(Tranh: Họa Sĩ Lê Phổ)
Ca dao nước ta nói nhiều về chữ hiếu, nổi tiếng nhất là câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Hai câu đầu ‘‘núi Thái Sơn’’ và ‘‘nước trong nguồn’’ là nói đến không gian hai chiều của đạo làm con; chiều cao : núi Thái Sơn, và chiều dọc ‘‘nước trong nguồn’’.
Câu 4 nói đến ‘‘đạo con’’, ý tưởng sẽ được diễn nghĩa sau đây.
Trước hết, ta nói qua về chữ ‘‘hiếu ’’ : chữ Hán.
Chữ ‘‘hiếu’’ bộ ‘‘lão’’ trên bộ tử , có nghĩa là con cái cưu mang cha mẹ già yếu. Sách
Luận Ngữ có câu : Ðệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ : chữ Hán, chữ Hán (Học nhi - chữ Hán) có nghĩa là con em trong nhà phụng dưỡng cha mẹ, ra đường thì kính nhường huynh trưởng.
Ca dao còn có câu:
Kim ô gần gác non đoài
Cù lao chín chữ biết ngày nào xong.
Cù lao chín chữ tóm tắt công ơn cha mẹ, từ khi sinh ra ta đến khi ta khôn lớn:
1 - sinh chữ Hán: sinh ra.
2 - cúc chữ Hán: nâng niu.
3 - phủ chữ Hán: bú mớm.
4 - súc chữ Hán: chăm sóc.
5 - trưởng chữ Hán: ăn mặc.
6 - dục chữ Hán: dạy dỗ.
7 - cố chữ Hán: lo lắng.
8 - phục chữ Hán: uốn nắn.
9 - phúc chữ Hán: che chở, hi sinh.
Sau đây là lai lịch ‘‘núi Thái Sơn’’ và ‘‘nước trong nguồn’’:
Thái Sơn - chữ Hán- nằm ở phía Bắc thành phố Thái An, Sơn Ðông, bên Tầu. Ðiểm cao nhất là đỉnh Ngọc Hoàng, cao 1.545 mét.
Còn ‘‘nước trong nguồn’’, theo nhà nghiên cứu Ðỗ Thành, ‘‘Trong Nguồn’’ là vùng đồng bằng miền trung của sông Hoàng Hà. Hiện nay tên Hán Việt là Trung Nguyên.
Câu ca dao được truyền tụng rộng rãi trong dân gian còn nói tới ‘‘đạo con’’ là muốn nâng chữ hiếu lên thành ‘‘đạo’’.
Tam giáo đều đề cao chữ hiếu. Ðạo Ðức Kinh ( chữ Hán) do Lão Tử biên soạn, trong chương ‘‘Hạ Kinh’’ luận về chữ ‘‘Ðức’’, khuyên ‘‘tri nhân giả trí, tử tri giả minh’’: khi biết mình, có lòng hiếu thảo mới là sáng.
Sách Hiếu Kinh ( chữ Hán) của đạo Khổng cho rằng đạo thờ kính cha mẹ là gốc của chữ đức.
Ðạo Phật có kinh Vu lan và kinh Báo ân: ‘‘Hàng năm, cứ đến rằm tháng Bảy thì tự hiếu, cúng dường Vu lan’’.
Ðạo công giáo chủ trương ‘‘hiếu đạo từ tâm’’. Trong sách Ðệ Nhị Luật, điều răn thứ bốn trong ‘‘Mười điều răn’’ nói đến việc thờ kính cha mẹ.
Bốn câu ca dao nói đến không gian hai chiều của việc thờ kính cha mẹ.
Chúng tôi có bài lục bát sau đây, tuy vẫn giữ hai chiều không gian, nhưng lấy không gian nước ta, thay vì núi Thái Sơn và Nước Trong Nguồn, thay cho lời
Kết luận:
Cha là dẫy núi Trường Sơn
Là cây đòn gánh bắc cầu bắc nam
Hai miền thúng lúa đầy tràn
Nuôi con khôn lớn lo toan một lòng
Mẹ là bóng mát ngô đồng
Mùa xuân tô điểm hoa hồng tươi vui
Sang hè nắng chiếu bên song
Mùa thu sương tuyết cất công muộn màng
Đông về lá rụng đầy sân
Mẹ tôi lặng lẽ suối vàng biệt ly.
Lê Ðình Thông
Paris, 16/04/2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét