Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

Ôn Lại Lịch Sử Nhân Ngày Quân Lực 19-6

Ngày 12-6-65, Hội Đồng Quân Lực lập ra Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, tổ chức sau cùng của Thời kỳ Quân Quản. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia có trọng trách chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chính thức từ ngày 19-6-65 là ngày Ủy Ban trình diện quốc dân nên gọi ngày đó là ngày Quân Lực.
Từ đó ngày Quân Lực được kỷ niệm hằng năm song song với ngày Quốc Khánh 1-11.
Ngày Quân Lực 12-6-65 đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong thời kỳ Quân Quản và mở đường cho Đệ Nhị Cộng Hòa của nước Việt Nam Cộng Hòa.

Thời kỳ Quân Quản (1963-67)

Ngày 1-11-63: Đảo chánh các Tướng Tá trong quân đội do Trung tướng Dương Văn Minh.
Trung tướng Trần Văn Đôn, Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm (Tham mưu trưởng Liên quân) và Thiếu tướng Tôn Thất Đính (Tư lệnh Quân đoàn 3) cầm đầu. Quân chủ lực là của Sư đoàn 5 của Đại tá Nguyễn Văn Thiệu (ở Biên Hòa) và Sư đoàn 7 của Đại tá Nguyễn Hữu Có (ở Mỹ Tho).
Ngày 2-11-63: Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết.
Ngày 3-11-63: Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng thành lập để tạm thời lãnh đạo quốc gia. Đệ
Nhất Cộng Hòa chấm dứt và Thời kỳ Quân Quản bắt đầu.

Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng:

Chủ tịch: Trung tướng Dương Văn Minh
Đệ nhất Phó Chủ tịch: Trung tướng Trần Văn Đôn
Đệ nhị Phó Chủ tịch: Trung tướng Tôn Thất Đính
Ủy viên Ngoại Giao kiêm Tổng Thư ký: Trung tướng Lê Văn Kim
Ủy viên Kinh Tế: Trung tướng Trần Văn Minh
Ủy viên An Ninh: Trung tướng Phạm Xuân Chiểu
Ủy viên Quân Vụ: Trung tướng Trần Thiện Khiêm
Ủy viên Chính Trị: Thiếu tướng Đỗ Mậu
Ủy viên: Trung tướng Mai Hữu Xuân
Trung tướng Lê Văn Nghiêm
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu
Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có

Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng chỉ định Cựu Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ lập Chính
phủ.

Ngày 4-11-63: Chính phủ Lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ thành lập.

Chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ:

Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Kinh Tế: Nguyễn Ngọc Thơ
Tổng trưởng Quốc Phòng: Trung tướng Trần Văn Đôn
Tổng trưởng An Ninh: Trung tướng Tôn Thất Đính
Tổng trưởng Ngoại Giao: Phạm Đăng Lâm
Tổng tưởng Tư Pháp: Nguyễn Văn Mầu
Tổng trưởng Giáo Dục: Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Tổng trưởng Cải Tiến Nông Thôn: Trần Lê Quang
Tổng trưởng Thông Tin: Thiếu tướng Trần Tử Oai
Tổng trưởng Công Chánh: Trần Ngọc Oánh
Tổng trưởng Y Tế: Vương Quang Trường
Tổng trưởng Lao Động: Nguyễn Lê Giang
Tổng trưởng Thanh Niên: Nguyễn Hữu Phi
Tổng trưởng Tài Chánh: Lưu Văn Tính
Tổng trưởng Kinh Tế: Âu Trường Thanh
Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng: Nguyễn Thành Cung

(Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ và các Tướng tá)
(1) Nguyễn Ngọc Lễ (2) Trần Thiện Khiêm (3) Dương Văn Minh (4) Thủ tướng Nguyễn
Ngọc Thơ (5) Trần Văn Đôn (6) Tôn Thất Đính
(7) Nguyễn Văn Thiện (8) Nguyễn Văn Vỹ (9) Nguyễn Cao Kỳ (10) Trần Ngọc Huyến
(11) Nguyễn Hữu Có (12) Nguyễn Văn Thiệu (13) ? (14) Lê Nguyên Khang (15) Nguyễn Giác
Ngộ (16) Dương Hiếu Nghĩa (17) Huỳnh Văn Cao.

Ngày 30-1-64: Trung tướng Nguyễn Khánh làm cuộc "Chỉnh lý", bắt và quản thúc 4 Tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân và Lê Văn Kim ở Đà Lạt. Các Tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Thiệu và Đỗ Mậu theo cùng phe với Tướng Nguyễn Khánh.

Ngày 31-1-64: Trung tướng Nguyễn Khánh làm Chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. kiêm Tổng Tư lệnh Quân Đội.
Ngày 1-2-64: Chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ từ chức và được Trung tướng Nguyễn Khánh chấp nhận (3-2-64)
Ngày 7-2-64: Hiến ước lâm thời số 2 giao quyền hành Quốc trưởng cho Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng chỉ định. Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cử Tướng Dương Văn Minh làm Quốc trưởng và Tướng Nguyễn Khánh lập chính phủ.

Ngày 8-2-64: Chính phủ Nguyễn Khánh thành lập.

Chính phủ Nguyễn Khánh:

Thủ tướng: Trung tướng Nguyễn Khánh
Phó Thủ tướng đặc trách Bình định: Nguyễn Tôn Hoàn
Phó Thủ tướng đặc trách Kinh Tế Tài Chánh: Nguyễn Xuân Oánh
Phó Thủ tướng đặc trách Văn Hóa Xã Hội: Thiếu tướng Đỗ Mậu
Quốc Vụ Khanh: Bác sĩ Lê Văn Hoạch
Tổng trưởng Ngoại Giao: Bác sĩ Phan Huy Quát
Tổng trưởng Nội Vụ: Hà Thúc Ký
Tổng trưởng Công Chánh: Trần Ngọc Oánh
Tổng trưởng Quốc Gia Giáo Dục: Bùi Tường Huân
Tổng trưởng Quốc Phòng: Trung tướng Trần Thiện Khiêm
Tổng trưởng Cải Tiến Nông Thôn: Nguyễn Công Hầu
Tổng trưởng Y Tế: Vương Quang Trường
Tổng trưởng Lao Động: Đàm Sỹ Hiến
Tổng trưởng Thông Tin: Phạm Thái
Tổng trưởng Tài Chánh: Nguyễn Xuân Oánh
Tổng trưởng Kinh Tế: Âu Trường Thanh
Tổng trưởng Tư Pháp: Nguyễn Văn Mầu
Tổng trưởng Xã Hội: Trần Quang Thuận
Bộ trưởng tại Phủ Thủ Tướng: Nghiêm Xuân Hồng

Ngày 21-3-64: Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng biểu quyết tự giải tán, nhường chỗ cho Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời của Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng (thay thế Hội Đồng Quân Nhân Cách
Mạng):

Chủ tịch: Trung tướng Nguyễn Khánh
Đệ nhất Phó Chủ tịch: Trung tướng Trần Thiện Khiêm
Đệ nhị Phó Chủ tịch: Thiếu tướng Đỗ Mậu
Đệ tam Phó Chủ tịch: Trung tướng Phạm Xuân Chiểu
Cố vấn Tối cao: Trung tướng Dương Văn Minh

Từ đầu tháng 8-64, bắt đầu có chống đối của Báo chí, Sinh viên, Phật Giáo (do Thượng tọa
Thích Tâm Châu cầm đầu) và Công Giáo (do Linh Mục Hoàng Quỳnh cầm đầu). Rối loạn trong
Chính phủ Nguyễn Khánh và Hội Đồng Quân Đội.

Ngày 8-9-64: Thượng Hội Đồng Quốc Gia thành lập theo Hiến chương Vũng Tàu, để chuyển dần sang Chính phủ dân sự.
Thượng Hội Đồng Quốc Gia gồm có 16 thành viên. Ông Phan Khắc Sửu làm Chủ tịch. Phó Chủ tịch là Nguyễn Xuân Chữ và Tổng Thư ký là Trần Văn Văn. Bác sĩ Hồ Văn Nhựt được cử lập chính phủ nhưng không làm được nên xin rút lui. Đô trưởng Sài Gòn là ông Trần Văn Hương được bổ nhiệm làm Thủ tướng và lập chính phủ.


(Các Tướng Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Minh và Nguyễn Khánh)

Ngày 13-9-64: Trung tướng Dương Văn Đức và Thiếu tướng Lâm Văn Phát đem quân về đóng ở Sài Gòn Gia Định nhưng không được toàn thể quân đội (dưới quyền của Đại tướng Trần Thiện
Khiêm) ủng hộ nên phải rút quân về. Sau đó Trung tướng Dương Văn Đức, Thiếu tướng Lâm Văn Phát và nhiều sĩ quan cùng phe bị cách chức
Ngày 27-9-64: Ông Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng và Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ thay thế làm
Quyền Chủ tịch Thượng Hội Đồng Quốc Gia.
Ngày 24-10-64: Đại tướng Trần Thiện Khiêm làm Đại sứ tại Hoa Kỳ.

(Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và chính phủ Trần Văn Hương)

Ngày 4-11-64: Chính phủ Trần Văn Hương thành lập.

Chính phủ Trần Văn Hương:

Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quân Lực: Trần Văn Hương
Đệ nhất Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội Vụ: Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên
Đệ nhị Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia: Nguyễn Xuân Oánh
Tổng trưởng Ngoại Giao: Phạm Đăng Lâm
Tổng trưởng Tư Pháp: Lữ Văn Vi
Tổng trưởng Thông Tin: Lê Văn Tuấn
Tổng trưởng Kinh Tế: Nguyễn Duy Xuân
Tổng trưởng Tài Chính: Lưu Văn Tính
Tổng trưởng Cải Tiến Nông Thôn: Ngô Ngọc Đối
Tổng trưởng Công Chánh: Lê Sĩ Ngạc
Tổng trưởng Văn Hóa Giáo Dục: Phan Tấn Chức
Tổng trưởng Y Tế: Trần Quang Diệu
Tổng trưởng Xã Hội: Đàm Sĩ Hiến
Tổng trưởng Lao Động: Nguyễn Hữu Hùng
Tổng trưởng Phủ Thủ Tướng: Phạm Văn Toàn

Chính phủ Trần Văn Hương bị Phật giáo và Sinh viên chống đối kịch liệt. Ngoài ra còn có xung đột giữa Phật Giáo và Công Giáo.
Ngày 18-12-64, Tổng Tư lệnh Quân Đội là Đại tướng Nguyễn Khánh lập một Hội Đồng Quân Lực để giúp đỡ Tổng Tư lệnh.
Ngày 20-12- 64: Nhân danh Hội Đồng Quân Lực, Tướng Nguyễn Khánh giải tán Thượng Hội Đồng Quốc Gia.
Thủ tướng Trần Văn Hương phải thu nạp thêm các Tướng lãnh vào chính phủ:

Đệ nhị Phó Thủ tướng: Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu
Tổng trưởng Quân Lực: Trung tướng Trần Văn Minh
Tổng trưởng Tâm Lý Chiến: Trung tướng Linh Quang Viên
Tổng trưởng Thanh Niên Thể Thao: Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Ông Nguyễn Xuân Oánh xuống thành Đệ tam Phó Thủ tướng.

Phật Giáo vẫn chống đối biểu tình tuyệt thực: Cầm đầu là các Thượng tọa Thích Tâm Châu,
Thích Trí Quang, Thích Hộ Giác và Thích Thiện Minh.
Ngày 24-1-65: Hội Đồng Quân Lực bãi nhiệm Thủ tướng Trần Văn Hương và đem giam ông ở
Vũng Tàu. Ông Nguyễn Xuân Oánh ủy nhiệm lập chính phủ mới nhưng không thành.
Ngày 27-1-65: Đại tướng Nguyễn Khánh làm cuộc chỉnh lý lật đổ chính quyền dân sự và truất
phế Quốc trưởng Phan Khắc Sửu.
Ngày 20-2-65: Đảo chánh thất bại của Tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo.
Phe các Tướng trong nội bộ của Hội Đồng Quân Lực dàn xếp ép Tướng Nguyễn Khánh phải lưu
vong và ủy quyền cho Bác sĩ Phan Huy Quát lập chính phủ dân sự. Quyền hành của 2 Tướng
Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm hoàn toàn chấm dứt. Hai Tướng bắt đầu lãnh đạo Hội
Đồng Quân Lực là Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ.

Cuối tháng 2-65: Chính phủ Phan Huy Quát thành lập:

Thủ tướng: Bác sĩ Phan Huy Quát
Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng: Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu
Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Ngoại Giao: Bác sĩ Trần Văn Đỗ
Phó Thủ tướng phụ trách Kế hoạch: Luật sư Trần Văn Tuyên
Bộ trưởng Thông Tin: Trung tướng Linh Quang Viên
Bộ trưởng Giáo Dục: Nguyễn Tiến Hỷ
Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng: Bùi Diếm

Chính phủ Phan Huy Quát lại bị Công Giáo chống đối. Sự bất đồng chánh kiến giữa Quốc
trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát đưa đến sự kiện cuối cùng là Chính phủ
dân sự bị "quân đội" giải tán (kể cả chức vụ Quốc trưởng) vào ngày 11-6-65.

Ngày 12-6-65: Hội Đồng Quân Lực lập ra Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, tổ chức sau cùng của Thời kỳ Quân Quản:
Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia có trọng trách chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chính thức từ ngày 19-6-65 là ngày Ủy Ban trình diện quốc dân nên gọi ngày đó là ngày Quân Lực.
Ngày Quốc Khánh vẫn là ngày 1-11.
Ủy Ban lập ra Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương tức là Nội các Chính phủ
Hội Đồng Quân Lực tự giải tán (14-6-65)
Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia có 11 chức vụ (và 9 Thành viên):
Chủ tịch, tương đương với Quốc trưởng: Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu
Tổng Thư ký: Trung tướng Phạm Xuân Chiểu
Ủy viên phụ trách điều khiển Hành pháp (Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương),
tương đương với Thủ tướng: Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ

Tổng trưởng Quốc Phòng: Trung tướng Nguyễn Hữu Có
Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội: Trung tướng Nguyễn Hữu Có
Tư lệnh Quân đoàn I: Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi
Tư lệnh Quân đoàn II: Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh
Tư lệnh Quân đoàn III: Thiếu tướng Cao Văn Viên
Tư lệnh Quân đoàn IV: Thiếu tướng Đặng Văn Quang
Tư lệnh Hải Quân: Đề đốc Trần Văn Chơn
Tư lệnh Không Quân: Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ

Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (từ tháng 6-65 đến tháng 11-67) thay thế Chánh phủ Phan Huy
Quát và sẽ nhường lại cho chính phủ dân sự của nền Đệ nhị Cộng Hòa
Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương là Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, ở cương vị Thủ tướng.

Các thành viên trong Ủy Ban:

1. Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên: Phó Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương
2. Bác sĩ Trần Văn Đỗ: Tổng Ủy viên Ngoại Giao
3. Thẩm phán Trần Minh Tiết: Tổng Ủy viên Tư Pháp
4. Luật sư Nguyễn Hữu Thống
5. Dược sĩ La Thành Nghệ
6. Giáo sư Trần Văn Kiện
7. Bác sĩ Trần Lữ Y
8. Nguyễn Xuân Phong: Ủy viên Lao Động
9. Bùi Diễm: Ủy viên Ngoại Giao
10. Âu Trường Thanh: Tổng Ủy viên Kinh Tế Tài Chánh
11. Trương Văn Thuấn: Tổng Ủy viên Giao Thông
12. Nguyễn Văn Trường: Tổng Ủy viên Giáo Dục
13. Bác sĩ Trần Ngọc Ninh: Tổng Ủy viên Văn Hóa Xã Hội kiêm Ủy viên Giáo Dục
14, Trung tướng Đặng Văn Quang: Tổng Ủy viên Kế Hoạch
15. Thiếu tướng Nguyễn Bảo Trị: Tổng Ủy viên Thông Tin Chiêu Hồi kiêm Tổng Cục
trưởng Chiến tranh Chính trị
16. Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng: Tổng Ủy viên Xây Dựng
17. Võ Long Triều: Tổng Ủy viên Thanh Niên Thể Thao.

Thời Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-75)

Liên danh Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ thắng cử trong cuộc đầu phiếu năm 1967,
chính thức thành lập Đệ Nhị Cộng Hòa với Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống và
Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Phó Tổng thống. Tổng thống chỉ định Thủ tướng và Thủ
tướmg thành lập Chính phủ (Nội các). Được chỉ định, Luật sư Nguyễn Văn Lộc làm Thủ tướng
và lập Nội các (9-11-67). Liên danh Trần Văn Hương và Mai Thọ Truyền đứng hạng nhì trong
cuộc tuyển cử.
Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương giải tán tháng 11-67.

Chính phủ Nguyễn Văn Lộc (1967-1968)

Thủ tướng: Luật sư Nguyễn Văn Lộc
Tổng trưởng Ngoại Giao: Bác sĩ Trần Văn Đỗ
Tổng trưởng Nội Vụ: Trung tướng Linh Quang Viên
Tổng trưởng Xây Dựng Nông Thôn: Trung tướng Nguyễn Đức Thắng
Tổng trưởng Tài Chánh: Lưu Văn Tính
Tổng trưởng Kinh Tế: Trương Thái Tôn
Tổng trưởng Văn Hóa Giáo Dục: Giáo sư Tăng Kim Đông
Tổng trưởng Canh Nông và Điền Địa: Tôn Thất Trình
Tổng trưởng Chiêu Hồi: Nguyễn Xuân Phong
Tổng trưởng Giao Thông và Vận Tải: Lương Thế Siêu
Tổng trưởng Công Chánh: Bửu Đôn
Tổng trưởng Y Tế: Bác sĩ Trần Lữ Y
Tổng trưởng Xã Hội và Tỵ Nạn: Bác sĩ Nguyễn Phúc Quế
Tổng trưởng Cựu Chiến Binh: Bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng
Tổng trưởng Lao Động: Giáo sư Phó Bá Long
Tổng trưởng Phát Triển Sắc Tộc: Paul Nur
Tổng trưởng Tư Pháp: Huỳnh Đức Bửu

Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc bị chỉ trích và ép từ chức. Ông Trần
Văn Hương thay thế làm Thủ tướng với Nội các mới (28-5-68) cho đến ngày 1-9-69 thì có Nội
các mới của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm.

Ông Nguyễn Văn Lộc (1922-1992) sinh ở quận Châu Thành, Vĩnh Long. Ông đậu Cử nhân Luật
tại đại học Montpellier (1954) và tốt nghiệp Cao học Hình Luật tại đại học Paris (1964). Ông là
Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn từ năm 1955. Tháng 11-67, ông Nguyễn Văn Lộc được Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định làm Thủ tướng lập nội các chính phủ đầu tiên của nền Đệ nhị
Cộng Hòa. Sau vụ binh biến Mậu Thân, ông bị ép từ chức. Sau đó ông không làm chính trị mà
chỉ dạy học. Năm 1969-70, ông là giáo sư ở đại học Hòa Hảo (An Giang). Năm 1971-72, ông
làm Viện trưởng viện đại học Cao Đài Tây Ninh.

(Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ và chính phủ Trần Thiện
Khiêm)

Chính phủ Trần Thiện Khiêm (1969-1975)

Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội Vụ: Đại tướng Trần Thiện Khiêm
Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo Dục: Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên
Tổng trưởng Ngoại Giao: Dược sĩ Trần Văn Lắm
Tổng trưởng Quốc Phòng: Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ
Tổng trưởng Thông Tin: Luật sư Ngô Khắc Tỉnh
Tổng trưởng Xây Dựng Nông Thôn: Thiếu tướng Trần Thanh Phong
Tổng trưởng Tài Chánh: Nguyễn Bích Huệ
Tổng trưởng Kinh Tế: Phạm Kim Ngọc (69-71) và Nguyễn Đức Cường (71-75)
Tổng trưởng Văn Hóa Giáo Dục: Giáo sư Tăng Kim Đông
Tổng trưởng Cải Cách Canh Nông và Ngư Nghiệp: Cao Văn Thân
Tổng trưởng Chiêu Hồi: Bác sĩ Hồ Văn Châm
Tổng trưởng Giao Thông: Trần Văn Viễn
Tổng trưởng Công Chánh: Dương Kích Nhưỡng
Tổng trưởng Y Tế: Bác sĩ Trần Minh Tùng
Tổng trưởng Xã Hội: Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu
Tổng trưởng Lao Động: Đàm Sĩ Hiến
Tổng trưởng Phát Triển Sắc Tộc: Paul Nur
Tổng trưởng Tư Pháp: Luật sư Lê Văn Thu

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 3-10-1971 trong liên danh với ông Trần Văn Hương. Từ đó ông Trần Văn Hương là Phó Tổng Thống thay thế Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ.

Bs PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn và giữ bản quyền

Bài viết này là trích đoạn trong 2 bài đăng trong phanthuonghai.com
1) Thơ và Sử Việt - Thời Cộng Hòa (Bs Phan Thượng Hải)
2) Thơ và Sử Việt - Trần Văn Hương (Bs Phan Thượng Hải)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét