Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2024

De La Poésie - About Poetry - Nói Về Thơ


De La Poésie

Parler de la poésie, c’est la revivre intensément par les sentiments partagés à son approche. Poésie de cœur, joie et peine, elle s’infiltre dans la vie et celle-ci la dédouble comme la rivière reflète le sourire, et l’haleine se dilue aux vagues évanescentes.

Par la poésie, l’océan change de couleurs, mystiques, impalpables, dans l’âme ou la vision mise en abyme [1] du poète. Ainsi se révèle l’amour, en son langage secret, métamorphosant la poésie en lumière merveilleuse d’aurores atemporelles, antérieures et futures, entre le dernier rayon de soleil et l’étincelle nocturne, quand la nature se fige de silence et que les mots ineffables s’immolent en leur langueur originelle.

La poésie parfois s’avère exigeante. Elle réclame la vie entière et demande que la rivière rejoigne l’océan ou pourquoi l’inspiration se tarit à fleur d’amour. Elle réclame la rosée des nuages et la foi de l’amour humain, au niveau des joies et des douleurs universelles. Elle est le premier cri de vie, la voix de la conscience engagée et celle de la passion intarissable.

Spéculaire et décentrée, la poésie se transforme en symboles et incantations, métaphores et séduction; en miel et épices, tendresse et cruauté; en ivresse immense et dénuement minime. Signifiante, elle est réelle et abstraite, inondée de signes et d’absences, de liens et d’écarts. Le poète s’éprend des mots à fleur de vie, entière et inachevée, à dimensions multiples, à mi-chemin entre l’absolu et le relatif.

La poésie se fait corporelle, en même temps élan de vie. Elle est galanterie amoureuse et turbulence enfantine, comme le sang qui coule et la peau qui se déchire. Elle lutte pour sa propre existence, spirituellement puissante lorsque extraordinaire, mais aussitôt anémique car incapable d’ordre et de calcul réels. Périssable dans sa propre immortalité de création et de légende, elle existe et périt en dehors des conventions sociales, au-delà des formalités académiques. La poésie flotte à fleur d’eau et se noie dans ses propres vagues qui se creusent en abysses, au sein même de chaque cellule existentielle, gouttelette d’amour, ou larme vécue.

La poésie s’assume en questions ouvertes, sans en pouvoir donner de réponse directe, ni d’interprétation satisfaisante. Vague, sans limite, elle s’exprime pour se recomposer en devise occulte et déjà prophétique:

si toutes les rivières sont douces
d’où vient le sel de l’océan?

if all rivers are sweet
where does the sea get its salt?[2]

La poésie et sa signification béante parfois se tendent la main pour révéler un pacte écrit à l’encre sympathique, d’intimité voilée d’innocence scrupuleuse, ou de sagesse branlante, comme une réalité multiple aux termes de sa propre déconstruction:

quelle distance sépare la lune
du clair de lune?

how far is the light of the moon
from the moon? [3]

La parole poétique ainsi se suspend à l’ombre d’un sourire de sable, enfoui dans son propre désert de silence. Elle se dévide parfois de la présence humaine pour se métamorphoser en forêts et fleurs pétrifiées, en racines du ciel ou sources cristallisées. Le poète alors isolé dans son voyage terrestre, muet de terreur et d’angoisse, reprend le chemin de retour à la création originelle, et de là, raccourcit la voie vers l’inconnu et le sacré, dont les bornes indicatrices ont l’allure de météores brillants, ou de pierres précieuses, extraordinaires et caressantes:

quand tu touches la topaze
la topaze te caresse

When you touch topaz
topaz touches you [4]

La poésie a donc son propre univers, celui de l’âme humaine en cours de réincarnation aux confins de la création universelle, à l’encontre des limites de la parole pratique et conventionnelle, par-delà la réminiscence des mythes anciens et de l’oubli collectif. La poésie, ouvrant la voie vers l’immensité du vide et vers la foi béante de la quête sans fin, se creuse en profondeurs multiples pour retrouver la source vitale et l’origine du temps et de l’espace. Elle est déjà l’espérance au sein même du désespoir.

La poésie est ainsi l’initiation vers l’essence et la réalité unique de la condition humaine.

Luu Nguyen Đat

[1] D’après André Gide, effet de miroir, spécularité, récit au second degré. Réduplicatin intérieure, spéculaire… Une mise en abyme désigne l’enchâssement d’un récit dans un autre récit, d’une scène de théâtre dans une autre scène de théâtre (théâtre dans le théâtre), ou encore d’un tableau dans un tableau.
[2] Pablo Neruda, The Book of Questions, (El libro de las Preguntas), Copper Canyon Press: Port Towsend, 1991.
[3] Pablo Neruda, The Book of Questions, (El libro de las Preguntas), Copper Canyon Press: Port Towsend, 1991
[4] Pablo Neruda, Stones of The Sky, (Las pierdas del cielo), Copper Canyon Press: Port Towsend, 1987.

About Poetry 

To speak of poetry is to experience anew the intense feelings when we first read a poem that moved us, that shook us and left us breathless. Poetry of heart, joy and sorrow, it infiltrates life and life splits it as the river reflects the smile, and the breath is diluted with the evanescent waves.

With poetry, the ocean changes colors. It becomes mystical, and impalpable in the vision and our souls open themselves to mise en abyme [1] of the poet. Poetry reveals love, with its secret language at once mysterious and universal. Poetry revels in light, in timeless auroras past, present, and future, between the last ray of sun and the night spark, when nature freezes silence and the words immolate themselves in their original splendor.

Poetry is demanding. It claims the allegiance of the totality of life and being; asks that all rivers to join the ocean; wonders why the inspiration dries up after love is fulfilled. It is the first cry of life and the voice of conscience. It is the source of the inexhaustible passion.

Specular and decentered, poetry is transformed into symbols and incantations, metaphors and seduction; in honey and spices, tenderness and cruelty; in immense drunkenness and minimal destitution.

Poetry is real and abstract: it is flooded with signs and absences, links and gaps. The poet falls in love with words full of life, complete and unfinished, with multiple dimensions, halfway between the absolute and the relative.

Poetry is body and physical. It is also amorous gallantry and childish agitation, like the flowing of blood after the skin is cut, torn, and peeled. Poetry insists on its own existence and can be spiritually powerful when extraordinary. It claims its imperishable existence outside of social conventions, beyond academic formalities.

Poetry floats at the water's edge and temporarily drowns in its own waves, within each existential cell, droplet of love, or tear shed.

Poetry assumes open questions, without being able to give a direct answer or a satisfactory interpretation. It is an endless wave. it is recomposed itself in the occult and the enigmatic motto:

if all rivers are sweet
where does the sea get its salt? [2]

Poetry and its gaping meaning sometimes reach out to reveal a pact written in sympathetic ink, veiled intimacy of scrupulous innocence, or wobbly wisdom, as a multiple reality under the terms of its own deconstruction:

how far is the light of the moon
from the moon? [3]

The poetic word thus hangs in the shadow of a smile of sand, buried in its own desert of silence. Sometimes it turns away from human presence to metamorphose into petrified forests and flowers, sky roots or crystallized sources.

The poet then isolated in his terrestrial journey, mute with terror and anguish, returns to the path of return to the original creation, and thence shortens the way to the unknown and the sacred, whose indicator boundaries look like brilliant meteors, or precious stones, extraordinary and caressing:

When you touch topaz
topaz caresses you [4]

Poetry thus has its own universe, that of the human soul being reincarnated at the confines of universal creation, against the limits of practical and conventional speech, beyond the reminiscence of ancient myths and collective oblivion. Poetry, opening the way to the immensity of emptiness and the gaping faith of the endless quest, digs into multiple depths to find the vital source and the origin of time and space. It is already hope within despair.

Poetry is thus the initiation towards the essence and the unique reality of the human condition.

Luu Nguyen Đat

[1] According to André Gide, mise en abyme is a mirror effect, specularity, second-degree narrative. Inner reduplication...The work reveals a process of deconstruction, fragmentation, multiplication in a rigorously ordered reconstruction
[2] Pablo Neruda, The Book of Questions (El Libro De Las Preguntas) Copper Canyon Press: Port Townsend 1991.
[3] Pablo Neruda, The Book of Questions (El Libro De Las Preguntas) Copper Canyon Press: Port Townsend, 1991

[4] Pablo Neruda, Stones of the Sky (Las Piedras Del Cielo), Copper Canyon Press: Port Townsend, 1987.

Nói Về Thơ

Nói về thơ gần như sống trong thơ một lần nữa. Đó cũng là cảm nhận dây chuyền, khi tình cờ gần gũi với dòng thơ. Thơ, vốn nội tâm, là niềm vui, nỗi buồn từ cuộc sống. Thơ vào đời và đời cũng nhập thơ. Như dòng nước với nụ cười; như hơi thở của sóng vơi.

Trong thơ, biển cả đã đổi màu, huyền biến vu vơ, trong tầm mắt và chiều sâu của hồn người thi sĩ. Tình yêu cũng vậy, qua lời lẽ ẩn vùi nhiệt độ, đã hoá chất thơ thành thứ ánh sáng tuyệt mỹ, sau và trước cả mọi bình minh, như tia nắng cuối cùng giữa lòng đêm và ngọn lửa rừng vừa chợt tắt, khi vạn vật còn hoang mê, chìm đắm, và chữ nghĩa còn lang bạt, lạnh nguồn.

Thơ đôi khi cũng yêu sách, đòi hỏi. Đòi hỏi mình và yêu sách cả cuộc đời. Đòi dòng sông nhập thành biển cả. Hỏi sao nguồn cảm hứng ngược dòng khơi. Yêu hạt sương tích tụ thành mây. Và sách cả niềm tin từ giọt nước mắt loài người. Từ nỗi đau triền miên quanh thế giới. Từ giọng hát vào đời, bỗng chia đôi. Còn yêu sách, đòi hỏi gắt gao hơn thế nữa, chẳng qua vì đáy lương tâm còn nguyên vẹn, hay đam mê chưa tắt hẳn mà thôi.

Thơ huyền biến, lúc hiền hoà, lúc độc ác. Như vị cay, vị ngọt cuối làn môi. Có lúc say đắm vô hạn. Có lúc hạn hẹp, chua xót, cạn vơi. Hư hư, thực thực. Ngập tràn trong dấu tích, xa cách, ẩn dụ trong buộc ghép ngàn nơi. Nhà thơ phải lòng chữ nghĩa. Phải lòng cuộc đời trọn vẹn, dang dở – ngay trong bạt xiêu, tuyệt vời.

Thơ là cơ thể và sức sống. Là đứa trẻ nghịch đùa với dòng sông như môi yêu với tình tứ. Là giọt máu buốt đau và mảnh da quằn quại. Thơ đấu tranh, đòi quyền sống trong nhu yếu vô thường, và bất lực trong đổi chác căn cơ. Bất lực, dù vĩnh cửu từ vắng vợi đời người.

Thơ vô hình, vô dạng. Thơ ở ngoài sách vở, ngoài hiện thực, vu vơ, miệt mài, lạc lõng. Thơ thất lạc ngay trong lòng thơ. Thất lạc ngay trong tâm hồn người thi sĩ – ngoài tầm giao cảm với đối nhân. Thơ đã trở thành đứa con tư sinh vô thừa nhận. Xiêu vẹo, nghiêng ngửa ngay tại dòng chữ nghiệt ngã, keo kiệt. Bị chèn ép trong nhịp bước trần gian, thơ cô đơn trong cảnh vọng trần tục, trong toang vỡ trần truồng. Vì thế, thơ không ai dám nhận, dám tin, dám hỏi. Và cũng ít ai đủ khả năng nuôi dưỡng, gả gấm, hoặc đủ bản lĩnh gạ gẫm nàng thơ.

Nhưng cũng có lúc thơ là tặng dữ cuối cùng trong cuộc đời, là niềm vui còn sót lại đêm qua. Những lúc tận cùng vời vợi đó, làm thơ tức là nhặt chữ nối nguồn, là đãi cát tìm vàng, là đào khởi lòng than âm u, tì tích, để tìm hạt kim cương tinh khiết, xuất chúng. Thơ sẽ gạt bỏ bạc bẽo để sưởi ấm lòng đau. Sẽ quét sạch đường đời và khởi sắc vạn nơi: thơ chiết xuất thơm tho từ ô uế, tiếp nhựa sống vào thân cây, và đặt niềm tin trong lòng người.

Vì thế, thơ là con đường văn chương hoá dạng: nửa nọ, nửa kia; nửa sáng nửa tối; nửa vui, nửa buồn; nửa người, nửa vật. Một thế giới bâng quơ, lơ lửng, ngược xuôi, xuôi ngược. Liên tục trong trí nhớ, lại có lúc cách quãng trong u uẩn, trước sau muôn mặt, thiên hình, vạn trạng. Có cũng như không, không rồi lại có. Tất cả là khát vọng, hay thất vọng, trong bao dung, toàn bích. Là hào hứng vô thường trong phân mảnh, tuyệt vời.

Thơ trong sạch hay bụi bặm là do lòng người tìm kiếm chất thơ. Thơ không mùi không vị, không tình không nghĩa, mà chỉ mượn mùi thơm ngọt từ cỏ cây, vị say từ hơi thở nồng nàn, và tình nghĩa từ ánh mắt cô liêu, đắm đuối. Người thi sĩ nhìn và nhớ vạn vật chung quanh câm nín, hoang sơ. Thơ nguyên vẹn, mong manh trong dấu vết xa gần. Thơ bừng khởi trong tiềm thức sơ sinh, bao bọc.

Ta đã khoác lên vai, lên tóc và vết tích nó những bụi bặm, tanh hôi của thân phận làm người. Thơ lạc lõng vì hồn người lạc lõng. Thơ chảy máu vì tế bào người u uẩn, cắt, vùi. Thơ tì ố, tàn tạ như chiếc áo kẻ tù đày. Thơ cũng trong sáng như ánh mắt thơ ngây, trong bình minh vĩnh cửu của vạn vật luân lưu, muôn thuở tái thế.

Thơ nổi chìm, sâu sắc. Thuyên chuyển từ tế bào này sang tế bào nọ. Như giọt tình, giọt nước mắt ngấm lòng người, ngấm lòng vạn vật. Thơ cũng là những câu hỏi không để trực tiếp trả lời, hay trả lời để hỏi lại. Trong vô hạn, mong manh, như những công án thiền định:

nếu mọi dòng sông đều ngọt ngào
biển cả lấy muối mặn từ đâu?

if all rivers are sweet
where does the sea get its salt?[1]

Ý thơ và bóng chữ đã đôi lúc chung tình, giao hợp để cùng nhau thoả ước, khép mở, mật thiết lẫn nhau. Thơ cố gắng trả lời sành sỏi. Nhưng nhiều lúc thơ lại vụng về, giả định, vu vơ, vì tạm bợ, không chủ đích. Tới nơi mà không biết. Lạc lõng mà không hay. Ngay lúc tuyệt độ trong cơ bản tâm tình. Ngay lúc phá thể trầm trọng để xây dựng lại một trật tự mới, khác với trật tự hiện hữu. Ngay trong cách sống vô vi, vô thường:

sáng trăng vời vợi xa bao ngả
xa cách lòng tình xa nguyệt nga?

how far is the light of the moon
from the moon?[2]

Nhà thơ không chịu trả lời gọn gàng, minh bạch, chỉ tủm tỉm cười, rồi trì hoãn vu vơ, hay giải đáp trong hững hờ, cởi, mở. Thành thử câu hỏi vẫn mãi mãi nguyên vẹn trong lòng người còn tìm, còn kiếm. Nguyên vẹn từ đầu, bất tận về sau.

Thơ có lúc vắng dấu chân người, mà chỉ còn là vết tích của đá, của hoa, cỏ lạ, nguồn, khơi. Trong những lúc khô khan tuyệt tích, cạn hơi, cạn hứng, người thi sĩ đã tìm đường về một địa hạt xa xăm siêu thực, như tìm đường lên nơi thần linh hay đất cấm, nơi dư âm, hoài cảm hay huyền thoại, hư vô. Thi sĩ đã thu ngắn lại, buộc nối lại con đường cũ đưa dẫn về nhà trời, xuyên qua hình dáng mong manh, mở đón của tạo hoá, của cỏ cây, của tảng đá dẫn lộ. Đó không phải là những cảnh vật vô tri vô giác, những khối tảng ù lì, cục mịch, mà là những hồn đất, hồn cây, những tảng đá từ không gian lạc vào lòng đất, nhưng vẫn biết bay bổng, vẫn nhớ bay bổng, thu hút; biết gọi nắng từ mưa; biết nghe tiếng thì thầm của những tâm hồn kiệt quệ, khát khao. Đó cũng là những hạt đá quý, những lệ đá xanh, những tâm linh ẩn náu cạnh thân thể người yêu:

khi em vuốt ve ngọc biếc
ngọc biếc vuốt ve em

when you touch topaz
topaz touches you[3]

Như vậy thơ có thế giới riêng biệt của nó, trong công cuộc tìm lại lòng người, tìm lại lòng nguyên thủy của đất trời, thiên nhiên, của tiếng nói đầu tiên từ trí nhớ nhân loại, từ huyền thoại của ý nghĩa ẩn vùi trong lãng quên tập thể. Thơ dẫn đường vào toàn bích, hé mở thành tôn giáo bỏ ngỏ, hoang vu. Thơ tìm nguồn để tạo lại cội nguồn, tạo lại tông tích siêu thoát. Thơ hy vọng cả trong nỗi tuyệt vọng.

Thơ là cuộc hành trình với con người vậy.

Lưu Nguyễn Đạt

[1] Pablo Neruda, The Book of Questions, (El libro de las preguntas), Copper Canyon Press: Port Townsend, 1991. Câu hỏi có chiều sâu thách đố tuyệt đối như những công án (koan) xuất phát từ tâm thức các thiền sư.
[2] Pablo Neruda, The Book of Questions. Nhận định như trên.
[3] Pablo Neruda, Stones of The Sky, (Las pierdas del cielo), Copper Canyon Press: Port Townsend, 1987.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét