Di Ảnh Ông Nội
Đến với thơ văn ở mỗi người mỗi khác, đều có một nét riêng, tuỳ vào hoàn cảnh, môi trường đưa đẩy. Cho dù thế nào, người tìm đến thơ văn vẫn có những điểm chung, trước hết là yêu thích thơ văn, tiếp theo có đôi chút lãng mạn, có trí tưởng tượng phong phú... Riêng tôi, con đường đi đến thi văn do ảnh hưởng từ những người mà tôi có dịp thân cận, gần gũi.
Vào năm học Đệ Ngũ, tôi đã say mê tìm hiểu về thơ Đường Luật. Có lẽ do ảnh hưởng của Ông Nội lúc ông còn sinh thời, khi tôi còn học ở bậc Tiểu Học.
Tôi không hề biết Bà Nội, chỉ nghe ba tả lại thôi, vì Bà mất lúc Ba chưa lập gia đình. Còn với ông Nội thì tôi nhớ rất rõ. Tướng ông cao ráo, dáng gầy gầy, thường mặc bộ đồ bà ba màu trắng, chân mang đôi guốc vông, với cây dù đen, không hề
rời mỗi khi ông ra khỏi nhà. Tuy đã gần 70, nhưng nội tôi còn rất khỏe,
tóc của Nội chỉ mới lấm tấm trắng, riêng bộ râu thì bạc hoàn toàn.
Quê nội tôi ở Cầu Dừa, Chợ Lách, Vĩnh Long (tên ngày xưa của Phú Phụng), hiện tại mồ mã ông
bà, ba má, các cô cùng đứa em trai thứ bảy của tôi đều an nghỉ nơi đây.
Lúc sinh thời, Nội cũng đóng góp ít nhiều công sức cho đình làng địa phương, nên được bà con chợ Cầu Dừa đề cử chức danh Kế Hiền. Tôi nhớ mãi hình ảnh Ông, nhất là trong những ngày gần Tết, từ dưới vườn lên chơi với cháu nội, Ông thường viết câu đối để dán trong nhà, hay đọc thơ Đường và giải thích ý thơ cho cháu nội nghe. Thú thật tôi chẳng hiểu gì, nhưng lại chăm chú nghe. Thấy cháu nghe có vẻ say mê, ông càng hứng khởi mặc dầu đứa cháu nội mới có 8 tuổi.
Lúc sinh thời, Nội cũng đóng góp ít nhiều công sức cho đình làng địa phương, nên được bà con chợ Cầu Dừa đề cử chức danh Kế Hiền. Tôi nhớ mãi hình ảnh Ông, nhất là trong những ngày gần Tết, từ dưới vườn lên chơi với cháu nội, Ông thường viết câu đối để dán trong nhà, hay đọc thơ Đường và giải thích ý thơ cho cháu nội nghe. Thú thật tôi chẳng hiểu gì, nhưng lại chăm chú nghe. Thấy cháu nghe có vẻ say mê, ông càng hứng khởi mặc dầu đứa cháu nội mới có 8 tuổi.
Thông thường, nếu một vấn đề nào mà mình đã yêu thích, say mê nhưng
không có người để đàm đạo, thảo luận, các điều đó như bị đè nén trong
lòng, khi có dịp thì không thể nào chặn lại được.
Nội tôi cũng vào hoàn cảnh này, ở dưới quê, những người lớn tuổi thường thất học, thì lấy ai nghe, cũng không ai kiên nhẫn để nghe những điều Nội nói. Là một người theo Nho Học, sau chuyển sang Tây Học, Nội tôi vừa có quan niệm của một nhà nho, vừa có những tư tưởng phóng khoáng. Mỗi khi lên chơi cùng cháu nội, Người thường nói thật nhiều về đạo làm người... nhất là về những nhà thơ Đường... đến sau này, tôi cố moi lại trong ký ức những điều Ông nói, nhưng chỉ còn rời rạc những mảnh vụn.
Có lẽ từ những mảnh vụn này đã khiến cho Thơ Đường chiếm một vị trí quan trọng trong tôi. Cũng như đến giờ, tôi mới hiểu được, vì sao Nội đem một loại thơ mà ông thường cho rằng "Đường Luật Thi Vi Tiên", nói với một đứa con nít, trong khi chữ Quốc ngữ vẫn chưa rành.
Nội tôi cũng vào hoàn cảnh này, ở dưới quê, những người lớn tuổi thường thất học, thì lấy ai nghe, cũng không ai kiên nhẫn để nghe những điều Nội nói. Là một người theo Nho Học, sau chuyển sang Tây Học, Nội tôi vừa có quan niệm của một nhà nho, vừa có những tư tưởng phóng khoáng. Mỗi khi lên chơi cùng cháu nội, Người thường nói thật nhiều về đạo làm người... nhất là về những nhà thơ Đường... đến sau này, tôi cố moi lại trong ký ức những điều Ông nói, nhưng chỉ còn rời rạc những mảnh vụn.
Có lẽ từ những mảnh vụn này đã khiến cho Thơ Đường chiếm một vị trí quan trọng trong tôi. Cũng như đến giờ, tôi mới hiểu được, vì sao Nội đem một loại thơ mà ông thường cho rằng "Đường Luật Thi Vi Tiên", nói với một đứa con nít, trong khi chữ Quốc ngữ vẫn chưa rành.
Khi bước vào năm học đầu tiên, lớp Đệ Thất ở trường Trung Học
Tống Phước Hiệp. Lần đầu tiên, tôi được học thơ qua những bài ca dao Lục
Bát với cô Từ Tiểu Linh. Cô người Bắc, tuổi khoảng 30 ngoài, có giọng
nói thật ngọt ngào, dáng người mảnh khảnh. Tôi rất thích Cô và thích tất
cả những gì Cô dạy. Từ nơi Cô, tôi cảm thấy say mê những vầng thơ Lục
Bát. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ đến vóc dáng và tên họ của Cô, trong khi ở
lớp Đệ Lục tôi không còn nhớ ai đã dạy Văn lớp mình và mình đã học được
những gì.
Đến những năm học kế tiếp, tôi mới thật sự làm quen với thơ
Đường và Hán Tự qua sự dìu dắt của Thầy Ngôn. Thầy cũng là người miền
Bắc. Dường như Thầy cũng đam mê thơ Đường và các thi nhân Lý Bạch, Đỗ
Phủ..như Nội tôi. Mỗi khi dạy những bài thơ Đường của các Thi Nhân này,
Thầy giảng giảng, nói nói thật say sưa, đến nước bọt đọng hai bên khóe
miệng mà Thầy cũng không biết hay quan tâm. Nhiều lúc tôi cứ ngỡ không
phải Thầy đang giảng bài, mà Thầy đang diễn tả cảm xúc của bản thân,
Thầy và bài thơ như hoà quyện như Lý Bạch trong bài thơ "Độc Toạ Kính Đình Sơn"
..."Tương khan lưỡng bất yếm"...
(Cả hai nhìn nhau mà không thấy chán)
(Cả hai nhìn nhau mà không thấy chán)
Một hình ảnh giông giống như Nội tôi ngày trước.
...
Nơi trường, thời gian dạy về thơ Đường luật không nhiều và rất
khái quát, không đi sâu vào chi tiết, không thể thỏa mãn, tôi thường tìm
tòi học hỏi thêm từ các sách của Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Nghiêm Toản, Dương Quảng
Hàm... Tìm đọc và sưu tầm thơ Đường Luật, tôi vẫn thường
xuyên đọc các quyển Luận Đề về Tú Xương, Tản Đà, Nguyễn Khuyến...hay các
tác phẩm Kiều, Bích câu Kỳ Ngộ, hay Chinh Phụ Ngâm... với thể thơ Lục
Bát và Song Thất Lục Bát...Từ việc đi tìm các sách về thơ Đường, tôi
được làm quen với Thơ Mới trước khi học về loại này ở Đệ Nhị Cấp, qua
các bài Tình Già của Phan Khôi, Hổ Nhớ Rừng của Thế Lữ, Ông Đồ của Vũ
Đình Liên...
- Sao Đức không chọn Ban C mà lại chọn Ban B?
Tôi cười và giải thích
- Đi Thi khi giải đề Toán, đúng sai rất rõ ràng. Còn với một đề văn khi mình phân tích và bình luận, đúng ý Giám Khảo thì không gì phải nói. Nếu không hợp ý, dầu hay cách mấy thì cầm chắc đi đời hết 50% điểm cho môn chính. Mình không dám đánh cuộc, thời buổi bấy giờ, thi rớt là đi lính. Trong khi Ba và anh đang là lính nên Ba không muốn mình cũng lính.
Có những chuyện không thể tin nổi. Khi đi dạy, dư thời gian, tôi xin dạy thêm giờ bên Trung Học, vì tôi vốn là một giáo viên Tiểu Học. Được sắp xếp dạy môn toán lớp 9, đúng với văn bằng Ban Toán của tôi, nhưng sau đó nghịch lý xuất hiện, được Hiệu Trưởng của trường giao dạy thêm môn Văn, cũng lớp 9. Nhà Trường tiếp tục giao cho tôi dạy Văn lớp 10 (là năm trường Trung học Thới Bình bắt đầu phát triển lên Đệ Nhị Cấp còn thiếu GS Văn). Tôi thật sự ngạc nhiên, trong những Môn chính của tôi học ở trường sau khi phân Ban, chỉ là Toán Lý Hóa, cũng như Chứng Chỉ Văn Bằng không hề có môn văn chương, thế mà Hiệu Trưởng vẫn tin tưởng và đề nghị tôi dạy Văn lớp 10.
Cơ duyên lạ lùng này đến với tôi là kết quả của sự yêu thích thi văn.
Giờ nghĩ lại, có lẽ Nội, Cô Linh, Thầy Ngôn, chính là những người đem đến cho tôi tình yêu thơ văn, khai thông con đường đi đến thi văn của tôi. Ông Nội, người đầu tiên gieo vào đầu óc non nớt của tôi một thể thơ khắc khe nhất. Cô Từ Tiểu Linh đem đến cho tôi sự thích thú với thơ của dân tộc qua ca dao. Thầy Ngôn tiếp bước Nội khơi dậy trong tôi niềm say mê Thơ Đường Luật. Tôi đã yêu thích thơ từ đó và chắc chắn là mãi mãi..
Học Thơ Đường
Luật
Mười ba đã thích học thơ Đường
Hán Tự làm quen cũng ở trường
"Độc Toạ Kính Đình Sơn" Lý Bạch
"Độc Toạ Kính Đình Sơn" Lý Bạch
"Tranh Hai Tố Nữ" Hồ Xuân Hương
Vừa Bằng lại Trắc sao kỳ quá
Đã Đối thêm Niêm
thiệt khó đương
Kiên nhẫn mài mò giờ đã thấu
Trắc Bằng Niêm Đối cũng bình thường
(Quên Đi)
Huỳnh Hữu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét