sẽ làm được nhiều việc hơn. Vì vậy nhà nào có con trai muốn con lập gia đình sớm, còn nhà có con gái muốn gả đi cho đỡ miệng ăn (trọng nam khinh nữ).
4/ Phát triển sinh lý sớm
"Nữ thập tam, nam thập lục" là tuổi dậy thì của nữ là 13 và của nam là 16.
Khi con đến tuổi này là có thể dựng vợ gả chồng được rồi.
B/ Tư tưởng trong bài ca dao
Trên đây là quan niệm của xã hội thời bấy giờ. Thế nhưng còn tâm trạng người con gái trong bài ca dao thế nào? Họ có thật sự muốn lấy chồng sớm thế không ?
Một cái buồn sâu lắng toát ra từ các câu ca dao, một cô bé ăn chưa no lo chưa tới, đã về sống chung với những người xa lạ, thay đổi môi trường và hoàn cảnh sống khi hãy còn khờ dại, chưa đủ hiểu biết để thích nghi với vai trò mới. Chưa biết rõ làm vợ là thế nào, phải làm gì, thì đã đeo mang con cái.
Một sự mỉa mai thật tế nhị, khi mỗi năm cho ra đời một đứa bé. Mới 18 tuổi đã có 5 con, một nổi buồn, một sự thở than, trách móc cho phận làm thân con gái. Chưa được vui hết cái tuổi trẻ con đã gánh lấy vai trò làm mẹ. Còn gì cay đắng hơn, khi nhìn đàn con nheo nhóc rồi nhìn lại mình vừa mới độ chớm xuân.
Từ trong thâm tâm, có thể cô gái hoàn toàn không muốn lấy chồng sớm thế này, chỉ muốn được sống trọn vẹn với tuổi thơ của mình.
Bài ca dao thể hiện sự bất mãn với tục tảo hôn, một tục lệ đã cướp đi tuổi thơ ngây, cướp đi khoảng thời gian hồn nhiên trong sáng của các cô gái. Chính xác hơn, đây là một thông điệp mạnh mẽ đánh động đến mọi tầng lớp trong xã hội, để tất cả cùng bắt tay nhau dẹp bỏ tục lệ này, hầu mang lại nụ cười, mang lại nguồn vui cho các cô bé còn trong tuổi vô tư.
Huỳnh Hữu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét